Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Nghe chửi - Phúc lồi ST

Nghe chửi

_ Phúc lồi ST _

Có lẽ, các bạn đều đã từng nghe các bà các chị chửi. Đứng bên hàng rào, cạnh cổng hay quán nước đầu làng, không cần đạo cụ, chẳng cậy micro, chửi có bài có bản, có lớp có lang, có lên bổng xuống trầm kèm vũ đạo vung tay, chống nạnh, vỗ bẹn, tốc váy… Độc diễn nhiều giờ liền, chẳng kém opera, hơn xa kinh kịch.

Có bà chửi rằng:
Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này... Hừm...

Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bay ăn bằng nồi đồng, bay ăn bằng nồi đất, bay ăn khần khật, bay ăn ban đêm, bữa tối. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó bay ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bay ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?

Cha cố tổ mười đời cha bay. Bay ăn chi mà ăn ác rứa? Bay tham chi mà tham vô hậu rứa? Cứ sáng sáng mất cái thúng, đứng bóng mất cái niêu, chiều chiều mất lẻ củi, tối tối mất con gà. Một bầy ba con gà xám, tám con gà vàng, rứa mà hắn ăn mất một con, chừ đếm đi đến lại, còn mười một con. Bay ăn chi mà ăn vô hậu rứa? ...

Nghe tau chửi khuyến mại nè:
Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là đàn ông ba đời đi ở đợ... Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi... Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết, để một mình bay ăn...



Chửi mấy đứa thành phố:
Cống rãnh đòi sánh với đại dương. Kênh mương đòi tương đương với bể nước. Ngõ ngách đòi lạch cạch với mặt đường. Cứt cỡ hạng 3 cứ ngỡ mình là sô cô la hạng 1. Chó cỏ nông thôn mà tưởng mình là béc zê thành phố. Người thì như cái chậu mà nghĩ mình là hoa hậu. Ô môi mà nghĩ mình là hoa khôi. Đừng tưởng mình là ngôi sao nhỏ trog hàng ngàn sao lớn. Đừng tưởng mình là cái đinh rỉ trog 1 tỷ cái đinh han

Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…

Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.

Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò "cộng trừ âm dương" trên giường với nhau à…

Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…

Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cực,

Cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm

Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phải không? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà, mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ... Thôi con ạ! Ái chà chà… mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à!!!

Một bài chửi kinh điển là Chửi mất gà. Các bạn thử nghe xem. 




 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài ST của Phúc lồi  (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Giao ban Cafe ☕

Start:     Oct 2, '11 08:00a
Location:     Cafe Anh Đỗ - 14/4 đường Lam Sơn, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP HCM.


Mời các Bantroi cùng bạn bè dự buổi giao ban cafe thân mật tại:

Địa điểm: Cafe Anh Đỗ - 14/4 đường Lam Sơn, Phường 6, Quận Bình Thạnh.
Thời gian: sau 08 giờ ngày Chủ nhật, 02 tháng 10 năm 2011.


CAFE ANH ĐỖ KÍNH MỜI.


Trung Liêm


Xem:
  1. Giao ban Cafe ☕ - 29/09/2011 tại Blog K4
Xem thêm:
  1. Giao ban Cafe mới ☕- 24/11/2010, Blog K6
  2. Tin thời sự - cafe giao ban - Hà Chí Quang K4
    (Về phiên khai mạc cafe giao ban 02/03/2008)
  3. Café "Đôi khi" - Điểm hẹn Trỗi - Blog K6
  4. Cuộc sống và tách cà phê - Blog K6









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Tiếp nhận mẫu phẩm giám định gen tìm liệt sĩ - Quang Thanh



Để tỏ lòng tri ân liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, có sự phối hợp giữa Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và Phòng Chính sách Quân khu VII; Ngày 20 tháng 9 năm 2011 tại Hà Nội đoàn xe chở các thân nhân liệt sĩ cùng mẫu phẩm của 8 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện đang yên nghỉ tại chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang được chuyển về Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam để giám định Gen.

Tại Trụ sở Trung ương Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Hùng Phong - Phó Chủ tịch thường trực Hội đã chia sẻ, động viên các gia đình liệt sĩ và cám ơn các gia đình liệt sĩ đã gửi gắm tình cảm vào Hội. Đồng chí khẳng định Hội luôn sẵn sàng hỗ trợ các gia đình có nhu cầu giám định Gen để xác định danh tính liệt sĩ một cách chính xác.
Thay mặt các gia đình liệt sĩ thực hiện giám định Gen, ông Võ Văn Tuệ (anh trai liệt sĩ Võ Văn Trọng) đã nói lên tình cảm của các gia đình liệt sĩ được sự quan tâm của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, Phòng Chính sách Quân khu VII và Viện Công nghệ sinh học; ông cho rằng: Hội đã thể hiện nghĩa cử của những tấm lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đối với các liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; mong rằng tới đây cùng với việc tìm kiếm liệt sĩ sẽ có nhiều liệt sĩ được được Hội giúp đỡ để xác định danh tính.


Phó Chủ tịch  Nguyễn Hùng Phong tiếp các gia đình liệt sĩPhó Chủ tịch Nguyễn Hùng Phong tiếp các gia đình liệt sĩ



Tám liệt sĩ được thực hiện giám định Gen đợt này gồm:
  1. Liệt sĩ Phạm Đức Lương - 6/33 Lê Lợi, Lê Chân, Hải Phòng.
  2. Liệt sĩ Tô Đức Thiện - Đông Phương, Kiến Thuỵ, Thái Bình.
  3. Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng - số 7/61/67 Trần Duy Hưng, Hà Nội.
  4. Liệt sĩ Vũ Bình Thuận - An Thái, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
  5. Liệt sĩ Nguyễn Xuân Vân - 105 Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng.
  6. Liệt sĩ Hoàng Văn Lộc - 01/ngách 2 số 97 đường Nguyễn Hữu Cầu, TP Hải Dương.
  7. Liệt sĩ Hoàng Trọng Luân - Triệu Sơn, Thanh Hoá.
  8. Liệt sĩ Lương Văn Phong - Xuân Thuỷ, Quan Sơn, Thanh Hoá.
Xem thêm: Hy vọng - Kiến Quốc, 27/09/2011, Blog K6.




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Khóa 2 HN du hí - Quang Việt k2

Start:     Sep 24, '11
Location:     Nhà nghỉ bạn bè Cối Xay Gió - Thung Nai, Hòa Bình

Tiến tới kỷ niệm lần thứ 46 "ngày sinh" trường TSQ NVT và 47 năm ngày anh Trỗi hy sinh, K2 đã tổ chức chuyến đi giã ngoại lên "Cối xay gió" trên hồ Hòa bình.
...
Đoàn đã được "chúa đảo" Trần Đức Duy đón tiếp và mở tiệc trọng thể chiêu đãi với các món đặc sản của vùng hồ Hòa Bình và Thung Nai...
(Quang Việt k2)


Xem:
  1. Khóa 2 HN du hí - Quang Việt k2, 27/09/2011, Blog K5.

Xem thêm:
  1. K3 phía bắc gặp mặt truyền thống - Tin chung, 08/08/2011, Blog K6.
  2. Phượt "Cối xay gió" - Tr.trung, 27/11/2010, Blog K4.
  3. Thung không có Nai chỉ có Cá - Tuong Lai, 27/11/2010, Blog K4.
  4. Cối xay... cá xông khói - HữuThành.Nguyễn, 25/11/2010, Blog K4.
  5. Thăm Cối Xay Gió ở hồ Hoà Bình - Bùi Thắng k8, 17/07/2009, Blog K5.



k2K2 HN tại "Nhà nghỉ bạn bè - Cối Xay Gió" Thung Nai, Hòa Bình 9/2011

 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Hy vọng

Hy vọng

Kiến Quốc

Chiều nay, em Võ Nguyên Tuệ, em trai LS Võ Nguyên Trọng k6, điện thoại cho báo tin:
"Có khả năng cao, em chỉ dám nhấn mạnh 3 từ "khả năng cao"... tìm thấy hài cốt anh Trọng nhà em".
Tuệ kể:
"Vừa rồi gia đình LS cùng CCB của Sư đoàn 1 QK9 đã về Kiên Giang tìm hài cốt LS theo sơ đồ còn lưu lại. Với 9 mộ tại khu vực này đã tìm thấy 8 bộ hài cốt. Đặc biệt có 1 anh nằm cạnh mộ anh Trọng hình như cũng tìm thấy... Gia đình em hy vọng...".
Theo nguyên tắc mới, toàn bộ mẫu hài cốt phải được thử ADN với mẫu của thân nhân. Tuệ đã gửi mẫu tóc, móng tay cho cơ quan giám định. Sau khoảng 1 tháng sẽ có kết quả.

Cầu trời cho điều đó trở thành sự thật!

Xem thêm:
Tiếp nhận mẫu phẩm giám định gen tìm liệt sĩ - Quang Thanh, 28/09/2011, Blog K6.

Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng, hy sinh  tại Mặt trận Kiên Lương - Kiên Giang     năm  1972.Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng,
hy sinh tại Mặt trận Kiên Lương - Kiên Giang năm 1972.



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

“Vô địch gẫy” - hameok6






“Vô địch gẫy”

 hameok6

Chắc thằng bạn tôi “vô địch gẫy” ở trường Trỗi. Gẫy cái gì? Nó gẫy tay 6 lần, 3 lần mỗi tay. Bây giờ nếu cởi áo ra, cả 2 tay nó đều có hình chữ Z. Khi vật tay nó không bao giờ thua (dù có thể không thắng) vì cùi chỏ và cổ tay nó không nằm trên 1 mặt phẳng! Đó là kết quả của những lần thử các bài tập thể dục hồi ở trường.

Ảnh chụp 1965Ảnh chụp 1965
Tôi nhớ có lần nó đu lên 2 cái dây xích ở sân Y Trung rồi cố gắng dang ngang 2 tay ra trong tư thế “ke” chân vuông góc và … “bịch” một cái. Nó rớt xuống đất ôm vội cánh tay với bộ mặt nhăn nhó. Còn lần khác là tập bài “chồng cây chuối” trên xà kép trong khi vai nó chưa tới một nửa độ rộng của xà (hồi đó mới lớp 6), vậy là nó chúi đầu xuống đất, “trồng” ngay trên cái đế xà với cái tay gẫy…. Còn nhiều lần nữa mà nó chẳng chút gì tỏ ra là ngán cả. Và tay nó gẫy 6 lần tất cả.

  Nhưng vẫn chưa nhằm nhè gì. Hồi về Hưng Hóa, hồi này đi tắm sông, mấy đứa tụi tôi đều ra sức tập “nhẩy chúi đầu”. Lối nhẩy này trông “điệu nghệ” hơn hẳn kiểu nhẩy “truyền thống” như nhẩy dù. Đứa nào nhẩy được đều lấy làm hãnh diện với đồng bọn.

Một lần, thằng bạn tôi ra sông tắm hơi muộn hơn bạn bè một chút. Vừa cởi quần áo ra xong thì mấy đứa “khích bác”: Ê, mày nhẩy chúi đầu được không?




– Quá dễ! – Thằng bạn tôi tức khí - Tao nhẩy cho tụi mày xem này! – Vừa nói, nó vừa xăm xăm lao tới bờ sông, chỗ mấy đứa đang tắm thấy nước cao tới cổ.

- Ấy, ấy! Đừng nhẩy!
– Tụi mày chê tao hả!
– Không, nước ở đây nông lắm.
– Đừng có lừa tao.

Ảnh chụp 2006Ảnh chụp 2006

Nó lấy đà nhào tới. Cả bọn vội la lên và đứng dậy cho nó biết là nãy giờ tụi nó đang ngồi dưới nước để lừa nó. Nhưng không còn kịp nữa! Thằng bạn tôi đã … “chúi đầu”. Vậy là gẫy lần thứ 7 và lần này ở cổ!

Chắc chẳng còn gì để nói thêm về cái “vô địch” này! Vậy mà nó vẫn cười hề hề và vẫn đi hải quân một cách ngon lành (hồi đó mà thiếu phi công vũ trụ thì chắc nó cũng chẳng “tha”!?).

Chắc chẳng cần nêu tên, các bạn cũng biết nó là ai. Thằng bạn tôi ỡ trong tấm hình:
Thắng híp! K6LS nói...
Cùng khóa Thắng híp nhưng mình không nghe thấy mấy vụ này . Hay là mình vô tâm quá chăng ???
Ngày đó thằng nào bị bó bột là cả khóa biết liền à . HMK6 xem lại nha . Gẫy cổ thì Thắng híp chỉ có rời trường vì phải nghỉ học tới 2 tháng là ít . Ui da .
18:34 Ngày 26 tháng 9 năm 2011

  HMK6 nói...
Sau khi gẫy cổ, nó phải đi bệnh viện ở Sơn Tây. Khi về thấy bó một cục ở cổ chẳng biết mấy tháng nhưng lâu lắm chẳng ngọ nguậy gì được. Bị trêu hoài.
19:03 Ngày 26 tháng 9 năm 2011

VNQ nói...
May hồi ở trường chả này chưa biết tôi phải kêu ổng bằng chú, về già rồi mới biết ổng kêu mình bằng...cháu. Riêng khoản "ziêu...nặng" miềng phải kêu ông bằng "sư phụ", mà hồi ở trường có biết cũng kêu ổng bằng...sư phụ luôn :))
22:14 Ngày 26 tháng 9 năm 2011

K6LS nói...
@VNQ : Bi giờ Thắng híp lại phải gọi Vinh là đại sư phụ rùi .
19:47 Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Nặc danh nói...
Ngày nay, mấy cái tay gãy ấy vẫn được Thắng Híp sử dụng để chia phỏm hết sức hiệu quả.
14:54 Ngày 28 tháng 9 năm 2011




 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 26 tháng chín năm 2011).







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Du lịch Campuchia

Start:     Sep 18, '11 6:00p
End:     Sep 21, '11
Location:     Angkor, Phnompenh, Campuchia


Theo chân Gia đình Kiến Quốc K5, Thiệp K6 du lịch Campuchia 4 ngày 3 đêm, tới Siêm Riệp thăm khu đền Angkor cổ kính, sau đó là thủ đô Phnôm-pênh...
(Phóng sự nhiều kì của Kiến Quốc)


Chiều chủ nhật 18/9... khởi hành... bắt taxi rồi vòng qua đón nhà Thiệp-Thu.
  • 17g30 có mặt ở Bưu điện trung tâm... xe bus du lịch 45 chỗ của Cty Rồng Á đã nổ máy chờ.
  • Đúng 18g xuất phát....
  • 20g30 đến Trảng Bàng. Tự ăn tối.
  • 21g30 qua cửa khẩu Mộc Bài... Mọi thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng...
  • Cả đêm... ngủ trên xe. Theo đường số 1 đi Phnompenh rồi rẽ đi Công-pông Chàm.

19/9:
  • 1g sáng qua thị trấn Công-pông Chàm.
  • Đi tiếp theo đường 6 tới Công-pông Thom lúc 3g sáng...
    lái xe của Rồng Á rất chuyên nghiệp, cứ chạy 2 tiếng là nghỉ uống cà phê, hút thuốc rồi đổi lái...
  • 5g30 tới Xiêm Riệp. Quãng đường từ biên giới tới đây hơn 500km...
    Nghỉ chân ở 1 nhà hàng làm vệ sinh, ăn sáng (Hủ tiếu Nam Vang)...
  • Sáng thăm Angcor Wat, Angcor Thom và nơi đóng phim "Bí mật của ngôi mộ cổ" (Đền Ta Prohm).
    • 7g30... lên đường đi thăm khu đền Angkor, cách trung tâm khoảng 8km. 
    • Giá vé vào khu Angkor là 20$/người, có thể đi thăm tất cả các đền trong 1 ngày.
  • Bữa ăn trưa có tới 8 món, nhưng có lẽ lạ và ngon là món mắm bồ hoóc - Prô-hok đặc sản Khmer... nhận phòng (KS 3* Lin Ratanac Angkor), ngủ...
  • 16g30 đi thăm tháp BaKheng, ngắm mặt trời lặn.
  • Tối về ăn buffet và xem ca múa dân tộc ở quán Tonle Mekong.
  • Ra khu phố cổ - Old French Quarter, dân K gọi là Phố Tây - (chạy xe tuk tuk cũng chỉ mất 3$)

Sáng 20/9, về Phnompenh.

21/9

Angkor Thom: Thu-Thiệp chụp duới gốc cây cổ thụ leo tuờngAngkor Thom:
Thu-Thiệp chụp duới gốc cây cổ thụ leo tuờng




Xem Phóng sự nhiều kì của Kiến Quốc:
  1. Lang thang Phnompenh 3 - TranKienQuoc, 30/09/2011, Blog K5.
  2. Lang thang Phnompenh 2 - TranKienQuoc, 29/09/2011, Blog K5.
  3. Lang thang Phnompenh 1 - TranKienQuoc, 28/09/2011, Blog K5.
  4. Bạn biết gì về cây thốt nốt? - TranKienQuoc, 26/09/2011, Blog K5.
  5. Vài nét về chính trị ở CPC - TranKienQuoc, 25/09/2011, Blog K5.
  6. Khách sạn đã qua ở Campuchia - TranKienQuoc, 25/09/2011, Blog K5.
  7. Lên Bakheng ngắm hoàng hôn xuống - TranKienQuoc, 25/09/2011, Blog K5.
  8. Trả lời anh Nhất Trung - TranKienQuoc, 25/09/2011, Blog K5.
  9. Bò Campuchia biết nói tiếng Anh - TranKienQuoc, 25/09/2011, Blog K5.
  10. Ở Campuchia được ăn gì? - TranKienQuoc, 24/09/2011, Blog K5.
  11. Thăm Angkor Thom - TranKienQuoc, 24/09/2011, Blog K5.
  12. Angkor Wat, 1 trong 7 kì quan thế giới - TranKienQuoc, 23/09/2011, Blog K5.
  13. Ghi chép 1 chuyến đi - TranKienQuoc, 22/09/2011, Blog K5.
  14. Tạm dừng ít ngày - TranKienQuoc, 18/09/2011, Blog K5.
Angkor Wat: Khu đền có cửa duy nhất huớng về phía tây. Nguợc nắng sớm.Angkor Wat: Khu đền có cửa duy nhất huớng về phía tây. Nguợc nắng sớm.

Angkor Wat: Hồ nuớc kì lạAngkor Wat: Hồ nuớc kì lạ

Cung điện nơi Vua tiếp khách Cung điện nơi Vua tiếp khách.

Thu-Thiệp với 'phe áo đỏ' (ở CPC chứ không phải ở Thái!)Thu-Thiệp với "phe áo đỏ" (ở CPC chứ không phải ở Thái!).

KS NagaWorld có sòng bạc…ra về mà vui thế này chắc đánh bạc thắng to???KS NagaWorld có sòng bạc…ra về mà vui thế này chắc đánh bạc thắng to???

Bữa cuối có món ba khíaBữa cuối có món ba khía "cứ mút mút ba khía sẽ thấy vị mặn, ngon, thơm của mắm ba khía"

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Bánh bao - Phúc lồi kể, Hà mèo ghi






Bánh bao

 Phúc lồi kể - Hà mèo ghi



Phúc lồi 1972Phúc lồi 1972
Hồi ở Y Trung, hàng sáng, mỗi tiểu đội lại cử người xuống bếp lãnh bánh bao về cho tiểu đội mình. Mỗi đứa được một cái. Bữa nào hên thì được bánh bao nhân thịt, không thì nhân củ cải và có bữa còn là nhân đường đen, cắn vô một cái chẩy tèm lem. Đúng như câu hát theo nhạc bài “oan xây mao chủ sỉ.”:
Thụy cồ le gái đã bao lần đánh nhau ở vườn hoa Quế Lâm - Trông xa cứ tưởng bánh bao nhân thịt lại gần hóa ra bánh bao nhân đường.
Mà thật, hồi đó, một cái bánh bao chẳng nhằm nhò gì. Loáng cái là … cứ như chưa ăn gì. Bởi vậy, lâu lâu lại phải đi “kiếm” thêm. Có một lần, sau khi mọi người đã lên giường, tụi tôi lần mò xuống bếp để “tính chuyện”. Đã khuya, ở nhà bếp không còn ai. Tụi tôi ba, bốn đứa (giờ không nhớ là những ai) leo cửa vào. Trung còi được giao nhiệm ở lại canh gác trên sân khấu và giữ giầy dép. Mới lần mò đến gần lò hấp bánh, bỗng nghe tiếng người nói bên ngoài, nhìn ra loáng thoáng thấy bóng cái mũ mềm. Chết mẹ rồi, chắc là mấy ông bảo vệ đi tuần. Vậy là cả bọn hoảng hồn nhẩy cửa sổ ra phía sau, chạy thoát thân, bỏ mặc Trung còi với đống giày dép. AK7 nói...
Pác có mấy tấm hình độc thiệt.
-Nhìn tấm hình Thầy Hòa dạy văn làm tôi xúc động quá.Một người thầy tân tâm,tận lực với đám học trò "Hư".
-Nhớ bên trường mới cả tụi mở cửa sổ để nhảy vào lấy BB.Thế quái nào khi nhảy vào rơi đúng bể mỡ. Hồi đó mấy anh chị Tàu nấu bếp lấy bồn tắm để chứa mỡ. Lãng phí thiệt, vậy mà không bị đưa đi đấu tố. Pác K7 nào bị tắm mỡ thì khai ra đê!
07:12 Ngày 23 tháng 9 năm 2011  

HữuThành.Nguyễn nói...
Hồi còn ở Trại Cau ĐT chưa sang TQ nghe kể YV k4 đi gác đêm còn múc mỡ, ghé mắt rót không vào chai mà vào... ngực. Mắt cậu chả cận lồi mà.
08:29 Ngày 23 tháng 9 năm 2011

BTMT nói...
Nghe đám HSMN cùng lứa K4,K5 Trỗi kể còn "khủng" hơn.Cũng vào nhà bếp kiếm đồ ăn nhưng ko đi vào"hồ mỡ"như AK7 mà chui vào bếp lò đội chảo lên.Khi vào ĐHBK có tên Lý"chảo" quê Quảng Ngãi từng đột nhập vào nhà bếp kiểu này.Cùng học còn có Sinh"dòm"(nhìn),hình như là tên này hay "dòm" trộm...Thời học sinh nhiều kỷ niệm vui lắm.
08:57 Ngày 24 tháng 9 năm 2011

N.H.QUE nói...
Bên Quế có tên Quốc lủi( em anh Chu Tấn QUANG TRỖI K6 )còn nhìu màn độc hơn . Nó vào bếp ăn trộm tóp mỡ , áo đóng thùng và bỏ tóp mỡ vào " thùng " đem zề tranh nhau ăn . Có lần nó cùng 1 đám bạn trốn trong chuồng heo , nhìn vào chảo cám đang sôi sùng sục có 1 con gà còn nguyên lông . Cả bầy lôi con gà ra chén luôn . Thế mà chúng nó vẫn sống nhăn răng đến giờ .
10:58 Ngày 24 tháng 9 năm 2011

HCQuang nói...
N.H.Que.
Ăn tạp như tụi nớ thì mau chết lắm. Anh chắc trăm phần trăm là tụi nớ giỏi lắm chỉ thọ thêm chừng dăm chục năm nữa là tiêu à.
12:30 Ngày 24 tháng 9 năm 2011

hadongtran nói...
He he , 1 buổi sáng tinh mơ chủ nhật tui cùng Khải " đù " , Thọ " lịt " , Cường " dâu " lượn qua nhà bếp Y Trung , " nhặt " được 3 chú gà đã luộc , nóng hôi hổi . Vậy là nhét ngay vào túi du lịch , ra sông Ly tắm thông buổi trưa vì đã có thực phẩm dự trữ ...
Giờ nghĩ lại ân hận quá , dù đã 44 năm trôi qua , he he !!!!!!!!!!!
20:32 Ngày 24 tháng 9 năm 2011

AB nói...
Những chuyện đi cải thiện như zậy khóa nào cũng có và cười chảy ra nước mắt…Có lẽ tập hợp chuyện như vậy từ các khóa thì có khi bán chạy lắm…
20:27 Ngày 25 tháng 9 năm 2011



Ra khỏi khu vực nhà bếp, cả bọn thong thả men theo bờ mương cạnh khu nhà ở của khóa 7. Mới hoàn hồn, bỗng thấy thầy Hòa dạy văn nhìn ra phía chúng tôi la lớn: “Ai đó? Dừng lại!“. Rồi thầy Hòa bốc điện thoại gọi cho ai đó. Hoảng quá, cả bọn ù té chạy. Đang chạy, tôi thấy thằng trước tôi bỗng bay lên rồi ngã sóng xoài. Không biết chuyện gì tôi vẫn lao theo và cũng bỗng bay lên ngã đè lên nó. Rồi thằng phía sau lại đè lên tôi… Thật là những cú bay ngoạn mục! Nhưng lúc bấy giờ chẳng còn thời gian đâu mà nghĩ tại sao?



thầy Hòa 1965thầy Hòa 1965
Cả đám lồm cồm vừa bò, vừa chạy dọc theo con mương về tới nhà. Đứa nào cũng vội chui vào chăn với nguyên chân tay bê bết đất cát nằm im “ngủ” như chết.

Không biết thầy Hòa báo động thế nào, mà thầy Trường đi vào kiểm tra, sờ sờ chân từng thằng… Khi thầy tiến tới gần giường, tôi run bắn lên và bỗng nghĩ ra một mẹo nhỏ. Tôi chồm dậy la toáng lên: Ăn cắp! Ăn cắp tụi mày ơi! Thầy Trường giật mình lùi lại vội nói: Thầy, thầy đây mà! Cả trung đội nhốn nháo, nhảy khỏi giường, la hét lộn xộn. Vậy là thoát!

Trong lúc lộn xộn, tôi có thấy Trung còi. Nhưng tình thế không cho phép tôi lại gần để hỏi han. Báo yên rồi, nhưng thằng nào cũng phải về giường mình nằm yên cho đến sáng.
Trung còi 1965Trung còi 1965
Sáng ra, Trung còi ôm một đống giầy dép tới trả lại cho bọn tôi và nói: Tụi mày đi đâu làm tao đợi mãi? Lúc ngồi ở ngoài, tao gặp bọn Trí cận, Võ Dũng (khóa 5) đi vào. Thấy tao, tụi nó hỏi: Mày làm gì ở đây? – Em … đi uống nước. Còn mấy anh? - Ờ, tụi tao … cũng đi uống nước!
– Có đứa nào đội mũ mềm không?
– Trí cận.Thắng k5 nói...
Chiện hay nhỉ, nhắc đến trí cận và Võ Dũng, hai thằng bạn cùng tiểu đôi khi xưa, giờ đều đã mất rồi, nếu lúc đó mà biết v.Dũng là con bác TT V.V.Kiệt thì càng vui nhỉ !!!  
22:28 Ngày 22 tháng 9 năm 2011  


Vậy là đã rõ. Sau đó tụi tôi ra lại “hiện trường” để tìm lời giải đáp tại sao mình lại bay lên và ngã xuống? Thì ra dọc bờ mương có trồng hàng liễu nhỏ rủ xuống trông rất nên thơ. Chính những cây liễu đó đưa chúng tôi lên độ cao mới và rồi buông ra để chúng tôi tự cạp đất, chồng chất lên nhau. Và “bài thơ” đó đã làm tụi tôi một phen suýt chết! Thật đúng là nhớ bánh bao … không ăn được!

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Phúc lồi (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 22 tháng chín năm 2011).





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Xem cập nhật "Nhạc sĩ BaChai - Bạn Trỗi Adelaide - K5": Gửi đá xây Trường Sa - http://nvtk6.multiply.com/reviews/item/36#B13

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Xài đồ người - Phúc lồi







Xài đồ người

 Phúc lồi



Tôi dám cá rằng, trong các trường nội trú tỷ lệ học sinh nam có xu hướng sử dụng đồ ăn thức uống của người khác mà không có ý định tham khảo ý kiến của chủ nhân là rất cao, mặc dù việc này không hề dễ dàng và đôi lúc còn nguy hiểm. Chả thế, mỗi lần gặp mặt lại có một cha căng chú kiết nào đó ngồi thống kê các chiến tích của mình thời thơ ấu.


NGƯỜI RÔ BỐT

Chuyện người Rô bốt Việt Nam từ Đông Âu về (do nhét đầy phụ tùng xe đạp trong người) là chuyện sau này (những năm 1980). Chứ thật ra từ hồi Kháng chiến chống Mỹ, chuyện đã từng xảy ra với anh em mình. Chẳng có gì mới lạ. Chuyện thế này:

Hồi mới tiếp nhận số học sinh Việt nam qua lánh nạn bom đạn giặc Mỹ, nhân dân Quế Lâm chưa có đủ thời gian để nhận biết nguy cơ và sức phá hoại mùa màng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, của đám học sinh trường Trỗi. Gặp nhau lúc nào cũng tay bắt mặt mừng. Lúc nào cũng đủ thứ “ hảo hảo”.

Có một nhóm học sinh chúng ta đã dở khóc dở cười vì sự thể hiện tình hữu nghị Việt – Trung ấy. Sau khi “tìm thấy” những đoạn mía vừa ý, chúng luồn vào người, trong áo bông. Lấy nhiều quá, nên có đứa đã luồn mía vào trong tay áo bông và dùng bàn tay để giữ lại. Người thằng nào cũng cứng đơ như Rô bốt.

Khốn nạn. Mấy bạn Trung Tàu thấy Việt nam mừng quá chạy lại ôm hôn, bắt tay ríu rít. Để khỏi bị lộ và bảo vệ được số tài sản không phải của mình, mấy anh bạn của chúng ta dứt khoát tạo một khoảng cách vừa đủ để đối phương không thể ôm hôm. Khi đưa tay ra bắt, cánh tay của chúng không gấp khúc, luôn luôn song song với mặt đất. Không tạo ra góc nhọn hay góc tù với mặt đất. Nếu là góc nhọn, thì mía sẽ thò ra. Nếu là góc tù, thì bọn Trung Tàu nhìn thấy.

Thoát hiểm trong gang tấc. Thế mới thấy, kiến thức hình học được áp dụng hoàn hảo trong thực tế là vậy. Chắc các thầy Toán cũng mừng cho bọn em?!



ĐI NGANG

Các ruộng dưa vàng (sau này ở Việt Nam còn gọi là dưa Lê) được phân bổ xung quanh trường Y-Trung, ở một khoảng cách vừa đủ cho những thằng ngại đi xa và tránh được sự dòm ngó của đồng đội.

Hình năm 2010Hình năm 2010
Một lần tôi và Nhân C. rủ nhau đi “thu hoạch dưa” giúp dân. Do có học tiếng Trung, nên tôi đã tự nguyện vào lều canh dưa dùng vốn tiếng Trung ít ỏi của mình để đàm đạo với người canh dưa về tình hữu nghị giữa hai nước và những gì có thể nói được với mục đích đánh lạc hướng cho bạn mình vào hái dưa.

Hôm đó hai thằng mặc quần đùi và áo Kim Đông Xuân màu xanh dương được nhà trường phát. Áo bỏ vào trong quần. Dưa thu hoạch sẽ được đưa vào bụng thông qua đường cổ áo.

Chuyện trò được một lúc, tôi bỗng thấy anh chàng canh dưa trố mắt, há miệng chỉ tay ra vườn dưa. Nhìn theo hướng chỉ tay, tôi thấy Nhân C. đang đi ngang ngang như cua, quay lưng về phía chúng tôi. Nhân C. đang che dấu bụng dưa mới lấy được. Còn anh bạn Trung Tàu lại đang thắc mắc vì sao lại có một dân tộc trên thế giới có tập quán đi ngang như vậy. Bỗng nhiên, Nhân C. dẫm phải gai, nó nhón người lên, buông tay, bụng thóp lại theo phản xạ … thế là bao nhiêu dưa vừa lấy được đổ ào ào xuống đất.

Hoảng quá, tôi chẳng kịp “Chai chen” hay “Tuây pu shi” gì cả, cắm đầu bỏ chạy luôn.

Tương truyền rằng, có lần Nhân đi “trẩy” đào bị bắt. Anh chàng Trung Tàu tóm chặt cổ tay nó, dẫn về trường. Đang đi, bỗng Nhân C. đứng sững lại, mặt ngẩng lên trời, mắt nhìn trân trân như thấy cái gì đó lạ lắm, nếu không phải là quái vật thì cũng là đĩa bay. Anh chàng kia ngẩng đầu nhìn theo, lập tức bị Nhân C. cắn vào cổ tay một cái thật mạnh. Đau quá, anh kia buông tay và Nhân C. ta chỉ chờ có thế. VNQ nói...
Nhân Ch... rất oách đây, nguyên trưởng BLL trường Trỗi đầu tiên.
HMK6 nhắc đến từ "Trung Tàu" hồi ở QL mà lính Trỗi hay dùng. Lâu lắm mới được nghe lại từ này,
09:42 Ngày 19 tháng 9 năm 2011

Thắng k5 nói...
Nhân chột còn có nhiều chiêu rất giống hồi bạn với "trung tàu", nhưng áp dụng ở HN.
15:30 Ngày 19 tháng 9 năm 2011

HMK6 nói...
@VNQ: ko phải HMK6 mà nguyên văn là của Phúc lồi. Tôi chỉ đăng giùm thôi.
21:37 Ngày 19 tháng 9 năm 2011

HMK6 nói...
Hồi đó, vì tình hữu nghị nên ko được nói Trung tàu mà phải là Trung quốc. Bở vậy mới có "TQ bò", "TQ bay", "TQ hỏa".
15:33 Ngày 20 tháng 9 năm 2011



Nhiều bạn kể chuyện đi kiếm ăn, nhưng tôi chưa thấy ai kể là mình bị bắt. Thế mới biết chúng ta giỏi thật. LêThanh nói...
nhái khẩu hiệu" anh e Trỗi tài thật" !!!
09:59 Ngày 19 tháng 9 năm 2011 



 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Phúc lồi (đã đăng tại Blog K8: Chủ nhật, ngày 18 tháng chín năm 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K7HN thăm Trung Hà và Hưng Hóa

Start:     Sep 11, '11
Location:     Trung Hà và Hưng Hóa
Dưới cột cờ tại Hưng HóaDưới cột cờ tại Hưng Hóa

Tại Trung HàTại Trung Hà

Xem:
  1. K7 HN đi Trung hà - Hưng hóa - VNQ; 18/09/2011, Blog K8.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Xem lại bài "Chú Tân chiếu phim" - Kiến Quốc http://nvtk6.multiply.com/journal/item/733/733

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Miền "Tây du ký"

Miền "Tây du ký"

_ K6 LS _
M ột ngày đàng, một sàng khôn.
Các cụ đã dạy thế.
Với dân Bắc thì lũ lụt là một thảm họa nhưng với dân miền Tây thì trái lại. Lũ về mang cho họ biết bao cơ hội: Tôm cá, phù sa, giao thông...

Và bây giờ miền Tây đang là mùa nước nổi với những con lũ đầu mùa.
- Đi chứ?
- Ui giời! Ngu mới ở lại Sài gòn. Okie.

Vẫn như hành trình của chuyến đi trước nhưng lần này các "nhậu sỹ" cẩn thận hơn mang 18 chai Vodka Sa hoàng (lần trước 8 chai và trước cửa Sài gòn thấy... trống vắng khi phải dùng rượu của Bến tre).
Kế hoạch chi tiết cho từng cuộc nhậu.
Cụ thể:
- Lẩu mắm Cần thơ a. Một chai.
- Tối ngồi ở Phụng Hiệp a. 4 chai.
...

Với những tên "uống không cần tính" thì ngay bữa đầu đã hết 4 chai Vodka và bữa 2 thì số Vodka còn lại ở mức báo động. Đổi lại chúng tôi có những giây phút thật vui và thậm chí thăng hoa.
An ủi nhau sau chầu nhậu là:
- Nếu thiếu thì sẽ tính vào thứ sáu tới nhé. (Hình như bị tính vào thứ sáu tiếp theo nữa thì phải... Tôi không dám chắc lắm vì... tôi không dám chắc.)
Trong cái vui thường kèm theo cái rủi và điều này tôi xin nhường cho Vũ Anh (thằng bạn xấu đã chộp được khi tôi gặp nạn). He he.


Ấn tượng khi về TP Long Xuyên An Giang. Gặp Phùng Sơn bị "mất mật" theo nghĩa đen và Giang Gtl nói vui là sợ anh em đến thăm đến... mất mật. He he.
Bạn rất nhiệt tình khi gặp lại các bạn cũ. Tới đây tôi thấy một thành phố rất yên bình, sạch sẽ và một người bạn Trỗi thủy chung. Phùng Sơn dù bị cắt mật gần tháng nhưng vẫn cùng các bạn cho đến... giây cuối cùng để ngày mai sự cố cầu Tri Tôn bạn phải đi lo công chuyện. Những dòng SMS của bạn làm chúng tôi tin tưởng rằng: Những người bạn Trỗi đã, đang và sẽ luôn là những người bạn tin cậy trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Chúng tôi trở lại Sài Gòn với những cảm xúc của những kẻ đi xa khi trở về nhà. Một cuộc sống thường nhật hối hả mang theo nó những kỷ niệm ngọt ngào vừa trải nghiệm.
Tôi sẽ rất nhớ chuyến đi này.

Sài Gòn 14/9/2011
Xem thêm:
  1. VÀI HÌNH ẢNH CHUYẾN ĐI MIỀN TÂY - AK7, 14/09/2011, Blog K8.
  2. Mấy hình phụ hoạ bài của K6LS - Phong Quảng, 14/09/2011, Blog K8.
  3. Miền Tây vào mùa nước nổi - daubac, 05/09/2011, Diễn đàn vnphoto.net.


 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Thằng bạn tôi - hameok6







Thằng bạn tôi

 hameok6



Thằng bạn tôi, chẳng hiểu tại sao lại có cái tên đệm là “chày” – Quang chày! Nghe thật dữ dội, nhưng nó lại rất “lãng mạn”.

6/2008Ảnh chụp tháng 6/2008
Hôm trước, nhân xem bài “Tên đệm”, Phúc lồi đã viết lời bình thế này: “Các bạn khóa 6 đều biết… bạn Nguyễn Thị Bình (tức Bình Xoăn) có tên là Bình Đuynxinê. Ai muốn biết tại sao cứ hỏi Quang Chày sẽ rõ”. Rồi sau đó Phúc lồi có kể tôi nghe 1 sự tích về Quang chày thế này:

Hồi ở Hưng Hóa, nó và Phúc lồi học lớp có con gái. Một hôm, không rõ Quang chày hứng khởi ra sao mà vung cái thước kẻ đứng giữa lớp tự xưng là Đôngkysốt.

Đám bạn liền nói:
- Thế ai là nàng Đuynxinê?
– Chẳng hiểu thế nào, nó nói ngay: Bình xoăn chứ ai!

Thế là từ đó bọn con trai trong lớp gọi Bình là Bình Đuynxinê. Chẳng hiểu Bình có biết không? Nhưng tên Quang chày thì vẫn còn nguyên, chẳng ai gọi là Quang Đôngkysốt cả!




10/2008Ảnh chụp tháng 10/2008
Đó là chuyện 40 năm trước. Còn mấy chục năm sau, có lần Quang chày và tôi cùng đi công tác Hà Nội. Đây là lần đầu tiên quay lại Hà Nội của nó sau hơn 20 năm nên tất nhiên có rất nhiều kỷ niệm trỗi dậy.

Một bữa ngồi ở khách sạn, tôi thấy nó mới đi đâu về mà mặt ra chiều ưu tư.
– Mới đi đâu về hả? Có chuyện gì vậy mày?
- Ừ lâu quá tao mới dạo quanh Hà Nội.
- Ừ, vẫn như xưa?
- Ờ … Tao mới đến nhà con bồ cũ …
- Có gặp không? Thấy ly kỳ, tôi hỏi tới.
- Ờ … Tao đứng bên này đường nhìn sang, thấy "nàng" đang ngồi trước cửa nhà chơi với mấy đứa nhỏ, chắc là con nó. Thấy là nhận ra ngay, … mà thôi, chán quá!
– Sao vậy?
– Sao trông nó bây giờ chán thế? Chẳng có gì là hấp dẫn …Vậy mà hồi đó … Mặt nó ỉu xìu như chẳng thể hiểu nổi.
– Ha, ha, - Tôi cười sặc – Hồi nó cặp bồ với mày mới 16 tuổi. Làm gì chẳng đẹp. Còn bây giờ nó là “bà già” 40 với một đám con mà mày vẫn nghĩ như xưa thì làm sao có được!
- Ờ há! – Thằng bạn sực tỉnh ra, toét miệng cười.
Vậy đó, dù là “chày” suốt mấy chục năm, nhưng thằng bạn tôi vẫn luôn “lãng mạn”.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ bảy, ngày 10 tháng chín năm 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Thông báo viếng bác Võ Chí Công

Start:     Sep 11, '11 4:00p
Location:     Hội trường Thống nhất TP HCM

BLL trường văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi phía nam đã thông nhất:
Mời các bạn tập trung viếng bác Võ Chí Công
  • lúc 16 giờ 00 ngày 11/9/2011 (chủ nhật)
  • Tại hội trường Thống nhất TP HCM






Tin buồn: Cụ Võ Chí Công từ trần

Vừa qua tuổi 100, sáng nay 8/9/2011, vào lúc 7g17', cụ đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
Thay mặt anh em Trỗi, xin chia buồn cùng anh Võ Quốc Tấn và gia đình!
(TranKienQuoc)


Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình anh Tấn, gia đình bạn Công!




Xem: 
1. Bạn Trỗi phía Nam viếng bác Võ Chí Công - AMK3, 11/09/2011, Blog K3.
2. Chúng tôi đi viếng bác Võ Chí Công - TranKienQuoc, 12/9/2011, Blog K5.




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Kỉ niệm Tết Độc lập 2/9

Start:     Sep 2, '11
Location:     Blog




Nhân dịp nghỉ dài ngày, nhóm Bạn Trỗi tụ tập, chẳng theo khóa nào cả (từ K8 đến K2).
Đầu tiên, tranh thủ trời mát, ... các bác ra thi đấu Tennis ... Cuối trận, K7-8 thua K6... Xem toàn bài
(buithang)
Từ trái sang (hàng sau): ĐHK7; KiênK6; DuyHưngK5; HMK6; TrungQuốcK7. Hàng trước: A trưởng của ĐH; sếp tôi; Quế Nguyệt Hồng; Tôi K4.Hậu Quốc khánh - tại nhà Thanh Minh, 03/09/2011




Bữa 3/9, có cuộc gặp gỡ gần đủ các khóa, “tao ngộ” tại nhà tôi. Không khí rất vui vẻ, thú vị và đầy kịch tính, bởi lần này nhiều người có mối liên hệ với nhau từ “kiếp trước”. Rất kinh! ...Xem toàn bài
(Thanh Minh)



Xem:





Xem video:
1. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 - YouTube
2. Phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" của Viện Tư liệu phim (60 phút)



Ảnh cũ về Tết Độc lập 2/9 có trên mạng.

Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời.
Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời.






Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945
tại Quảng trường Ba Đình
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945


tại Quảng trường Ba Đình






Quảng trường Ba Đình trong ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945
Quảng trường Ba Đình trong ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945

Trong lễ tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 - Ảnh tư liệu
Trong lễ tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 - Ảnh tư liệu






Một tấm ảnh về ngày độc lập trong bộ ảnh của GS Phillippe Devillers
Một tấm ảnh về ngày độc lập trong bộ ảnh của GS Phillippe Devillers

Một cuộc mít tinh ủng hộ nền Độc lập của dân chúng theo đạo trước Nhà thờ Lớn Hà Nội. - DR
Một cuộc mít tinh ủng hộ nền Độc lập của dân chúng theo đạo trước Nhà thờ Lớn Hà Nội. - DR





Chính phủ họp phiên đầu tiên, ngày 3/9/1945, bàn 6 vấn đề cấp bách: chống đói; xóa mù chữ; Tổng tuyển cử và Hiến pháp; giáo dục cần - kiệm - liêm - chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo.
Chính phủ họp phiên đầu tiên, ngày 3/9/1945, bàn 6 vấn đề cấp bách:
chống đói;
xóa mù chữ;
Tổng tuyển cử và Hiến pháp;
giáo dục cần - kiệm - liêm - chính;
bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò;
tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp Chính phủ Đầu tiên (3-9-1945)
Từ trái sang phải: Hàng trước: Võ Nguyên Giáp (BT Nội vụ), Vũ Đình Hòe (BT Giáo dục), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu (BT Thông tin), Nguyễn Văn Tố (BT Cứu tế)
Hai hàng sau: Nguyền Mạnh Hà (BT Kinh tế), Phạm Văn Đồng (BT Tài chính), Hoàng Tích Trí ( Thứ trưởng Y tế), Hoàng Minh Giám (BT Ngoại giao), Vũ Trọng Khánh (BT Tư pháp), Cù Huy Cận (BT Canh nông), Dương Đức Hiền (BT Thanh niên).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp Chính phủ Đầu tiên (3-9-1945).
Từ trái sang phải: Hàng trước: Võ Nguyên Giáp (BT Nội vụ), Vũ Đình Hòe (BT Giáo dục), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu (BT Thông tin), Nguyễn Văn Tố (BT Cứu tế).
Hai hàng sau: Nguyền Mạnh Hà (BT Kinh tế), Phạm Văn Đồng (BT Tài chính), Hoàng Tích Trí ( Thứ trưởng Y tế), Hoàng Minh Giám (BT Ngoại giao), Vũ Trọng Khánh (BT Tư pháp), Cù Huy Cận (BT Canh nông), Dương Đức Hiền (BT Thanh niên). - Ảnh tư liệu





Thực hiện 'Tuần lễ vàng', 'Quỹ Độc lập', nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến tại Nhà hát Lớn, ngày 17/9/1945
Thực hiện "Tuần lễ vàng" (17-24/9/1945), "Quỹ Độc lập", nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến tại Nhà hát Lớn, ngày 17/9/1945

 Những nhà giàu có ở thủ đô xếp hàng góp Tuần Lễ Vàng ở Hà Nội.
Những nhà giàu có ở thủ đô xếp hàng góp Tuần Lễ Vàng ở Hà Nội. (Album Phillippe Devillers)





Ngày 30/9/1945, bế mạc Tuần Lễ vàng, đông đảo người dân kéo đến quảng trường Nhà Hát lớn để tham dự một cuộc đấu giá ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đang đứng phát biểu là Cố vấn Vĩnh Thụy (tức Cựu hoàng Bảo Đại). Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, trong Tuần Lễ vàng đã có 40 triệu đồng và 370kg vàng được nộp vào Quỹ Quốc phòng và 20 triệu đồng dành cho Quỹ Độc lập.
Ngày 30/9/1945, bế mạc Tuần Lễ vàng, đông đảo người dân kéo đến quảng trường Nhà Hát lớn để tham dự một cuộc đấu giá ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đang đứng phát biểu là Cố vấn Vĩnh Thụy (tức Cựu hoàng Bảo Đại). Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, trong Tuần Lễ vàng đã có 40 triệu đồng và 370kg vàng được nộp vào Quỹ Quốc phòng và 20 triệu đồng dành cho Quỹ Độc lập.

Bức tranh vẽ Bác Hồ trong Tuần lễ vàng được ông Đỗ Đình Thiện mua với giá 1 triệu đồng Đông Dương. Ảnh: Nhà xuất bản Tài Chính
Bức tranh vẽ Bác Hồ trong Tuần lễ vàng được ông Đỗ Đình Thiện mua với giá 1 triệu đồng Đông Dương. Ảnh: Nhà xuất bản Tài Chính






Ngày 27/9/1945 diễn ra Đại hội Thanh niên Cứu quốc. Các nhiệm vụ được đặt ra cho thanh niên là: Chuẩn bị luôn luôn: một mặt ủng hộ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, một mặt chuẩn bị chiến đấu ở Trung và Bắc Bộ; Cứu đói: mang gạo từ chỗ có đến chỗ không có; Quyên gạo, khuyến nông, không để thừa một tấc đất hoang nào; Chuẩn bị Tổng tuyển cử: tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bổn phận của mình trong cuộc Tổng tuyển cử.
Ngày 27/9/1945 diễn ra Đại hội Thanh niên Cứu quốc tại Nhà Hát lớn. Các nhiệm vụ được đặt ra cho thanh niên là: Chuẩn bị luôn luôn: một mặt ủng hộ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, một mặt chuẩn bị chiến đấu ở Trung và Bắc Bộ; Cứu đói: mang gạo từ chỗ có đến chỗ không có; Quyên gạo, khuyến nông, không để thừa một tấc đất hoang nào; Chuẩn bị Tổng tuyển cử: tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bổn phận của mình trong cuộc Tổng tuyển cử.

Hồ Chủ tịch đang trao đổi với những người tham dự khai mạc 'Triển lãm Văn hóa'  tổ chức tại trụ sở cũ của hội Khai trí Tiến Đức (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội) ngày 7/10/1945. Bộ Thông tin Tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam trẻ tuổi đứng ra tổ chức, Hội Văn hóa Cứu quốc với những văn nghệ sĩ tên tuổi chủ trì. Triển lãm đã giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về cuộc cách mạng nước ta, các bản nhạc, sách báo cách mạng; tranh, tượng mỹ thuật của các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ đó.
Hồ Chủ tịch đang trao đổi với những người tham dự khai mạc "Triển lãm Văn hóa" tổ chức tại trụ sở cũ của hội Khai trí Tiến Đức (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội) ngày 7/10/1945. Bộ Thông tin Tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam trẻ tuổi đứng ra tổ chức, Hội Văn hóa Cứu quốc với những văn nghệ sĩ tên tuổi chủ trì. Triển lãm đã giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về cuộc cách mạng nước ta, các bản nhạc, sách báo cách mạng; tranh, tượng mỹ thuật của các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ đó.





 Lễ khai giảng lớp đầu tiên đào tạo cán bộ phụ trách Bình dân học vụ các tỉnh Bắc Bộ tổ chức tại Hà Nội, ngày 8/10/1945. Tại buổi lễ, Hồ Chí Minh nói: 'Chống nạn thất học cũng quan trọng như chống ngoại xâm'.
Lễ khai giảng lớp đầu tiên đào tạo cán bộ phụ trách Bình dân học vụ các tỉnh Bắc Bộ tổ chức tại Hà Nội, ngày 8/10/1945. Tại buổi lễ, Hồ Chí Minh nói: "Chống nạn thất học cũng quan trọng như chống ngoại xâm".

Ngày tiễu trừ giặc đói xuất phát từ Nhà hát lớn Hà Nội,11/10/1945. 'Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo' - Hồ Chí Minh.
Ngày tiễu trừ giặc đói xuất phát từ Nhà hát lớn Hà Nội,11/10/1945. "Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo" - Hồ Chí Minh.
Trong ảnh: Cụ Ngô Tử Hạ, một nhà công thương lớn là người đọc diễn văn. Cạnh Bác có Cố vấn Vĩnh Thụy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố và tướng Mỹ Gallagher




Lễ xuất phát Đội tuyên truyền xung phong tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 20-10-1945. Đội tuyên truyền được Hồ Chủ tịch căn dặn là cần hiểu mục đích công việc và lên kế hoạch trước, nhẫn nại, không quan cách, nói năng giản dị.
Lễ xuất phát Đội tuyên truyền xung phong tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 20-10-1945. Đội tuyên truyền được Hồ Chủ tịch căn dặn là cần hiểu mục đích công việc và lên kế hoạch trước, nhẫn nại, không quan cách, nói năng giản dị.

Chính phủ gấp rút tổ chức chuẩn bị Tổng tuyển cử trong cả nước, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên người dân Việt Nam được cầm lá phiếu để bầu ra những vị lãnh đạo của đất nước. Ảnh nhân dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội tại Hà Nội.
Chính phủ gấp rút tổ chức chuẩn bị Tổng tuyển cử trong cả nước, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên người dân Việt Nam được cầm lá phiếu để bầu ra những vị lãnh đạo của đất nước. Ảnh nhân dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội tại Hà Nội.





Lễ xuất phát Đội tuyên truyền xung phong tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 20-10-1945. Đội tuyên truyền được Hồ Chủ tịch căn dặn là cần hiểu mục đích công việc và lên kế hoạch trước, nhẫn nại, không quan cách, nói năng giản dị.
2/11/1945, Lễ cầu nguyện cho chiến sĩ Việt Nam tử trận - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà ngồi trong Nhà Thờ Lớn (Hà Nội).

Ngày 13/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hoè (ngồi cạnh) dự lễ khai giảng Đại học Việt Nam.
Ngày 13/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hoè (ngồi cạnh) dự lễ khai giảng Đại học Việt Nam.






Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Giỗ Tổ Hùng Vương tại khu Việt Nam Học Xá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Giỗ Tổ Hùng Vương tại khu Việt Nam Học Xá. (Album Phillippe Devillers)





Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945





Các đội thanh niên tiền phong được thành lập ở khắp miền Nam từ 6-1945 - Ảnh tư liệu
Các đội thanh niên tiền phong được thành lập ở khắp miền Nam từ 6-1945 - Ảnh tư liệu

Mittinh mừng độc lập ở miền Tây Nam bộ – Ảnh tư liệu
Mit-tinh mừng độc lập ở miền Tây Nam bộ – Ảnh tư liệu







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>