CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH
“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
(tiếp theo)
Sau đó Ginxơ, bằng một con đường khác cũng đến được công thức này nên nó được gọi là “công thức Rêlây-Ginxơ”. Công thức này cũng không được thực nghiệm chấp nhận. Điều đáng chú ý là nếu công thức Viên tỏ ra phù hợp với thực nghiệm ở miền tần số cao và tỏ ra phi lý ở miền tần số thấp, thì công thức Rêlây-Ginxơ lại phù hợp với thực nghiệm ở miền tần số thấp nhưng phi lý ở miền tần số cao. Hơn nữa, đối với công thức Rêlây-Ginxơ, khi tính năng suất bức xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối thì dẫn đến một kết quả kỳ quặc, trái với thực tế: năng suất bức xạ toàn phần của vật đen ở mọi nhiệt độ đều lớn vô cùng!
Công thức Rêlây-Ginxơ làm choáng váng các nhà vật lý để rồi họ phải gọi nó bằng những cái tên đáng sợ như: “Tai biến tử ngoại”, “Thảm họa tử ngoại”, “Khủng hoảng tử ngoại”. Có tình hình đó là bởi vì các đường cong thực nghiệm hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy và đã có ứng dụng thực tế quan trọng, nhưng công thức Rêlây-Ginxơ cũng tỏ ra hoàn toàn hợp lý về mặt lý thuyết, có lập luận chặt chẽ không thể phủ nhận được và dựa trên những định luật nhiệt động lực học đã được thực nghiệm kiểm chứng kỹ càng và cũng qua thử thách lâu dài trong ứng dụng thực tiễn. Vậy mà thực nghiệm và lý thuyết lại mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức không thể dung hòa được. Nhưng nếu không khắc phục được sự bất hòa ấy thì vì thực tiễn có tính rõ ràng hơn, chân thực hơn, có sức thuyết phục hơn, cho nên chỉ còn cách phải xem xét lại lý thuyết, nghĩa là phải rà soát lại những khái niệm và suy lý của tư duy khoa học, hoặc chí ít cũng phải vượt qua định kiến thời đại để điều chỉnh lý thuyết sao cho phù hợp với thực nghiệm. Nói cách khác: nhiệm vụ của lý thuyết là giải thích đúng đắn thực tiễn chứ không phải bắt thực tiễn phục tùng nó, cho nên một khi lý thuyết mâu thuẫn với thực tiễn thì nó phải vừa xem xét lại thực tiễn vừa tích cực tư duy sáng tạo để tự sửa mình cho phù hợp. Chúng ta cho rằng đó là phương hướng mang tính tất yếu của mọi nghiên cứu, nhận thức khoa học. Chính vì thế mà có thể nói công thức Rêlây-Ginxơ đến như một tiếng pháo báo hiệu tình huống đã chín muồi cho hàm (hay ) xuất hiện dưới dạng đích đáng nhất của nó.
Max Planck sinh ngày 23-4-1858 ở Kiel, là con của một giáo sư luật. Năm lên 9 tuổi, Planck theo gia đình đến định cư tại Munich. Sau khi tốt nghiệp tú tài (năm 1874), ông theo học vật lý và năm 21 tuổi, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Munich và trở thành nhà vật lý lý thuyết. Năm 1885, Planck được phong hàm giáo sư trường Đại học Kiel và trở thành giáo sư thực thụ tại trường Đại học Berlin năm 1889. Năm 1907, sau khi nhà vật lý nổi tiếng Boonzman (thầy giáo trước đây của ông) qua đời, ông được cử sang đại học Viên (Áo) để thay thế. Ít lâu sau ông trở lại Berlin và làm việc ở đó cho đến cuối đời. Từ năm 1930 cho đến khi mất ông làm giám đốc Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết nổi tiếng Hoàng đế Wilhelm. Sau khi ông mất, viện này đổi tên thành Viện Planck.
1 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>