Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Ngày Thiếu nhi Quốc tế - hameok6

Start:     Jun 1, '09
Location:     Blog



Lịch sử ngày Thiếu nhi Quốc tế 1/6 được ghi nhận như sau:

“Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít.

Tháng 12/1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới chọn ngày 1/6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi.”

Và từ đó hầu hết (ko phải tất cả) các nước XHCN cũ, các nước từng có xu hướng thân XHCN như Campuchia, Mozambic, Angola, Tanzania… và một số nước như Mỹ, Bồ Đào Nha… đã lấy ngày 1/6 là ngày lễ cho Thiếu nhi.

Nhưng còn có ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day) 20/9 là ngày mà vào năm 1954, Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc cần thiết phải có một công cụ bảo vệ quyền lợi cho toàn bộ trẻ em trên TG. Đây là tiền đề cho Công ước bảo vệ trẻ em sau này ra đời. Tây Đức đã lấy ngày này là ngày lễ Thiếu nhi. Nhưng từ khi thống nhất 2 nước Đức, do Đông Đức vốn có ngày 1/6, nên trẻ em nước Đức ngày nay có 2 ngày ngày lễ 1/6 và 20/9.

Ngày 20/11/1959, Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước bảo vệ trẻ em, nên LHQ lại lấy ngày này là ngày lễ cho thiếu nhi và cũng gọi là ngày Thiếu nhi Thế giới. Một số nước như Pakistan, Banglades, Canada… đã lấy ngày này.

Ngoài ra có rất nhiều nước đã lấy ngày lễ cho Thiếu nhi dựa vào các lễ truyền thống vốn có của mình, như Nhật đã “biến” ngày 5/5 vốn là Ngày lễ cho những người trẻ tuổi (Tango no sekku) thành ngày lễ chúc Hạnh phúc và Sức khỏe cho Trẻ em. Nước mình cũng có ngày rằm tháng 8 âm lịch vậy đó, nhưng nó không bị “biến” như ở Nhật. Có một số nước cũng “biến” như Ấn Độ: ngày 14/11, ngày sinh nhật thánh Neru - Thái Lan: Thứ 7 thứ 2 của Tháng 1 – Argentina, Chile : Chủ nhật thứ 2 của tháng 8 …và Hungari tuy vốn là nước XHCN lại là ngày CN cuối cùng của tháng 5.

Nói tóm lại, nước nào cũng có ngày lễ cho Thiếu nhi, nhưng Quốc tế hay Thế giới hay Quốc gia thì còn tùy vào mỗi quan điểm và nhiều khi cũng chẳng rõ lý do. Như Mexico là 30/4 – Thổ Nhĩ Kỳ: 23/4 – Braxin: 12/10… Bắc Triều Tiên: 5/5

Chúc mừng ngày Thiếu nhi Quốc tế!

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Chủ nhật, tháng năm 31, 2009)

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

"Trở về Suriento" - Dương Minh Đức




Xem: 40 năm ca hát "Dương Minh Đức - Người chiến sĩ ấy..." - Blog K6

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Giao lưu "cấp nhà trường" - Kiến Quốc

Start:     May 29, '09 4:00p
Location:     Quán bia Cường Hói 19C Hoàng Diệu (CLB Quân nhân)
phòng VIP của anh em k6


...Chiều qua, anh em (K5) tụ tập ở quán bia Cường Hói 19C Hoàng Diệu (CLB Quân nhân). Nhiều bạn cũ lâu ngày mới gặp nhau...Bên cạnh có phòng VIP của anh em k6. Vậy là giao lưu "cấp nhà trường"...

(KienQuoc, 30/5/2009)



Xem:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Đào kinh - HaMeoK6

Mấy hôm nay "chợ" mình vắng quá. Vậy kể lại chuyện cũ AE xem chơi cho "xôm tụ" lên 1 chút.

Mùa khô năm 1978. Như mọi nơi, xí nghiệp tôi cũng “Tăng gia sản xuất” trồng lúa, trồng khoai mỳ. Thợ thầy của Xí nghiệp thay phiên nhau xuống Cái Bè, Mỹ Tho – nơi Xí nghiệp đã kiếm được mấy hécta để trồng lúa! Tôi cũng có cái “vinh dự” được tham gia trong giai đoạn đầu : Giai đoạn đào kinh tưới nước.

Lần đó, Cán bộ tổ chức dắt tụi tôi xuống Cái Bè, rời lộ, lên “tắc ráng” (một loại xuồng máy dài có công dụng như xe buýt trên kinh rạch và có lẽ mỗi khi máy bị tắt thì cũng … ráng thêm được một chút bằng cách chèo chống nên có tên đó chăng?) đi sâu vào ruộng tới gần 1 tiếng đồng hồ, nơi mà sẽ là ruộng của chúng tôi, nơi mà hồi chiến tranh là khu “oanh kích tự do”, không của ta cũng chẳng của địch, nơi mà - sau này tụi tôi đã xác định được là cách con lộ (1A) từ Trung Lương đi bắc Mỹ Thuận đúng 92 cây cầu khỉ!

Cán bộ chỉ chỏ nơi này nơi kia, phải đào con kinh từ đây tới đây rồi lập tức rút về Sài Gòn sau khi giao lại ít tiền và mớ thuốc đau bụng nhức đầu. Thằng Tôi, có lẽ vì là Đoàn viên (XN chỉ có 7 thằng Đoàn viên, ít hơn Đảng viên – gần hai chục thằng), vì là cán bộ miền Bắc vô (lúc chia nhu yếu phẩm cho CB thì chẳng thấy tên mình đâu) và có lẽ quan trọng nhất vì là Kỹ sư ô tô thì trình độ hiểu biết … đào kinh tốt nhất chăng (?) nên đã được cử làm chỉ huy trưởng “nông trường” kiêm y tá quản lý túi thuốc!

“Lính” của tôi được giao là khoảng hai chục thợ máy, thợ hàn, thợ điện …, nhưng đặc biệt toàn là các cựu chiến binh quân đội Sài Gòn. Đủ cả, từ Biệt kích, Biệt động, lính Dù, Thám báo … cho tới Cảnh sát dã chiến, bộ binh, lính thủy và còn có cả 1 em “lính kiểng” (con nhà giàu đóng tiền chưa ở lính ngày ngày nào) để cho đủ bộ! Được cái, tất cả đều là lính thực sự, cao nhất chỉ mới từng mang “lon” trung sĩ và thấp nhất là tôi – cựu “Binh Ba” TSQ Việt Cộng!

Thật là một đám “hổ lốn”. Đã thế, vì đi lao động ở “vùng sâu, vùng xa”, không có cán bộ thì có quần áo nào tốt bằng quần áo lính. Thế là đứa nào cũng “diện” bộ đồ trận sắc lính của mình. Chẳng thiếu thứ gì - rằn ri, loang lổ, mũ đỏ, mũ xanh … và cộng thêm bộ lính Việt Công với nón tai bèo của thằng Tôi nữa chớ.

Nhìn đám lính bặm trợn này tôi cũng thấy ớn. Ớn không phải vì tụi nó là ngụy vì tôi cũng đã quen, làm việc và đi chơi với tụi nó suốt 2 năm trời rồi (toàn thợ trong XN cả mà). Ớn là vì sợ tụi nó không biết lao động - lính ngụy chỉ biết ăn chơi và đánh nhau thôi mà (báo chí vẫn thường nói vậy).

Thôi thì tới đâu hay tới đó. Tôi đo khoảng kinh phải đào, tính toán chia đều cho số quân (trừ một đứa được giao nhiệm vụ đi chợ nấu cơm) thì trung bình nếu cứ mỗi đứa, mỗi ngày đào 1 mét tới là hoàn thành trong vòng 2 tuần (chớ không phải 20 ngày như yêu cầu). Rồi, anh em giúp nhau ráng được vậy thì mình về Sài Gòn sớm khỏi phải ngủ bờ ngủ bụi.

Mà đúng là ngủ bờ ngủ bụi thiệt luôn. Làm gì đã có nhà cửa., chỉ có mấy miếng ván dựng lên thành cái lều để cất ba lô, thực phẩm … và tránh nắng sau khi ăn trưa. Tối đến, tụi tôi trải chiếu, trải tăng trên bờ kinh, giăng mùng lên mấy gốc mỳ, chung vô (để tránh muỗi) đờn hát chút đỉnh là lăn ra ngủ hết (may là mùa khô, nếu không thì “chết” hết!). Chủ nhật, nghỉ 1 ngày, tụi tôi lội bộ qua 92 cái cầu khỉ ra tới lộ để được uống một miếng nước có đá và được nghe cái thứ nhạc không phải do miệng mình hát ra! Rồi lại 92 cái cầu khỉ trở vô, giành sức cho ngày hôm sau.

Tôi thiệt là lo lắng : không biết tụi nó có chịu khổ được không, bỏ bừa ra đó rồi lại trốn về Sài Gòn thì mình chẳng biết phải xử lý thế nào?!

Nhưng mọi chuyện hoàn toàn không như tôi tưởng tượng. Lính là lính, dù của chế độ nào, quân đội nào thì lính cũng là thằng chịu khổ nhất và biết lao động nhất. Với cái mục tiêu “về Sài Gòn sớm!”, mấy thằng tôi ra sức đào bới, chưa hoàn thành chỉ tiêu trong ngày thì dứt khóat không nghỉ, dù phải đào đêm (nhưng thực ra thì chưa phải làm đêm hôm nào!). Mấy thằng cựu Biệt kích, Thám báo, Dù lại chính là mấy lao động chính. Thằng em “lính kiểng” là tệ nhất, nhưng cũng ráng làm và rất tích cực trà, thuốc cho toàn đội. May mà tôi đã được trường Trỗi huấn luyện tương đối kỹ nên cũng không thua kém tụi nó, chớ nếu không thì “quê” chết!

Cách chỗ tụi tôi đào kinh khoảng 1 cây số có cái xóm nhỏ chừng 3 nóc nhà. Trong đó có nhà một ông già nấu rượu. Cứ vài tối một lần tụi tôi lại ra nhà ổng lai rai. Rượu thiệt, thơm phức. Ổng khoái tụi nhỏ Sài Gòn về sai con gái làm mấy con chuột đồng cho nhậu miễn phí. Ổng ngồi cùng tụi tôi đờn ca vui vẻ rất thân tình. Thân tới mức sau này ổng nhận một thằng trong tụi làm con rể (thằng đó sau nghỉ việc về ở nhà ổng luôn!).

Rồi đúng 2 tuần, tụi tôi hoàn thành kế hoạch. Cả bọn lội bộ ra lộ, đón xe đò giông thẳng một hơi về Sài Gòn. Tất cả tụi nó đều ở nhà líp ga tới hết hạn 20 ngày mới vô làm việc. Riêng tôi, ngay ngày hôm sau đã vô để báo cho XN biết không phải đưa xe lên đón nữa.

Nhưng đúng là “không cái ngu nào giống cái ngu nào”. Tôi vừa thò mặt vô là bị kêu ngay lên phòng Tổ chức. Các Cán bộ “giũa” cho một tăng. Nào là tại sao về sớm – Nếu làm xong thì làm tiếp “vượt mức kế hoạch” – Nào là không có ý chí tiến công CM, làm và nói theo tụi ngụy – Nào là … đủ các thứ từ ngữ vẫn thường có trong các bài xã luận, chẳng thiếu từ nào! Rồi kết luận sẽ có một quyết định kỷ luật cho tất cả mấy đứa. Tôi không chịu. Nhưng chịu hay ko đâu phải ở tôi!

Vậy mà “trời có mắt”. Sau tụi tôi, XN cử một đội tiếp theo xuống đào kinh. Lần này đội là hơn 50 em là học nghề, hầu hết là con em các chú, bác công nhân trong xưởng (toàn là con em giai cấp mình cả). Một CB phó phòng Hành chánh XN, nguyên là thiếu úy Việt Cộng cùng đ/c Bí thư Chi đoàn trực tiếp chỉ huy. XN lấy mức của tụi tôi đã làm (một ngày / một mét tới) khoán cho tụi nó làm 1 tháng!

Chẳng hiểu tụi nó làm thế nào, nhưng cũng chỉ 2 tuần là đều có mặt ở Sài Gòn cả rồi (tất nhiên là cũng không vô XN). Thì ra dân ở dưới đó biết có XN về đào kinh đã tới “làm quen”. Và thế là tụi học nghề bỏ tiền ra thuê dân chuyên nghiệp đào chỉ trong mấy ngày là xong hết mà còn ngon hơn, đẹp hơn đoạn kinh của tụi tôi trước đó nữa. Rồi sau 1 đêm thức dậy, chỉ còn 2 lãnh đạo nhìn nhau, ngậm ngùi ngồi đợi xe XN lên mà không dám về. May mà sau vài ngày XN biết chuyện cho đón tụi nó về chớ nếu không trong 2 thằng đó, chẳng biết có thằng nào trở thành rể ông già nấu rượu không?

Và cũng do vậy, XN bỏ qua, không nhắc tới vụ kỷ luật tụi tôi nữa. Vì không lẽ kỷ luật cả hơn 50 thằng con em giai cấp mình cùng 2 đ/c Cán bộ? Thôi thì huề!

Sau này XN tôi đã trồng lúa trên mấy hécta đó và thu hoạch (nghe nói) được tới … gần chục kí thóc! Chẳng biết đã gieo bao nhiêu kí giống?



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, tháng năm 25, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

40 năm ca hát "Dương Minh Đức - Người chiến sĩ ấy..."

Start:     May 30, '09
End:     May 31, '09
Location:     Nhà hát thể nghiệm truờng Đại học VHNTQĐ (101 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội)
Mở đầu là 'Người chiến sĩ ấy' của anh cùng dàn kèn của Đoàn lễ nghi 871. Thật là lính!
...
1 đêm biểu diễn tuyệt vời có 1 không 2 của NSƯT Dương Minh Đức và bạn bè... Bạn bè Trỗi, đồng đội, đồng nghiệp, học trò đã đến với anh... Các bạn có thể tưởng tượng đêm nay đầy hoa. Và, hiếm khi nào mà 3 tướng là lính Trỗi - Trần Duy Anh k5, Bùi Vinh k3, Lê Văn Đạo k4 - lên tặng hoa cho bạn mình!
...
Thật tự hào vì trường Trỗi chúng ta có NSƯT Dương Minh Đức!

(Kiến Quốc, 30/5/2009)

Đêm thứ 2 của chương trình "40 năm Người chiến sĩ ấy" được thực hiện tại sân trường ĐH VHNTQĐ. Thầy, trò và bạn hữu ngồi kín sân. Có mặt cả gia đình thầy Cao Thưởng và thầy Ứng... Cánh Trỗi đông, k1 có anh Nguyễn Chiến và Hoàng Triệu Hùng; k3 có các anh Dương Tấn, Quân Aly, Nguyễn Cương, Hà Đông...; còn từ k4 đến k8 thì "đông như quân Nguyên". Chắc đến cả trăm...

(Kiến Quốc, 31/5/2009)



Xem:

Xem bài sưu tầm trên mạng:

Video clip "Trở về Suriento" (dân ca Ý).

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Chuyện mấy sợi dây điện - HaMeoK6

Thỉnh thoảng đi đường nhìn mấy cái cột điện treo đầy dây trên đó, tôi cứ nhớ lại chuyện mình đã trải qua.

Lần đó, tôi tiếp nhận một khu đất chuẩn bị xây nhà máy mới. Khu đất khang trang, san ủi đàng hoàng, tường rào đẹp đẽ… chỉ bị cái cổng đã lâu không có xe ra vô, nên dây điện ngoài đường “sà” xuống thấp gần tới đất chỉ chừa chỗ vừa đủ cái xe du lịch loại thấp lọt qua (loại xe việt dã 7 chỗ là phải coi chừng rồi, chớ nói chi tới xe tải, xe buýt!).

Tật nhiên nhiệm vụ đầu tiên là phải nâng mấy sợi dây điện đó lên. A hà, quá đơn giản! Tôi làm ngay công văn gửi sở Điện trình bày lí lẽ, đề nghị nâng sợi dây lên với chi phí nếu có sẽ do tụi tôi trả. Sau khi gởi công văn đi, tôi không quên cử một nhân viên liên tục theo giõi và giải quyết các vấn đề để sớm “giải phóng” cái cổng. Chắc chắn sở Điện cũng chẳng thích thú gì với cái mớ dây điện bùng nhùng thật “xấu mỹ quan đô thị”, có lẽ chỉ vì quá bận rộn và chưa có dự trù kinh phí nên chưa giải quyết mà thôi. Thì đây, công ty tụi tôi sẵn sàng hợp tác giải quyết để 2 bên cùng có lợi. Quá thuận tiện!

Nhưng sự việc không hề đơn giản như vậy. Anh nhân viên của tôi phụ trách việc này, sau nhiều ngày “đeo bám” đã được trả lời phải xác định mấy cái dây ”sà” xuống đất đó thuộc đơn vị nào? Dây điện sinh hoạt, dây đèn đường, điện sản xuất (cho nhà máy kế bên) hay dây điện thoại? Mà điện thoại thì của Bưu điện hay của Quân đội? (vì kế bên đó cũng có mấy đơn vị bộ đội đóng). Đấy là chưa nói tới dây truyền hình cáp, anh-tẹc-nét... Ôi thì đủ thứ, mới nghe đã thấy ù tai muốn ngất xỉu!

Chẳng lẽ làm công văn mời tất cả mấy cái sở đó tới “nhận diện” dây của mình? Thôi thì ai cần người đó phải làm vậy. Tôi và anh nhân viên ra đứng giữa đường quan sát thực tế hiện trường ….Mẹ, dây nào thấy cũng đúng là dây điện! Sơi to, sợi nhỏ - Dây đôi, dây đơn – Dây có vỏ bọc, dây không có – Dây đen, dây trắng – Lại có cả dây đứt treo tòng teng trên cột nữa… Chẳng có cái dây nào đeo tên của mấy ông chủ quản cả. Chết thật!!! Phải nghĩ cách khác thôi. Vậy chớ, thường thì ai là người làm cái chuyện nâng hạ dây điện? – Nếu là của… thì có đội Sửa chữa chuyên làm. – Vây đội đó…? – Tôi đã liên hệ, nhưng họ nói phải có kế hoạch thì mới làm! – Vậy nếu “ngoài kế hoạch” thì sao nhỉ? Lối thoát đây rồi!

Tụi tôi liên hệ với đội Sửa chữa. Sau 5 phút trao đổi. OK, nhưng ngoài kế hoạch thì phải làm ngoài giờ. – Đồng ý, tụi tôi bồi dưỡng ngoài giờ.Nhiêu? – Mắc à. Để tụi tôi khảo sát, mai trả lời.

Ngày hôm sau. Cái vụ này chắc phải cỡ … đồng. – Được, nhưng bao giờ làm? Đảm bảo không bị sự cố gì nghe! – Yên chí. Chiều nay sau giờ nha!

Khoảng 5 giờ 30 chiều. Tụi tôi đang ở cổng Nhà máy của anh nè! - Ừ thì làm đi rồi tôi thanh toán. – Không anh mang tiền xuống đây. “Chồng đủ”, tụi tôi làm ngay. - Khó thế? – Lệ nó vậy mà!

Tôi vội cầm tiền chạy xuống. Tới nơi, thấy 1 xe sửa chữa điện chuyên dùng, có thang nâng đàng hoàng, bên hông mang dòng chữ “Đội Sửa chữa điện số … Quận … Công ty Điện …” rất đầy đủ.

Đây, tiền đây. Nhưng làm đi đã. – OK, làm ngay. – Tay Đội trưởng quay qua đám thợ đang đứng láo ngáo, nói: Rồi, làm tụi bây! Tôi giật mình: Ấy, trời đang mưa… có sao không? – Anh yên tâm. Nghề tụi này mà!

Chiếc xe thang chuyên dùng nhanh nhẹn nâng 1 chú em thơ điện trùm trên người cái áo mưa xài 1 lần lên cao. Tới sát đầu cột, nó gọi xuống: Sợi nào? Sợi này hả? Cả sợi này nữa nhé? – Tôi ngập ngừng: Thật ra chỉ 1 sợi này là đủ, nhưng nếu anh giúp cho thì… Tay đội trưởng không đợi tôi nói hết, hét lên với thằng em trên đỉnh cột: Làm luôn đi mày! Hỏi chi mà nhiều quá vậy!

Thằng em thợ điện “Dạ!” một cái rồi rút kềm ra... “tách, tách” ba bốn phát gì đó. Cả một đống dây rơi lả tả xuống. – Đủ chưa? – Tuy không rành, nhưng tôi cũng đủ trình độ ra nhận ra có mấy sợi dây điện thoại. Tôi hoảng hồn: Mấy sợi đó… - Không sao. Cắt rồi. Chừng đó đủ chưa? – Lỡ có… - Ủa, cái ông này. Tụi tôi chịu trách nhiệm mà. Có lệnh đàng hoàng chứ bộ! Vừa nói, tay Đội trưởng vừa rút trong túi ra chìa tôi xem “Phiếu Sửa chữa” có chữ ký đóng mộc đỏ chói, rồi nói với lên: Rồi, qua bên cột này làm luôn đi!

Chỉ trong vòng 15 phút, đường vào nhà máy được “khai thông” tới xe chở container đi còn thấy rộng.

Nhận tiền xong - có hóa đơn đàng hoàng (hồi đó chưa có Hóa đơn “đỏ”), tay đội trưởng vội: Cám ơn anh! Rồi quay qua tụi thợ: Đi, nhậu tụi bay! Đám thợ cười toét leo lên xe chuyên dùng chạy mất để lại tôi và mấy tay nhân viên đứng trơ mắt mừng vì công việc đã được giải quyết xong, mà lo vì chẳng biết có “hậu quả” gì không?

Vài bữa sau thấy có cái xe của Bưu điện chở mấy thợ tới nối nối khúc dây bị cắt, nhưng không thèm hỏi han gì cả. Rồi mọi chuyện cũng qua.

Sau đó một vài năm, trong lúc trà dư tửu hậu, tôi kể chuyện này thì có 1 anh nhân viên nhà ở xéo xéo cổng nhà máy mới nói: Ờ, tôi nhớ rồi. Hèn nào bữa đó nhà tôi mất điện tới mấy ngày mới có lại. Cứ nghĩ là thợ tới “xử lý sự cố”!

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ tư, tháng năm 20, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Lính Trỗi ở Berlin tụ họp - Trần Đình Ngân

Start:     May 17, '09
Location:     Berlin


Lính Trỗi ở Berlin tụ họp
 

Trần Đình Ngân


Tối 17-5-2009, nhân kỷ niệm 55 năm ngày mở đường Trường Sơn, 119 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban liên lạc CCB VN tại Berlin (CHLB Đức) tổ chức họp mặt các CCB đang sinh sống tại Đức. Đây cũng là dịp để nhóm lính Trỗi ở Berlin có cơ hội ngộ. Những bài hát truyền thống của lính cùng nhiều dị bản của Trỗi được Đức Dũng trình bày trong không khí vui nhộn. Anh em huởng ứng quyết liệt.

các CCB Berlin: Trần Đình Ngân, Cường 'liều' Tấn 'Cáo', Đức Dũng, Hùng 'Kều' (ĐHQY) anh vợ Quảng (Tài), Xuân Thắng k7 là người bấm máy
Nhóm Trỗi ngòai, chắc các chiến hữu nhận ra Giao "phò", Tấn "Cáo", Cường "liều" và bác cả Trần Đình Ngân? Ngồi rìa bên phải là Hùng "Kều" (ĐHQY) anh vợ Quảng (Tài). Xuân Thắng k7 là người bấm máy (hơi qúa chén nên tay run, ảnh không thật nét!). Tấn "Cáo" sướng vì "sẽ có mặt trên TV“ (màn hình) đã có lời nhắn với các bạn Trỗi: "Bản thân thường ngày vẫn lên blog Bantroi để gặm nhấm kỷ niệm xưa nhưng đ. biết viết nên em chỉ xin đọc chùa!". (Giọng Tấn "ngọng níu ngọng nô" vì "uốn" hơi bị nhiều, "nâu nắm" mới được dịp vui thế "lày"!). Đốc-tờ Cường "liều" (có tên này vì đ. bíêt tí gì  về y mà dám ra tay đỡ đẻ!) cảm động cầm mic tâm sự, kể lại những ngày ở trại trẻ TW, những kỷ niệm với các bạn Trỗi ở ĐHQY. Và vì qúa gần gũi nên nhiều khi có ai hỏi "Trỗi à?" cũng cứ liều gật mà không thấy xa lạ gì cả!

Cả bọn hẹn nhau sẽ có „Đại hội Trỗi“ tại Berlin !

Đăng lại bài viết của Trần Đình Ngân (đã đăng tại Blog "BẠN TRỖI K5”: Thứ ba, ngày 19 tháng năm năm 2009)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Bác Hồ




Bác Hồ một tình yêu bao la
Thuận Yến

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân
Mãi ngàn đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.
Bác thương các cụ già xuân về đem biếu lụa.
Bác thương đàn cháu nhỏ Trung thu gửi cho quà.
Bác thuơng đoàn dân công, đêm nay ngủ ngoài rừng.
Bác thương người chiến sỹ, đứng gác ngoài biên cương.
Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn tình thương,
Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn tình thương.

Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất,
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả một đời, sống thanh cao không một chút riêng tư,
Mãi ngàn đời, Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Bác như ánh mặt trời, xua tan màn đêm giá lạnh.
Bác đem mùa xuân về, đơm hoa đẹp cho đời.
Bác như bài dân ca, ru em bé vào đời.
Bác như vì sao sáng, sáng giữa trời bao la.
Như cánh chim không mỏi, bay khắp trời quê hương.
Xin khắc sâu ơn Người, trong tâm hồn Việt Nam.



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Kỷ niệm lần thứ 119 sinh nhật Bác

Start:     May 19, '09
Location:     Blog
Bác vào thăm động Thất Tinh Nham. Người lội nước bìa trái là đ/c Văn Trang từng hoạt động ở VN từ 1946, sau phiên dịch cho Bác và là Bí thư của Sứ quán TQ tại HN tới 1959. Hiện nay ông sống ở Bắc Kinh
...Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 119 sinh nhật Bác, anh Cao có mấy ảnh qúy của Bác khi sang thăm Quế Lâm năm 1962.
(KienQuoc, 18/5/2009)


Xem:


Xem thêm:





2. Phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" của Viện Tư liệu phim (60 phút) -
Nhân Kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1990).
   



 
3.

* Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người
Sáng tác: Trần Kiết Tường
Thể hiện: Quốc Hương

* Bác Hồ Một Tình Yêu Bao La
Sáng tác: Thuận Yến
Trình bày: NSND Thanh Hoa


Bác Hồ một tình yêu bao la
Thuận Yến

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân
Mãi ngàn đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.
Bác thương các cụ già xuân về đem biếu lụa.
Bác thương đàn cháu nhỏ Trung thu gửi cho quà.
Bác thuơng đoàn dân công, đêm nay ngủ ngoài rừng.
Bác thương người chiến sỹ, đứng gác ngoài biên cương.
Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn tình thương,
Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn tình thương.

Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất,
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả một đời, sống thanh cao không một chút riêng tư,
Mãi ngàn đời, Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Bác như ánh mặt trời, xua tan màn đêm giá lạnh.
Bác đem mùa xuân về, đơm hoa đẹp cho đời.
Bác như bài dân ca, ru em bé vào đời.
Bác như vì sao sáng, sáng giữa trời bao la.
Như cánh chim không mỏi, bay khắp trời quê hương.
Xin khắc sâu ơn Người, trong tâm hồn Việt Nam.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Tướng Đinh Đức thiện làm thơ



         Tướng Đinh Đức Thiện làm thơ

Bác Đinh Đức Thiện, là phụ huynh của một trong các ACE Trỗi. Có nhiều giai thoại về bác, đặc biệt là tính nói thẳng, nói thật và nói...tục. Nhưng không thấy nói bác làm thơ bao giờ. Tình cờ đọc blog của Nguyễn Quang Lập, nhà văn có tiếng về " nói tục có duyên", thấy có bài về bác ĐĐT làm thơ.

Xin giới thiệu với ACE đọc để hiểu thêm về cha, anh ta.

Lê Trí Dũng K8.

Xem:
  1. Tướng Đinh Đức thiện làm thơ -16/5/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
Sưu tầm trên mạng:
  1. Đinh Đức Thiện - Wikipedia
  2. Thượng tướng Đinh Đức Thiện - Collector Trần Vương Việt
  3. Tướng Đinh Đức Thiện và cô dân quân lái đò sông Ghép - Nguyễn Khắc Thuần 28/7/2009 - Báo điện tử QĐND
  4. Nghiêm khắc nhưng tình nghĩa - Thiếu tướng ĐẶNG HUYỀN PHƯƠNG, 22/5/2008 - Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân
  5. TÌNH YÊU CỦA THƯỢNG TƯỚNG - HUY BẢO, 10/9/2007 - Tạp chí Văn nghệ quân đội


Xin đăng lại bài của tác giả Nguyễn Quang Lập để lưu tại Blog K6 "...vì tất cả các entry không phải bọ viết hoặc không phải văn bọ thì bọ chỉ để một thời gian cho bà con đọc xong rồi del".

"Thượng tướng Đinh Đức Thiện nguyên là thành viên cơ quan đại diện Bộ quốc phòng trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng năm 4-1975. Ông tên thật là Phan Đình Dinh (1913-1987) quê ở xã Nam Vân- huyện Nam Ninh- Nam Định. Ông tham gia cách mạng từ năm 1930, trải qua nhiều chức vụ, từ cục trưởng, thứ trưởng, đến bộ trưởng… ở đâu ông cũng nổi tiếng là người cương trực, năng động và rất nóng tính. Rất nhiều giai thoại về ông tướng hét ra lửa này.

Tình cờ bọ được anh Hoàng Việt Quân cho biết ông Thiện làm rất nhiều thơ, nhiều bài rất thú vị và cung cấp cho bọ một trang thơ của ông. Xin trân trọng giới thiệu thơ của vị tướng nổi tiếng này với một vài lời chú thú vị.



Tự trào

Ai về Nam Định đất nhà Trần
Nhớ ghé Nam Vân xã quê tôi
Hỏi lão Thiện già ngoài bẩy chục
Tuy già lão vẫn còn cứng gân


1984


Ngẫu tác

Rượu ngon cùng với bạn hiền
Phải mua dù có đắt tiền cũng mua
Câu thơ nghĩ đắn đo hãy viết
Viết cho ai ai biết làm thơ
Đàn kia có tự bao giờ
Giây kia rung những tiếng thơ tình người.


1985



Lại được phong…

Bốn lần làm tướng đã qua rồi
Cứ nghĩ yên thân đến mãn đời
Nghe nói phen này phong thượng tướng
Già rồi hết thượng tóe xin thôi



1985
Hỏi ông sao bốn lần ông cười giải thích:
1. Khi còn nhỏ mình rất nghịch ngợm nên người nhà gọi mình nghịch như tướng cướp
2. Lớn lên được giác ngộ đi hoạt động CM, địch gọi mình là tướng giặc
3. Năm 1972 nhà nước phong tướng cho mình
4. Bộ quần áo cấp tướng ít khi mặc nên vợ cứ phải mang phơi luôn. Bà ấy gọi mình là tướng mốc.




Tướng sợ

Giời sinh ra tướng để đánh giặc
Tướng sợ không còn quần đùi mặc
Ối giời ơi tướng ơi là tướng
Tướng không bằng cái củ cặc

Năm 1965, đại tướng Batop -Tổng tham mưu trưởng QĐXV- sang thăm và trao đổi với VN về kế hoạch chống Mỹ. Nghe phía VN trình bày xong, đại tướng Batop nói đại ý: “VN còn nghèo mà tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ tôi sợ các các đ/c sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nói thật nếu chống Mỹ các đ/c sẽ không còn quần đùi để mặc.” Ông Thiện tủm tỉm cười và giờ giải lao ông đọc bài thơ trên cho ông Lê Quang Đạo. Cả hai đều lắc đầu cười.



Khen

Hỏi ai đánh giặc đã bao phen
Chắc hẳn trong lòng rõ trắng đen
Đánh giặc bàn lùi mà vẫn thắng
Thế mà thiên hạ khối anh khen


1975


Đi qua sông Ghép

Hôm đi qua phà Ghép
Tới nơi chẳng thấy đò
Làm cách nào sang sông
Đang bực sẵn trong lòng
Mình văng ngay “củ kiệu”
Bỗng lái đò xuất hiện
Chắc chị đã nghe hết
Vẫn đưa đò cho sang
Chị lái đò mới nói
“Các ông là bộ đội
Hay cán bộ trung ương
Văng cái ấy với dân
Theo tôi là hơi bậy
Làm sai lời Bác dậy
Không có đúng chi mô
Với tôi người lái đò
Thấy răng tôi cứ nói
Các ông chớ mất lòng”

Sông Ghép rộng mênh mông
Chị lái đò “ca mãi”
Mình nghĩ mình biết dại
Thua cả chị lái đò.


Trung tá Lê Trung Hải BT phó BT150 Vinh đi cùng đoàn đã tặng ông Thiện bốn câu:
Tướng tàu ngạo mạn sang đất Việt
Đã phải chịu thua chị lái đò
Tướng Thiện qua sông đò chẳng lụy
Bị chị lái đò sửa gáy cho


Theo đ/c Huệ trung tá kỹ sư cục xăng dầu người đi cùng đoàn với tướng Thiện đã nhanh chóng ghi được cả 2 bài thơ trên vào sau tờ giấy giới thiệu có đóng dấu khống chỉ tại BT150. Vinh-Nghệ An vào ngày … tháng … năm 1971 khi đoàn vào nghỉ chân ăn cơm trưa.


Tâm tư …

Chém cha cái kiếp má đào
Cử ra rồi lại điều vào như chơi
Nhân tình bao nỗi đầy vơi
Nên chẳng kết thúc cuộc đời là đây

Theo ông Thiện nói lại: Trong phiên họp hội đồng chính phủ. Ông Thiện lúc này được điều từ Bộ trưởng phụ trách dầu khí sang Bộ giao thông nên được mời dự phiên họp. Trong khi cuộc họp chưa đủ thành phần, ông Trường Chinh có nói chuyện với ông Thiện và hỏi : “Nghe nói Anh Thiện hay làm thơ phải không? đọc một hai bài nghe nào”. Ông Thiện trả lời: “Thơ các anh mới gọi là thơ chứ thơ tôi mà đọc để các anh chém đầu à”. Nói xong ông đọc: "Chém cha…”
Nghe xong ông Trường Chinh cười.



Tự bạch

Người bảo ông làm bừa
Ông bảo làm vì cách mạng thôi
Chỉ còn một bước về hưu nữa
Tớ có sợ cái con buồi…

Bài này ông Thiện làm sau khi có cuộc kiểm tra phê bình mấy việc ông làm mà Quốc Hội cho là sai nguyên tắc
(1. Tự ý xuất kho vũ khí B40,41 chở vào B2 và các chiến trường. Theo quy định đây là vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ. Xuất cho đâu phải có ý kiến của BTTM. 
2. Cấp cho Quảng Bình 40 xe Zil 130 đổi lấy 2 trung đoàn công binh để mở đường 103. Cấp dây và thiết bị thông tin cho BTL 559 và một số chiến trường).



Tặng ông quan liêu

Bệnh nào chẳng bệnh… bệnh quan liêu
Chẳng biết rằng dân cảnh đói nghèo
Có cái ông tường tận nhất
Ấy là bã xã , “cái ông yêu”



Nhân tình
Tặng ông H.M.T


Anh gặp tôi trong chiến tranh
Tôi gặp lại anh trong hoà bình
Gặp nhau nhớ lại chuyện nhân tình
Qua sông tới bến reo vào sống
Câu chuyên ngày xưa giống chuyện mình

Những tưởng không nên nói chuyện xưa
Nói ra đã để mấy ai ưa
Ngày nay còn biết bao nhiêu chuyện
Hoạ có tai voi chứa mới vừa

1985
Trong thời kỳ chống Mỹ khoảng năm 1966-1967 ông HMT, một chính ủy cấp sư ở khu 5 ra Hà Nội họp. Ông HMT nghe tiếng ông Thiện đã lâu có đề nghị xin được lại thăm. Trong buổi gặp ông Thiện, ông HMT đề xuất xin một số thứ cần thiết cho sư đoàn nhưng với số lượng chỉ đủ chở 2 xe tải. Nghe xong ông Thiện đã chỉ thị cho bộ TMHC nghiên cứu giải quyết không chỉ đủ chở 2 xe mà 20 xe mới chở hết. Nghe vậy ông HMT  một mực từ chối vì không có xe. Ông Thiện cười và bảo: “ Sao cậu dốt thế, mình cấp cho cậu mình sẽ cho xe chở đến tận nơi cho cậu. Nếu không cho cho xe thì mình đánh đố cậu à” Ai cũng thấy hết sự cảm động và vui mừng của ông HMT. Chuyện đời vật đổi sao dời là chuyện thường tình. Vào Đại Hội Đảng khóa V. ông Thiện xin rút. Ông HMT vào TƯ và lên phụ trách BTTU của một tỉnh. Nhân một chuyến công tác vào Nam, lúc này ông Thiện là thứ trưởng BQP có ghé vào TU tỉnh nọ trước là thăm các đ/c cũ, sau là trao đổi một số công việc liên quan đến QĐ. Trong buổi tiếp ông Thiện, ông HMT tỏ ra kênh kiệu từ kiểu ngồi, giọng nói thể hiện ông đang ở vị trí cao…Với sự nhạy cảm cao ông Thiện đứng dậy ra về ngay trước sự ngỡ ngàng của ông HMT.



CHÙM THƠ tặng anh Tố Hữu

1.
Nhà thơ kiêm nhà nông
Một hôm ra thăm đồng
Thấy một cô con gái
Đi cày con trâu cái
Nhà thơ bèn đứng lại
Phát hiện được ra ngay
Câu chuyện thật là hay
Trâu kia thì hướng hậu
Cô này thì hướng tiền
Nhà thơ đứng lặng yên
Tìm vần thơ minh hoạ
Ôi sao chuyện kỳ lạ
Nàng thơ đã biến thiên
Chỉ còn tiền và hậu

1971

2.
Bè bạn ta nay chẳng khác xưa
Nghĩa tình đâu phải chuyện nắng mưa
Những người cuốn chiếu nhân tình sạch
Xin nói ngay rằng tớ chẳng ưa

3. Tôi với anh
Tôi đến với anh đến lúc này
Với tình đồng chí bấy lâu nay
“NƯỚC NON NGÀN DẶM” cùng đi tới
Bom đạn tung trời chẳng đổi thay.

4.
Trông vời núi Ngự với sông Hương
Làng quê đi một bước đường một đau
Thù này mang nặng từ lâu
Nắng mưa đã gội mái đầu hoa râm

1973
Năm 1973 TƯ cử một đoàn cán bộ cao cấp do Tố Hữu, Đinh Đức Thiện thăm và làm việc với TƯ cục miền nam



5. Thoáng qua mấy nước
Tôi bước chân tới Bon
Trông mặt họ vẫn còn
Tự cho mình thượng đẳng
Họ quên mới ngày nào

Tôi đi sang Ba Lê
Máu thực dân nhà nghề
Khinh người và vênh váo
Quên bài học nặng nề

Tôi bước tới thành Rôm
Quê tượng đài thành quách
Nền nghệ thuật hiển hách
Tiếc: nhiều đĩ, ăn mày
Tôi sang Mạc Tư Khoa
Ngợp những người và hoa
Khệnh khạng mùi Vốt Ca
Cẩn thận chết bỏ cha

Tôi trở về Trung Hoa
Họ đang bàn Trường Sa
Mặt mày đầy gay gắt
Tôi nhớ chuyện ông cha

Tôi về tới nhà ga
Mẹ nó vội chạy ra
Ghé tai tôi hỏi nhỏ
Bố tối nay ngủ nhà


1977
Thơ xướng họa với ông Trần Thúc Linh
(Nguyên chánh toà thượng thẩm Sài Gòn)

XƯỚNG (của Trần Thúc Linh)
Cô hỏi làm chi tướng trẻ già
Ứ hự hay cô cũng muốn a
Tôi biết tướng này ngoài bảy chục
Món gì - món ấy tướng chẳng tha.

HỌA (của Đinh Đức Thiện)
Ứ hự ta nay gối đã mòn
Món gì món ấy tớ chẳng còn
Nhắn bảo cô em nên gìn giữ
Kẻo nữa không chồng lại có con

1976
Năm 1976 Luật sư Trần Thúc Linh là lớp trưởng lớp nghiên cứu chủ nghĩa Marx của 124 chức sắc cao cấp Sài Gòn ở lại. Ông Thiện được TƯ giao phụ trách lớp học. Học viên là các CCCC (công chức cao cấp): Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Diệp BTKT, Nguyễn Anh Tuấn BT kế hoạch, Ngô Viết Thụ, Ngô Bá Thành, Vũ Quốc Thúc QVK, Trần Thúc Linh… Thường tiếp xúc với ông Thiện ở 6 Nguyễn Thông, có khi tại nhà một số vị. Những buổi gặp như vậy không khí cởi mở chân tình, Ông Thiện vui vẻ bảo Ông Thúc: “Tôi biết anh còn hai xe con loại xịn sao anh không đi. Cứ mang ra mà dùng, nếu xăng thiếu tôi sẽ can thiệp. Anh đi xe đạp không quen lỡ xảy ra tai nạn tôi mang tiếng”. Đôi khi có mắc mớ riêng tư riêng tư trong đời sống, trong quan hệ xã hôi hội họ cũng xin ý kiến ông. Một hôm ông Linh đến chơi với ông Thiện. Khi câu chuyện đã hoàn toàn cởi mở ông Linh rút túi ra tờ giấy có ghi bài thơ nói trên và bảo ông Thiện: "Này ông xem có người gửi ông bài thơ và nhờ tôi trao". Ông Thiện xem xong tủm tỉm. Được một lúc ông đọc bốn câu trả lời người gửi và lại nhờ ông Linh trao. Tiếp theo ông nói với ông Linh: "Riêng anh tôi cũng tặng mấy câu"
Giời sinh ra Thúc Sinh
Lại còn sinh Thúc Linh
Bán giời túi rỗng tuếch
Lại mang tiếng đa tình

Tới đây ông Linh cười vang và với dáng điệu chân tình ông đứng dậy xá ông Thiện một xá và nói: ”Thôi thôi, tôi xin ông tướng”.





CHÙM THƠ ĐÙA ANH LÊ QUANG ĐẠO

1.
Trong hàng tướng có anh Quang Đạo
Đeo lon vào diện mạo bảnh bao
Chỉ vì tướng thấp vợ cao
Tướng không dùng súng lấy sào tướng đâm.

1960

2.
Làm chính trị
Làm tướng
Làm thơ
Anh giỏi thật
Trên đời này “ba nhất” nào bằng L.*
Thơ anh chẳng cần gió cần trăng
Đọc thơ anh hẳn rụng răng vì cười
Xét xem thiên hạ mấy người
Làm vè âu cũng đồng thời làm thơ

Đọc thơ anh tôi chẳng ngờ
Cái gì so với lời thơ cho vừa

*Ca dao:
Trên đời đẹp nhất là L…
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.

3.
Trong làng chính trị có một anh
Người nhỏ con cứ tưởng lành
Người nhỏ nhưng mà tham vọng lớn
Ít tiền mà lại muốn hít cái L…thơm

4.
Ngày anh giảng đạo thành thần
Tối anh tẩn mẩn tần mần như ma
Ngày thời anh nói như cha
Đêm thời anh lại mày mò quá con



Tặng anh Nguyễn Cơ Thạch

Nhớ ông ngày tết đến thăm ông
Ông chúc Tết tôi chén rượu hồng
Ngước mắt trông ông đầu đã bạc
Ngó lại tôi còn bạc cả lông…


Ông Thiện và Thạch vừa là đồng hương đồng tuế, cùng tham gia cách mạng cùng bị tù với nhau. Nhân dịp tết ông Thiện đến nhà ông Thạch. Ông Thạch rót ly rượu cầm chúc ông Thiện. Ngồi một lúc ông Thiện tủm tỉm đọc bốn câu thơ trên. Ông Thạch trách: Tôi đã tốn rượu chúc ông, ông lại ví von lộn xộn. Ông Thiện thủng thẳng nói: cậu hay đi xuất ngoại, nộp đây hai tút thuốc lá ngoại mình sửa cho. Ông Thạch đồng ý ngay. Ông Thiện mới chữa câu thứ tư: ”Nhớ lại trong tù lúc trẻ không?” rồi cả hai cùng cười xoà vui vẻ.




Tặng anh Lê Thanh Nghị

Giời sinh ra anh Nghị
Lại sinh ra cái bị
Anh đi khắp năm châu
Kinh tế vẫn tắc tị


Tặng ông tổ chức

Can đảm thay ông tổ chức
Ông đi vào lĩnh vực
Thế giới của con người
Thế giới đầy uẩn khúc

Người ta đi vào khám phá không gian
Hoặc xuống đại dương, hay lòng đất
Chẳng qua là thế giới vật chất
Thế giới của con người
Thế giới của lý trí, của tâm hồn và tình cảm
Thế giới của cái sống, thế giới đầy biến động
Xin ông tránh cái chủ quan
Khó tránh điều oan ức
Ở đời mấy ai biết cho ông ?
Biết chăng chẳng biết chẳng nên bực
Như vậy mới sống lâu
Có thế mới thành cụ tổ chức


1980


Tặng Ông Lê Đức Thọ

Họ nhà tôi có ông tổ
Làm nghề tạc tượng gỗ
Tạc xong để lên bệ
Rồi ông ngồi ông sợ
Đời này họ nhà tôi
Có ông Lê Đức Thọ
Làm nghề nặn cán bộ
Đủ các cấp các ngành

Nặn xong đặt lên ghế
Người được bê lên bệ
Nhưng giữa bệ và ghế
Cũng nhiều lúc thay ngôi
Ai nghĩ ngợi lôi thôi
Chê tổ chức làm tồi
Ông cho ngồi xơi nước
Ông bảo rằng tổ chức
Là cơ quan tối nghiêm
Đến tôi cũng phải im
Khi nghe ông phán xét
Khi nghe ông xét nét
Nghe đến lạnh xương vai
Không phải là “người tài”
Đâu làm được tổ chức
Họ tôi đầy âm đức
Mới sinh sản ra ông
Chuyên làm nghề nặn tướng
Cũng đôi khi tôi ngượng
Thấy ông nặn hơi sai
Tôi chỉ biết thở dài
Vái các ngài tổ chức!

Từ câu 1 đến câu 7 theo trí nhớ của Ông Ngô Xuân Trúc chuyên viên cao cấp -nguyên chủ tịch Quảng Ninh nguyên Vụ Trưởng Vụ KT phủ TT.
Câu 7 trở đi theo đại tá Hông Kỳ chuyên viên cao cấp phủ TT - nguyên chủ nhiệm phòng CT bộ tư lệnh 559 (đã mất).


 

10 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Sẵn sàng chiến đấu - HaMeoK6




Hôm rồi lên mạng thấy có tin:

“Một lính Mỹ chiến đấu chống lại quân Taliban tại Afghanistan trong chiếc quần đùi màu hồng đã lên trang nhất của các tờ báo tại Mỹ …” (đăng tại đây. )

Xem rồi tôi mới nhớ truyện của thằng bạn. Trước nó học Trỗi, sau đi lính hải quân. Ở trên tàu, toàn lính tráng, nên thường thì tụi nó không bận quần áo gì cả. Lần đó nó đang ngủ thì có báo động chiến đấu. Thằng bạn tôi giật mình lao ngay vào vị trí. Nhiệm vụ của nó là đánh tín hiệu bằng cờ truyền tin giữa các tàu. Nó leo lên dài chỉ huy, hướng về kỳ hạm đánh tín hiệu sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu.

Chẳng dè hôm đó, không phải là báo động thật mà chỉ là tập dợt cho đại tướng Tổng Tham mưu trưởng kiểm tra nên phải làm như thật, mà lính tráng thì đâu có biết.

Đại tướng đứng trên kỳ hạm bắc ống nhòm quan sát các tàu thì bỗng thấy một thằng khỏa thân trên đứng trên nóc tàu đang giơ ... cờ múa may đầy sự nghiêm túc! Đám sĩ quan BTL và Hạm đội tá hỏa, rối rít hỏi thăm : thằng nào vậy? dám múa may trước mặt Đại tướng mà ko có mảnh vải che thân! …

Sau vụ đó, nó bị các sĩ quan “dũa” te tua. Nhiều ông còn đòi kỷ luật nó. Nhưng xét cho cùng, nó chẳng vi phạm điều lệnh nào, mà lại còn thể hiện tốt tinh thần sẵn sàng chiến đấu theo quy định. Lẽ ra phải được khen mới đúng! Thế là “xù”.

Xem ra chuyện của thằng bạn tôi còn hay hơn chuyện đăng báo của lính Mỹ. Chỉ tiếc rằng lúc bấy giờ ko có nhà báo nào ghi lại được hình ảnh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu của thằng nó. Nếu có, giờ này tấm hình đó chắc phải được đưa vào Viện Bảo tàng của tướng Lê Mã Lương (?)



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Út Trỗi”: Thứ bảy, ngày 16 tháng năm năm 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>