Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Quan hệ Việt - Trung (Nhân 60 năm nước CHND Trung Hoa)

Start:     Oct 1, '09
Location:     Blog
http://Blog.Uhm.vNhttp://Blog.Uhm.vNhttp://Blog.Uhm.vN


* Vài ghi nhận về buổi sáng chủ nhật tại trường Đại học Hồng Bàng, t/p HCM - DĐ, 22/09/2009, tại Blog K6
* Video phát lại - Cao Cam Quy, 4/10/2009, tại Blog Cao





Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Thứ Bảy với thày cô - Đỗ Nghĩa

Start:     Sep 26, '09 5:30p
Location:     Nhà hàng Đất Tiên Sa - số 3 đường Đống Đa, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM. Điện thoại: 38449382


buổi họp mặt giữa các thày cô và gần 30 học trò cũ K7,K8 nhân dịp thày Thịnh vào thăm t/p HCM (26/9/2009)
Đang mùa bão nhưng chiều Thứ Bảy tuần rồi trời không mưa, khí hậu mát mẻ, ở t/p Hồ Chí Minh có buổi họp mặt thật vui và cảm động giữa các thày cô và gần 30 học trò cũ K7, K8 nhân dịp thày Thịnh vào thăm t/p HCM. Mọi người chúc mừng sức khỏe các thày cô. Thày Trọng còn phong độ lắm, có thể ngồi chiến đấu với các bạn trẻ tới cuối cuộc chiến, còn cô Thục thì tự tay làm bánh bột lọc mang tới bữa tiệc cho các trò... (Xem tiếp)

(Đỗ Nghĩa, 28/9/2009)



Trích đăng lại bài viết của Đỗ Nghĩa (đã đăng tại Blog "Út Trỗi ”: Thứ hai, ngày 28 tháng chín năm 2009)

Xem:



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

THAM LUẬN CỦA BLL TRƯỜNG TSQ NGUYỄN VĂN TRỖI (Ngày 24 - 8 - 2009) - Bùi Quang Vinh




 Trưởng Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi: Thiếu tướng - Bùi Quang Vinh

Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thời kì chống Mỹ (1965-1970) xin có tham luận nhân dịp gặp mặt TSQ các thời kỳ và hội nghị "Tổng kết 10 năm đào tạo các nhà trường TSQ".


I. Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi xây dựng và trưởng thành:

Xin cùng nhìn lại quá khứ của những năm 60 thế kỷ trước:

Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhưng nửa nước còn lại vẫn rên xiết trong sự kìm kẹp của chế độc độc tài Ngô Đình Diệm. 10 năm sau đó là thời gian xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Từ 5/8/1964, sau "sự kiện Vịnh Bắc bộ", đế quốc Mỹ đã liều lĩnh mở rộng chiến tranh ra toàn cõi VN. Ở miền Bắc, học sinh tại các đô thị phải sơ tán về nông thôn, tổ chức thành các trường nội trú cha mẹ yên tâm tiếp tục công tác, bám sát các cơ quan, nhà máy...

Với thực tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Bác đã đào tạo ra 1 lớp cán bộ vừa hồng vừa chuyên, tham gia xây dựng trên miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Khi Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: "... Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" thì việc chuẩn bị lực lượng kế cận cho 10, 20 năm sau lại vô cùng cần thiết mà đối tượng chính là con em sĩ quan, cán bộ đang chiến đấu trên các chiến trường B, C, K; các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và con em cán bộ trung - cao cấp trong và ngoài QĐ.

Phần đông lứa học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965- 1970) có cha mẹ đang có mặt trên các chiến trường B,C,K; trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh.

Ngay từ tháng 2/1965, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Tổng cục Chính trị tổ chức trường TSQ với quân số gần 200 học sinh (từ lớp 5 đến lớp 7), trên cơ sở "bộ khung" cán bộ của trường Văn hóa quân đội (Lạng Sơn). Lúc đầu, nhà trường đóng quân ở Trại Hòe và Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) đến tháng 8/1965, học sinh được học tiếp chương trình học kì 2 của năm học 1964-65.

Sau đó, trường chuyển lên An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái và mở rộng chiêu sinh từ lớp 5 đến lớp 10, với số lượng gần 1200 học sinh, chia thành 6 đại đội (C5-C10) và 1 đại đội nữ (C11). Bộ máy quản lí, giảng dạy, phục vụ với hơn 200 cán bộ, giáo viên, CNV.

Ngày 15/10/1965 theo quyết định 171/QĐQP, nhà trường chính thức khai giảng năm học đầu tiên tại cửa rừng Tam Đảo của xã An Mỹ (nay là Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên). Đây là thời gian thầy trò nhà trường được nhân dân các dân tộc tại ATK năm xưa đùm bọc, che chở.

Do chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, tháng 1/1967 nhà trường được Đảng, Nhà nước cho phép chuyển sang nước bạn - Tp Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc - cùng các trường Học sinh Miền Nam, trường Dân tộc Trung ương và trại Nhi đồng Võ Thị Sáu.

Từ tháng 8/1968, tương quan lực lượng trên chiến trường có những chuyển biến, nhà trường được BQP cho phép trở về nước (để gần gũi với điều kiện Việt Nam và chiến trường, mặc dù khi đó điều kiện kinh tế của đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn). Nhà trường đóng quân tại Hưng Hóa (Phú Thọ), Trung Hà, Thạch Thất (Hà Tây). Đến tháng 6/1970 thì kết thúc đào tạo.

Chỉ tồn tại 5 năm nhưng nhà trường đã đào tạo 8 khóa với gần 1200 học sinh. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh đã tình nguyện nhập ngũ, xung phong ra chiến trường, hoài bão trực tiếp chiến đấu ở tuyến đầu gian khổ, ác liệt được toại nguyện.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc có 2 thầy giáo (Nguyễn Văn Phố và Nguyễn Đăng Đạo) cùng 29 học sinh anh dũng hy sinh. Trong đó có LS Võ Dũng học là sinh khóa 5 (con trai đ/c Võ Văn Kiệt) đã hy sinh ở Rạch Giá, Khu 9 năm 1972; và LS Nguyễn Tiến Quân là học sinh khóa 6 (con trai đ/c Đồng Sĩ Nguyên) hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn 1979. LS Huỳnh Kim Trung học sinh khóa 5 của trường hy sinh tại phà sông Gianh, Quảng Bình năm 1972, được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1973.

Hơn 800 trong số gần 1200 học sinh trở thành học viên các trường đại học Quân sự, Quân y, các trường sĩ quan để đào tạo thành các sĩ quan kĩ thuật, sĩ quan chỉ huy, kĩ sư, bác sĩ... Rất nhiều bạn sau giải phóng lại tiếp tục thi vào đại học. Kể cả số được đào tạo trong và ngoài quân đội thì trên 1000 học sinh cuả trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có trình độ đại học. Trong đó có hơn 100 học sinh có học vị tiến sĩ, hàng chục giáo sư, phó giáo sư.

Đến năm 2009, trong số học sinh của trường điển hình có bạn Nguyễn Thiện Nhân học sinh khóa 5 là Phó thủ tướng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhiều bạn là cán bộ cao cấp trong và ngoài QĐ với hàm thứ trưởng hoặc tương đương, có 16 tướng lĩnh (1 trung tướng và 14 thiếu tướng QĐ, 1 thiếu tướng CA). Nhiều bạn hiện nay là giám đốc doanh nghiệp trong và ngoài QĐ, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng CNH - HĐH và đổi mới đất nước.

II. Mội số bài học rút ra từ trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi:

  1. Trước hết, xin được khẳng định chủ trương đào tạo con em sĩ quan, cán bộ đang chiến đấu trên các chiến trường B, C, K; các gia đình LS, gia đình có công với cách mạng và con em cán bộ trung - cao cấp trong và ngoài QĐ tại trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (thời kì chống Mỹ) để trở thành cán bộ nguồn cho QĐ là 1 chủ trương hết sức đúng đắn. Điều đó chứng tỏ tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng, Bác, Quân đội trước yêu cầu xây dựng, phát triển. Những số liệu về sự hy sinh, đóng góp và trưởng thành của TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã chứng minh điều đó. Và có thể tự hào mà nói rằng không có 1 TSQ Nguyễn Văn Trỗi nào bị dính vào các vụ tham ô, tham nhũng, không dính vào chạy chức chạy quyền...

    Xin kể lại chuyện vui: Tháng 10/2005 kỉ niệm 40 năm trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng rất vui mừng khi thấy lứa TSQ Nguyễn Văn Trỗi trưởng thành. Tại buổi gặp mặt, cô Đặng Thị Bích Hà (phu nhân Đại tướng) có nói: "Gia đình cô cũng có 3 đứa vào học trường Trỗi. Mấy chục năm sau nhìn vào sự trưởng thành của lớp các cháu cho thấy đây là chủ trương hết sức đúng đắn! Thật ra đó là bài học về chuẩn bị lực lượng kế cận được rút ra từ những năm tháng chống Pháp, được vận dụng kế thừa, sáng tạo khéo léo để đào tạo cán bộ bổ sung cho chiến trường đánh Mỹ và chuẩn bị lực lượng xây dựng đất nước sau chiến tranh".

  2. Thế nào là thiếu sinh quân?

    THIẾU SINH QUÂN chính là những "các em học sinh còn nhỏ được học tập, rèn luyện trong môi trường QĐ theo hướng trở thành con người vừa hồng vừa chuyên".

    Học sinh còn nhỏ thì yếu đuối về thể lực, thiếu thốn tình cảm khi phải sống xa cha mẹ và hiếu động, nghịch ngợm là tất yếu. Vậy dạy các em phải kèm theo dỗ, mà dạy ở đây là dạy văn hóa và dạy làm người nhưng cũng không thể chỉ dùng kỉ luật sắt để ép các em vào khuôn khổ mà đòi hỏi giáo dục phải có "nghệ thuật sư phạm".

    Còn "dỗ" là thế nào? Tại trường Trỗi có những thầy giáo không chỉ giảng dạy trên lớp giỏi mà còn thuộc cả chuyện Thủy Hử, Tam Quốc, Chiến tranh hòa bình, Thép đã tôi thế đấy!... và cứ đêm đêm trước giờ ngủ lại rì rầm kể cho các em nghe cho tới khi tất cả trung đội chìm sâu vào giấc ngủ.

    Có những người thầy, người cô trẻ vừa mới ra trường nhưng được học trò gọi là bố là mẹ vì các em còn nhỏ tuổi đã phải xa gia đình, luôn khát khao tình cảm của người cha, người mẹ. Thầy cô đã coi các em như người em ruột thịt của mình, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của từng em để mà uốn nắn, dạy dỗ. Có những thầy "dỗ'' trò bằng tiếng đàn, lời hát, nét vẽ, câu thơ... Làm các em gắn bó với thầy không chỉ trong giờ lên lớp mà cả ở các giờ ngoại khóa.

  3. Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - môi trường giáo dục, phát triển toàn diện

    Tại đây các em được học tập văn hóa như bất kì trường phổ thông nào. Năm 1969,khi trường về Phú Thọ đã cử đội tuyển đi thi học sinh giỏi toán quốc gia, đã đoạt giải đồng đội.

    Trong chương trình có thời khóa biểu học các môn thể thao (chạy, nhảy, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, võ thuật). Ngoài giờ học là giờ chơi thể thao. Vì vậy thầy trò phải "tự sáng tạo" ra cơ sở vật chất trong điều kiện có thể: phát rừng, san đồi làm sân bóng đá, bóng chuyền, tìm những đoạn mương, suối an toàn tạo thành các nơi bơi lội...

    Các em được học các môn hội họa, nhạc lí cơ bản và sinh hoạt trong các CLB thơ ca, thanh nhạc, kịch và tham gia các buổi biển diễn... Qua đó rèn luyện tính tập thể trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần.

    Nhà trường có xây dựng các chương trình đào tạo cac yếu lĩnh quân sự cơ bản: xạ kích CKC, AK, ném lựu đạn, các động tác yếu lĩnh cá nhân, các chiến thuật phòng ngự, tấn công tiểu, trung đội... tạo cho các em bản lĩnh của người lính. Duy trì thường xuyên tuần tra, canh gác ban đêm. Có tổ chức những đợt hành quân dã ngoại. Qua đó mà xây dựng trong mỗi TSQ "quân phong, quân kỷ" - những học sinh nhỏ có tác phong người lính, có kỷ luật nhà binh.

  4.  Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có đội ngũ giáo viên giỏi toàn diện (không chỉ về chuyên môn mà còn đa tài văn, thể, mỹ), có tâm, có đức. Hầu như thầy nào cũng có thể chơi ít nhất 1 loại nhạc cụ hoac 1 vài môn thể thao. Vì vậy người thầy có sức hút ghê gớm với các em học sinh. Ngày đó phải xa nhà, thiếu thốn mọi mặt nhưng các thầy cô đã tự bù đắp những khoảng trống đó và say sưa với công việc, yêu thương học sinh.

  5. Gắn công tác đào tạo của nhà trường với gia đình: Mỗi kì nghỉ hè, nghỉ tết nhà trường luôn có thư thông báo tình hình học tập, rèn luyện của các em cho gia đình. Những em "điểm" luôn có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.

  6. Môi trường TSQ còn xây dựng cho từng em tình thày trò, tình bạn bè đồng chí thủy chung, tình quân dân, tình hữu nghị bền chặt. Mặc dù Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi chỉ tồn tại 5 năm (1965 - 1970), đến nay không còn 1 mái trường cụ thể nhưng chúng tôi vẫn gắn bó với nhau:

    • Tình thày trò: Truyền thống "tôn sự trọng đạo" ăn quả nhớ kẻ trồng cây thực sự được trân trọng trong trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Tình cảm thầy trò sâu đậm cho tới mấy chục năm sau. Các học sinh luôn quan tâm đến gia cảnh, đời sống các thầy cô, giúp thầy cô những gì có thể, thăm hỏi khi thầy cô đau ốm, làm tốt công tác hiếu hỷ.

    • Tình bè bạn: Giữa bạn bè, đồng đội luôn gắn kết. Có nhiều chuyện cảm động: Bạn Nguyễn Nam Tiến (khóa 5) khi sang Quế Lâm thăm lại trường cũ bị phát bệnh tim cấp, phải mổ tim nhưng gia cảnh khó khăn. Anh em toàn trường đã góp tiền giúp bạn phẫu thuật, trở về với cuộc sống. Hay con gái bạn Hoàng Phước Bình phải thay thận, anh em quyên góp giúp đỡ và cháu đã trở về với cuộc sống. Anh em trong trường còn giúp đỡ lẫn nhau, tìm kiếm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống...

    • Tình đồng đội: Anh em nhiệt tình cùng các gia đình người thân đi tìm kiếm các đồng đội còn nằm lại trên các chiến trường: Trong số 31 LS thì đã qui tập được hài cốt của hơn 20 LS, trong đó có 2 LS gần đây nhất mới được anh em cùng gia đình tìm và đưa về: LS Ngô Ngời (nghĩa trang LS Tân Biên) và LS Lê Minh Tân (Quảng Nam). Tuy vậy còn gần chục bạn chưa tìm thấy mộ phần. Trong đó 3 LS khóa 5 an nghỉ mãi mãi ở Thành cổ Quảng Trị (Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm), LS Đặng Bá Linh khóa 6 hy sinh ở Quảng Trị, LS Bùi Thọ Tuyến khóa 8 ... LS Y Hoà ở Đồi Cháy, Quảng Trị; LS Chu Tấn Quang ở Bù Bông, khu vực biên giới Campuchia; LS Võ Nguyên Trọng ở Kiên Lương, Kiên Giang... Nhiều lần anh em các khóa đã tự tổ chức lần theo các thông tin ít ỏi đi tìm hài cốt các bạn nhưng chưa có kết quả.

    • Tình quân dân: luôn thắm đượm, sâu nặng, bền chặt. Ngày xưa từng sống ở trong dân, từng đi gặt lúa giúp dân...nên những học sinh đô thị hiểu và thêm yêu quý người lao động. Những nơi nhà trường từng đóng quân được trân trọng như quê hương của mình. Sau này chúng tôi đã tổ chức các đoàn về thăm xã Mỹ Yên, Đại Từ, là một xã ATK ở vùng sâu vùng xa, mọi điều kiện đều thiếu thốn. Anh em đã vận động quyên góp giúp địa phương xây dựng bệnh xá có phòng mạch, phòng răng... với chục giường bệnh. Có khóa góp tiền mua trang âm, loa đài phục vụ công tác phát thanh, tuyên truyền của xã. Có khóa xây dựng thư viện sách giáo khoa cho học sinh nghèo, trang bị máy tính, đưa internet vào trường học...

      Một nhóm học sinh trường NVT đã cùng cộng tác giúp địa phương xây dựng dự án nâng cấp con đường từ thị trấn Đại Từ về tới xã, con đường dài hơn 10km. Tháng 10/2009 sẽ được khánh thành, tương lai làm thay đổi bộ mặt và là tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho một xã vùng ATK.

    • Tình hữu nghị: Vì có thời gian sống ở nước bạn một năm rưỡi nên TSQ Nguyễn Văn Trỗi còn luôn chú ý làm tốt "ngoại giao nhân dân", theo sự chỉ đạo của hội hữu nghị Việt-Trung, góp phần củng cố và xây dựng tình hữu nghị Việt-Trung.

III. Kiến nghị:

  1. Chúng ta cần duy trì thường xuyên và không ngừng hoàn thiện công tác đào tạo TSQ tại các nhà trường trong QĐ, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội và nhu cầu xây dựng QĐ trong từng thời kì. Không dập khuôn máy móc theo các mô hình trước đó, nhưng phải hết sức kiên định và sáng tạo.

  2. Hệ thống các nhà trường TSQ được sự quản lí chặt chẽ và thống nhất của Cục Nhà trường BTTM kết hợp với Cục Cán bộ TCCT.

  3. Phải có "chương trình chuẩn" cho công tác đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu chung của nhà nước, để học sinh có trình độ tương đương học sinh phổ thông, đồng thời có chương trình rèn luyện để đào tạo 1 thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên, trung thành với lí tưởng của Đảng, sự nghiệp xây dựng QĐ.

  4. Các trường TSQ cần được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở vật chất thật tốt, đủ điều kiện giáo dục cho học sinh toàn diện.

  5. Phải tuyển chọn về trường những giáo viên giỏi toàn diện, có chuyên môn giỏi, có tâm, có đức. Và phải có chính sách đã ngộ thật tốt để họ gắn bó với nhà trường, với học sinh.

T/M Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi
Trưởng ban: Thiếu tướng - Bùi Quang Vinh

27 September, 2009 19:29

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tham luận của BLL trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (Ngày 24 - 8 - 2009) - Bùi Quang Vinh




 Trưởng Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi: Thiếu tướng - Bùi Quang Vinh

Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thời kì chống Mỹ (1965-1970) xin có tham luận nhân dịp gặp mặt TSQ các thời kỳ và hội nghị "Tổng kết 10 năm đào tạo các nhà trường TSQ".


I. Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi xây dựng và trưởng thành:

Xin cùng nhìn lại quá khứ của những năm 60 thế kỷ trước:

Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhưng nửa nước còn lại vẫn rên xiết trong sự kìm kẹp của chế độc độc tài Ngô Đình Diệm. 10 năm sau đó là thời gian xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Từ 5/8/1964, sau "sự kiện Vịnh Bắc bộ", đế quốc Mỹ đã liều lĩnh mở rộng chiến tranh ra toàn cõi VN. Ở miền Bắc, học sinh tại các đô thị phải sơ tán về nông thôn, tổ chức thành các trường nội trú cha mẹ yên tâm tiếp tục công tác, bám sát các cơ quan, nhà máy...

Với thực tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Bác đã đào tạo ra 1 lớp cán bộ vừa hồng vừa chuyên, tham gia xây dựng trên miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Khi Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: "... Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" thì việc chuẩn bị lực lượng kế cận cho 10, 20 năm sau lại vô cùng cần thiết mà đối tượng chính là con em sĩ quan, cán bộ đang chiến đấu trên các chiến trường B, C, K; các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và con em cán bộ trung - cao cấp trong và ngoài QĐ.

Phần đông lứa học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965- 1970) có cha mẹ đang có mặt trên các chiến trường B, C, K; trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh.

Ngay từ tháng 2/1965, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Tổng cục Chính trị tổ chức trường TSQ với quân số gần 200 học sinh (từ lớp 5 đến lớp 7), trên cơ sở "bộ khung" cán bộ của trường Văn hóa quân đội (Lạng Sơn). Lúc đầu, nhà trường đóng quân ở Trại Hòe và Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) đến tháng 8/1965, học sinh được học tiếp chương trình học kì 2 của năm học 1964-65.

Sau đó, trường chuyển lên An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái và mở rộng chiêu sinh từ lớp 5 đến lớp 10, với số lượng gần 1200 học sinh, chia thành 6 đại đội (C5-C10) và 1 đại đội nữ (C11). Bộ máy quản lí, giảng dạy, phục vụ với hơn 200 cán bộ, giáo viên, CNV.

Ngày 15/10/1965 theo quyết định 171/QĐQP, nhà trường chính thức khai giảng năm học đầu tiên tại cửa rừng Tam Đảo của xã An Mỹ (nay là Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên). Đây là thời gian thầy trò nhà trường được nhân dân các dân tộc tại ATK năm xưa đùm bọc, che chở.

Do chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, tháng 1/1967 nhà trường được Đảng, Nhà nước cho phép chuyển sang nước bạn - Tp Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc - cùng các trường Học sinh Miền Nam, trường Dân tộc Trung ương và trại Nhi đồng Võ Thị Sáu.

Từ tháng 8/1968, tương quan lực lượng trên chiến trường có những chuyển biến, nhà trường được BQP cho phép trở về nước (để gần gũi với điều kiện Việt Nam và chiến trường, mặc dù khi đó điều kiện kinh tế của đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn). Nhà trường đóng quân tại Hưng Hóa (Phú Thọ), Trung Hà, Thạch Thất (Hà Tây). Đến tháng 6/1970 thì kết thúc đào tạo.

Chỉ tồn tại 5 năm nhưng nhà trường đã đào tạo 8 khóa với gần 1200 học sinh. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh đã tình nguyện nhập ngũ, xung phong ra chiến trường, hoài bão trực tiếp chiến đấu ở tuyến đầu gian khổ, ác liệt được toại nguyện.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc có 2 thầy giáo (Nguyễn Văn Phố và Nguyễn Đăng Đạo) cùng 29 học sinh anh dũng hy sinh. Trong đó có LS Võ Dũng học là sinh khóa 5 (con trai đ/c Võ Văn Kiệt) đã hy sinh ở Rạch Giá, Khu 9 năm 1972; và LS Nguyễn Tiến Quân là học sinh khóa 6 (con trai đ/c Đồng Sĩ Nguyên) hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn 1979. LS Huỳnh Kim Trung học sinh khóa 5 của trường hy sinh tại phà sông Gianh, Quảng Bình năm 1972, được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1973.

Hơn 800 trong số gần 1200 học sinh trở thành học viên các trường đại học Quân sự, Quân y, các trường sĩ quan để đào tạo thành các sĩ quan kĩ thuật, sĩ quan chỉ huy, kĩ sư, bác sĩ... Rất nhiều bạn sau giải phóng lại tiếp tục thi vào đại học. Kể cả số được đào tạo trong và ngoài quân đội thì trên 1000 học sinh cuả trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có trình độ đại học. Trong đó có hơn 100 học sinh có học vị tiến sĩ, hàng chục giáo sư, phó giáo sư.

Đến năm 2009, trong số học sinh của trường điển hình có bạn Nguyễn Thiện Nhân học sinh khóa 5 là Phó thủ tướng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhiều bạn là cán bộ cao cấp trong và ngoài QĐ với hàm thứ trưởng hoặc tương đương, có 16 tướng lĩnh (1 trung tướng và 14 thiếu tướng QĐ, 1 thiếu tướng CA). Nhiều bạn hiện nay là giám đốc doanh nghiệp trong và ngoài QĐ, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng CNH - HĐH và đổi mới đất nước.

II. Mội số bài học rút ra từ trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi:

  1. Trước hết, xin được khẳng định chủ trương đào tạo con em sĩ quan, cán bộ đang chiến đấu trên các chiến trường B, C, K; các gia đình LS, gia đình có công với cách mạng và con em cán bộ trung - cao cấp trong và ngoài QĐ tại trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (thời kì chống Mỹ) để trở thành cán bộ nguồn cho QĐ là 1 chủ trương hết sức đúng đắn. Điều đó chứng tỏ tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng, Bác, Quân đội trước yêu cầu xây dựng, phát triển. Những số liệu về sự hy sinh, đóng góp và trưởng thành của TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã chứng minh điều đó. Và có thể tự hào mà nói rằng không có 1 TSQ Nguyễn Văn Trỗi nào bị dính vào các vụ tham ô, tham nhũng, không dính vào chạy chức chạy quyền...

    Xin kể lại chuyện vui: Tháng 10/2005 kỉ niệm 40 năm trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng rất vui mừng khi thấy lứa TSQ Nguyễn Văn Trỗi trưởng thành. Tại buổi gặp mặt, cô Đặng Thị Bích Hà (phu nhân Đại tướng) có nói: "Gia đình cô cũng có 3 đứa vào học trường Trỗi. Mấy chục năm sau nhìn vào sự trưởng thành của lớp các cháu cho thấy đây là chủ trương hết sức đúng đắn! Thật ra đó là bài học về chuẩn bị lực lượng kế cận được rút ra từ những năm tháng chống Pháp, được vận dụng kế thừa, sáng tạo khéo léo để đào tạo cán bộ bổ sung cho chiến trường đánh Mỹ và chuẩn bị lực lượng xây dựng đất nước sau chiến tranh".

  2. Thế nào là thiếu sinh quân?

    THIẾU SINH QUÂN chính là những "các em học sinh còn nhỏ được học tập, rèn luyện trong môi trường QĐ theo hướng trở thành con người vừa hồng vừa chuyên".

    Học sinh còn nhỏ thì yếu đuối về thể lực, thiếu thốn tình cảm khi phải sống xa cha mẹ và hiếu động, nghịch ngợm là tất yếu. Vậy dạy các em phải kèm theo dỗ, mà dạy ở đây là dạy văn hóa và dạy làm người nhưng cũng không thể chỉ dùng kỉ luật sắt để ép các em vào khuôn khổ mà đòi hỏi giáo dục phải có "nghệ thuật sư phạm".

    Còn "dỗ" là thế nào? Tại trường Trỗi có những thầy giáo không chỉ giảng dạy trên lớp giỏi mà còn thuộc cả chuyện Thủy Hử, Tam Quốc, Chiến tranh hòa bình, Thép đã tôi thế đấy!... và cứ đêm đêm trước giờ ngủ lại rì rầm kể cho các em nghe cho tới khi tất cả trung đội chìm sâu vào giấc ngủ.

    Có những người thầy, người cô trẻ vừa mới ra trường nhưng được học trò gọi là bố là mẹ vì các em còn nhỏ tuổi đã phải xa gia đình, luôn khát khao tình cảm của người cha, người mẹ. Thầy cô đã coi các em như người em ruột thịt của mình, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của từng em để mà uốn nắn, dạy dỗ. Có những thầy "dỗ'' trò bằng tiếng đàn, lời hát, nét vẽ, câu thơ... Làm các em gắn bó với thầy không chỉ trong giờ lên lớp mà cả ở các giờ ngoại khóa.

  3. Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - môi trường giáo dục, phát triển toàn diện

    Tại đây các em được học tập văn hóa như bất kì trường phổ thông nào. Năm 1969,khi trường về Phú Thọ đã cử đội tuyển đi thi học sinh giỏi toán quốc gia, đã đoạt giải đồng đội.

    Trong chương trình có thời khóa biểu học các môn thể thao (chạy, nhảy, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, võ thuật). Ngoài giờ học là giờ chơi thể thao. Vì vậy thầy trò phải "tự sáng tạo" ra cơ sở vật chất trong điều kiện có thể: phát rừng, san đồi làm sân bóng đá, bóng chuyền, tìm những đoạn mương, suối an toàn tạo thành các nơi bơi lội...

    Các em được học các môn hội họa, nhạc lí cơ bản và sinh hoạt trong các CLB thơ ca, thanh nhạc, kịch và tham gia các buổi biển diễn... Qua đó rèn luyện tính tập thể trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần.

    Nhà trường có xây dựng các chương trình đào tạo cac yếu lĩnh quân sự cơ bản: xạ kích CKC, AK, ném lựu đạn, các động tác yếu lĩnh cá nhân, các chiến thuật phòng ngự, tấn công tiểu, trung đội... tạo cho các em bản lĩnh của người lính. Duy trì thường xuyên tuần tra, canh gác ban đêm. Có tổ chức những đợt hành quân dã ngoại. Qua đó mà xây dựng trong mỗi TSQ "quân phong, quân kỷ" - những học sinh nhỏ có tác phong người lính, có kỷ luật nhà binh.

  4.  Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có đội ngũ giáo viên giỏi toàn diện (không chỉ về chuyên môn mà còn đa tài văn, thể, mỹ), có tâm, có đức. Hầu như thầy nào cũng có thể chơi ít nhất 1 loại nhạc cụ hoac 1 vài môn thể thao. Vì vậy người thầy có sức hút ghê gớm với các em học sinh. Ngày đó phải xa nhà, thiếu thốn mọi mặt nhưng các thầy cô đã tự bù đắp những khoảng trống đó và say sưa với công việc, yêu thương học sinh.

  5. Gắn công tác đào tạo của nhà trường với gia đình: Mỗi kì nghỉ hè, nghỉ tết nhà trường luôn có thư thông báo tình hình học tập, rèn luyện của các em cho gia đình. Những em "điểm" luôn có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.

  6. Môi trường TSQ còn xây dựng cho từng em tình thày trò, tình bạn bè đồng chí thủy chung, tình quân dân, tình hữu nghị bền chặt. Mặc dù Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi chỉ tồn tại 5 năm (1965 - 1970), đến nay không còn 1 mái trường cụ thể nhưng chúng tôi vẫn gắn bó với nhau:

    • Tình thày trò: Truyền thống "tôn sự trọng đạo" ăn quả nhớ kẻ trồng cây thực sự được trân trọng trong trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Tình cảm thầy trò sâu đậm cho tới mấy chục năm sau. Các học sinh luôn quan tâm đến gia cảnh, đời sống các thầy cô, giúp thầy cô những gì có thể, thăm hỏi khi thầy cô đau ốm, làm tốt công tác hiếu hỷ.

    • Tình bè bạn: Giữa bạn bè, đồng đội luôn gắn kết. Có nhiều chuyện cảm động: Bạn Nguyễn Nam Tiến (khóa 5) khi sang Quế Lâm thăm lại trường cũ bị phát bệnh tim cấp, phải mổ tim nhưng gia cảnh khó khăn. Anh em toàn trường đã góp tiền giúp bạn phẫu thuật, trở về với cuộc sống. Hay con gái bạn Hoàng Phước Bình phải thay thận, anh em quyên góp giúp đỡ và cháu đã trở về với cuộc sống. Anh em trong trường còn giúp đỡ lẫn nhau, tìm kiếm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống...

    • Tình đồng đội: Anh em nhiệt tình cùng các gia đình người thân đi tìm kiếm các đồng đội còn nằm lại trên các chiến trường: Trong số 31 LS thì đã qui tập được hài cốt của hơn 20 LS, trong đó có 2 LS gần đây nhất mới được anh em cùng gia đình tìm và đưa về: LS Ngô Ngời (nghĩa trang LS Tân Biên) và LS Lê Minh Tân (Quảng Nam). Tuy vậy còn gần chục bạn chưa tìm thấy mộ phần. Trong đó 3 LS khóa 5 an nghỉ mãi mãi ở Thành cổ Quảng Trị (Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm), LS Đặng Bá Linh khóa 6 hy sinh ở Quảng Trị, LS Bùi Thọ Tuyến khóa 8 ... LS Y Hoà ở Đồi Cháy, Quảng Trị; LS Chu Tấn Quang ở Bù Bông, khu vực biên giới Campuchia; LS Võ Nguyên Trọng ở Kiên Lương, Kiên Giang... Nhiều lần anh em các khóa đã tự tổ chức lần theo các thông tin ít ỏi đi tìm hài cốt các bạn nhưng chưa có kết quả.

    • Tình quân dân: luôn thắm đượm, sâu nặng, bền chặt. Ngày xưa từng sống ở trong dân, từng đi gặt lúa giúp dân...nên những học sinh đô thị hiểu và thêm yêu quý người lao động. Những nơi nhà trường từng đóng quân được trân trọng như quê hương của mình. Sau này chúng tôi đã tổ chức các đoàn về thăm xã Mỹ Yên, Đại Từ, là một xã ATK ở vùng sâu vùng xa, mọi điều kiện đều thiếu thốn. Anh em đã vận động quyên góp giúp địa phương xây dựng bệnh xá có phòng mạch, phòng răng... với chục giường bệnh. Có khóa góp tiền mua trang âm, loa đài phục vụ công tác phát thanh, tuyên truyền của xã. Có khóa xây dựng thư viện sách giáo khoa cho học sinh nghèo, trang bị máy tính, đưa internet vào trường học...

      Một nhóm học sinh trường NVT đã cùng cộng tác giúp địa phương xây dựng dự án nâng cấp con đường từ thị trấn Đại Từ về tới xã, con đường dài hơn 10km. Tháng 10/2009 sẽ được khánh thành, tương lai làm thay đổi bộ mặt và là tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho một xã vùng ATK.

    • Tình hữu nghị: Vì có thời gian sống ở nước bạn một năm rưỡi nên TSQ Nguyễn Văn Trỗi còn luôn chú ý làm tốt "ngoại giao nhân dân", theo sự chỉ đạo của hội hữu nghị Việt-Trung, góp phần củng cố và xây dựng tình hữu nghị Việt-Trung.

III. Kiến nghị:

  1. Chúng ta cần duy trì thường xuyên và không ngừng hoàn thiện công tác đào tạo TSQ tại các nhà trường trong QĐ, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội và nhu cầu xây dựng QĐ trong từng thời kì. Không dập khuôn máy móc theo các mô hình trước đó, nhưng phải hết sức kiên định và sáng tạo.

  2. Hệ thống các nhà trường TSQ được sự quản lí chặt chẽ và thống nhất của Cục Nhà trường BTTM kết hợp với Cục Cán bộ TCCT.

  3. Phải có "chương trình chuẩn" cho công tác đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu chung của nhà nước, để học sinh có trình độ tương đương học sinh phổ thông, đồng thời có chương trình rèn luyện để đào tạo 1 thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên, trung thành với lí tưởng của Đảng, sự nghiệp xây dựng QĐ.

  4. Các trường TSQ cần được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở vật chất thật tốt, đủ điều kiện giáo dục cho học sinh toàn diện.

  5. Phải tuyển chọn về trường những giáo viên giỏi toàn diện, có chuyên môn giỏi, có tâm, có đức. Và phải có chính sách đã ngộ thật tốt để họ gắn bó với nhà trường, với học sinh.

T/M Ban liên lạc trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi
Trưởng ban: Thiếu tướng - Bùi Quang Vinh

27 September, 2009 19:29




Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tin buồn: Bạn Võ Quốc Công đã mất!

Start:     Sep 28, '09 07:30a
End:     Oct 1, '09 10:30a
Location:     1. BV An Sinh, TPHCM. - 2. Nhà tang lễ BQP, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TPHCM.

Bạn Võ Quốc Công k6 vừa mất

lúc 7g25' sáng nay 28/9/2009
tại BV An Sinh, TPHCM.

Xin chia buồn cùng Trần Thu Hồng, Võ Quốc Tấn và gia đình!

Kế hoạch tang lễ:

Từ 9g30' ngày 30/9 đến 10g30' ngày 01/10/2009,
tại Nhà tang lễ BQP, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TPHCM.
Sau đó truy điệu và đưa đi hoá thân hoàn vũ.

Trân trọng kính báo!


Được đăng bởi TranKienQuoc vào lúc 9:52 SA Thứ hai, 28 tháng chín, 2009


Thông báo:

Các bạn K6 tập trung viếng bạn Võ Quốc Công
lúc 17h thứ Tư ngày 30-9-2009
tại nhà tang lễ BQP, Phạm Ngũ Lão, GV.

BLL K6



Thật khó tin!!!
Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Võ Quốc Công.

TranKienQuoc nói...

Công bị ung thư (hình như máu) đã nửa năm nay. Những ngày cuối được gia đình, bệnh viện chăm sóc nhưng nặng quá. Sớm nay Quốc Tấn báo tin Công đi. Vậy là lá xanh rụng truớc lá vàng...



Tôi vừa đi dự lễ truy điệu và tiễn đưa VQC K6 về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi VQT K3 thay mặt gđ phát biểu, đoạn chót VQT hướng về phía quan tài gọi trong nước mắt "Công ơi, em hãy thanh thản nơi suối vàng, phù hộ..." rất nhiều người khóc theo - tôi cũng thế...

(JM, 12:16 Ngày 01 tháng 10 năm 2009 )
Xem bài viết:




Free Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Vài ghi nhận về buổi sáng chủ nhật tại trường Đại học Hồng Bàng, t/p HCM - DĐ



DĐ 

Đúng 7g 20 phút sáng chủ nhật 19/9/2009 tôi có mặt tại cổng trường đại học Hồng Bàng trên đường Điện Biện Phủ t/p Hố Chí Minh, đây là cơ sở chính trong 10 cơ sở của trường.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi gần lối rẽ vào trường là một xe mô tô phân khối lớn màu trắng và hai đồng chí công an mặc sắc phục giao thông hững hờ đứng cạnh, hai đ/c không "chăm chăm" vào chuyên môn như mọi khi. Cạnh đó chiếc xe ford của công an phường sở tại cùng vài ba đ/c cảnh sát tay nhăm nhăm "gậy ngành" đi qua đi lại như làm nhiệm vụ giải tỏa hàng quán lấn chiếm vỉa hè thường ngày. Xa xa lác đác mấy chú dân phòng miệng phì phèo thuốc lá trên tay bịch café đá có ống hút lòi ra thỉnh thoảng đưa lên miệng mút, người tong teo trong bộ đồng phục.

Cổng trường chủ nhật mới gần 8 giờ mà đã rất đông. Tôi dắt xe vào thấy khuất sau hai bên cánh cổng có hai lẵng hoa. Một lẵng với dải giấy màu đỏ vắt phía trên ghi toàn chữ tàu, chịu. Một lẵng ghi chữ ta "Nhiệt liệt chào mừng 60 năm ngày thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc". Vừa dựng xe đang đứng chỉnh đốn lại trang phục. Bỗng người tôi lao dúi về phía trước, cả cái bánh xe honda thúc vào sau khoeo, thế có chết không cơ chứ, may mà không "thương tích" gì quay lại định "phản ứng" nhìn kỹ thì ra là một bác còn già hơn tôi mắt đeo mục kỉnh mặt bác dại đi vì sợ quên cả xin lỗi.

Lang thang một vòng dưới sân trường tuyệt nhiên không có một băng rôn khẩu hiệu, hay biển chỉ dẫn báo nào hiệu cho khách sáng nay ở đây có một cuộc hội ngộ. Tôi hỏi một cô bé

- Sao hôm nay chủ nhật mà đông sinh viên thế cháu?

- Một số thi lại, đa phần là sinh viên mới, tới làm thủ tục nhập học cho kịp khai giảng. Cô bé vui vẻ trả lời.

Hình như cô bé không hề biết hôm nay ở đây có một "sự kiện".

Theo cầu thang rộng tôi đi lên tầng một. Hai bên là năm sáu thiếu nữ nhan sắc khá, sinh viên năm thứ tư tiếng Hoa, mặc áo dài, tay cầm những bông hoa nhựa nhỏ màu đỏ với nụ cười tươi đứng đón khách. Chả nói năng gì tôi cứ thế cắm cúi bước lên. Rồi rẽ trái vào một phòng lớn. Trong phòng đã có khoảng 20-30 "cụ" phần nhiều ở độ tuổi sáu bảy mươi. Chả gặp ai quen, tôi lang thang đọc các thông báo được treo chi chít trên tường, các chỉ dẫn về ngành học, môn học, thời khóa biểu, học phí ... của trường. Tôi thấy mỗi ngành kiến trúc lấy số điểm 17 là cao nhất, còn các ngành khác chỉ cần 10 - 14 điểm là đậu. Chả trách dưới sân trường nhìn cháu nào cũng thấy đẹp. Quái thật! Học vấn sao cứ đối chọi lại với nhan sắc thế nhỉ.

Đọc chán tôi mò lên tầng hai. Đi ngược lại phía mình là 5-6 cháu mặt tươi như hoa cười nói vui vẻ trên tay mỗi cô là một tấm thiệp màu hồng. Tôi vội níu một cô:

- Đi đâu mà vui thế các cháu?

- Chúng cháu đi xem văn nghệ

- Mua vé ở đâu chỉ cho chú với? Tôi nửa đùa nửa thật.

- Không bán vé đâu chỉ có giấy mời thôi chú ơi. Chúng con được mời.

Rồi mấy cô kéo nhau vút đi.

Tôi đứng chơ vơ, lơ đãng nhìn xuống cầu thang phía dưới lúc này đã có nhiều khách đi lên. Tôi thấy một bác tóc bạc chân khập khiễng tay chống gậy dáng như bị tai biến. Hai cô bé đứng gần vội nhao ra xốc nách dìu. Tự dưng tôi thấy "tiêng tiếc" biết thế lúc trước tôi giả bộ khập khiễng thì chí ít cũng được một người đẹp khoác vai.

Thư mời của BTC

- Bác đưa giấy mời con xem nào? A màu xanh! Để con gài bông lên ngực áo cho bác. Bác nhớ lĩnh bánh bao và nước ở cửa rồi ngồi vào dãy giữa của hội trường lớn bác nhé. Giọng cô bé dịu dàng.

Trong dòng người tôi thấy cả một bác hải quân đeo quân hàm đại tá. Tất cả người nào cũng đĩnh đạc, cũng lịch sự qua phong cách chứng tỏ họ là những người có văn hóa và học vấn cao. Có người không đến dự để tỏ thái độ, có người đến tham dự để quan sát và bày tỏ thái độ mỗi người mỗi kiểu chả ai bắt phải theo ai. Ngoài ra cái chính vẫn là nhu cầu được giao lưu, được gặp lại bạn bè đồng môn là một yêu cầu có thực, là cơ hội để bạn bè cũ gặp lại.

Cuộc hội ngộ được tổ chức trong hội trường lớn. Trên tấm phông sân khấu sát trần nhà là dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng 60 năm thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Chữ khổ vừa nhưng do ánh sáng không đủ với lại dạng toét mắt như tôi ngồi hơi xa lại không đeo mục kỉnh nên chỉ thấy nhờ nhờ. Phía bên dưới là hàng chữ tầu, nhỏ hơn nên tôi "mít đặc".

Chính giữa tấm phông là những hàng chữ lớn "Gặp mặt - Giao lưu - Văn nghệ - Ân tình - Thân thiện - Hữu nghị"

Tiếp phía dưới là dòng "Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc".

Hội trường chia làm ba dãy, mỗi dãy chiều ngang xếp 9-10 ghế. Dãy giữa dành cho quan khách có giấy mời màu xanh gồm lãnh sự quán và một số đại biểu. Còn lại đa phần là lưu học sinh đã học tại Trung Quốc với giấy mời màu hồng. Dãy trong chủ yếu là sinh viên của trường Hồng Bàng được mời xem văn nghệ, BTC đề phòng lấp chỗ trống nếu khách mời tới quá ít.

Trước khi khai mạc qua màn ảnh lớn quan khách được xem lại những tấm hình của Bác Hồ với các vị lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và những ngày đầu hòa bình, thời kỳ mà tình hữu nghị của hai nước nồng ấm nhất.

Quãng 9 giờ ban tổ chức bắt đầu làm việc. Sau tuyên bố lý do là phát biểu của một bác trong mặt trận tổ quốc thành phố rất ngắn gọn chủ yếu là gợi lại kỷ niệm của lưu học sinh những năm tháng học tập tại Trung quốc. Tiếp đến ông tổng lãnh sự quán Trung Quốc phát biểu bằng hai thứ tiếng. Tiếng Tầu khoảng 1-2 phút gì đó. Sau đó là một bài đít cua bằng tiếng Việt, nghe đọc chả phân biệt nổi người đọc là ta hay tầu, được soạn công phu. Rất tế nhị ông ta cũng không đả động nhiều đến tình hữu nghị chỉ nói đến thành tựu phát triển của Trung Quốc trong 60 năm qua.

Phần lớn thời gian còn lại là chương trình giao lưu văn nghệ của lưu học sinh. Các anh các chị, các chú, các cô hát vẫn rất hay, múa vẫn dẻo xen kẽ là các tiết mục của sinh viên và các cháu thiếu nhi.

Ngồi cạnh tôi là một bác gần 70 tuổi. Bác học kiến trúc tại Trung quốc. Sau đó đi nghiên cứu sinh về quy hoạch đô thị tại Liên Xô bác nói ngày xưa ở cơ quan bác có tay xếp ghét một nhân viên thuộc cấp vì tật hay tố cáo. Mấy tay trợ lý của xếp tư vấn "Xếp đuổi cổ nó đi đơn vị khác cho khuất mắt, đỡ rấy rà". Tay xếp đã tính ký quyết định. Nhưng nghĩ thế nào hắn lại thôi. Hắn nói với mấy tay trợ lý "Thế ra là mình sợ nó à, các cậu thấp kiến lắm, tớ phải giữ nó lại, để tớ đì cho nó lên bờ xuống ruộng cho nó biết mặt".

Theo tôi ban tổ chức cuộc giao lưu làm chính trị rất giỏi từ kích thước câu chữ trên khẩu hiệu, từ nội dung những bài phát biểu, từ nét mặt cách thể hiện của các đại biểu đến tiếng vỗ tay tất cả đều thể hiện được thái độ của những người đến dự. Rất điềm tĩnh, lịch duyệt và rõ ràng. Người ngoài có cảm giác đây là một cuộc họp mặt của các cựu lưu học sinh tai Trung Quốc hơn là lễ kỷ niệm quốc khánh Trung hoa. Tôi thiết nghĩ hơn ai hết ông tỗng lãnh sự và nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc họ cảm nhận rất rõ điều này.

 Tôi ra về khi chương trình văn nghệ vẫn còn. Tính ngồi đến hết cho phải phép nhưng "Mót" quá, cái bệnh già ấy mà, đường tiết liệu nó kém rồi.

 Ra cổng trường ngó quanh chả còn thấy mấy chú công an đâu. Hai vòng hoa sau cổng đã bị mấy cháu sinh viên rút tỉa lỗ chỗ. Tôi nổ máy chạy xe theo hướng một chiều lên vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm quay trở về nhà. Trên đầu chiếc mũ bảo hiểm màu trắng tinh, quà tặng của hội nghị, lấm lánh trong nắng trưa.


Gửi bởi Duy Đảo lúc 15:28 22 September, 2009
Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ ba, 22 tháng 9, 2009)

Xem thêm:


Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chuyện mới biết về cố Đại sứ Ngô Minh Loan

Rating:★★★★★
Category:Other



Đầu năm 1967, ông Ngô Minh Loan sang thay ông Bình làm đại sứ. Ông là đại sứ thứ tư sau ông Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Đây cũng là những năm gay cấn vào bậc nhất trong công tác ngoại giao vì Cách mạng Văn hóa ở TQ lên tới đỉnh điểm. Hồng vệ binh hoành hành khắp nơi.

Lần đó tại ga biên giới Mãn Châu Lý (Damanxky) có trục trặc, Hồng vệ binh ngăn cản không cho công nhân TQ thay bánh cho chuyến tầu chở vũ khí quá cảnh qua TQ vào VN. Lí do: Liên Xô là "xét lại", nay giao vũ khí cho VN thì VN cũng là "xét lại", vì vậy không thể cho tầu quá cảnh qua đất TQ.

Trong nước gửi điện sang: Bằng mọi cách phải giải phóng chuyến tầu này!

Đại sứ cùng phiên dịch phi ngay lên biên giới. Tới nhà ga thấy con tầu nằm lặng im. Gặp ban giám đốc nhà ga, họ thông báo: Chỉ khi nào Hồng vệ binh đồng ý mới giải phóng được đoàn tầu. Họ ghê lắm. Gặp cánh Hồng vệ binh thuyết phục: "Mao Chủ tịch dạy: "650 triệu nhân dân TQ là hậu thuẫn vững mạnh của VN" cơ mà?". Nhưng họ lắc đầu: "Chủ nghĩa xét lại là kẻ thù của nhân dân TQ!". Căng quá.

Đang bí thì có đ/c công nhân mách: "Lối thoát duy nhất lúc này là gặp tư lệnh quân đoàn Hắc Long Giang. Quân giải phóng đứng ngoài cuộc nhưng khi họ đã nhúng tay, đã là vấn đề an ninh quốc phòng thì...". Chẳng còn cách nào, ông Ngô Minh Loan liều thử ván bài cuối cùng. Theo chỉ dẫn, ông vào quân đoàn.

Tư lệnh quân đoàn đúng là "dân hảo hán" kiểu Lương Sơn Bạc, nghe xong ông ta cười ha hả và nói: "Biết Mao Chủ tịch dạy thế nhưng tôi là tư lệnh quân đoàn chấn ải biên thùy. Một mình một cõi, một mình một giang sơn. Nên phép vua cũng phải thua lệ làng. Tôi sẵn sàng giúp nhưng phải có điều kiện!".

- Điều kiện gì xin đ/c cứ ra!

- Ta cùng nhau uống. Nếu đ/c thắng thì tầu được giải phóng. Nếu thua thì...

- Vâng. Ta cùng uống!

Mâm tiệc được bày ra thịnh soạn. Chai Mao Đài mang ra chắc là loại ngon nhất. Ông Loan không phải dân ghiền rượu, trong tiệc uống được chục li là cùng. Ở Bắc Kinh nếu biết đối tác uống khỏe thì trước khi đi phải uống thuốc chống say hoặc rằn bụng. Mà rượu nấu bằng cao lương đâu có như rượu gạo ở ta, vị hăng hắc, độ cồn tới 60 độ. Khó uống lắm.

Vậy là nâng lên, hạ xuống. "Gan bei" liên tục. "Thường thì uống như thế là đi rồi! - ông Loan nhớ lại - Vậy mà cứ tì tì. Có lẽ do ý chí mà chiến thắng. Lần đó uống tới li thứ 24 thì viên tư lệnh quỳ xuống, chắp 2 tay, miệng rành rọt: "Cao thủ! Cao thủ! Xin coi đại ca là sư phụ trong uống rượu. Hảo hảo! Lính đâu, cho tổ chức giải phóng đoàn tầu!".

Ngay lập tức, ông ta cho 1 trung đoàn dàn quân trong ga. Cánh Hồng vệ binh không còn cách gì ngăn cản. Quân vụ lệnh mà.

Ngay trong đêm ấy, con tầu hối hả lao về phía nam, sớm đến Bằng Tường để bàn giao sang cho VN.



* - Ông là phụ huynh anh Ngô Kiên Thắng k1, Ngô Việt Hoa k5, Ngộ Thu Hà k7. Năm 1947, ông là Cục trưởng đầu tiên của Cục Bảo vệ (nay là Cục An ninh QP), mà ông Phạm Kiệt là Cục phó. Ông mất năm 2001.


Gửi bởi Kiến Quốc lúc 16:23 Thứ 7, 19 tháng 9, 2009
Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ 7, 19 tháng 9, 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Họp BLL phía Nam

Start:     Sep 19, '09 11:00a
Location:     Nhà hàng Đất Tiên Sa - số 3 đường Đống Đa, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM. Điện thoại: 38449382



Đại diện các khóa. (Ghi chú: vắng đại diện khóa 2, còn người đứng áo trắng bên phải không phải trưởng ban LLk7, là hội viên hội thường nhậu được phân công đăng tin, thiếu mất Trung Liêm K4 - đã  'chuột rút' do bận

Trưa thứ Bảy tuần rồi, Ban liên lạc cựu học sinh Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) tại t/p Hồ Chí Minh gồm các trưởng BLL các khóa từ 1 đến 8 đã họp mặt tại Đất Tiên Sa. Buổi họp đã cơ bản thống nhất về những nguyên tắc hoạt động của cựu học sinh Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi tại t/p Hồ Chí Minh. Những nguyên tắc này sẽ được trưởng BLL các khóa ở phía Nam phổ biến đến anh chị em trong khóa mình.

Ảnh: Đại diện các khóa.
(Ghi chú: vắng đại diện khóa 2, còn người đứng áo trắng bên phải không phải trưởng ban LLk7, là hội viên hội thường nhậu được phân công đăng tin.)

  1. Cuộc họp gồm đại diện BLL các Khoá (không có Trưởng BLL Khoá thì có người được uỷ quyền).
  2. Lúc chụp hình là lúc đã xong việc và đang lai rai nên thiếu mất Trung Liêm (K4 - đã "chuột rút" do bận).
  3. Tráng miệng là món Bánh Trung thu, quà tặng của a.Cao JM mới mang từ Quảng Châu về.
  4. Nguyên tắc hoạt động sẽ được thông báo trên tất cả blog Trường ta (Hội nghị đã nhất trí là để thực hiện, không phải để thảo luận nữa).

JM, 21/9/2009


Được đăng bởi Đỗ Nghĩa vào lúc 08:30 Thứ hai, ngày 21 tháng chín năm 2009

Đăng lại bài viết của Đỗ Nghĩa (đã đăng tại Blog "Út Trỗi”: Thứ hai, ngày 21 tháng chín năm 2009)

Xem bài viết:

Xem thêm:



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

Dư âm DMĐ - hameok6

hameok6 

Lính Trỗi đông như ngày hội trườngLính Trỗi đông như ngày hội trường


Có cả đại diện trường BéCó cả đại diện trường Bé


aDMĐ được tặng thưởng huy chương 'Vì sự nghiệp âm nhạc VN' kèm theo hiện kim 100.000 đồngaDMĐ được tặng thưởng huy chương "Vì sự nghiệp âm nhạc VN"
kèm theo hiện kim 100.000 đồng
aDMĐ được tặng hoa tới mức ko hát nổiaDMĐ được tặng hoa tới mức ko hát nổi

Gửi bởi hameok6 lúc 8:32 CH Thứ sáu, 11 tháng chín, 2009
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ sáu, 11 tháng chín, 2009)


Xem bài viết:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Giao lưu Các thế hệ Thiếu sinh quân Việt Nam (Kỉ niệm 60 năm)

Start:     Sep 23, '09
End:     Sep 25, '09
Location:     Trường Thiếu Sinh Quân Việt Bắc - Quân khu 1, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên

Lính Trỗi ăn mặc đẹp nhất, lấp lánh huy hiệu trường
Sáng 24/9, hơn 200 khách là cựu TSQ các thế hệ (1946-2009) có mặt tại hội trường lớn trường TSQ Việt Bắc, ngay đường Z115. Lính Trỗi ăn mặc đẹp nhất, lấp lánh huy hiệu trường (may mà số lượng còn lại vừa đủ cho 40 đ/c). Thầy trò gặp nhau,...
...cánh k6 do Phạm Hoà Bình dẫn đầu...

...Trong buổi chiều 24/9 đã ra mắt BLL Hội TSQVN. Cánh ta có anh Nguyễn Chiến k1, Bùi Vinh k3, Quang Bắc k5, Dương Minh k4, Mạnh Thắng k7, thư kí Kiến Quốc.
...Bữa cơm trưa 25/9 ngon miệng nhất suốt 3 ngày qua. Thịt gà, lợn không kể nhưng món đặc sản là canh chua nấu bằng hoa chuối rừng và "thịt Việt Minh". (Tất nhiên nay nấu không theo công thức "1 thịt, 3 muối" của Bác). Uống cùng rụơu dân tộc làm bữa cơm chia tay thêm phần vui vẻ. Kết thúc 3 ngày vui bên thầy, bạn TSQ các thế hệ!
(Kiến Quốc, 26/9/2009)


DANH SÁCH TRƯỜNG TSQ NGUYỄN VĂN TRỖI DỰ "60 NĂM TSQ VN"

TT Đvị Họ tên Cấp bậc Chức vụ
1 GV Nguyễn Chi Phan Đại tá  Phó TBT báo CCBVN
2 K1 Nguyễn Chiến Trung tướng Nguyên Trưởng ban Cơ yếu CP
3   Chu Thành Chuyên viên Cty Machinoimport
4   Hoàng Triệu Hùng Đại tá  Bộ Công an
5   Trần Kinh Tuyến Chuyên viên Ban Cơ yếu CP
6 K2 Nguyễn Lương Sơn Đại tá Cục Nhà trường BTTM
7   Võ Minh Ấn Đại tá Cục Kỹ thuật, QK5
8   Trần Chiến Thắng Thượng tá Sư 361, PKKQ
9   Đỗ Quang Việt Đại tá Phó GĐ Học viên PKKQ
10 K3 Bùi Quang Vinh Thiếu tướng Tư lệnh Binh đoàn 11
11   Lữ Thái Đại tá Viện KHCNMT
12   Lý Trường Trung tá Bí thư Đảng ủy phường... Tp TN
13   Nguyễn Sĩ Thành Đại tá Tổng cục Kỹ thuật
14 K4 Trần Hà Đại tá Viện quân y 105
15   Nguyễn Thanh Bình Đại tá  Trường Xe máy TCKT
16   Dương Minh   GĐ Cty Viettronic Thủ Đức
17   Lê Đại Cương Thượng tá Bộ Công an
18   Hoàng Đức Cường Thượng tá Quân đoàn 3
19 K5 Nguyễn Quang Bắc Thiếu tướng GĐ Viện KHCNMT
20   Ngô Việt Hoa Chuyên viên Cty Bia HN
21   Hạ Thanh Xuyên Chuyên viên Tổng liên đoàn Lao động VN
22   Ngô Thế Vinh Chuyên viên Cty Tư vấn, XD, phát triển nhà HN
23   Trần Kiến Quốc Thiếu tá Học viện KTQS
24 K6 Phạm Hòa Bình Thiếu tướng Phó GĐ Viện Quân y 108
25   Nguyễn Quốc Thắng Trung tá Bộ tư lệnh Hải quân
26   Nguyễn Chí Hùng Đại tá Bộ tư lệnh Lăng
27   Đỗ Giới  Đại tá Học viện KTQS
28   Vũ Thắng Lộ Đại tá Tổng cục 2
29 K7 Hoàng Mạnh Thắng Đại tá Vụ An ninh QP, Bộ KH-ĐT
30   Nguyễn Trung Quốc Trung tá Sở CA HN
31   Nguyễn Quyết Thắng Trung tá Sư 361, PKKQ
32   Dương Bằng Hà Thiếu tá Quân khu 1
33 K8 Sùng Hải Thượng tá Cty Than QK3
34   Lê Ngọc Hiền Đại tá Cty VAXUCO
35   Nguyễn Quang Hà Đại tá Thanh tra Bộ QP
36   Nguyễn Tiến Minh Đại tá Cục Tài chính BQP


"Kế hoạch tác chiến":

  1. Ngày 23/9:
    • 8g có mặt tại Trạm 66, Phan Đình Phùng.
    • 11g tới Thái Nguyên, nhận phòng. Ăn cơm.
    • 14g đi Võ Nhai, thăm quê hương Thượng tướng Chu Văn Tấn.
    • Tối ăn cơm với anh Chu Thành.

  2. Ngày 24/9:
    • 8g-11g: giao lưu các thế hệ TSQ VN.
    • 11g: liên hoan gặp mặt.
    • 15g: TSQ Nguyễn Văn Trỗi về thăm Mỹ Yên, Đại Từ.
    • 18g: về Thái Nguyên ăn cơm.
    • Tối: Xem Văn công Qk1 biểu diễn.

  3. Ngày 25/9:
    • Sáng: Thăm ATK Định Hóa.
    • Trưa: ăn cơm. Kết thúc.




Xem:

* - Thư của đồng chí Vũ Mão gửi Đại tướng Phùng Quang Thanh nhân dịp kỷ niệm 60 năm Thiếu Sinh Quân Việt Nam - 07/12/2009 tại Trang "Cựu Thiếu Sinh Quân Việt Nam".
* - Kỷ niệm 60 năm Thiếu sinh quân Việt Nam - QH, 26/9/2009 tại Báo Giáo dục và Thời đại.
* - Anh Trỗi, Trỗi Anh, Trỗi Em, Trỗi Út... - Trần-Đình-Ngân (Berlin), 18/9/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"


Xem thêm:




Free Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Chuyện cô chủ tiệm uốn tóc - DĐ

Loạt truyện "Út Phương - Cô chủ tiệm uốn tóc"

Chiều chủ nhật nhà vắng teo. Con đi học xa, vợ đi đâu chả thấy nói năng gì. Một mình nằm khểnh vắt chân chữ ngũ xem tivi. Bỗng có tiếng chuông điện thoại. Nhấc máy giọng nhà quê đặc sệt. Lại đứa cháu ở quê nhờ xin việc. Tôi nghĩ bụng.
- Cho cháu gặp cô.
Nghe kỹ thì giọng Thanh Hóa không lộn được đi đâu. Tôi trả lời đại:
Tranh F Lực
- Cô đi gội đầu ngoài quán.
- Sao không thấy ở chỗ con?
- Cháu là ai?
- Cháu là Út Phương
- Út Phương nào ta?
- Lần sau con giận cô luôn. Đi gội đầu mà không đến chỗ con.
À! Thì ra Út Phương, cô chủ quán gội đầu quen mà vợ tôi thường hay kể.
Út Phương quê Yên Định, Thanh Hóa. Nhà nghèo lắm lại đông anh em, vất vả quanh năm mà chả bao giờ đủ ăn. Thế là liều theo chúng bạn vào thành phố làm thuê. Đủ "nghề" từ rửa bát, bưng bê, Ôsin ... cuối cùng là chân phụ việc không công để học nghề gội đầu cho một tiệm uốn tóc trên phố. Nghe vợ kể Út Phương rất xinh, lại có nét tây tây. Mặt đẹp da trắng chỉ tội mỗi cái dáng người xấu, tay chân to, thô và giọng nói "cha ông" thì sửa không được nên đâm ra "phá tướng".
Chủ nhà cho thuê tiệm uốn tóc là cán bộ gốc Nghệ có cậu con trai. Thế rồi cậu ta phải lòng Út Phương. Sau thời gian bã bọt mép thuyết phục bố mẹ rồi tiệc cưới cũng được tiến hành đúng ngày đúng tháng. Bố mẹ chồng mua cho căn hộ tầng trệt một chung cư cũ cho ra riêng. Sau thời gian phụ rồi học việc Út Phương mở tiệm gội đầu ngay tại nhà. Khéo tay lại khéo chiều khách nên quán đông dần, thu nhập mỗi ngày mỗi khá. Chồng ngày càng trở nên yếm thế. Cậu ta thường lấy le với hàng xóm bằng cách dọa vợ mỗi lần quá chén: "Tao chỉ mê mỗi khuôn mặt, nước da cùng cái nết chịu khó của mày chứ dân "Hà lội" như tao khối con nó mê nhá".
Vợ kể Út Phương vừa bị chồng "dã" cho một trận. Lý do là nhà có cái máy vi tính mới sắm cho con. Mấy bà sồn sồn, khách đến làm đầu chỉ cho Út Phương cách "chát" tìm bạn để tâm sự. Thế là Phương "chát", rồi mê tít thò lò, mê mải "chát" tới hai giờ đêm quên cả ngủ. Thằng chồng đợi vợ chịu không "lổi" từ gác xép bò xuống: "Mẹ tiên sư mày! Chát hả! bố mày đây chờ mãi mà mày không lên "chát", mày lại đi "chát" với thằng "lào".
Thế là nó dã con một trận. Con đã tính bỏ mấy lần mà nó không chịu ký. Kỳ thật nó cục súc vậy thôi nhưng cũng tốt tính. Hai ba đứa cháu của con đem ngoài quê vào nó cũng đồng ý và cưu mang như cháu của nó. Nên con cũng thương với lại hai mặt con rồi chả nỡ bỏ. Nghĩ lại mình có được như ngày hôm nay cũng là nhờ nó, nhờ gia đình nó.
Chát thích "nắm" cô ạ. Nhất là "chát" với mấy đứa tre trẻ rất vui. Hãi nhất là "chát" với lũ đàn ông trên ba mươi. Chúng chỉ toàn tán tỉnh thôi, câu trước câu sau đã rủ đi café, đi nhà nghỉ. Có thằng còn khoe cả "hàng" con run hết người ngoái vội lại phía sau xem chồng nó có nhà không rồi vội vã "xóa" đi. Lúc sau cái thằng chết tiệt ấy lại hiện ra tức mình con tắt công tắc đến "cạch" một cái thế là xong, màn hình tối thui.
Có tiếng xe máy của vợ, tôi ra mở cổng.
- Đi gội đầu à! Có cô Út Phương vừa điện tới trách sao không tới chỗ cô ấy. tôi nói
- Hôm nay mệt, ngại đi xa thôi gội gần nhà lần sau ra nó vậy.Thế nào rồi nó cũng trách.
- Có phải …? - Tôi chưa kịp hết câu thì đã nghe: 
- Ừ! Nó đấy! Út Phương cái con bé có quán gội đầu mà em hay kể với anh đấy.


Xem loạt truyện "Cô chủ tiệm uốn tóc":

Gửi bởi DĐ lúc 10 September, 2009 10:30::
Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi k5”: Thứ năm, 10 tháng 9, 2009)


HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

Vài suy nghĩ sau đêm diễn của anh Minh Đức - DĐ



DĐ 

Lính Trỗi và Quân sự 'đông như quân Nguyên'

Trời sài gòn cả tuần nay âm u. Có lúc mưa bụi nhẹ nhàng như tiết xuân miền bắc, có lúc đỏng đảnh những đợt mưa cuối mùa thường thấy ở mảnh đất phương nam.

Hai vợ chồng tôi tới nhà hát quân đội hơn 6 giờ tối. Khoảng sân lớn trước tiền sảnh nhà hát nơi đậu xe hơi đã thấy có nhiều xe. Vòng ra phía sau xuống tầng hầm gửi xe đã có nhiều xe của anh em, bạn bè, của khách mời tới trước mình. Bước lên tiền sảnh thấy anh KQ, anh Dương Minh Đức đang đứng đón khách. Sau cái bắt tay thật chặt nhìn anh sau hơn một năm xa. Vẫn nụ cười ấy, vẫn "dáng hình" ấy nhưng khuôn mặt có vẻ hơi bị "nhàu" xen chút đăm chiêu sau mấy ngày bạn bè "lôi kéo, giằng xé", rồi bận bịu lo công việc cho buổi diễn giúp bạn. Tôi hỏi:

- Bao giờ anh ra?

- Sáng mai em ạ! con gái anh, cháu nó đang ốm. Anh nói.

Từng ấy thứ dù là dân ham thể thao, "nhàu" cũng là phải.

Có cô gái còn trẻ ngồi ghế bên hí hoáy ghi chép, chiếc máy ảnh quàng vai. Tuy có vợ ngồi cạnh nhưng tật quen rồi, không sửa được. Tôi chõ mồm sang phía em:

- Em đi xem một mình à? Lại cái tật cứ mở miệng nói chuyện với đàn bà con gái là anh, em sửa chưa được (đang sửa!!!)

- Cháu là phóng viên bên Sóng nhạc đi lấy tin. Giọng Sài Gòn của cô bé nhẹ nhàng dễ thương.

À! Thì ra vậy. Trong những khán giả ngồi kia còn có những phóng viên.

Hai vợ chồng tôi đã xem chương trình của Phú Quang tại nhà hát Bến Thành sáu, bảy năm về trước do báo Người lao động tổ chức, giá vé hồi đó đã ngất ngưởng 200.000đ. Xem xong ra về vợ cứ tiếc.

Rồi chương trình "Ngược dòng thời gian" ở nhà hát lớn thành phố có các nghệ sỹ tên tuổi như Trung Đức, Thu Hiền chương trình hay nhưng cũng chỉ là buổi biểu diễn trước công chúng như trăm ngàn buổi biểu diễn thường niên.

Chương trình đêm nay của anh Minh Đức hoàn toàn khác. Là chương trình của tình bạn quy tụ nhiều nghệ sỹ "Nsứt" cả nghệ sỹ "nhờ dờ" hai miền. Ngoài ra còn có các nghệ sỹ trẻ học trò của anh đã có tên trong làng nhạc nhẹ như Casim Hoàng Vũ. Giọng "Roc" bốc lửa hoang dã của cậu ca sỹ con trai Y.Moan. Giọng ca của Thanh Yên mượt mà đằm thắm ... Hiếm khi vợ chồng tôi được xem một chương trình như thế.

Hai tác phẩm đầu dàn nhạc đệm hoàn toàn khí nhạc, gần ba mươi nhạc công thật hoành tráng.

Đi xem mới biết được những ghi nhận của nghệ sỹ Dương Minh Đức như thế nào với giới âm nhạc và xã hội và ngược lại mới biết bạn bè, xã hội dành cho anh những gì.

Đi xem mới biết thế nào là sự vất vả, lòng nhiệt tình, cách làm việc chuyên nghiệp và khoa học của ban tổ chức cho một đêm diễn.

Tới giờ mở màn ngó quanh chả thấy các anh trong ban tổ chức đâu? Họ đang ở đâu đó trong khán phòng lo cho đêm diễn. Có người đeo biển hiệu có người không. Họ là bạn bè trong đó có bạn Trỗi các khóa, là những sỹ quan, chiến sỹ của nhà hát âm thầm làm việc. Chúng tôi cầm trong tay những tấm vé in ấn đẹp, trang trọng những khán giả được chương trình mời tới thưởng thức nghệ thuật. Thật cảm động, cảm phục và biết ơn các anh

Kết thúc đêm diễn vợ chồng tôi cũng như các khán giả khác lại chen chúc nhau tìm lối lấy xe vội vã ra về. Mỗi người có những cảm xúc, những chia sẻ, những nỗi niềm riêng về đêm diễn.

Theo tôi đây là một đêm diễn thành công về mọi mặt. Rất nhiều hoa, những tràng pháo tay kéo dài, những nụ hôn, những vòng tay thân ái... Anh Dương Minh Đức xứng đáng được đón nhận như thế. Xin chúc mừng anh.


Gửi bởi DĐ lúc 07 September, 2009 19:02::
Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ hai, 7 tháng 9, 2009)


Xem bài viết:



Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>