Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015
THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 45/a
Thứ Bảy, tháng 5 23, 2015CHƯƠNG V: CHIÊM BÁI
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
Hút thuốc lá kiểu Úc
Thứ Sáu, tháng 5 22, 2015Thật ra thì là chuyện về nổi khổ của những thằng nghiện thuốc (như tôi) ở đất Úc.
Mẹ, cái xứ gì mà cấm hút thuốc ở mọi nơi. Các khu rừng Quốc gia rộng tới cả trăm hecta cấm hút thuốc đã đành (vì sợ cháy). Ở thành phố cũng vậy, từ trong nhà ra tới các cửa hàng, tiệm ăn, tiệm cà-phê, kể cả nơi bày bàn ra ngoài đường cũng cấm hút thuốc. Nhiều đoạn đường phố cũng cấm luôn.
Thèm thuốc, tôi ra đứng ngoài đường hút cũng không được. Tuy không có biển hiệu cấm thuốc lá, nhưng hầu hết các cửa hàng, cơ quan, đơn vị đều không cho đứng hút thuốc trước cửa nhà mình. Ra bãi biển mát mẻ, tính hút một điếu thì cũng thấy ngay biển cấm thuốc. Đành nghĩ ra cách cầm điếu thuốc vừa đi đường vừa hút. Thật chẳng khác gì tập thể dục buổi sáng. Nhưng vẫn chưa xong. Hút xong, nhìn quanh không biết vứt cái tàn ở đâu. Lề đường không hề có 1 cái tàn nào. Một lần, theo thói quen, tôi vứt tàn xuống đất, mấy người đi qua cứ dòm lom lom vào đó như thấy trái bom sắp nổ vậy. Thôi thì, dụi hết lửa, đút mẹ nó vào túi quần (may mà là quần zin, chứ nếu không thì bỏ mẹ!) đem về nhà bỏ thùng rác sau. Có bữa quên, khi móc túi ra thấy có cả đống. Đúng là cái gạt tàn di động!
Nhưng vẫn còn may là chưa nghiện rượu vì có khu vực cũng cấm luôn thứ này.
Thiệt không còn gì khổ bằng hút thuốc kiểu Úc! Về nhà thôi. “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà” cũng còn được hút thuốc!
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015
Sức khỏe bạn Trung bự
Thứ Năm, tháng 5 21, 2015Trung bự mới trở lại SG vô BV ND Gia Định (khoa Tổng hợp, phòng số 3 - lầu 1) kiểm tra vết mổ cũ hơn 3 năm (ko phải di căn). Bạn rất vui, nhớ AE Trỗi.
Theo tin FB Meo Ha 10 Tháng 5 lúc 9:40
1 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015
Hòn đá đỏ Uluru giữa nước Úc
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015Ở giữa nước Úc, nơi sa mạc cằn cỗi nhất, có 1 hòn đá hay có thể gọi là 1 ngọn núi đá nhỏ tên là Ayers Rock (đá Ayers) được cho là nơi linh thiêng của thổ dân ở đây. Chẳng rõ nó linh cỡ nào, nhưng có người nói: đến Úc mà chưa đến Uluru xem hòn đá này thì chưa phải là đến Úc. Vậy là nơi đây được đầu tư trở thành nơi cho đám du lịch khắp thế giới tới để được coi là “đã đến Úc”. Tôi cũng không phải ngoại lệ.
Nơi tạm gọi là thị trấn Uluru nằm giữa sa mạc khô cằn, sự sống chỉ có ở sân bay và 4 cái khách sạn (thực ra là 4 cái ốc đảo giữa sa mạc).
Trung tâm thị trấn, nơi duy nhất có thể shopping có đầy đủ hàng hóa chỉ thiếu mỗi người mua!
Hệ thống xe buýt công cộng miễn phí (mỗi 30 phút có 1 chuyến) có thể đưa ta đi chơi từ khách sạn này qua khách sạn khác và cũng chẳng biết đi đâu hơn!
Mỗi ngày có 4 chuyến máy bay tới và đi. Phục vụ kèm theo tất nhiên lá 4 chuyến xe đưa rước miễn phí tới 4 khách sạn. Sau đó là sân bay đóng cửa, nhân viên phục vụ mặt đất về nghỉ vì cũng chẳng có ai để phục vụ nữa.
Khách sạn loại sang ở trong phòng và loại hèn ở lều.
Thổ dân thực thụ được “điều” đến hướng dẫn khách du lịch (nói tiếng thổ dân có phiên dịch ra tiếng Anh)
Thấp thoáng thấy bóng vài người thổ dân (thật ra chẳng biết họ sống thực ở đâu?) phục vụ trong các khách sạn.
Và “thổ dân” trắng bóc nói tiếng Anh như người Úc “biểu diễn” văn nghệ phục vụ du khách miễn phí. Loại hình văn hóa duy nhất ở đây.
Hòn đá Ayers nằm giữa sa mạc thay đổi màu hàng ngày theo ánh nắng. Nếu chịu khó tới đây ngồi giữa sa mạc từ sáng sớm khi mặt trời chưa lên với nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C ngồi canh qua trưa nắng nóng lên tới 30 độ C rồi tới chiều tối lúc mặt trời lặn khi 10 độ C thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ các cảnh sắc màu tuyệt diệu của hòn đá này.
Hòn đá thiêng từng bị khai thác cho dân leo núi trèo lên ngắm nghía. Nhưng nay do đám thổ dân phản đối, nên dịch vụ này đã tạm ngưng (không rõ đến bao giờ?).
Không chỉ vậy, thỉnh thoảng có những mỏm đá bị cấm chụp hình vì nó là linh thiêng của thổ dân.
Dưới chân hòn đá có những hình vẽ và “tác phẩm” của thiên nhiên là “di tích” mà thổ dân từng thờ cúng.
Vậy là tôi “đã đến Úc”!
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015
“Góc để tính sau”
Thứ Hai, tháng 5 18, 2015Trước hết ổng nghĩ và “nặn” các loại cỏ cây hoa lá, thú vật và các loại người. Sau khi đã có đủ 1 “kho” các loài, ổng mới bắt đầu nhìn xuống trần gian và sắp xếp chúng lên các lục địa giống như tụi nhỏ ngày nay chơi Lego vậy.
Ổng sắp xếp loại cây này ở đây, loài thú kia ở đó và giống người này ở chỗ nọ sao cho hài hòa (theo ý ổng lúc bấy giờ)… bỗng lòi ra một vài loại đã “nặn” sẵn nhưng lúng túng không biết đặt vào đâu cho phù hợp? Vậy là ổng tạm để qua một góc để tính sau. Nhưng sau khi sắp xếp xong (có lẽ cũng lâu và hao tổn không ít nơ-ron thần kinh), mệt quá nên ổng quên lửng luôn mấy thứ vốn “để tính sau” và ổng “bấm nút” cho thế giới hoạt động.
Cái “góc để tính sau” đó ngày nay được gọi là nước Úc. Bởi vậy ở Úc có tới hơn 400 loài chim không có ở bất cứ đâu trên thế giới. Có những loài cây (như cây Banksia) không những còn sống sót qua những đám cháy mà thậm chí còn cần lửa để phát triển. Có những loài thú có vú nhưng lại đẻ trứng và cho con bú (như loài thú mỏ vịt).
Lại còn có một thứ con trông hết sức quái lạ, nhẩy nhót linh tinh mà cách đây hơn 200 năm khi những người Anh đầu tiên tới đây đã quá ngạc nhiên và hỏi đám thổ dân (tất nhiên bằng tiếng Anh): Con gì vậy? – Người thổ dân trả lời: Tao không hiểu mày nói gì! Và tất nhiên họ nói bằng tiếng thổ dân mà phát âm ra nghe là “Kang-gu-ru”. Vậy là con đó bị chết tên “Kangguru” cho tới nay mà dân mình gọi là con chuột túi!
Mà cũng may sao, khi bỏ quên cái “góc” này, Chúa trời đã không “đánh rơi” vào đây một con dã thú nào, nên các loài thú ở đây thật hiền hòa. Có con như gấu túi Koala thật sự lười biếng, nằm trên cây ăn lá giữa chừng bỗng lăn ra ngủ, ngủ chán, tỉnh dậy lại tiếp tục nhấm nháp chẳng có gì để nó lo lắng. Cây cối có sẵn, mọc muôn trùng, ăn hoài không hết, lại không có thứ động vật nào thèm bắt nó ăn thịt. Vậy có gì để mà đề phòng?
Và con người ở đây cũng vậy. Từ xa xưa, ở Úc chỉ có khoảng 1 triệu thổ dân sống trên 1 cái lục địa rộng hơn 8 triệu rưởi km vuông (TB mỗi người có hơn 8,5 km2 !!!) nên cũng chẳng hơi đâu mà đánh nhau tranh giành đất đai như ở nơi khác mặc dù họ có tới hơn 200 ngôn ngữ khác nhau (có nghĩa là hơn 200 dân tộc!).
Chắc cái tính đó đã “nhiễm” vào đám thực dân da trắng qua đây làm cho chúng phần nào cũng “hiền” hơn thực dân nơi khác. Sau hơn 200 năm từ khi tụi thực dân sang đây, thổ dân Úc giảm xuống còn khoảng 60.000 người (tức là còn khoảng 6%) so với dân da đỏ ở châu Mỹ chỉ còn 2% sau khoảng thời gian tương tự (từ 1637 đến 1890). Và đây là nơi duy nhất có lá cờ riêng của thổ dân được bay cùng với cờ quốc gia.
Vậy đó, nước Úc hiền hòa (và còn hiền hòa hơn nếu không có sự can thiệp con người cũng như động thực vật ngoại lai!).
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015
THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 44/f
Thứ Bảy, tháng 5 16, 2015CHƯƠNG IV: ÊTE
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015
Mianma - Myanmar
Thứ Tư, tháng 5 13, 2015Mianma (Myanmar - Burma - Miến Điện)
Trung tuần tháng 3 vừa qua, nhóm bạn Trỗi HN cùng gia đình đã có chuyến đi Mianma rất tuyệt. Mời ACE xem lại một số hình ảnh đã được chia sẻ trên FB Võ Kim Dung, Sơn Kều, Minh Nguyen, Trung Le, Hung Chi, Lan Phung cùng một số thông tin sưu tầm trên mạng.
Lời dẫn của Anh Minh:
Hưu hắt rồi ae vẫn rủ nhau đi chơi bù cho hồi còn là người nhà nước cũng đi nhiều nhưng toàn đi riêng, không cùng ae bantroi.
Chuyến đi này gồm 1 Trỗi K1 là bác Tuấn anh trai Anh Minh. K6 đi cặp gồm vợ chồng Anh Minh, Ngô Sơn, Thanh Trung, Tạ Chính, Chí Hùng. Bình tũn, Thái bò, Sơn ton đi 1 mình. K7 có vợ chồng Hà mít. Còn lại là bạn bè Trỗi.
Ae đi là muốn thăm lại cảnh 1 đất nước mới mở cửa, giống VN khoảng 20 năm trước. 90% người Miến theo Phật giáo nên đất nước rất yên bình. Đời sống ở thành phố như Yangon cũng rất khá, nhưng ở ngoài vùng nông thôn thì còn nghèo. Tuy nhiên mọi người đều nhận xét chắc trong thời gian không xa Mianma sẽ vượt VN về kinh tế. Trật tự XH của họ mang lại cảm giác yên bình, thủ tục qua cửa khẩu thấy cũng đơn giản, không phát sinh phức tạp như bên mình...
Trong 4 ngày đi thăm được nhiều chùa, lớn nhất là Chùa Vàng và Chùa Đá Vàng. Nghe nói còn nhiều chùa đẹp nữa. Ẩm thực khá giống VN.
Ae đi rất vui, mỗi người được giao nhiệm vụ mang 1 chai rượu để uống dọc đường. Chuyến đi này lãi nhất Thái bò, ôm được mấy em gái Miến.
Sau chuyến này ae đang muốn phát huy tổ chức thêm các chuyến khác nữa, gần nhất chắc sẽ đi Lào. Biết đâu sẽ tổ chức chuyến sang châu Âu để thăm ae mình sinh sống bên đó.
Myanmar nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, với diện tích 676.581km2 gấp 3 lần diện tích của Việt Nam và có diện tích lớn nhất Đông Nam Á. Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến.
Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở thủ đô Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan.
Myanmar là đất nước chặt chẽ trong vấn đề tôn giáo và văn hóa truyền thống phong tục tập quán có nhiều nét thú vị, người dân hiếu khách, thông minh và nền văn hóa đa dạng. Sự nổi tiếng được nhiều người biết đến của Myanmar là kiến trúc chùa chiền, đồ thủ công mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý. Đây là điều khiến du khách cảm thấy vô cùng thú bị khi đến Myanmar.
Myanmar có ba mùa rõ rệt. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 10 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa.
Theo Tours
Phật giáo
Người dân Myanma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanma, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.
Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanma có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanma có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanma theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.
Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanma tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo.
Cả nước Myanma có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanma còn được gọi là đất nước Chùa tháp.
Chùa thấp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2. Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế kỷ nguyên Bagan (thế kỷ 11).
Nhiều chùa tháp của Myanma thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất gi, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ.
Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa.
Theo Wikipedia
Nhấp chuột vào ảnh nhỏ để xem ảnh gốc có độ phân giải lớn hơn
Hà Nội – Yangon: Bay hơn 1 tiếng rưỡi
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015
THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 44/e
Thứ Tư, tháng 5 06, 2015CHƯƠNG IV: ÊTE
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015
Kỉ vật của Bạn
Thứ Hai, tháng 5 04, 2015Tin và ảnh của Lưu Quang Điền
(Trao lại thư gửi các bạn trước khi hi sinh tới má liệt sĩ Đặng Bá Linh)
1 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015
THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 44/d
Chủ Nhật, tháng 5 03, 2015CHƯƠNG IV: ÊTE
(tiếp theo)
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>