Thầy trò Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống ở phía Nam sáng 26/10 đã xuống Vũng Tàu viếng thầy Hồng Tuyến - tác giả của bản Trường ca bất hủ đã được ca vang nửa thế kỉ qua.
Sau khi thắp nhang, anh Dương Minh xin phép cô cho hát tặng, tiễn đưa thầy 2 bài. Cô bảo quá tốt và anh Đông Nhân bắt nhịp để cả đoàn hát "Sinh ra trong khói lửa" và "Tiến bước dưới quân kỳ".
- giáo viên dạy Nhạc, tác giả của Trường ca Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - đã vĩnh biệt chúng ta lúc 3g sáng hôm nay, 25/10/2016.
Bạn Nguyễn Thế Thịnh k5 đã cùng gia đình đưa thầy về nhà đêm qua. Sáng nay, Nguyễn Thế Thịnh và Ngô Phúc Chiến có mặt ở nhà thầy, cùng gia đình lo tang lễ.
Kế hoạch tang lễ:
- Nhập quan: 7g chiều nay 25/10/2016.
- Di quan: 4g sáng 27/10/2016.
Kế hoạch đi viếng:
- BLL các khóa liên hệ:
Đông Nhân (090380 7742),
Nam Điện (090380 5765),
Dương Minh (091815 6666)
Thế Thịnh (091384 8444).
để tổ chức ghép xe xuống viếng thầy.
Cùng có mặt lúc 10g sáng ngày 26/10/2016 tại nhà thầy: 1529/2 đường 30/4, phường 12, Tp Vũng Tàu.
BLL phía Nam kính báo! (Theo tin của anh Trần Kiến Quốc đăng trên Blog K5)
Thầy trò Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống ở phía Nam sáng 26/10 đã xuống Vũng Tàu viếng thầy Hồng Tuyến - tác giả của bản Trường ca bất hủ đã được ca vang nửa thế kỉ qua.
Sau khi thắp nhang, anh Dương Minh xin phép cô cho hát tặng, tiễn đưa thầy 2 bài. Cô bảo quá tốt và anh Đông Nhân bắt nhịp để cả đoàn hát "Sinh ra trong khói lửa" và "Tiến bước dưới quân kỳ".
Meo Ha, Tran KienQuoc
Hát trước linh cữu thầy Tuyến - Video Meo Ha.
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking
“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein
Đã điên rồ thì chắc chắn thường làm những điều ngược ngạo và ngu ngốc rồi. Nhưng không phải chỉ có điên rồ mới làm những điều ngược ngạo, ngu ngốc. Nghĩa là thiên tài đôi khi cũng làm những điều ngu ngốc và trái lại ngu ngốc chưa hẳn đã điên rồ!
Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể gộp điên rồ và ngu ngốc vào một cái tên chung: rồ dại. Thường thì nhiều người nghĩ rằng một kẻ có ý nghĩ và hành động rồ dại là kẻ không có lý trí hoặc mất hết lý trí. Nghĩ như vậy là không đúng. Theo chúng ta, người rồ dại (hoặc đang ở trạng thái rồ dại) là người thiếu hẳn hoặc mất hết sự tự giác, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, hay cũng có thể nói, là người đã bị suy giảm nghiêm trọng lý trí, thậm chí là đến mấy hết lý trí, nhưng không phải là đã mất hết ý chí. Lý trí và ý chí là hai thứ khác nhau, trong lý trí có ý chí và trong ý chí có lý trí. Dù có những suy nghĩ và hành động gàn dở, ngược đời, thì không phải vì thế mà cho rằng người rồ dại không còn lý trí. Người rồ dại vẫn sống có lý trí, chỉ có điều lý trí ấy so với chuẩn mực qui ước thông thường, được đánh giá là khác thường, có ý chí không tỉnh táo, mê sảng, u muội…Đã là con người thì phải có lý trí. Có thể nói lý trí là ý chí đã ít nhiều bị tính chủ quan lũng đoạn.
Thường, chúng ta đều cho rằng những ý tưởng và hành động mang tính sáng tạo chỉ có thể có ở những người bình thường (không rồ dại), có ý chí mà sự lũng đoạn của tính chủ quan đã giảm thiểu, tức là đã có lý trí tỉnh táo và hơn nữa là vào những lúc lý trí đó trở nên sáng suốt cao độ. Điều đó có vẻ như không còn phải bản cãi nữa vì trong đời sống hàng ngày luôn xảy ra như thế và hơn nữa, dường như đã được xác nhận hoàn toàn bởi lịch sử phát triển khoa học. Có lý trí thì có sáng tạo! Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì thấy nhận định đó không chính xác. Thật ra, hiện tượng sáng tạo ở những lý trí tỉnh táo chỉ mang tính phổ biến thông thường chứ có khi cũng từ ý chí, mang tính đột xuất, bất ngờ.
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Sáng T3, ngày 04/10/2016, tại Hà Nội, BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã họp do Trưởng BLL Trường Bùi Vinh chủ trì. Tham dự gồm có các Thầy Chi Phan, Vũ Xuân Thăng, Cô Nguyễn Thúy Lan và các anh chị đại diện BLL các Khóa: Lê Kinh Tuyến K1 - Lương Sơn, Chu Kỳ Minh K2 - Thái Chi K3 - Nguyễn Hữu Thành K4 - Hoàng Việt, Ngô Thế Vinh K5 - Nguyễn Quốc Thắng K6 - Hoàng Mạnh Thắng K7 - Bùi Thắng K8 - Võ Song Yên, Nguyễn Thị Mẫn C11.
Sau khi thảo luận, hội nghị thống nhất các nội dung sau:
Kiểm điểm việc thực hiện các công việc từ cuộc họp lần trước
Gặp mặt, giao lưu thân mật Thầy Trò, CBCNV trường Nguyễn Văn Trỗi ở Hà Nội, Hải Phòng tại TP Hải Phòng do các Thầy Cô ở TP Hải Phòng tổ chức sau ngày Hội Trường, nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2015.
Đoàn Công tác Thầy Trò Trường Trỗi, do Trưởng BLL Trường Bùi Vinh dẫn đầu đi Nam Ninh, Quế Lâm dự Lễ ra mắt cuốn sách “ Minh chứng lịch sử tình hữu nghị Trung - Việt” do Viện Khoa học xã hội, Cục Lưu trữ Quảng Tây, trường Nguyễn Văn Trỗi, hội hữu nghị Việt – Trung phối hợp biên soạn và phát hành (Từ 25/12/2016 – 31/12/2016). Khi về nước đã họp BLL Trường báo cáo kết quả chuyến công tác và phân phối cuốn sách cho các Khóa (12/01/2016)
Tổ chức tham dự Lễ Hội và dự Lễ khánh thành Đình Làng mới thôn Trại Hòe (21/02/2016, ngày 14/01 Âm)
Giao lưu, gặp mặt các Lão Binh TP Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam, tại nhà khách BTL Công Binh, Đội Cấn Hà Nội (11/04/2016)
C11 họp mặt ra mắt và tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập (09/1966 – 09/2016) đánh dấu bước hòa nhập vào các hoạt động chung của Trường và các Khóa (28/04 và 28/10/2016)
Đoàn 16 sỹ quan cao cấp của quân đội là Cựu học viên trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi đi nghỉ dưỡng và thăm Nam Ninh, Quế Lâm TQ, do TCCT tổ chức. Đây là sự quan tâm rất lớn của Quân uỷ và Bộ Quốc phòng với trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi chúng ta, nhưng đến nay chưa thấy Đoàn trao đổi lại với BLL Trường, nên các Khoá tự tìm hiểu thêm. Hy vọng đây không phải là đặc ân đầu tiên và cũng là cuối cùng đối với trường VHQĐ - NVT (thuộc TCCT) chúng ta.
Các Khóa ở cả 3 miền Bắc,Trung, Nam đã chủ động tổ chức các hoạt động:
Thăm hỏi các Thầy Cô nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2015, đến thăm các Thương binh, thắp hương các Liệt Sỹ ở gia đình cũng như ở các Nghĩa trang Liệt sỹ nhân ngày Thương Binh Liệt sỹ 27/07/2016, họp mặt kỷ niệm những ngày Lễ của Đất nước như này thành lập Quân đội 22/12/2015, chiến thắng 30/04, ngày quốc tế lao động 01/05, Cách mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 02/09...
Tổ chức họp mặt toàn Khóa kỷ niệm ngày nhập ngũ, ngày ra Trường... với sự tham gia của anh em các Khóa ở mọi miền đất nước, như K4 tổ chức gặp mặt ở Quảng Bình, các amh K2 họp mặt kỷ niệm 49 năm ngày nhập ngũ tại Hà Nội 01/08/2016, K3 họp mặt kỷ niệm 48 năm ngày nhập ngũ ở TP Nha Trang 01/08/2016, K7 họp mặt ngày Truyền thống ở Hà Nội, K8 họp mặt kỷ niệm 49 năm ngày Nhập Trường 17/08/2016 ở Đà Nẵng....
Tổ chức thăm hỏi các Phụ huynh, Thầy Cô, các bạn Trỗi bị ốm đau, tổ chức chu đáo phúng viếng, tiễn đưa các Phụ Huynh, Thầy Cô và các bạn Trỗi không may qua đời...
Tham gia Làm phim tài liệu về trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi
Thầy Chi Phan chủ trì việc lên kế hoạch phối hợp với THQP để tiến hành thực hiện: Viết kịch bản, kế hoạch quay phim ở miền Bắc, Trung, Nam và Trung Quốc... Bắt đầu khởi quay lấy tư liệu từ 15/10/2016 với tình thần làm cẩn thận, công phu để có được một ấn phẩm chất lượng tốt.
Sau khi kịch bản được thông qua, đề nghị các Khoá động viên mọi người cung cấp các tư liệu cho tổ làm phim...
Phim gồm 3 tập, mỗi tập 27 phút, với các nội dung về ngôi Trường từ ban đầu đến thời kỳ trưởng thành, phát triển và luôn giữ truyền thống tốt đẹp của Trường VHQĐ
BLL Trường và các Khóa đều tham gia với vai trò vừa là người trong cuộc, vừa là Cố vấn cho ekip làm phim, phối hợp với THQP ghi hình các hoạt động, sự kiện của Trường, của các Khóa để lấy tư liệu...
Thời gian trong 1 năm, sẽ xong trước ngày 22/12/2017.
Tổ chức gặp mặt kỷ niệm 51 năm thành lập Trường Nguyễn Văn Trỗi tại xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên (15/10/1965 - 15/10/2016)
Nội dung: Gặp mặt, giao lưu, thăm các trường học, trạm y tế, các địa điểm cũ xưa kia ở xã Mỹ Yên mà trường Nguyễn Văn Trỗi đóng quân tại đây những năm 1965 - 1966, có THQP tham gia ghi hình lấy tư liệu.
Thành phần tham gia: Các Thầy Cô, CBCNV, Học sinh các Khóa trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi và lãnh đạo, đại diện các đoàn thể, trường học, trạm y tế xã Mỹ Yên, gia đình Liệt Sỹ Đỗ Khắc Tiến.
Thời gian: Ngày 15/10/2016. Các Đoàn ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... và các anh chị đi bằng phương tiện riêng, chủ động thời gian, tập kết tại trụ sở UBND xã Mỹ Yên trước 09h00 ngày 15/10/2016.
Chương trình cụ thể
09h15 - 10h15: Thăm các trường học, bệnh xá, khu trung tâm xã Mỹ Yên
10h15 - 11h00: Họp mặt truyền thống tại Hội trường (Mới) xã Mỹ Yên
11h00 - 13h00: Cơm trưa tại khu dịch vụ xã Mỹ Yên (Cạnh bom bom)
13h00 - 15h30: Thăm lại những địa danh gắn bó năm xưa.
15h30 - Các đoàn ra về
Sẽ có thông báo kế hoạch cụ thể về chương trình này, đề nghị các đơn vị tham gia đông đủ.
Tham dự Lễ ra mắt cuốn sách "Minh chứng lịch sử của tình hữu nghị Trung - Việt" tại Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Hội hữu nghị Việt-Trung và BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi phối hợp đồng tổ chức sự kiện này.
Dự kiến sẽ tổ chức vào sáng (9h - 12h) ngày 28/10/2016, tại 105 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Tham dự có các Thầy Cô, học sinh các Khóa trường Nguyễn Văn Trỗi, mỗi Khóa tham dự 5 người.
Đề nghị BLL các Khóa phổ biến nội dung đến anh chị em trong Khóa và cử người tham gia đầy đủ.
Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2016:
Đề nghị BLL các Khóa ở 3 miền Bắc, Trung, Nam chủ động tổ chức đến thăm các Thầy Cô, nhất là các Thầy Cô bị ốm đau, bệnh nặng, thể hiện tình cảm Thầy Trò, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn...
Riêng tại khu vực Hà Nội, anh Chu Kỳ Minh lên kế hoạch tổ chức BLL Trường, các Khoá 2 - 5 và các anh chị Khoá 2 đi thăm Thầy Biểu đang ốm nặng.
Đồng ý với đề xuất của C11: Bổ sung chị Nguyễn Thị Mẫn K5- C11vào BLL Trường, để tăng cường sự góp mặt của chị em C11 trong hoạt động chung cùng các Khoá và Nhà Trường.
(tiếp) -Phản biện cách mạng vô sản không phải để ruồng bỏ nó, mà để thấy rõ khiếm khuyết của nó, khắc phục nó và thêm quí trọng nó, vì nó là hướng vận động xã hội có tính chính nghĩa nhất, có lý trí đến hoàn thiện duy nhất của xã hội loài người! -Hiện nay, cách mạng vô sản như gã say rượu loạng choạng trên đường đến xã hội XHCN tự mình vẽ ra, tưởng rất gần nhưng đi mãi không hề đến nơi, vì XHCN như Niết Bàn, chỉ là ảo ảnh của sự hoang tưởng. Xét về mặt nuôi chí lý tưởng thì cộng sản giống y hệt Đạo Phật. Đạo Phật, sau 2500 năm tu luyện, vẫn chưa có bất cứ ai đến được cõi Niết Bàn! Như vậy có phải mị dân không? - Cách mạng vô sản, theo các nhà lý thuyết cộng sản, là cuộc đấu tranh triệt để nhất của loài người về mục đích xóa hết áp bức, bất công, bóc lột, đảm bảo quyền sống cơ bản cho mọi người. Cách mạng vô sản đã xây dựng trên lý thuyết con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội không có người bóc lột người, mọi người đều được sống cuộc sống "vui vẻ-ấm no-tự do-hạnh phúc" với khẩu hiệu: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vô sản, theo nhận định của Mác-Lênin, cũng là cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng, lâu dài và gian khổ nhất, bắt đầu từ lúc phát động, thủ tiêu nhà nước tư sản, cho đến khi xây dựng xong xã hội XHCN, thiên đường của chủ nghĩa cộng sản. Phải hỏi, mục đích của cách mạng vô sản tuyệt đẹp như thế, phù hợp với ước mơ của loài người như thế, nhưng trên thực tế, vì sao cho tới nay hầu hết các nước làm cách mạng vô sản, đã đập tan chính quyền tư sản, xây dựng được nhà nước chuyên chính vô sản, đang tiến lên CNXH, thậm chí như Liên Xô, tưởng đã đến nơi, đột nhiên, thuận theo nguyện vọng quần chúng (tầng lớp bị trị), rời bỏ con đường đó, trở về với xã hội có chính quyền mang bản chất của tầng lớp tư sản như xưa? Và như vậy CNXH là hão huyền, cách mạng vô sản là vô ích chăng?
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
-
QUÀ, QUÀ 1/7 Ngày 01/7/1969 được xem là ngày ra trường của tất cả học sinh
khóa 4 và cũng là ngày nhập ngũ của đông đảo các bạn trong khóa. Nhâp dịp
"trọng...
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>