Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Chú em tôi và mùa đông 1972

Kỉ niệm TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 1972


Gia đình chúng tôi có 8 chị em, trong đó có 6 anh em trai. Chúng tôi lớn lên vào giai đoạn cả nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ. Là phận làm trai, là con của người lính, lần lượt 4 anh em chúng tôi nhập ngũ. Tôi nhập ngũ 1965, TrầnThắng Lợi - 1968,Trần Kiến Quốc - 1970, còn TrầnThành Công - 1971.

Trong những năm tháng tại ngũ, mỗi chúng tôi trải qua những thử thách ác liệt của chiến tranh trong hoàn cảnh khác nhau. Trong chúng tôi có Trần Thành Công là người tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cách đây hơn 40 năm, đánh bại cuộc tập kích không quân chiến lược của không quân Mỹ vào Hà Nội, với sự tham gia của rất nhiều Pháo đài bay (máy bay ném bom chiến lược B52).

Tham gia trận Điện Biên Phủ trên không
Tháng 9/1971 sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trần Thành Công đã cùng Lê Thanh Trung (con trai cụ Lê Tất Đắc) xin chú Văn Tiến Dũng cho nhập ngũ. Từ đó đến tháng 3/1972 vào huấn luyện tân binh tại đơn vị của quân chủng PKKQ ở Sân bay Nội Bài (cạnh 1 ngôi nhà thờ). Cùng đợt có Thắng Bình, Bình "tũn", Tuấn "e nơ", Duy Đảo... (lính Trỗi k6, k7) cũng vào bộ đội Tên lửa. Cùng đơn vị còn có Thụ (sau này về học Trường Sĩ quan PK), Hoàng Vĩnh Thành (con cụ Hoàng Minh Giám, nay là cán bộ Ngoại giao). Mấy đứa thân nhau lắm.

Tháng 4/1972 được điều về đơn vị chiến đấu tên lửa Phòng không SAM 2, C1 - D94 - E261 (Đoàn Thành Loa) - F361 (Sư đoàn Cận vệ đỏ) với nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô. Về tiểu đòan 94, Công được bố trí về Xe U (Upravlenje: xe điều khiển-chỉ huy) làm trắc thủ góc tà.


Trần Thành Công bên trận địa tên lửa SAM 2


Đơn vị từng chiếm lĩnh các trận địa phía Bắc sông Hồng tại địa bàn các tỉnh Hà Bắc, Thái Nguyên và tháng 12/1972 về trận địa Phù Chẩn - Từ Sơn - Bắc ninh.

Trong năm 1972, đơn vị triển khai chiến đấu tại Thái Nguyên, bắn rơi nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ. Đầu tháng 12/1972, đơn vị chiếm lĩnh trận địa tại Đông Anh, tham gia vào mạng lưới phòng không bảo vệ Hà Nội. Sau khi ném bom Hải Phòng, không quân Mỹ tiến hành tấn công Hà Nôi. Công cùng anh em trong đơn vị bám trận địa, dũng cảm chiến đấu trong 12 ngày đêm.

Đêm 24/12/1972, ngồi trên tháp TZK từ trận địa nhìn về hướng Hà Nội thấy bom B52 rải thảm cứ như ta xếp dựng hàng trăm que diêm sát nhau rồi quẹt lửa, các điểm lửa dần bùng sáng lên...

Đến ngày 27/12/1972, ngày cuối cùng của chiến dịch, trận địa tên lửa của D94 bị rải bom. Tổn thất lớn: các ụ pháo cao xạ bảo vệ tên lửa bị tan tành, đại đội Bệ (C2) bị trúng bom 2 ụ tên lửa, nhưng khi đó không còn đạn trên bệ nên chỉ có 2 chiến sỹ bệ hy sinh. Trung tâm điều khiển (xe PA) bị lật nghiêng do sức ép của bom. Sáng hôm sau, tại đầu làng xếp đến 20 cái áo quan của các chiến sĩ đã hy sinh. May mà chú em tôi chỉ bị sức ép chứ không dính mảnh đạn nào.
Và Tiểu đòan 94 đã góp phần vào chiến thắng của quân dân Thủ đô trong chiến dịch lịch sử này.

Sau chiến dịch, Công được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 6/1973 được gọi lên ôn văn hóa trên Lạng Sơn để thi vào Đại học Quân sự. Năm 1974, Công xin chuyển ra học Đại học Ngoại thương.

Thời gian phục vụ trong Quân độc của Công không dài, song những thử thách của chiến tranh ác liệt giúp Công trở thành con người có bản lĩnh trong cuộc sống. Sinh thời mẹ của chúng tôi luôn tự hào vì có một người con tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ trên không. Điều đó cũng là niềm tự hào của cả gia đình.


... Tròn 40 năm sau
Hiên nay Trung đoàn 261 (Đoàn Thành Loa) đang đóng quân tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Anh Nhân (anh ruột Vượng, vợ Công) sống gần trận địa này và tham gia sinh hoạt Hội CCB Vũng Tàu, quen thân với các cán bộ Trung đoàn 261. Trong các lần gặp mặt giao lưu, anh em E 261 biết có một trắc thủ góc tà của xe U (thuôc D94) vào thời gian 1971-1973 tên là Trần Thành Công, em rể anh Nhân, được kết nạp vào Đảng ngay tại trận địa sau khi đơn vị bị máy bay Mỹ oanh kích vào cuối 12/1972. Với công tác giáo dục truyền thống đơn vị cho thế hệ trẻ thì cán bộ chỉ huy trung đoàn như "bắt được vàng mười", nhất là sau 40 năm hầu như thế hệ cán bộ, chiến sỹ đơn vị không có liên lạc với đơn vị cũ.
Trung đoàn qua anh Nhân gửi quà kỷ niệm cho CCB, chiến sỹ của D94, E261 Trần Thành Công. Việc này cũng được báo cáo với Sư đoàn 367. Sư đoàn trưởng có giấy mời CCB Trần Thành Công về dự lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng B52 do Sư đoàn tổ chức vào cuối tháng 12/2012.

Rất lâu chưa trở lại với cảm giác làm người lính, lần này Công cho biết nhất định sẽ tham dự lễ kỷ niệm, để gặp gỡ các thế hệ cán bộ, chiến sỹ cũ - mới của Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn. Cũng là 1 kỷ niệm khó quên của 1 đời người!





FB Tran Kienquoc 30 Tháng 12 2016 3:21



1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

K6 HN gặp mặt thường niên 24/12/2016



Thời gian: 24/12/2016,
Địa điểm: số 1 Trấn vũ Ba Đình Hà Nội

Lượm lặt từ các chia sẻ trên FB của các bạn
Quy Le, ‎Nguyễn Thắng Lương‎, Hung Chi, Hoa Nguyen Van, Trần Lập Công, Sơn Kều, Khánh Nguyễn, OngNoi PiMon, Son Luu Minh, Diệu Thúy Dương.

Khóa 6 NVT gặp mặt thường niên nhân ngày 22 th 12 tại số 1 Trấn vũ Ba Đình Hà Nội
Hung Chi
Ae K6 gặp mặt thường niên TK hoạt động năm 2016, bàn KH gặp mặt K6 Bắc - Nam
Nguyễn Thắng Lương
Hôm nay buổi sáng chúng tôi anh em khóa 6 Trường Nguyễn Văn Trỗi (1965 - 1970 )trong quãng thời gian này có thời gian (1967- 1969 ) chúng tôi học bên Quế Lâm Trung Quốc. Tụ nhau tại số 1 Trấn Vũ kỷ niệm ngày Thành lập Quân Đội nhân dân VIỆT NAM 22.12.2016 Vì lớp phải lui lại 24.12.2016 vì tránh trùng với cơ quan đơn vị tổ chức Anh em tuy không đến đầy đủ nhưng rất vui vẻ Cùng nhau bàn kế hoạch tháng 4 này tổ chức khóa tại Đà Nẵng để 3 miền Bắc -Trung- Nam cùng tụ tại Đà Nẵng KHóa duy trì rất đều mỗi năm hai lần họp mặt
Trần Lập Công


Ảnh Quy Le: Đến hẹn lại gặp nhau, ace K6 lúc nào cũng sát cánh bên nhau như thủa nào.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

K6 HCM gặp mặt 2016



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Nhật Bản – Mùa lá đỏ (11-16/11/2016)


Du lịch Online


Mời ACE theo chân nhóm Bạn Trỗi K6, K7, K9 thăm Nhật Bản mùa lá đỏ qua phóng sự của bạn Tạ Chính.
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ trên FB.


Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san,
Dặm hồng bụi cuốn chinh an..
.
(Truyện Kiều, Câu 1520-1521)



Mùa anh đào nở đầu năm, sau khi cặp Minh – Hạnh đi Nhật Bản về, thông tin về chuyến đi và đề xuất đi tour Nhật Bản vào mùa lá đỏ, nhiều anh em đã có chung mong muốn trải nghiệm. Nhưng khi xem quảng cáo thì mọi người lại đắn đo: Gì mà đắt thế? Mãi đến cuối tháng 8, do bạn Minh bận đi làm ôsin ở phía nam nên bạn Sơn Kều nhận trách nhiệm tập hợp lực lượng. 1 tháng trước chuyến đi, kể cả bằng biện pháp vận động, vừa kích động, chỉ có 4, 5 cặp và vài người đi lẻ thống nhất. Dưới 20 người thì chi phí chuyến đi sẽ tăng lên. Rất may, Vietrantour đã thu hút thêm một số khách lẻ, nên Đoàn đã có 21 thành viên.
Đắn đo là có cơ sở vì nó đắt gấp 3 tour Hàn, tính ra cũng chỉ ở đất Nhật chưa tròn 5 ngày đêm. Ngay nhóm trung kiên cũng mất mấy buổi hội ý bằng phở và cà phê ở Quán Phở Đại Hải phố Tông Đản. Màu lá đỏ, Núi Phú Sĩ và Uniqlo vẫy gọi, cứ đi.
Sáng 8/11 gặp mặt Đoàn. Được cháu Quang, HDV, tiếp thêm niềm tin cho chúng tôi. Những bạn mới bổ sung cũng xêm xêm độ tuổi nên chắc sẽ phù hợp sở thích.

Chuyến bay từ Nội Bài cất cánh đúng 0h25 ngày 12/11 trên chiếc Dreamliner B.787-9. Đến Narita Tokyo đúng 7h30 sáng, tranh thủ mông má cạnh băng tải chuyển hàng, anh em lại hồ hởi lên đường tham quan luôn. Trong nhà ga Narita, vì mới tới và đông người nên không để ý, nhưng trên đường ra xe, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là sự lịch sự và không khí trong lành. Anh lái xe gật đầu chào từng người bước lên xe, bầu trời trong lành, nhà cửa, đường xá sạch sẽ.

Đoàn chúng tôi được cháu Giang, vốn là LHS ở đây từ năm 18 tuổi, đã ở Nhật 10 năm, có vợ Nhật và 2 con, làm HDV. Với kinh nghiệm làm tour, nơi đầu tiên Đoàn tới là Toà Đô chính. Trên 2 vỉa hè mặt phố ngay chân Toà là những đống đồ của người vô gia cư. Leo lên tầng 45 của Toà Đô chính, qua kiểm tra an ninh đơn giản, không mất phí, rất đông người ở trên đó, nhìn ra bốn bề để quan sát tổng thể Tokyo.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

HỘI BIA K6 - TSQ - NVT

( Viết để nhớ Nguyễn Quốc Thắng, dân chơi, dám làm dám chịu)


Anh em k6 ở Hà Nội có đặc điểm chung thích ngồi uống bia chém gió. Thông thường thời gian uống ngon nhất là khi tan công sở. Ngồi chém khoảng ba tiếng, chia tay nhau về ăn một bát cơm với vợ con. Ổn cả đôi đường, bạn vui, vợ không trách (các bố đừng mong vợ vui) quy luật của cái đẹp là vậy.

Hội bia k6 có nhiều, hội ở Giảng Võ tôi hay tham gia, hội ở Tăng Bạt Hổ... Các hội này như bao hội khác, duy nhất có hội GMT quanh Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng là hơi đặc biệt. Lúc đầu tôi không rõ ý nghĩa đích thực của GMT (giờ quốc tế chăng?) hóa ra "bói nhầm". Đây là cách nói ngắn gọn thông dụng hiện nay kiểu như lòng lợn tiết canh gọi LOLOTICA hay kinh doanh bưởi giống lợn giống gọi COMPANY BUOI & LON. Cách gọi ngắn gọn đậm chất văn hóa dân gian. Hội GMT hóa ra là giấc mơ trưa. Các bạn thử hình dung uống bia vào chính ngọ, hội này chắc quá nửa là các bố thần kinh, mặc dù GMT hội tụ các anh hào k6 : Thắng híp, Anh Minh, Đăng Sơn, Tuấn Anh, Tam Châu, Đỗ Dũng, Bằng ruồi, Thanh Trung, Hoà còm... Toàn những cao thủ trong môn cử tạ (nâng lên hạ xuống). Điểm mặt các ông nói trên mới thấy các bố có một đặc điểm riêng hội khác không có: các ông đều kính vợ, khoảng cách giữa kính và sợ mỏng như sợi tóc. Gặp nhau buổi trưa có hai cái lợi: vợ không biết, ăn gian được một chút thời gian công sở. Nhất cử lưỡng tiện, khi biết tôi chỉnh lại suy nghĩ của mình: tụi này không thần kinh mà là khôn nhự rận.

Để minh chứng những điều tôi nói, xin đưa ra vài ông trong hội GMT các bạn ngẫm đúng sai. Anh em k6 HN một năm gặp nhau hai lần vào tuần có ngày mùng 6 tháng 6 và 22 tháng 12. Ban liên lạc k6 có Nguyễn Quốc Thắng (Thắng híp) rất nhiệt tình và chu đáo. Thắng híp là thành viên chủ chốt của hội GMT. Đánh chén xong thế nào cũng hát Karaoke. Đại tá Đỗ Dũng phải hát bài "người chiến sỹ ấy". Giọng vang rền nền nẩy chuẩn không cần chỉnh. Dũng hát mãi bài này mà chẳng học được khí phách của người chiến sĩ cách mạng. Đang uống với bạn, chém gió tưng bừng, nhìn thấy vợ từ xa mặt xanh như đít nhái đứng dậy xin phép các bạn: em ngược. Tắt điện hoàn toàn. Một nhân vật nữa phải nói là Bằng ruồi hỗn danh một trăm vại. Ngồi uống với hội Giảng Võ, một cha nói (chính là Thắng híp hôm đó ngồi cùng) Bằng ruồi có trận uống một trăm vại. Tụi này không tin, mấy hôm sau gặp Bằng ruồi phỏng vấn. Bằng trả lời: tụi nó nống lên đó, hôm ấy tao khao tất cả có năm thằng. Tổng số 165 vại, tao uống nhiều nhất. Nghĩ bụng: ít nhất ông cũng phải 50 vại. Bái phục, hỗn danh 100 vại, nghe rất oách vậy mà hệt Đỗ Dũng. Thảo nào hai đứa là anh em rể, bệnh này nghe nói hay lây.

Một nhân vật nữa, đại tá xe tăng Hoàng Tam Châu, tham gia hội từ ngày mới thành lập. Cha này yêu bia rượu đến mức cuồng, hội nào cũng tham gia lại rất nhiệt tình không tính GMT, kể cả giấc mơ sáng tối chơi hết. Hội GMT và k6 có lỗi với Châu, để nó yêu bia rượu hơn phụ nữ. Đến bây giờ nó vẫn là trai tân. Nhớ năm k6 kéo nhau lên Thiên Sơn (Ba Vì). Châu có mang theo một em gái. Cả k6 đã mừng cho nó, ông nào ông nấy mài răng nhọn hoát. Cuối cùng k6 tẽn tò, chẳng hiểu tại sao.

Nói đến GMT mà không nói đến Nguyễn Quốc Thắng là lỗi lớn. Thắng hip là một dân chơi chính hiệu: nhiệt tình, nghĩa hiệp với bạn bè. Gặp nhau là uốn hết mình, chơi tới bến. Nhớ lần đến Tâm Anh ( Lý Nam Đế) mua thuốc ALIPAS (cũng gần 10 năm rồi) gặp Thắng híp. Nó cười bảo tôi:"Tác dụng chậm, tao mách cho mày thuốc này thuốc này..." Giờ nhớ lại vẫn xúc động và thương bạn. Sao những người tốt, tử tế ông Trời nỡ gọi sớm vậy, sao không gọi bọn 3D...Ông Trời quan liêu, tin thằng 3D khi nghe nó hứa:"Từ nay sẽ làm người tử tế". Viết đến đây tôi hoài nghi, trời có mắt hay không. Nguyễn Quốc Thắng mất đi, k6 mất một địa chỉ đỏ nơi tập chung lực lượng, GMT mất đi một thành phần chủ chốt. Trong hội GMT duy nhất có Thắng không sợ vợ, tỉ lệ phần trăm sợ vợ của GMT tăng lên. Thương cho hội này quá.

Sắp đến ngày 22 tháng 12, ngày k6 gặp nhau cuối năm. Địa chỉ vẫn ụ pháo Hồ Trúc Bạch. Viết trước cho các bạn k6 đọc, hôm này gặp nhau uốn hết mình trêu gẹo nhau cho vui, không quên nhắc đến Nguyễn Quốc Thắng - một người bạn tốt của k6 - TSQ - NVT đã ra đi.






FB Duy Sơn Vũ 18 Tháng 11 2016 3:19






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Ông bạn Cố Chi


Ông bạn Cố Chi

Trích LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG - THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/b




[...]
Thế là xong!
Chúng ta đã lang thang trên một đoạn đường quá dài với bao nhiêu bất trắc. Ôi nhớ gã nhà quê khờ khạo, bỏ xứ sở, bỏ mọi công việc đồng áng để ngao du đây đó cho thỏa nỗi nhớ mong, tưởng con đường rong chơi qua miền “ánh sáng kỳ diệu” là sẽ rất vui vẻ, đầy kỳ hoa dị thảo, nào dè nhiều đèo dốc và gai góc đến thế. Thật là mệt hơn đi cày!

Chúng ta quay ngắm lại đoạn đường đã đi qua mà lòng bất giác tự hào. Sự hoang tưởng thực sự là không có bao lực nào ngăn cản được. Hỡi những gã nhà quê, những tiện dân nghèo hèn, những thân phận quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hãy hoang tưởng đi, vì hoang tưởng là phương tiện có một không hai được Tạo Hóa ban tặng để có thể chè chén mọi của ngon vật lạ, để chu du khắp chân trời góc bể, để nhìn ngắm tận mặt, sờ tận tay bất cứ kỳ quan nào của Vũ Trụ (Trái Đất không ăn nhằm gì!) mà không phải… tốn một đồng xu cắc bạc nào mà ngay những đám nhà giàu nhiều tiền lắm của, có muốn cũng đành chào thua.

Viết đến đây, chúng ta chợt nhớ tới Donki Hotê. Có lẽ giờ này lão ta vẫn đang mải mê gần gũi với một lỗ đen khổng lồ nào đó ở thế giới cực vĩ mô. Trên đời này có lẽ chỉ có hai người được tôn vinh là bậc thánh về tài hoang tưởng và là những kẻ đi chinh phục bạt mạng nhất nếu xét về lòng dũng cảm. Một người chính là Donki Hotê, xứ Mantra, người lập nên biết bao nhiêu chiến tích từ toàn những thất bại ê chề. Người thứ hai là Tôn Ngộ Không ở xứ Hoa Quả Sơn, người ngược lại, bách chiến bách thắng nhưng không được ghi dấu bất cứ chiến công nào.

Nhiều người cứ mỗi lần gặp họ lại ôm bụng cười lăn cười bò. Không cười sao được khi hai người, dù ở những nghịch cảnh rất khác nhau, đều đóng vai những anh hề hết sức tài tình. Riêng đối với chúng ta thì không chỉ có thế. Sâu thẳm trong tận đáy lòng mình, chúng ta coi họ là những bậc vĩ nhân và cố công học đòi về sự hoang tưởng cực kỳ khoáng đạt, về lòng nhân hậu, về sự quả cảm có một không hai, trước mọi hiểm nguy. Chúng ta mượn vài lời của những danh nhân để nói về “hai lão” ấy:
- “Tôi hoàn toàn đồng tình với những nhà văn cho rằng, đặc điểm nổi bật nhất phân biệt sự khác nhau giữa con người và loài vật chính là ý thức về đạo đức hay lương tâm mà quyền lực được thể hiện trong một chữ ngắn ngủi nhưng đầy sức truyền cảm mạnh mẽ: chữ “phải”, chính cái bản tính kín đáo đó khiến con người có thể hy sinh không chút do dự cuộc sống của mình cho những người xung quanh. Chính cái bản tính đó buộc người ta phải suy nghĩ sâu sắc về sự công bằng và nghĩa vụ để hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại. Bản tính đó là đặc điểm cao thượng nhất của con người.”
S. Dác U/N (Anh)
- “Không có sự vĩ đại ở nơi nào không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật”.
L. Tonxtôi (Nga)
- “Những phẩm chất trong tâm hồn không thể bị tổn hại vì vẻ ngoài xấu xí, trong khi vẻ đẹp của tâm hồn cũng ánh cả ra bên ngoài làm vẻ ngoài cũng trở nên đẹp đẽ”.
L. Xê-nê-ca (La Mã)
- “Người nào có tấm lòng vàng thì dù có mặc quần áo nghèo khổ cũng vẫn cao quí”.
G. Phây-tác (Đức)
- “Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”.
Aoixtốt (Hy Lạp)
- “Can đảm không thể bắt chước được, ấy là một đức tính thoát ra ngoài vòng giả tạo”.
Napoleon (Pháp)


Đúng là không thể bắt chước được về lòng can đảm. Nhưng dũng cảm là gì? Thật khó nói! Thú thực là chúng ta cũng chỉ cảm nhận được nó một cách mơ hồ mà thôi. Một kẻ phóng xe bạt mạng trên đường phố có gọi là dũng cảm không? Sợ độ cao, không dám đi máy bay có phải là hèn nhát không? Có một câu chuyện châm ngôn thế này:
ngày xưa, Tô Đông Pha (đại văn hào Trung Quốc) gặp một người bạn bên một dòng sông lớn có một cái cầu mỏng manh bắc ngang. Lúc đó là tiết đông, trời thì lạnh, nước sông chảy xiết cuồn cuộn và gió thổi vun vút, dòm chiếc cầu lắc lư, không ai dám qua.
Người bạn trỏ chiếc cầu hỏi Tô Đông Pha rằng có dám đi qua cầu rồi quay trở về không.
Tô Đông Pha lắc đầu nói không dám.
Người bạn hiền đi qua cầu và quay trở về, sắc mặt có vẻ thích thú và tự đắc hỏi Tô Đông Pha: “Bạn thấy tôi thế nào?”.
Tô Đông Pha cười nhẹ nhàng mà rằng: “Sau này bạn sẽ trở thành kẻ giết người! Trên đời này sinh mạng là thứ quí giá nhất! Sinh mạng của bạn, bạn còn không tiếc thì bạn tiếc mạng ai?...”
Thật là một câu trả lời chí lý!

***

Tôi choàng tỉnh dậy… Đã 6 giờ sáng! Lâu lắm rồi, đêm qua mới được một giấc ngủ thẳng giấc, ngon lành...!

Nắng ban mai tràn ngập, chan hòa. Đã gần đến Noel nên tiết trời buổi sáng hơi se lạnh. Ở xứ sở chỉ có hai mùa mưa nắng này, những buổi sáng sớm mai như vậy thường gợi lòng nhớ về những mùa đông đã trôi xa vời đâu đó trong dĩ vãng; những mùa đông của tuổi thơ lớn lên trên đất Bắc, chập chững ở thành phố cảng Hải Phòng, tung tăng đến trường trong thủ đô Hà Nội, mò cua bắt cá chăn trâu ở những vùng quê ngày sơ tán, những mùa đông lạnh thấu xương, co ro cúm rúm trong bộ quần áo lính thùng thình một thời thiếu sinh quân ở Quế Lâm (Trung Quốc), những mùa đông tuyết rơi trắng xóa đời sinh viên với hàng dấu chân bên nhau của mối tình đầu thiết tha mà dang dở đã in sâu, hóa thạch trong ký ức đến tận bây giờ. Đã ngót nghét 30 năm nay không còn gặp mùa đông. Còn dịp không hay là vĩnh biệt? Thật là khó tin, trong một thời đại mà khoảng cách không còn là điều phải bận tâm nữa lại có một con người chẳng biết bao giờ mới gặp lại mùa đông, dù mùa đông hiện diện rất gần, độ hơn một giờ bay mà thôi.

Số phận đã đưa đẩy tôi đến vùng đất trời thừa mưa dư nắng nhưng lại thiếu Xuân vắng Đông này và chôn chặt luôn kiếp đời thèm khát phiêu lãng trong thành phố Sài Gòn, thành phố của thoắt mưa thoắt nắng, thành phố có những chiều đầy gió xôn xao lá rụng và những sớm nắng trong, tinh khiết đến se lạnh. Số phận đã bắt đôi chân của tôi, vốn chỉ muốn tung tăng chạy nhảy thăm thú thế gian, bị gò bó chung thân thành đôi chân bon chen, quanh quẩn những đường cùng, hẻm cụt mưu kế sinh nhai, trốn chạy nghèo hèn đến bở hơi tai. Ôi đôi chân khốn khổ, sau bao năm bươn chải, giờ vẫn còn phải cố đứng vững để cưu mang một gia cảnh đáng thương, một cơ thể đang rã rời với linh hồn hoảng loạn và trĩu nặng cô buồn.

Trời sáng nay se lạnh. Nhưng nắng thì cứ chan hòa. Tôi có cảm tưởng rằng nếu không có cái chan hòa ấy của nắng thì sáng nay đích thực là một sáng lập đông. Tôi ra sân hướng về phía mặt trời và bắt đầu hít thở khí công. Chỉ mới cách đây 2 năm thôi, tôi chẳng bao giờ tin vào những điều như gọi hồn, người phát quang, con mắt thứ ba hay sự tiên tri, trò chuyện với người đã khuất… Nhưng giờ đây quan niệm của tôi đã thay đổi cơ bản. Cách nhìn duy vật biện chứng sẽ trở nên cực đoan và bảo thủ nếu không chấp nhận những hiện tượng thực tại mang tính tâm linh. Sự huyền bí là tất yếu hiện hữu trước một nhận thức chưa hoàn thiện về thế giới khách quan. Thực hành khí công không phải vô cớ mà tồn tại được suốt mấy ngàn năm nay. Sự huyền diệu của nó đối với sức khỏe con người ngày càng được chứng thực tuy chưa ai giải thích được cặn kẽ căn nguyên của nó. Chúng ta cho rằng một tư duy sáng suốt là một tư duy thừa nhận tâm linh nhưng không mê tín dị đoan!

Tôi đã tập thở khí công được hai năm và đã cảm nhận được sự lan tỏa của “khí” trong cơ thể. Mỗi buổi sáng, sau 15 phút tập hít thở khí công, tôi cảm thấy sảng khoái, cơ thể nhẹ lâng lâng và tâm hồn thanh thản lạ thường. Đó là sự thực! Các bạn hãy thử đi, thử một cách thành tâm rồi các bạn sẽ cảm nhận được rất cụ thể sinh khí của ban mai, thậm chí còn ngửi thấy được cả mùi thơm năng lượng tỏa ra từ bông hoa mặt trời nữa.

Sau khi làm những điều cần thiết của một buổi sáng xong, tôi thường ngồi vào bàn làm việc lúc 7h30’. Công việc của tôi, các bạn biết cả rồi, chỉ là ngồi thu thập thông tin từ anh chàng Hoang Tưởng gởi về, sắp xếp lại tương đối hệ thống một chút rồi viết lia viết lịa, ngày này qua tháng nọ nhưng cũng có khi ngồi đờ đẫn từ sáng đến chiều như một kẻ tâm thần. Đó là những lúc mà anh chàng Hoang Tưởng bí tị, nói nhảm lung tung không đầu không đũa, truyền thông tin về cả đống hỗn độn chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao cả, đành bó tay. Phải mất đến vài ngày ngồi đồng như vậy, tôi mới chọn lọc ra được những điều cần viết và những điều cần bỏ, chứ nếu phơi cả cái đống hỗn độn đó lên giấy thì ôi thôi… không nói nữa, sợ anh Hoang Tưởng nghe được lại phật lòng.

Sáng nay tôi ngồi vào bàn làm việc muộn hơn thường lệ, khoảng 8h30’. Chẳng có gì phải gấp gáp nữa. Nguyên mấy ngày qua chờ mãi mà chẳng nhận được thêm bất cứ thông tin nào từ anh Hoang Tưởng. Không biết anh ta giờ này ở đâu, đã ra khỏi “miền ánh sáng diệu kỳ” chưa? Hoang tưởng là chúa lang thang, sểnh một cái là đố ai biết anh ta lủi vào góc trời nào!

Tôi ngồi vào bàn, người cứ thừ ra một cách vô tích sự. Thật là hi hữu, chưa bao giờ luồng thông tin thần giao cách cảm giữa tôi và Hoang Tưởng bị đứt đột ngột và kéo dài lâu đến thế. Đã mấy lần vận công phát khí mệt cả người mà vẫn bặt vô âm tín. Có điều gì nghiêm trọng xảy ra không đây? Tôi đâm lo! Chẳng may Hoang tưởng có mệnh hệ gì thì niềm vui sống cuối cùng của tôi đồng thời cũng mất đi. Mới chớm nghĩ đến đó thôi mà tôi thấy ớn lạnh cả người.
- Ông làm sao thế? – Vợ tôi đột ngột xuất hiện làm tôi giật bắn mình.
- Ủa, tưởng bà đi chợ rồi mà? – Tôi hoàn hồn – Về lúc nào thế?
- Lâu rồi!... Lúc nãy về qua mặt ông mà ông không thấy hả? Giờ này mà bắt tôi lang thang ngoài chợ chắc chết luôn quá! Ông biết mấy giờ rồi không? Mười một giờ rồi ông ạ! – Mà mặt ông sao đỏ phừng lên như thế. Có nóng sốt gì không?
- Không!... Có lẽ huyết áp tăng do… đói bụng. Sáng giờ đã ăn gì đâu! Tưởng còn sớm mà!

Vợ tôi hứ hé, ngoáy đít bỏ đi xuống bếp. Tôi bật tức cười, không phải vì cái ngoáy đít của mụ vợ mà bởi vì sự đỏng đảnh của Thời gian. Có lẽ Hoang Tưởng đã đúng khi cho rằng Thời Gian chỉ là sự qui ước và chỉ khi so sánh sự dài ngắn của các quá trình vận động nào đó, chúng ta mới cảm nhận được sự trôi của Thời Gian. Và sự trôi của Thời Gian không đều đặn như chúng ta tưởng vì nó phụ thuộc vào chủ quan cảm nhận nữa. Ngày còn cắp sách đến trường, sự chờ đợi đến kỳ nghỉ hè là một khoảng thời gian dài đằng đẵng. Bây giờ thì quay đi ngoảnh lại đã năm hết Tết đến rồi. Mới sáng vừa tỉnh dậy đây thôi, ngồi ngẫm ngợi chút xíu đã trưa trật.

Sự đỏng đảnh của Thời Gian đã làm lao tâm khổ trí biết bao nhiêu bậc thiên tài, hiền triết suốt mấy ngàn năm nay. Nó tồn tại nhưng cũng không có thật, chẳng ai thấy nó cả nhưng nó cứ ẩn hiện, chưa ai xác định được đầu đuôi của nó nhưng vẫn công nhận nó có quá khứ, hiện tại và tương lai, nó chẳng thương ghét ai nhưng có kẻ quên người nhớ nó; nó hững hờ và vô cảm nhưng người ta thì không, cắm đầu cắm cổ chạy đua với nó hoặc đợi chờ nó đến mỏi mòn. Thời Gian là không có thực nhưng không một sự kiện nào thoát được bàn tay nhào nặn của nó, kể cả bản thân nó. Đó chính là điều kỳ lạ nhất về khái niệm thời gian và cũng chính là điều kỳ lạ nhất của Tự Nhiên Tồn Tại!...

Đấy, mới có nói thế thôi mà trời đã xế, về chiều. Tiết chiều gần Noel ở Sài Gòn cũng se lạnh, vương vấn hơi hướng mình đang ở xứ Bắc. Sân nhà tôi nhỏ tẹo và um tùm cành lá. Tôi thích cảnh tiêu sơ nên cứ để cho cành lá phát triển đua chen tự nhiên, cứ để cho bức tường bao quanh tha hồ phong rêu. Mấy năm nay, nhà tôi bỗng như một thung lũng nhỏ giữa bốn bề bủa vây bởi những nhà lầu ba, bốn tầng, như một ốc đảo giữa trùng điệp bê tông và khói bụi. Sân nhà tôi vì thế nhờ cây long nhãn cổ thụ xum xuê đứng theo thế vặn lưng trước gió mà cũng tựa như một khoảng rừng âm u còn sót lại của một thời xa xưa tiền sử. Ngồi trong sân nhà tôi thì nắng gắt cách mấy dội xuống cũng trở thành nắng nhạt, những ngày nóng nực nhất cũng vẫn cảm thấy mát mẻ. Chính vì vậy nên những chiều rét lạnh như chiều nay, khí hậu trong sân nhà tôi lại có vẻ như lạnh hơn, giống mùa đông hơn, mùa đông với những nỗi niềm cô quạnh.

Góc sân nhà tôi có đặt một bộ bàn ghế đá. Tôi hay ngồi uống rượu ở đó mỗi chiều tối, đôi khi là với một vài bạn bè nhưng thường là một mình. Bạn bè tôi rất đông nhưng bạn bè để tâm tình được lại rất ít và bạn tri kỷ thì không có. Theo như lời ông già tôi lúc sinh thời thì ngày xưa có bậc tiền bối nào đó đã nói đại ý rằng: trong đời có được một người bạn tri âm tri kỷ đã là nhiều. Nghe sao mà thấm thía!
Uống rượu với bạn bè hay độc ẩm đều có cái thú vị của nó. Uống rượu với bạn bè được cái vui, thư giãn, được cười nói thỏa thuê với đủ thứ chuyện tào lao xích đế. Những lúc ấy, sân nhà tôi rạo rực hẳn lên, ngay chiếc hồ nhỏ thường im lìm cũng đùng đùng cá quẫy góp vui.
Nhưng uống rượu một mình lại có cái thú vị riêng của nó. Lúc đó ta không nói được, tha hồ mà trầm tư mặc tưởng. Khối u buồn giấu kín trong tâm can cứ tự nhiên tan chảy ra, dàn trải ra và ta nhấm nháp nó… làm vui. Ai mà tin được điều ấy. Biết vậy nên tôi chẳng bao giờ nói cho ai nghe vì nói ra thì chắc chắn mọi người sẽ cho rằng tôi xạo sự. Ông bà nói “trà tam tửu tứ” chứ làm gì có chuyện uống rượu một mình với trĩu nặng nỗi buồn mà vui được bao giờ.
Đối với ai không biết nhưng đối với tôi là thế thật. Nỗi buồn đó theo suốt cuộc đời tôi và đã trở thành tri kỷ. Khi ngồi uống rượu một mình là khi tôi được kể lể, tâm tình với người bạn tri kỷ ấy, là khi tôi được sống lại những quãng đời tưởng đã lãng quên, nghiền ngẫm những dại khờ ngô nghê, lầm lạc của quá khứ rồi chặc lưỡi thở dài hoặc nhoẻn cười lặng lẽ.
Nỗi buồn được sinh ra từ đâu? Tôi không biết! Chỉ nghiệm thấy rằng nỗi buồn đôi khi cũng được sinh ra từ hạnh phúc và không hẳn lúc nào cũng từ khổ đau!
Có những nỗi buồn chỉ trỗi dậy khi tất cả những cay đắng, ngọt bùi, những hạnh phúc và khổ đau đã trôi qua, đã chìm vào dĩ vãng. Đó phải chăng là nỗi buồn được sinh ra từ sự tiếc nuối một kiếp đời?
Còn có những nỗi buồn dịu êm và thánh thiện, những nỗi buồn mà nếu không có nó, lòng người đã hóa trơ sắt đá với sự tàn nhẫn và độc ác không thể kiềm chế được từ lâu rồi.
Trong số những nỗi buồn mà Tạo hóa ban cho loài người, có một nỗi buồn mà tôi cho là đẹp nhất, thiêng liêng nhất và thánh thiện nhất, nỗi buồn phảng phất ở khắp các chùa chiền, khắp các nhà thờ, nỗi buồn phảng phất trên những khuôn mặt của Phật, của Chúa, của Thánh Alla, của những bậc hiền triết, nỗi buồn phảng phất trên khắp các phế tích ngàn xưa, ở khắp rừng sâu núi thẳm, từ những vùng dân cư heo hút đến tận những thành đô hào nhoáng và sung túc nhất, đó là nỗi buồn trắc ẩn về thân phận con người. Chính nỗi buồn ấy đã làm hình thành nên lòng nhân hậu và lòng nhân hậu đã và đang bao dung che chở và xoa dịu cho biết bao nhiêu nỗi đời bất hạnh, khổ đau.
Thật may mắn cho loài người khi trong cộng đồng của nó vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu!

Chiều đã muộn! Tiếng chuông nhà thờ gióng lên ngân nga. Nhà tôi ở gần nhà thờ, ngày hai lần chuông ngân, lúc mờ sáng và lúc mờ chiều. Ai đã từng về làng quê, đi trên con đường đê trong một buổi chiều tà gần tắt nắng và nhẹ gió giữa đồng không mông quạnh chợt nghe tiếng chuông đổ thong thả mà vang vọng từ xa xa xóm đạo có tháp chuông nhà thờ cao vút mới cảm nhận hết được cái âm thanh thánh thót và huyền diệu ấy, mới thán phục tài đúc chuông của các nghệ nhân dân gian.

Tôi không theo đạo Phật, cũng không theo Thiên Chúa hay bất cứ đạo giáo nào, không hề tin tưởng những giải thích của các đạo ấy về thế giới, nhưng tôi thành tâm tôn trọng (đến bây giờ mới biết: chủ nghĩa cộng sản cũng là một đạo giáo!).
Mọi đạo giáo chân chính, dù truyền thuyết của họ về Tự Nhiên Tồn Tại là mơ hồ và thậm chí là sai lầm, dù trong quá trình hình thành và phát triển đôi khi cũng mù quáng gây ra không ít bi thương, thì tinh thần xuyên suốt vẫn là gieo mầm và nuôi dưỡng lòng nhân hậu, vẫn là rao giảng và khuyên răn con người biết sống một cuộc sống vị tha, hướng thiện, vẫn là những lời an ủi dịu dàng và đồng cảm nhất đối với đại chúng nghèo hèn, vẫn là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất cho những linh hồn khổ đau đang ở tận cùng của sự hối hận do lỗi lầm mình gây ra, hoặc đang bên bờ vực của sự tuyệt vọng đối với cuộc sống. Nếu phải chọn một lý lẽ làm tín ngưỡng về căn nguyên Vũ Trụ thì tôi sẽ chọn lý lẽ của anh Hoanh Tưởng, tức triết học duy tồn, vì chỉ có nó mới có thể đưa tôi đến sự hiểu biết đúng đắn cuối cùng về thế giới (?)...

Trời đã tối hẳn. Nhờ vào ngọn đèn đường gần đó và ánh đèn hắt ra từ những nhà lầu xung quanh mà sân nhà tôi, nếu tắt hết đèn trong nhà tôi đi, lúc nào cũng như có ánh trăng. Hồi xưa, vào một tối tương tự như thế này, chúng ta đã dứt áo lên đường đầy hồ hởi. Mới đó mà tưởng chừng đã chục năm rồi. Thời gian qua nhanh quá!


Tối nay chúng ta (đến giờ này, xưng "tôi" hay "chúng ta", thì cũng là "một duộc"!) lại về đây, sau khi nghĩ ngợi khá lâu về cuộc đời, đã di đến quyết định: cuộc hành trình đi tìm cái gì đó đến đây là kết thúc.
Nó kết thúc không phải vì chúng ta không muốn đi nữa mà vì đã đi lạc đâu mất anh Hoang Tưởng (hay ông bạn Hoang Tưởng đã "vui đâu...chầu đấy" rồi?!), người bạn song sinh mà nếu vắng anh ta thì không thể hành trình được (hay nếu thiếu ông bạn tri kỷ này thì cũng coi như mất “hồn”, "thà chết còn... sướng hơn"?!). Nhưng không sao, thế này cũng mãn nguyện lắm rồi. Chúng ta đã lờ mờ thấy được căn nguyên Vũ Trụ - một cái gì đó sờ sờ trước mặt mà xưa kia chúng ta đâu thấy gì, mà chúng ta muốn khám phá từ thời thơ ấu. Điều cơ bản là chúng ta coi như đã trả lời dứt khoát được câu hỏi ngàn đời: "Thế giới này Tồn Tại hay Hư Vô!?". Nếu cách nhìn của chúng ta đúng (chúng ta tin là nó đúng!), nếu sau này nó được mọi người thừa nhận là có lý (chúng ta biết chắc... như bắp rằng nó có lý?!), thì coi như chúng ta đã là người lính tiên phong mở ra đột phá khẩu thành công về tìm hiểu Vũ Trụ cho loài người tiếp tục tư duy trên nền tảng nhận thức mới, trước khi… bị diệt vong!


Quay đầu nhìn lại toàn bộ cuộc hành trình, chúng ta thấy trong số nhiều suy tưởng hợp lý, có không ít những suy tưởng quá đà, ngây ngô, thậm chí là nhảm nhí. Nhưng chúng ta quyết định không sửa mà giữ nguyên như vậy để "khoe" cho mọi người thấy rằng, con đường trầm tư mạc tưởng để tiếp cận chân lý của một kẻ "điếc không sợ súng" là bạt mạng đến cỡ nào, là huyên thuyên đến cỡ nào!

[...]
Còn bây giờ, xin nói lời cuối cùng này trước khi... "tắt đài":


“Thứ nhất là không có thiên tạo gợi ý, mở đường chỉ lối thì không thể có nhân tạo. Nhờ sự phơi bày của tự nhiên và được tự nhiên dạy dỗ mà con người mới hun đúc được kiến thức, bắt chước tự nhiên và có khả năng sáng tạo những công trình mà trước đó tự nhiên chưa hề có, cùng với vô vàn những lý thuyết đúng có sai có. Có như thế là vì tư duy trừu tượng cùa họ luôn có xu thế thoát ly thực tại. Toán học chính là kết quả vừa tự nhiên vừa phi tự nhiên, vừa hợp lý vừa bất hợp lý của khối tư duy trừu tượng đó. Trước đống tạo dựng hỗn độn đúng-sai đó, loài người đã tưởng mình là tài giỏi và tỏ ra ngạo mạn. Loài người đâu biết rằng bằng trí tưởng tượng "quá lố" của họ đã hướng dẫn họ đi đến hình dung một Vũ Trụ ảo phi lý đến cỡ nào để tự ru ngủ chính mình. Loài người tuyệt vời là ở chỗ ấy và tầm thường cũng chính là ở chỗ ấy.
Thứ hai là loài người ngu ngốc và mù quáng cần phải biết ơn tự nhiên đã ban cho mình một tư duy, biết trân trọng thiên nhiên hữu hạn đã chắt lọc cho mình một trí tuệ, biết kiêu hãnh và tự hào vì Tạo Hóa đã ban cho mình một trí tưởng tượng phong phú, nhưng hãy cảnh giác chứ đừng coi mình là vô địch, đừng ngạo mạn khinh khi sự sống của các giống loài sinh vật khác. Ý nghĩ cho rằng loài người là chúa tể, có thể khuất phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên và cả thế giới sinh vật làm nô lệ vô điều kiện cho mình là một ý nghĩ lố bịch, điên rồ và thật sự nguy hiểm. Dù có tài giỏi tới đâu, loài người cũng không thể biến thành Tạo Hóa của tự nhiên, cũng không thể đứng trên thiên nhiên mà ngự trị thiên nhiên được, bởi vì nó chỉ là bộ phận nhỏ của thế giới sinh vật sống nhờ thiên nhiên, không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Tóm lại, Tự Nhiên mới là chủ thể của mọi sáng tạo, còn loài người chỉ là đám thừa sai, học đòi, là lũ xây-phá ngông cuồng, viển vông, hoang tưởng và mê sảng, là thủ phạm đang tự giết mình một cách ngu xuẩn bằng việc tàn phá đến xơ xác cái nôi Trái Đất ru mình sống còn, tàn phá đến tan hoang thiên nhiên vĩ đại.”!







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/b

 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX:  LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


 (tiếp theo)
Thu và phát bức xạ là hai quá trình tương phản nhau trong một quá trình thống nhất gọi là quá trình thu - phát bức xạ. Thu - phát bức xạ là hiện tượng phổ quát, nền tảng của vận động tự nhiên. Phải nói một thực thể trong Vũ Trụ, xét đến tận cùng vật chất của nó, là một khối bức xạ điện từ. Nghĩa là trong Vũ Trụ thực tại không thể có thực thể nào không phải là một khối được hun đúc nên từ bức xạ điện từ và không thu phát bức xạ điện từ, không thể có thực thể nào chỉ thuần túy thu hoặc phát bức xạ trong quá trình tồn tại của nó, mà chỉ có thể từng lúc từng nơi thu trở nên nổi trội hơn phát bức xạ hoặc ngược lại. Do cơ thể sinh học của chúng ta bị Tự Nhiên hạn định, nên nếu không để ý, chúng ta hầu như không phát hiện được quá trình ấy. Một hòn đá trên mặt đất luôn thu-phát bức xạ nhiệt. Tất cả các vật thể đều phai màu, mòn mỏi theo thời gian, phải chăng đó là biểu hiện của hiện tượng thu-phát bức xạ điện từ? Rồi đây, có thể loài người sẽ phải xây dựng một lý thuyết hoàn toàn mới về hiện tượng thu phát bức xạ điện từ. Theo thuyết này, thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ quát, nền tảng nhất của Tự Nhiên Tồn Tại, trong thế giới này, mọi vật chất tồn tại được là nhờ có thu-phát bức xạ điện từ, và cuối cùng, dựa vào thuyết này, mọi hiện tượng tâm linh cũng sẽ được giải thích rạch ròi! Thậm chí căn nguyên cốt lõi về hiện tượng sinh-tử của mọi cá thể sinh vật trong thế giới sinh vật cũng sẽ được tìm thấy trên cơ sở của lý thuyết thu-phát bức xạ điện từ này.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Chịu chơi & chơi chịu

(Viết cho các bạn K6 TSQ-NVT ngó xem cho vui)


Con người đất phương Nam khi tiếp xúc khá dễ chịu. Đó là những Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh thời hiện đại. Ở họ bộc lộ sự phóng khoáng, trượng nghĩa và dám chơi hết mình. Tuy vậy cũng có cái dở: Hay bỗc đồng, suy nghĩ không được sâu sắc cho lắm (xin lỗi các bạn Nam bộ). Chơi với họ nếu được khen chịu chơi và chơi đẹp có nghĩa anh đã là một GENTLEMAN rồi đó.

Con người phương Bắc xem ra thâm trầm lắng đọng hơn. Dẫu gì đất Bắc vẫn là đất văn hiến. Mặt khác điều kiện sống ngoài Bắc khắc nghiệt hơn trong Nam nên tính cách vậy là điều dễ hiểu.
Quan sát thấy người Bắc sống giả hơn người Nam. Tỉ lệ người Bắc mắc ung thư cao hơn người Nam cũng vì lí do: Từc giận hay vui vẻ đều để trong lòng giữ mãi thành bệnh mà thôi. Đừng đổ lễi do môi trường và VSATTP. Lưu ý: dân Nam đánh chén dữ hơn dân Bắc nghe

Nói chịu chơi rồi, còn chơi chịu thì sao? Đó là hạng quân tử rởm, đạo đức giả chuyên mượn hoa cũng phật và cáo mượn oai hùm, không đáng bàn. Có một luận văn ts được đánh giá là" xúc xắc" khẳng định: Dân Nam chịu chơi còn dân Bắc chơi chịu. Nghe nói dân Bắc đang tìm cha này xin tý tiết.

Mỗi lần vô Nam công tác hay gặp các bạn K6 phía Nam tại nhà hàng phố vắng (cạnh sân vận động qk7) Uống dăm ba chai, chém gió xả stress ôn lại thời ở Đại Từ, Quế Lâm, Trung Hà. Ở Đại Từ để trị bệnh ghẻ Tàu (lại Tàu rồi) cả đại đội cởi truồng tắm nước lá ba chạc xót điếng người. Của quý hồng hồng như quả ớt chỉ thiên, nay đã lục tuần cả rồi, yếu xìu như dưa muỗi. Nhìn nhau rưng rưng cảm khái: ... Gọi thêm chai nữa.
Dư dả thời gian viết vài dòng phải quấy
Bạn K6 nào gọi đến để chửi: Tôi chuồn, gọi đến uống bia thì... quân lệnh như sơn dập gót giày hô to: OK TAU ĐÀ CÓ MẶT






FB Duy Sơn Vũ 23 Tháng 9 2016 3:57




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Tiễn biệt Bạn Nguyễn Quốc Thắng

Gia đình Bà quả phụ Nguyễn Hương Thủy và các con
Rất cảm động và xin cám ơn:
  • Đảng Ủy - Các cơ quan chính quyền đoàn thể - Tổ dân phố 3 Lý Nam Đế.
  • Các anh, chị, em, các bác các chú trường Nguyễn Văn Trỗi, Trường Sĩ Quan Hải Quân Ba Cu, Lớp S6 Học viện Kỹ Thuật Quân Sự.
  • Các anh, chị, em, các bác các chú bạn bè của gia đình chúng tôi.
  • Các cơ quan đoàn thể, bạn bè của các cháu Tùng, Thu .
  • Họ hàng Nội Ngoại gần xa, thông gia, bà con láng giềng.
Đã dành thời gian tình cảm đến thăm hỏi - phúng viếng - chia buồn - tiễn đưa Chồng - Cha chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng .
Trong tang lễ còn nhiều sơ xuất, gia đình chúng tôi xin được cảm thông và lượng thứ .
Thay mặt gia đình
Bà quả phụ Nguyễn Hương Thủy
Trưởng nam Nguyễn Quốc Tùng
Con gái Nguyễn Thị Hương Thu




Ảnh Ngô Thế Vinh, Nguyễn Thắng Lương, Trọng Tình, Phúc Học



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

thầy Hồng Tuyến

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tin tang lễ bạn Nguyễn Quốc Thắng



[CÁO PHÓ]
GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Ông NGUYỄN QUỐC THẮNG

Nguyễn Quốc Thắng - K6

B2
1954
Đã mất lúc 22:30 03/11/2016 tại BV 108, HN do bệnh
Mb: 0983.389858 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006138439344- Email: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006138439344 - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-quoc-thang.html - HN - VN
2// - Tự do - Bộ tư lệnh Hải quân -
3AE - Nguyễn Quốc Khánh K1, Nguyễn Thanh Hà K4, Nguyễn Quốc Thắng K6

1965

09/06/2012


Sinh ngày 28-8-1954
Tạ thế ngày 3 tháng 11 năm 2016
Hưởng dương 62 tuổi
Lễ viếng
từ 12h - 13h30 vào Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2016
Tại Nhà Tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng, Hà Nội.
An táng cùng ngày tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Gia đình có nguyện vọng không nhận vòng hoa, xin khách đến viếng chú ý.

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI CÓ ĐIỀU GÌ SAI SÓT XIN QUÝ VỊ NIỆM TÌNH LƯỢNG THỨ.

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO.

Theo tin Gia đình Nguyễn Quốc Thắng.


Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Quốc Thắng!







Mời xem bài của Hà mèo: “Vô địch gẫy” - hameok6 Thứ Hai, 26 tháng 9 2011



Nhớ Bạn!


Nhớ Quốc Thắng!
Cười hồn nhiên sởi lởi
Trách nhiệm và nhiệt thành
Biệt danh "híp" Thắng ơi
Sao bất ngờ nhanh thế
Đã lìa xa bạn bè
Chưa hết khỏi ngỡ ngàng,
Mong hồn bạn siêu thoát
Vĩnh hằng "yên giấc" Thu.
Vĩnh biệt bạn NQThắng!
- ace K6;
Nguyễn Thắng Lương 04/11/2016


SÓNG VỖ BỜ
(Vĩnh biệt Ông bạn HQ - Thắng híp)

Lênh đênh sóng nước một thời
Buông neo - tàu ngủ, mây trời lặng im
Cuộc đời nhẹ tựa cánh chim.
Sóng xa vỗ mỏi sóng tìm bờ ru.

Nguyễn Văn Nam 4 Tháng 11 2016




Nhớ Thắng Híp!
Cũng có biết Thắng là em rể Phúc Cần, Phúc Học đâu. Mãi sau này mới hay.
Cũng thời gian này 2 năm trước, Thắng Híp vào SG. Đúng hôm Duy Đảo mất, Tăng Tiến k8 cùng tôi và anh em k6 đưa Đảo từ Bv Gia Định về Nhà tang lễ Bv 175. Tối đó có Hà Mèo, Tô Tâm, Thanh Trung, Thắng Híp...
Lúc làm thủ tục cho Đảo xong xuôi, anh em chia tay gia đình ra về. Tôi chở Thắng Híp vì Thắng nghỉ ở nhà bạn không xa nhà tôi. Đề xe mấy phát mà không nổ máy, đạp cũng không nổ. Phải thầm nhủ: "Đảo ơi, cho anh về, sáng mai sẽ cùng bạn Trỗi lại với em", thế mới đề được máy. Chả biết có phải Đảo muốn níu kéo ở lại?
Đưa Thắng Híp về nhà rồi, hẹn mai lại gặp. Thắng là con người rất trách nhiệm với bạn bè, nhất là việc tự nguyện "vác tù và hàng tổng" cho anh em k6. Lần nào ra HN, dự họp BLL trường cũng có mặt Thắng. Ngày Lê Bình còn sống, có việc gì ới là Thắng tới ngay.
Ngày 15/10/2016, thầy trò trường ta tổ chức kỉ niệm 51 năm thành lập trường ở Mỹ Yên, Đại Từ. Thắng Híp đi cùng anh em k6. Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi gặp Thắng và không ngờ đó cũng là lần cuối cùng Thắng được gặp thầy cô giáo và anh chị em, bạn bè Trường Trỗi.
"Sinh - Lão - Bệnh - Tử" đã là luật của tạo hóa. Thôi, bạn đi trước, phù hộ cho vợ con, thầy cô, anh em, bạn bè.
Chúng tôi nhớ mãi bạn!
Tran Kienquoc 5/11/2016






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Tin buồn: Bạn Nguyễn Quốc Thắng (híp) mất



Bạn Nguyễn Quốc Thắng (híp)

Nguyễn Quốc Thắng - K6

B2
1954
Đã mất lúc 22:30 03/11/2016 tại BV 108, HN do bệnh
Mb: 0983.389858 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006138439344- Email: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006138439344 - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-quoc-thang.html - HN - VN
2// - Tự do - Bộ tư lệnh Hải quân -
3AE - Nguyễn Quốc Khánh K1, Nguyễn Thanh Hà K4, Nguyễn Quốc Thắng K6

1965

09/06/2012

đã mất lúc 22h23 ngày 3/11 2016, tại BV 108, HN do bị đột quỵ!
Tang lễ bạn Nguyễn Quốc Thắng (tức Thắng híp ) tổ chức từ 12h đến 13h thứ hai, ngày 7/11/2016 tại nhà tang lễ 125 Phùng Hưng.

Theo tin Nguyễn Phúc Cần K5, Nguyễn Phúc Học K7.



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Quốc Thắng!






Mời xem bài của Hà mèo: “Vô địch gẫy” - hameok6 Thứ Hai, 26 tháng 9 2011


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bạn Trỗi Kính viếng thầy Hồng Tuyến

Bạn Trỗi Kính viếng thầy Hồng Tuyến


Thầy trò Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống ở phía Nam sáng 26/10 đã xuống Vũng Tàu viếng thầy Hồng Tuyến - tác giả của bản Trường ca bất hủ đã được ca vang nửa thế kỉ qua.
Sau khi thắp nhang, anh Dương Minh xin phép cô cho hát tặng, tiễn đưa thầy 2 bài. Cô bảo quá tốt và anh Đông Nhân bắt nhịp để cả đoàn hát "Sinh ra trong khói lửa" và "Tiến bước dưới quân kỳ".

Meo Ha, Tran KienQuoc


Hát trước linh cữu thầy Tuyến - Video Meo Ha.





Thầy Phan Trung Trinh và Nam Điện k6 đến đầu tiên cùng Hà Mèo


Các đoàn vừa hội quân là vào viếng thầy. Đông Nhân chuẩn bị bắt nhịp hát Sinh ra...



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

TIN BUỒN: Thầy Nguyễn Hồng Tuyến đã mất



Thầy Nguyễn Hồng Tuyến

Thầy Nguyễn Hồng Tuyến

GV Nhạc
0
2016 - Mất ngày 25 tháng 10 năm 2016
Mb: 0985.065314 - Nr: - Cq: - FB: - Email: - Blog: - Vũng Tàu - VN
- - N

0

04/2016

- giáo viên dạy Nhạc, tác giả của Trường ca Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - đã vĩnh biệt chúng ta lúc 3g sáng hôm nay, 25/10/2016.
Bạn Nguyễn Thế Thịnh k5 đã cùng gia đình đưa thầy về nhà đêm qua. Sáng nay, Nguyễn Thế Thịnh và Ngô Phúc Chiến có mặt ở nhà thầy, cùng gia đình lo tang lễ.

Kế hoạch tang lễ:
- Nhập quan: 7g chiều nay 25/10/2016.
- Di quan: 4g sáng 27/10/2016.

Kế hoạch đi viếng:
- BLL các khóa liên hệ:
Đông Nhân (090380 7742),
Nam Điện (090380 5765),
Dương Minh (091815 6666)
Thế Thịnh (091384 8444).
để tổ chức ghép xe xuống viếng thầy.
Cùng có mặt lúc 10g sáng ngày 26/10/2016 tại nhà thầy: 1529/2 đường 30/4, phường 12, Tp Vũng Tàu.
BLL phía Nam kính báo!
(Theo tin của anh Trần Kiến Quốc đăng trên Blog K5)






Bạn Trỗi Kính viếng thầy Hồng Tuyến


Thầy trò Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống ở phía Nam sáng 26/10 đã xuống Vũng Tàu viếng thầy Hồng Tuyến - tác giả của bản Trường ca bất hủ đã được ca vang nửa thế kỉ qua.
Sau khi thắp nhang, anh Dương Minh xin phép cô cho hát tặng, tiễn đưa thầy 2 bài. Cô bảo quá tốt và anh Đông Nhân bắt nhịp để cả đoàn hát "Sinh ra trong khói lửa" và "Tiến bước dưới quân kỳ".

Meo Ha, Tran KienQuoc


Hát trước linh cữu thầy Tuyến - Video Meo Ha.






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/a


PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX: LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


Đã điên rồ thì chắc chắn thường làm những điều ngược ngạo và ngu ngốc rồi. Nhưng không phải chỉ có điên rồ mới làm những điều ngược ngạo, ngu ngốc. Nghĩa là thiên tài đôi khi cũng làm những điều ngu ngốc và trái lại ngu ngốc chưa hẳn đã điên rồ!
Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể gộp điên rồ và ngu ngốc vào một cái tên chung: rồ dại. Thường thì nhiều người nghĩ rằng một kẻ có ý nghĩ và hành động rồ dại là kẻ không có lý trí hoặc mất hết lý trí. Nghĩ như vậy là không đúng. Theo chúng ta, người rồ dại (hoặc đang ở trạng thái rồ dại) là người thiếu hẳn hoặc mất hết sự tự giác, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, hay cũng có thể nói, là người đã bị suy giảm nghiêm trọng lý trí, thậm chí là đến mấy hết lý trí, nhưng không phải là đã mất hết ý chí. Lý trí và ý chí là hai thứ khác nhau, trong lý trí có ý chí và trong ý chí có lý trí. Dù có những suy nghĩ và hành động gàn dở, ngược đời, thì không phải vì thế mà cho rằng người rồ dại không còn lý trí. Người rồ dại vẫn sống có lý trí, chỉ có điều lý trí ấy so với chuẩn mực qui ước thông thường, được đánh giá là khác thường, có ý chí không tỉnh táo, mê sảng, u muội…Đã là con người thì phải có lý trí. Có thể nói lý trí là ý chí đã ít nhiều bị tính chủ quan lũng đoạn.
Thường, chúng ta đều cho rằng những ý tưởng và hành động mang tính sáng tạo chỉ có thể có ở những người bình thường (không rồ dại), có ý chí mà sự lũng đoạn của tính chủ quan đã giảm thiểu, tức là đã có lý trí tỉnh táo và hơn nữa là vào những lúc lý trí đó trở nên sáng suốt cao độ. Điều đó có vẻ như không còn phải bản cãi nữa vì trong đời sống hàng ngày luôn xảy ra như thế và hơn nữa, dường như đã được xác nhận hoàn toàn bởi lịch sử phát triển khoa học. Có lý trí thì có sáng tạo! Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì thấy nhận định đó không chính xác. Thật ra, hiện tượng sáng tạo ở những lý trí tỉnh táo chỉ mang tính phổ biến thông thường chứ có khi cũng từ ý chí, mang tính đột xuất, bất ngờ.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>