Thực tại và hoang đường 6




PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
Lepnit.

"Này Anadda, tất cả những người nào, hoặc ngay bây giờ, hoặc sau khi ta chết, tự làm ngọn đèn soi sáng cho mình, tự làm chỗ nương tựa cho mình, không tìm một chỗ nương tựa nào khác ngoài chính mình ra, mà can đảm coi chân lý là ngọn đuốc … không tìm một chỗ nương tựa nào ở người khác - những người đó sẽ lên được tới các bậc tối cao! Nhưng những người đó phải lo học hỏi hoài mới được!”.
(Đức Phật Thích Ca)

Từ cuộc thí nghiệm có một không hai về cái cây, chúng ta đã đi đến một kết luận rất dễ bị kết án là..."phần tử dị giáo”: Tất cả các sự vật - hiện tượng đều được cấu tạo nên từ vật chất; dù có khác nhau đến mấy thì bản chất cuối cùng của chúng cũng là vật chất; còn bản thân vật chất lại là sự hợp thành của những cái gì đó (có thể vừa là hạt, vừa là không hạt, là cả hai mà cũng không phải cả hai - để cho tiện, có thể gọi là hạt) nhỏ đến tận cùng của sự nhỏ, bất khả phân chia (chứ không phải là có thể chia đến vô tận như Lênin quan niệm) ...


Nếu kết luận rút ra từ cuộc thực nghiệm ấy chỉ dừng lại như nói trên thôi thì chẳng có gì gọi là “nguy hại” cả, thậm chí là tầm thường vì triết học từ cổ đại đến nay thiếu gì những nhận định như thế. Cái gọi là hạt (tạo nên) vật chất mà chúng ta đã “phát hiện” thực ra đã được nói tới từ rất lâu rồi. Upanishad gọi nó là thực thể tế vi (đạo tâm duy vi); Hi Lạp cổ đại gọi là “hạt nguyên tử”; Trung Quốc cổ đại gọi là thái cực (hay vô cực?), vật lý hiện đại (tạm) coi nó là lượng tử (hay photon).

Ngay cả khi chúng ta kết luận thêm rằng Vũ Trụ lấp đầy vật chất thì cũng chẳng có gì phải ầm ĩ. Ấn độ cổ đại đã cho là như thế với từ “đầy” gọn lỏn. Triết học duy vật biện chứng cũng công nhận như thế khi cho rằng thực thể của thế giới khách quan là vật chất, cái tồn tại là vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật - hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. Vật lý hiện đại cũng đã dự báo về một chân không không hoàn toàn trống rỗng mà trái lại chứa “đầy” lượng tử, liên tục “thăng giáng”.

Cái “nguy hại” là ở kết luận cuối cùng này: “Vũ Trụ là duy nhất, lấp đầy vật chất, bao hàm cả vận động, không gian và thời gian, cũng chính là Tự Nhiên Tồn Tại".

Kết luận như thế phải nói là một sự liều mạng cứu… Thượng Đế, người khen chắc chẳng có là bao (hoặc không có lấy một mống!) mà người chê “hồ đồ, dở hơi” thì chắc là nhiều vô kể!...

Đã từ lâu, tận cổ xưa, con người nhận thấy thế giới xung quanh ngoài những sự vật - hiện tượng quan sát được nhờ vào sự biểu lộ về hình dáng, kích thuớc, về sự biến đổi của chúng, còn có cái gì đó mà không biết đích xác là cái gì cứ hiển hiện mà không hiển hiện, dàn trải và bao trùm lên tất cả, các sự vật - hiện tượng như “bơi” trong đó. Con nguời đã đặt cho cái không biết là cái gì ấy, cái có thể hình dung như có bề rộng bề dài và bề sâu ấy là “không gian”. Ngoài không gian ra, con nguời còn cảm nhận một cái gì đó khác nữa; cũng không biết là cái gì, o ép tất cả các sự vật - hiện tượng quan sát được luôn phải “trôi” theo một hướng duy nhất: từ đâu đó mông lung gọi là tương lai, “trôi” đến cái gì đó rất trực giác nhưng cũng chẳng biết là cái gì, gọi là hiện tại, rồi tiếp tục “trôi” đi, về đâu đó cũng lại mông lung nốt, gọi là quá khứ, và đặt cho nó cái tên: “thời gian”. Nhiều nguời hình dung thời gian như một dòng sông cuồn cuộn các sự vật - hiện tượng. Hình dung như thế có lẽ là chưa đúng vì nếu thế, các sự vật - hiện tượng sẽ hiển hiện được không chỉ ở hiện tại mà còn ở cả tương lai và quá khứ nữa, chúng có thể biến mất khỏi hiện tại nhưng vẫn còn trong thời gian. Hay chúng ta nên hình dung nó như một mụ phù thủy làm trò ma thuật, hô hiện, hô biến theo sở thích của một vị chúa tể: bày ra một sân khấu hiện tại để các sự vật - hiện tượng liên tục, lũ lượt hiện ra, múa may quay cuồng mua vui đủ kiểu đủ trò, đến mệt mỏi rã rời, đến kiệt quệ sức lực, rồi liên tục lũ lượt biến mất, và cái sân khấu ấy không bao giờ hạ màn!

Những đêm trong, nhìn lên bầu trời, ngoài những vì tinh tú, những cụm tinh vân, chúng ta chỉ còn nhìn thấy một sự rỗng rang thăm thẳm, mịt mùng đến choáng váng, một màn đen tối thinh lặng đến ghê nguời. Vào thế kỉ XVII, Pascal đã phải thốt lên truớc quang cảnh ấy: “Sự im lặng vĩnh hằng của không gian vô tận làm tôi hoảng sợ”.

Người ta đã quan niệm cái "khối" rỗng rang vô tận cùng với mọi thứ mà nó chứa đựng, gồm tất cả sự vật - hiện tượng và mọi quá trình biến đổi của chúng (có nghĩa là chứa đựng cả thời gian ?) là Vũ Trụ.

Vũ Trụ có một thể tích không gian (của chưa hiểu là cái gì) lớn đến cùng cực, có thể là vô tận. Có thể tuởng tuợng Vũ Trụ như một đại dương với không gian là nước và vạn vật là các loài thủy sinh. Thế còn thời gian ? Không gian đã khó hình dung rồi mà thời gian còn khó hình dung hơn nhiều! Vật lý hiện đại coi nó như là thành phần thứ tư của không gian bốn chiều (ba chiều kích thước, một chiều thời gian). Lúc này Vũ Trụ là một khối không - thời gian thống nhất gồm chứa các sự vật - hiện tượng lặn hụp trong đó, chuyển hóa, biến đổi lẫn nhau một cách bất tận theo sự quy định của nó.

Bức tranh vừa nêu trên không phù hợp với quan niệm của chúng ta. Chúng ta đã cho rằng Vũ Trụ lấp đầy vật chất. Vậy thì ngoài vật chất ra, Vũ Trụ phải không còn cái gì khác nữa. Nghĩa là cái khoảng rỗng rang, sâu thẳm mịt mùng và thinh lặng một cách đáng sợ ấy, cái được gọi là không gian hay không - thời gian ấy cùng với tất cả sự vật - hiện tượng từ các thiên hà, cụm tinh vân, các vì sao cho đến phân tử, nguyên tử, điện tử và toàn bộ các bức xạ điện từ, đều phải là vật chất, là sự vật thể hiện ra những thuộc tính của vật chất; mang những yếu tố cấu thành của vật chất (và khái niệm vật chất ở đây phải được hiểu là chỉ thị về cái gì đó chung nhất, cơ bản nhất, cốt lõi nhất, mà cũng nền tảng nhất, cái mà thực chất, chúng ta vẫn chưa biết là cái gì). Có thể cho rằng vạn vật là sự “ngưng tụ” của vật chất và rồi lại tan hòa vào vật chất; các hiện tượng là sự bộc lộ quá trình hai chiều ngưng tụ và phân tán ấy. Nhờ có sự phân định mà chúng ta biết quy mô, độ to nhỏ của “ngưng tụ” để xây dựng nên khái niệm không gian, đồng thời biết tốc độ, độ nhanh chậm, độ dài lâu của các quá trình để xây dựng nên khái niệm thời gian.

Phải nói rằng chỉ từ việc quan sát các sự vật - hiện tượng cùng với sự vận động của chúng, con người mới xây dựng nên được khái niệm không gian và thời gian (cái khoảng bao la tối đen sâu thẳm đã nói ở trên cũng là một sự vật - hiện tượng vì dù chưa biết nó là cái gì nhưng chúng ta vẫn “thấy” nó!). Do đó không gian và thời gian là những nhận thức có nguồn gốc khách quan nhưng cũng nặng tính quy ước chủ quan, tương đối và bất định.

Quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian còn rất mơ hồ, chỉ là một giả định từ suy lý "vô lối" và do đó cũng khó lòng thuyết phục được ai lúc này. Mặc kệ! Chúng ta cảm nhận thấy cần phải quan niệm như thế thì mới dễ dàng hơn trong việc hình dung sự vĩnh cửu của Tồn Tại và tính duy nhất cũng như thống nhất của Nó.

Bởi vậy, dù đúng dù sai thế nào mặc lòng, chúng ta cứ bảo lưu ý kiến và đi xem xem các bậc tiền bối nói gì về không gian và thời gian.

* * *

Không biết loài người đã đặt vấn đề lý giải về Tồn Tại, về không gian và thời gian từ bao giờ? Theo như chúng ta biết (và đã nhắc tới rồi) thì ngay từ thời Vêđa của triết học Ấn Độ cổ đại đã đề cập đến vấn đề đó trong các bài kinh ca ngợi các vị thần. Nếu tách bỏ cái bề ngoài thần thánh và tín ngưỡng đi, chúng ta sẽ thấy hiện lên những trăn trở, những suy tư thực sự nghiêm túc, thâm thúy và “thuần triết”, những phán đoán “xuất thần” về thực tại mà đến tận ngày nay vẫn còn nóng bỏng tính thời sự.

Trong Rig.Veda X 129, có đoạn thế này (theo một cách dịch khác):
“Thuở ấy chưa hiện diện một vật gì mà cũng không phải là trống không (chưa có hiện hữu mà cũng không phải vô hữu).
Bấy giờ chưa có địa giới này và cũng chưa có bầu trời xa vời và cao tít kia. Đã có không biết cái gì nó bao phủ hai thế giới chưa?

Có ai sống bấy giờ và ở đâu? Ở đây, chỉ có một sự Nghiêm Nghị với Nghiêm Nghị mà thôi…”.


Hình như đó là một cố gắng hình dung và trăn trở về những thời khoảnh chưa hình thành Thái Duơng Hệ, chưa "khai thiên lập địa" thì phải? Và “sự Nghiêm Nghị với Nghiêm Nghị mà thôi” ấy có phải là ám chỉ cái không gian rỗng rang, rộng lớn đến choáng ngợp không?

Chúng ta đọc tiếp:
“…Bấy giờ chỉ có cái một hồn nhất, tự tại tối cao không một chút gợn, yên lặng không một hơi thở…”

Rất có thể Pascal cũng đã nhìn thấy quang cảnh ấy và ông đã “phát sợ” trong một lần cô đơn với một đêm khuya không trăng không sao, bốn bề vắng lặng như tờ nào đó ở thế kỷ XVII !

“Hiện Hữu còn chìm bên trong Vô Hữu; cái vĩ đại của nó chỉ biểu hiện ra là Nghiêm Nghị với Nghiêm Nghị mà thôi”.

(Ở đây chúng ta thấy xuất hiện một cặp khái niệm là Hiện Hữu – Vô Hữu. Đó là cặp khái niệm tương phản mang tính gốc, tính cơ sở mà ở dạng đơn giản hơn nữa là cặp khái niệm: Có – Không Có. Vấn đề này sẽ được chúng ta nói tới sau, vì nó hơi dài và cũng cần thiết cho chúng ta hiểu tốt hơn về Thực Tại).

Cách nay hơn bốn tỉ năm về trước, khi “chưa có chết và không chết”, quang cảnh Trái Đất của chúng ta chắc cũng tương tự như thế.

Vào thời cổ sơ đó, các thánh triết Ấn Độ đã “quan sát" đuợc bề mặt sao Hỏa, sao Kim, sao Mộc… nhờ linh cảm linh tri?. Hay trước đó nữa đã có một sự mách bảo đâu đó từ Vũ Trụ, hoặc từ nền văn minh trước đó huy hoàng và rực rỡ hơn chúng ta đã tưởng mà đến nay chúng ta chưa phát hiện được qua khảo cổ?

Trong Rig.Veda X 90.93, được cho là ca ngợi Thần Ngã (Putusa) nhưng đoạn duới đây không thể không cho là đang nói về thời gian được:
“Ngài thấm nhuần hiện hữu của Ngài trong tất cả các mặt, trên mặt đất và
Ngài còn vượt ra ngoài khắp phía
Ngài vừa là tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai
Ngài là Chúa của truờng sinh bất tử vì Ngài không chịu kết quả của hành động
Tất cả biểu hiện là biểu thị cho thế lực Ngài…”


Có một đoạn, tuy ngoài vấn đề đang bàn luận là không gian và thời gian, nhưng vì nó làm chúng ta quá kinh ngạc nên cũng xin chép ra đây:
“Toàn thể Vũ Trụ chỉ là một phần tư của bản thể Ngài
Ba phần tư ở tại miền thiên đình trong cõi bất tử”.


Tại sao lại có sự ấn định tỷ lệ một cách xác quyết như thế? Những lời sấm truyền tiên tri thường mù mờ, suy đoán “nát đầu” chưa chắc đã đúng. Thường thì chỉ khi sự việc đã xảy ra thì mới “à, ra thế!”. Nếu ta cho rằng bản thể Ngài là vật chất (mà đặc trưng của nó là khối luợng), thì chúng ta liên tưởng được ngay đến vấn đề "vật chất tối" mà vật lý thiên văn hiện nay đang đề cập. Bằng con đuờng quan sát và thông qua lập luận lý thuyết, các nhà vật lý đã đi đến giả thuyết rằng toàn bộ vật chất của Vũ Trụ gồm khoảng 30% vật chất thông thường (gồm 0,5% (so với mật độ tới hạn) vật chất thấy được, 4,5% vật chất tối thông thường) và 70% vật chất tối ngoại lai (đến nay chưa phát hiện được!). Dù là có sai biệt tỷ lệ nhưng phải nói là có sự tương đồng bất ngờ giữa phán đoán (hay được sự mách bảo?!) của các thánh triết cổ Ấn Độ và của các nhà vật lý hiện đại. Ta có thể nói rằng “một phần tư của bản thể Ngài” chính là vật chất thông thường, “ba phần tư ở tại miền thiên đình trong cõi bất tử” chính là vật chất tối ngoại lai trong Vũ trụ? Phải chờ đợi câu trả lời của tương lai và trong khi chờ đợi chúng ta cũng nên một lần đến bác sĩ tâm thần để nhờ tư vấn vì hình như não của chúng ta “có vấn đề”!...

Thôi, chúng ta “tạt qua” Kỳ Na Giáo (Jain, một giáo phái Ấn Độ đồng thời với Đạo Phật) xem họ nói gì về không gian và thời gian.

Theo Chandradhar Sharma, nhà triết học Ấn Độ thời hiện đại thì Kỳ Na Giáo cho rằng:
“Vật chất có vô số đặc tính và là đối tượng của sự sinh, diệt và tính thường tồn. Toàn bộ Vũ Trụ tuân theo hai phạm trù có tính bất diệt, tự thân, vĩnh hằng và cùng tồn tại là Jiva và Ajiva. Jiva là tinh thần ý thức và Ajiva là không tinh thần, không ý thức. Ajiva không chỉ bao gồm vật chất - gọi là “Pudgala”, mà còn bao gồm không gian, sự vận động, trạng thái đứng yên và thời gian. Tinh thần, vật chất, vận động, đứng yên và không gian (lần lượt là Jiva, Pudgala, Dharma, Adharma và Akasha) được mô tả là những Anstikaya Dravya hay vật chất sở hữu những bộ phận cấu thành có thể mở rộng trong không gian. Còn thời gian chỉ là Anastikaya Dravya không mở rộng trong không gian.
[...]

Thời gian là Anstikaya, không mở rộng trong không gian. Nó vô tận. Nó không nhận thức được mà chỉ suy luận từ những đặc tính giúp thể hiện tính liên tục, biến đổi, họat động, “hiện tại” hay “mới” và “sau đó” hay “cũ”. Nó duy nhất và không thể phân chia. Một số tác giả Kỳ Na Giáo đã tìm cách phân biệt thời gian thực và thời gian kinh nghiệm. Theo họ, thời gian thực giúp thể hiện tính liên tục, khoảng thời gian là vô tận, duy nhất và không thể chia được. Thời gian kinh nghiệm có thể chia thành thời khắc, giờ, ngày, tháng, năm và tạo ra những thay đổi khác trừ khoảng thời gian.

Như thời gian, không gian cũng vô hạn, vĩnh hằng và không nhận thức được. Nó được xem là điều kiện của việc mở rộng. Tất cả vật chất, trừ thời gian, đều có tính mở rộng. Sự mở rộng này có khả năng diễn ra được nhờ không gian. Bản thân không gian không phải là sự mở rộng mà nó chỉ là nơi mở rộng. Có hai loại không gian khác nhau. Loại không gian thứ nhất, vận động có thể xảy ra và được gọi là không gian lấp đầy. Còn loại không gian thứ hai không cho phép vận động, gọi là không gian rỗng. Không gian lấp đầy bao trùm tất cả thế giới, nơi diễn ra sự sống và vận động. Không gian rỗng tự nó trải ra vô tận phía sau không gian lấp đầy. Tại đỉnh điểm của không gian lấp đầy là “Cõi Siêu Thoát”
. (Triết học Ấn Độ, NXB tổng hợp TP.HCM).

Chúng ta không quan niệm nổi một Tồn Tại có “nguy cơ” xuất hiện Hư Vô như thế. Kỳ Na Giáo đã chưa phân biệt được Tồn Tại tuyệt đối chưa nhận thức và Tồn Tại tương đối đã qua nhận thức. Trong triết học nói chung cũng thường lầm lẫn như vậy!


* * *

Có thể rằng triết học Hy Lạp cổ đại ra đời là nhờ vào bà đỡ của nền văn minh Trung Cận Đông. Nhưng phải thừa nhận rằng Hy Lạp là một trong những nơi có nền văn hóa rực rỡ nhất, sớm nhất của nhân loại, cái nơi được coi là quê hương của nền triết học – khoa học Châu Âu. F. Angels nói rất hay:
“… chúng ta phải luôn trở lại với thành tựu của cái dân tộc nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được trong lịch sử nhân loại”.

Chính vì vậy mà khi nói hay bàn luận bất cứ vấn đề triết học gì, chúng ta thường quay về lục lọi cái kho tàng có một thời vô cùng “oanh liệt” mà giá trị của nó vẫn còn mãi đến tận ngày nay và theo thiển ý chúng ta, sẽ còn tới muôn đời.

Không có một triết học nào đi tìm câu trả lời về Tồn Tại mà trốn tránh được vấn đề không gian và thời gian. Ở triết học Hy lạp cổ đại cũng vậy thôi.

Héraclite là người chủ trương thế giới là thường biến, vận động là vĩnh viễn. Quan niệm không gian và thời gian của ông được Nietzsche nhận xét:
“Quan niệm của Héraclite về thời gian, theo đó mỗi khoảnh khắc chỉ hiện hữu khi nó đã hủy diệt khoảnh khắc trước, cha đẻ ra nó, vì chính nó cũng được tiền định là sẽ bị hủy diệt cũng nhanh chóng như thế. Đối với ông, quá khứ và tương lai cũng phù phiếm như một giấc mộng, còn hiện tại chỉ là cái giới hạn không có trường độ mà cũng không kiên cố phân cách quá khứ với tương lai. Nhưng không gian cũng tương tự thời gian. Và cái không gian ấy, cùng tất cả vạn vật khác vừa hiện hữu trong nó và trong thời gian, chỉ có được một hiện thể tương đối, chỉ hiện thể cho một thực thể đồng dạng với chúng; do đấy cũng chẳng tồn tại lâu dài hơn chúng”.

Mỗi con người đều có một cái tôi riêng, phân biệt được với muôn vàn cái tôi khác. Quan niệm như Héraclite thì con người luôn luôn biến đổi (đồng ý điều này!) đồng thời cái tôi cũng luôn thay đổi, mà cái tôi thay đổi thì nhân cách, cách suy nghĩ cũng ít nhiều phải thay đổi do đó mà một đời người là vô vàn nhân cách. Kinh nghiệm phản đối điều đó! Cái tôi thực sự tồn tại suốt cuộc đời mà Thượng Đế ban cho nó!

Có thể thấy Héraclite mắc sai lầm giống như Kỳ Na Giáo đã mắc, (có thể không phải, có thể là cả hai mà cũng không phải cả hai!!!).

Trong khi Héraclite “khăng khăng” về một thế giới thường biến thì trái lại Parménide luôn khẳng định tính bất biến của Tồn Tại. Ông cho rằng Tồn Tại được chứa đầy trong không gian, không có không gian thì không có Tồn Tại; bản chất của Tồn Tại là bất biến, vĩnh viễn và đồng nhất vì bản thân Nó, tức là Nó không thể mất đi, không có cái gì khác ngoài Nó. Parménide còn cho rằng nhận thức chính là nhận thức Tồn Tại; Tồn Tại không thể nhận thức được bằng giác quan nữa mà phải bằng tư duy. Chân lý, theo ông, là sự nhận thức đối với khái niệm Tồn Tại trừu tượng, bất biến, còn nhận thức về thế giới muôn màu muôn vẻ chỉ là giả tượng, là sai lầm, không phải chân lý.

Parménide đã viết trong “Bàn về Tự Nhiên” của mình như sau:
“Cho nên chỉ còn lại một con đường để nói, đó là: Tồn Tại là Tồn Tại. Trên con đường này có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng: bởi vì Nó không sinh ra cho nên Nó cũng không mất đi, Nó hòan chỉnh, duy nhất, bất động, vô hạn. Nó không có quá khứ và tương lai, bởi vì toàn bộ của Nó là hiện tại, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Nếu như anh muốn đi tìm nguồn gốc ra đời của Nó chăng? Nó sinh ra như thế nào và từ đâu mà sinh ra? … tôi không thể để cho anh nói hoặc nghĩ như thế này: Nó là từ Phi Tồn Tại mà sinh ra. Bởi vì nếu nói Tồn Tại có thể không Tồn Tại, thì quả là khó nói cũng như khó tưởng tượng ra được. Lý do gì để cho Nó nhất thiết phải sớm hơn hay muộn hơn một chút để sinh ra? Cho nên hoặc là Nó vĩnh viễn tồn tại hoặc vĩnh viễn không tồn tại … Như vậy xem ra thì Tồn Tại ra đời trong tương lai cũng như trong quá khứ như thế nào vậy? Bởi vì nếu Nó ra đời trong quá khứ hoặc trong tương lai thì có nghĩa là bây giờ Nó không tồn tại. Cho nên làm gì có sản sinh cũng như làm gì có tiêu diệt”.

Nhiều người cho rằng học thuyết về Tồn tại của Parménide mang tính chất duy tâm, siêu hình, đã tuyệt đối hóa khái niệm, tách rời hoàn toàn cái chung khỏi cái cá biệt, trở thành khởi đầu cho những quan điểm duy tâm khách quan của Platon sau này.

Đành rằng có thể Parménide đã đồng nhất tư duy và tồn tại, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tư tưởng về đối tượng với đối tượng của tư tưởng, nhưng theo chúng ta thì ông đã nói rất đúng về Tồn Tại (tồn tại viết hoa!!!): Bồ Đề Đạt Ma là Bồ Đề Đạt Ma chứ dứt khóat không phải là một ai khác!

Hêghen chắc là đã nhận ra điều đó, đã thấy được sự khác nhau giữa Tồn Tại (tuyệt đối) và tồn tại (tương đối), giữa Thế Giới Khách Quan bao gồm “cả chúng ta” trong đó và thế giới khách quan qua nhận thức của một chủ thể quan sát và tư duy, nên ông đã đi đến nhận định rằng khái niệm “tồn tại” của Parménide là điểm mở đầu thực sự của triết học, vì đó là một khái niệm triết học mang tính khái quát cao. Khác hẳn với những quan niệm mộc mạc, thô sơ, cho khởi nguyên thế giới là một sự vật cụ thể nào đó của đa số các nhà triết học duy vật đương thời. Vói việc đề cao nhận thức lý tính, đề cao tư duy, Parménide đã đặt nền móng cho sự phát triển tư duy lý luận thời cổ Hi Lạp, đồng thời mở đầu cho chủ nghĩa duy lý trong triết học Phương Tây sau này.

Điều đặc biệt đáng tiếc là Parménide đã không giải quyết đến rốt ráo mối quan hệ giữa Tồn Tại như ông quan niệm với không gian và thời gian. Một khi Tồn Tại là duy nhất mà còn lệ thuộc vào không gian thì kể cũng… buồn cười. Nếu hồi đó, ông “nhét” luôn không gian vào Tồn Tại (chứ không phải ngược lại!), coi không gian cũng là Tồn Tại, là bản tính kết tụ của Tồn Tại trong tư duy thì hay biết bao nhiêu. Đối với thời gian cũng thế. Cái ý tưởng cho rằng Tồn Tại là một Hiện Tại vĩ đại (từ của chúng ta) là một ý tưởng “siêu quần” nhưng chưa “tuyệt đích”. Thật là “uổng” khi ông dừng lại ở đó. Cái Tồn Tại của Parménide không thể ở trong thời gian được vì nó luôn là Hiện Tại vĩ đại (Hiện Tại vĩ đại xét cho cùng cũng là Vĩnh Cửu). Có thể tưởng tượng là Hiện Tại vĩ đại ở “trong lòng” thời gian, nhưng vì thời gian không thể tác động đến nó, không “thấm” được vào nó nên nó lại vẫn được coi là ngoài thời gian. Nhưng nếu thời gian ở trong nó thì lại càng không thể được vì quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ cùng một lúc xuất hiện khắp nơi trong lòng nó như là… hiện tại. Vậy thì thời gian phải vừa ở trong vừa ở ngoài, vừa là Tồn Tại, Tồn Tại đóng vai trò hiện tại để phân cách hai phần quá khứ và tương lai của thời gian. Nhưng vì Tồn Tại là duy nhất và cũng vì không thể tin nổi Tồn Tại lại có thể tồn tại được khi bị “kìm kẹp”, trong vai trò “là thứ chung chạ” của hư vô quá khứ và hư vô tương lai nên phải “chua xót” thừa nhận rằng không có thời gian tồn tại độc lập đối với Tồn Tại. Tương tự như đối với không gian, nếu hồi đó Parménide “nhét” luôn thời gian vào Tồn Tại, cho đó là bản tính dàn trải của Tồn Tại trong tư duy thì “đẹp” biết chừng nào. Làm như thế rất có thể Parménide vẫn có thể bảo vệ quan điểm về Tồn Tại của mình, đồng thời còn giải quyết được vấn đề hết sức “khó chịu” là mối quan hệ giữa Tồn Tại với không gian và thời gian: không gian - thời gian là tồn tại thuộc về Tồn Tại nên nó chẳng có tác động nào đến Tồn Tại cả; mặt khác đó là cặp khái niệm được hình thành nên trong quá trình nhận thức Thực Tại của tư duy, chúng mang tính tương đối, qui ước.
Nếu có công thức: Vợ + chồng = những đứa con, thì tại đây, cũng có thể viết: Héraclite + Parménide = Chúng ta.


* * *

Tất cả mọi sự vật hiện tượng xuất hiện, tồn tại và mất đi đều là nguyên nhân và kết quả của nhau, đếu phải phục tùng nguyên lý Tự Nhiên, đều tự do trong ràng buộc, chịu ràng buộc để tự do.

Một cách tương đối, mỗi sự vật - hiện tượng đều tự thân tồn tại. Tự thân tồn tại thể hiện ra như nó có một nội tại thường biến gọi là vận động nội tại. Vận động nội tại chính là hai quá trình đồng hóa và dị hóa liên tục tác động nhau, chuyển hóa nhau hướng tới cân bằng tĩnh tại (sự đồng nhất), dưới tác động liên tục của một môi trường, chúng thường xuyên biến đổi. Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”, nội tại của sự vật - hiện tượng không bao giờ đạt tới cân bằng tĩnh tại (tuyệt đối) được, nó chỉ có thể đạt đến trạng thái cân bằng động, cân bằng tương đối, có tính chất tạm thời và luôn bị phá vỡ bởi môi trường. Có thể nói vận động nội tại là một quá trình biến đổi tuần hoàn (mang tính chu kỳ) hình thành cân bằng và phá vỡ cân bằng, mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự tác động không thể cách ly được của một quá trình biến đổi tuần hoàn lớn hơn nó, bao trùm nó, đó là môi trường chứa nó.

Sự ràng buộc lẫn nhau nói trên giữa sự vật và môi trường phản ánh trong tư duy làm hình thành nên cặp khái niệm tác động - phản ứng. Phản ứng là quá trình sự vật “cố duy trì” trạng thái tồn tại trước đó, đang ổn định của mình trước tác động của môi trường để sau đó “thỏa thuận” với môi trường, làm hình thành trạng thái tồn tại mới, phù hợp với điều kiện mới. Đối với cơ thể sống quá trình phản ứng và thỏa hiệp được gọi là sự thích nghi. Quá trình hoàn thiện thích nghi từ tự phát đến tự giác, từ thụ động đến chủ động cũng chính là quá trình hình thành nên hệ thần kinh với trung tâm là bộ não. Lúc đầu là bộ não cảm giác biết tự điều chỉnh bản thân để thích nghi, chủ động trốn chạy tìm nơi để thích nghi. Sau đó là bộ não suy nghĩ được, có trình độ tự giác cao, chủ động tác động tích cực trở lại môi trường, cải tạo môi trường để không những thích nghi mà còn đảm bảo ngày một chắc chắn khả năng tồn tại của mình.

Cuộc trường chinh vạn dặm nói trên đã sinh ra con người biết tư duy, và lẽ tự nhiên, bước đầu tiên của tư duy là tìm hiểu về môi trường để tác động ngày một hiệu quả đến môi trường nhằm mục đích sống còn, rồi tư duy về mình để nhận thức rõ hơn khả năng của mình, vị trí, vai trò của mình trong môi trường, cũng nhằm cải thiện sinh tồn. Đến một trình độ phát triển nào đấy, trong một mức sống “dư dả” nào đấy sẽ xuất hiện tư duy mang mầm mống suy lý và nhiều khả năng, những suy lý đầu tiên lại là về con người với những câu hỏi đại loại: con người từ đâu đến; sao tôi được sinh ra để rồi phải chết đi, chết là gì?…

Lại cũng là điều hết sức tự nhiên, con người khi suy tư về mình, cố nhận thức về mình sẽ phải quay ra nhận thức về thế giới khách quan, vì họ nhận ra rằng muốn nhận thức con người, một bộ phận của thế giới khách quan, có nguồn gốc từ thế giới khách quan thì chỉ có một con đường ấy.

Sẽ không thể nhận thức được rốt ráo bản thân mình nếu con người chưa nhận chân được Tồn Tại, một cái gì đó toàn bộ và vốn có sẵn.

Từ đó chúng ta thấy rằng nhận thức cũng chính là một quá trình của Tự Nhiên Tồn Tại, do đó mục tiêu cuối cùng của nhận thức là Tồn Tại, trong đó có con người, vì sự tồn tại của con người. Loài người đã trao nhiệm vụ thiêng liêng ấy cho triết học nói riêng và khoa học nói chung (ở đây, chúng ta dùng danh từ khoa học để chỉ toàn bộ mọi lĩnh vực nghiên cứu của con người về Tự Nhiên Tồn Tại; như vậy triết học chỉ là bộ phận của nó; nghiên cứu một cách duy lý, trên những nét chung nhất, phổ biến nhất, do đó cũng … “mơ hồ” nhất).

Để hiểu được cặn kẽ, rõ ràng Tồn Tại, cần phải nhận thức được những gì mà Tồn Tại tác động vào bộ não, phản ánh lên trong tư duy dưới dạng các khái niệm, mà những khái niệm cơ bản, cốt tử nhất là: vật chất, vận động, không gian và thời gian. Chỉ khi nào triết học “nuốt trôi” được bốn vấn đề ấy thì mới gọi là hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng trước loài người.

Nhưng than ôi, dù bốn vấn đề ấy được nêu ra rất sớm, từ buổi đầu tiên của triết học, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết được một cách xác đáng. Điều huyền bí nhất là ở chỗ này: dù chưa hiểu gì về bản chất của chúng cả, nhưng con người cứ tưởng rằng đã hiểu hết, thoải mái dựa vào đó như dựa vào nền tảng để xây dựng nên thế giới, và thực sự đã đạt đến những thành tựu hết sức rực rỡ.

Có thể lý giải rằng dù chưa hiểu hết Tồn Tại nhưng con người đã hiểu được khái niệm tồn tại và khái niệm về tồn tại đã tương đối giống với Tồn Tại? Bốn khái niệm: vật chất, vận động, không gian và thời gian đã mô tả sát thực bốn thể hiện của Tự Nhiên Tồn Tại? Phải chăng, hiểu cái chưa biết; chưa biết cái tưởng chừng đã hiểu và hiểu cái tưởng chừng như đã biết là con đường tất yếu đi đến sự hiểu biết toàn bộ về Tự Nhiên Tồn Tại?


* * *

Zénon sinh tại Élée, miền nam nước Ý; là một trong những nhà triết học đại diện xuất sắc cho Trường phái Élée (coi thế giới là duy nhất, bất biến và về cơ bản là không nhận thức được). Ông là học trò và cũng là con nuôi của Parménide; được Aristote cho là người sáng lập ra phép biện chứng.

Theo Zénon thì nếu không gian và thời gian được tạo ra bằng những đơn vị hữu hạn không thể phân chia, ta sẽ vướng phải nghịch lý về một độ dài hay khoảng thời gian không thể phân chia và lớn vô hạn (bất cứ sự vật nào cũng phải lớn vô hạn!). Còn nếu chúng có thể được phân chia đến vô hạn thì làm cách nào tạo nên được những độ dài và những khoảng thời gian lớn được (hay một thể tích hợp thành từ những đơn vị thể tích nhỏ vô hạn sẽ không có thể tích!?)? Đằng nào cũng không thể chấp nhận được (một sự vật không thể vừa lớn vô hạn vừa nhỏ vô hạn!). Do đó phải đi đến kết luận: thời gian và không gian đều không có thực: “thế giới biến đổi” là một ảo tưởng. Zénon lập luận như vậy!

Zénon còn đưa ra những nghịch lý nổi tiếng khác, gọi là nan đề (aporie) để phủ nhận vận động và thời gian, còn được lưu truyền đến ngày nay. Chúng ta chú ý bốn nan đề sau đây:
- Sự phân đôi: Cái gì vận động đến đích thì trước hết phải đi qua phân nửa con đường đến đích ấy. Còn nửa đoạn đường, muốn đến đích lại phải đi qua phân nửa của nửa đoạn đường ấy, cứ thế đến… vô cùng.

Aristote đã phê phán: “… không gian và thời gian có thể phân chia đến vô hạn… nhưng không phải đã bị phân chia đến vô hạn”.

- Achilles và con rùa: Achilles, một chiến binh trong thần thoại chạy đua với con rùa. Achilles nhường cho con rùa chạy trước một đoạn xa rồi mới bắt đầu chạy. Nghịch lý là anh ta chẳng bao giờ đuổi kịp con rùa: bởi vì khi anh ta vừa chạy đến vị trí con rùa thì con rùa đã bỏ đi rồi.

Aristote phê phán: “Achilles sẽ đuổi kịp nếu người ta cho phép Achilles vượt giới hạn”.

- Mũi tên bay: mũi tên đang bay thực ra là đứng yên. Ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian, nó cũng chiếm một không gian đồng nhất chính xác với hình thể của nó.

Aristote phê phán: “Sai lầm ở chỗ là đã giả thiết dường như là do những “lúc này riêng lẻ hợp thành”.

- Một nửa bằng gấp đôi: Giả sử có ba vật thể A; B; C sắp như hình 1a; biết B và C chuyển động ngược chiều nhau; A đứng yên. B và C dùng khoảng thời gian như nhau để đi đến vị trí của A (hình 1b).

    A   °   °   °   °
B   °   °   °   °
        C   °   °   °   °

Hình 1a

A   °   °   °   °
B   °   °   °   °
C   °   °   °   °

Hình 1b



Vì B vượt qua C nhiều gấp đôi A nên thời gian mà nó dùng để vượt qua C nhiều gấp đôi thời gian nó dùng để vượt qua A. Vậy: một nửa bằng gấp đôi.

V.L.Lênin phê phán: “Sự vận động là bản chất của không gian và thời gian. Hai khái niệm cơ bản biểu thị bản chất ấy: tính liên tục và tính đứt đoạn. Sự vận động là sự thống nhất của tính liên tục (của thời gian và không gian) và tính gián đoạn (của thời gian và không gian). Vận động là một mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn".

Thế còn chúng ta, có ý kiến gì? Zénon đã “cố tình” không muốn quan sát thực tại và rất có thể là cụ tổ đầu tiên của… Thầy Cãi. Công bằng mà nói thì Zénon cũng đúng. Để đảm bảo tính đầy đủ của Tồn Tại thì nếu có sự thực khách quan, cũng phải có sự thực chủ quan và sự thực chủ quan là cái mà Zénon đã “thấy”? Nói vui thế chứ biết đâu chừng những nan đề của Zénon, nhìn ở góc độ khác lại là minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại của những thứ được gọi là vận động, không gian và thời gian. Vận động làm cho sự vật - hiện tượng xuất hiện và nhờ vận động mà sự vật hiện tượng được phân biệt với các sự vật hiện tượng khác trong không gian cũng như với chính nó trong thời gian. Đến lượt sự vận động, xét cho đến cùng, là tương quan giữa không gian và thời gian. Như vậy, về mặt vận động thì mỗi sự vật - hiện tượng được đặc trưng bởi một mối tương quan không - thời gian riêng, hay ta nói là trạng thái vận động của tồn tại.
Trong nan đề chia đôi hay chạy thi giữa Achilles và rùa, nếu trạng thái vận động không đổi (ở đây là tốc độ không đổi) thì nghịch lý không thể xảy ra; còn nếu trạng thái vận động thay đổi (ở đây là chậm dần) theo ý chí của Zénon thì vì quá trình chia nhỏ là vô tận nên vận động dù có nhỏ đến mấy cũng không thể bị “tiêu diệt”.

Đối với trường hợp mũi tên đang bay thì nó cứ như thế mà… bay, không có lúc nào dừng, miễn là đừng ai đụng đến nó (cản nó hoặc làm cho nó biến thành sự vật - hiện tượng khác). Nó bay mãi được như thế là vì nó chẳng tốn tí sức lực nào để tự giải quyết mâu thuẫn cả. Nó là một bất biến nếu không có quan sát (nhận thức). Nói mũi tên vừa bay vừa đứng yên là theo nghĩa như vậy.

Cũng có thể suy ra lời giải thích cho nan đề một nửa bằng gấp đôi dựa trên khái niệm tương đối của quan sát và sự khác nhau về trạng thái vận động mà không cần đến giả thiết về mâu thuẫn. Chỉ có tư duy con người là mâu thuẫn và phải cố mà tự giải quyết lấy!

Aristote đã nhận thức được vai trò tối quan trọng của vận động:
“Tự nhiên đã được định nghĩa là “căn nguyên của vận động và biến hóa”, vả lại là đề mục mà chúng ta nghiên cứu. Do đó chúng ta phải làm rõ ý nghĩa của “vận động”. Bởi vì nếu như không hiểu được nghĩa của vận động thì cũng không hiểu được ý nghĩa của tự nhiên”

Ông cũng đã thấy được mối quan hệ khăng khít giữa vận động và thời gian:
“Nếu như không có thời gian tồn tại thì làm sao có được cái gọi là “trước” và “sau”? Còn nếu vận động không tồn tại thì làm sao có thời gian được? Cho nên thời gian là số lượng của vận động, hoặc giả bản thân nó là một loại vận động. Thế thì nếu như thời gian là vĩnh viễn thì vận động cũng là vĩnh viễn”; giữa vận động và sự vật:
“Không thể có một loại vận động nào tồn tại mà tách rời khỏi sự vật cả”.


* * *

Hình như viêc tìm hiểu bản chất không gian và thời gian đã dừng lại cùng với sự kết thúc nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sau này, triết học Châu Âu cũng không tiến thêm được bao nhiêu, hầu như chỉ là lặp đi lặp lại vấn đề đã được nêu ra, thêm bớt, bổ sung “râu ria” cho không gian và thời gian, hai khái niệm được coi như về cơ bản đã được nhận thức (?). Có thể mượn đánh giá chung của Nietzsche để nói về điều này:
“Quả vậy, họ (triết học cổ Hy Lạp) đã sáng tạo nên những tiêu thức chính yếu của tinh thần triết học, mà toàn thể hậu thế đã chẳng thêm thắt được vào đó điều gì thiết yếu”.

Đáng chú ý là quan niệm của triết học Kant và triết học Mác.

Imanuel Kant (1724 – 1804) được đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu trước Mác. Theo Hêghen, triết học Kant “là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại” (“hiện đại” được hiểu là cùng thời với Hêghen); “những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học Kant”.

Trong “tập bài giảng lịch sử triết học” tập II (NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1994) có viết thế này:
“(…) Kant cho rằng nhờ cảm năng của con người với các công cụ nhận thức tiên thiên là hình thức tiên thiên không gian (tức năng lực cảm nhận đối tượng trong một vị trí, một khuôn hình, một giới hạn, một đường biên xác định) và hình thức tiên thiên thời gian (tức năng lực cảm nhận các quá trình diễn ra bên trong và bên ngoài ta theo một thứ tự, một trật tự trước sau xác định) mà con người có thể sử dụng được những công cụ tiên thiên ấy như những chiếc khuôn để khuôn đúc các trạng thái, các ấn tượng vô định hình nói trên thành những cảm giác, thành các hình ảnh cảm tính xác định về các đối tượng được cảm nhận của thế giới. Và chính nhờ trong ta đã xuất hiện những hình ảnh trực quan này (tức là những cảm giác xác định về đối tượng) mà chúng ta thấy được các sự vật và hiện tượng của thế giới mà ta tiếp xúc trong những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Theo các quan niệm của Kant, nếu giả định rằng chúng ta vứt bỏ đi các hình thức cảm năng tiên thiên không gian và thời gian, thì lập tức toàn bộ nội dung của những dữ liệu có trong ta về thế giới xung quanh sẽ trở thành một cái gì lộn xộn, vô trật tự, phi hình hài…
[...]
(…) Như vậy trong học thuyết của Kant, chúng ta thấy có sự cách biệt giữa con người với thế giới, giữa ý thức của con người và các khách thể tác động lên con người. Từ đó, Kant suy ra rằng thế giới khách quan là không thể nhận thức được, bởi vì nhận thức cảm tính tự bản thân chúng hoàn toàn khác biệt với các đối tượng khách quan của thế giới “các vật tự nó”. Còn thế giới hiện tượng mà chúng ta cảm nhận được lại là sản phẩm sáng tạo của bản thân chủ thể nhận thức; lại được gói trong các hình thức của ý thức chủ thể. Còn bản thân các khách thể, tự chúng là những cái không thể tiếp cận được đối với tri thức.
[...]
(…) Nếu như ở thời kỳ tiền phê phán ông còn chịu ảnh hưởng các quan niệm của Niutơn, coi không gian và thời gian là những cái thuộc về thế giới khách quan, thuộc lĩnh vực “vật tự nó”, thì sang thời kỳ phê phán, Kant đã coi không gian và thời gian không còn là cái thuộc về thế giới bên ngoài nữa, mà lại là những hình thức thuộc năng lực cảm tính của con người. Hạn chế của quan niệm này là ở chỗ nó tách rời không gian và thời gian với những hình thức tồn tại của vật chất và quá trình vận động của sự vật, coi chúng là những cái thuộc về lĩnh vực chủ quan của ý thức con người. Tuy nhiên quan niệm đó gắn không gian và thời gian với đời sống và quá trình hoạt động của con người, đặt vấn đề về bản chất xã hội của chúng.

Quan niệm về không gian và thời gian của Kant là nền tảng cho các tư tưởng toán học của ông thời kỳ phê phán. Theo ông, các biểu tượng không gian là cơ sở của các tri thức hình học, còn biểu tượng thời gian là cơ sở của các tri thức số học và đại số”.


Không nên lấy những bộ não khiếm khuyết, tật nguyền ra để chứng minh những vấn đề về “yêu mến sự thông thái”. Dù sao, sức suy tưởng của Kant là tuyệt vời. Riêng về vấn đề không gian và thời gian, ông đã chỉ ra nhiều mặt hết sức tinh tế, sâu sắc cho hậu thế nhận thức rõ hơn về chúng; và việc tạo lập mối liên hệ giữa thời gian với toán học là một điều độc đáo, chưa có tiền lệ, gợi nên nhiều suy ngẫm lý thú cho chúng ta.

Có lẽ Kant đã không cho rằng nhận thức có bản chất khách quan (vì tính chủ quan của nó là theo yêu cầu của tự nhiên nên cuối cùng cũng là khách quan), do đó đã lưỡng lự về nguồn gốc của không gian và thời gian. Thực ra không gian và thời gian chỉ là hai thể hiện của duy nhất một cái cây của thế giới bên ngoài, "đơm bông kết trái" thành siêu hình ở thế giới bên trong và tư duy đã dành quyền sở hữu cho nhận thức. Nếu Kant chọn sự trung dung giữa thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán, câu chuyện về thời gian và không gian của ông chắc sẽ sán lạn hơn nhiều.

Nếu cho rằng triết học Châu Âu có gốc rễ là triết học Hy Lạp cổ đại thì nền triết học cổ điển Đức chính là hoa thơm trái ngọt của nó. Gọi là hoa thơm trái ngọt để ca ngợi chứ thật ra đó là một pho triết học đồ sộ của những nhà tư tưởng đại tài như Kant, Hêghen, Phơbách… mà chúng ta, nếu không có người đi trước dẫn dắt, giảng giải, thì sẽ vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận, nắm bắt; đó thật sự là một trái đắng “hơi bị” khổng lồ đối với chúng ta.

Triết học Mác (hay thường gọi là triết học duy vật biện chứng mà Mác là người sáng lập) là sự kế thừa xứng đáng và cũng là tinh hoa của nền triết học ấy. Đó là một sự kiện vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. Sự ra đời của triết học Mác đã có tác động hết sức to lớn, trên phạm vi toàn thế giới; tạo nên bước ngoặt trong tiến trình vận động của xã hội loài người.

Theo chúng ta, triết học duy vật biện chứng đã lý giải rành mạch nhất, trong sáng nhất và… “hay nhất” cho đến nay về những vấn đề thiết yếu của triết học, về những mối quan hệ cơ bản của thực tại khách quan; là học thuyết triết học quan niệm gần đúng nhất từ trước đến nay về Tồn Tại; đã đến gần chân lý tuyệt đối nhất. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điều chưa dứt khoát được, thậm chí là phải nhận thức lại.

Chúng ta hãy xem triết học ấy nói gì về không gian và thời gian.

Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng cùng với khái niệm vận động, thì không gian và thời gian là những khái niệm đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. Lênin nói: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngòai không gian và thời gian”.

Theo quyển “Giáo trình triết học Mác – Lênin” (NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2004) thì: “Trong lịch sử triết học, không gian và thời gian là những phạm trù đã được xuất hiện rất sớm. Ngay thời xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ không gian, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động… Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian.

Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Không gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó có nghĩa là không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian… Ph. Anghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian.” V. I. Lênin cho rằng, để chống lại mọi chủ nghĩa tín ngưỡng và mọi chủ nghĩa duy tâm thì phải: “thừa nhận một cách dứt khoát và kiên quyết rằng những khái niệm đang phát triển của chúng ta về không gian và thời gian đều phản ánh không gian và thời gian thực tại khách quan”; “kinh nghiệm” của chúng ta và nhận thức của chúng ta ngày càng thích ứng với không gian và thời gian khách quan, ngày càng phản ánh chúng một cách đúng đắn hơn và sâu sắc hơn.
[...]
Như vậy, không gian và thời gian có những tính chất sau đây:
- Tính khách quan, nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất, tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian tồn tại khách quan.

- Tính vĩnh cửu và vô tận, nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả, cả về quá khứ lẫn tương lai, cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về bên trái lẫn bên phải, cả về phía trên lẫn phía dưới.

- Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Còn thời gian chỉ có một chiều (từ quá khứ đến tương lai). Khái niệm “không gian nhiều chiều” mà ta thường thấy trong tài liệu khoa học hiện nay là một trừu tượng khoa học dùng để chỉ tập hợp một số đại lượng đặc trưng cho các thuộc tính khác nhau của khách thể nghiên cứu và tuân theo những nguyên tắc biến đổi nhất định. Đó là một công cụ toán học hỗ trợ dùng trong quá trình nghiên cứu chứ không phải để chỉ không gian thực, không gian thực chỉ có ba chiều.”


Vẫn còn mù mờ! Câu hỏi “không gian và thời gian là gì?” đến đây, vẫn chẳng nhận được câu trả lời thỏa đáng. Vẫn là cứ nói vòng quanh! Có thể cảm giác là triết học duy vật biện chứng đã “áp” rất sát chúng, chỉ một bước nữa là “vạch trần” được “bộ mặt thật” của chúng. Một bước thôi, nhưng mấu chốt ở chỗ là bước kiểu nào và theo hướng nào. Chúng ta thấy rằng, triết học duy vật biện chứng đã đúng khi coi vật chất, vận động, không gian và thời gian là bốn vấn đề có mối gắn kết khăng khít không thể tách rời; tồn tại mà thiếu một trong bốn thể hiện đó, yếu tố đó, sẽ không còn là tồn tại nữa. Nhưng mối quan hệ giữa chúng, cụ thể như thế nào thì triết học duy vật biện chứng vẫn chưa phán đoán ra (chưa nói đến đúng sai ở đây). Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề có nhiều khả năng là triết học ấy cũng chỉ mới nhận thức được nửa vời vật chất và vận động.

Trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” của mình (cũng có phần đóng góp của Mác), Ph. Anghen thừa nhận: “Ngoài các phạm vi nhìn thấy của chúng ta ra thì tồn tại, rốt cuộc, vẫn là vấn đề còn phải giải quyết”.

Cùng trong tác phẩm ấy, ông viết:
“Nhưng nội dung hiện thực và nội dung có thể phân biệt được của thời gian thì lại khác: thời gian đó, - chứa đầy một cách hiện thực những hiện tượng thuộc các loại có thể phân biệt được và những hình thức tồn tại của lĩnh vực đó, đều thuộc phạm vi có thể đếm được, chính cũng vì một lẽ là ngay bản thân thời gian và những hình thức đó đều có thể phân biệt được. Chúng ta hãy tưởng tượng ra một trạng thái không có sự biến đổi nào cả, và trong sự đồng nhất của bản thân trạng thái ấy tuyệt đối không có một chút phân biệt nào về mặt liên tục cả, thì lúc đó khái niệm riêng biệt hơn về thời gian sẽ tự nó chuyển thành quan niệm chung hơn về tồn tại. Người ta không thể tưởng tượng được thế nào là sự tích lũy của một khoảng thời gian dài trống rỗng – Đó là lời của ông Đuy Rinh, và ông ta khá lấy làm đắc ý về sự quan trọng của phát hiện ấy …
[...]
(…) Sự tích lũy đó nghĩa là thế nào, đối với chúng ta, điều đó ở đây không quan trọng; vấn đề là xét trạng thái giả thiết ở đây, thế giới có kế tục không, có trải qua một khoảng thời gian dài hay không. Đo lường một khoảng thời gian dài không có nội dung như thế thì chẳng được cái gì cả, cũng y như đo lường một cách vu vơ không có mục đích trong không gian trống rỗng, điều đó ta biết từ lâu rồi, và chính vì cái lối làm như thế thật là vô vị cho nên Hêghen mới gọi cái vô tận ấy là vô tận hỏng. Đối với ông Đuy Rinh, thời gian chỉ tồn tại thông qua sự biến hóa, chứ không phải là sự biến hóa tồn tại trong thời gian, và thông qua thời gian mà tồn tại. Chính vì thời gian khác với sự biến hóa cho nên thời gian có thể dùng sự biến hóa để đo thời gian, vì muốn đo lường bao giờ cũng phải dùng một vật gì khác với vật cần đo, còn như thời gian mà trong đó không xảy ra những biến hóa rõ rệt thì không thể không là thời gian; trái lại, đó là thời gian thuần túy không có một vật pha trộn gì ở bên ngoài đưa vào, tức là thời gian thực sự, thời gian đúng là thời gian. Thực vậy, nếu chúng ta muốn nắm cho được khái niệm thời gian hoàn toàn thuần túy tách rời khỏi mọi cái không dính dáng gì ở bên ngoài pha trộn vào, thì chúng ta bắt buộc phải gạt ra một bên những biến cố khác nhau xảy ra cùng một lúc hay là xảy ra kế tiếp nhau trong thời gian, và như vậy là chúng ta hình dung được một thời gian trong đó không có gì xảy ra cả. Như vậy, không phải là chúng ta đã để cho khái niệm về thời gian mất đi trong ý niệm chung về tồn tại, mà là lần đầu tiên chúng ta đạt tới khái niệm thuần túy về thời gian”.


Không thể hình dung nổi một khoảng thời gian trống rỗng được tích lũy lại như giả định của Đuy Rinh và cũng không thể hiểu được cái gọi là “thời gian thuần túy”, thời gian đúng là thời gian (rất dễ mường tượng lầm sang cái gọi là không gian hư vô!?) của Ph. Anghen. Ý kiến cho rằng thời gian chỉ xuất hiện thông qua sự biến hóa, nếu đúng là của Đuy Rinh, thì theo chúng ta, chí ít nó cũng không tầm thường. Chú ý rằng nếu thời gian không được phân chia một cách qui ước thì không thể đo được bất cứ sự biến đổi nào. Trong vấn đề này có lẽ Ph. Anghen đã sai lầm chăng?

Đoạn phê phán sau đây của Ph. Anghen (đối với Đuy Rinh) có liên quan đến vật chất, vận động (cụ thể là lực cơ giới), và làm cho những ai “yêu mến sự thông thái” phải suy ngẫm rất nhiều.
“… Theo Hêghen, sự tồn tại “Tự Nó’ có nghĩa là tính đồng nhất nguyên thủy của các mặt đối lập chưa phát triển – đang còn ẩn giấu trong một vật thể, một quá trình, một khái niệm nào đó; còn trong sự tồn tại “Cho Nó” thì những nguyên tố ẩn giấu đó lại cách biệt nhau, tách rời nhau và bắt đầu đấu tranh với nhau. Vì lẽ đó chúng ta phải hình dung trạng thái nguyên thủy bất động như là sự thống nhất giữa vật chất và lực cơ giới và hình dung sự biến chuyển sang trạng thái vận động như là tách rời nhau và đối lập giữa vật chất và lực cơ giới. Nhưng với phương pháp biểu tượng ấy không thể chứng minh được tính hiện thực của các trạng thái nguyên thủy tưởng tượng của ông Đuy Rinh, mà chỉ vạch ra khả năng có thể hiểu được trạng thái ấy dưới cái phạm trù “Tự Nó” của Hêghen và có thể hiểu được sự kết thúc cũng hoàn toàn tưởng tượng ra của trạng thái ấy dưới cái phạm trù “Cho Nó”. Hêghen ơi cứu tôi với!

Ông Đuy Rinh nói rằng vật chất là cái mang trong mình tất cả những cái gì hiện thực, vì vậy không thể nào có lực cơ giới ở ngoài vật chất được. Hơn nữa, lực cơ giới lại là một trạng thái của vật chất. Thế nhưng trong trạng thái nguyên thủy, khi không có gì xảy ra cả thì vật chất và trạng thái của nó tức là lực cơ giới lại thống nhất với nhau làm một. Như vậy là sau đó, khi đã có cái gì đó bắt đầu xảy ra thì dĩ nhiên là trạng thái đó phải được phân biệt với vật chất. Như thế là chúng ta phải chịu sự thỏa mãn với những câu thần bí như vậy, cộng thêm với sự tin tưởng rằng trạng thái đồng nhất với bản thân nó là không tĩnh mà cũng không động, không thăng bằng mà cũng không vận động. Trước sau, chúng ta vẫn không biết trong cái trạng thái vũ trụ ấy thì lực cơ giới là ở chỗ nào, và làm sao mà có thể chuyển được từ cái bất động tuyệt đối sang cái vận động mà không cần đến một cái hích từ bên ngòai, nghĩa là không cần đến Thượng Đế.

Trước ông Đuy Rinh, các nhà duy vật đã nói đến vật chất và vận động. Ông Đuy Rinh qui vận động vào lực cơ giới, vào hình thức dường như là cơ bản của vận động, và như vậy là tự làm cho mình không sao hiểu được mối liên hệ chân thực giữa vật chất và vận động, mối liên hệ mà tất cả các nhà duy vật trước ông cũng đều chưa thấy được. Nhưng vấn đề thì thật là đơn giản. Vận động là hình thức tồn tại của vật chất. Bất kỳ, bao giờ và ở đâu cũng không có và không thể có vật chất không vận động (…). Vật chất không có vận động cũng như vận động không có vật chất đều là điều không thể quan niệm được. Cho nên cũng như bản thân vật chất, vận động là cái không thể sáng tạo ra được và không thể tiêu diệt được; triết học cũ (Đềcáctơ) diễn tả ý đó như sau: Số lượng vận động tồn tại trong thế giới bao giờ cũng thế, không thay đổi. Cho nên vận động là cái không thể tạo ra được mà chỉ có thể truyền đi thôi. Khi vận động từ vật thể này truyền sang vật thể khác, thì vì nó tự truyền đi, nó là chủ động cho nên người ta có thể coi nó là nguyên nhân của vận động, và vì nó bị truyền đi cho nên coi nó là bị động. Chúng ta gọi vận động chủ động là lực, vận động bị động là biểu hiện của lực. Như vậy thì rõ ràng lực và biểu hiện của nó là ngang bằng nhau, vì trong cả hai cái đó thì cũng vẫn là một vận động mà thôi.

Như vậy, một trạng thái vật chất bất động là một trong những quan niệm trống rỗng nhất, phi lý nhất, một sự “tưởng tượng có tính chất mê sảng” thật sự (…)

(…) theo quan điểm biện chứng, vận động có thể hiển hiện ở cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, điều đó hoàn toàn không khó khăn gì. Theo phép biện chứng, tất cả sự đối lập ấy như chúng ta đã biết đều chỉ là tương đối thôi; không hề có thể tĩnh tuyệt đối, cũng như không hề có cái thăng bằng vô điều kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại phá hoại sự thăng bằng. Cho nên, thể tĩnh và cái thăng bằng, khi nó tồn tại, là kết quả của một vận động có hạn, và hiển nhiên là vận động ấy có thể đo được bằng kết quả của nó và đi từ kết quả ấy mà hồi phục lại dưới hình thức này hay hình thức khác …”


Ông Đuy Rinh chắc chắn là sai lầm trên nhiều mặt, thậm chí là rất nhiều, nhưng không phải là tất cả. Trong những quan niệm mà Ănghen thuật lại là của Đuy Rinh ở các đoạn trích trên, suy xét kỹ, có lẽ nên cho rằng chúng không những có phần bổ ích cho tư duy triết học mà còn có phần không kém xác đáng nữa. Hay như ý kiến dưới đây của Đuy Rinh được chính Ănghen trình bày trong “Chống Đuy Rinh” cũng vậy:
“Luôn luôn nhớ rằng cùng với những trạng huống vận động của vật chất, còn có những trạng huống tĩnh, mà những trạng huống này thì không thể đo lường bằng công cơ giới được … Nếu trước kia chúng ta gọi tự nhiên là người thợ vĩ đại và nếu hiện nay chúng ta hiểu danh từ ấy theo nghĩa chặt chẽ của nó, thì chúng ta cần phải bổ sung rằng những trạng thái đồng nhất với bản thân nó, những trạng thái tĩnh không biểu hiện được công cơ giới. Như vậy là chúng ta lại thiếu cái cầu nối giữa tĩnh và động”.

Đứng trước Kim tự tháp Ai Cập, chúng ta nói nó bất động hay di động, tĩnh hay động? Lịch sử nhân loại nói rằng hàng ngàn năm nay nó sừng sững ở đó, giờ đây chúng ta thấy nó ở đó và cả ngàn năm sau nữa, nếu như bỏ qua tác động của khí hậu và không ai đập phá, chắc chắn nó vẫn còn đó. Nếu đồng thuận như vậy thì chúng ta chỉ có một câu trả lời là nó bất động. Hỏi một đứa trẻ, chỉ cần nó hiểu thế nào là tĩnh và động, nó sẽ trả lời không do dự : Kim tự tháp là tĩnh. Đối với chúng ta với năm giác quan mà Tạo Hóa ban tặng thì Kim tự tháp Ai Cập là một bất biến, chẳng biểu hiện ra công cơ giới nào cả.

Nhưng nhà vật lý học chắc chắn phải theo Héraclite thôi: Kim tự tháp luôn luôn biến đổi nội tại, không một ai có thể ngắm nó được hai lần trong đời, dù là nó vẫn sừng sững ở đó. Và nếu biết được khối lượng Mo của nó, ông ta sẽ tính ra ngay toàn bộ công cơ giới của nó "ẩn dấu" dưới dạng là MoC2(nhưng chắc rằng ông ta sẽ vẫn lúng túng trước câu hỏi: vật chất là gì?!)

Chưa hết, một người “ngoài hành tinh” xuất hiện cười ha hả mà rằng: “Kim tự tháp không những vận động nội tại mà bản thân nó cũng không bất động; nó đang quay quanh trục Trái Đất, cùng với Trái Đất, “chạy” quanh Mặt Trời và thậm chí còn ngao du vô định đâu đó trong Vũ Trụ. Công cơ giới toàn phần của nó đâu phải là MoC2 mà phải là MC2 (với M ≠ Mo).
Thế thì chân lý thuộc về ai? Thật là khó mà trả lời cho dứt khoát được.

Có hai vật chuyển động đối đầu nhau. Tùy vào trạng thái người quan sát mà sẽ thấy những hoạt cảnh khác nhau: có thể thấy hai vật “đâm sầm” vào nhau với cùng vận tốc, hoặc khác vận tốc, hoặc một vật đứng yên và một vật chuyển động. Điều đó có nghĩa là tùy vào trạng thái vận động của bản thân hệ quan sát mà đối với nó, sự thể hiện công cơ giới của hai vật đó sẽ khác nhau và như thế những người ở những hệ quan sát khác nhau sẽ không thỏa thuận được mức độ chuyển động của hai vật đó, hay chúng ta nói rằng sự chuyển động cũng huyền hoặc y hệt như sự đứng im. Rõ ràng là cùng một thực tại nhưng lại có tác động khác nhau vào những hệ quan sát khác nhau, phản ánh thành những hoạt cảnh sai biệt, méo mó trong tư duy, làm cho sự nhận thức về thực tại không còn chính xác, chân thực như nó vốn dĩ thế. Tuy vậy mỗi hệ quan sát đều phải thừa nhận không thể chối cãi được về một sự thực rằng đang “có một cái gì đó” xảy ra được gọi là thế giới khách quan thể hiện những đặc tính được đặt tên là vật chất, vận động, không gian và thời gian, bởi vì chí ít thì ai cũng “thấy” được một kết quả không thể khác, mang tính tuyệt đối, đó là sự va chạm của hai vật (người quan sát ở hệ này “thấy” được sự va chạm thì người ở mọi hệ quan sát khác cũng phải “thấy” được, nếu ai đó không thấy thì có nghĩa là ngay lúc hai vật va chạm, đã ngủ gật hoặc đã bị che khuất tầm mắt!).

Nếu thời Ănghen mà vật lý học đã có được thành quả đột phá như ngày nay thì ông đã phải chỉnh sửa lại không ít trong lập luận của mình về Tự Nhiên Tồn Tại.

Trong “Biện chứng của tự nhiên”, Ănghen viết:
“Vật chất với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một điều trừu tượng thuần túy. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng với tư cách là những vật tồn tại hữu hình; vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính”.

Hay đoạn khác:
“Thực thể, vật chất không phải là cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa (…). Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng biệt của vận động”.

Theo Lênin thì khái niệm vật chất là “rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được”, do đó chỉ có thể định nghĩa nó trong mối quan hệ với ý thức; một cách gián tiếp:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

“đặc tính” duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật biện chứng thì gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta”.


Tiện đây, chúng ta nêu ra luôn một đoạn trong “Bút ký triết học” của Lênin mà thực tình, chúng ta không hiểu nổi:
“… vận động có nghĩa là: vừa ở chỗ này nhưng đồng thời lại không ở chỗ này, đó chính là tính liên tục của không gian và thời gian – và chính tính liên tục đó làm cho vận động trở thành khả năng”.

Nếu đồng ý rằng sự va chạm của hai vật nói trên là hiện tượng tuyệt đối thì phải thừa nhận rằng ngay lúc va chạm, hai vật không thể vừa ở chỗ này lại vừa ở chỗ khác được. Mặt khác, sự va chạm đó, đối với bản thân nó là duy nhất, xảy ra tại vị trí đó, tại thời điểm đó chứ dứt khoát không phải ở vị trí khác, ở lúc nào khác cho dù các quan sát có thể thấy nó ở những vị trí khác nhau, vào những thời điểm khác nhau theo quan niệm riêng, chủ quan của mình. Đành rằng nếu không gian và thời gian không có tính liên tục thì khó mà hình dung (hoặc không thể hình dung) ra vận động, nhưng nếu không gian và thời gian không có tính phân định (tính gián đoạn) đến một giới hạn nhất định (không phải đến vô tận!) thì không thể xuất hiện va chạm được. Vậy thì không gian và thời gian cùng một lúc luôn có hai tính liên tục và gián đoạn. Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến phải hình dung trong khoảng thời gian nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, gọi là đơn vị, sự vật - hiện tượng nói riêng và toàn thể Vũ Trụ nói chung ở trạng thái bất động tuyệt đối. Từ đó cũng không thể hình dung được vận động là một chuỗi kế tiếp nhau của các trạng thái bất động ấy (tương tự như một cuộc chiếu phim, các hình ảnh bất động xuất hiện kế tiếp nhau liên tục tạo nên hoạt cảnh sống động). Chẳng dễ dàng gì mà trốn chạy Thượng Đế!.

Thôi, để cho đỡ nhức đầu, chúng ta cứ nói rằng Vũ Trụ đã sẵn như thế rồi, Nó tự vui đùa hồn nhiên với chính Nó; Nó luôn luôn là thực tại, chẳng có quá khứ, cũng không có tương lai, chẳng cần ai phải quan tâm tới Nó. Không "bị" nhận thức, Nó chẳng là gì cả; chính nhận thức đã làm cho Nó thành đủ thứ rối rắm, nào là có một lịch sử, có một tương lai,..., nói chung là có… đủ thứ.

* * *

Vâng, Vũ Trụ đã qua nhận thức là Vũ Trụ có… đủ thứ, có thần linh thì phải có ma quỷ, có tất yếu thì phải có ngẫu nhiên, có đúng thì phải có sai, có chân lý thì phải có phi lý, có thuận lý thì phải có nghịch lý, có thể xác thì phải có linh hồn, có khách thể thì phải có chủ thể, có cái phi tôi, Cái Ấy, Brahman thì cũng có cái tôi, Cái Này, Atman… Như thế mới là hợp lẽ tự nhiên. Tự Nhiên Tồn Tại mà không có gì cả hoặc thiếu đủ thứ mới là lạ đời, mới quái đản.

Cũng chính vì thế mà trong tư duy mới có sự phản ánh làm hình thành nên khái niệm “có” và tương phản với nó là khái niệm “không có”. Có – Không Có là cặp khái niệm tương phản cơ sở, khởi nguyên của tất cả các cặp khái niệm tương phản tồn tại trong hệ thống khái niệm của nhận thức. Chẳng hạn cặp tương phản ở mức độ đối lập nóng - lạnh xuất phát từ cặp tương phản có nóng – không có nóng (hay nói tắt là nóng – không nóng; không nóng lại gồm nhiều mức độ: ấm, mát, lạnh… mà lạnh được coi là ở mức đối lập với nóng qua điểm giữa là khái niệm bình thường, không nóng mà cũng không lạnh).

Cần lưu ý rằng khái niệm “không có” không có nghĩa là hư vô. Một căn phòng không có gì có thể là trống rỗng nhưng không có nghĩa là hư vô. Tương tự, không tồn tại là nói không có một sự vật - hiện tượng nào đó chứ không phải Vũ Trụ không tồn tại ở đó. Chỉ khi nói Không Tồn Tại mới ám chỉ đến Hư Vô. Không nhìn thấy gì không có nghĩa là nhìn thấy Hư Vô mà đơn giản là tại nhìn nhưng...không thấy!

Trong triết học chúng ta thường gặp cặp tương phản hiện hữu – vô hữu (hay còn nói là hữu – vô hữu; hữu – vô; hiện diện – không hiện diện…) mà thực chất chính là cặp khái niệm có – không có. Dù thế nhưng có thể cho rằng trong suốt quá trình sử dụng, cặp hiện hữu – vô hữu đã có sự hiểu khác biệt ở mức độ nào đó đối với cặp có – không có, nghĩa là giữa chúng đã không còn đồng nhất hoàn toàn về ý nghĩa nữa.

Chúng ta đã có cách hiểu cho riêng mình về hiện hữu và vô hữu. Nhưng trước khi trình bày ra, như thói quen, chúng ta xem các bậc tiền bối nói gì về hai khái niệm ấy, hay những khái niệm gần với chúng.

Rõ ràng là "có một cái gì đó chứ không phải là không có gì”. Nhưng tại sao lại là “có cái gì đó” và “cái gì đó” là cái gì? Đó chắc chắn là câu hỏi mà ngay thuở ban đầu của triết học đã được đặt ra, và việc trả lời câu hỏi đó là nhiệm vụ cơ bản của triết học và nhiệm vụ đó đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Trong triết học Hy Lạp, “cái gì đó” được gọi là hữu thể; có nghĩa “tồn tại”, “một vật tồn tại”; “có vật gì”; “vật đó là”; hữu tức là “là”. Vậy hữu thể là gì? Ở đây, có thể triết học Hy Lạp hiểu hữu thể là ám chỉ về mọi vật tồn tại chăng?

Trong “Siêu hình học”, quyển 4, Aristote viết:
“Có một môn khoa học (tức siêu hình học, tức triết học - Người viết) chuyên nghiên cứu về hữu thể với tư cách là hữu thể và các thuộc tính về hữu thể này theo đúng bản chất của nó. Nhưng khoa học này không giống bất kỳ các khoa học được gọi là chuyên biệt nào; vì không khoa học nào trong những khoa học này bàn một cách tổng quát về hữu thể với tư cách là hữu thể. Chúng chỉ cắt ra một phần của hữu thể với nghiên cứu về thuộc tính của phần ấy: chẳng hạn đấy là những gì toán học thực hiện. Giờ thì chúng ta đang đi tìm những nguyên lý thứ nhất và những nguyên nhân cao nhất; thì rõ ràng phải có một cái gì đó mà những nguyên lý này thuộc về, vì nó là bản chất riêng của nó. Thế thì những ai đã đi tìm cái yếu tố của sự vật đang tồn tại, thì đang đi tìm cùng những nguyên lý này, nhất thiết những yếu tố ấy phải là những yếu tố của hữu thể không do tình cờ nhưng chính vì nó là hữu thể. Vì thế, nó thuộc hữu thể với tư cách là hữu thể mà chúng ta cũng phải nắm bắt các nguyên nhân thứ nhất”.

Cũng trong “Siêu hình học”, quyển 4, Aristote viết:
“Lại nữa, trong những “mục khái niệm tương phản” một trong hai hàng là đại biểu cho “khiếm khuyết”, còn hết thảy những cái tương phản đều có thể qui kết về “hữu” và “phi hữu”, “một” và “nhiều”. Ví như đứng im là thuộc về “một”, vận động là thuộc về “nhiều”. hầu như mọi nhà tư tưởng đều thừa nhận hữu thể và thực thể là do cái tương phản hợp thành. Ít ra là họ đều đề xuất ra cái tương phản là nguồn gốc đầu tiên (…). Bởi vì hết thảy mọi vật đều hoặc là tương phản, hoặc là do tương phản tạo ra. Còn “một” và “nhiều” lại là khởi điểm của tương phản”.

Không biết từ suy tư chiêm nghiệm nào mà Aristote lại cho cặp một - nhiều là gốc, khởi nguyên của tương phản? Theo chúng ta thì đối với nhiều phải là ít chứ? Từ một - nhiều chúng ta có thể đưa về “nguyên trạng” của nó là có một – không có một, không có một là tập hợp của có hai, có ba…, có nhiều… và như thế, có thể cho rằng cặp một - nhiều là tương phản chưa tới mức đối lập (hay đối ứng?!) và nó không thể là gốc nhất được mà phải là có – không có.

Còn đây là đoạn triết lý của nhà thần học Thomas Aquinas (trong “Những câu hỏi V và VI. Dẫn giải về Chúa Ba Ngôi của Boethius”), mà chúng ta cho là lý thú; có liên quan đến “hiện hữu”.

“Thế thì có một số đối tượng của sự suy đoán tùy thuộc vào vật chất xét về mặt hiện hữu của chúng, vì chúng chỉ có thể tồn tại trong vật chất. Và có sự khác biệt giữa những đối tượng này. Một số tùy thuộc vào vật chất cả về khía cạnh tồn tại lẫn khái niệm. Đây là trường hợp của những vật mà định nghĩa của chúng hàm chứa vật chất khả giác đó; chúng không thể được hiểu nếu không có vật chất khả giác (…). Vật lý học và khoa học tự nhiên nghiên cứu về loại này. Tuy nhiên có một số đối tượng của sự suy đoán, dù chúng tùy thuộc vào vật chất về mặt hiện hữu, lại không tùy thuộc vật chất về mặt khái niệm, vì vật chất khả giác không được bao hàm trong định nghĩa của chúng. Đây là trường hợp của những đường thẳng và các con số - loại được toán học nghiên cứu. Còn có những đối tượng của sự suy đoán không tùy thuộc vào vật chất về mặt hiện hữu vì chúng có thể tồn tại mà chẳng cần vật chất, chẳng hạn Thượng Đế và các thiên thần, hoặc chúng hiện hữu trong một vài thứ nhưng trong những thứ khác thì không, chẳng hạn bản chất, chất lượng, hữu thể, tiềm năng, hành vi, một và nhiều và vân vân… Thần học hoặc khoa học về thần linh bàn về tất cả những điều này”.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu vì sao trước đây chúng ta không hiểu những lập luận của Thánh Thomas Aquinas bàn về sự hiện hữu của Thượng Đế!

Martin Heidegger (1889-1976) là nhà triết học hiện đại thuộc trường phái chú giải học, (từ sự giải thích tác phẩm của Homère ở thời cổ đại Hy Lạp; giải thích văn bản kinh thánh trong phong trào cải cách tôn giáo, chú giải học đã trở thành một trào lưu triết học ở cuối thế kỷ XIX). Theo ông, bản thể là vấn đề cơ bản của triết học. Các triết học trước đây đã đặt ra nhưng không giải quyết được. Ông cho rằng bản thể là nền tảng của hữu thể hay hữu thể là bản thể đặc thù; muốn nhận thức được chân lý, trước hết phải làm sáng tỏ được vấn đề hữu thể. Trong tác phẩm “Hữu thể và thời gian”, Heidegger viết:
“… Trên cơ sở những đóng góp đầu tiên của hai triết gia Hy Lạp này (chỉ Platon và Aristote – NV) nhằm giải thích hữu thể, một giáo điều đã được triển khai, không những công khai cho rằng vấn đề ý nghĩa của hữu thể là không cần thiết, mà còn xúi giục người ta quên hẳn nó đi. Họ cho rằng khái niệm hữu thể là khái niệm phổ quát và rỗng tuếch nhất, do đó không thể có một định nghĩa về nó…
Khi bắt đầu nghiên cứu thì hầu như không thể đưa ra báo cáo chi tiết về những tiền giả định và thành kiến đã ăn sâu và nuôi dưỡng niềm tin cho rằng việc thẩm tra hữu thể là không cần thiết. Chúng đã đâm rễ vào chính bản thể học cổ đại, và sẽ mãi như thế cho đến khi nào vấn đề hữu thể được làm sáng tỏ và tìm được câu trả lời, cũng như được nhìn nhận là một manh mối – ít nhất là, nếu chúng ta muốn quan tâm đến mảnh đất mà từ đó những khái niệm cơ bản về bản thể học đã phát triển, và nếu chúng ta muốn xem là liệu các phạm trù ấy đã được chứng minh thích đáng và đầy đủ chưa. Do vậy, chúng ta bàn về những tiền giả định này chỉ trong mức độ cần thiết làm sáng tỏ câu hỏi về ý nghĩa của hữu thể. Có ba tiền giả định:

1 - Trước hết, đã có quan niệm cho rằng hữu thể là khái niệm phổ quát nhất… “Sự hiểu biết về hữu thể đã được bao hàm trong việc nhận thức bất kỳ điều gì mà một người hiểu rõ trong các thực thể” (…) Trong bản thể học thời trung cổ, hữu thể được phác họa là “Siêu việt” (transcendens) (…) Và cuối cùng, khi Hêghen (Hegel) định nghĩa hữu thể như là cái “tức thời trung gian” và làm cho định nghĩa này thành nền tảng cho tất cả những giải thích sâu xa hơn về phạm trù của ông về “lôgic”, ông vẫn tiếp tục nhìn vấn đề theo cùng một hướng với bản thể học cổ đại, có chăng, ông không còn lưu ý đến vấn đề của Aristote về tính đơn nhất của hữu thể vượt trên tính vô số của “các phạm trù” có thể áp dụng cho các sự vật. Cho nên nếu nói hữu thể là khái niệm phổ quát nhất, thì điều này không có ý nghĩa nó là khái niệm sáng sủa nhất, hoặc không cần phải bàn luận thêm nữa. Phải nói đó là khái niệm tối tăm, khó hiểu nhất mới đúng.

2 - Thứ đến, có quan điểm cho rằng khái niệm hữu thể là không thể định nghĩa được. Quan điểm này được suy diễn từ tính phổ quát tối thượng của hữu thể (…) Thực vậy, hữu thể không thể được quan niệm như một thực thể: bản tính không thêm gì cho thực thể, cũng không thể có được nó - đặc tính như thế để có thể được gọi bằng thuật ngữ “thực thể”. Hữu thể, theo định nghĩa, không thể xuất phát từ những khái niệm cao hơn, cũng không thể được trình bày bằng những khái niệm thấp hơn. Nhưng phải chăng điều này hàm ý rằng hữu thể không còn đưa ra vấn đề? Không đâu! Chúng ta chỉ có thể suy ra rằng hữu thể không thể có đặc tính của thực thể. Như vậy, chúng ta không thể áp dụng cho hữu thể khái niệm về “Sự định nghĩa” như được trình bày trong luân lý học truyền thống, vốn tự có các nền tảng trong bản thể học cổ đại và ở một chừng mực nào đó, mang lại cách thức chính đáng để mô tả “các thực thể”. Tính bất khả định của hữu thể không loại trừ vấn đề về ý nghĩa của nó; nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn vấn đề một cách trực diện.

3 - Cuối cùng, có quan niệm cho rằng hữu thể thuộc mọi khái niệm mà tự nó đã rõ ràng. Bất cứ khi nào một người nhận thức bất kỳ vật gì hoặc khẳng định một điều gì, bất cứ khi nào một người hành xử hướng về thực thể, cả với chính bản thân, thì một cách nào đó ta đã sử dụng khái niệm hữu thể, và khái niệm này được cho là “khả tri” mà không cần khó nhọc gì thêm, giống như mọi người đều hiểu: “bầu trời thì xanh”, “tôi đang vui” … Nhưng ở đây, chúng ta chỉ có một loại khả tri trung bình, đơn giản là vì khái niệm ấy lại bất khả tri. Cũng rõ ràng theo bất cứ cách hành xử nào hướng về thực thể như thực thể - cả theo bất cứ hữu thể nào hướng về thực thể như thực thể - ở đó vẫn có cái gì tiên thiên, một cái gì bí ẩn. Chính sự thể là chúng ta đã sống trong sự hiểu biết về hữu thể, nhưng ý nghĩa của hữu thể vẫn còn bị che giấu trong bí mật (…).
(…)
(…) Như đã biết, chúng ta luôn cố gắng để hiểu về hữu thể. Vì sự hiểu biết này sẽ làm sáng tỏ được ý nghĩa của hữu thể và cùng với nó sẽ hướng chúng ta đến chỗ nhận thức được hữu thể (…).
(…)
(…) Mọi cái chúng ta nói về, mọi cái chúng ta nhìn thấy, mọi cái chúng có quan hệ với, cách này cách khác, đều là hữu thể; việc tồn tại của chúng ta chính là hữu thể, và cách thức tồn tại của chúng ta cũng thế. Hữu thể nằm trong sự kiện là một cái gì đó tồn tại, và tồn tại trong hữu thể của nó, trong thực tại, trong hiện tại gần bên, trong sự sinh tồn, trong tính hiệu lực, trong hiện tính thể (Dasein), trong cái “có”…”.

Rối rắm quá xá chừng! Chúng ta đã cố gắng tập trung để lĩnh hội suy tưởng về hữu thể của Heidegger mà hầu như không được gì. Hữu thể rốt cuộc vẫn là cái chưa được nhận biết, vẫn bí ẩn (thậm chí còn bí ẩn hơn cả cái hữu thể của Aristote, cái ra đời trước đây hơn hai ngàn năm!). Có điều đó là tại chúng ta “lú” hay tại Heidegger “siêu”, hay đơn giản hơn, bản chất của hữu thể là "bất khả tri"? Nếu chúng ta thay thuật ngữ "hữu thể" bằng thuật ngữ "tồn tại" thì tình hình sẽ ra sao nhỉ?

Immanuel Kant, như đã nói, cho rằng con người chỉ có thể tiếp cận hiện tượng, cái được hình thành nên từ ý thức chủ quan, chứ không bao giờ tiếp cận được “vật tự nó”, cái khách thể, như nó vốn có. Cùng với việc khai sinh ra vũ trụ hiện tượng, Kant đồng thời cũng chối bỏ bản thể học. Heidegger không chấp nhận điều đó. Ông đưa ra lời phê bình chua chát đối với xã hội chúng ta, xã hội đang đắm chìm trong sự lãng quên nặng nề về hữu thể, mà như thế sẽ không thể nhận thức được thực tại. Tuy vậy, ông lại cho rằng ngôn ngữ hàm chứa và biểu lộ bản chất của sự vật, của người, do đó tư duy phải hướng theo ngôn ngữ vì “ngôn ngữ là ngôi nhà của bản thể”; chỉ ở ngôn ngữ, bản thể mới xuất hiện; thông qua ngôn ngữ mà hiểu được ý nghĩa của hữu thể, và như vậy ngôn ngữ có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự thông hiểu để thấu đạt chân lý. Chúng ta cho rằng quan niệm đó của Heidegger là hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn.

Có lẽ là cũng đồng ý quan điểm đó mà trong tác phẩm: “Nội quan: Nghiên cứu về sự hiểu biết của con người” của mình, Bernard J. F. Lonergan viết:
“Vậy thì theo định nghĩa của chúng ta, hữu thể là mục đích của khát vọng tri thức thuần túy. Khi đó hữu thể là:
1) Toàn bộ điều được nhận biết và
2) Toàn bộ điều chưa được nhận biết
Lại nữa, vì tri thức đạt được mức tăng trưởng hoàn toàn chỉ theo phán đoán, nên hữu thể là cái phải được tri thức nhờ tổng số phán đoán đúng. Người ta có thể thắc mắc, tổng số ấy là gì? Nó là một bộ đầy đủ các giải đáp cho trọn bộ câu hỏi. Các giải đáp là gì thì còn phải được xem xét. Các câu hỏi là gì thì còn đợi chúng nổi lên (…). Trước mắt, có thể khẳng định rằng ở đó tồn tại một khát vọng tri thức thuần túy, một tinh thần thẩm tra và phê phán, theo sau những câu hỏi có thêm các câu hỏi, hướng tới mục đích nào đó được gọi là hữu thể.

(…) Bao lâu nhận biết được xác định, bấy lâu chúng ta có thể nói rằng hữu thể là cái được nhận biết bởi những phán đoán đúng. Bao lâu khát vọng nhận biết vượt quá nhận thức thực tế, bấy lâu chúng ta có thể nói được rằng hữu thể là cái được nhận biết bởi tổng số phán đoán đúng. Do vậy, hữu thể ít ra cũng có một đặc tính: nó bao hàm tất cả. Ngoài hữu thể ra, chẳng có gì khác. Hơn nữa, hữu thể hoàn toàn cụ thể và hoàn toàn phổ quát. Nó hoàn toàn cụ thể: bên kia và bên trên hữu thể của bất cứ sự vật nào. Nó hoàn toàn phổ quát: tách rời lĩnh vực của hữu thể, chỉ còn hư không”.


Một quan niệm thật là “ngộ nghĩnh” về hữu thể, nhưng hợp với "khẩu vị" của chúng ta!
Triết học, trong thời buổi “ăn không ngồi rồi”, bị chứng “béo phì”, không thiếu những quan niệm còn đầy "lúng túng" về “hữu thể” đại loại như vậy. Nhưng như vậy không có nghĩa là vô ích. Tất cả những trăn trở, không phân biệt cao thấp, miễn nghiêm túc và trong sáng đều phụng sự cho nhận thức của con người trên con đường tìm đến sự thực khách quan, đồng thời cũng chính là để hiểu biết hết nguồn cơn của bản thân mình. Khát vọng tri thức thuần túy, do đó, là nét đẹp thanh cao, tao nhã của “yêu mến sự thông thái” - triết học.

Chúng ta, những kẻ hậu bối ở vào điều kiện dễ thấy được cái hay cái chưa hay của quá khứ để nhặt nhạnh tích góp làm hành trang cho mình, và nếu có phê phán thì cũng chỉ nhằm mục đích ấy, cho nên phải cố mà tẩy rửa cho cái tâm sáng ngời… “Thầy và chân lý đều quí, nhưng chân lý còn quí hơn”, Aristote đã nói như vậy!

Chúng ta tiếp tục nói về… chúng ta!

Vâng, chúng ta đã nói, Tự Nhiên Tồn Tại, đúng như tên gọi mà chúng ta gượng ép cho nó, luôn mang tính đầy đủ (quá đầy đủ nữa là đằng khác!), đầy đủ tuyệt đối. Vì nó quá đầy đủ như thế, cho nên đối với nhận thức chủ quan của con người, nó lại có vẻ như thiếu đủ thứ.

Cũng vì “cái kiểu ỡm ờ” như thế mà Tự Nhiên Tồn Tại lại có vẻ như không toàn thiện tý nào: Con người là sản phẩm “cao cấp” của Tạo Hóa, được Thượng Đế và vô vàn thần linh bảo bọc, che chở, phù hộ, tưởng cứ thế mà vui sống, hạnh phúc và bất tử nhưng nào có được thế đâu. Lịch sử loài người là cả một chuỗi thời gian dài dằng dặc đi kiếm miếng ăn để sống còn, tranh giành, giết chóc lẫn nhau triền miên làm cho tội ác và đi liền với nó là cơ cực khổ đau chồng chất ngút trời. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được một tín ngưỡng lúc nào cũng rao giảng về cao cả, bao dung lại “dám” thiêu sống một con người lương thiện chỉ vì không “thần phục” đức tin. Tại sao trên mặt đất này không luôn được mưa thuận gió hòa mà thiên tai cứ thường xuyên nổi lên đủ mọi cấp độ dữ dội, khủng khiếp?...

Hay chính phải như thế chứ không thể khác mới là sự bộc lộ tính toàn thiện tuyệt đối của Tự Nhiên Tồn Tại? Thật là hoang mang! Có điều tin được, thậm chí chắc chắn là con người quen ích kỷ, đã không đủ khách quan để đánh giá Tự Nhiên Tồn Tại; đã không chịu hiểu rằng Vũ Trụ này hiện hữu không phải chỉ để giành riêng cho con người mà là cho tất cả. Con người có thể nhìn Nó theo nhãn quan của mình, có thể gán ghép cho Nó đủ mọi nhãn mác, tên gọi nhưng không thể bắt Nó xử sự theo tín ngưỡng của mình và nhất là không thể nào thiêu sống Nó trên giàn hỏa được, tuyệt đối không thể!

Nói lại: hệ thống khái niệm, cùng với ngôn ngữ (các ngôn ngữ) của con người vừa có nguồn gốc từ thế giới khách quan vừa là danh mục tên gọi của tất cả các sự vật - hiện tượng mà con người nhận thức được hoặc quan sát được, cảm nhận được (phán đoán được) trong quá trình nhận thức nhưng chưa nhận thức được (hoặc chưa nhận thức được triệt để). Các danh mục ấy luôn được bổ sung, điều chỉnh ngày càng một nâng cao của con người. Những điều đó dẫn chúng ta đến nhận định rằng: nhận thức của con người về Tự Nhiên Tồn Tại, dù lúc đầu có thể là thiển cận, nặng nề chủ quan (đương nhiên thôi!), dù có thể phải nhận thức thông qua khái niệm (tất yếu thôi!), nhưng cũng như bộ não người: từ tự phát phản ứng đến tự giác thích nghi, từ suy nghĩ trực giác đến tư duy trừu tượng đến linh cảm linh tri, thì rồi đây, đến một lúc nào đó con người sẽ nhận chân được chính xác (hợp lý thôi!) chân lý tuyệt đối. Và cũng ngay lúc đó, e rằng con người sẽ phải ồ lên: “Hóa ra chúng ta đã thấy nó từ lâu lắm rồi, từ thời xa xưa của tiên tổ con người; đó là Tự Nhiên Tồn Tại là Tự Nhiên Tồn Tại! Sao mà giản dị đến thế !”.


* * *

Có thể phán đoán rằng khi chưa có ngôn ngữ, con người đã có ấn tượng rồi biểu tượng. Nhờ có biểu tượng mà con người vạch vẽ được. Vạch vẽ là cách đầu tiên mà con người biết đến nhằm mô tả sự vật: để mô tả cái cây, người ta vẽ hình tượng giống cái cây; để mô tả mặt trời, người ta vẽ hình tượng giống mặt trời; muốn cho đồng loại biết mình nghĩ về cái núi, người ta vẽ hình tượng cái núi … Để nhắc lại những cái đã vẽ thì người ta sẽ vẽ lại nhưng có những lúc, trong những hoàn cảnh, không thể vẽ lại được hoặc khó vẽ lại được, người ta phải “ú ớ” dùng cử chỉ động tác để mô tả và rồi cùng với điệu bộ động tác, những âm tiết đặc thù ra đời, những ngôn từ đơn giản nhất, đầu tiên ra đời, mang ý nghĩa như đó, đây, kia, cái này, cái đó …

Nhưng trong cái thế giới được quan sát thấy, được cảm nhận thấy đâu phải chỉ là những đơn vị rời rạc như thế, đâu phải bất động như thế; đâu phải chỉ có một cái đó, cái này, cái kia mà còn là những cái đó, những cái này và những cái kia; cái núi có thể thấy bất động một chỗ lâu dài nhưng mặt trời thì lúc ở đây lúc ở kia; con thú thì lúc hiện lúc mất, cái cây ngày hôm nay khác với cái cây ngày hôm qua, lúc trổ bông đơm trái khác với lúc đâm chồi nảy lộc. Vì vậy mà cùng với quá trình lặp đi lặp lại hái lượm, săn bắt, phân công, chia phần… dần dần các khái niệm định lượng và định lượng có tính so sánh được hình thành như: có, không, ít, nhiều, cao, thấp, xa, gần, hơn, kém… Hệ thống các cặp khái niệm tương phản cũng bắt đầu được xây dựng nên một cách “ vô tình” để từ đó mà cặp sơ khai nhất và cốt lõi nhất, mang bản chất đơn vị xây dựng cơ bản là cặp khái niệm có – không có, khó có thể khác được.

Trong cuộc sống đời thường, nếu chúng ta viết lên tờ giấy dòng chữ: “có – không có”, đưa cho ai đó xem và hỏi rằng có thấy gì không thì tất nhiên, nếu đã đọc “Hoàng Tử Bé”, và là người vui tính, anh ta sẽ mỉm cười trả lời: “Lại con voi trong con trăn chứ gì?”; còn vô phúc gặp phải anh chàng đang cáu bẳn thì sẽ nhận được một đốp chát: “Lũ dở hơi!”. Không sao, vì đó chỉ là một sự nghịch ngợm, vui đùa. Vả lại, đúng thực chúng ta là những kẻ thất thế trong cuộc sống, không còn biết làm gì mới “rỗi hơi” đi tìm cái ý nghĩa của một điều chẳng ăn nhập, ích lợi gì đối với những cuộc đời nặng trĩu những vấn đề quan trọng hơn nhiều, cần phải giải quyết để mưu cầu danh lợi. Chỉ khi chúng ta cầm tờ giấy ấy hỏi lầm phải một ngài triết gia “xôi thịt” hay tệ hơn, ngài triết gia “cao ngạo”, chúng ta mới thấy buồn bã tủi lòng. Các vị ấy sẽ đột nhiên trở thành đui, điếc, câm trước cái vẻ ngô ngố, trước hình hài quê mùa của chúng ta. Và nếu chúng ta có cố gắng van nài thì sẽ nhận được một câu nhát gừng của vị “cao ngạo”: “Triết học không phải của các cậu. Đừng ảo tưởng!”, hoặc một yêu cầu tế nhị của vị “xôi thịt”: “Nếu các cậu muốn biết thì sao không mời tớ… ra quán? Chúng mình lai rai trò chuyện mới vỡ lẽ được, bởi vì phạm trù triết học là một câu chuyện dài!”. Nhưng phải nói rằng tệ hại nhất là gặp phải ngài triềt gia “cuồng tín”, gặp phải vị này thì ôi thôi… tai bay vạ gió tức thì!.

Có – không có là cặp khái niệm tương phản đầu tiên mang tính hạt giống của mọi cặp khái niệm tương phản. Vì thế mà nó đơn sơ, thuần phác như một chàng nhà quê: dễ mến và dễ hiểu đến mức tầm thường. Ngày xưa khi chưa lê bước làm cuộc hành trình này, chúng ta cũng thấy như thế thôi. Còn bây giờ, khi đã mắc chứng hoang tưởng đến mức độ khá trầm trọng rồi, chúng ta mới đột ngột cảm nhận được có cái gì đó hết mức thiêng liêng ẩn giấu trong cái bề ngoài giản dị bậc nhất ấy. Hình như mọi thể hiện của Tự Nhiên Tồn Tại, nói cô đọng lại, chỉ là có, không và sự chuyển hóa giữa chúng (dấu gạch ngang) mà thôi. Khi chúng ta ngủ sâu, chúng ta là không, cái không ấy thấy gì? Thấy Hư Vô, cũng là Không thôi! Khi chúng ta thức tỉnh, chúng ta là có, cái có ấy thấy gì? Thấy Tồn Tại, thấy Có, đâu đâu cũng là Có, cái trống không của một khoảng trời đêm cũng là Có, dù rằng có thể gọi là “không” để phân biệt với những khoảng trời chứa đựng những vì sao, hay so với chính nó khi lúc khác ở đó xuất hiện vì sao. Còn bản thân chúng ta cũng vậy thôi, lúc là có, lúc là không, có có không không, mê mê tỉnh tỉnh. Là bộ phận của Tồn Tại: chúng ta bất tử, là “tiểu tồn tại”: chúng ta chỉ chợt lóe lên và vụt tắt như một ánh sao băng để vĩnh viễn hư vô (hay có thể còn lóe lên nhiều lần nữa(?); đó là bí mật của Tạo Hóa(!); nếu Vũ Trụ là giới hạn thì xác xuất để có chúng ta phải khác không và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lặp lại, dù là phải chờ đợi dài lâu; nhưng có sao đâu, vì đối với một giấc ngủ sâu thì thời gian là vô nghĩa!).

Có thể gọi cặp tương phản có – không là một sự tầm thường vĩ đại, ở đời, có mấy ai đồng thuận với điều đó; với chân lý này: cái được coi là vĩ đại, là tuyệt mỹ thì bao giờ cũng tỏa ra sự giản dị sáng ngời, bởi vì chỉ có cái giản dị trong sáng mới hàm chứa được cái vĩ đại, tuyệt mỹ!...

Cặp tương phản đối ứng có – không tầm thường ở chỗ trong đời sống, nó có mặt ở khắp nơi nơi, người ta có thể thỏa thích sử dụng nó như một thứ có sẵn, thừa mứa đến độ chẳng ai thèm quan tâm đến nó, thậm chí là quên bẵng nó. Nó tầm thường hơn cả không khí! Nhưng cũng như không khí, nó lại là thứ vô cùng quan trọng. Nếu sống không thể thiếu không khí được thì sống có suy nghĩ không thể thiếu cặp có – không được. Không thể tưởng tượng nổi con người từ mông muội hành trình đến văn minh mà hành trang lại thiếu cặp tương phản cốt lõi đó. Nó là hơi thở sống còn của nhận thức con người (hay của bất cứ thực thể biết tư duy lý tính nào khác) về Thực Tại. Chính vì vậy mà nó đồng thời là vĩ đại và trở nên thiêng liêng.

Loài người đã biết tính tương phản của thế giới khách quan từ lâu. Triết học Hi Lạp cổ đại đã bàn đến vấn đề đó và Aristote là người đã đề cập đến mối tương phản đó. Xưa hơn nữa phải là các hiền triết của Trung Hoa cổ đại với cặp tương phản đối ứng âm - dương vô cùng độc đáo của mình và sau này là Hữu - Vô (chính là Có - Không!?). Theo quan niệm của các nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại thì âm - dương là mối quan hệ đối ứng, tương khắc mà cũng tương thành; là hai trạng thái của vật chất (gọi là khí) chuyển hóa cho nhau không ngừng mà làm xuất hiện các sự vật - hiện tượng biến hóa một cách vô thường đến vô cùng.

Nhiều người phán đoán rằng cặp khái niệm âm - dương có nguồn gốc hay ít ra là có sự gợi mở từ triết học Ấn Độ cổ đại. Điều đó không biết đúng sai thế nào. Nhưng theo chúng ta phán đoán thì có lẽ con người phát hiện ra đặc tính tương phản của thế giới khách quan trước cả thời kỳ Vêđa ở Ấn Độ khá lâu và lưu lại đến thời kỳ này bằng từ AUM.

Để biện minh cho sự phán đoán “liều mạng” và rặt màu hoang tưởng trên, chúng ta sẽ dẫn lời người khác nói về cái từ AUM kỳ lạ này cho nó khách quan và… miễn bình luận. Trong quyển “Hỏi đáp triết học - Triết học Ấn Độ” (NXB Trẻ, TP.HCM 2006) viết:
“AUM (Sau này các triết gia đều cho rằng tiếng AUM có điều gì đó giống như tiếng AMEN của Thiên chúa giáo, hay tiếng ÚM – theo nghĩa dịch tiếng Việt - của Phật giáo tây tạng) được gọi là âm thanh linh thiêng huyền bí. Lần đầu tiên được ghi trong Taitiruya của Kinh Yajur Vêđa và được giải thích là tiếng cuối cùng của pháp sư chủ tế thốt lên sau khi hát xong bản thánh ca. Trong Brahmana, tiếng ấy được dùng làm lời phụ họa của các pháp sư ở mỗi câu thơ Rig – veda do vị chủ tế xướng lên như bài thánh ca xưng tụng các thần linh:
“AUM, kính chào Chí tôn Mặt Trời, kính chào ánh sáng của thiên nhiên
AUM, kính chào Mặt Trời
AUM, kính chào Mahasena
AUM, kính chào Tamar (Tĩnh tính)
AUM, kính chào Rajas (Động tính)
AUM, kính chào Aatwa (Hòa tính)”.

AUM được coi là một âm vận huyền bí tượng trưng cho bản chất của các bộ Vêđa và toàn thể Vũ Trụ. Đó là biểu hiện của Brahaman ở cả hai trạng thái thể hiện và không thể hiện.

Trong Katha Upanishad có ghi câu chuyện về Nachiketas là Tử thần như sau:
Vâjashravasa là một tín đồ Bàlamôn nghèo nhưng rất sùng đạo. Trong một cuộc lễ lớn, ông ta cúng hết tài sản cho các vị pháp sư, một tài sản chỉ vỏn vẹn mấy con bò già yếu. Con trai ông là Nachiketas thấy thế bèn tự nguyện đem thân làm lễ vật cúng dâng. Cậu hỏi:
- Còn con đây cha sẽ hiến dâng cho ai?

Nghe cậu nài nỉ mãi, cha cậu giận quá bèn nói:
- Ta sẽ dâng con cho Tử Thần.”

Nachiketas tới tìm Tử Thần Yama nhưng không gặp, phải nằm chờ trước cửa mất ba ngày ba đêm. Khi trở về, Yama muốn đền bù sự khó nhọc của Nachiketas, một người thuộc đẳng cấp Brâhmana, nên cho chàng thỏa mãn ba điều ước. Điều thứ nhất, Nachiketas xin được sống sót về với phụ thân. Điều thứ hai, Nachiketas xin được giảng dạy về cách làm thế nào có thể hưởng phúc Thiên Đàng. Điều thứ ba, Nachiketas xin được giảng dạy về đời sống của linh hồn sau khi chết.

Sau khi nghe Nachiketas xin điều mong ước thứ ba, Yama nói:
- Ngay cả đến các thần linh cũng còn ngờ vực chuyện ấy. Quả thực điều đó không dễ gì mà hiểu được vì chân lý này tinh tế quá. Hỡi Nachiketas! Con hãy chọn một điều ước khác! Đừng có ép ta! Hãy tránh cho ta điều ước đó!

Nhưng Nachiketas vẫn khẩn cầu và Yama đưa ra những cám dỗ với hy vọng Nachiketas sẽ ham muốn mà quên đi chân lý này. Cuối cùng khi thấy chàng cương quyết từ chối mọi cám dỗ, Yama vui lòng giảng dạy cho chàng về giải thoát. Yama nói:
- Tiếng mà mọi kinh Vêđa đều phát biểu, mọi công cuộc tu trí đều tuyên dương, tiếng mà những ai sống cuộc đời tu học cũng đều mong ước thực hiện, tiếng ấy ta sẽ nói cho con nghe: đó là AUM. Tiếng ấy chính là tinh thần hằng cửu; tiếng ấy chính là cứu cánh cùng tột. Người nào thấu triệt được tiếng ấy thì muốn gì cũng sẽ thực hiện được. Trụ cột này hoàn hảo nhất. Trụ cột này là cái tối cao. Biết được trụ cột ấy, con người sẽ sáng danh trong cõi Phạm Thiên. Tiếng ấy khi được phát ra từ Tự ngã, nó trở thành vô thanh, vô cảm, vô hình, vô vị, vô lương, vô thủy, vô chung hơn cái lớn nhất. Nhận biết được điều ấy con sẽ thoát được Tử Thần”.

Còn trong “Lịch sử triết học Phương Đông” - Tập 3 của Nguyễn Đăng Thục (NXB TP.HCM, 2001) thì bàn về AUM như sau:
“Sự tìm tòi cứu xét thực tại chân thật phải ngừng mất một thời gian khá lâu vào những hiện tượng ở tại ngoại giới như Mặt trời (Mitra) trong đại Vũ Trụ là nguồn đầu tiên của ánh sáng đem lại sự sống cho tất cả chúng sinh, rồi ngừng vào chính cái nguồn sống là sinh lực hay sinh khí, thần Prana ở tại trong tiểu Vũ trụ nội giới là nguồn đầu tiên của sự sống, rồi lại ngừng ở tại chính cái điệu của hơi thở, của vận động có điều lý mà chữ AUM, một nghi thức của Tế lễ đã tượng trưng. Sau cùng người ta mới can đảm vượt cái bước chót, ngưỡng cửa của Đạo để nhập vào cái tuyệt đối siêu nhiên.

Trong khu vực của ý thức nhân loại có ba giai tầng hay trình độ mà người ta kinh nghiệm hàng ngày, ấy là
1. Trạng thái thức, trong khi ấy tất cả năng khiếu của giác quan đều quay ra bên ngoài, khu vực nhận thức thể thô
2. Trại thái mộng, trong ấy khu vực nhận thức là thể tế vi tột nhiên sáng và biến ảo.
3. Trạng thái khoan khoái của thụy miên không mộng.

Ba trạng thái ấy đều là những thực kiện sống cho nền tư tưởng. Từ Vêđa đến Upanishad, người ta đều lấy làm đề tài của triết học cả bởi vì triết học phải bao hàm toàn thể thực nghiệm của nhân loại.

Trong ba trạng thái thực nghiệm ấy, thì trạng thái mộng thường được các thi sĩ phương Đông lý tưởng hóa làm một cảnh giới mỹ miều hơn là cảnh giới lúc thức, nhưng sự thực thì về phương diện tâm lý nhiều khi trong mộng người ta còn lo sợ, kinh hoảng hơn là cảnh thức. Về phương diện nhận thức thực tại, tư tưởng Upanishad vốn tìm cái trạng thái bất biến động của thực tại, khi quay về nội hướng người ta đã từ chối cảnh thức và cảnh mộng để đồng nhất cái Atman là bản ngã tồn tại với cảnh thụy miên vì ở đấy ý thức đã hầu như tắt hẳn, trở về yên tĩnh, bất biến, khác nào cảnh mặt nước sóng động khi bão táp đã trở về mặt nước yên tĩnh, phẳng lặng lúc bình minh không gió. Đấy là thể tĩnh của tâm, hay là ít ra cũng gợi lên hình ảnh của trạng thái thuần nhất trong nội giới; biểu thị lý tưởng cùng tột và điều kiện của đời sống tâm linh quân bình vậy.
Sự thực ở trạng thái thụy miên mà Trang Tử bên Trung Hoa lấy làm trạng thái lý tưởng, mục đích của cuộc đời thực hiện tâm linh như nói rằng:
“Cổ chi chân nhân, tẩm nhi bất mộng”
(Người chân thật cổ xưa, ngủ không mộng),

thì chúng ta nghiệm thấy vẫn còn ý thức thoi thóp, bởi vì sau khi tỉnh dậy, người ta nối được ngay với cái ý thức trước khi người ta ngủ say, và người ta còn mang máng nhớ rằng người ta vừa ngủ một giấc ngon lành. Như vậy thì ba trạng thái của một cái thực tại nội giới không phải hoàn toàn cách biệt bằng vực thẳm bất khả xâm phạm mà sự thực vẫn còn một sợi dây, cộng thông miên tục ẩn đàng sau những hiện tượng tâm lý. Do đấy mà người ta đã lấy cái công thức AUM để đại diện hai phương diện động và tĩnh của một thực tại tâm linh (…)
(……)
(……)
IX – Cái thành phần là trạng thái thức (vaicvanara) lấy địa bàn là trạng thái thức thì cũng là chữ A, đứng đầu tiếng AUM, hoặc vì nó có khả năng thâm nhập vào tất cả, hoặc vì nó là chữ bắt đầu. Ai biết sự đồng nhất ấy, thấy tất cả vật sở thích và ở đâu nó cũng được đứng đầu.

X – Taijasa, cái Đức sáng mà trường hoạt động là trạng thái mộng thì đồng nhất với tiếng thứ hai U, bởi vì đây là một kết tinh và chứa phẩm tính của hai chữ kia. Ai biết thế thì bắt nguồn vào dòng tri thức và trở nên quân bình; ở trong nhà nó không có ai sinh ra mà không biết về Brahman.

XI – Prajina, Người biết mà trường hoạt động là ngủ say, đấy là tiếng thứ ba M, bởi vì đấy là mực thước và tất cả nhập vào đấy. Ai biết như thế có thể đo đạc tất cả và tham gia vào tất cả.

XII - Phần thứ tư thì không có âm thanh: Không đọc lên được, yên lặng tất cả những biểu hiện phân hóa, an hóa sung sướng, không đối đãi. Cái AUM ấy sự thực là Atman. Kẻ nào biết thế thì thu hút tự thể của mình vào Tự tại - phải, kẻ nào biết như thế !
A là trạng thái thức, U là mộng, M là ngủ say, sau hết là yên lặng, Turiya, phần thứ tư. Tất cả bốn phần là toàn thể sự biểu hiện của Atman - Brahman như là tự âm. Cũng như hiện tượng AUM biểu hiện; thì bốn trạng thái tiềm tại của thực tại cũng vậy. Đấy là những biến hóa của cuộc sinh tồn độc nhất, là toàn thể các cách thức của nó, nhìn ở phương diện tiểu Vũ Trụ cũng như đại Vũ Trụ. A và U cũng cốt yếu cho chữ M hay là yên lặng mà âm thanh dựa vào đấy mà sinh ra. AUM vẫn có trong khi yên lặng, nó ở trong tiềm thế. Một bên thì biến, một bên bất biến. Sự thực tịch tĩnh vẫn tồn tại ở khắp cả trong khi đọc lên tiếng Aum, tương tự về phương diện siêu nhiên như trong sự sáng tạo, biểu hiện và sát nhập vào Vũ Trụ vậy.
(……)
(……)
Nhưng sự đồng nhất là một thực tại linh động, đầy đủ, một tâm linh sống động, sinh thành biến hóa, cho nên tất cả thiên sai đặc thù, hóa thành đổi dạng ở trong cái thực tại tối cao ấy! Để tỏ rằng tất cả hình danh và phân biệt chỉ là tưởng tượng, phương tiện hơn là cứu cánh cho cái sự đồng nhất ấy, tư tưởng Veda - Upanishad còn dùng chữ Phạn Aumhara, với ba thành phần A - U - M để đại diện bản tính tuyệt đối Brahman đồng nhất với Atman, bởi vì mỗi phần cấu tạo đại diện cho một trạng thái ý thức: thức, mộng và ngủ say, cả ba hợp lại thành một tiếng AUM là tượng trưng cho cái tối cao, vừa cụ thể vừa viên mãn.

Cái tinh thần tượng trưng truyền thống ấy còn nhìn qua chữ AUM như là thần linh tuyệt đối, nhân cách hóa ba ngôi:
A: Ngôi sáng tạo (Brahman)
U: Ngôi bảo vệ (Visnu)
M: Ngôi hủy diệt (Siva).”

Chúng ta đã nói là miễn bình luận, nhưng để “thỏa chí bình sinh”, chúng ta có thể bịa thêm thế này:
A, U, M là ba trạng thái của sự vật. Cái phần thứ tư nêu ở trên, cái “không đọc lên được” ấy chính là sự vật. Biểu trưng của tất cả các sự vật và của chính Tồn tại là thể thống nhất của mối quan hệ tương phản có - không hay có thể cho là AUM hay cũng có thể là âm - dương.

Bịa ra như thế, chúng ta sẽ có được một khám phá “phi thường”:
AUM = Âm ๏ Dương = Có – Không
(với U, ๏, - : trạng thái thứ ba, lưỡng cực, vô cực, vô thủy vô chung.)
Vì: AUM= Atman và Brahman
Âm ๏ Dương = Nhân và Thiên
Có- Không= Sự vật và Tồn Tại

Nên: Atman = Nhân = Sự vật
Và: Brahman = Thiên = Tồn tại
Cuối cùng: Tồn Tại>>Sự vật>>Tồn Tại>>...= Vĩnh Cửu

Thế là cuộc hành trình của chúng ta đã lập nên được một chiến công “hiển hách’ nữa, mà đến hiệp sĩ lừng danh mọi thời đại, ngài Đônkihôtê xứ Mantra cũng phải ganh tị!


* * *

Nói không ngoa, một hệ thống ngôn ngữ nào đó cũng chính là một sự vật - hiện tượng, mang đầy đủ những đặc tính mà mọi sự vật - hiện tượng khác đều có: cũng sinh ra, tồn tại và tiêu vong. Nó vừa là sự biểu hiện của Tồn Tại, vừa chính là một tồn tại, cho nên nó cũng có tính vật chất, cũng vận động không ngừng trong không gian và thời gian. Nó cũng có một nội tại được cấu tạo bởi những khái niệm và những khái niệm này luôn xuất hiện, biến hóa mất đi; khái niệm cũ, lỗi thời nhường chỗ cho khái niệm mới phù hợp hơn; cùng với mối quan hệ, liên kết giữa chúng.

Tính vật chất của một ngôn ngữ thể hiện ở chỗ mọi khái niệm cấu thành nên nó không thể hiện diện ở đâu đó trong khoảng không Vũ Trụ mà chỉ có thể ở trên mặt giấy (sách báo), mặt đá, tường, đài phát thanh, TV… hoặc trong não người (khi ta nghĩ một điều gì đó thì các khái niệm lần lượt hiện ra rồi lần lượt mất đi, nhường chỗ cho những khái niệm mới!)

Một khi đã cho rằng ngôn ngữ có tính vật chất thì buộc phải công nhận luôn rằng ý niệm cũng mang tính vật chất, và tất cả không loại trừ bất cứ điều gì trong thế giới tâm linh cũng phải có tính vật chất.

Quan niệm như thế chắc chắn là sẽ gây ra nhiều phiền toái, nhiều sự phản đối “quyết liệt” vì hiện nay nhiều người vẫn đặt tinh thần đối lập với vật chất; là cái gì đó phi vật chất. Nhưng nếu không quan niệm như thế, chúng ta sẽ không giải thích nổi những hiện tượng về tiên tri, hiện hồn, nói chuyện với người đã khuất, báo mộng… và nghiêm trọng hơn là vĩnh viễn chúng ta không bao giờ nhận thức được thế giới (Trong khi chúng ta lại hết sức tin tưởng điều đó cho nên mới có cuộc hành trình này!)

Chúng ta sẽ nhắc lại thí dụ soi gương vì một ngôn ngữ cũng tương tự như hình trong gương thôi. Khi ta soi gương thì hình trong gương của chúng ta có mang tính vật chất không? Rõ ràng câu trả lời phải là có. Cái “tôi” trong gương phải được coi như là một sự vật - hiện tượng, ngay lúc ấy nó tồn tại. Sự xuất hiện cái tôi trong gương là nhờ có cái tôi ngoài gương đứng soi; nhờ có ánh sáng tác động vào, cái tôi ngoài gương phản ứng, tiếp tục tác động vào gương, gương vận động (nội tại) phản ứng và phản ánh ngược trở lại (phần ánh sáng bị hấp thụ không đáng kể) và cái tôi bên ngoài thấy mình trong gương. Nếu không có tất cả những quá trình, những vận động, những tác động qua lại của ánh sáng, của cái tôi ngoài gương, của gương hay nói là của các sự vật - hiện tượng ấy với nhau và nói chung là vật chất thì làm sao có cái tôi trong gương được? Cái tôi trong gương không thể hiện lên từ phi vật chất được, nó là biểu hiện của một kiểu vận động nào đó của vật chất của nội tại gương. Nhưng cái tôi trong gương vì là hình ảnh của cái tôi ngoài gương, được gương thể hiện một cách không đầy đủ và phiến diện nên không phải là cái tôi ngoài gương: chúng là hai sự vật - hiện tượng khác nhau có mối quan hệ nhân quả. Cái tôi trong gương không những là “nô lệ” của cái tôi ngoài gương mà còn phải phục tùng “ý chí” chủ quan của gương nữa. Nếu gương không phẳng, không trong hay gồ ghề nhám nhúa thì cái tôi trong gương sẽ biến dạng méo mó, xấu xí không giống cái tôi ngoài gương hoặc thậm chí là không thể hiện ra được. Chúng ta có thể nói, có thể qui ước cái tôi trong gương là một tồn tại ảo của cái tồn tại thực: cái tôi ngoài gương; giữa chúng có mối quan hệ tương phản ở cấp độ nào đó.
Lại một câu hỏi đặt ra là cái tôi trong gương có bao giờ phản ánh đúng “y xì” cái tôi ngoài gương không, hay nói cách khác chúng ta có thể “thấy” chính xác bản thân mình (kể cả vận động nội tại) khi “nguyên cứu” cái tôi của mình trong gương không? Rất có thể! Ngày hôm nay thì chưa nhưng trong tương lai, ở một trình độ khoa học siêu việt nào đó, nhờ những thiết bị dụng cụ siêu tiên tiến, chúng ta sẽ có khả năng thấy rõ được chính mình. Đối với Tự Nhiên Tồn Tại, cũng gần giống như thế vì Tồn Tại đã qua nhận thức chính là Tồn Tại ảo, trong gương tư duy của một Tồn Tại thực.

Kết lại, người xưa nói “tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”; và chúng ta bắt chước nói: chúng ta tư duy có nghĩa là chúng ta tồn tại và tư duy không phải về bất cứ một cái gì khác ngoài Tồn Tại, mà chỉ có thể tư duy về tồn tại và Tồn Tại.

Như vậy, khi chúng ta huyên thuyên, cà kê dê ngỗng về cặp khái niệm có – không có, thì cũng là chúng ta đang nói một cách “triết học” về tồn tại để thông qua đó mà nói về Tồn Tại; tìm một con đường minh chứng cho tư duy thấu đạt được chân lý tối thượng: nhận thức được Tự Nhiên Tồn Tại như nó vốn dĩ thế.

Lịch sử triết học thế giới là một cuộc tranh luận vĩ đại chưa dứt của con người với nhau về Thực Tại. Lịch sử ấy là sự bao gồm những ngày tháng tươi sáng rực rỡ cũng như những ngày tháng u ám, ảm đạm, là sự bao gồm biết bao nhiêu những trăn trở ưu tư, dằn vặt; những nỗi niềm, ước vọng, khao khát của biết bao nhiêu cuộc đời may mắn, ra đời trong vinh quang cũng như rủi ro, kết thúc theo bi phẫn. Nó đã để lại một di sản khổng lồ mà ngày nay có bậc cao minh nào đó tinh tường sẽ lượm lặt được những viên bích ngọc nằm rải rác trong đó đủ để đúc kết lại thành một pho tượng tổng quan mô tả xác đáng về Tự Nhiên Tồn Tại. Ấy vậy mà… Tồn Tại là hồn nhiên, Nó chẳng ưu tư mà cũng không suy ngẫm, cứ thế tự thân vận hành tối ưu mà không tính toán, theo cách duy nhất nên cũng chẳng phải ‘nhức đầu” lựa chọn. Vì vậy Tồn Tại phải là tối giản. Thật lạ lùng là trước cái tối giản ấy, cho đến nay loài người vẫn chưa nhận chân được tại sao lại có tình trạng như thế? Có phải tính tối giản ấy đã bị che khuất bởi sự thể hiện đa tạp đến mức choáng ngợp làm cho con người không ngờ được nên cứ hướng tầm mắt về phía cao siêu, huyền hoặc? Hay sự tối giản của Tồn Tại lại chính là nguyên nhân làm cho nó trở nên phức tạp trước nhận thức, hoặc cũng có khi là vì tối giản nhưng không được đơn điệu nên phải thể hiện ra như một sự phức tạp đến cùng cực và không thể nhận thức được? Không, trong thực tại, chúng ta thấy rằng, xét cho đến tận cùng thì chẳng có cái phức tạp nào lại không được hình thành nên từ cái đơn giản, cái đơn vị, hay ta gọi là “cái một” cả. Thí dụ như bộ não người không thể được cấu thành nên từ cái nào đó phức tạp hơn nó. Một tam giác hình học phải phức tạp hơn một cạnh của nó, một cạnh của nó phải phức tạp hơn một điểm. Một cục sắt phải phức tạp hơn nguyên tử góp mặt làm nên nó, dù hạt nguyên tử ấy là một hệ thống cũng phức tạp “ghê người”, bởi vì cục sắt không những hàm chứa cái phức tạp của nguyên tử mà còn cả những mối quan hệ chằng chịt giữa các nguyên tử với nhau nữa, và nếu có quan sát sâu đến tận cùng của sự nhỏ (nếu quan sát được!), thì như trường hợp thực nghiệm về cái cây, chúng ta sẽ thấy thành phần đơn vị vật chất làm nên bộ não người và cục sắt đều “cùng loại”, thành phần mà tuy có thể phân biệt được về trạng thái “lúc đó” nhưng sẽ không phân biệt được về “lượng” và “chất” (nếu không thế, Tồn Tại sẽ không thể hiện được tính thống nhất, duy nhất của nó!)

Thực tình mà nói, chúng ta vẫn đặt cược vào tính khả tri đối với Tồn Tại, và phải có một con đường riêng dành cho chúng ta, lũ thèm hiểu biết, hoang tưởng, chất phác đã mạo danh “triết gia” để lảm nhảm đủ thứ chuyện mà chẳng chuyện nào ra chuyện nào. Con đường đó nhất thiết phải tránh được khu vực rậm rạp âm u nhất, siêu hình nhất, ảo tưởng nhất với vô vàn những khái niệm “khủng hoảng” nhất của vương quốc toán học, cái khu vực mà với tốc độ “phát phì” của nó thì chẳng bao lâu mà cũng, trở nên bất khả tri ngay đối với nhà toán học may mắn nhất… Nghĩ đến toán học mà phát sợ nhưng vô cùng khâm phục những bộ não vĩ đại!

Trong triết học cũng có những bộ não kiệt xuất như thế mà sao cho đến ngày nay con người vẫn chưa nhận chân được Tồn Tại? Đó là một câu hỏi không đúng. Nếu triết học là lĩnh vực nguyên cứu về những nét, những nguyên lý chung nhất, ở mức định tính, của Tự Nhiên Tồn Tại thì thực ra triết học đã có đủ khả năng xây dựng một mô hình đúng đắn về nó cùng với những đặc tính và nguyên lý tự hành mà nó vốn có, bởi vì chất liệu và công cụ hỗ trợ đã được các nhà tư tưởng đi trước chuẩn bị đầy đủ, chỉ còn thiếu một người thợ vẽ biết cách pha màu, hoặc thậm chí có thể chỉ cần biết cách cắt dán.

Có một cái gì đó cứ mang máng, ngờ ngợ trong chúng ta, ám ảnh mãi chúng ta về câu chuyện triết học. Thế giới khách quan cứ lồ lộ ra, phơi bày ra, dàn trải ra hầu như là tất cả trước mắt chúng ta. Hàng ngày hàng giờ hàng phút hàng giây chúng ta quan sát nó, hít thở nó, nghe ngóng nó, nhâm nhi nó, sờ mó nó thế mà chúng ta vẫn chưa biết được nó có phải là một sự thực chân chính không hay chỉ là ảo tưởng hão huyền. Tranh luận triết học vẫn chưa ngã ngũ được.

Suy tư triết học về Tồn Tại là một lĩnh vực thiêng liêng, bất vụ lợi. Công việc của các nhà triết học chân chính là công việc của một đời người, đầy khó nhọc nhưng cũng đầy say mê, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc vì danh dự và lòng tự trọng, những tác phẩm mà họ viết ra là tâm huyết, là phụng sự chân lý, chứa đựng sự uyên bác nên mang tính thuyết phục cao.

Lịch sử triết học đã cho ra đời bao nhiêu triết thuyết? Ối! Sao mà đếm được! Chỉ biết rằng có bao nhiêu triết thuyết thì có bấy nhiêu quan niệm về Tự Nhiên Tồn Tại, dù có thể là kế thừa nhau, hao hao nhau, sai biệt nhau hoặc đối lập nhau một trời một vực. Thế đấy, nhưng có một hiện tượng kỳ lạ mà phổ biến là bất cứ triết thuyết nào cũng mang hơi thở “hầm hập” của chân lý, cũng có những lý giải tương hợp với sắc màu cuộc sống thường nhật và nếu “luận chiến” thì chả “bác” nào thua “bác” nào. Nếu chúng ta không bị “ghim chặt” vào bất cứ quan niệm nào về Tồn Tại (là một đám nhẹ dạ, hoang mang lưỡng lự) thì đọc bất cứ tác phẩm triết học nào chúng ta cũng thấy có lý. Cho nên mới có chuyện mọi triết thuyết đều có người theo và mọi tín ngưỡng tồn tại đến ngày nay đều phải có nền tảng triết lý và đều có lý. Phải chăng là không có chân lý tuyệt đối nào cả, hay có một chân lý tối thượng tuyệt đối nhưng “thiên cơ bất khả lậu”, còn chân lý tương đối là nhiều vô kể?!

Một chân lý tương đối thì chỉ là chân lý trong một phạm vi nào đó thôi, không thể sử dụng nó như một bảo bối vạn năng để giải quyết mọi vấn đề được. Do đó mọi triết thuyết cho đến nay đều đúng dù ít dù nhiều nhưng không đúng tuyệt đối, vẫn hàm chứa những sai lầm.

Lại còn một hiện tượng kỳ lạ mà cũng khá phổ biến là các triết gia, với bộ não tư duy lý luận sắc sảo, kể cả những bậc được cho là kiệt xuất nhất, những thiên tài đều thường không phát hiện được những sai lầm trong học thuyết của mình mà phải “nhường” cái công việc đó cho những triết gia đời sau, có trí lực đôi khi không bằng về nhiều mặt. Các triết gia đời sau vừa kế thừa vừa không thỏa mãn với thế hệ đi trước, không thừa nhận học thuyết mà họ cho là sai lầm nên họ lập nên những trường phái triết học mới. Những học thuyết triết học mới, phục hồi những tư tưởng đã có trước đó nữa và mở rộng hoặc luận giải theo cách khác, “phù hợp với thời cuộc” hơn. Đến lượt bản thân họ cũng chẳng thấy được sai lầm trong lý thuyết của mình và lại phải chờ đến mai sau… Nhìn chung các triết thuyết phương Tây sau này, như một tiền định, không mang âm hưởng của triết thuyết Platon thì cũng mang âm hưởng của triết thuyết Aristote, hai trường phái tương phản của nền triết học Hi Lạp cổ đại.

Lý giải những hiện tượng kỳ lạ ấy, nhiếu người tìm nguyên nhân từ sự phát triển của khoa học chuyên ngành như toán, lý, hóa và sự phát triển của trình độ văn minh xã hội loài người. Đối với nhận thức triết học về Tự Nhiên Tồn Tại nói riêng, nhận định như thế thì lầm to. Tất nhiên là có ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng không ít, nhưng không trọng yếu. Quan niệm về vật chất, thực thể nền tảng cấu thành nên tất cả sự vật - hiện tượng đa dạng đã có từ thời cổ đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây, không cần đợi đến sự xuất hiện của vật lý nguyên tử sau này. Bộ não của người hiện tại có thể biết nhiều hơn nhưng, chẳng thông minh hơn bộ não người cổ đại, nếu không nói là có phần “lú” hơn vì bị nô lệ bởi những phương tiện hiện đại. Tự Nhiên Tồn Tại lúc nào cũng biểu hiện ra như thế, những biến đổi khí tượng trên Trái Đất vẫn tuần hoàn như thế, không phụ thuộc vào sự vận động, biến đổi của xã hội loài người từ trước tới nay. Có thể là nhãn quan của con người thay đổi nhưng cũng không thể là nguyên nhân chủ đạo của những hiện tượng kỳ lạ trên mà đôi khi là ngược lại. Quá khứ đã chứng minh rằng thành tựu của vật lý học đều được các quan niệm triết học trái ngược nhau vận dụng để luận giải và đều “thành công mỹ mãn”. Thậm chí trong chừng mực nào đó phải nói rằng nhiều thành tựu vật lý học đã được triết học Đông Tây “chiêm nghiệm” từ rất sớm và sự bế tắc của vật lý học hôm nay trong việc lý giải những hiện tượng Vũ Trụ đã được báo trước bởi chính sự bế tắc của triết học thế giới (biểu hiện ở sự phân ly đến phát phì của nó và sự giảm niềm tin đối với triết học Mác). Suy tư triết học về Tồn Tại là bạn chung thủy, sinh tử của con người. Nó có con đường riêng của nó, không lệ thuộc vào bất cứ khoa học chuyên ngành nào. Nó đóng vai trò tiên phong trong buổi đầu và cũng sẽ đóng vai trò tiên phong trong những bước đi cuối cùng của công việc tìm hiểu Tự Nhiên Tồn Tại để có cơ sở trả lời được những trăn trở về thân phận con người: chúng ta từ đâu đến đây, đến đây để làm gì, và đi về đâu?

Vật lý, sau khi vượt thoát “tai biến tử ngoại”, chạy những bước dài ngoạn mục, đã bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng mới, trầm trọng không kém. Toán học, một cơ thể dư thừa khổng lồ trên đôi chân khuyết tật, đang lê những bước mệt nhọc đến bế tắc. Con người hình như đang đứng trước một cuộc biến động vô tiền khoáng hậu về nhận thức mà kẻ chịu trách nhiệm không phải là ai khác mà chính là “gã” bạn đời sinh tử của nó: suy tư triết học.

Chúng ta vô cùng tâm đắc với dự đoán của A. Whitehead, nếu nó xảy ra sẽ phải gọi là tiên tri của tiên tri:
“Nói chung khoa học không thể đi tới cùng của mọi vấn đề mà nó đặt ra.
Đến một lúc nào đó, những vấn đề ấy không còn thực nghiệm nào cho phép giải quyết được, hẳn sẽ rơi vào mây mù. Trong những điều kiện không thuận lợi, triết học là gan góc nhất, sẽ ra sức suy nghĩ”.


Vậy thì chỉ còn một giải thích mà theo chúng ta là hợp lý nhất về sự vận động kỳ lạ của triết học.


* * *

Đó là một câu chuyện cổ tích mà chúng ta đã nghe được trong một giấc mộng. Trong giấc mộng ấy, chúng ta thấy mình lang thang đâu đó nơi thâm sơn cùng cốc và gặp được một quái nhân trần như nhộng, tóc râu rối bời trắng xóa; ngồi im phắc như đá tảng, có lẽ đang trầm tư mặc tưởng những điều thiêng liêng. Chúng ta đoán là đạo sĩ vì chỉ có đạo sĩ mới có hình nhân khác lạ như vậy, và ngồi ở một nơi héo lánh như vậy. Chưa kịp định thần thì “tảng đá” ấy bỗng trừng mắt và cất tiếng vang vọng cả núi rừng:
- Người ở thế kỷ XXI về đây làm gì?
- Dạ, thưa đạo sĩ, chúng tôi cũng không biết vì sao chúng tôi lại lưu lạc được đến chốn này. Xin đạo sĩ rộng lòng cho biết, chốn này là chốn nào? – Chúng ta rụt rè nói vì vẫn chưa hết sợ sệt âu lo.
- Đây là Ấn Độ, thời kỳ tiền Vêđa, AUM! Ta không phải là đạo sĩ, các người hãy gọi ta là thánh triết!

Chúng ta giật thót mình, thế quái nào mới hôm qua còn ngồi ăn nhậu trong quán “Kiều My” với mấy em người mẫu xinh như mộng mà hôm nay lại có mặt ở vùng rừng núi Ấn Độ được, không những thế còn cách đến mấy nghìn năm? Chịu, không thể hiểu được!
Vốn sẵn lòng kính phục từ lâu, chúng ta quì xuống bái lạy:
- Xin kính chào thánh triết! Thật là trời có mắt, chúng tôi đã nói rất nhiều về ngài và hôm nay mới may mắn được thấy ngài bằng xương bằng thịt hẳn hoi…
“Tảng đá” ngửa mặt cười ha hả làm cả ngàn cây xao động, lá vàng rơi lả tả:
- Thánh triết cũng như bình dân, đều là Atman, chẳng có gì phải trọng vọng.
- Ủa, thưa thánh triết, nếu chúng tôi nhớ không lầm thì đến thời Upanishad mới xuất hiện từ Atman, sao ngài lại nói thế được ạ?
- AUM! Tao còn có thể nói: “Chúng mày là Brahman” nữa, biết chưa lũ ưa bắt bẻ? “Biến” đi cho tao nhờ!
- Ấy chết, xin ngài đừng giận vô cớ như thế! Thực tình chúng tôi không hiểu đầu cua tai nheo ra sao cả. Mong ngài chỉ giáo…
- Ái chà chà!... Thôi được, ta biết các người đang bị cái “Vì sao?” dày vò, ta biết các người thắc mắc, đoán già đoán non về AUM, ta có thể giảng giải cho các người nhưng ta không giảng giải. Đối với những bộ não “không biết bay” thì giảng giải là điều vô ích…
- Không, không, thưa ngài, não chúng tôi biết bay, chúng tôi mắc chứng hoang tưởng mà…
- Lại cãi!... Các người hãy im lặng và “upanishad”. Ta sẽ kể cho các người câu chuyện này:
Và đây là câu chuyện mà chúng ta đã lĩnh hội được từ thánh triết:
Ngày xửa ngày xưa, Atman chưa có. Vì Atman chưa có nên cũng chưa có Brahman, chưa có bất cứ cái gì cả. Chưa có bất cứ cái gì cả nên có thể là Hư Vô. Nếu là Hư Vô thì vẫn có nghĩa là còn một cái gì đó. Một cái gì đó không phải là Hư Vô thì chẳng biết là cái gì cho nên chẳng là cái gì cả (?). Chẳng là cái gì cả nghĩa là chưa có tất cả, chỉ là Nghiêm Nghị với Nghiêm Nghị, An Nhiên với An Nhiên mà thôi.

Trong cái tĩnh lặng mịt mùng đó đột nhiên ầm vang tiếng gầm hạnh phúc của Nghiêm Nghị, tiếng rú khổ đau của An Nhiên. Tiếng gầm và rú ấy hòa quyện vào nhau thành AUM vọng mãi đến tận bây giờ, trong sâu thẳm tâm linh mà các bậc cao đồ trong thiền tu vẫn còn linh giác rõ ràng.

Nhờ có AUM thức tỉnh mà thành ra có. Có đủ cả chỉ trừ tên gọi là chưa có nên cái gì cũng có mà chưa biết có cái gì. Cái có khởi thủy ấy còn chìm trong hỗn mang, lẫn lộn nên vẫn cứ như là không có.

Thế rồi một ngày kia AUM hóa ra ánh chớp chói lòa, sau đó thành sấm truyền: Tat Tvam Asi! (Cái ấy là mày). Từ đó Atman xuất hiện như một sự bừng ngộ. Nhờ có Atman mà tất cả cái có đều có tên gọi. Cái có như nhất không phân biệt được có gì ấy gọi là Cái Ấy, sau này để phân biệt với Atman nên được đặt tên là Brahman.

Có Atman là tất cả có, có cái này thì phải có cái kia để cái gì cũng có. Lúc này cái gọi là không có vẫn là có, nó không có ở “chỗ này” nhưng có ở “chỗ khác”, chỗ không nhìn thấy nhưng vẫn cho là thấy được.

Nếu Brahman là cái tất cả có thì Atman là cái có ở giữa, cái có trung tâm làm cơ sở phân biệt, định danh cho mọi cái có mà Atman chứng thực được (quan sát được, cảm giác được, phát hiện phán đoán được …), nhờ thế mà Atman nhận biết được sự xuất hiện, mất đi, biến đổi, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa tất cả những cái đã được phân biệt và định danh ấy; biết được cuộc xoay vần ấy là khép kín và có nghĩa là mãi mãi.
Nhưng rồi một câu hỏi lớn xuất hiện trong Atman: tất cả những cái có ấy trong đó có cả Atman cùng với cuộc xoay vần của chúng (cũng là cái có!) từ đâu mà ra? Có thể từng cái có đều từ cái tất cả có mà ra và trở về cái tất cả có. Nhưng cái tất cả có ấy, cái Brahman ấy từ đâu mà ra?

Atman tự hỏi để rồi trăn trở, suy nghĩ, ưu phiền trong bế tắc. Atman trở lại soi mói những điều đã nhận biết từ cuộc xoay vần của những cái có, mong rút ra được những điều cần thiết nhằm trả lời cho câu hỏi ấy, nhưng không những chẳng được gì mà còn phát hiện ra biết bao nhiêu nghịch lý, trái ngược trong những điều tưởng chừng như đã nhận biết trước đây.

Atman đành tìm hiểu lại tất cả để nhận biết lại tất cả. Và tất cả lại được nhận biết, chỉ còn câu hỏi cuối cùng chưa biết. Atman lại trăn trở, lại suy tư, lần này tạm quên những điều đã nhận biết để tâm hồn lặng tĩnh, lắng nghe trong sâu thẳm tiềm thức. Trong nhiều lần như thế, có một lần Atman đã nghe được tiếng vọng AUM đầy huyền bí và thiêng liêng, văng vẳng cõi tột cùng siêu thoát tâm linh. Atman hiểu rằng AUM là căn nguyên của mọi căn nguyên, là mật mã cuối cùng còn chưa thể nhận biết. Ai giải nghĩa chính xác nó, người đó sẽ biết được Brahman ở đâu mà ra. Cả thánh triết, minh triết, hiền triết kiệt xuất, thiên tài cố gắng vò đầu bứt tai làm sáng tỏ sự bí ẩn của AUM vì Atman là một cái có tò mò nhất trong mọi cái có, nó chẳng bao giờ chịu “chào thua” trước bất cứ thế lực nào; trước bất cứ điều gì. Vẫn uổng công, AUM huyền bí vẫn mãi là huyền bí.

Đáng lẽ câu chuyện kể của thánh triết chỉ đến đó là hết nhưng nhờ có cuộc đối thoại dưới đây mà sau đó ngài đã vui lòng kể thêm một đoạn nữa, và có lẽ là đoạn bổ ích nhất.

Chúng ta dạm hỏi:
- Kính thưa thánh triết, theo ngài thì rồi đây có thể hiểu được AUM không?
- Ôi cái lũ này, ý nghĩa của AUM đã có ở phần đầu câu chuyện cổ tích vừa kể rồi, nhớ lại xem?!
- Thế cái Nghiêm Nghị và Nghiêm Nghị, An Nhiên và An nhiên là cái gì trong khi vẫn chưa có gì cả?
- Chà, câu hỏi này nghe khá đấy! Đó là tên gọi sau này mới có, do Atman đặt cho cái tĩnh lặng nhưng không phải Hư Vô mà nó đã chiêm nghiệm được trong khi linh giác AUM.
- Vậy thì có thể hiểu thế này không, thưa thánh triết: Nhờ có AUM mà có Atman, nhờ có Atman mà có Brahman, Brahman khi chưa có Atman là Cái Ấy, Cái Ấy là cái tất cả có nhưng chưa thành danh, cái có hỗn mang như không có, cái đó nhờ có AUM mà ra từ cái tĩnh lặng rỗng rang nhưng không phải Hư Vô; vì không phải Hư Vô nên cái tĩnh lặng rỗng rang ấy như là có gì đó. Cuối cùng, cái tĩnh lặng rỗng rang mà như có ấy từ đâu mà ra?
- Các người định giở tư duy lôgic ra đây chứ gì? Không ổn đâu! Một câu chuyện cổ tích thì làm sao lấy lôgic ra soi mói được? Các người nên nhớ rằng: Trước Atman thì chẳng có bất cứ cái gì cả, cả rỗng rang, cả AUM, cả cái có hỗn mang chưa thành danh và cái có thành danh. Chỉ sau khi có Atman và Atman biết “mày là cái Ấy” thì mới có tất cả, tất cả đều có tên gọi, kể cả cái trước khi có Atman. Cho nên tất cả những điều các người nêu ra chỉ là Atman mường tượng ra thế. Chính vì vậy cần phải tìm hiểu ngay chính Atman trước tiên. Nhưng muốn tìm hiểu nó, phải biết căn nguyên sinh ra nó, đó là AUM…
- Chóng mặt quá thánh triết ơi! Hay là bất khả tri vì thiên cơ là bất khả lậu?
- Ta trầm tư mặc tưởng cả đời không phải để biết điều đó! Thôi các người tiếp tục yên lặng và upanishad, ta sẽ kể tiếp đoạn sau câu chuyện cổ tích mà ta định không kể, cho mà nghe.

Và đoạn sau câu chuyện, chúng ta còn nhớ thế này:
Một hôm, một ý nghĩ lóe lên gợi mở cho Atman: tại sao lại không hỏi ngay chính Brahman về nguồn cội của nó, có thể nó biết một điều gì chăng. Và thế là Atman miệt mài tu tập đến cùng tột để rồi cũng đạt đến cảnh giới mà Brahman đang trú ngụ ở đó.
Atman cất tiếng dõng dạc hỏi:
- Này hỡi Brahman cao cả, cái có bao dung vạn vật và đã được ta đặt vương miện danh xưng lên đầu, ngươi từ đâu mà ra?!
- Cái mày ngạo mạn kia, cái mày mà chính mày đặt tên là Atman ấy, tự nhận mình là trung tâm để rồi đặt lên đầu tao cái quái quỉ gì đó như vòng kim cô chứ vương miện vương miếc gì; nó làm tao nhức nhối khó chịu quá đi mất! Mau mau tháo ngay cái của nợ ấy ra cho tao nhờ, nếu mày còn muốn làm cái có. AUM!
- Định mệnh đã đặt ta ở vị trí trung tâm, giữa muôn vàn cái có; định mệnh đã trao quyền cho ta gắn nhãn mác lên tất cả những cái có, kể cả ngươi, hỡi Brahman cao cả. (Ta không có lỗi trong chuyện này!). Và định mệnh đã cho ta nhận biết được tất cả, chỉ trừ có người. Vì vậy ta lặn lội đến đây, hỏi đích danh ngươi để mong biết được cái chưa biết cuối cùng…
Brahman bật cười ồ ồ như tiếng lợn bị chọc tiết rồi đột nhiên hắt xì một tiếng to đến nỗi Atman chỉ thấy nhói một cái ở tai và giật bắn mình:
- Ôi chao ơi!... AUM! A… U… M! Xin chân lý Tối cao ở muôn trùng kia thứ lỗi cho sự thô lỗ này! Nhưng thật là những lời quá quắt và phạm thượng!... Này, Atman! Mày đã lầm to rồi! Hãy câm họng lại để ta nói cho mà nghe:
Cái Atman ở gầm trời này đâu có biết rằng còn rất nhiều cái có tự nhận mình là Atman trên Thiên đình kia và chúng cũng tự cho mình ở giữa để gọi tên những cái có khác, để cho là đã nhận biết tất cả trừ Brahman ở đâu ra là chưa biết và cũng lũ lượt tìm đến Brahman để hỏi cho ra lẽ. Này hỡi Atman u minh và chưa hoàn toàn được giải thoát kia, việc mày xuất hiện ra có gì là “ầm ĩ” đâu, một cái nụ xuất hiện trong một vườn hoa chẳng phải là một điều gì đáng ngạc nhiên cả. Cái nụ nở thành bông hoa tất nhiên là hay ho rồi, nhưng cũng chẳng có gì là kỳ bí (nụ mà không nở thành hoa mới là dị thường!), thậm chí sự kiêu hãnh của một bông hoa là một thể hiện hết sức hồn nhiên và đáng yêu làm sao. Bông hoa nào mà không kiêu hãnh, mà không cho mình là quan trọng.

Chính điều này đã làm cho những bông hoa rước lấy sự khốn nạn đồng thời cũng nhận được vinh quang: ong bướm đua nhau tìm đến, hút mật ăn hương, người ta đua nhau vặt hái nhưng bông hoa kiêu hãnh nhất để bán, cho, dâng, tặng; nhờ thế mà tình yêu thương được duy trì và cảnh sắc luôn nhuốm màu tươi thắm; nhờ thế mà dịu bớt đi những khổ đau và tràn trề hơn những hạnh phúc…

Này hỡi Atman! Nhờ có lời sấm truyền “Tat Tvam Asi!” mà mày bừng ngộ. Mày bừng ngộ và kiêu hãnh hệt như một bông hoa nhưng mày xấu và tệ hơn bông hoa vì mày không muốn làm bông hoa, lại đòi đẹp hơn bông hoa; đòi là chúa tể của các bông hoa. Điều đó làm cho sự bừng ngộ của mày không còn trong sáng nữa mà ngầu đục bởi vô minh, dẫn đến tự huyễn hoặc bản thân mình, tự cho mình là cái ở giữa duy nhất, cái mốc duy nhất để gắn nhãn mác cho tất cả cái có, để so đo, cân nhắc, định đoạt tất cả cái có, và như vậy mày cho là đã nhận biết được tất cả, chỉ trừ Brahman là chưa biết, cái mà mày ngộ nhận, từ lời sấm truyền “Mày cũng là Cái Ấy”, là ngang hàng với Nó và ở giữa Nó.

Nhưng mày làm sao ở giữa tao được khi đâu phải chỉ có mình mày là Atman thôi? Cái sai lầm nghiêm trọng và hết sức tai hại của mày là như thế đấy, hỡi Atman!

AUM! Này Atman, mày hãy dỏng tai lên mà nghe tao mách bảo đây này:
Cũng như những cái có nhận thức khác, mày cũng chỉ là một cái có nhận thức ở một tầng nấc nào đó, ở một phạm vi nào đó, ở một khu vực, góc trời nào đó cho nên mày cũng chỉ có thể là cái ở giữa của tầng nấc nào đó, của phạm vi nào đó, của khu vực, góc trời nào đó, và cũng chỉ là sự tự qui ước mà thôi, và từ sự tự qui ước ấy mà mày định ra các nhãn mác, đủ loại danh hình sắc tướng để gán cho tất cả những cái có mà mày thấy, mày cảm nhận được, hay mày phán đoán ra, và xét cho cùng cũng là sự qui ước nốt. Rồi mày dựa vào tất cả cái có đã thành danh nhờ mày ấy để mà nhìn, suy xét và nhận biết cuộc xoay vần theo cách của mày chứ không thể theo cách nào khác và như vậy, nhận thức của mày về tao, một Brahman cao cả, cũng nặng tính qui ước nên nếu có đúng thì chỉ đúng cho riêng mày thôi, và không thể đúng hoàn toàn và cho tất cả, cũng như cho các Atman khác được. Vì cái đúng không hoàn toàn cho nên có lúc mày lại thấy sai và mày lại nhận thức lại để rồi các triết thuyết cứ nối đuôi nhau ra đời, vừa đúng vừa sai, vừa sai vừa đúng, cứ như thế mày tự điều chỉnh mãi nhận thức của mày và làm nên một núi tác phẩm triết học không biết dùng vào đâu cho đỡ phí phạm: AUM!...
- Hỡi Brahman cao cả và huyền linh, người nói thế có nghĩa là mỗi Atman đều có bức chân dung riêng vừa đúng vừa sai, về người và vĩnh viễn không bao giờ biết người từ đâu tới? – Atman buồn bã hỏi.
- Không hẳn thế đâu Atman ạ! Dù rằng sẽ chẳng bao giờ thoát được sự qui ước nhưng chừng nào mày biết phân biệt được những cái có bất biến trước mọi qui ước với những cái bất biến chỉ trong từng qui ước; chừng nào mày không còn lẫn lộn về vị trí ở giữa của mày, nghĩa là biết lúc nào nó là ảo, lúc nào nó là thật trong việc suy xét hành vi của những cái có và mối quan hệ giữa chúng, chừng đó Brahman qua nhận thức của mày, một Brahman ảo, sẽ giống tao như hình với bóng và mày cũng sẽ biết được điều bí ẩn cuối cùng… AUM!

Đó là toàn bộ đoạn cuối câu chuyện cổ tích của thánh triết.
Nghe xong, chúng ta cúi lạy:
- Xin vô cùng biết ơn thánh triết đã chỉ dạy chúng tôi những điều sáng láng và câu chuyện cổ tích rất đáng ghi nhớ cho muôn đời… Chúng tôi kính chào tạm biệt ngài để trở về tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở…
- Cái lũ này, chắc chẳng thể khá hơn được… Lúc nào cũng vội vội vàng vàng thì làm sao mà nghiền ngẫm được cái gì? Thôi thì… xéo đi cho khuất mắt ta. AUM!
- Ấy chết, chúng tôi là hậu bối, ngài là tiền bối, là thánh triết, đáng lẽ trước khi chia tay ngài cho chúng tôi một lời khuyên vàng ngọc, đằng này ngài lại xài xể những lời nặng nề và có phần thô lỗ quá…
- Ha ha ha! Mấy người thấy chưa? Để rời bỏ được cái quan niệm thâm căn cố đế: ta là trung tâm Vũ Trụ, đâu phải dễ dàng. Mấy người là gì mà đòi nhận được lời khuyên vàng ngọc, mà đòi không được đối xử thô lỗ! Vả lại khái niệm vốn dĩ là qui ước thì qui ước nào cho rằng lời ta nói là thô lỗ. Ta là thánh triết nhưng cũng có thể gọi là Mày.

Thà các người coi ta là thánh triết và gọi là Mày còn hơn coi ta là Mày mà gọi là thánh triết, còn nếu không thì đừng gọi. Điều ta vừa nói cũng chính là lời khuyên vàng ngọc cho mấy người mang về thế kỷ XXI. Còn nếu mấy người vẫn cho đó là lời thô lỗ thì đây là lời khuyên cuối cùng: Hãy biết bừng nở để vui sống và kiêu hãnh để hiến dâng như một bông hoa, đó là cứu cánh đến với toàn ngộ, toàn bích!...

Lời khuyên cuối cùng ấy đã làm cho chúng ta giật mình tỉnh mộng.

Đến tận bây giờ chúng ta vẫn không tài nào hiểu nổi cuộc trò chuyện giữa một ông già sơn cước của ngàn xưa và mấy kẻ thị dân hiện đại lại trôi chảy lưu loát như vậy. Đúng là trên đời có những tồn tại lạ kỳ đến độ chẳng bao giờ chúng ta ngờ đến được!
Có thể sẽ chẳng ai tin, nhưng sự thực thì chẳng cần đến đức tin!


* * *



Mời xem:

LỜI PHÂN TRẦN

PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ