THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 47/d




THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (IV)
                         ĐẠI CHÚNG
--------------------------


PHẦN V: THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                         A. Anhxtanh
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


CHƯƠNG VII: HÚT - ĐẨY

“Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất.”
“Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ.”
Niutơn

(tiếp theo)
***
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (thường gọi bảng tuần hoàn Menđêlêép), chúng ta thấy xếp đầu tiên là Hydrô. Tiếp theo Hydrô là Hêli (ký hiệu He). Nguyên tử Hêli được cấu tạo gồm 2 điện tử đóng vai trò hành tinh và 4 nuclôn hợp thành một hạt nhân (trong số đó có 2 prôtôn, 2 nơtrôn). Tại sao lại không thể tồn tại nguyên tử có hạt nhân gồm 2 nuclôn hay 3 nuclôn? Đành rằng không thể tồn tại nguyên tử có hạt nhân được cấu tạo từ toàn prôtôn hay nơtrôn (vì trường hợp đầu do mang điện đồng dấu mà các prôtôn không thể đơn thuần “sum họp” được, và trường hợp sau không tạo được lớp vỏ điện tử), nhưng tại sao không tồn tại nguyên tử có hạt nhân gồm 1 prôtôn và 1 nơtrôn? Hơn nữa, bảng tuần hoàn còn chỉ ra rằng không tồn tại nguyên tử mà hạt nhân của nó có số lượng prôtôn nhiều hơn số lượng nơtrôn mà thường là ngược lại. Tại sao như thế?
Theo vật lý học, các nuclôn trong một hạt nhân liên kết với nhau bằng cách trao đổi các mêzôn cho nhau. Mêzôn là một thực thể KG dây giả hạt và khi lan truyền thì như một bó sóng.
Trên cơ sở nhận định đó của vật lý học, chúng ta cho rằng, nói khái quát hơn, bản chất lực liên kết các nuclôn trong hạt nhân là hiệu ứng hút nhau giữa chúng được sinh ra trong quá trình thu phát bức xạ lẫn nhau dưới dạng các mêzôn.
Giả sử rằng có thể tồn tại hạt nhân gồm hai nuclôn (một prôtôn và một nơtrôn), thì chúng phải được sắp xếp và thu phát mêzôn lẫn nhau tương tự như hình 7/b mô tả. Theo nguyên lý ưu tiên lan truyền thì mêzôn được một nuclôn phát ra từ vùng phát của nó sẽ phải lan truyền đến miệng phễu hút của nuclôn kia và ngược lại. Tuy nhiên quá trình thu – phát đó không hề tạo ra một hiệu ứng hút lẫn nhau nào giữa hai hạt, và nếu có một chút hiệu ứng hút của một hạt lên hạt kia thì hiệu ứng phản lực của hạt kia do phát mêzôn đã làm cho triệt tiêu. Vì vậy, không thể tồn tại hạt nhân gồm hai nuclôn. Có lẽ cũng vì nguyên nhân đó mà cũng không tồn tại hạt nhân gồm ba nuclôn. Hay nói đúng hơn, trong một điều kiện đặc biệt nào đó cũng có thể xuất hiện nguyên tử có hạt nhân gồm hai hay ba hạt nuclôn nhưng chỉ là hãn hữu và sự tồn tại của nó rất ngắn ngủi.

Hạt nhân Hêli gồm hai prôtôn và hai nơtrôn. Cách thức sắp xếp và thu - phát mêzôn lẫn nhau của bốn hạt này được chúng ta mường tượng và mô tả ở hình 8.
Hình 8: Hạt nhân Hêli
Theo nguyên lý ưu tiên lan truyền thì bốn hạt nuclôn phải phát mêzôn theo như mô tả và vì thế mà làm xuất hiện hiệu ứng đẩy chúng tiến về phía nhau và đến một khoảng cách hạn định thì xuất hiện hiệu ứng chống lại sự tiến ấy tạo thế cân bằng. Qua mô tả đó, chúng ta còn thấy rằng khi phát mêzôn, prôtôn biến thành nơtrôn, còn nơtrôn thu mêzôn này biến thành prôtôn. Quá trình đó lặp đi lặp lại làm liên tục xuất hiện cũng như mất đi hiệu ứng đẩy nhau do mạng điện cùng dấu của hai hạt nuclôn đối diện nhau gây ra. Cũng vì thế mà cả bốn hạt luôn giao động qua một điểm cân bằng của mỗi hạt. Ngoài ra chúng ta còn thấy một điều quan trọng: sự xuất hiện nơtrôn trong hạt nhân không phải là một tình cờ. Nơtrôn có mặt trong hạt nhân nhằm cách ly, không cho các prôtôn tương tác đẩy nhau, và hơn nữa, làm cho sự thu - phát mêzôn lẫn nhau có khả năng, từ đó mà xuất hiện lực liên kết giữa các nuclôn với nhau để hợp thành hạt nhân.
Trong thực tại, về nguyên tắc, sự sắp xếp các prôtôn và nơtrôn trong hạt nhân Hêli, đại loại có thể phải giống như chúng ta đã hình dung. Trên cơ sở đó mà hình thành nên những hạt nhân nguyên  tử mang điện tích dương nhiều hơn hai điện tích dương nguyên tố. Tuy nhiên, dù có như thế thì mô hình hạt nhân Hêli mà chúng ta tưởng tượng ra và minh họa ở hình 8 là quá ngây thơ đồng thời cũng quá thô thiển. Không gian ở tầng nấc qui mô nội hạt nhân không thuần khiết và phân định rạch ròi các nuclôn ra như thế. Chúng là những thực thể hạt giả dây hay là những bó dây KG có nội tại xoát mạnh mẽ. Những bó dây ấy tương tác với nhau để liên kết với nhau, “quấn quít” vào nhau mà tạo thành thực thể hạt nhân hêli thống nhất, thể hiện ra hai điện tích nguyên tố dương như hai bóng đèn chớp sáng liên hồi lúc đây lúc đó trên khắp “bề mặt” của nó. Đối với những hạt nhân mang điện nhiều hơn hai điện tích nguyên tố dương, tình hình cũng tương tự, nghĩa là các điện tích nguyên tố dương “bị dư”, chưa trung hòa về điện, chỉ có thể tồn tại trên “bề mặt” hạt nhân, hay nói cách khác, hạt nhân chỉ thể hiện điện tích mà nó mang được phân bố trên “mặt ngoài”  của nó, còn trong nội tại nó thì luôn trung hòa điện.
Giả sử có một hạt nhân mang Q điện tích trong một không gian rộng lớn không hiện hữu bất cứ một thực thể mang điện tích nào khác ngoài nó, thử hỏi nó có tạo ra một trường tĩnh điện quanh nó không? Chúng ta khẳng định ngay: không hề! Đơn giản là bởi vì, như chúng ta đã quan niệm, chỉ khi trong một vùng không gian nào đó xuất hiện cùng một lúc hai điện tích và giữa chúng không bị che chắn bởi những thực thể KG không mang điện, thì lúc đó giữa chúng mới xuất hiện hiệu ứng đẩy ra xa nhau hoặc hút về phía nhau. Nếu chỉ có độc nhất một điện tích thôi thì vì không có đối tượng nào để xác lập hiệu ứng hút - đẩy nên nó dù có mang điện cũng coi như không mang điện. Nghĩa là về mặt điện, nó “vô cảm” trước những thực thể không mang điện và ngược lại, những thực thể không mang điện cũng “vô cảm” trước nó.
Lại giả sử rằng có một hạt và hai hạt xuất hiện tương đối gần nhau trong không gian và chỉ có chúng thôi, ngoài ra không còn thực thể mang điện nào khác. Thử hỏi cả ba hạt ấy có tương tác điện lẫn nhau không, hay hỏi cách khác: mỗi hạt có tương tác điện đồng thời với hai hạt kia không? Chắc là không! Nên nhớ rằng cả ba hạt đó phải luôn lan truyền với tốc độ cực đại c, nhưng cứ cho là hai hạt đã được cố định tại hai vị trí cách nhau một khoảng nào đó và hạt ở vị trí không xa, trực diện với đoạn thẳng nối hai vị trí của hai hạt . Khó hình dung nổi hạt chịu tác động hút đồng thời của hai hạt  lại vẫn lan truyền với vận tốc c. Do đó, cần suy diễn rằng, trong không gian Vũ Trụ ở tầng vi mô, đối với một thực thể KG, không hề tồn tại hai hướng hay nhiều hơn hai hướng ưu tiên lan truyền như nhau, nghĩa là tùy thuộc vào độ xa - gần, độ “ngoằn ngoèo khúc khuỷu” mà chỉ có một hướng lan truyền được ưu tiên nhất. Hơn nữa, về mặt điện, sự lan truyền theo hiệu ứng hút được ưu tiên hơn theo hiệu ứng đẩy. Với giả định ấy, hạt sẽ chỉ lan truyền đến một trong hai hạt  mà thôi. Khi hạt  bị hút về hạt  mà nó ưu tiên chọn thì coi như hai hạt này đã hợp thành một hệ thống trung hòa về điện. Hệ thống này không gây ra được hiệu ứng hút - đẩy tĩnh điện đối với hạt  còn lại, nhưng thông qua môi trường không gian đã bị biến thái, có thể có tác động nào đó đến nó dưới dạng gọi là từ lực (?).
Lại nói về hạt nhân mang điện tích Q (với Q=nqe, n là số tự nhiên). Nếu lân cận hạt nhân này xuất hiện duy nhất một điện tử, thì tương tác về điện giữa chúng chỉ là:
với           r là khoảng cách giữa điện tử và hạt nhân.
Nếu số lượng điện tử là đúng bằng n và đều ở cách hạt nhân một khoảng r thì tương tác tổng hợp giữa chúng với hạt nhân là:
Nếu số lượng điện tử là (n+1) thì tương tác giữa lượng điện tử ấy với hạt nhân cũng chỉ là Fth và coi như bị dư một điện tử. Điện tử này được gọi là “điện tử tự do”. Nếu tồn tại một điện trường tĩnh trong nguyên tử thì không thể có hiện tượng xuất hiện điện tử “bị dư” được. Đã không có trường điện thì dứt khoát cũng không có trường từ. Nghĩa là trong Vũ Trụ vi mô, trường điện từ không tồn tại mà chỉ tồn tại những hiệu ứng điện từ có tính chất cục bộ, địa phương và nhất thời.
Vậy thì ở tầng nấc Vũ Trụ vĩ mô có tồn tại trường điện từ không?
Trong hiện thực, vật chất nói chung đều dẫn điện, tức là các điện tích tự do đều có thể lan truyền trong đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện môi trường cũng như bản chất của từng loại vật chất mà khả năng dẫn điện là cao hay thấp. Tùy thuộc khả năng ấy và một cách qui ước, vật lý học phân chia vật chất thành hai loại cơ bản: vật dẫn và điện môi. Vật dẫn là vật để cho điện tích chuyển động tự do trong toàn bộ thể tích của nó. Điện môi không có tính chất ấy, mà điện tích xuất hiện ở đâu sẽ định xứ ở đấy.
Chất dẫn điện có thể là rắn, lỏng hay khí. Trong số vật dẫn thể rắn thì kim loại là vật dẫn quan trọng nhất, đóng vai trò chủ yếu trong ứng dụng phục vụ đời sống con người. Thực nghiệm vật lý đã xác nhận, kim loại có cấu trúc tinh thể. Ở trạng thái rắn, các ion dương của kim loại (tạo bởi hạt nhân và lớp điện tử bên trong nguyên tử) được xếp theo một trật tự xác định tạo thành các mạng tinh thể. Chúng chỉ dao động nhiệt với biên độ rất nhỏ xung quanh các nút mạng. Các điện tử hóa trị của kim loại (các điện tử ở lớp vỏ ngoài nguyên tử), do liên kết yếu với hạt nhân và bị các nguyên tử bên cạnh tác dụng, tách khỏi nguyên tử gốc của chúng và trở thành các điện tử tự do (còn gọi là điện tử dẫn). Các điện tử tự do có thể lan truyền tự do từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong các mạng tinh thể kim loại. Dưới tác dụng của điện trường ngoài, dù nhỏ đến mức nào cũng làm xuất hiện các điện tử tự do chuyển dời có hướng và tạo thành dòng điện ngược chiều điện trường. Giả sử vật dẫn là một vật hình cầu thì điện tử tự do sẽ chuyển dời ra bề mặt của vật dẫn hướng về phía cực dương của điện trường. Do mất điện tử nên mặt cầu đối diện của vật dẫn sẽ mang điện tích dương và như vậy làm cho bên trong vật dẫn xuất hiện một điện trường phụ. Vì điện trường này ngược chiều với điện trường ngoài nên điện trường tổng hợp ở bên trong vật dẫn nhỏ hơn điện trường ngoài. Vì vẫn tồn tại điện trường nên điện tử tự do vẫn tiếp tục chuyển dời ra bề mặt vật dẫn theo phương chiều ban đầu và như thế, làm cho điện trường bên trong vật dẫn yếu hơn nữa và cứ thế mà yếu dần đi cho đến khi bằng 0. Lúc này dòng điện có hướng bên trong vật dẫn cũng bị triệt tiêu. Hiện tượng xuất hiện các điện tích trên mặt vật dẫn (lúc đầu không mang điện hay đúng hơn là trung hòa về điện) được gọi là hiện tượng điện hưởng. Người ta cũng gọi một vật dẫn có điện trường trong nội tại bằng 0 là vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện. Vật lý học đã chứng minh rằng, nếu truyền cho vật dẫn một điện tích Q nào đó và khi nó đã ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, thì lượng điện tích đó chỉ được phân bố trên bề mặt vật dẫn.
Hiện tượng điện hưởng là một trong những hiện tượng về điện được phát hiện sớm nhất, nhưng để giải thích thấu đáo được nó, con người đã phải chờ đợi đến khi thuyết điện tử của Lorenxơ ra đời và trên cơ sở quan niệm về sự tồn tại của điện trường đã được thừa nhận. Nói chung, đúc kết những kết quả rút ra từ thực nghiệm, vật lý học đã xây dựng được cho mình một lý thuyết hoàn chỉnh và đã giải quyết được hầu như trọn vẹn những vấn đề về điện nảy sinh trong hiện thực. Nòng cốt, đóng vai trò nền tảng của lý thuyết này chính là học thuyết trường điện từ mà Faraday - nhà vật lý thực nghiệm lỗi lạc, là người mở đường tiên phong, và Mắcxoen - nhà vật lý lý thuyết kiệt xuất, là người tổng quát hóa. Do đó khó mà bác bỏ được sự tồn tại tương tác điện từ, và câu hỏi tương tác đó tồn tại hay không tồn tại nghe thật “chối tai”. Có lẽ nên đặt lại câu hỏi như thế này: sự tồn tại của tương tác điện từ như ngày nay quan niệm, đã hoàn toàn thỏa đáng chưa?
Theo vật lý học ngày nay quan niệm thì: “Trường điện từ là một dạng vật chất cơ bản, chuyển động với vận tốc c trong mọi hệ qui chiếu quán tính trong chân không; nó thể hiện sự tồn tại và vận động qua những tương tác với một dạng vật chất khác là những hạt hoặc những môi trường chất mang điện”. Nói cụ thể hơn: trường điện từ là một thực thể thống nhất, không chia cắt được, có hai mặt thể hiện là điện trường và từ trường. Hai mặt này không phải là hai tổ chức cấu trúc hợp thành và chỉ có tính tương đối. Trong những hệ qui chiếu khác nhau chúng có giá trị khác nhau, thậm chí chuyển hóa qua lại nhau, và không thể tách rời nhau ra được. Dù vẫn chưa chỉ ra được cụ thể dạng vật chất cơ bản làm nên trường điện từ là gì thì vật lý học vẫn cho rằng trường điện từ vừa phải là một thực thể thống nhất không phân chia ra được vừa phải có cấu trúc xác định. Ở tầng Vũ Trụ vi mô, cấu trúc vật chất rất gián đoạn tập trung hết sức lớn ở lân cận các hạt và nhanh chóng triệt tiêu khi ra xa hạt và các hạt thường cách nhau với những khoảng chân không rất lớn so với kích thước hạt. Do đó, tất yếu trường điện từ cũng phải phân bố theo kiểu biến động rất lớn như vậy, nghĩa là tập trung rất mạnh ở lân cận các hạt và yếu dần ở những vùng giữa các hạt. Trong hiện thực, những dụng cụ đo, thiết bị thăm dò, dù tinh vi đến mấy cũng không thể khảo sát trực tiếp những vùng có có qui mô cỡ các hạt như điện tử hay prôtôn được mà chỉ có thể thu được kết quả có tính trung bình của một khu vực hàm chứa đáng kể số lượng các hạt, do đó có thể coi trong Vũ Trụ vĩ mô, môi trường chất cũng như trường điện từ là có tính liên tục trong không gian và thời gian. Thực nghiệm vật lý đã khẳng định rằng, với những tương tác cực nhanh và ở những dải tần số cực cao, xuất hiện rõ nét sự đồng nhất giữa hai hình thái vận động sóng và hạt phôtôn của trường điện từ, bức xạ, được mô tả bởi lý thuyết điện động lực học lượng tử - một sự mở rộng học thuyết Mắcxoen. Các hạt phôtôn được cho là những đơn vị vật chất cơ bản trong cấu trúc của trường điện từ bức xạ, thường được gọi là những lượng tử của trường. Trong trường điện từ bức xạ, các khái niệm “cường độ điện trường” “cường độ từ cảm” vẫn được giữ nguyên, chỉ khác là chúng tuân theo những luật phân bố thống kê, tức chỉ biết được sự phân bố xác xuất giá trị của chúng trong không - thời gian chứ không biết được đích xác sự phân bố ấy. Nhưng ở dải tần số vô tuyến điện, hiện tượng lượng tử hóa hoàn toàn bị lu mờ cho nên trường điện từ bức xạ được thấy như trường điện từ mà học thuyết Mắcxoen mô tả.
Không thể nghi ngờ được, hiện tượng cảm ứng và tương tác điện từ là có thực, tồn tại một cách khách quan, và học thuyết Mắcxoen, với hệ thống phương trình toán học của nó đã giải quyết được rốt rái tất cả những thể hiện khác nhau của hiện tượng ấy. Thực chứng đã xác nhận như vậy cho nên thật khó lòng mà bác bỏ được sự tồn tại của trường điện từ. Tuy nhiên, quan niệm về trường điện từ như đã nêu ở trên, theo thiển ý của chúng ta, không phải không hàm chứa mâu thuẫn nội tại.
Nếu cho rằng trường điện từ là một thực thể vật chất có cấu trúc và các phôtôn đóng vai trò những lượng tử cơ bản hợp thành vật chất ấy, thì phải hình dung cấu trúc vật chất của trường điện từ như thế nào? Có thể suy ra từ thực nghiệm vật lý: bất cứ vùng không gian nào, dù là chân không hay không chân không đều tồn tại trường điện từ, bởi vì khi xuất hiện thực thể mang điện ở một vùng không gian nào đó, lập tức vùng đó có biểu hiện về điện từ. Điều đó cũng có nghĩa là trường điện từ tồn tại khắp Vũ Trụ dù thể hiện hay không thể hiện, và vì sự thể hiện của nó là có tính đồng nhất nên vật chất của thực thể trường điện từ cũng có tính đồng nhất, hơn nữa cấu trúc của nó cũng đồng nhất, tuân theo một qui luật chung. Đó có cấu trúc nội tại thì hiển nhiên phải có liên kết nội tại và liên kết này phải được duy trì không phụ thuộc thời gian vì sự tồn tại của trường điện từ là vĩnh cửu. Nếu cho rằng các phôtôn là những thực thể đơn vị hợp thành cái gọi là “chất điện từ” thì phải hình dung rằng, đại đa số phôtôn đã tham gia vào việc hợp thành “khôi” cấu trúc vĩ đại, chỉ còn một số ít đóng vai trò là bức xạ “tự do” tương tự như điện tử tự do trong vật dẫn. Một trường điện từ như thế nhất thiết phải tương tác với không những các thực thể mang điện mà cả các thực thể không mang điện (hay đúng hơn là trung hòa về điện), và đó phải là hiện tượng phổ biến, “dễ thấy” trong Vũ Trụ thực tại. Nhưng thực nghiệm vật lý, với trình độ siêu hạng ngày nay, vẫn không hề phát hiện ra mảy may những biểu hiện chỉ thị về loại tương tác đó. Trái lại, thực nghiệm vật lý đã chỉ ra rằng, ở tầng Vũ Trụ vĩ mô, chỉ ở đâu tồn tại một hay nhiều thực thể mang điện (hoặc từ) thì ở đó và lân cận đó mới có biểu hiện về hoạt động điện từ, nếu không, nhất quyết không có biểu hiện ấy.
Tại những vùng chân không không có biểu hiện về hoạt động điện từ, các vật dẫn không mang điện (trung hòa điện) không bị một tác động điện nào từ bên ngoài làm xuất hiện một hay nhiều thực thể mang điện ở lân cận những vật dẫn đó thì ngay lập tức chúng bị tác động điện từ bởi môi trường. Điều đó chứng tỏ trường điện từ tồn tại hay không tồn tại ở một vùng chân không nào đó hoàn toàn tùy thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của thực thể mang điện. Thật khó mà hình dung nổi một trường điện từ có cấu trúc vật chất lại thoắt ẩn, thoắt hiện một cách “thần kỳ” như thế và hơn nữa cũng khó hình dung nổi một thực thể vật chất gọi là trường, có năng lượng nhưng có vẻ như không hề có khối lượng. Mặt khác, một bức xạ điện từ hay phôtôn là một thực thể không mang điện. Trong chân không, nó lan truyền thẳng như một bó sóng hay một sóng với tốc độ cực đại c và về mặt điện thì theo vật lý học, nó là một trường điện từ biến thiên theo thời gian, truyền đi các phôtôn không thể tương tác điện với nhau, xét trên phương diện chúng là những trường điện từ biến thiên thì khi ở gần nhau chúng phải tác động đến nhau, kết hợp nhau thành một trường điện từ tổng hợp. Phải chăng đó cũng là một mâu thuẫn trong quan niệm vậy lý về trường điện từ?
Con đường tất yếu đi nhận thức thực tại khách quan trong vật lý học là quan sát và tăng cường quan sát hiện thực (bao gồm cả xây dựng mô hình và thực hành thí nghiệm), thu thập các dữ liệu đo đạc trong hiện thực, từ đó, bằng cách suy lý dẫn tới thiết lập các biểu diễn toán học cho những đối tượng nghiên cứu, làm xuất hiện những lý thuyết giải thích về mặt định tính lẫn định lượng những quá trình chuyển hóa và vận động vật chất xảy ra trong tự nhiên. Trên cơ sở những lý thuyết đó, vật lý học tiếp tục quan sát, thực hành những thí nghiệm mới để giải thích những hiện tượng mới, thu thập những bằng chứng mới chứng thực cho bản thân những lý thuyết đó, đồng thời cũng làm phát sinh những vấn đề mới, nhiều khi là rất nan giải, đòi hỏi phải giải quyết. Có những vấn đề không thể giải quyết được trong khuôn khổ các lý thuyết đã có, và để giải quyết chúng, chỉ còn cách phải điều chỉnh, bổ sung, mở rộng những lý thuyết cũ, thậm chí là phải xây dựng học thuyết mới có tính tổng quát hơn. Quá trình tìm hiểu và khám phá ấy có tính lặp lại nhưng với trình độ ngày một cao hơn cho đến khi nào loài người nhận thức được hoàn toàn Tự Nhiên Tồn Tại mới dừng lại.
Nhìn vào lịch sử phát triển của vật lý học chúng ta thấy rằng, thực hành thí nghiệm đã đóng vai trò cực kỳ trọng yếu, là bộ phận đi tiên phong mở đường cho công cuộc xây dựng và hoàn thiện lý thuyết vật lý. Chính vì thế mà tiến trình phát triển của vật lý học còn làm nổi bật lên điều này: thực chứng đã là hòn đá thử vàng đối với mọi phát kiến vật lý nói riêng và cả đối với khoa học nói chung. Tuy nhiên, thực chứng lại là phương tiện sử dụng như con dao hai lưỡi đối với con người: nó đắc lực giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc và đúng đắn tự nhiên nhưng nhiều khi cũng đánh lừa, hướng con người đến với những nhận thức lầm lạc mà phải tốn biết bao nhiêu thời gian, biết bao nhiêu công sức, trí tuệ mới vỡ lẽ ra được. Lịch sử khoa học còn lưu lại nhiều câu chuyện, nhiều trường hợp ngộ nhận “nặng nề” do thực chứng gây ra mà điển hình nhất là thuyết địa tâm của Ptôlêmê. Có như vậy là do con người tưởng rằng có thể loại bỏ được sự lũng đoạn chủ quan trong nghiên cứu thực tại, đồng thời cũng rất tự tin vào năng lực quan sát có dụng cụ tinh xảo của mình. Cũng vì thế mà niềm tin của con người vào những gì thực chứng “mách bảo”, ít nhiều bị khuynh đảo bởi sự mù quáng. Rõ ràng, tùy thuộc vào trình độ quan sát và nhận thức mà mức độ đáng tin cậy của thực chứng là thấp hay cao và cho dù trình độ quan sát cũng như nhận thức của con người có cao vợi đến mấy chăng nữa thì cũng bị hạn định, bị khống chế ít ra là bởi không thể khắc phục được sự lũng đoạn chủ quan có nguyên nhân từ cấu tạo sinh học đặc thù của con người mà tự nhiên đã tác thành. Điều đó có nghiã là thực chứng dù có đáng tin cậy bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không bao giờ là thực chứng đích thực khách quan mà chỉ là thực chứng “hạng hai”, đã thông qua suy diễn của con người và cũng chỉ được dùng, phục vụ cho con người.
Vậy thì phải chăng đã có một ngộ nhận “chết người” nào đó do suy diễn sai từ các thực chứng dẫn đến quan niệm ngày nay về sự tồn tại của trường điện từ? Phải chăng không hề có một thực thể trường điện từ nào cả, hay có thể nói trường điện từ chỉ là một tồn tại ảo, đóng vai trò là một mô hình toán học hợp lý, giải quyết được những vấn đề nảy sinh về các hiện tượng điện trong Vũ Trụ ở tầng nấc vĩ mô?
Giả sử trong một vùng chân không (đủ lớn để coi như) chỉ có một quả cầu mang điện tích Q=nqo (với qo là điện tích nguyên tố và n là số lượng của qo) và quả cầu này được đặt ở vị trí trung tâm. Thực nghiệm đã chỉ ra rằng nếu cho xuất hiện ngẫu nhiên một hạt có điện tích q (có kích thước nhỏ hơn nhiều và điện tích q ít hơn nhiều so với của khối cầu) thì nó sẽ bị quả cầu hút (nếu q trái dấu với Q) hoặc đẩy (nếu q đồng dấu với Q). Điều đó có nghĩa đã có một tác dụng lực của Q đến q (thường gọi là điện tích thử). Tương tự như trường hợp tương tác hấp dẫn dẫn đến quan niệm về sự tồn tại của trường hấp dẫn, vì cho rằng tác dụng lực của Q lên q là không trực tiếp và cũng không thể thông qua khâu trung gian là khoảng chân không (hư vô, phi vật chất) được nên chỉ còn suy diễn duy nhất từ kết quả thực nghiệm rằng Q đã tạo ra một trường lực thế xung quanh nó và được vật lý học đặt tên là “trường điện tĩnh” (quen gọi là điện trường). Nếu khoảng cách tâm giữa Q q r, thì như chúng ta đã kể, cũng thông qua thực nghiệm, Culông đã xác định được lực tương tác giữa hai thực thể mang điện đó bằng biểu thức:
(với dấu “” là biểu diễn sự tương phản về chiều của hai trường hợp hút, đẩy), và phát biểu thành định luật mang tên ông, đặt cơ sở đầu tiên cho điện học.
Từ biểu thức trên, các nhà vật lý đưa ra khái niệm “cường độ điện trường” với biểu thức toán học:
Theo chúng ta, đến đây xuất hiện một nghịch lý. Vì tương tác lực tĩnh điện giữa Q q là bình đẳng, nghĩa là tuân theo nguyên lý tác động tương hỗ cho nên nếu Q sinh ra một điện trường tác động đến q một lực thì q cũng phải sinh ra một điện trường tác động đến Q một lực có cường độ đúng bằng lực ấy nhưng ngược chiều. Một đàng, không thể như thế được vì q<<Q, đàng khác, nếu không như thế thì bằng cách nào q tác động đến Q một lực có cường độ đúng bằng lực mà Q tác động đến q? Có lẽ để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà vật lý đã phải đồng thuận rằng điện trường của q không đáng kể và q không tác động đến điện trường E dù điện trường E tác động đến nó. Sự thỏa thuận ấy có thể phù hợp với thực chứng nhưng không thể khỏa lấp được mâu thuẫn, thậm chí còn đào sâu thêm mâu thuẫn, không những không giải thích được nguyên nhân nào gây ra tương tác giữa Q q, mà còn xâm phạm nguyên lý tác dụng tương hỗ (mà chúng ta cho là một trong những nguyên lý cơ bản và phổ quát nhất của tự nhiên), thậm chí còn xâm phạm luôn đến nguyên lý chồng chất điện trường.
Vì định luật Culông được rút ra từ thực nghiệm và các kết quả tính toán theo định luật ấy cũng phù hợp với các số liệu đo đạc trực tiếp từ thực nghiệm và trên cơ sở ấy mà vật lý học quan niệm về sự tồn tại của điện trường, nên rất có thể các nhà vật lý đã hiểu lầm sự “mách bảo” của các kết quả thí nghiệm và tin vào thực chứng “hạng hai” (thực chứng đã qua suy diễn chủ quan từ kết quả thực nghiệm) đã ẩn chứa sai lầm. Như thế, muốn giải quyết được những mâu thuẫn đã nêu ở trên, chỉ còn cách tìm cho ra “mấu chốt” suy diễn sai lầm trong thực chứng.
Bây giờ, chúng ta tưởng tượng rằng, thay cho điện tích thử q là điện tích nguyên tố qo. Thử hỏi công thức tính lực tĩnh điện của Culông có đúng trong trường hợp này không? Theo quan niệm của chúng ta là chắc chắn không! Bởi vì qo là lượng điện tích đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối. Nó không đủ khả năng, hay nói cách khác là không thể tự phân chia để tương tác điện cùng một lúc với hai qo khác chứ đừng nói đến là với nqo. Như vậy, tương tác điện giữa Q qo lúc này chỉ là:
Một lý do nữa, nếu điện tích thử qo cùng một lúc tương tác với nqo của khối cầu được cho là sinh ra điện trường E và khi n là rất lớn thì có thể điện tích thử qo sẽ phải lan truyền với vận tốc vượt qua vận tốc cực đại c. Đó là điều không thể!
Nếu đúng như thế thì phải xét lại định luật Culông. Nhưng làm sao xét lại được khi nó luôn phù hợp với kết quả thực nghiệm? Không, định luật Culông vẫn đúng, song chỉ đúng đến một hạn định nào đó trong Vũ Trụ ở tầng nấc vĩ mô thôi!
Giả sử biểu thức Culông đúng với cả trường hợp điện tích thử là qo thì có thể viết:
Và qua đó cũng rút ra được nguyên lý chồng chất điện trường, nghĩa là tại vị trí của điện tích thử qo, tồn tại một cường độ điện trường bằng tổng cường độ điện trường của n điện tích qo ở vị trí quả cầu gây ra. Như vậy, dễ dàng rút ra thêm kết luận: Cùng một lúc, n điện tích qo của quả cầu tác động lực đến điện tích thử qo và đồng thời điện tích thử qo cũng tác động lực đến từng điện tích qo của quả cầu. Nhưng như chúng ta đã phân tích ở trên, điện tích thử qo không thể tương tác đồng thời với hơn một điện tích qo khác được vì một nguyên nhân đơn giản và vui thế này: nếu chúng ta chỉ có đồng một xu và đó là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất không thể phân chia được nữa thì trong cùng một lúc, chúng ta không thể dùng nó trao đổi với hai đồng một xu khác mà chỉ có thể trao đổi với một trong hai đồng một xu ấy thôi. Ở đây rõ ràng đã tồn tại nghịch lý!
Để giải quyết nghịch lý đó đồng thời bảo lưu những biểu thức được xây dựng nên từ các kết quả thực nghiệm và cũng đã tỏ ra đúng đắn trong thực tế ứng dụng từ trước đến nay, trong khi vẫn cho rằng giữa các qo không thể xảy ra hiện tượng hai hay nhiều qo tương tác lực cùng lúc với một qo, thì chúng ta chỉ còn cách phải suy xét lại những “mách bảo” tưởng đã rất hiển nhiên của thực chứng.
Chúng ta đã quan niệm, chân không không phải Hư Vô (hư vô tuyệt đối) mà là môi trường không gian. Có thể cho rằng chân không cũng là hư vô (hư vô tương đối) nếu quan sát trong Vũ Trụ vĩ mô, nhưng ở tầng nấc Vũ Trụ vi mô, tính thực thể của nó là không thể bác bỏ được, và càng đi sâu về phía đáy cùng vi mô thì sự sống động của nó nổi trội hẳn, có thể nói là không kém phần “dữ dội”. Sự “dữ dội” được tăng cường hơn nữa bởi sự xuất hiện và biến hóa không ngừng của hiệu ứng hút - đẩy điện, mà nguyên nhân sâu xa của tồn tại ấy chính là sự có mặt của các hạt KG và sự yêu cầu bắt buộc phải chuyển hóa Không Gian kịp thời của chúng. Giả sử rằng quan niệm này phù hợp với thực tại thì nếu trường điện từ tồn tại và hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, nó phải có nguồn gốc là tồn tại không gian và hiệu ứng điện trong không gian. Còn nếu trường điện từ không tồn tại (hay tồn tại ảo, dưới dạng ẩn giấu), thì chính môi trường không gian và hiệu ứng điện trong không gian đã là nguyên nhân cơ bản gây ra đa dạng hiện tượng điện từ trong Vũ Trụ.
Quay lại với giả tưởng chỉ có một quả cầu mang điện tích Q ở trung tâm một vùng chân không đủ lớn. Theo vật lý học, nó tạo ra một điện trường quanh nó và cường độ điện trường tại một điểm cách tâm nó một khoảng r, được tính:
Để tiện việc tính toán, các nhà vật lý đã đưa ra khái niệm véctơ cảm ứng điện (ký hiệu ) và dùng nó thay cho biểu diễn đường sức. Phương của véctơ  trùng với phương của véctơ nhưng được qui ước có chiều luôn hướng từ tâm quả cầu mang điện ra ngoài. Độ lớn của D được xác định:
với  là diện tích mặt cầu bao quanh quả cầu điện, có tâm là tâm của cầu điện và có bán kính là r.
Từ khái niệm véctơ cảm ứng điện, các nhà vật lý đưa tiếp ra khái niệm điện thông (thông lượng cảm ứng điện, ký hiệu: ). Điện thông là lượng véctơ cảm ứng điện đi qua một diện tích bề mặt nào đó. Trong trường hợp ở đây, chúng ta có:
Sự bất hợp lý của việc đưa ra khái niệm véctơ cảm ứng điện và điện thông là ở chỗ: dù số lượng điểm hợp thành diện tích mặt cầu có bán kính r là hữu hạn thì cũng rất nhiều và lượng điện tích đi qua một điểm trên mặt cầu bao giờ cũng phải nhỏ hơn Q, nghĩa là điện trường gây ra bởi quả cầu mang điện tại điểm đó phải nhỏ hơn giá trị . Biết Q là lượng điện tích tập trung gồm n (số tự nhiên) điện tích nguyên tố qo, và cho rằng n cũng là số điểm hợp thành mặt cầu có bán kính r, thì lượng điện tích phân bố cho một điểm trên mặt cầu ấy là:
Do vậy, điện trường tại điểm đó là:
Còn nếu vẫn quan niệm điện trường tại mỗi điểm trên mặt cầu bán kính r bằng thì tổng lượng điện trường mà quả cầu mang điện đồng thời gây ra trên mặt cầu đó phải là:
Vì điện trường liên quan mật thiết tới năng lượng điện nên không thể hình dung nổi một năng lượng điện lại triển khai được một năng lượng điện lớn hơn nó nhiều lần, phân bố đều trên một mặt cầu có bán kính r và bao quanh nó.
Vậy thì điện trường có tồn tại không? Đến đây, chúng ta tin rằng nó không tồn tại dưới hình thức như vật lý học quan niệm.
Để loại bỏ quan niệm điện trường, chúng ta đưa ra giả thuyết sau đây.
Khi trong khoảng chân không (đủ lớn) mà chúng ta giả tưởng chỉ tồn tại duy nhất khối cầu mang điện tích Q=nqo, vì không có đối tượng mang điện nào khác ở quanh nó nên nó cũng hoàn toàn không phát huy tương tác gì (dù sự có mặt của nó có gây “xáo động” nào đó đối với chân không thì nó cũng không “hề hấn” gì về mặt điện), nghĩa là nó không tạo ra một điện trường nào cả. Nếu đột nhiên xuất hiện một hạt (điện tích thử qo) trên mặt cầu tưởng tượng như đã nói, thì lập tức giữa quả cầu và  xuất hiện một hiệu ứng hút hay đẩy tùy thuộc vào dấu của chúng. Tổng lực tương tác của chúng, xét trong mối tương phản âm - dương là bằng 0, xét về giá trị tuyệt đó (về mặt lực lượng) là 2Fo. Do đó, lực tác động đến mỗi thực thể trong hai thực thể ấy bằng:
Nếu tiếp tục xuất hiện ở đâu đó trên mặt cầu hạt  thứ hai (và giả sử rằng giữa hai hạt đã bị cách ly về mặt điện), thì giữa hạt này với quả cầu mang điện Q cũng lập tức xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy, sinh ra một lực tác động đến mỗi thực thể đúng bằng Fo. Tương tự, nếu xuất hiện hạt thứ n trên mặt cầu thì giữa nó và quả cầu mang điện Q cũng xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy và lực tác động đến từng thực thể cũng bằng Fo. Lúc này, tổng hợp lực tác động đến quả cầu là:
Có thể cho rằng đến đây, quả cầu mang điện Q đã hết khả năng tương tác điện với hạt .
Bây giờ, trên mặt cầu giả tưởng đang xét, không xuất hiện hạt mà xuất hiện một hạt vĩ mô (hàm chứa trong nó số lượng rất lớn các điện tích nguyên tố qo) mang điện, đóng vai trò là điện tích q, với q=mqo m<<n. Giữa quả cầu mang điện Q và điện tích thử q tất nhiên cũng xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy đối với chúng về mặt điện. Sự tác động của hiệu ứng hút - đẩy điện tồn tại trong môi trường không gian cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng điện hưởng (chúng ta dùng thuật ngữ này chung cho cả hai hiện tượng: điện hưởng của vật dẫn và sự phân cực của chất điện môi, dù hai hiện tượng này có bản chất hoàn toàn khác nhau).
Như vậy, chúng ta phán đoán, khi xuất hiện điện tích thử q trên mặt cầu thì giữa nó và quả cầu Q tương tác, vừa hút hoặc đẩy nhau một lực nào đó, vừa làm xảy ra quá trình điện hưởng đối với nhau. Quá trình điện hưởng ở mỗi thực thể làm tăng cường lực ban đầu và khi cả hai thực thể đạt đến trạng thái cân bằng tĩnh điện thì lực cũng đạt đến giá trị cực đại. Để thỏa mãn biểu thức Culông, chúng ta cho rằng trong trường hợp điện tĩnh (các điện tích tham gia tạo lực coi như không chuyển động), thành phần từ lực không xuất hiện trong khi năng lượng tham gia tương tác lại không đổi, nên lực điện tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, khi đã đạt đến trạng thái cân bằng tĩnh điện thì tổng điện tích tham gia tương tác hút hoặc đẩy là (n.m), nghĩa là điện tích tham gia tương tác ở mỗi thực thể đúng bằng một nửa lượng (n.m). Từ đó, lực điện tác động lên mỗi thực thể được xác định là:
(Có thể suy diễn: Vì Q=nq q=mqo, nên theo công thức Culông:
Nếu trên mặt cầu bán kính r xuất hiện đâu đó thêm một điện tích thử q nữa thì giữa nó và quả cầu Q cũng nhanh chóng hình thành một hiệu ứng điện (với điều kiện điện tích thử này đã được cách ly về mặt điện với điện tích thử kia). Hiệu ứng điện ấy gây ra gây ra hiện tượng điện hướng ở mỗi thực thể và rốt cuộc cũng làm xuất hiện lực điện tác động đến mỗi thực thể đúng bằng F với biểu diễn toán học của nó là:
              
Với N2 là tổng số điện tích tham gia tương tác lực và để thỏa mãn định luật Culông thì phải có:
               N2=n.m
Tuy nhiên khả năng điện hưởng của quả cầu Q không thể là vô hạn, cho nên đến một giới hạn nào đó, định luật Culông không còn đúng nữa.
Tóm lại, theo hình dung của chúng ta thì cái gọi là điện trường không tồn tại, công thức Culông chỉ áp dụng được trong Vũ Trụ ở tầng nấc vĩ mô và cũng chỉ trong một khoảng hạn định. Khi trong chân không xuất hiện một thực thể mang điện hay không mang điện, thì môi trường không gian ở đó (xung quanh thực thể) có thể biến thái đi ở mức độ nào đó để hòa hợp với vận động của thực thể duy trì một thế cân bằng động mới có xu hướng làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy (chứ không phải thực thể đã thiết lập một trường hút - đẩy thường trực). Đối với thực thể mang điện, chỉ khi xuất hiện một thực thể khác ở đâu đó quanh nó thì giữa nó với thực thể mới mới xuất hiện hiệu ứng hút hay đẩy và coi như chúng tương tác lực với nhau thông qua môi trường không gian.
Đã không tồn tại thường trực (hay chỉ tồn tại ảo) một điện trường thì cũng không thể tồn tại thường trực (hay chỉ tồn tại ảo) một từ trường, và như vậy, trường điện từ cũng không thể tồn tại thực sự. Hơn nữa, không có các điện tích thì cũng không thể xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ, do đó, không thể tồn tại trường điện từ như một thực thể vật chất độc lập, có cấu trúc đặc thù được.
“Thí nghiệm giả tưởng” ở trên còn cho phép suy diễn rằng, nếu trên mặt cầu bán kính rn điện tích q (đã được cách ly nhau), mà tại vị trí tâm của mặt cầu không có quả cầu Q, thì ở đó không hề có tác động lực tĩnh điện (thực nghiệm vật lý cũng chỉ suy diễn là có sự chồng chất điện trường ở đó chứ chẳng có bằng chứng thực sự nào cả vì làm sao mà đo được?!). Chỉ khi xuất hiện quả cầu Q ở dó thì mới xuất hiện một lực tổng hợp gây ra bởi n điện tích q tác động đến nó (nếu khả năng điện hưởng của nó cho phép).
Mấu chốt lôgic trong luận điểm thứ hai của học thuyết trường điện từ Mắcxoen là sự giả định về sự tồn tại dòng điện dịch. Dòng điện dịch là biểu hiện của một điện trường biến thiên theo thời gian. Nếu dòng điện dẫn tương ứng với dòng điện tích chuyển động thì dòng điện dịch không hề liên quan đến điện tích hay hạt vật chất nào khác. Sự giống nhau của chúng, hay có thể nói đặc trưng chung của chúng là ở chỗ đều gây ra từ trường như nhau.
Không thể hình dung được một dòng điện phi vật chất nhưng có năng lượng, không tương tác với bất cứ đối tượng nào mà lại sinh ra từ trường, Hơn nữa cũng cần xem xét lại có thực sự ngay cả dòng điện dẫn cũng sinh ra từ trường hay không?
Theo vật lý học thì khỏang không gian giữa hai bản điện của một tụ điện phẳng phải tồn tại một điện trường. Theo suy đoán của chúng ta, nên hiểu điện trường ấy chính là hiệu ứng hút điện do hai bản điện làm vận động của vùng không gian giữa chúng bị biến thái và gây ra hiện tượng hút. Tuy nhiên, khi trong vùng không gian giữa hai bản điện không hiện hữu một thực thể nào thì hiệu ứng hút điện, trong tình trạng đã cân bằng tương tác, không thể hiện, nghĩa là tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Khi xuất hiện một hạt vật dẫn không mang điện trong vùng đó, hiệu ứng điện mới phát huy tương tác, gây ra sự điện hưởng đối với hạt và tạo thế cân bằng động ổn định mới. Nếu hạt đó mang điện, nó sẽ bị tương tác lực và nếu nó đủ nhẹ thì phải chuyển động về bản điện có điện tích trái dấu với nó.
Khi nối hai bản điện đó với nhau bằng một dây dẫn có cuộn tự cảm (không đi qua vùng không gian giữa hai bản điện) thì trong dây dẫn sẽ xuất hiện dòng điện biến đổi (xoay chiều) và nếu không bị ảnh hưởng bởi những tác động ngoại lai (như điện trở chẳng hạn), thì dòng điện này được duy trì coi như đến vĩnh cửu. Sự biến đổi điều hòa theo thời gian của dòng điện là do có sự hiện diện của cuộn tự cảm (tự cảm là trường hợp riêng của cảm ứng điện từ). Tuy nhiên, vì sao dòng điện lại duy trì được khi mạch dẫn nó bị hở (bị ngăn cách bởi vùng không gian giữa hai mặt bản điện)? Để giải quyết vấn đề, Mắcxoen đã giả định về sự tồn tại một dòng điện tích trong vùng không gian giữa hai mặt bản điện. Dòng điện này có chiều và cường độ là chiều và cường độ của dòng điện dẫn, có mật độ dòng là mật độ điện tích trên mặt bản điện. Chính dòng điện dịch này đã đóng vai trò làm kín mạch điện. Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện dịch không thể là cái gì khác ngoài điện trường biến thiên giữa hai bản điện, hay nói dúng hơn, trường điện từ biến thiên theo thời gian đã đóng vai trò như một dòng điện dịch mà Mắcxoen đã giả định.
Chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của điện trường nên có cách giải thích khác.
Có thể rằng, khi nối dây dẫn vào hai bản điện của tụ điện đã nạp đầy điện và đóng mạch thì cũng là lúc làm xuất hiện một hiệu ứng hút điện dọc theo dây dẫn giữa hai bản tụ. Nhờ có hiệu ứng này làm xuất hiện hướng ưu tiên lan truyền nổi trội trong dây dẫn về bản cực trái dấu với các điện tích và bản chất cấu tạo của vật dẫn mà trong dây dẫn, dễ dàng xuất hiện một dòng điện có chiều (theo qui ước) từ bản điện dương đến bạn điện âm. Nếu không có cuộn tự cảm thì dòng điện này nhanh chóng bị triệt tiêu, hai bản điện và dây dẫn hơp thành một vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Lúc này, hiệu ứng điện trong dây dẫn không còn nữa, hiệu ứng hút điện giữa hai mặt bản tụ trở thành hiệu ứng đẩy điện. Nhờ có cuộn tự cảm mà cường độ dòng điện dẫn phát sinh không tăng trưởng cũng như suy biến đột ngột.
Vật lý học đã giải thích cặn kẽ vai trò của cuộn tự cảm trong việc duy trì dòng điện biến đổi. Chúng ta cũng thừa nhận cảm ứng điện từ là có thật, nhưng hiểu khác đi theo quan niệm của mình. Dù chỉ ở dạng phỏng đoán ngây ngô và thô phác (khả năng của chúng ta chỉ có thế!) thì chúng ta cũng cứ “vẽ vời” ra đây, cố tạo cho được một chiếc cầu vượt (có thể là rất “ọp ẹp”!) để tiếp tục tiến lên phía trước, hoàn thành sứ mệnh mà Tạo Hóa giao phó (thật không đấy?!), hơn nữa, đã tốn biết bao nhiêu trí lực, đổ xuống biết bao nhiêu mỗ hôi nước mắt cho cuộc hành trình và đã đến được tận đây rồi, đã lờ mờ thấy đích rồi, không lẽ lại… giơ tay đầu hàng, lủi thủi quay về? Mà có về được nhà không khi tuổi đã già, sống không còn bao lâu nữa, trước cuộc thoái lui muôn trùng vạn dặm? Không, khôn ngoan nhất là vượt lên phía trước! Lão Tử bảo: ra đi có nghĩa là trở về. Đến được đích thì cũng coi như về nhà. Đích đã thấp thoáng kia rồi. Ngu dại gì mà bỏ dở cuộc hành trình “đi tìm cái gì đó”. (Rõ là lẩn thẩn! Đang trên kệ sách mà làm như… Đúng là đồ Hoang Tưởng rồ dại!)
Ở những tầng phía đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, trừ hạt , còn tất cả các thực thể mang điện tích khác, khi lan truyền, đều có dạng dây và cũng được chúng ta gọi là các dây KG mang điện tích. Các dây mang điện tích bao giờ cũng có khối lượng lớn hơn khối lượng của một số lẻ nguyên lần lớn hơn hoặc chí ít cũng bằng 3. Hiệu ứng điện chỉ có tác dụng đến điện tích mà dây KG mang cho nên khi lan truyền theo hướng của hiệu ứng điện, dù vận tốc lan truyền theo hướng đó rất lớn thì bao giờ cũng nhỏ hơn vận tốc cực đại C. DO yêu cầu chuyển hóa KG không được phép trì trệ mà lúc đó, các phần tử hợp thành gây KG phải đồng thời lan truyền theo một hướng thứ hai nữa sao cho vận tốc tổng hợp của chúng đúng bằng C. Như vậy, dây KG mang điện tích, khi coay quanh trục của nó nữa. Sự xoay này được gọi là xoáy KG của nội tại dây. Ở tầng nấc sâu trong Vũ Trụ vi mô, trong cấu trú mang khối phi Ơclit của môi trường không gian, cũng như sự nhận biết của chúng ta về bản chất môi trường ấy còn hết sức mờ mịt, nên khó mà hình dung được sự xoáy KG trong thực tại diễn biến thế nào. Nhưng dựa trên nguyên lý tương tự, tính lan truyền dưới tác động của hiệu ứng điện, trông đại loại như một sợi đơn (hay cáp) có hình lò xo vừa tịnh tiến theo phương trục vừa xoay quanh trục của nó.
Trong một vùng môi trường không gian, khi xuất hiện một thực thể KG mới, giữa chúng sẽ có sự ảnh hưởng nào đó đối với nhau, làm cho vận động của nhau biến thái ở một mức độ nhất định theo hướng ổn định lại hoạt động trong thế cân bằng động mới. Khi xuất hiện một dây KG mang điện tích trong một khu vực chân không nào đó và trong trường hợp dây đó định xứ thì nó được thấy là một giả hạt và xoáy nội tại mạnh mẽ. Trong không gian Ơclit, một cách tương tự, có thể hình dung môi trường không gian là nước tĩnh và giả hạt xoáy nội tại là một khối băng có hình dáng giống hạt prôtôn (không tan chảy) và xoay quanh trục của nó cũng giống như sự xoáy (rất nhanh) của prôtôn mà chúng ta đã diễn tả, dù bản chất của hai hiện tượng là rất khác nhau.
Ngay cả khi khối băng không xoay (đứng yên) thì giữa nó và nước vẫn thường xuyên xảy ra tương tác! Không chú ý đến loại tương tác đó, khi khối băng xoay quanh, nó và nước tương tác nhau dưới hình thức ma sát. Do có sự ma sát mà nước ở lân cận xung quanh khối băng bị “kéo theo” sự xoay của khối băng, đồng thời, ngược lại nước cũng ngăn cản sự xoay của khối băng (bỏ qua hiện được gia nhiệt). Giả sử nguồn lực làm xoay khối băng là không đổi thì do phải chịu một lực cản của nước mà khối băng xoay chậm lại. Chúng ta cho rằng đến một lúc nào đó, sự xoay của khối băng lẫn sự xoáycủa vùng nước quanh nó đều trở nên ổn định, nghĩa là giữa chúng đã thiết lập được một tương tác mang tính bất biến và duy trì lâu dài theo thời gian. Có thể thấy, càng xa khối băng và vùng xích đạo của nó thì mức độ xoáy càng yếu đi một cách có qui luật. nếu cho xuất hiện một phần từ băng trong vùng nước xoáy ấy tại vị trí cách tâm khối băng xoay một khoảng r thì nó sẽ bị tác động một lực có độ lớn và phương chiều xác định được trên cơ sở qui luật xoáy của vùng nước. Như vậy, ở một mức độ nhìn nhận nào đó, chúng ta nói rằng, khối băng xoay đã làm xuất hiện một hiệu ứng hút – đẩy và có thể biểu diễn hiệu ứng này một cách toán học.
Quay lại với dây KG mang điện trong chân không. Khi nó định xứ, nó sẽ biến thành giả hạt và xoáy nội tại mạnh mẽ: Tương tự như khối băng, nó cũng làm cho môi trường không gian xung quanh nó biến thái vận động đi. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa hai hiện tượng là một đằng được nhìn nhận trong Vũ Trụ vĩ mô, khối băng và nước như không còn dính dáng gì đến Không Gian nữa, chúng tồn tại và vận động trong không gian như ở chốn Hư Vô (hư vô tuyệt đối), đằng khác được nhìn nhận trong khoảng đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, sự xoáy của dây KG mang điện thực chất chỉ là sự chuyển hóa trạng thái kích thích nội tại của các hạt KG, hay còn gọi là chuyển hóa KG, mà sự ảnh hưởng của giả hạt cùng với xoáy nội tại của nó đến vận động của vùng chân không xung quanh nó không thể nào lại là do ma sát giữa chúng với nhau được.
Cũng có thể hình dung giả hạt KG là dây KG (có dạng lò xo) đã bị nén lại hết cỡ (hoặc cuộn lại theo cách nào đó) và xoay hoặc xoáy quanh trục của nó. Theo chúng ta quan niệm thì giây KG là tập hợp nối tiếp và xen kẽ nhau của ba loại hạt , (hạt KG thông thường). Khi dây KG định xứ thì biến thành giả hạt KG và xoay (hoặc xoáy) mạnh. Lúc đó, tại bất cứ điểm nào thuộc nội tại giả hạt (ở đây phải quan niệm điểm đúng bằng kích cỡ hạt KG) cũng thể hiện một sự chuyển hóa KG liên tiếp và điều đặn qua ba trạng thái: , , , , …, mà về nhịp điệu, có thể coi nó là một giao động điều hòa không tắt. Vì là những phần tử hợp thành giả hạt vận động nội tại cân bằng nên các điểm giao động ấy phải có sự liên kết nào đó với nhau và sự giao động của chúng phải có mối quan hệ nhân quả khăng khít với nhau. Chúng ta cho rằng chính sự vận động mang bản chất giao động nổi trội theo một qui luật xác định, có tính chu kỳ của tập hợp điểm (hạt KG). hợp thành giả hạt xoáy là nguyên nhân gây ra sự biến thái của môi trường không gian xung quanh giả hạt. Vì hạt KG đóng vai trò nút mạng của mạng khối không gian, mà không gian thì không thế “rách” được (Tồn Tại không thể bị tổn thương được!), nên hạt KG tuyệt đối không thể di dời được. Như vậy, chỉ có thể hình dung sự biến thái vận động của vùng không gian quanh giả hạt xoáy là biến thái về nhịp điệu, nghĩa là sự xoáy của giả hạt đã gây ra một hiệu ứng kíh thích làm nhịp điệu vận động của các giả hạt KG của môi trường không gian xung quanh giả hạt bị “méo” đi, bị sai lệch về mặt thời gian so với trước, khi xuất hiện giả hạt. (Theo quan niệm của chúng ta, đơn vị thời gian nhỏ nhất tuyệt đối là to=10-38 s . Nhưng điều đó chỉ đúng khi coi thời gian như là một đại lượng hợp thành lực lượng KG hay năng lượng. Thực ra, thời gian là một tồn tại ảo cho nên có thể “chia nhỏ” nó đến vô tận. Khi so sánh thời điểm xảy ra hai biến cố trong Vũ Trụ, khoảng thời gian chênh lệch có thể nhỏ hơn cả to. Chỉ như thế thì sự biến đổi nhịp điệu về mặt thời gian mới có khả năng).
Do bị biến điệu và vận động ở trạng thái bất thường nên vùng không gian xung quanh giả hạt luôn có xu thế trở về với trạng thái thông thường. Như vậy, vùng không gian đã bị biến điệu được cho là đã ở trạng thái kích thích và trạng thái kích thích này làm tiềm ẩn một hiệu ứng nào đó. Giả sử có một hạt (hạt KG trung hòa điện) xuất hiện ở lân cận giả hạt, trong vùng không gian bị biến điệu, thì nó phải chịu một hiệu ứng đẩy ra xa giả hạt (hướng ưu tiên lan truyền).
Giả sử rằng giả hạt mang điện tích nguyên tố . Sự xoáy nội tại của giả hạt là ổn định nên điện tích này sẽ lan truyền theo một đường cong không đổi và khép kín (chúng ta cho là đường tròn). Nếu có một hệ quan sát “ở đó” quan sát được sự quay của , nhưng khoảng thời gian cảm nhận tối thiểu của thiết bị (độ nhậy) lớn hơn nhiều so với chu kỳ quay của thì có thể coi đó là một dòng điện xoáy. Nếu trong vùng không gian bị biến điệu, lân cận giả hạt và trên cùng mặt phẳng quĩ đạo của , xuất hiện một hạt , thì lập tức, giữa hạt này và  của giả hạt xuất hiện một hiệu ứng hút - đẩy. Vì hạt  có khối lượng nên hiệu ứng đẩy nó ra xa  là do nó ở trong vùng không gian kích thích, mà sâu xa hơn là do sự quay của gây ra. Vì hạt mang điện tích âm nên giữa nó và  (thực ra là hạt ) thiết lập nên một hiệu ứng hút tĩnh điện. Chúng ta phán đoán rằng khoảng cách giữa và hạt càng lớn thì cả lực hút và lực đẩy càng yếu, ngược lại, khoảng cách đó càng nhỏ thì lực hút và lực đẩy càng lớn. Nhưng xét về tốc độ tăng giảm thì giá trị của lực đầy biến thiên nhanh hơn giá trị của lực hút, nghĩa là hiệu ứng hút - đẩy giữa và hạt có tính chất khoảng cách giữa chúng càng nhỏ thì tác dụng đẩu càng trở nên nổi trội, dần lấn át tác dụng hút và ngược lại, khoảng cách giữa chúng càng lớn thì tác dụng hút càng trở nên nổi trội, lấn át tác dụng đẩy. Có thể là trong tình hình như thế, và cũng vì  quay, đồng thời hạt  phải và chỉ có thể lan truyền với vận tốc C, nên hạt , dưới tác dụng của hiệu ứng hút - đẩy, sẽ phải quay tròn trong cùng mặt phẳng chứa “quĩ đạo” của . “Quĩ đạo chuyển động” của hạt  có cùng chu vi với “quĩ đạo chuyển động” của   nhưng chiều “chuyển động” của chúng ngược nhau. Hai quĩ đạo ấy không tiếp xúc nhau mà cách hau một khoảng nhất định.
Sự mường tượng ở trên không hề dựa vào một cơ sở xác đáng nào nên chỉ là một võ đoán không hơn không kém. Dù là võ đoán thì ở chừng mực nào đó về mặt nguyên tắc, chúng ta tin rằng nó cũng mang nét hợp lý, nếu quan niệm vật lý về một trường điện từ tồn tại như một thực tế vật chất “thường trực” trong không gian là sai.
Xen vào một đoạn có tính “tự vấn an” như thế để chúng ta tiếp tục yên tâm mà mường tượng cho… thoải mái!
Phải nhấn mạnh lại, khi xuất hiện một thực thể KG nói chung và một thực thể KG mang điện nói riêng trong một vùng môi trường không gian đặc thù nào đó, thì giữa thực thể và vùng không gian đó sẽ xảy ra tương tác là cho vận động của chúng cùng biến điện theo hướng tạo ra một trạng thái cân bằng động có tính ổn định và duy trì lâu dài. Tuy nhiên, trong sự tương tác ấy không hề có hiện tượng truyền năng lượng cho nhau giữa thực thể KG và môi trường không gian, nghĩa là năng lượng nội tại (toàn phần) của mỗi đối tượng tương tác có sự chuyển hóa ở mức độ nào đó nhưng không đổi về lượng. Khi trạng thái cân bằng động ổn định đã được thiết lập thì coi như thực thể KG và môi trường không gian đã hợp thành một hệ thống vận động duy nhất, hay có thể nói thực thể KG đã thuộc về môi trường không gian đó, là bộ phận hợp thành nội tại của vùng không gian đó. Lúc đó, xét trên một bình diện nhất định, vì nội tại vùng không gian đã ở trạng thái cân bằng động ổn định có tính lâu dài, nên phải cho rằng trong vùng không gian đó không tồn tại bất cứ một thực thể KG “ngoại lai” nào và như vậy, cũng không xảy ra bất cứ tương tác nào. Không có đột biến nào trong vận động thì cũng có nghĩa không có đối tượng tương tác, và vùng không gian đó được coi là “tĩnh”, không thể hiện ra bất cứ một hiệu ứng hút - đẩy nào. Nói cách khác, tương tác giữa thực thể KG và môi trường không gian là tiền đề làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy trong không gian. Nhưng nếu không có đối tượng để phát huy thì hiệu ứng ấy không thể hiện được. Có tác dụng hút - đẩy mà không thể hiện ra được thì cũng như tác dụng ấy không tồn tại. Hay có thể nói rằng trong vùng không gian tĩnh, hiệu ứng hút - đẩy tồn tại dưới dạng ẩn dấu, tiềm năng (tương tự như một vật chuyển động thẳng đều, khi không va chạm với vật khác thì nó không phát tác xung lực và cũng không hàm chứa một xung lực nào cả mà chỉ hàm chứa một tiềm xung lực - hay còn gọi là động lượng, “thứ” có khả năng chuyển hóa thành xung lực).
Khi xuất hiện một thực thể KG (mới) trong vùng không gian không gian đang ở trạng thái tĩnh, thì ngay lập tức giữa thực thể KG có sẵn trước đó và thực thể KG mới xuất hiện hình thành nên một tương tác gián tiếp, thông qua khâu trung gian là “dải” không gian giữa chúng. Dải không gian đó đóng vai trò như “vật” truyền tương tác, nhưng đúng hơn, đóng vai trò làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy. Như vậy, có thể thấy, trong một vùng không gian, hiệu ứng hút - đẩy chỉ xuất hiện ở giữa các cặp đối tượng tương tác, ngoài ra, không xuất hiện (nghĩa là cũng không tồn tại) ở những nơi khác.
Quá trình suy đoán “luộm thuộm” vừa rồi, đến đây, đã “cho phép” chúng ta rút ra kết luận “hùng hồn”: xung quanh  và hạt đang “khảo sát”, không hề có trường điện từ nào cả; trong tình thế mà chúng ta đã giả tưởng, chúng đồng thời gây biến điệu miền không gian giữa chúng, làm hình thành nên hiệu ứng hút - đẩy tác động đến từng đối tượng theo đúng nguyên lý tác dụng tương hỗ, đồng thời cơ chế hoạt động của nó cũng thể hiện ra một cách có qui luật mà vật lý học đã nêu ra, gọi là “cảm ứng điện từ” (nhưng lại quan niệm nó tồn tại như một thực thể vật chất hiện diện đồng thời khắp một thể tích không gian nào đó mà nó chiếm lĩnh). Khi sự quay của được thấy như một dòng điện xoáy và ở lân cận xuất hiện hạt , thì giữa chúng xuất hiện một hiệu ứng hút - đẩy gây ra hiện tượng tương tác gián tiếp giữa chúng với nhau tuân theo qui luật cảm ứng điện từ. Nghĩa là có thể hình dung dòng điện xoáy sinh ra một từ thông biến thiên tại vị trí của hạt , làm cho mặt này bị tác động một lực có phương chiều được xác định theo qui tắc bàn tay trái, và do đó nó chuyển động tròn bên cạnh quĩ đạo của , tương tự như chuyển động của nhưng trái chiều, mà ở góc độ quan sát nhất định, có thể coi sự quay của hạt như một dòng điện (xoáy) do dòng điện xoáy cảm ứng nên.
Với giả tưởng đã trình bày ở trên, chúng ta quay lại giải thích (theo quan niệm riêng) hiện tượng tồn tại dòng điện biến thiên không tắt (hay còn gọi là hiện tượng dao động điện từ điều hòa) trong mạch dây dẫn (có cuộn tự cảm) nối hai bản điện của một tụ điện. Trước hết, chúng ta mô tả sự tạo thành và tồn tại một dao động điện từ không tắt (điều hòa) ở hình 9.
Khi tụ điện đã được nạp đầy và ngắt khóa K thì trong mạch dẫn không tồn tại dòng điện (hình 9/a). Giữa hai bản cực của tụ điện tồn tại hiệu ứng hút giữa các cặp điện tích trái dấu gây ra lực tĩnh điện đối với chúng. Khi đóng khóa K, sẽ làm mạch dẫn trở thành đường ưu tiên lan truyền của các điện tử tự do và như thế, làm xuất hiện một dòng điện trong mạch dẫn, thông qua cuộn tự cảm L.
Hình 9: Dao động điện từ điều hòa.
Nếu không có cuộn L, dòng điện chỉ có chiều từ bản tụ dương đến bản tụ âm, tăng đột biến từ 0 lên giá trị cường độ nào đó rồi giảm đột biến về 0 và chấm dứt tồn tại, tụ điện trở thành vật dẫn trung hòa về điện. Nhờ có cuộn L mà dòng điện này tăng, giảm chậm lại và được duy trì. Nghĩa là khi đóng khóa K, xuất hiện dòng điện có chiều từ bản tụ dương sang bản tụ âm, có cường độ tăng dần lên giá trị cực đại Io nào đó rồi giảm từ Io xuống 0. Khi dòng điện này bằng 0 thì lập tức xuất hiện một dòng điện mới, cũng tăng dần từ 0 lên Io rồi giảm về 0 tương tự như dòng điện ban đầu nhưng ngược chiều với nó. Có thể cho rằng hai dòng điện đó chỉ là một dòng điện xoay chiều duy nhất và đã hoàn thành một chu kỳ vận động của nó. Chu kỳ đó có tính lặp đi lặp lại một cách điều hòa, tạo nên hiện tượng dao động điện từ điều hòa (không tắt).
Theo quan niệm của chúng ta, vì đó là dòng điện liên tục tăng, giảm, xoay chiều một cách có chu kỳ nên còn gọi là dòng điện biến đổi theo thời gian, và nói chung, bất cứ dòng điện biến đổi nào cũng làm biến điệu vận động của môi trường không gian chứa nó. Sự biến điệu này làm xuất hiện hiệu ứng tác động đến tất cả các điện tích hợp thành dòng điện. Cuộn dây L không phải là nguyên nhân gây ra sự biến điệu không gian cũng như hiệu ứng mà chỉ đóng vai trò như một bộ khuyếch đại chúng. Khi dòng điện đang trong giai đoạn tăng, hiệu ứng phát sinh có tác dụng làm giảm tốc độ tăng của nó theo đúng như qui luật mà điện học đã khám phá ra (nhưng lại quan niệm (có lẽ là) sai lầm về thực tại). Khi cường độ dòng điện trong cuộn L đạt đến Io, vùng không gian chứa dòng điện bị biến điệu đạt đến trạng thái kích thích nhất mà dòng điện có khả năng gây ra được. Cùng lúc đó, vùng không gian giữa hai mặt bản tụ trở về trạng thái vận động bình thường và hiệu ứng hút ở đó bị triệt tiêu. Từ giá trị Io, cường độ dòng điện bắt đầu giảm. Sự giảm đó làm cho sự biến điệu của vùng không gian chứa dòng điện đảo chiều theo xu thế giảm mức độ bị kích thích để trở về trạng thái thông thường. Sự biến điệu ngược chiều ấy của không gian làm xuất hiện hiệu ứng làm giảm tốc độ giảm của dòng điện tuân theo qui luật cảm ứng điện từ. Khi cường độ dòng điện qua cuộn L bằng 0 thì vùng không gian chứa cuộn L trở về trạng thái vận động bình thường. Đồng thời, khoảng không gian giữa hai mặt bản tụ bị biến điệu đạt đến trạng thái kích thích gây ra hiệu ứng hút điện tương tự như lúc đầu nhưng ngược chiều và do đó làm xuất hiện dòng điện ngược chiều trong mạch dẫn có cuộn L. Dòng điện này cũng tăng, giảm theo đúng qui luật đối với dòng điện trước và khi cường độ của nó bằng 0 thì tụ điện cũng trở về trạng thái ban đầu, kết thúc một chu kỳ dao động điện từ, bước vào một chu kỳ mới.
Nếu cách giải thích định tính về hiện tượng dao động điện từ như trên là có lý thì phải loại bỏ quan niệm về sự tồn tại của trường điện từ của điện học, nghĩa là cũng phải loại bỏ luôn giả thuyết của Mắcxoen về sự tồn tại của dòng điện dịch cũng như sự xuất hiện dòng điện tự cảm (chứ không phải dòng điện cảm ứng nói chung!).
Trong vật lý, còn có một thí nghiệm mà về mặt trực giác, khó lòng bác bỏ được sự xuất hiện của dòng điện tự cảm. Sơ đồ của thí nghiệm này được mô tả ở hình 10.
Hình 10: Thí nghiệm về hiện tượng tự cảm
Kết quả quan sát được từ thí nghiệm đó là, khi ngắt mạch điện (bằng khóa K), kim điện kế D lệch về quá số 0 rồi mới quay trở lại số 0 đó (hình 10/a), còn khi đóng mạch, kim điện kế D từ 0 vượt quá giá trị a rồi mới trở lại vị trí chỉ giá trị đó. Theo vật lý học, chỉ có thể giải thích hiện tượng đó trên cơ sở thuyết cảm ứng điện từ với quan niệm về sự tồn tại và vận động của trường điện từ và kim điện kế xử sự như vậy là do sự xuất hiện của dòng điện tự cảm gây ra.
Nhưng nếu giải thích hiện tượng theo quan niệm của chúng ta thì cũng có vẻ hợp lý. Khi ngắt mạch, phần dòng điện đi qua điện kế giảm ngay về 0, còn phần dòng điện qua cuộn L giảm chậm hơn do không gian chứa nó bị biến điệu gây ra hiệu ứng “cản”. Vì vậy, khi kim điện kế đã đến vị trí 0 rồi thì vẫn còn một dòng điện dù nhỏ nào đó trong mạch có cuộn L, có chiều là chiều của dòng điện ban đầu, và dòng điện này phải chạy qua điện kế từ B sang A làm kim điện kế tiếp tục lệch đi quá vị trí 0. Ngược chiều, khi đóng mạch, do vùng không gian chứa cuộn L biến điệu gây hiệu ứng giảm tốc độ tăng dòng điện, nên hướng qua điện kế từ A sang B trở thành hướng ưu tiên lan truyền hơn. Do đó, phần dòng điện qua điện kế có cường độ lớn hơn cường độ của phần dòng điện qua cuộn dây L. Tình hình đó làm cho kim điện kế phải vượt quá giá trị a rồi mới trở lại vị trí đó (khi dòng điện ổn định).
Trên cơ sở lý thuyết trường điện từ của mình, Mắcxoen đã tiên đoán về sự tồn tại của sóng điện từ. Ông cho rằng ánh sáng là một nhiễu loạn điện từ, vận tốc ánh sáng trong một môi trường do các hằng số điện  và hằng số từ của môi trường đó quyết định. Năm 1888, Hécxơ đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng. Ông dùng một nguồn điện xoay chiều cao tần tạo ra (theo quan niệm vật lý) một điện trường biến thiên theo thời gian, và đã phát hiện ra rằng, tại mọi điểm trong không gian xung quanh đều có cặp véctơ cường độ điện trường cũng như cường độ từ trường . Cặp véctơ này cũng biến thiên theo thời gian. Trên cơ sở kết quả đo đạc của thí nghiệm, Hécxơ đã đi đến kết luận: điện từ trường biến thiên đã được truyền đi trong không gian dưới dạng sóng điện từ và tiên đoán của Mắcxoen về ánh sáng đã được chứng thực. Ngày nay, trong vật lý học, các sóng điện từ đơn sắc được phân loại theo độ lớn của bước sóng (hay tần số) của chúng trong chân không, lập thành “Thang sóng điện từ” trải dài khoảng từ 10-12 đến 102 cm, tương ứng với các tia y, x, bức xạ quang (tử ngoại, khả biến, hồng ngoại) và sóng vô tuyến.
Nhưng đối với chúng ta, những kẻ hoang tưởng “cứng đầu” nhất thế giới, thì xung quanh bộ tạo dao động điện dùng cho việc thực hành thí nghiệm, làm gì có trường điện từ biến thiên theo thời gian nào, hoặc phải quan niệm trường điện từ biến thiên theo thời gian chính là môi trường không gian biến thiên theo thời gian tương ứng với nhịp điệu biến đổi của dao động điện. Giả sử rằng trong chân không chỉ có bộ dao động điện, ngoài ra không có một thực thể nào nữa, thì vì không có đối tượng tương tác nên trong vùng chân không bị biến điệu ấy cũng không xuất hiện một hiệu ứng nào, kể cả hiệu ứng điện từ. Khi cường độ và nhịp điệu vận động của bộ dao động điện được kích hoạt lên đến mức gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa KG đối với những lực lượng KG trong nội tại bộ dao động điện, thì lúc đó sẽ xuất hiện nổi trội hướng ưu tiên lan truyền thoát khỏi bộ dao động điện của những lực lượng KG đó, và như vậy, làm xuất hiện sự bức xạ ra các dây KG. Vì các dây KG đều được cấu tạo nên từ hai loại hạt KG là , cũng như phải lan truyền trong vùng không gian đã bị biến điệu theo nhịp điệu của bộ dao động điện nên chúng được “thấy” là những sóng có bản chất điện từ. Có thể nói, bức xạ điện từ (trong đó gồm cả ánh sáng) là những thực thể KG dạng dây lan truyền trong môi trường không gian theo cách thức nào đó được qui định bởi cấu trúc phi Ơclít của không gian vi mô và khi lan truyền trong miền không gian bị biến điệu điện từ, nếu “quan sát” ở tầng nấc vĩ mô, tính Ơclít của không gian nổi trội, thì chúng được thấy lan truyền tuân theo qui luật cảm ứng điện từ.
Khi bộ dao động điện hoạt động ở mức độ chưa đủ để phát ra bức xạ điện từ (một cách chủ động (!), vì thực ra một thực thể KG không thu - phát bức xạ điện từ là điều không tưởng!), thì như đã nói, nó chỉ làm biến điện vùng không gian xung quanh nó mà thôi, ngoài ra, không xuất hiện bất cứ tương tác nào, bất cứ thứ gì lan truyền đi đâu cả. Giả sử rằng cho xuất hiện một dây KG (trung tính) trong vùng không gian bị biến điệu đó. Lập tức giữa dây KG này và bộ dao động điện xuất hiện một hiệu ứng điện từ làm cho chúng tương tác gián tiếp với nhau. Dây KG sẽ phải làn truyền ra xa bộ dao động điện với nhịp điệu tùy thuộc vào nhịp điệu vận động của bộ dao động điện và như một bức xạ điện từ hay sóng điện từ. Khi xuất hiện một vật dẫn có hình dạng cụ thể nào đó trong vùng không gian bị biến điệu bởi bộ dao động điện thì do trong vật dẫn tồn tại các điện tử tự do mà giữa vật dẫn và bộ dao động điện xuất hiện một hiệu ứng gây ra tương tác điện từ giữa chúng. Nếu vật dẫn là một vòng dây kín thì trong đó phải xuất hiện một dòng điện cảm ứng biến thiên theo thời gian với nhịp điệu được qui định bởi nhịp điệu của bộ dao động điện và có thể coi vòng dây dẫn cấp, cũng làm biến thiên không gian xung quanh nó. Nếu thay vòng dây dẫn bằng một bộ thu dao động điện  do bộ dao động điện phát ra thì sẽ nhận được nhịp điệu biến thiên theo thời gian của không gian tại đó với tần số và bước sóng xác định nào đó và đó chính là sóng vô tuyến điện mà vật lý học quan niệm. Như vậy, sóng vô tuyến điện chỉ là sự biểu hiện của không gian bị biến điệu do dao động điện gây ra chứ không phải là một tồn tại độc lập với môi trường không gian. Hay có thể nói, sóng vô tuyến điện là một tồn tại ảo, chỉ “xuất hiện” khi đo nó và không xuất hiện ở những nơi không tồn tại tương tác điện từ.
Kết luận lại, chúng ta cho rằng không hề tồn tại một trường điện từ như vật lý học quan niệm và phải phân biệt rành rọt sóng điện từ gồm bức xạ điện từ (có thể thu được quang phổ của chúng) và sóng vô tuyến (tồn tại ảo, không thể thu được quang  phổ của chúng).
***
Chương “Hút - đẩy” đã đến hồi kết thúc. Chúng ta tin tưởng về sự tồn tại những hiệu ứng hút - đẩy trong môi trường không gian, dù sự hình dung của chúng ta có thể là chưa thỏa đáng. Chính những hiệu ứng này đã tạo ra hiện tượng vạn vật hấp dẫn và hiệu ứng cảm ứng điện từ. Trường hấp dẫn và trường điện từ không tồn tại một cách thực sự mà chỉ có thể tồn tại ảo trong tâm trí con người. Khái quát hơn, chúng ta nói trong Vũ Trụ thực tại, không hề tồn tại một môi trường nào cả ngoài môi trường không gian. Môi trường không gian, xét ở tầng đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, có cấu trúc mạng khối “đầy ắp” các hạt không gian, nội tại nó có tính gián đoạn, tính phi Ơclit, còn nếu xét ở tầng nấc “đụng trần” của Vũ Trụ vĩ mô, thì nó không có cấu trúc, trống rỗng (hư vô tương đối), có tính liên tục, thuần Ơclit mà chúng ta quen gọi là chân không.
Loài người, từ rất lâu rồi, đã quan sát chân không (cái hiển hiện ngay trước mắt mà tưởng không thấy!) và cũng đã “dò xét” nó rất nhiều để xác định xem nó là cái gì, là “hữu” hay “vô” (có hay không có). Cách nay hơn 2500 năm, Lão Tử gọi “không gian là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu) và coi nó là gốc của trời đất: “Dằng dặc đến bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt”. Đến thế kỷ V TCN, Đêmôcrít, cha đẻ của thuyết nguyên tử ngày thơ, quan niệm chân không là hoàn toàn trống rỗng. Muộn hơn một chút, vào thế kỷ IV TC, triết học Kỳ Na giáo (Jainism) cho rằng không gian là vô hạn và không thể nhận thức được. Hơn nữa, triết học đó còn quan niệm: không gian là nơi mở rộng (?) có hai loại. Không gian nối tiếp nhau, trong loại thức nhất, loại thứ hai không cho phép vận động, gọi là “không gian trống rỗng”: không gian thứ nhất bao trùm tất cả thế giới, nơi diễn ra sự sống và vận động; không gian trống rỗng tự nó trải ra vô tận phía sau không gian lấp đầy.
Đồng thời với sự xuất hiện quan niệm về không gian của Kỳ Na giáo, Aristốt phủ nhận sự hoàn toàn trống rỗng của chân không và cho rằng không gian chứa đầy một chất đặc biệt gợi là ête.
Đến các thời đại sau đó, quan niệm về chân không vẫn cứ mang tính triết học, vẫn “chao đảo, dằn vặt” giữa có và không, giữa hữu hạn và vô hạn. Có lẽ đến thế kỷ XVII, quan niệm chân không mang tính khoa học mới xuất hiện. Vật lý học thực nghiệm thời đó đã đi đến kết luận: chân không trống rỗng, nó đồng nghĩa với các áp suất thấp.
Cho đến thế kỷ XX nhiều thực nghiệm vật lý đã hướng các nhà nghiên cứu đến quan niệm: chân không không những không trống rỗng mà còn vận động thăng giáng (gọi là thăng giáng lượng tử). Thí nghiệm nổi tiếng nhất là thí nghiệm phát hiện ra hiệu ứng Casimir. Trong một chân không kín, không một chút ánh sáng cũng không hiện diện một chút thực thể vật chất nào ngoài hai tấm kim loại mỏng có bề mặt nhẵn bóng như gương đặt đối mặt song song với nhau và rất gần nhau, nhà vật lý Hendrik Carimir phát hiện có một lực hút nhau giữa hai tấm kim loại ấy. Lực hút này dù rất nhỏ nhưng có thực, không thể phủ nhận được. Năm 1948, Casimir đã cho công bố thí nghiệm đó của ông và chứng minh rằng chính các thăng giáng của chân không đã làm xuất hiện hiệu ứng hút ấy - mà sau này được gọi là hiệu ứng Casimir để ghi nhớ công lao của người phát hiện ra nó. Mười năm sau, Marcus Sparnay đã thực hiện một loạt thí nghiệm kiểm chứng và chứng minh được hiệu ứng hút Casimir tỷ lệ với diện tích mỗi bản kim loại và tỷ lệ nghịch lũy thừa bậc bốn với khoảng cách giữa hai bản kim loại. Trên cơ sở đó, Casimir đã suy ra được: hiệu ứng hút mà mình phát hiện ra mang bản chất điện từ, (Có thể, nếu đủ khả năng áp sát hai bản kim loại đó đến một khoảng cách gần hơn nữa gọi là tới hạn nào đó, sẽ xuất hiện một lực đẩy tạm gọi là lực đẩy Casimir?)
Thí nghiệm phát hiện ra hiệu ứng Casimir đã là phát pháo hiệu về sự ra đời của thuyết trường lượng tử.
Theo thuyết trường lượng tử, chân không không bao giờ trống rỗng, các vi hạt hiện ra và biến đi một cách bí ẩn. Theo Heisenberg (nguyên lý bất định), do thăng giáng năng lượng nên chân không bao giờ cũng tràn đầy các hạt ảo vật chất và phản vật chất. Nhà vật lý người Anh, Pal Dirac, đã định nghĩa chân không là trạng thái năng lượng cực tiểu của một cấu trúc, là trạng thái cơ bản của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa.
Cũng theo thuyết trường lượng tử, chân không là một môi trường vật chất chưa biểu hiện, thường gọi là trạng thái ảo hay trạng thái tiềm ẩn của thực tại. Về mặt lý thuyết, chân không vật lý có khả năng sinh ra vũ trụ vật lý. Về mặt thực nghiệm, cũng đã thực hiện được một số quá trình sinh cặp hạt trong các phòng thí nghiệm vật lý hiện đại. Chân không vật lý còn là nhân tố làm cho trường siêu thống nhất tách thành các trường khác nhau. Mật độ của chân không vật lý cực kỳ lớn và tổng năng lượng của nó có vẻ như vô hạn, vược xa quá nhiều năng lượng cần thiết để giải thích gia tốc giãn nở của Vũ Trụ mà các nhà thiên văn đo lường được. Đây chính là một trong những mâu thuẫn vô cùng nan giải giữa thuyết trường lượng tử và thuyết Big Bang mà các nhà vật lý đương đại đang phải đối đầu, nó lục tìm cách vượt thoát.
        Phải chăng trường lượng tử mà các nhà vật lý đã tiên đoán chính là môi trường không gian mà chúng ta đã hình dung? Max Planck có viết: “Ai dấn thân nghiêm túc vào hoạt động khoa học của bất cứ loại nào đều nhận ra rằng trên cổng vào có viết mấy chữ: “Hãy có niềm tin”. Hay như nhà nghiên cứu lịch sử khoa học tên là Norwood Russell Hanson đã nói: "Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy".