THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 22/b


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG X: THÁI CỰC (tiếp theo)

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam

“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel


 ***
Toán học là khối kim cương vĩ đại và lấp lánh tuyệt trần mà con người đã sáng tạo ra được, nhưng Tự Nhiên còn huyền diệu hơn nhiều! Tuy nhiên cũng nên thấy rằng sáng tạo toán học còn là sự biểu hiện tất yếu của nhận thức thực tại, có nguồn gốc từ những vận động biến hóa của thực tại và là sự phản ánh về thực tại. Không thể có cái gọi là toán học thuần túy, phi thực tại nếu qui ước rằng thành quả toán học trước đó, đóng vai trò cơ sở, nền tảng của nó cũng chính là thực tại.
Vận động, như chúng ta đã nói, nếu phân định một cách siêu hình, là tổng hòa của hai quá trình đồng hóa và dị hóa, đồng thời thống nhất và phân định, tương đồng hóa và tương phản hóa. Ở một góc độ nào đó, có thể tạm nói rằng tương đồng hóa là mục đích và tương phản hóa là động lực của sự vận động. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể Vũ Trụ thì hai quá trình tương đối: tương đồng hóa và tương phản hóa là cân bằng nhau một cách tuyệt đối. Một tương đồng xuất hiện thì cũng phải xuất hiện một tương phản tương ứng. Điều đó còn có nghĩa rằng xuất hiện một tương đồng thì một tương đồng khác sẽ đồng thời biến thành một tương phản và ngược lại. Có thể phán đoán rằng đó là một trong những nguyên lý cơ bản nhất của nguyên lý Tự Nhiên (nguyên lý tiền đề) và nguyên lý đó có thể là nguyên lý gốc của mọi nguyên lý về sự cân bằng, bảo toàn đang hiện có trong các ngành khoa học.

Như chúng ta đã thấy vừa rồi, sự tổng hợp tương phản luôn là quá trình làm tăng lực lượng và với quan niệm rằng lực lượng (thực) nhỏ nhất chỉ có thể là 1 thì cả sự tích hợp tương phản cũng hầu như luôn là quá trình làm tăng lực lượng (trừ trường hợp lực lượng hai tương phản đều bằng đơn vị). Nếu lực lượng hình thành nên từ sự tổng hợp tương phản thì các lực lượng tương phản ban đầu vẫn chưa chuyển hóa bản chất và dù có những ảnh hưởng nhất định trong điều kiện mới, chúng vẫn được thấy như “còn” tồn tại. Ngược lại lực lượng hình thành nên từ sự tích hợp tương phản là một lực lượng khác cơ bản về bản chất, so với các lực lượng tham gia tích hợp, nội tại của nó được cấu tạo bởi những đơn vị mới hình thành và các lực lượng tham gia tích hợp bị coi như chấm dứt tồn tại. Sự tăng lực lượng của quá trình tích hợp tương phản chỉ có thể hình dung được nếu cho rằng lực lượng tăng thêm ấy là do môi trường cung cấp để làm tăng qui mô đơn vị làm nên nó.
Có tình hình như trên là vì tất cả các lực lượng tương phản nhau tham gia tổng hợp hoặc tích hợp đều là lực lượng thực và một lực lượng được cho là thực khi nó lớn hơn hoặc bằng đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tùy thuộc vào sự chọn đơn vị một cách chủ quan từ quan sát thế giới khách quan, mà vẫn có thể xuất hiện những lực lượng nhỏ hơn đơn vị, nghĩa là có những lực lượng được biểu thị như . Vì trái với quan niệm của mình nên chúng ta không “hình dung nổi” những lực lượng như vậy và chúng ta gọi chúng là những lực lượng ảo. Với cách nhìn qui ước như thế thì tích hợp tương phản thực - ảo là quá trình làm giảm lực lượng, thậm chí là xuất hiện lực lượng ảo sau tích hợp (Nên chú ý rằng, dù sao đi nữa thì những đại lượng nhỏ hơn 1 đơn vị vẫn là có thực và có thực một cách trực quan. Trong thực tiễn, chúng ta vẫn thường xuyên gặp những lực lượng như vậy. Chẳng hạn: một nửa cái bàn là có thật, là một lực lượng thực đến nỗi có thể thấy, rờ mó được, tuy vậy vì qui ước lực lượng nhỏ nhất của bàn là một cái bàn nên một nửa cái bàn không phải là lực lượng bàn và được coi như là lực lượng bàn ảo).
Trong toán học có khái niệm “số âm”, “số dương” và người ta qui ước rằng số âm là nhỏ hơn số dương. Như vậy có thể thấy, tương tự như số 1 là số nhỏ nhất trong các số nguyên và là số lớn nhất trong các số phân số, số “0” là số nhỏ nhất của số nguyên dương và đồng thời là số lớn nhất trong các số nguyên âm (chúng ta chỉ nói đến các số nguyên!). Chúng ta có thể dùng hai loại số đó để biểu diễn hai lực lượng thực và ảo. Nếu qui định số dương là lực lượng thực, còn số âm là lực lượng ảo và giả sử có hai lực lượng thực - ảo là +5 và -8 (chúng ta viết  ), theo toán học thì sự tổng hợp của hai lực lượng tương phản ấy là:
                         + 5 – 8 = - 3
Và đó là một quá trình làm giảm lực lượng. Như đã nói, một sự tổng hợp tương phản hoàn toàn thì kết quả của nó là không còn xuất hiện lực lượng có dấu tương phản nữa, do đó chúng ta gọi sự tương phản ở trên là không hoàn toàn. Để có được sự xuất hiện số 0, ta chuyển vế và được hai mối tương phản hoàn toàn là:
                         + 8 – 8 = 0
       + 5 – 5 = 0
Chúng ta còn có thể gọi (+5, -8) là tương phản không hoàn toàn qua gốc O, sau khi tổng hợp, lực lượng mới nhận tính của lực lượng lớn hơn (nhiều hơn) làm tính nổi trội của mình. Trong trường hợp tổng hợp tương phản sẽ làm hình thành lực lượng mới mang âm tính (tính âm giữ vai trò nổi trội); và mối tương phản ấy được gọi là mối tương phản âm tính.
Cách viết nêu trên chưa thể hiện được sự bảo toàn lực lượng sau khi tổng hợp. Cách biểu diễn của chúng ta có vẻ thỏa mãn hơn:
                
Về mặt lực lượng: 5 + 8 = 10 + 3 = 13 ==> bảo toàn lực lượng
Về mặt tính chất: tồn tại  mang tính âm nổi trội
Giả sử lại có mối quan hệ tương phản , sau khi tổng hợp, chúng ta có:
                
Tổng lực lượng được bảo toàn sau tổng hợp (bằng 10 đơn vị).
Lực lượng , vì tồn tại  nên mang dương tính nổi trội. Đó là một mối quan hệ tương phản không hoàn toàn qua gốc O và tính dương nổi trội sau khi tổng hợp cũng được “đánh giá” dựa trên cơ sở gốc O. Thế nhưng gốc O chỉ là sự lựa chọn của qui ước. Chúng ta có thể chọn bất cứ vị trí nào (trên trục số) để làm gốc tương phản (trong vật lý thì có nghĩa là người quan sát có thể chọn bất cứ trạng thái vận động nào cho hệ cơ sở, và có thể chọn ngay hệ quan sát làm hệ cơ sở để qui chiếu tương phản).
Trong thí dụ trên, chúng ta thấy rằng muốn thấy kết quả không thể hiện tính nổi trội âm hay dương nữa, chúng ta phải làm mất đi , và chỉ để làm mất đi  thôi, sẽ có nhiều cách. Nhưng để làm mất đi , đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo toàn lực lượng và không “động chạm” gì đến quá trình tổng hợp thì chỉ có cách duy nhất là chọn vị trí  (trên trục số) làm gốc O mới. Lúc đó, lực lượng dương sẽ giảm đi 3 đơn vị, lực lượng âm tăng lên 3 đơn vị và như thế mối tương phản sẽ chuyển biến thành mối tương phản . Hai lực lượng tương phản mới, sau khi tổng hợp sẽ tạo ra một lực lượng mới bằng tổng lực lượng của hai lực lượng hợp thành và so với gốc O mới (hay gọi là gốc  nếu so với gốc O cũ) trở thành trung tính (không xuất hiện nổi trội âm - dương).
Nói thêm ngoài lề: vẫn có thể qui ước số âm nhỏ hơn số dương nhưng không thể quên rằng trong thực tại, xét về mặt lực lượng, chúng bình đẳng, nghĩa là tính âm dương chỉ biểu thị sự vận động trái chiều của hai lực lượng và nếu hai lực lượng đó bằng nhau về số trị thì chúng là bằng nhau. Chính sự qui ước ấy đã làm cho số O phải đóng vai trò đơn vị trong “tình trạng hư vô” của nó. Cái không là gì cả vừa là nhỏ nhất của dương, vừa là lớn nhất của âm, vừa là giới hạn phân cách giữa hai lực lượng tương phản thực - ảo đó. Sự qui ước oái oăm và đầy chủ quan đó chắc chắn sẽ làm cho NTT rất phiền lòng!
Dù sao thì cũng không thể phủ nhận công lao phi thường của toán học đối với con người và nó luôn là công cụ đắc lực không thể thay thế được của khoa học tự nhiên. Nói cho cùng thì tất cả các chuyên ngành khoa học cùng với toán học và triết học, dù nghiên cứu trên những lĩnh vực tương đối khác nhau nhưng thực chất đều hướng về một đối tượng duy nhất là Thực Tại, với một mục đích cũng duy nhất là phục vụ nhận thức và cũng chính là nhận thức Tự Nhiên Tồn Tại. Vì tính biểu hiện đa dạng đa chiều của Tự Nhiên Tồn Tại và cũng vì bản thân là một bộ phận của Tồn Tại nên việc nhận thức của loài người cũng vừa phải phân định thành nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều ngành cũng vừa phải thống nhất trên duy nhất một nền tảng lý luận chung nhất, phổ quát nhất. Triết học phải đảm đương cái nhiệm vụ làm nền tảng ấy và khi đảm đương được, nó sẽ là một học thuyết triết học chân chính, mang hơi thở đích thực của Tự Nhiên Tồn Tại. Rất có thể rằng lúc đó, triết học là linh hồn của toán học và toán học là thể xác của triết học!
Toán học là có lý vì nó đã hàm chứa nhiều nguyên lý cơ bản nhất của Tự Nhiên. Thế nhưng toán học vẫn chưa đạt đến được sự vững chãi hoàn toàn; vẫn chưa đủ kiên định trước những chất vấn của những gã nông dân có cách nghĩ ngây thơ như chúng ta. Nên chăng, đã đến lúc cần có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với Thực Tại, ngay ở tầng cơ sở, nền tảng của nó!
Sự xuất hiện số âm, số dương, số 0 là một tất yếu trong quá trình phát triển của toán học, do đó nó có cái lý của nó và thực tế đã xác nhận công lao nhiều mặt của nó. NTT dù có phiền lòng cỡ nào thì cũng không thể loại bỏ nó ra khỏi bộ não của ông ta được. Đối với NTT, để khỏi phiền muộn, bực tức, ông ta chỉ còn một cách duy nhất là quan niệm lại nó để thỏa hiệp với nó, làm cho nó phù hợp với cái thực tại đượm màu hoang đường mà ông đã nhào nặn ra. Về vấn đề này, chúng ta cũng đồng tình với NTT là phải quan niệm lại nhưng hãy bình tĩnh mà suy xét chứ đừng quá phiền muộn bực tức để rồi thiếu sáng suốt, làm “hư bột hư đường” hết.
Hình 37: Biểu diễn Ảo - Thực bằng trục số
Dù quan niệm về số âm, số dương và số 0 hiện nay có thể còn gây nhiêu lấn cấn nhưng chính sự xuất hiện của chúng lại củng cố niềm tin của chúng ta về sự tồn tại một thế giới ảo trong thế giới thực, cho dù Tự Nhiên Tồn Tại là duy nhất. Chúng ta hãy quan sát trục số thể hiện ở hình 37/a và “tán chuyện” về nó.
Hình 38: Các trục số đường tròn
Có thể thấy trục số là biểu tượng chủ quan, siêu hình về s phân định thành hai lực lượng ảo - thực hay âm - dương của Tồn Tại. Biểu tượng ấy rõ ràng là đã không phản ánh đúng Thực Tại vì Thực Tại mà chúng ta quan sát được đã không bị phân định dứt khoát và thô kệch ra như thế. Tuy nhiên xét về nguyên tắc thì biểu tượng ấy cũng không hẳn là hoàn toàn sai vì dù sao, nó cũng đã nói lên được “một nửa” chân lý: sự phân định từ một Vũ Trụ duy nhất ra thành hai thế giới ảo - thực hay âm - dương trước quan sát và nhận thức là có thật. Vũ Trụ là thống nhất đồng thời cũng phân định và vì vậy mà có vận động, chuyển hóa không ngừng.
Cứ cho rằng “nhờ” quan niệm siêu hình, chúng ta phân định được Vũ Trụ ra thành hai thế giới ảo -  thực hay âm - dương như biểu diễn tượng trưng bằng trục số ở hình 37/a. Vậy thì khi đó, chúng ta (kẻ quan sát kiêu ngạo!) đứng ở đâu? Quan sát được như thế rõ ràng là chúng ta phải đứng ngoài cả hai thế giới ấy, nghĩa là phải đứng ngoài mặt giấy “vẽ vời” ra chúng. Hay là chúng ta vẫn có thể ở “trong” mặt giấy, tại điểm A chẳng hạn? Thế thì điểm A thuộc thế giới nào nếu không phải là thế giới âm hoặc thế giới dương? Cho A (tương tự như gốc O) là vị trí “giáp ranh” của hai thế giới ấy và vì tồn tại là phải thể hiện tính lực lượng (quảng tính!) nên đó phải là một “vùng” không âm không dương, hoặc vừa âm vừa dương và rốt cuộc, chỉ có thể gọi là vùng trung gian (trung dung, lưỡng tính… mà thú thực là rất khó hình dung). Sự tồn tại một vùng, một dải phân cách như vậy sẽ dẫn đến xuất hiện thế giới thứ ba. Sự xuất hiện thế giới thứ ba sẽ dẫn đến phải xuất hiện thêm hai thế giới nữa, là hai dải không âm - không thứ 3 và không thứ 3 - không dương. Cứ thế, số lượng thế giới trong mặt trong giấy đó sẽ thành vô kể, để rốt cuộc chỉ có thể là một thế giới duy nhất với vô số điểm vừa phân biệt được vừa không phân biệt được. Do đó chúng ta không thể đứng ở bất cứ điểm nào trong mặt giấy để nhìn thấy sự phân định rạch ròi thành hai thể âm - dương được.
Chỉ còn một khả năng là đứng ngoài mặt giấy. Thế nhưng mặt giấy đã được biểu trưng là Vũ Trụ trong khi như chúng ta đã quan niệm, không thể đứng ngoài Vũ Trụ được (tồn tại không thể ở ngoài Tồn Tại được!). Chúng ta chỉ có thể là ở trong mặt giấy mà thôi.
Để không mâu thuẫn, chúng ta “đành” chấp nhận quan niệm cho rằng sự phân định Vũ Trụ duy nhất thành hai thế giới âm và dương là có thật, nhưng hai thế giới ấy đã lồng vào nhau thành một thế giới vừa thống nhất vừa phân định mà quan sát, cùng với sự qui ước để tạo tiền đề cho nhận thức của nó, mà xuất hiện ra hai thế giới siêu hình là âm và dương. Với định nghĩa âm là ảo, không thực còn dương là hiển nhiên, là thực, thì chúng ta (đóng vai trò người quan sát, hệ quan sát) luôn ưu tiên lựa chọn bản thân mình là thực và thế giới quan sát trực giác của chúng ta cũng vì thế mà là thực (con người đã tự phong mình là chúa tể thì không bao giờ chấp nhận là ảo được và kẻ có tiền bao giờ cũng thấy mình thực hơn kẻ không có tiền, người có thế lực bao giờ cũng thực hơn là người thường dân!!!)
Đã là Tự Nhiên thì không cực đoan, do đó một cách tương đối, biết đâu chừng vẫn tồn tại rạch ròi hai thế giới âm, dương và chúng ta có thể lựa chọn tồn tại một trong hai thế giới ấy. Vì chúng ta khăng khăng mình là thực nên chúng ta cũng coi thực tại mà chúng ta đang quan niệm là thế giới dương. Trên trục số hình 37/a, đó là thế giới từ gốc O đến (dương vô cực), hay còn nói là từ nhỏ vô cùng đến lớn vô cùng.
Một sự thực đang ở thế giới dương! Và chúng ta thấy gì trong thế giới dương? Đủ thứ như chúng ta đã từng thấy và đang thấy. Tuy nhiên điều không cần bàn luận và dễ cảm nhận nhất đó là sự phân biệt có to có nhỏ, có nhiều có ít, do đó mà có sự rời rạc và như vậy trước sau gì cũng phải xuất hiện “sự đếm” trong chúng ta. Sự vận động và chuyển hóa giữa to và nhỏ, giữa ít và nhiều, giữa sinh ra, mất đi cùng với sự đếm đã bộc lộ ra một đặc tính tất yếu, vừa giản dị vừa thiêng liêng của tồn tại (hiện hữu) và vận động trong thế giới dương là sự “thêm” và “bớt”. Sự “thêm” và “bớt” đã được con người nhận thức và làm nên hai phép toán cơ sở, có tính nền tảng của mọi phép toán trong toán học là “cộng” và “trừ”, cũng được ký hiệu là “+” và “-“ (cùng chung ký hiệu với âm - dương, mang ý nghĩa không phải âm - dương mà cũng là âm dương: đối với triết học thì đó là tương phản lưỡng nghi, đối với số học thì vì chuyển hóa lưỡng nghi cũng chỉ là thêm, bớt đơn thuần nên thực chất cũng là cộng và trừ).
Trong thế giới dương, nếu giả sử chúng ta có một lực lượng là . Lực lượng đó phát triển lên một đơn vị nữa thì có nghĩa là phải thêm cho nó , và biểu diễn toán học là:
                 
(Ở đây chúng ta cho rằng  không hẳn là 3 (không âm không dương) mà là 3 “nằm trong” mối tương phản. Tuy nhiên khi  “đứng một mình”, nghĩa là ngoài bất cứ mối quan hệ tương phản nào, thì chính là 3. Hoặc chúng ta có thể quan niệm thêm rằng  là lực lượng nằm trong thế giới dương và vì chúng ta chỉ “thấy” một thế giới ấy thôi nên nó có thể viết là 3 và hiểu rằng đó là lực lượng có thực).
Giả sử lực lượng 3 vừa hình thành xong thì ai đó thấy “ngon quá” trộm xơi tái mất một lượng là . Đó là hiện tượng bị bớt đi và được biểu diễn:
                
Đến đây, mọi sự đều suôn sẻ và phù hợp hoàn toàn với thực tiễn.
Với bản chất là nông dân, chúng ta tiếc rẻ, không nỡ ăn luôn cái lực lượng “ngon quá” còn lại () mà đem nó ra “trồng” ở ngoài vườn. Sau một thời gian, cái  “khôn lớn” thành . Đang hí hửng mơ đến một cuộc bội thu thì bất ngờ “ai đó”, kẻ đã từng “nếm” và đã biết được “ngon quá” mà lúc này đã trở thành một “đế quốc” hung hãn và trơ tráo nhất, xuất hiện, ra tối hậu thư cho chúng ta: “Nội trong ngày mai, nếu không cống nộp cho tao đủ “ngon quá” thì tao sẽ cho xe tăng cày nát nhà cửa ruộng vườn của mày thành bình địa, nhớ đấy!”.
Trước sự đòi hỏi vừa phi lý, vừa bất công, mà thực chất là ăn cướp ấy, chúng ta, những người nông dân cô thế, để bảo vệ được mình, không còn cách nào khác là mách Tổng Hợp Quốc (là tổ chức đóng vai trò như tòa án của thế giới dương, đã bị thao túng bởi các thế lực mạnh nhất và do đó mà trở nên lệ thuộc, thiên vị). Hy vọng mong manh có nguy cơ tan vỡ từ trứng nước ấy đã vỡ thật khi Tổng Hợp Quốc trịnh trọng tuyên bố: “Để đảm bảo không bị cắt giảm nguồn tài trợ sống còn từ “ai đó” cho Tổng Hợp Quốc tồn tại, chúng tôi quyết rằng đế quốc “ai đó” có quyền được sở hữu  “ngon quá” từ gã nông dân “vớ bẫm” kia, và số đó được coi như khoản thuế thu nhập tăng đột biến mà gã nông dân đó phải có nghĩa vụ cống nộp. yêu cầu LaTo (một “sức mạnh” được hình thành để bảo vệ nhà mình bằng cách đến đóng ở các nhà khác!) đến hiện trường, trực tiếp lấy bớt đi “ngon quá” đem giao cho “ai đó”. Bằng mọi giá, LaTo phải thu cho đủ, còn lại bao nhiêu, gã nông dân có quyền hưởng thụ thỏa thích…”.
May cho chúng ta (trời có mắt mà!) cuộc thi hành án đã không được thực hiện vì LaTo “vấp” phải bài toán không thể giải nổi là:
              
Phải công nhận đó là bài toán cực khó. Nó vô nghiệm trong thế giới toàn dương. Không thể bớt ra một trái núi từ một hạt cát!
Chúng ta thử sang thế giới bên kia xem sao! Đừng ai hiểu “thế giới bên kia” là “cõi vĩnh hằng” vì chúng ta đang còn nhiều việc, chưa nghĩ như thế mà chỉ muốn nói đến cái thế giới không có chút dương nào: thế giới âm. Thế giới âm là ảo của thế giới dương, là trái ngược với thế giới dương nên các dấu dương đều phải chuyển thành dấu âm, thêm phải đổi thành bớt và ngược lại cộng (+) nghĩa là trừ (-) và trừ nghĩa là cộng.
Chúng ta giả sử có những lực lượng và các quá trình thêm bớt giống như đã từng thực hiện khi ở thế giới dương và chúng ta liệt kê ra theo dấu mới, với qui ước mới:
             
Đáng lẽ sự thêm và bớt ở đây phải đưa đến 2 kết quả ảo, tương phản hoàn toàn qua gốc O, với hai kết quả thực (lần lượt là ) thì lại xuất hiện những lực lượng âm gây thất vọng.
Chẳng có sự kỳ dị nào ở đây cả vì chúng ta đã lầm lẫn. Do thói quen cố hữu mà chúng ta dù qui ước vẫn không theo qui ước. Để có kết quả đúng, chúng ta chỉ việc viết lại:
            
Và bài toán “ngon quá” trong thế giới dương đã biến thành bài toán “dở quá” trong thế giới âm, cũng hóc búa không kém và cũng vô nghiệm. Chúng ta cứ viết ra cho vui, ai giải được thì đến LaTo (lúc này có tên là ImRe) để lãnh thưởng:
             
Trong thế giới âm thì bản thân chúng ta (người quan sát) cũng âm (ảo) và vì chỉ thấy có một thế giới đó thôi, nghĩa là coi như ở ngoài mối quan hệ tương phản âm – dương, nên tương tự như trong thế giới dương, các số âm như ... đều có thể được viết là 3;1… và đều được coi là những lực lượng có thực. Điều này lý giải vì sao chúng ta, con người kiêu hãnh luôn lựa chọn được mình là thực.
Cũng tương tự như ở thế giới dương, quan sát từ quá trình thêm bớt mà chúng ta thấy rằng nếu ở thế giới dương có
               
Thì ở thế giới âm cũng có:
              
Và dù ở thế giới nào, chúng ta cũng viết được (và phải viết thế thôi):
                3>2>1>0
Do đó cần phải quan niệm rằng và  chỉ là “hình ảnh” nhìn từ hai thế giới tương phản âm - dương của gốc O duy nhất. Nếu xuất phát từ gốc O đi sâu vào hai thế giới thì đều là đi về phía vô cùng lớn của mỗi thế giới (âm vô cực và dương vô cực) mà thực ra là đi về duy nhất một vô cùng lớn chung, nghĩa là - và + của trục số hình 37/a phải gặp nhau tại và cũng chính là .
Rõ ràng hai thế giới âm và dương là tương phản của nhau, bình đẳng nhau về lực lượng, có vận động và chuyển hóa nội tại không khác gì nhau. Quan sát buộc phải đứng ở trong hai thế giới ấy (vì không thể đứng ra bên ngoài Vũ Trụ được!) và không thể thấy được thế giới thứ hai qua vô cùng nhỏ (gốc O) cũng như qua vô cùng lớn () do đó, dù đứng ở thế giới nào thì cũng chỉ thấy một thế giới thực, duy nhất.
Điều rất hay ho suy ra được từ đây là dù có ở thế giới nào thì nếu vượt qua được vô cùng nhỏ hoặc vô cùng lớn, cũng đều trở về thế giới bên kia, không thể ra đâu đó vô tận ngoài Vũ Trụ được. Chúng ta quen miệng nói “vô cùng nhỏ” hay “vô cùng lớn” để nói về sự quá nhỏ hay quá lớn chứ không chấp nhận tính vô hạn độ của chúng. “Vô cùng” nào thì cũng có tận cùng nhưng tận cùng thì cũng phải là không có biên do đó thế giới nào thì cũng bị chặn bởi thế giới kia nếu nhìn từ đâu đó ngoài Vũ Trụ và cũng không bị chặn bởi tính duy nhất của Vũ Trụ và sự không quan sát được từ bên ngoài nó. Trong bất cứ thế giới nào nếu đi đến vô cùng lớn thì cũng là dẫn đến vô cùng nhỏ và nếu vượt qua được vô cùng nhỏ thì có nghĩa là đang đến vô cùng lớn.
Như đã nói, trục số chỉ là sự mô tả siêu hình về quan niệm hai thế giới ảo - thực của nhận thức nhưng cũng khó mà biểu diễn cách nào hay hơn và sáng tỏ hơn về quan niệm hai thế giới của nhận thức, vì bản chất của nhận thức là siêu hình. Không có sự mổ xẻ, lý giải siêu hình thì con người không thể nhận thức được thế giới khách quan. Chính vì sự biểu diễn siêu hình như thế nên nhận thức cũng luôn đương đầu với nhiều phi lý, luôn vấp váp mâu thuẫn. Theo chúng ta, để tránh đi mọi phiền phức mà vẫn nhận thức được đến giới hạn tận cùng về thực tại thì trước hết (và buộc phải) suy tư, nghiên cứu từng bước, từng mặt, từng bộ phận của nó một cách siêu hình nhưng khi đã nhận thức được chúng thì lại phải tìm cách đưa chúng về đúng vị trí vốn có ở thực tại; xóa đi mọi siêu hình. Sự siêu hình rất dễ dẫn dắt nhận thức đến cực đoan và cực đoan sẽ dẫn đến bế tắc, hoang mang và vô vọng.
Không thể không công nhận sự phân định Vũ Trụ thành hai thế giới âm dương nhưng cũng không thể chấp nhận hai thế giới ấy tách biệt cực đoan như trục số. Phải quan niệm nước đôi rằng hai thế giới ấy vừa tách biệt vừa không tách biệt và mỗi thế giới trong hai thế giới ấy, như thực tại mách bảo, cũng xuất hiện tương phản âm - dương, cũng biểu hiện ra những mối quan hệ ảo thực. Vì vậy cần quan niệm rằng hai thế giới ấy đã “lồng” vào nhau, làm tiền đề tồn tại của nhau, chính là nhau và hợp thành một Vũ Trụ duy nhất, vô thủy vô chung và huyền diệu. Chúng ta vừa đang ở thế giới dương, vừa đang ở thế giới âm, vừa là thực mà cũng vừa là ảo. Tuy nhiên vì đặc tính tiên quyết về Tồn Tại, vì kinh nghiệm về trực giác “có thực” của chúng ta mà chúng ta luôn lựa chọn (và được phép lực chọn) bản thân mình là thực, thế giới mà mình đang sống là thế giới thực. Và cũng là nền tảng của một thế giới ảo, luôn ám ảnh và thường xuyên xuất hiện trong mối quan hệ tương phản ảo - thực một cách tương đối và theo qui ước về gốc O. Câu nói: “trong dương có âm, trong âm có dương” của các nhà hiền triết cổ Trung Hoa thật chí lý biết chừng nào!
Một cách tuyệt đối thì gốc O của thế giới chúng ta chính là điểm không thể chia cắt được nữa, là giới hạn của sự nhỏ và đó chính là hạt KG. Nếu có một sự nhỏ vượt cả giới hạn, vượt qua được hạt KG thì chỉ có thể là nội tại của nó. Nhưng vì nếu vượt được qua giới hạn ấy sẽ “rơi” vào thế giới ảo tuyệt đối của thế giới thực, cho nên nội tại của hạt KG phải là một thế giới tương phản ảo - thực với thế giới thực. Nó là một thế giới bình đẳng về lực lượng với thế giới thực của chúng ta, do đó nó cũng bao la, vĩ đại như Vũ Trụ. Nó là nội tại hạt KG cho nên nó cũng đồng thời chỉ là một bộ phận nhỏ bé, vừa góp phần làm nên vừa là bộ phận của Vũ Trụ thực. Thật là ly kỳ!
Đơn vị nhỏ nhất của một lực lượng là 1. Đơn vị đó có thể là do qui ước và có tínnh tương đối, nhưng cũng có thể là không do qui ước và có tính tuyệt đối. Số 0 thực ra cũng có ý nghĩa đơn vị. Ở tình thế tương đối, số 0 chính là sự không thể hiện của số 1 (từ đó mà cũng có nghĩa là sự không thể hiện một lực lượng nào đó). Nếu gọi 1 là thái cực thì 0 chính là vô cực. Ở tình thế tuyệt đối, số 0 là Vô Cực và số 1 là Thái Cực; là hai trạng thái không thể hiện và thể hiện ra của hạt KG trước quan sát…
Chúng ta là những kẻ “yếu bóng vía” nên nói mãi mà không có cách nào nói rõ hơn được quan niệm của mình một cách cụ thể và chính xác được. Thôi thì cứ tạm nói rằng Vũ Trụ là tương đồng tuyệt đối và đồng thời cũng tương phản tuyệt đối. Chính vì thế mà chúng ta, những kẻ quan sát và “mưu toan” nhận thức không thể biết được mình đang đứng ở đâu trong Vũ Trụ, cõi thực hay cõi mộng ảo của Nó. Tuy nhiên khái niệm “ảo” và “thực” lại là sự qui ước từ kinh nghiệm sống mà có. Vì vậy, dù có ở thế giới nào thì đối với chúng ta vẫn luôn luôn là thế giới thực. Trên nền tảng thế giới thực ấy mà xuất hiện những hiện tượng không thực, trái ngược với thực và còn được qui ước là thuộc về thế giới ảo, chẳng hạn như “cái tôi” ở trong gương, ảo ảnh… đều được cho là ảo. Những thứ được gọi là ảo ấy, trong sâu thẳm nhận thức của mình, chúng ta phải thừa nhận rằng vẫn là thực vì chúng hiện hữu và nền tảng những hiện hữu ấy vẫn là tồn tại. Đó chính là thế giới ảo có tính tương đối mà chúng ta muốn nói đến. Như vậy, thế giới thực (nhờ lựa chọn của chúng ta theo nguyên tắc: hư vô thì cũng là tồn tại!) trong quy ước được nhìn thấy như là hai thế giới ảo và mộng lồng vào nhau, là tiền đề tồn tại của nhau mà thế giới thực luôn là nền tảng (hay thế giới ảo mới là nền tảng?).
Chúng ta có cảm nhận rằng toán học, dù không tự giác, nhưng đã theo quan niệm nói trên để xây dựng hệ thống số âm, số dương, số 0 và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Theo quan niệm đó thì số âm, số dương và số 0 cũng như số thực (chúng ta tạm gọi những số không âm không dương như thế) là cùng tồn tại  trong một thế giới và khi ký hiệu của sự thêm vào là “+” và sự bớt đi là “-” thì chúng sẽ không thay đổi ý nghĩa trong suốt các quá trình tính toán nếu không kèm theo điều kiện nào. Chẳng hạn có hai lực lượng ảo là , trong thế giới ảo, để có được , chúng ta phải dùng dấu “-” thì trong thế giới thực, chúng ta phải dùng dấu “+” , nghĩa là lúc này: () bao giờ cũng bằng và () bao giờ cũng bằng .
Đến đây, bài toán hóc búa “ngon quá” sẽ được giải vô cùng dễ dàng và luôn có nghiệm:
Dù giải được bài toán thì người nông dân cũng đừng nên lo lắng mảy may gì vì trong thực tiễn, nhiệm vụ của LaTo vẫn là bất khả thi hành.
Phải nói rằng suy tư của chúng ta đã hầu như tương đồng với quan niệm về số âm, số dương cũng như phép cộng và trừ toán học. Nhưng cũng còn vài điều không thể thỏa thuận được.
Toán học cho rằng một số mà trừ đi chính nó thì bằng 0. Đó là sự bớt đi lực lượng đơn thuần và chúng ta cũng đồng ý như thế. Chẳng hạn:
                        
Một số cộng với chính nó thì bằng 2 lần nó. Đó là sự thêm vào hay tập hợp lực lượng đơn thuần và chúng ta cũng đồng ý:
                       
Đối với phép toán: (+3) + (-3), toán học cho là bằng 0. Chúng ta không đồng ý như vậy và cho rằng phép toán chỉ có thể làm mất đi sự tương phản âm – dương nhưng về mặt lực lượng thì phải bằng 6 (số tự nhiên mà ta tạm gọi là số thực).
Đối với phép toán 4 + 3, cả toán học lẫn chúng ta đều cho rằng kết quả là 7. Nhưng đối với phép toán (+4) + (-3) thì vì toán học quan niệm rằng +4 = 4 nên sẽ cho ra đáp số là:
4 – 3 = 1 (hiệu của hai số tự nhiên)
Còn chúng ta, vì cho rằng nên có kết quả là:
Thế thì ai đúng? Nếu đó chỉ là sự tập hợp đơn thuần thì toán học đúng, vì
4 – 3 =  1 + 3 – 3 = 1,
còn không thì vì là sự tổng hợp lực lượng của hai tương phản nên chúng ta đúng.
Còn đối với phép toán: 4 – 7 = -3? Đó là quá trình làm xuất hiện số âm (số ảo, lực lượng ảo). Quá trình này là phi thực, trái ngược với quá trình 7 – 4 = 3 là quá trình thực, do đó việc xuất hiện một kết quả ảo là đương nhiên và chúng ta cho rằng nó có lý. Phép toán được toán học cho phép viết theo cách sau đây:
(+4) + (-7) = (-3)
Và viết theo cách chúng ta là . Tính theo cách chúng ta thì:
Hình như ngay ở cơ sở, toán học đã lẫn lộn giữa các hiện tượng có bản chất khác nhau. Phải chăng vì vậy mà làm xuất hiện đòi hỏi phải có ký hiệu giá trị tuyệt đối “”. Bất cứ số nào ở trong dấu ký hiệu ấy đều là… dương tính. Chẳng hạn có -7 nằm trong dấu đó thì:
(Từ đang khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh nan y, thật bất hạnh!)
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải dùng toán học truyền thống, đã có sẵn để “chiến đấu” vì chưa xuất hiện một toán học hoàn thiện hơn. Chúng ta nêu ra những chất vấn toán học có thể vì chưa hiểu được sâu sắc toán học. Chưa chắc đó là những khiếm khuyết toán học mà chỉ là sự suy nghĩ nông cạn tức thời của chúng ta trong vấp váp khi có ý đồ dựa vào toán học để giải thích những quan niệm triết học duy tồn của NTT.
Thôi, chúng ta nên quay lại câu chuyện trọng tâm đang dang dở của mình. Chỉ xin nói thêm một điều nhỏ thế này: hình như toán học đang… say rượu!
***
Sự tương phản ảo - thực hoàn toàn qua gốc O (nghĩa là theo cách biểu diễn âm - dương) là sau khi tổng hợp tương phản, sẽ đưa ra kết quả là 0. Chúng ta đã từng nói như thế phải không nhỉ?
Nếu đã nói như thế thì tại sao chúng ta còn nói sự tổng hợp tương phản của hai lực lượng ảo thực là không bao giờ bằng 0 được vì tồn tại vẫn còn đó?
Sở dĩ nói “lung tung” và có vẻ tâm thần như vậy là vì mối tương phản ảo thực có tính hai mặt: tuyệt đối và tương đối. Khi chúng ta quan niệm cực đoan hóa Vũ Trụ thì Vũ Trụ là có biên, nghĩa là có trong Vũ Trụ và ngoài Vũ Trụ. Khi quan sát Vũ Trụ từ bên ngoài, chúng ta sẽ thấy sự tuyệt đối của mối tương phản ảo - thực và khi sự tổng hợp tương phản xảy ra, sẽ có một kết quả là O: Vũ trụ biến mất tiêu! Cái O ấy chính là khoảng mà trước đây Vũ Trụ đã chiếm chỗ, giờ đây đã thành bộ phận của thế giới “ngoài Vũ Trụ”.
Như chúng ta đã “qui định” cho Vũ Trụ là hữu hạn nhưng vô biên, nên sẽ chẳng có cái gọi là bên ngoài Vũ Trụ được, do đó dù là thực sự tồn tại mối tương phản ảo - thực tuyệt đối thì cũng không bao giờ xảy ra sự tổng hợp tương phản để tạo ra kết quả là ngoài Tồn Tại, cũng có nghĩa là tạo ra Hư Vô được.
Ngày xưa, do không phân biệt được giữa tồn tại nền tảng và hiện thực, người ta đã cho rằng nếu không hiện hữu (đồng nghĩa với tồn tại!) thì chỉ có thể là hư vô. Chúng ta thấy rằng đó là một quan niệm đúng nếu đặt nó trong qui ước và hiểu rằng sự đúng ở đây chỉ là tương đối. Quan niệm tương đối ấy tương tự với quan niêm tuyệt đối: không Tồn Tại thì cũng chính là Hư Vô. Rõ ràng là hai quan niệm đó có vẻ giống nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về bản chất. Hơn nữa phát biểu về quan niệm gọi là tuyệt đối nêu trên là chưa đầy đủ. Sự phát biểu hoàn chỉnh phải là: không Tồn Tại thì cũng chính là Hư Vô, nhưng Hư Vô thì vẫn là Tồn Tại, rốt cục thì cũng chẳng Tồn Tại mà cũng chẳng Hư Vô, chỉ vỏn vẹn là Vốn Dĩ Thế!
Khi cho rằng không hiện hữu là hư vô và chỉ có thế thôi, toán học đã đi đến quan niệm cực đoan về thực tại và tương tự như đứng ngoài Vũ Trụ để quan sát Vũ Trụ, đã tuyệt đối hóa hiện hữu và hư vô để rồi nhìn thấy một cách cực đoan, phiến diện mối tương phản ảo - thực cũng như sự tổng hợp tương phản của nó. Khi toán học hô: “trừ bảy” thì -7 hiện hữu; khi hô: “cộng bảy” thì +7 hiện hữu. Đó là hai hiện hữu mà một là “thật thà” một là “giả dối”. Khi toán học hô tiếp: “tổng hợp” thì ngay lập tức hai hiện hữu đó biến mất và chỉ còn lại hư vô. Để biết được “đó” là hư vô thì lại phải ký hiệu, cho nên toán học không còn cách nào khác lại phải cho xuất hiện số 0 - một hiện hữu được gọi là “hư vô” (!!!). Và toán học hồn nhiên viết:
(-7) + (+7) = 0
Giả sử có một bàn cân như mô tả ở hình 39. Chúng ta đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân nặng 10 kg. Như vậy hai quả cân đó nằm ở những vị trí tương phản nhau qua trục trung tâm của bàn cân. Toán học lý giải thế nào về hiện tượng này? Vì hai quả cân là tương phản nhau (về vị trí) nên toán học cho rằng đó là hai hiện hữu (tồn tại) quan hệ với nhau qua trục cân một cách tương phản, nếu quả này được gọi là “dương” thì quả kia phải gọi là “âm”. Từ đó toán học cho rằng:
-         Tổng của hai quả cân là:
10kg + 10 kg = 20 kg
-         Vì cân ở trạng thái cân bằng (kim chỉ số 0) nên:
(+10 kg) + (-10 kg) = 0 kg
Nếu hiểu theo chúng ta thì:
Nhìn ở góc độ thực thể, hệ thống hay một khối thống nhất, thì cách mô tả nào gần với hiện thực hơn?
Hình 39: Bàn cân
Ảo - thực là trường hợp riêng của tương phản nói chung. Thí dụ trên dù sao cũng chưa làm sáng tỏ hoàn toàn được mối quan hệ ấy.
Chúng ta nêu thí dụ khác: sự soi gương. “Cái tôi” trong gương có phải là “cái tôi ngoài đời” không? Dứt khoát là không! Thế thì nó là cái gì của cái tôi ngoài đời khi nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiện hữu trước gương của cái tôi ngoài đời? Nó là hình ảnh phản chiếu của cái tôi ngoài đời, là sự tạo dựng của nhiều lực lượng, nhiều yếu tố mà trong đó, cái tôi ngoài đời đóng vai trò quyết định. Hình ảnh ấy không phải là sự phản chiếu hoàn toàn cái tôi ngoài đời mà chỉ là một phần (bề ngoài) nào đó của cái tôi ngoài đời (không linh hồn, không tư duy). Nó cùng với toàn bộ không gian trong gương, giống hệt cả về hình dáng lẫn hành vi của một bộ phận được chiếu lên gương của cái tôi và không gian ngoài gương, chỉ có điều là trái ngược (không phải là tất cả!) và có tính độc lập tách biệt tương đối đối với thế giới ngoài gương.
Cái thế giới được phản chiếu ra từ trong gương ấy có mang tính lực lượng không? Trước hết, chúng ta cho rằng nó hiện hữu vì chúng ta thấy nó một cách trực giác. Hiện hữu là sự thể hiện của tồn tại mà tồn tại thì phải mang tính lực lượng. Mặt khác, sự phản chiếu là kết quả của tác động và phản ứng của hai hay nhiều lực lượng đối với nhau. Không có lực lượng là cái gương, cái tôi và không gian bên ngoài gương thì không có thế giới trong gương. Cụ thể là không có một lực lượng gương “cưu mang” thì thế giới trong gương không xuất hiện được. Do đó cần phải cho rằng thế giới trong gương là có tính lực lượng. Nghĩa là phải đi đến khẳng định: thế giới trong gương là một hiện thực, là sự thể hiện ra trước quan sát của những tồn tại cũng như sự vận động chuyển hóa giữa chúng mà quan sát không nhận diện được và gọi là nền tảng.
Tuy nhiên cái thế giới khách quan trong gương (mang tính chủ quan của gương) lại có một đời sống phù du, bấp bênh, không bền. Nó mất đi thì thế giới khách quan ngoài gương vẫn còn đó nhưng khi thế giới ngoài gương mất đi (không hiện hữu trước gương nữa!) thì nó không thể nào “còn đó” được. Sự hiện hữu của cái tôi trong gương hoàn toàn phụ thuộc vào cái tôi ngoài gương!
Chúng ta gọi hiện tượng nói trên là sự tương phản ảo - thực. Thế giới của cái tôi ngoài gương được lựa chọn là thực, cho nên thế giới trong gương được gọi là ảo. Như vậy khi cái tôi thực đứng trước gương sẽ tạo nên thêm một cái tôi ảo. Nếu tổng hợp hai cái tôi tương phản nhau ấy thì chắc rằng toán học sẽ cho ra kết quả là hư vô:
(+cái tôi) + (-cái tôi) = 0,
và xét ở góc độ lực lượng thì có thể toán học cho rằng:
Cái tôi + cái tôi = 2 cái tôi
Hai cái tôi ấy cũng là hai cái tôi thực!
Còn quan niệm của chúng ta thì sao? Đối với chúng ta thì cái tôi trong gương không phải là cái tôi ngoài gương mà chỉ là sự phản chiếu một bộ phận nhất định, một phần bên ngoài nào đó của cái tôi ngoài gương. Dù vậy, cũng có thể qui ước một phần cái tôi là cái tôi. Cho nên chúng ta cũng có mối tương phản cái tôi ảo và cái tôi thực và kết quả tổng hợp tương phản là:
Hai cái tôi ấy, chẳng thể khác, cũng là hai cái tôi thực.
Thế là toán học và chúng ta đều là hai nhà ảo thuật “tài giỏi” như nhau vì đều có thể từ một cái tôi thực làm ra thêm một cái tôi ảo để rồi a lê… hấp, làm xuất hiện hai cái tôi một cách đồng thời không biết là thực hay ảo.
Tồn Tại là duy nhất và tồn tại cũng duy nhất với chính nó, do đó mà sự biểu hiện của tồn tại cũng duy nhất. Không thể từ một tồn tại lại biểu hiện đồng thời ra hai hiện hữu trước một quan sát được (lưu ý rằng một hiện hữu thì đồng thời có thể làm xuất hiện cùng lúc hai hay nhiều hiện hữu và được coi như là những hình ảnh khác nhau của nó, trong mối liên hệ với các hiện hữu khác nhưng đó thực ra cũng chỉ là tương đối, nằm trong sự qui ước). Nguyên lý Tự Nhiên nhìn trò ảo thuật ấy, lắc đầu ngao ngán!
Để không làm cho nguyên lý Tự Nhiên buồn phiền, cần phải phân trần rằng đó chỉ là… trò ảo thuật cho vui thiên hạ thôi chứ thực ra hai cái tôi ấy xuất hiện không đồng thời, hơn nữa chúng là thực mà cũng là ảo, vừa cả hai mà cũng không phải cả hai, tùy ở mức độ nhận thức và sự qui ước.
Nhờ có ánh sáng tác động vào cái tôi thực; cái tôi thực phản ứng tạo nên ánh sáng phản xạ từ nó tác động lên hệ quan sát ngoài nó và lên gương. Gương bị tác động nên cũng phản ứng tạo nên ánh sáng phản xạ tác động lên hệ quan sát. Nhờ thế mà hệ quan sát có được hai hình ảnh từ cái tôi thực, một là trực tiếp từ cái tôi thực, một là gián tiếp từ gương gọi là cái tôi ảo. Dù thực hay ảo thì cũng chỉ là hình ảnh của cái tôi thực cho nên lúc này muốn qui ước thế nào cũng được. Hơn nữa muốn quan sát được hai hình ảnh được cho là cái tôi thực và cái tôi ảo, thì sự tác động của ánh sáng từ hai “nguồn phản xạ” lên hệ quan sát phải có tính lần lượt về thời gian, cái này rồi mới đến cái kia, nếu không, sự đồng thời sẽ gây nên hiện tượng nhiễu loạn (tổng hợp tương phản?) và như thế sẽ thấy một cái gì đó “lộn xộn, loang lổ”, không ảo mà cũng chẳng thực, tạm gọi là “cái tôi vớ vẩn”.
Như vậy hoặc chỉ thấy một cái tôi (hoặc ảo hoặc thực) trong một đơn vị thời gian, với lực lượng (nền tảng) là bằng một cái tôi và vì ngay lúc đó không nằm trong mối tương phản nào cả nên cái tôi đó cũng là thực; hoặc thấy một cái gì đó không phải tôi ảo và cũng không phải tôi thực (nhưng cũng không hẳn như thế!) có lực lượng (nền tảng) bằng hai cái tôi, đó là một hiện hữu mới trên nền tảng lực lượng mới (gồm tổng hợp của hai luồng ánh sáng phản chiếu tới!) được đặt tên là “cái tôi vớ vẩn”, và dù có cái tên xấu như thế nhưng nó vẫn là hiện thực, vẫn là sự khó chối cãi được.
Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến hiện hữu và cho rằng thế giới của cái tôi ngoài gương là một hiện thực thì vì gương là một hiện hữu nằm trong hiện thực ấy nên thế giới trong gương không thể ngoài hiện thực được, nó cũng được coi là một bộ phận của hiện thực và mang tính ảo. Với quan niệm và qui ước như thế, sự mô tả toán học và của chúng ta đều đúng, với lưu ý rằng hai cái tôi hiện hữu đó thực chất đều chỉ là hình ảnh một phần bề ngoài nào đó của cái tôi trước một hệ quan sát từ ngoài cái tôi thực. (Hai hiện hữu ấy là thực vì đều có một nền tảng tồn tại thực sự). Dù sao, chúng ta cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp này, “cái tôi” chỉ là tên gọi của hai hiện hữu chứ không phải là cái tôi của hệ quan sát. Đối với hệ quan sát, chúng là những cái phi tôi (không phải tôi). Cuối cùng, khi hệ quan sát chính là mắt của cái tôi thực thì dù có nhìn thấy cùng một lúc hai hay vô vàn cái gọi là tôi thì chúng cũng chỉ là những hình ảnh khác nhau, những sự phản ánh khác nhau về một hiện hữu (nếu chỉ quan tâm đến hiện hữu) hoặc sâu sắc hơn, chúng là những biểu hiện của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các sự vật - hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và sâu sắc hơn nữa, chúng chính là kết quả được tạo dựng bởi sự vận động, chuyển hóa lẫn nhau, đan xen nhau của những tồn tại ở tầng nền tảng (tầng mà quan sát chưa nhận thức được!)…
Thật là điên đầu bởi sự quá rối rắm! Nhưng biết làm sao khi trình độ giải bày của bộ não chúng ta bị giới hạn, đã cố hết sức nhưng cũng chỉ đạt được đến thế. Rất mong có những bộ não đồng cảm được, tài giỏi hơn bội phần, điều chỉnh sửa lại và diễn đạt mạch lạc, xác đáng hơn!...
Khi đưa ra thí dụ “Sự soi gương”, mục đích của chúng ta là muốn lột tả ra cái chân tướng đích thực của sự tương phản tuyệt đối ảo - thực. Sự tương phản qua gương thật sự đã dạy cho chúng ta nhiều điều bổ ích, đã giúp chúng ta hình dung ra phần nào mối tương phản tuyệt đối ảo - thực và có lẽ bản thân “sự soi gương” đã là một hiện tượng rất gần với hiện tượng tương phản ảo - thực tuyệt đối mà chúng ta đã “thấy” trong… hoang tưởng.

Nhưng hoang tưởng là ở trong thực tại nên cũng là một bộ phận (dù là nhỏ nhoi) của thực tại. Vì vậy mà sự tương phản ảo - thực tuyệt đối cũng mang tính thực tại; là hình ảnh của một hiện tượng có thực. Để xác định được sự tương phản nào là tương phản ảo - thực tuyệt đối, chúng ta cần thiết phải đưa ra những tiêu chí để đánh giá, hay còn gọi là những đặc tính của nó. Theo chúng ta thì đặc tính của sự tương phản ảo - thực tuyệt đối là: kết quả tổng hợp tương phản của nó sẽ là một Hư Vô (hư vô tuyệt đối).
Khi toán học viết (+7-7=0); với số 0 là ám chỉ Hư Vô và chỉ viết có thế thôi, thì toán học đã mô tả sự tổng hợp tương phản của ảo - thực tuyệt đối.
Nhờ qui ước, chúng ta có thể thấy được sự tổng hợp tương phản của ảo - thực tuyệt đối trong thực tại. Nhưng ngoài qui ước, không bao giờ có thể xảy ra sự tổng hợp tuyệt đối ấy trong Vũ Trụ, vì Tồn Tại không thể bị triệt tiêu để nhường chỗ cho Hư Vô được.
Như đã nói, nếu có bên ngoài Vũ Trụ thì sự quan sát từ đó mới thấy được Vũ Trụ là một tương phản ảo - thực tuyệt đối (nhưng muốn thấy được như thế thì sự tổng hợp tương phản của Vũ Trụ phải biết chờ đợi!).
Lúc đó, gọi lực lượng của Vũ Trụ là phân định thành lưỡng nghi ảo - thực là:
(Chẳng còn tí Vũ Trụ nào cả, một khối Hư Vô không phân định được với thế giới ngoài Vũ Trụ làm cho cái thế giới ấy cũng chẳng khác gì Hư Vô).
Nhưng giả sử cũng sự tổng hợp ấy nhưng quan sát từ trong Vũ Trụ thì có thấy Hư Vô không? Nhớ rằng quan sát chỉ có thể ở một trong hai thế giới ảo - thực (và vì lúc nào quan sát cũng lựa chọn mình là sự thực nên thế giới của nó cũng phải là thực, điều đó tương tự như chọn hư vô hay tồn tại tùy ý, nhưng nếu chọn hư vô thì cũng vẫn là tồn tại!). Không bao giờ có thể thấy Hư Vô được!
Trong trường hợp này, toán học khó mà diễn tả được!
Chúng ta sẽ thử áp dụng cách của mình để diễn tả cả hai trường hợp xem thế nào.
Khi quan sát từ ngoài Vũ Trụ, vì là hệ lưỡng nghi ảo - thực tuyệt đối nên bản chất của hai lực lượng phân định lưỡng nghi cũng tương phản tuyệt đối, nghĩa là gồm ; do đó sự tổng hợp tương phản sẽ là:
Vì  là duy nhất nên cũng chính là , do đó:
Khi quan sát từ trong Vũ Trụ, hai lực lượng tương phản của Vũ Trụ đều có bản chất duy nhất là Tồn Tại (ảo hay thực thì rốt cuộc vẫn là thực!); do đó chúng như nhau (tương tự như hai quả cân trong trường hợp bàn cân). Vậy thì sự tổng hợp tương phản của Vũ Trụ bây giờ là:
(Muốn giở trò gì thì giở, Vũ Trụ vẫn vốn dĩ thế!).
Nhớ lại biểu thức Chúng ta thấy rằng trong sự tổng hợp tuyệt đối ảo thực của Vũ Trụ nhìn từ bên trong (nghĩa là không nhìn thấy sự tuyệt đối theo định nghĩa mà chỉ thấy tương đối cái tuyệt đối!), a biểu thị là “một nửa ”.
Suy tư triết học (hay suy nghĩ quẩn quanh?) đã đưa chúng ta đến một ý tưởng quá ư là lạ lùng: nội tại hạt KG cũng là một Vũ Trụ y hệt như Vũ Trụ của chúng ta nhưng nếu “so” với Vũ Trụ của chúng ta thì nó mang tính ảo. Một con người là vô cùng nhỏ nhoi trong Vũ Trụ nhưng bản thân lại hàm chứa vô vàn cái Vũ Trụ như thế. Điều đó liệu có ai tin nổi không?
Nếu chúng ta gọi Vũ Trụ đang trình hiện trước chúng ta là Vũ Trụ thực thì nội tại của hạt KG được gọi là Vũ Trụ ảo. Nếu suy tư triết học là đúng thì sự tổng hợp tương phản tuyệt đối giữa hai lực lượng ảo - thực ấy phải có kết quả là (vì chúng ta nhìn từ bên trong!).
Thử xem! Khi Vũ Trụ của chúng ta là thì nội tại hạt KG là . Kết quả của sự tổng hợp tương phản tuyệt đối nhìn từ bên trong sẽ là:
                    
Thế nào? Suy tư triết học lộ nguyên hình là một suy nghĩ rối loạn thần kinh rồi nhé! Thật tội nghiệp cho một giấc mơ!
Có gì đâu, đem 2 đó chia cho 2 sẽ còn !
Ối giời ơi! Thật là chán chường cho sự ngụy biện!
Vui thế thôi chứ 2 đó mà nói lên được điều gì? Đồng ý rằng kết quả 2 là sai, nhưng cái sai đó không phải tại suy tư triết học mà là tại… sự bộp chộp.
Nội tại hạt KG không thể ngoài Vũ Trụ được do đó khi lực lượng phân định thành ảo thực tuyệt đối thì nội tại của hạt KG phải là ; do đó sự tổng hợp tương phản giữa hai lực lượng Vũ Trụ sẽ là:
Đúng chưa? Chưa đúng! Làm sao có thể quan niệm được lực lượng Vũ Trụ đang là , chỉ vì nội tại của một hạt KG mà phải bị bớt đi còn ?
Được rồi, còn một cách nữa! Lực lượng Vũ Trụ là , lực lượng hạt KG là 1. Khi Vũ trụ và hạt KG nằm trong mối tương phản ảo - thực thì vì không thể có sự tham gia của “lực lượng ngoại lai” nào và cũng không thể mất đi đâu được chút lực lượng Vũ Trụ nào nên chỉ có thể mô tả mối tương phản ảo thực ấy là:
Nếu kết quả tổng hợp tương phản này là thì hết cãi chứ gì? Nào, chúng ta xem:
Lúc này  đứng “một mình ên” nên cũng là . Hai lực lượng 2 và chỉ có thể thuộc về nên chúng bằng nhau. Vậy:
Rõ ràng nội tại của hạt KG là ảo của Vũ Trụ , nó bằng !
Theo cái nghĩa này thì có thể viết biểu thức
             
Không thích làm thế thì làm thế này:
Có thể ví hạt KG như một tấm gương soi nhỏ xíu mà nếu nhìn vào đó, chúng ta sẽ thấy cả một Vũ Trụ lung linh, ảo huyền nhưng không thể bước vào trong đó được vì đã có chúng ta “thứ hai” ở đó. Hai “cái chúng ta” ấy không bao giờ có thể ở chung một thế giới được. Nếu chúng ta ở ngoài cố tình bước vào thì đồng thời chúng ta cũng đang bước ra để rồi đến một giới hạn, hai chúng ta sẽ chuyển hóa thành nhau: ảo thành thực và thực thành ảo, đàng trước thành đàng sau và đàng sau thành đàng trước, tiếp tục đi và có nghĩa là trở về nơi đã xuất phát. Giả sử đến nơi xuất phát rồi mà chúng ta cứ tiếp tục đi như thế thì chúng ta đến đâu, về phía vô cùng lớn chăng? Không, về phía vô cùng xa! Muốn đến vô cùng nhỏ, chúng ta phải hóa vô cùng nhỏ và ngược lại, muốn đến vô cùng lớn chúng ta cũng phải hóa dần thành vô cùng lớn. Số bước chân nhiều vô kể hay số đếm khổng lồ, nếu không phải là sự tích tụ đồng thời trong một đơn vị thời gian thì cũng… tầm thường thôi!...
¯¯¯
Sự biểu diễn mối tương phản ảo - thực (cả tuyệt đối lẫn tương đối) và quá trình tổng hợp nó bằng số âm - dương kết hợp với ký hiệu “cộng” - “trừ” kể cũng rất hay vì đã nói lên được nhiều điều của tư tưởng. Tuy nhiên cách biểu diễn ấy lại gợi cho chúng ta cái cảm giác Vũ Trụ có vẻ rời rạc, chỉ là sự gắn kết giản đơn, siêu hình của các sự vật - hiện tượng, cũng như của các hạt KG.
Toán học bắt đầu từ sự đếm. Sự phong phú và “rất nhiều” về số lượng thể hiện trong thực tiễn đã làm cho quá trình đếm đơn điệu không thể thỏa mãn được, đòi hỏi phải có những phương thức đếm mới hiệu quả hơn. Từ đó mà hệ cơ số đếm ra đời. Con người không tùy tiện xây dựng nên số đếm để vui chơi, thờ cúng mà là do yêu cầu tất yếu của đời sống kiếm ăn. Lối sống bầy đàn rồi hình thức kiếm ăn cộng đồng đã nảy sinh những yêu cầu về sự tổng kết và phân phối, thêm và bớt, xác định những số lượng chưa biết (gọi là ẩn số). Sự phát triển của số đếm và những yêu cầu nêu trên đã là tiền đề cho những phép toán cộng, trừ ra đời và trở thành cơ sở hình thành nên mọi phép toán toán học. Các phép tính cộng và trừ tất yếu phải dẫn đến việc xuất hiện các số âm, số dương và số 0. Nhờ có sự xuất hiện số âm, số dương và số 0 mà toán học đã có một bước phát triển đột biến (hay còn gọi là cách mạng) và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên do việc nhận thức chưa thấu triệt về thực tại mà quan niệm về số âm, số dương và số 0 vẫn còn những khuất tất. Những khuất tất ấy còn tồn tại tiềm tàng đến ngày nay.
Khi nói đến phân định thì phải nhớ đến tương phản vì tương phản là đặc tính của phân định. Nhờ có tương phản mà có sự so sánh phân biệt được. Không phân biệt được thì cũng không thấy tương phản. Người phương Đông dùng khái niệm âm và dương để biểu hiện hai mặt, hai yếu tố, hai lực lượng… của sự tương phản. Có lẽ không phải là tình cờ, ngẫu nhiên mà chính là tất yếu, định mệnh đã phó thác cho các ký hiệu “+”, “-” vừa đảm đương vai trò “thêm”, “bớt”, vừa biểu hiện tính “âm”, “dương” của các con số, và vì thế mà toán học trở nên hợp lý, đẹp đẽ một cách dung dị, quắc thước mà cũng huyền ảo, kỳ bí vô cùng.
Có thể dùng khái niệm âm - dương để chỉ sự tương phản nói chung và cũng có thể dùng nó để chỉ sự tương phản ảo - thực nói riêng. Nói đến tương phản thì phải nói đến gốc qui chiếu của sự tương phản. Gốc qui chiếu của tương phản âm - dương có thể mang tính âm, tính dương hoặc trung tính. Do đó mà có khái niệm tương phản hoàn toàn hay không hoàn toàn. Tương phản hoàn toàn là tương phản qua gốc O. Tương phản ảo - thực là tương phản (âm - dương) hoàn toàn (theo qui ước hoặc không theo qui ước - là tương đối chủ quan hay tuyệt đối khách quan). Chú ý rằng tương phản là đặc tính khách quan của Tồn Tại được gọi là âm - dương nên đừng đặt cược hoàn toàn vào khái niệm âm - dương vì đó chỉ là nhãn mác, mà nhãn mác thì… (biết rồi, khổ lắm, nói mãi!).
Một cách trực quan thì trục số âm – dương (hình) 37/a là sự mô tả “tuyệt hảo” về hai thế giới tương phản ảo - thực tuyệt đối, tất cả các số âm và dương có lực lượng tương ứng đều tương phản hoàn toàn qua gốc O và bản thân hai thế giới ấy cũng tương phản hoàn toàn qua gốc O. Nói thế có nghĩa là nếu chúng ta có một số đếm bất kỳ là A; ở thế giới dương nó sẽ là (+A) và ở thế giới âm nó sẽ là (-A). (+A) và (-A) lập nên sự tương phản ảo - thực hoàn toàn. Sự tổng hợp tương phản của (+A)(-A) sẽ có kết quả là số 0. Toán học biểu diễn điều tổng quát đó, như chúng ta đã trình bày là:
              (+A) + (-A) = 0
Nhưng đứng ở vị trí nào để có thể thiết lập biểu thức toán học đó? Chỉ có thể là đứng ở “cửa giữa” vì trục số đã phân định rạch ròi ra hai thế giới. Trong thế giới dương không thể xuất hiện số âm và ngược lại, trong thế giới âm không thể xuất hiện số dương. Chúng ta sẽ thấy điều khẳng định này rất rõ khi thay dấu + (sự thêm vào) bằng dấu – (sự bớt đi).
          (+A) – (-A) = +2A
Viết được như thế thì cũng viết được:
          (-A) – (+A) = -2A
Vì (+A) và (-A) đứng “một mình ên” nên:
          (+2A) = (-2A) = 2A
Một quá trình đầy mâu thuẫn! Nào phải thế đâu, đó chính là sự diễn giải làm bộc lộ ra chân lý! Một số (đếm) dương (hoặc âm) bị bớt đi một số (đếm) âm (hoặc dương) thì có nghĩa là bớt đi “cái sự bớt đi” và như thế là phải thêm vào một số dương (hoặc âm) tương ứng.
Như vậy, khi đứng ở “cửa giữa” và làm bài toán “bớt đi”, tùy thuộc vào vị trí của (+A) và (-A) mà chúng ta có lần lượt hai nghiệm là +2A và -2A. Đó là hai kết quả tương phản nhau và do đó, hai phép toán (nêu trên!) tạo dựng ra chúng cũng tương phản nhau. Vì tương phản nhau nên có thể đặt từng phép tính vào từng thế giới âm hoặc dương một cách tương ứng, cụ thể:
(+A) – (-A) vào thế giới dương: (+A) – (-A) = +A + (+A) = +2A
(-A) – (+A) vào thế giới âm     : (-A) – (+A) = (-A) + (-A) = -2A
Tuy nhiên, đứng ở cửa giữa thì không thể thấy được 2A ở trong hai thế giới ấy mà may ra chỉ có thể thấy ở thế giới “cửa giữa”, thế giới trung tính. Đã là trung tính thì cũng là thế giới của số 0. Thế là sự không có gì không phải là không có gì mà là thế giới thứ ba!
Phép toán: (+A) + (-A) = 0 đang rất hiển nhiên, dễ hiểu, không cần chứng minh và chẳng có gì phải bàn cãi bỗng trở nên mù mờ, huyền bí. Số 0, tưởng là “đồ bỏ đi” hóa ra là thứ “quí hóa quá”. Vậy 0 là bằng bao nhiêu?
Khi đưa về thế giới trung tính thì dấu tương phản sẽ mất đi, nghĩa là +A = -A = A. Cho nên:
               A + A = 2A ==> 0 = 2A
Thế nhưng trong thế giới trung tính (cửa giữa), đã có sự thêm thì cũng phải có sự bớt, hay phải có:
               A – A = 0
Số 0 này là số 0 gì? Hay lại có một thế giới thứ tư nữa?
Bây giờ, nếu chúng đứng ở thế giới dương (hoặc âm) thì sẽ thấy +2A (hoặc -2A) là 2A (vì đứng một mình ên!) và thế giới mà ta đang đứng trở thành trung tính. Nhìn sang thế giới cửa giữa, chúng ta có thấy được A + A = 2A không? Nếu thấy được như thế thì nó cũng thuộc thế giới mà chúng ta đang đứng, còn nếu không, nó phải thuộc về thế giới còn lại (trái dấu với thế giới này thì phải đồng dấu với thế giới kia!) và mất đi sự trung tính của nó. Như vậy, một thế giới đồng thời có thể là thế này, có thể là thế khác, giữa chúng từng đôi một vừa có thể phân biệt được, vừa không thể phân biệt được và cả ba thế giới đều trung tính …
Còn một vấn đề đáng quan tâm nữa về vị trí cửa giữa là nếu đứng ở đó quan sát hai thế giới âm và dương (mà trực quan hơn là nhìn trục số hình 37/a) thì sẽ như chúng ta đã trình bày, phải thấy điều này:
             
Và nếu chuyển sang thế giới thứ ba thì cả hai “bất đẳng thức” đó sẽ tương đương với:
              3 > 2 > 1 > 0
Vì nếu không như thế, sẽ mất đi tính tương phản hoàn toàn của trục số và đồng thời cũng mất luôn tính khách quan của trục số đối với “cửa giữa”.
Viết như thế sẽ suy ra hiện tượng:
            
là điều trái với quan niệm toán học: số 0 phải lớn hơn bất kỳ số âm nào, và cho rằng:
      
(số 0 là số nhỏ nhất của số dương. Vậy thì nhỏ hơn số 0 phải là số âm - số ảo của số dương)
Quan niệm như vậy vừa trái với quan sát của “cửa giữa” vừa xuất hiện nghịch lý:
             
Số lớn hơn số thì khi thêm vào cho nó  lại chỉ bằng ?
Và đặc biệt là sự đếm ở trong thế giới ấy xảy ra như thế nào?

Hay để dung hòa giữa cửa giữa với toán học, viết thế này:
            
(Nghĩa là là số âm lớn nhất của các số âm nhưng vẫn nhỏ hơn số 0!)? …
Nói chung là vẫn còn nhiều bí ẩn nữa để mà đặt câu hỏi. Nhưng thôi, thế cũng là đủ cho chúng ta thấy một khối mâu thuẫn tổ chảng như trái núi lù lù ở trước mặt rồi.
Để bảo toàn những phép tính (đúng đắn) đã nêu của toán học; để cho những quan niệm về Vũ Trụ của NTT không hoàn toàn vô tích sự đến nỗi vứt sọt rác và cũng để cho Vũ Trụ không bị “nát vụn” bởi cách nhìn siêu hình độc địa của con người, chúng ta phải làm một cuộc thỏa thuận là lồng ba thế giới nói trên vào nhau thành một Vũ Trụ duy nhất; vừa là tuyệt đối khách quan vừa là tương đối chủ quan, vừa là sự thể hiện của hai thế giới âm - dương bằng vạn vật - hiện tượng vận động, chuyển hóa, sinh ra và mất đi không ngừng, vừa là sự thể hiện của thế giới trung tính, đóng vai trò trung dung, nền tảng.
Làm như thế có nghĩa là trả Vũ Trụ về với trạng thái Tự Nhiên vốn dĩ của nó. Lúc đó khối núi mâu thuẫn cũng tự nhiên biến mất, để lộ ra viên ngọc bích sáng ngời chân lý mà Lão Tử đã tác tạo từ 2500 trước: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm và ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư”; “Nhìn không thấy gọi là di, nghe không thấy gọi là hi, nắm không được gọi là vi. Ba cái đó (tức vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi”
Thực ra mà nói, nếu Vũ Trụ phân định thành ba thế giới riêng biệt: Thiên đường (dương), Địa ngục (âm) và Trần gian (trung tính) như đã giả định thì không thể từ thế giới nào đó nhìn thấy được hai thế giới kia vì thế giới nào cũng tự cho mình trung tính và nếu nhìn thấy một thế giới khác nó thì “cảm giác trung tính của nó không còn nữa; cảm giác “thực” của nó không còn nữa. Cũng vì thế mà ở mỗi thế giới cũng không thể xuất hiện số âm, số dương hay đồng thời cả hai số đó mà chỉ có thể tồn tại số đếm tự nhiên. Quá trình thêm hay bớt (số học) ở cả ba thế giới đều đồng nhất và đơn thuần chỉ là các phép toán cộng, trừ giữa các số tự nhiên. Khi gặp phải bài toán 2-3=? Thì các nhà toán học xuất sắc nhất ở cả ba thế giới đều bó tay vì nó vô nghiệm!
Khi Vũ Trụ là “ba trong một” thì ngoài số tự nhiên, việc tồn tại các số âm, số dương là điều hoàn toàn bình thường và hơn nữa, là một tất yếu. Đó là một thế giới “thực”, có đặc tính tương phản âm - dương, và vì dương được quan niệm như sống động, nổi trội, bày hiện nên nó mang tính “rất thực”, được coi như thực, dẫn đến coi số dương là tương đương, là đồng tính với số thực (ở đây, chúng ta gọi số tự nhiên là số thực). Trong thế giới này các phép toán cộng trừ được mở rộng, tạo đà cho toán học thăng hoa để trở thành một kim tự tháp sáng tạo, kỳ vĩ bậc nhất của trí tuệ loài người, nhưng đồng thời, sự sắc sảo, quắc thước đến phi thường của nó cũng làm cho nó trở nên siêu hình bậc nhất!
Đối với thế giới “ba trong một” thì sự biểu diễn tương phản ảo - thực bằng trục số 37/a cùng với những phỏng đoán suy ra từ nó đã giảm sức thuyết phục đi rất nhiều bởi sự khiên cưỡng.
Với quan niệm Vũ Trụ là hữu hạn nhưng vô biên; có trong mà cũng có ngoài, vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai, thì Vũ Trụ có thể được tượng trưng như đường tròn ở hình 38/a. Một cách siêu hình, ở đây, chúng ta cho rằng tập hợp các hạt KG và hạt KG là đơn vị của số đếm thì Vũ Trụ gồm tổng số N các hạt KG được gọi là Vũ Trụ số đếm. Vậy, chúng ta coi đường tròn hình 38/a là Vũ Trụ các số đếm. Khi chúng ta bước đi thẳng đều, hoàn toàn tự nhiên (tuân theo định luật I Niutơn!) trong Vũ trụ thì có nghĩa là ta đang đi trên đường tròn ấy về một phía. Nếu mỗi bước đi là qua một hạt KG và chúng ta đếm thì khi đi hết vòng tròn, sẽ đếm được N hạt KG. Biết được điều này là vì chúng ta dùng bút tạo dựng ra Vũ Trụ và, như một gã khổng lồ, nhìn thấy toàn bộ từ bên ngoài! Còn nếu ở trong Vũ Trụ ấy? Chúng ta sẽ chẳng thấy gì cả ngoài cái bao la mịt mùng đến ghê người và những ngôi sao lưu lạc, cô đơn.
Chúng ta nói đi về một phía, vậy không gian Vũ Trụ có mấy phía, hay hỏi rõ hơn là mấy chiều? Người ta nói là có vô số chiều, và thực tại rõ ràng cũng cho ta cảm thấy được điều đó. Nhưng thực tại của chúng ta là thực tại ở tầng qui mô lớn. Chúng ta không thể áp đặt sự nhận biết đó cho tầng có kích cỡ hạt KG được vì chúng ta chưa có bất cứ kinh nghiệm nào ở đó cả. Đối với Vũ Trụ đường tròn hình 38/a, trực giác mách bảo rằng chúng ta đi trên một con đường “chật hẹp cùng cực” để chỉ “tiến” hoặc “lui” chứ không thể “tung hoành ngang dọc” được và nếu không thể xoay người được thì chỉ có thể có một chiều duy nhất là tiến lên. Rất có thể thực tại ở giới hạn là đúng như thế vì theo ý niệm về đơn vị của chúng ta thì đơn vị của số đếm chiều phải là 1.
Vì thế giới “ba trong một” cũng là thế giới tương phản ảo - thực nên đơn vị của chiều cũng phân định thành hai chiều ảo - thực (hay âm - dương). Đi theo chiều nào thì cũng là chiều thực mà trong phân định tương phản thì được lựa chọn là chiều dương và chiều còn lại là chiều âm (hay ảo). Nhưng nếu quan sát toàn bộ đường tròn thì chiều ở bất cứ điểm nào cũng phải khác toàn bộ các chiều của các điểm khác và vì Vũ Trụ có N điểm (hạt KG) nên nó cũng có N chiều.
Tại bất cứ điểm nào trên đường tròn đó cũng là điểm phân định ảo - thực một khi chúng ta qui ước nó là gốc O. Khi đã xác định gốc O qui ước và chúng ta ra đi từ đó để “đếm” hạt KG thì đi theo chiều nào trong hai chiều ảo - thực, chúng ta cũng coi là chiều dương và 1 là số đếm dương nhỏ nhất. Chiều ngược lại là chiều âm và  là số đếm âm nhỏ nhất. Chúng ta đi và số đếm lớn dần, sau một khoảng thời gian khá lâu nào đó, số đếm sẽ trở nên một số lớn “khủng khiếp”. Tuy nhiên dù số đếm có lớn mấy chăng nữa thì hạt KG ứng với số đếm ấy vẫn là hạt KG, chẳng to hơn chút nào. Điều đó cho thấy số đếm vô cùng lớn không có nghĩa là chúng ta đến với vô cùng lớn của Vũ Trụ. Lớn ở đây có nghĩa là nhiều và vô cùng lớn (ký hiệu là VCL) có nghĩa là nhiều vô kể. Không dễ dàng gì đi từ vô cùng bé (ký hiệu VCB) là hạt KG đến VCL là Vũ Trụ hoặc ngược lại! Thậm chí là bất khả! Cách nói đi từ VCB đến VCL hay ngược lại là cách nói không chính xác, gây ngộ nhận. Đi từ VCB đến VCL là “bỏ lại đằng sau” cái VCL để về VCB và ngược lại.
Xuất phát từ gốc O để đi đếm hạt KG, chúng ta sẽ phải đi đến vô cùng xa, tốn vô cùng lâu thời gian, với chặng đường vô cùng dài, và đếm được vô số hạt KG. Chính từ những kinh nghiệm đó mà chúng ta nhận thức được Vũ Trụ là VCL.Vậy muốn đếm được hết hạt KG, chúng ta phải đi đến tận cùng Vũ Trụ. Nếu không phải đếm hạt KG thì có con đường tắt (đường ngắn nhất) nào đến tận cùng Vũ Trụ sớm nhất không? Có thể đi vào phía trong đường tròn được không? Nếu ta đi “tạt ngang” qua phía trong đường tròn thì vì Vũ Trụ có trong cũng như là ngoài hoặc không phải trong cũng không phải ngoài nên cũng chính là đi trên đường tròn mà thôi. Đường tròn là độc đạo dẫn chúng ta đến tận cùng Vũ Trụ. Do đó để đến được tận cùng Vũ Trụ, chúng ta phải đồng thời đếm hết số lượng hạt KG. Lạ thay, khi đếm đến N hạt KG thì chúng ta đến điểm tận cùng Vũ Trụ và điểm đó chính là gốc O: đi xa có nghĩa là trở về! Điểm O là khởi đầu và cũng là kết thúc của cuộc hành trình đếm hạt KG. Vì điểm O là qui ước cho nên có thể chọn bất cứ điểm nào làm điểm gần nhất và đồng thời cũng xa nhất trong Vũ Trụ! Khi đã “bước ra” khỏi một điểm KG, vì chỉ có một chiều độc đạo thôi, nên muốn trở về điểm đó phải đi trên một con đường không xa mà cũng chẳng gần, nhưng trước cặp mắt trần tục thì đó là con đường xa nhất tuyệt đối.
Từ hình 38/a cho thấy, tại bất cứ điểm nào trên đường tròn cũng vừa là thực, vừa là ảo, hay nói chính xác hơn là tại mỗi hạt KG đều tồn tại mối tương phản ảo - thực tuyệt đối nhìn từ bên trong Vũ Trụ và khi xảy ra sự tổng hợp tương phản tại đó thì cho kết quả đúng bằng lực lượng Vũ Trụ (N): Chẳng hạn:
                
Ngoài ra, hình 38/a còn cho chúng ta thấy: đi từ 0 đến (hay cũng là ) thì cũng có nghĩa là đi từ đến 0 và ngược lại.
Từ quan niệm về thế giới “ba trong một”, chúng ta đã đi đến một khám phá bất ngờ, rất dễ gây ra sự nguyền rủa đời đời, nhưng cũng có thể là vinh quang bất diệt. Khám phá đó đã giải thích được vì sao mà trên Trái Đất này xảy ra đủ mọi thứ chuyện như thế, với biết bao nhiêu nỗi đời từ hạnh phúc vô biên đến đau khổ tột cùng như thế.
Khám phá đó là: Tạo Hóa đã tạo dựng ra ba thế giới cho Trái Đất là Thiên đường, Địa ngục, Trần gian và đã lồng chúng vào nhau. Trên cơ sở lấy thế giới Trần gian làm trung dung, nền tảng, và tuân theo nguyên tắc tổng hợp tương phản:
Thiên đường + Địa ngục = Trần gian
Vậy không cần đi đâu xa, ở ngay Trần gian thôi, chúng ta cũng có thể rơi vào Địa ngục hoặc lạc đến Thiên đàng.

Nhưng điều căn bản là để tránh né khỏi cuộc sống trong cảnh Địa Ngục và an hưởng hạnh phúc trong cõi Thiên Đàng, thì loài người phải làm như thế nào? Đứa thì bảo phải đi ăn cướp, thằng thì bảo phải đi ăn trộm, gã thì cho là phải có một ông vua hiền, cha thì nói cứ để Đại chúng sống tự nhiên, ngài thì đòi dùng sức mạnh đi khai hóa văn minh, ông lại chủ trương nên bất bạo động, thoát tục, lão thì nói phải tăng cường rao giảng đức tin, người thì hô hào đấu tranh giai cấp, giành chính quyền về tay nhân dân… Thế rồi sao? Chẳng sao cả! Trần gian vẫn như thế, ỳ ạch vác “hai ông bạn” tương phản nhau trên lưng, lúc nào cũng chí chóe nhau gây đủ cả buồn khổ, lầm than lẫn lộn với vui sướng, phỡn phè; chính quyền nào thì cũng là con đẻ của nhân dân nhưng hầu hết chính quyền đều là những đứa con không hoàn hảo, thậm chí là hư đốn, bất hiếu, tưởng mình là cha thiên hạ!
Và nỗi trằn trọc vạch vẽ thành câu hỏi lớn trên trời xanh, muôn đời vẫn còn đó, chưa được giải đáp!...
¯¯¯
Như đã trình bày việc mô tả tương phản ảo - thực và sự tổng hợp tương phản của nó bằng cách dùng số đếm âm - dương và trục số 37/a hay vòng tròn số 38/a dù đã nói được nhiều điều sâu sắc về biểu hiện của Tự Nhiên Tồn Tại, nhưng một Vũ Trụ “ba trong một” mà rời rạc “ghê gớm” như thế quả là khó mà thuyết phục được. Tất nhiên là Vũ Trụ chỉ có thể gồm N hạt kết hợp thành, những sự hợp thành ấy không phải chỉ là tập hợp lại, gom lại thành một đống hạt KG không có bất cứ sự ràng buộc “pháp lý” nào với nhau. Nếu đơn giản thế thì buộc phải có kẽ hở Hư Vô ở giữa các hạt KG và phải có cái bên ngoài, phía ngoài “đống” Vũ Trụ ấy. Hạt KG chỉ là sự tạm gọi. Nó được hình thành nên nhờ xung quanh và không thể tồn tại độc lập được. Sự qui định và phụ thuộc lẫn nhau của các hạt KG làm cho chúng không mang tính hạt, không phải là hạt. Hạt KG mang lưỡng tính hạt - không phải hạt, vừa phân biệt được vừa không thể phân biệt được, vừa là bản thân nó nhưng cũng vừa là tất cả. Chúng ta có thể dùng hình ảnh một phần tử nước trong nước để minh họa cho giả định vừa nêu. Khi chúng ta cho rằng một phần tử nước gồm nhiều phần tử nước (H2O) hợp thành thì có thể gọi đó là giọt nước. Trong nước, không thể phân biệt được giọt nước này với giọt nước kia (dù chúng ta biết đích xác rằng khối nước đang xét là do vô số những giọt nước như thế hợp thành), chúng tan hòa vào nhau và không phải là giọt. Nếu chúng ta làm cho đồ đựng khối nước ấy bị thủng một lỗ, nhỏ ra từng giọt đúng như kích cỡ giọt nước mà chúng ta đã qui định thì rõ ràng sự tồn tại của giọt nước là có thật vì nếu cứ để nhỏ giọt mãi như thế, khối nước sẽ ít dần đi và cuối cùng là biến mất.
Một yếu điểm nữa của cách mô tả nói trên là nó tạo ra một Vũ Trụ kiểu số đếm. Trong Vũ Trụ ấy chỉ có thể phân biệt được vô cùng xa và vô cùng gần mà không thể phân biệt được vô cùng lớn và vô cùng nhỏ, nghĩa là khó hoặc không thể thấy được sự biểu hiện của mối tương phản to - nhỏ thực sự.
Có thể nói rằng toán học là thực tại khách quan “kỹ thuật số” của nhận thức. Điểm yếu cơ bản của nó, hay gọi là “gót chân Asin” của nó là “quên” mất thời gian, thứ mà nếu không có nó, vật lý học sẽ sụp đổ tan tành ngay lập tức.
Chúng ta đã nói đến cái gọi là “sự tích hợp tương phản”. Để có thể mô tả gần đúng thực tại hơn nữa, chúng ta cho rằng ngoài tổng hợp tương phản ra, trong Vũ Trụ còn xảy ra các quá trình tích tụ làm hình thành nên những thực tại “bền vững” lớn hơn (có lực lượng không gian lớn hơn) từ hai hay nhiều thực thể nhỏ hơn (có lực lượng không gian nhỏ hơn), và hơn thế nữa là những quá trình đồng thời của tích hợp tương phản và tổng hợp tương phản.
Một cách tương đối, chúng ta có thể phân biệt được giữa tổng hợp nói chung và tổng hợp tương phản nói riêng; giữa tích hợp nói chung và tích hợp tương phản nói riêng. Tổng hợp nói chung là tổng hợp “đậm đặc” màu của quan sát và trừu tượng siêu hình, hầu hết là sáng tạo nhân tạo (và không phải của Thượng Đế!), được hình thành tất yếu trong quá trình tìm hiểu và nhận thức thực tại của con người. Tích hợp nói chung cũng tương tự như vậy. Trong khi đó tổng hợp tương phản là quá trình tự nhiên, nhờ có sự tương phản mà các thực thể kết hợp được với nhau, thỏa thuận với nhau (cố gắng làm mất dấu tương phản!) tạo nên hệ thống. Đó là quá trình sáng tạo của Tạo Hóa (có thể gọi Tạo Hóa là Thượng Đế hay Thánh Đế nhưng nhất quyết ngoài những nhãn mác đó ra, không phải là nhân tạo!). Tích hợp tương phản, cũng vậy, là quá trình tự nhiên, tạo dựng ra các thực thể có bản chất tương đối khác nhau, đa dạng về qui mô lực lượng. Đó là hai quá trình đan xen nhau và giữa những góc độ, qui mô quan sát khác nhau có thể biến thành nhau. Giữa chúng cũng có sự chuyển hóa tự nhiên, nhất định nào đó. Điều khác nhau cơ bản giữa chúng (cũng tương đối thôi) là một đằng được coi như có tính thuận nghịch, một đằng thì không. Một bãi trái táo có thể được gom lại (tổng hợp) thành một đống táo (nếu giữa những trái táo có lực hút đủ lớn thì chúng sẽ “tự thân” làm nên đống táo). Sau đó, nếu “không thích” nữa, (hoặc không còn lực hút giữa các trái táo nữa mà xuất hiện lực đẩy tương ứng), có thể làm đống táo trở lại thành bãi táo như cũ. Đống táo bị hút vào nhau lâu ngày sẽ tác động lẫn nhau, (dưới tác động về áp suất, nhiệt độ của môi trường… mà ở đây chúng ta lờ tịt đi, không nói ra cho thêm rườm rà!) nội tại của chúng bị biến đổi, phân hủy liên thông với nhau, tạo thành một đống lực lượng mới khác với đống táo ban đầu và đó chính là sự tích hợp (dù là còn thô thiển nhưng không phải là khó lắm trong việc “nuốt trôi” sự mô tả này!). Từ cái đống không phải là đống táo ấy, chúng ta không thể “sắp xếp” lại thành một bãi táo giống như cũ được (nhưng khi chỉ coi trái táo là một lực lượng không gian (số đếm) thôi, thì chúng ta rất có thể tái tạo lại được bãi có lực lượng tương tự như bãi táo ban đầu; thậm chí là rất giống!)
Thực chất, tổng hợp tương phản và tích hợp tương phản là hai mặt của một quá trình chuyển hóa tương phản trọn vẹn, thống nhất. Chúng hòa quyện nhau, làm tiền đề tồn tại của nhau, trong đó tổng hợp tương phản đóng vai trò tiên phong, nền tảng. Không có tổng hợp tương phản thì tích hợp tương phản không thể xảy ra và trái lại, không có tích hợp tương phản thì không có đối tượng “phục vụ” cho tổng hợp tương phản.
Trong toán học có bốn phép toán cơ bản là cộng, trừ, nhân, chia. Chúng được sáng tạo ra, được đúc kết từ quan sát thực tại, từ nhận thức Tự Nhiên nên tính khách quan, hiện thực của chúng là không thể chối cãi được. Nếu trước đây chúng ta đã “mượn” phép cộng, trừ toán học để nói về quá trình tổng hợp tương phản thì giờ đây chúng cũng “mượn” phép toán nhân, chia để nói về tích hợp tương phản.
Chúng ta đã nói về tích hợp ở phần trước nên không cần nói lại nữa chi cho dài dòng. Chỉ có vài điều nói thêm cho rõ hơn mà thôi.
Trong hiện thực, chúng ta không thể thực hiện trực tiếp được phép toán:
              1 con lợn – 1 con gà,
vì có hai thứ nguyên khác nhau. Muốn làm được phép toán đó, người ta phải dùng cách gián tiếp là qui chúng ra tiền tệ, chẳng hạn 1 con lợn là 100 đồng; 1 con gà là 10 đồng rồi sau đó mới thực hiện phép trừ:
           
(Ngay cả tiền tệ không cùng loại cũng phải qui đổi ra đồng thứ nguyên mới có thể thực hiện được trọn vẹn các phép toán cộng, trừ!)
Qua trên, chúng ta cũng thấy thêm rằng quá trình xuất hiện trao đổi hàng hóa, vật ngang giá chung - tiền tệ là một tất yếu lịch sử. Quá trình đó buộc phải nảy sinh các phép toán toán học và sự mặc nhiên thể hiện tính đồng thứ nguyên của các lực lượng (được tượng trưng bằng những số đếm). Toán học được sinh ra từ hoạt động thực tiễn của loài người nhưng đã thoát ly khỏi phạm vi hạn hẹp của thực tiễn, thăng hoa thành một câu chuyện vĩ đại nói về Tự Nhiên Tồn Tại. Các số đếm cũng như những nhãn mác chỉ thị về chúng như a, b, c, E, N… vì mặc nhiên được thừa nhận như các lực lượng đồng thứ nguyên nên cũng có thể coi là có thứ nguyên chung nhất, mang tính tuyệt đối, nền tảng của mọi lực lượng. (Chẳng hạn các lực lượng quân xâm lược, đội du kích, đoàn biểu tình, phe đối lập… thực chất đều là những lực lượng có thứ nguyên chung là con người!)
Quá trình tích hợp tương phản chỉ có thể xảy ra khi hai lực lượng tham gia (trường hợp đơn giản nhất) là tương phản nhau.
Như chúng ta đã nói, trong toán học có thể là:
                
Ý nghĩa của phép toán này là: có b lần số (-a) hoặc có a lần số (-b) cộng với nhau. Điều này đúng thôi nhưng cần phải cho rằng có được như vậy phải là nhờ quan sát từ bên ngoài vào một thế giới tương phản âm - dương không vận động.
Trong một tiến trình vận động thì ab và ba là hai trạng thái trái chiều nhau của một lực lượng hoặc là hai lực lượng tương phản nhau về chiều chuyển hóa do đó mà phải viết abba hay:
ab = -ba = -(-ab) = ab
và ab – ab = 0
Nếu viết –ab = -ba, chúng ta phải có
-ab + ba = -2ab = 0 (?!)
Mặt khác, dù là quan sát từ ngoài vào thì hiện tượng xảy ra trong thế giới âm - dương ấy đã bị méo mó đi rất nhiều do sự lũng đoạn vô ý thức của “cái mũi” quan sát thò vào. Giả sử nếu trong thế giới âm có hiện tượng:
                  
thì nó chỉ là… thế thôi. Tuy nhiên, để nhận thức được hiện tượng ấy, quan sát phải “lén lút” cho thêm thứ mà hiện tượng đó không có là b vào, và quan sát viết đầy hả dạ:

                   
 Cái b đó là cái gì? Tất nhiên là số đếm (số lần) và ở đây nó rõ ràng là một lực lượng. Trong hiện tượng đang nói đến, chỉ có các và dấu + thôi, làm gì có b? Có thể sự lý giải là chưa thỏa đáng vì dù hiện tượng đó không có b, nhưng trong thế giới âm có hiện tượng có b tham gia và người quan sát không phải là thò mũi vào mà đã so sánh được và thấy hai hiện tượng là tương đương? Có thể là như vậy! Ủa! Nếu có như vậy thì vì b là thuộc thế giới âm nên nó phải mang dấu “-” chứ? Và nếu nó mang dấu trừ thì:
                
Tương tự, cũng phải có
Vậy thì bxa và axb có khác gì nhau không? Không có dấu tương phản thì hai lực lượng cùng bản chất rất khó được phân biệt. Vậy thì chúng chẳng khác gì nhau cả và hóa ra là toán học đúng?
Vĩnh viễn không thể bắt bẻ được chân lý này:
                  a2 – ab – ba + b2 = a2 -2ab +b2 = (a – b)2,
miễn nó ở trong… số học.
Xin nhớ cho rằng Tạo Hóa không cần phải tính toán cái vốn dĩ thế, chỉ có tư duy là phải nhọc lòng tính toán vì tò mò muốn biết tại sao Tạo Hóa không học hành gì mà giỏi đến thế!
Nhưng có lẽ, toán học cũng không bắt bẻ được rằng:
               
Tuy nhiên:
               
Uyên bác và điên rồ là hai trái ngược, rất khó mà đồng thuận với nhau được nhưng chúng lại làm nên một con đường hai chiều mà nếu không có chiều này thì không thể xác định được chiều kia và nhờ có chiều điên rồ mà toán học trở nên ngày thêm thênh thang rạng rỡ! Có phải vậy không ta?...
Thôi kệ! Chúng ta không quan tâm tới những sai lầm tiểu tiết mà chúng ta đã mắc phải khi nói về toán học vì chủ đích của chúng ta không phải là toán học mà là triết học, nhưng là thứ triết học… tưng tửng. Chúng ta đang nói về gì nhỉ? A! Sự tích hợp!
Chúng ta đã nói khá nhiều về sự tích hợp nhưng chưa nói cụ thể đến trường hợp tích hợp tương phản. Tích hợp thông thường dù là thuộc gia đình tích hợp nhưng thực chất chỉ là trường hợp riêng của sự tổng hợp. Tích hợp tương phản khác cơ bản với tích hợp thông thường vì nó chỉ xảy ra khi xuất hiện tương phản, còn tích hợp thông thường thì, “búa xua”, bất cứ lúc nào cũng có thể tích hợp được, thích là có thể tích hợp miễn đủ… sức lực.
Trong thế giới “riêng tư” của sự tích hợp tương phản, tương phản theo ký hiệu âm - dương (+ và -) mất hiệu lực, nghĩa là đã qui ước tương phản trong tổng hợp tương phản là âm và dương thì phải chọn một qui ước khác để chỉ thị tính tương phản phân biệt được với âm - dương.
Tích hợp tương phản, tương tự như tổng hợp tương phản, đều có thể phân ra thành tích hợp tương phản tương đối và tích hợp tương phản tuyệt đối. Một đằng nằm trong sự qui ước, đằng kia nằm ngoài qui ước.
Nhưng trước hết, biểu hiện tương phản trong tích hợp tương phản, giữa hai lực lượng tương phản là như thế nào? Chúng ta biết rằng kết quả của tích hợp tương phản là một lực lượng có bản chất khác với các lực lượng tham gia tích hợp (dù cuối cùng thì cũng có thứ nguyên là không gian!) và có một giá trị (số đếm) cũng khác đi.
Đã gọi là tương phản thì phải có gốc qui chiếu. Trong thế giới tương phản tuân theo tích hợp tương phản cũng không thể ngoại lệ. Trong toán học, tích của hai lực lượng khác 0 (không phải hư vô) bao giờ cũng là một lực lượng có thực (một tồn tại hay hiện hữu). Sự tích hợp, dựa trên cơ sở của phép nhân toán học, cũng phải đưa đến một kết quả khác 0.
Giả sử có một tích hợp thông thường là:
2 x 4 = 8
Vì đó không phải là tích hợp tương phản nên cũng không có gốc qui chiếu (mà là một trường hợp đặc biệt của tổng hợp). Tuy nhiên đó là quá trình làm tăng lực lượng, vì với hai lực lượng ban đầu là 2 và 4, sau khi tích hợp đã có một lực lượng là 8. Rõ ràng là 8 lớn hơn tổng hai lực lượng tham gia tích hợp (2 + 4 = 6). Vậy thì sự gia tăng lực lượng từ đâu mà có? Chúng ta không biết nhưng có điều chắc chắn là lấy từ môi trường. Còn lấy bằng cách nào thì chúng ta cũng không biết nốt!
Điều dễ thấy trong thực tại là tính đa dạng của các lực lượng về mặt hình thức cũng như bản chất. Nếu sự tổng hợp làm nên các tập hợp lực lượng mà không làm thay đổi cơ bản bản chất của các lực lượng tham gia thì sự tích hợp tương phản lại tạo nên những lực lượng có bản chất khác (dù vẫn có sự kế thừa) với những lực lượng ban đầu, khi tham gia tích hợp. Nói cách khác, sự tổng hợp làm thay đổi lực lượng về mặt số lượng, từ ít thành nhiều, từ nhiều thành ít, làm xuất hiện khái niệm vô cùng ít và vô cùng nhiều (mà về mặt không gian thì cũng hàm ý vô cùng nhỏ và vô cùng lớn); sự tích hợp làm thay đổi lực lượng về mặt chất lượng của lực lượng, đồng thời qua đó cũng là quá trình biến đổi lực lượng từ nhỏ thành lớn, từ lớn thành nhỏ, làm xuất hiện khái niệm vô cùng nhỏ và vô cùng lớn (mà về mặt không gian thì cũng hàm ý vô cùng ít và vô cùng nhiều).
Tự Nhiên Tồn Tại là tất cả, là đầy đủ, có cái này thì cũng phải có cái kia, có thuận thì có nghịch. Toán học, phù hợp với lẽ tự nhiên ấy, có ‘cộng” thì cũng phải có “trừ”, có “nhân” thì cũng phải có “chia”. Đó là những cặp phép tính tương phản nhau, mô tả hai quá trình trái ngược nhau của tổng hợp và tích hợp.
Khi quan niệm rằng mỗi loại lực lượng đều có đơn vị riêng, đặc thù mà sự tồn tại của loại lực lượng đều trên cơ sở hợp thành từ những đơn vị đó. Đơn vị là lượng nhỏ nhất của một lực lượng và đối với lực lượng đó, nó phải bằng 1. Nhìn ở góc độ này thì lực lượng là một tập hợp và do đó có thể biểu diễn các lực lượng bằng số đếm toán học. Tương tự như đối với sự tổng hợp, sự tích hợp muốn xảy ra cũng phải tuân theo nguyên tắc đồng thứ nguyên (dù rằng một cách tương đối, có thể nhìn thấy “người” tích hợp với “ngợm” sẽ cho kết quả “nửa người nửa ngợm”!
Như đã từng nói qua, vì sự nhỏ nhất của một lực lượng là 1 nên trong “thế giới” của lực lượng ấy, không thể có lực lượng nhỏ hơn 1 và những bộ phận của nó luôn là sự thực hiển nhiên, là thuộc về hiện thực. Tuy nhiên trong thực tại, chúng ta còn thấy có những lực lượng, “xuất thân” từ lực lượng ấy, rất giống hoặc hoàn toàn giống về bản chất lực lượng ấy nhưng lại nhỏ hơn 1. Thí dụ đơn vị của đống táo là quả táo. Quả táo là lực lượng nhỏ nhất, cuối cùng làm nên đống táo, nó là 1 táo. Nếu ta lấy một quả táo cắt làm đôi ra thì một nửa quả táo là gì? Xét về bản chất, nửa ấy cũng là táo, vậy có thể cho rằng nó cũng góp phần làm nên đống táo. Nhưng vì chỉ là một nửa nên nó không phải là quả táo và như vậy lại không thể góp phần làm nên “số đếm” đống táo. Chúng ta gọi cái vừa là táo vừa không phải táo nhưng mang bản chất táo ấy là “táo ảo”. Về mặt lực lượng nó bằng ½ trái táo.
Mà ½ táo thì phải nhỏ hơn 1 táo rồi, và cái quan niệm 1 là đơn vị nhỏ nhất của một lực lượng, vì thế, khó đứng vững được. Để bảo vệ tính đơn vị của 1 trước sự xuất hiện của ½, chúng ta nên quan niệm rằng ½ táo là lực lượng táo ảo nhìn trong thế giới thực. Nếu đứng trong thế giới ảo thì lực lượng ảo đó biến thành thực (lực lượng thực, tương phản với nó biến thành ảo), và nó sẽ lớn hơn 1. Đống táo, hiện hữu như một số đếm, không thể bắt đầu từ ½ được và do đó ½ không thể là đơn vị làm nên số đếm. Một lực lượng số đếm chỉ có thể bắt đầu từ cái nhỏ nhất, đó là 1. Một con én có thể làm nên mùa xuân nhưng hai nửa con én thì chẳng làm nên trò trống gì!
Trong thế giới tương phản của sự tích hợp, số 1 được hình thành cũng phải thông qua con đường tích hợp tương phản, nghĩa là nếu có một lực lượng thực là a và ảo là b thì:
a x b = 1
Từ đó suy ra và còn gọi b là nghịch đảo của a (dấu phân cách “” là một ký hiệu khác của phép chia).
Trong khi lực lượng thực trong tích hợp luôn lớn hơn 1 thì lực lượng ảo luôn nhỏ hơn 1.
Khi thì ; hoặc là nhỏ hơn 1 hoặc là lớn hơn 1. Lúc này, tương tự như ở trường hợp tổng hợp tương phản, chúng ta nói rằng đã xảy ra sự tích hợp tương phản không hoàn toàn, có thể mang “âm tính” hoặc “dương tính”, có thể “lặn” hoặc “trội”. Tích hợp tương phản hoàn toàn bao giờ cũng cho kết quả là 1. Thí dụ nếu có:
                      ,
thì đó là một tích hợp hoàn toàn, tác tạo nên một đơn vị lực lượng mới, hơn nữa đơn vị mới này còn có tính bình phương (số chính phương) vì:
                   
Có thể nói: tích hợp tương phản ảo - thực hoàn toàn làm xuất hiện một đơn vị mới có lượng bằng lượng của đơn vị cũ nhưng khác bản chất.
Nhưng khi có:
                   
thì đó là một tích hợp tương phản không hoàn toàn, kết quả không có tính trung tính, mặt “thực” trở nên trội (gồm 4 đơn vị 12 do đó lớn hơn 1).
Số đơn vị (số 1) cũng có thể là tương đối hay tuyệt đối. Khi chúng ta nói lượng đơn vị của một loại lực lượng nào đấy là 1 thì cũng có nghĩa đó là tương đối, là qui ước. Còn đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ chỉ có thể là hạt KG. Từ nhận định đó, chúng ta đi đến việc phải cho rằng tích hợp ảo thực hoàn toàn cũng có thể là tuyệt đối hay tương đối. Tích hợp ảo thực hoàn toàn qua số 1 qui ước, là tương đối; tích hợp ảo thực hoàn toàn ngoài qui ước (qua hạt KG) là tuyệt đối.
Có thể chuyển tích hợp ảo thực không hoàn toàn về tích hợp hoàn toàn. Chẳng hạn nếu có:
                
ta có thể qui ước lại gốc 4 là gốc 1 và điều chỉnh:
                .
Nghĩa là trước khi tích hợp, chúng ta chọn cho lực lượng thực 20 một đơn vị mới gồm 4 đơn vị cũ và như vậy lực lượng 20 lúc này có 5 đơn vị. Tích hợp với nghịch đảo của 5, chúng ta có kết quả là 1. Số 1 này chính là bằng 12x 4 (gồm 4 đơn vị 12).
Như vậy, trong mỗi trái táo có một đống táo ảo. Nếu biến đống táo ảo đó thành thực (nghĩa là chúng ta lạc vào thế giới ảo) thì sẽ được một đống táo. Nếu đống táo đó có N quả táo thì nội tại mỗi quả táo có quả táo để khi tích hợp ảo - thực hoàn toàn sẽ có một quả táo bình phương, một đơn vị lực lượng mới. Khi coi quả táo là 1, chúng ta có:
1 x N = 1 x (1 + 1 + 1 … + 1) = 12. N = N (quả táo)2
Khi coi nội tại quả táo là , chúng ta có:
                  
Hay chúng ta qui ước tương phản với  là 1.N (với dấu “.” cũng có nghĩa là “nhân”) và viết rõ hơn:
              
Biểu thức này cũng chính là sự tích hợp tương phản hoàn toàn tuyệt đối nếu coi quả táo là hạt KG, đống táo là Vũ Trụ và nội tại của hạt KG là ảo của Vũ Trụ.
Để phân biệt với tương phản âm - dương, chúng ta có thể gọi tương phản loại này là tương phản nghịch đảo và cũng có thể biểu diễn nó bằng trục số gọi là trục số nghịch đảo ở hình 37/b. Có thể tưởng tượng đó là Vũ Trụ đơn thuần được hình thành nên từ sự tích hợp tương phản. Các số 1, 2, 3…; …; hay …; và … không phải là do sự tổng hợp mà có. Chúng là kết quả của sự tích hợp tương phản hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, tuyệt đối hay tương đối, tùy cách thức và trạng thái (vận động) của hệ quan sát, tùy sự qui ước hay không qui ước mà chúng, từng cặp một có thể biến đổi thành nhau. Khi ta cho rằng gốc 1 của trục số là tuyệt đối thì nửa trục phía bên trái biểu diễn phần ảo tuyệt đối của Vũ Trụ (nghĩa là nội tại của hạt KG). Khi cho rằng gốc 1 là qui ước thì nó mang tính tương đối và nửa trục bên trái là ảo tương đối cũng như nửa trục bên phải là thực tương đối (không đầy đủ).
Khi chúng ta đứng trong thế giới ấy (cũng chính là chúng ta đang ngồi đây viết những dòng này!), một cách mặc nhiên và vô tình, chúng ta đã qui ước bản thân chúng ta là “trung tâm Vũ Trụ”, là số 1 để nhìn thấy có hai chiều trái ngược nhau: đến Vô Cùng Lớn và đến Vô Cùng Nhỏ (viết tắt là VCL và VCN; ký hiệu: và  (không có dấu âm, dương). Toán học đã quan niệm rằng hai “đầu mút” đó tiến tới vô tận. Điều đó có đúng không? Khó mà khẳng định được! Một cách đơn giản, chúng ta thấy rằng trục số nghịch đảo, cũng tương tự như trục số âm - dương, với tính vừa trực quan vừa cực đoan siêu hình, đã giúp sự hình dung về Vũ Trụ dễ dàng, đúng đắn hơn và cũng khó khăn, sai lạc hơn. Làm sao mà tưởng tượng được VCL và VCN nằm tách biệt nhau ở hai đầu xa lắc như vậy? Nếu không có VCN thì làm sao có VCL? VCL phải là sự tích tụ của vô vàn VCN, do đó VCN phải ở trong VCL và đi về VCN nghĩa là “đi sâu” vào VCL. Tuy nhiên, nếu VCL là vô hạn thì nó phải không có ngoài. Nếu đã không có ngoài thì làm sao biết được là có trong và biết rằng đó là VCL? Tương tự, đối với VCN thì phải không có trong. Vì không có trong nên cũng không thể biết thế nào là ngoài và cũng không thể biết rằng đó là VCN. Hơn nữa, dù vô hạn về phía nào thì cũng không thể Hư Vô được, nghĩa là chúng bị chặn để không xuất hiện Hư Vô. Nhưng cái gì chặn chúng được khi chỉ có bản thân chúng “trên đời”? Phải chăng chúng chặn lẫn nhau, cái VCL chặn VCN và ngược lại cái VCN chặn VCL? Nếu như thế sẽ xảy ra sự ở ngoài nhau, sự tách biệt giữa hai cái qui định nhau và là tiền đề tồn tại của nhau. Làm sao hình dung được VCN là “đi sâu” vào VCL lại chặn VCL và VCL rời ngày một xa VCN lại chặn VCN được? Rốt cuộc thì có thể đi đến với VCL hay VCN được không hay hai chiều ấy đơn giản chỉ là vô cùng xa như nhau và tận cùng của sự xa ấy lại chính là nơi xuất phát? Chắc rằng vĩnh viễn, loài người không thể đến được hai tận cùng ấy mà chỉ có thể nhận thức được chúng nhờ tính tương phản ảo - thực của Tự Nhiên Tồn Tại. Thậm chí là cũng không quan sát thấy trực tiếp chúng được. Nếu trộn lẫn những bức ảnh chụp ở xa xôi Vũ Trụ của vật lý thiên văn với những bức ảnh chụp ở sâu thẳm cấu trúc vật chất của vật lý vi mô, đối với những người bình thường sẽ chẳng phân biệt được đâu là biểu hiện của cái Vĩ Đại, đâu là biểu hiện của cái Vi Tiểu. Vì trên cùng một cỡ ảnh thì qui mô của chúng là như nhau.
Có thể quan niệm VCN và VCL chỉ là ảo - thực của nhau và mô tả bằng trục số nghịch đảo kiểu đường tròn ở hình 38/b.
Ở trục số hình 37/b, chúng ta còn thấy giữa các số 1 và 2, 2 và 3…, hay 1 và … là những khoảng cách bằng nhau. Những khoảng cách đó được coi như những khoảng cách đơn vị nhỏ nhất trong thế giới thực của Vũ Trụ tương phản nghịch đảo và chúng ta có thể hình dung đó là “kích thước” nội tại của hạt KG. Vì chúng ta đã quan niệm rằng nội tại của hạt KG là Vũ Trụ ảo nên khi Vũ Trụ thực có lực lượng là N thì nội tại hạt KG có lực lượng là . Theo biểu thức mô tả sự tích hợp thì:
              
Sao lại thế?
Trước hết biểu thức trên chưa bộc lộ được tính chung, áp dụng tổng quát cho mọi quá trình tích hợp tương phản của Vũ Trụ. Cho nên chúng ta cần tìm cách lý giải để cho nó trở thành như vậy. Nhìn vào biểu thức trên chúng ta thấy rằng có thể thay N bằng bất kỳ số đếm (số nguyên dương) nào gọi là K với điều kiện ; đồng thời có thể thay 1 bằng bất cứ số hữu tỷ nào gọi là với điều kiện . Biểu thức nêu trên được viết lại như sau:
(bản chất của lực lượng ban đầu đã biến đổi do có sự tăng hoặc giảm đột biến về lực lượng nếu qui ra thứ nguyên Không Gian!).
Để tìm lại lực lượng ban đầu, chúng ta phải khai căn kết quả.
“Giỏi” hơn nữa, từ 1 x N = 12 x N. Chúng ta suy ra 1.N = 1n x N với và do đó, sẽ có biểu thức nữa:
             
“Giỏi” nhất là chúng ta thay bằng với và như thế, chúng ta sẽ có biểu thức tổng quát cuối cùng:
            
Chúng ta gọi biểu thức trên là sự tích hợp nghịch đảo qua gốc
    
Và chúng ta nói, khi xảy ra sự tích hợp nghịch đảo của hai hạt KG qua gốc 12 sẽ làm xuất hiện một hạt KG bình phương:
 
Và chúng ta nói: khi tích hợp nghịch đảo hai Vũ Trụ qua gốc N2 thì sẽ xuất hiện một Vũ Trụ bình phương.
Tuy nhiên, đối với hạt KG thì còn thấy tạm “hợp nhãn” chứ đối với Vũ Trụ thì chối quá! Thứ nhất là lấy đâu ra gốc N2 và thứ hai là lấy đâu ra hai lực lượng N để tích hợp khi chỉ có duy nhất một N thôi? Do đó phải nhét vào đây thêm một qui ước nữa: khi quá trình tích hợp nghịch đảo là cô lập (không có sự tham gia của lực lượng bên ngoài và có nghĩa là lực lượng ban đầu, sau khi tích hợp nghịch đảo vẫn y nguyên hay có thể là quá trình không xảy ra) thì gốc qui chiếu là chính nó. Chúng ta phải viết:
                
Và cho rằng khi thì và ngược lại, hoặc . Có thể viết biểu thức trên hay hơn nữa là:
                
Và phát biểu một cách đầy tự tin: Sự tích hợp tương phản ảo thực hoàn toàn qua gốc 1 tuyệt đối của Vũ Trụ sẽ làm xuất hiện hạt KG!
Đến đây, chúng ta cũng nên xem lại lần nữa sự biểu diễn lạ lùng và hơi bị điên cái đầu:
              
Đối với một nhà toán học thì sự diễn giải trên là tầm thường, chẳng có điều gì đáng bàn đến cả. Không những thế, có thể còn cho cái thằng vẽ ra điều lẩn thẩn ấy có vấn đề về… “chính trị”. Nhưng chúng ta lại có ý kiến khác. Quá trình biến hóa, xét ra là hoàn toàn tự nhiên, chẳng có gì sai trái về “đường lối” cả; và dứt khoát không thể phủ nhận được , dù là hình thức bề ngoài (thực ra là khác cả về bản chất!).
Để lý giải được “sự thật phũ phàng” đó, chúng ta nhớ lại rằng trong thế giới thuần tích hợp thì không thể xuất hiện phép “+”, do đó phải hiểu N là đống táo chứ không phải là đống được tập hợp rời rạc từ những quả táo. Lúc này không thể viết được:
                    
Và như thế cũng không thể xuất hiện  và duy nhất chỉ có thể là:
                   
Nếu 1 cũng như N là tuyệt đối thì đó cũng chính là tích hợp nghịch đảo hoàn toàn và tuyệt đối qua đơn vị tuyệt đối.
Tuy nhiên trong thế giới ảo mộng, vừa khách quan vừa chủ quan, là cả hai mà cũng không phải cả hai và đầy dẫy những qui ước thì Vũ Trụ lại được nhìn như một thế giới đa tạp. Sự lồng nhau, đan xen nhau giữa âm - dương, nghịch đảo, cong thẳng… là tất yếu, phù hợp với nguyên lý Tự Nhiên. Lúc này đống táo cũng có thể là gồm những quả táo hợp thành và
                là hiển nhiên!
Vấn đề nữa là để biểu hiện sự nghịch đảo đầy đủ thì khi có là phần ảo thì phần thực là . Cách viết tương đương với cách viết ; nghĩa là biểu thức trên đúng ra phải viết là:
              
Lại một sự tầm thường nữa xuất hiện!
Khốn nạn thay, bộ não quen hoang tưởng không bao giờ biết nhìn một cách giản dị cho cái thân xác mang vác nó “đỡ khổ”. Nó nhìn cái sự tầm thường không đáng bận tâm một tý nào ấy như thế này đây: 1 là m (khối lượng); là vận tốc cực đại bình phương (c2) và là thể tích đơn vị (V), và thế là:
       
Tiếp theo, nếu N không tuyệt đối thì sao? Thì phải có ít nhất là và có thể viết:
                
Điều này là trái với qui ước. Nhưng qui ước là chủ quan thì cũng có thể là qui ước sai. Còn một hướng khác! Nội tại hạt KG là hữu hạn bởi bị các hạt xung quanh khống chế. Vì nó là ảo cho nên chúng ta ký hiệu là  và đó là tới hạn VCN; không thể nhỏ hơn được nữa (nghĩa là trong thế giới thực là tới hạn VCL; không thể lớn hơn được nữa). Vậy mà trong thế giới thực lại có thêm một đơn vị (hạt KG) nữa, làm cho nó lớn hơn độ lớn tới hạn. Nhưng vì là qui ước nên có thể qui ước lại thành . Đúng là có thể qui ước lại. Nhưng khi qui ước là thì ở thế giới thực tại không còn là N+1 nữa mà phải là N+2. Nghĩa là có thể ký hiệu kiểu gì cũng được nhưng khi biến đổi thành thực thì lực lượng thực bao giờ cũng tự chúng được tăng lên 1 đơn vị (hạt KG) mà không biết từ đâu, làm cho sự tích hợp nghịch đảo hoàn toàn và tuyệt đối không “ra hồn vía” gì nữa. Kết quả của sự tích hợp bởi hai lực lượng ảo thực của Vũ Trụ sẽ là:
               
Hạt KG lúc này phải được thêm vào từ đâu đó một lượng nữa!
Cứ cho là có Thượng Đế và vì Thượng Đế là toàn năng nên vẫn cứ “đùa” được như thế và lúc này phải được viết:
              
Nhưng nếu viết như thế thì rốt cuộc cũng chỉ là , vì:
              
Dù có là thì cũng chỉ là N mà thôi!!!
Kết luận cuối cùng:
Vũ Trụ là không thể phân chia rời rạc một cách tuyệt đối và cũng không thể vô hạn độ được. Hạt KG chính là giới hạn cuối cùng của cái gọi là VCL lẫn VCN của cả hai thế giới ảo và thực. Ở thế giới nào thì cũng thấy thế giới đó là thực và hạt KG là đơn vị tuyệt đối có tính chất cơ sở, nền tảng của thế giới. Nếu ở “bên này” thế giới thấy lực lượng toàn Vũ Trụ là N thì ở “bên kia” thế giới cũng phải thấy điều đó. Vì là nhỏ cùng cực đối với cả hai thế giới nên chẳng có thế giới nào làm gì được nó (không có cách gì phá hủy nó, chia rẻ, phân chia nó). Có thể nói, hạt KG là một gã cứng đầu nhất thế gian (kim cương so với nó về độ cứng chỉ là… hư vô!). Thế nhưng, như thực tại cho thấy, hạt KG cũng lại “nhu nhược” như hư vô. Nó cho phép bất cứ thứ gì “đi xuyên qua” nó một cách hoàn toàn dễ dàng. Đặc tính của hạt KG là như vậy, dù có kỳ quặc đến mấy thì nó cũng phải đồng thời biểu hiện như thế, nếu không sẽ xảy ra cái… kỳ quặc hơn!
Chúng ta vẫn không thể hiểu được hạt KG đứng kiểu gì ở đó, nhưng kiểu gì thì kiểu, nó phải có nghĩa vụ đứng đó để góp phần cho Vũ Trụ tồn tại; đóng vai trò như điểm gốc tuyệt đối, trung dung giữa ngoài nó và trong nó, giữa ảo và thực, giữa hai lực lượng trái ngược mà thực chất chỉ là một lực lượng vừa có tính duy nhất vừa có tính vô vàn; vừa rời rạc tuân theo sự tổng hợp vừa liền lạc tuân theo sự tích hợp. Lúc đầu, chúng ta quan niệm hạt KG là do các yếu tố tiền không gian tác thành. Nhưng ý niệm về sự liên thông thống nhất, về sự hữu hạn nhưng vô biên, về phân định tương phản đã dẫn chúng ta đến một “sáng kiến” trong nhận thức, đó là hạt KG vừa phải không có nội tại để được xem là nhỏ nhất, vừa phải có nội tại để đảm bảo là một dạng của Tồn Tại. Việc cho rằng nội tại của hạt KG là tiền không gian, một “thứ chất” vừa có tính không gian, vừa không phải không gian đã giải quyết phần nào bế tắc bước đầu. Tuy nhiên quan niệm như thế vẫn chưa triệt để mà phải quan niệm rằng đó là sự phân định Vũ trụ thành hai thế giới ảo - thực mà thực chất chỉ là hai cách nhìn về một không gian duy nhất. Chính khi quan niệm như vậy, chúng ta đã giải quyết được cùng một lúc nhiều  mâu thuẫn tồn tại bấy lâu trong triết học và toán học, cũng như làm sáng tỏ được những quan niệm hợp lý đã có từ rất xa xưa của nhận thức nhưng vẫn bị những đám mây huyền bí bao phủ tạo nên sự bán tín, bán nghi cho đến tận ngày nay.
Trên cơ sở logic Aristốt nặng nề siêu hình hoặc kể cả logic biện chứng không triệt để của Mác, không thể hiểu được bản chất đích thực của Tự Nhiên Tồn Tại. Chỉ khi nào thừa nhận đặc tính thể hiện nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại và lấy đó làm nền tảng xuất phát của tư duy lý luận đồng thời phải nhận thức trên cơ sở thừa nhận tính nước đôi ấy như là một nguyên lý cơ bản nhất của nguyên lý Tự Nhiên (hay còn gọi tên nữa là Tiên Đề về cái Vốn Dĩ Thế!) thì con người mới có cơ may thấy được chính xác Tự Nhiên Tồn Tại như nó vốn dĩ, dù vẫn chỉ là qua bức chân dung khái niệm của Nó. Lão Tử quả thực đã là một thiên tài vượt trội, thiên tài của thiên tài!
Lại nói về hạt KG. Từ quan niệm Vũ Trụ phân định thành hai thế giới ảo - thực qua hạt KG; chúng ta đã bày ra một quang cảnh là dù chúng ta đang ở trong thế giới nào trong hai thế giới ấy thì chúng ta cũng luôn luôn là ở thế giới thực (vì sự không thể nhận biết được hoặc chỉ có thể nhận biết được nhờ qui ước: luôn coi bản thân mình là thực!); và cho rằng thế giới thực ấy là do tổng - tích hợp của vô vàn hạt KG mà thành, còn hạt KG là do thế giới bên kia - thế giới VCN cấu tạo nên. Vậy thực ra hạt KG được tạo nên từ đâu, từ thế giới bên này hay thế giới bên kia? Để loại bỏ sự tranh biện mù quáng đầy tính bảo thủ chủ quan giữa hai thế giới với nhau, chúng ta đành “bước ra” cửa giữa (Tạo Hóa sẽ phì cười vì hành động này đây!), đóng vai vị quan tòa công minh nhất để hòa giải hai thế giới và dõng dạc phán quyết:
Hạt KG là đứa con chung của hai thế giới: là kết quả của một mối duyên tình; được tác thành tất yếu từ nguyên lý lưỡng phân đực - cái và lưỡng hợp yêu đương nồng nàn của mối duyên tình ấy. Cũng vì vậy mà hạt KG có nghĩa vụ và quyền lợi “có mặt” ở ngay chỗ ấy, chỗ thầm kín nhất của cả hai thế giới chứ không thể là ở chỗ nào khác, vừa lung linh sáng ngời, vừa hợp tình chính đáng!
Trước Tạo Hóa, chúng ta vụt biến thành một loài tối cổ về nhận thức khi khờ khạo vạch nên mặt đá những nét sau đây:
               
Sự tối giản thường là biểu hiện của hoặc là sự ngớ ngẩn, hoặc là chân lý. Không biết những vết vạch kia thuộc loại nào?
***
Những biên niên sử, những công trình tái tạo lịch sử, dù có thể được cho là công tâm đến mấy thì cũng không phải là sự thực lịch sử vốn dĩ mà đều chỉ có thể là những bản sao, những miêu tả giống, thậm chí là rất giống sự thực lịch sử đích thực là sự thật.
Nhận định đó là hiển nhiên, không cần bàn cãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy. Trong số đó có một nguyên nhân là không thể loại bỏ “cái tôi” ra khỏi những người ghi chép lịch sử. Đã là con người thì phải có tư tưởng và vì thế mà loài người là bao gồm nhiều phương chiều tư tưởng đan xen chồng chéo nhau. Cái tôi của người viết sử không thể đứng bên ngoài mà phải đứng đâu đó trong cái thế giới tư tưởng đa tạp ấy để quan sát, tư duy, ghi chép lại những sự kiện được cho là nổi bật, hệ trọng, then chốt của “một thời oanh liệt đã qua”. Cũng có khi là đã lùi rất xa trong quá khứ. Chính sự ảnh hưởng về tư tưởng của cái tôi mà những bức tranh mô tả về cùng một thời kỳ lịch sử, đã ít nhiều sai biệt nhau, đã méo mó, đã pha màu chủ quan một cách vô tình (còn cố tình thì quá tệ hại, nói làm gì nữa!) trong đó mất rồi!
Rõ ràng, quá khứ chỉ có một, sự thực lịch sử cũng chỉ có một, nhưng sự tái hiện nó thì lại có nhiều, với biết bao nhiêu sắc thái khác nhau, thậm chí là trái ngược, tương phản nhau. Tất cả những tái hiện đó hiện hữu trước những “cái tôi” đọc sử (cũng chủ quan và thị phi không kém!) như là những sự thực lịch sử. Đến lượt những cái tôi đọc sử, sau khi đã ngốn ngấu, đã khảo cứu kỹ càng tất cả những cái gọi là “sự thực lịch sử thứ cấp” ấy, sẽ trở thành những cái tôi chép sử, và một lô những tái hiện lịch sử mới ra đời, vừa là sự đúc kết kế thừa, vừa là điều chỉnh sáng tạo theo hơi thở của thời đại mới.
Theo đó, và tương tự như thế, những bài học và những chân lý có được, đúc kết được từ lịch sử cũng biến đổi, chuyển hóa cùng chiều phát triển ngày một xác đáng hơn, gần gũi nhau hơn của các hệ tư tưởng. Thế rồi, dù vĩnh viễn không thể nhìn thấy được những hiện thực đã mờ khuất trong quá khứ, nhưng con người tương lai, sau một quá trình nhận thức và nhận thức lại của thế hệ kế thừa thế hệ, của hậu thế nối tiếp hậu thế, sẽ biết được chân tướng đích thực của những biến cố lịch sử, những thời kỳ lịch sử cũng như toàn bộ quá trình lịch sử.Có lẽ rồi đây, nhận thức chung của loài người về Tự Nhiên Tồn Tại sẽ đưa đến một lối duy nhất theo quan niệm của triết học duy tồn, đó là sự tồn tại và chuyển hóa Không Gian một cách chung nhất về lượng, hình dạng, ngoài thời gian (toán học...?) và trong thời gian (vật lý học...?)...
Nhiều người quan niệm rằng cái gì mà bản thân họ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy “rõ ràng mười mươi” thì cái đó phải là sự thực khách quan. Chính chúng ta, trong cuộc sống đời thường, hay ngay cả khi đang viết những dòng này cũng vẫn nghĩ như thế. Có lẽ, đã là con người thì khó mà nghĩ khác được, và nếu có nghĩ khác đi thì cũng chỉ là nhất thời, không thể duy trì thường xuyên được, bởi nó đã bị cái tôi sống còn nhờ trực giác ngự trị. Cái tôi cố hữu và bảo thủ đâu có ngờ rằng những cái mà nó cho là sự thực khách quan ấy đã nhuốm màu chủ quan của nó và chỉ là sự thực khách quan của riêng nó mà thôi chứ không phải là sự thực khách quan đích thực. Cùng sống trong một thiên nhiên nhưng sự thực khách quan của con người và của con cá là hoàn toàn khác nhau; của con người tiền sử và của con người hiện đại là không đồng nhất. thậm chí là của cái tôi này với của cái tôi khác cũng có thể có nhiều sai biệt.
Lập luận nêu trên dẫn đến hệ quả: có nhiều sự kiện thuộc về xã hội loài người mà đương thời, do trình độ nhận thức hạn chế, đã không thấy được đích thực về chúng và phải qua thăng trầm của nhận thức lịch sử, dần dần chúng mới trở nên những sự thực lịch sử đích thực, và trình độ nhận thức càng sâu sắc, khách quan bao nhiêu, thì sự thật lịch sử càng gần với sự thật đích thực khách quan bấy nhiêu. Sự thực lịch sử không xuất hiện ngay lúc sự kiện xảy ra mà phải xuất hiện sau một tiến trình lịch sử nhất định, có khi là rất dài lâu.
Do sự chằng chéo, đan xen, đa tạp của tư tưởng mà có nhiều sự thật lịch sử về một sự kiện ở quá khứ, nhưng sự thực lịch sử đích thực là sự thực thì chỉ có duy nhất, và có thể nhận biết đích xác về nó, khi đã thấu đạt được cái Đức Huyền Diệu, hay gọi nôm na là lập trường thị phi của Đại chúng!.
Quá trình nhận thức về Tự Nhiên Tồn Tại cũng tương tự như thế. Chỉ có thể quan niệm được cái Vốn Dĩ Thế một cách đích thực trong tư tưởng, bằng sự nhận biết đã đạt đến trác tuyệt. Thời điểm xảy ra sự kiện đó có lẽ còn rất xa vời. Cuộc đời hữu hạn của chúng ta không bao giờ rộng lượng cho chúng ta được chung hưởng niềm vinh quang của nhân loại mai sau. Thật là vô cùng buồn bã!
Nghĩ lại, thấy không nên buồn bã quá trước cái vô vọng. Tại sao đã đủ ăn đủ mặc rồi còn khao khát tiền muôn bạc bể như những kẻ may mắn khác dù biết rằng mình không có cách gì đạt tới được để cứ tự than thân trách phận? Tại sao không ở lại tuổi thơ để mãn nguyện trước những cổ tích, thần thoại và truyền thuyết về thế giới, mà phải thành người lớn để phải đau thương trước những trang chính sử đầy máu và nước mắt của loài người, để mà bứt rứt, tức tối vì muốn được biết về sự tích Vũ Trụ mà hoàn toàn bất lực trước những câu chuyện kể với giọng điệu quá cao siêu, không tài nào hiểu được của “hai ông khổng lồ” toán học và vật lý học?
Đúng rồi! Hãy ước mơ nhưng đừng thèm khát thái quá. Mỗi cái tôi đều có một sự thực khách quan của riêng mình. Tại sao không biết sống an nhiên vui vẻ trong cái sự thực khách quan đã có đó cùng với những dã sử và những mộng mơ để từ đó mà tự thêu dệt nên những truyền thuyết hay ho và đáng tin cậy về căn nguyên Vũ Trụ, thoả mãn ước mơ cháy bỏng của chính mình, cho riêng cuộc đời hữu hạn của mình?
Ừ nhỉ, một truyền thuyết bao giờ cũng là sự tích hợp, thêu dệt nên từ hiện thực và do đó cũng hàm chứa sự thực; một hiện thực khi được miêu tả lại, kể lại sẽ trở thành truyền thuyết dù hay dù dở. Do đó Tự Nhiên Tồn Tại, dưới ngòi bút của nhận thức, xét cho cùng cũng chỉ là một truyền thuyết.
Lịch sử chỉ ra rằng đã có vô vàn truyền thuyết về Tự Nhiên Tồn Tại. Và chúng ta đang cố viết ra một truyền thuyết nữa, góp thêm vào bộ sưu tập đó. Dù có thể là không đúng hơn những truyền thuyết hiện có nhưng cầu mong sao cho nó hay hơn, để trở thành câu chuyện hấp dẫn nhất đối với… Hoàng Tử Bé!
Vỗ về mình như thế, chúng ta đã tạm thấy yên lòng và tiếp tục lông bông!
Nhưng lông bông ở đâu bây giờ khi mà hầu như chúng ta đã đi khắp mọi miền trong lịch sử cũng như trong Vũ Trụ rồi? Đừng tưởng thế! Công nhận là đến đây, chúng ta đã trở thành kẻ lang bạt kỳ hồ vĩ đại nhất của mọi thời đại. Hành trình của những kẻ phiêu lưu nhất, chẳng hạn như: Alêchxanđơ Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napôlêông… hay phi thường hơn, như Đônkihôtê, Tôn Ngộ Không… So với hành trình đã qua của chúng ta, nói không ngoa, chưa đáng gọi là một bước chân. Nhưng dù sao thì chúng ta vẫn đã thấy hết đâu?
Có thể rằng nhờ may mắn, chúng ta đã lờ mờ thấy được nội tại của hạt KG, thấy được chân tướng của VCL, thấy được viên ngọc quí trong lòng Lão Tử; tuy nhiên chưa thấy nội tạng của Mặt Trời, của Lỗ Đen; chưa thấy được “sức hút” của vạn vật, chân dung của điện tích, nơi “chôn nhau cắt rốn” của các hằng số vật lý v..v… Chưa thấy hết thì cũng có nghĩa là chưa đi hết, mà chưa đi hết thì làm sao đã hết được chỗ để tiếp tục lông bông? Hãy tin đi, bỏ cả một đời người cũng không thể lông bông hết cái xứ sở Vũ Trụ nước đôi này!
Tuy nhiên muốn lông bông đạt hiệu quả cao nhất thì phải biết tranh thủ thời gian thôi là chưa đủ, phải biết cách lông bông nữa. Theo kinh nghiệm rút ra được từ cuộc ngao du vừa qua (và cũng phù hợp với nguyên tắc nước đôi) thì một cái đầu lông bông sôi nổi nhất, “tung hoành ngang dọc” nhất khi nó ở yên một chỗ. Với một xó nhà rộng chừng 1,2 m2 thôi, nếu “xích” được một cái đầu ở đó thì cũng đồng nghĩa là đã thả nó vào một cuộc lông bông vô định và chỉ với một ngày lông bông của nó cũng đã đủ cho một “tốc ký” ghi chép cả đời.
Nếu muốn cho cái đầu bị xiềng xích đó lông bông “hiệu quả” hơn nữa, chúng ta có một bí quyết xin mách nhỏ thế này: tương tự như dùng dopping trong thể thao, cứ cho cái đầu ấy nốc vài ba chung rượu là chỉ mươi phút sau, nó sẽ… ôi thôi rồi, chẳng biết vi vu ở đâu mà tìm nữa (dù là vẫn đang bị xích, thế mới lạ lùng!!!)
Đã lông bông mà còn chọn nên lông bông ở đâu thì rõ ràng là chưa phải lông bông đích thực. Có ai nhận ra không khi chúng ta vừa làm cuộc lông bông mini đấy thôi!?

(hết phần II)

Mời xem:

LỜI PHÂN TRẦN

PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

PHẦN II: NỀN TẢNG