THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 14/b



PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO

“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda




 (tiếp theo TT&HĐ 14/a)
Có một điều rất đáng chú ý : quả bom là một vật. Khi nói đến khái niệm vật thì chúng ta buộc phải hình dung ra vật đó phải do một lượng chất hoặc nhiều chất hợp thành. Nhưng khi quả bom nổ, phân rã đến tận cùng thì không những “vật” bom không còn gì mà các chất trong nó cũng biến đâu mất, chỉ “còn lại” là các đơn vị lượng tử bắn ra tứ phía. Có phải chất đã hóa thành những đơn vị lượng tử bức xạ không? Không thể không khẳng định được vì chẳng còn cách nào khác. Tuy vậy, việc “gom lại” những đơn vị năng lượng ấy để định tích hợp làm thành quả bom đứng yên như cũ là không thể vì dù có dùng bất cứ cách nào để thực hiện ý đồ đó đều làm cho các đơn vị năng lượng đó bằng 0 (do chúng không có khối lượng nghỉ!).

Điều đáng chú ý thứ hai là vạn vật đều do các chất tạo nên và đều có cái gọi là khối lượng. Khi vạn vật đứng yên thì khối lượng của chúng được gọi là khối lượng nghỉ. Nhưng sự đứng yên của vạn vật chỉ là tương đối nên khối lượng nghỉ cũng chỉ là tương đối. Một vật có thể là đang chuyển động đối với hệ quan sát này như đồng thời lại có thể là đứng yên so với hệ quan sát khác. Vậy thì vật đó đứng yên hay không đứng yên, khối lượng của nó là “nghỉ” hay không “nghỉ”? Có khối lượng nghỉ tuyệt đối không, hay nói cách khác: điểm KG có khối lượng không? Chỉ cần không có cái gọi là khối lượng nghỉ thôi thì nó đã phải “chạy” với vận tốc C rồi, nếu muốn tồn tại. Phải cho rằng nó có khối lượng. Nếu thế, theo công thức tính năng lượng toàn phần của Anhstanh (mc2) thì nó phải hàm chứa năng lượng! Điều này có đáng tin không, khi mà xác quyết của chúng ta là Vũ Trụ lấp đầy Không Gian và chỉ Không Gian thôi?
Đều đáng chú ý thứ ba là trong thế giới thường nhật của chúng ta, không thể có một vật, hay chất nào lại không hàm chứa năng lượng và không thấy năng lượng nào lại “tự do” ở ngoài vật và chất được. Thế nhưng trong thế giới vi mô lượng tử, vật lý hiện đại đã mô tả những điều rất khác lạ: tính “vật” của thực thể trở nên hết sức mờ nhạt, tính “chất” thì không hiện hữu (bị lãng quên?) và năng lượng tồn tại như những lượng độc lập tương đối, không bị “ràng buộc” bởi vật hay chất…
Điều đáng chú ý thứ tư là nếu có nhiều loại, nhiều dạng chất hoàn toàn độc lập nhau thì năng lượng cũng có nhiều loại, dạng năng lượng như: điện lượng, nhiệt lượng, cơ năng, động năng, thế năng…hoàn toàn độc lập nhau. Có thể gọi bầu khí quyển là trường chất ''chứa'' năng lượng, còn trường điện từ, trường hấp dẫn là trường gì; có thể cho là trường năng lượng ''chứa'' chất được không, hay chỉ là trường năng lượng?
Thật là vô cùng rối rắm, rối hơn cả mớ bòng bong và lòng ruột của chúng ta vì thế, cũng rối hơn cả tơ vò!
Như một cỗ xe tăng mù quáng nhất, chúng ta cứ xông tới, bỏ mặc chiến địa chưa ngã ngũ thắng thua ở sau lưng; như một tàu phá băng bạt mạng nhất, chúng ta cứ tiến lên không cần thấy băng tan; như những kẻ cưỡi ngựa xem hoa ơ thờ nhất, chúng ta ngao du mà không bận tâm đến cỏ vướng, gai chen vó ngựa và như những nhà thông thái viển vông nhưng lạc quan nhất, chúng ta vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Không Gian, coi tất cả những bí ẩn, dù vĩ đại đến mấy cũng là sự biểu hiện này nọ của Không Gian mà chúng ta còn “mù tịt”, để “nhắm mắt” lướt qua, hướng về phía trước.
 ***
Chúng ta luôn “nằng nặc” cho rằng Vũ Trụ được lấp đầy bởi một chất, gọi là Không Gian. Nói như thế cũng có nghĩa KG là duy nhất ngự trị Vũ Trụ hay chính là Vũ Trụ, và cũng có thể nói: Vũ Trụ là một thực thể KG. Để ''tăng cường cảm giác'' cho rõ tính thực tại và sinh động của Không Gian, chúng ta mường tượng Không Gian là một lực lượng. Lực lượng Không Gian vừa liên tục vừa có cấu trúc gián đoạn gọi là mạng KG, mà mỗi nút mạng chính là hạt KG (hay điểm KG).
Vật chất KG là gì? Là... KG chứ là gì nữa! Quá dễ! Từ xưa tới giờ chưa ai gọi KG là một chất. Người ta gọi cái trống rỗng là KG. Giờ đây chúng ta quan niệm rằng cái trống rỗng cũng là một chất nên gọi luôn là chất KG.
Xét về mặt định lượng, một thực thể KG được tính như thể tích không gian trống rỗng. (Trước đây, ít ai biết được rằng trống rỗng không phải là Hư Vô vì ngay cả sự trống rỗng, Hư Vô cũng không thể thể hiện được), đó là:

                      
Thực vậy, nếu khối không gian là hình lập phương có cạnh là D, ta có một lực lượng KG là:
V = K . D3                   với K = 1     Với hình cầu, ta có: 
Với hình nón cụt, ta có:

         
với: là … (biết rồi!), h là chiều cao, R là bán kính đường tròn lớn, r là bán kính đường tròn nhỏ.
Nếu ta đặt : R2 = x2h2   ; r2 = y2h2 thì:
R2 + r2 + Rr = x2h2 + y2h2 + xyh2 = h2(x2 + y2 + xy)
              


                                 
Qua việc tính toán lực lượng KG, chúng ta thấy rằng thành tố làm nên chất KG chính là khoảng cách.
Nhờ có Anhxtanh mà ngày nay chúng ta biết rằng vạn vật, xét về mặt lực lượng, chúng đều được biểu thị bởi một đại lượng gọi là năng lượng toàn phần. Năng lượng toàn phần được coi như “cột trụ kiên cường” của vạn vật, luôn tồn tại trong vạn vật. Nếu không có đại lượng này thì vạn vật không thể tồn tại được và không hiện hữu trước chúng ta đa dạng và phong phú được. Có thể nói, đây chính là biểu diễn vật lý của tồn tại!
Từ những điều đáng chú ý đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy: giữa vật hay chất và năng lượng có mối quan hệ rất đặc biệt. Vật hay chất luôn có vẻ như phụ thuộc vào năng lượng, còn năng lượng thì như một cô nàng đỏng đảnh, chẳng bao giờ thèm để ý đến vật hay chất. Vật, chất có xuất hiện hay không xuất hiện đối với nó, không có một chút mảy may quan trọng nào. Hơn thế nữa, ở tầng sâu vi mô, sự khác biệt giữa vật, chất với năng lượng là rất khó nhận ra. Một cái cây, nhìn ở tầng ấy, có thể sẽ rất giống với đám mây trắng giữa bầu trời xanh; hoặc như “đám mây Magienlăng” trong khoảng không bao la của Vũ Trụ. Nghĩa là vạn vật, chất, nhìn ở tầng ấy, sẽ chỉ như những vùng đặc - loãng, đậm - nhạt, khác nhau; hay nói rõ hơn là những vùng có “mật độ năng lượng” khác nhau.
Chúng ta còn thấy là vạn vật và chất, dù có thể rất khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái…; dù là đồng, sắt, chì, kẽm, đất đai, vàng bạc, châu báu, cái cây, con chó, con mèo, con người, đều có thể qui đổi thành năng lượng một cách giản đơn nếu biết khối lượng của chúng, theo một trong những biểu thức đẹp nhất của vật lý học:
E = M . C2
với: E là năng lượng tòan phần của một vật
       M là khối lượng của vật đó
       C là vận tốc cực đại trong Vũ Trụ (Bất biến)
Nhưng từ một lượng năng lượng xác định, thật là vô cùng khó khăn nếu không nói là không thể trong việc qui đổi ra một vật, với thành phần là đơn hay đa chất nào. Cùng có một giá trị về năng lượng toàn phần nhưng một vật có thể là rất lớn hoặc rất nhỏ, có thể có hình dạng này hay hình dạng khác, có thể ở trạng thái này hay trạng thái khác, có thể là (những) chất này hay (những) chất khác…
Vì vậy, có nhiều khả năng là năng lượng đóng vai trò tương tự như không gian, là một thứ gì đó mang tính chung, tính nguồn gốc, tính nền tảng cơ bản của tất cả các vật và chất. Nói cách khác, vật, chất chỉ là những thể hiện tương đối trong phạm vi quan sát nào đó của năng lượng và tất cả các dạng năng lượng cũng chỉ là những thể hiện tương đối của dạng năng lượng cơ sở duy nhất nào đó, được qui ước gọi tên là năng lượng cơ học và được xây dựng nên từ các lượng tử năng lượng.
Quan niệm của chúng ta là Vũ Trụ chỉ có Không Gian thôi; vạn vật hiện tượng chỉ là những thể hiện phong phú của Không Gian. Do đó nhận định vừa rút ra được ở trên buộc chúng ta phải đi đến ý niệm là giữa Không Gian và năng lượng có một mối tương đồng sâu sắc đến mức thứ này có thể qui đổi thành thứ kia hoặc năng lượng là một biểu hiện đặc thù, đầu tiên của Không Gian, một trạng thái của không gian, tương tự như băng là một trạng thái của nước, từ nước mà sinh ra và trở về với nước.
Chúng ta đã từng nói đến khái niệm “mật độ năng lượng”. Trong không gian Vũ Trụ mênh mông nếu có hai thiên thể có năng lượng toàn phần như nhau, thì chúng ta nói rằng thiên thể nào “nhỏ” hơn sẽ có mật độ năng lượng cao hơn, với quan niệm không gian Vũ Trụ là trống rỗng thì rõ ràng mật độ năng lượng của khoảng trống rỗng ấy phải bằng không. Nhưng theo quan niệm chúng ta thì khoảng trống rỗng ấy là một lực lượng thực sự, được cấu thành nên từ sự liên kết của nhiều điểm Không Gian, mà như chúng ta suy luận thì điểm KG phải hàm chứa một lượng năng lượng xác định (nó phải có khối lượng!). Nếu thế, mật độ năng lượng của một khoảng KG là bao nhiêu? Cụ thể hơn: mật độ năng lượng của điểm KG là bao nhiêu? Bằng một! Chính xác là như thế, vì thể tích của điểm KG là đơn vị thể tích nhỏ nhất (nếu quên chất KG đi thì đó là thể tích của một đơn vị hư vô tương đối) và năng lượng của nó không thể nhỏ hơn đơn vị được; chúng đều bằng một. Một năng lượng trên một thể tích, nghe tưởng cực tiểu hóa ra là cực đại!
Tương tự như cách tính mật độ năng lượng thì mật độ chất KG của điểm KG cũng phải cực đại. Mà đã cực đại thì phải phân chia được! Dù có thể bị “khai trừ” khỏi triết học duy tồn thì nhất quyết chúng ta cũng không tin điều này!
Mặt khác lượng tử xuất hiện từ sự “nổ bom” bị chúng ta qui định là nhỏ nhất nên nó phải bằng với lượng năng lượng của điểm KG. Lượng tử đó làm sao mà “bay” được trong lòng KG “đầy nhóc” lượng tử? Vấn đề nữa là chúng ta thấy được sự vật, những cái có mật độ năng lượng loãng hơn, thì sao chúng ta không thấy được điểm KG, được cho là có mật độ năng lượng “đặc” tuyệt đối?
Không tài nào hiểu nổi!… A, ha! Không tài nào hiểu nổi là phải rồi. Vì làm sao mà xác định nổi mật độ KG hay NL (viết tắt của năng lượng) trong một hư vô. Chúng ta đã cho rằng hư vô tương đối có nghĩa là không có gì (không quan sát được) là số 0, do đó:








Khi nói đến một thể tích thì nên hiểu là thể tích của cái gì đó chứ không phải là Hư Vô. Khi thể tích đó không có thứ nguyên thì có nghĩa đã qui ước rằng đó là một lượng KG. Vậy thì mật độ năng lượng phải được hiểu như năng lượng có trong một lượng KG nào đó. Ta có thể viết mật độ năng lượng của điểm KG là:





Đó là cách biểu diễn có thể chấp nhận được. Nó có vẻ rất phù hợp với quan sát và nhận thức của chúng ta về thực tại. Nhưng ở tầng cuối cùng của sự phân chia, nó cũng thể hiện ra những mâu thuẫn hết sức gay gắt, buộc chúng ta phải biện minh (dù là ngụy biện!) bằng được để bảo vệ những “thành quả”, mà phải tốn biết bao nhiêu lượng “hoang tưởng” mới “dựng đứng” nên được.
Giả sử rằng có một vật đứng yên tuyệt đối so với chúng ta trong khoảng không Vũ Trụ và chúng ta cũng thấy nó không tương tác với bất cứ cái gì khác. Khi đó, chúng ta có quyền nói rằng nó không có năng lượng cơ học. Không có vật nào hiện hữu được trước quan sát mà không thể hiện tính không gian, mà không có nội dung gọi là bên trong. Nội dung bên trong ấy của bất cứ vật nào, xét cho cùng là một lượng năng lượng gọi là năng lượng nội tại mà trong trường hợp chúng ta là năng lượng toàn phần, và có thể biểu diễn như một năng lượng cơ học (cơ năng). Tất nhiên, một cách dễ hiểu, có thể tính được mật độ năng lượng của nó nếu biết khối lượng và thể tích của nó.
Trong hoang tưởng, chúng ta tự nhận rằng mình có phép thuật hơn cả thần thoại, buộc vật thể nói trên phải co lại. Nó sẽ co lại mãi (thực ra là “nhả bớt” điểm KG ra !?) cho đến khi không thể co được nữa vì ở mỗi điểm KG đều hiện diện một lượng tử năng lượng - Mật độ năng lượng đạt đến cựa đại; nghĩa là bằng một NL chia cho một KG.
Phép thần thông biến hóa làm xuất hiện cảnh giới phi thường đó chỉ trong chớp mắt mà chỉ tốn một “lượng tưởng tượng” không đáng kể thì rõ ràng là đã đạt đến “tuyệt đỉnh võ công”. Nhưng nếu không tồn tại (hiện hữu) cái gọi là mật độ năng lượng thì “tuyệt đỉnh võ công” cũng đành “chào thua”. Vậy, điều kiện để thực hiện phép thuật thành công là, thứ nhất, lượng tử và điểm KG phải phân biệt được với nhau; thứ hai, phải có hai loại điểm KG, một loại chứa lượng tử đơn vị và một loại không chứa lượng tử đơn vị; thứ ba, loại điểm KG chứa lượng tử đơn vị (hay cũng có thể nói “chứa” điểm NL) không bao giờ có thể nhiều hơn điểm không “chứa” điểm NL trong một vật và do đó, trong toàn Vũ Trụ, thứ tư, có thể “định vị” được điểm NL tại một điểm KG.
Như vậy “tuyệt đỉnh võ công” làm mật độ năng lượng của một vật trở thành cực đại, thực chất, là “hô biến” tất cả các điểm KG không “mang” điểm NL ra khỏi nội tại vật và muốn “hô biến” được như thế thì phải tồn tại bốn điều kiện như đã nêu.
Để tồn tại được bốn điều kiện đó mà không xung khắc với quan niệm “truyền thống” của triết học duy tồn (và cũng là quan niệm của chúng ta), thì một loạt điều kiện “thỏa hiệp” nữa phải xuất hiện.
Trước hết, điểm NL không tồn tại ngoài KG được, không thể tồn tại điểm NL tách biệt khỏi điểm KG, cho nên, phải hình dung điểm KG mang điểm NL cũng chỉ là điểm KG nhưng ở một trạng thái khác với điểm KG không mang điểm NL, hay có thể nói đó là một điểm KG đã được “năng lượng hóa” (là trái táo trong đống táo, nhưng là trái táo chín chẳng hạn).
Mặt khác, không thể ngoại lệ, điểm KG thông thường (chưa bị “năng lượng hóa”) là không thể phân chia được nếu không muốn mất đi chất KG nhưng nó lại buộc phải có nội tại và nội tại đó cũng phải “qui” được ra năng lượng. Lượng năng lượng nội tại đó không thể lớn hơn mà cũng không thể nhỏ hơn điểm NL được, chúng phải bằng nhau tuyệt đối. Nếu lấy cái nội tại chất ấy trừ đi nội dung năng lượng của nó thì sẽ phải có kết quả là Hư Vô (hư vô tuyệt đối), nghĩa là sự qui đổi giữa chất KG và năng lượng ở tầng giới hạn cuối cùng ấy là thuận nghịch, nghĩa là chúng là hai mặt thể hiện của một cái gì đó mà không biết là cái gì (chỉ biết đó là một tồn tại cùng vô vàn tồn tại làm nên Tự Nhiên Tồn Tại rực rỡ, lung linh và huyền bí hiện ra trước quan sát và nhận thức của một… tồn tại!!!). Xét về mặt chất thì không thể trừ trái táo chín cho trái táo xanh nhưng xét về mặt lượng thì có thể được và kết quả thu hoạch sẽ là một lượng nào đó của năng lượng (calo). Lấy điểm KG đã được “năng lượng hóa” trừ đi điểm KG thông thường, tất nhiên (ở trường hợp cực tiểu) là bằng một điểm NL.
Chúng ta gọi điểm KG “năng lượng hóa” bằng một cái tên thứ hai là: điểm KG bị kích thích, hay gọn hơn: điểm KG kích thích. Điểm KG kích thích được dẫn giải như trên, vô hình dung, phải chứa đựng một lượng chất KG bằng hai lần lượng KG của điểm KG không bị kích thích. Để “lấp liếm” đi sự mâu thuẫn này, chúng ta phải linh động cho phép điểm KG khi bị kich thích là có thể nở ra. Để nở ra được thì nội tại của điểm KG phải sinh động, có một sự “thông thương” đặc biệt nào đó với môi trường bên ngoài, tức là những điểm KG quanh nó, làm nên “lớp vỏ” của nó và nếu như vậy thì điểm KG chưa phải là tận cùng của sự phân chia.
Đến đây, chúng ta đành xin lỗi tất cả và nói lại thế này: nếu vẫn muốn không gian Vũ Trụ còn tồn tại thì điểm KG, đơn vị cuối cùng làm nên chất KG là không thể bị phân chia được nữa. Còn như “bất chấp tất cả” thì điểm KG với một nội tại sống động là vẫn có thể bị phân chia, Nếu muốn bãi sỏi tồn tại thì đừng đập vỡ viên sỏi nhưng nếu không muốn thì vẫn có thể đập vỡ những viên sỏi để “nghiên cứu” và lúc đó phải chấp nhận sự ngừng tồn tại của bãi sỏi. Sự phân chia nội tại của điểm KG sẽ làm xuất hiện những đơn vị gọi là khoảng cách (độ dài), những yếu tố tiền không gian và nếu phân chia khoảng cách, chúng ta sẽ “thu được những yếu tố làm nên khoảng cách (hay còn gọi là những yếu tố tiền khoảng cách), còn gọi là các điểm (không phải chất điểm). Điểm là yếu tố cuối cùng của sự phân chia. Một điểm nếu còn có thể bị phân chia thì sau khi chia sẽ phải xuất hiện ít nhất là hai điểm, điều mà đến Tạo Hóa cũng lắc đầu lè lưỡi chịu, không thể nhận thức được. Thôi, chúng ta cũng nên quên nó đi? Nhưng trước khi quên, chúng ta cố gắng cho nó một định nghĩa vì cái công lao tuyệt đối của nó. Có thể định nghĩa: Điểm không là cái gì cả mà là yếu tố làm nên tất cả, giống hệt như Vũ Trụ: nó hữu hạn nhưng vô biên, vừa tồn tại vừa không tồn tại. Đố ai biết nó là gì?
Vì Không Gian là không thừa, không thiếu, không sinh ra thêm mà cũng không mất bớt đi, do đó nếu có điểm KG kích thích nở ra thì đồng thời cũng phải có điểm KG kích thích co vào, sao cho tổng lượng KG toàn Vũ Trụ luôn không đổi. Như vậy phải quan niệm rằng điểm KG có hai trạng thái kích thích tương phản nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Vì trạng thái kích thích là căng thẳng, không chịu đựng nổi và có nguy cơ bùng nổ làm “rách” mạng KG, do đó những điểm KG kích thích phải chuyển hóa ngay trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, gọi là đơn vị thời gian tuyệt đối, cho điểm KG khác, làm xảy ra hiện tượng lan truyền kích thích. Nếu hai lượng kích thích tương phản gặp nhau thì hoặc là toàn bộ sự kích thích mất đi, hai điểm KG kích thích sẽ trở về trạng thái thông thường, hoặc chúng sẽ kết hợp nhau, tích hợp nhau thông qua một điểm KG thông thường làm trung gian, hình thành nên một đơn vị mới.
Sự xuất hiện đơn vị mới đó bắt chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề năng lượng. Rõ ràng hai điểm KG kích thích khó có thể đóng vai trò lượng tử năng lượng như vật lý học đã quan niệm được vì chúng không “trung hòa”, dễ “mất” đi nếu “đựng phải” điểm tương phản với chúng. Có lẽ nên coi chúng là những thành phần tiền lượng tử. Điểm KG thông thường ở góc độ nào đó, chính xác cũng là một điểm năng lượng, nhưng vì nó bị định vị tuyệt đối trong Vũ Trụ, đóng vai trò nút mạng KG nên nó không có cái tính “hiếu động” của một lượng tử. Vậy phải cho rằng đơn vị mới xuất hiện mới chính là hạt lượng tử bức xạ nhỏ nhất, đầu tiên của Vũ Trụ. Có thể gọi đơn vị mới ấy là đơn vị tuyệt đối của gia đình các lượng tử bức xạ. Nó cũng chính là hạt cuối cùng mà quả bom phát nổ không thể phân chia. Không lực lượng nào trong Vũ Trụ có thể phân chia được nó, trừ tự nó phân chia do sự tác động của các điểm KG kích thích.
Đơn vị lượng tử bức xạ ấy khi lan truyền, thể hiện như một “dây sóng” với vận tốc cực đại của Vũ Trụ, khi bị định vị, nó thể hiện như một hạt xoáy “kinh hồn” mà nếu có thể qui ra được thì phải có một vận tốc chu vi bằng với vận tốc cực đại. Sự xoáy kiểu gì đó tạm gọi là “xoáy không gian” mà trong vật lý vi mô gọi là Spin? Spin của đơn vị lượng tử bức xạ là bằng một?…
Mê man lặn hụp đến rã rời trong cái mù mờ mênh mông tưởng như không thể vượt thoát được Hư Vô mà về với Tồn Tại, đến đây chúng ta coi như đã đến được bờ. Dù bến bờ là một bãi sình lầy ken dày lau sậy, nhưng xa xa đã là thành phố. Lội bì bõm về thành phố dù sao cũng “an toàn” hơn là lặn hụp giữa trùng khơi mà không biết về đâu. Chắc chắn sau quãng hành trình này, chúng ta sẽ trở lại thành phố quen thuộc. Nó là thành phố bên kia bãi lầy. Chính nó đấy! Lần này chúng ta không ghé quán “Kiều Mi” nữa mà sẽ ghé quán “Hương Cau”, một quán mà chúng ta cũng thường lui tới và cũng có những “em dễ thương” đáo để.
Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải đi qua bãi lầy cái đã!
 ***
Như vậy là ở thế giới siêu vi mô, ở tận nền tảng, Vũ Trụ đã thể hiện sự sống động vô cùng của Nó. Sự sống động ấy là rộng khắp, mãnh liệt hơn rất nhiều so với sự sống động mà chúng ta thấy ở tầng vĩ mô.
Không thể chối cãi được, vạn vật cùng với sự vận động, biến đổi phong phú, đa dạng của chúng mà chúng ta quan sát được trong tầm quan sát của mình có nguyên nhân sâu xa từ tầng nền tảng ấy và ngược lại, những hành vi, tạo dựng ở tầng quan sát của chúng ta ở mức độ tương đối, nhất định nào đó, cũng là nguyên nhân biến động sôi nổi ở tầng nền tảng. Tuy nhiên hai tầng đó được phân biệt chỉ tương đối, theo quan sát đặc thù và nhận thức vì thế mà cũng đặc thù của chúng thôi, chứ thực ra, Vũ Trụ là thống nhất, liền lạc, xuyên suốt.
Đối với chúng ta, Vũ Trụ là bao gồm vạn vật - hiện tượng và không gian. Sự vận động của vạn vật - hiện tượng làm nảy sinh ra ý niệm thời gian. Giờ đây chúng ta biết thêm rằng giữa vạn vật và không gian luôn có mối quan hệ “thông thương” đi về. Đóng vai trò nhịp cầu của mối quan hệ ấy là vô vàn những lượng tử bức xạ. Và cũng chính chúng chứ không phải là gì khác, đã giúp con người xây dựng được mô hình trường điện từ và trường hấp dẫn.
Chúng ta vẫn dùng lại từ “vật chất” nhưng theo cách hiểu mà chúng ta đã trình bày. Có thể nói vật chất và vận động, hay chất KG và năng lượng, theo quan niệm riêng tư của chúng ta thôi, chỉ là hai mặt thể hiện của Tự Nhiên Tồn Tại cũng như của những tồn tại tương đối. Vật chất là thể hiện tính ''có thực'' của một tồn tại và vận động là thể hiện tính ''không thực'' của nó. Chất Không Gian là thể hiện tính tồn tại của Tự Nhiên Tồn Tại và năng lượng là thể hiện tính không tồn tại của Nó. Tồn tại hay không tồn tại thì vẫn cứ là Tự Nhiên Tồn Tại trước một nhận thức tồn tại và vẫn cứ là Hư Vô trước một nhận thức hư vô. Tự Nhiên Tồn Tại vừa tồn tại vừa không tồn tại là vì thế!
Nói kiểu khác: vật chất là tồn tại được “nhìn thấy ngoài thời gian” và vận động là tồn tại được nhìn thấy “trong thời gian”; tương tự, chất KG là tồn tại được nhìn thấy “ngoài thời gian” và năng lượng là tồn tại được nhìn thấy “trong thời gian”.
Giả sử có một lượng KG là V, tương ứng với lượng KG ấy là một lượng năng lượng là E. Theo “truyền thống” của vật lý học, E được tính là khối lượng nhân với bình phương khoảng cách và chia cho bình phương thời gian. Để đưa E “ra ngoài thời gian” chúng ta phải nhân nó với bình phương thời gian. Như thế ta sẽ có một đẳng thức là:
              
 Thật là tuyệt cú mèo và... vui vẻ!


Sự hoang tưởng đã đạt đến mức… phi phàm! Một thể tích KG mà khi chia cho bình phương thời gian lại ra năng lượng thì chẳng có kỳ quái nào kỳ quái hơn; thì chẳng có một “uyên bác” nào có thể “nuốt” nổi. Thời gian (ký hiệu TG) được coi như là ý niệm chủ quan lại xuất hiện ngang nhiên như một lực lượng thực tại và hơn nữa không biết lực lượng TG tới từ “phương trời” nào.

Thời gian đúng là ý niệm của nhận thức nhưng ý niệm ấy chắc chắn là phải được rút ra từ kinh nghiệm quan sát thực tại, từ việc quan sát và so sánh độ lâu mau của những quá trình xảy ra trong tự nhiên. Do đó, chỉ có thể cho rằng khái niệm thời gian là một qui ước chủ quan, nhưng thời gian rõ ràng là chỉ một cái gì đó có thực; là một thành tố làm nên năng lượng.
Như vậy là nếu không có TG thì không bao giờ xác định được NL. Từ các biểu thức trên, ta thấy: NL đóng vai trò như gia tốc biến đổi của một thể tích không gian, hay là của một lượng chất KG. Suy rộng ra, ta có thể cho rằng NL là gia tốc biến đổi của một lượng chất nào đó mà qui ra KG thì bằng V. Vạn vật biến đổi là điều tự nhiên nhưng tốc độ biến đổi mới “sinh chuyện”. Một vật chuyển động trước một hệ quan sát nào đó thì đối với hệ quan sát đó, vật có một năng lượng cơ học (động năng). Nhưng cùng lúc đó, nếu thấy nó đứng yên trước chúng ta, thì đối với chúng ta, nó không có năng lượng cơ học (hay năng lượng cơ học bằng 0); trừ trường hợp nó đứng yên trong trường lực (có một thế năng).
Dù đứng yên hay chuyển động thì vật đó vẫn có nội tại và do đó nó luôn có một nội năng. Tổng nội năng và “ngoại năng” (gọi vui đối với cơ năng!) của vật chính là năng lượng toàn phần của nó. Năng lượng toàn phần của một vật là khả năng “lỳ lợm” tồn tại của nó trước những tác động bên ngoài và cũng là khả năng làm biến đổi bên ngoài nó. Năng lượng toàn phần của một vật là bất biến đối với suốt quá trình tồn tại của một vật nếu nó không bị thêm bớt chất (nếu qui về chất KG là thêm bớt chất KG).
Một thể tích nào đó của chân không Vũ Trụ, khi quan niệm đó là hư vô tương đối vì quan sát không thấy bất cứ sự biến đổi nào, không thấy bất cứ cái gì, thì năng lượng toàn phần của nó bằng 0. Nhưng khi chúng ta coi đó là một lượng chất KG thì nó phải có một năng lượng toàn phần và nếu như vậy thì nó phải có khối lượng.
Khối lượng là gì?
Chúng ta đều biết, muốn xác định được năng lượng toàn phần của một vật, ngoài việc xác định thành tố khoảng cách (KC) và thời gian ra, cần phải biết giá trị của yếu tố thứ ba, đó là khối lượng (KL).
Vào thế kỷ XVII, khi xây dựng học thuyết cơ học của mình, nhà bác học thiên tài Niutơn (Newton) đã đưa ra hàng loạt những khái niệm mới; đồng thời “điều chỉnh” ý nghĩa của những khái niệm vật lý đã có trước đó cho phù hợp với quan niệm của ông. Mở đầu cuốn “Các nguyên lý”, Niutơn đã định nghĩa những khái niệm cơ bản của cơ học. Định nghĩa đầu tiên là về khái niệm “lượng vật chất”: “lượng vật chất là số đo vật chất, nó tỷ lệ với mật độ và thể tích của vật chất”. Sau này, ông gọi lượng vật chất là “khối lượng”.
Khái niệm lượng vật chất có nội dung khác nhau ở Đềcác (Descartes) và Niutơn. Đềcác cho rằng Vũ Trụ chứa đầy vật chất (không có chỗ nào trống rỗng), và như vậy thể tích của các vật xác định khối lượng vật chất chứa trong vật. Niutơn cho rằng Vũ Trụ gồm có các nguyên tử chuyển động trong không gian trống rỗng. Vì vậy lượng vật chất chính là số lượng nguyên tử, và thể tích càng lớn, mật độ phân bố các nguyên tử trong thể tích đó càng lớn, thì lượng vật chất càng lớn.
Ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm khối lượng, đến độ coi nó như một sự hiển nhiên, vốn dĩ như thế. Cầm một hòn đá trên tay, chúng ta “ước lượng” được ngay sự nặng, nhẹ của nó và nếu ai đó “cắc cớ” hỏi sự nặng, nhẹ đó là gì thì chúng ta chẳng cần phải nghĩ ngợi gì để trả lời: là khối lượng của hòn đá (mà thực ra là trọng lượng của nó).
Nhưng từ khái niệm lượng vật chất mơ hồ để đi đến khái niệm khối lượng như ngày nay chúng ta hiểu một cách cụ thể, trực giác như thế không phải là dễ dàng.
Thừa kế những phát kiến mang tính cơ học của Galilê (Galilée) (chuyển động quán tính, sự bình đẳng về vận tốc của các vật rơi tự do…), Niutơn đã tiến hành nhiều thí nghiệm, đã xác nhận tính đúng đắn của những điều mà Galilê đã phát hiện, và đã đi đến những kết luận quan trọng. Ông nêu ra rằng: gia tốc trọng trường không phụ thuộc vào khối lượng; khối lượng tỷ lệ với trọng lượng vật một cách chặt chẽ, và như vậy có thể dùng cân để đo lượng vật chất - khối lượng. Mặt khác, cũng từ những thí nghiệm và quan sát tinh tế của mình, Niutơn đã đi đến khái niệm “lực” và hiểu chính xác về nó. Lực là sự tác động của một vật lên một vật khác, làm thay đổi trạng thái chuyển động của nó. Tác dụng gọi là lực đó có thể là trực tiếp, thể hiện bằng va chạm, hoặc là từ xa bởi một tâm lực gọi là lực hướng tâm. Một giai thoại kể đại ý rằng Niutơn trong một lần thấy trái táo rơi đã lóe lên trong đầu một ý niệm sau này đưa ông đến việc phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Không biết sự thực đã xảy ra như thế nào, nhưng định luật vạn vật hấp dẫn mãi mãi là chiến công vĩ đại của Niutơn, một trong những nhà vật lý thiên tài bậc nhất của mọi thời đại. Qua định luật đó, Niutơn cho thấy rằng trọng lượng của một vật thực chất là một loại lực; gọi là lực hấp dẫn tác động lên vật đó. Do đó trọng lượng là một đại lượng biến đổi theo khoảng cách và lượng vật chất của vật bị tác dụng (đúng ra là của cả hai vật làm nên hiện tượng hấp dẫn). Từ đây, Niutơn đã phát hiện ra một đặc trưng cực kỳ quan trọng của nội tại vạn vật mà ông gọi là “quán tính”.
Thực ra trước Niutơn, bằng quan sát trực giác, Galilê đã là người đầu tiên đề cập đến vấn đề mà sau này Niutơn gọi là “lực” và “quán tính”. Galilê thấy rằng tác động càng mạnh thì vận tốc càng lớn, như vậy vận tốc là đại lượng cho biết có hay không có tác động bên ngoài lên vật. Ông nói: “Nếu một vật thể không bị đẩy, không bị kéo, không chịu bất kỳ một tác động nào thì nó chuyển động đều”. Kết luận xuất sắc này của Galilê được Niutơn hoàn chỉnh và phát biểu thành qui luật đầu tiên trong học thuyết của ông và được gọi là “qui luật quán tính”.
Niutơn còn xác định được một cách chính xác hai yếu tố có tính quyết định, liên quan đến chuyển động, với tên gọi là “quán tính” và “lực”. Quán tính là khả năng vốn có của vật chất chống lại sự thay đổi trạng thái chuyển động. Đại lượng vật lý đặc trưng cho nó chính là khối lượng (thường ký hiệu là M hoặc m). Lực là đại lượng đặc trưng cho tương tác giữa các vật và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động của chúng.
Nhân tiện đây, chúng ta nói thêm một vấn đề khác. Sự thay đổi trạng thái chuyển động của một vật, nói dễ hiểu hơn, là sự thay đổi giá trị vận tốc của vật đó trong một khoảng thời gian xác định. Nếu ta lấy giá trị biến đổi vận tốc (vận tốc cuối trừ đi vận tốc đầu) chia cho khoảng thời gian đã nói thì chúng ta được một giá trị gọi là gia tốc (thường được ký hiệu là a). Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi trạng thái chuyển động của vật mà nguyên nhân gây ra nó là lực (thường là ký hiệu là F hay f).
Niutơn đã phát biểu định luật thứ hai trên cơ sở nhận thức ấy. Biểu thức toán học của định luật II Niutơn là:
                                      
Nếu ta nhân hai vế của biểu thức với quãng đường (khoảng cách ký hiệu là s) mà vật bị biến đổi trạng thái chuyển động thì ta sẽ làm xuất hiện hai đại lượng mới:

                            
Vế trái được gọi là “công”, thường ký hiệu là A. Đó chưa hẳn là cái công sức tiêu tốn mà chúng ta đã nói đến khi “làm việc” với đống sỏi!!! Nếu cho vận tốc ban đầu của vật là 0, vận tốc cuối là vt thì:
                     
Do đó vế phải sẽ là:   
                    
Eđ được gọi là năng lượng của chuyển động hay động năng.
Đại lượng mvt2 được gọi là năng lượng cơ học của vật đang chuyển động với vận tốc vt. Khi vt = c (vận tốc cực đại của Vũ Trụ), chúng ta sẽ có một đại lượng gọi là năng lượng toàn phần của vật đang xét và chính bằng mc2.
Động năng nói riêng và cơ năng nói chung thể hiện ra như là khả năng sinh công của vạn vật. Nhưng sự thể hiện ấy chỉ mang một ý nghĩa tương đối. Khi một vật chuyển động, chúng ta nói nó có thể sinh công, vì nó sẽ tác động vào bất cứ vật nào khác “cản trở” chuyển động của nó. Nhưng một vật đứng yên không phải không có khả năng sinh công. Một vật đứng yên so với hệ quan sát này, có thể là chuyển động so với hệ quan sát khác và ngược lại một vật đứng yên ở hệ quan sát khác lại là chuyển động so với hệ quan sát này. Nếu hai vật đó va chạm nhau, tùy theo quan niệm của mỗi hệ quan sát mà qui định vật nào sinh công. Do đó, đối với một vật, nó có thể “mang” năng lượng cơ học trước quan sát này nhưng trước một quan sát khác, năng lượng cơ học của nó bằng 0. Tuy vậy, một vật dù chuyển động hay không chuyển động thì đối với mọi hệ quan sát, năng lượng toàn phần của nó (nếu không thêm bớt tính chất) là không thay đổi, hay chúng ta nói là bất biến vì không thể quan niệm được, cùng một tồn tại mà lại thêm bớt lượng chất KG bởi những cách quan sát khác nhau. Đại lượng mc2 của một vật là bất biến khi vật đó còn tồn tại! Vì vận tốc cực đại của Vũ Trụ là một hằng số cho nên khối lượng của một vật không thay đổi. Khi khối lượng thay đổi, thì vật đó không còn là nó nữa mà đã trở thành vật khác.
Có thể nào tính tóan được khối lượng của một vật đứng yên (tương đối) không? Khối lượng, thật là ngạc nhiên, chỉ có thể được xác định thông qua chuyển động và tương tác. Nếu có một quả cầu đặt trên đỉnh núi Evơrest mà kinh nghiệm không mách bảo nó làm từ chất gì thì có thể xác định được khối lượng của nó không? Dù biết rằng có lực hấp dẫn tác động lên nó, nhưng thế năng (cũng là một đại lượng có khả năng sinh công, tương tự như động năng!) của nó là không xác định (tùy khoảng cách độ cao nào mà mới phán được cho nó một giá trị thế năng cụ thể!) và khối lượng của nó là một câu đố hóc búa bậc nhất đối với người nào muốn xác định giá trị. Vật lý học ngày nay vẫn đang “chịu thua” trước bài toán tìm khối lượng của một vật đứng yên hoặc chuyển động đều, không bị tác động bởi ngoại lực.
Sự hiện hữu “bấp bênh” của cơ năng cũng như của khối lượng, và như thế; của nhiều khái niệm cơ bản trong cơ học Niutơn, đáng phải bận tâm suy nghĩ và băn khoăn.
Năng lượng toàn phần của một vật, như biểu thức tính toán cho thấy, mang “bản chất cơ học”; là một đại lượng quan trọng có tính quyết định sống còn đối với vật lý học hiện đại. Muốn xác định được nó “chỉ cần” biết giá trị khối lượng của vật. Nhưng như đã nói, không thể nào tính toán được, cân đo được khối lượng của một vật nếu nó ở ngoài tác dụng lực, trường lực. Trước một vật đứng yên, một quan sát có thể cảm nhận được nhiều thứ từ vật đó nhưng khối lượng thì không thể!
Quan sát ở tầng vi mô, việc xác định khối lượng của vật chất trở nên khó khăn hơn nhiều, dù vật chất ở tầng ấy (các hạt cơ bản) luôn biến đổi và vận động không ngừng. Bản chất lưỡng tính sóng hạt của vật chất đã làm cho khái niệm cổ điển của khối lượng bị lung lay. Chẳng hạn như vấn đề khối lượng nghỉ bằng 0 của hạt nơtrinô. Người ta nói rằng nếu nơtrinô đứng yên, nó không có khối lượng và như thế thì cũng không có năng lượng toàn phần. Giả sử rằng chúng ta có cùng trạng thái chuyển động với một nơtrinô nào đó, thì vì nó đứng yên so với chúng ta nên phải cho rằng khối lượng của nó bằng 0 và năng lượng toàn phần của nó cũng vì thế mà bằng 0. Một hạt mà không “thấy” nội dung thì là hạt gì? Trên đời này có hạt “ma” không? Hay là nó hóa thành sóng? Sóng mà không có năng lượng thì gọi là sóng gì, sóng “quỉ” chăng? Vả lại làm sao quan niệm được sóng đó đứng yên, hay là cái gọi là sóng “dừng”? Hay chỉ khi đứng yên tuyệt đối, hạt nơtrinô mới không có khối lượng, và không bao giờ nó có thể đứng yên tuyệt đối? Nhưng nếu không có trạng thái đứng im tuyệt đối thì làm sao nó chuyển động được? Có thể nhận thức được “vĩnh hằng” nhưng không thể nhận thức được chỉ có “quá khứ”, “tương lai” mà không có “hiện tại”. Một quãng “thiên di” của nơtrinô phải tốn một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian đó là tổng số nào đó của đơn vị thời gian tuyệt đối, cái không thể phân chia. Tương ứng với đơn vị thời gian ấy là đơn vị khoảng cách tuyệt đối. Ở khoảng cách đơn vị ấy và trong khoảng thời gian đơn vị ấy, nơtrinô phải là đứng yên tuyệt đối, và do đó năng lượng toàn phần của nó bằng 0. Một lượng năng lượng xác định là sự thể hiện của những cái 0 thì không bao giờ có thể tin được! Tổng những tồn tại là tồn tại và tổng những hư vô là hư vô: điều này đáng tin hơn không? Mặt khác, nếu nơtrinô phải luôn “thiên di” thì rõ ràng nó “không được phép” va chạm vào bất cứ hạt nào khác, bất cứ cái gì khác. Vì nếu xảy ra va chạm, ít ra là có một lần trong đời, nó phải đứng im tuyệt đối, nghĩa là nó phải “hi sinh”, rồi lại xuất hiện, “thiên di” theo hướng ngược lại. Phải giải thích sự “sinh - diệt – sinh” này như thế nào? Hạt phôtôn cũng “vấp phải” những vấn đề như thế. Hơn nữa trong thời điểm được bức xạ ra, ngay tức thời nó không thể đạt một vận tốc cực đại mà phải cho rằng có một gia tốc mà vận tốc ban đầu là bằng 0. Vận tốc ban đầu bằng 0 có nghĩa ở thuở ban đầu ấy phôtôn không có khối lượng, không có lượng năng lượng toàn phần nào. Thế thì một “không có gì” được tăng tốc lên và thành một phôtôn, “thiên di” ngạo nghễ trong Vũ Trụ cần được hiểu như thế nào?
Nhà bác học người Anh, Pôn Đirắc đã xây dựng được phương trình nghiên cứu về các hạt trong thế giới vi mô. Phương trình này được công nhận giống như các công thức của Niutơn mô tả các quá trình của thế giới vĩ mô. Trong phương trình hiện diện thành phần khối lượng và thành phần này được coi là một hằng số cho trước, nghĩa là không thể dùng toán học để phân tích được. Thế là thế nào?
Đáng chú ý là phương trình Đirắc nêu trên chỉ đúng cho các hạt có spin bằng ½, và đối với các tương tác có thể phát sinh ra các hạt mới thì phương trình đó không còn ứng dụng được.
Chắc sẽ nhiều người tò mò muốn thấy phương trình Đirắc. Đó là điều chính đáng. Chúng ta ngày xưa cũng thế, cố lùng sục để “diện kiến” bằng được phương trình đó, nhưng khi thấy nó rồi thì bỗng đâm ra… chán đời: nhìn nó mà bất lực trong việc nhận thức nó, không hiểu nó là cái gì. Lần đó đã làm chúng ta buồn tủi ghê gớm. Vì cái tri thức quá ư “lùn tịt” của mình. Người không “đi tu” vật lý học thì khó mà hiểu được phương trình đó. Nếu đưa nó ra đây, rất có thể sẽ làm nhiều kẻ tò mò trở thành khốn khổ, bi quan như chúng ta. Nhưng nếu không đưa ra, biết đâu chừng lại bị cho là cố tình giấu diếm cái hay đẹp của nhân loại.
Đàng nào thì cũng mang tiếng cả! Chiều chuộng làm sao cho hết được người đời? Thôi thì cứ theo lẽ tự nhiên là hơn, đây:
                                  Vế trái có hai số hạng. Số hạng thứ nhất “nói về” hiện tượng được mô tả hay biến cố, với điểm cụ thể của không gian và thời gian. Số hạng thứ hai gồm có đại lượng biến thiên gọi là hàm sóng Ψ (“pxi”) và các hằng số: π (số pi), m (khối lượng), c (vận tốc cực đại), h (hằng số Planck).
Để mô tả sự diễn biến của vật chất được giả thiết là đầu tiên, phải xét đến khả năng tương tác của các hạt với nhau và như thế phải xét đến khả năng biến hóa của các hạt này thành các hạt khác. Năm 1938, nhà vật lý học Đ. Đ. Ivanencô đưa thêm vào vế trái số hạng thứ ba gọi là “số hạng phi tuyến”. Phương trình Đirắc được chuyển thành:
                            
Đáng tiếc, phương trình này… không có nghiệm!
Người sáng tác bài ca “nguyên lý bất định”, nhà vật lý tài năng Heisenberg đề nghị bỏ số hạng mang yếu tố khối lượng đi, và phương trình có dạng:
                                                            
Ông đã lập luận về vấn đề này, đại ý: chúng ta không biết khối lượng của hạt bằng bao nhiêu khi chúng ta bắt đầu giải phương trình cơ sở vì rằng khối lượng là hệ quả của tương tác này hay tương tác khác của trường thống nhất với chính bản thân nó. Do đó, ta không thể cho trước khối lượng, mà phải xác định khối lượng bằng cách giải phương trình.
Phương trình đó đến ngày hôm nay đã gánh vác được nhiệm vụ thiêng liêng mà loài người giao phó cho nó chưa? Không ai biết!
Khái niệm khối lượng hiểu theo “phong cách” cổ điển (sự bất biến của khối lượng) còn bị một đòn giáng mạnh từ thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh. Thuyết đó ra đời đã cho là khối lượng của một vật không còn bất biến nữa mà phải tăng lên một cách nào đó theo vận tốc của vật đó và đồng thời là độ đo năng lượng chứa trong vật đó.
Việc khối lượng biến đổi theo vận tốc của vật; việc vận tốc càng lớn thì khối lượng càng tăng theo nhận định của Anhxtanh, đã “bắt” năng lượng toàn phần phải biến đổi theo. Như thế lượng năng lượng toàn phần của một vật không thể đại diện cho một vật tồn tại, trái hoàn toàn với quan niệm của chúng ta. Vì chúng ta từng cho rằng: năng lượng toàn phần là bất biến đối với một vật, một khi nó còn tồn tại, không “sứt mẻ”. Một vật, khi chuyển đổi trạng thái vận động, có bị “sứt mẻ” gì không, đó là điều cần phải nhận thức cho đúng. Một người ngồi nhà, lên máy bay, du lịch “tá lả bồn binh” rồi lại về ngồi nhà, với trọng lượng chẳng thay đổi gì so với trước cuộc đi chơi, thì phải hiểu (về mặt năng lượng toàn phần của người đó) như thế nào? Thật là khó mường tượng! Vậy thì tốt nhất, chúng ta nên làm một thực nghiệm. Thực nghiệm trong hoang tưởng bao giờ cũng rất hay (vì loại trừ được những yếu tố ảnh hưởng không cần thiết), nhưng cũng rất nguy hiểm (vì cái tôi chủ quan luôn xen vào!). Tuy vậy, những thực nghiệm đơn giản bao giờ cũng thành công mỹ mãn (đối với chúng ta thôi).
Giả sử có hai hệ quan sát là H1 và H2. So với H2, H1 chuyển động đều với vận tốc v. Trong H1 có một vật chuyển động đều so với quan sát của H1 với vận tốc là v1 và có phương chiếu trùng với v. Quan sát ở H1 sẽ thiết lập được biểu thức tính cơ năng của vật là:
E1 = m1 . v12
Nhưng đối với quan sát ở H2 thì biểu thức trên không đúng, vì vật đồng thời vừa chuyển động với vận tốc v1 vừa chuyển động vận tốc v. Do đó vận tốc tổng hợp của nó theo Niutơn phải là v1 + v2; và cơ năng của nó vì thế mà cũng lớn hơn E1:
E2 = m2(v1+v)2 = m2v2 > E1
Nếu có thêm vài hệ quan sát H5, H4… thì cũng sẽ có thêm E3, E4… Nghĩa là có vô vàn hệ quan sát thì một vật duy nhất cũng có vô vàn giá trị cơ năng một cách đồng thời và giá trị đó cũng có thể bằng 0. Vậy thì đâu là chân lý đích thực? Chính hiện tượng đó là chân lý đích thực chứ còn đâu nữa! Mỗi một hệ quan sát đều tính ra một giá trị cơ năng chính xác, phù hợp với thực nghiệm và đều cho rằng đó là sự thực khách quan. Phải thừa nhận rằng tất cả các giá trị cơ năng đều đúng, đều là sự thực khách quan nhưng chỉ đúng và là sự thực khách quan đối với hệ quan sát đã “đẻ” ra chúng mà thôi.
Một cách tổng quan, chúng ta thấy cơ năng là một đại lượng không ổn định, phù phiếm như một “giấc mộng”. Nó là hiện tượng khách quan của thế giới chủ quan (và ở một hệ quan sát bên ngoài nào đó thì hiện tượng khách quan của thế giới chủ quan lại cũng chính là một hiện tượng khách quan nào đó của một thế giới chủ quan mới!). Nó có thể hiện hữu đối với hệ quan sát này nhưng đồng thời có thể không hiện hữu đối với hệ quan sát khác.
Chúng ta đã quan niệm hiện hữu là biểu hiện của tồn tại, do đó phải coi cơ năng là một tồn tại, là bộ phận của Tự Nhiên Tồn Tại, nó có thể hiện hữu kiểu này, kiểu khác hoặc “không thèm” hiện hữu.
Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng quan niệm về sự bất biến của khối lượng đối với chuyển động của Niutơn là vẫn đúng đắn thì giá trị khối lượng của vật thí nghiệm đối với tất cả quan sát đều như nhau, nghĩa là:
m1 = m2 = … = m
Vì vận tốc cực đại c là một hằng số Vũ Trụ nên năng lượng toàn phần của vật đang xét sẽ phải là một giá trị duy nhất, tuyệt đối dù được tính ra ở bất cứ hệ quan sát nào. Chúng ta nói đó là một bất biến một khi vật đang xét còn tồn tại, dù “nhìn” ở bất cứ góc độ nào, từ bất cứ hệ quan sát nào. Nếu giá trị cơ năng là một chân lý tương đối thì giá trị năng lượng toàn phần của một vật hay chất là một chân lý tuyệt đối.
Chúng ta tin chắc vào điều đó vì phải như thế mới phù hợp với Tự Nhiên; mới không xâm phạm tới nguyên lý bảo toàn không gian.
Nhưng Anhxtanh đã không đồng ý! Thuyết tương đối hẹp của ông chỉ ra rằng: 
                           
                          
 
Nghĩa là: khối lượng của vật tăng tỉ lệ theo giá trị vận tốc. Khi vật đứng yên nó có một khối lượng cực tiểu là mo.
Thực nghiệm vật lý đã xác nhận phát kiến đó của Anhxtanh!
Chúng ta khó lòng mà “cãi” được nữa nhé!
Nhưng nếu chúng ta không cãi thì phải từ bỏ niềm tin “chắc như đinh đóng cột” trên kia để vĩnh chào sự hoang tưởng, cúi đầu quay về với thực tại. Một hành động mà đối với chúng ta là vô cùng “bi thảm”, không “cột trụ kiên cường” tý nào!
Vì yêu tha thiết sự hoang tưởng và vì đang thích thú đắm mình trong đó nên chúng ta sẽ ở lại, không “cúi đầu” đi đâu nữa cả, chúng ta biện hộ rằng thế giới khách quan vật lý và thế giới khách quan hoang tưởng là hai cách nhìn khác nhau về một hiện thực và đều “tuyệt vời”. Cách thứ nhất là nền tảng, xuất phát từ thực tiễn và là niềm tin yêu gởi gắm của thực tiễn . Cách thứ hai xuất phát từ cái nền tảng, thăng hoa như một khoảng trời huyền ảo của nền tảng và biến thành một thực tiễn trong cõi siêu thực. Nếu cách này là bản tuyên ngôn đanh thép về quyền được nhận thức của con người thì cách kia là bài thơ “sướt mướt”, ngợi ca tính mộng mơ vô bờ của nhận thức ấy…
Thôi nào, chúng ta suy tưởng tiếp về cuộc thực nghiệm còn dở dang!
Theo Anhxtanh thì vật nào cũng có khối lượng nghỉ (mo). Nhưng phải hiểu từ “nghỉ” ở đây như thế nào, tuyệt đối hay tương đối? Làm sao mà xác định được một mo tuyệt đối khi ngay cả một chuyển động trước một quan sát có thể là một đứng im tuyệt đối? Làm thế nào mà sự quan sát “bấp bênh” đầy tính chủ quan và tương đối lại có thể xác nhận một vật đâu đó là đứng im tuyệt đối?
Nếu theo quan niệm của Anhxtanh về khối lượng thì:
m1 ¹ m2 ¹   khi        v1 ¹ v2 ¹ …;
m2 > m1            khi        v2 > v1
Và tại mọi hệ quan sát đều tính được ra khối lượng nghỉ mo của vật thí nghiệm với mọi khối lượng và vận tốc được xác định ở tại những hệ quan sát ấy.
Đến đây, chúng ta thấy bộc lộ ra một sự kỳ quái không sao tưởng tượng nổi. Vì giá trị vận tốc của vật có thể được chọn tùy ý (có thể thiết lập được những hệ quan sát đảm bảo thấy vật chuyển động với những vận tốc bất kỳ nào đó) miễn là nó không được lớn hơn vận tốc cực đại c, do đó sẽ phải có giá trị vận tốc bằng 0 và khối lượng của vật tương ứng với nó chính là mo; khối lượng nghỉ của vật. Hệ quan sát thấy được điều đó là thấy được sự đứng yên tuyệt đối của vật. Sự đứng yên tuyệt đối ấy là chuyển động so với những hệ quan sát không thấy điều đó (thấy vật đâu có đứng yên!!!) và họ sẽ chẳng bao giờ tin nếu có giảng giải sùi bọt mép về sự đứng yên tuyệt đối của cái đang chuyển động. Do đó không có “nghỉ” tuyệt đối mà chỉ có nghỉ tương đối thôi. Suy rộng ra, với bất kỳ một giá trị mo cho trước nào, theo biểu thức nói trên của Anhxtanh, sẽ phải có vô vàn vật thể có chung giá trị khối lượng nghỉ này. Và từ đó phải cho rằng sẽ có một khối lượng nghỉ nhỏ nhất đóng vai trò khối lượng nghỉ của những khối lượng nghỉ lớn hơn và nói chung là của vạn vật trong Vũ Trụ. Một sự đứng im tuyệt đối “nhỏ nhất” (hay ít nhất) là sự đứng im tuyệt đối của những sự đứng im tuyệt đối khác “lớn hơn nó” (hay nhiều hơn nó!)???
Điều kỳ quái cuối cùng: giả sử có hai vật với hai mo khác nhau (nguyên tử và thiên hà chẳng hạn), khi tăng vận tốc chúng lên xấp xỉ vận tốc c, chúng ta sẽ thấy được hai khối lượng cũng như hai lượng năng lượng toàn phần vô cùng vĩ đại (nếu vận tốc bằng c thì sẽ xảy ra vô hạn, đó là điều rất chi là… khủng khiếp!) mà nếu nhích vận tốc của vật nhỏ hơn (nguyên tử) lên lớn hơn “chút ít” so với vận tốc của vật lớn hơn (thiên hà) thì hai lực lượng vô tiền khoáng hậu ấy sẽ bằng nhau. Ghê chưa?!
Có lẽ nào cái thế giới quan vật lý của Anhxtanh lại hoang tưởng hơn cái thế giới quan hoang tưởng của chúng ta được? Không, vì đã được thực nghiệm xác nhận nên biểu thức nêu trên của Anhxtanh vẫn có lý. Nhưng cần quan niệm lại vấn đề khối lượng nghỉ và sự biến đổi khối lượng theo vận tốc.
 ***
Có cách nào nhận thức được khối lượng vừa bất biến cho Niutơn vui lòng, vừa đồng thời biến đổi tùy theo vận tốc chuyển động để Anhxtanh không nổi giận không? Có chứ, có một cách! Nhưng chúng ta không vội gì mà nói ra ở đây, vì làm thế là...vội quá, vì sợ thiên hạ không hiểu lại cho chúng ta là lũ háo danh trắng trợn. Háo danh trắng trợn là háo danh quá quắt chứ không phải háo danh bình thường. Háo danh bình thường không xấu!!!
Chúng ta không ghét danh; cũng yêu danh nhưng không yêu say đắm bằng yêu lợi. Nếu suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của mưu cầu danh lợi là lợi. Chất mà không có lợi thì chỉ là ảo huyền, vô giá trị; danh mà chẳng có quyền lực, lợi lộc gì thì chỉ là hư danh. Thà hữu lợi mà vô danh còn hơn là hữu danh mà vô lợi; thà không có tên mà có được miếng đất cắm dùi còn hơn được gọi là ''kim cương'' mà vô gia cư, sống vất va vất vưởng không ra con người!
Chính vì lẽ đó mà thú thực, chúng ta cắm đầu cắm cổ viết như điên, chủ yếu là để kiếm lợi. Lợi ở đây là vừa được vui đùa, thỏa mãn nỗi đam mê cháy bỏng của bản thân chúng ta, vừa phục vụ cho những ai đó một bữa tiệc với nhiều món ăn tinh thần, ngon thì chưa biết nhưng chắc chắn là lạ miệng (nghĩa là ít ra thì cũng thích thú), theo luật kinh doanh tự nhiên nhất: thuận mua vừa bán, để “hốt” được một mớ bạc. Đã gọi là một bữa tiệc lạ miệng mà phơi bày “tòe loe” ra hết một lần thì còn gì là lạ nữa và rất có thể một phần của bữa tiệc đó sẽ bị “ế”. Làm ra một bữa tiệc mà chỉ bán được một phần của bữa tiệc thôi, thì “sự nghiệp hốt bạc” của chúng ta là không đạt, thậm chí nó còn biến thái thành “sự nghiệp” làm tán gia bại sản, không phải của khách hàng, không phải của chúng ta (chúng ta làm gì có cắc bạc nào!) mà là của… mụ vợ, người mà chúng ta thực lòng yêu thương. Mai này, khi chúng ta đã “ra đi” (lũ đàn ông thường “thích” đi trước), mụ vợ của chúng ta sẽ còn ở lại một mình, cô đơn và yếu đuối. Đến lúc đó nếu vì sự “phá gia” hôm nay của chúng ta mà mụ ta bị đói khổ thì dù đã hư vô, chúng ta cũng vô cùng đau đớn!
Trên đời này có rất nhiều “tấm gương sáng” về cách mưu cầu danh lợi “toàn thể đều vui vẻ”. Chẳng hạn các ngôi sao ca nhạc, các danh thủ bóng đá. Họ vừa được thỏa thích vui chơi, theo đuổi được nỗi đam mê của mình, vừa làm mãn nhãn, mãn nhĩ cho rất nhiều người; vừa nổi danh, vừa kiếm lợi vô kể. (Ấy thế mà họ lúc nào cũng xoen xoét về sự nhọc nhằn, cực khổ. Thật lạ!).
Chúng ta đang cố gắng noi gương, bắt chước họ. Nếu trời không cho chúng ta toại nguyện cả hai, danh và lợi mà chỉ được một thôi thì nhớ đừng quên là phải chọn lợi. Dứt khoát là như thế nhé hỡi anh em!
Nếu chọn giữa “ăn” và “mặc”, chúng ta sẽ chọn “ăn”. Dù cởi truồng mà no còn hơn quần là áo lượt mà chết đói. Khi chúng ta đã dư miếng ăn rồi thì chúng ta sẽ bán bớt thứ mà ai cũng cần ấy đi để mua quần áo mặc cho đàng hoàng hơn. Nhưng trong việc kiếm lợi lại khác. Lợi kiếm ra được không biết bao nhiêu là đủ. Người biết hay không biết dùng lợi lúc nào cũng đều thấy thiếu. Người không biết dùng lợi thì dù có ngồi trên núi vàng vẫn thấy mình nghèo, vẫn thèm lợi. Người biết dùng lợi thì vì kiếm lợi cho mình ổn rồi, còn muốn chia cho thiên hạ nữa nên lúc nào cũng mong giàu có để làm việc nghĩa, vẫn cần lợi. Khi cầu lợi thì danh tự đến, trú ngụ, hoặc đang ở đó nhưng “nổi giận” tự bỏ đi. Ai không hiểu điều đó thì lấy lợi ra mua danh. Ai hiểu điều đó thì chẳng bao giờ chịu “tốn” lợi để làm cái việc ngu ngốc ấy. Ông bà chúng ta đã rất chí lý khi dạy rằng: mua danh đến ba vạn nhưng bán danh có ba đồng!
Danh là mang tính lực, lợi là mang tính năng lượng. Không có năng lượng thì cũng không có lực. Đã là nhà vật lý chân chính thì phải “quí” cả hai nhưng phải biết ưu tiên chọn cái nào trước. Họ chọn cái nào trước? Vì ở một thế giới khác nên chúng ta không có lấy một người bạn nào là nhà vật lý cả để mà hỏi cho ra lẽ!
Còn bản thân chúng ta chọn cái gì trước? Để cho câu chuyện mà chúng ta đang kể, được nhất quán, hợp lý (dễ bán kiếm lợi hơn), chúng ta chọn năng lượng. Nhưng ở chỗ khác, lúc bụng đang đói meo trước “mâm cao, cỗ đầy” thì dứt khoát chúng ta chọn vật chất để được thỏa mãn vừa “no” vừa “ngon” (ăn đất thì cũng “no” năng lượng đấy nhưng làm sao mà “tiêu hóa” thành năng lượng “người” được; còn truyền năng lượng qua tĩnh mạch hay qua lỗ mũi thì chỉ có bác sĩ mới chọn thôi nhưng là chọn cho bệnh nhân!).
Bây giờ đây, đã vượt qua đầm lầy và “lọt” vào thành phố rồi thì chúng ta chọn cái gì trước? Chẳng chọn cái gì trước trong hai cái đó cả và tạm thời quẳng cả hai đi cho đỡ mệt! Chúng ta chọn… quán Hương Cau. Chúng ta sẽ vừa đi đến đó vừa kể vài ba câu chuyện cho vui.
 ***
BÍ ẨN
Thằng bé bán báo rao:
- Báo đây, báo đ…â…y! Một bí ẩn khó tin được phanh phui! Đã có bốn mươi nạn nhân cùng chung số phận! Báo đây, báo đ…â…y…
Một người qua đường kêu:
- Ê, nhỏ, bán cho tao một tờ coi!
Trả tiền xong, ông ta đọc lướt nhanh từng trang rồi lật qua lật lại một hồi, rồi rảo bước theo thằng bán báo:
- Thằng kia! Bí ẩn được phanh phui nằm ở đâu mà tao tìm mỏi mắt không thấy, hả?
- Dạ, đó là điều bí ẩn đấy ạ! - Thằng bé bán báo trả lời và quay đi, rao tiếp – Báo đây, báo đ…â…y…! Một bí ẩn khó tin được phanh phui! Đến nay, đã có bốn mươi mốt nạn nhân cùng chịu chung số phận! Báo đây, báo đ…â…y!

Đó là một sáng kiến trong kiếm lợi(!?). Dưới đây là một sáng kiến kiếm lợi nữa:

VAY NỢ
Một ông đến một công ty chuyên cho vay nợ, hỏi:
- Tôi muốn vay 50 đôla trong sáu tháng, phải trả tổng cộng lãi là bao nhiêu?
- Ba đôla - Nhân viên công ty trả lời.
- Được rồi. Cho tôi vay 50 đôla. Tôi xin thế chấp chiếc ôtô đời mới của tôi ở đây. Mai mốt khi trả lãi vay tôi sẽ lấy lại.
Ngày hôm sau ông ta kể lại sự việc đó cho bạn nghe. Bạn ông ta trợn mắt:
- Ông điên à? đời thuở nhà ai vay có 50 đôla mà lại đem chiếc ôtô đời mới đi thế chấp bao giờ!
Ông ta thản nhiên nói:
- Thì cứ để người ta cho tớ là thằng điên cũng được. Ngày mai tớ sẽ phải sang Châu Âu trong sáu tháng. Tớ có thể gửi xe ở đâu được trong khoảng thời gian lâu như thế mà chỉ tốn có 3 đôla?

KHÔN NGOAN
Một nhà buôn già, sắp chết, dặn con:
- Con của ta! Vốn dĩ cha thành đạt được như hôm nay là nhờ hai điều: trung tín và khôn ngoan. Trung tín là nếu con đã hứa giao thứ gì cho khách hàng thì bất kể trường hợp nào, dù có phá sản đi nữa, con cũng cứ giao…
- Con xin nhớ điều đó, thưa cha - Người con đáp - Còn khôn ngoan là thế nào ạ?
- Khôn ngoan thì đơn giản thôi - Người cha phều phào - Con đừng bao giờ hứa bất cứ điều gì hết!...

Việc kiếm lợi thường đòi hỏi rất nhiều mưu chước, sáng kiến nhưng đôi khi lại rất dễ dàng, lợi cứ như từ trên trời rơi xuống vậy. Sau đây là hai chuuyện:

Ở TEXAS
Sau khi nốc rượu thoải mái trong vũ trường, một cô gái xinh đẹp lảo đảo chạy ra ngoài tìm chỗ ói mửa và chẳng may, té xỉu vào thùng rác. Một anh chàng đi qua nhìn thấy bèn kéo cô ta ra, mang lên phòng của anh ta ở khách sạn gần đó, rồi vội gọi điện thọai cho bạn mình:
- Tớ vừa đến Texas. Cậu nên mau mau bán tất cả nhà cửa đồ đạc đi, đến Texas mà sống. Mức sống khá lắm. Ở đây, họ quẳng vào thùng rác nhiều thứ còn tốt hơn những thứ cậu chỉ có thể mua được với giá cao ở New York.

ĐUỔI VIỆC
Người chủ cửa hàng đi ngang qua phòng đóng gói, trông thấy một cậu bé đứng ngó ngang ngó ngửa và huýt sáo vui vẻ:
- Mày làm bao nhiêu tiền một tuần? - Ông ta hỏi.
- Dạ thưa, 50 đôla
- Đây, tao trả một tuần lương cho mày - Ông ta đếm tiền đưa cho cậu bé - Cút luôn đi, đồ làm biếng!
Một lát sau, gặp người quản lý nhân công, ông chủ cửa hàng hỏi:
- Anh thuê thằng bé đó ở đâu vậy?
- Chúng ta có thuê nó bao giờ đâu; nó là đứa giao hàng, làm cho công ty khác.

Lợi thì ai cũng thích rồi. Cũng vì sự thích ấy mà nhiều khi lợi đã gây ra những oái oăm, tai hại rất “hỉ, nộ, ái, ố”. Vài chuyện tiếp theo chứng minh điều đó.

LỢI HẠI
Cặp vợ chồng trẻ mới cưới, hưởng đêm đầu tiên của tuần trăng mật tại một thị trấn cổ kính thời Trung cổ. Để thêm hương vị cho đêm tân hôn, cô gái rụt rè đề nghị là cứ mỗi lần tiếng chuông báo giờ ngân lên thì họ lại làm tình với nhau. Chàng trai cười khoái chí đồng ý.
Sau bốn lần chuông ngân, chàng trai kiếm cớ ra phố mua thuốc lá, rồi loạng choạng đến gặp lão gác chuông:
- Bác ơi! – Chàng trai thều thào nói – Xin giúp tôi một việc: từ giờ đến hết đêm, bác rung hai lần chuông nữa thôi, được không ạ? Đây tổi gửi bác ít tiền …
- Không được đâu! Tôi không thể làm được điều đó vì …
- Tại sao không được ạ? Bác cố giúp tôi với! Tôi xin gửi thêm cho bác ít tiền nữa đây.
- Cậu biết không, hồi đầu hôm, có một cô gái xinh đẹp cho tôi tiền và dặn rằng cứ nửa tiếng thì rung chuông một lần. Tôi đã nhận lời và không thể làm khác được.

TAI NẠN
Một ông già trúng xổ số 100.000 đôla. Ông vốn bị yếu tim, gia đình sợ tin kia đến đột ngột làm ông xúc động, chết mất. Vì vậy họ nhờ mục sư ướm lời, nói chuyện trước với ông già.
Vị mục sư nhận lời, tìm dịp hỏi ông già:
- Giả sử ông trúng xổ số được 100.000 đôla thì ông sẽ làm gì?
Ông già đáp:
- Tôi sẽ biếu mục sư và nhà thờ một nửa số tiền đó.
Vị mục sư lăn ra chết!.

THẰNG KHÙNG
Có một anh chàng, chỉ tay về phía một đứa bé đứng xớ rớ ở đằng xa, nói với người bạn:
- Thằng đó trông mặt mày tưởng sáng láng mà khùng lắm. Đưa hai đồng tiền 5 đồng và 2 đồng ra, bao giờ nó cũng lấy đồng 2 đồng. Tôi đã thử nó hàng trăm lần rồi. Nhiều người qua đường thấy vậy, xúm lại giải thích thế nào nó cũng không nghe, lúc giờ nó cũng chọn đồng tiền có giá trị nhỏ hơn. Đây này, anh xem nhé…
Anh chàng gọi đứa bé lại, xòe bàn tay có hai đồng tiền 5 đồng và 2 đồng trên đó. Đứa bé nhặt đồng tiền 2 đồng, cảm ơn rồi chạy ù về chỗ cũ.
- Anh thấy chưa? - Anh chàng cười hể hả - Thật khùng ơi là khùng!
Đứa bé đó hóa ra là con nhà hàng xóm của anh bạn anh chàng kia. Hôm sau, vô tình gặp nó ở gần nhà, anh bạn hỏi:
- Sao em dại thế, không lấy đồng tiền lớn hơn?
Đứa bé cười tít mắt:
- Dại gì mà làm thế! Làm thế chỉ lấy được một lần. Làm như em sẽ “hốt” được dài dài… Mà anh đừng nói lại với cái gã khùng đó nhé, để em còn hốt nữa!

KÉN RỂ
Một quan lớn có cô con gái đã đến tuổi cặp kê. Ông muốn tìm một tấm chồng tài trí cho nàng nên treo bảng kén rể.
Cô nàng không được xinh cho lắm, nhưng của nả nhà quan lớn thì thật là đáng kể, nên lũ lượt trai tráng trong vùng đến ra mắt. Tuy nhiên chưa ai đạt yêu cầu quan đưa ra và đều thất bại ra về.
Một hôm có ba anh chàng thư sinh cùng ngẫu nhiên tới. Quan lớn thấy cả ba chàng đều khôi ngô tuấn tú thì mừng lắm, nghĩ thầm rằng cả ba người đều xứng đáng. Nhưng làm rể thì chỉ có thể là một người thôi, bèn đưa ra cuộc thi thố.
Quan lớn tuyên bố:
- Ta có một con ngựa quí, phi rất nhanh. Mỗi anh sẽ phải làm một bài thơ mô tả cái sự phi nhanh ấy của con ngựa. Trong ba anh, anh nào làm được bài thơ thể hiện con ngựa của ta phi nhanh nhất thì sẽ được ta gả con gái cho.
Cuộc thi bắt đầu. Ba anh chàng ngó quanh ngó quẩn, ngó trời ngó đất để tìm vần.
Một anh chàng thấy chiếc lá đang rơi ngoài sân, nảy ý, đọc luôn:

Ngoài trời chiếc lá rơi
Ngựa ông phi mù khơi
Phi đi rồi phi lại
Chiếc lá vẫn còn rơi.
Quan khen:
- Thơ có vần có điệu, khá hay, ngựa phi như thế quả là rất nhanh. Nhưng còn chờ xem đã…
Cô con gái của quan ngồi cạnh mẹ, đang xỏ chỉ vào kim giúp mẹ, nhưng vì chăm chú lắng nghe câu chuyện nên làm rơi cái kim vào bể cảnh. Anh chàng thứ hai “chớp” được, liền ứng khẩu:
Nàng đánh rơi cái kim
Ngựa ông phi như chim
Phi đi rồi phi lại
Cái kim vẫn chưa chìm.
Quan nhận xét:
- Thật không ngờ ngựa của ta lại phi nhanh đến thế, nhanh hơn cách mô tả của anh kia. Chỉ có điều so sánh ngựa phi với chim thì có vẻ hơi bị ép. Nhưng không sao, vẫn đạt yêu cầu của cuộc thi và nếu anh còn lại chịu thua thì anh là người thắng cuộc.
Anh chàng thứ ba vội lên tiếng:
- Quan lớn hượm hượm cho con tý đã nào! Ngày thường con vẫn ứng khẩu thành thơ nhanh như chớp, được bạn bè khen là “thần khẩu” mà sao hôm nay khớp quá, hàm cứ đánh cầm cập. Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”…
- Vợ quan lớn nãy giờ, nghe hai bài thơ của hai anh chàng kia đã buồn cười lắm rồi, nhưng cố nhịn, chỉ tủm tỉm. Đến khi nghe anh chàng thứ ba nói “trơn tuột” như thế thì hết chịu đựng nổi, cười rũ rượi.
Quan lớn quát:
- Bà đừng có mất nết như thế! Chuyện nghiêm túc, hệ trọng đến trăm năm của con trẻ mà cứ tưởng đùa, mà cười ngặt nghẽo được thì thật chả ra cái thể thống gì cả… Nào, anh kia, có làm được thơ thì làm đi, còn không thì đừng có nói lôi thôi nữa. Ông không đợi được nữa đâu đấy!
Vợ quan lớn lại cố nín một cách khó khăn. Có lẽ sự nín đã vượt giới hạn nên trong cái im ắng của gian nhà, từ bà quan lớn phát ra một tiếng “kít” nhỏ và rất ngắn nhưng vang lừng.
Anh chàng thứ ba trố mắt nhìn vợ quan lớn, sực “vỡ” ra tứ thơ, liền đọc luôn:
Bà vừa đánh cái “kít”
Ngựa ông phi mù tít
Phi đi rồi phi lại
Lỗ đít vẫn… chưa khít.

Lúc này, trừ anh chàng vừa đọc thơ là ngẩn tò te vì ngạc nhiên, còn tất cả đều rũ rượi, lăn lộn ra mà cười, cả gian nhà cũng cười bần bật. Quan lớn cười to nhất, nhiều nhất, tay vỗ đùi đen đét, mắt mũi giàn giụa. Lúc lâu quan mới hồi tỉnh lại được và nói:
- Ta chịu anh, ta chịu anh! Anh đã tả được cái thần khí của một cuộc đua ngựa và ngựa của ta là ngựa phi nhanh nhất, nhanh một cách diệu kỳ, nhanh hơn cả sự đóng mở của Thần Cốc - mẹ Huyền Tẫn. Ha, ha…ha! - và quan lớn lại bắt đầu đợt cười mới...

 ***
Vừa đi trên hè phố, vừa thầm thì kể chuyện vui, đôi khi đứng lại nhe răng cười một mình, chắc là làm cho người qua lại để ý lắm. Vừa từ hoang dã bước ra, tóc tai bù xù, mặt mày hốc hàc, còn nhe răng nhìn trời như đười ươi thì không là “quái nhân”, không bị mọi người soi mói mới là chuyện lạ. Hèn gì cứ ngẩng lên là thấy mọi cặp mắt đổ dồn lên chúng ta; hèn gì mà thấy đâu đâu cũng bị kẹt xe!...
May thay, trời đã ngả về chiều và ngày một tối nên sự lem luốc của chúng ta đã không còn bị ánh sáng làm cho rực rỡ nữa. Ơn Trời!





Mời xem:

LỜI PHÂN TRẦN

PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

PHẦN II: NỀN TẢNG