Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

KHÓA 6 - hameok6


Thân tặng các bạn khóa 6 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi 

 haeo 



2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh - Những câu chuyện về cuộc đời



Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh - Vị "Bao công" của Việt Nam



Năm 1955, khi mới 45 tuổi, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Cung cấp – nay là Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng) – đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. Được ví như “Bao công” của Việt Nam, người luôn có những cách giải quyết sáng suốt, công bằng, có tình có lý, nên Thượng tướng Trần Văn Trà kể rằng, sau khi Trần Đăng Ninh qua đời, mỗi khi có sự kiện gì phức tạp xảy ra, đúng sai chưa rõ ràng, ông và nhiều cán bộ lại bảo nhau: “Đảng ta phải có những người như anh Trần Đăng Ninh”!


“Bao công” Việt Nam và vụ án có một không hai thời chống Pháp



Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, ông sinh năm 1910 tại thôn Quảng Uyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Đông. Nhà nông dân nghèo, đông con, nên sau khi học hết 3 năm tiểu học, Trần Đăng Ninh đã phải bỏ quê lên thành phố xin vào học nghề ở nhà in, rồi trở thành công nhân ở nhà in.

Lúc mới lên thành phố, Trần Đăng Ninh luôn hy vọng rằng ở thành phố, ông sẽ kiếm được một cái nghề để thoát khỏi cái nghèo, đỡ đần cha mẹ nghèo khó ở quê. Nhưng những năm tháng làm công nhân với đồng lương ít ỏi, Trần Đăng Ninh mới hiểu, dù có ở quê hay ra thành phố, mình vẫn là tầng lớp dưới của xã hội, vẫn mang thân phận của kẻ nô lệ bị thực dân, phong kiến bóc lột.

Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, phong trào cách mạng lên cao, cùng với nhiều anh em công nhân, Trần Đăng Ninh bắt đầu được giác ngộ và tham gia cách mạng.

Ông trở thành một trong những cán bộ nòng cốt của Đảng, từng 2 lần bị bắt vào tù (năm 1941 và năm 1943), và cũng từng hai lần vượt ngục, trong đó cuộc vượt ngục nhà tù Sơn La nổi tiếng cùng với đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Văn Trân.

Trần Đăng Ninh mất rất sớm. Năm 1955, sau một thời gian dài bị căn bệnh lạ khó chữa, ông qua đời ở tuổi 45, cái tuổi mà một người Cộng sản có thể cống hiến nhiều nhất cho Đảng, cho Dân tộc, cho Đất nước. Sự ra đi của ông để lại nhiều luyến tiếc cho những người ở lại.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê – người đã từng có 5 năm làm bí thư cho nhà cách mạng Trần Đăng Ninh kể rằng, sinh thời, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh là một người nổi tiếng chí công vô tư, luôn phân xử sai đung rất nghiêm minh, có tình có lý. Chính vì thế, ông được mọi người đặt cho biệt hiệu “Bao công” của Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám, Trần Đăng Ninh được Bác Hồ và Trung ương giao cho nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo lực lượng công an. Người làm việc trực tiếp với Trần Đăng Ninh khi đó là đồng chí Lê Giản (Tổng giám đốc đầu tiên của Nha Công an Trung ương).

Theo lời kể của đồng chí Lê Giản, khi nghe tin Trần Đăng Ninh được giao phụ trách Công an, suy nghĩ đầu tiên của Lê Giản là một người từng là công nhân, có trình độ văn hóa thấp như Trần Đăng Ninh thì làm sao có thể giúp Nha Công an Trung ương tháo gỡ những khó khăn những ngày đầu non trẻ.

Sau này, khi có điều kiện làm việc thường xuyên với Trần Đăng Ninh, Lê Giản đã thay đổi hoàn toàn nhận định đó. Ông thường nói về Trần Đăng Ninh với thái độ khâm phục, kính trọng đối với một người “có nhân cách, có trình độ”.

Trần Đăng Ninh chỉ phụ trách Công an trong khoảng thời gian chưa đến 1 năm, nhưng trong thời gian ngắn ngủi đó, ông luôn dặn dò lực lượng Công an một câu:

“Khi công an cấp dưới báo về một người có tội này, tội nọ, mình là người xét xử trước hết không được định kiến và coi ngay là có tôi mà phải suy đoán xem người đó có tội hay vô tội…phải xem khẩu cung…,xét hỏi kỹ càng, khách quan” – lời khuyên đó đặt vào hoàn cảnh bây giờ vẫn vô cùng chính xác.

Trần Đăng Ninh tuy không phải một vị quan tòa, nhưng ông lại được mệnh danh là “Bao Công” của Việt Nam, nhờ những lần “xử án” rất tài tình, đúng đắn, có tình có lý, không bao giờ để lọt người có tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội.

Vụ án “Gián điệp H122” chính là một trong những vụ án nổi tiếng nhất mà “Bao công” Trần Đăng Ninh đã xử lý vô cùng độc đáo nhưng cũng rất chuẩn xác, giúp minh oan cho mấy trăm cán bộ và quần chúng vô tội.

Năm 1948, cơ quan quân báo nhận được tin phòng Nhì Pháp đã gài một gián điệp mang bí số H122 vào cơ quan chỉ huy của ta ở liên khu Việt Bắc. Theo tin này, H122 đã lấy được báo cáo về kế hoạch quân sự Thu – Đông năm 1948 của ta và chuyển về cho địch.

Đây thực chất chỉ là một kế hoạch ly gián của địch. Nhưng do tâm lý chủ quan, nóng vội, quan liêu và kinh nghiệm còn non kém của ta, hậu quả của sự việc đã trở nên rất nghiêm trọng.

Ngày đó khi có tin gián điệp H122 được cài vào lực lượng của ta, khắp các đơn vị ở liên khu Việt Bắc đã nhìn nhau với ánh mắt nghi kỵ. Một hôm, có một anh giám mã (chuyên làm nhiệm vụ chăn dắt ngựa) đã vô tình chạy ra sân lấy cái khăn mặt màu trắng vào nhà đúng lúc có máy bay địch bay qua.

Một người trong đơn vị nhìn thấy, cho rằng anh giám mã đó đã dùng “cờ trắng” để báo hiệu cho máy bay địch. Anh giám mã bị bắt ngay sau đó và bị gán cho cái tội là gián điệp H122. Vì quá nóng vội, các cán bộ làm nhiệm vụ thẩm tra anh giám mã đã áp dụng những biện pháp nặng tay không cần thiết với anh giám mã, khiến anh này không chịu được, đành đánh liều thừa nhận mình là H122.

Sau khi thừa nhận mình là gián điệp, “H122” còn chỉ ra thêm những cán bộ khác trong đơn vị cũng là “gián điệp” của phòng Nhì Pháp cài vào.

Cứ như vậy, cán bộ này khai ra cán bộ kia, người này “chỉ điểm” người kia, dần dần vụ án mở rộng ra đến mức có vài trăm cán bộ, trong đó có các cán bộ cấp cao, làm việc ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, nhiều cán bộ ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên cũng bị liên đới.

Việc bắt bớ diễn ra, gây hoang mang cho các đơn vị. Không chỉ thế, nhiều người dân bình thường, trong đó có những người phụ nữ bán xôi rong, cũng bị gán tội “làm gián điệp” do bị người quen “khai” ra.
Trước tình hình đó, nghi ngờ vụ án có uẩn khúc, Bác Hồ dã cử Trần Đăng Ninh - khi đó là Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đi kiểm tra, xem xét vụ án nghiêm trọng này. Ông đã tổ chức một đoàn kiểm tra gồm các cán bộ của Ban Kiểm tra Trung ương, của Bộ Quốc phòng, Quân khu Việt bắc, Nha Công an Trung ương, Sở Công an liên khu Việt Bắc, liên khu ủy Việt Bắc và các tỉnh có liên quan đến vụ án.

Ông cũng yêu cầu đồng chí Lê Giản chọn những cán bộ có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm vững vàng tham gia đoàn kiển tra. Ông yêu cầu các cán bộ tham gia công tác kiểm tra phải thật cụ thể, khách quan, thận trọng, tôn trọng chứng cứ, tránh suy diễn tùy tiện, phải thực sự mạnh dạn nêu ý kiến nếu phát hiện nghi vấn khác.

Khi điều tra vụ án H122, điều khiến Trần Đăng Ninh cảm thấy rất không ổn là những tài liệu trong vụ án có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Hơn nữa, hoạt động gián điệp không thể lộ liễu, xô bồ mà phải đơn tuyến, không thể có chuyện các mạng lưới gián điệp đều nắm giữ thông tin của nhau được, trong khi đó, các cơ quan liên khu đều không thể chỉ ra được tài liệu bị mất là tài liệu nào.

Một điều khiến Trần Đăng Ninh băn khoăn là H122 - một “gián điệp” do phòng Nhì Pháp cài vào hóa ra lại chỉ là một anh giám mã không biết chữ, ngày ngày chăm sóc ngựa, không có điều kiện tiếp xúc với những hồ sơ, tài liệu quân sự quan trọng.

Điều này làm nảy sinh trong lòng ông những nghi vấn. Khi hỏi ra lý do vì sao anh giám mã bị nghi ngờ là H122, ông mới biết chuyện vẫy cờ trắng gọi máy bay của anh giám mã. Là người tôn trọng chứng cứ, cẩn thận trong việc kiểm tra, Trần Đăng Ninh đã đích thân đến tận cái sân mà “H122” vẫy máy bay, ông lập tức thấy có chuyện không ổn: khoảng sân chỉ rộng bằng vài manh chiếu nhỏ, nằm trong một khu rừng rậm, từ vị trí đó không thể ra dấu cho máy bay được.

Từ nghi vấn này, ông đã vận động anh giám mã “H122” và những cán bộ bị bắt do có liên quan đến vụ án mạnh dạn khai nhận sự thật. Đến lúc này, “H122” và các cán bộ bị bắt mới thú nhận do không chịu nổi sự tra khảo cực đoan, vội vã của một số cán bộ thi hành nhiệm vụ, nên họ đã đành phải khai sai, khai liều và làm oan thêm những người vô tội khác.

Lập tức Trần Đăng Ninh ra lệnh thả những cán bộ bị bắt trong vụ án gián điệp H122 và chính thức khép lại vụ án. Mấy trăm người bị oan đã được trả tự do, phục hồi công tác. Những cán bộ mắc sai lầm trong vụ án này bị kiểm điểm xác đáng.

Sau này, có lần có dịp đi trực thăng qua các khu rừng rậm, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh vẫn thử nhìn xuống dưới cánh rừng xem có thể nhìn thấy một cái khăn trắng giữa một cánh rừng rậm thế không. Mỗi lần như thế, ông càng vững tin quyết định của mình trong vụ án gián điệp H122 là đúng.

Vụ án gián điệp H122 sau này trở thành bài học kinh điển cho công tác phòng chống gián điệp của ta.

Năm 1951, Trần Đăng Ninh nhận được tin báo của Chi Cục Vân tải Bắc Cạn báo một trạm trưởng đã bị bắt giam 2 tuần lễ mà chưa xét hỏi. Đang trên đường đi công tác, ông vẫn lập tức quay xe về Bắc Cạn để hỏi đồng chí Chi cục trưởng – một người bạn chiến đấu cũ và cùng ở tù của ông về lý do bắt giam người trạm trưởng đó, thì được đồng chí này trả lời:

- Thưa anh, nó đã thụt két một số tiền lớn.

- Anh đã đủ chứng cứ chưa? – Trần Đăng Ninh hỏi

- Thưa anh, việc này anh em kiểm tra làm, mấy hôm nay tôi bận quá chưa nắm cụ thể.

Khi đó Trần Đăng Ninh rất giận dữ, ông nghiêm giọng: “Anh chưa nắm được cụ thể mà dám bắt người. Bắt người không có chứng cứ xác đáng là vi phạm pháp luật. Tôi ra lệnh thả anh V (người trạm trưởng bị bắt) ra ngay và phải xác minh đầy đủ trước khi xử lý.
Đây là mệnh lệnh quân sự. Ngày mai tôi cho người lên kiểm tra, nếu chưa làm tôi sẽ cách chức anh”.


Quả nhiên sau đó, người trạm trưởng được minh oan. Nguyên nhân cũng chỉ do người trạm trưởng này làm việc cẩu thả, sổ sách chưa ghi chép kịp thời, nên cuối cùng, trạm trưởng V chỉ bị phê bình rút kinh nghiệm và vẫn giữ được chức vụ cũ.




✯ 


Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh – những câu chuyện giản dị bên đồng chí, đồng đội


Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê, người từng có 5 năm làm bí thư cho nhà cách mạng Trần Đăng Ninh kể rằng, trong 5 năm gắn bó với nhà cách mạng Trần Đăng Ninh, điều khiến ông cảm động nhất chính là sự gần gũi, giản dị của Trần Đăng Ninh với anh em đồng chí, cũng như tinh thần đồng cam cộng khổ, không phân biệt cấp trên, cấp dưới.

Năm 1949, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh là Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đóng ở Việt Bắc. Đêm nào cũng làm việc tới khuya, nhưng buổi sáng, khi anh em đi tăng gia sản xuất, đi vào rừng lấy gỗ làm nhà, ông cũng đi theo.

Anh em cản lại, ông nói: “Tôi cũng là người như các đồng chí, tại sao việc các đồng chí làm được, tôi lại không làm được?”.

Thời đó, mức sống của cán bộ còn thấp. Gạo ăn mỗi bữa rất xấu, có hôm còn phải ăn gạo mốc. Tiêu chuẩn mỗi bữa chỉ 2 lưng cơm một người. Dù là cấp trên, nhưng chưa một bữa ăn nào, Trần Đăng Ninh ăn quá 2 lưng cơm tiêu chuẩn.

Có hôm ông bận việc phải ăn sau, cấp dưỡng thương ông vất vả, bồi dưỡng thêm một quả trứng thì bị ông nghiêm giọng phê bình: “Anh em còn ăn uống thế, đồng chí cho tôi ăn thêm, tôi nuốt sao trôi!”.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê kể: “Ngày còn ở Việt Bắc, có lần đi công tác xa phải đi ngựa, tôi và anh Trần Đăng Ninh chỉ có một con ngựa. Đi được một đoạn, anh Ninh nhảy xuống ngựa, bảo tôi lên ngựa ngồi cho đỡ mệt. Tôi bảo: anh là thủ trưởng, sao lại nhường ngựa cho cấp dưới.

Anh cười xòa: thủ trưởng hay cấp dưới thì cũng đều là người cả, cũng biết mệt như nhau. Và suốt chặng đường sau đó, tôi ngồi ngựa một đoạn, anh Ninh ngồi ngựa một đoạn, cứ thay nhau như thế, vừa đi vừa rôm rả tâm sự chuyện công, chuyện tư, quên cả mệt nhọc, quên luôn cả khoảng cách cấp trên – cấp dưới.

Ngày xưa có khoảng thời gian tôi bị ốm nặng, sức khỏe suy sụp. Tiêu chuẩn cán bộ của tôi hồi ấy ăn uống hết sức đạm bạc. Thương tôi ốm yếu nên bữa cơm, anh Ninh thường gọi tôi sang ăn cùng, chia sẻ phần tiêu chuẩn cán bộ cao cấp của mình, dù phần tiêu chuẩn đó chẳng đáng bao nhiêu. Sau này khi không còn làm bí thư cho anh Ninh, và cả khi anh Ninh đã qua đời, tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm đó”.


Có lẽ vì sự gắn bó ấy, mà khi nhà cách mạng Trần Đăng Ninh qua đời, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê đã coi gia đình ông như gia đình mình.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê cũng là người được tin tưởng giao cho nhiệm vụ chăm sóc, đảm bảo sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước đối với vợ con nhà cách mạng Trần Đăng Ninh sau này. Và chưa bao giờ trong suốt những năm những người con của nhà cách mạng Trần Đăng Ninh chưa trưởng thành, ông quên đi trọng trách đó.

Năm 1950, Trần Đăng Ninh nhận nhiệm vụ phụ trách Tổng cục Cung cấp – sau này là Tổng cục Hậu cần của Bộ Quốc phòng. Ông là Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Hậu cần.

Nhận nhiệm vụ đúng lúc chuẩn bị cho Chiến dịch Biên giới, Trần Đăng Ninh và một cán bộ của Tổng cục Cung cấp lập tức lên đường thị sát trước chiến dịch. Trước khi đi, thấy trong ba lô của ông chỉ có 2 bộ quần áo bộ đội cũ rách, người cán bộ cấp dưới nói:
“Để em đi đề nghị cấp cho anh một bộ quân phục mới. Đi thị sát, phải mặc đồ mới cho ra dáng lãnh đạo cao cấp”. Nhưng Tổng cục trưởng Trần Đăng Ninh khiêm tốn từ chối: “Sau lãnh đạo thì phải mặc quần áo mới? Chỉ có tôi và đồng chí đi thị sát, cần gì phải ra dáng với ai?”.

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, thu được nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có nhiều áo ấm, những chiến sĩ lái xe là người đầu tiên được Trần Đăng Ninh cấp cho những chiếc áo ấm để đi đường trường.

Thời làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh đặc biệt quan tâm đến đời sống anh em bộ đội, đặc biệt là chị em phụ nữ. Có lần khi chuẩn bị phát đồ mới cho anh, chị em cán bộ, ông nói: “Chị em cần quần áo mới đã đành, nhưng cũng cần cả những cái khác nữa”.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê nói, Tổng cục trưởng Trần Đăng Ninh là người đầu tiên để ý đến việc cấp cho chị em cán bộ từng mét vải xô để tiện cho những lúc khó nói của phụ nữ.

Cũng có lần khi đi đến thăm một đơn vị giữa mùa đông, thấy một người lính trẻ đang lạnh run người vì chỉ mặc một chiếc áo mỏng manh, Tổng cục trưởng Trần Đăng Ninh đã không chần chừ cởi chiếc áo len mình đang mặc để tặng cho người lính trẻ ấy, trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người.

Thượng tướng Trần Văn Trà đến bây giờ vẫn nhắc đến một kỷ niệm mà vợ chồng ông không bao giờ quên được trong suốt mấy chục năm qua. Khi đó, quân đội ta có tiêu chuẩn ăn theo cấp bậc, ưu tiên các cán bộ chỉ huy.

Trần Văn Trà là cán bộ cao cấp, nên tiêu chuẩn ăn cao hơn với vợ ông – lúc đó là y tá Bệnh viện 303 (sau này Bệnh viện Việt – Xô). Thượng tướng Trần Văn Trà kể:

“Vợ tôi sinh hoạt ở bệnh viện, chỉ chiều thứ 7 mới về chỗ chồng, sáng chủ nhật lại phải về bệnh viện thường trực. Nhưng khi ăn cơm, anh em phục vụ dọn cho tôi ăn riêng, vợ tôi ngồi ăn riêng. Vợ tôi biết đó là quy định song rất buồn tủi, bất giác cứ nhớ lại những ngày cùng cực khổ trong kháng chiến.

Thấy vậy tôi mang cơm và thức ăn sang ăn cùng, nhưng có chú phục vụ cứ chăm chú nhìn. Bực quá, vợ tôi nói: ‘Anh Trà sang ngồi cùng tôi cho vui, tôi có ăn vào tiêu chuẩn của anh Trà đâu?”. Sau đó mấy tuần liền, vợ tôi không về chỗ tôi nữa”.

Sau đó, câu chuyện đến tai Tổng cục trưởng Trần Đăng Ninh. Ông đã nhắc các cơ quan phục vụ không được máy móc trong việc thực hiện tiêu chuẩn, phải biết tôn trọng sinh hoạt của gia đình cán bộ. Ông nói:
“Cần phải biết rằng, người mẹ, người vợ Việt Nam chỉ có chăm sóc, nhường nhịn chồng con, không ăn tranh của chồng con đâu”. Kể từ sau bữa đó, mỗi khi vợ chồng Thượng tướng Trần Văn Trà sum họp, anh em phục vụ không còn dọn riêng hai mâm cơm cho vợ chồng ông ăn riêng nữa.

Điều đó khiến vợ chồng Thượng tướng Trần Văn Trà vô cùng cảm động, bởi chiến tranh bao việc phải lo lắng, vậy mà chỉ một việc nhỏ liên quan đến đời sống cán bộ, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh cũng hết sức chú ý.


(Bài viết sử dụng tư liệu do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê cung cấp)

(Còn tiếp)

HTN






✯ 




Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh trong ký ức người ở lại



Khi nhà cách mạng Trần Đăng Ninh mất, ông dặn dò vợ con: sau khi ông mất, lập tức phải trả lại biệt thự, trả lại xe cho Nhà nước, vì đó là nhà của công, xe của công. Đến tận lúc chết, dù biết mình sẽ phải để lại cuộc đời người vợ trẻ và hai đứa con côi còn nhỏ dại, ông vẫn không hề nghĩ đến việc tơ hào một đồng, một xu của công, để vun vén cho cá nhân mình.

Vợ chồng nhà cách mạng Trần Đăng Ninh – những ngày ở Việt Bắc


Khi đi tìm những tư liệu về nhà cách mạng Trần Đăng Ninh, ngoài Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê- người từng là thư ký của ông, tôi đã có cơ hội gặp gỡ người bạn thân thiết của gia đình ông bà – bà Phan Thanh Hòa. Sau ngày Trần Đăng Ninh mất, theo nguyện vọng của chồng, bà Nguyễn Thị Hồng trả lại ngôi biệt thự trên phố Phan Đình Phùng, rồi đưa con cái đến sống trong một căn hộ tập thể nhỏ. Mãi sau này, bà và các con mới được cấp một ngôi nhà riêng trên phố Lý Nam Đế. Ngôi nhà đó chỉ cách ngôi nhà của bà Phan Thanh Hòa có mấy bước chân, nên có thể nói bà Hòa là người chứng kiến nhiều nhất cuộc sống gia đình Trần Đăng Ninh sau khi ông qua đời.

Bà Phan Thanh Hòa kể: “Tôi coi chị Hồng – vợ anh Ninh như chị gái. Cháu Châu Nguyên, Tuấn Quảng – con anh Ninh cũng coi tôi như mẹ nuôi. Khi anh Ninh mất, Tuấn Quảng mới 1 tuổi, Châu Nguyên 4 tuổi, nhưng có lẽ chị Hồng nuôi dạy con rất khéo, nên các cháu đều rất giống cha mẹ ở tính giản dị, khiêm tốn và sống rất trong sạch.
Tôi từng có một thời gian dài công tác với chị Hồng tại Vụ Giáo dục. Sau này, trường mầm non Việt Bắc được thành lập, chị Hồng về làm Hiệu trưởng và gọi tôi về cùng. Chị em tôi gắn bó với nhau suốt những năm tháng kháng chiến, cho đến sau này hòa bình vẫn là chị em thân thiết”.


Năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào một giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách. Vừa phải đối phó với kẻ thù là thực dân Pháp hùng mạnh, các cán bộ cách mạng còn phải chịu đựng cuộc sống thiếu thốn đủ điều về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, để đỡ đần các gia đình cách mạng, để các cán bộ cách mạng yên tâm làm nhiệm vụ, Bác Hồ đã giao cho Trần Đăng Ninh – khi đó vừa nhận chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, chuẩn bị việc thành lập trường mầm non Việt Bắc. Sau một thời gian tìm địa điểm và công tác chuẩn bị, Trần Đăng Ninh đã đề nghị Đảng và Bác cho thành lập trại trẻ mẫu giáo đầu tiên, đặt tại đồi cọ bản Pìeng, thôn Tỉn Hỏa, xã Thanh Định, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Nhà trẻ được dựng bên đồi cọ, với 2 dãy nhà tranh nấp dưới các tán lá cọ bên dòng suối trong mát. Cách đó hơn cây số là đồi có lán ở của Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị. Phụ trách trại là bà Nguyễn Thị Hồng,; bà Hồ Thị Minh Nguyệt phụ trách chính trị; bà Vũ Thị Đơ, phụ trách nuôi dưỡng; cô giáo Phan Thanh Hòa, phụ trách giảng dạy. Ngày lễ Thiếu nhi Quốc tế 1/6/1952, khóa học đầu tiên đã khai giảng. Những lớp học sinh đầu tiên của trường mầm non Việt Bắc ngày ấy giờ đã trưởng thành, nhiều người thành đạt, nhưng tất cả họ đều nhớ về những người thầy, người cô đầu tiên của mình. Những dịp kỷ niệm thành lập trường, các cựu học sinh trường mầm non Việt Bắc vẫn tụ họp đông đủ, vẫn nhắc về cô giáo Hồng, cô Hòa, những người mà họ coi như mẹ....
Trường mầm non Việt Bắc ra đời, trở thành “ông tơ bà nguyệt” cho nhà cách mạng Trần Đăng Ninh với người vợ của ông sau này – bà Nguyễn Thị Hồng. Năm 1951, khi gặp bà Nguyễn Thị Hồng tại trường mầm non Việt Bắc, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh đã có thiện cảm với cô hiệu trưởng xinh đẹp của trường mầm non Việt Bắc ngay từ buổi gặp đầu tiên. Sau này được bạn bè mai mối, ông bà đã nên duyên vợ chồng. Đám cưới giản dị được tổ chức ngay giữa chiến khu Việt Bắc. Trước khi kết hôn với bà Nguyễn Thị Hồng, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh từng có một đời vợ. Ông bà có với nhau hai người con gái. Nhưng sau này khi ông bị tù đày, vì hoàn cảnh cuộc sống, hai vợ chồng phải xa nhau.


Bà Nguyễn Thị Hồng là con gái một gia đình dân nghèo ở Lào Cai. Sau này, bà thi đỗ và được học bổng toàn phần để theo học tại trường Nữ sinh Đồng Khánh – ngôi trường nổi tiếng sản sinh ra nhiều nữ trí thức của Việt Nam một thời. Trong kháng chiến chống Pháp, bà từng là Phó Ty Giáo dục Lào Cai, nhưng sau vì nhiệm vụ được phân công, bà chuyển về làm việc tại Vụ Giáo dục Mầm non.

Cùng dạy ở trường mầm non Việt Bắc ngày đó, nên bà Phan Thanh Hòa và bà Nguyễn Thị Hồng coi nhau như chị em thân thiết. Gắn bó với gia đình nhà cách mạng Trần Đăng Ninh suốt từ thời chiến tranh, bà Phan Thanh Hòa có rất nhiều kỷ niệm với gia đình ông. Bà kể: “Châu Nguyên – con gái của anh Ninh và chị Hồng coi tôi như mẹ nuôi, còn Tuấn Quảng khi chào đời, chính tôi là người đi chôn dây rốn. Năm ngoái có dịp trở lại Việt Bắc, hai cô cháu cùng đi, Tuấn Quảng hỏi tôi, cô còn nhớ chỗ cô từng chôn dây rốn của cháu không? Tôi cười, chỉ nhớ là chôn bên bờ suối, còn giờ nó ở đâu thì tôi chịu”.

Trong ký ức của bà Phan Thanh Hòa, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh là một người sống rất giản dị, gần gũi và tình cảm. Ngày đó cơ quan của ông nằm cách trường khoảng 1km. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông được cấp cho một cái gian nhỏ trong khu nhà cán bộ ở trường. Trần Đăng Ninh là một người luôn quan tâm đến những người xung quanh. Hôm nào đi làm về, dù bận rộn đến mấy thì sau khi hỏi han vợ con, bao giờ ông cũng phải đi hỏi thăm một vòng các chị em trong trường. Khi bà Nguyễn Thị Hồng mang bầu con gái Châu Nguyên, mọi người đến thăm, ông cứ luôn hỏi: mọi người đã đến thăm các chị em khác chưa? Đó là tính cách của Trần Đăng Ninh: luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến gia đình, vợ con mình.

“Vợ chồng tôi đến với nhau, cũng là do anh Ninh tác hợp. Tôi nhớ hồi đó anh Ninh dí dỏm, hài hước lắm, có nhiều anh Ninh làm, khiến mọi người không thể nhịn cười. Khi anh Ninh làm mối tôi với chồng tôi bây giờ, tôi “chê lên chê xuống” vì người tuy đẹp trai nhưng...thấp quá. Một hôm tôi đi ngang qua cơ quan anh Ninh, vừa nhìn thấy tôi, anh gọi: “Cô Hòa, vào đây vào đây”. Nói rồi anh gọi chồng tôi ra, cụng đầu hai chúng tôi với nhau và tuyên bố: “Đấy nhé, cô cứ chê thấp, cao hơn 3cm còn gì?”. Sau vụ “cụng đầu” đó, chúng tôi thành vợ thành chồng. Quà cưới mà anh Ninh dành cho chúng tôi là một cái màn bộ đội. Tôi biết anh phải quý lắm mới dành cho vợ chồng tôi món quà đó. Vì thời chiến tranh, chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp của anh Ninh là “to” lắm. Nhưng chưa bao giờ anh ấy tơ hào bất cứ cái gì cho bản thân mình. Ở Việt Bắc muỗi nhiều, chăn màn rất quý, anh Ninh có thể cho vợ con mình một bộ chăn màn, nhưng anh ấy không làm thế. Bao giờ anh Ninh cũng nghĩ đến người khác trước gia đình mình, gia đình khác có chăn màn rồi, anh Ninh mới cấp cho gia đình mình” – Bà Hòa nhớ lại.

Khi còn sống, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh rất chiều vợ, thương con. Không bao giờ ông nặng lời một tiếng với vợ con. Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng ông chưa được bao lâu, thì Trần Đăng Ninh mắc bệnh hiểm nghèo, ông liên tục phải xa vợ con đi chữa bệnh. Quãng thời gian chữa bệnh ở Trung Quốc, dù ốm đau đến mấy, ông cũng dành thời gian viết thư về nhà cho vợ con. Khi vợ ông mới sinh con trai Tuấn Quảng được một thời gian, bà Phan Thanh Hòa cũng đang mang bầu, bà đã rất bất ngờ và cảm động khi nhận được thư của ông từ Trung Quốc, hỏi thăm, chúc mừng bà.

✯ 

Làm cách mạng không phải vì biệt thự, vì ô tô


Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh là người có rất nhiều công lao trong việc xây dựng lên ngành Hậu cần quân đội, tạo nên hệ thống huy động và cung cấp vật chất cho các chiến dịch lớn, là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến. Chỉ tiếc là sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, vừa trở về Hà Nội chưa được bao lâu, Trần Đăng Ninh lại mắc trọng bệnh và qua đời khi còn rất trẻ, không được chứng kiến những thành quả mà mình và các đồng chí cách mạng đã phải gian khổ mới giành được. Năm 1955, bệnh tình của Trần Đăng Ninh ngày càng nặng. Ông đã đấu tranh với bệnh tật rất kiên cường, vì thương người vợ còn quá trẻ và hai đứa con nhỏ dại. Nhưng ông không chiến thắng được số phận.

Khi còn sống, Trần Đăng Ninh là một người rất thương lính. Với cấp dưới, ông không bao giờ quát mắng. Nhưng ngày đó đồng chí Đinh Đức Thiện (sau này là Thượng tướng Đinh Đức Thiện – chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) là một người rất nóng tính. Chuyện đến tai Trần Đăng Ninh, ông cho gọi đồng chí Đinh Đức Thiện lên, nhắc nhở: “Sao đồng chí hay quát mắng anh em lính tráng thế?”, đồng chí Đinh Đức Thiện gãi đầu ngượng ngịu: “Xin lỗi anh, tôi nóng tính quá. Lúc cáu lên là không kiềm chế được”. Trần Đăng Ninh càng nghiêm khắc hơn: “Thế lúc cáu, cậu có quát tôi, có quát anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng – pv) hay không? Cậu rút kinh nghiệm ngay nhé”. Tuy bị thủ trưởng mắng, nhưng không vì thế mà đồng chí Đinh Đức Thiện tự ái. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê kể là, ngày nhận được tin Trần Đăng Ninh mất, đồng chí Đinh Đức Thiện lập tức chạy đến. Nhưng khi đến nơi, ông ngồi ngoài cổng khóc rất lâu, đến khi cạn nước mắt mới vào. Trong lòng Thượng tướng Đinh Đức Thiện, dù có bị Trần Đăng Ninh nhắc nhở, phê bình, ông vẫn luôn tôn trọng, khâm phục người anh cả của lực lượng hậu cần.

Hồi mới về Hà Nội, gia đình nhà cách mạng Trần Đăng Ninh được bố trí chỗ ở tại một căn biệt thự trên phố Phan Đình Phùng. Những ngày cuối cùng, biết mình không còn sống được bao lâu nữa, ông đã dành thời gian dặn dò vợ con rất kỹ: sau khi ông qua đời, phải trả lại toàn bộ biệt thự, xe cộ cho nhà nước. Sau ngày ông mất, vợ ông đã làm đúng di nguyện của ông. Bà trả lại nhà, trả lại xe rồi cùng hai con về sống trong một căn hộ tập thể nhỏ. Mãi sau này, mẹ con bà mới được cấp một ngôi nhà trên phố Lý Nam Đế. Nhưng bà không bao giờ hé một lời than vãn, kêu ca. Bà làm theo di nguyện của chồng không một chút do dự, bởi bà hiểu chồng bà – nhà cách mạng Trần Đăng Ninh – đi làm cách mạng không phải vì biệt thự, vì ô tô, chỉ đơn giản vì tình yêu đất nước và khát khao được tham gia vào cuộc cách mạng đưa dân tộc đến với ngày tự do.

Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh qua đời khi mới 45 tuổi. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn với cách mạng, và cũng là một mất mát lớn với gia đình. Khi ông mất, bà Nguyễn Thị Hồng mới 35 tuổi, con gái Châu Nguyên 4 tuổi, con trai Tuấn Quảng mới được 1 tuổi. Dù vẫn còn trẻ, còn nhan sắc, nhưng sau ngày chồng mất, bà một mình ở vậy nuôi con, không đi bước nữa. Bà sống đến giờ phút cuối cùng trong đời với nỗi nhớ khôn nguôi về người chồng đã khuất.

Bà Phan Thanh Hòa bảo, khi bà Nguyễn Thị Hồng cùng con cái chuyển về sống trong ngôi nhà trên phố Lý Nam Đế, gia đình bà và gia đình bà Nguyễn Thị Hồng ở chung một ngõ. Bà vẫn thường xuyên qua lại gia đình, chứng kiến hai người con của nhà cách mạng Trần Đăng Ninh lớn lên từng ngày.


Bà Phan Thanh Hòa kể: “Chị Hồng là một người cả đời hy sinh cho chồng con. Chị Hồng vốn xinh đẹp, lại là trí thức, nhưng ăn mặc và lối sống rất giản dị. Từ khi anh Ninh mất, chị càng giản dị hơn, vì muốn giữ gìn thanh danh cho chồng. Lúc nào chị ăn mặc cũng đơn giản, nhưng nhan sắc vẫn rạng rỡ. Mỗi khi đi đâu cần ăn mặc đẹp hơn ngày thường một chút, chị thường mượn đồ của tôi. Mãi sau này khi về già, tôi nói mãi, chị mới mua thêm vài bộ đồ cầu kì hơn một chút.
Tuy tiết kiệm cho mình, nhưng chị Hồng lại rất chăm lo cho con cái. Anh Ninh mất sớm, gánh nặng nuôi hai con đổ lên đầu chị Hồng. Những năm bao cấp, lương giáo viên của chị Hồng nuôi hai con vô cùng vất vả, nhưng may là chị Hồng được người chị gái kinh tế khá giả hơn giúp đỡ, nên cũng nhẹ gánh phần nào. Là nhà giáo nên chị Hồng rất ý thức chuyện học hành của con. Thời bao cấp khó khăn là vậy, chị Hồng vẫn cho các con học thêm nhạc rồi cố gắng mua bằng được cái đàn piano để cháu Châu Nguyên học đàn. Sau hòa bình, về Hà Nội học thêm rồi làm công tác giáo dục, đến lúc chuẩn bị được đề bạt, thấy hai con đi học ở trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, chị Hồng lại bỏ cả sự nghiệp của mình để về trường Trỗi công tác, để có thời gian gần gũi con cái. Sự hy sinh mà chị Hồng dành cho chồng con là không thể kể hết được”.


Có lẽ đến lúc sang thế giới bên kia gặp chồng, bà Nguyễn Thị Hồng đã có thể yên lòng nhắm mắt vì cả đời bà, thành công lớn nhất có lẽ là đã nuôi dạy hai con rất đàng hoàng. Con cái bà khi trưởng thành không làm ông to bà lớn, không làm chức nọ tước kia, nhưng đều là những người sống có tâm, có đức, tự phấn đấu đi lên bằng nghị lực của mình, không dựa vào danh tiếng của cha và chưa bao giờ phải hổ thẹn mỗi khi đứng thắp hương trước bàn thờ cha mẹ.

Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh đã qua đời 57 năm, nhưng những người đồng chí, đồng đội từng sống bên cạnh ông, vẫn không ngưng kể về ông và chưa bao giờ nguôi đi nỗi tiếc nuối cho một người Cộng sản có Tài, có Đức, nhưng lại ra đi khi còn quá trẻ. Trong những trang sách viết về Trần Đăng Ninh mà tôi đọc được, do những người đồng chí đồng đội của ông kể lại, tôi hiểu được thêm về một con người cách xa tôi cả một thế hệ, một con người tôi chưa từng gặp nhưng vô cùng kính trọng.

Ông Hoàng Đình Phu – nguyên trưởng phòng Kế hoạch Tổng cục Cung cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước kể rằng, dù Chủ nhiệm Trần Đăng Ninh đã qua đời rất lâu, nhưng những anh em cán bộ ở Tổng cục Cung cấp vẫn vô cùng nhớ người thủ trưởng đầu tiên, vô cùng đáng kính, nhưng cũng vô cùng giản dị của mình. Nhớ đến ông khi những ngày ông còn sống, trong buổi họp hay liên hoan của cơ quan, dù là người giữ cương vị rất cao trong Đảng và trong Quân đội, nhưng khi cấp dưới mời ông, bao giờ ông cũng đến đúng giờ hoặc trước giờ, không bao giờ đến trễ để mọi người phải đợi; Nhớ ông vì mỗi lần đến sớm, ông thường ngồi trên một cái ghế tựa vào tường, nói chuyện với anh em, không phân biệt trên dưới, cao thấp; nhớ ông vì nếu anh em có mời ông vào dãy ghế trên mỗi lần họp, ông đều cười xòa: “Nếu các anh tôn trọng thủ trưởng, muốn cho ngồi chỗ danh dự, thì thủ trưởng ngồi đâu, chỗ ấy là chỗ danh dự, sao cứ phải là dãy ghế đầu?”, và thế là ông vẫn ngồi nguyên ở hàng ghế đó, giữa anh em, thân mật và gần gũi như những người đồng đội bình thường, chứ không phải là cấp trên, cấp dưới.

HTN

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Thông báo của BLL Trường




Ngày 20/10/2012 tại Hà Nội, BLL Trường đã tổ chức cuộc họp cùng đại diện BLL của các Khóa (Từ Khóa 1 đến Khóa 8) và các Thầy, Cô giáo (vắng các thành viên BLL nhà Trường phía Nam), dưới sự chủ trì của đ/c Trưởng BLL đã thảo luận và đi đến thống nhất kết luận về các nội dung sau:
  1. Quyên góp ủng hộ Trường Tiểu học xã Mỹ Yên.
  2. Tham dự buổi dã ngoại và gặp mặt truyền thống hàng năm của Thầy, Cô giáo.
  3. Tổ chức tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm truyền thống Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Tại Quế Lâm).
  4. Củng cố chức năng thông tin liên lạc của BLL các Khóa và toàn Trường.
  5. Định hướng một số nội dụng lớn tiến tới kỷ niệm 50 năm truyền thống Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (tháng 10/2015).








0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Giỗ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - TranKienQuoc

Anh Trỗi hy sinh ngày 15/10/1964, tức 10/9 âm. Một năm sau, trường ta - nhà trường đầu tiên ở miền Bắc XHCN - được mang tên anh. Trong Nam có trường của TW Cục ở R.
Cứ đến ngày 10/9 âm lịch hàng năm, chị Phan Thị Quyên lại tổ chức đám giỗ anh Trỗi tại tư gia. Năm nào, bạn Trỗi tại TpHCM cũng được mời dự. "Giỗ này, anh chị chỉ mời khách của gia đình và thầy trò 2 trường Trỗi của miền Bắc và TW Cục miền Nam; chứ không mời quan chức", chị Quyên tâm sự khi chúng tôi đến.

Tốp các anh k2 (Lương Việt, Tài Chung), k3 (Dũng "bạc"), k4 (Dương Minh, Vũ Định, Trung Liêm), k5 (Kiến Quốc, Phan Nam, Nhất Trung, Đông Nhân), k6 (Duy Đảo, Tâm) đến trước; sau đó là cánh k8 (Bá Đạt, Đức Hải, Phan Công).
Anh em lên thắp hương cho anh Trỗi. Quân ta được chị dành cho 2 bàn. Anh Lời, bạn chiến đấu cùng bị bắt và đuọc anh Trỗi nhận hết tội về mình cùng anh Lê Hồng Tư "tử tù" và chị Nguyễn Thị Châu cũng có mặt.

Anh em cụng li tưởng nhớ tới anh Trỗi. Mọi người bàn nhiều chuyện, nhưng khi đến chuyện chính trường thì suỵt suỵt kẻo anh Trỗi dưới đó buồn.
Anh Tư Dũng đi khắp các bàn: "Làm xong việc rồi về nghỉ là thanh thản, chả tham gia chuyện đó mà làm gì". Đúng là cái tình là sống mãi!

Xem: Giỗ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - TranKienQuoc, 25/10/2012, Báo liếp K5.


Ban thờ anh.
Lớp lớn thắp hương trước.

Lớp Trỗi út và anh Định bên ban thờ.
Anh Tư Dũng, chị Quyên và Trỗi con nhớ anh.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

K2 về thăm Cao Chùa, Mỹ Yên


Ngày 18/10/2012, nhóm 9 bạn Trỗi K2 - gồm 4 nữ (Thái, Chung, Hòa, Minh) và 5 nam (Kỳ Minh, Thắng Tụt, Phú Thành, Mạnh Lương và QV) đã có cuộc “về nguồn” thú vị. Đích tới của chuyến đi là thôn Cao Chùa - xã Mỹ Yên - Đại Từ - Thái Nguyên.
Trỗi K2 rất gắn bó với mảnh đất này. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1966, đại đội 9 (Trỗi khóa 2) đã được bố trí ở nhà dân tại thôn đây. Dù chỉ ở với đồng bào có 3 tháng nhưng tình cảm giữa Trỗi K2 với dân ở đây vô cùng sâu sắc và thắm thiết...

Xem: Trở về với dòng... suối tuổi thơ - Quang Việt k2, 20/10/2012, Báo liếp K5.

 Về lại Bom Bom ngày xưa.
X2000
Ảnh QV

 Căn nhà ba gian của gia đình bà Lít hôm nay thật đông đúc và ồn ào...X2000
Ảnh QV


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

K4 gặp mặt ngày truyền thống


K4 miền Bắc:
 K4 HN gặp mặt ngày truyền thống tại tư doanh của anh Q.Dũng. Ảnh chụp toàn thể trước khi vào họp - thiếu các anh đến muộn sau đây: Q.Tuấn, Q.Bảo, Đ.Cương, H.Hải.
X2000
Ảnh HữuThành.Nguyễn


K4 miền Nam:
 Trưa 14/10/2012 tại Nhà hàng Sake điện ảnh, BLLk4 phía Nam đã tổ chức họp mặt truyền thống. “Nhân vật của cuộc gặp” Trịnh Quyết Thắng phát biểu: "Sau 43 năm mới gặp lại. Không biết nới gì hơn, xin mời các thầy, các bạn nâng li".
X2000
Ảnh TranKienQuoc


Xem:
  1. Video cuộc gặp K4 miền Bắc - TQtrung, 15/10/2012, Blog K4.
  2. Vui mừng ngày họp mặt - TranKienQuoc, 15/10/2012, Báo liếp: Bantroik5.
  3. K4 Phía Nam, lại vui gặp mặt - Tuong Lai, 14/10/2012, Blog K4.
  4. K4 Hà Nội gặp mặt ngày truyền thống - HữuThành.Nguyễn, 14/10/2012, Blog K4.
  5. Thông báo gặp mặt k4 tại HN - Vũ Hòa Bình, 03/10/2012, Blog K4.
  6. Thông báo HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG K4 Trường VHQĐ- NVT- TCCT - Dương Minh, 03/10/2012, Blog K4.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Tin buồn Bạn Trỗi K5





Anh Lê Hòa Bình

Lê Hòa Bình


Lê Bình

, sinh năm 1953, Bạn Trỗi Khóa 5 - Ủy viên BLL nhà Trường - Trưởng BLL Khóa 5, CCB Thành cổ Quảng Trị, do bị nhồi máu cơ tim đã từ trần hồi 12h45 ngày 05/10/2012 tại Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội.

Lễ viếng được tổ chức từ: 12h30 - 14h, thứ hai, ngày 08/10/2012, tại nhà Tang Lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Lễ Truy điệu và Đưa tang vào hồi 14h.
Lễ Hỏa táng được tiến hành cùng ngày tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ - Văn Điển - Hà Nội.



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với đại gia đình anh Lê Bình, anh chị K5.


Xem bài viết:
  1. Mong bạn siêu thoát! - Thắng k5, 22/11/2012, Blog K5.
  2. Lê Bình ơi! Bạn vẫn mãi trong lòng chúng tôi! - Thơ Trần Ngọc Sơn, Hoàng Giang, 16/10/2012, Blog K5.
  3. Lễ Đưa Cốt bạn Lê Hòa Bình đến nơi an nghỉ cuối cùng - NgoTheVinh, 14/10/2012, Blog K5.
  4. Ngẫm từ một mất mát - TQTrung, 11/10/2012, Blog K5.
  5. Lời cám ơn! - Thắng k5, 09/10/2012, Blog K5.
  6. Lời cảm ơn - Em trai Lê Hồng Nam, 09/10/2012, Báo liếp K5.
  7. "Giải mã" bức ảnh - VNQ, 09/10/2012, Blog K8.
  8. Đưa tiễn Lê Bình - những hình ảnh khó quên ! - TranKienQuoc, 09/10/2012, Báo liếp K5.
  9. Hình ảnh đưa tiễn bạn Lê Bình về nơi yên nghỉ cuối cùng - Thắng k5, 08/10/2012, Blog K5.
  10. Thươg tiếc tiễn đưa bạn Lê Hòa Bình - Photo - NgoTheVinh, 08/10/2012, Blog K5.
  11. Bạn Trỗi tiễn đưa Lê Bình - Video - TQtrung, 08/10/2012, Blog K5.
  12. Những vần thơ gửi bạn - Đức Dũng, Berlin, 08/10/2012, Báo liếp K5.
  13. Tin nhanh đám tang Lê Bình - 08/10/2012, Báo liếp K5.
  14. Trương Vĩnh Phúc nhắc lại chuyện với Lê Bình - 10/2012, Báo liếp K5.
  15. Lê Bình, sứ giả ngoại giao nhân dân - Cao Cẩm Quỳ, 08/10/2012, Báo liếp K5.
  16. Cùng nhà trường, gia đình lo điếu văn cho bạn - 08/10/2012, Báo liếp K5.
  17. Chuyến xuyên Việt cuối cùng của Lê Bình - 07/10/2012, Báo liếp K5.
  18. Thư chia buồn của trường Y Trung - 07/10/2012, Báo liếp K5.
  19. Ai cũng nhắc tới Lê Bình - 07/10/2012, Báo liếp K5.
  20. CaoCẩm Quỳ dành cho bạn Bình - 07/10/2012, Báo liếp K5.
  21. Vẽ bạn - KQ, 07/10/2012, Báo liếp K5.
  22. THU CHIA BUON - 07/10/2012, Báo liếp K5.
  23. Nhớ Bạn Lê Bình... - Nguyễn Đôn Hòa, 07/10/2012, Blog K5 (VnWeblog).
  24. Anh Cao đăng tin buồn trên mạng - 06/10/2012, Báo liếp K5.
  25. Nhớ Lê Bình - 06/10/2012, Báo liếp K5.
  26. Kế hoạch tang lễ Lê Hòa Bình - 05/10/2012, Báo liếp K5.
  27. Lê Bình vừa đi, đột ngột quá ! - 05/10/2012, Báo liếp K5.
  28. Tin buồn - NgoTheVinh , 05/10/2012, Blog K5.
  29. Lê Bình vẫn như đang sống cùng chúng ta - TQtrung, 05/10/2012, Blog K5.
  30. Tin buồn - TQtrung, 05/10/2012, Blog K5.
  31. Viết cho những người bạn đã ra đi . - K6LS, 05/10/2012, Blog K8.
  32. Đột ngột, đàn anh ra đi - VNQ, 05/10/2012, Blog K8.
  33. Tin buồn Bạn Trường Trỗi - Hoang Giang, 05/10/2012, Blog K3.
  34. Lê Bình, người bạn lặng lẽ - HữuThành.Nguyễn, 05/10/2012, Blog K4.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tin buồn





Cụ Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh năm 1928, Thân mẫu các bạn Nguyễn Thế Bắc

Nguyễn Thế Bắc


Bắc bu

HN

200?

, Nguyễn Quang Việt
Nguyễn Quang Việt

Việt trê
SG

2009

K5 và Nguyễn Tiến Quân K6

Nguyễn Tiến Quân


Tiến rặn

Liệt sỹ

197?

, do bệnh nặng đã từ trần hồi 16h10 ngày 30/09/2012, tại Bệnh viện TWQĐ 108, hưởng thọ 85 tuổi.

Lễ viếng được tổ chức từ 7h30-9h30, thứ năm, ngày 04/10/2012
tại Nhà Tang Lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Lễ Truy điệu và Đưa tang vào hồi 9h30,
Lễ Mai táng tiến hành cùng ngày tại Công Viên Vĩnh Hằng - Hà Nội.




Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với các bạn Nguyễn Thế Bắc, Nguyễn Quang Việt và đại gia đình.




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>