Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Hội ngộ đầu năm - Kiến Quốc

Start:     Jan 29, '09 8:00p
Location:     HN - nhà Bắc “bu”

Bắc 'bu', Anh Minh, Đỗ Dũng K6,  Vinh 'sái', Quang Việt, Hoàng Sùng, bác Thuận 'sẹo' K3, Cả Phát (kèm theo cả thằng cháu nội), Phan Hòai Lưu và con trai (ngồi bìa trái)
...
có điện thọai Phan Hòai Lưu: “Tao ra đây đã 2 hôm nay. Mày lại ngay nhà Bắc “bu” gặp anh em!”. Mệt thật nhưng cũng phải đến vì đây là dịp hiếm có, nhất là Quang Việt cũng ra ăn tết.

Tới cổng thì gặp vợ chồng Vinh “còi” cũng vừa ập xe tới. Anh em đang ồn ào như sôi. K3 có bác Thuận “sẹo”, k5 có Vinh “sái”, Bắc “bu”, Hoàng Sùng, Cả Phát (kèm theo cả thằng cháu nội), k6 có Đỗ Dũng, Anh Minh, sau có thêm Thắng “híp”. Anh em nâng lên hạ uống nhưng "khiêm tốn" hơn. Già rồi mà!...

(KienQuoc - 30/1/2009)

Xem:
1. Hội ngộ đầu năm - KienQuoc - 30/1/2009 – Blog “BẠN TRỖI K5”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Cafe giao ban đầu xuân Kỷ Sửu

Start:     Feb 1, '09 08:00a
Location:     Café "Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM
Đôi khi, Năm mới Kỷ Sửu

..."quân số" không được đông, nhưng không vì thế mà kém phần rôm rả. Đặc biệt là tiếp tục "phát huy" khí thế mừng Xuân nên AE vẫn nhiệt tình "leng keng" chúc sức khỏe nhau đến "giọt R cuối cùng"...
(dachoak7, 1/2/2009)

... Giao ban đầu năm có 17,5 thành viên. Chính xác là 18 đ/c trong đó có 3 đ/c K9, nhưng vì có một đ/c chơi kiểu "hai mang", vừa tiến hành hội ý Hội đồng hương cấp Xã vừa "tranh thủ" họp giao ban, thành thử y chỉ xin vào "biên chế" có 1/2 "suất".
Khác với các phiên giao ban ngày thường là các đ/c mình vừa uống cafe "tiêu chuẩn" vừa xơi chút rượu "lạt" (tết nhất mà). Thế là dzui rồi....
(HCQuang - 10:39 Ngày 02 tháng 2 năm 2009)


Xem:

1. ẢNH GIAO BAN CFE - Duy Đảo, 2/2/2009 tại "Blog BẠN TRỖI K5"
2. Đôi khi, năm mới - dachoak7, 1/2/2009 tại "Blog ÚT TRỖI"
3. Cafe giao ban đầu xuân Kỷ Sửu - Hà Chí Quang, 30/1/2009 tại "Blog Bạn Trỗi"

Xem thêm:
1. Tin thời sự - cafe giao ban - Hà Chí Quang K4 (Về phiên khai mạc cafe giao ban 02/03/2008)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Lộn tin nhắn - Đào Duy



LỘN TIN NHẮN

Đào Duy

Trước tết, hầm cầu nhà tôi bị trục trặc. Lần mò ra cột điện trước cửa nhà tìm số điện thoại cơ sở rút hầm cầu. Ngày thường cột điện chi chít các loại quảng cáo từ khoan cắt bê tông đến học tiếng anh, lột mụn mặt, rút hầm cầu, matxa tại gia ... nay bị xóa sạch. Thì ra tổ dân phố của tôi năm rồi được bầu là tổ dân phố văn hóa nên trước tết đoàn thanh niên cùng các cụ hưu trí đã tiến hành quét vôi sạch sẽ và bảo vệ hiện trường nghiêm ngặt. Cũng giống như huân chương, mặt trái của nó bây giờ lại hóa quan trọng

Tranh Phạm Lực

Tức thật! Tết tới nơi, ngày thường đã đành tết nhất ăn uống nhiều nhu cầu thải ra tăng vọt, không giải quyết ngay thì gay.

Vội vàng nghe lời thằng con lục tung mớ quảng cáo của báo tuổi trẻ. Đây rồi! "Chú Sáo (sáu) hầm cầu chuyên nghiệp hút thông hầm cầu nghẹt, tắc. Tay nghề lâu năm, Uy tín trước giải phóng, có máy phát sóng dò tìm vị trí tắc đảm bảo vệ sinh, mỹ thuật như mổ nội soi bên y học, thời gian nhanh gọn, giá cả cạnh tranh, hút nhiều sẽ có giá sỉ ưu đãi ... số điên thoại di động: 090 ... máy mở liên tục ngày đêm kể cả ngày lễ chủ nhật. Rất mong sự quan tâm và đa tạ quý khách."

Như chết đuối vớ được cọc, tôi nhấc điện toại alo ngay. Đúng như quảng cáo chỉ một tiếng đồng hồ từ khi đặt hàng tới khi xong phi vụ hoàn toàn như lời quảng cáo. Hay thật! bốn trăm ngàn xòe ra thanh toán ngay, bồi dưỡng thêm độc hại 50 khìn. Tay kỹ thuật viên nở nụ cười cảm ơn, cúi người tay đưa ra bắt (!!!) hẹn ngày tái ngộ.

Rồi sẽ có lúc cần không mình thì bạn bè người thân chỗ uy tín chất lượng thế này, tôi vội ghi ngay vào danh mục điện thoại: Chú Sáo (6) hẩm cầu, đt: 090 ...

Đêm giao thừa nhắn tin chúc tết vợ chồng ông anh là doanh nghiệp: "Năm mới chúc anh chị sức khỏe hạnh phúc doanh thu năm mới nhiều hơn năm cũ, mở rộng phạm vi kinh doanh không chỉ trong nước mà phát triển ra cả khu vực, đầu vào đầu ra ổn định dù cho kinh tế thế giới suy thoái thế nào đi chăng nữa vì ngành nghề của anh là nhu cầu "đầu ra của cả loài người".

Mắt mũi kèm nhèm lại lẫn bố nó đâu mất kính hí hoáy thế chó nào nhắn đúng vào cái số máy của "chú Sáu hầm cầu"

Một lúc sau thấy cái tin nhắn: "Cảm ơn lời chúc đầu năm của anh" xin lỗi có phải anh bên môi trường đô thị quận không ạ?

Kể lại chuyện này tất nhiên là tôi có bốc phét thêm nhưng chuyện gửi nhầm tin nhắn cho chú "Sáo hầm cầu" là có thật. Chiều hôm sau (mồng một) trong bữa cơm đầu năm tôi kể lại cho cả nhà, mọi người cứ bò lăn ra cười.

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: Thứ tư, 28 tháng một, 2009)

Xem:
1. LỘN TIN NHẮN - Đào Duy - 28/1/2009 – Blog “Bạn Trỗi K5”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Năm Sửu tìm trâu trên mạng

Rating:★★★★★
Category:Other
Tranh F.LucTranh F.Luc

* * Tiếng Anh: water buffalo. Pháp: Buffle domestique (buffle d'Asie, buffle d'eau, kérabau ou karbau). La Tinh: Bubalus arnee (with two subspecies, the River (B. arnee bubalis) and Swamp (B. arnee carabanesis)). Đức: Wasserbüffel (Asiatischen Büffel). Tây Ban Nha: carabao, búfalo acuático. Nga: Буйвол
* chữ Hán:
牛 (ngưu)= (cow, ox, bull) (Tiếng Anh)= trâu bò (nói chung). Trâu và Bò tuy cùng họ, và phân họ, nhưng khác chi, khác loài. Chữ Hán cũng có phân-biệt bò là hoàng-ngưu vì da màu vàng (黄 牛 ) (mẫu ngưu, hoàng ngưu, hỏa ngưu là con bò), trâu là thủy-ngưu vì tính thích nước (水 牛).
Chữ Sửu 丑 (cũng có nghĩa a clown, anh hề, vai hề trong tuồng Tầu thường mang tên Sửu) .


* Lên mạng tìm... trâu
- Tạ Xuân Quan - 21/01/2009 - Thanh niên Online
...Với công cụ tìm kiếm Google chúng ta có thể tìm thấy một kho kiến thức, hình ảnh, đoạn phim rất lớn về trâu. Một số địa chỉ tiêu biểu mà người lướt web có thể tham khảo:
* Trâu - bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia với bài viết tiếng Việt về họ trâu bò.
* Con trâu Việt Nam (Vietnamese buffalo info) - NNL, 19/9/2007 - Blog "Củ khoai info" -  Một bài viết chứa thật nhiều thông tin tập hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài báo viết về trâu.
* TRâU RỪNG (TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM) - Sinh vật rừng Việt Nam - Trang thông tin về trâu của website Sinh vật rừng VN do anh Phùng Mỹ Trung và cộng sự thực hiện trong nhiều năm qua. Sinh vật rừng VN là nơi cung cấp nhiều thông tin quý hiếm cho người quan tâm đến hệ sinh học VN.
* Buffalo Pictures - Wildife Pictures Online - Hạng mục trâu tại website chuyên về hình ảnh thiên nhiên hoang dã.
* BUFFALO-BISON PHOTOSNiebrugge Images - Bộ sưu tập hình ảnh những con trâu đẹp, lạ, độc đáo trên thế giới.
* How to Draw an American Buffalo - Thực hành vẽ một con trâu châu Mỹ trực tuyến qua 6 bước.
* Battle at Kruger - Jason275, 3/5/2007 - YouTube: Đoạn video dài hơn 8 phút về cảnh sư tử tấn công trâu rừng châu Phi, rồi kế tiếp là cách mà bầy trâu phản công lũ sư tử.

* Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp (phần 11) Sửu/*tlu/trâu - Nguyễn Cung Thông (Úc), Thạch Sanh (Đức) - 17/4/2008 - khoa hoc@doi song
* Tết ! Tết ! Tết ! Trâu ơi, trâu ngủ cho ngon - Nguyễn Dư - 21/01/2009 - Diễn Đàn FORUM
* Năm Sửu Rước Trâu Đất Ra Đình Tế Lễ Lập Xuân - HỒ ĐINH - 1/7/2009 - Việt Báo
* Kẻ chăn trâu kỳ dị (Giai thoại Đào Duy Từ) - Hoàng Kim (Sưu tầm và tuyển chọn), 7/9/2008 - Blog "Danh nhân Việt" -
* Bài toán cổ dân gian: "Đếm trâu" (toán lớp 5 hay 9)
"trăm trâu trăm cỏ
trâu đứng ăn năm
trâu nằm ăn ba
lụ khụ trâu già
ba trâu một bó
(hay: ba già ăn một
Nghé hoa ba con ăn một )
hỏi mỗi loại có mấy con?"  Giải đáp: 

* Những địa danh mang tên con trâu - Nguyễn Thị Thọ - 28/1/2009 - VOVNEWS
* Những giai thoại về trâu trắng - H.Hậu - 28/1/2009 - Thanh niên Online
* Chuyện chép bên dòng sông Trâu - Phạm Minh Hoàng - 14.1.2009 - vanchuongviet.org
* Tình trâu - Truyện ngắn của Nguyễn Đặng Mừng - 18.12.2008 - Người đại biểu Nhân Dân Online
* Một người say rượu - Truyện ngắn của Thế Lữ - 1936 - vnthuquan.net
* Nguyễn Tuân, xuân 1957 kể chuyện cổ tích (Kể chuyện mùa đông xưa) - Lại Nguyên Ân (sưu tầm) - 3/1/2009 - ChúngTa.com
* Những chuyện vui lạ về trâu trên thế giới - - 2.1.2009 - Báo Phụ Nữ Việt Nam
* 1001 CHUYỆN VỀ TRÂU - Nhiều tác giả - 1.2009 - Báo Người Lao Động Điện tử

4 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chuyện kể chiều 30 - Đào Duy



CHUYỆN KỂ CHIỀU 30



Đào Duy

Nghe bố mẹ kể khi còn nhỏ, lúc chưa biết nói chị tôi bị ốm nặng rồi khỏi. Nhớn lên một hai tuổi chả thấy nói năng gì. Đi Hà Nội khám docteur, cha tôi như khuỵu xuống khi nhìn tờ giấy kết luận: Câm điếc bẩm sinh. Chả biết có phải trận ốm năm nào hay không. Chạy chữa đủ mà chả khỏi.

Số phận hẩm hiu gắn vào đời chị. Những năm tháng khó khăn chị như người mẹ cai quản chăm bẵm lũ em. Bao nhiêu việc nhà ... đều dồn vào chị . Dù không biết chữ chỉ học lỏm của mấy đứa em nhưng chị cũng đọc, viết được.

Tranh Phạm Lực

Thời gian qua mau, cuộc sống thay đổi các em lớn dần đi học, đi làm rồi có gia đình riêng chị lại là người nhận hết những vất vả về mình vì em vì cháu. Chị chăm sóc thằng con tôi còn hơn cả con chị,chả riêng gì con tôi đứa cháu nào chị cũng đều thương và tận tụy chăm sóc. Mọi người trong gia đình ai cũng thương chị. Chuyện và kỷ niệm về chị thì nhiều tôi chỉ kể mấy chuyện vui.

Khi còn sơ tán một lần chị tôi nhảy ô tô về thành phố, trên vai là một cái bao tải to. Xuống bến xe vòng cổng tắt về nhà cho gần. Bao tải nặng khiến chị tôi người nhao về phía trước bước chân như chạy. Bỗng bà con trên phố nghe tiếng còi ầm ỹ, rồi thuế vụ rầm rập chạy đưổi theo, kệ chị tôi vẫn đi như chạy. Sự "phản kháng" càng kích thích sự tò mò của đám thuế vụ. Một tên đuổi kịp giật cái bao tải, chị tôi ngã quay đơ trên đường. Làm sao không ngã khi chị chỉ là cô bé 15, 16 tuổi.

- Buôn lậu hả? lại còn trốn chạy nhà chức trách.

Chả nói chả rằng nằm dưới đất chị tôi vẫn khư khư ôm chặt cái bao tải trong lòng.

- Lại còn lỳ không chịu nói, các ông cứ mở toang cái bao tải ra cho tôi kiểm tra.

Đít chiếc bao tải chổng ngược, đồ đạc văng tứ tung mấy cái xoong, chảo nhọ nồi đen nhẻm vài kg bột mỳ, chục ký khoai lang, mớ quần áo rách ...

Cả bọn lầu bầu:

- Mẹ nó! Đứt cả hơi, tưởng vớ được vố to ai ngờ!

Cả bọn vừa lau mồ hôi vừa chửi:

- Lần sau nghe còi phải dừng lại, cứ kiểu chống đôi tù mọt xương.

Mấy người hàng xóm xúm lại giải thích: "con bé câm điếc có nghe thấy gì đâu mà các ông bắt nó"

Cả bọn tưng hửng rút quân.

Một lần cô em tôi đi làm vội, viết giấy nhờ chị ra hiệu thuốc mua hộ chai cồn. Vì vội cô em viết chữ "c" hơi bị gầy nên nó hao hao giống chữ "l". Chị tôi cứ thế ôm giấy ra hiệu thuốc. Khi mở ra đọc chị tôi tóa hỏa: sao lại mua "...ồn"?. không phải! Từ này xấu lắm, biết mà. Thế là chị không mua nữa. Tối về hỏi lại cô em. Cả nhà cứ bò lăn ra cười.

Lần đi mua thuốc tím cũng vậy. Ra hiệu thuốc, cô nhân viên bán thuốc chỉ trỏ ra hiệu với chị tôi "Ngoài chợ mới có tim bán" lại một trận cười bể bụng.

...

Ngày chị lấy chồng, cả nhà mừng hạnh phúc của chị. Đám cưới chị cũng đầy đủ thủ tục. Bằng nỗ lực của mình cộng thêm hai bên nội ngoại giúp đỡ cuộc sống của gia đình chị giờ cũng đàng hoàng, hạnh phúc, cô con gái khỏe mạnh đang học lớp 12 thương cha, thương mẹ.

Chồng chị bằng tuổi tôi, năm 73 cùng người anh sinh đôi đi khám quân dịch. Cả hai anh em đều câm điếc. Người anh "máy thu, máy phát" hỏng hẳn, thoát. Còn ông chồng chị tôi "máy thu hỏng" nhưng "máy phát" còn ậm ọe được nên trúng lính. Chả huấn luyện gì, phát quân trang xong bị lôi thốc lên Bình Long chốt chặn. Đạn bắn chả thèm nghe, đồng đội lấy tay ấn mũ sắt thì ngồi thụp xuống. Điểm danh tới tên thì thằng trước đá cho một cái, thế là biết mà la lên.

Được vài tháng đơn vị nhận lệnh nống ra lấn chiếm vùng giải phóng, bị ăn đạn AK vỡ toác đầu gối, may! Không có gốc cao su thì toi. Đồng đội lôi về phía sau, trực thăng cứu thương chuyển về vũng Tàu. Nằm trên sàn máy bay hai bên hai thằng đồng đội, đắp chăn ba sọc người cứ run lên, đau một phần sợ hai thằng đắp cờ hai bên nhiều hơn.

Giải ngũ, mất toi mấy tháng lương, tiền gửi ban chỉ huy tiểu đoàn chả biết đâu thưa kiện. Thôi cóc cần, còn mạng sống là quý rồi.

Giải phóng bị học tập ở phường 5 ngày. Đã bảo tai không nghe thấy gì mà cán bộ quân quản không chịu. Mất toi 5 ngày đạp xích lô, ngủ vùi ở hội trường lại thêm cái tội gáy mồm há hốc ra rơi bố nó cái răng giả.

Năm ngày chả được chữ chính sách nào vào đầu.

Chiều ba mươi tết bà chị gửi cho ít nhang bắt chồng đem xuống nhà. Ngồi uống ly bia với ông anh cọc chèo nghe kể chuyện qua vợ "phiên dịch" thấy hay hay chép lại gửi các bạn đọc chơi.

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: Thứ tư, 28 tháng một, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2009

Những phút “nín thở” vì Phó Thủ tướng - Đoàn Trần (ST: HaMeoK6)



'Ký mỏi tay' - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân với HS Trường THCS Đống Đa - HN
Có duyên” với người già, trẻ con. Đi không biết mệt, nói thì sắc sảo, hóm hỉnh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân hay làm những người xung quanh “nín thở” vì…bất ngờ. Tổng hợp dưới đây là điệp khúc của những lần “nín thở” như vậy.
08:59' 27/01/2009 (GMT+7)


Mời xem tiếp ...http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/01/825898/

Đăng lại bài sưu tầm của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ ba, tháng một 27, 2009)

Xem:

1. Chuyến đi của những nỗi xúc động bất ngờ - Đoàn Trần, 27/7/2008, http://dantri.com.vn
2. Về bạn của chúng ta (BBT)
- Blog K5, 14/6/2009.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Góp hình - HaMeoK6

 


Thấy AE đăng nhiều hoa đẹp lên blog, cũng "ti toe" ra đường hoa Nguyễn Huệ chụp hình. Nhưng tay nghề non kém, đã vậy đường hoa NH năm nay ko bằng mọi năm làm mất hứng, mà dù có hứng chắc cũng chẳng có hình đẹp vì "chất" nghệ thuật bị mấy ly bia cuốn trôi hết rồi. Thôi thì cũng ti toe góp mấy tấm mang ý nghĩa "vị nhân sinh" cho xôm tụ thêm vậy.

H1 : Dân tộc kết hợp với hiện đạiH2 : Biểu tượng công - nông - thương
H1: Dân tộc kết hợp với hiện đạiH2: Biểu tượng công - nông - thương
H3 : Làm nhiệm vụ hướng dẫn ĐI CẦU trong trật tựH4 : Những người ko thể thiếu trên đường hoa
H3: Làm nhiệm vụ hướng dẫn ĐI CẦU trong trật tựH4: Những người ko thể thiếu trên đường hoa





Đăng lại phóng sự ảnh của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog ÚT TRỖI”: Thứ ba, ngày 27 tháng một năm 2009) 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2009

Tản mạn chùa ngày xuân - Đào Duy



TẢN MẠN CHÙA NGÀY XUÂN


Đào Duy

Tranh Phạm Lực
Khi còn nhỏ, tết về quê, theo bà lên chùa. Trong trí óc non nớt của tôi ngôi chùa làng thật uy nghiêm, lúc nào cũng thơm ngát khói hương, thứ hương trầm mà sau này cứ mỗi lần bất chợt thoang thoảng đâu đó tôi lại nhớ về ngôi chùa làng. Chùa rêu phong bám loang lổ trên những viên gạch cổ. Những tảng đá xanh hình chữ nhật diện tích gần nửa mét vuông lát trước tam quan. Chùa nằm ép mình dưới tán cây bồ đề già. Phía trước chùa có một cái ao lớn, làng gọi ao Chùa, nước quanh năm đầy ắp, trong veo. Bao thế hệ trai gái làng lớn lên, đi xa cũng từ giọt nước ao chùa này. Phía trước sảnh là những bụi hoa Tầm Xuân, những bụi Móng Rồng, hoa Mẫu Đơn đỏ rực và hàng Ngâu bông vàng nhạt nhỏ li ti thoang thoảng hương thơm. Sâu vào phía trong tam bảo là những hàng cột gỗ lim đen bóng, phải hai đứa trẻ như tôi mới ôm xuể. Tôi không thấy chùa làng tôi có sư, chỉ có một cụ già, tên cụ là Khúc nên làng gọi "Chùa cụ Khúc" và một bà già câm bị chứng chân "voi" ngày ngày quét dọn tụng kinh gõ mõ lo nhang khói. Trên bệ thờ là những bức tượng sơn son thếp vàng, đã ngả màu xám và nứt nẻ do nhang khói và quá khứ thời gian.

Khi lớn lên lang bạt nhiều nơi, tôi đã từng viếng thăm nhiều chùa ở Miền Bắc: Chùa Quán thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Côn Sơn, chùa Yên phụ trong dãy Yên tử, chùa Hàng, chùa Bồ Đề...

Chùa phương Bắc cổ kính và thâm nghiêm, nơi chứa đựng và chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, nó tồn tại cùng với vùng đất cổ hàng ngàn năm có nhiều giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc ...

Sau giải phóng, định cư phương Nam và cũng từ đó tôi ít khi đi chùa. Chùa phương Nam kiến trúc tân thời quá. Chùa thiết kế hiện đại với bê tông và sàn đá bông bóng loáng. Trong chùa ánh đèn điện xanh đỏ nhấp nháy, quạt máy quay vù vù, sư ngồi tụng kinh qua micrô và ampli hifai tiếng mõ một nơi tiếng thầy một nẻo, liếc thấy khách vãng lai không bỏ tiền "công đức" thì tiếng mõ cũng tự dưng nhỏ dần chẳng còn hồn. Áo của sư được may bằng thứ lụa đẹp, là ủi phẳng lỳ. Sư cưỡi xe máy lao vù vù, da thịt đỏ au như rượu quá chén. Còn nhang khói thì rặt nhang Thái Lan, hay nhang vỏ bưởi trộn hương liệu hoá học.

Cứ bước chân vào tới cổng chùa là tôi mắc ói không thể chịu được mùi nhang thương mại này.

Tết đến, xuân về tôi chỉ mơ một lần được trở về ngôi chùa làng, những ngôi chùa phương Bắc. Chùa làng tôi cũng thay đổi nhiều. Vẫn trên nền đất cũ nhưng chùa đã được trung tu mới hơn, nhưng những hàng cột lim đã không còn, thay vào đó là hàng cột xi măng quét sơn giả gỗ. Những cột lim đen bóng giờ chả biết ở đâu? Ao chùa còn đó nhưng còn đâu hình ảnh thôn nữ đêm đêm rủ nhau gánh nước. Ao chùa ngày trước to thế mà giờ chỉ còn là vũng nước nhỏ Sen, Súng mọc đầy và óc ách tiếng quẫy đạp của lũ cá đói ăn.

Bà nội tôi mất từ lâu, ngày mai, ngày giỗ lần thứ 37 của Bà. Nhớ Bà tôi lại mong bao giờ cho tới ngày xưa để lại được theo bà lên chùa. Nhưng mơ ước về một ngày đã xa giờ chỉ còn trong quá vãng. Cúi đầu, thắp nén nhang tưởng nhớ bà và những gì xưa cũ không còn.

DĐ.k6.


Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”:
Thứ hai, 26 tháng một, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

Trưa 30 tết Sài gòn - HaMeoK6






Đã bao giờ bạn thấy hồ Con Rùa ko một bóng người chưa ? Ngã tư Lý Chính Thắng - Hai Bà Trưng (gần Cafe Đôi Khi) - nơi thường xuyên kẹt đường Chợ hoa CV Lê Văn Tám lúc 11gi.30, tấp nập người mua hy vọng vào giờ chót, nhưng giá các loại hoa ko giảm, thậm chí còn tăng chút đỉnh và xe đổ thêm hoa vẫn về mặc dù 12 gi. đóng cửa
Đã bao giờ bạn thấy hồ Con Rùa ko một bóng người chưa?Ngã tư Lý Chính Thắng - Hai Bà Trưng (gần Cafe Đôi Khi) - nơi thường xuyên kẹt đườngChợ hoa CV Lê Văn Tám lúc 11gi.30, tấp nập người mua hy vọng vào giờ chót, nhưng giá các loại hoa ko giảm, thậm chí còn tăng chút đỉnh và xe đổ thêm hoa vẫn về mặc dù 12 gi. đóng cửa!
Chợ 'thầy đồ' trước cửa nhà Văn hóa Thanh niên - nét mới của Sài gòn 'ông' thầy đồ trẻ đang bò ra phóng bút Múa lân lấy hên ở Chợ Lớn
Chợ "thầy đồ" trước cửa nhà Văn hóa Thanh niên - nét mới của Sài gòn"ông" thầy đồ trẻ đang bò ra phóng bútMúa lân lấy hên ở Chợ Lớn



Đăng lại phóng sự ảnh của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog ÚT TRỖI”: Chủ nhật, ngày 25 tháng một năm 2009)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chúc Mừng Năm Mới - Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009

Start:     Jan 25, '09
End:     Jan 26, '09
Location:     Blog
Chúc Mừng Năm Mới - Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009
Mừng   Xuân   Kỷ   Sửu   2009

    
Câu đối đỏ
Cây nêu
Tràng pháo
                                                               
Tràng pháo
Chúc Mừng Năm Mới Xuân Kỷ Sửu 2009
Bánh chưng xanh
Thịt mỡDưa hành
                                                               
Chúc Mừng Năm Mới Xuân Kỷ Sửu 2009


Mục đồng thổi sáo - Tranh Đông Hồ
Mục đồng thả diều - Tranh Đông Hồ
Mục đồng học bài - Tranh Đông Hồ
Nghỉ ngơi - Tranh Đông Hồ
Year of the Ox Gold Bullion Coin
Year of the Ox Gold








Ban Troi Chúc Tết: 
1. Lời chúc mừng năm mới từ Hoàng Minh Phượng - 23/1/2009, Blog "Bạn Trường Trỗi"
2. Lời chúc mừng của cộng tác viên từ Trung Quốc - Cao Cẩm Quỳ -17/1/2009, Blog "Bạn Trường Trỗi"
*. Cao Cẩm Quỳ chúc tết thầy, bạn Nguyễn Văn Trỗi - Cao Cẩm Quỳ -24/1/2009, Blog "Bạn Trỗi K5"
3. Chùm ảnh chúc tết từ Úc: Phượng Tím - Nguyen Thi Thai - 19/1/2009, Blog "Út Trỗi"
*. Chúc Mừng Năm Mới Bloggers Uttroi - Nguyen Thi Thai - 25/1/2009, Blog "Út Trỗi"
4. LỜI CHÚC ĐẦU NĂM "SỬU" - Hồ Bá Đạt k8 - 22/1/2009, Blog "Út Trỗi"
5. Trung Liêm chúc mừng năm mới - Trung Liêm K4 - 23/1/2009, Blog "Bạn Trường Trỗi"
6. Chúc một năm mới an lành - AMk3 - 24/1/2009, Blog "Cựu học sinh K3 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi"
7. CHÀO MỪNG NĂM MỚI - 25/1/2009, Blog "Bạn Trỗi K5"
8. CHÚC MỪNG NĂM MỚI - HữuThành.Nguyễn - 25/1/2009, Blog "Bạn Trường Trỗi"
9. Chúc mừng Năm Mới! - tt_ngayxua - 25/1/2009, Blog "Út Trỗi"
10. CHÚC MỪNG NĂM MỚI - Út Trỗi - 25/1/2009, Blog "Út Trỗi"
11. Chúc Tết - dachoak7 - 26/1/2009, Blog "Út Trỗi"
12. CHÚC MỪNG NĂM MỚI! - Hòa Bình - 27/1/2009, Blog "Út Trỗi"


Nghe hát:
Một Mùa Xuân Nho Nhỏ

Sáng tác: Nhạc: Trần Hoàn - Thơ: Thanh Hải
Ca sĩ: Kim Phúc




Xem:   Năm Sửu tìm Trâu trên mạng

ĐỐT PHÁO.COM

MUỐN THÊM PHÁO NỮA THÌ ĐƯA CHUỘT BẤM VÀO DẤU "+"

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2009

Phiên chợ Ba Tư

Xem bài viết:
1.Phiên chợ Ba Tư (In a Persian market)
2. Nhân có bài về âm nhạc. - Vinhnq tại ÚT TRỖI
3. Phiên chợ Ba tư - Vinhnq tại "Bạn Trường Trỗi"


Cảnh 1: Những người đánh lạc đà đang tới chợ
Cảnh 2: Những kẻ hành khất đang cầu xin bố thí
Cảnh 3: Sự xuất hiện của nàng công chúa xinh đẹp
Cảnh 4: Những người làm trò tung hứng trong chợ
Cảnh 5: Những người làm trò dụ rắn trong chợ
Cảnh 6: Đức Kha-lip (vua Hồi giáo) đi qua chợ
Cảnh 7: Những kẻ hành khất lại lên tiếng cầu xin
Cảnh 8: Những người đánh lạc đà tiếp tục lên đường
Cảnh 9: Chợ trở nên vắng vẻ, hoang vu


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2009

Tết ở Trường Trỗi

Rating:★★★★★
Category:Other


Tết ở Trường Trỗi



Copy/Paste các bài viết của  các thầy cô, ACE Ban Troi đã đăng trên các Blog Trỗi và trong 3 tập SRTKL viết về Tết ở Trường Trỗi


  1. Những ngày và cái Tết đầu tiên ở Quế Lâm - Hoàng Anh, 29/11/2014, Blog K6.
  2. Xuân Mậu Thân năm 1968 - HXNam K3, 15/02/2013, Blog K3
  3. TẾT ĐẦU TIÊN Ở QUẾ LÂM - XN.K3, 03/02/2011, Blog K3
  4. TẾT NĂM 1968 - HXNam K3 – 02/02/2010 – Blog K3
  5. TẾT Ở TRƯỜNG MỚI - Minh Kính – 9/1/2009 – Blog “Bạn Trường Trỗi”
  6. CHUYỆN NHỮNG NGÀY GẦN TẾT - Minh Kính – 7/1/2009 – Blog “Bạn Trường Trỗi”
  7. TẢN MẠN CHUYỆN TẾT - Khắc Việt – 10/1/2009 – Blog “Út Trỗi”
  8. TẾT CỦA TÔI Ở TRƯỜNG TRỖI - hameok6 – 11/1/2008 - Blog K6
  9. TƯ LIỆU: BÁC HỒ VỚI NHÀ TRƯỜNG - Anh Thy sưu tầm – SRTKL1 (Blog “Sinh ra trong khói lửa” 5/5/2008)
  10. Thư của nhà trường gửi gia đình nhân dịp đợt nghỉ Tết Bính Ngọ 1966 (SƯU TẦM NHỮNG LƯU NIỆM VÀ BÚT TÍCH VỀ TRƯỜNG) Ban Biên soạn – SRTKL1 (Blog "Sinh ra trong khói lửa” 18/7/2007)
  11. Nghe thơ Bác lúc giao thừa (Thơ) - Thầy giáo Chi Phan - SRTKL2 Trang 359

Nghe thơ Bác lúc giao thừa

Thầy giáo CHI PHAN

Nghe thơ Bác lúc giao thừa
Hậu phương, tiền tuyến cũng vừa sang xuân
Chúc mừng dăm phút đầu năm
Bác ơi! Lời Bác ân cần khắp nơi,
Ngọt ngào, ấm áp làn môi
Tiếng xuân hay tiếng đất trời quê hương
Đêm nay tiền tuyến yêu thương
Nghe thơ Bác đọc giữa đường hành quân
Giặc còn chưa chịu dừng chân
Có anh chiến sĩ đón xuân trong rừng
Qua sông, qua suối, qua bưng
Má mang bánh tét, bánh chưng mấy chồng
Thuyền xuôi, nước chảy ngược dòng
Tay chào, tay lái thức ròng mấy đêm?
Bánh này tình nghĩa sâu thêm
Hậu phương, tiền tuyến chia niềm vui xuân.
Lắng nghe tiếng trúc trong ngần
Quyện theo thơ Bác vang gần, vọng xa
Đêm nay, xuân khắp mọi nhà
Xuân trong lòng bạn, lòng ta, lòng mình,
Xuân trong lửa đạn chiến tranh
Thủ đô ta vẫn vui quanh Bờ Hồ
Bé em thức suốt mấy giờ
Ngồi bên máy đón Bác Hồ đọc thơ
Tin về reo giữa Thủ đô
Khắp nơi chiến thắng đón cờ Bác trao
Cỏ non xanh mướt chiến hào
Phố phường rực sắc hoa đào nở bông

Đêm nay chín nhớ mười trông
Xuân bên đất bạn mà lòng xốn xang…
Thấy trò gần gũi tấc gang
Đêm xuân sum họp Bắc, Nam một nhà
Ở đây vắng mẹ, vắng cha
Có tình tâp thể bao la mặn nồng
Rộn ràng như hội cướp bông
Thiết tha, trìu mến tình trong gia đình
Điện chao, ánh sáng lung linh
Cờ hoa in bóng rõ hình quê hương
Ngân nga đài đổ hồi chưông
Đã nghe đất nước lên đường đêm nay
Sức xuân vùn vụt trời mây
Chiến công đã chắc những ngày đầu năm

Đón thơ Bác đọc mỗi lần
Muốn nghe, nghe mãi những vần thơ xuân…

Tết Đinh Mùi, xa Tổ quốc

C.P


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

Chúc Tết các thầy cô

Start:     Jan 20, '09
End:     Jan 22, '09
Location:     TP HCM
K8 thăm chúc Tết cô Thục
...Tại TP.HCM, anh em xác định chương trình hoạt động hàng năm từ nay trở đi có việc thăm và chúc Tết các thầy cô trong dịp Tết. Để thuận tiện, năm nay đã phân công cụ thể cho từng Khóa:
K1+2 - thầy Điền,
K3 - thầy Vọng,
K4 - thầy Văn,
K5 - thầy Chinh,
K7 - thầy Trọng,
K8 - cô Thục.
Ở Tp.HCM chỉ có 6 thầy cô nên K6 phải chịu thiệt thòi không được giao nhiệm vụ cụ thể.
K4 và K8 đã hoàn thành kế hoạch, các Khóa khác sẽ thực hiện trong mấy ngày tới. Cám ơn K4 và K8

...Sáng nay K3 và K7 đã hoàn thành kế hoạch. Chiều nay K1+2 và K4 sẽ đi thăm thầy Điền. Riêng K5, việc gặp gỡ thầy Chinh đã thành thông lệ từ nhiều năm nay vào ngày 28 Tết.
Đây cũng là lần đầu tiên tại TP.HCM có hình thức tổ chức này. Các Khóa nhất trí cao và rất nhiệt tình thực hiện.

...Mấy ae vừa đi thăm gia đình thầy Điền. Thầy phát biểu cám ơn các học sinh với đôi mắt ngấn lệ. Vui và xúc động.
Sẽ cố gắng duy trì hàng năm...

(Dương Minh - 22/1/2009)

...Trưa 28 Tết, Hà k8 làm ở sân bay Nội Bài phone cho tôi: "Em đang ở 16A Lý Nam Đế đây. Chỉ giúp em nhà bác Quỳnh!". OK. Vậy là 1 nhóm bạn k8 đến thăm thầy Chính ủy. Xin cảm ơn các bạn!

(kienquoc - 23/1/2009)


Xem:

1. THĂM BẠN VÀ CÔ GIÁO NHÂN DỊP TẾT CỔ TRUYỀN - dathb136 - 21/1/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
2. nhận xét 2., 4. và 7. của bài viết: "THĂM BẠN VÀ CÔ GIÁO NHÂN DỊP TẾT CỔ TRUYỀN" - JM - 22/1/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Tin: Chúc tết thầy cô - kienquoc - 23/1/2009 – Blog “BẠN TRỖI K5”.
4. Chuyện nhỏ của thày Trọng. - Đỗ Nghĩa - 3/2/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2009

Mộ gió - HaMeok6



Mộ gió


mộ gió của anh Trỗi

Hôm nay ghé Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố, bỗng "gặp" mộ gió của anh Trỗi. Tuy vậy vẫn thắp 1 nén nhang.



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ tư, tháng một 21, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2009

Cảm thông - ĐD.K6



CẢM THÔNG



Tranh Phạm Lực
Gần tết cô giúp việc về quê. Vợ giao việc: "Anh tranh thủ quét dọn vườn và lau cho em mấy cái cửa sổ cho sạch để đón xuân". - Yên tâm! cứ đi làm đi, ở nhà anh giải quyết hết, tôi nói với vợ. Gần nhà có mấy phòng trọ của người hàng xóm, thỉnh thoảng đi làm về để ý thấy một cô bé xinh xinh hay đứng bậu cửa tay chống má mơ màng. Chiều nay cũng vậy gần tết mà chả thấy em có biểu hiện gì cả. Tôi dừng xe, liếc nhìn đồng hồ, ngoái cổ lại phía sau canh chừng dù biết rằng giờ này còn lâu vợ mới về, cẩn thận chả bao giờ thừa. - Chưa về quê hả em? tôi hỏi như quen biết từ lâu lắm. Em bắt nhời ngay: - Về nhìn thấy mặt thằng chồng suốt ngày say xỉn em chán lắm, kệ cho hắn một mình tết này nuôi con cho biết mặt. Quái! mặt non choèn choẹt thế kia, ngữ ấy chừng 21, 22 tuổi là cùng ... . Tôi nửa đùa nửa thật: - Em có rảnh không? sang giúp việc nhà cho anh một buổi? - Làm gì hả anh? - Chỉ quét sân và lau mấy cái cửa sổ? - Tiền công thế nào? - Tùy em! Vốn biết vườn nhà tôi em ra giá: - bồi dưỡng cho em một trăm được không? - Sáng mai để vợ anh đi làm một lúc lâu rồi hãy sang nhé! tôi giao hẹn.

Sáng hôm sau chờ mãi chả thấy em sang, lọ mọ qua hỏi, tự dưng người đẹp lại "dở chứng" lăn đùng ra ốm, phá hợp đồng. Thế có bỏ mẹ không cơ chứ! Cái thằng tôi đành phải đánh vật với khoảnh vườn và một lũ cửa sổ, oải thấy ông bà ông vải. Mồm lẩm bẩm "Có thuê ông bốn trăm ngàn làm cái công việc này ông cũng ỉa vào".

Thế mà hôm qua khi cô bé nói tiền công một trăm ngàn vì sỹ tôi gật đầu chứ kỳ tình trong bụng "ăn cướp ở đâu sẵn tiền mà đòi những ngần ấy". Bây giờ tôi mới hiểu; thì ra giá trị của sức lao đông đắt hơn những điều tôi nghĩ rất nhiều.

  ĐD.K6

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: Thứ ba, 20 tháng một, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

Buồn, vui... - Đào Duy



BUỒN, VUI...



Đào Duy

Cơ quan có cái đài (NDB), thiết bị hỗ trợ máy bay hạ cất cánh, nắm ở Thủ Đức, sát ngay đường sắt thống nhất Bắc - Nam. Xuống hỗ trợ cho thằng bạn về quê ăn tết. Ngồi thơ thẩn trong trạm nhìn ra đếm từng chuyến tầu đông nghịt người lao ra Bắc. Hơn tuần nay tàu tết tăng chuyến liên tục.

Vui! vì trong những con tàu kia biết bao số phận có được niềm vui đoàn tụ gia đình sau một năm tha hương mưu sinh.

Bán hoa - Tranh sơn dầu Phạm LựcTrên đường để ý thấy các vựa hoa, cây cảnh xe hơi đậu dài dài, toàn xe xịn cửa hậu chổng cao chất đầy hoa tươi cỏ lạ ... Cách đó không xa bên vệ đường một nhóm đông già trẻ đàn ông đàn bà mặt mũi xạm đen vì không quen cái lạnh của xứ Bắc "gửi vào" chen chúc quanh tấm bạt trải dưới đất lựa chọn quần áo  Sida diện tết. Chiếc xe đạp hững hờ dựng, trên Pocbaga chiếc va li rẻ tiền, đen đúa, bẹp dúm của một ai đó chắc tranh thủ mua thêm cái quần, cái áo rồi đạp ra bến xe dù giá "bèo" cho kịp tiễn bạn về quê...

Nhìn những khuôn mặt người đăm chiêu chạy ngược chiều tất bật trong một chiều cuối năm lòng chạnh buồn. Từ khi đi làm bằng xe đạp tôi mới cảm nhận được dòng chảy của cuộc sống. Trước đây chạy xe máy loang loáng chả cảm nhận được gì. Tính sắm chiếc xe hơi ghẻ cho bằng chị bằng em, sợ! khi đó mình sẽ chẳng còn "nhìn" thấy gì nữa. Buồn!


Sài Gòn 24 têt

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: Thứ hai, 19 tháng một, 2009)



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nghịch cảnh thời mở cửa - Đào Duy



NGHỊCH CẢNH THỜI MỞ CỬA


Đào Duy

(Thân tặng các bác K5 mẩu chuyện vui, nhân dịp năm mới và khai trương Blog của các bác. Chuyện này là chuyện tôi bốc phét, được bác KQ góp ý và chỉnh sửa. Chúc các Bác một năm mới an khang, thịnh vượng vợ con hạnh phúc, sinh lực dồi dào và vui vẻ)

Tranh Phạm Lực

Nước nhà thời "mở cửa" sướng thật. Xã hội thời gian này như được "thả nổi" chả ai kiểm soát, chả ai định hướng sức dân bị dồn nén bấy lâu được dịp bùng lên mạnh mẽ. Dân chúng đua nhau làm kinh tế, đua nhau làm giàu. Đại bộ phận bà con, nhất là nơi phố thị sau gần hai thập niên trở nên khác hẳn, phất lên trông thấy. Dân ta bắt đầu quen với thói nhìn phía trước thảng có lúc mới ngoái lại quá khứ bỗng giật mình, ngỡ ngàng hệt giấc chiêm bao.

Trong phố, ngoài bãi sông, nơi ngoại ô người ta đua nhau xây nhà, sửa cửa, nhà cứ như chuồng chim, cao vót lên không trung. Không dám lấn sang hai bên sợ hàng xóm kiện, sợ chính quyền cưỡng chế thì lấn lên "giời", chả thằng nào làm gì được. Xây kiểu gì thì xây, sửa kiểu gì thì sửa dứt khoát phải bắt tay thợ làm cho kỳ được trên đỉnh một tí chóp nhòn nhọn cho giống mấy anh biệt thự cổ xây từ thời Pháp trên phố.

Bọn đàn ông ngày xưa cái eo chỉ bằng chét tay bây giờ thắt lưng nới đến ba bốn lỗ đinh mà thấy bụng vẫn ấm ách. Các bà, các cô ngày trước hai má hóp như má lão Khúng trong "Đất và người" đôi mắt trũng sâu như ao làng, cặp mông teo tóp sờ cả ngày chả thấy tí thịt. Chỗ cho con bú mỏng dính, chiếc Coocxê xộc xệch, hờ hững làm cảnh "hù dọa" lũ đàn ông yếu bóng vía.

Giờ cả hai, trên dưới đầy đặn. Chả biết thịt ở đâu đùn ra lắm thế, tràn ra cả hai bên nách, mạng sườn, chảy ra chung quanh bụng. Má, môi căng mọng, phơn phớt tí phấn, tí son, tóc gạch cua, mũi độn "ống hút" cao vống lên, chỏm nhọn như sừng Tê giác, mắt cắt hai, ba mí xếch ngược, lúc nào cũng nheo nheo hệt các cụ ngày xưa bị chứng mắt hột để lâu không chữa hóa lông quặm ...

Nhưng công bằng mà nói kỹ nghệ hiện đại can thiệp vào các bộ phận của các bà, các cô cũng làm cho cánh đàn ông cảm thấy là lạ, hay hay.

Thằng bạn có thằng con thứ, lỏng khỏng, lòng khòng hai mắt đeo cặp đít chai dầy cộp bò xoài trên bàn, trước mặt chiếc màn hình máy tính chạy nhoang nhoáng. Thấy lạ! ghé mắt lườm, chóng hết cả mặt. Bạn nói: "Cu cậu đang luyện Toefl chuẩn bị du học".

Ngày trước thằng con đầu èo uột gầy trơ xương, thương con nhưng nghèo lấy chó đâu tiền mua sữa, đành chịu. Bây giờ sữa Mĩ, sữa Úc, sữa New Zealand ... rặt thứ tốt, rặt thứ đắt tiền thế mà pha bưng tận nơi, hò như hò đò, nịnh như nịnh mèo giống mà thằng con chả chịu uống cho. Lắm lúc bực mình giận con, vợ sẵng giọng: "Thế con có thương bố, thương mẹ không?". Thằng con mắt vẫn dán vào màn hình: "Mẹ hỏi buồn cười thế nhỉ! không thương bố, thương mẹ thì còn thương ai." - "Nếu thương bố, thương mẹ thì con cố uống hết cốc sữa cho bố mẹ vui" Thằng con ngập ngừng ra chiều quyết tâm nhăn mặt, đưa cốc sữa lên miệng, ợ hơi đến mấy bận mới hết.

Có khi trúng gió, hoặc lắm lúc giở giời, trong người buồn bực, mệt mỏi, thần kinh yếu đi, nhè cơ hội ấy là những ảnh hình cũ lại ùa về trong cơn mơ như trận lũ quét. Đang đêm, trên tường máy lạnh vẫn chạy vo vo mà người mồ hôi vã ra, chồm dậy cấu vào da vào thịt xem có còn là mình nữa không. Nhao vội ra khỏi giường, chạy bổ đến cái tủ lạnh, mở toang hai cánh: vẫn đấy ắp thức ăn, táo Tàu, nho Mĩ , bia lon, rượu chát, chai Henissi uống dở ... tất cả vẫn còn y nguyên. Cơn lạnh từ trong tủ thốc vào mặt làm đầu óc nhẹ đi. Thì ra vẫn là cái tủ lạnh hai cánh to tướng nằm chình ình ra kia, thế mà trong mơ sao lại là cái Gacmangie năm nảo năm nào.

Cứ nghĩ tới cái Gacmangie thời bao cấp mà hãi. Bên trong khươm năm chỉ có hũ mỡ nước để dành, mùa đông đặc quánh, trắng như băng Nam cực làm sân trượt cho lũ kiến đen. Hũ dưa, hũ cà bạn hàng xóm thâm niên với đám lọ thủy tinh lọc xọc dăm ba viên lạc mặn chát, lọ mắm tôm rang tóp mỡ, lọ muối vừng, thảng lắm mới có miếng cá kho, tí thịt nạc. Thương con, vợ ngồi còng cả lưng tỉ mẩn lọc từ mớ xương hay dính đâu đó trong lạng mỡ mua tiêu chuẩn tháng mà cô nhân viên cửa hàng thực phẩm mải buôn "dưa lê" với tay bồ già suốt ngày trồng "cây si" cắt lẹm vào, kho mặn để dành cho con.

Vãi cả linh hồn

Giời lạnh, cởi quần áo lao vào phòng tắm. "Cạch!" nước nóng phun phì phì da thịt đỏ au, tha hồ ngâm, tha hồ kỳ cọ. Lòng chạnh nhớ ngày xưa hẹn bạn gái đi chơi, mùa đông nước lạnh như đá mà cũng chả đủ dùng, chỉ dám rửa ráy qua loa rồi phi xe đạp lao tới chỗ hẹn. Nửa đêm mới mò về miệng lẩm bẩm sao đàn bà con gái lại nặng mùi thế nhỉ? Chột dạ nghĩ tới mình, hay là cái mùi nằng nặng ấy là của chính mình?

Khi miếng ăn đã no, người ta nghĩ tới ngon. Khi áo quần đủ ấm người ta nghĩ cách mặc sao cho đẹp cho lạ mắt, cũng là thói thường.

Cuộc sống khấm khá người ta bắt đầu nghĩ đến nhau, nhớ đến nhau, tìm đến nhau nhiều hơn thì sự bùng nổ các loại "Hội" là lẽ tự nhiên. Chả khác nào như khi còn học bên tây. Tháng năm tuyết tan cây cỏ hoa lá đua nhau vươn lên, đua nhau khoe sắc từng giờ, từng ngày.

Nhà nước có hội của nhà nước, đoàn thể có hội của đoàn thể, các thànhphần khác trong xã hội có hội đoàn riêng, có tư cách pháp nhân con dấu hẳn hoi. Bên cạnh đó còn có các hội "lụi", chả dấu má, quyết định, chỉ hình thành trên tinh thần tự nguyện nói mồm, vỗ vai nhau như: Hội đồng hương, hội cùng lớp, hội du học, hội đồng ngũ, hội độc thân, hội nhảy đầm, hội tenits ... cũng mọc lên như nấm.

Người ta lần tìm đến nhau khi trên đầu đã hai thứ tóc, khi mặt mũi đã bị thời gian "vò" cho tơi tả, nhăn nhúm, nứt nẻ như cánh đồng quê khô hạn vì chứng Enino. Họ gục đầu bên nhau:

- Giá ngày ấy không vướng tí lý lịch thì chúng mình đã se duyên.

- Ai bắt hồi ấy cấm thấy nói năng gì? Người đâu nhát như thỏ đế, miệng cứ câm như hến, biết đâu mà lần.

- Chưa ra đâu vào đâu mà đã "đòi", sùng sục như quỷ ấy, rách cả áo người ta mà chả biết đường xin lỗi, làm lành. Ghét! Rồi đâm ra xa cách!

...

Thôi thì đủ thứ lý do để người ta thì thầm vào tai nhau cái thời vụng dại. Bất chợt những khuôn mặt chùng xuống buồn bã, đôi mắt lơ đãng như nghĩ ngợi về một "Thời Hoa đỏ" năm nào xa vắng.

Trong cái phong trào "trăm hoa đua nở" ấy chúng tôi những thằng học cùng lớp thời phổ thông cũng dò hỏi, lùng sục tìm kiếm nhau

Từng ấy năm xiêu dạt sống chết giờ gặp lại, có đứa lờ mờ vẫn nhận ra, có đứa phải giới thiệu sùi cả bọt mép mà mãi mới tường. Khối đứa lôi hết kỷ niệm này, quá khứ nọ như cô giáo dậy ngoại ngữ trước cậu học trò không có khiếu học tiếng nước ngoài, giải thích thế nào cũng không chịu hiểu, không chịu nhớ đành tặc lưỡi chấp nhận ông bạn trước mặt mình là học cùng lớp, cùng trường ngày xưa và quá khứ xa lắc là có thật.

Cả lớp hẹn nhau, mỗi năm mỗi bận còn lại từng nhóm thân nhau, hợp tính, tùy! Qua lại thường xuyên. Sau nhiều năm biền biệt dần già đám bạn hiểu được gia cảnh, tính nết của nhau.

Mỗi người mỗi tính:

Có ông bạn sau này không buổi họp mặt nào của lớp, của nhóm vắng mặt. Phải thừa nhận ông bạn quảng giao, vui tính còn khả năng uống thì như hũ nút. Nhưng ngặt nỗi ông bạn thần kinh "yếu" nên hay bị say, mà cứ nhè vào lúc chuẩn bị thanh toán tiền cho nhà hàng là ông bạn mới chịu "say". Say ngả nghiêng, say như không còn "biết gì". Những lần đầu bạn bè sợ, khi ra về đều cử một hai người trong ai đó còn tỉnh táo dìu bạn. Ra tới cổng nhà hàng có nhẽ do "gió" thằng bạn tỉnh hẳn, cứ nẳng nặc quả quyết: "Tôi về một minh được, khỏi phiền các ông".

Thằng bạn nhảy phắt lên xe nhanh như máy khâu, nổ máy phóng vù vù chúng tôi cố đuổi theo, kéo đứt cả dây ga mà chả kịp. Rồi cái màn say này của ông bạn bị chúng tôi phát giác. Nhưng thôi, chuyện vặt chả mấy ai để ý, ngần này tuổi đầu lâu lâu được nhìn thấy mặt nhau là vui, là thích rồi. Tiền nong, thằng có bù thằng không, chạy quanh quẩn trong túi bạn bè, chả đi đâu mà thiệt.

Rồi ông bạn thay đổi chiến thuật, những lần nhậu sau cứ thấy rục rịch thanh toán tiền là ông bạn chui vào Toalet. Bên ngoài bạn bè tự dưng ngẫu hứng gọi mấy chai nữa uống thêm. Chờ mãi mà không thấy thằng bạn trở ra, sợ bạn làm sao! Lò mò vào Toalet tìm. Thấy bạn đứng, hai tay đan vòng vào nhau đặt lên tường, trán tỳ vào tay, dáng nghiêng nghiêng hệt phương án dùng dầm sắt để cứu cái tháp ngiêng Pisa bên Ý đại lợi. Phía dưới cái "khóa phẹc" vẫn ở vị trí "On". Cái "ấy" của ông bạn ngoặt nghẹo trong thế "chân trong, chân ngoài" như chiếc đồng hồ từ thời Pháp ở nhà thằng bạn, có con chim cứ đến giờ lại tung cửa sổ nhảy ra hót véo von bị "kẹt cơ", cửa sổ không đóng lại được nên chịu chết, con chim nằm vắt vẻo trên cửa sổ.

Tôi vỗ vai: "Còn chó nước đái đâu nữa mà đứng mãi đây!". Thằng bạn giật mình: "Tôi buồn ngủ quá nên thiếp đi".

Nghĩ cũng lạ! thứ chất thải của lũ bợm nhậu phun ra trong Toalet nhà hàng lưu cữu từ sáng tới tối, khai hơn nước đái quỷ, thế mà thằng bạn vẫn "sưa" được trong cái không gian ấy, thì tài thánh thật.

Màn đi Toalet rồi cũng trở nên nhàm. Ông bạn nghĩ ra chiêu khác. Ông bạn căn me thấy tiệc sắp tàn là bốc điện thoai. Loạch soạch một hồi rồi tiếng oang oang như chửi vào máy: "Con đi học giờ này vẫn chưa về hả? Thế này thì láo quá! để anh đi tìm".

Mấy thằng bạn nhậu lo lắng: "Thôi ông về đi lo mà tìm con." Sau khi mở thêm chai nữa và tu hết thằng bạn mới chịu xin lỗi: "Tôi phải về trước, các ông ở lại vui vẻ, hẹn gặp lại".

Ông bạn này gia cảnh khá, ông chỉ quen dùng thẻ, trong bóp đủ các loại thẻ từ tín dụng đến thẻ tacxi nên ít khi có "tiền lẻ" trong túi, đến cái xe máy gửi bãi cũng phải xin bạn mấy đồng để trả. Nghe nói hắn buôn bán, làm ăn tiền bạc sẵn lắm nhưng "cá tính" ấy nó ăn vào máu mất rồi, biết làm sao nữa hở giời!

Có ông bạn một năm mới được nhìn thấy mặt một bận vào ngày hội lớp. Gặp nhau tay bắt mặt mừng thật cảm đông. Thằng bạn nói: "Nhớ các ông lắm! Muốn gặp các ông lắm! Để được ngồi tán phét cho nó quên đi cái sự đời. Gia cảnh mình khó quá, con bệnh nặng, tháng mấy triệu tiền thuốc mà chả chắc đã ăn thua, mình già đã đành, con còn thơ dại mọi thứ đang ở phía trước. Lắm đêm nằm gạt nước mắt thương con. Mình như con chuột chạy vạy luồn lách chắt bóp từng đồng . Tôi biết! Tôi cảm ơn bạn bè vẫn nhớ và thông cảm cho hoàn cảnh tôi, các bạn cho tôi tiền, bốn, năm triệu lớn quá. Nhưng tôi nghĩ cái lớn hơn đồng tiền mà bạn bè gửi gắm là nguồn động lực để đông viên tôi chứ làm sao bạn bè tháng nào, ngày nào cũng chu cấp cho mình được, "tự lực cánh chim", gắng vượt qua số phận là chính.

Biết bạn bè thương, ngôi nhậu đâu cũng alô réo gọi, nhưng mình ngại để các bạn mời mãi, bao mãi cũng thấy bất tiện Nên một năm "chỉ dám" gặp các ông một hai bận, mong bạn bè cảm thông".

Lại có ông vừa lấy vợ, vợ hai đẹp, khỏe, to như võ sỹ Summo, tình duyên đang độ "nẫu", thì đùng một cái thấy cái tin nhắn của tụi bạn: "Vợ hắn từ trần, đang nằm ở nhà tang lễ Chợ Rẫy".

Sáng hôm sau bạn bè đứa này gọi đứa kia nháo nhác như chợ trước cổng bệnh viện. Tất cả bủa đi tìm. Trong nhà tang lễ chỉ thấy mỗi cái quan tài, lọ mọ đi tìm người nhà dò hỏi, chả thấy có ai. Tò mò tới bên quan tài, thấy cái ảnh một thiếu phụ đã luống tuổi, trong bụng chợt nghĩ "Thế mà bạn bè kêu vợ hắn trẻ lắm! Tràn đầy sinh khí lắm!". Nhưng thôi! tình yêu mỗi thời mỗi khác, mỗi người có quan niệm già, trẻ ... khác nhau, đem ra bàn chỉ tổ cãi nhau, với lại đâu có phải tuổi tác, ngoại hình ... làm nên tình yêu.

Nhưng vẫn cứ ngờ ngợ, rồi đánh bài liều rút mục kỉnh quay lại tiến sát vào quan tài mắt chằm chằm nhìn bức ảnh. Trời ạ! Không phải thiếu phụ mà là một bà lão cỡ ngoại tám chục. Hay là nhầm? trí tưởng tượng dù phong phú thế nào đi chăng nữa cũng không thể thoát khỏi thực tế. Đúng là nhầm bố nó rồi. Tôi hớt hơ hớt hải chạy ngược trở ra thì thấy bọn bạn đang túm lại bên người nhà vợ bạn nhưng chả thấy nhân vật chính đâu.

Sự tình là mẹ vợ thằng bạn mất, méo mó thông tin thế quái nào lại ra vợ bạn chết.

Ý nguyện gia đinh là muốn đưa bà về quê nằm bên các cụ nên sáng sớm đã thuê xe đông lạnh, hai tài thay phiên nhau một mạch ngày đêm giông thẳng ra Bắc.

Bây giờ mới bỏ mẹ! Tiền phúng điếu thì dễ, cứ để đấy hôm nào thằng bạn từ ngoài Bắc trở vào kêu hắn ra quán dúi phong bì bắt "khao" thế là ổn. Khổ nhất là hai cái vòng hoa tươi nặng chình chịch không biết giải quyết ra sao. Định bán lại gỡ gạc tí vốn nhưng mấy cửa hàng hoa gần nhà tang lễ không chịu mua. Vứt đi thì không tiện với lại xử sự như thế e không hợp đạo. May quá tôi vừa đọc xong cái truyện ngắn của Hồ Anh Thái, tình huống trong truyện sao lại giống tình huống của chúng tôi lúc này thế nhỉ.

Tôi bàn với tụi bạn: "Gần đây có cái bia kỷ niệm chiến thắng Vườn Lài, ở ngay ngã tư gần trung tâm Medic", to nhỏ một hôi rồi chúng tôi nhất trí.

Thế là tám thằng, bốn xe chở theo hai vòng hoa. Bỗng một thằng thông minh "bất thình lình" phát hiện ra điều khinh suất la tướng lên: "Thế còn dải băng đen với dòng chữ "Thương tiếc tiễn đưa em" trên vòng hoa thì tính sao đây?" .

- Ừ nhỉ! Suýt nữa thì bỏ mẹ. "Thì gỡ bố nó ra vứt đi chứ còn làm sao. Em nó đã đi xa đâu mà đưa mới chả tiễn" - Tiếng một thằng nào đó trong đám bô bô "góp ý", át cả tiếng xe.

- Rồi chúng tôi rồ máy vút đi.

Dân chúng chả hiểu làm sao tự dưng thấy sồng sộc tám thằng đàn ông, ngồi trên bốn xe máy dừng trước đài tưởng niệm cung kính đặt vòng hoa lầm rầm khấn vái. Thấy trái ngày mà lại chả có thông báo gì với địa phương, đồn công an phường ngay bên cạnh vội cho người ra hỏi. Tôi nhanh mồm: "Hôm nay là ngày sinh của cụ tôi, cụ tôi hy sinh trong cuộc bạo động Vườn Lài, nên con cháu bạn bè hôm nay đem hoa, nhang tới viếng hương hồn cụ".

Ổn! Thật là "Nhất cử lưỡng tiện". Ngàn lần cảm ơn cái ý tưởng của nhà văn đã đưa đường dẫn lối.

Tháng trước lang thang ở Đà Nẵng gặp thằng bạn mới gả con gái. Thấy bạn buồn buồn gặng hỏi. Thằng bạn bị chọc đúng ý bức xúc vòn vọt tuôn: "Thằng rể quê Thanh Hóa Ngăn mãi con không được, cấm mãi không xong, cái bả tình yêu thời nay nó mạnh thật chúng nó gan tới độ dám hôn nhau trước mặt mình, ông bảo thế có liều không cơ chứ. Vẫn biết là những thứ ấy, sau lưng mình có giời mà giám sát. Nhưng thôi! Thây kệ, của nó nó giữ. Tôi chỉ ức nhất con gái mình, giận nhất con gái mình, yêu đâu không yêu lại nhằm đúng thằng Thanh Hóa mà yêu".

Không phải bạn bè thì tôi "vả" gãy răng thằng bạn. Hắn không biết đứng trước mặt hắn lù lù một thằng Thanh Hóa chính gốc hay sao.

Ông đừng coi thường, xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt đấy.

Biết thế! "Dưng" tôi vẫn không thích thằng rể tôi là dân Thanh Hóa ông hiểu không? - Hắn nói như gào lên.

Nhưng rồi đất chẳng chịu giời thì giời phải chịu đất chứ còn biết làm sao, đành chấp nhận cho nó ở rể - ông bạn ngao ngán thở dài.

Rồi bạn tiếp tục kể tội thằng con rể: "Có bận sau bữa cơm, nhà chỉ có hai thằng đàn ông, ngồi xỉa răng nói chuyện một lúc lâu mà chẳng thấy thằng con rể động đậy gì, tôi nghĩ cách, tôi nói với nó: "Bây giờ tao với mày chơi trò "oẳn tù tì " thằng nào thua thì thằng ấy phải đi pha trà"

Thằng con rể lắc đầu quầy quậy buông một câu "Thôi! Chả chơi"

Ông tính! tới nước ấy thì "y học bó tay" còn chó gì nữa, đành phải hầu trà thằng con rể chứ biết làm sao.

Nó còn nói với mẹ vợ: "Lần sau còn cơm nguội thì má đem rang, đơn giản mà lại nhanh. Chỉ thêm tí nạp xưởng, ít hạt đậu Hòa Lan, chút tương Tàu, đập thêm quả trứng gà ta ... Như cơm Dương Châu ở nhà hàng, ăn được! Chứ hấp cơm nguội: cơm mới, cơm cũ lẫn lộn, lục cà lục cục, khó nhai lắm".

Rõ lộn ruột, thử hỏi ông vào hoàn cảnh tôi ông có "dịn" được không?

...

Thời nào cũng vậy, sao lại lắm nghịch cảnh thế nhỉ !!!.

Thành phố HCM cuối năm 2008


Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”:
Thứ hai, 19 tháng một, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

Một nét "Văn hóa" Việt - Đào Duy



MỘT NÉT "VĂN HÓA" VIỆT

Đào Duy


Tôi học k6 Trỗi cùng với Cảnh trọc, anh của Loan. Nhân đọc lá thư của bạn gửi cho cháu Hiền Vương trên Blogk5. Tôi rất đồng cảm với bạn. Nhân dịp năm mới sắp tới tôi kể câu chuyện nhỏ chia xẻ thêm với Loan và các bạn về một nét "Văn hóa Việt" thời mở cửa.

Năm nào cũng vậy cứ tới dịp hè tôi lại cho con và rủ lũ cháu ra Nha Trang nghỉ mát. Ở khách sạn cho tự do, còn ăn uống thì báo cơm nhà ông anh cho rẻ, ngon và đầm ấm.

Trong một bữa cơm tôi hỏi mấy đứa cháu:

- Ở Nha Trang có thắng cảnh nào đẹp, có khu du lịch nào nổi tiếng?

Thằng con ông anh cậy dân bản xứ kể vanh vách: Đường Trần Phú, tháp Chàm, khu nhà Bảo Đại, Dốc Lết, suối nước nóng, Hòn Chồng, đảo Yến, mới đây có Vinpearl ...

Để cho tụi nhỏ góp ý thêm, tôi hỏi tiếp:

- Thế đã đứa nào tới bảo tàng Yersin chưa?

- Lạc đề rồi! Chú hỏi thắng cảnh đẹp, khu du lịch nổi tiếng, liên quan gì tới bảo tàng, văn hóa ... mà chúng con trả lời. Thằng con ông anh cãi.

- Thì cứ cho là lạc đề, nhưng chú hỏi: "Con đã tới bảo tàng đó chưa, và biết nó nằm ở đâu không?"

Thằng cháu gãi đầu:

- Bảo tàng Yersin thì con biết, nhưng vào thăm thì chưa. Thằng cháu thú nhận.

- Vậy chiều nay mình  đi thăm! Sau đó đi ăn kem, tôi nêu ý kiến. Tụi nhỏ vỗ tay hưởng ứng.

Chiều, ăn mặc chỉnh tề chúng tôi nhảy xe Buýt bắt đầu chuyến thăm quan. Xe chạy dọc bờ biển, qua cầu mới Trần Phú, qua một vườn hoa nhỏ.  Chúng tôi xuống bến trước cửa viện Paster.

Thư viện của A.Yersin tại Viện Pasteur Nha Trang, đã được Bảo tàng Pasteur (Pháp) và Viện Lịch sử y học Lausanne (Thụy Sĩ) viện trợ xây dựng thành Bảo tàng A.Yersin hiện nay
Bảo tàng Yersin nằm khiêm tốn trong khuôn viên viện, nếu ai không để ý thì không biết vì ngoài cổng chỉ có tấm biển đồng nhỏ "Bảo tàng bác sỹ Yersin".

Sau khi mua vé chúng tôi được người bảo vệ dẫn đi. Qua cầu thang bằng gỗ lim đen bóng, bảo tàng nằm trên tầng một của ngôi nhà cổ xây từ thời Pháp. Cô kiểm soát vé nằm bò xoài trên bàn trước cửa phòng, giọng khê khê, một hai tiếng ngủ trưa chắc nàng  chưa đủ cữ.

- Vé đâu?

- Sao lắm trẻ con thế? Cấm được sờ hiện vật và leo lên giường của ông Yersin đấy nhé. Cô kiểm vé cảnh báo.

Cả chiều hôm trước chỉ có hai cậu học sinh vào "thăm quan", chờ mãi không thấy ra. Vào kiểm tra thấy hai ông tướng đang nằm đè trên di tích, cái giường lò so của ông Yersin lúc sinh thời, gáy pho pho lay mãi mới chịu dậy.

- Cô yên tâm! Thế không có ai thuyết minh à! Tôi hỏi.

- Chị thuyết minh bận nghỉ đẻ, khách tự tham quan và tư duy lấy. Cô kiểm vé trả lời.

Hiện vật bảo tàng chả có là bao, một vài đồ dùng sinh hoạt như tủ, giường, bàn ghế, giá sách, còn lại là hình ảnh, tiểu sử, những lá thư gia đình và các công trình khoa học của Yersin.

Dù xem rất kỹ và trao đổi với nhau nhưng cũng chỉ khoảng hơn tiếng đồng hồ là chúng tôi thăm quan xong.

Trước lối ra là chiếc bàn nhỏ để một cuốn sổ dày bìa mạ vàng có tấm biển nhỏ "Lưu bút cảm tưởng" của khách. Bọn trẻ xúm lại tranh nhau, cuối cùng thằng con tôi được đại diện. Bọn trẻ tò mò đọc các lưu bút của khách, chủ yếu là khách tây.

Đang đọc thì thấy cô kiểm vé ngoài cửa chạy vào giọng nhẹ nhàng dễ thương khác hẳn lúc trước:

- Anh và các cháu khi nào xem xong khi về khóa cửa bảo tàng "cẩn thận" hộ em, chìa khóa anh đưa cho chú bảo vệ ở dưới nhà, em về sớm có tí việc. Rồi dúi cho tôi chùm chìa khóa chả cần biết người được nhờ " thành phần" ra sao và có đồng ý hay không.

Đọc dòng lưu bút của con trước khi rời bảo tàng: "Yersin, nhà bác học vĩ đại. Xin cảm ơn người"

Mặc cho tụi nhỏ bàn tán vui vẻ về chuyến thăm quan bên những ly kem, tôi ngồi nhấm nháp Café, giọt đắng của thứ nước đen đen này không làm sao xua đi được nỗi buồn.

Sao nhỉ? Cả buổi chiều chỉ có tôi, đứa con và lũ cháu "cô đơn" trong cái bảo tàng của người bác học nổi tiếng này ư! Rồi tự nhiên mình lại được "biên chế" trở thành "tay hòm chìa khóa" của bảo tàng nữa chứ.

Lạ thật!

Loan và các bạn nghĩ sao? Về mẩu chuyện tôi vừa kể...

Sài Gòn 16/01/2009

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: Thứ sáu, 16 tháng một, 2009)


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>