THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 44/d




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IV: ÊTE

“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi


(tiếp theo)
Sau khi thực hành thí nghiệm kiểm chứng thí nghiệm nổi tiếng mà Galilê đã thực hiện ở tháp Pisa năm nào, Niutơn cũng đi đến kết luận rằng trong chân không các vật nặng, nhẹ khác nhau rơi trên cùng độ cao đều chạm mặt đất cùng một một thời điểm, hơn nữa là cùng một giá trị vận tốc, nghĩa là gia tốc gây ra bởi lực hút Trái Đất đối với các vật là như nhau. Từ đây và nhờ công thức toán học nêu trên, cũng như đã biết sức nặng của một vật chính là lực hút của Trái Đất đối với nó mà người ta hiểu rằng trên mặt đất, vật nặng hơn là vật chịu lực hút trái đất lớn hơn hay cũng có nghĩa vật đó chứa “lượng vật chất” nhiều hơn (khối lượng lớn hơn). Sức nặng của một vật còn được gọi là trọng lượng của vật đó.

Tóm lại, sự thôi thúc loài người đi nhận thức tự nhiên thuở đầu tiên không phải vì đam mê viễn vông mà vì cuộc sống đòi hỏi và đó cũng chính là mục đích tối hậu của công việc nhận thức ấy. Nhận thức tự nhiên, lẽ đương nhiên trước hết tìm hiểu vạn vật hiện tượng hiện hữu và sự biến đổi của chúng trong hiện thực khách quan. Từ đó, xuất hiện một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về vật chất và vận động của chúng, gọi là vật lý học. Quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp là một qui luật khách quan. Do đó, lĩnh vực nghiên cứu đầu tiên của vật lý học, dễ hiểu là vấn đề chuyển động. Từ nghiên cứu chuyển động đến nghiên cứu nguyên nhân của sự chuyển động là không có gì lạ. Nhờ có những con người kiệt xuất, thiên tài như Galilê, Đềcác, Niutơn… mà Niutơn là người cuối cùng, tổng quát hóa, loài người đã gặt hái được một thành tựu tuyệt vời của mình trong việc nhận thức tự nhiên, đó là cơ học cổ điển. Có thể cho rằng thời điểm ra đời cơ học cổ điển là ngẫu nhiên nhưng phải khẳng định rằng sự ra đời của nó là tất yếu vì những bộ óc kiệt xuất, thiên tài trực tiếp viết ra nó chính là những hun đúc ngàn đời về trình độ hiểu biết, đồng thời cả về tinh thần, nghị lực và niềm say mê cháy bỏng mà loài người; chính là những hậu duệ xuất sắc nhất của các bậc tiền bối - những con người tiên phong đi khai đường mở lối xưa kia, và dù không phải là thần thánh thì trí tuệ tuyệt vời của họ đã làm họ trở nên bất tử như thần thánh trong tâm thức con người.
Có thể nói rằng, cơ học Niutơn là một chân lý vĩ đại mà loài người đã khám phá và sáng tạo ra được từ hiện thực khách quan của mình, bởi vì nó không những được thí nghiệm của cả một thời đại xác nhận mà còn vượt qua được một thử thách “ghê gớm” hơn nữa, đó là thực tiễn ứng dụng sục sôi của thời đại vũ bão đó đã như một “lò lửa thử vàng” đối với nó. Vật lý học cổ điển là sự hợp thành của những bộ phận chủ yếu là: cơ học, điện học, nhiệt học mà trong đó, cơ học đóng vai trò nồng cốt (là bệ đỡ cho những bộ phận khác triển khai). Hãy tưởng tượng rằng, sau khi hoàn thành vật lý học cổ điển (và nói chung là khoa học cổ điển) thì loài người dừng lại, không “thèm” tiếp tục nhận thức tự nhiên nữa vì cho rằng như thế là đủ, hay không còn gì mới để nhận thức nữa. Lúc đó, tình hình sẽ ra sao? Bình thường thôi, vì vật lý cổ điển hoàn toàn đủ khả năng lý giải thỏa đáng mọi hiện tượng xảy ra trong hiện thực khách quan “ở tầm trực giác” của loài người.
Ví dụ tưởng tượng trên không hẳn là ngẫu hứng “vớ vẩn”, phi thực tế. Cần nhớ rằng các nhà toán học theo chủ nghĩa duy lý của thế kỷ XVIII đã đưa cơ học Niutơn lên thành mẫu mực của mọi khoa học. Nhà toán học Lagrăngiơ, người tham gia thiết lập hệ thống đo lường trong thời kỳ cách mạng Pháp, đã viết: “Niutơn không chỉ là một bộ óc vĩ đại nhất từ trước đến nay, mà còn là một người may mắn nhất, bởi vì chỉ có một thế giới tồn tại, và thế là trong lịch sử của nhân loại chỉ một người duy nhất tìm ra các định luật của thế giới”. Còn Laplaxơ (1749-1827), nhà thiên văn và toán học nổi tiếng người Pháp thì khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Nếu có một con vật thông minh mà mọi lúc nó biết lực gây ra chuyển động của tự nhiên, và biết chính xác trạng thái của tự nhiên ở một thời điểm cho trước, khi đó nếu trí thông minh của nó có khả năng phân tích các dữ kiện này với một sự tỉ mỉ cần thiết, thì nó biết biểu diễn chuyển động của các thiên thể lớn nhất, cũng như của các nguyên tử nhỏ nhất trong Vũ Trụ chỉ bằng một phương trình. Đối với nó, không còn cái gì là không biết được, chỉ một chớp mắt là nó bao quát hết cả quá khứ lẫn tương lai”. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, không ít nhà khoa học đã nghĩ rằng vật lý học chỉ còn vài điều chỉnh không đáng kể nữa là đạt đến hoàn thiện. Kiêckhốp (G. R Kirchhoff, 1824-1887), nhà vật lý người Đức, khi nghe tin có một phát hiện vật lý mới, đã rất ngạc nhiên: “Ủa, cũng còn có điều để phát hiện nữa cơ à?”. Hay có chuyện, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Muychen (Đức) vào năm 1879, Max Plank, sau này là một trong những nhà vật lý đặt nền móng cho cơ học lượng tử, đã lập tức đến gặp người thầy của mình là M. Von Jolly để hỏi ý kiến về ý định dấn thân vào nghiên cứu vật lý lý thuyết của mình. Và đây là lời khuyên của Jolly: “Này anh bạn trẻ, tội vạ gì làm hỏng cả cuộc đời minh. Vật lý lý thuyết giờ đây về cơ bản đã hoàn chỉnh rồi… Chỉ còn vài trường hợp riêng biệt cần xem xét thôi. Lao vào một lĩnh vực không có tương lai như thế liệu có đáng không?”. Ngày 27-4-1900, bá tước Kenvin (William Thompson, 1824-1907), nhà vật lý học xuất sắc người Anh, chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực nhiệt động học đã đưa ra bài phát biểu chào mừng thế kỷ mới, với đại ý rằng sự nghiên cứu vật lý đã đến hồi hoàn thành và tất cả những gì cần làm đối với các nhà vật lý thuộc thế hệ sau là trau chuốt các phép đo và kéo dài thêm các số lẻ thập phân. Hết sức cả tin, Kenvin đã nhìn nhận rằng: “Tuy nhiên, vẻ đẹp và sự rõ ràng của lý thuyết động học vẫn còn bị vài ánh mây đen làm lu mờ. Nhưng chúng cũng không đáng để chúng ta quá bận tâm”. Ông đâu có thể ngờ được, chính từ vài áng mây đen không đáng bận tâm ấy đã nổi lên một khối vần vũ khổng lồ, gây ra một trận phong ba dữ dội, làm chao đảo niềm tin đối với vật lý lý thuyết đã được xây dựng cho đến lúc đó, thứ đã từng không thể nghi ngờ được, để rồi khi trận cuồng phong qua đi, bình minh của một ngày mới xuất hiện thì nền vật lý ấy cũng bị “gông xiềng” vào hai tiếng “cổ điển”.
Không như thuyết địa tâm của Ptôlemê, chỉ là sự ngộ nhận “đáng yêu” của loài người, dù đã từng đóng vai chân lý trong một thời kỳ rất dài thì rốt cuộc cũng trở nên lỗi thời và phải rút khỏi tri thức của nhân loại, mà tương tự như hình học Ơclít, vật lý cổ điển vẫn mãi mãi được truyền thụ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nền vật lý mang tiếng “cổ điển” không có nghĩa là nó đã trở thành như một cung điện cổ xưa chỉ còn được sử dụng làm viện bảo tàng mà trong đó gồm những hiện vật chẳng còn công dụng nào khác ngoài việc giúp cho hiện tại hoài niệm về một thời sôi động đã lùi sâu vào quá khứ. Theo chúng ta hiểu thì vật lý cổ điển mang hai tiếng “cổ điển” để phân biệt thế giới quan vật lý của thế kỷ XIX với thế giới quan vật lý của thế kỷ XX. Chúng ta cho rằng thế giới quan vật lý của thế kỷ XIX là một trong vài nhận thức trác tuyệt nhất và cũng xác đáng nhất của loài người về môi trường thiên nhiên mà họ đang sống trong đó, đang quan chiêm và cả tiếp xúc được những hiện tượng xảy ra trong đó. Không có vật lý cổ điển thì cũng không có thời đại cơ giới hóa và điện khí hóa với tốc độ phát triển và sức lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới có tính đột biến như thế. Tính xác đáng của vật lý cổ điển còn thể hiện ở chỗ thông qua quá trình sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn dựa trên những nguyên lý, qui luật tự nhiên mà nó phát hiện ra làm xuất hiện một nền công nghiệp đồ sộ, phi thường, chưa từng có trong lịch sử loài người trước đó, mà bản thân vật lý cổ điển cũng được làm cho sâu sắc thêm và nội dung của nó cũng nhanh chóng được bổ sung đến mức hoàn thiện.
Như vậy, rõ ràng có thể nhận định, vật lý cổ điển không phải là một ngộ nhận mà là một nhận thức không sai lầm của loài người, là thế giới quan vật lý đúng đắn về hiện thực khách quan “ngày hôm qua” chính là hiện thực của môi trường tự nhiên mà con người đã, đang và sẽ mãi sống ở đó (chừng nào loài người còn tồn tại!), trong phạm vi con người còn trực quan được, trực giác được và “nắm bắt” được. Cũng chính vì lẽ đó mà vật lý cổ điển mang tính vĩnh cửu trong lòng nó, mãi mãi là cứu cánh của loài người trong thực tiễn ứng dụng và nhận thức vật lý, là bộ phận có tính cơ sở, thiết yếu, không thể thiếu được của vật lý hiện đại trong việc truyền thụ kiến thức.
Chúng ta nghĩ rằng vật lý hiện đại đã gặt hái được nhiều thành quả tuyệt vời. Tuy nhiên, trong đó cũng tồn tại không ít những “áng mây mù” và cả những ngộ nhận “chết người”. Những tồn tại bất cập đó làm cho vật lý hiện đại hàm chứa nỗi hoang mang và có thể đoán được nó đang bước vào một sự hoang mang toàn diện mà dấu hiệu dễ thấy nhất là sự mất kiên định trong tư tưởng khoa học của một số nhà vật lý hàng đầu ở thế kỷ XX, là hiện tượng không ít người trong số họ đi tìm sự “cứu rỗi” bằng những “niềm tin” tôn giáo, nhất là Phật giáo, đầy bất ổn và cũng thiếu minh bạch.
Dù sao thì cũng chắc chắn là trước sau gì rồi cũng khuất tất, hoang mang của vật lý hiện đại sẽ được sẽ được khắc phục, vì quá trình nhận thức vật lý tất yếu phải xảy ra như vậy. Điều đáng nói là trong nội dung của “vật lý ngày mai” có thể sẽ không còn thấy rất nhiều những quan niệm , những biểu diễn toán học của “vật lý ngày hôm nay” nữa hoặc thấy ở dưới dạng đã được chỉnh sửa của chúng, nhưng nội dung cơ bản của vật lý cổ điển thì vẫn không hề hấn gì và vẫn “có mặt” trong đó như một bộ phận cơ sở, hợp thành không thể thiếu được. Có thể nói trình độ nhận thức về mặt vật lý của loài người ngày càng sâu sắc thì thế giới quan vật lý của họ càng mở rộng. Nhưng dù có mở rộng bao nhiêu chăng nữa thì thế giới quan vật lý “ngày hôm qua” được xây dựng trên nền tảng vật lý cổ điển vẫn là điểm khởi đầu, là chỗ dựa xuất phát và tồn tại của cái thế giới quan vật lý đã được mở rộng ấy…
“Hùng biện lớn tiếng” đến sùi bọt mép như thế là đủ rồi! Chúng ta quay lại tiếp tục “thủ thỉ” những cảm nghĩ “ngơ ngác” của mình.
Khi thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh ra đời thì khái niệm về lực vẫn hầu như không thay đổi nhưng khái niệm về khối lượng đã có những thay đổi lớn lao. Khối lượng giờ đây không chỉ là “thước đo” quán tính vật mà còn là đại lượng đặc trưng cho năng lượng (toàn phần) của vật, hơn nữa khối lượng không còn bất biến mà tăng lên một cách tỷ lệ theo sự tăng lên của vận tốc vật.
Chính cái quan niệm mới của vật lý hiện đại nói trên đã làm cho chúng ta phải suy tư rất nhiều về ý nghĩa của khối lượng để rồi… không hiểu gì cả!
Theo Anhxtanh thì:
                              
Qua đó, ông cho rằng khi v=0, nếu quan sát trong hệ O’ (chuyển động với vận tốc v so với hệ O) thấy khối lượng của một vật đứng yên là mo thì quan sát từ hệ O sẽ phải thấy khối lượng của nó là m, hệ cũng sẽ thấy khối lượng đó là bằng mo nếu hệ O’ đứng yên so với hệ O, và ông gọi mo là khối lượng nghỉ của vật. Anhxtanh kết luận rằng khối lượng nghỉ của một vật là bất biến và trên cơ sở đó dẫn đến nhận định khối lượng của một vật tăng theo sự tăng vận tốc. Do đó mà một vật chuyển động bao giờ cũng phải thỏa mãn:
               m>mo
Quan niệm đó dẫn đến một “phi thường” là, vì thành phần trong dấu căn hai có thể cho phép nhỏ đến bao nhiêu cũng được miễn là không bằng 0, cho nên có thể “cho phép” khối lượng của bất cứ vật nào, kể cả những hạt vi mô, tăng lên “xấp xỉ” vô hạn. Trong hiện thực khách quan có thấy được hiện tượng đó không?
Theo Niutơn, khối lượng m của một vật là biểu thị lượng vật chất của vật đó, làm nên vật đó. Khi lượng vật chất đó chuyển động với vận tốc v thì được gọi là “động lượng”. Nếu ký hiệu động lượng là P thì cũng theo Niutơn, động lượng của một vật là một đại lượng véctơ mà biểu diễn toán học của nó là:
              
Nếu không chú ý tới phương chiều chuyển động thì có thể viết:
               P = mv
Nên hiểu động lượng như thế nào? Rõ ràng khi một vật đứng yên thì vì v=0 nên không có động lượng (nhưng vẫn có khối lượng). Muốn có động lượng thì nó phải chuyển động. Nhưng làm gì có chuyện một vật đang đứng yên tự dưng chuyển động được? Vậy thì phải có cái gì đó từ bên ngoài tác động đến nó. “Cái gì đó” ấy được Niutơn qui kết về một mối và gọi chung là “lực”. Khi bị lực tác động thì có thể có một trong hai hiện tượng xảy ra. Nếu lực được cho là “chẳng thấm thía gì” so với khối lượng m (khả năng bảo toàn trạng thái chuyển động hay cũng còn gọi là số đo quán tính) của vật thì vật vẫn đứng yên, thậm chí là không hề nhúc nhích. (Chúng ta cho rằng không có tác động nào lại không gây ra “hậu quả”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải nhìn “hậu quả” ở một góc độ khác, trên một bình diện khác và coi như đối với tình trạng động học của vật có khối lượng m đang xét ở đây, tác động lực là “hoài công, vô ích”). Nếu lực tác động mạnh đến nỗi vận động nội tại vật không còn khả năng tự điều chỉnh thích nghi để bảo toàn trạng thái trong điều kiện mới (nghĩa là “sức ì” hay quán tính của vật đã “chào thua” trước tác động lực), và nếu vật không bị biến dạng hay phá vỡ thì nó phải chuyển động với vận tốc v nào đó. Vì sự chuyển biến từ O đến v không phải tức thời (không có thời gian!) mà là một quá trình “kéo dài” làm xuất hiện ý niệm “thời gian” đối với quan sát và như thế cũng coi như xảy ra “trong” thời gian, cho nên một cách trung bình, như Niutơn chỉ ra, có thể viết:
              
   Với:       là lực
               T là thời gian để vật đạt vận tốc
                là gia tốc: độ tăng vận tốc trong thời gian t
Từ đó có thể suy ra:
              
Vế trái của biểu diễn được gọi là xung lực (hay xung lượng). Có thể phát biểu: độ lớn của xung lượng bằng tích của cường độ lực và khoảng thời gian tác động lực.
Vậy để làm xuất hiện một động lượng thì điều kiện tiên quyết là phải có một xung lực. Theo nguyên lý tác động - phản ứng, khi xung lực tác động vật thì vật phản ứng nhằm duy trì sự cân bằng vận động nội tại vốn có của nó theo xu thế “cố gắng” trở về trạng thái vận động ban đầu, trước khi bị tác động bởi xung lực. Trong trường hợp khả năng phản ứng không thể “chịu nổi” xung lực tác động thì vật phải bị biến đổi dưới nhiều hình thức như bị biến dạng không phục hồi, bị xuyên thủng, bị phá vỡ, bị di dời (chuyển động)… Sự biến đổi của vật do tác động của xung lực có thể xảy ra theo một hay hai hình thức ấy hay cũng có thể theo tất cả các hình thức ấy cùng một lúc. Giả sử rằng dưới tác động của xung lực, vật không biến đổi theo hình thức nào khác ngoài hình thức chuyển động (hoặc có thể qui những biến đổi khác nhau, về thành lượng chuyển động) thì về mặt lý thuyết, biểu diễn toán học giữa xung lực và động lượng viết ở trên là hoàn toàn chính xác.
Nhưng làm thế nào để có được xung lực, hay hỏi cách khác là xung lực được hình thành như thế nào? Nhớ đến cú đấm của vị thiền sư, chúng ta cho rằng một trong những cách tạo ra lực để cho mũi anh chàng nọ phải chịu một xung lực, là dù thế nào thì cũng phải có một lượng vật chất (khối lượng) nào đó chuyển động đóng vai trò như một vật “mang” lực đến đối tượng bị tác động lực (vật khác). Nghĩa là có thể biểu diễn xung lực như động lượng của vật chuyển động nhưng giữa hai đại lượng ấy là có sự khác nhau, không thể đồng nhất được.
Khi có một xung lực tác động vào vật đứng yên có khối lượng m, làm cho nó chuyển động với vận tốc v thì như đã nói, vật đó từ không có động lượng sẽ biến đổi thành có động lượng mv. Quá trình đó cho thấy, để có được một động lượng mv thì phải tiêu tốn một lượng xung lực là F.t, hay có thể nói một lượng F.t đã chuyển biến thành động lượng mv. Động lượng này là một đại lượng thể hiện theo phương chiều nên cũng hàm chứa một “mầm mống” lực (chứ không phải lực thực sự) theo phương chiều ấy và khi va chạm với một vật khác thì làm xuất hiện lực và tạo nên một xung lực nào đó mà trong trường hợp chuyển biến hoàn toàn thì có lượng đúng bằng F.t (dù cường độ lực và thời gian tác động lực này là có thể khác). Vậy điều kiện tiên quyết để làm cho vật có động lượng mv trở về trạng thái đứng yên như cũ là phải chặn trực diện nó lại. Nhưng chặn như thế nào? Có thể dùng một bức tường đứng yên để chặn nó được không? Trong hiện thực, khi bị bức tường gây ra một lực tác động trong thời gian, nghĩa là một xung lực vào bức tường. Khi vật tác động vào bức trường thì quá trình chuyển biến động lượng của vật thành xung lực cũng xuất hiện. Quá trình này không những tác động đến trạng thái vận động nội tại của bức tường mà còn tác động đến chính bản thân trạng thái vận động nội tại của vật chuyển động. Trong sự biểu hiện tính tương đối của mối quan hệ đứng yên - chuyển động thì nếu vật chuyển động vận tốc v so với bức tường thì cũng có thể coi bức tường chuyển động vận tốc -v với vật, và nếu vật tác động đến bức tường một xung lực Ft thì đồng thời bức tường cũng tác động đến vật một xung lực –Ft. Trong biểu hiện tính tuyệt đối của mối quan hệ đứng yên - chuyển động thì độ lớn của xung lực ấy phải bằng chính xác là Ft (hay –Ft) chứ không thể là một lượng nào đó bằng Mv (với M là khối lượng của bức tường) được. Đó chính là nguyên lýc tác động - phản ứng của vận động vật chất biểu hiện cụ thể trong tương tác cơ học là Niutơn đã phát hiện ra và phát biểu thành định luật tác động tương hỗ về lực (định luật III Niutơn). Khi vật chuyển hóa hết động lượng của nó thành Ft và truyền trọn vẹn cho bức tường (làm ảnh hưởng không nhiều thì ít đến nội tại bức tường) thì vì v=0 nên nó lúc này được cho là đứng yên. Song, vì bức tường đồng thời cũng tác động đến vật chất xung lực là –Ft nên, nếu không bị bất cứ sự hủy hoại nào thì nó phải chuyển động ngược lại với vận tốc –v. Nếu so với giá trị động lượng lúc đầu (trước khi va chạm với bức tường) thì động lượng lúc này của vật có giá trị âm còn nếu không chú ý đến phương chiều thì coi như động lượng của nó vẫn bảo toàn sau khi xảy ra va chạm với bức tường. Do đó, nếu quan niệm trên là đúng thì trong hiện thực không thể dùng một bức tường đứng yên để “tiêu diệt” động lượng của một vật chuyển động. Hay nói thỏa đáng hơn: bức tường đúng thực đã “tiêu hóa” hết động lượng của vật nhưng đồng thời cũng “sản sinh” ra một động lượng khác (cùng độ lớn nhưng trái chiều so với động lượng cũ) cho vật. Nếu vật đâm vào bức tường theo một phương không vuông góc với mặt tường và  có sự đàn hồi hoàn toàn thì nó sẽ bị bật trở lại theo phương mà về hình thức, hoàn toàn tương tự như trong hiện tượng phản xạ ánh sáng (góc phản xạ bằng góc tới).
Tình hình sẽ như thế nào nếu chúng ta thay bức tường bằng một vật đứng yên, cũng có khối lượng m, để chặn trực diện vật có động lượng mv?  (Ở đây luôn có sự ngầm qui ước, vật đứng yên nhưng không bị cố định luôn có thể chuyển động khi có tác động lực; khi xảy ra tác động lực thì phương chiều của lực luôn hướng đến trọng tâm vật; những ảnh hưởng ngoại lai như ma sát, lực hút Trái Đất… đều bị loại trừ). Khi vật có động lượng mv va chạm với vật chặn thì vật chặn bị chịu một xung lực tác động làm cho nó phải chuyển động và đồng thời nó cũng tác động lại một xung lực làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật chủ động theo hướng giảm dần động lượng mv. Xung lực ấy có đúng bằng Ft (hay –Ft) không, hay hỏi cách khác là mv có chuyển hóa trọn vẹn thành xung lực hay không? Không thể ! Bởi vì đây là quá trình phát sinh và tăng dần vận tốc ở vật chặn đồng thời với sự giảm dần vận tốc v của vật chủ động. V hay vận tốc là cùng phương chiều nên đến một thời điểm nào đó, khi mà sự giảm và tăng vận tốc đạt đến cùng một giá trị nào đó thì tương tác lực giữa hai vật sẽ chấm dứt. Dễ suy ra được rằng, giá trị vận tốc đó chính bằng và như vậy chỉ có một nửa động lượng mv chuyển biến thành xung lực. Rõ ràng là chặn theo kiểu này cũng không làm cho vật có động lượng mv chuyển sang đứng yên được mà chỉ làm giảm vận tốc của nó (trong trường hợp chặn bằng bức tường, vận tốc của vật coi như không giảm mà chỉ đổi chiều).
Có thể coi hai vật có khối lượng m nêu trên hợp thành một hệ cô lập (nghĩa là không có bất cứ sự tương tác với “bên ngoài” nào). Theo định luật bảo toàn động lượng trong cơ học cổ điển (suy ra từ các định luật Niutơn): tổng động lượng của các vật trong một lượng của hai vật là:
              
nên sau khi va chạm, dù có sự phân phối lại động lượng, chỉ có thể là:
              
           
(Vật có động lượng mv không thể truyền hết động lượng cho vật đứng yên được chính là vì phải tuân theo định luật tác động tương hỗ)
Khi thay vật chặn có khối lượng m đứng yên bằng vật chặn có động lượng thì lúc này, tổng động lượng của chúng trước khi va chạm là:
              
Theo định luật bào toàn động lượng, tổng động lượng của chúng sau khi va chạm phải bằng 0. Nhưng quá trình đó diễn ra như thế nào? Nếu có hai quan sát đặt ở hai vật thì do có sự chi phối của tính tương đối trong mối quan hệ chuyển động - đứng yên giữa hai vật thì tùy vào quan sát từ vật nào mà có thể thấy tổng động lượng của hai vật đó là  hoặc  và trong hai vật đó phải có một vật được đánh giá là đứng yên so với vật kia. Như vậy, sau khi va chạm, do có sự phân bố lại động lượng, nên phải thấy:
        
Nghĩa là theo tính toán của một trong hai quan sát ấy, khi hai vật va chạm nhau, đã xuất hiện hai xung lực trực đối đồng thời tác động lên hai vật là và - (với ).
Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là sự ngộ nhận, vì lúc đầu chúng ta đã nói hai vật chuyển động có vận tốc lần lượt là và - . Nói như vậy có nghĩa chuyển động của chúng là so với quan sát đứng yên so với cả hai vật ấy và theo quan sát đứng yên thì tổng động lượng của chúng bằng 0. Chúng ta đã từng nói trước một hiện tượng duy nhất trong thực tại, quan sát ở những góc độ khác nhau sẽ thấy khác nhau, nhưng đều có thể qui về một mối.
Trong hiện thực có xảy ra hiện tượng đó không? Khi hai vật va chạm nhau thì sẽ xuất hiện quá trình từ động lượng mv của vật này chuyển biến thành một xung lực nào đó tác động đến vật kia và vật này cũng bị vật kia tác động lại một xung lực bằng như thế nhưng trái dấu. Cùng lúc đó, từ động lượng m(-v) của vật kia chuyển biến thành một lượng xung lực đúng bằng xung lực của vật này, tác động lên vật này, và đồng thời cũng bị vật này tác động lên nó một lượng xung lực bằng xung lực của nó nhưng trái dấu. Sự chuyển biến từ động lượng  (hay ) thành xung lực có thể nói là: triệt để, hoàn toàn, vì một khi không hoàn toàn triệt để thì hai vật đó vẫn còn động lượng và vẫn còn khả năng “tiến lên phía trước”. Hai “đòi hỏi tiến lên phía trước” bằng nhau thì rốt cuộc phải triệt tiêu nhau và cùng đứng yên. Từ sự phân tích đó có thể thấy, khi xảy ra va chạm giữa hai vật đang xét, mỗi vật sẽ phải chịu một xung lực   tác động. Kể cả hai vật, khi một vật phải chịu một xung lực tương đương với hai lần động lượng của nó thì trước hết một nửa lượng xung lực đó sẽ làm triệt tiêu động lượng vốn có của vật và vật vẫn còn phải chịu tác động của một nửa lượng xung lực còn lại. Ngay tại thời điểm đứng yên “tế nhị” đó; cả hai vật đều phải “lựa chọn” một trong hai cách, đứng yên tại chỗ hay chuyển động ngược lại với chiều chuyển động trước khi va chạm hoặc cũng có thể là đồng thời cả hai cách ấy, sao cho định luật bảo toàn động lượng không bị vi phạm. Với qui ước hai vật là giống hệt nhau về khối lượng và cấu tạo vật chất thì khi vật này “chọn” một cách nào đó, vật còn lại cũng “chọn” cách ấy. Giả sử hai vật “chọn” cách “biến” xung lực còn lại ( hay - ) thành động lượng hoàn toàn ( hay ) thì chúng ta viết lại tổng động lượng của chúng trước khi va chạm:
              
Do đó mà sau khi va chạm sẽ là:
              
(Về mặt toán học, quá trình đó chỉ như một sự giao hoán của phép cộng. Xét về mặt vật lý thì ở đây, muốn thực hiện được phép giao hoán ấy phải có điều kiện, hay phải có một lời giải thích rõ ràng. Nếu tổng trên mô tả hai vật tiến đến nhau làm xuất hiện va chạm thì tổng dưới (đã giao hoán) lại mô tả hai vật rời xa nhau sau khi va chạm. Như vậy, không phải lúc nào giao hoán trong phép cộng cũng thực hiện được!)
Nếu hai vật đó chọn cách đứng yên “luôn” ở đó thì có thể biểu diễn:
               m.0+m.0=0
Muốn được đứng yên như thế trước một xung lực tác động thì cả hai vật phải “trừ khử” được xung lực đó mà không gây chuyển động cho chúng, hay nói đúng hơn là không gây chuyển động đối với điểm trọng tâm của chúng. Điều đó chỉ có thể xảy ra bằng cách vận động nội tại vật tiếp thu trọn vẹn xung lực đó và biến đổi một cách không hồi phục được (biểu hiện ra như vật biến dạng không đàn hồi, tăng nhiệt độ, phân rã…)
Chú ý đến vận động nội tại vật, có thể thấy quá trình hai vật đứng yên do va chạm rồi sau đó chuyển động với vận tốc ban đầu nhưng ngược chiều là kết quả và cũng là bộ phận của quá trình va chạm. Khi hai vật va chạm và đạt đến trạng thái đứng yên (tạm thời) thì nội tại của chúng đã buộc phải biến đổi cho phù hợp với tình trạng ấy. Nếu sự biến đổi nội tại ấy vẫn trong giới hạn phục hồi lại được như cũ, nghĩa là mối liên kết nội tại chỉ bị “làm căng”, tạo nên một cái tạm gọi là “thế lực” tác động trở lại vật gây tác động để trở về trạng thái cũ (hiện tượng đàn hồi hoàn toàn), thì vật gây tác động, từ trạng thái đứng yên tạm thời sẽ chuyển sang chuyển động và sẽ đạt một động lượng có độ lớn bằng với động lượng ban đầu của nó nhưng ngược chiều.
Trong hiện thực, hai vật đó chẳng chọn lựa gì cả mà thông thường, tùy thuộc vào bản chất của chúng, sau khi va chạm, chúng vừa phải chuyển động ngược lại, vừa phải biến dạng không hồi phục (hoặc hồi phục không hoàn toàn) theo “tỷ lệ” nào đó để không xâm phạm đến định luật bảo toàn động lượng.
Dựa trên tinh thần “cổ điển”, chúng ta đã huyên thuyên “một lèo văng mạng” nào là khối lượng, động lượng, nào là lực, xung lực… cứ như một nhà vật lý “chính qui”, nhưng đến đây, thực ra chúng ta vẫn “ầu ơ ví dầu”, vẫn… chẳng hiểu gì cả. Nhắc đến từ “chính qui” lại nhớ đến câu: “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Chúng ta đã từng là kẻ “tại chức” là bạn của mấy gã “chuyên tu”, và vì thế mà trở thành hoang tưởng lẩm cẩm, đầu óc rối mù như canh hẹ chăng?
Thôi kệ, dù có thể những ai đó sẽ gọi chúng ta là “lũ lẩm cẩm rỗi hơi”, thì chúng ta cũng phải trở lại từ đầu cái công việc “bới lông tìm vết” vừa làm nhưng chắc “bới lông” còn chưa kỹ nên vẫn chưa thấy “vết” nào cả.
***
Trước tiên, chúng ta đặt lại câu hỏi mà đối với một số người, đã trở thành “đồ cổ” và đối với một số người khác, vẫn nóng bỏng tính thời sự: Khối lượng là gì?
Theo cách trả lời truyền thống thì khối lượng của một vật là lượng vật chất mà vật có (hay: là lượng vật chất tạo nên vật). Trực quan cũng thấy, lượng vật chất của một vật càng nhiều, nghĩa là khối lượng của nó càng lớn (trọng lượng càng nặng) thì càng khó làm biến chuyển trạng thái chuyển động của nó, cho nên khối lượng cũng đóng luôn vai trò là đại lượng đặc trưng cho khả năng bảo toàn trạng thái chuyển động (hay còn gọi là số đo quán tính, sức ỳ) của một vật. (Theo biểu thức E=mc2 của Anhxtanh, khối lượng còn đóng thêm vai trò là đại lượng đặc trưng cho năng lượng toàn phần chứa trong vật, đồng thời là một thành tố làm nên năng lượng đó).
Định nghĩa trên về khối lượng là dựa vào cơ sở đã biết được bản chất của vật chất. Cho nên những ai muốn hiểu thấu đáo khái niệm khối lượng hơn nữa mà vẫn chưa nắm bắt được bản chất vật chất thì cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: vậy thì, vật chất là gì? Đối với khái niệm “vật” thì có thể tạm hiểu nôm na: cái gì mà có quảng tính (tạm hiểu là có tính kích thước, còn tính kích thước là gì thì cũng dễ hình dung) thì gọi là “vật”. (Vậy thì cái bóng của một người, vì cũng có diện tích nên có thể được gọi là vật không? Có mà cũng không, hay cũng có thể gọi là vật ảo để phân biệt với những vật thật hay thực thể - những vật tồn tại và vận động tương đối độc lập trong môi trường chứa chúng). Còn “chất”? Một vật bao giờ cũng hàm chứa một thứ hay nhiều thứ gì đó tạo nên nội tại vật hay đúng hơn là tạo nên bản thân vật, làm cho vật tồn tại, hiện hữu một cách có quảng tính, có lượng. Về hình thức thể hiện thì trước quan sát, nội tại của vật này có thể giống mà cũng có thể khác nội tại của vật kia cho dù chúng có cùng một cách thể hiện quảng tính và có cùng một lượng. Để phân biệt nội tại của các vật “theo hướng ấy”, hoặc phân biệt những thứ gì đó đóng vai trò làm nên nội tại vật, người ta đã đưa ra thuật ngữ “chất” và đi đến khái niệm về “chất”. Thuật ngữ “chất” được dùng một cách rất linh động trong đời sống hàng ngày. Có khi “chất” được dùng theo nghĩa mở rộng như: chất lỏng, chất khí, chất rắn, chất tẩy rửa, chất nhờn…; theo nghĩa hẹp hơn thì chẳng hạn: chất gỗ, chất sắt, chất thép…, hẹp hơn nữa thì chẳng hạn: chất nước, chất axit, chất clo, chất nitơ… Người ta còn phân loại chất theo kiểu nữa là chất vô cơ và chất hữu cơ, hợp chất và đơn chất. Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hay nhiều đơn chất (như axit, nước…). Đơn chất là giới hạn cuối cùng của chất, được cấu thành nên từ sự liên kết của các vi hạt gọi là phân tử, nguyên tử. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Hóa học là các chất và sự biến đổi, chuyển hóa giữa chúng với nhau. Đến đây, chúng ta có thể nêu định nghĩa: Chất là một khái niệm được dùng trong việc định tính về mặt lý – hóa đối với nội tại của các thực thể (hay các vật) nhằm phân biệt chúng với nhau, phục vụ đời sống cũng như nghiên cứu khoa học.
Định nghĩa như vậy đã thỏa đáng chưa? Nếu chưa thì cũng đành chịu vì thực lòng, chúng ta đã “vét cạn” khả năng rồi.
Nói đến một thực thể cụ thể nào đó thì phải nói đến lượng cụ thể và chất cụ thể của nó. Một lượng cụ thể bao giờ cũng phải kèm theo một con số và một thứ nguyên, chẳng hạn 1kg, 2m3, 3 lít, 4 “xị” (thèm rượu quá!)… Một khi chỉ nói “lượng” không thôi thì nó mang ý nghĩa phổ quát. Đối với chất cũng vậy. Nói đến một chất cụ thể thì phải kèm thêm một thuật ngữ như "chất cồn" (lại thèm rượu!)… Còn nếu chỉ nói “chất” cụt lủn thế thôi thì nó cũng mang ý nghĩa phổ quát. Một vật hay thực thể nào đó bao giờ cũng hàm chứa một lượng nào đó và một chất nào đó. Có thể nói, đặc trưng cơ bản của vạn vật - thực thể là lượng và chất. Như chúng ta đã quan niệm thì có hai hình thức tồn tại là tồn tại thực và tồn tại ảo. Trong hai hình thức tồn tại ấy, chỉ có tồn tại thực mới có chất và do đó chỉ có tồn tại thực mới được gọi là vật - thực thể (dù hiện hữu hay không hiện hữu!). Khi nói đến vật thì đã hàm ý về lượng cho nên có thể dùng thuật ngữ “vật chất” để gọi bao hàm mọi tồn tại thực trong Vũ Trụ.
Biết được nguồn gốc và bản chất vật chất là ước mơ của loài người từ thời âm u tối cổ cho đến ngày nay. Hàng trăm thế hệ các nhà hiền triết, các nhà tư tưởng ưu tú nhất đã cố công đi tìm lời giải đáp khả dĩ, xây dựng những triết thuyết về vấn đề đó. Song, phải nói rằng, không có triết thuyết nào không chứa đựng ít nhiều mâu thuẫn trong lòng nó.
Rất có thể cái nôi của triết học cổ đại là vùng Nam - Châu Á và cũng rất có thể xuất phát điểm của nó là ở đâu đó thuộc miền Đông Nam Á, nơi mà con người ở đó đã sáng tạo ra Hà Đồ - Lạc Thư.
Triết lý về tự nhiên của loài người nảy sinh ra từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu phải tìm hiểu tự nhiên để mưu sinh. Cuộc hành trình đi nhận biết nguồn gốc của tự nhiên, căn nguyên của thế giới loài người có thể là đã được bắt đầu từ rất sớm, rất sâu trong tối cổ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu lịch sử ngày nay ghi nhận thì những suy tư có tính triết lý sâu sắc và mạch lạc được cho là sớm nhất còn lưu lại được (dưới dạng thơ ca, thánh kinh) của nhân loại là ở trong bộ thánh ca RigVêda - niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ. Có thể coi thánh ca Rig Vêda là sự hàm chứa một cách cốt lõi nhất nhận thức của loài người về tự nhiên từ tối cổ cho đến thời điểm nó xuất hiện và truyền khẩu trong dân gian, đồng thời cũng có thể coi nó là cái gốc chung của mọi trào lưu triết học thời cổ đại của loài người.
Ngay từ buổi bình minh của triết học thời cổ đại, dù là còn khoác lớp áo thần bí thì nhiều nhận định có tính minh triết sâu sắc và uyên thâm đã được nêu ra, đóng vai trò như chân lý phổ quát về tự nhiên đã được nhận thức, như tiền đề, sự định hướng để từ đó đặt ra nhiệm vụ cơ bản nhất, trọng yếu nhất cho bước nhận thức tiếp theo. Sau đây là một vài trích dẫn từ thánh kinh Rig Vêda để phần nào thấy được các bậc hiền triết Ấn Độ cổ xưa suy tư trác tuyệt như thế nào:
Đoạn ca tụng Thượng Đế sáng tạo:
“Ngài là Đức Cha, Đức Sáng Tạo
Định mệnh thiêng liêng đối với tất cả chúng ta
Ngài biết tất cả vũ trụ
Ngài là duy nhất
Vậy mà Ngài mang nhiều danh hiện thần linh vô kể
Chính ngài mà tất cả nhân dân trên mặt đất cố sức muốn biết”
(Rig Vêda X. 82-83)
Đoạn ca tụng Thần Kiến Thiết (Vicvakatman):
“Lúc khai thiên lập địa
Ngài ở tại đâu?
Thần Kiến Thiết vĩ đại!
Người chứng kiến bất tử của muôn vật
Đã thúc đẩy cuộc sáng tạo như thế nào
Với cái gì?
Làm thế nào mà Ngài đã phô diễn vòm trời kia?
Và mặt đất ở dưới này?
Tai và mắt Ngài đâu đâu cũng có!
Diện mục Ngài ở khắp cả mọi nơi!
Ngài ở trong tất cả bàn tay,
Tất cả bàn chân.
Thượng Đế duy nhất vận động cánh và tay
Và đây, Ngài tạo ra đất và trời.
Với rừng nào,
Với gỗ nào,
Ngài đã dùng làm chất liệu để tạo thành trời, đất?...”
 (Rig. Vêda)
Đây là đoạn nói về nguyên lai sự khai thiên lập địa:
“Ở thuở ấy (trước cuộc sáng tạo, kiến thiết), chưa có hiện diện một vật gì mà cũng không phải là trống không (tồn tại nhưng chưa hiện hữu? Thời đó mà suy tư được như thế thì thật là tài tình!).
Bấy giờ chưa có địa giới này và cũng chưa có bầu không khí xa vời và cao tít trên đầu. Đã có không biết cái gì (như một dải sương mù: Maya) bao phủ hai thế giới chưa?
Có ai sống bấy giờ và ở đâu? Ở đây chỉ có một sự Nghiêm Nghị với Nghiêm Nghị mà thôi (nghĩa là chỉ có duy nhất Tồn Tại, chưa có sự nhận biết?).
Thuở ấy chưa có chết và không chết, chưa có gì khác nhau giữa ngày và đêm. Bấy giờ chỉ có cái một hồn nhất, Tự Tại tối cao không chút gợn, yên lặng không một hơi thở. Sự thực chỉ có cái Một mà thôi… (tuyệt hay!).
Bấy giờ đêm dày bao phủ lấy đêm dày, tất cả còn chưa phân, tất cả chìm trong Hồng Thủy.
Bấy giờ Hiện Hữu còn chìm bên trong Vô Hữu, cái vĩ đại của nó chỉ biểu hiện ra là Nghiêm Nghị và Nghiêm Nghị mà thôi.
Bấy giờ một ý muốn đầu tiên (chí dục) xuất hiện trong cái THỨC vũ trụ hóa. Từ cái chí dục đầu tiên ấy (cú hích đầu tiên?) nảy nở mầm mống của tất cả sự vật…”
(Rig. Veda X.129)
Kết thúc bài thánh ca ấy là một câu hỏi vĩ đại được đặt ra cho nhận thức của loài người về tự nhiên mà chúng ta cho rằng đã làm bùng phát nên thành cao trào suy tư triết học, đạt tới không ít những thành tựu thực sự quan trọng, thực sự rực rỡ, lan rộng khắp từ Đông sang Tây trong suốt thời cổ đại, và câu hỏi ấy vẫn còn gây “nhức nhối” đến tận những thế hệ con người hiện nay, đó là:
               “Ai biết, ai có thể nói cho ta ở tại đây
               Tự đâu mà sinh ra có tạo vật?
               Chư vị Thần Linh không thể nói được
               Vì các Người ra đời sau cuộc sinh thành tạo thiên lập địa
               Vậy thì ai biết tự đâu sinh ra tạo vật?
Từ đâu mà có thế giới này?
               Thế giới này là sáng tạo hay không phải là sáng tạo?...”
Theo khảo cổ học thì tực thờ Linga - Yôni có xuất xứ từ Ấn Độ. Chúng ta đoán rằng chưa chắc đã như vậy. Tập tục thờ đó, hợp lý hơn, có thể được hình thành từ những quần thể xã hội trồng lúa nước đầu tiên trên thế giơi, trong thời kỳ đã đạt đến mức sống sung túc, phồn thịnh, có lối sống phồn thực và có lẽ cũng đã có ý niệm lưỡng phân - lưỡng hợp là nguyên lý sinh thành và tạo dựng thế giới. Phải chăng nguồn gốc của tập tục ấy là ở đâu đó thuộc miền đồng bằng ven biển Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam, những nơi mà cho đến nay, người ta vẫn dùng đôi đũa làm phương tiện chủ yếu khi ăn uống? Không biết việc sử dụng đôi đũa bắt đầu từ lúc nào tà tại sao phải dùng đũa khi mà như chúng ta cũng thấy việc dùng đũa một cách thành thạo trong ăn uống có vẻ khó khăn hơn rất nhiều so với cách dùng thìa, nĩa, dao… Có thể nguyên nhân cho việc dùng đũa là ở chủng loại thực phẩm mà người thượng cổ trồng lúa nước dùng có tính thường xuyên, ổn định. Phải chăng đó là chế độ ăn chín với thành phần chủ đạo là cơm, các loại rau, trái đậu… Món ăn nóng thì không dùng tay mà bốc được, rau khi đã nấu chính thì vừa rối vừa mềm oạt ẹo nên dùng thìa mà múc thì kể ra cũng thật bất tiện. Hóa ra, với chế độ ăn như vật thì dùng đũa gắp vào chén bát mà “và” cùng với cơm vào miệng lại thật là thuận tiện. Lấy đôi đũa để làm “thần tượng” biều trưng cho tính lưỡng phân - lưỡng hợp của thế giới thì kể cũng… được.
Lão Tử là một trong vài nhà hiền triết thiên tài thời cổ đại của phương Đông cũng như của thế giới. Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, ông là người đã kế thừa xuất sắc nhất những tinh túy nhận thức triết học phương Đông ở thời kỳ trước mà sáng tạo ra một triết thuyết có cốt lõi đã tiếp cận rất gần với chân lý khách quan. Triết thuyết ấy đã giảng giải được một cách nhất quán, rất sâu sắc và cũng xác đáng về tự nhiên cũng như xã hội. Tác phẩm “Đạo đức Kinh” của ông dù còn những mặt hạn chế nhất định có tính thời đại thì vẫn là một tuyệt tác bất hủ của nhân loại và vĩnh viễn là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Nhiều người cho rằng triết thuyết của ông là duy vật, không ít người lại nghĩ rằng nó có tính thần bí, riêng chúng ta thì khẳng định rằng nó mang màu sắc huyền linh bởi chính tự nhiên là một huyền linh thực sự, và có thể gọi triết thuyết của Lão Tử là triết học duy tồn sơ khai. Từ “Đạo” mà ông dùng cũng hoàn toàn tương tự như thuật ngữ “Tự Nhiên Tồn Tại”. Ông hiểu Đạo vừa là bản thể, vừa là nguyên lý biến hóa của vạn vật thì cũng tương tự như chúng ta hiểu “Tự Nhiên Tồn Tại” vừa là thực thể vừa là nguyên lý tối cao của vận động. Đối với ông Đạo sinh ra vạn vật thì đối với chúng ta, Không Gian là nền tảng để từ đó mà xuất hiện vạn vật.
Lão Tử cũng quan niệm Vũ Trụ là một thể thống nhất vận động không ngừng và vạn vật đều sinh ra từ cùng một bản thể (mà chúng ta gọi là Không Gian). Muốn hiểu Lão Tử thì phải tưởng tượng đang ở thời đại ông để đồng cảm với ông. Khi đã đồng cảm thì sẽ “ngộ” được cái tuyệt cái tài tình của một nhận thức sâu thẳm và đích đáng mà Lão Tử đã gửi gắm cho hậu thế ở những dòng dưới đây trong “Đạo đức Kinh”:
“Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến: tên mà có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
“Không” là gọi cái bản thủy của trời đất, “có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật.
Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó (đạo), tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái (dụng) vô biên của nó.
Hai cái đó (“không” và “có”) cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.
Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu”.
“Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.
Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín (không hiện hữu?) mà dường như trường tồn.
Ta không biết nó là con ai, có lẽ nó có trước thượng đế”.
“Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu), cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất.
Dằng dặc mà bất tuyệt, tạo thành mọi thứ mà không kiệt”.
Như vậy, theo Lão Tử, Đạo (hay chúng ta gọi là Tồn Tại hay Tự Nhiên) là cái như nhất, đóng vai trò nguồn gốc của vạn vật (hay có thể gọi là vật chất). Khi đã xuất hiện vật chất rồi thì Vũ Trụ cũng phân lập thành hai thứ gọi là “có” và “không” để rồi có thể dựa vào chúng mà nhận biết thế giới.
Sau thời Lão tử nói chung, triết học cổ đại phương đông, trên bình diện tri thức khoa học còn rất manh mún, hoàn toàn không thể tiếp cứu cho nó, hình như đã đạt đến tận cùng khả năng trong việc nhận thức những vấn đề cơ bản nhất về bản chất của tự nhiên và nguyên nhân tạo sinh vạn vật. Ở những thời kỳ sau không phải là không xuất hiện những triết thuyết mới về tư nhiên, nhưng chúng ta cho rằng nội dung của chúng chỉ là sự mở rộng theo hướng cụ thể hóa những ý niệm, quan niệm đã có từ trước đó. Điều đáng chú ý là xu thế hướng về nhân sinh, lấy nhân sinh làm trọng tâm, chiêm nghiệm, thậm chí là làm đối tượng nhận thức chủ yếu. Từ đó mà xuất hiện những giáo lý rao giảng niềm tin tín ngưỡng.
Xã hội Hy Lạp cổ đại bước vào cường thịnh đã tạo điều kiện cho nghiên cứu triết học và khoa học ở đó phát triển. Tiếp thu những quan niệm tinh túy, những thành tựu suy lý có được của triết học cổ đại phương Đông về tự nhiên, các nhà tư tưởng Hi Lạp cổ đại đã phất cao ngọn cờ triết học của họ, đưa nhận thức triết học của loài người lên một trình độ tư duy mới, theo hướng biện giải thuần túy duy lý nên chắn chắn hơn, khúc chiết hơn, nhưng cũng vì thế mà bắt đầu hàm chứa tính cực đoan, mất đi cái vẻ đẹp hồn nhiên, cái uyển chuyển cần thiết mà triết học cổ đại phương Đông có được.
Có thể hiểu nôm na, nhận thức duy lý là tìm hiểu đối tượng đơn thuần bằng quá trình suy tư một cách hợp lý, có lý, khó lòng bác bỏ được. Nhưng suy tư hay tư duy thì phải bắt đầu từ quan sát và cuối cùng thì phải nói đến con người. Tư duy nhận thức về thế giới là con người tư duy nhận thức chứ không phải là cái gì khác. Các nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại trên bước đường suy tư triết học đã nhận biết được rõ ràng điều đó, đã phân định được chủ thể và khách thể của quan sát - nhận thức. Trên cơ sở đó mà nhà hiền triết Platon đã đề ra học thuyết “ý niệm” - một học thuyết triết học mà tinh thần của nó còn sống mãi đến tận ngày nay và loài người vẫn chưa nguôi bàn luận về nó.
Theo thuyết ý niệm, có hai thế giới gọi là “hữu hình” và “vô hình” cùng tồn tại. Thế giới hữu hình là gồm những sự vật cảm tính quen thuộc, có thể trực giác được, thấy được, ai cũng có thể biết. Thế giới vô hình hay còn gọi là thế giới ý niệm, là thế giới không thể nhận thấy được bằng các giác quan, có bản chất siêu cảm tính, đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt về trí tuệ mới có thể nhận thức được. Tuy nhiên, giữa ý niệm của một vật và bản thân vật có những quan hệ xác định cũng theo Platôn, ý niệm là nguyên mẫu lý tưởng của vật, là mô hình hoàn hảo của nó (eidos), mỗi vật đều có hình ảnh tương ứng, hình ảnh này biểu thị bản chất của nó; do vậy, vật là sự sao chụp không hoàn hảo của ý niệm, còn ý niệm là khuôn mẫu vươn tới nhưng không bao giờ đạt được của vật, đóng vai trò như một giới hạn. Cuối cùng, Platôn đã đi đến quan niệm cho rằng, thế giới cảm tính (hữu hình) không thể nhận được hình thức của mình bằng cách nào khác nếu không thông qua sự tiếp cận với thế giới ý niệm. Vì thế mà phải có một Đấng Sáng Thế tạo ra thế giới cảm tính theo khuôn mẫu của thế giới ý niệm. Đấng Sáng Thế là vốn dĩ tồn tại vĩnh hằng, đứng trước vật chất thuần túy, vô hình thức. Đấng Sáng Thế không tạo ra thế giới ý niệm mà làm hình thành vật chất, sử dụng vật chất để tạo ra thế giới hữu hình theo khuôn mẫu của thế giới ý niệm có tính lý tưởng.
Arixtốt từng là học trò của Platon, dù có những phê phán kịch liệt tính tồn tại độc lập tương đối của hai thế giới ý niệm và hữu hình, dù cho rằng không có vật chất tuyệt đối xa lạ với hình dạng, tuyệt đối không có hình dạng (hay vô hình): nếu tước mất của vật tình cảm nhận được (tính hữu hình), là những cái cấu thành hình dạng của nó, các đặc điểm cảm tính hay tưởng tượng của nó, thì nó biến thành không tồn tại, thì vị hiền triết kiệt xuất này vẫn không thể vượt thoát được thần linh, vẫn phải thừa nhận có một Đấng Cứu  Thế (hay Thần).
Như vậy, triết học duy lý Hy Lạp cổ đại, do hạn chế thời đại mà đã không thể tự giải quyết được những khúc mắc, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình suy tư của nó và dẫn đến một thời kỳ hoài nghi, thoái trào như chúng ta đã từng kể.
Thiên Chúa giáo ra đời có nhiều yếu tố hợp thành nguyên nhân. Nó có tính kế thừa từ Do Thái giáo và xa xôi hơn, có thể là từ tín ngưỡng Ấn Độ. Một trong nhiều yếu tố hợp thành nguyên nhân đó, phải kể đến sự hoài nghi và bi quan trong nhận thức tự nhiên, hình thành như một trào lưu nổi trội vào thời kỳ cuối của triết học Hi Lạp cổ đại. Mục đích cao cả của Thiên Chúa giáo có ngay từ buổi đầu tiên hình thành của nó (Đạo Ki Tô) là “cứu rỗi” nỗi đau thương trong tầng lớp lao động cần lao do biến động xã hội gây ra. Triết học Thiên Chúa giáo, không thể khác, cũng được xây dựng trên nền tảng triết học cổ đại Hi Lạp thời kỳ nặng nỗi hoài nghi và chính nó đã giải quyết “cái rụp” mọi bế tắc, mâu thuẫn mà triết học duy lý cổ đại Hi Lạp, vấp phải nhưng không thể tự giải quyết được. Thuyết “sáng thế” của Thiên Chúa giáo công khai khẳng định rằng chính Chúa đã sáng tạo ra trời đất, sinh vật, con người,… nói chung là toàn bộ thế gian từ hư vô một siêu cách siêu lý tính, siêu duy lý. Chúa là thứ gì đó đứng trên tất cả, ngoài tất cả, toàn thiện, toàn năng và là nguyên nhân duy nhất làm xuất hiện vật chất.
Sự phát triển của nghiên cứu khoa học, nhất là vật lý học đã có tác động ngày càng mạnh mẽ đến suy tư triết học về tự nhiên theo hướng phải nhận thức sâu hơn nữa, cụ thể hơn nữa về bản chất vật chất cũng như nguồn gốc của nó. Tình hình đó làm cho trong hàng ngũ các nhà thần học Thiên Chúa giáo xuất hiện những tư tưởng hoài nghi về cách mà Chúa đã “sáng thế” dẫn đến đòi hỏi phải nhận thức lại ngay chính sự tồn tại và cách thức tồn tại của Chúa.
Đến thế kỷ XVII, ở Châu Âu, dù vẫn chưa gạt bỏ được hình bóng của Chúa trong khoa học thì nhận thức về mối quan hệ giữa Chúa (hay Thượng Đế) và vật chất đã có những biến đổi lớn lao theo hướng vật chất và vận động của chúng ngày càng được tháo bỏ “gông xiềng” khỏi Chúa, ngày càng bớt lệ thuộc vào Chúa.
Như đã kể, Đềcác là nhà tư tưởng duy lý. Có thể coi ông là kết quã được hun đúc từ sự khủng hoảng niềm tin tuyệt đối vào sự tồn tại của Chúa trong nhận thức về tự nhiên của loài người xuất hiện nổi trội ở châu Âu thời Phục hưng và cũng có thể coi ông là “con chiên ngoan đạo” của Pluton xuất ohát điểm cho quá trình suy lý nhiều sắc sảo mà cũng không ít lạ lùng của Đềcác là “hoài nghi tất cả”. Sự “hoài nghi tất cả” đó đã dẫn Đềcác đến luận điềm: “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” là luận điểm này làm tiền để để xây dựng nên học thuyết triết học của mình. Theo ý Đềcác, cái “tôi” ở đây không phải là cái tôi thể xác, cũng không phải là cái tôi cụ thể nào đó mà là cái tôi tinh thần “nấp” trong thể xác hay là sự tư duy của cái tôi nói chung. Nói “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” thì cũng hàm nghĩa rằng tồn tại khách quan không phải là ciá có trước, “làm ra” tư duy, mà ngược lại, chính tư duy chủ quan mới dẫn đến ý niệm về tồn tại. Vì có tính chủ quan nên tư duy ở con người là không hoàn hảo, có lúc đúng, có lúc sai và nói chung là có sự hạn chế về nhận thức đối với thế giới khách quan ở bên ngoài nó. Đềcác cho rằng một nhận thức được thừa nhận là đúng về thế giới khách quan thì phải “rõ ràng và sáng sủa” vì sự “rõ ràng và sáng sủa” ấy đã được “chứng giám” bởi một “thực tồn” ở bên ngoài cái “tôi tồn tại”, đóng vai trò là chân lý tuyệt đối và được gọi là Thượng Đế. Thượng Đế là tinh thần hoàn hảo tuyệt đối và được gọi là tư duy “sáng láng” tuyệt đối, là tối cao, vô tận, đứng trên tất cả, ngoài tất cả, là “thực tồn” tự thân sinh ra mọi thứ. Mọi thứ ấy được phân định thành hai loại: một là thực thể tinh thần (phi vật chất), bao gồm toàn bộ các ý niệm, tư tưởng, tổng số các ý thức cá nhân của con người, hai là thực thể quảng tính (vật chất), bao gồm các sự vật muôn hình muôn vẻ mang tính không gian và thời gian. Đặc biệt, dưới con mắt vật lý của mình, Đềcác khẳng định rằng các thiên thể trong Vũ Trụ đều có cấu tạo từ vật chất, hay nói chung, vật chất là nguồn gốc chung của mọi sự vật, là thứ duy nhtấ tạo nên thế giới vạn vật, cho nên thế giới này cũng thống nhất ở tính vật chất của nó và hơn nữa, nhờ ơn chúa có thể nhận thức được hoàn tòan về nó.
Spinôda (Baruch Spinoza, 1632 - 1677) là nhà triết học người Hà Lan. Lúc nhỏ, ông được giáo dục để trở thành nhà thần học Do Thái giáo. Do hoàn cảnh khó khăn về kinh tế của gia đình mà ông buộc phải bỏ học giữa chừng. Chính điều đó đã giúp Spinôda chuyển sang nghiên cứu toán học, y học và triết học. Lúc trẻ, ông đã từng bị truy nã về tội không thường xuyên đến thánh đường và không thể hiện lòng mộ đạo cần thiết. Vào năm 1656, những tín đồ Do Thái giáo đã tổ chức rút phép thông công đối với Spinôda chỉ vì ông chú giải sai Thánh Kinh. Sau này, ông trở thành môn đồ, người tiếp thu có phê phán triết học Đềcác, và qua đó cũng đưa nhận thức triết học lên một bình diện mới.
Spinôda hoàn toàn thừa nhận quan niệm của Đềcác về sự tồn tại của một tinh thần tối cao, toàn thiện, tuyệt hảo và đó chính là Thượng Đế (hay Chúa). Ông cũng đồng ý rằng có thể minh chứng Chúa thực sự tồn tại và tồn tại tuyệt đối chính là Chúa. Để chứng minh điều đó, ông đưa ra và phát triển khái niệm “causa sui” (có thể hiểu là nguyên nhân đầu tiên tự phát sinh, nguyên nhân tự thân tồn tại, nguyên nhân tự nó. Ông viết: “Tôi hiều causa sui là cái mà bản chất bao hàm trong mình sự “tự tồn”, nói cách khác, bản chất của nó không thể hiểu theo cách nào khác ngoài cách: bản chất đang tồn tại”. Từ điểm xuất phát này, quá trình suy luận đã hướng Spinôda đến sự hợp nhất khái niệm “Chúa” với khái niệm “tự nhiên” và khái niệm “thực thể” . Cũng như Đềcác, Spinôda cho rằng trí tuệ hữu hạn (tư duy của cái tôi) tự thân nó không thể hiểu được cái gì nếu không được qui định bởi một cái gì đó ở bên ngoài nó có tính hoàn hảo hơn. Cái bên ngoài có tính hoàn hảo hơn đó là cái gì nếu không phải là Chúa và Chúa là gì nếu không phải là “tự nhiên” đang tồn tại có nguyên nhân tự nó mà chẳng cần đến cái gì khác nữa. Từ đây xuất hiện những khác biệt cơ bản trong quan niệm về Chúa của Spinôda đối với quan niệm của Đềcác. Theo Spinôda thì Chúa (hay tự nhiên) tồn tại không phải ở bên ngoài thế giới mà ở trong thế giới, mang tính nội tại và tương đồng với thế giới. Vậy Chúa cũng phải được coi như thực thể - một thực thể thần thánh duy nhất và tuyệt đối, “tự nhiên được sản sinh ra” (natura naturata) và “tự nhiên sinh ra” (natura naturans). Ông viết: “Tôi hiểu Chúa là thực thể tuyệt đối vô hạn, tức thực thể cấu thành từ vô số đcặ tính, trong đó miỗ đặc tính đều biểu thị bản chtấ vĩnh hằng và vô hạn”, và: “Thực thể tuyệt đối vô hạn, hay Chúa, tự mình có năng lực tồn tại vô hạn và do vậy mà cũng tồn tại tuyệt đối”. Spinôda còn phân biệt tự nhiên thành tự nhiên chung và tự nhiên riêng có tính đặc thù, nếu thực thể là duy nhất tuyệt đối thì sự vật hữu hạn là nhiều vô số kể. Đối với Spinôda, vì thực thể, hay Chúa, hay Tự Nhiên là duy nhất nên hai thực thể quảng tính (extensio) và tư duy (cogitato) của Đềcác đã được qui về, biến thành hai thuộc tính của thực thể ấy.
Nếu Đềcác làm cho hình bóng của Chúa mờ nhạt đi nhiều trong Vũ Trụ thì Spinôda làm cho hình bóng ấy mờ nhạt hơn nữa. Tuy nhiên, nhận thức về bản nguyên vật chất của loài người nếu xét cho đến cùng thì coi như vẫn “dậm chân tại chỗ” kể từ thời Lão Tử, thậm chí là từ thời Veda và câu đố vĩ đại trong thánh kinh Rig Vêda, cho đến thời Spinôda, coi như vẫn “đứng vững như bàn thạch”. Trong bối cảnh đó, Niutơn đã nêu ra định nghĩa về vật chất để làm tiền đề cơ bản xây dựng lý thuyết cơ học của mình.
Nói thêm, chính học thuyết cơ học của Niutơn, kéo theo hàng loạt những phát kiến quan trọng về vật lý đã thổi một luồng gió mới vào nhận thức triết học về tự nhiên ở Châu Âu, làm xuất hiện một trào lưu triết học có tính đặc thù rõ rệt vào thời khai sáng ở Pháp (thế kỷ XVIII). Trào lưu triết học này còn được gọi là “Triết học khai sáng” hay “Triết học duy vật cơ giới”, mà người tiêu biểu và đóng vai trò đại diện xuất sắc của nó là Điđơrô.
Điđơrô (Denis Diderot, 1713 - 1784) là nhà văn và là nhà triết học lừng danh ở Pháp. Đầu tiên, ông học tại trường trung học Louis Đại Đế ở Pari, một trường nổi tiếng thời đó, rồi học làm mục sư theo ý muốn của gia đình. Nhưng ông không thích trở thành mục sư vì không tán thành những nguyên lý của nhà thờ. Điều đó làm cha của ông tức giận, không tiếp tục chu cấp tiền ăn học cho ông. Do vậy mà năm 1733, ông bước vào cuộc sống lang thang túng thiếu, làm nhiều nghề kiếm sống, đồng thời cũng say mê lao vào con đường sáng tác văn học, nghiên cứu triết học và khoa học.
Sáng tác của Đidơrô rất đa dạng và phong phú cho nên cũng đồ sộ. Năm 1746, ông cho ra đời một trong những tác phẩm triết học đầu tay của mình có tựa đề: “Những tư tưởng triết học”. tác phẩm có giá trị này bị Nghị viện Pari cấm lưu hành và ra lệnh tiêu hủy hết. Năm 1749, ông cho xuất bản tập văn “Bức thư về những người mù dành cho kẻ sáng mắt”. Vì nội dung duy vật, vô thần của tác phẩm này mà Điđơrô phải bị ngồi tù ba tháng. Năm 1751, ông lao vào biên soạn và làm chủ biên bộ “Bách Khoa toàn thư”. Công trình này gồm 35 tập, được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1751 đến năm 1780, được coi là bước chuẩn bị cho sự hình thành hệ tư tưởng đóng vai trò vũ khí chính trị của cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào năm 1789…
Suốt đời, Điđơrô sống trong nghèo túng. Vào năm 1773, ông đã phải bán tủ sách riêng của mình cho Nữ hoàng Nga, Catơrin II, người rất hâm mộ ông. Tuy đã mua tủ sách của ông nhưng Nữ hoàng vẫn để cho ông sử dụng và hơn nữa, còn trợ cấp thêm hàng năm cho ông. Cũng trong năm 1773, ông có qua Xanh Pêtécbua (thủ đô của nước Nga Sa hoàng thời đó) để cảm ơn bà.
Sau khi qua đời, Điđơrô được an táng tại nhà thờ Saint -Roch, nhưng đến nay không biết mộ phần của ông nằm ở đâu.
Về mặt thế giới quan, Điđơrô cho rằng không có Chúa, còn Tự Nhiên thì đơn giản là… tự nhiên thế thôi. Đối với ông, Tự Nhiên là một thực thể vật chất tồn tại vĩnh cửu, do vô số và đa dạng các thành tố hợp thành. Mỗi thành tố này đều có một lực đặc biệt, vĩnh cửu, không thủ tiêu được của riêng nó, Nhờ đó mà diễn ra sự vận động phổ biến, không ngừng. Ông coi vật chất là toàn bộ những thể có quảng tính, có hình thức, có tính chất không xuyên qua được và có chuyển động, còn không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, nếu thời gian là sự nối tiếp nhau của các hoạt động thì không gian là sự chung sống của các hoạt động xảy ra cùng một lúc. Vì vận động không thể tách rời khỏi vật chất nên vận động phải là một thuộc tính của vật chất, đóng vai trò là phương thức tồn tại của vật chất. Điđơrô còn phân biệt hai dạng chủ yếu của vận động là chuyển động thay đổi vị trí và xu thế ở bên trong. Hơn nữa ông còn khẳng định, vì vận động là không ngừng và vĩnh cửu do đó không có đứng yên tuyệt đối mà chỉ có đứng yên tương đối trong tự nhiên.
Phải thừa nhận rằng, thế giới quan của Điđơrô là sự kế thừa có sáng tạo thế giới quan của nhà triết học người Đức tên là Hônbách. Hônbách (1723 - 1789) sinh ra ở Đức trong một gia đình dòng dõi nam tước, nhưng sống và học tập ở Pari, rồi tiếp theo, toàn bộ hoạt động, sự nghiệp của ông đều diễn ra trên đất Pháp. Ông là một trong những thủ lĩnh của trào lưu triết học khai sáng, đồng thời cũng là một trong những nhà tư tưởng tiên phong của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Ông theo chủ nghĩa vô thần và kịch liệt phê phán tôn giáo. Ông từng viết: “Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn gốc của những quan niệm đầu tiên ở con người về thần linh”. Ông chỉ rõ rằng thần học là thứ “khoa học mang màu sắc thần thánh dạy chúng ta suy nghĩ về những cái mà chúng ta không hiểu, và làm cho chúng ta mất quan niệm rõ ràng về những điều mà chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được”. Chính vì có tư tưởng vô thần và tấn công trực tiếp vào tôn giáo mà ông, cũng như nhiều nhà triết học khai sáng khác không thể tránh khỏi sự truy bức, đàn áp ác liệt của giáo hội và triều đình Pháp thời kỳ đó.
Với quan niệm vô thần và duy vật, Hônbách thừa nhận tính vật chất của thế giới, coi vật chất là thứ duy nhất tồn tại. Theo ông định nghĩa thì “vật chất là tất cả những cái tác động bằng cách nào đó vào các giác quan của chúng ta, còn những đặc tính mà chúng ta gán cho các chất khác nhau do chúng gây ra trong chúng ta”. Nói đến mối quan hệ giữa vật chất và vận động, ông cho rằng vật chất đã, đang và sẽ tồn tại vĩnh viễn, còn “vận động là phương thức tồn tại xuất phát một cách tất nhiên từ bản chất vật chất”.
Triết học duy vật biện chứng là công trình của C. Mác với F. Angghen là người trợ thủ đắc lực và V. I. Lênin là người phát triển đến mức hoàn thiện. về mặt nhận thức tự nhiên, triết học này là sự kế thừa một cách chọn lọc, có phê phán và sáng tạo thế giới quan của triết học khai sáng Pháp và của triết học cổ điển Đức (nhất là phép biện chứng của G. F. Hêghen).
Quan niệm vô thần, duy vật về tự nhiên của triết học khai sáng được các nhà sáng lập triết học duy vật biện chứng thừa nhận là xác đáng và tiếp thu nó. Tuy nhiên, “gót chân Asin” của quan niệm ấy là ở chỗ nếu coi vận động là thuộc tính của vật chất thì hiểu như thế nào về những thành tố nhỏ nhất, không thể phân chia được, chứa một nội lực vĩnh cửu, được gọi là những nguyên tử làm hình thành nên vật chất? Chúng là gì, hay có thể hỏi, chúng mang nội dung gì, vật chất thuần túy, vận động thuần túy, hay vẫn là vật chất vận động, hay chỉ là tiềm năng của vật chất vận động chứ chưa thực sự là vật chất vận động? Nếu đặt niềm tin vào cơ học Niutơn (cái mà thực chứng cho thấy không thể không tin được!) thì vì chúng hợp thành lượng vật chất, nghĩa là khối lượng, nên chúng chỉ mang tính vật chất đơn thuần. Nếu bác bỏ khái niệm khối lượng trong cơ học Niutơn (thật là khó khăn khi muốn như vậy!), để bảo vệ quan niệm vận động là thuộc tính cơ bản của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất, thì vì vận động thực ra là biến đổi cho nên những thành tố gọi là nguyên tử nhỏ đến mức không thể phân chia được nữa ấy vẫn còn có thể… phân chia được và từ đó mà sự phân chia phải là một quá trình vô hạn. Còn nếu quan niệm đó là những thứ có tính tiềm năng hợp thành vật chất vận động chứ chưa có tính vật chất vận động thực sự thì rõ ràng là phải vứt bỏ toàn bộ cái quan niệm vô thần, duy vật về tự nhiên đi để trở lại với sự bao bọc, cứu rỗi nơi Thiên Chúa (chứ còn cách nào khác nữa đâu?!).
Các nhà sáng lập triết học duy vật biện chứng đã thấy được vấn đề mâu thuẫn ấy và để tiếp thu cái quan niệm mà họ cho về cơ bản là đúng đắn ấy thì phải tìm cách biện hộ, khắc phục nhược điểm ấy. Ăngghen chính là người trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề. Nhưng ông giải quyết như thế nào? Có thể trả lời câu hỏi đó bằng những tiên đoán khoa học trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” (tuy đây là tác phẩm còn dở dang, chưa hoàn tất, nhưng rất nổi tiếng và cũng quan trọng nhất của ông). Tác phẩm này được Ăngghen viết ra trong khoảng thời gian ở nửa cuối thế kỷ XIX cho nên những suy lý, tiên đoán khoa học của ông, về mặt lý luận là dựa trên phép biện chứng đã tiếp thu được của Hêghen, còn về mặt thực tiễn thì hoàn toàn dựa trên cơ sở những khám phá mà khoa học có được từ trước cho đến thời kỳ đó. Chính vì thế và một phần cũng vì còn dở dang, chưa được chỉnh lý, bổ sung đến hoàn thiện, mà trong nội dung của nó, dù có nhiều sắc sảo, xác đáng thì cũng không ít những bối rối, hạn chế. Tuy nhiên, nổi bật lên trên tất cả là một tư duy thực sự uyên bác về nhiều mặt. Sau đây, chúng ta sẽ trích một số đoạn tiêu biểu nói về vật chất, vận động và mối quan hệ giữa chúng của Ăngghen trong “Biện chứng của tự nhiên” theo trình tự đã được chúng ta sắp xếp lại cho dễ bề tìm hiểu hơn đối với bản thân chúng ta.
Lẽ đương nhiên, vấn đề đầu tiên mà triết học duy vật phải giải quyết là xây dựng hoàn chỉnh một cách có lý luận khái niệm vật chất. Bởi vì trong bất cứ một công cuộc kiến thiết lý luận nào đều không thể bắt đầu từ nóc mà phải từ cơ sở đóng vai trò nền tảng và đó cũng là tiến trình tất yếu của mọi tư duy. Chưa hiểu được “vật chất” thì chưa thể nói đến “duy vật” và ngược lại, muốn nói đến “duy vật” thì trước tiên phải nói đến “vật chất”.
Vào thời Ăngghen có một bộ phận không ít nhà triết học, khoa học tin rằng không thể nhận thức được “cái vô hạn”. Nguồn gốc trực tiếp của tư tưởng này có thể là từ triết thuyết của Đềcác hoặc của Spinôda. Trong số những người tin vào điều đó có C. Nêgơli. Ngày 20-9-1877, tại đại hội lần thứ 50, các bác sĩ và các nhà tự nhiên học Đức, Nêgơli đã đọc bản báo cáo: “Những giới hạn của nhận thức khoa học tự nhiên”. Theo ông này thì “chất lượng” là cái không thể nhận thức được vì nó thuộc về sự vô hạn, hơn nữa, những (cái gọi là) chất lượng cũng không tồn tại mà chỉ những sự vật có chất lượng, thậm chí là có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Nêgơli viết: “Chúng ta chỉ có thể nhận thức được cái hữu hạn”.
Phê phán quan niệm “bất khả tri” của Nêgơli, Ăngghen viết:
“Điều đó chỉ hoàn toàn đúng khi mà chỉ có những vật hữu hạn rơi vào trong phạm vi nhận thức của chúng ta. Nhưng luận điểm ấy (luận điểm vừa nêu ở trên - NV) cần được bổ sung: “Về căn bản, chúng ta chỉ nhận thức được cái vô hạn thôi”. Thật vậy, mọi nhận thức thực sự, thấu đáo chỉ là ở chỗ: trong tư duy, chúng ta nâng cái đơn nhất đến tính đặc thù và tính đặc thù lên tính phổ biến; là ở chỗ chúng ta tìm ra và xác định cái vô hạn, cái tạm thời, trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn. Nhưng hình thức của tính phổ biến là hình thức của vô hạn, nó là sự tổng hợp của nhiều cái hữu hạn thành cái vô hạn (…). Mọi nhận thức thực sự về tự nhiên đều là sự nhận thức về cái vĩnh viễn, cái vô hạn và vì thế mà về căn bản, nó là tuyệt đối”.
“Nêgơli cũng nói điều đó một cách buồn cười: “Chúng ta chỉ có thể nhận thức được cái hữu hạn, nhưng chúng ta cũng có thể nhận thức được “mọi cái hữu hạn” rơi vào trong phạm vi tri giác cảm tính của chúng ta”.
Cái hữu hạn, rơi vào trong phạm vị, và…, cộng lại thành cái vô hạn, vì rằng chính là dựa trên tổng số những hữu hạn ấy mà Nêgơli đã tạo ra cho mình quan niệm về cái vô hạn! Nếu không có những cái hữu hạn ấy, và…, thì ông ta sẽ tuyệt nhiên không có một quan điềm gì về vô hạn cả”.
“Thoạt tiên, từ những vật hữu hình, người ta tạo nên những trừu tượng, rồi lại muốn nhận thức, những trừu tượng ấy bằng cảm tính, muốn nhìn thấy thời gian và ngửi thấy không gian. Nhà kinh nghiệm chủ nghĩa đã đi sâu vào thói quen của nhận thức kinh nghiệm đến nỗi là khi anh ta sử dụng trừu tượng mà vẫn tưởng rằng mình còn ở trong lĩnh vực của nhận thức cảm tính. Chúng ta biết thế nào là một giờ, một mét, nhưng không biết thế nào là thời gian và không gian! Làm như thể thời gian là cái gì khác chứ không phaỉ là tổng số những gìờ, còn không gian là cái gì khác chứ không phải là tổng số những mét khối! Tất nhiên là không có vật chất thì cả hai hình thức tồn tại đó của vật chất đều chẳng là cái gì cả, đều chỉ là những khái niệm rỗng tuếch, những sự trừu tượng, chỉ tồn tại trong đầu óc chúng ta thôi: Nhưng có người bảo rằng chúng ta cũng không biết thế nào là vật chất và vận động kia mà! Dĩ nhiên là chúng ta không biết vì chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính cách là vật chất và vận động với tính cách là vận động bằng con đường cảm tính nào khác; người ta chỉ tiếp xúc với những vật thể khác nhau và những hình thức khác nhau tồn tại thực sự của vận động. Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các giác quan; những từ như “vật chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt, trong đó, chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giác quan. Vì thế, chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vận động. Vậy khi Nêgơli nói rằng chúng ta không biết thời gian, không gian, vật chất, vận động, nguyên nhân và kết quả là gì thì như thế có nghĩa là ông ta chỉ khẳng định rằng thoạt tiên, chúng ta tạo ra trong đầu óc mình những sự trừu tượng từ thế giới hiện thực và sau đó chúng ta lại không thể nhận thức được những sự trừu tượng do chính chúng ta tạo ra ấy vì chúng là những vật của tư duy chứ không phải là những vật có thể cảm thấy, song theo Nêgơli, mọi nhận thức lại đều là sự đo lường do cảm tính mà có kia! Thật đúng như khó khăn mà Hêghen đã chỉ ra: Chúng ta rất có thể ăn được trái anh đào và trái mận, nhưng chúng ta không thể ăn được trái cây vì chưa có ai ăn được trái cây với tính cách là trái cây”.
Ngoài những trích đoạn trên đây, chúng ta còn có thể “sưu tầm” được rất nhiều những trích đoạn nói về vật chất và vận động nằm rải rác khắp trong “Biện chứng của tự nhiên”, vì không có gì lạ, nội dung trung tâm của tác phẩm chính là bàn về vật chất và vận động cùng những vấn đề liên quan tới chúng. Sau đây là một số trích đoạn nữa:
“Cơ học - dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp - chỉ biết có số lượng, chỉ sử dụng những tốc độ và những khối lượng, nhiều lắm là những thể tích (…). Còn trong vật lý học, và hơn nữa trong hóa học, không những chỉ có những thay đổi liên tục về số lượng, tức là sự chuyển hóa của số lượng thành chất lượng, mà còn phải xét đến rất nhiều những biến đổi về chất lượng mà người ta hoàn toàn chưa xác minh được là do sự biến đổi về số lượng mà ra.
Quan niệm của triết học cơ giới “giải thích mọi sự biến đổi vị trí, giải thích tất cả mọi sự khác nhau về chất lượng bằng những sự khác nhau về số lượng và không thấy rằng quan hệ giữa số lượng và chất lượng là một quan hệ qua lại, rằng chất lượng có thể chuyển hóa thành số lượng cũng như số lượng có thể chuyển hóa thành chất lượng (…). Nếu tất cả những sự khác nhau và những sự biến đổi về chất lượng đều có thể qui thành những sự khác nhau và sự biến đổi về số lượng, thành một sự thay đổi cơ giới về vị trí, thì tất nhiên chúng ta sẽ đi đến một nguyên lý cho rằng vật chất là gồm những hạt nhỏ đồng nhất và tất cả những sự khác nhau về chất lượng của những nguyên tố hóa học của vật chất đều được gây ra bởi những sự khác nhau về số lượng, về cách sắp xếp những hạt nhỏ ấy trong không gian…”
“Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm về chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính. Khi hoa học tự nhiên hy vọng tìm ra vật chất có hình dạng đồng nhất, và muốn qui tất cả những sự khác nhau về chất lượng thành những sự khác nhau thuần túy về số lượng do sự kết hợp của những hạt nhỏ đồng nhất tạo ra thì như thế là nó cũng hành động giống như khi nó muốn coi trái cây với tính cách trái cây chứ không phải là trái anh đào, trái lê, trái táo…”
“Như Hêghen đã chứng minh (…), quan điểm ấy, cái “quan điểm toán học một chiều” cho rằng vật chất là chỉ có thể qui định được về số lượng, còn về chất lượng thì xưa nay đều giống, chỉ là quan điểm của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII. Đó là một bước lùi về với Pitago, người đã quan niệm rằng số, tính qui định về mặt số lượng, là bản chất của sự vật”.
“Như thế là, nếu không thêm vào hoặc bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu không thay đổi một vật thể về mặt số lượng, thì không thể thay đổi được chất lượng của vật thể ấy”.
“Như vậy, chúng ta thấy rằng việc chia cắt thuần túy về số lượng có một giới hạn nhất định, tới giới hạn đó thì nó biến thành một sự khác biệt về chất lượng”.
“Trong cơ học, ta không hề thấy có chất lượng; nhiều lắm, thì chúng ta cũng chỉ gặp những trạng thái như trạng thái cân bằng, vận động, thế năng… Tất cả những trạng thái ấy đều dựa trên sự truyền dẫn của vận động có thể đo được và chính những trạng thái đó có thể biểu thị bằng số lượng. Vì vậy, nếu có sự biến đổi nào về chất lượng thì sự biến đổi ấy phải do một sự biến đổi tương ứng về số lượng quyết định”.
“Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong Vũ Trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
“Vận động, đem ứng dụng vào vật chất, thì có nghĩa là sự biến hóa nói chung”.
“Không thể tưởng tượng được vật chất mà không có vận động”.
“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả…”
“Nhưng các nguyên tử thì tuyệt nhiên không phải giản đơn hoặc nói chung không phải là những hạt vật chất nhỏ nhất mà chúng ta biết. Không kể bản thân hóa học là ngành ngày càng thiên về ý kiến cho rằng thành phần nguyên tử là phức tạp, đa số các nhà vật lý đều khẳng định rằng ête vũ trụ, tức là chất mang sức mạnh bức xạ ánh sáng và nhiệt, cũng gồm nhiều hạt nhỏ gián đoạn nhưng nhỏ đến nỗi chúng so với những nguyên tử hóa học và những phân tử vật lý, thì cũng giống như các nguyên tử hóa học và các phân tử vật lý so với các khối lượng cơ học, nghĩa là d2x so với dx”.
“Ête có tính vật chất không? Nếu ête nói chung tồn tại thì ête phải có tính vật chất, nó phải nằm trong khái niệm vật chất. Nhưng nó hoàn tòan không có trọng lượng”.
“Một thời đại mới trong hóa học được mở ra với thuyết nguyên tử (…). Thuyết nguyên tử mới khác với tất cả các thuyết nguyên tử trước đó vì nó không chủ trương rằng vật chất chỉ là gián đoạn mà thừa nhận rằng những bộ phận gián đoạn là những giai đoạn khác nhau (nguyên tử ête, nguyên tử hóa học, khối lượng, thiên thể), là “những điểm nút” khác nhau, chúng quyết định những phương thức tồn tại khác nhau về mặt chất lượng mà chỉ có lực đẩy (có thể hiểu là năng lượng - NV) thôi”.
Sau những trích đoạn vừa rồi, chúng ta có hiểu gì thêm về vật chất không? Đồng ý rằng vận động là thuộc tính vốn dĩ của vật chất, nhưng không phải vì thế mà không thể bàn luận vật chất một cách đơn thuần, không cần chú ý đến vật chất. Thậm chí là trong quá trình nhận thức, chúng ta không thể tư duy về chúng một cách đồng thời. Ăngghen sẽ không thể lý giải được chút xíu gì về vật chất và vận động nếu không xem xét riêng rẽ từng thứ một. Hơn nữa, Ăngghen, trên quan niệm "duy vật", sẽ không biết được phương thức tồn tại ảo-thực của Vũ Trụ.
Một cách tuyệt đối thì không có vật chất không vận động và không có vận động phi vật chất; nhưng một cách tương đối, trong một phạm vi qui mô về không gian và thời gian hạn định nào đấy mà trên cơ sở nhận biết cảm tính hoặc là do qui ước, có thể cho rằng một vật chất cụ thể nào đó không vận động và một vật chất vận động cụ thể nào đó (chẳng hạn sự truyền tương tác hấp dẫn) là phi vật chất. Vận động thực chất là quá trình chuyển hóa biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng kia, nên khi thấy một cốc nước ở trên bàn và sau một khoảng thời gian không thấy chút biến đổi nào thì có thể nói “vật chất” cốc nước không vận động trong suốt thời gian đó.
Tuy nhiên, nếu quan sát ở góc độ khác, ở cấp độ qui mô phân tử chẳng hạn, thì rõ ràng không còn thấy lượng vật chất đó thể hiện ra dưới dạng cốc nước đứng yên nữa mà là một “quần thể” các hạt vật chất nào đó không phải nước, nhỏ li ti chuyển động hỗn loạn trong tương tác hút - đẩy lẫn nhau. Vì dù quan sát ở góc độ nào thì lượng vật chất vẫn không đổi, cho nên một câu hỏi được đặt ra là lượng vật chất của cốc nước bằng lượng vật chất của tổng số các phân tử thôi hay phải cộng thêm tổng lượng chuyển động của chúng nữa? Theo Niutơn dù chuyển động hay không chuyển động thì lượng vật chất của một vật (khối lượng) là bất biến. thế thì lượng vật chất của cốc nước chỉ bằng lượng vật chất của tổng số các phân tử làm nên cốc nước thôi. Nghĩa là một lượng vật chất cụ thể nào đó nhìn ở góc độ vật chất đơn thuần chỉ là một lượng vật chất, nhìn ở góc độ khác thì ngoài lượng vật chất đơn thuần còn thấy một động lượng nào đó nữa. Từ đó mà có thể nghĩ rằng trong tự nhiên, ngoài vật chất ra phải còn một cái gì đó nữa tạo nên lực hay động lượng, và xét đến cùng thì cái gì đó ấy rất có thể là không có nguồn gốc vật chất, không phải là vật chất và coi như ở bên ngoài vật chất xâm nhập vào làm “lũng đoạn” vật chất. Còn nếu tin rằng vận động là thuộc tính của vật chất như Ăngghen quan niệm thì vì chỉ là thuộc tính thôi nên nó không thể bộc lộ ra thành một lực lượng có thực: do đó cần phải xét lại quan niệm cấu thành lượng vật chất (khối lượng) của Niutơn, và hơn nữa vì vận động là biến đổi cho nên để đảm bảo tuyệt đối khả năng đó, một lượng vật chất cụ thể nào đó phải phân chia được đến vô tận.
Đến thời Lênin, vật lý học đã có những đột phá rất sâu vào thế giới vi mô, đã thấy được không những nội tại phân tử mà nội tại nguyên tử thực sự là những miền không gian còn rất mênh mông so với những vi hạt còn nhỏ hơn nữa, và vật lý học cũng đã bắt đầu “sờ” được đến hạt điện tử (elektrôn). Bên cạnh đó Mac Planck đã đi đến một kết luận cực kỳ quan trọng và được các nhà vật lý đương thời nhanh chóng thừa nhận là năng lượng có tính gián đoạn, hợp thành từ những thành phần cực kỳ nhỏ bé gọi là lượng tử năng lượng. Trên cơ sở đó Lênin đã đi đến một kết luận có tính tiên đoán: “điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử; tự nhiên là vô tận”. Các nhà triết học duy vật biện chứng sau này đã hết lời ca ngợi kết luận đó và coi đó không những là một phát kiến mang tính tiên tri thiên tài mà còn là một thắng lợi rực rỡ, khẳng định sự đúng đắn hoàn toàn của triết học duy vật biện chứng về tự nhiên.
Lênin là người nêu ra định nghĩa dứt khoát về vật chất cho triết học duy vật biện chứng: “vật chất là một phạm trù (hiểu là khái niệm có tính chung, bao quát) triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Tuy nhiên ông có thêm rằng phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được”. (Thực ra, thuật ngữ “vật chất” ở đây, với nội hàm đã được mở rộng như vậy, phải được hiểu như “tồn tại”, và có thể hiểu “triết học duy vật”, sau khi đã “tân trang” lại, là “triết học duy tồn”).
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của vật chất và vận động, trên cơ sở kế thừa có phê phán, chọn lọc và sáng tạo những thành tựu nhận thức tự nhiên mà loài người đã đạt được đến lúc đó, các nhà sáng lập nên triết học duy vật biện chứng đã rút ra ba luận điểm mà họ cho là ba chân lý khách quan tối quan trọng và đồng thời coi đó là ba qui luật cơ bản nhất về vận động trong tự nhiên. Qui luật được nêu ra đầu tiên là qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Trước khi đến với nội dung qui luật chúng ta nêu lại định nghĩa về chất và lượng của triết học duy vật biện chứng kinh điển:
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Từ đó mà nội dung qui luật được phát triển: mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
Những “tông đồ” của triết học duy tồn (là chúng ta chứ còn ai vào đây nữa!) không thừa nhận qui luật trên và cho rằng nếu nó có đúng thì may ra chỉ đúng được một nửa, còn nửa kia là sai lầm. Đơn giản là vì một vật (có chất và lượng) bị nổ tung sẽ dẫn tới hai quan niệm, thứ nhất là không còn vật nữa (vì bị phá hủy hoàn toàn) nên cũng không còn chất và lượng của vật đó nữa, thứ hai, vật bị biến đổi thành một “vật” bao gồm các bộ phận chuyển động ra tứ phía của nó, lúc này, chất của vật bị biến đổi hoàn toàn nhưng thử hỏi lượng của nó có biến đổi không và nếu là có biến đổi thì sự biến đổi về lượng ấy có xâm phạm vào một trong những định luật cơ bản nhất về tự nhiên mà khoa học đã khám phá ra, đó là định luật bảo toàn vật chất không? Hơn nữa sự thay đổi căn bản về chất ấy có làm cho lượng của “vật mới” biến đổi không? Khó lòng mà quan niệm được!
Nếu qui luật nêu trên là không thỏa đáng thì chúng ta phải quan niệm lại như thế nào về lượng và chất của một vật? Đưa một vật có khối lượng m vào trạng thái chuyển động với vận tốc v, hỏi rằng vật chuyển động so với vật lúc đứng yên có khác gì nhau không? Tin theo quan niệm của Niutơn thì về mặt lượng là không khác nhau (vì khối lượng là bất biến) nhưng về mặt chất là khác nhau (khác nhau về trạng thái chuyển động), nhưng nếu tin theo quan niệm của triết học duy vật biện chứng, khi vật đứng yên chuyển sang trạng thái chuyển động thì đồng thời nó cũng biến đổi thành một vật khác, có lượng mới và do đó cũng có chất mới. Điều đáng chú ý nhất là thế này: vận đang chuyển động đó lại có thể là đang đứng yên so với một hệ qui chiếu nào đấy, nghĩa là so với vật “lúc trước” đứng yên ở đâu đó thì “lúc này”, nó vẫn chính là nó chứ chẳng phải là vật nào khác, chẳng có sự biến đổi lượng hay chất nào ở đây cả. Lẽ ra sự đánh giá một vật về mặt lượng và chất của nó cũng phải chịu sự ảnh hưởng bởi tình thế, tính chủ quan của con người quan sát nó và nếu dựa vào một trong hai quan niệm trên thì đều không thỏa đáng. Một viên đạn đang bay trong không gian thì nó cứ việc… bay như thế thôi, chẳng cần đến sự đánh giá nào và cũng chẳng chịu ảnh hưởng của bất cứ hệ quan sát nào và mặc cho các hệ quan sát khác nhau đánh giá khác nhau đến cỡ nào về trạng thái chuyển động của nó đi chăng nữa thì nó vẫn chính là nó, duy nhất là bất biến đối với bản thân nó. Nghĩa là chắc chắn sẽ qui được những đánh giá khác nhau nhưng hợp lý của các hệ quan sát khác nhau đối với nó về một mối duy nhất. Cái bất hợp lý của biểu diễnđộng lượng một cách độc lập là ở chỗ bằng con đường toán học, không thể qui kết quả quan sát một vật đang chuyển động (mv) về kết quả quan sát thấy nó đứng yên được (m), vì khi v bằng 0 thì:
               mv = m.0 = 0 (chứ không phải bằng m!)
Đến đây, qua quá trình suy tư một cách mò mẫm và nhiều lộn xộn, chúng ta đã bắt đầu vỡ lẽ ra trước câu hỏi: khối lượng là gì?
Triết học duy tồn khẳng định, nếu không có cảm giác mà thể hiện chủ đạo của nó là sự quan sát thì cũng không thể có tư duy và do đó, đương nhiên là cũng không có nhận thức. Đối với một chủ thể không có cảm giác, thì thế giới này là không có gì, không có khách thể của nó và bản thân nó cũng không có nốt. Nhờ có quan sát mà chúng ta thấy được hiện thực khách quan của mình cũng như bản thân mình, nhờ có tư duy mà chúng ta phân biệt được những thứ có trong hiện thực, và nhờ nhận thức mà chúng ta dần dần hiểu biết ngày một sáng tỏ hiện thực ấy và thông qua đó hiểu hết được cả bản thân mình. Như thế, trước quan sát và nhận thức không phải tuyệt đối không có gì mà tuyệt đối phải có một cái gì đó vô cùng thiêng liêng, vô cùng vĩ đại, vô thủy vô chung, vốn dĩ như thế, là nguyên nhân tạo thành hiện thực khách quan, là cái bao hàm mọi cái. Cái đó được gọi là Tự Nhiên Tồn Tại. Tự Nhiên Tồn Tại là tuyệt đối nên tuyệt đối không có Hư Vô. Tự Nhiên Tồn Tại là tuyệt đối nên cũng tuyệt đối đầy đủ, và do đó Nó hoàn hảo, tài năng thì đồng thời cũng tỏ ra khiếm khuyết, hạn chế. Chính vì như thế mà trước quan sát và nhận thức, Tự Nhiên Tồn Tại thể hiện ra đủ thứ tồn tại tương đối và hư vô tương đối, làm xuất hiện một hiện thực khách quan phong phú và sinh động đến bất tuyệt.
Khả năng, góc độ quan sát và mức độ tư duy có thể dẫn đến những hiện thực khách quan khác nhau, từ đó có thể có những sự nhận thức khác nhau về thực tại khách quanh. Nhưng thực tại khách quan chỉ có một (và Tự Nhiên Tồn Tại là duy nhất) nên nhận thức chân chính về nó cũng chỉ có một không hai. Nhận thức chân chính trước sau gì cũng đi đến kết luận: các hiện thực khách quan dù có khác nhau đến mấy, có đa dạng, phong phú đến mấy chăng nữa thì cũng đều là sự thể hiện ra của duy nhất một thực tại khách quan, đều thống nhất với nhau ở tính Tự Nhiên của chúng, đều đồng nhất với nhau về nguồn gốc Tồn Tại và ở bản chất Tồn Tại của chúng. Có thể nói thể hiện ra trước quan sát chỉ duy nhất cái gọi là Tồn tại chứ không còn bất cứ cái gì khác nữa, và đối tượng của nhận thức, xét cho đến cùng, là sự Tồn Tại duy nhất ấy.
Tự Nhiên Tồn Tại thể hiện ra trước quan sát và nhận thức (luôn bị hạn chế và khả năng) thành một hiện thực khách quan với đủ thức, đủ mọi hình thức tồn tại tương đối và cũng nhiều huyền bí. Quá trình của nhận thức là đi khám phá, tìm hiểu đủ thứ tồn tại ấy từ những điều đơn giản nhất đến những điều phức tạp nhất. Muốn thế, trước hết là phải phân biệt chúng bằng cách đặt tên cho chúng, qui ước, nêu khái niệm và định nghĩa về chúng. Có thể nói nhận thức là quá trình “mò mẫm”của tư duy ngày một sâu rộng trong hiện thực khách quan cho nên đó cũng là quá trình dễ phạm sai lầm và thường xuyên bị vướng víu bởi những nhận thức bị “bó hẹp”, bị “lạc hướng”, chưa thỏa đáng, thậm chí là hoàn toàn sai đã kế thừa được từ quá khứ. Do đó nhận thức đi - nhận thức lại cũng là một biểu hiện tất yếu của quá trình nhận thức.
Có thể phân đủ thứ tồn tại trong hiện thực khách quan ra làm hai loại chính là “tồn tại thực” và “tồn tại ảo”. Tồn tại thực gồm những thứ mà tự thân vận động; tồn tại ảo gồm những thứ không có thể tích, không có nội tại, là sự phản ánh của tồn tại thực, là “hình bóng” của tồn tại thực và hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại thực. Tuy nhiên, sự phân loại ấy chỉ là tương đối và phải đặt trong qui ước. Tóm lại, Không gian và vạn vật là tồn tại thực và nếu không gian được coi là tồn tại thưc mang tính tuyệt đối, vĩnh cửu thì vạn vật được coi là tồn tại tương đối, có tính thường biến; còn những thứ khác đều thuộc tồn tại ảo và cũng có thể chia tồn tại ảo ra thành hai bộ phận tương đối (như thời gian, nội tại hạt KG, sự vận động…)
Trên cơ sở phân loại tồn tại ở trên chúng ta cho rằng cần phải suy nghĩ lại khái niệm vật chất. Vật rõ ràng là một tồn tại thực vì nó có thể tích, có nội tại, còn chất vì không có nội tại, không có thể tích, lệ thuộc hoàn toàn vào sự tồn tại của vật nên phải coi nó là một tồn tại ảo. Vậy thì cụ thể, người ta đặt ra khái niệm “chất” để làm gì? “Chất” là danh từ chung dùng làm cơ sở để phân biệt sự khác nhau về mặt lý - hóa giữa nội tại của vật này so với nội tại của vật khác, hoặc sự biểu hiện khác biệt về nội tại của một vật sau một quá trình chuyển biến nào đó, trong phạm vi cảm nhận được hay theo qui ước của chúng ta. Như vậy, nói đến chất là nói đến sự biểu hiện về trạng thái thời gian nào đó hoặc trong suốt thời gian tồn tại của nó, nghĩa là khi đang mô tả đến vật chất của một vật thì phải tạm thời quên đi sự biến đổi nội tại của nó hoặc coi như nó không biến đổi trong phạm vi cảm tính. Rốt cuộc, chất chính là sự biểu hiện, là sự phản ánh ra bên ngoài cách thức cấu tạo, liên kết, vận động của nội tại vật mà chúng ta nhận biết được và qui ước, đặt tên gọi riêng cho nó, do đó mà chất rõ ràng là một tồn tại ảo, hơn nữa là có tính tương đối và hoàn toàn lệ thuộc vào chủ quan của nhận thức. Vì đã quen dùng thuật ngữ “vật chất” nên chúng ta vẫn tiếp tục dùng nó nhưng phải quan niệm khác đi.
Trong hiện thực khách quan của mình, chúng ta thực sự quan sát được gì? Về cơ bản, chúng ta chỉ thấy vạn vật - hiện tượng và sự biến hóa của chúng trong không gian và như thế là hết, chẳng còn gì khác nữa. Điều đặc biệt, cái mà chúng ta thấy đầu tiên, đâu đâu cũng thấy, “sờ sờ ngay trước mắt” nhưng cứ tưởng như không thấy, lại chính là không gian, còn cái mà chúng ta tưởng thấy, cảm nhận được sự tồn tại của nó, thậm chí là cả sự “trôi” của nó ở bất cứ đâu trong hiện thực lại hóa ra là không thể thấy được thực sự, không thể cảm nhận trực tiếp được, đó là thời gian. Trong nhiều trường hợp cụ thể, có thể chúng ta thấy được vật này hay vật kia mà trước đó chưa từng thấy, hay không thấy được vật này hay vật kia mà trước đó từng thấy, thì trong mọi trường hợp chúng ta đều thấy không gian. Dù có thể là chưa biết được chính xác thực chất của không gian thì chúng ta đều biết chắc chắn rằng không gian là cái gì đó cực kỳ phi thường, cực kỳ vĩ đại, là cái bao trùm lên hết thảy, thực sự tồn tại, vĩnh cửu tồn tại và đồng thời, hàm chứa toàn bộ đủ thức tồn tại. Còn thời gian chỉ là một thuộc tính của vận động, là một biểu hiện của vận động phản ánh vào cảm giác của chúng ta và thông qua đó mà chúng ta cảm nhận được thời gian và xây dựng nên khái niệm về thời gian để nhận thức sự vận động biến hóa của tự nhiên.
Khi chúng ta gọi những tồn tại thực là những thưc thể thì cả không gian lẫn vạn vật đều là thực thể. Tập hợp của thực thể bao gồm những vi hạt nhỏ nhất mà con người phát hiện ra được hoặc chưa phát hiện ra được cho đến bản thân Vũ Trụ. Thế thì cái gì cấu thành nên thực thể? Trong hiện thực, chúng ta thấy vạn vật có tính phổ biến là thường xuyên biến đổi. Sự thường xuyên biến đổi ấy thể hiện ra dưới nhiều hình thức mà cơ bản là: biến đổi vị trí trong không gian, biến đổi từ vật này thành vật khác, biến đổi chất này sang chất khác, sự hình thành, xuất hiện, tồn tại tại và tiêu tan của một vật trong không gian… Trong sự biến đổi vô tiền khoáng hậu của vạn vật đó, nhiều khi chúng ta thấy hiện tượng một vật bất thình lình xuất hiện không biết từ đâu hay một vật tự nhiên tan biết không biết vào đâu, và có cảm nghĩ dường như sự xuất hiện hay tan biến đó là “từ” không gian hay “vào” không gian. Bởi vì một trong những lý do cho phép chúng ta cảm nghĩ như thế là ở chỗ dù cho vạn vật có biến điổ thì bản thân không gian được thấy là không biến đổi, không mảy may di dời vị trí, không có biểu hiện chuyển hóa về chất, biến thái hình dạng.
Vật lý học ngày nay đã tiến rất sâu vào cấu trúc vi mô của Vũ Trụ và cho chúng ta biết được nhiều điều quan trọng. Sự hiểu biết đó tất yếu dẫn chúng ta đến nhận thức rằng vật chất được cấu thành nên từ vật chất chứ không thể là thứ gì khác, hay có thể nói chính xác hơn là thực thể làm nên thực thể theo cách tổ hợp những thực thể nhỏ hơn tạo nên một thực thể lớn hơn và nếu Vũ Trụ được cho là thực thể vĩ đại tuyệt đối bao hàm mọi thực thể kể cả bản thân nó thì phải hình dung về sự tồn tại của loài thực thể vi tiểu tuyệt đối đóng vai trò đơn vị cấu thành nên mọi thực thể, kể cả bản thân nó. Viện hình dung ra loại thực thể vi tiểu tuyệt đối là vô cùng khó khăn. Đã là vi tiểu tuyệt đối thì có nghĩa tuyệt đối không thể bị phân chia. Vậy nội tiại của thực thể đó không thể là gồm hai hay nhiều thực thể hợp thành nhưng cũng không thể là phi thực thể. Dù có khó khăn ghê gớm như thế thì những biểu hiện của tự nhiên trong nghiên cứu khoa học vẫn gợi ý mãnh liệt chúng ta hình dung đế sự tồn tại của loại thực thể vi tiểu tuyệt đối đó. Những hiện tượng ánh sáng, hấp dẫn vạn vật, tương tác điện - từ… đã “buộc” vật lý cổ điển phải hình dung ra cái gọi là hạt ête đầy huyền bí. Vì cố hiểu bản chất hạt ête một cách “cơ giới” nên vật lý học đã không thể chứng minh được sự tồn tại của nó và hơn nữa những mâu thuẫn to lớn trong thực nghiệm nhằm phát hiện ra nó đã dẫn đến sự phủ nhận nó. Dù vật lý hiện đại “tuyên bố” rằng hạt ête là không tồn tại thì trong thực tiễn nghiên cứu ngày một sâu vào tầng nấc vi mô của Vũ Trụ, nó vẫn “âm thầm” nỗ lực tìm kiếm và hy vọng “thấy” được thực thể đóng vai trò dù có thể có tên gọi không phải là ête thì cũng là ête đó.
Triết học duy tồn, bằng lối tư duy trừu tượng “không giống ai”, đầy hoang tưởng và nhiều ngớ ngẫn nhưng cũng không đến nỗi tồi của mình đã đi đến khẳng định về sự tồn tại của hạt ête và gọi “đích danh” nó là hạt KG. Chúng ta tin tưởng rằng quan niệm về nội tại hạt KG của triết học duy tồn, dù đậm đà màu rắc hoang đường nhưng đã vượt thoát được cái khó khăn to lớn trong việc hình dung nó như đã nói ở trên. Theo quan niệm của triết học duy tồn thì Tồn Tại là thống nhất và duy nhất, là nguồn gốc của đủ thứ tồn tại và cũng là sự hợp thành của thủ đứ tồn tại ấy. Nhìn ở góc độ thực thể thì đó chính là Không Gian. Vì Không Gian là thực tại tuyệt đối, không thể là kết quả do Hư Vô cấu thành được cho nên Không Gian phải có cấu trúc mạng khối, được hợp thành từ vô vàn hạt KG nhỏ tuyệt đối, không thể phân chia được mà cũng có thể phân chia được, liên kết với nhau bằng cách đứng yên tuyệt đối mà cũng vận động tuyệt đối, tương tác với nhau theo phương thức kích thích - cảm ứng làm “xuất hiện” hiện tượng chuyển động, di dời vị trí trong Không Gian. Vì Tồn Tại là duy nhất nên nội tại hạt KG trong tình thế không phân biệt được, chính là Tồn Tại hay Không Gian, trong tình thế phân biệt được thì là Tồn Tại ảo hay Không Gian ảo. Trong Không Gian thực tại, tuyệt đối không có thứ gì nhỏ hơn hạt KG nữa nên cũng không thể phân chia hạt KG thành những phần nhỏ hơn hạt KG nữa. Tuy nhiên có thể tưởng tượng “chui” được vào nội tại của hạt KG, lúc đó nếu còn muốn tồn tại, chúng ta phải biến ảo và vì “tôi tư duy nên tôi tồn tại” là một sự thực “không thể chê vào đâu được” nên chúng ta vẫn thấy mình đang ở đâu đó trong Vũ Trụ thực tại.
Tồn Tại là duy nhất nên cũng thống nhất, liên tục, không thể chia cắt, tách rời được hay phân biệt được, đồng thời vì Tồn Tại là phải thể hiện, phải sống động đến tận cùng khả năng cho nên cũng rời rạc, gián đoạn, có thể phân biệt được đến “chân tơ kẽ tóc”. Không Gian là vốn dĩ tồn tại theo cách thức tự nhiên như thế cho nên nó cũng thể hiện ra trước quan sát nhận thức một cách cực kỳ phong phú, cực kỳ sinh động.
Cũng vì thế mà thuộc tính cơ bản nhất, hiển nhiên nhất, quan trọng nhất của Không Gian, chính là tính tồn tại tuyệt đối và sinh động đến cùng cực của Nó, hay có thể gọi là tính “lực lượng”.
Trong hiện thực khách quan, chúng là các thực thể hiện hữu ra một cách vô cùng đa dạng với nhiều hình thức vận động (biến đổi, chuyển hóa) khác nhau và có thể phân biệt chúng theo nhiều cách. Tuy nhiên vì nguồn gốc nguyên thủy, chung nhất của chúng là Không Gian, được hun đúc nên từ Không Gian và cũng chính là biểu hiện của vận động Không Gian, cho nên đặc trưng chung nhất và cơ bản nhất, “đích đáng” nhất của chúng cũng chính là tính lực lượng và cách phân biệt giữa chúng với nhau hợp lý nhất, có tính khách quan cao nhất và có tính tất yếu đối với nghiên cứu vật lý học là phân biệt về mặt lực lượng.
Theo quan niệm của triết học duy tồn thì Không Gian là cội nguồn của tồn tại vật chất, do đó không phải vật chất qui định Không Gian mà chính Không Gian mới qui định vật chất và mặt khác thời gian, đến lượt nó là do vận động vật chất qui định. Giả sử rằng trong hiện thực khách quan thông thường của chúng ta, nếu vạn vật biến mất hết thì thời gian biến mất theo, còn không gian thì vẫn còn đó một cách bất biến. Có thể hình dung sự hình thành nên đa dạng thực thể hay vật chất bắt đầu từ hạt KG. Như chúng ta đã từng hoang tưởng thì có hai loại hạt KG, là hạt KG thông thường và hạt KG kích thích. Xét về mặt lực lượng thì hạt KG kích thích có lực lượng gấp đôi hạt KG thông thường. Do bị kích thích mà hạt KG thông thường “lâm vào” trạng thái tột độ, đe dọa đến sự tồn tại của nó nên bằng cách cảm ứng, nó phải “truyền” bằng được lượng kích thích đó cho hạt KG thông thường nào đó trong bốn hạt KG tiếp xúc với nó trong một khoảng còn gọi là thời gian ngắn tuyệt đối trong Vũ Trụ. Quá trình đó được thấy như hạt KG kích thích chuyển động, thay đổi vị trí trong mạng khối Không Gian thực tại với vận tốc cực đại tuyệt đối là C. Theo nguyên lý tương phản thì có hai loại hạt KG kích thích trái chiều nhau và gọi theo qui ước là hạt âm và hạt dương. Hai hạt KG kích thích cùng dấu có xu thế rời xa nhau, còn hai hạt KG kích thích trái dấu thì có xu thế tìm đến nhau. Nếu hai hạt KG kích thích trái dấu tiếp xúc được với nhau thì chúng cùng cảm ứng gây kích thích đối với nhau làm triệt tiêu trạng thái kích thích của nhau và trở thành hai hạt KG trung tính (thông thường). Có thể coi quá trình ấy là có tính trao đổi lực lượng kích thích làm chuyển hóa tính tương phản giữa hai hạt KG đó đối với nhau. Nếu vì một lý do nào đó mà hai hạt KG kích thích trái dấu đến được với nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được kiểu “gần nhau trong tấc gang, mà đất trời biền biệt” thì chúng liên kết với nhau, “xoáy tít” quanh nhau với vận tốc của mỗi hạt đúng bằng C (vận tốc chu vi) so với sự đứng yên tuyệt đối (so với hạt KG thông thường), hợp thành một hệ thống và nhìn ở góc độ khác là một “hạt” mới, một thực thể mới có qui mô lực lượng bằng tổng lực lượng của chúng. Những hạt mới này vừa có tính âm vừa có tính dương nên tùy tình thế khi gặp nhau mà chúng có thể kết hợp nhau hay không kết hợp nhau. Nếu chúng kết hợp nhau thì sẽ coi như xuất hiện một thực thể mới nữa. Sự thể cứ thế tiếp tục như thế mãi làm xuất hiện nhiều những đơn vị lực lượng tương đối tổ hợp nhau theo những cách khác nhau, cấu thành nên các loại thực thể khác nhau.
Như vậy, có thể thấy sự phân biệt khác nhau giữa hai thực thể nào đó được qui định bởi sự khác nhau về lực lượng của chúng. Sự khác nhau về lực lượng giữa hai thực thể được thể hiện ra ở hai mặt: qui mô lực lượng và cách thức liên kết hợp thành lực lượng. Hai thực thể được cho là khác nhau có thể là khác nhau cùng một lúc ở hai mặt ấy hoặc cũng có thể là ở một mặt trong hai mặt ấy. Khi hai thực thể chỉ khác nhau về mặt qui mô lực lượng thì chúng ta gọi là chúng khác nhau về lượng nhưng không nên hiểu khái niệm “lượng” như một cái gì đó “khô cứng”, “bất động” và “bất lực” trong nghiên cứu khoa học bởi vì nói đến lực lượng là nói đến cả tồn tại lẫn vận động. Chính sự thể hiện ra về cách thức liên kết hợp thành lực lượng thực thể đã dẫn con người đến khái niệm “chất” và khi hai thực thể khác nhau về mặt ấy thì chúng ta nói chúng khác nhau về chất. Chúng ta cho rằng sự biến đổi về lượng không thể dẫn đến sự biến đổi về chất mà chỉ có sự biến đổi về thành phần các thực thể đóng vai trò đơn vị,về phương thức cấu tạo (hay thể loại và cách thức vận động) của chúng, làm nên nội tại của một vật thể mới làm biến đổi về chất.  Nói cách khác, chỉ khi cách thức tồn tại của nội tại một vật bị biến đổi thì vật đó mới biến đổi về chất. Vì biến đổi về chất chỉ là hình thức thể hiện, là sự “thông báo”, là kết quả của sự biến đổi ấy cho nên sự biến đổi về chất không thể tác động trở lại, làm đổi mới “chủ thể” của nó. Vậy qui luật về mối quan hệ giữa lượng và chất do triết học duy vật biện chứng nêu ra là hoàn toàn sai lầm. Trong thực tiễn đời sống, do kinh nghiệm ngàn đời để lại về sự nặng, nhẹ, và đã trở thành một cảm giác cố hữu trong phạm vi bị hạn chế của cảm tính nên chúng ta thường quan niệm “lượng” là một “khối” hiện hữu nào đó có tính tương đối bất biến và có thể cân, đo, đong, đếm được. Quan niệm như thế không phải là phi lý mà thực ra là hợp lý, do đòi hỏi của thực tế cuộc sống và do đó mà cũng có tính hiện thực khách quan.
Nếu một vật được tạo thành theo quan niệm mà diễn giải ở trên là đúng thì truy cho đến cùng, lực lượng vật chất của nó phải đúng bằng tổng lực lượng của các hạt KG kích thích “hun đúc” nên nó. Vì giữa các hạt KG kích thích đó phải tồn tại khoảng cách (các hạt KG thông thường) để đảm bảo cho sự vận động tất yếu của chúng nên không thể xác định được thuần túy bằng thể tích mà vật thể hiện trong hiện thực. Giả sử tổng lực lượng đó là E và thể tích của một vật là V thì chúng ta đi đến khái niệm tạm gọi là “tỷ lượng”, ký hiệu là (đọc là “rô”) và có thể biểu diễn:
              
Nếu chúng ta chưa biết E mà chỉ biết và V thôi thì E được xác định:
               E=.V
Nếu số lượng hạt KG kích thích tạo nên vật đó là n và lực lượng của một hạt KG kích thích là ekt thì lực lượng của vật được xác định theo công thức:
               E=n.ekt
Có thể thấy ở một cảnh quan nào đó, hình thức vận động có tính ngyên thủy, đơn giản nhất nhưng cơ bản nhất mà cũng phổ biến nhất là sự chuyển động. Chính vì vậy mà có thể qui tất cả những mức độ khác nhau của những hình thức vận động khác nhau về duy nhất thành những mức độ chuyển động, hay cụ thể hơn là về các giá trị vận tốc. nhưng mức độ chuyển động chưa phải là lực lượng mà chỉ có thể là bộ phận của lực lượng vì như đã đề cập đến, nội dung của lực lượng phải bao hàm được sự tồn tại, nghĩa là phải thể hiện được cùng một lúc cả tính vật chất, cả tính vận động của vật chất. Vậy thì phải biểu diễn như thế nào cho thỏa đáng đây?
Nghiên cứu chuyển động trước hết là phải tìm hiểu nó về mặt động học. Cái dễ thấy nhất trong chuyển động chính là độ dài của quĩ đạo chuyển động. Để xác định được mức độ nhanh, chậm của chuyển động thì không còn cách nào khác là phải đi đến khái niệm “vận tốc” và vận tốc phải được xác định là tỷ số giữa độ dài đoạn đường do chuyển động đạt được và khoảng thời gian mà chuyển động đạt được quãng đường đó. Nhưng nói đến chuyển động thì phải là cái gì đó chuyển động chứ không thể là hư vô chuyển động, nghĩa là một chuyển động phải có chủ thể của nó. Nếu đã biểu diễn được bằng toán học mức độ nhanh chậm của chuyển động thì bằng cách nào biểu diễn toán học đối với chủ thể của chuyển động ấy? Niutơn đã xuất sắc khi đưa ra khái niệm khối lượng để coi nó là số đo một đặc tính phổ biến của vạn vật là quán tính và lấy nó làm biểu diễn cho chủ thể của vận động. Nhưng đồng thời ông cũng phạm sai lầm khi cho rằng khối lượng cũng chính là số đo lượng vật chất của vật, làm xuất hiện mâu thuẫn nội tại trong những biểu diễn động học của ông. Theo Niutơn, khi một vật đứng yên, lượng vật chất của một vật là m (khối lượng) thì khi nó chuyển động với vận tốc v, vật có thêm một lượng nữa gọi là lượng chuyển động hay động lượng. Vậy động lượng là lượng gì, vật chất hay phi vật chất? Vì không thể quan niệm được một động lượng có nguyên nhân và chủ thể hư vô nên phải thừa nhận động lượng đó là của một lượng vật chất đang chuyển động và phải có tính vật chất, nghĩa là lượng vật chất đứng yên m khi chuyển động với vận tốc v thì lượng vật chất của vật phải tăng lên. Còn nếu không quan niệm như thế thì không ai có thể hiểu nổi động lượng là gì. Nhưng nếu quan niệm như thế cũng không ổn vì ở những hệ qui chiếu khác nhau sẽ thấy vật có khối lượng m đó chuyển động với giá trị vận tốc v khác nhau (và có thể là bằng 0), nghĩa là thấy động lượng của nó khác nhau (và cũng có thể bằng 0). Bất ổn hơn nữa khi Anhxtanh cho rằng khối lượng của một vật không phải là bất biến mà tăng theo độ lớn vận tốc chuyển động của vật nghĩa là trong trường hợp này, chỉ cần thay đổi trạng thái chuyển động của quan sát thôi mà không cần tác động đến vật, cũng thấy khối lượng của nó có thể tăng lên kéo theo động lượng của nó tăng lên thậm chí là đến mức khổng lồ. Vì vật có khối lượng m đang xét là duy nhất đối với nó và vì lực lượng vật chất tạo nên nó là có tính tuyệt đối khách quan và do đó mà bất biến khi không có gì động chạm đến nó để nó vẫn tồn tại là chính nó, cho nên phải đi đến kết luận những giá trị động lượng do quan sát xác định được chỉ là những kết quả chủ quan và do ảo giác mà ra. Tuy nhiên, động lượng là cái gì đó có thực bởi vì nó gây tác động thực sự, không thể phủ nhận được khi vật m va chạm với một vật khác. Hơn nữa, cần phải thấy rằng một vật đứng yên cũng có thể có động lượng vì khi một vật chuyển động tác động đến nó, truyền cho nó một động lượng thì nó cũng tác động lại vật chuyển động một lượng tương đương như thế.
Dù khái niệm cũng như biểu diễn toán học (mv) về động lượng của Niutơn hàm chứa mâu thuẫn như trình bày ở trên thì vì nó đã phục vụ một cách đích đáng và đắc lực trong thực tiễn và được thực tiễn xác nhận là hợp lý cho nên chúng ta không phủ nhận được, do đó chúng ta muốn tiếp tục sử dụng nó thì phải tước bỏ cái vai trò là lượng vật chất của khối lượng đi và không thừa nhận quan niệm của Anhxtanh.
Khi đã loại bỏ đi cái quan niệm coi khối lượng là lượng vật chất của một vật thì biểu diễn động lượng của Niutơn cũng toát lên tính hợp lý của nó về mặt biểu diễn một lực lượng vì trong đó đã thấy “thấp thoáng” sự thể hiện cùng một lúc cả tính vật chất lẫn tính vận động. Có thể coi biểu diễn động lượng là một biểu diễn “rất hay” nhưng chưa “hoàn hảo”, do mối quan hệ chuyển động - đứng yên mà nó không thể đứng độc lập được và phải phối hợp với một biểu diễn về lực lượng khác nữa.
Theo ý kiến chúng ta thì Lepnít là một nhà toán - lý có tài năng xuất chúng. Theo nhiều người đánh giá thì ông là nhà triết học cuối cùng của trường phái “vạn năng”, nghĩa là một nhà thông thái nghiên cứu tất cả những vấn đề lớn mà loài người quan tâm, từ triết học, thần học, toán học, vật lý học cho đến đạo đức học, thẫm mỹ học. Như đã kể thì chính ông là người đã công bố thuật toán vi - tích phân trước Niutơn. Ngoài ra, ông còn có những nhận định độc lập trong lĩnh vực cơ học tương đối khác với Niutơn và cũng thực sự sâu sắc.
Galilê được thừa nhận là ông tổ của vật lý thực chứng (lấy thực nghiệm để xác nhận chân lý). Chính ông chứ không ai khác đã đưa ra hai nhận xét cực kỳ quan trọng trong nhiều nhận xét sâu sắc của ông, đóng vai trò khởi điểm của quá trình nghiên cứu trong lĩnh vực cơ học. Thứ nhất, khi khảo sát sự rơi tự do của một vật, Galilê đi đến kết luận rằng khoảng cách mà một vật rơi đạt được luôn tỷ lệ với bình phương thời gian rơi. Kết luận đó đã là một gợi ý làm xuất hiện khái niệm gia tốc sau này. Có giai thoại kể rằng nhờ thấy quả táo rơi trong vườn mà Niutơn đã khám phá ra định luận vạn vật hấp dẫn. Có lẽ nên thêm vài giai thoại ấy một đoạn rằng, chính keple là người đã thả rơi quả táo đó và Galilê là người chỉ cho Niutơn thấy. Thứ hai, khi nghiên cứu sự chuyển động trong hiện thực nói chung, Galilê đã đi đến nhận định: khối lượng và vận tốc chuyển động của vật thể quyết định đến lượng chuyển động (hay mức độ tác động) nó khiến cho lượng chuyển động tỷ lệ thuận với vận tốc khi khối lượng (được hiểu đơn thuần là lượng vật chất chưa có đóng vai trò là số đo quán tính) không thay đổi. Đềcác thừa nhận nhận xét này của Galilê là lấy tích khối lượng với vận tốc của một vật làm độ đo cho lượng chuyển động (hay động lượng). Niutơn cũng chọn theo cách của Đềcác để đo động lượng và nêu lên khái niệm động lượng một cách sâu sắc và thỏa đáng hơn để rồi nó trở thành một trong những khái niệm cơ bản nhất của cơ học.
(còn nữa) 


Mời xem:

LỜI PHÂN TRẦN

PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

PHẦN II: NỀN TẢNG

PHẦN III: NGUỒN CỘI

PHẦN IV: BÁU VẬT

PHẦN V: THỐNG NHẤT