Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 46/b




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG VI: THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
W. Heisenberg

(tiếp theo)

Đó là chuyện về sau này chứ lúc ấy, khi mua sách về, chúng ta “lôi” ông “Khổng Tử” ra đọc trước. Có lẽ là do đã có kinh nghiệm về thành, bại trong những lần bước vào đời và cũng do câu nói vui trong dân gian chúng ta còn nhớ: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử lải nhải là quân tử khôn” mà chúng ta đọc “Khổng Tử” thấy… chán phèo. Tư tưởng của ông nghe “nổ” quá còn cuộc đời ông sao về cuối, lê thê, ảm đạm quá. Ý đó làm chúng ta chạnh lòng. Rồi chúng ta quay sang đọc "Lão Tử”. Khổng Tử thì chúng ta biết từ “tám hoánh” (vì chúng ta sinh ra và lớn lên vào thời mà hình ảnh nhà nho vẫn được trọng vọng, tôn vinh), còn Lão Tử thì mãi đến sau này chúng ta mới “tiếp xúc” được về mặt tư tưởng (nhờ “Đổi Mới” và kinh tế thị trường?). Ấy vậy mà khi đọc “Lão Tử”, lòng chúng ta bừng sáng. Thực ra ngay lúc đó, chúng ta chưa hiểu được toàn bộ học thuyết triết học uyên thâm của Lão, nghĩa là chưa hiểu được “Đạo tự nhiên”, mà chỉ thấm thía được cái “Đức huyền diệu” của Lão mà thôi. Nhưng thế cũng quá đủ cho chúng giải tỏa được nỗi khắc khoải: làm thế nào cùng một lúc vừa lo được ổn chuyện cơm, áo, gạo, tiền cho gia đình, vừa có thể “vùi đầu” tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng về bản chất không gian và thời gian.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Bạn Trỗi K6 và K8


Nguyễn Quang Vinh K8 nhân chuyến đi châu Âu đã thăm AE Trỗi tại Warsava và Budapest










2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Thăm bạn Mạnh Minh




Bên mộ bạn Nguyễn Mạnh Minh nhà A2 khu tập thể Nam Đồng, cựu Học sinh Trường PTCN Đống đa, TSQ K6 tại nghĩa trang Trường Sơn.

Theo tin FB Nguyễn Anh 14 Tháng 6
Thắng Tạ
Nhớ mãi người bạn cùng B3 - C6. Yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
14 Tháng 6 2015 lúc 13:41
Hung Chi
Bạn Hoàng Anh thay mặt ae khóa 6 NVT thắp nén nhang tưởng nhớ bạn Nguyễn Mạnh Minh đã hy sinh vì đất nước...
14 Tháng 6 2015 lúc 14:00
Tạ Minh Lý
Vẫn mãi trẻ trung người lính ấy
Hương thoáng rung gió dậy nắng Hè
Bên đồng đội dẫu chẳng thể nghe
Cờ Tổ quốc nhoà bia màu đỏ,...
14 Tháng 6 2015 lúc 14:41
Nguyen Thuy Hoa
Nhớ mãi Mạnh Minh - cán sự Toán lớp 10B Đống Đa niên khóa 1970-1971, cùng lớp với mình. Mong bạn bình an nơi vĩnh hằng.
14 Tháng 6 2015 lúc 15:18









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 46/a



THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG VI: THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
W. Heisenberg


Vùng không gian phía trước mặt cứ như trời chiều đã nhập nhoạng, chẳng thể ngắm nghía cái gì cho rõ ràng nữa ngoài cái miệng lỗ tròn vành vạnh và đen kịt như mặt trời đang trong tình trạng bị nhật thực toàn phần. Mà cũng chẳng còn đề tài khả dĩ nào để suy tưởng nghiền ngẫm nhằm “giết” bớt thời gian chờ đợi đến nao lòng ngày xuất hiện trở lại ở nơi chôn nhau cắt rốn.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

K6 HN gặp mặt thường niên

Kỷ niệm 50 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965 - 15/10/2015)




Hôm qua T7 13/06/2015 Khóa 6 HN đã gặp mặt thường niên, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm thành lập trường Nguyễn Văn Trỗi.

Ảnh từ FB của Ngô Sơn, Chí Hùng, Thanh Trung. Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc)
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn (2048px)







Trưởng ban liên lạc Vũ Điện Biên thông báo kế hoạch tổ chức kỉ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965- 15/10/2015)






Bạn vàng lâu ngày mới gặp
















1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 45/d




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG V: CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
Max Planck

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

 (tiếp theo)
Hồn vía của đoàn người hồi hương đã bình phục trở lại. (Thực ra, Hoang Tưởng chỉ có một mình trong cuộc hành trình thôi nhưng vì… hoang tưởng nên cứ nghĩ rằng đang “đi” cùng với nhiều người và cũng vì vậy mà lúc nào cũng tự xưng xoen xoét là “chúng ta”. Chẳng hay ho gì… mà thôi, kệ cha lão ta!). Chúng ta định thần cố nhớ lại những sự kiện vừa qua rồi cố quan sát, tìm hiểu để nắm bắt tình trạng của mình trong hiện tại.
Cái nóng hầm hập như thiêu đốt và sự ngột ngạt đến ghê hồn không còn nữa. Thay vào đó là cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng nhẹ nhõm như vừa sau trận mưa trong một ngày hè. Điều kinh dị vô cùng là dù chúng ta đã hoàn hồn, đã suy nghĩ được, đã cảm nhận được và hơn nữa, đã thấy được tỏ tường như cũ thì vẫn không thấy thân xác của mình đâu cả. Vì biết rằng trong Vũ Trụ, chẳng có gì phi lý mà có thể xảy ra được, nên chúng ta tập trung suy ngẫm để tìm cho ra một lời giải thích khả dĩ. Suy ngẫm một hồi lâu thì chúng ta sực nhớ: ở Trái Đất, nhiều người đã từng gặp ma, đã từng trò chuyện với vong hồn của những người đã chết. Ma hay vong chắc là phải có thực và nếu thế thì phải thừa nhận rằng đó là những dạng tồn tại đặc biệt sau khi chết của sự sống con người, và sự tồn tại ấy có thể kéo dài đến cả ngàn năm và thậm chí còn lâu hơn nhiều. Có thể cho rằng ma hay vong là một dạng sống đặc biệt (không sống mà sống, là cả hai mà cũng không phải cả hai), đóng vai trò là trạng thái trung gian chuyển tiếp từ hữu sinh sang vô sinh mà chỉ ở loài người mới có.Có thể cho rằng dạng sống đặc biệt này và dạng sống đích thực có tính tương phản nhau và gốc phân định sự tương phản của chúng chính là trạng thái ngủ. Có thể hình dung cấu trúc của "thực thể" ma vong là "căn cốt" của cấu trúc con người, phần còn lại khi con người chết đi (không phải thân xác!), không tiêu diệt được nếu không phải là phản ứng hạt nhân, và vận động (chủ yếu về mặt tinh thần) trên phương thức tạm gọi là "cảm ứng kích thích điện từ sinh học"(được kích hoạt bởi hoạt đông thần kinh của người sống). Dạng sống này còn được gọi là "linh hồn", sống khi người sống (thường là người thân) "đoái hoài" tới,không sống khi bị người sống (người thân) lãng quên, thông qua các nhà ngoại cảm, và trái lại nhà ngoại cảm chỉ thấy được linh hồn khi có sự đoái hoài của người thân hay của (những) người yêu thương linh hồn đó (nghĩa là có hoạt động thần kinh như một cảm ứng kích thích hướng về linh hồn đó).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Thăm anh Đoàn Văn Luyện


Thăm anh Đoàn Văn Luyện




10 giờ ra sân bay đi Chu Lai. Tìm mãi mới thấy hãng Jetstar. Xếp hàng rồi vẫn sợ lộn bèn hỏi người đứng bên cạnh là phụ nữ đứng tuổi là có phải chuyến đi Chu Lai không? Chị nói đúng và hỏi lại anh đi đâu? Trả lời tôi về Trung An!
Trung An Bình Thạnh anh tới nhà ai? Trả lời: anh Luyện!
Ủa anh Đoàn Văn Luyện dũng sỹ thoát ly khi xưa à?

Sao chị biết?
Gần nhà tôi mà lát xuống sân bay tôi có người đưa luôn anh vê, anh ở hiền gặp lành mà!
Mình nghĩ không biết có đúng không? Hỏi chuyện chị nói anh Luyện trước đây đi công tác rồi bất mãn xin nghỉ sớm. Ổng còn làm giờ thì sướng hung chị nói. Vợ ông buôn bán nông sản quanh nhà còn ổng giờ chữa điện cho xóm.
Chị 56 tuổi có 4 con trai. Đứa đầu là giáo viên dậy sử ở tp có vợ con trai. Chị vô thăm con ở lại 15 ngày mà thấy không khí thành phố ngột ngạt tình hàng xóm lạnh nhạt khó chịu nên quay về Quảng Ngãi

Từ máy bay nhìn xuống thấy cảnh tuyệt đẹp lòng bồi hồi. Xuống sân bay được con chị Tỉnh đưa Honda kẹp 3 về nhà anh Luyện! Lần đầu gặp anh ở trường Y Trung thấy anh cao đẹp trai hiền lành. Lúc về Việt Nam một hôm mẹ dẫn anh Luyện về nhà nói với anh em chúng tôi: anh Luyện là con nuôi bác Song Hào nhưng mẹ thấy anh ngoan và thiếu tình cảm nên nhà mình nhận anh làm con nuôi. Các con đối xử với anh như anh ruột. Từ đó thỉnh thoảng anh về nhà có ăn tươi anh nhẹ nhàng ăn uống từ tốn. Mình thì đói nên ăn hơi bị nhiều nghĩ lại thấy xấu hổ! Giờ nhìn thấy anh già anh em mừng mừng tủi tủi. Anh giở anbum ảnh còn ảnh mẹ còn trẻ, ảnh anh chụp với mẹ, Hoa, Khánh Nguyễn, các ảnh anh chụp với bác Song Hào, bác Đạo. Anh kể anh về dạy, trước dạy trường hạ sỹ QK 5 chán bỏ về phục viên lĩnh 75 đồng tháng. Giờ có chế độ thương binh hưởng 2 triệu tháng. Anh có 3 con trai đều trưởng thành, học đại học, thằng đầu trưởng công an thị trấn. Lấy điện thoại gọi cho mẹ ở HN cho anh, vì xa lâu ngày anh nói tiếng Quảng Ngãi mẹ nghe không ra phải dịch. Anh cảm động! Dũng sỹ diệt mỹ ngày nào giờ sống giản dị như ông già Quảng Ngãi! Anh nói 10 năm đi biển đánh cá rất khổ. Nghĩ thương anh chị.

Buổi tối, chị mổ gà làm bữa tối chiêu đãi ông em. Anh chị giờ ở với đứa con trai thứ ba (ngoài Bắc là thứ hai) giờ cháu có vợ và một con trai nhỏ. Bữa cơm thân mật gia đình ấm cúng nói chuyện. Cháu thứ ba tên Huy, 35 tuổi học đại học kinh tế quốc dân ở tp HCM. Cháu ngoan siêng năng mà vẫn rất vất vả. Anh giao cho cháu mảnh vườn khoảng 6.000m2 cháu trồng hoa mai, ớt bán. Hoa mai mùa trước sai thời vụ bị lỗ còn ớt trái mùa bị bệnh hỏng nhiều không bán được. Hỏi chuyện thấy cháu rất quyết tâm làm lại. Vợ cháu làm kế toán cho ct Hàn quốc Dusan lương 6 t/tháng đủ mua sữa cho con. Anh chị rất thương thằng này.
 ✯✯ 

Đăng lại bài viết của Nguyễn Phương Tuấn K8 (đã đăng tại FB Phương Tuấn Nguyễn: Thứ ba, ngày 09 tháng 06 năm 2015).

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Nhóm Bạn Trỗi K6 gặp mặt tại Quy Nhơn




Từ 6/6 đến 9/6.

Ảnh từ FB của Minh Nguyen, Thang Nguyentoan, Thanh Trung. Hoa Nguyen Van
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn (2048px)





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 45/c




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG V: CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
Max Planck

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

(tiếp theo)

Theo Nguyễn Hiến Lê thì dân tộc Trung Hoa tới đầu đời Chu (thế kỷ thứ XII, TCN đã văn minh hơn rất nhiều so với thời Nghiêu, Thuấn, xã hội được tổ chức lại hợp lý hơn nên chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn, theo thiết chế quân quyền, phụ quyền và nam quyền. Tục lệ, lễ nghi, luân thường tới đầu nhà Chu, cũng được Chu Công Đán qui định thành một hệ thống (có lẽ đóng vai trò như một thứ giống như luật pháp) mà đời sau gọi là đạo Nho và Chu Công được tôn là ông tổ của nó. Đến thế kỷ VI, TCN, Khổng Tử tiếp thu, ghi chép lại, mở rộng và làm sâu sắc thêm, đạt mức hoàn chỉnh như một học thuyết thuần túy về xã hội, nhân sinh. Vì vậy mà tên tuổi Khổng Tử dần lấn át Chu Công và trở thành người sáng lập nên Nho gia. Hàn Phi Tử từng nói: “Đạt tới mức cao nhất của Nho là Khổng Khâu”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng (18/05/1955 - 18/05/2015)




Đăng lại 2 bài của Ngô Thế Vinh và Kiến Quốc về Trường VHQĐ để thấy quan điểm chính thức hiện nay về Trường Trỗi.
(TTh)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>