THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 22/a
Chủ Nhật, tháng 11 23, 2014CHƯƠNG X: THÁI CỰC
“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
Để mô tả thực tại thì toán học cũng hoàn toàn mất chính xác như… triết học, do đó nó không đến nỗi cằn cỗi như Hegel nghĩ. Chỉ khi nằm trong sự qui ước, toán học mới được tạm cho là chính xác. Mà đã trong qui ước thì triết học cũng chính xác không kém toán học tí nào!
Không hoặc kém chính xác không có nghĩa là không đúng. Dù sao toán học ngày nay vẫn là công cụ, là phương tiện không thể thiếu được trong mọi ngành khoa học tự nhiên khác để nhận thức, định lượng Tự Nhiên Tồn Tại cũng như trong đời sống thường nhật với những cân đong đo đếm để mưu sinh. Một thí dụ hiển nhiên về tầm quan trọng to lớn của toán học là nếu không có toán học, vật lý học không thể tồn tại (hay hiện hữu). Tuy nhiên, nếu không có vật lý học, toán học cũng chỉ là một cái xác không hoàn thiện, siêu hình và hoàn toàn là sự bày vẽ chủ quan của con người về thực tại (nếu không chú ý tới công dụng “đong đếm” của nó). Có thể nói toán học xuất thân từ thực dụng nhưng sự phát triển đã làm cho nó mang tâm hồn thi ca và ngày nay, đối với chúng ta (riêng chúng ta thôi!) nó đã trở thành bí ẩn như một truyền thuyết hoặc nói đúng hơn, đối với những kẻ “hạ dân”, nó là một thứ ngôn ngữ “đố mày giải mã” được; có hơi hám của người ngoài hành tinh.
Lấy toán học ra dẫn nhập cho vui giống như câu chuyện “Cái chăn bông” thôi chứ thực ra chúng ta muốn tìm hiểu xem người Trung Hoa xưa xây dựng nên hình vòng tròn thái cực từ ý tưởng nào, hoặc tìm hiểu xem một cách hoàn toàn tự nhiên, thái cực từ đâu mà có, mà được minh họa như thế (là một vòng tròn âm dương đề huề, trong âm có dương, trong dương có âm, vừa cân xứng tĩnh tại, vừa uyển chuyển sống động lạ lùng).
Trước hết, chúng ta khắc họa lại Hà Đồ - Lạc Thư theo “kỹ thuật số” dưới dạng mô tả ở hình 30 (xin đảm bảo rằng dù có hơi lạ mắt một chút nhưng bản chất của chúng là không đổi!):
Có lẽ, chúng ta nên “ní nuận” một chút. Đã là sự vật - hiện tượng thì phải trong vùng của sự tạo dựng. Không có tạo dựng sẽ không có luật nhân quả và vì thế cũng không xuất đầu lộ diện vạn vật và hiện tượng. Đã là kết quả của tạo dựng thì phải có khởi đầu và kết thúc; có xuất hiện và tan biến đi. Có thể coi khoảng thời gian giữa xuất hiện và tan biến là sự sống hay “tuổi thọ” của sự vật - hiện tượng. Một hiện tượng bao giờ cũng phải có điểm đầu và điểm cuối trong thời gian; một thực thể cũng phải có hai điểm ấy nhưng vì hai điểm ấy là trùng nhau về “vị trí” so với chính thực thể nên nó trở thành như tâm của thực thể. Tuy thế, hiện tượng và thực thể chỉ là hai cách nhìn khác nhau và tùy thuộc vào qui ước. Ở một góc độ quan sát nào đó, với một qui ước nào đó mà hiện tượng được thấy như thực thể và ngược lại. Hiện tượng là do tổng hòa vận động của các thực thể ở tầng qui mô nhỏ hơn nó hợp thành, nhưng những thực thể làm nên hiện tượng đó lại cũng chỉ là những hiện tượng được hợp thành từ nhiều thực thể có qui mô nhỏ hơn nó nữa. Đối với chúng ta, Mặt Trời là một thực thể, một quả cầu khí cực nóng, nhưng đối với “tầm mắt” và sự qui ước khác đi, Mặt Trời sẽ được thấy như một hiện tượng!
Hình 30: Một cách biểu diễn Hà Đồ, Lạc Thư
Như vậy, bất cứ một thực thể nào cũng phải có một trung tâm, trung tâm ấy so với bên ngoài có thể là dao động, chuyển dời, nhưng so với chính thực thể thì trung tâm ấy là cố định tuyệt đối, là điểm gốc “đáng tin cậy”, là linh hồn của chính thực thể ấy (hay hệ thống ấy). Vận động nội tại của bất cứ sự vật - hiện tượng (hay hệ thống) nào cũng đều theo xu thế đạt tới sự cân bằng tĩnh qua điểm trung tâm của nó (lúc này gọi là điểm cân bằng) trong khi tác động của môi trường (thực tại bên ngoài nó, cái cưu mang nó, làm tiền đề tồn tại (hay hiện hữu) cho nó) lại có xu thế luôn phá vỡ quá trình tiến tới cân bằng đó. Do đó không có bất cứ sự vật - hiện tượng đạt được trạng thái cân bằng tĩnh tại tuyệt đối (chúng ta nói như vậy là đã trong qui ước, vì nếu không có qui ước, tính nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại sẽ làm cho điều khẳng định đó không còn đúng nữa: trong một khoảng thời gian vô cùng nhỏ, bằng đơn vị thời gian tuyệt đối, cân bằng tĩnh tại được thấy là trạng thái tuyệt đối!) và một vận động nội tại được cho là cân bằng thì có nghĩa là nó có tính chu kỳ, tính lặp đi lặp lại, tính chu trình.
Câu nói “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” hay “Một vật vừa là nó vừa không phải nó” là kết quả của quan sát và cảm nhận được hiện tượng mà bản chất của nó là những điều chúng ta đã nói ở trên. Tuy nhiên, “sự đời” không đến nỗi cực đoan như thế! Trong qui ước và trong một tầng nấc, phạm vi quan sát thực tiễn nào đó thì một sự vật - hiện tượng được cho luôn là nó khi quan sát không thể phân biệt được sự biến đổi của nó trong một khoảng thời gian xác định nào đó, hoặc có thể phân biệt được về hình dáng, lực lượng nhưng những đặc tính (được cho là) cơ bản của sự vật - hiện tượng đó là không đổi. Câu nói của Héraclite là rất hay và bởi thế mà nổi tiếng. Nhưng nó gợi cảm hứng thi ca là chủ yếu chứ chẳng có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Ai đó đừng thấy thế, muốn được nổi tiếng mà vận dụng thành câu nói “Không ai ngủ hai lần với cùng một người vợ” để phát biểu trước mặt vợ, nhất là mụ vợ có máu Hoạn Thư thì rất nguy tai: mụ vợ sẽ “nổi tiếng” làm điếc tai hàng xóm, còn bản thân thằng chồng sẽ phải… tắt tiếng!
Có thể cho rằng sự vật - hiện tượng, khi nội tại vận động tương đối cân bằng (theo chu kỳ) thì nó vẫn là nó nhưng khi trung tâm của nó (linh hồn của nó, điểm cân bằng của nó) bị biến thái đi, phá vỡ sự cân bằng của vận động nội tại (phá vỡ tính chu kỳ vốn có của vận động nội tại và có thể là làm nên một vận động cân bằng mới khác về tính chất cũng như lực lượng) thì lúc đó sự vật - hiện tượng không còn là nó nữa mà trở thành hoặc không tồn tại (hiện hữu) hoặc là sự vật - hiện tượng khác, mang linh hồn khác.
Chúng ta có thể coi Hà Đồ trên hình 30/a là một thực thể được cấu tạo nên từ hai bàn tay năm ngón và có vận động nội tại cân bằng (chu kỳ đếm từ 1 đến 9) đó là một “cơ thể” gồm ba lớp, lớp trong cùng (vòng tròn nhỏ chứa số 5) chính là trung tâm, là linh hồn của Hà Đồ. Không có cái linh hồn ấy thì Hà Đồ không thể có cấu trúc và lực lượng như thế được. Con số trong trung tâm ấy biểu hiện về mặt lực lượng của một bàn tay (năm ngón). Một lực lượng là không âm mà cũng không dương, nó chỉ thể hiện tính âm dương khi được đặt trong mối quan hệ tương phản nào đó. Đối với Hà Đồ thì số biểu thị lực lượng của nó phải là 10 (hai bàn tay năm ngón).
Theo quan niệm của người xưa, có năm yếu tố (vật chất) cơ bản cấu thành nên vạn vật và Vũ Trụ. Hà Đồ là một thực thể nên nó cũng được cấu thành nên bởi ngũ hành, với một lực lượng xác định (10 ngón tay). Vì lẽ đó, ở đây ta có thể tạm gọi Hà Đồ là một Ngũ hành.
Trong trường hợp thực thể chỉ là một bàn tay thôi thì có thể cho nó là một Ngũ hành được không? Xem lại hình 29/a, chúng ta thấy rằng rõ ràng nó là một thực thể thỏa mãn mọi qui ước về thực thể (thỏa mãn định nghĩa), do đó câu trả lời là khẳng định. Thực thể một bàn tay cũng có một trung tâm và có một vận động nội tại cân bằng quanh trung tâm ấy làm xuất hiện lưỡng nghi, tứ tượng.
Tuy nhiên, hình 30/a cho chúng ta thấy thực thể bàn tay đóng vai trò như một hạt nhân của Hà Đồ. Nghĩa là xảy ra hiện tượng các Ngũ hành nhỏ hơn có thể kết hợp thành một Ngũ hành có qui mô lớn hơn.
Mặt khác, theo thuyết âm dương thì vô cực rồi thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi làm xuất hiện tứ tượng. Thực thể một bàn tay nói trên có một hạt nhân trung tâm của nó và nó xuất hiện được là nhờ hạt nhân trung tâm ấy. Lúc này hạt nhân đóng vai trò đơn vị, không thể phân chia vì nếu phân chia thì không có cách nào tạo nên được thực thể một bàn tay (năm ngón). Hơn nữa, trong nội tại của thực thể bàn tay, hạt nhân ấy là không âm không dương, đóng vai trò “ông trọng tài” trong phân định lưỡng nghi, và là “kẻ trung gian” trong sự chuyển hóa lưỡng nghi ấy. Do đó có thể tạm gọi cái hạt nhân đó là Vô cực và cái thực thể một bàn tay ấy là Thái cực. Từ đây, chúng ta rút ra: Vô cực làm hình thành nên Thái cực; và từ trên, chúng ta rút ra: Thái cực làm nên Ngũ hành.
Các khái niệm Vô Cực, Thái Cực, Ngũ hành chỉ mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ sinh thành giữa chúng chứ thực ra những nhãn mác ấy đều nói về thực thể. Một Vô Cực có thể là một Thái Cực nếu so nó với nội tại nó và cũng có thể là một Ngũ hành nếu so nó với nội tại của thực thể đơn vị nào đó làm nên nội tại nó. Một Ngũ hành có thể là một Thái Cực nếu so sánh nó với Ngũ hành mà những thành phần như nó cấu tạo nên và cũng có thể là một Vô Cực (không thể phân chia!) nếu so nó với Ngũ hành được tạo nên từ những Ngũ hành (lúc này đóng vai trò là những Thái Cực) mà nó và những thành phần như nó vừa lập nên.
Tóm lại: Từ Vô Cực mà thành Thái Cực, từ Thái Cực mà thành Ngũ hành, từ Ngũ hành mà có Vạn vật - Hiện tượng. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của thuyết Âm dương - Ngũ hành kết hợp, được hoàn thiện bằng “Thái Cực đồ thuyết” của Chu Đôn Di:
“Vô Cực mà là Thái Cực. Thái Cực động mà sinh Dương, động đến cực độ thì thành tĩnh. Tĩnh sinh ra âm, tĩnh đến cực độ lại trở về động. Một động một tĩnh tương hỗ nhau thông qua gốc chung. Âm Dương phân định mà thiết lập Lưỡng Nghi.
Dương và Âm kết hợp, biến hóa mà ra Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, năm nguyên tố phân bố theo thứ tự, thành bốn thời kỳ vận hành tuần hoàn.
Ngũ Hành hợp nhất là Âm Dương, Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Bản chất của Thái Cực là Vô Cực. Ngũ Hành phân định, tạo ra các đặc tính…”
(Vô Cực nhi Thái Cực. Thái Cực động nhi sinh Dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh Âm, tĩnh cực phục động. Nhất động nhất tĩnh hổ vi kỳ canh, phân Âm phân Dương lưỡng nghi lập yên.
Dương biến Âm hợp nhi sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, ngũ khí thuận bố, tứ thời hành yên.
Ngũ Hành nhất Âm Dương dã, Âm Dương nhất Thái Cực dã. Thái Cực bản Vô Cực dã. Ngũ Hành chi sinh dã, các nhất kỳ tính.)
Bây giờ, chúng ta sẽ tìm cách phán đoán xem, trên cơ sở nào mà người xưa suy luận ra các biểu tượng của Thái Cực.
Biết rằng người xưa đã quan niệm số lẻ là mang tính dương, số chẵn là mang tính âm. Chúng ta không chú ý đến sự biểu hiện chuyển hóa của nội tại Hà Đồ theo lực lượng nữa mà theo âm - dương của quan niệm người xưa (mà chúng ta cho rằng quan niệm đó là chưa đúng), chúng ta sẽ có một Hà Đồ “âm - dương” ở hình 31/a.
Hình 31: Các hình biểu tượng về Thái Cực
Có lẽ vào đời Đường, quan niệm Vô Cực còn chưa có hoặc có mà chưa rõ ràng, hoặc Vô Cực là không thể hiện được, mà người xưa, từ bố trí âm - dương trong Hà Đồ ở hình 31/a, đã phải mô tả sự chuyển hóa âm - dương, lưỡng nghi như hình 31/b (nét gạch đứt đoạn) và từ đó mà có biểu tượng Thái Cực mô tả ở hình 31/c.
Đến thời kỳ quan niệm về Vô Cực trở nên “chính thống”, Thái Cực không thể tự dưng có mà phải là từ Vô Cực thì biểu tượng Thái Cực không thể thiếu được bộ phận hạt nhân đóng vai trò như bản thể, linh hồn của nó. Có thể là từ suy nghĩ đó mà Lai Trí Đức đã đề xướng nên biểu tượng Thái Cực như hình 31/e.
Từ hình 31/a, một cách trực tiếp sẽ làm xuất hiện ngay biểu tượng Thái Cực kiểu Chu Đôn Di ở hình 31/d.
Chúng ta nhớ lại rằng hình vẽ Hà Đồ dạng nguyên thủy thực chất là có đến ba lớp (vòng tròn nhỏ ở trung tâm và ba lớp kế tiếp nhau. Phải chăng Chu Đôn Di đã dựa trên hình Hà Đồ đó để “tạo dựng” ra biểu tượng Thái Cực của ông?
Theo chúng ta thì biểu tượng Thái Cực kiểu Chu Đôn Di ở hình 31/d, thể hiện cái vẻ của một thực thể có một nội tại đã khá phức tạp, có tính “Ngũ Hành” nhiều hơn và thực tế là sự suy ra từ một cái mà chúng ta đã gọi là Ngũ Hành và trong Ngũ Hành đó có một Thái Cực. Cho nên đúng hơn, chúng ta gọi đó là biểu tượng của Ngũ Hành mà biểu tượng của Thái Cực là phần bên trong nó và trong Thái Cực là biểu tượng của Vô Cực. Chúng ta thể hiện điều suy nghĩ này ở hình 32:
Hình 32: Biểu tượng của Ngũ Hành, Thái Cực, Vô Cực
Thế còn biểu tượng của Thái Cực mà ngày nay chúng ta thường thấy trong các sách thì xuất hiện từ đâu? Khó mà biết được nó xuất phát từ đâu, nhưng nhiều khả năng là có nguồn gốc từ hình Thái Cực đời Đường. Có thể thái cực đời Đường khó vẽ, trông “hơi xấu xí”, hoặc cũng có khi là vì nó gợi hình hai con gì đó trông có vẻ rờn rợn, mà người ta “điều chỉnh” để có hình biểu tượng của Thái Cực vừa hài hòa vừa đầy đặn và dễ vẽ hơn như hiện nay chúng ta thấy? Không phải vậy đâu: chắc rằng đã có người nào đó ngắm rất kỹ hình 31/c và ngộ ra rằng nó chỉ có thể là biểu tượng của Ngũ Hành và phần được giới hạn trong vòng tròn ở giữa của hình 31/b mới chính là biểu tượng của Thái Cực!
Chúng ta không đồng thuận với qui ước cho số chẵn là mang tính âm và số lẻ là mang tính dương vì có vẻ kiên cưỡng, cực đoan quá! Bằng một con đường suy tư khác, chúng ta sẽ đề xướng ra các biểu tượng của Ngũ Hành, Thái Cực (điều lạ lùng là chúng cũng có dáng vẻ tương tự hoặc hoàn toàn giống với những biểu tượng mà người xưa đã vẽ ra!).
Quay về ngắm lại Ngũ Hành ở hình 30/a chúng ta thấy nó được phân ra bởi hai đoạn thẳng thành bốn phần bằng nhau (một phần tư hình tròn), chung một trung tâm là vòng tròn trong cùng (mang số 5). Bốn phần đó là tương phản, đối ứng nhau từng đôi một qua trung tâm. Một cách trực giác, chúng ta cũng thấy chúng đồng thời nằm trong hai mối quan hệ tương phản về lực lượng và tương phản về vị trí.
Về mặt lực lượng, chúng tương phản nhau qua 5. Số 5 được cho là không ít không nhiều do đó số nhỏ hơn 5 được cho là ít và nếu ta đặt “ít” là âm thì số lớn hơn 5 là nhiều, phải là dương. Nghĩa là nếu ta trừ tất cả các số có trong hình 30/a cho 5, ta sẽ có một Ngũ Hành bộc lộ tính âm dương mô tả ở hình 33/a. Chúng ta có thể mượn cách biểu diễn bằng toán học để nói rõ điều vừa nói:
Về mặt vị trí, nếu ta cho các phần ở bên trái là dương (phần I và IV) thì các phần ở bên phải (phần II và III) là âm. Như vậy mỗi một phần đều xuất hiện hai lần dấu tương phản âm hoặc dương và chúng ta mô tả điều đó (theo như đã qui ước) trên hình 33/b. Dùng dấu gạch chéo để phân biệt các vùng, chúng ta sẽ có một biểu tượng Ngũ Hành tương tự như hình Ngũ Hành kiểu Chu Đôn Di (hình 32/a) và nếu phân tách ra chúng ta cũng có biểu tượng Thái Cực giống hệt hình 32/b. Chúng ta có thể đọc tên các vùng trong hình 33/c, theo thứ tự từ trái qua phải (từ vùng trung tâm là Vô Cực ra) là: Vùng toàn dương, vùng dương – âm, vùng toàn âm và vùng âm – dương.
Hình 33: Các bước làm xuất hiện biểu tượng Ngũ Hành
Để làm xuất hiện biểu tượng Thái Cực như thường thấy ngày nay, chúng ta phải dùng đến hình Lạc Thư (hình 30/b). Bằng cách trừ đi 5 và qui ước số nhỏ hơn 5 là âm; lớn hơn 5 là dương, tương tự như trên, đồng thời qui ước vùng trung tâm khi trừ đi 5 là không thể hiện (Vô Cực, tồn tại nhưng không hiện hữu!), chúng ta sẽ có hình 34/a.
Dùng chữ “S” để phân chia ra hai phần, chúng ta thấy mỗi phần đều có tính chất hoặc hầu hết là dương, chỉ có “chút” âm hoặc ngược lại, hầu hết là âm, chỉ có chút dương, nghĩa là trong âm có dương và trong dương có âm.
Hình 34: Biểu tượng Thái Cực được xây dựng từ Lạc Thư.
Từ hình 34/a, với một cái búng tay, chúng ta đã có biểu tượng Thái Cực mà ngày nay được dùng phổ biến (hình 34/b).
***
Công cuộc tìm kiếm ý nghĩa cũng như nguồn gốc các khái niệm và các hình tượng của Hà Đồ, Lạc Thư, Âm - Dương, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Ngũ Hành, Thái Cực, Vô Cực… đến đây coi như kết thúc. Phải cho rằng đó là một cuộc hành trình quá dài, dài nhất cho đến nay. Tuy có những quãng thong dong, những khoảng xả hơi nhưng kể ra cũng thật vất vả và mệt mỏi. Nhờ có tính tò mò cố hữu và niềm say mê tìm kiếm, sưu tầm những viên ngọc quí bị khuất lấp và dần bị lãng quên trong “trầm tích” thời gian mà chúng ta đã vượt qua được rất nhiều trở ngại để hoàn thành cuộc “lang bạt kỳ hồ” đó. Đặc biệt, chúng ta nên cảm ơn Nhà Thông Thái đã dạy cho chúng ta nhiều điều rất bổ ích. Không những thế, trong một bước ngoặt quyết định, ông ta còn “chửi như tát nước” làm chúng ta tỉnh ngộ, còn “dắt mũi” chúng ta quay lại đúng hướng cần đi. Tóm lại, dù cuộc hành trình “vã mồ hôi hột” đã làm chúng ta tốn mất một đoạn đời không ngắn, và bạc thêm một mớ tóc và còn bị “sa mạc hóa” một khoảng đầu trên trán, nhưng cũng bõ công. Chỉ riêng việc khám phá ra tính kiệt tác của pho sách đá “Lạc Thư” thôi cũng đủ làm cho chúng ta khuây khỏa được nỗi buồn bã, cô đơn (do thực tại mang đến cho cuộc đời mình) trong suốt cả năm trời rồi!...
Trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch về thế giới quan (có cốt lõi, nền tảng là học thuyết Lão - Trang, mà thuyết này lại có nguồn gốc từ quan niệm lưỡng phân, lưỡng hợp, âm dương, ngũ hành sơ khai), kế thừa những tinh hoa triết học thời kỳ trước, Chu Đôn Di đã sáng tạo ra Thái Cực Đồ. Có thể coi Thái Cực Đồ là sự sáng tạo và đúc kết cuối cùng của dòng triết học duy vật cổ đại Trung Hoa, thuần khiết và chính thống.
Chúng ta, bắt chước Chu Đôn Di, cũng đưa ra một Thái Cực Đồ. Thái Cực Đồ này là một sự kết hợp “tài tình” (hay hồ đồ nhất?) giữa tư tưởng triết học duy tồn của NTT và “ngôn ngữ triết học cổ đại” Trung Hoa.
Trước hết chúng ta qui ước:
Có được những “vật liệu” cơ bản đó rồi, chúng ta sẽ lập nên một Thái Cực Đồ, mới toanh nhưng không đến nỗi quá xa lạ. Xin mời thưởng thức ở hình 35/a.
Hình 35: Thái Cực Đồ của NTT
Có lẽ cũng nên cố giải thích cho rõ (dù rằng không thể cặn kẽ và cũng khó mà chính xác như tư tưởng của NTT được!), kẻo người ta lại lầm nó với sơ đồ chỉ dẫn cách thắt nút dây gì đó thì khốn!
- Ý nghĩa của Vô Cực:
+ Thế giới nền tảng, không phân định, lớn nhất (không có ngoài).
+ Tồn tại nhưng không (chưa) hiện hữu.
+ Đơn vị tuyệt đối, nhỏ nhất (không có trong) làm nên mọi tồn tại.
+ Điểm gốc, khởi nguồn của mọi hiện hữu, điểm trung tâm của mọi phân định và chuyển hóa lưỡng nghi.
+ Là tiền đề của Thái Cực.
- Ý nghĩa của Thái Cực:
+ Phân định và cảm hóa âm - dương làm “ngưng tụ” Vô Cực thành Thái Cực.
+ Là thực thể nhỏ nhất của sự hiện hữu, đóng vai trò đơn vị làm nên mọi Ngũ Hành.
+ Một Vô Cực thể hiện ra được (trước quan sát!) chuyển hóa âm dương, lưỡng nghi thì được coi là Thái Cực; một Thái Cực không thể hiện vận động nội tại (hoặc quan sát không nhận biết được, hoặc không được chú ý đến…) thì được coi như một Vô Cực. Thí dụ: trong một khối nước, phân tử nước là Thái Cực khi ta quan tâm đến nội tại của nó và là Vô Cực khi ta chỉ biết có “nước” mà thôi (với qui ước phân tử nước chưa phải là nước!).
+ Là không gian nhỏ nhất làm xuất hiện (hiện hữu) tứ tượng, bát quái.
+ Là thực thể mà dưới sự tác động tương hỗ lẫn nhau, hoặc là góp phần làm nên Ngũ Hành, hoặc chấm dứt tồn tại trở về Vô Cực.
+ Là một trong hai lực lượng của hệ lưỡng nghi.
- Ý nghĩa của Ngũ Hành:
+ Một thực thể mà vận động nội tại của nó gồm đồng thời có hai hay nhiều mối, nhiều hệ lưỡng nghi chuyển hóa (mức độ phức tạp tăng).
+ Nếu coi khối trung tâm là Thái Cực thì thực thể là Ngũ Hành, nếu coi khối trung tâm là Vô Cực thì nó là Thái Cực.
+ Thái Cực là đơn vị của Ngũ Hành, Ngũ Hành là đơn vị của thực thể.
+ Có thể coi Ngũ Hành là Bát Quái (sự phân định lưỡng nghi trong không gian).
- Ý nghĩa của Vạn Vật:
+ Một hay nhiều loại Ngũ Hành làm nên thực thể; nhiều loại thực thể làm nên vật. Tập hợp toàn bộ vật là Vạn Vật. Vạn vật cùng với sự vận động, chuyển hóa không ngừng trong đó gọi là Vũ Trụ.
+ Nền tảng của Vũ Trụ là Vô Cực, nền tảng của Vạn Vật là Tồn Tại. Tồn Tại mà cũng như không Tồn Tại thì gọi là Tự Nhiên. Do đó Tự Nhiên Tồn Tại cũng chính là Vô cực.
+ Vô Cực thể hiện ra thành Thái Cực và ở đây, Thái Cực cũng có nghĩa là Vạn Vật.
+ Các vật tác động, chuyển hóa lẫn nhau, sinh diệt lẫn nhau để liên tục sinh ra từ Ngũ Hành và chết đi về với Ngũ Hành.
- Ý nghĩa của Thái Cực Đồ:
+ Vô Cực làm xuất hiện Thái Cực, khi bị phân hủy thì về lại Vô Cực, khi kết tụ lại thì làm ra Ngũ Hành.
+ Ngũ Hành, tương tự Thái Cực, khi bị phân hủy thì về lại Thái Cực, khi kết tụ lại thì thành Vạn Vật.
+ Vạn Vật xuất hiện từ Ngũ Hành và về lại Ngũ Hành.
+ Trong thời gian (trong quan sát) đó là quá trình lưu động không ngừng, bất tuyệt, vĩnh viễn. Ngoài thời gian, đó là vốn dĩ thế, tĩnh tại, Hư Vô.
Tuân theo nguyên lý nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại, các biểu tượng: Vô Cực, Thái Cực, Ngũ Hành, Vạn Vật đều tương đối, vừa là nó vừa không phải nó, có thể gọi một biểu tượng nào đó trong bốn biểu tượng bằng tên gọi của ba biểu tượng còn lại mà vẫn đúng, nhưng gọi bất cứ tên nào cũng sai. Chỉ khi đặt chúng trong qui ước thì tên gọi của chúng mới tạm có một ý nghĩa ổn định tương đối. Vì lẽ đó, có thể diễn tả Thái Cực Đồ trên hình tròn như hình 35/b và chọn bất cứ “nút” tròn nào làm Vô Cực cũng được để từ đó triển khai, ký hiệu chiều vận động, chuyển hóa theo hình 35/a.
Nếu NTT cho phép, chúng ta có thể dùng hình 35/a làm mô hình của sự sống và hình 35/b làm mô hình của Vũ Trụ vạn vật - hiện tượng. Riêng đối với Tự Nhiên Tồn Tại, do những biểu hiện đầy trái khoáy, đỏng đảnh của nó, chúng ta chào thua, không thể nào xây dựng mô hình cho nó được!
Với quan niệm Vũ Trụ hữu hạn nhưng vô biên, chúng ta đã đặt niềm tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại của một lượng vật chất nhỏ nhất, nhỏ tuyệt đối, đóng vai trò như đơn vị của Vũ Trụ và tổng thể những đơn vị ấy làm nên Vũ Trụ. Với quan niệm Tự Nhiên Tồn Tại chính là không gian và sự biểu hiện của nó; chỉ là không gian và không còn gì khác ngoài không gian, chúng ta đã cho rằng đơn vị vật chất nhỏ nhất ấy có tên gọi chính xác hơn một chút là hạt Không Gian (hạt KG).
Mang trong lòng cái niềm tin ấy, chúng ta đã làm nên một cuộc hành trình đi tìm bóng dáng nó trong kho tàng lịch sử triết học. Chúng ta đã bắt gặp nhiều thư tịch cổ ám chỉ về nó, nhiều mô tả của các bậc hiền triết đã tin rằng có nó, nhưng có lẽ tất cả đều chưa xác đáng. Sự đoán định của các nhà vật lý học tin rằng phải có một “hạt” gì đó cơ bản hơn tất cả các hạt cơ bản đã phát hiện được đã làm chúng ta thêm niềm tin vì sự lập luận rất sắc sảo của họ. Dù vậy, các thành quả mới nhất của vật lý lượng tử trên con đường khám phá thế giới vô cùng nhỏ vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu vết nào về nó cả, hình như đã có sự bế tắc. Điều đó đã gây không ít bối rối cho chúng ta và trong một chốc lát nào đó đã làm cho chúng ta mất phương hướng kiếm tìm.
Tuy nhiên, vẫn là câu chuyện con trăn nuốt con voi của Hoàng Tử Bé đã làm chúng ta nhanh chóng lấy lại kiên định: không phải có đủ trang thiết bị hiện đại văn minh là có thể nhìn thấy cái mà niềm tin nhìn thấy, vả lại vật lý học đâu phải là triết học! Thực chứng quan sát hiện tượng và giải thích nó bằng quan niệm cũ, trong khi lý luận tìm thấy ở sự quan sát hiện tượng đó những quan niệm mới, do đó thực chứng thì nặng nề bảo thủ còn lý luận thì phởn chí, bấp bênh. Muốn đi đến tận cùng chân lý, hai bộ phận đó phải dựa vào nhau, dìu dắt nhau đi như hai chàng hát rong: anh lý luận sáng mắt nhưng què cụt và anh thực chứng không bị què cụt nhưng lại bị mù. Đành rằng có câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”; đành rằng chân lý có được do “sờ thấy” có vẻ chắc chắn hơn “nhìn thấy” nhưng khi “trình độ cảm giác” đã được nâng lên thì cái chân lý được phát hiện trong cảm giác cũ sẽ trở nên nhỏ bé, thậm chí là không phù hợp nữa. Lúc đó cái nhìn bao quát và chăm chú suy tư sẽ lên tiếng. Cũng có những trường hợp chỉ có thể “nhìn thấy” chân lý bằng lý luận (tất nhiên là phải qua không ít những kinh nghiệm đắng cay!), bởi vì có “cho tiền”, thực chứng cũng không sao “sờ” tới được. Từ đó, có thể nói rằng triết học, có nguồn gốc từ thực chứng nhưng đến lượt nó lại đóng vai trò hướng đạo, tiên phong và là bước cuối cùng của nhận thức.
Nhờ suy nghĩ ấy mà chúng ta hy vọng! Rốt cuộc, may mắn thay, chúng ta tiếp cận được tới Hà Đồ - Lạc Thư. Nếu chỉ thoáng qua thôi, như nhiều người thấy, Hà Đồ - Lạc Thư chỉ là tàn tích có vẻ thô mộc, ngây thơ của một thời xưa cũ, được tạo dựng ra từ những ý tưởng huyễn hoặc, viển vông. Nhiều người còn cho rằng một vài sự trùng hợp kỳ lạ giữa chúng với một số những phát kiến kiến thức trong vài ngành khoa học ngày nay chỉ là sự ngẫu nhiên, vô tình. Chúng ta lúc đầu cũng thấy như vậy và đã định bỏ đi trước cái vẻ đơn giản đến tầm thường của chúng. May mắn là đã tiếp cận được nhưng may mắn hơn nữa là chúng ta đã nghe ra được những lời chí tình của NTT mà đã quay lại nghiền ngẫm Hà Đồ - Lạc Thư và suy tư hoang tưởng một cách rất chi là “nghiêm túc”. Hóa ra là một báu vật, thật không thể ngờ! Và nhờ thế mà chúng ta đã lần ra được hình bóng của hạt KG. Hình bóng cũng như biểu tượng cấu trúc nội tại của hạt KG chính là Thái Cực mô tả ở hình 34/b.
Thái Cực là điển hình của Ngũ Hành, Vạn Vật. Vận động nội tại của Thái Cực là theo phương thức phân định, chuyển hóa lưỡng nghi một cách tuần hoàn (chu kỳ) và như thế, phương thức đó cũng là phương thức nền tảng, cơ bản của vận động nội tại mọi Ngũ Hành, Vạn Vật và cả Vũ Trụ.
Xét theo ý nghĩa Thái Cực là thực thể nhỏ nhất trong Vũ Trụ, là đơn vị tuyệt đối của Vũ Trụ, thì Thái Cực 34/b, được xây dựng nên từ quan sát vận động của thực thể gồm 10 đơn vị (10 ngón tay) hoặc ít hơn nữa, từ thực thể 5 đơn vị (5 ngón tay) đã là nhỏ nhất chưa? (Chúng ta đừng quá ngạc nhiên khi thấy nội tại của đơn vị tuyệt đối lại gồm những đơn vị nào đấy hợp thành! Cứ tạm cho rằng những đơn vị nội tại ấy là tiền KG chứ không phải Không Gian là ổn cả!).
Để khỏi ngộ nhận, chúng ta, có lẽ, nên gọi tên lại những đơn vị tiền KG hợp thành nội tại của hạt KG là “những yếu tố tiền KG” cho chắc ăn!
Thế thì nội tại hạt KG hợp thành từ mấy yếu tố tiền KG?
Biết chắc rằng nội tại của hạt KG phải là một hệ lưỡng nghi. (Nội tại vạn vật suy cho cùng cũng qui được về một hệ lưỡng nghi, nhưng nhìn ở góc độ nào đó, có thể là hai hay nhiều lưỡng nghi hoặc biến tướng của lưỡng nghi!). Vậy thì có bao giờ nội tại của nó chỉ có một yếu tố tiền KG không? Không bao giờ! Vậy thì ít nhất phải gồm hai yếu tố? Một âm một dương, lưỡng nghi thành lập, điều này đúng nhưng nếu có thành lập thì cũng không thể vận hành, vì làm sao mà chuyển hóa được? Đã không chuyển hóa được thì chỉ có một trạng thái. Vận động nội tại mà chỉ có một trạng thái là điều không làm sao tưởng tượng được (nội tại hạt KG chưa phải là KG nên cũng không xuất hiện phương chiều để có trạng thái phương chiều như hệ thống cơ học được!). Hai không đủ thì ba yếu tố vậy? Lúc này số trạng thái xuất hiện sẽ là:
Tuy nhiên, muốn hình thành nên một lưỡng nghi chuyển hóa được, không những phải đáp ứng đủ lực lượng phân định tương phản, tạo thế chuyển hóa mà còn phải tồn tại một cái gọi là trung gian, đóng vai trò phân định và “vùng đệm” cho chuyển hóa “triển khai”. Vùng đệm phải như thế nào nếu chỉ có một yếu tố (không âm không dương)? Hơn nữa sự chuyển hóa chỉ có thể xảy ra giữa hai lực lượng tương phản chênh lệch nhau thì làm sao thông qua một trung gian, vì trơ trước âm dương nên thành một cách ly ngăn chặn? Mặt khác, hai trạng thái +2 ― -1 và +1 ― -2 thực chất là có khác gì nhau đâu khi nội tại của hạt KG chỉ mới là tiền KG, chưa thể hiện tính phương chiều và vì thế mà cũng không thể xác định vị trí trung tâm?
Từ những lý lẽ nêu trên (đã cố nói thật liến thoắng để tạo ra sự mập mờ nhất nhằm tránh không cho ai hiểu để bắt bẻ được!), chúng ta thấy cần phải có thêm hai yếu tố nữa để tổng cộng là có 5 yếu tố cả thảy. Năm yếu tố đã đủ cho nội tại của một thực thể nhỏ nhất chưa? Hay lại muốn đòi thêm đây? Không, năm yếu tố là vừa đủ, không thừa cũng không thiếu để đảm bảo cho phân định lưỡng nghi, cho sự phân biệt giữa các trạng thái và cho quá trình chuyển hóa được hanh thông, đều đặn và có thể lặp lại một cách chu kỳ.
Nội tại hạt KG gồm 5 yếu tố như thế sẽ vận động, chuyển hóa thế nào? Là bộ phận của Tồn Tại, nó không tự thân vận động được; là một tồn tại tương đối độc lập, nó cũng vận động tương đối tự thân. Hạt KG được xác định bởi những hạt KG khác bao quanh nó. Các hạt KG bao quanh tác động, tạo động lực cho nội tại của hạt KG đang xét vận động một cách phù hợp, làm nảy sinh quá trình chuyển hóa trong đó. Năm yếu tố đó tích hợp lại, phân định ra, chuyển hóa qua lại theo phương thức âm dương cảm ứng. Nếu chú ý phân biệt các trạng thái nội tại của nó, thì hạt KG liên tục mất đi và sinh ra, luân hồi sau một chu kỳ; nếu không chú ý đến sự biến chuyển nội tại của nó, thì hạt KG là vốn dĩ thế, vĩnh cửu.
Chính vận động đếm của bàn tay năm ngón và hình 29/a đã giúp chúng ta hình dung ra cái gọi là “phương thức chuyển hóa bằng cảm ứng âm dương” (hay nói gọn lại là “cảm hóa”). Hình 29/a biểu diễn bốn trạng thái vận động của Thái Cực nên chúng ta quen gọi là Tứ Tượng. Theo như đã trình bày thì bốn trạng thái đó là: 1, 2, 3, 4, và viết cho đầy đủ (về mặt lực lượng) thì sẽ là: 1/4, 2/3, 3/2, 4/1. Dù sao thì viết như thế vẫn chưa phân biệt được triệt để. Trong một tiền KG chưa có phương chiều thì trạng thái 1/4 sẽ không khác trạng thái 4/1 và trạng thái 3/2 cũng không khác trạng thái 2/3. Nhớ lại rằng Tứ Tượng xuất hiện được là vì nằm trong mối quan hệ lưỡng nghi của lưỡng nghi (nghĩa là âm dương của âm dương), do đó để phân biệt được rõ ràng bốn trạng thái, cần phải bổ sung vào thêm ký hiệu âm - dương, cụ thể là:
+1/-4 , +2/-3 , +3/-2 , +4/-1
Quá trình xảy ra lần lượt từ trạng thái nào đến trạng thái nào? Bất cứ quá trình chuyển hóa nào cũng theo hướng ưu tiên là cố gắng làm mất đi sự tương phản, cố đạt đến cân bằng nội tại (và cũng là cân bằng âm dương lưỡng nghi), nghĩa là nhiều hơn chuyển hóa sang ít hơn, mạnh hơn chuyển hóa sang yếu hơn, trội hơn chuyển hóa sang lặn hơn. Sự cảm ứng âm dương cũng tuân theo nguyên lý ưu tiên là +1/-4; vì -4 là nhiều hơn +1, do đó hướng ưu tiên cảm hóa là từ -4 sang +1; cụ thể là thế này:
Tiếp tục, vì -3 là nhiều hơn +2 nên:
Đó là trạng thái thứ ba. Trạng thái thứ tư là trạng thái còn lại, hay:
Vậy, thứ tự của một chu kỳ vận động (cảm hóa) nội tại hạt KG là:
Chưa hết, còn có khả năng xuất hiện một trong hai trạng thái nữa, đó là -5 (tòan âm) hoặc +5 (toàn dương). Trong trường hợp đột biến, hạt KG sẽ bị kích thích lên tột độ và lâm vào một trong hai trạng thái kể trên. Lúc đó cảm hóa nội tại của nó không thể nào phản phục được nữa. Nếu không kịp thời giải quyết cái trạng thái căng thẳng tột độ ấy, sự quá độ sẽ làm cho hạt KG “phát nổ” để hóa thành Hư Vô, mạng KG sẽ bị thủng một lỗ, dù rất nhỏ (thực ra cũng có thể là rất lớn!) thì đến mười bà Nữ Oa cũng bất lực, không có cách nào vá được, đành phải chứng kiến sự sụp đổ tan tành trong tức khắc của toàn bộ Vũ Trụ.
Nói vui thế chứ Vũ Trụ sụp đổ vào đâu nếu không vào chính nó? Nguyên lý Tự Nhiên không cho phép xảy ra điều đó để làm kinh động đến giấc ngủ của Tự Nhiên Tồn Tại. Không bao giờ hạt KG có thể biến mất hoặc phát nổ được!... Nếu Tạo Hóa bày ra được sự kiện vô cùng nguy hiểm ấy, thì chắc rằng Tạo Hóa đã có cách giải quyết. Chúng ta chẳng cần lo đến mất ăn mất ngủ về chuyện đó làm gì! Mà… đố Tạo Hóa đấy!
Hạt KG là một Thái Cực và là Thái Cực nhỏ nhất của Vũ Trụ, đồng thời, nó cũng là một Vô Cực và là Vô Cực nhỏ nhất của Vũ Trụ. Khi chúng ta phanh phui ra nội tại của hạt KG, thì nó là một Thái Cực. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng! Hạt KG là Không Gian nhỏ nhất, bắt đầu từ nó bộc lộ ra tính phương chiều KG nhờ có 5 yếu tồ tiền KG và sự cảm hóa lẫn nhau của chúng. Hiểu như thế nào về “tiền KG” khi chúng ta cho rằng trong Vũ Trụ chỉ có toàn KG và KG mà thôi? Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ quan sát được những yếu tố tiền KG trong thực tại (mà chỉ có thể trong sự hoang tưởng tột độ, một trạng thái tâm thần rất gần quá độ!!!), nghĩa là chúng ta sẽ không thấy gì cả trong nội tại của hạt KG ngoài một khoảng KG rỗng không. Lúc này, chúng ta chỉ có nước gọi nó là Vô Cực.
Hạt KG là Không Gian nhỏ nhất, nhưng phải chăng là thể hiện của sự nhỏ tuyệt cùng? Nhỏ tuyệt cùng phải chăng là yếu tố tiền KG? Yếu tố tiền KG còn “quẫy vùng”, biến hóa được để góp phần làm nên nội tại hạt KG thì chắc rằng nó là một cái gì đó còn mang tính chất lưỡng nghi, tạm gọi là tiền lưỡng nghi, và như thế nó chưa phải nhỏ nhất. Thế thì cái gì là nhỏ nhất? Có cái “tiền…” nào đó làm nên tiền lưỡng nghi nữa chăng? Thật là nguy hiểm cho công cuộc tạo dựng của chúng ta nếu cứ đi theo chiều hướng ngày càng sâu như thế.
Lão Tử hiện ra bảo: “Lớn thì lưu hành, lưu hành thì đi xa, đi xa thì trở về… Các ngươi đã quên mất cái đạo qui căn, phản phục rồi sao?...”. Chúng ta nghe ra và tỉnh ngộ. Không, nhỏ nhất Vũ Trụ vẫn là hạt KG. Nó Vô Cực không phải vì không có nội tại mà là có một nội tại ảo! Ảo nghĩa là thế nào? Chúng ta có cảm giác bịa ra câu trả lời cho câu hỏi này dễ hơn nhiều so với những câu hỏi “khủng khiếp” nêu trên, dù rằng chúng ta vẫn chưa thể trả lời được. (Mà nếu không trả lời được cũng chẳng sao, vì chắc rằng chẳng ai thèm chất vấn chúng ta đâu. Những bộ não tỉnh táo và chính xác nếu không cười khẩy thì cũng cười khì vấn đề đã nêu ở trên, một vấn đề được cho là quái đản, dễ làm hư hỏng tư duy trác tuyệt của con người; làm suy giảm “yêu mến sự thông thái”. Mặc kệ họ! Chúng ta tin rằng những tâm hồn ngây thơ sẽ nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Những cái đầu đã nhét đầy đức tin khoa học và nặng trĩu những kiến thức mô phạm sẽ chẳng bao giờ hiểu được rằng có thể kể về Tự Nhiên Tồn Tại như một câu chuyện… tiếu lâm!)
***
Nội tại của một vật, trong một chừng mực qui ước nào đó, đều có thể được coi là một chuyển hóa lưỡng nghi. Nhờ có nội tại mà một vật tồn tại, hiện hữu được trước quan sát. Một viên gạch nằm đâu đó, khi không có tác động nào đến nó (quan sát thấy thế!) thì nó vẫn ở đó. Chúng ta nói nó hiện hữu ổn định, cân bằng với một trạng thái. Để biểu diễn điều đó, chúng ta có thể viết: 2o = 1. Tương tự, hai màu đen và trắng nằm cạnh nhau làm nên một tương phản nhưng giữa chúng không có sự chuyển hóa lẫn nhau nên chưa có sự thiết lập quan hệ lưỡng nghi, chúng chỉ có một trạng thái và sự tương phản đó cũng chỉ có một trạng thái. Chúng ta gọi như thế là một lưỡng nghi không vận động.
Một lưỡng nghi vận động, tối thiểu cũng phải có hai trạng thái và chúng ta viết: 21 = 2. Nhưng để có thể được coi là một thực thể (Thái Cực), lưỡng nghi đó phải có 4 trạng thái chuyển hóa trong chu kỳ. Muốn có 4 trạng thái chuyển hóa như thế, phải có tối thiểu là 5 đơn vị hợp thành lưỡng nghi của lưỡng nghi, làm nên nội tại thực thể. Chúng ta có thể viết: 22 = 4. Một thực thể chỉ có (duy nhất) bốn trạng thái trong một chu kỳ, là Thái Cực. Thái Cực là “tế bào” của Vũ Trụ và tế bào là “thái cực” của sự sống. Nói thế kể cũng hay, nhưng nếu cho rằng nhiễm sắc thể là đơn vị của tế bào thì thái cực của cuộc sống có một nội tại được tích hợp không phải từ 5 yếu tố mà “một đống” nhiều hơn 5 yếu tố nhiều. Sao lại thế? Vâng, chẳng sao cả, thái cực tương đối thì có thể có nhiều hơn 5 yếu tố nhưng Thái Cực thì chỉ có 5 yếu tố (5 đơn vị hợp thành) và cũng không được ít hơn vì như thế sẽ không đủ lực lượng để làm nên “cơm cháo” gì. Vận động nội tại của một thực thể, trong sự tác động cưỡng bức của môi trường (của cái bên ngoài nó) là khó lường trước được. Nhưng khi tác động ấy hòa điệu phù hợp với vận động nội tại của một thái cực thì nội tại của thái cực đó sẽ vận động tuần hoàn, tuân theo chính xác phương thức chuyển hóa cảm ứng (nguyên lý cảm hóa). Những thực thể nào, trong điều kiện chuẩn mà nội tại của nó vận động không tuân theo nguyên lý này, sẽ không được chúng ta coi là thái cực. Hay chúng ta nói trong mỗi môi trường tương đối điều hòa (đều đặn, “tĩnh”), đều có những thực thể mà nội tại của chúng vận động hòa hợp với môi trường, do đó mà bền, “trường thọ”, và chúng ta gọi những thực thể đó có khả năng là những thái cực của môi trường đã cho.
Nội dung của nguyên lý chuyển hóa cảm ứng của nội tại một Thái Cực là:
- Các đơn vị làm nên nội tại thái cực đều cùng một loại, là những thái cực tầng dưới, không thể phân chia (tương đối và không hẳn là Thái Cực).
- Nếu lực lượng nội tại có tổng số đơn vị là x thì tổng số trạng thái xuất hiện là x-1 (tất cả các số đếm từ 1 đến x-1 phải có mặt trong mỗi bộ phận tương phản của mối quan hệ tương phản (trong mỗi nghi của lưỡng nghi); hoặc là x+1.
- Giả sử có trạng thái +n/-m thì trạng thái kế tiếp sẽ là:
+ Nếu n>m thì trạng thái đó là: +(n-m)/-2m
+ Nếu n<m thì trạng thái đó là: +2n/-(m-n)
+ Trường hợp đặc biệt, khi n và m hơn kém nhau 1 đơn vị:
Nếu bằng con đường cảm hóa mà làm xuất hiện +1/-(x-1) trong khi chưa xuất hiện đủ số trạng thái; hoặc đủ số rồi mà làm xuất hiện +(x-1)/-1 thì trạng thái tiếp là nghịch đảo của nó.
+ Số trạng thái của nội tại thái cực luôn chẵn và tương phản nhau từng đôi một.
+ Không có trạng thái với hai lực lượng bằng nhau, chẳng hạn: +n/-n. (Làm sự cảm hóa tiếp theo không xảy ra được. Và từ đây cũng thấy x luôn phải là số lẻ!)
Đến đây, không gì bằng là chúng ta nêu vài thí dụ để “chứng thực”:
1/ Xét thực thể có 6 đơn vị:
Trạng thái đầu tiên là 1/5 (chúng ta qui ước: trên là dương, dưới là âm). Theo nguyên lý cảm hóa, chúng ta liệt kê:
1/5 → 2/4 → 4/2 → …
Chúng ta thấy, quá trình không trở về trạng thái ban đầu và nghiêm trọng hơn, nó không đủ trạng thái tối thiểu của một thái cực (4 trạng thái). Vì vậy thực thể không phải là thái cực.
2/ Xét thực thể : Bắt đầu từ trạng thái đầu tiên là 1/6 (tất nhiên là có thể chọn bất cứ trạng thái nào có thể có của nó), chúng ta liệt kê:
1/6 → 2/5 → 4/3 → ¾ → 6/1 → 5/2 → ¾ → 4/3 → 1/6
Nhận xét: + Quá trình đã làm xuất hiện trạng thái đầu tiên.
+ Số trạng thái là 8 (trường hợp x+1 = 7+1 = 8).
+ Các trạng thái tương phản nhau từng đôi một.
+ Đủ các số đếm từ 1 đến 6 ở cả nghi trên lẫn nghi dưới.
Vậy: thực thể là một thái cực.
3/ Thực thể : Chúng ta liệt kê ngay:
1/7 → 2/6 → 4/4 → … Không cảm hóa được (một cách tự nhiên). Vậy thực thể không phải là thái cực.
4/ Thực thể
Chúng ta thấy rằng quá trình không làm xuất hiện đủ các số đếm (cụ thể là số 3; 6). Suy ra thực thể không phải là thái cực (có thể gọi nó là giả thái cực!).
5/ Thực thể
Nhận xét: Vì thỏa mãn tất cả các điều kiện nên thực thể là thái cực.
6/ Thực thể
1/13 → 2/12 → 4/10 → 8/6 → 2/12 → 4/10 → 8/6 → …
Nhận xét: Rõ ràng không phải là một thái cực.
7/ Thực thể
1/14 → 2/13 → 4/11 → 8/7 → 7/8 → 14/1 → 13/2 → 11/4 → 7/8 → …
Nhận xét: Trở về trạng thái đầu chỉ có cách là vi phạm nguyên tắc, hơn nữa, sự xuất hiện các số 3; 5; 6; 9 là vô vọng. Suy ra nó không phải là thái cực.
…
Từ những thí dụ vừa nêu, chúng ta đi đến một phán đoán “lạnh gáy”: một thực thể có tổng số đơn vị là một số nguyên tố thì nó chính là một thái cực và thái cực nhỏ nhất của Vũ Trụ là Thái Cực Có lẽ vì thế mà thái cực (hay đơn vị) là không thể phân chia (thành những phần bằng nhau) trong “thế giới” mà nó làm đơn vị. Nó chỉ bị biến đổi bởi sự biến động thái quá của môi trường (khi buộc phải thu nhận hay bớt đi một hoặc một số đơn vị làm cho tổng số đơn vị của nó không còn là số nguyên tố nữa, lúc này để phù hợp với môi trường ổn định mới, sẽ xuất hiện một thái cực mới).
Số 23 là một số nguyên tố, vậy thực thể có tổng số đơn vị là 23 có phải là một thái cực không? Chúng ta xem quá trình chuyển hóa cảm ứng của nội tại nó:
1/22 → 2/21 → 4/19 → 8/15 → 16/7 → 9/14 → 18/5 → 13/10 → 3/20 → 6/17 → 12/11 → 11/12 → 22/1 → 21/2 → 19/4 → 15/8 → 7/16 → 14/9 → 5/18 → 10/13 → 20/3 → 17/6 → 11/12 → 12/11 → 1/22
Sẽ không có ý kiến nào “phàn nàn” nếu ta gọi thực thể là thái cực!
Biểu tượng thái cực được chúng ta “rút ra” từ Lạc Thư “kỹ thuật số” ở hình 30/b. Nhưng giờ đây, chúng ta thấy rõ ràng rằng Lạc Thư chỉ là giả thái cực, được suy ra từ Ngũ Hành Hà Đồ hình 30/a. Bên trong Hà Đồ mới chứa thái cực đích thực và đó cũng chính là Thái Cực 5 - nhỏ nhất Vũ Trụ và không thể phân chia, tuyệt đối.
Thực tiễn cho thấy rằng trong cùng một môi trường; không phải chỉ có một loại thái cực mà nhiều loại thái cực cùng hiện hữu. Tuy nhiên thái cực (không hẳn là Thái Cực hiện hữu là một tiên quyết bởi vì nó phù hợp nhất (do đó mà cũng “bền” nhất). Một không gian Ơclít được xác định (theo quan niệm của phương Đông cổ đại) bởi ba cặp phương chiều: cặp Đông - Tây, cặp Nam - Bắc và cặp trên - dưới. Sự vận động chuyển hóa nhau hay đúng hơn là, qui định nhau của ba cặp phương chiều ấy tạo nên hiện tượng chồng chất lưỡng nghi theo luật 2n, nghĩa là số lượng trạng thái phương chiều của không gian Ơclít ấy là 23 trạng thái.
Một thái cực (gồm 4 trạng thái, hay gọi là Tứ tượng - Lưỡng nghi của lưỡng nghi) nằm trong không gian ấy sẽ có khả năng có tổng số trạng thái khả dĩ là 25 = 32 trạng thái (thể hiện ra trước quan sát). Có thể coi một “hệ thống” như thế là Ngũ Hành, và là Ngũ Hành tương đối nhỏ nhất trong số các Ngũ Hành có thể có của “tầng, nấc” thế giới ấy. Chúng ta gọi nó là ngũ hành bậc một hay ngũ hành
Có thể tưởng tượng thêm rằng 32 trạng thái được phân đôi thành mỗi lực lượng trạng thái gồm 16 trạng thái; đám ở “trên trời”, đám ở “dưới đất” đấu lại với nhau ở hai đầu mút thành một chu trình vận động. Sự đấu đầu ấy làm hai cặp trạng thái trùng nhau, do đó tổng số trạng thái “chính thức” chỉ còn là 30 trạng thái. Điều đó được diễn tả:
25 – 21 = 30 trạng thái
Hay, một cách tổng quát:
2n – 2n-4 = 0,9375.2n (với n là số tự nhiên lớn hơn 4)
Vì mọi thái cực luôn tiềm tàng 2 trạng thái quá độ nữa nên một Ngũ hành, ngoài 2n-4 trạng thái cực độ (hay tột độ; đạt trạng thái đó, quá trình sẽ phản phục - qui căn), cũng có hai trạng thái quá độ (quá trình bị kích thích lên hai trạng thái này, do cộng hưởng chẳng hạn, sẽ chấm dứt tồn tại). Vì vậy, muốn thể hiện hiện tượng rõ ràng hơn, có thể viết biểu thức trên:
Vận động tuần hoàn với chu kỳ 4 trạng thái của nội tại Thái Cực thành một nguyên tắc phổ biến trong mọi dao động điều hòa. Vận động tuần hoàn, điều hòa của mọi hệ thống, mọi sự vật trong không gian, có thể phân định ra vô số trạng thái hoặc giai đoạn nhưng bao giờ cũng thể hiện bốn trạng thái cơ bản hoặc giai đoạn cơ bản: hai cực đại trái chiều và hai cực tiểu trái chiều (gồm bốn cực trị), hoặc: khởi đầu - phát triển, suy tàn - kết thúc; hoặc: Xuân - Hạ - Thu - Đông; hoặc: hút - nén - nổ - xả,…, gọi chung là tứ tượng.
Giả sử có một hệ thống vận động điều hòa (trong một chu kỳ có bốn (22) trạng thái cơ bản) trong một hệ thống vận động điều hòa, tuần hoàn lớn hơn sao cho một chu kỳ của hệ thống nhỏ nằm trọn trong 1 trạng thái của hệ thống lớn. Khi đó sẽ sảy ra hiện tượng tứ tượng của tứ tượng, nghĩa là tổng số trạng thái của hệ thống nhỏ lúc này là:
Tuy nhiên, trong trường hợp chu kỳ của hệ thống nhỏ không nằm trọn trong trạng thái của hệ thống lớn mà xảy ra hiện tượng đối với hệ thống nhỏ, trạng thái cuối của chu kỳ trước trùng với trạng thái đầu của chu kỳ sau thì vận động tuần hoàn của hệ thống nhỏ và cả tổng thể hỗn hợp hai hệ thống là một chu trình kín (điểm khởi đầu và điểm cuối trùng nhau), lúc này tổng số trạng thái của hệ thống nhỏ bị giảm đi 4 trạng thái, còn:
16-4=12 trạng thái
…
Nếu được ngồi mà suy tưởng về thái cực, ngũ hành, hệ thống…, mà soi rọi cái thế giới bên trong mịt mùng sương khói của chúng thì có lẽ đến bốn đời, năm kiếp vẫn không thấy đủ. Đó, theo chúng ta nghĩ, là chốn phiêu bồng thỏa thích nhất cho những tâm hồn có máu lãng du; là chỗ có thể đổ vào đó mọi nỗi phiền muộn của cuộc đời trần tục. Con người, may mắn, cũng chỉ có thể được gọi là một Ngũ Hành, và như vậy, ngoài cái trạng thái lông bông, vô lo, còn biết bao nhiêu trạng thái khác nữa. Kể cả những tỷ phú, những tu nhân, ai mà không có những lúc ở tâm trạng đầy âu lo không vì sống chết thì cũng là cơm áo gạo tiền, không thương xót người thì cũng tủi phận mình… Huống hồ là chúng ta, những kẻ thường chán đời vì nghĩ là đời chê nhưng lại ngấm ngầm tiếc nuối cuộc đời!
Tất cả những điều nói về Thái Cực, vận động theo phương thức cảm hóa của nội tại Nó; những cách thức xuất hiện trạng thái và sự trùng trạng thái của hệ thống vận động tuần hoàn theo chu trình, hay tiến trình, có xác đáng không? Chúng ta tin là có! Không nên coi tất cả những cái đó là “nói hươu nói vượn” mà hãy coi như một cuộc… “thêu dệt”. Thêu dệt là thành quả của trí tuệ và sự khéo léo, do đó nó có lý lẽ của nó, ít ra thì cũng có lý hơn là sự nói hươu nói vượn! Chúng ta cho rằng đó là một hiện thực, dù hiện thực đó nằm trong… Hoang Tưởng!
Thế nhưng, nói gì thì nói, tất cả những điều đó đều hoàn toàn là sự… bịa đặt. “Bịa đặt” ở đây, lại nên hiểu theo cái nghĩa thiêng liêng nhất, nghĩa: hoang đường. Đã là con người, chẳng ai có thể tin được 1+1=10 nếu không nhớ đến hệ cơ số 2, nhưng lại tin chắc như đinh đóng cột rằng 1x1=12=1 (quá táo nhân với quả táo thì cũng chỉ là quả táo mà thôi!). Lịch sử loài người đã chứng thực rằng biết bao nhiêu sự bịa đặt trở thành vĩ đại, được người đời, thế hệ nối tiếp thế hệ, tin đến sái cổ suốt mấy ngàn năm nay!
Sự bịa đặt của chúng ta có vĩ đại không? Không, vì hoàn toàn tầm thường và ảo não. Nó được sinh ra từ sự “rỗi hơi”, bông phèng và may ra chỉ có thể dựa vào nó để giải quyết bài toán sau đây (cũng hoàn toàn bông phèng nốt):
- Đề bài: Tìm số trạng thái khả dĩ của Trái Đất trong một chu kỳ quay quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu: Không được dùng “ngôn ngữ” hiện đại hoặc kiến thức thiên văn đã biết.
- Gợi ý: Có thể bịa thêm qui tắc, miễn có “mùi” hợp lý!
- Lời giải:
Mặt trời là một thái cực. Nó có 9 hành tinh xung quanh và làm hình thành nên một ngũ hành có tổng số trạng thái là:
29=512 trạng thái
Cực kỳ phi lý! Loài người là chúa thị phi! Tùy sở thích mà họ có thể tùy tiện cho thêm vào hoặc vứt bỏ đi một vài hành tinh nào đó khỏi Hệ Mặt Trời (như trường hợp Diêm Vương tinh ấy!) và làm cho cách tính trạng thái như trên trở thành lố bịch. Hơn nữa cách đặt vấn đề như thế chẳng tạo được mối liên quan nào tới Trái Đất cả.
Chúng ta sẽ lập luận lại! Mặt Trời là thái cực của Thái Dương Hệ, là linh hồn của Thái Dương hệ, là điểm gốc, điểm trung tâm mà mọi hành tinh của nó đều phải hướng về, đều phải nhận nó là cội nguồn vận động của chúng. Như vậy có thể cho rằng Thái Dương Hệ là một Ngũ Hành bậc có 25 trạng thái. Điều đó có nghĩa là bất cứ hành tinh nào thuộc Hệ Mặt Trời, do mối quan hệ lệ thuộc chặt chẽ với Mặt Trời mà trong một vòng quay quanh Mặt Trời của nó, nó phải trải qua 25 trạng thái ấy. Trái Đất cũng vậy. Do đó có thể chia quĩ đạo quanh Mặt Trời của Trái Đất thành 25 phần để biểu diễn số trạng thái của Hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên, Trái Đất cũng là một thực thể sống động nên nó cũng có 4 trạng thái gọi là tứ tượng và trong mối quan hệ với Mặt Trời sẽ nảy sinh ra hiện tượng tứ tượng của tứ tượng, nghĩa là bản thân Trái Đất, một cách tương đối, có riêng 24 trạng thái. Chúng ta cho rằng 24 trạng thái đó của Trái Đất nằm gọn trong một trạng thái của Thái Dương Hệ và do đó, trong một chu kỳ quay quanh Mặt Trời, Trái Đất phải có tổng số trạng thái là:
25 x 24 = 29 = 512 trạng thái
Vì vận hành của Trái Đất là theo dạng chu trình kín nên theo luật (mà chúng ta đã bịa ra!), số trạng thái đó phải giảm xuống còn:
29 – 25 = 480 trạng thái
Chúng ta gọi thời gian duy trì 480 trạng thái ấy là “480 ngày”. Từ việc cảm nhận sự thay đổi tuần hoàn của khí hậu mà người ta phân quĩ đạo Trái Đất thành 4 đoạn gọi là “quí”, mỗi quí biểu thị cho một kiểu khí hậu gọi là “Mùa”; có bốn mùa là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Như vậy một quí gồm:
480 : 4 = 120 ngày
Có thể coi quí là một trong 4 trạng thái cơ bản trong một chu kỳ vận động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Nhưng bản thân quí cũng là một chu kỳ có 4 trạng thái cơ bản vì nếu không như thế vận động ổn định và điều hòa của Trái Đất sẽ bị phá vỡ, tình trạng mà chúng ta rất sợ nó xảy ra. Một trạng thái của quí được gọi là “tháng”, và nó có:
120 : 4 = 30 ngày
Chúng ta cho rằng có xảy ra hiện tượng tháng cuối của quý trước trùng với tháng đầu của quý sau nên tổng số tháng của một “năm” (“năm” là tên gọi thời gian thực hiện một chu kỳ quanh Mặt Trời của Trái Đất) sẽ chỉ còn lại:
24 – 22 = 12 tháng
Vậy thực tế, mỗi quý chỉ còn:
12 : 4 = 3 tháng
Và một năm chỉ có:
12 x 30 = 360 ngày
Nhưng quĩ đạo Trái Đất không phải là đường tròn lý tưởng mà là đường elíp. Chúng ta cho rằng trong trường hợp quĩ đạo của Trái Đất là đường elíp chuẩn (nếu nhìn từ trung tâm Ngân Hà thì quĩ đạo Trái Đất chẳng tròn mà cũng chẳng elíp, nhưng điều đó không gây một chút ảnh hưởng nào tới bài toán vì không phải là sự quan sát từ Trái Đất), số trạng thái Trái Đất không giảm ngay từ đầu, vẫn là 512 trạng thái. Vậy số ngày trong một quí gồm ba tháng (vì vẫn xảy ra hiện tượng chồng chập trạng thái!) là: (512 : 16) x 3 = 96 ngày; và một tháng có 96 : 3 = 32 ngày.
Ở đây, đối với tháng, hiện tượng chồng chập ngày cũng sảy ra, nghĩa là ngày cuối của tháng trước trùng với ngày đầu của tháng sau. Do đó mỗi tháng phải bớt đi một ngày và chỉ còn 31 ngày. Vậy tổng số ngày của một năm là:
31 x 12 = 372 ngày
Trong sân chơi vĩ đại Thái Dương Hệ đâu phải chỉ có Mặt Trời và Trái Đất mà còn có cả Mặt Trăng, sao Hỏa, sao Mộc và nói chung là những hành tinh khác nữa. Chính sự hiện diện của chúng đã là tác động chủ yếu, làm cho quĩ đạo Trái Đất bị méo đi, không còn là elíp chuẩn nữa. Vậy số ngày thực tế của một năm ở Trái Đất sẽ được chúng ta xác định một cách trung bình:
(360 + 372) : 2 = 366 ngày
Nếu xét riêng “nội bộ” Trái Đất thì một cách tương đối, có thể cho nó là một Ngũ Hành bậc do đó nó cũng có 25 trạng thái tương đối độc lập. Sự chuyển hóa lần lượt qua các trạng thái đó biểu hiện ra như sự tự xoay một cách hiền hòa của Trái Đất và trước ánh Mặt Trời sáng soi, làm xuất hiện ra trên bề mặt của nó hai phần tương phản nhau là ban ngày và ban đêm. Ban ngày và ban đêm lập thành một hệ thống lưỡng nghi chuyển hóa qua lại một cách đều đặn và chu kỳ, làm thành một tứ tượng. Có thể gọi tên bốn tượng đó là: trưa, chiều, tối, sớm, hay: ban ngày, ngày - đêm, ban đêm, đêm - ngày. Hai tượng ngày - đêm và đêm - ngày còn gọi là hoàng hôn và bình minh.
Chúng ta lấy số trạng thái riêng của Trái đất trong một ngày, chia cho tứ tượng của nó:
32 : 4 = 8
Trong một tượng cũng có tứ tượng và do hiện tượng chồng chập của những tứ tượng lớn sẽ chỉ là:
(8 : 4) x 3 = 6 trạng thái
Nếu không có Mặt Trời thì Trái Đất sẽ không xoay như thế và cũng không có ngày, đêm. Cho nên một ngày của Trái Đất không thể tự Trái Đất làm thay đổi được. Độ dài ngắn của một ngày, không vì sự tăng giảm số trạng thái của nó mà biến đổi đi được. Nếu số trạng thái giảm đi bao nhiêu thì độ dài của mỗi trạng thái phải tăng tương ứng bấy nhiêu, sao cho độ dài của một ngày là không đổi.
Như vậy, một ngày Trái Đất sẽ có số trạng thái sau khi đã bị giảm do chồng chập là:
6 x 4 = 24 trạng thái
Người xưa qui ước thời gian duy trì một trạng thái trong 24 trạng thái ấy là một giờ (hay một tiếng). Do đó về mặt thời gian, một ngày gồm 24 giờ.
Tổng số giờ của một năm chuẩn là:
360 x 24 = 8640 giờ
Tổng số đó là một lực lượng không đổi, một khi Trái Đất vận động ổn định tương đối quanh Mặt Trời. Nếu tổng số ngày thực tế tăng lên thì độ dài ngày giảm xuống và ngược lại. Khi chúng ta cho rằng tổng số ngày thực tế của một năm Trái Đất là 366 ngày, thì số giờ của một ngày Trái Đất sẽ phải là:
8640 : 366 ≈ 23,61 giờ (hay 23h36ph)
Để cho đầy đủ, chúng ta tính luôn số ngày thực tế của một tháng:
366 : 12 = 30,5 ngày
Bài toán coi như đã được giải quyết xong. Những đáp số mà chúng ta tính ra có thể tạm sử dụng được nếu không có những đáp số được tính toán từ những quan sát, đo đạc một cách cẩn thận và tỷ mỉ trong thiên văn học. Dù có thể như thế thì các đáp số của chúng ta, trong thời đại khoa học chính xác ngày nay cũng thuộc loại… vứt đi! Để biện minh và cũng để bảo vệ những lập luận tốn không ít công sức hoang tưởng, chúng ta đổ vấy tất cả cho một hiện tượng khó lòng mà kiểm chứng nổi, đó là… sự nhiễu loạn.
Dù sao đi nữa, chúng ta cũng tự thừa nhận rằng đó là một cách giải trên mức tuyệt vời bởi sự đơn giản đến khó tin của nó. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng đúng cho Trái Đất mà thôi. Đừng ai áp dụng nguyên si như thế cho việc tính toán số trạng thái của hành tinh khác như sao Thổ, hay “gần gũi” hơn, như Mặt Trăng chẳng hạn, coi chừng tai biến! Bản thân chúng ta, rõ rồi, chẳng bao giờ làm thế vì biết rằng sẽ lòi cái đuôi “hú họa” của cách giải bài toán ra!
Chúng ta hãy chuồn nhanh ra khỏi khu vực này, càng sớm càng tốt. Napôlêông đã nói một câu rất đúng và chúng ta nhắc lại: “Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước chân”. Ngoài ra, trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cũng nên nhớ lại một câu nói chữa rất nổi tiếng cũng của Napôlêông sau sự thất bại ê chề trong cuộc chinh phục nước Nga, phải chạy trối chết nhưng tài tình, đại ý: dù sao thì tôi cũng vượt qua cái đống hỗn độn đó một cách oai hùng hơn bao giờ hết!
***
Vô Cực có tồn tại hay không? Dù chúng ta mô tả có thể là không chính xác về Nó nhưng tin chắc chắn rằng Nó thực sự tồn tại một cách khách quan. Vô Cực là một linh hồn mà khi linh hồn đó biểu hiện ra thì không phải là bóng ma mà chính lá Thái Cực. Đối với đức tin đã được hun đúc từ nhiều phương chiều trong suốt cuộc hành trình vừa qua thì câu hỏi vừa nêu trở nên ngớ ngẩn. Chúng ta khẳng định lần cuối: Vô Cực là tồn tại và là gốc của mọi tồn tại. Nếu Vô Cực là linh hồn của Thái Cực thì Thái Cực là thể xác của Vô Cực. Con người được sinh ra ở tầng qui mô mà nếu so với tầng cuối cùng của sự nhỏ ấy là quá thô kệch, cho nên con người vĩnh viễn không bao giờ có thể quan sát trực tiếp được Thái Cực một cách riêng lẻ. Tuy thế, vì con người biết suy nghĩ, biết tư duy nhận thức nên khi đã hiểu được nguyên lý Tự Nhiên, sẽ thấy được Nó dưới dạng một “sơ đồ nguyên lý” trong suy tưởng. Cái “sơ đồ nguyên lý” ấy, như chúng ta đã nói, dù là không bao giờ chính xác được, nhưng như thế không có nghĩa là hoàn toàn sai. Nếu con người nhận thức đúng đắn được nguyên lý Tư Nhiên thì rồi trước sau gì cũng thấy được Thái Cực, một cách đúng đắn về nguyên tắc. Và còn cần điều gì hơn thế nữa?
Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành một cuộc “khảo cứu” có thể là đạt được kỷ lục guiness về sự rẻ tiền nhất. Chi phí của công trình này đúng thật là không tốn bao nhiêu: chút ít sức lực để động não và một khoảng thời gian (khoảng thời gian này, trong chuỗi ngày vô tích sự của chúng ta là không đáng kể và nếu đem so với quĩ thời gian được cho là vô tận của Vũ Trụ thì lại càng không đáng kể chút nào; vả lại, nếu không “xài”, thời gian vẫn cứ trôi đi một cách phung phí mà thôi!). Chúng ta tạm đặt cho công trình “khoa học” hầu như không cần kinh phí này một cái tên đầy chất thơ ca, là “Khối tình trinh trắng”, và chúng ta bắt đầu:
Chúng ta ngồi trong một căn phòng (hay gọi là xó nhà cũng được!) và nhìn ra một cửa sổ. Cái ô cửa sổ ấy cũng là khả năng duy nhất để chúng ta quan sát thế giới bên ngoài mà thôi. Ở bên ngoài, đối diện với ô cửa sổ, cách một khoảng nhất định nào đó (gần thôi), người ta đặt một mặt phẳng trắng tinh, không chút tỳ vết. Vì mặt phẳng ấy lớn hơn ô cửa sổ rất nhiều nên chúng ta không nhìn thấy các mép của nó (vì đã bị khung của ô cửa sổ giới hạn). Chúng ta có thể thấy gì qua ô cửa sổ lúc ấy? Rõ ràng là chỉ thấy một mặt phẳng trắng tinh của tờ giấy. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng cũng… hoàn toàn sai. Qua nhận thức được tích lũy từ trước (nghĩa là qua kinh nghiệm và kiến thức của quá khứ, đã được học hỏi) chúng ta mới trả lời được như thế và nếu chưa qua một chút xíu nhận thức nào hoặc tự nhiên quên bẵng mọi thứ đi thì chúng ta chỉ có nước “ú, ớ”, thậm chí là hoàn toàn im lặng vì ngay cả câu hỏi, chúng ta cũng chẳng biết nó là cái gì, y hệt như đứa trẻ mới lọt lòng mẹ vậy!
Thôi, dù sao chúng ta cũng đã lớn khôn và đã thấy ngoài ô cửa sổ là mặt phẳng trắng tinh của tờ giấy. Nhưng tại sao chúng ta biết được đó là tờ giấy khi chỉ nhìn thấy một mặt phẳng trắng tinh bị giới hạn bởi khung của ô cửa sổ? Tại có một ai đó mách bảo, còn nếu không, chỉ có thể là do chúng ta phán đoán nhờ kinh nghiệm (và lần này, chúng ta đã đoán trúng, nhưng lần khác phải coi chừng vì cái mặt phẳng trắng tinh ấy rất có thể là một bức tường!).
Tương tự như thế, việc chúng ta biết đó là một mặt phẳng trắng tinh (thực ra là một phần, một khoảng đúng bằng sự giới hạn của ô cửa sổ thôi) cũng là nhờ vào việc chúng ta đã lớn khôn, đã từng học hỏi, chiêm nghiệm, đã từng biết thế nào là phẳng, thế nào là trắng tinh. Và chúng ta có quyền tự hào vì đã trả lời trúng phóc!.
Tiếp tục, thế chúng ta nhìn thấy gì ở cái mặt phẳng trắng tinh ấy? Chẳng nhìn thấy cái gì cả ngoài một màu trắng tinh, đúng không nào? Thường thì chúng ta quên luôn cái màu trắng tinh ấy và trả lời là chẳng thấy gì. Trong quan sát, con người ta thường bỏ qua, không chú ý đến những cái được cho là hiển nhiên, ai cũng thấy, ai cũng biết. Những cái đó trở nên “lặn đi”, bị tầm thường hóa, không đáng để bận tâm nữa và khi quan sát chúng, người ta mặc nhiên coi như không thấy gì. Con người ta sẽ không sống được nếu không có dưỡng khí nhưng hầu như quên bẵng nó trong đời sống thường nhật. Chính thiên nhiên đã làm cho con người mất (gần hết) cảm giác trước không khí, vì ở đâu mà không có không khí và việc hít thở là một đương nhiên, cần phải biết mùi của nó để làm gì. Đối với nước cũng xảy ra tình hình tương tự, nhưng vì nước “hiếm” hơn không khí nên dù sao đối với nước lã, con người cũng có được một vị để phân biệt với các vị khác, đó là vị “lạt nhách”. Khi một sếp hỏi: “Có quan sát thấy gì không?”, chắc rằng chẳng người lính nào lại trả lời đại loại như thế này: “Báo cáo sếp, trên có trời, dưới có đất, ở giữa có vài quả núi, ngoài ra không có gì nữa ạ!”.
Oái oăm là ở chỗ: những cái không ai đoái hoài tới, không ai nhìn thấy lại thường là những cái nền tảng. Nhìn lên bầu trời đêm, khi không thấy một ngôi sao nào, chúng ta coi như không thấy gì. Nhưng thực ra là chúng ta vẫn thấy có một màu đen kịt. Cái màu đen kịt đó chính là cái nền, cái phông, cái nôi làm hiện hữu và dung chứa các vì sao. Chỉ vì nó đã bị tầm thường hóa, bị cho là không có gì đáng kể nên chúng ta đã quên nó, không nhìn thấy nó.
Giả sử bên cạnh chúng ta có một người bạn và trước câu trả lời như trên của chúng ta, rất có thể anh ta sẽ cãi lại: “Không nhìn thấy gì là thế nào? Đó là tờ giấy trắng khổng lồ hay ít ra là một khoảng của tờ giấy trắng!...”. Bản thân chúng ta và có lẽ không ít người vẫn thường thấy một cách “nhanh nhẩu đoảng” như vậy, thấy cái mà mình đã phán đoán, đã biết chứ không phải cái thực sự đang nhìn thấy, đang hiện hữu.
Chính xác là trên cái mặt phẳng trắng tinh ấy chẳng thấy bất cứ một tỳ vết, một cái gì khác ngoài màu trắng tinh cả, không có gì khác thường cả và do đó, so với màu trắng tinh, chúng ta đã không nhìn thấy bất cứ cái gì trên đó cả. Nhưng lý trí mách bảo chúng ta rằng mặt phẳng trắng tinh ấy là sự biểu hiện của một tờ giấy, là mặt hiện hữu của tờ giấy. Vậy thì trong mặt phẳng ấy phải có một cái gì đó chứ không thể là không có gì. Không có gì, ngoài nghĩa là không có gì ngoài mặt phẳng trắng tinh, còn có nghĩa rằng trong, hay thuộc về mặt phẳng ấy xuất hiện hư vô. Hư vô có nghĩa là không hiện hữu và cũng có thể là không cả tồn tại nhưng không phải là không Tồn Tại. Nếu trong mặt phẳng tờ giấy xuất hiện một hư vô thì đó chỉ có thể là một lỗ thủng hoặc tệ hơn, hoàn toàn không có cái mặt phẳng ấy. Nếu cho rằng lỗ thủng là một hư vô trong mặt phẳng trắng tinh thì trước mắt chúng ta vẫn cứ là một hiện hữu vì chúng ta phân biệt được nó với mặt phẳng và như vậy là “thấy” nó. Nhưng thực sự là chúng ta đã nhìn đến mỏi mắt, không thấy gì cả và cũng chẳng thấy nó. Chắc chắn là phải có cái gì đó nhưng vô hình trước mắt chúng ta chứ không phải Hư Vô. Và tổng thể những cái gì đó ấy đã làm nên tờ giấy, nền tảng của mặt phẳng trắng tinh.
Chúng ta lấy kéo cắt đôi một tờ giấy rồi tiếp tục cắt đôi hai nửa tờ giấy mới cắt, cứ tiếp tục như thế và có được rất nhiều mẩu giấy nhỏ bé. Chúng ta tưởng tượng rằng mình có phép thuật cao siêu, hô biến một cái là các mẩu giấy đó sắp xếp trở lại thành một tờ giấy như cũ. Sự kiện này dẫn đến nhận định: tờ giấy là gồm rất nhiều mẩu giấy hợp thành. Giả sử rằng các mẩu giấy đó là nhỏ nhất, nhỏ đến mức là nếu có phân chia được chúng ra thì những phần phân chia ấy không còn thấy như mẩu giấy nữa mà là một mẩu gì đó không phải giấy, (một phân tử hữu cơ nào đó chẳng hạn). Nếu có đem ghép trở lại những mẩu không phải giấy đó thì chúng ta sẽ tạo ra không phải tờ giấy ban đầu mà là một “tờ” hay “khối” gì đó khác giấy. Chúng ta gọi những mẩu giấy nhỏ nhất ấy là phần tử giấy và cho rằng tờ giấy mà chúng ta đang khảo sát là do vô vàn những phần tử giấy hợp thành và có sự “lắp ghép” từ vô vàn những hiện hữu mặt trắng tinh mà chúng ta có tờ giấy với mặt phẳng trắng tinh. Vì các phần tử giấy cũng như các đường nối ghép nhỏ và mảnh đến độ vượt ra ngoài giới hạn phân tích của mắt nên chúng ta đã không quan sát thấy chúng và chỉ thấy một mặt phẳng trắng tinh không tì vết. Phần tử giấy chính là đơn vị làm nên tờ giấy và vì nó vô hình trước chúng ta nên có thể gọi nó là vô cực. Thực ra chúng ta không thấy tờ giấy mà chỉ thấy phần hiện hữu của nó là mặt phẳng trắng tinh nên nó chính là tồn tại, nền tảng và mặt phẳng trắng tinh là sự thể hiện của cái tồn tại nền tảng ấy. Khi cái vô cực được quan sát nhận diện, nói về nó, bàn luận về vận động nội tại của nó thì nó được coi là một thái cực. Nói vô cực mà thái cực là vì vậy!
Đó là cuộc thí nghiệm thứ nhất có tính cách như “vỡ lòng”, mở đầu, “nhập môn”. Trên cơ sở đã rút được kinh nghiệm từ việc thực hành thí nghiệm ấy và vốn liếng kiến thức sơ học về không gian Ơclít (cũng đã rơi rớt nhiều rồi!), chúng ta sẽ tiến hành một cuộc thực nghiệm to tát và siêu đẳng hơn nhiều. Biết đâu chừng nhờ lần “thị sát” này - không phải qua ô cửa sổ nữa mà qua cửa Hang Huyền Tẫn, chúng ta lại chẳng nhặt nhạnh được vài mệnh đề “phổ quát và tiên thiên”. Còn nếu không, hãy nghe B. Paxcan (Blaise Pascal) nói: “Nếu sai thì… chết là hết chuyện. Còn nếu đúng thì sẽ được hưởng phước đời đời.”
Đã là bợm nhậu thì khỏi nói, uống với bất cứ ai, ở bất cứ đâu, trong bất kỳ lúc nào (thậm chí là trong cơn hấp hối!) cũng đều thấy ngon, thấy “đã” cả. Chúng ta suýt nữa thì thành bợm nhậu “chuyên nghiệp” rồi. Trong cái xui có cái may. Bê tha quá nên xui xẻo bị tăng huyết áp. Nhờ có tăng huyết áp và vì sợ chết sớm, nên may quá chúng ta “đào ngũ” được khỏi “đội quân lê dương” ấy. Đến nay, đôi khi (hơi nhiều) cũng xé rào bê bết một cái, nhưng nói chung đã trở thành “dân nhậu” bình thường. (Bỏ thì chắc là không thể được rồi! Đời buồn lắm!).
Đã là dân nhậu lâu năm (hay có thể gọi là bợm nhậu nghiệp dư) thì phải biết nhậu như thế nào là tuyệt nhất chứ? Đúng thế đấy! Nhưng cũng tùy từng người và tùy vào những cảnh ngộ khác nhau. Đối với riêng chúng ta thì sợ nhất là nhậu với vua (chưa uống đã say vì lúc nào cũng sợ buột miệng phạm húy là bay đầu như chơi, vì vua nổi tiếng là có tính khí thất thường). Buồn nhất là uống rượu đám ma (bao nhiêu kỷ niệm với người đã khuất kéo về, sự xót xa dày vò trước cuộc phân ly sinh tử, tiếc thương cho người, cám cảnh đời mình). Ghét nhất và cũng oải nhất là đi nhậu đám cưới (giá cả thì đắt kinh khủng mà chờ đợi thì mỏi mòn; khi “có lệnh” cho ăn nhậu thì ôi thôi vừa bị bắt tọng, nhai, nuốt, ngấu nghiến cho nhanh, vừa bị bắt tu ừng ực liên tục “một trăm phần trăm”, để rồi bụng đầy ứ hự mà thần kinh chưa kịp báo no, say, đã bị đám bồi bàn thoăn thoắt dọn dẹp, tống cổ ra khỏi nhà hàng). Thoải mái và bình thản nhất là nhậu đám giỗ vì là dịp chung vui với người đã khuất, ghé về. Tuy cũng phải chờ đợi như đám cưới nhưng trong khi chờ đợi còn nhấm nháp được trà, thuốc; còn hàn huyên được đôi ba câu chuyện và bù lại cho sự chờ đợi là đồ ăn thức uống vừa ngon, vừa rẻ (thậm chí là không tốn tiền!), vừa nhiều và thời gian nhậu thì tha hồ mà… “đòng đưa ví dầu”. Tệ hại nhất là uống rượu với mụ vợ vừa gàn vừa cứng đầu, dẫu rượu có ngon như “thiên tửu” (rượu trời) đi nữa thì bỗng chốc cũng thành ra đắng nghét. Mới nhậu thì vẫn còn là đấng trượng phu ngời ngời nhưng sau vài ba “chung” rồi thì, ôi thôi nát bét, trở thành một thằng trẻ con hèn mọn, yếu đuối và vô tích sự. Nhậu nhẹt với bạn bè là vui vẻ nhất trong mọi cuộc nhậu (“tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” - uống rượu với bạn hiền thì ngàn chén là còn ít mà lại!). Cuộc nhậu mê mệt nhất mà sung sướng nhất, lênh đênh phiêu bồng thi vị nhất là nhậu với “cung tần, mỹ nữ” (nếu để vợ biết được thì sẽ thành cuộc nhậu “tan tành” nhất!). Tuy chi phí nặng hơn nhiều so với đi nhậu ở đám cưới nhưng được cái là “lạc thú”, cứ như ở đâu đó trong cõi thần tiên ấy! Cuối cùng, cuộc nhậu được cho là huyền diệu, thiên thai nhất, mãn nguyện nhất, có lẽ phải là cuộc nhậu tổng hợp đủ các yếu tố: giỗ, bạn hiền, mỹ nữ và … không có mặt vợ. Nhưng vui sướng càng nhiều thì càng nhiều buồn khổ. Sự đời vẫn thế! Cho nên muốn đĩnh đạc, an nhiên, nhẹ lòng đề huề, có mực có chừng thì đừng nên làm dân nhậu!...
Đang trong cuộc thực nghiệm to tát và quan trọng mà nói về nhậu nhẹt, bù khú thì thật xà bác quá! Thử hỏi kết quả đạt được từ cuộc thị sát, khảo cứu của một gã mà đầu lúc nào cũng nghĩ đến rượu, gái thì có mang tính khoa học, có đủ sức thuyết phục và đáng tin không?
Vâng, thật là đáng trách! Xin thứ lỗi cho sự hoang tưởng lạc lõng vừa rồi của chúng ta! Nhưng cũng mong thấu hiểu cho: chúng ta cũng là những con người có một nỗi thèm khát thường tình luôn túc trực.
Kể ra thì cũng kỳ quặc, đang chuyện nọ lại xọ chuyện kia. Chúng ta ngẫm nghĩ “thế là thế nào?” và sực nghĩ ra: “À, thì ra thế!”. Thực nghiệm của chúng ta là phải quan sát qua cửa Cốc Thần Huyền Tẫn, nghĩa là phải ngỏng cổ lên nhìn vào bầu trời đêm, và lúc đó chúng ta vẫn thường hay nhâm nhi. Chính vì vậy mà chúng ta nhớ đến nhậu nhẹt. Một lần nữa xin thứ lỗi!
Nhâm nhi thực ra cũng là uống rượu nhưng không phải là nhậu nhẹt. Nhâm nhi thi vị hơn nhiều! Chúng ta vẫn thường vừa nhâm nhi một mình vừa nhìn ngắm sao trăng trên bầu trời và hoang tưởng trong những đêm khuya vắng, bốn bề tĩnh mịch. Nhiều người sẽ cho rằng chỉ có tâm hồn bị khốn khổ hoặc “hâm” mới độc tửu (uống rượu một mình) giữa khuya cô quạnh. Theo chúng ta thì không hẳn như thế. Tất nhiên là phải có nỗi niềm nào đó, nhưng độc tửu giữa khuya đối với chúng ta, thường là một mê hoặc khác thường gây nên cái thú đặc biệt. Bao nhiêu khuya rồi chúng ta đã ngồi như thế để đắm đuối ngắm cái vẻ đẹp phi thường của trăng lúc xanh xao hao gầy cũng như khi nở nang vằng vặc; để chiêm ngưỡng ngàn sao lấp lánh, long lanh hoặc cái mông lung lặng lẽ và sâu thẳm đến gai người cũng như cái nổi cuộn vần vũ, gầm gào, chớp lóa của sự chuyển hóa giữa các lực lượng khổng lồ trong thiên nhiên, để cùng với sự quan chiêm ấy là những suy ngẫm về ý nghĩa của hữu hạn và vô hạn, của khoảnh khắc và vĩnh hằng, của “Một cõi đi về” kiểu Trịnh Công Sơn, của nỗi day dứt ngây ngô mà uyên áo kiểu Bùi Giáng: “Em về mấy thế kỷ sau, nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy không?”. Những lúc đó lòng chúng ta cứ lâng lâng dìu dặt như gió, cứ dạt dào lai láng như mưa, man mác buồn, man mác vui, man mác nuối tiếc, man mác băng khuâng, khi hồn vía trôi dạt vô định về những kỷ niệm đâu đó trong dĩ vãng xa vời. Nhưng cũng có nhiều lần độc tửu như thế mà tâm hồn chúng ta bỗng trở nên ồn ào, sôi nổi, liến thoắng đến kỳ lạ; chất vấn, tranh biện một cách hết sức hùng hồn và đáo để với Thinh Không huyền bí, với Tự Nhiên Tồn Tại. Nhờ thế mà chúng ta đã ngộ ra được nhiều điều ngộ nghĩnh của Tạo Hóa. Hình như muốn đạt được thành quả nào đấy thì trong nghiên cứu khoa học cần phải tỉnh táo và nghiêm túc, nhưng trong tư duy triết học lại nên say sưa và tếu táo một chút chăng? Phải chăng những cái tầm thường nhất lại thường đóng vai trò nền tảng và những điều giản dị nhất thường lại là những chân lý? Phải chăng cái tối giản vừa là nguồn gốc vừa là đích phải trở về của mọi cái phức tạp? Đúng không rằng: ra đi cũng đồng thời là trở về?
Thôi, giải tỏa được nỗi niềm trắc ẩn rồi, chúng ta bắt đầu cuộc thực nghiệm!
Thôi, giải tỏa được nỗi niềm trắc ẩn rồi, chúng ta bắt đầu cuộc thực nghiệm!
Giả sử trong một lần độc tửu canh khuya như thế, chúng ta nhìn vào bầu trời không trăng không sao và cũng không gợn mây nào. Chúng ta thấy gì? Thấy một màu đen kịt của… tầng mây cao không bị gợn. Nếu không bị cái gì đó che khuất thì chúng ta đã phải thấy sao, và sự che khuất là do cái gì nếu không phải là mây? Nếu thế, chúng ta khoanh vùng lại để có một khoảng nào đó không có sao và cũng không có mây. Kinh nghiệm mách bảo rằng dù không thấy gì thì vẫn có những thiên thể ở đó và chúng đang vận động sôi nổi. Chúng ta không thấy thì… kệ chúng ta!
A! Phải rồi! Nhờ đã lớn khôn nên chúng ta có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra một khối không gian trước mặt. Vì đặc tính của không gian là cho ánh sáng đi qua nên chúng ta sẽ thấy nó có màu đen kịt, ngoài ra không còn thấy gì nữa cả. Theo nguyên tắc, vì không thể tưởng tượng được bất cứ điều gì ngoài Tồn Tại cả nên khối không gian đó phải là một cái gì đó thuộc Tồn Tại và như thế dù là trong tưởng tượng, nó cũng phải là sự hợp thành của những cái gì đó nhỏ hơn nó, ta sẽ tưởng tượng được ra những cái cuối cùng được cho là không có nội tại hoặc có nội tại ảo, đóng vai trò là những đơn vị cuối cùng làm nên khối không gian đó. Vì có kinh nghiệm từ lần thực nghiệm thứ nhất nên chúng ta khẳng định những đơn vị nhỏ nhất làm nên khối không gian chính là những phần tử không gian hay như chúng ta vẫn gọi là hạt KG.
Tương tự như trường hợp tờ giấy trắng tinh, vì chúng ta chỉ nhìn thấy một khối không gian thuần nhất và không thể phân biệt được nên không nhìn thấy gì trong nó cả (chúng ta sẽ không nhìn thấy gì trong một khối nước thuần khiết cả, ngoài… nước!), do đó mà các hạt KG chính là những Vô Cực. Một khi chúng ta xác định được các Vô Cực, dù là trong tưởng tượng, chúng sẽ trở thành Thái Cực trước chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có thể xác định được chúng không, hay nói cách khác, chúng ta có thể nhận thức được về chúng không, một khi chúng ta không có khả năng thấy chúng bằng bất cứ cách nào? Hoàn toàn có thể! (Ở đây, cần nhấn mạnh rằng ngay cả trong thực tại, chúng ta luôn nhìn thấy sự biểu hiện của chúng, một lực lượng của chúng nhưng chỉ không thể nhìn thấy chúng, phân biệt được chúng một cách riêng lẻ, từng cá thể được!)
Chúng ta qui ước rằng khối không gian đó là bộ phận của không gian Ơclít, có tính tuyến tính (thực ra với bộ não bảo thủ và kém cỏi, khó mà hình dung được một không gian nào khác gọi là phi Ơclít! Tuy nhiên, có thể phân chia được bằng một con dao (chắc rằng không phải là con dao thái thịt mua ở chợ rồi!)).
Đó là con dao đặc biệt và rất sắc, sắc nhất trong mọi con dao. Có thể hình dung nó như con dao lade dùng trong phẫu thuật y học nhưng sắc hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sắc đến mấy thì sắc, bề dày của lưỡi dao không thể “mỏng” hơn bề dày của hạt KG được. Cho nên lưỡi dao đó trông như một khoảng mặt phẳng không gian, có độ dày bằng độ dày của hạt KG để có thể dùng “xẻ thịt” một cách triệt để khối không gian ra thành những phân tử nhỏ nhất. (Điều giả định này sẽ dẫn đến những hậu quả gây cười sặc sụa. Chẳng hạn: sự gắn kết các hạt KG tạo thành phần không gian thực nghiệm sẽ tạo ra những điểm tiếp xúc, những đường phân chia giữa chúng phải nhỏ, mỏng hơn kích thước hạt KG, nghĩa là tồn tại những “điểm” nhỏ hơn cả hạt KG, do đó phải chọn lại điểm mới là hạt KG, nếu không, phải cho rằng các điểm ấy có kích thước là bằng với kích thước hạt KG và cũng chính là hạt KG, để rồi cũng lại xuất hiện ra các điểm nhỏ hơn hạt KG. Có lẽ phải quan niệm các hạt KG liên kết kiểu đan lồng vào nhau để tạo ra hiện tượng vừa phân biệt được vừa không phân biệt được, ở khía cạnh này là phân biệt được, ở khía cạnh kia là không phân biệt được và do đó không thể dùng bất cứ “con dao” nào phân chia dứt khoát một cách cơ học khối không gian ra thành những phần tử nhỏ nhất được. Ở đây, một cách siêu hình, chúng ta hình dung “cưỡng bức” có thể phân chia được dù tuyệt đối là không thể cắt chia được không gian…). Sau khi xẻ thịt xong, nếu các vết cắt được đánh dấu màu tương phản (màu đen) với màu của các phần đã bị cắt chia (màu trắng), thì một mặt phẳng nào đấy của khối không gian đã bị cắt chia sẽ tương tự với mặt carô ở hình 36, nghĩa là có các phần ô vuông nhỏ, bằng nhau, xen kẽ trắng đen (với màu trắng là ô chỉ thị hạt KG còn màu đen là ô chỉ thị vết tích của nó).
Khi chúng ta thực hiện việc chia cắt thì cũng có nghĩa là chúng ta tiến hành phân khối không gian đó, và các hạt KG chuyển biến từ Vô Cực sang Thái Cực.
Hình 36: Cắt chia không gian (tượng trưng bằng mặt phẳng)
Nội dung cơ bản của lần thực nghiệm thứ hai (mà chúng ta mào đầu là to tát lắm!) vỏn vẹn chỉ có thế. Và có lẽ cũng chỉ cần thế để một lần nữa chúng ta lại khẳng định sự tồn tại cuả hạt KG.
Nếu chúng ta đã có khả năng hình dung ra được một không gian Ơclít thì chắc chắn là nó tồn tại và thậm chí là hiện hữu trong thế giới khách quan (chúng ta nhớ lại: thế giới khách quan của con người luôn mang đậm tính chủ quan của con người!), và không thể hình dung một không gian như thế lại được xây dựng nên từ Hư Vô. Chúng ta không quan niệm được một không gian bên ngoài Tồn Tại. Dù hạt KG có thể là cực kỳ nhỏ thì cũng không vượt qua được tận cùng của sự nhỏ, không thể nhỏ vô tận được. Vô tận của sự nhỏ chỉ có khả năng là Hư Vô. Mà Hư Vô được xác định, được phân biệt thì phải là Có, Tồn Tại, nghĩa là muốn dán bất cứ nhãn mác nào cho Cái Vốn Dĩ Thế cũng được nhưng cứ vẫn là Vốn Dĩ Thế, vẫn là Có, là Tự Nhiên Tồn Tại. Không gian là một lực lượng hiển nhiên, con người cảm giác được nó dễ dàng một cách giản đơn, trực quan nhất dù có thể chưa nhận thức được đúng đắn và xác đáng nó!
Nếu hạt KG là tồn tại thì khối KG cũng tồn tại và vì khối KG tồn tại được là nhờ sự tích hợp của các hạt KG cho nên một đặc tính tất yếu của khối KG là có cấu trúc mạng. Tuy nhiên không nên hiểu một cách cực đoan, siêu hình tuyệt đối về cấu trúc này cũng như không nên coi hạt KG chỉ là hạt, có hình dáng cố định, rõ ràng nào đó. Tính nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại đã làm cho tất cả trở nên “ỡm ờ”, nhòe đi. Chính vì thế mà Vũ Trụ hiện ra trước quan sát và nhận thức với dáng vẻ vừa rõ ràng minh xác, vừa mông lung huyền bí và trở nên lung linh, tuyệt vời.
Ở tận cùng nhỏ đã có giới hạn rồi thì ở tận cùng lớn có cần phải giới hạn không? Thật khó hình dung được sự giới hạn ở vô cùng lớn. Tuy nhiên nếu nguyên lý tương phản là chân lý thì vì mối quan hệ lớn - nhỏ là tương phản mà “nhỏ” đã bị giới hạn thì “lớn” cũng phải chịu chung số phận là có giới hạn. Mặt khác nếu nguyên lý bảo toàn không gian là tuyệt đối (là nền tảng của mọi định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích… ) thì để đảm bảo được cái ý nghĩa ấy, ở vô cùng lớn là phải có giới hạn.
Đúng là rất khó hình dung sự giới hạn ở phía tận cùng lớn, nhưng việc hình dung sự vô hạn của nó cũng không dễ dàng chút nào. Hữu hạn hay vô hạn về chiều kích không gian đều dẫn đến một hình dung duy nhất là Vũ Trụ có tâm. Nếu sự có tâm làm cho Vũ Trụ hữu hạn trở thành không duy nhất và bị bao vây bởi cái gì đó không phải Tồn Tại thì đồng thời cũng làm cho Vũ Trụ vô hạn trở nên tĩnh tại tuyệt đối hoặc sự vận động chuyển hóa của nó phải theo một chiều duy nhất là từ trung tâm (trương nở) ra phía vô cùng xa. Chịu! Không hiểu nổi! Nếu Vũ Trụ thuộc một trong hai trường hợp ấy thì… chẳng còn gì để suy ngẫm nữa. Tự Nhiên Tồn Tại phải là Tất Cả, Vũ Trụ phải đồng thời thể hiện được sự Tất Cả ấy, phải đầy đủ đồng thời cũng thiếu thốn, phải “ỡm ờ” nước đôi. Nghĩa là phải hình dung ra một Vũ Trụ vừa là thế này, vừa là thế kia, vừa cả hai mà cũng không phải cả hai; là vô hạn mà cũng hữu hạn, là Vĩ Đại mà cũng Vi Tiểu, đi thì cũng là về, có duy nhất tâm mà vô vàn tâm, bất cứ đâu cũng là tâm Vũ Trụ và đồng thời không phải là tâm của nó ..v..v… Vũ Trụ là vô hạn nhưng hữu biên đồng thời cũng hữu hạn nhưng vô biên và chẳng phải như thế! Tuy nhiên, nền tảng của mọi biểu hiện ấy lại chỉ là Một, là Vốn Dĩ Thế, là tồn tại tuyệt đối, là Tồn Tại theo một nguyên lý duy nhất, nguyên lý nền tảng của mọi nguyên lý - nguyên lý Tự Nhiên. Cuối cùng chỉ có thể tạm gọi là Tự Nhiên Tồn Tại, vô thủy vô chung mà cũng là tạo dựng: Do đó mà sự vận động và chuyển hóa của Vũ Trụ, dù ở trong bất cứ sự thể hiện nào của nó, dù trước quan sát và nhận thức trông có vẻ tương phản, trái ngược cách mấy đi chăng nữa thì cũng là sự “thừa hành răm rắp”, phục tùng tuyệt đối một nguyên lý tối thượng và duy nhất - nguyên lý Tư Nhiên. Cũng vì lẽ đó mà để cho sự nhận thức được dễ dàng hơn, giảm thiểu những rối rắm, đỡ đi những hoang mang, mất phương hướng gây ra bởi sự thể hiện đa chiều, đa tính một cách đồng thời của một Vũ Trụ hết sức đa tình và đỏng đảnh, chúng ta chỉ cần quan sát và cố gắng nhận thức đúng đắn Vũ Trụ trong một mặt biểu hiện của nó, và chúng ta chọn mặt biểu hiện đó là: Vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên.
Để thể hiện được ra như thế, Vũ Trụ phải như thế nào? Hay hỏi cụ thể hơn: không gian Vũ Trụ phải được hình dung như thế nào và có những đặc tính gì?
Nhờ nhặt nhạnh được rất nhiều ngọc quí, hít thở trong bầu không khí tinh hoa tỏa ra từ những viên ngọc đó và cũng có chút ít khả năng sáng tạo riêng tư nhờ sở hữu được một bộ não mang nhiều hoang tưởng; bằng cách kết hợp hai cái ấy (một bác học cộng với một điên rồ!), chúng ta liều mạng đưa ra một cách sơ bộ hình bóng của không gian Vũ Trụ thực tại bằng những gạch đầu dòng sau đây:
- Không gian thực tại phải có tính phổ quát nhất, hàm chứa được tất cả các đặc tính của mọi không gian siêu hình mà con người có thể tưởng tượng ra được. Một cách siêu hình, không gian thực tại cũng có thể được cho là sự hợp thành của vô số điểm và mối quan hệ của vô số điểm đó sẽ làm hình thành nên các thành tố, các bộ phận không gian là đường, mặt, khối (với điểm, đường, mặt, khối được quan niệm theo Ơclít).
- Không gian thực tại là đa tạp: vì nó phải hàm chứa được tất cả các kiểu loại không gian có thể có (miễn thỏa mãn nguyên lý Tự Nhiên) và cũng vì mang đặc tính nước đôi nên nó không chỉ là dứt khoát một không gian nào mà đồng thời cũng biểu hiện được như là không gian đó, do đó nó phải đa tạp. Đa tạp không gian là biểu hiện của mối quan hệ chuyển hóa lưỡng nghi giữa hai tương phản là “thẳng” và “cong” với nhau. Sự chuyển hóa ấy làm hình thành nên bốn trạng thái không gian cơ bản (mà về mặt hình thức) là: thuần thẳng, thẳng - cong, thuần cong và cong - thẳng (không nên hiểu thuần thẳng hay thuần cong là tuyệt đối thẳng hay tuyệt đối cong mà nên hiểu như sự mách bảo của biểu tượng Thái Cực: trong toàn thẳng có “chút xíu” cong và toàn cong có “chút xíu” thẳng!).
- Không gian thực tại có tính “tầng nấc” (hay có thể gọi là tính “lồng” vào nhau của các loại kiểu không gian): Có thể phân biệt không gian nhỏ hơn và lớn hơn một cách tương đối. Tương tự như khi chúng ta nói về thực thể (một thực thể là sự hợp thành của các hạt KG (đơn vị tuyệt đối), nhưng tùy theo sự lựa chọn mà cũng có thể cho rằng thực thể đó là sự hợp thành (tích hợp) của các hạt đơn vị có qui mô nội tại tương đối lớn nào đó (cũng được xây dựng nên từ những thực thể nhỏ hơn nó và được nó chọn làm đơn vị)), ở đây cũng vậy, không gian có qui mô lớn hơn là sự hợp thành của những không gian có qui mô nhỏ hơn; bao hàm những không gian nhỏ hơn đó. Không gian lớn hơn vừa hàm chứa những tính chất của không gian nhỏ hơn, vừa có thêm những tính chất đặc thù riêng của nó. Những tính chất đặc thù đó, đến lượt nó cũng ảnh hưởng trở lại các không gian con làm chúng cũng có nét biểu hiện “phảng phất” hình bóng của không gian lớn. Do đó làm xuất hiện hiện tượng tựa hồ như chúng lồng vào nhau. Đặc biệt, chúng ta tưởng tượng ra điều hay ho này: nếu theo chiều từ qui mô vô cùng lớn đến qui mô vô cùng nhỏ, chúng ta sẽ quan sát thấy sự phân định tương đối: không gian thuần thẳng bao hàm không gian thẳng - cong, không gian thẳng - cong bao hàm không gian thuần cong, không gian thuần cong bao hàm không gian cong - thẳng, và không gian cong - thẳng, đến lượt nó lại bao hàm không gian thuần thẳng. Đây rõ ràng là một sự tưởng tượng phi lý nhất từ nãy tới giờ. Nhưng điều kỳ lạ là chúng ta không thể tưởng tượng ra cách nào khác để đảm bảo cho không gian Vũ Trụ “liền mạch” được. Biết đâu chừng nhờ có hiện tượng phi lý như thế mà Vũ Trụ mới trở nên có lý!
Đi xa thì cũng là về gần, điều đó Lão Tử đã nói và có thể là một chân lý. Có thể bắt chước Lão Tử mà nói rằng: đi đến tận cùng nhỏ cũng đồng thời là quay lại với tận cùng lớn và ngược lại? Giả sử như đây là một mệnh đề đúng thì chúng ta buộc phải đi đến một ý tưởng ngông cuồng nhất của mọi ngông cuồng, điên rồ nhất của mọi điên rồ (ý tưởng về một Big Bang so với nó chẳng thấm tháp vào đâu!), đó là: hạt KG là giới hạn, là đóng vai trò điểm Ơclít của không gian thuần cong (cũng là điểm tuyệt đối của mọi không gian!) và như vậy, nội tại của nó “nhìn từ bên này giới hạn” là vô hữu, phi thực, nhưng vì không thể chối bỏ được Tồn Tại và không thể xuất hiện biên nên vẫn phải là “cái gì đó” mà trước đây chúng ta đã tạm gọi là tiền không gian hay không gian ảo, và bây giờ nó phải đóng vai trò cái không gian còn thiếu trong tập hợp bốn không gian: không gian cong - thẳng.
Cần phải quan niệm rằng không gian cong - thẳng là ảo so với không gian “bên này giới hạn” nhưng là thực đối với chính nó. Ảo và thực là hai tương phản qui định lẫn nhau, do chúng ta đặt tên và gắn nhãn mác (và theo thói quen thị phi thì luôn coi cái này kém giá trị hơn cái kia nhưng thực ra là chúng có giá trị như nhau, chẳng cái nào “rẻ tiền” hơn cái nào!).
Nếu có một người nào được Tạo Hóa ban cho đặc ân lọt vào nội tại của bất cứ hạt KG nào, thì người đó sẽ ngỡ ngàng vì thấy hóa ra vẫn là Vũ Trụ “quen thuộc” và nếu còn được Tạo Hóa ban cho một tuổi thọ dài “hi hữu” thì người đó có thể hành trình tìm về được Trái Đất của chúng ta từ đâu đó (coi như) là rìa Vũ Trụ.
“Đứng” ở bên này (tạm gọi là) giới hạn, thấy được bao nhiêu hạt KG thì cũng có bấy nhiêu Vũ Trụ, nhưng khi bước qua bên kia giới hạn thì lại vẫn chỉ là “Vũ Trụ này”. Có thể có vô vàn Vũ trụ nhưng đồng thời chỉ có duy nhất một Vũ Trụ mà thôi! Hay nói đúng hơn: Vũ Trụ thực tại là duy nhất, Vũ Trụ ảo là vô vàn!
Tuy nhiên, thí dụ trên được nêu ra cho vui vậy thôi chứ sẽ chẳng có “ma” nào kiểm chứng được ý tưởng điên rồ đó cả. Đến cả Tạo Hóa chắc cũng bất lực trước việc làm cho “ai đó” nhỏ hơn hạt KG để mà lọt vào nội tại của nó vì nó là sự nhỏ nhất tuyệt đối rồi. Chúng ta chính thức cược với Tạo Hóa về vấn đề này đấy! (“Dám chắc như thế cơ à? Gan cùng mình thật!” - Từ đâu đó xa vời bỗng vọng về lời thì thào như thế. Hình như là lời Tạo Hóa?!).
Để mô tả sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng tương phản nói chung, chúng ta có thể dùng kiến thức toán học thông thường (sơ đẳng), cụ thể là sự tổng hợp (phép cộng) và sự tích hợp (phép nhân) mà có lần chúng ta đã nói qua.
Giả sử có hai lực lượng tương phản là a và b, để chỉ thị sự tương phản giữa chúng, chúng ta có thể dùng ký hiệu “+” (cộng, dương…) và ký hiệu “-“ (trừ, âm…). Chẳng hạn chúng ta qui ước a lúc này là +a và b lúc này là –b. Như vậy sự tổng hợp của hai lực lượng tương phản đó, theo phép cộng toán học, sẽ là:
+ a – b (hoặc – b + a)
Chúng ta gọi sự tương phản hoàn toàn là sự tương phản khi tổng hợp sẽ tạo nên sự cân bằng hoặc là thấy như không còn dấu hiệu tương phản nữa. Điều đó sẽ xảy ra khi a và b bằng nhau (a=b) và như vậy:
+ a – b = 0
Ký hiện “0” ở đây biểu hiện rằng khi tổng hợp sẽ không thấy bất kỳ một dấu hiệu nào về sự tương phản nữa, không phân biệt được a và b nữa, có thể không quan sát thấy gì nữa cả và như vậy sẽ chỉ còn là hư vô (nhưng đừng quên là Vũ Trụ vẫn còn đó! Hư vô không có nghĩa là Hư Vô và nếu cố tình cho là Hư Vô thì Hư Vô vẫn cứ là Tồn Tại!)
(Nhớ lại rằng, chúng ta đã từng đưa ra cách riêng để biểu diễn sự tổng hợp và hình như có vẻ xác đáng hơn, đó là:
Với ký hiệu ở đây là biểu diễn sự không nhìn thấy tương phản nữa hoặc cũng có thể là biểu thị hư vô).
Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc tổng hợp nói trên cho bản thân sự tương phản thực - ảo của Vũ Trụ. Nếu tổng lực lượng của Vũ Trụ là E thì:
E = 2a
E là thể hiện tính thống nhất của Vũ Trụ và 2a là Vũ Trụ được “nhìn thấy” trong “trạng thái” tổng hợp ảo - thực của nó:
Biểu diễn sự tương phản ảo - thực của Vũ Trụ bằng ký hiệu “+”, “-” và mô tả lực lượng Vũ Trụ như một sự tổng hợp kể cũng hay nhưng sẽ đưa đến cho chúng ta cảm giác Vũ Trụ có vẻ lỏng lẻo, rời rạc, chỉ là một sự tổng hợp đơn giản của các hạt KG siêu hình:
Hạt KG vừa là hạt vừa là kết quả của không gian Vũ Trụ: Nó vừa độc lập tương đối vừa tuyệt đối bị ràng buộc bởi sự “phụ thuộc lẫn nhau” với toàn thể các hạt KG còn lại; với không gian Vũ Trụ. Không thể nhận thức được mối quan hệ của nó nếu không đặt nó trong một hình thức siêu hình nào đó, và nói cho cùng thì bản chất siêu hình của quan sát, và nhận thức chủ quan của chúng ta buộc phải làm điều đó. Chính vật lý học đã là một sự minh chứng hùng hồn, khi đã có một thời hoang mang, lúng túng trước sự biểu hiện không nhất quán của bức xạ bởi lưỡng tính sóng - hạt của nó. Để giải thích thỏa đáng những hiện tượng quan sát được, do bức xạ gây ra, vật lý học buộc phải phân nhánh thành hai ngả nghiên cứu là vật lý sóng và vật lý hạt, để rồi ngạc nhiên thấy rằng chúng đều đưa đến cùng một kết quả và cùng nhau làm nên những thành tựu.
Lực lượng là gì nếu không phải là một lực lượng Không Gian. Vì đã là nô lệ của trực giác và “thói quen” đến tận tiềm thức về những khái niệm như khối lượng, năng lượng, vật chất nên chúng ta rất khó hình dung được sự nhận định đó. Chúng ta đủ niềm tin rằng “mọi thứ” đều có thể đổi ra thành Không Gian được và Vũ Trụ không có gì khác ngoài Không Gian cả nên lúc này, khi nói đến lực lượng thì có nghĩa là nói đến một lượng Không Gian nào đó. Nhưng phải thừa nhận rằng một lực lượng Không Gian không đơn thuần chỉ là sự tổng hợp rời rạc của các lực lượng Không Gian có qui mô nhỏ hơn mà còn là sự tích hợp giữa chúng nữa. Chẳng hạn một phân tử hydrô là do sự hợp thành của hai nguyên tử hydrô. Nếu không có sự tích hợp giữa hai nguyên tử hydrô thì không thể gọi hai nguyên tử “rời rạc” đó là phân tử hydrô được. Phân tử hydrô là một thực thể (hệ thống) thực sự, là một lực lượng có tính tồn tại độc lập (tương đối), vừa kế thừa những đặc tính của nguyên tử hydrô vừa có thêm những tính chất mới, nghĩa là phân tử hydrô khác với nguyên tử hydrô. Một thí dụ khác rõ hơn: khi chưa có sự tích hợp, hydrô và ôxy chỉ là hai phân tử rời rạc. Khi “nhốt” chúng chung với nhau, người ta gọi đó là một hỗn hợp. Có thể gọi hỗn hợp đó là môt lực lượng và nó có những tính chất mới, khác với phân tử ôxy, cũng như với phân tử hydrô. Nhưng khi “nội tại” đó được tích hợp, sẽ hình thành nên một lực lượng mới là phân tử nước và cuối cùng là một lượng nước. Nước chắc chắn không phải là ôxy rồi vì không dùng nó để thở được và cũng không phải là hydrô rồi vì nó không thể bay lên được (nếu không có sự can thiệp từ môi trường).
Tuy nhiên, dù là hydrô, ôxy hay nước thì rốt cuộc đều là những lực lượng được xây dựng nên từ hạt KG và sự vận động của Không Gian; là những hình thức biểu hiện của Không Gian và được cho là những lực lượng Không Gian. Từ đó, chúng ta cũng thấy rằng muốn làm xuất hiện một lực lượng Không Gian đặc thù (tương đối độc lập và có tính đặc thù) nào đấy thì trước hết phải xuất hiện mối quan hệ tương phản giữa các lực lượng có sẵn và thông qua quá trình tổng hợp, tính hợp mà tạo ra những bộ phận hợp thành lưỡng nghi của nội tại lực lượng xuất hiện ở tương lai.
Chúng ta có thể dùng phép nhân toán học để biểu diễn sự tích hợp giản đơn. Lại giả sử rằng có hai lực lượng a và b, theo phép nhân, sẽ làm xuất hiện một lực lượng mới là:
a x b = ab
Sự biểu diễn đó chẳng nói lên được cái gì cả và thà đừng biểu diễn còn hơn! Dù sao chúng ta cũng không cho là hoàn toàn vô nghĩa vì cũng “gặt hái” được từ sự biểu diễn đó điều nhỏ bé này:
Rõ rằng a x b chỉ là sự biểu diễn tập hợp rời rạc các lực lượng không có mối quan hệ tương phản nào. Đó là một “hỗn hợp” có tính hỗn độn và gượng ép khi một trong hai lực lượng là số đếm. Không có sự tích hợp hay tổng hợp nào xảy ra ở đây cả.
Để biểu diễn sự tích hợp theo phép nhân, chúng ta cũng phải thể hiện dấu tương phản cho hai lực lượng đó, nghĩa là tương tự như ký hiệu đã thể hiện ở phần trên, chúng ta có +a và –b, và sự tích hợp sẽ là:
Nếu biểu diễn như thế sẽ xảy ra hiện tượng lúc nào cũng xuất hiện dấu “-” ở kết quả. Mà thực tại lại cho thấy rằng chẳng có sự “ưu ái” một chiều, bất công nào cả (vì đã là Tự Nhiên thì không có thị phi!). Do đó chúng ta phải mượn cách ký hiệu tương phản của chính mình và viết:
Để mô tả được quá trình tích hợp, chúng ta qui ước:
- Khi hai lực lượng tương phản bằng nhau thì sự tích hợp sẽ làm mất dấu tương phản.
- Khi hai lực lượng đó không bằng nhau thì dấu tương phản là dấu của lực lượng lớn hơn (trội hơn).
Theo qui ước đó, chúng ta viết:
Có thể diễn tả như sau:
Đối với lực lượng a2, để tìm lại hai lực lượng tương phản làm nên nó, ta có thể dùng phép khai căn:
hoặc cũng có thể dùng phép chia:
Đối với +ab hoặc –ab, khi đứng độc lập, chúng không mang dấu tương phản (vì chẳng có gì ngoài nó để tương phản ?!). Nếu chúng là một số bình phương của c chẳng hạn thì có thể cho rằng chúng là kết quả của sự tích hợp giữa +c và –c, do đó có thể khai căn:
Nếu không thể khai căn chúng được (thì đừng cố khai căn kẻo vướng vào số vô tỷ!), phải dùng phép chia “hú họa” để tìm ra hai số (không bằng nhau) và bằng cách ký hiệu tương phản: số này là “+” thì số kia là “-” và làm ngược lại, chúng ta sẽ tìm được những lực lượng tương phản khả dĩ để tích hợp ra chúng. Thí dụ: nếu có lực lượng A và có:
Nếu qui ước n mang ký hiệu “+” và m mang ký hiệu “-“ thì , ngược lại sẽ có +A. Và nếu tích hợp –A với +A, sẽ có A2.
Qua đó chúng ta thấy rằng về mặt hình thức thì axb là tương đương với (+a)x(-b) nhưng về mặt bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau. Một đàng là biểu thị tổng đơn thuần của số đếm dưới dạng viết gọn lại, một đàng là biểu diễn sự tích hợp nên một lực lượng mới từ hai lực lượng tương phản nhau. Nếu có một lực lượng A2 nào đó, nếu đó là kết quả của sự tích hợp thì khi khai căn, dứt khoát phải có:
(hoặc +A hoặc –A; khi đứng “một mình ên”, chúng là A, nên cũng có thể viết:
, không có dấu tương phản nào; khi đưa vào mối quan hệ tương phản với một A khác, tùy qui ước ban đầu mà nó sẽ là +A hoặc là –A, hay viết:
Có lẽ cũng nên vui vẻ thêm một chút:
1./ Giả sử có hai lực lượng là (a+b) và (a-b). Chúng ta cho rằng dấu “-” ở đây, với ý nghĩa như sự bớt đi, chỉ có thể xuất hiện khi a và b là tương đồng (không tương phản). Chẳng hạn, có thể viết được nhưng không giải được vì số lượng người không thể trừ cho số lượng lợn được! (Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều nhà toán học vẫn làm được việc đó khi họ tài tình nhận ra rằng có thể chọn ra một lượng người không nhỏ, nếu đem đi tẩy rửa làm hào nhoáng bên ngoài đi, sẽ chẳng khác gì những con lợn!). Giữa hai lực lượng đó có thể có hai mối quan hệ tương phản là:
1./ Chúng ta tích hợp mối tương phản thứ nhất:
Để tiếp tục “chiến đấu” chúng ta thêm một qui ước nữa là nếu b>a thì b phải đứng trước a trong tích hợp ab và khi sắp lại như vậy; phải đổi dấu, nghĩa là nếu ab thì có thể viết lại là –ba.
Trong trường hợp trên:
Chúng ta tích hợp mối tương phản thứ hai:
2./ Giả sử có hai lực lượng là a+b và a+b, chúng ta lập mối tương phản giữa chúng và tích hợp:
3./ Giả sử có hai lực lượng a-b và b-a; chúng ta lập mối quan hệ tương phản:
Quá trình tích hợp sẽ xảy ra như sau:
Đối với trường hợp thứ nhất:
Đối với trường hợp thứ hai:
4./ Giả sử có hai lực lượng tương phản và , sau khi tích hợp, tương tự như cách tiến hành ở trên, chúng ta sẽ có:
5./ Giả sử có hai lực lượng tương phản và , chúng ta sẽ tiến hành tích hợp:
Kinh nghiệm những lần trước cho thấy rằng nếu có “quăng” các dấu “+” và “-” trên đầu các số hạng đi thì các dấu “+” và “-“ liên kết các số hạng vẫn không đổi, do đó chúng ta dễ dàng viết tiếp:
Những “vui vẻ” ở trên đã “vô tình” hé lộ nhiều khiếm khuyết “chết người” của toán học trong việc diễn tả những quá trình tương tác giữa các lực lượng và sự chuyển hóa của chúng trong thực tại khách quan.
***
(còn nữa)Mời xem:
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>