Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Ai bảo làm quan là sướng - K6 LS


Ai bảo làm quan là sướng

K6 LS
Mình có chú em cũng là giám đốc một sở của một tỉnh. Nghe oai phết!
Chả gì cũng dưới vài chục người nhưng hơn tỷ thằng.
Nhà, xe, lính lác theo sau... chẳng là cái đinh gì.
Ấy thế mà nó kêu khổ. Khổ ơi là khổ.
Nghe nó kể mới thấy đúng là khổ thật.

Cái cơ quan nó phụ trách nằm đúng tại một điểm du lịch lớn của cả nước đã đành, mà lại còn là nơi mọi người hay phải công cán qua lại. Giao tiếp xã giao hay công việc chỉ loáng cái là xong nhưng cái sự ăn uống mới nhiêu khê tợn, thành cái lệ rồi. Chủ không mời, khách "buồn". Mà chủ mời khách không chịu, lại "buồn" hơn.

Nếu chỉ phải "chiến đấu" với lượng khách tương đương quân mình thì nói làm gì. Thằng em sẽ tại vị bao lâu cũng được. Nhưng... Ôi! Cái chữ nhưng đáng ghét, thằng em thở dài. Số là "quân địch" đông như quân Nguyên. Bọn chúng đến gần như cùng lúc và thành nhiều toán khác nhau. Và thế là "quân ta" phải bố trí sao cho hợp lý. Thông thường mọi sự chỉ đạo luôn mỹ mãn. Tuy nhiên vào những ngày lễ tết thì quan quân mệt nhừ bao tử.



Tranh F.Lực
Các ca sỹ chạy show như thế nào thì bạn hãy tưởng tượng là gấp 3 hay 4 lần đi. Người ta mang tiền về nhà thì ở đây mang... những thứ về nhà mà chó còn chạy.
Triền miên... triền miên... ngày này qua ngày khác nối tiếp nhau không ngừng.
Ngoài cửa thỉnh thoảng vẫn có người qua lại đưa cái tô rỗng không xin ăn. Bên trong vẫn "... 1.2.3.. Zô" cạnh "đống" thức ăn thừa mứa.
Nhìn thằng em với vòng hai ngày càng phát triển, bỗng nhiên mình thấy thương nó quá.Nhìn ra bên ngoài thấy bà già và mấy đứa trẻ gầy guộc đói ăn tội nghiệp, mình lại thấy thương đời.
Chợt nghĩ: Không biết có phải họ đang ăn sống cái bà già và lũ trẻ kia không?
Mình cũng lịm đi sau những cơn say và mộng mị u uất ấy.
PS: Nhật ký một ngày điên.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 28 tháng hai năm 2012.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Khám phá Tuy Hòa: Vài hình ảnh về Tuy Hòa, Vũng Rô - Duy Đảo

Khám phá Tuy Hòa: Vài hình ảnh về Tuy Hòa, Vũng Rô

_ Duy Đảo _
Cuối tuần rồi có chuyến du hí Phú Yên, Tuy Hòa, tới 1 vùng du lịch còn hoang sơ. Xin gửi tặng anh em vài hình ảnh về cảng nước sâu Vũng Rô, biển Tuy Hòa và sân bay cũ đang được xây dựng thành cảng quốc tế... để biết về vùng đất lạ miền Trung nắng cháy này.
Biển sớmBiển sớm. X2000

Cảng Vũng Rô.Cảng Vũng Rô. X2000

Sân bay  cũ từ thời ngụySân bay cũ từ thời ngụy. X2000

Tất cả mới chỉ là bắt đầu.Tất cả mới chỉ là bắt đầu. X2000

Máy móc dăn cái  làm èo uột, không khi nào sân bay mới vào khai thác. Mà có quá lãng  phí?Máy móc dăn cái làm èo uột, không khi nào sân bay mới vào khai thác. Mà có quá lãng phí?X2000

Cửa sông.Cửa sông. X2000

Tp biển.Tp biển. X2000

Toàn cảnh Tp Tuy Hòa nhìn từ núi Nhạn.Toàn cảnh Tp Tuy Hòa nhìn từ núi Nhạn. X2000

Núi Chóp Chài  (cao 4000m) nhìn từ xa như kim tự tháp.Núi Chóp Chài (cao 4000m) nhìn từ xa như kim tự tháp. X2000

Kè đá cũng là nơi ghé thăm của du  khách. Như đám da cá sấu...Kè đá cũng là nơi ghé thăm của du khách. Như đám da cá sấu...X2000

Đầm Ô Loan.Đầm Ô Loan.X2000

Cầu gỗ dân tự làm qua đầm Ô Loan.Cầu gỗ dân tự làm qua đầm Ô Loan. X2000

Tháp Chàm trên núi Nhạn.Tháp Chàm trên núi Nhạn.X2000





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đón bạn Trỗi từ xa về - TranKienQuoc

Start:     Feb 26, '12
Location:     Hoa Viên Mạc Đĩnh Chi, TPHCM.


Trưa qua nhận được điện thoại của Hưng "cố đạo" báo Đặng Quân Chính k6 về, đang cà kê với bạn bè ở Hoa Viên Mạc Đĩnh Chi. Báo cho Duy Đảo rồi ra ngay.
Đến nơi gặp thêm Hùng "canxi" (bạn trường Bé, ra Bắc năm 1964 cùng Minh "đu". Năm 1968 từ Quế Lâm về quậy "khét tiếng Hà Thành" cùng Quân Chính, Quang Chính k5). Anh em k6 có: Minh "đu", Hà Mèo, Hưng "gô" cùng vợ chồng Quân Chính. Lính Trỗi gặp nhau lại vui nổ trời.
Tăng 2 thêm Thắng "biêu", Hoài Phúc "lồi", Tâm "heo".
Kết thúc, anh em ra về, Quân Chính cùng Tâm đi thăm Hồng "lồi".



Tăng 1Tăng 1 X2000
Tăng 2 Tăng 2X2000





Đăng lại tin của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ hai, ngày 27 tháng hai năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Chiến lược gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn - Bạn Trỗi K6

Rating:★★★★★
Category:Other

Đặng Kim SơnĐặng Kim Sơn


Đặng Kim Sơn

Sinh ngày 2 tháng 5 năm 1954
Quê quán: Xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
1976 Kỹ sư Đại học Nông nghiệp, Hà Nội
1977- 1978 Quy hoạch nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long
1979-1980 Tổng cục khai hoang kinh tế mới
1980-1983 Phó Giám đốc Nông trường Thanh Niên, Hà Tiên, Kiên Giang
1984 -1996 Phó Giám đốc Trung tâm chuyển giao kỹ thuật Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ
1990-1994 Chuyên gia dự án quy hoạch tổng thể ĐBSCL của ngân hàng Thế giới và UNDP
1992 Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
1994 -1996 Thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Stanford, Calofornia, Mỹ
1997-2000 Phó vụ trưởng Vụ Chính sách, Bộ NN&PTNT
2005 đến nay Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.


(Nhấp chuột vào tên bài muốn xem).



Tác phẩm (đã được giới thiệu tại các Blog BạnTrỗi)
  1. Suy nghĩ chiến lược của 1 bạn Trỗi - Kiến Quốc giới thiệu bài phỏng vấn Đặng Kim Sơn: "Con đường nào cho nông dân?" của Quốc Phương tại BBC - 21/8/2009, Blog K6.
  2. Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! Miễn hiệu quả! - Lương Bích Ngọc, 24/8/2010, Blog K6
  3. Đã là bạn Trỗi thì đều đáng tự hào - Phúc Chiến, Vũng Tàu, 11/12/2010, Blog K6
  4. Rau sạch - Quang Trung, 14/01/2011, Blog K6
  5. TS Đặng Kim Sơn bày cách tránh "vạ" Tết sếp - Lương Bích Ngọc, Nguyễn Yến, 22/1/2011, Blog K6
  1. TS Đặng Kim Sơn: ’Người cầm đèn chạy trước ô tô’? - Lương Bích Ngọc - Lê Ngọc Nhung (VietNamNet 2005), 14/8/2010, Bee.Net.Vn
  2. Kỳ 2: "Không đủ tiêu chuẩn thì rời vị trí..." - Lương Bích Ngọc - Lê Ngọc Nhung (VietNamNet 2005), 16/8/2010, Bee.Net.Vn
  3. Sự kiện và bình luận - TIÊN LÃNG nóng và lạnh - YouTube Video, 15/2/2012, Blog K8.
  4. Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng - Nam Nguyen giới thiệu, 12/4/2012, Blog K8.


Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
  1. Nông thôn và nông dân trước lộ trình công nghiệp hóa - 6/6/2011, Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 23 ngày 04/06/2011.
  2.  
  3. Nông dân cần động lực mới - 15/10/2010, trả lời phỏng vấn báo SGGP.
  4. Chưa thể đảm bảo 30% lợi nhuận cho người trồng lúa - 29/6/2010, Lê Huê (Theo Báo Sài Gòn giải phóng online)
  5. Điều hòa “dạ dày” thế giới - 16/6/2010, Báo Diễn đàn doanh nghiệp
  6. Đối thoại chính sách còn là thách thức - 25/1/2010, trả lời phỏng vấn Báo Người Đại Biểu Nhân Dân.
  7. Vai trò của đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất. - 2/11/2011, trả lời phỏng vấn Agroinfo - InvestTV.


Trả lời phỏng vấn
  1. Gặp gỡ đầu tuần - Trò chuyện về đề án "tam nông" - XUÂN TRUNG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện, 09/06/2008, Tuổi Trẻ Online.
  2. Giải quyết lao động thừa ở nông thôn - Nam Nguyên, phóng viên RFA, 11/05/2010, Radio Free Asia.
  3. Ngành nông nghiệp đã cứu đất nước này - Tư Giang thực hiện, 14/08/2011, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.
  4. Chúng ta đều mắc nợ nông dân - Mai Xuân Nguyên, Hoàng Anh, 23/01/2012, Báo Nông nghiệp Việt Nam.
  5. Đầu tư vào nông thôn, cần có chính sách đặc biệt - Thúy Nga (thực hiện), 2/2/2012, Báo điện tử Kinh tế nông thôn.
  6. "Thật là hay nếu Bộ trưởng Thăng..." - 27/10/2011, Báo điện tử Kiến thức Bee.net.vn
  7. Cần sớm thiết lập kênh đối thoại chính sách - Lê Hân (thực hiện), 17/01/2012, Dân Việt - Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay.
  8. Ưu đãi hơn nữa, mới mong thành công - 08/2011, Báo Nông nghiệp VN.
  1. Chuyện đất đai, đến lúc cũng phải nhìn thẳng vào sự thật - Nhà báo Thu Hà, 15/2/2012, Tuần Việt Nam.
  2. Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo - Nhà báo Thu Hà, 14/2/2012, Tuần Việt Nam.
  3. "Người dân thực sự làm chủ ruộng đất được bao nhiêu năm?" - Nhà báo Thu Hà, 13/2/2012, Tuần Việt Nam.
  4. Tiên Lãng và cơ hội sửa sai - Lê Nhung (lược thuật), 10/2/2012, Theo Vietnamnet.vn.
  5. Trực tuyến: từ Tiên Lãng, bàn chuyện sửa luật Đất đai - 9/2/2012, Tuần Việt Nam.
  6. Ai hưởng lợi trên đất nông thôn VN? - Quốc Phương, 31/1/2012, BBC Tiếng Việt.
  7. Thực phẩm bẩn: Dân ta nơm nớp "ăn trong sợ hãi"... - Hoàng Hạnh, 24/05/2012, Phunutoday.vn.


Sách đã xuất bản

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

"Bồi dưỡng" - K6 LS

"Bồi dưỡng"

K6 LS
Hồi ở ĐHKTQS luôn có những trận đấu bóng đá giữa các khóa, các đại đội, học viên với giáo viên... Mục đích chỉ làm cho không khí đỡ nhàm chán vì mỗi khi rảnh rỗi là một số học viên lại tìm cách nhảy tường ra ngoài bù khú, cắm nợ các quán. Còn lại thì nhớ gia đình hay viết thư cho người yêu. Như thế thật là ủy mỵ và không tốt cho học viên một tý nào.
Ngày mai là mồng 2-9, đột nhiên đại trưởng gọi tôi lên và nói:
- Đồng chí tập hợp đội bóng đại đội mình để thi đấu với các học viên khóa 10. Cố gắng thi đấu cho tốt vì có giải thưởng đấy.
Thật ra chúng tôi cũng đã tự tổ chức thi đấu tự nguyện với nhau khá nhiều lần và chuyện thắng thua không quan trọng, miễn là vui thôi. Thế mà bây giờ lại có giải thưởng!
Tôi như bay về đơn vị và nhanh chóng điểm quân. KVK7, Tuấn Hải Phòng, Thảo "lỗ" k9, Hiền "ve" K8...
Sau khi tôi thông báo và giải thích thì tinh thần anh em phấn chấn hẳn lên. Chúng tôi quyết định tập rượt trước ngay chiều hôm đó và phân công vị trí hẳn hoi.
Trận đấu xảy ra khoảng 10h sáng, sau lễ mít tinh kỷ niệm ngày thành lập nước. Giải thưởng là quả bóng bằng cao su (TCVN XXXX) có lỗ bơm hơi bằng một cái van nhỏ bằng que tăm bây giờ. Đặc biệt là nó được sử dụng luôn cho trận đấu. Ai thắng thì mang nó về luôn bất kể tình trạng nó ra sao.
Trọng tài trận đấu là Hòa "tầu" K6. Các fan xung quanh sân chật cứng, thậm chí đứng qua cả vạch vôi.
Trận đấu bắt đầu, chúng tôi nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí và tổ chức tấn công. Đôi bạn hoàn toàn bị động trước những cú vô lê móc ngược của KVK7, và kỹ thuật rê dắt của Tuấn HP...
Sau khoảng 10 phút Tuấn HP đã tâng bóng qua đầu Đông "ky" và sút tung lưới đội bạn.
Bị thua trước khá bất ngờ đội bạn vùng lên tấn công nhưng một lần nữa chúng tôi lại ghi bàn. 2-0 là kết quả của hiệp 1. Lúc giải lao chúng tôi tranh thủ "giải khát" bằng nước trà bồm pha đường. Tuyệt nhất là lại được mấy anh em lấy mũ quạt cho khỏi nóng. Một tên thì thầm vào tai tôi:
- Thắng trận này mình không phải đi mượn bóng nữa rồi. Tôi nhìn hắn và gật đầu tin tưởng.


Hiệp 2 bắt đầu. Chúng tôi có vẻ chậm hơn (có thể chúng tôi đã giải khát quá mức cần thiết chăng?). Khoảng 15 phút sau chúng tôi bị thủng lưới trong một tình huống không có trong sách luật của bóng đá. Số là xà ngang và cột dọc của khung thành được buộc với nhau bằng dây thép. Cột dọc thừa ra khoảng 30 cm so với xà ngang. Oái oăm thay cú sút của đội bạn lại sút vào chỗ thừa ra đó rồi bật lại và nảy vào khung thành. Hòa "tầu" cho đội bạn ăn quả đó nhưng chúng tôi không chịu. Cãi nhau một hồi thì Hòa "tầu" nói:
- Luật là cứ đá vào bất cứ chỗ nào của khung thành rồi nảy vào thì vẫn tính thành bàn.Việt nói...
Trận này trọng tài Hoà Tàu được đội bạn bồi dượng một hộp sữa Thông Nhất quá đát nên thiếu công tâm. Tối ấy ở quán Bà Tòng hắn thừa nhận K10 đông bạn quen hơn K11 nên phải sử lý cho đúng tình và quà.
14:08 Ngày 21 tháng 2 năm 2012

HMK6 nói...
- Hòa tầu tuy có hộp sữa, nhưng bắt vậy là đúng vì nếu có cái lỗ trước cửa gôn làm bóng nẩy vào thì theo luật vẫn là vào.
21:39 Ngày 21 tháng 2 năm 2012

(Không biết có luật đó không nhưng trọng tài đã quyết và đội bạn cũng rất hăng hái ủng hộ trọng tài nên chúng tôi chấp nhận 2-1).
Về cuối trận, để cho chắc ăn tôi lui về trấn giữ khung thành. Đội bạn cũng gia tăng sức ép lên khung thành chúng tôi. Đúng phút cuối cùng của trận đấu đội bạn đá một cú cầu âu để vớt vát. Đáng ra tôi nên đấm bóng vượt qua khung thành thì tôi lại nhảy lên bắt. Sân trơn, bóng ướt nên bóng đã lọt qua tay tôi và 2-2 là tỷ số cuối cùng.
Không thể đá hiệp phụ vì cũng đã muộn giờ nên hai đội phải sút 11m luân lưu.
Chúng tôi đã thua trong đợt sút đó. Đội bạn ôm quả bóng chạy quanh sân trong tiếng reo hò của các fan của họ. Cả đội ngán ngẩm kẻ đứng người nằm, xung quanh là những fan với cùng tâm trạng.
Đúng lúc đó, đại trưởng xuất hiện và nói:
- Các đồng chí thi đấu rất tốt và đá hay hơn đội bạn. Thua là vì không may mắn thôi. Đơn vị quyết định "bồi dưỡng" cho các đồng chí 2 tút thuốc lá Tam đảo.
Ôi! HữuThành.Nguyễn nói...
Chính sách bồi dưỡng như thế là thống nhất toàn quân rồi.Đợt đi quân trường năm 1968 của k4 (sau đó là k3) đã được bồi dưỡng như thế mà. Mỗi kỳ lao động công ích là thế nào cũng có bồi dưỡng thuốc lá Be-ra-ti, người vài điếu. Chẳng lẽ kêu "ối các thầy ơi, ở đây được bồi dưỡng thuốc lá". Vì K4 sẽ còn quay về trường học nốt lớp 10 :-)
12:04 Ngày 21 tháng 2 năm 2012

HMK6 nói...
- Hồi đó thuốc lá đâu có độc hại! Các bác ngành y trực đêm chắc cũng có chế độ bồi dưỡng bằng thuốc vậy?
21:39 Ngày 21 tháng 2 năm 2012

Không biết các bác bên ngành y nghĩ gì nhưng chúng tôi thấy thích hơn cái phần thưởng kia.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 21 tháng hai năm 2012.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

"Hành khúc ngày bình yên" - Trần Bắc Hải

Start:     Feb 19, '12
Location:     Blog


   Tưởng nhớ ngày bạn hi sinh

Hành khúc ngày bình yên

Trần Bắc Hải
LS Nguyễn Tiến Quân.LS Nguyễn Tiến Quân.



Lẽ ra phải đăng bài này lên trang K6 mà lâu nay không sử dụng Multiply, quên cả cách đưa bài. Bài đã viết 16/2/2009 cho LS Nguyễn Tiến Quân K6 hy sinh trong chiến tranh chống TQ xâm lược 2/1979. Gần đây mới được Yên Lam phối khí và thu âm lại.



Mời xem thêm: Tôi viết ”Hành khúc ngày bình yên” - Trần Bắc Hải, 18/07/2012, Giai điẹu xanh.



HÀNH KHÚC NGÀY BÌNH YÊN

Làng quê tôi xanh lũy tre
Chiều bình yên thoảng vẫn nghe quân hành
Chiều bình yên màu lá xanh
Xanh bao đời như tóc người ngày ra đi


ĐK
Đầu xanh ơi mãi không bạc
Tóc xanh đi mãi lưng trời
Để lại tóc bạc cho người Vọng Phu
Vọng Phu ngàn năm vẫn đợi
Tóc xanh mười tám suốt đời
Để lại bình yên một khúc quân hành

Ngày ra đi bên trái tim
Mảnh lụa thêu đôi cánh chim hòa bình
Đường trường chinh hun hút xa
Trên quê nhà in dấu chân ngựa Ông Gióng

ĐK

 
 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của Trần Bắc Hải (đã đăng tại Blog K4: Thứ bảy, tháng hai 18, 2012).




 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

40 năm, Võ Nguyên Trọng bạn tôi trở về - Trần Kiến Quốc


40 năm, Võ Nguyên Trọng bạn tôi trở về

Trần Kiến Quốc

Nghe tin hài cốt liệt sĩ Võ Nguyên Trọng sau 39 năm được tìm thấy và đón về Hà Nội giữa tháng 12-2011, chúng tôi, những đồng đội thuở Thiếu sinh quân chống Mỹ (1965-1970) thuộc Tổng cục Chính trị, mừng khôn tả. Qua Võ Nguyên Tuệ - em trai liệt sĩ, biết điện thoại của CCB Nguyễn Văn Tâm (nguyên Chiến sĩ Trung đoàn 46, Sư đoàn 1 và là người trực tiếp đón Trọng lên), tôi liên lạc ngay với anh. Người lính đơn giản, chỉ dăm câu ba điều đã là bạn.

Đúng ngày 24-12-2011, tụ họp đồng đội lứa Thiếu sinh quân. Vậy là Tâm thành khách danh dự. Gặp Tâm, bao nhiêu chuyện về lính mặt trận, về Trọng bây giờ mới biết.
Xe đón hài cốt liệt sĩ chuẩn bị rời Kiên Giang ra Bắc.Xe đón hài cốt liệt sĩ chuẩn bị rời Kiên Giang ra Bắc.



1. Cuộc đời chinh chiến
Mùa hè năm 1970, Trọng vừa học xong lớp 9 (hệ 10 năm). Trường Thiếu sinh quân giải thể, anh về thị xã Thanh Hóa sống với ba mẹ. Ba Trọng, bác Võ Nguyên Lượng, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa.

Cuối năm 1970, Trọng tình nguyện xin ra chiến trường. Luyện quân xong, anh được bổ sung vào Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 và hành quân dọc Trường Sơn vào Nam. Vào đến miền Tây Nam Bộ, Trung đoàn 52 được đổi sang phiên hiệu Trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 1. Trung đoàn 46 có mật danh K6.

Là lính thuộc Ban Tham mưu trung đoàn, Trọng có dáng thư sinh lại nhanh nhẹn, hoạt bát nên được trên, dưới quý mến. Trọng cùng đơn vị lăn lộn trên đất An Giang, Kiên Giang, bao phen lênh đênh trong rừng tràm mùa nước nổi… Rồi mùa khô năm 1971, đơn vị sang chiến đấu bên Cam-pu-chia, dọc ngang các tỉnh Công-pông Chnăng, Công-pông Xpư, Cô Công...

Tuy quê hương là Quảng Ngãi nhưng vì ba mẹ công tác ở xứ Thanh mà Trọng có tình cảm thân thiết với quê hương thứ 2 này. Thượng tá Phạm Quang Thư, đồng đội quê Thanh Hóa, còn sống sót từ chiến trường trở về, kể lại: Ngày Trọng đăng ký nhập ngũ, bác Lượng rất ủng hộ. Mặc dù có đủ lý do để Trọng được ở lại miền Bắc, tiếp tục học tập, Bác đã hành động đúng với lương tâm và trách nhiệm của người đứng đầu về Đảng ở tỉnh. Hành động ấy đã động viên các gia đình và thôi thúc hàng nghìn thanh niên, học sinh Thanh Hóa lên đường nhập ngũ. Trong những ngày luyện quân, bác đã đến thăm và động viên các chiến sĩ trẻ của tỉnh nhà...

Tháng 8-1972, K6 nhận nhiệm vụ đánh vào Nhà máy Xi măng Hà Tiên. Đơn vị đã triển khai phương án tác chiến. Nhưng điều kiện sống hết sức thiếu thốn, gian nan. Hiếu - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 - vì không chịu được gian khổ đã chiêu hồi. Ngay trong ngày 18-8-1972, đồng chí Vỵ, Trung đoàn phó, đã xuống làm việc với Ban chỉ huy Tiểu đoàn 6. Trọng được theo tháp tùng.

Xong việc, trở về Trung đoàn bộ, Trọng tranh thủ xuống bếp lấy cơm cho anh em. Trên đường về bất ngờ bị trúng pháo kích, Trọng bị thương nặng ở ổ bụng. Đồng đội đưa anh vào Trạm phẫu trung đoàn. Hết máu dự trữ, bác sĩ Khiêm, người Hà Nội, đã tự lấy xi-lanh rút máu trên cánh tay mình để cứu đồng đội. Nhưng Trọng mất máu quá nhiều. Đêm hôm đó, 9 giờ, Trọng đi…

Sáng hôm sau, đơn vị mai táng Trọng gần Trạm phẫu đóng ở xã Dương Hòa, gần Ngã ba Hòn Chông. Hy sinh ngày 18-8-1972, vậy là Võ Nguyên Trọng vừa tròn 20 và anh vẫn “mãi mãi tuổi 20”!

Cũng vì tên Hiếu phản bội mà suốt mấy ngày, trực thăng UH-1 vè vè trên đầu, ra rả phát loa xuống: “Sư 1 Cộng sản xâm lấn miền Tây. Trong đơn vị có cả con trai Bí thư Thanh Hóa. Chúng tôi đã biết. Các anh hãy quy hàng chánh quyền Việt Nam Cộng hòa…”. Rồi pháo kích liên tục.

Ba hôm sau, chúng ồ ạt tấn công vào nơi đóng quân của K6. Bệnh xá không kịp di dời. Trong trận chiến đấu bảo vệ thương binh, bác sĩ Khiêm, đại đội trưởng anh dũng hy sinh. Trạm phẫu gần như bị san phẳng.
Cán bộ Đội K92 bàn giao hài cốt liệt sĩ Võ Nguyên  Trọng cho em trai Võ Nguyên Tuệ (bên trái).Cán bộ Đội K92 bàn giao hài cốt liệt sĩ Võ Nguyên Trọng cho em trai Võ Nguyên Tuệ (bên trái).






2. Tìm kiếm

Năm 1974, cụ Võ Nguyên Lượng mất... Tháng 5-1975, đất nước thống nhất. Nghe phong thanh, Trọng đã hy sinh nhưng khi nhận được giấy báo tử “hy sinh ở mặt trận phía Nam”, mẹ Trọng không chịu đựng nổi. Bà suy sụp.

10 năm, 20 năm, 30 năm trôi qua, cả nhà trông ngóng, tìm kiếm mà không biết mộ phần Trọng ở đâu. Chị gái Võ Hồng Vân quá thương em mà “thân gái dặm trường”, lặn lội vào tận Kiên Lương, Kiên Giang. Em trai Võ Nguyên Tuệ cũng không dưới chục lần về chiến trường cũ, nơi anh trai đã chiến đấu, tìm dấu vết.

Bạn bè, đồng đội và Ban Liên lạc Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi nhờ Báo QĐND, nhờ Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng nhắn tìm Trọng. Thư cho Phòng Chính sách Quân khu 9 và Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa không có hồi âm. Còn Sư đoàn 1 sau chiến tranh đã giải thể, gia đình không có liên lạc. Biết tìm Trọng nơi đâu?

Nghe có đồng đội của Trọng, tên là Cư (y tá Trung đoàn bộ) còn sống và bám đất Kiên Giang suốt từ 1975 đến nay, Tuệ đã tìm đến. Anh Cư kể lại những tháng ngày gian khó, thậm chí sau đợt địch đánh vào Trung đoàn bộ và Trạm phẫu, anh Cư đã nằm mấy tháng trời cạnh mộ Trọng. Hy vọng nhỏ nhoi bừng cháy. Vậy mà khi được dẫn tới nơi chôn cất thì không thể xác định được. Lại phải quay về. 
Di ảnh liệt sĩ Võ Nguyên Trọng.Di ảnh liệt sĩ Võ Nguyên Trọng.


3. Từ “đường dây” của những CCB Trung đoàn 46

Mọi hy vọng bừng lên, nhen nhúm rồi lại tắt ngấm. Vô định!... Nhưng, trong “nhiều-điều-không-thể” ấy lại có “một-điều-có-thể”.

Cùng Trung đoàn 46 có anh Quyết, hết chiến tranh về sống ở Thái Nguyên. Gia đình không chỉ có anh là lính K6 mà còn có người anh trai, nhưng ông anh đã hy sinh ở Kiên Lương. Thương nhớ anh, CCB Quyết bỏ công việc làm ăn đi tìm mộ. Chưa tìm thấy mộ anh thì lại giúp tìm ra mộ nhiều đồng đội.

May mắn làm sao, khi anh Quyết vào tới Quân khu 9 thì được “thực mục sở thị” 10 bộ sơ đồ ghi lại khu vực chôn cất các liệt sĩ của K6 ở Kiên Lương, Kiên Giang. Trong đó có sơ đồ đánh dấu khu vực chôn cất 9 liệt sĩ gần Trạm phẫu (đóng quân thời gian tháng 8-1972), có tên tuổi 3 liệt sĩ người Hải Phòng, một người Hải Dương, một người Thái Bình và 4 liệt sĩ Thanh Hóa trong đó có Võ Nguyên Trọng. Anh Quyết liên lạc ngay với các gia đình liệt sĩ nói trên. Tiếc là không liên lạc được với gia đình Võ Nguyên Trọng, vì không có địa chỉ. Nhưng anh Quyết vẫn báo tin này cho anh Tâm (CCB K6, nay sống ở 185/1 đường 3 tháng 2, quận 10, TP Hồ Chí Minh). Theo “đường dây” của những người bạn vào sinh ra tử, anh Tâm nhớ ngoài Hà Nội có anh Hải, đồng đội K6. Đã có lần Hải hỏi anh về “nơi chôn cất con trai Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa”.

Đầu tháng 9-2011, Tâm gọi cho Hải, báo tin Phòng Chính sách Quân khu 7 tổ chức cho gia đình cùng Đội K92 Quy tập liệt sĩ tỉnh Kiên Giang đi tìm mộ liệt sĩ chôn cất gần Trạm phẫu. Anh Hải lục tìm địa chỉ gia đình Võ Nguyên Trọng. Hai vợ chồng Võ Nguyên Tuệ được tin, lập tức nhập cuộc. Giữa tháng 9-2011, gia đình 9 liệt sĩ cùng anh Nguyễn Văn Tâm và Đội K92 “hành quân” về chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa, xã Dương Hòa, Kiên Lương, Kiên Giang. Tìm kiếm, đào bới và tìm thấy 8 bộ hài cốt. Ngay sau đó, 8 mẫu hài cốt được chuyển ra Hà Nội.


4. Sự diệu kỳ của khoa học

Ngày 20-9-2011, chuyến xe của Quân khu 7 chở mẫu hài cốt 8 liệt sĩ - chôn cất tại xã Dương Hòa năm 1972 - đã tới Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam). Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và Phòng Chính sách Quân khu 7 đã triển khai công việc “giám định gen” với Viện. Mẫu phẩm của thân nhân cũng được lưu giữ.

Chỉ sau 2 tháng kiểm tra đối chứng, bằng công nghệ hiện đại nhất, Viện Công nghệ sinh học thông báo: Kết quả chính xác 100%! Đó đúng là hài cốt của 8 liệt sĩ có tên, đã hy sinh và yên nghỉ tại chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa.

Các gia đình trở lại Kiên Giang đón hài cốt thân nhân. Ngày 14-12-2011, hài cốt liệt sĩ Võ Nguyên Trọng về tới Hà Nội. Vậy là sau gần 40 năm, hài cốt của Trọng và 7 đồng đội đã trở về với gia đình. Chỉ tiếc là khi Trọng về thì mẹ không còn, bà mất năm 2004.

Sáng ngày 30-12-2011, gia đình cùng chính quyền phường Trung Tự tổ chức Lễ đón nhận và truy điệu liệt sĩ Võ Nguyên Trọng tại Nhà tang lễ Quân y viện 354. Đồng đội Trung đoàn 46 cùng bạn bè thuở Thiếu sinh quân có mặt đón bạn.

Trần Kiến Quốc

 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của Trần Kiến Quốc (đã đăng tại Báo điện tử Quân đội nhân dân, Báo liếp K5 giới thiệu: Thứ Sáu, 17/02/2012).




 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Các tộc người ở TQ - hameok6


Các tộc người ở TQ

haeo
Chúng ta đều biết lá cờ của TQ có 5 ngôi sao (chứ không phải 6 như cán bộ nào đó đã từng “lầm lẫn”) thể hiện 5 dân tộc lớn đang sống trên đất TQ. Lớn nhất tất nhiên là người Hán rồi (sẽ trình bày sau) và 4 dân tộc lớn tiếp theo là:

  1. Dân tộc Mông có hơn 5,8 triệu người, chủ yếu sống ở khu tự trị Nội Mông và các châu, huyện tự trị ở các tỉnh, khu tự trị như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v. Đây chính xác là dân Mông Cổ tách ra gắn liền vào TQ sau khi Thành Cát Tư Hãn chiếm TQ.

  2. Dân tộc Tạng có khoảng 5,4 triệu người chủ yếu ở khu tự trị Tây Tạng. Đó là một dân tộc có từ lâu đời trên cao nguyên Thanh Tạng. Dân này có ngôn ngữ tương tự Miama.

  3. Dân tộc Mãn phân bố tại các địa phương toàn quốc, trong đó sống tập trung nhiều nhất tại đông bắc. Bọn này gốc là các bộ tộc Nữ Chân từng lập ra nhà Kim và sau này là nhà Mãn Thanh chiếm cứ TQ và bị Hán hóa.

  4. Dân tộc Hồi - bọn này có nguồn gốc là dân Ả-rập và Iran đến định cư và hòa nhập với người Hán, bởi vậy có nhiều người theo cái tôn giáo có nét giống đạo Hồi – Islam. Dân tộc này có hơn 9,8 triệu người chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ tây bắc TQ. Các nơi khác ở TQ cũng có nhiều dân Hồi sống tập trung và tản mát, có thể nói dân tộc Hồi là dân tộc thiểu số phân bố rộng nhất TQ.
Ngoài ra còn có 52 dân tộc khác bị coi là thiểu số nhưng một số trong đó có số dân không thua gì mấy dân trên. Gồm:
  • Dân tộc Choang là dân tộc đông nhất trong các dân tộc được gọi là thiểu số TQ, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Choang Quảng Tây. Quế Lâm là thủ phủ của khu này. Dân này nói tiếng y như dân Tày của xứ mình nên hồi đó Chu tày k6 nói chuyện với tụi tàu thoải mái (trừ mấy từ tân tiến như: XHXH, CMVH …là khác)

  • Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là Uyghur) có khoảng 8,4 triệu người sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, nơi còn gọi trong các sách cổ là Tây Vực. Tụi này có nòi giống lai Âu-Á, mũi cao, da trắng. Trước khi bị nhà Thanh xâm chiếm, từng có quan hệ với Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).

  • Dân tộc Mèo có gần 9 triệu người, chủ yếu tập trung tại Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông. Tụi này từng có quan hệ mật thiết với người Mèo VN vì thật ra chẳng khác gì nhau.

  • Dân tộc Di có hơn 7,7 triệu người chủ yếu phân bố tại Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây. Đây vốn là các bộ tộc được gọi là dân Chi, dân Khương từ miền Bắc di chuyển xuống phương Nam và hòa nhập với các bộ tộc phía Nam mà hình thành dân tộc mới.
Và 48 dân tộc khác là: Triều Tiên, Hách Triết, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Tụi này thì thiểu số thiệt. 


Tuy các dân tộc gọi là phân bổ như vậy, nhưng thực tế dân Hán hiện nay sinh sống tràn lan và lấn át trong khắp các vùng được gọi là của dân tộc khác. Có thể thấy ở Khu tự trị Nội Mông được gọi là của người Mông và khu Hồi Ninh Hạ của người Hồi, thì người Hán ở đây chiếm tới 97%, Khu tự trị Choang Quảng Tây cũng có tới 62% là người Hán, vùng Tây Bắc TQ được coi là nơi gốc gác của dân Mãn thì người Mãn cũng chỉ có khoảng 7% dân số!

Vây còn dân tộc Hán thì sao?
Dân Hán đông nhất - khoảng 1,2 tỷ người - chiếm hơn 91% dân số TQ. Thực ra dân Hán vốn có nhiều nguồn gốc khác nhau bắt nguồn từ các thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị, … sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên và cho mãi tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, họ mới hòa hợp với nhau tạo thành dân Hoa Hạ rồi cho tới sau khi hòa hợp với dân Mông thời nhà Nguyên mới hình thành cái dân tộc mà họ tự gọi là Hán. Và vì thế dân Hán không phải là một dân tộc thuần nhất mà có bao gồm 8 tộc người chính (còn các tộc nhỏ không tính) vì họ có ngôn ngữ không giống nhau, khi nói chuyện không hiểu nhau và có sự khác biệt văn hóa rất rõ nét. Ngay các món ăn Hán cũng mang đặc thù “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua” với các hệ món ăn lớn là Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông bắc, Quảng đông, Giang Tô, Phúc Kiến, …

8 tộc dân Hán bao gồm:
  1. Đông nhất là dân Hán sống ở khu vực rộng lớn từ phía bắc kéo dài tới tây nam TQ tạm gọi theo ngôn ngữ của họ là người Hán Quan Thoại (tiếng nói của quan). Dân này có khoảng 867,2 triệu người hiện đang thống trị toàn bộ TQ. Dân này tự coi mình là trung tâm (Trung Quốc: nước trung tâm) còn xung quanh là Nam Man, Đông Di, Tây Mọi, Bắc Rợ.

  2. Tiếp đến là dân Hẹ (hay còn gọi Gia Khách hay Hakka). Đây chính là một bộ phận người Hán cổ không chịu đồng hóa với các dân tộc khác nên đã lần lần di chuyển xuống miền Nam. Tới nay họ sống chủ yếu ở một phần Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Dân tộc này có khoảng 34 triệu người.

  3. Dân Ngô sống ở Thượng Hải, phần lớn tỉnh Triết Giang, miền Nam tỉnh Giang Tô, tỉnh Giang Tây, một phần Phúc Kiến và phía Bắc Hồng Kông. Dân số khoảng 77 triệu người.

  4. Dân Tương hầu hết sống ở Hồ Nam, có khoảng 67 triệu người. Mao chính là người dân này.

  5. Dân Quảng Đông có khoảng 71 triệu người sống tại các vùng Đông Nam của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Ngôn ngữ của dân này gọi là “Việt ngữ”. Đây chính là dân “Bách Việt” mà nhiều người cho là “bà con” với dân mình.

  6. Người Mân Nam thuộc tộc người Mân. Người Mân được chia chủ yếu thành 2 loại lớn là Mân Nam và Mân Bắc (vì thật ra còn có Mân Đông, Mân Tây nữa). Người Mân Nam sống chủ yếu tại Phúc Kiến, khu vực Sán Đầu (Triều Sán – Triều Châu), bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông, cực Nam của tỉnh Triết Giang, phần lớn Đài Loan và phần lớn Hải Nam. Họ có 49 triệu người. Đây là tộc người di cư nhiều nhất. Rất nhiều người Mân Nam hiện sống tại các nước Đông Nam Á. Người Tiều ở Chợ Lớn là dân này.

  7. Dân Mân Bắc: Tuy gọi là Bắc, nhưng dân này sinh sống ở miền Trung và Nam tỉnh Phúc Kiến. Dân số khoảng 10,3 triệu.

  8. Người Cám sinh sống tại miền Trung và Bắc Giang Tây, miền Đông Hồ Nam, An Huy và Hồ Bắc. Họ có khoảng từ 30 triệu người.
Như vậy, nếu chỉ tính các tộc người lớn thì ở TQ có 16 tộc người có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau còn chính trị thì đều do dân Hán Quan Thoại giống như người Nga ở Liên Xô trước kia vậy.


 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 16 tháng hai năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng cùng 7 đồng đội đã được về yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà - Phạm Văn Phủng

Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng cùng 7 đồng đội
đã được về yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà

Phạm Văn Phủng
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

Sáng 30 tháng 12 năm 2011, tiết trời se lạnh, nhưng ai có mặt ở Nhà tang lễ Bệnh viện 354 cũng cảm thấy ấm lòng vì mọi người đến rất đông cùng với Ủy ban nhân dân, Hội Cựu chiến binh phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội và gia đình tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu, đưa di cốt liệt sĩ Võ Nguyên Trọng về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

 Đoàn cán bộ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam viếng liệt sĩ Võ Nguyên Trọng  Đoàn cán bộ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam viếng liệt sĩ Võ Nguyên Trọng


Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng sinh năm 1952, nguyên quán: xã Đức Nhuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, trú quán tại Phòng 312, nhà B1 phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Liệt sĩ sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, thân phụ liệt sĩ - Ông Võ Nguyên Lượng, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Thanh Hóa. Thân mẫu: Bà Trương Thị Việt cũng là cán bộ tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1966, đang ở tuổi thiếu niên, anh Trọng đã được chọn vào học tại Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi.

Năm 1970 mặc dù mới bước vào những ngày đầu năm học cuối cấp 3, anh đã tình nguyện nhập ngũ. Sau mấy tháng tích cực rèn luyện, mặc dù có đầy đủ tiêu chuẩn, lý do để được học tập, công tác ở tuyến sau… nhưng anh Trọng vẫn xung phong lên đường chiến đấu, trong đội hình Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 (vào đến chiến trường được đổi thành Trung đoàn 46, Sư đoàn 1, Quân khu 9).

Bước chân anh đã vượt qua đèo cao dốc thẳm Trường Sơn, quân phục bạc mầu vì dãi dầu cát bụi tại chiến trường miền Tây Nam bộ, trên đất bạn Căm Pu Chia… Lửa đạn, gian khó của một chiến trường khốc liệt đã tôi luyện anh thành người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.





Đến Chiến dịch Xuân Hè 1972, giữa lúc đang cùng đơn vị chuẩn bị cho trận đánh giải phóng Nhà máy xi măng Hà Tiên, một trận pháo kích của địch trùm lên trận địa, anh bị trọng thương và hy sinh ngày 18/8/1972 khi chưa tròn 20 tuổi.

Đơn vị đau xót mai táng anh cùng 7 đồng đội trên đồi Bãi Ớt, Ấp Mũi Dừa, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Sau đó, mảnh đất nơi các anh nằm bị địch chà đi xát lại, đến dòng tên trên mộ các anh cũng không còn...

2


Mấy chục năm gia đình mong đợi, dày công tìm kiếm nhưng vẫn chưa có kết quả, giữa lúc tưởng như vô vọng thì được anh Quyết, anh Đạt (CCB ở Thái Nguyên, Hải Dương) tìm được, chỉ giúp. Các anh còn vào tận đơn vị cũ phô-tô danh sách thân nhân, quê quán của từng liệt sĩ giúp các gia đình. Nhận được thông tin, tháng 9 năm 2011, 8 gia đình (trong đó có gia đình liệt sĩ Võ Nguyên Trọng) đã thuê xe vào thẳng Đồi Bãi Ớt. Vất vả lắm mới tìm được 8 ngôi mộ trên Đồi Bãi Ớt, nhưng các gia đình rất buồn vì không thể xác định được mộ của từng liệt sĩ.

Được Đội Quy tập K92 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự và Sở Lao động - TBXH tỉnh Kiên Giang giúp đỡ, 8 gia đình đã mượn được mẫu hài cốt của 8 liệt sĩ đưa về giám định AND. Mặc dù trên đường từ Kiên Giang ra Bắc, các gia đình mới có điện thoại liên hệ… nhưng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ kinh phí, cùng với Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẩn trương giám định.

Sau hơn một tháng nóng lòng chờ đợi, ngày 02 tháng 11 năm 2011, 8 liệt sĩ yên nghỉ trên đồi Bãi Ớt (Kiên Giang) đã được trả lại tên trong niềm xúc động đến không cầm được nước mắt… Và hôm nay, ngày 30/12/2011 liệt sỹ Võ Nguyên Trọng là liệt sĩ thứ tám đã được đưa về yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
 ✯✯ 


 




  

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Một ví dụ khác về Tiên Lãng - Duy Đảo

Một ví dụ khác về Tiên Lãng

_ Đào Duy _
Theo dõi vụ Tiên Lãng cũng như các vụ liên quan đến đất đai  ở thành phố HCM chúng ta thấy sự thật các đầy tớ của dân hiện nay như thế nào.

Mời các bạn xem tấm hình tôi chụp một ngôi chùa nhỏ trên hòn đảo khoảng hơn ngàn mét vuông nằm đầu đường Trần Phú, thành phố biển Nha Trang. Ngôi chùa có từ lâu lắm, nằm ở vị trí quá đẹp. Chính vì vậy mà  hòn đảo nằm trong "tầm ngắm" của các đại gia cũng như của chính quyền sở tại. Cưỡng chế di dời không được, bỏ tiền  mua  không xong các quan dân chỉ còn biết đứng nhìn liếm mép.

Rất may là nhờ  ngôi chùa, nhờ có giáo hội chứ không thì...


k6

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ bảy, ngày 11 tháng hai năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

D’vít – Thằng bạn tôi (hameok6)






D’vít – Thằng bạn tôi

 haeok6

Thằng bạn tôi còn có bộ dạng thuộc loại có lẽ được anh em đánh giá là “lý tưởng” nên đặt cho cái tên D’vít – Cái tên chẳng biết có phải ám chỉ đến thần David không? (tượng thần người đàn ông mẫu mà tụi mình được biết đến sau một giờ học vẽ của thầy Lực). Mà trông nó cũng đúng là “người mẫu” thật nếu ngực nở thêm một chút, chân thẳng hơn một chút và … mỗi thứ thêm một chút…
Nhưng đó chỉ là “nước sơn”, chớ nó chánh hiệu là dân “trèo me, trèo sấu Hà Nội”. Hồi ở Y Trung, mỗi khi đá cầu bị văng lên mắc trên cây là nó xắn quần trèo lên lấy cầu ném xuống chứ chẳng phải lượm… dép (thằng khác) ném mà chẳng mấy khi thấy cầu rơi, chỉ có dép mắc lại trên cây thì có. Nhìn nó leo, dù cây to, cây nhỏ cũng thấy thoăn thoắt, nhẹ nhàng như mình đi trên mặt đất vậy. Hèn nào hồi ở Quế Lâm nó ăn được nhiều trái cây (có lẽ) nhất trường!
Có một lần, có 1 đứa trong lớp thì thầm hỏi tôi: Nếu người ta bắt mày phải ăn cứt một thằng trong lớp mình thì mày chọn đứa nào?
Tôi ngớ mặt ra nhìn nó: Không ăn! … Thế còn mày?
– D’vít.
Nó trả lời chắc nịch
Tại sao?
– Vì nó ăn trái cây nhiều nên cứt có vẩy sừng. Ít thối nhất! - !!!???



D’vít và David – đã chắc ai hơn ai?D’vít và David – đã chắc ai hơn ai?
Hồi lớp 8 ở Hưng Hóa có tiết Thể dục của thầy Trần Sinh học leo dây. Một sợi dây thừng to buộc ngang giữa 2 gốc cây cách mặt đất khoảng hơn 1m, rồi từng đứa dùng cả tay và chân đu lên, leo qua leo lại. Còn có bài khác là níu lấy cái dây thừng đã buộc sẵn trên cửa sổ để leo lên. Hồi đó tôi chẳng hiểu vì sao phải học mấy thứ này. Thật quá dễ! Trong bài dây buộc trên cây thòng xuống, có đứa còn không thèm dùng chân mà cứ gập “ke” bụng mà leo lên bằng 2 tay (bị thầy la cho một chập mới thôi). Mãi sau này xem mấy cái phim Mỹ mới biết thì ra trên đời này cũng có khối người leo không được. Có lẽ vậy mà thầy Sinh cứ tấm tắc: Học trò trường này giỏi! Nhưng tới bài leo cây thì không phải đứa nào cũng làm được. Cây nhỏ thì còn dễ, chớ với cái cây lớn thì … chỉ có thằng bạn tôi là lãnh điểm 5 cái rụp! May mà vụ leo cây lớn chỉ là để thầy đánh giá cho thêm điểm khuyến khích chớ nếu không, khối thằng (trong đó có tôi) “chết” là chắc.
Đó, thằng bạn tôi hay như vậy đó! Chẳng hiểu tới giờ, U60 rồi nó có còn dám “trèo me, trèo sấu” nữa hay chỉ nhìn đứa khác trèo cũng đã thấy “choáng” rồi? … Cấp cứu, cấp cứu!
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 09 tháng hai năm 2012.
 




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Phi đi Phi - hameok6

Phi đi Phi

haeo
Hôm rồi "trốn" tết đi chơi vì ở nhà đi chúc tết "lỗ" quá (toàn phải lì xì con người ta, còn con mình ko có để "lại quả". Hì hì!). Vậy là bay đi Philippin.
Mời AE xem clip "Phi đi Phi" sau đây.


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 06 tháng hai năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Thăm bạn đầu xuân - KQ

Thăm bạn đầu xuân

TranKienQuoc
Chiều thứ bảy, đội bóng HNPN có trận khai xuân dưới bán đảo Thanh Đa. Sau trận tạt qua thăm nhà Duy Đảo. Được ông già "cấp" cho miếng đất kha khá, vợ chồng Đảo xây nhà 1 trệt rộng rãi, thoáng mát. "Còn lại em làm kế  hoạch 2, bác ạ". "Ừ, lo cho con thế thì tốt!". Cháu Thọ (làm ở Trung tâm Đo lường phía Nam, học viên k37) được dịp ké bác lại thăm nhà cựu học viên k8, tỏ ra rất hãnh diện.
Còn 2 bác già nhìn thằng cháu thì ước, giá đầu cháu là của các bác còn thân thì của mày!

Anh em trò chuyện, làm 2 lon bia rồi rút vì tối nay cả nhà Đảo ra Nha Trang. "Nhớ có bài nhé!", dặn vậy. Ra cổng nghe tiếng ghi ta phừng phừng. Nhìn vào thấy ông hàng xóm của Đảo đang bật bông. Cũng văn nghệ ra phết!

Hai lính Trỗi k5, k6.Hai lính Trỗi k5, k6. X2000

Hai lính QS k8, k37.Hai lính QS k8, k37.X2000

 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog K5: Chủ nhật, ngày 05 tháng hai năm 2012).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>