Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Happy New Year 2012

Start:     Dec 31, '11
End:     Jan 1, '12
Location:     Blog
  

Happy New Year

2012

 

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Đúng kế hoạch, 8g sáng nay bắt đầu Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng tại Nhà tang lễ Viện Quân y 354. Anh em k6 cùng BLL trường và anh chị em các khóa có mặt đón bạn. Sau 9g gia đình cùng 1 số bạn bè đưa Trọng về Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng, Thạch Thất, HN. Bạn đã được về nằm bên mẹ sau gần 40 năm xa. --- Tin từ CCB Nguyễn Văn Tâm: Anh em HN báo vào, đến dự lễ còn có anh Thống, anh Thư - 2 CCB quê Thanh Hóa, bạn chiến đấu của Trọng. --- Tin từ Nguyễn Anh Minh k6: Lính Trỗi - đông nhất là k6 rồi đến các khóa khác, quãng 6-70 người. Phường đứng ra tổ chức, rất trang trọng. (TranKienQuoc) http://bantroi5.blogspot.com/2011/12/le-truy-ieu-ls-vo-nguyen-trong.html

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Sau gần 40 năm, Võ Nguyên Trọng trở về đất mẹ - Kiến Quốc

Sau gần 40 năm, Võ Nguyên Trọng trở về đất mẹ

Kiến Quốc

Anh là bạn cùng Trường Văn hóa quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ với chúng tôi. Năm 1970 khi trường giải thể, chúng tôi vừa học hết lớp 10 đã đăng kí nhập ngũ. Năm đó Trọng vừa học hết lớp 9 (hệ 10 năm).

Ngày ấy, ba Trọng là cụ Võ Nguyên Lượng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Trọng về thị xã sống với gia đình và vào học lớp 10. Cuối năm ấy, cả nước Tổng động viên sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Hàng vạn sinh viên, học sinh đang học dang dở đã đăng kí lên đường; trong đó có Võ Nguyên Trọng.

Phạm Quang Thư, đồng đội quê Thanh Hóa còn sống sót từ chiến trường trở về, kể lại: “Bác Lượng rất ủng hộ quyết tâm đó, mặc dù có đủ lí do để Trọng được ở lại miền Bắc, tiếp tục học tập. Bác đã hành động đúng với lương tâm và trách nhiệm của người đứng đầu về Đảng ở tỉnh. Hành động ấy đã động viên các gia đình và thôi thúc hàng ngàn thanh niên, học sinh Thanh Hóa lên đường nhập ngũ. Trong những ngày luyện quân, bác đã đến thăm và động viên các chiến sĩ trẻ của tỉnh nhà”.


Chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh

Sau thời gian huấn luyện, Trọng được bổ sung vào E52 thuộc F320. Đơn vị hành quân dọc Trường Sơn vào tới chiến trường miền Tây Nam bộ, E52 được đổi sang phiên hiệu E46 (do đồng chí Bính là E trưởng, đồng chí Vỵ là E phó, đồng chí Minh là Chủ nhiệm Chính trị) thuộc sư đoàn 1 (đồng chí Thương là Chính ủy và đồng chí Tạ Lệnh - Phó chính ủy).

Đồng đội cùng trung đoàn nhớ như in hình ảnh Trọng ngày đó - thư sinh, đẹp trai, sống hồn nhiên, vô tư. Suốt thời gian cùng sống và chiến đấu, Trọng được anh em trong cơ quan Tham mưu quý mến. Trọng cùng đơn vị lăn lộn trên đất An Giang, Kiên Giang, rồi rong ruổi khắp mặt trận Campuchia: Công-pông Chơ-năng, Công-pông Sư-pư, Cô Công... vào mùa khô năm 1971.

Mỗi khi có dịp gặp nhau, anh em Thanh Hóa thường động viên nhau tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, truyền thống gia đình. Trọng còn kể nhiều về mái trường Thiếu sinh quân thân yêu. Bao phen lênh đênh trong rừng tràm mùa nước nổi…

Lúc bấy giờ D6 thuộc E46 có tình hình phức tạp. Hiếu - tiểu đoàn trưởng - vì không chịu được gian khổ đã chiêu hồi. Vì vậy ngày 18/8/1972, đồng chí Vỵ, E phó, xuống làm việc với Ban chỉ huy tiểu đoàn, đóng quân ở xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Trọng được theo tháp tùng.

Chiều, sau khi trở về Sở chỉ huy trung đoàn, Trọng tranh thủ xuống bếp lấy cơm cho cơ quan. Trên đường trở về bất ngờ bị pháo kích, Trọng không may dính mảnh đạn. Bị thương rất nặng, anh được Quân y trung đoàn cấp cứu. Bác sĩ Khiêm, người Hà Nội, đã dùng sơ-ranh rút máu trên cánh tay mình để cứu Trọng nhưng… bất lực.

Đêm hôm đó, Trọng mất. Hôm sau được đơn vị mai táng trên mảnh đất gần Trạm Phẫu trung đoàn ở xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, gần Ngã ba Hòn Chông. Sinh ngày 18/10/1952, hy sinh ngày 18/8/1972. Như vậy Võ Nguyên Trọng ra đi khi tuổi vừa tròn 20. Và… anh mãi mãi tuổi 20!


Bao nhiêu năm kiếm tìm

Năm 1974, cụ Võ Nguyên Lượng mất...

Chiến tranh qua đi, gia đình mong mỏi chờ đợi nhưng không thấy Trọng về. Rồi một ngày, giấy báo tử đến, vẻn vẹn chỉ mấy chữ “hy sinh ở mặt trận phía Nam”. Hàng chục năm trôi qua, mẹ, chị, em và bạn bè trông ngóng thông tin về mộ phần Trọng.

Nhiều lần, Ban Liên lạc trường Nguyễn Văn Trỗi gửi tin nhắn tìm đồng đội trên Báo QĐND, trên “Sự kiện và Nhân chứng”, gửi thư cho Phòng Chính sách QK9 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa nhưng không thấy hồi âm. Còn sư 1 (đơn vị của Trọng) thì đã giải thể. Biết tìm nơi đâu?

Chị Võ Hồng Vân quá thương em, nhiều lần lặn lộn từ Hà Nội vào Kiên Lương dò hỏi. Khi xuống được bạn Trỗi giúp đỡ, tạo điều kiện ăn nghỉ, đi lại nhưng vẫn chưa có kết quả. Em Võ Nguyên Tuệ cũng không dưới vài lần đi tìm anh trai.

Nghe tin có đồng đội của Trọng sống sót và trụ lại đất Kiên Giang suốt từ 1975; Tuệ đã tìm gặp. Anh tên là Cư, sinh năm 1946, y tá trung đoàn bộ. Tuệ được nghe anh kể lại: “Theo kế hoạch tác chiến, đơn vị đang chuẩn bị tấn công Nhà máy Xi măng Hà Tiên. Nhưng vì gian khổ mà tay tiểu đoàn trưởng chiêu hồi. Hắn khai hết cho địch... ”.

Anh Cư nhớ, anh em chôn Trọng ở chân một quả đồi. Ba hôm sau, địch tập kích. Bệnh xá không kịp di dời. Trong trận chiến đấu bảo vệ thương binh, bác sĩ Khiêm cũng anh dũng hy sinh. Nơi đóng quân gần như bị san bình địa.

Được anh dẫn tới nơi chôn cất anh Trọng, nay là một bãi đất bằng vì thời gian và sự tàn phá của con người. Mộ nằm ở đâu thật khó xác định. Lần tìm không thấy, phải quay về.



Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng, hy sinh  tại    Mặt trận Kiên Lương - Kiên Giang     năm  1972.Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng

“Đường dây” CCB E46

Công việc tìm kiếm phải làm lại từ đầu… Ở E46 có anh Quyết, nhập ngũ từ 1965-66, hết chiến tranh về sinh sống ở Thái Nguyên. Anh Quyết có người anh trai cùng là lính E46, hy sinh ở Kiên Lương. Chừng ấy năm anh Quyết lọ mọ đi tìm anh. Tìm anh chưa thấy thì quay ra đi tìm đồng đội. Cứ mải miết hết đợt này đến đợt khác.

Thật tình cờ và cũng là may mắn, khi vào QK9, anh Quyết được tận mắt xem 10 bộ hồ sơ đánh dấu khu vực chôn cất các LS ở Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. (Nhưng danh sách LS của F1 thì lại lưu trên Phòng Chính sách QK7. Sau này mới hay ngày đó F1 trực thuộc Bộ nên sau này hồ sơ chính sách bàn giao cho QK7). Trong số đó có sơ đồ đánh dấu khu vực chôn cất 9 LS tại xã Dương Hoà (3 LS Hải Phòng, 1 - Hải Dương, 1 – Thái Bình và trong 4 LS Thanh Hóa có LS Võ Nguyên Trọng). Vậy là anh liên lạc với các gia đình LS. Tiếc là không thể liên lạc được với gia đình LS Võ Nguyên Trọng, vì không có địa chỉ.

Chuyện Trọng, con trai Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hy sinh – ai trong E46 cũng biết. Anh Quyết báo cho anh Tâm (cũng lính E46, nay sống ở 185/1 đường 3 tháng 2, P11, Q10, TPHCM) thì anh Tâm biết ngay. Theo “đường dây” của những người bạn đã vào sinh ra tử E46, anh Tâm báo ra Hà Nội cho anh Hải, khi cả đoàn tìm kiếm hài cốt LS đã lên đường.

(Chuyện giữa anh Hải và anh Tâm cũng dài dòng... Là lính cùng trung đoàn nhưng Hải vào mặt trận sau Tâm. Tình cờ một lần lên mạng thấy có bài viết giới thiệu về Sư đoàn 1 của Tâm; Hải đã gọi điện vào. (Thật ra họ nào có biết mặt nhau tuy cùng tiểu đoàn, vì ngày đó sống trong dân, đâu có doanh trại như thời bình).Nặc danh nói...

Cho đến ngày anh Tâm đến dự họp mặt k5NVT tại Ba Son thì anh vẫn chưa hề biết mặt CCB Hải (Hà Nội). Tết này anh sẽ ra Bắc ăn tết và tìm đến Hải. Chuyện của những người lính chiến còn dài dài...
10:20 Ngày 29 tháng 12 năm 2011

Hải hỏi thăm về nơi chôn cất LS Trọng – cái tên đồng đội mà loa trên UH-1 cứ ra rả mấy ngày trước khi chúng tấn công vào nơi đóng quân của E46.TranKienQuoc nói...

Bọn ngụy còn tuyên truyền: "Trọng là con cháu Tướng Giáp". Chắc vì cùng họ Võ Nguyên.
Gốc Quảng Ngãi nhưng ba là bí thư Thanh Hóa nên Trọng coi xứ Thanh như quê mình.
03:16 Ngày 30 tháng 12 năm 2011

Tâm nhớ, Trọng được chôn gần Trạm Phẫu trung đoàn thời gian tháng 8/1972).

Quãng đầu tháng 9/2011, Tâm gọi ra cho Hải, thông báo việc tìm kiếm mộ LS E46, trong đó có Trọng. Anh Hải lục tìm địa chỉ gia đình thì đã thất lạc. Sau này Hải kể lại: “Ơn trời, đang loay hoay thì nhớ ngay tới Trung tâm MARIN của mấy bạn trẻ tâm huyết, yêu kính những LS đã hy sinh vì nước. Các bạn lập cả trang Web “Nhắn tin đồng đội”… Đã có lần đọc được tin gia đình Trọng tìm em. Nên khi lên mạng, tra cứu ngay ra: Tại số 2966 (ngày 21/3/2006) có tin “Võ Nguyên Tuệ tìm LS Võ Nguyên Trọng” cùng địa chỉ, điện thoại gia đình. Vậy là tôi gọi cho chị Vân”.

Hai chị em Vân, Tuệ lập tức nhập cuộc đi tìm mộ LS cùng 8 gia đình kia.

Giữa tháng 9/2011, 9 gia đình LS cùng anh Tâm và Đội K92 Quy tập LS tỉnh Kiên Giang “hành quân” về chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tìm kiếm, đào bới. Trên sơ đồ đánh dấu 9 mộ nhưng chỉ tìm thấy 8, giữa mộ số 7 và số 9 có khoảng trống hơn 4m. Cày nát cả vùng mà chả thấy. Cuối cùng tạm kết thúc cuộc tìm kiếm.

Tám mẫu hài cốt được chuyển ra Hà Nội, dùng phương pháp giám định Gen, để xác định “Ai sẽ là ai?”.


Sự diệu kì của khoa học

Được sự phối hợp của Hội Hỗ trợ gia đình LS Việt Nam và Phòng Chính sách QK7; ngày 20/9/2011 tại Hà Nội, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đã tiếp nhận 8 mẫu phẩm của 8 LS hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Nhờ có sự tiến bộ diệu kì của khoa học, đầu tháng 12/2011 - chỉ sau 2 tháng kiểm tra đối chứng – Viện thông báo kết quả: Chính xác 100%! Đó đúng là hài cốt của 8 LS đã hy sinh và yên nghỉ tại chân đồi Bãi Ớt, xóm Dừa từ 1972.

Gia đình trở lại Kiên Giang đón LS. Ngày 14/12/2011, hài cốt LS về tới Hà Nội. Chỉ tiếc là Trọng về mà mẹ đã đi năm 2004.

Vậy là sau gần 40 năm thất lạc, nay hài cốt của LS Võ Nguyên Trọng và 7 đồng đội đã trở về với quê hương.

Cũng ngày hôm nay 22/12, chúng tôi nhớ đến các LS Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi còn nằm nơi đâu trên dải đất hình chữ S này: Chu Tấn Quang, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm, Y Hòa, Bùi Thọ Tuyến; hay những LS từng được quy tập lần 2 nhưng nay không có địa chỉ: Đặng Bá Linh, Trần Hữu Dân.

Sáng ngày 30/12/2011, gia đình cùng chính quyền địa phương sẽ tổ chức Lễ đón nhận và truy điệu LS Võ Nguyên Trọng tại Nhà tang lễ Quân y viện 354 Hà Nội. Đông đảo đồng đội Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sẽ có mặt đón bạn.


 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ năm, 29 tháng mười hai, 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Tắm nước nóng ở Y Trung - hameok6






Tắm nước nóng ở Y Trung

 hameok6


Nhớ hồi ở Y Trung, vào mùa đông, mỗi lần muốn tắm nước nóng (vì có khi vẫn tắm nước lạnh!) thì phải ra sau nhà bếp, chỗ gần ngay bên lò hấp bánh bao, hứng xô nước nóng từ bể, xách vào nhà tắm nhỏ xíu gần đó tắm. Nhiều khi hết xô nước mà vẫn chưa tắm xong, thế là phải “trần như nhộng” chạy ra hứng thêm xô nữa! Mà nói chung tắm không đã. TranKienQuoc nói...
Ngày về Hưng Hóa cũng có tắm nước nóng nhưng là tắm nước nóng trộm trong bếp, trong những đêm đi gác. Lần đó ngộ độc khí CO, suýt toi. Sẽ viết lại.
09:31 Ngày 27 tháng 12 năm 2011


Vậy là có một lần, lúc đó cũng đã chiều tối, tôi đang lúi húi hứng xô nước thứ 2 trong cơn giá lạnh. Bỗng nghe trong bể nước nóng mình đang hứng có tiếng cười sặc sặc. Vươn cổ lên nhìn vào thì thấy bóng đầu mấy đứa thì thầm gọi “Hà mèo, Hà mèo, vào đây!”. Nhìn quanh không thấy ai quanh bể, tôi lập tức thảy cái xô ra xa và nhẩy cái bụp vào bể nước. Ôi, thật đã hết sức! Nước mới ấm làm sao. Cả một cái bể rộng, chỉ cần ngồi xuống là ngập tới cổ. Thật chẳng bù cho nãy giờ phải múc từng ca nước xối xối mà vẫn lạnh muốn chết. Mấy đứa thỏa thích bò qua bò lại trong bể nước nóng. Tha hồ tắm!

Bỗng một bóng đen thò vào miệng bể la: Đứa nào trong này? Cả bọn giật mình nhìn ra thì đúng là anh Cần điếc. Chết mẹ, “Hung thần” của nhà bếp tới rồi! Xuống bếp mò mẫm bánh bao hay gà qué mà gặp anh Cần điếc thì chỉ có chết. Ảnh người Tày, nói hơi ngòng ngọng, lùn, to ngang mà khỏe vô cùng. Nhà bếp có chuyện gì nặng là một tay ảnh làm hết, từ gánh nước, chẻ củi, bắt heo … tới bắt học sinh ăn trộm đều là ảnh. Nhưng được cái ảnh hơi chậm, tai nghễnh ngãng, nghe gì cũng đều hỏi lại. Vậy là nhân lúc ảnh đang “Hả? Hả?” là AE mình chạy tuốt luốt (nên tụi học sinh mới đặt tên “điếc” là vậy). 




Thật ra theo tôi biết, hình như anh Cần điếc chưa bao giờ bắt được thằng ăn cắp nào (hay là ảnh tốt bụng chỉ hù dọa tụi học sinh là chính mà hồi đó tụi trẻ con không biết?).

Quay lại cái bể nước nóng. Thấy anh Cần tới, cả bọn tụi tôi hoảng sợ chen nhau lùi sâu vào trong bể. Anh Cần điếc quơ tay không nắm được thằng nào bèn lấy cái gáo múc nước (là cái nồi quân dụng được buộc chặt vào một cái cây dài có lẽ tới 2 mét chứ chẳng chơi) đưa vào bể quơ quơ, đập đập … Mấy đứa càng sợ lại càng lùi sâu vào phía trong hơn. Mà càng sâu vào trong thì lại càng gần bếp lò, nóng muốn chết! Cả đám im re nhưng không thể ngồi yên được mà cứ nhấp nha nhấp nhổn vì nóng … đít!HữuThành.Nguyễn nói...
HMk6 vớ được cái ảnh này rồi viết theo nó chuyện nước tắm nóng ở Y Trung, sai toét!
Ở Y Trung người ta có một lò cấp hơi nước cao áp cho tất cả các nhu cầu nhiệt-hơi, mà chủ yếu là nấu cơm, hấp bánh bao và nước tắm.
Nấu cơm : đổ gạo và nước vào khay, xếp vào thùng gỗ kín rồi xả hơi nước cao áp (hơn 100 độ C) vào. Cơm chín mà không cần sôi nên đóng bánh chặt trong khay. Bưng ra ăn xắn đều 16 miếng/khay cho 16 thằng. Mỗi miếng vừa một bát tộ, không thằng nào giành ăn hơn thằng nào.
Hấp bánh bao : xếp bánh vào khay, tất nhiên là không đổ nước rồi cũng xả hơi như hấp cơm?
Nước tắm : có một cái vòi cấp hơi chọc vào bể nước lạnh, có thể dưới đó có giàn trao đổi nhiệt(?). Mỗi lần cần nước tắm nóng thì phải mở van xả cho hơi vào bể, nước lạnh sẽ nóng lên rất nhanh.
Chứ có phải đun như mấy ông ở công trường thừa củi trong ảnh ấy đâu! Cả trăm thằng tắm thì đun đến bao giờ.
09:38 Ngày 27 tháng 12 năm 2011


Anh Cần điếc quơ một hồi không trúng đứa nào rồi bỏ đi. Tụi tôi thấy vậy, nhưng đâu có dám ra. Lỡ ảnh đang rình ngoài kia thì bỏ mẹ. Vậy là cả bọn chịu trận trong bể nước ngày một nóng lên … Cho tới lúc chỗ dưới đũng quần bị luộc tới thiếu điều muốn chín thì đành phải bò ra cho dù có tới “bố anh Cần” cũng bất chấp!

Lú đầu ra khỏi bể nước, thấy trời đã tối hù, xung quanh không một bóng người, mấy đứa tôi hối hả vơ vội mớ quần áo, rồi cứ nguyên thể trạng như vậy chạy ù đi thoát ra khỏi khu nhà bếp. Ra khỏi khu vực “nguy hiểm” tôi mới thấy lạnh run. Vội chui vào một góc nhà ăn, lập cập mặc quần áo rồi chạy một mạch thật xa cái nhà bếp trong ánh đèn mờ mờ dưới đám khói sương hơi nước hấp bánh bao bốc lên từ cái bể tôi mới chui ra.

Thật hú vía!

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 26 tháng mười hai năm 2011.

 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Đám cưới con trai Công xìn

Start:     Dec 18, '11
Location:     Tp.HCM


Đám cưới con trai Công xìn

_ Kiến Quốc _
Hôm qua, Việt Hùng và Anh Đào chính thức trở thành vợ chồng và buớc vào cuộc sống mới... đến dự tiệc cưới..."Quân ta" có gia đình anh Phan Nam k5; Lý Tấn Huệ, Thắng Bình k7; Hà Mèo, Duy Đảo, Thanh Trung k6. Đoàn Khánh có vợ mới từ Berlin về nên xin "kiếu". Anh Ba Hưng chạy qua rồi "đi có việc"...



1

2

3

Trích đăng lại bài của Kiến Quốc (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ hai, ngày 19 tháng mười hai năm 2011).




 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Họp mặt k5 tại Hà Nội và Tp.HCM

Start:     Dec 24, '11
Location:     Bia Hải Xồm 23 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội và Khách sạn Ba Son, Tp.HCM.
Tại Bia Hải Xồm 23 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Ảnh Thắng K5


Hội k5 lại quây quần vui vẻ như thưở nào...
Nhân vật đặc biệt hôm nay là bạn Phạm hữu Phùng mới từ Đà Nẵng ra thăm HN...
(Thắng K5)


Xem:
  1. Ngày 22.12.2011 tại HN của K5 - Thắng k5, 24/12/2011, Blog K5.
Tại Khách sạn Ba Son, Tp.HCM.
Ảnh TranKienQuoc


Cuộc hội ngộ cực vui.
Cô Phạm Thị Thục, thầy Phạm Đình Trọng, thầy Phan Trung Chinh, thầy Mai Duy Vọng, đặc biệt có thầy Đoan mới chuyển từ HN vào đã đến dự.
Khách mời: Các anh Thanh Tường k1, Quốc Dũng-Tài Chung k3, Khánh Tường k3, Dương Minh-Toàn Thắng-Dũng Sô-Thanh Minh k4, Duy Đảo-Hà Mèo k6.
Đặc biệt có CCB K1, E46, F1 - đồng đội của LS Võ Nguyên Trọng k6, người trực tiếp đón Trọng lên - cũng đến dự. Bạn đã tặng ta toàn bộ số ảnh của lần tìm kiếm cùng Đội quy tập K92 Kiên Giang. Thật cảm động. Từ hôm nay Tân trở thành bạn quý của k6.
Em Huỳnh Kim Thành (gia đình AHLS Huỳnh Kim Trung), vợ bạn Lưu Trọng Trung cùng con gái đến dự....
(TranKienQuoc)


Xem:
  1. Chuyện ngày gặp mặt - TranKienQuoc, 26/12/2011, Báo liếp K5.
  2. Video: K5.2011 - hameok6, 25/12/2011, Báo liếp K5 - YouTube.
  3. Họp mặt k5 tại TPHCM - TranKienQuoc, 24/12/2011, Báo liếp K5.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Hạnh phúc của những người lính - Kiến Quốc

Hạnh phúc của những người lính

Kiến Quốc
Sáng nay điện thọai cho Võ Nguyên Tuệ k9HV (em trai LS Võ Nguyên Trọng k6) nhờ chỉnh sửa bài viết chính xác, kịp gửi đăng trên báo QĐND số tới. Chú em đã giải thích tường tận về "đường dây" của CCB Trung đoàn 46, đồng đội của Trọng...

... Bắt đầu từ anh Quyết (hiện sống ở Thái Nguyên, cả đời đi tìm anh trai là LS E46 nhưng chưa thấy, vậy là đi tìm đồng đội), tới anh Tâm (TPHCM, người trực tiếp xuống Kiên Lương đón Trọng) và anh Hải (HN, người kết nối cuối cùng với gia đình). Họ chính là người tích cực giúp đỡ gia đình tìm ra mộ phần LS Trọng cùng 7 LS đồng đội (trong đó có LS Lương (anh trai cô Hương) ở Hải Phòng. Chuyện này còn kì lạ hơn!).

Có số máy, tôi điện thoại ngay cho anh Tâm. Lính tráng gặp nhau sao mà dễ thế, chả câu nệ gì sau vài lời giới thiệu. Ngay sau đó anh Tâm nhờ con "gia công" mấy tấm ảnh (vì mới tập tọe "chơi" máy tính) khi đi tìm và đón Trọng lên. Tôi mời Tâm dự họp mặt của k5 này mai. Anh vui vẻ nhận lời. Ngày mai tôi sẽ giới thiệu anh với các bạn của Trọng. Ôi, sáng nay hạnh phúc quá! Dưới đây là ảnh anh Tâm đã chụp được hôm đón Trọng lên và hôm bàn giao hài cốt cho gia đình:TranKienQuoc nói...
Chúc mừng chị Vân và em Tuệ, những người gắn bó và thông báo cho chúng ta từng bước, từng công việc tìm Trọng.
Lý Tấn Huệ K7 (ảnh), từng giúp chị Vân ngày xuống Kiên Lương tìm Trọng, sẽ có mặt ở Viện 354 dự lễ truy điệu Trọng.
15:33 Ngày 23 tháng 12 năm 2011

Nặc danh nói...
Sau 39 năm, Trọng đã về!
16:25 Ngày 23 tháng 12 năm 2011


1Trong tấm tăng có bộ hài cốt chôn đã 39 năm.

2Có LS chỉ còn đất vụn.

3Cố chắt lọc.

4Không chỉ có hài cốt những LS ở Bãi Ớt mà cả những LS ở điểm khác của Kiên Lương.

5Bàn giao hài cốt LS Trọng cho Võ Nguyên Tuệ.

Đăng lại bài viết của  Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ sáu, ngày 23 tháng mười hai năm 2011.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

CHÀO MỪNG NGÀY 22/12 - hameok6

Start:     Dec 22, '11
Location:     Blog
Tiến Bước Dưới Quân Kỳ / Lễ diễu binh 1955 & 2000 tại QTBĐ

Bạn Trỗi kỉ niệm Ngày 22/12:
  1. Bọn mình yêu văn nghệ, mê thể thao - Lê Xuân Lý (Nhím), Nha Trang 22/12/2011, Blog K3 29/12/2011.
  2. 22/12/2011 phía bắc - Video Bạn Trỗi khóa III, 26/12/2011, Blog K3.
  3. 22/12 tại TP Hồ Chí Minh - Video AMk3, 24/12/2011, Blog K3.
  4. 22 tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội - Bạn Trỗi khóa III, 23/12/2011, Blog K3.
  5. 22/12 tại TP Hồ Chí Minh - AMk3, 23/12/2011, Blog K3.
  6. Những ngày 22/12 - tranbachai, 23/12/2011, Blog K5.
  7. Chào đón ngày 22/12 - TranKienQuoc, 23/12/2011, Báo liếp K5.
  8. CHÀO MỪNG NGÀY 22/12 - hameok6, 22/12/2011, Blog K8.
  9. Vừng đông đã hửng sáng! - Video, TranKienQuoc, 22/12/2011, Báo liếp K5.
  10. Lính là phải có liên hoan 22/12 - HữuThành.Nguyễn, 21/12/2011, Blog K4.
  11. Lời chúc mừng nhân Ngày QĐ 22/12 từ 1 bạn trẻ - TranKienQuoc, 21/12/2011, Báo liếp K5.
  12. Nhân ngày 22/12 đọc lại một bài thơ Xô Viết "Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?" - Tuấn Linh dịch, 21/12/2011, Blog K3.
 ✯✯ 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Trại Cờ ký sự - Quang Việt k2

Trại Cờ ký sự

Quang Việt k2
5

Ba chị trong ảnh (từ trái sang phải): Chị Hiếu (Trại Hòe - Đại Từ - Quế Lâm, người đã từng khêu "cái ghẻ" cho lính Trỗi) Chị Khải, chị Ninh (vợ anh Bề - cựu bí thư chi bộ thôn Ngọc Tân). Hai chị này không sang Trung Quốc, chỉ theo trường lên Đại Từ. X2000

Theo đúng kế hoạch, 6h30 sáng 20/12, mấy anh em Trỗi tụ tập ở trước cửa nhà Bùi Vinh (Trưởng BLL) để lên Trại Cờ dự lễ kỷ niệm 52 năm Trường Lái xe PK-KQ (nay là Phân hiệu 2 Trường Trung cấp KT PK-KQ) và đón nhận Huân chương BVTQ hạng Ba. K2 có Chu Kỳ Minh, Quang Việt, Trần Ngọc Giao. K4 có Trung Nghĩa, Bình cận. Chờ mấy phút thì thêm Thắng Híp K6 đến. Bùi Vinh ra và tất cả lên đường. Đi 2 xe: Quang Việt, Trần Ngọc Giao, Thắng Híp ngồi xe Bùi Vinh. Chu Kỳ Minh, Bình cận ngồi xe Trung Nghĩa. Xe Bùi Vinh khỏe, chạy nhanh, nên dọc đường cứ phải hạn chế tốc độ chờ xe Trung Nghĩa.

Khoảng 8h30 lên đến dốc Trại Cờ. Cách “mục tiêu” độ trăm mét còn phải hỏi đường. Đến nơi, Đồng Tiến (K3-nguyên hiệu phó trường lái xe) đã ở đó. Anh được đơn vị đón lên từ hôm trước. Sau màn chào hỏi, Đồng Tiến dẫn mấy anh em đi thăm xung quanh. K2 ở Trại Cờ có ít ngày, vả lại đã gần 50 năm trôi qua, “vật đổi sao dời” nên chẳng còn nhận ra thứ gì quen thuộc.

Đúng 9h, buổi lễ kỷ niệm bắt đầu. Mở đầu là chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” (cũng có một vài “lá chợ”!). Ấn tượng nhất là màn múa hoa sen với đội hình 5 vũ nữ cực kỳ… dũng cảm. Phải nói là đại tá Hạnh (Chỉ huy trưởng) và đại tá Hưởng (Chính trị viên) rất có tài động viên nên đã huy động được 5 thiếu… phụ U50 cho màn múa ấn tượng này. Hết sức cảm phục các chị về tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghệ thuật.

Buổi lễ sau đó diễn ra như bao buổi lễ kỷ niệm khác trên dải đất hình chữ S này (mà hình như ngày nào cũng có ở đâu đó). Bùi Vinh thay mặt anh em Trỗi – những người đã đóng quân ở mảnh đất này cách đây gần 50 năm, khi còn là những chiến sĩ nhí – tặng nhà trường bức ảnh Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Cùng với bức ảnh còn có 2 cuốn sách “Sinh ra trong khói lửa tập 3” mới phát hành. Sau lễ kỷ niệm là bữa cơm thân mật.

Sau đó, hội Trỗi phát hiện ra đồng chí Chuẩn - Trưởng thôn Ngọc Tân - mảnh đất vẫn được gọi là Trại Hòe. Thế là bắt đầu cuộc hàn huyên dài dài. Anh Chuẩn tuổi Canh Dần 1950 - vốn là giáo viên dậy Văn-Sử nên nói chuyện hay, dí dỏm và đầy chất văn nghệ. Anh kể về đời sống của dân Trại Hòe hiện nay. Nói chung, về kinh tế đã được cải thiện nhiều, nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Điều này chúng tôi được mục sở thị ngay sau đó khi anh đưa về thăm Trại Hòe.

Tiếp chúng tôi tại nhà văn hóa thôn (gọi là “nhà văn hóa” cho oai chứ chỉ là mấy gian nhà cấp 4 tuềnh toàng, ngửa mặt nhìn thấy cả trời xanh), ngoài anh Chuẩn còn có đồng chí Nguyên - bí thư chi bộ thôn. Một lát sau có thêm anh Nguyễn Văn Bề - cựu bí thư cũng đến tiếp khách.

Anh Bề là người làm cho cuộc gặp mặt giữa lính Trỗi với dân Trại Hòe trở nên sôi nổi, thắm thiết và đầy hiệu quả. Anh đã cung cấp thông tin bất ngờ: chính vợ anh – chị Ninh - từng là chị nuôi trong trường Trỗi, từ Trại Hòe rồi lên Đại Từ. Từ thông tin đó, “thổ dân” Trại Hòe lại cung cấp cả một danh sách đến 5-6 người: Hội, Hiếu, Khải, Quang… đều từng là công nhân viên QP ở trường ta. Những trường hợp này, trước đây BLL chưa có thông tin. Anh Bùi Vinh cho thống kê và quyết định nhờ anh Bề làm đầu mối liên lạc để một ngày gần đây sẽ tổ chức các hoạt động giao lưu tình cảm giữa lính Trỗi với những người đã từng tham gia công tác bảo đảm cuộc sống và học tập của lính Trỗi mà bấy lâu nay mất liên lạc.

Câu chuyện đang vui thì lại càng vui hơn khi chị Khải, chị Ninh, chị Hiếu lần lượt đến (3 người phụ nữ trong ảnh). Thời gian trôi qua, các chị không còn nhớ được nhiều nhưng cả 3 chị đều nhớ tên chính ủy Bùi Khắc Quỳnh, đồng chí Tiêu (Phòng Hậu cần).  Trong 3 chị trên, có chị Hiếu đã làm chị nuôi từ Trại Hòe, lên Đại Từ rồi cùng toàn trường sang Quế Lâm. Chị đã từng nuôi quân ở C6 (khóa Thắng Híp), sau đó chuyển sang C8 (khóa Bùi Vinh). Chị còn nhớ tên thày Bính, thày Ất và hai anh em sinh đôi Việt – Hà.   

Chị kể, kỷ niệm sâu sắc nhất là những buổi tắm điều trị bệnh ghẻ cho lũ học trò C6. Chị bảo, chúng cứ vô tư tồng ngồng để các chị nhể những con cái ghẻ bò lổm ngổm, rồi các chị đun nước lá cho chúng tắm. Thắng Híp thoáng đỏ mặt, có lẽ cũng từng là một trong số đó chăng?

Anh Bùi Vinh hứa sẽ tổ chức cho các chị lên Đại Từ, nơi các chị đã cống hiến những năm tuổi trẻ cho sự nghiệp đào tạo lớp măng non cho cách mạng. Ai đó đề nghị thông báo xem lính Trỗi có cậu nào còn ghẻ thì hôm đó lại lên suối Trì để các chị tắm ghẻ cho. Câu chuyên cứ râm ran, sôi nổi. Các chị rất cảm động được gặp lại lính Trỗi.

Trần Ngọc Giao thật tháo vát và chu đáo. Anh đã “vay” 3 cuốn lịch năm mới của TCty Thành An (Binh đoàn 11) trong số lịch mà anh Vinh đã tặng cho thôn Ngọc Tân, để tặng mỗi chị một cuốn. Các chị rất phấn khởi và xúc động.

Rồi Bùi Vinh kể cho mọi người về mối liên hệ gắn bó của gia đình anh với mảnh đất Bắc Giang nói chung, Hiệp Hòa – Phố Thắng nói riêng. Và thêm một điều bất ngờ, thêm một sợi dây tình cảm giữa anh với thôn Ngọc Tân – Trại Hòe: khi biết Bùi Vinh là con trai thượng tướng Bùi Phùng, anh Chuẩn đã nhoài người qua bàn, bắt tay. Anh kể, năm 1972, anh đã được theo bác Bùi Phùng đi chiến dịch ở B2.

Cũng trong buổi gặp xúc động đó tôi mới được biết tại sao có tên “Trại Cờ”. Đó chính là nơi nghĩa quân Hoàng Hoa Thám thuở trước đã làm lễ tế cờ trước khi ra trận.

Buổi hàn huyên cứ thế kéo dài, tưởng như không có hồi kết. Nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay. Từ Nhà văn hóa thôn, mọi người ra chỗ cống 4 cửa, một nơi rất đặc biệt đối với nhiều lính Trỗi. Ngày xưa nước trong xanh là thế. Chị Hiếu bảo,  hồi đó toàn lấy nước sông máng về dùng. Nhiều lính Trỗi từng lặn ngụp ở đây. Bây giờ thì không thể, nước bẩn lắm.

Nhưng bù lại, ngay tại đó có một trang trại nuôi cá tương đối quy mô của một đôi vợ chồng trẻ (vợ sinh năm 1973, chồng sinh năm 1970). Trên bờ hồ cá là một dãy chuồng lợn khang trang. Trong cái sân rộng có mấy chậu cây cảnh (bonsai) tương đối đẹp. Các anh lãnh đạo thôn cho hay, đây là doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, hiệu quả, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thôn. Hệ thống đường bê tông trong thôn có sự đóng góp đáng kể của vợ chồng này.

Bịn rịn chia tay, mấy anh chị em hẹn nhau ngày tái ngộ. Đại tá Hạnh chèo kéo bằng được anh em Trỗi quay trở lại đơn vị. Cũng không thể khác được vì phải đưa Trưởng thôn Chuẩn về đó lấy xe máy. Đến nơi, Hạnh lại cho bày cỗ. Phần cả nể, phần quí cái nhiệt tình của thằng em, Vinh và cả đoàn lại ngồi vào mâm, lại chén chú chén anh.

Cuộc vui rồi cũng đến hồi kết. Khoảng gần 15h mới ra về được. Lên xe rồi, cũng phải đến 10 phút sau mới chuyển bánh được vì “thằng em đại tá” cứ lăn xả vào bắt tay và ôm hôn thắm thiết.

 Lính Trỗi là đoàn khách cuối cùng rút lui, và là đoàn khách duy nhất dùng đến hai “bữa cơm thâm mật”, mà bữa sau “thân mật” hơn bữa trước.

Có một chi tiết thế này: Anh Bùi Vinh đã mang theo một máy ảnh rất xịn. Đến nơi, khi định chụp mới phát hiện ra là chưa lắp pin (pin đặc chủng nên bótay.com luôn). Anh thanh minh: “Mình bảo vợ xạc pin hộ, tưởng bà ấy lắp vào chu đáo rồi, ai dè bà ấy quên”. Ai đó bình luận:” Chắc tại ông chưa nạp cho bà ấy chu đáo nên vậy thôi!!!”.

Tất cả các bức ảnh có được đều do thợ ảnh cơ quan Chính trị đơn vị chụp và gửi cho Kiến Quốc. Các em thật nhiệt tình và chu đáo.

Xem:
  1. BLL trường Trỗi lên thăm Trại Cờ, Trại Hòe - TranKienQuoc, 20/12/2011, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧
Đăng lại bài viết của Quang Việt k2 (đã đăng tại Blog K5: Thứ năm, ngày 22 tháng mười hai năm 2011). - Đã đưa vào "Chuyên san "Trại Hòe - Trại Cờ"




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

BLL trường Trỗi lên thăm Trại Cờ - Kiến Quốc

Start:     Dec 20, '11
Location:     Trại Cờ, thôn Trại Hòe (Phố Thắng), Hiệp Hòa
Nhận lời mời của Chỉ huy Phân hiệu 2 Trường trung cấp Kỹ thuật PKKQ, sáng nay BLL trường ta do Thiếu tướng Bùi Quang Vinh, trưởng ban, có mặt tại Hiệp Hòa dự ngày hội nhân kỉ niệm 52 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Trong đoàn còn có các anh Chu Kì Minh, Đỗ Quang Việt, Ngọc Giao k2, Thắng k6...
Đây là chuyến thăm chính thức của trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi tới đơn vị đang đóng quân tại cơ sở đầu tiên của nhà trường từ tháng 3/1965 đến tháng 8/1965.
Kể từ hôm nay, Phân hiệu 2 cùng thôn Trại Hòe (Phố Thắng) trở thành những cơ sở thân thiết như
xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên (8/1965-12/1966) và
Tp Quế Lâm, Trung Quốc (1/1967-8/1968) cùng
Lữ đoàn Công binh 543 QK2 (Hưng Hóa), Trường Kỹ thuật Công binh Trung Hà (9/1968-6/1970).
Chiều, sau bữa liên hoan, đại tá Hạnh Chỉ huy trưởng phân hiệu đã dẫn đoàn sang thăm Trại Hòe.

Xem:
  1. Trại Cờ ký sự - Quang Việt k2, 22/12/2011, Blog K6.
  2. Phóng sự ảnh: Về với Trại Hòe, Phố Thắng - TranKienQuoc, 21/12/2011, Báo liếp K5.
  3. BLL trường Trỗi lên thăm Trại Cờ, Trại Hòe - TranKienQuoc, 20/12/2011, Báo liếp K5.

Xem thêm:
  1. Nhớ về Hiệp Hoà, Bắc Giang - Thắng k5, 29/11/2011, Blog BanK5.
  2. Phóng sự: Về lại Phố Thắng, Hiệp Hoà - TranKienQuoc, 6/11/2011, Báo liếp K5.
  3. Trại Hoè, trại Cờ hôm nay - Thắng k5, 6/11/2011, Blog BanK5.
  4. Chuyên san "Trại Hòe - Trại Cờ" - Blog K6 (Cập nhật 23/11/2011)




Ảnh: Cơ quan Chính trị, Phân hiệu 2 Trường Trung cấp KT PK-KQ
1Gắn huân chuơng lên Quân kỳ.

2Đại tá Chỉ huy trưởng đọc diễn văn khai mạc.

3Thiếu tướng Bùi Vinh trao quà kỷ niệm của trường Trỗi.

4Toàn cảnh hội truờng.

5Đón nhận quyết định.








1Tại đình của thôn Trại Hòe, đoàn vào chào
các cụ - Thành hoàng làng.

2Viếng các LS của thôn trong 3 cuộc chiến tranh.

3Trao quà kỉ niệm - bức ảnh phút cuối cùng của Anh Trỗi ở pháp trường và lời dạy của Bác với thanh niên: phải noi gương Anh.

4Tâm sự, kể chuyện 46 năm với "người xa quê".

7Anh Vinh, em Hạnh đều là lính PKKQ đấy.

6Đại diện 2 đơn vị bên cống 4 cửa, nơi bọn trẻ con vẫn lặn từ đầu này qua. Nay trẻ con đâu dám bơi ở đây vì rác rưởi và mương thải toàn hóa chất độc.

8Hồi trước toàn nhảy "bông-nhê" từ đây! X2000

9Thăm 1 mô hình VAC.

Đã đưa vào "Chuyên san "Trại Hòe - Trại Cờ"

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Đón Tiến về quê, ba chuyện lẻ tẻ - HữuThành.Nguyễn

Đón Tiến về quê, ba chuyện lẻ tẻ

HữuThành.Nguyễn
Ban đầu cứ nói theo thông lệ, LS về thì vào NTLS ở quê. VN mình đi đâu ở đâu cũng có NTSL. Đến lúc nói chuyện điện thoại với Vũ Điện Biên, lại thấy bảo "Xã nói chuyện tế nhị lắm, sau khi làm lễ thì đưa về gia đình". Lại phải nghĩ hay miền quê ấy không có NTLS, phải lên huyện xa xôi nên gia đình giữ lại tự lo? Gặp Xã mới hay "tai nọ xọ tai kia". Xã nói muốn tổ chức bữa cỗ với khách mời nhưng gia đình kiên quyết khách tới là với việc gia đình nên phải đưa khách về chứ không phải đưa... LS.

❖ Đưa Tiến ra nghĩa trang mới hay ở ngay xế bên trạm xá, chợ, lui sâu sâu ra sau. Đặc biệt có khá nhiều "LS vô danh", nhiều LS chỉ tên không họ. Hỏi ra thì đó là những LS hi sinh thời chống Pháp từ các quân y viện 354, viện 5, khi đóng ở Xã.



❖ Tiến k6HMK6 nói...
Tôi nhớ ko rõ lắm, nhưng hình như Tiến bồ ko qua QL.
08:54:00 GMT+07:00 Chủ nhật, ngày 18 tháng mười hai năm 2011

HữuThành.Nguyễn nói...
Như chuyện mọi người ở gia đình nói thì Tiến có đi QL.
09:15:00 GMT+07:00 Chủ nhật, ngày 18 tháng mười hai năm 2011

nhưng sinh 1952 là tuổi k4. Nếu học đúng tuổi thì Tiến cũng sẽ kịp vào một trường sĩ quan kỹ thuật, y dược, như đám k4 mình; hầu hết sẽ đi bên cuộc chiến trong "số may". Giải thể Trường năm 1970, Tiến về địa phương, nói với người anh em trong họ "tao không học nữa, tao đi bộ đội", thế là đi. Giống Vũ Chí Dũng khóa mình, đã vào trường sĩ quan, chắc cũng bảo "tao không học nữa, tao ra chiến trường". Dũng đi. Và cũng bắt đầu con đường về nhà từ NTLS Plây Cần rồi Sa Thầy, về trước Tiến 10 năm.

❖ Bữa cỗ tôi được xếp ngồi cùng mâm với "ông họ", bên tay trái là ông thầy cúng chuyên lo việc âm, bên phải là ông... say mấy chén rồi chỉ thích nói chuyện làm bữa cháo chim :-) Chuyện Tiến đi bộ đội là ông họ kể. Một người phụ nữ đi tới giao lưu, người quê vẫn vậy, có khách đến là quý lắm. Ông họ mới nói vợ Tiến. Cưới được ít ngày Tiến đi, đi luôn. Đứa con không may rồi cũng đi theo; tôi không dám hỏi nhiều, biết thế. Gia đình Tiến thu xếp để cho cô con dâu trẻ đi bước nữa. Giờ có việc vẫn về lo, cả ông chồng mấy chục năm. Cậu thầy cúng bên tôi lau nước mắt, ngẹn ngào một lúc mới quay ra lẩm bẩm "làm thầy mà mau nước mắt quá, bà chị ruột tôi đấy, còn ông anh rể tôi kia". Ông thứ hai bên trái sang, hơn 70 rồi; cám ơn bác.

❖ Chạy xe rúc đầu lên dốc nhà Tiến, định lùi quay đầu thì anh Khương bí thư Xã cứ bảo lên đây quay. Đảng bảo thì theo :-) Mấy đỏ bên sườn đồi dốc hẹp rồi cũng xong, có cậu dân phi xe máy đến phải chờ quay đầu, khen "tài già, giỏi". Bữa cỗ ngồi cạnh, là thầy cúng, cậu nói tôi 75 đi bộ đội, lái xe sư 10 quân đoàn 3, ở Xa Mát, Gò Dầu,... "He he, tôi chơi với thằng em c16 cũng sư 10 quân đoàn 3 đánh K đây, gọi nhé". - Thôi anh ạ, giờ có gọi cũng chả biết đâu, tôi ở sư bộ, 81 về, sợ không cùng "sóng". Ừ thì thôi, rượu vào gọi lắm cuộc thoại vô ích lắm. Cứ để đấy, nếu TS1 muốn có nhân vật CCB K sau cuộc chiến làm thầy cúng thì ta sẽ gặp lại sau :-)

❖ Lần này đi dọc con suối lối ra Văn Yên, mới mấy tháng mà đã khác lạ. Bao nhiêu đá lớn bị bốc đi hết, còn toàn sỏi đá nhỏ, lòng suối vừa sâu vừa trơ, chả ra cái gì. Hỏi thì "anh xã" nói cái này là tài nguyên, tỉnh cho khai thác, họ bốc hết đi rồi. Hèn nào nghệ thuật "tiểu cảnh" ở các khu đô thị phát triển thế. Nghĩ bụng may mà đường vào Bom Bom chưa làm nên đá vẫn còn. "Mà các ông phải giữ cho tôi đấy!" nói với các anh xã thế :-)

 ✯✯ 

Xem:
  1. Đón Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến về quê - HữuThành.Nguyễn, 17/12/2011, Blog K6.

Đăng lại bài viết của HữuThành.Nguyễn (đã đăng tại Blog K4: Chủ nhật, tháng mười hai 18, 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Đón Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến về quê - HữuThành.Nguyễn

Start:     Dec 16, '11 08:00a
Location:     Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên

Đón Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến về quê

HữuThành.Nguyễn
Hoàn tất tốt đẹp

Mọi người trong gia đình LS, các anh chị công tác trong các cơ quan Xã, và cả chúng tôi có chút quan tâm tới cuộc đón, ở buổi liên hoan với gia đình đều vui chung vì việc này đã kết thúc thật hoàn hảo.
Kế hoạch của gia đình ban đầu sẽ phải mất 8 ngày 18-25 âm lịch. Thực hiện chỉ mất 4 ngày, từ Thứ Ba tới Thứ Sáu là hoàn tất. An toàn giao thông, mọi quan hệ với các cơ quan để giải quyết thủ tục, ăn nghỉ dọc đường,... đều rất thuận lợi. Người vui nhất là bà cụ mẹ LS. Hôm nay chắc cụ sẽ ra thăm mộ, chiều ngày hôm qua người ta còn phải xây. Trước bữa liên hoan gia đình và đoàn bạn Trỗi chụp một kiểu ảnh kỷ niệm. Sau kiểu ảnh này các máy ảnh được giấu hết ra ô tô, để "phóng viên" tập trung vào chuyên môn.


Bạn Trỗi đón bạn về

Gần 5h sáng Thứ Sáu nhóm "phóng viên" đã đầy đủ, có hai người VinhNQ và tôi. Nhóm k6 Thắng híp thông báo 5 giờ sẽ lên đường, mà chưa biết đường đi tắt, và... quên hết máy ảnh ở nhà. Chúng tôi hẹn sẽ từ từ đi trước và chờ bắt kịp, làm phóng viên kiêm dẫn đường.
Gần 6h sáng tới Sóc Sơn, vẫn còn tối mù mịt, vào hàng phở bên đường ăn để chờ luôn thể. Thắng híp thông báo xuất phát chậm 20 phút. Chắc vì bạn Trỗi giờ cao su? Một chốc thấy xe Land Cruiser công binh của nhóm k6 chạy vụt qua với lời nhắn lại "bọn tôi lên Phổ Yên mua vòng hoa".

Gớm xe bộ đội xịn chạy cứ ù ù, mãi tới Phổ Yên mới thấy dừng bên hàng hoa. Thắng híp nhăn nhó "giờ họ mới đi lấy hoa, chắc phải 20 phút nữa mới xong, từ đây vào Xã chắc 30 phút chứ mấy?"

Liệt sĩ Đỗ Khắc TiếnLiệt sĩ Đỗ Khắc Tiến

"Ôi thôi, bọn tôi chạy trước đây, sẽ chỉ dẫn lối rẽ cụ tỉ".
Quãng 7h50 chúng tôi cũng tới thì gia đình cũng vừa lấy hết đồ ra khỏi chiếc xe để cho người ta xong việc, về.

Trong hội trường UBND Xã đã chuẩn bị sắp xếp chuẩn bị sẵn sàng cho buổi lễ đón nhận hài cốt LS. Gần nửa giờ sau hai xe nhóm k6 tới đủ, thành phần ban ngành (CCB, TBXH, BCHQS,...) cũng đã đủ, buổi lễ bắt đầu.
Sau điếu văn của Xã, quyết định phủ Quân kỳ Quyết thắng của Hội CCB, các thành phần quân dân chính đảng lên thắp hương. Bạn Trỗi thắp hương viếng LS ĐK.TiếnTranKienQuoc nói...
Tôi đã khóc vì một bạn sau mấy chục năm mới về với mẹ. Hạnh phúc quá, mẹ còn sống.
Tiến ơi, yên nghỉ mãi ở quê hương, bọn tớ mỗi lần lên thăm sẽ ghé cậu. Chúng tớ không bao giờ quên cậu!
14:49:00 GMT+07:00 Thứ bảy, ngày 17 tháng mười hai năm 2011

.

Bùi Thanh Hùng đại diện bạn Trỗi phát biểu, cảm động nghĩ về người bạn đã hi sinh, vui mừng vì Bạn về với quê hương và cảm ơn địa phương đã lo chu đáo.

Sau phần lễ mọi người đưa hài cốt LS ra NTLS (ở ngay gần chợ) an táng. Sau khi hạ huyệt, đoàn bạn Trỗi về nhà Bạn thắp hương và dự bữa cỗ với gia đình. Các anh chị cơ quan Xã, nhiều người là trong gia đình, cũng dự ở đây.

Đoàn bạn Trỗi: K6 (Thắng "híp", Đăng Sơn, Hùng "xiểm", Đỗ Giới, Hà sái), K4 (Hữu Thành), K5 (Lê Bình, Việt Dũng, Ngô Thế Vinh) và K8 (Quang Vinh)

 ✯✯ 


Xem tiếp:
  1. Đón Tiến về quê, ba chuyện lẻ tẻ - HữuThành.Nguyễn, 18/12/2011, Blog K6.

Ảnh: HữuThành.Nguyễn, Vinh.NgQ

1Quãng 7h50 ... Trong hội trường UBND Xã đã chuẩn bị sắp xếp chuẩn bị sẵn sàng cho buổi lễ đón nhận hài cốt LS. X2000

2

Gần nửa giờ sau hai xe nhóm k6 tới đủ, thành phần ban ngành (CCB, TBXH, BCHQS,...) cũng đã đủ, buổi lễ bắt đầu. X2000

3Sau điếu văn của Xã, ... X2000

4... quyết định phủ Quân kỳ Quyết thắng của Hội CCB, ... X2000



5... các thành phần quân dân chính đảng ... X2000

6... lên thắp hương. X2000

7Bạn Trỗi thắp hương ... X2000

8... viếng Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến. X2000



9Bùi Thanh Hùng đại diện bạn Trỗi phát biểu, cảm động nghĩ về người bạn đã hi sinh, ... X2000

10... vui mừng vì Bạn về với quê hương và cảm ơn địa phương đã lo chu đáo. X2000

11Sau phần lễ ... X2000

12mọi người đưa hài cốt LS ra NTLS (ở ngay gần chợ) an táng. X2000



14Sau khi hạ huyệt, ... X2000

15... đoàn bạn Trỗi về nhà Bạn thắp hương  X2000

16... và dự bữa cỗ với gia đình.
(Ngồi trước: thầy Đại Thành, mẹ ĐK.Tiến, ông đại diện Họ) X2000


Đăng lại bài viết của HữuThành.Nguyễn (đã đăng tại Blog K4: Thứ sáu, tháng mười hai 16, 2011).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>