Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Tin Buồn



8 giờ tối ngày 28/2, vừa ăn cơm xong, đang phè thì được tin Hoàng Anh k6

Nguyễn Hoàng Anh


Hoàng Anh
0908 414 218, hoanganhngtk115@yahoo.com.vn
SG

1972

2011

báo “bà già Minh Nghĩa

Phạm Minh Nghĩa


Minh Nghĩa
0169 5222 387
SG

06/1968

2011

mới mất, mai chôn”. Giật mình, gọi điện cho Minh Nghĩa ko thấy trả lời. Tôi

Hà Chí Thành


Hà mèo
0903 800 763
hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn
SG

1968

2012

vội gọi đi tứa lung tung để xác minh và tìm hiểu thêm thông tin. Cuối cùng thì cũng được biết:

Mẹ bạn Phạm Minh Nghĩa k6 có anh là Minh Chính k4 (đã mất) mới mất hôm 27/2
quàng tại nhà Tang lễ Thành phố 25, Lê Quý Đôn, Q.3.
Bác thọ 92 tuổi.
7giờ sáng ngày 1/3 động quan đi thiêu.

Tôi gọi cho Tô Tâm

Tô Thành Tâm


Tâm heo
0908 262 888
SG

1976

13/07/2013

bỏ ngang đám giỗ gia đình một người bạn đến viếng bác.
Chúng tôi đã mạn phép thay mặt cho AE trường Trỗi các khóa kính viếng bác ngay trong tối 28/2 mà không kịp thông báo cho mọi người (k6 và k4).


Thành thật chia buồn với Minh Nghĩa.

BLL K6 HCM


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Con tàu phá băng


Anh ví đời anh là con tàu phá băng
Lầm lũi xông lên mở đường tỉnh thức
Giữa trời bon chen chưa ai thấy được
Con tàu cô đơn chẳng dương ngọn cờ nào...

Anh là con tàu chẳng hào hoa đâu
(Phong nhã làm sao phá băng tan được?)
Cứ trùi trụi tiến về phía trước
Chẳng mong được gì chỉ ước lành thôi!

Con tàu phá băng rồi cũng qua đời
Tan nát hết và chìm vào đâu đó
Nhưng hy vọng sẽ ngậm cười muôn thuở
Vì còn em ở lại hiểu anh rồi!...








Xem bài gốc tại Blog Đại Chúng.













0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Thắp nén nhang cho bạn

Ngày hôm nay cách đây 35 năm, bạn của chúng tôi Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Trung Quốc. Chúng tôi đến thắp nén nhang cho bạn, cầu mong bạn yên nghỉ dưới suối vàng. Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam không bao giờ quên bạn và bao chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập của đất nước.
Ảnh từ FB Sơn Kều

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Chuyện có lẽ không nên kể


Nước nhà giải phóng, vui nổ trời rồi thôi! Ai cũng vậy, chẳng nói, mà có gì đâu để nói, mỗi gia đình đều quay về với những nỗi niềm riêng. Cha mẹ tôi thuận dịp vào Nam, gửi lại tôi đất Bắc. Tôi chẳng biết về đâu, may bạn tôi cưu mang. Đến tận bây giờ tôi vẫn chịu ơn cái thằng... Tô Thắng!

Có chuyện vui thế này, có lần tôi đang ngủ trên "gác xép" nhà Tô Thắng thì tự dưng bị dựng dậy. Mắt nhắm mắt mở thấy bố nó, và cả nó bên cạnh. Chưa kịp hiểu (vì cuộc rượu tối qua còn xỉn!), thì đã nghe:
- Anh cho tôi xem "chứng minh thư"! (Bố Tô Thắng đã từng là Thứ trưởng Bộ nội vụ mà lại!).
Tôi líu ríu trình cho ông tất cả, kể cả bức thư viết tay của Cô Hai tôi (tôi khẳng định: Cô Hai tôi thuộc lứa phụ nữ cộng sản đầu tiên bị đày ra Côn Đảo, không kể trước đó là Võ Thị Sáu) gửi ông Trần Côn (lúc đó là bộ trưởng bộ Cơ khí- Luyện kim).


Bác Đẩu (Bố Tô Thắng, ông Tô Quang Đẩu) đọc xong, tưởng nói gì ghê gớm, hóa ra cực kỳ "đời thường" mà tôi còn nhớ đến tận bây giờ:
- Ối giời, sáng nào ra hồ (hồ Thiền Quang thì phải, tôi không nhớ nữa) tập thể dục mà tôi không gặp nó... Để hôm nào tôi dẫn anh qua nhà nó trình bày... Nó ở giáp tường ngay sau nhà chứ đâu!...

Còn chuyện nữa về "thằng" Hà Mèo, nhậu nhà Tô Thắng, xỉn rồi vào tollet ngồi ngủ ngon lành, định kể, nhưng thôi, để những kẻ khác trong cuộc kể hay hơn. Tất nhiên, đừng tin nếu người kể là HM, vì nó là nhân vật chính, xỉn rồi,... biết đéo gì mà kể! Ha, ha...., đừng điên lên nhé, ông bạn!...


 ❧ ❀ ❧ 




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 12/e


CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI (Tiếp theo TT&HĐ 12/d)

“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

Ý niệm khoái lạc chắc chắn đã xuất hiện từ rất lâu trước khi hình thành lối sống quần cư xã hội. Còn ý niệm đạo đức chỉ có thể xuất hiện trong quá trình phân liệt dân cư xã hội thành những bộ phận, tầng lớp mâu thuẫn nhau về quyền lợi (ở đây, tạm hiểu mâu thuẫn là sự tương phản có tính đối kháng "gay gắt", hàm chứa sự bất công) dẫn đến những hiện tượng tranh chấp, "đấu đá", cưỡng đoạt, giết chóc lẫn nhau xảy ra ngày một phổ biến, với qui mô ngày càng lớn. Nói cách khác, khái niệm và chuẩn mực đạo đức được hình thành và xác lập như một tồn tại tinh thần sinh động trong tiến trình xuất hiện và vận động xã hội về phương diện làm phân liệt và phân liệt ngày một sâu sắc nội tại xã hội.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Nén nhang nhớ bạn

Ngày mai - 19/2/1979 là ngày Nguyễn Tiến Quân k6 hy sinh tại mặt trận chống tàu.
Xin trình clip 2 phút này như nén nhang tưởng nhớ tới bạn đã ra đi 35 năm.


3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

35 năm ngày 17/2/1979 - nhớ Nguyễn Tiến Quân (KQ)


35 năm ngày 17/2/1979 - nhớ Nguyễn Tiến Quân




Chúng tôi chơi với nhau từ bé. Nhà tôi năm 1960 chuyển về khu tập thể 38 Trần Phú; còn nhà Quân ở 95 Lý Nam Đế, cách đó chừng vài trăm mét, sát đường tầu hỏa. Anh cả Nguyễn Sĩ Hưng lứa ông anh tôi; 2 bạn Quang Việt

Nguyễn Quang Việt


Việt trê
0913 806 109
SG

1966

2009

, Thế Bắc
Nguyễn Thế Bắc

Bắc bu
K5
HN
2010
học cùng tôi; còn Tiến Quân

Nguyễn Tiến Quân


Tiến rặn

Liệt sỹ

1966

197?

học cùng Thành Công

Trần Thành Công


Công xìn
0902461215, CQ 083 7164 381
SG
 

1970

12/2012

em tôi. Ngày ngày, 3 anh em thường xách cặp lồng và phích sang khu 38 lấy cơm và nước sôi. (Chú Ba Xó, bộ đội miền Nam tập kết, được văn phòng BTTM giao nhiệm vụ phục vụ các gia đình cán bộ của cơ quan).

Ba anh em nhà Quân ham mê đá bóng như tụi tôi, từng "tham gia" làm vỡ không ít phích của các gia đình trong khu. Khu tôi còn có cây bồ đề cổ thụ, các nhánh tạo thành chạc ba rộng, cả bọn hay trèo lên chơi trốn tìm. Cứ hè về là tối tối trước khi ngồi vào bàn học lại ới nhau đi bắt ve ở vườn hoa Canh Nông và các cây dọc đường Trần Phú, Hoàng Diệu. Phải nói ngày ấy chúng tôi nghịch thật.

Hè 1965, bọn trẻ chúng tôi được cho đi sơ tán rồi lần lượt lên Trại Hòe, cơ sở của Trường VHQĐ, sống cuộc sống nhà binh.

Các bạn Trỗi k6: Thắng Híp, Hòa Tàu, Tiến Quân, Chỉnh Thọt.

Học hết cấp 3, lần lượt các khóa nhập ngũ. Tôi cùng Quang Việt, Thế Bắc đi năm trước; thì Thành Công, Tiến Quân cùng anh em khóa 6 nhập ngũ năm sau.


Trái qua: Tiến Quân, mẹ, em gái, Thế Bắc, Quang Việt. HN 29/12/1966.

Sau 1975 cuộc sống từng gia đình có nhiều thay đổi. Tưởng sẽ có bình yên nhưng ngay sau đó bắt đầu có đụng độ biên giới Tây Nam, căng thẳng dần. Đỉnh điểm là đầu năm 1979, xảy ra Chiến tranh biên giới phía Bắc.

Nguyễn Tiến Quân, sau khi tốt nghiệp Sĩ quan Pháo binh, chuyên ngành trinh sát, đã về đơn vị chiến đấu thuộc QK1.

Ngày 17/2/1979, nổ súng thì rạng sáng 19/2/1979, Quân hy sinh ngay mặt trận Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Bác Đồng Sĩ Nguyên (thứ 2 phải) cùng gia đình lên thăm
mộ Quân ở Lạng Sơn, sau 1979.

Mời đọc những gì chúng tôi đã viết về bạn!

Hiện nay, gia đình đã đưa Nguyễn Tiến Quân về an nghỉ tại NTLS huyện Từ Liêm.

Nhân 35 ngày bạn hy sinh, xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ tới người bạn Trỗi yêu quý, tấm gương dũng cảm, tự hào của chúng tôi.

Cuộc chiến biên giới này cần được ghi vào sử sách, để làm bài học cho thế hệ mai sau.


 ✯✯ 



Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog K5: Thứ Sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2014).


 


Hành Khúc Ngày Bình Yên - Trần Bắc Hải

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Ảnh cũ giá trị - Tran Kienquoc

Sau khi thất bại trong chiến dịch ĐBP trên không, Mỹ phải ngồi vào bàn kí Hiệp định Paris về VN. Nhiều bạn Trỗi từ các đơn vị chiến đấu được tập trung ôn văn hóa và chuẩn bị trở lại các trường đại học. Cánh Trỗi ở Sư phòng không 361 (Tuấn N, Công Sìn, Thanh Trung, Bình Tũn...) được tập trung lên Trường VHQĐ Lạng Sơn ôn thi.
Hôm rồi tìm thấy ảnh mấy đ/c này chụp trên núi ở Lạng Sơn cùng anh thầy Nghiêm Xuân Tuệ (giáo viên tiếng Nga).
Ảnh từ FB Tran Kienquoc

Đầu năm 1972 ... sang Ba-cu, thủ đô của Aizerbaizan, chuyển loại tên lửa mới.
TuấnEnno, Thụ, Bình Tũn, Thanh Trung.

Ảnh từ FB Trung Le


Mới tìm được thêm ảnh cũ của cánh Trỗi k6: Tuấn N, Thanh Trung... sau chuyến nhận khí tài SAM-3 cuối 1972 về nước. Có cả Thụ. Mấy tên này ăn mặc theo kiểu dân Bacu, Trung Á: đội mũ Tân Cương, khăn in quàng cổ... Ngày đó thanh niên có mode mặc quần loe, chân đi dép nhựa trắng Tiền Phong, áo cổ bẻ rõ to...


Ảnh từ FB Tran Kienquoc

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 12/d


CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI (Tiếp theo TT&HĐ 12/c)

“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

Nói chung, thời Upanishad (được cho là trong khoảng từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ V TCN) là thời thần quyền thống trị xã hội Ấn Độ cổ đại, mà xét ở góc độ cụ thể hơn là quần chúng (gồm tầng lớp bình dân và nô lệ) chịu sự cai trị trực tiếp của quốc vương, lãnh chúa...(gọi chung là giới hiệp sĩ quí tộc nhằm nêu bật tính phổ biến của hiện tượng tranh đoạt quyền lợi trong giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ-phong kiến phân quyền) dưới sự lãnh đạo tinh thần ( thần phục) bởi giới tăng lữ-đạo sĩ Bàlamôn bằng giáo lý nhận Upanishad làm tư tưởng nền tảng.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

K6 du xuân Giáp Ngọ



Đầu năm dạo chợ "Phây" thấy AE K6 buôn dưa vui "như Tết", tranh thủ chôm vài món về chợ "Bán Trời" cho ACE nhâm nhi.


Xem loạt bài của Duy Đảo viết cho số Báo Tết tặng Bạn Trỗi dịp xuân Giáp Ngọ tại Báo liếp K5:
  1. Một thời để nhớ... - 26/01/2014
  2. Tết cũ - 31/01/2014
  3. Tết cũ (tiếp theo và hết) - 01/02/2014
  4. Lính tráng - 03/02/2014
  5. Chuyện với cô em anh Dần - 04/02/2014
  6. Những thằng bạn "đểu" - 07/02/2014

Xin nhấp chuột vào ảnh muốn xem ở độ phóng đại lớn.

FB Trung Le

Mã Đáo Thành Công

5 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>