Hiển thị các bài đăng có nhãn Chi Co. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

TÌNH NGÂY NGÔ


THƯ GIÃN TĨNH TÂM

romance






   Tình ngây ngô



Xóm Chùa
Lâu quá rồi, như câu chuyện ngày xửa, ngày xưa
Ngót nửa thế kỷ chìm đáy sâu quá khứ
Đã lãng quên, tưởng không còn nhớ nữa
Không ngờ có ngày em lại về đây
Một ngày mùa thu vàng ươm, nắng gió đong đầy
Khuấy động, dâng trào cả đại dương ký ức
Sóng vỗ dạt dào đau bờ tiềm thức
Lung linh hiện lên hình bóng xóm Chùa
Và quãng đời đi học, tuổi còn thơ
Những trưa nắng hè tìm ve dưới cây cao bóng cả
Trong xum xuê cành lá
Tìm ve mà cũng tìm em


THƯ GIÃN TĨNH TÂM

romance






   Tình ngây ngô



Xóm Chùa
Lâu quá rồi, như câu chuyện ngày xửa, ngày xưa
Ngót nửa thế kỷ chìm đáy sâu quá khứ
Đã lãng quên, tưởng không còn nhớ nữa
Không ngờ có ngày em lại về đây
Một ngày mùa thu vàng ươm, nắng gió đong đầy
Khuấy động, dâng trào cả đại dương ký ức
Sóng vỗ dạt dào đau bờ tiềm thức
Lung linh hiện lên hình bóng xóm Chùa
Và quãng đời đi học, tuổi còn thơ
Những trưa nắng hè tìm ve dưới cây cao bóng cả
Trong xum xuê cành lá
Tìm ve mà cũng tìm em

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

ĐÀN MỘC, HÁT MỘC, CÒN GÌ HAY HƠN THẾ?

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lời Tình Buồn Guitar THIÊN AN Ca Sĩ TRIỀU LINH
 
Anh Còn Nợ Em


Từ ‘phiên bản bàn nhậu’ bước vào phòng trà

 

(PL)- Từng gây bão trên mạng với hơn một triệu lượt view cho bản Hotel California “phiên bản bàn nhậu”, gần đây guitarist Thiên An lập nên một kỳ tích mới: Bản thu âm Lời tình buồn đệm cho ca sĩ Triều Linh hát đạt hơn 100.000 view chỉ trong vài ngày.

Tiếp nối những con số ấn tượng từ trên mạng, tối Chủ nhật 13-8 này guitarist Thiên An và ca sĩ Triều Linh sẽ cùng nhau thực hiện liveshow. Người hâm mộ sẽ được thưởng thức một đêm nhạc mộc hoàn toàn từ những nghệ sĩ bước ra từ thế giới mạng.

Sự nổi tiếng bất ngờ
Hai năm trước, sau một cuộc nhậu với nhóm anh em nghệ sĩ, hai ngày sau điện thoại của guitarist Thiên An đổ chuông muốn cháy máy. Bạn bè cho biết anh đang nổi rần rần trên mạng. Số là bản Hotel California mà anh và ca sĩ Lan Thảo cùng nhóm bạn chơi tại quán nhậu đang lan tỏa chóng mặt trên mạng. Thông tin này thật bất ngờ vì hôm đó chỉ là ngẫu hứng. Bạn bè nghệ sĩ gặp nhau ăn uống, đến chừng “mắc ca”, chủ quán đưa ra cho cây guitar mốc meo, chỉ còn có... ba dây. An chạy vội về nhà lấy cây đàn của mình ra. Một người bạn lấy iPad quay rồi post lên YouTube. Chẳng ai trong bàn nhậu biết chuyện này cho đến khi clip “phiên bản bàn nhậu” bùng nổ.
Sự nổi tiếng bất đắc dĩ của Thiên An bắt đầu từ đây mặc dù trước đó anh đã là một nghệ sĩ guitar chuyên nghiệp. Tốt nghiệp guitar từ Trường Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai, sau đó Thiên An công tác tại Đoàn ca múa nhạc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đoàn nghệ thuật dân tộc Bông Sen. Từ năm 2000 đến nay anh là nghệ sĩ guitar hoạt động tự do. Hằng đêm anh vẫn vác đàn chơi tại các quán bar. Công việc mưu sinh cứ âm thầm lặng lẽ.

Lời tình buồn đã tạo nên cơn “bão view” mới cho Thiên An và Triều Linh. Ảnh cắt từ clip
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lời Tình Buồn Guitar THIÊN AN Ca Sĩ TRIỀU LINH
 
Anh Còn Nợ Em


Từ ‘phiên bản bàn nhậu’ bước vào phòng trà

 

(PL)- Từng gây bão trên mạng với hơn một triệu lượt view cho bản Hotel California “phiên bản bàn nhậu”, gần đây guitarist Thiên An lập nên một kỳ tích mới: Bản thu âm Lời tình buồn đệm cho ca sĩ Triều Linh hát đạt hơn 100.000 view chỉ trong vài ngày.

Tiếp nối những con số ấn tượng từ trên mạng, tối Chủ nhật 13-8 này guitarist Thiên An và ca sĩ Triều Linh sẽ cùng nhau thực hiện liveshow. Người hâm mộ sẽ được thưởng thức một đêm nhạc mộc hoàn toàn từ những nghệ sĩ bước ra từ thế giới mạng.

Sự nổi tiếng bất ngờ
Hai năm trước, sau một cuộc nhậu với nhóm anh em nghệ sĩ, hai ngày sau điện thoại của guitarist Thiên An đổ chuông muốn cháy máy. Bạn bè cho biết anh đang nổi rần rần trên mạng. Số là bản Hotel California mà anh và ca sĩ Lan Thảo cùng nhóm bạn chơi tại quán nhậu đang lan tỏa chóng mặt trên mạng. Thông tin này thật bất ngờ vì hôm đó chỉ là ngẫu hứng. Bạn bè nghệ sĩ gặp nhau ăn uống, đến chừng “mắc ca”, chủ quán đưa ra cho cây guitar mốc meo, chỉ còn có... ba dây. An chạy vội về nhà lấy cây đàn của mình ra. Một người bạn lấy iPad quay rồi post lên YouTube. Chẳng ai trong bàn nhậu biết chuyện này cho đến khi clip “phiên bản bàn nhậu” bùng nổ.
Sự nổi tiếng bất đắc dĩ của Thiên An bắt đầu từ đây mặc dù trước đó anh đã là một nghệ sĩ guitar chuyên nghiệp. Tốt nghiệp guitar từ Trường Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai, sau đó Thiên An công tác tại Đoàn ca múa nhạc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đoàn nghệ thuật dân tộc Bông Sen. Từ năm 2000 đến nay anh là nghệ sĩ guitar hoạt động tự do. Hằng đêm anh vẫn vác đàn chơi tại các quán bar. Công việc mưu sinh cứ âm thầm lặng lẽ.

Lời tình buồn đã tạo nên cơn “bão view” mới cho Thiên An và Triều Linh. Ảnh cắt từ clip

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC* 83


LẠM BÀN VII:
-Có thể nào nâng nguyên lý bất định của Heisenberg thành nguyên lý phổ quát về tính lũng đoạn chủ quan của con người vào thực tại khách quan của Vũ Trụ? Chẳng hạn không thể xác định được mức độ dũng cảm hay hèn nhát một hành vi nếu không qui ước. Trong khái niệm "dũng cảm" phải hàm chứa khái niệm "hèn nhát", nếu không, không có khái niệm ấy. Cũng vậy, khó mà xác định được lòng yêu nước chân chính khi chưa có qui ước.
-Tôi đặt niềm tin vào tính tất nhiên và sự chắc chắn của nguyên lý nhân quả trong các quá trình chuyển hóa Vũ Trụ. Một khi còn thấy tính ngẫu nhiên, sự bất định, sự không chắc chắn, tính phi nhân quả...trong các quá trình chuyển hóa ấy, thì chỉ có nghĩa rằng vật lý học chưa đi đến tận cùng sự hiểu biết về Vũ Trụ. Nghĩa là, phải chăng đến nay, Vũ Trụ là tất định đối với Tạo Hóa, nhưng bất định đối với con người?
-Ánh sáng là hạt khi nó đóng vai trò giới hạn cuối cùng của vật chất, và là sóng khi nó đóng vai trò là tiền vật chất. Hoặc có thể gọi ánh sáng là giả hạt. chính vì vậy chỉ có thể thấy ánh sáng thể hiện tính sóng hay tính hạt, chứ không đồng thời thấy được cả hai.
-Có thể hình dung ánh sáng như nước. Ở mức độ nào đó nước được thấy như là thực thể sóng, ở mức độ khác nó lại được thấy như một tập hợp hạt. Không thể thấy đồng thời hai thể hiện ấy. 
-Có thể cho rằng thế giới hạ nguyên tử là miền trung gian giữa thế giới vĩ mô và thế giới vi mô?
-Bảo vệ chủ nghĩa Marx làm gì khi nó đã quá lạc hậu rồi và bộc lộ sai lầm? Chỉ riêng luận điểm đấu tranh giai cấp mang tính bạo lực và sắt máu, tiêu trừ một tầng lớp xuất sinh tự nhiên của xã hội (giai cấp tư sản) để xây dựng một xã hội phi giai cấp đầy lòng nhân ái, nghe đã phản khoa học và trái khoáy rồi.

LẠM BÀN VIII:
-Nếu không tin là có Chúa, thì phải tin là ý thức có nguồn gốc từ vật chất.
-Nhưng muốn tin như thế, phải thấy được cách thức nào hình thành nên ý thức từ vật chất.
-Muốn biết điều đó, cần phải bắt đầu từ nguồn gốc sự sống.
-Trước hết cần hiểu, ý thức là gì?
-Theo quan điểm của Mác - Ănghen thì: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người. Mác từng nói: "Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".
-Vật chất hun đúc nên những thực thể vô tri.
-Vật vô tri chắc chắn là không có ý thức nhưng cũng không thể gọi là vật vô giác. Theo quan niệm của chúng ta, thế giới này chỉ có Tồn Tại, không thể có Hư Vô. Nghĩa là vạn vật vô tri trong khi vận động để thể hiện sự tồn tại, phải vận động tuân theo những qui định của tự nhiên (những quy luật) sao cho chỉ có thể biến đổi trạng thái tồn tại hoặc chuyển sang dạng tồn tại khác chứ không thể Hư Vô đi. Muốn thế, vật vô tri phải có cái gọi là "giác", một thứ như sự "biết" sơ khai, tự phát, thụ động,là tiền đề của cảm giác.
-Ở thế giới vô tri, vạn vật đều có giác để tuân theo nguyên lý "cố gắng" duy trì trạng thái tồn tại vốn dĩ của chúng. Với sự "cố gắng" ấy, trong những điều kiện chín muồi nào đó, sẽ hình thành nên "cảm", một thứ tinh tế hóa của giác, để từ đó hun đúc nên cảm giác.
-Khi cảm giác xuất hiện, thì cũng chính là đồng thời xuất hiện sự sống.
-Trong thế giới vô tri, vạn vật đều có tính cố gắng duy trì tồn tại, thì vì cũng thuộc thế giới ấy nên sinh vật cũng có tính ấy. Nhưng sinh vật cũng hợp thành tương đối một thế giới riêng vì vậy tính ấy cũng có nét đặc thù nên gọi là "cố gắng sống còn". Mục đích nguyên thủy của cảm giác chính là "báo nguy" và định hướng cho sinh vật tìm cách duy trì tồn tại hay "cố gắng sống còn".
-Trong thiên nhiên hữu hạn, sự trái chiều của cố gắng sống còn và quy luật tăng - giảm lạm phát số lượng cá thể sinh vật khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi hay bất lợi đã làm xuất hiện trong thế giới muôn loài quá trình đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi.
-Quá trình tiến hóa thích nghi được thực hiện theo hai hướng cơ bản: hướng thứ nhất là hoàn thiện cấu trúc sinh học cơ thể cho phù hợp hơn với vận động và môi trường, hướng thứ hai là tăng cường và mở rộng khả năng cảm giác (đây là nguồn gốc của việc xuất hiện năm giác quan với xúc  giác là giác quan nền tảng). Mục đích của hai hướng tiến hóa thích nghi ấy đều nhằm tăng cường thích ứng với môi trường, tăng cường khả năng tìm kiếm thứ ăn hoặc tránh né kẻ thù, tức là tăng cường sống còn.
-Việc tăng cường cảm giác và hoàn thiện cấu trúc sinh học cơ thể sẽ dẫn tới làm xuất hiện hệ thần kinh trung ương và sự hồi ức.
-Hồi ức có tính chủ động, là cảm giác lại cảm giác đã qua mà không có đối tượng, là kết quả từ quá trình lâu dài của sự lặp đi lặp lại một cảm giác.
-Có thể nói hồi ức là bước đầu tiên của quá trình tiến hóa thích nghi theo định hướng tăng cường cảm giác làm xuất hiện ý thức, tức là làm xuất hiện tư duy trừu tượng.
-Lúc đầu là hồi ức (nhớ lại), đến tưởng tượng, rồi đến so sánh và lựa chọn (bước sơ khởi của sự biết, sáng tạo), đó là con đường hình thành nên ý thức.
-Tóm lại, không có gì huyền bí, ý thức là kết quả trình đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi. Tương tự như vậy, tình cảm cũng được hình thành nên chủ yếu từ sự đấu tranh xã hội để tìm kế mưu sinh (xã hội nào càng khó khăn trong mưu sinh thì tình cảm càng trở nên sâu sắc!). Và linh hồn được hun đúc nên từ đó.
-Qua trên cũng thấy, tôn giáo phải dựa vào khoa học và theo khoa học nếu còn muốn bảo vệ niềm tin tín  ngưỡng, còn khoa học muốn giữ vững niềm tin khoa học của mình và là chỗ dựa vững chắc cho nhận thức tự nhiên của loài người thì phải kiên định (nhưng không bảo thủ!), không lung lạc trước phủ dụ tôn giáo.

--------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

“Bản chất của Ý thức”: Vấn đề khó nhất từ khi khai sinh khoa học hiện đại

Từ khi bắt đầu có suy nghĩ riêng của mình, có ai từng thử suy nghĩ xem những suy nghĩ này xuất phát từ đâu chưa? Tại sao tôi thích màu vàng, còn người khác thích màu xanh. Vì sao có người giỏi hội hoạ, có người giỏi âm nhạc… Đã nhiều nhà khoa học nghiên cứu bản chất, nguồn gốc của Ý Thức và dần dần khám phá ra nhiều điều thú vị.

LẠM BÀN VII:
-Có thể nào nâng nguyên lý bất định của Heisenberg thành nguyên lý phổ quát về tính lũng đoạn chủ quan của con người vào thực tại khách quan của Vũ Trụ? Chẳng hạn không thể xác định được mức độ dũng cảm hay hèn nhát một hành vi nếu không qui ước. Trong khái niệm "dũng cảm" phải hàm chứa khái niệm "hèn nhát", nếu không, không có khái niệm ấy. Cũng vậy, khó mà xác định được lòng yêu nước chân chính khi chưa có qui ước.
-Tôi đặt niềm tin vào tính tất nhiên và sự chắc chắn của nguyên lý nhân quả trong các quá trình chuyển hóa Vũ Trụ. Một khi còn thấy tính ngẫu nhiên, sự bất định, sự không chắc chắn, tính phi nhân quả...trong các quá trình chuyển hóa ấy, thì chỉ có nghĩa rằng vật lý học chưa đi đến tận cùng sự hiểu biết về Vũ Trụ. Nghĩa là, phải chăng đến nay, Vũ Trụ là tất định đối với Tạo Hóa, nhưng bất định đối với con người?
-Ánh sáng là hạt khi nó đóng vai trò giới hạn cuối cùng của vật chất, và là sóng khi nó đóng vai trò là tiền vật chất. Hoặc có thể gọi ánh sáng là giả hạt. chính vì vậy chỉ có thể thấy ánh sáng thể hiện tính sóng hay tính hạt, chứ không đồng thời thấy được cả hai.
-Có thể hình dung ánh sáng như nước. Ở mức độ nào đó nước được thấy như là thực thể sóng, ở mức độ khác nó lại được thấy như một tập hợp hạt. Không thể thấy đồng thời hai thể hiện ấy. 
-Có thể cho rằng thế giới hạ nguyên tử là miền trung gian giữa thế giới vĩ mô và thế giới vi mô?
-Bảo vệ chủ nghĩa Marx làm gì khi nó đã quá lạc hậu rồi và bộc lộ sai lầm? Chỉ riêng luận điểm đấu tranh giai cấp mang tính bạo lực và sắt máu, tiêu trừ một tầng lớp xuất sinh tự nhiên của xã hội (giai cấp tư sản) để xây dựng một xã hội phi giai cấp đầy lòng nhân ái, nghe đã phản khoa học và trái khoáy rồi.

LẠM BÀN VIII:
-Nếu không tin là có Chúa, thì phải tin là ý thức có nguồn gốc từ vật chất.
-Nhưng muốn tin như thế, phải thấy được cách thức nào hình thành nên ý thức từ vật chất.
-Muốn biết điều đó, cần phải bắt đầu từ nguồn gốc sự sống.
-Trước hết cần hiểu, ý thức là gì?
-Theo quan điểm của Mác - Ănghen thì: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người. Mác từng nói: "Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".
-Vật chất hun đúc nên những thực thể vô tri.
-Vật vô tri chắc chắn là không có ý thức nhưng cũng không thể gọi là vật vô giác. Theo quan niệm của chúng ta, thế giới này chỉ có Tồn Tại, không thể có Hư Vô. Nghĩa là vạn vật vô tri trong khi vận động để thể hiện sự tồn tại, phải vận động tuân theo những qui định của tự nhiên (những quy luật) sao cho chỉ có thể biến đổi trạng thái tồn tại hoặc chuyển sang dạng tồn tại khác chứ không thể Hư Vô đi. Muốn thế, vật vô tri phải có cái gọi là "giác", một thứ như sự "biết" sơ khai, tự phát, thụ động,là tiền đề của cảm giác.
-Ở thế giới vô tri, vạn vật đều có giác để tuân theo nguyên lý "cố gắng" duy trì trạng thái tồn tại vốn dĩ của chúng. Với sự "cố gắng" ấy, trong những điều kiện chín muồi nào đó, sẽ hình thành nên "cảm", một thứ tinh tế hóa của giác, để từ đó hun đúc nên cảm giác.
-Khi cảm giác xuất hiện, thì cũng chính là đồng thời xuất hiện sự sống.
-Trong thế giới vô tri, vạn vật đều có tính cố gắng duy trì tồn tại, thì vì cũng thuộc thế giới ấy nên sinh vật cũng có tính ấy. Nhưng sinh vật cũng hợp thành tương đối một thế giới riêng vì vậy tính ấy cũng có nét đặc thù nên gọi là "cố gắng sống còn". Mục đích nguyên thủy của cảm giác chính là "báo nguy" và định hướng cho sinh vật tìm cách duy trì tồn tại hay "cố gắng sống còn".
-Trong thiên nhiên hữu hạn, sự trái chiều của cố gắng sống còn và quy luật tăng - giảm lạm phát số lượng cá thể sinh vật khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi hay bất lợi đã làm xuất hiện trong thế giới muôn loài quá trình đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi.
-Quá trình tiến hóa thích nghi được thực hiện theo hai hướng cơ bản: hướng thứ nhất là hoàn thiện cấu trúc sinh học cơ thể cho phù hợp hơn với vận động và môi trường, hướng thứ hai là tăng cường và mở rộng khả năng cảm giác (đây là nguồn gốc của việc xuất hiện năm giác quan với xúc  giác là giác quan nền tảng). Mục đích của hai hướng tiến hóa thích nghi ấy đều nhằm tăng cường thích ứng với môi trường, tăng cường khả năng tìm kiếm thứ ăn hoặc tránh né kẻ thù, tức là tăng cường sống còn.
-Việc tăng cường cảm giác và hoàn thiện cấu trúc sinh học cơ thể sẽ dẫn tới làm xuất hiện hệ thần kinh trung ương và sự hồi ức.
-Hồi ức có tính chủ động, là cảm giác lại cảm giác đã qua mà không có đối tượng, là kết quả từ quá trình lâu dài của sự lặp đi lặp lại một cảm giác.
-Có thể nói hồi ức là bước đầu tiên của quá trình tiến hóa thích nghi theo định hướng tăng cường cảm giác làm xuất hiện ý thức, tức là làm xuất hiện tư duy trừu tượng.
-Lúc đầu là hồi ức (nhớ lại), đến tưởng tượng, rồi đến so sánh và lựa chọn (bước sơ khởi của sự biết, sáng tạo), đó là con đường hình thành nên ý thức.
-Tóm lại, không có gì huyền bí, ý thức là kết quả trình đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi. Tương tự như vậy, tình cảm cũng được hình thành nên chủ yếu từ sự đấu tranh xã hội để tìm kế mưu sinh (xã hội nào càng khó khăn trong mưu sinh thì tình cảm càng trở nên sâu sắc!). Và linh hồn được hun đúc nên từ đó.
-Qua trên cũng thấy, tôn giáo phải dựa vào khoa học và theo khoa học nếu còn muốn bảo vệ niềm tin tín  ngưỡng, còn khoa học muốn giữ vững niềm tin khoa học của mình và là chỗ dựa vững chắc cho nhận thức tự nhiên của loài người thì phải kiên định (nhưng không bảo thủ!), không lung lạc trước phủ dụ tôn giáo.

--------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

“Bản chất của Ý thức”: Vấn đề khó nhất từ khi khai sinh khoa học hiện đại

Từ khi bắt đầu có suy nghĩ riêng của mình, có ai từng thử suy nghĩ xem những suy nghĩ này xuất phát từ đâu chưa? Tại sao tôi thích màu vàng, còn người khác thích màu xanh. Vì sao có người giỏi hội hoạ, có người giỏi âm nhạc… Đã nhiều nhà khoa học nghiên cứu bản chất, nguồn gốc của Ý Thức và dần dần khám phá ra nhiều điều thú vị.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

NGUỒN CƠN MẤT CÒN


   NGUỒN CƠN MẤT CÒN


Có lần đứng giữa bao la
Bốn bề tím rịm chiều tà hoàng hôn
Sóng vồ bờ đá mấy hòn
Như lời biển hỏi nguồn cơn mất còn.
Lặng thinh cả nước cùng non
Chỉ còn gió thổi ru hồn khoảng không
Quay về lòng gặng hỏi lòng:
Muôn năm Trời - Đất trùng phùng ra sao?
Rằng: đời, là thú tiên dao
Khi còn, biết mất, mất, đâu biết còn?
Lẽ đời nước chảy non mòn
Còn còn, mất mất, mất còn xá chi
Nhẹ nhàng sinh ký tử qui
Đất trời cũng vậy, có đi có về!...

Nực cười câu hỏi ngô nghê
Ông Tạo còn bí, huống gì là ta!
Để rồi đứng giữa bao la
Một chiều tím rịm che nhòa hoàng hôn...





   NGUỒN CƠN MẤT CÒN


Có lần đứng giữa bao la
Bốn bề tím rịm chiều tà hoàng hôn
Sóng vồ bờ đá mấy hòn
Như lời biển hỏi nguồn cơn mất còn.
Lặng thinh cả nước cùng non
Chỉ còn gió thổi ru hồn khoảng không
Quay về lòng gặng hỏi lòng:
Muôn năm Trời - Đất trùng phùng ra sao?
Rằng: đời, là thú tiên dao
Khi còn, biết mất, mất, đâu biết còn?
Lẽ đời nước chảy non mòn
Còn còn, mất mất, mất còn xá chi
Nhẹ nhàng sinh ký tử qui
Đất trời cũng vậy, có đi có về!...

Nực cười câu hỏi ngô nghê
Ông Tạo còn bí, huống gì là ta!
Để rồi đứng giữa bao la
Một chiều tím rịm che nhòa hoàng hôn...




Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

TRÀ DƯ TỬU HẬU 14/b

                                                               Sự kết thúc của vũ trụ


Chuyện 15:  "1 + 1 = 2"
Ông A nhìn xuống đất nhả khói, lưỡng lự một hồi lâu, rồi chậm rãi nói:
-Thế giới mà chúng ta đang sống thật kỳ dị! Có những điều chúng ta tưởng đã thấy rành rành trong hiện thực, biết mười mươi, con nít thuộc lòng, nhưng nằm ngẫm kỹ, thì lại thấy rất hoang mang, cực khó hiểu. Chẳng hạn biểu thức toán học: 1 + 1 = 2,  ai mà không "biết tỏng", nhưng để nhận thức nó một cách đúng đắn, ngay cả đối với học giả uyên bác ngày nay cũng không phải là dễ dàng, vì thực ra nó chỉ là biểu tượng phản ánh không đầy đủ hiện thực, chứ không hề "có" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là không hề tồn tại trong thực tại khách quan trước khi có toán học. Sở dĩ có nó là vì có con người biết tư duy trừu tượng trong quan sát, suy tưởng thành biểu tượng, thành một tồn tại trong thế giới ảo toán học. Theo tôi,  trên đời này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại, ngoài Tồn Tại theo nguyên lý Tự Nhiên. Tồn Tại có nghĩa là "Có", Tự Nhiên có nghĩa là phải "Có kiểu như thế" chứ không thể "không có", không thể "có kiểu khác". Chẳng hạn, trong hiện thực Trái Đất,chỉ thấy có những hòn đá lăn xuống núi chứ không hề có hòn đá nào tự nhiên (!) lăn từ chân núi lên đỉnh núi. Vì Tồn Tại là cái "Có" duy nhất nên nó phải bảo toàn và vì nó phải liên tục thể hiện đến "chân tơ kẽ tóc" để phân biệt được nên nó phải biến đổi, chuyển hóa không ngừng. Nói cách khác, bản chất của Tồn Tại là vận động. Khi ta nói Tồn Tại (viết hoa), thì nên hiểu rằng đó là danh từ chung, nói về tồn tại tuyệt đối, khi ta nói tồn tại (viết thường), thì có nghĩa ta đang nói đến tồn tại cụ thể (như sông, núi, rừng, biển, không gian, thời gian,...), tồn tại tương đối. Có thể phân tồn tại tương đối thành hai loại là tồn tại thực và tồn tại ảo. Tồn tại thực là cái có thực trong thực tại, không cần qua tư duy trừu tượng. Ví dụ: một cái cây là một tồn tại thực. con vật tuy không có tư duy trừu tượng thì cũng phải biết có chướng ngại ở đó mà tránh. Còn tồn tại ảo là tồn tại phải thông qua tư duy trừu tượng mới có. Chẳng hạn toán học, vật lý học, thời gian... Từ đó, chúng ta rút ra được nguyên lý Tự Nhiên. Như vậy, không có tồn tại thực thì không có tồn tại ảo, nói cách khác, tồn tại ảo là phản ánh hay là thể hiện của tồn tại thực. Không có tư duy trừu tượng thì không có thời gian, hay thời gian là cảm giác lâu, mau của một quá trình vận động hoặc chuyển hóa nào đó của tồn tại thực. Toàn bộ thế giới này đều vận động tuân theo tuyệt đối và duy nhất nguyên lý Tự Nhiên. Có thể nói nguyên lý Tự Nhiên được coi như tiên đề nguyên lý- là nguyên lý cội rễ chung nhất của mọi nguyên lý, qui luật của thế giới này. Nó phát biểu rằng, Tự Nhiên Tồn Tại là không thể bị tiêu diệt (nghĩa là không có Hư Vô). Mọi vận động, chuyển hóa phải đảm bảo bảo toàn Tự Nhiên Tồn Tại. Ba nguyên lý lớn nhất (luật tự nhiên): nguyên lý Nhân Quả (tồn tại "chỉ" nảy sinh từ Tồn Tại chứ không thể từ Hư Vô), nguyên lý Tác dụng tương hỗ (mọi tồn tại đều cố gắng tồn tại, nghĩa là đều cố gắng duy trì trạng thái "đang" tồn tại) và nguyên lý bảo toàn (số lượng Tồn Tại là vốn dĩ và bất biến) được coi là ba hệ quả chi phối toàn bộ sự tồn tại và hoạt động của thế giới tự nhiên, được rút ra trực tiếp từ nguyên lý Tự Nhiên...

                                                               Sự kết thúc của vũ trụ


Chuyện 15:  "1 + 1 = 2"
Ông A nhìn xuống đất nhả khói, lưỡng lự một hồi lâu, rồi chậm rãi nói:
-Thế giới mà chúng ta đang sống thật kỳ dị! Có những điều chúng ta tưởng đã thấy rành rành trong hiện thực, biết mười mươi, con nít thuộc lòng, nhưng nằm ngẫm kỹ, thì lại thấy rất hoang mang, cực khó hiểu. Chẳng hạn biểu thức toán học: 1 + 1 = 2,  ai mà không "biết tỏng", nhưng để nhận thức nó một cách đúng đắn, ngay cả đối với học giả uyên bác ngày nay cũng không phải là dễ dàng, vì thực ra nó chỉ là biểu tượng phản ánh không đầy đủ hiện thực, chứ không hề "có" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là không hề tồn tại trong thực tại khách quan trước khi có toán học. Sở dĩ có nó là vì có con người biết tư duy trừu tượng trong quan sát, suy tưởng thành biểu tượng, thành một tồn tại trong thế giới ảo toán học. Theo tôi,  trên đời này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại, ngoài Tồn Tại theo nguyên lý Tự Nhiên. Tồn Tại có nghĩa là "Có", Tự Nhiên có nghĩa là phải "Có kiểu như thế" chứ không thể "không có", không thể "có kiểu khác". Chẳng hạn, trong hiện thực Trái Đất,chỉ thấy có những hòn đá lăn xuống núi chứ không hề có hòn đá nào tự nhiên (!) lăn từ chân núi lên đỉnh núi. Vì Tồn Tại là cái "Có" duy nhất nên nó phải bảo toàn và vì nó phải liên tục thể hiện đến "chân tơ kẽ tóc" để phân biệt được nên nó phải biến đổi, chuyển hóa không ngừng. Nói cách khác, bản chất của Tồn Tại là vận động. Khi ta nói Tồn Tại (viết hoa), thì nên hiểu rằng đó là danh từ chung, nói về tồn tại tuyệt đối, khi ta nói tồn tại (viết thường), thì có nghĩa ta đang nói đến tồn tại cụ thể (như sông, núi, rừng, biển, không gian, thời gian,...), tồn tại tương đối. Có thể phân tồn tại tương đối thành hai loại là tồn tại thực và tồn tại ảo. Tồn tại thực là cái có thực trong thực tại, không cần qua tư duy trừu tượng. Ví dụ: một cái cây là một tồn tại thực. con vật tuy không có tư duy trừu tượng thì cũng phải biết có chướng ngại ở đó mà tránh. Còn tồn tại ảo là tồn tại phải thông qua tư duy trừu tượng mới có. Chẳng hạn toán học, vật lý học, thời gian... Từ đó, chúng ta rút ra được nguyên lý Tự Nhiên. Như vậy, không có tồn tại thực thì không có tồn tại ảo, nói cách khác, tồn tại ảo là phản ánh hay là thể hiện của tồn tại thực. Không có tư duy trừu tượng thì không có thời gian, hay thời gian là cảm giác lâu, mau của một quá trình vận động hoặc chuyển hóa nào đó của tồn tại thực. Toàn bộ thế giới này đều vận động tuân theo tuyệt đối và duy nhất nguyên lý Tự Nhiên. Có thể nói nguyên lý Tự Nhiên được coi như tiên đề nguyên lý- là nguyên lý cội rễ chung nhất của mọi nguyên lý, qui luật của thế giới này. Nó phát biểu rằng, Tự Nhiên Tồn Tại là không thể bị tiêu diệt (nghĩa là không có Hư Vô). Mọi vận động, chuyển hóa phải đảm bảo bảo toàn Tự Nhiên Tồn Tại. Ba nguyên lý lớn nhất (luật tự nhiên): nguyên lý Nhân Quả (tồn tại "chỉ" nảy sinh từ Tồn Tại chứ không thể từ Hư Vô), nguyên lý Tác dụng tương hỗ (mọi tồn tại đều cố gắng tồn tại, nghĩa là đều cố gắng duy trì trạng thái "đang" tồn tại) và nguyên lý bảo toàn (số lượng Tồn Tại là vốn dĩ và bất biến) được coi là ba hệ quả chi phối toàn bộ sự tồn tại và hoạt động của thế giới tự nhiên, được rút ra trực tiếp từ nguyên lý Tự Nhiên...

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

TỰ SỰ CUỘC ĐỜI

 

                           Bảo Yến : "ANH CÒN NỢ EM" & Thiên Kim : "MỘT THỜI ĐÃ XA"


TỰ SỰ CUỘC ĐỜI

Cuộc đời xem ra sắp mãn rồi
Chọc trời khuất nước thế mà thôi
Thiên cơ bất lậu, khui ra cả
Nguồn cội tự nhiên, cũng phanh phui.

Đúng sai cứ kệ, để mặc đời
Thiên hạ rồi đây sẽ rạng ngời
Mác - Lê đuối lý đành xếp xó
Vô sản lê la chắc hết thời!

Ngồi buồn tự vấn cuộc đời chơi
Chẳng trách phiền ai, chỉ nhe cười
Bình thản đợi chờ lên hoàn vũ
Xếp hàng đến lượt lại hóa người (?)

Đi, ai chẳng tiếc, phải đi thôi
Đi thì mới thỏa cái sự đời:
Đi cho có đến, vui buồn tý
Đến để mà đi, tý buồn vui!
                                            
                                                  Trần Hạnh Thu

 

                           Bảo Yến : "ANH CÒN NỢ EM" & Thiên Kim : "MỘT THỜI ĐÃ XA"


TỰ SỰ CUỘC ĐỜI

Cuộc đời xem ra sắp mãn rồi
Chọc trời khuất nước thế mà thôi
Thiên cơ bất lậu, khui ra cả
Nguồn cội tự nhiên, cũng phanh phui.

Đúng sai cứ kệ, để mặc đời
Thiên hạ rồi đây sẽ rạng ngời
Mác - Lê đuối lý đành xếp xó
Vô sản lê la chắc hết thời!

Ngồi buồn tự vấn cuộc đời chơi
Chẳng trách phiền ai, chỉ nhe cười
Bình thản đợi chờ lên hoàn vũ
Xếp hàng đến lượt lại hóa người (?)

Đi, ai chẳng tiếc, phải đi thôi
Đi thì mới thỏa cái sự đời:
Đi cho có đến, vui buồn tý
Đến để mà đi, tý buồn vui!
                                            
                                                  Trần Hạnh Thu

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

BUỔI SÁNG DÁT VÀNG

 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình minh trên mọi miền tổ quốc

                                                          Bình minh sẽ mang em đi


BUỔI SÁNG DÁT VÀNG

Sáng nay thức dậy
Thấy bình minh đang lên
Vầng hồng rực rỡ thần tiên
Lòng anh ca vang tình yêu cuộc sống
Gió ban mai hùa theo mát lành lay động
Nắng ban mai sóng soài, mơ mộng mê man

Ôi, buổi sáng dát vàng
Của "Chân trời đã mất"*
Mà anh đã tìm suốt một đời chân thật
Trong bon chen bề bộn trần gian
Trong mồ hôi, nước mắt, lăn lộn gian nan

Thế rồi sáng nay thức dậy
Anh đã thấy được một ban mai huyền thoại
Hiện ra từ đêm tối mông lung, chết chóc điêu tàn
Sống động lòng anh, tươi sáng huy hoàng
Cất vang bài ca tình yêu cuộc sống!
Chứa chan, ngập tràn hi vọng...

Em của ngày xưa ơi!
Đã vĩnh viễn lạc trong quá khứ lâu rồi
Sáng nay cố về mà nghe lòng anh hát
Để hiểu những lời ca ngân lên từ cuộc đời đau rát
Để cùng anh chung hưởng chút Địa Đàng
Dù tất cả đã muộn màng, em đã sang ngang!...

Sáng nay bừng tỉnh giấc
Tưởng như mọi sáng "Chân trời đã mất"
Nào ngờ trước mắt là cả vầng hồng
Buổi sáng dát vàng, rạng rỡ  mênh mông
Nảy mầm lại tình yêu cuộc sống
Vươn thành xum xuê yêu thương, xanh đời lồng lộng
Thấm đẫm tình người
Đằm thắm, lung linh, huyền bí đất, trời!...
  Trần Hạnh Thu




 




 


 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình minh trên mọi miền tổ quốc

                                                          Bình minh sẽ mang em đi


BUỔI SÁNG DÁT VÀNG

Sáng nay thức dậy
Thấy bình minh đang lên
Vầng hồng rực rỡ thần tiên
Lòng anh ca vang tình yêu cuộc sống
Gió ban mai hùa theo mát lành lay động
Nắng ban mai sóng soài, mơ mộng mê man

Ôi, buổi sáng dát vàng
Của "Chân trời đã mất"*
Mà anh đã tìm suốt một đời chân thật
Trong bon chen bề bộn trần gian
Trong mồ hôi, nước mắt, lăn lộn gian nan

Thế rồi sáng nay thức dậy
Anh đã thấy được một ban mai huyền thoại
Hiện ra từ đêm tối mông lung, chết chóc điêu tàn
Sống động lòng anh, tươi sáng huy hoàng
Cất vang bài ca tình yêu cuộc sống!
Chứa chan, ngập tràn hi vọng...

Em của ngày xưa ơi!
Đã vĩnh viễn lạc trong quá khứ lâu rồi
Sáng nay cố về mà nghe lòng anh hát
Để hiểu những lời ca ngân lên từ cuộc đời đau rát
Để cùng anh chung hưởng chút Địa Đàng
Dù tất cả đã muộn màng, em đã sang ngang!...

Sáng nay bừng tỉnh giấc
Tưởng như mọi sáng "Chân trời đã mất"
Nào ngờ trước mắt là cả vầng hồng
Buổi sáng dát vàng, rạng rỡ  mênh mông
Nảy mầm lại tình yêu cuộc sống
Vươn thành xum xuê yêu thương, xanh đời lồng lộng
Thấm đẫm tình người
Đằm thắm, lung linh, huyền bí đất, trời!...
  Trần Hạnh Thu




 




 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Tình yêu thương


   TÌNH YÊU THƯƠNG


Ngày xưa em hỏi:
"Thế nào là tình yêu thương?"
Ôi, câu hỏi tưởng bình thường
Ai cũng biết, nhẹ nhàng như hơi thở
Mà sao anh trăn trở hoài lại quá khó
Qua bao tháng năm vẫn không thể trả lời em

Phải chăng những câu hỏi xuất phát từ trái tim
Thường vô cùng nan giải
Đối với những ai chưa qua từng trải
Chưa từng bon chen và thấm thía đau thương?

Hôm nay
Trong chặng cuối đời thường
Anh mới ngộ ra tình yêu thương đồng loại
Đậm nghĩa vợ chồng cũng thuộc tình yêu ấy
Khi ta yêu ta là có nghĩa yêu người
Khi ta yêu người là hạnh phúc, yên vui

Tình yêu thương là tình yêu cuộc đời,
Là nhẫn nhịn, khoan hòa, không hề khắc khẩu
Đó là thứ sinh ra từ lòng lành nhân hậu!?





Trần Hạnh Thu  
Nguyễn Ngọc Chi
Chi cố
0903 714 111
SG
1970
2012




Xem bài gốc tại Blog Đại Chúng.



Vợ chồng son: Trọng Kỳ - Thúy Hiệp

Giận thì giận mà thương thì thương

Sợi nhớ sợi thương





   TÌNH YÊU THƯƠNG


Ngày xưa em hỏi:
"Thế nào là tình yêu thương?"
Ôi, câu hỏi tưởng bình thường
Ai cũng biết, nhẹ nhàng như hơi thở
Mà sao anh trăn trở hoài lại quá khó
Qua bao tháng năm vẫn không thể trả lời em

Phải chăng những câu hỏi xuất phát từ trái tim
Thường vô cùng nan giải
Đối với những ai chưa qua từng trải
Chưa từng bon chen và thấm thía đau thương?

Hôm nay
Trong chặng cuối đời thường
Anh mới ngộ ra tình yêu thương đồng loại
Đậm nghĩa vợ chồng cũng thuộc tình yêu ấy
Khi ta yêu ta là có nghĩa yêu người
Khi ta yêu người là hạnh phúc, yên vui

Tình yêu thương là tình yêu cuộc đời,
Là nhẫn nhịn, khoan hòa, không hề khắc khẩu
Đó là thứ sinh ra từ lòng lành nhân hậu!?





Trần Hạnh Thu  
Nguyễn Ngọc Chi
Chi cố
0903 714 111
SG
1970
2012




Xem bài gốc tại Blog Đại Chúng.



Vợ chồng son: Trọng Kỳ - Thúy Hiệp

Giận thì giận mà thương thì thương

Sợi nhớ sợi thương




Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

TÌNH SÂU, NGHĨA NẶNG


   TÌNH SÂU, NGHĨA NẶNG


Ôm cây đàn ghitar
Ông già rề rà lời ca hy vọng
Lòng thiết tha tình yêu cuộc sống
Trong chiều thu buồn trên chiếc xe lăn

Trầm bổng du dương réo rắt cung đàn
Rủ rê hồn già lạc về quá khứ
Phủi bụi thời gian cho mối tình thuở cũ
Cựa quậy, nhoẻn cười tươi rói không gian

Ôi tình yêu đôi lứa muôn năm
Ôi tình yêu thuở đầu đời bất diệt
Dù bị lãng quên trong những linh hồn chết
Hay đành ngậm ngùi, nhường nhịn nghĩa vợ chồng

Ngày xưa có thể chia lìa do ngại núi, e sông
Có thể không thành vì mẹ cha không thuận
Vẫy tay biệt nhau khi duyên phần kẻ xuôi người ngược
Nhưng mối tình đầu vẫn sống mãi, trinh nguyên!

Lá rụng bạt ngàn, chiều thu vàng công viên
Lắc lư nhớ quên, lão già mê, rên cùng tiếng nhạc
Người vợ hiền đẩy xe, gió ru tình hai mái đầu tóc bạc
Phất phơ bình yên, viên mãn cõi trần gian

Dội lên niềm thương nỗi nhớ vô vàn
Dàn dụa tâm can, lão già chứa chan ký ức.
Chiều thu hôm nay bỗng ngời lên vàng rực
Chiếc xe đời muốn lăn hoài, mãi mãi...miên man!?...


Trần Hạnh Thu





Ông lão chế xe lăn đôi để luôn ở bên vợ
Ông lão chế xe lăn đôi để luôn ở bên vợ


Xem bài gốc tại Blog Đại Chúng.






   TÌNH SÂU, NGHĨA NẶNG


Ôm cây đàn ghitar
Ông già rề rà lời ca hy vọng
Lòng thiết tha tình yêu cuộc sống
Trong chiều thu buồn trên chiếc xe lăn

Trầm bổng du dương réo rắt cung đàn
Rủ rê hồn già lạc về quá khứ
Phủi bụi thời gian cho mối tình thuở cũ
Cựa quậy, nhoẻn cười tươi rói không gian

Ôi tình yêu đôi lứa muôn năm
Ôi tình yêu thuở đầu đời bất diệt
Dù bị lãng quên trong những linh hồn chết
Hay đành ngậm ngùi, nhường nhịn nghĩa vợ chồng

Ngày xưa có thể chia lìa do ngại núi, e sông
Có thể không thành vì mẹ cha không thuận
Vẫy tay biệt nhau khi duyên phần kẻ xuôi người ngược
Nhưng mối tình đầu vẫn sống mãi, trinh nguyên!

Lá rụng bạt ngàn, chiều thu vàng công viên
Lắc lư nhớ quên, lão già mê, rên cùng tiếng nhạc
Người vợ hiền đẩy xe, gió ru tình hai mái đầu tóc bạc
Phất phơ bình yên, viên mãn cõi trần gian

Dội lên niềm thương nỗi nhớ vô vàn
Dàn dụa tâm can, lão già chứa chan ký ức.
Chiều thu hôm nay bỗng ngời lên vàng rực
Chiếc xe đời muốn lăn hoài, mãi mãi...miên man!?...


Trần Hạnh Thu





Ông lão chế xe lăn đôi để luôn ở bên vợ
Ông lão chế xe lăn đôi để luôn ở bên vợ


Xem bài gốc tại Blog Đại Chúng.





Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Ông bạn Cố Chi


Ông bạn Cố Chi

Trích LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG - THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/b




[...]
Thế là xong!
Chúng ta đã lang thang trên một đoạn đường quá dài với bao nhiêu bất trắc. Ôi nhớ gã nhà quê khờ khạo, bỏ xứ sở, bỏ mọi công việc đồng áng để ngao du đây đó cho thỏa nỗi nhớ mong, tưởng con đường rong chơi qua miền “ánh sáng kỳ diệu” là sẽ rất vui vẻ, đầy kỳ hoa dị thảo, nào dè nhiều đèo dốc và gai góc đến thế. Thật là mệt hơn đi cày!

Chúng ta quay ngắm lại đoạn đường đã đi qua mà lòng bất giác tự hào. Sự hoang tưởng thực sự là không có bao lực nào ngăn cản được. Hỡi những gã nhà quê, những tiện dân nghèo hèn, những thân phận quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hãy hoang tưởng đi, vì hoang tưởng là phương tiện có một không hai được Tạo Hóa ban tặng để có thể chè chén mọi của ngon vật lạ, để chu du khắp chân trời góc bể, để nhìn ngắm tận mặt, sờ tận tay bất cứ kỳ quan nào của Vũ Trụ (Trái Đất không ăn nhằm gì!) mà không phải… tốn một đồng xu cắc bạc nào mà ngay những đám nhà giàu nhiều tiền lắm của, có muốn cũng đành chào thua.

Viết đến đây, chúng ta chợt nhớ tới Donki Hotê. Có lẽ giờ này lão ta vẫn đang mải mê gần gũi với một lỗ đen khổng lồ nào đó ở thế giới cực vĩ mô. Trên đời này có lẽ chỉ có hai người được tôn vinh là bậc thánh về tài hoang tưởng và là những kẻ đi chinh phục bạt mạng nhất nếu xét về lòng dũng cảm. Một người chính là Donki Hotê, xứ Mantra, người lập nên biết bao nhiêu chiến tích từ toàn những thất bại ê chề. Người thứ hai là Tôn Ngộ Không ở xứ Hoa Quả Sơn, người ngược lại, bách chiến bách thắng nhưng không được ghi dấu bất cứ chiến công nào.

Nhiều người cứ mỗi lần gặp họ lại ôm bụng cười lăn cười bò. Không cười sao được khi hai người, dù ở những nghịch cảnh rất khác nhau, đều đóng vai những anh hề hết sức tài tình. Riêng đối với chúng ta thì không chỉ có thế. Sâu thẳm trong tận đáy lòng mình, chúng ta coi họ là những bậc vĩ nhân và cố công học đòi về sự hoang tưởng cực kỳ khoáng đạt, về lòng nhân hậu, về sự quả cảm có một không hai, trước mọi hiểm nguy. Chúng ta mượn vài lời của những danh nhân để nói về “hai lão” ấy:
- “Tôi hoàn toàn đồng tình với những nhà văn cho rằng, đặc điểm nổi bật nhất phân biệt sự khác nhau giữa con người và loài vật chính là ý thức về đạo đức hay lương tâm mà quyền lực được thể hiện trong một chữ ngắn ngủi nhưng đầy sức truyền cảm mạnh mẽ: chữ “phải”, chính cái bản tính kín đáo đó khiến con người có thể hy sinh không chút do dự cuộc sống của mình cho những người xung quanh. Chính cái bản tính đó buộc người ta phải suy nghĩ sâu sắc về sự công bằng và nghĩa vụ để hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại. Bản tính đó là đặc điểm cao thượng nhất của con người.”
S. Dác U/N (Anh)
- “Không có sự vĩ đại ở nơi nào không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật”.
L. Tonxtôi (Nga)
- “Những phẩm chất trong tâm hồn không thể bị tổn hại vì vẻ ngoài xấu xí, trong khi vẻ đẹp của tâm hồn cũng ánh cả ra bên ngoài làm vẻ ngoài cũng trở nên đẹp đẽ”.
L. Xê-nê-ca (La Mã)
- “Người nào có tấm lòng vàng thì dù có mặc quần áo nghèo khổ cũng vẫn cao quí”.
G. Phây-tác (Đức)
- “Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”.
Aoixtốt (Hy Lạp)
- “Can đảm không thể bắt chước được, ấy là một đức tính thoát ra ngoài vòng giả tạo”.
Napoleon (Pháp)


Đúng là không thể bắt chước được về lòng can đảm. Nhưng dũng cảm là gì? Thật khó nói! Thú thực là chúng ta cũng chỉ cảm nhận được nó một cách mơ hồ mà thôi. Một kẻ phóng xe bạt mạng trên đường phố có gọi là dũng cảm không? Sợ độ cao, không dám đi máy bay có phải là hèn nhát không? Có một câu chuyện châm ngôn thế này:
ngày xưa, Tô Đông Pha (đại văn hào Trung Quốc) gặp một người bạn bên một dòng sông lớn có một cái cầu mỏng manh bắc ngang. Lúc đó là tiết đông, trời thì lạnh, nước sông chảy xiết cuồn cuộn và gió thổi vun vút, dòm chiếc cầu lắc lư, không ai dám qua.
Người bạn trỏ chiếc cầu hỏi Tô Đông Pha rằng có dám đi qua cầu rồi quay trở về không.
Tô Đông Pha lắc đầu nói không dám.
Người bạn hiền đi qua cầu và quay trở về, sắc mặt có vẻ thích thú và tự đắc hỏi Tô Đông Pha: “Bạn thấy tôi thế nào?”.
Tô Đông Pha cười nhẹ nhàng mà rằng: “Sau này bạn sẽ trở thành kẻ giết người! Trên đời này sinh mạng là thứ quí giá nhất! Sinh mạng của bạn, bạn còn không tiếc thì bạn tiếc mạng ai?...”
Thật là một câu trả lời chí lý!

***

Tôi choàng tỉnh dậy… Đã 6 giờ sáng! Lâu lắm rồi, đêm qua mới được một giấc ngủ thẳng giấc, ngon lành...!

Nắng ban mai tràn ngập, chan hòa. Đã gần đến Noel nên tiết trời buổi sáng hơi se lạnh. Ở xứ sở chỉ có hai mùa mưa nắng này, những buổi sáng sớm mai như vậy thường gợi lòng nhớ về những mùa đông đã trôi xa vời đâu đó trong dĩ vãng; những mùa đông của tuổi thơ lớn lên trên đất Bắc, chập chững ở thành phố cảng Hải Phòng, tung tăng đến trường trong thủ đô Hà Nội, mò cua bắt cá chăn trâu ở những vùng quê ngày sơ tán, những mùa đông lạnh thấu xương, co ro cúm rúm trong bộ quần áo lính thùng thình một thời thiếu sinh quân ở Quế Lâm (Trung Quốc), những mùa đông tuyết rơi trắng xóa đời sinh viên với hàng dấu chân bên nhau của mối tình đầu thiết tha mà dang dở đã in sâu, hóa thạch trong ký ức đến tận bây giờ. Đã ngót nghét 30 năm nay không còn gặp mùa đông. Còn dịp không hay là vĩnh biệt? Thật là khó tin, trong một thời đại mà khoảng cách không còn là điều phải bận tâm nữa lại có một con người chẳng biết bao giờ mới gặp lại mùa đông, dù mùa đông hiện diện rất gần, độ hơn một giờ bay mà thôi.

Số phận đã đưa đẩy tôi đến vùng đất trời thừa mưa dư nắng nhưng lại thiếu Xuân vắng Đông này và chôn chặt luôn kiếp đời thèm khát phiêu lãng trong thành phố Sài Gòn, thành phố của thoắt mưa thoắt nắng, thành phố có những chiều đầy gió xôn xao lá rụng và những sớm nắng trong, tinh khiết đến se lạnh. Số phận đã bắt đôi chân của tôi, vốn chỉ muốn tung tăng chạy nhảy thăm thú thế gian, bị gò bó chung thân thành đôi chân bon chen, quanh quẩn những đường cùng, hẻm cụt mưu kế sinh nhai, trốn chạy nghèo hèn đến bở hơi tai. Ôi đôi chân khốn khổ, sau bao năm bươn chải, giờ vẫn còn phải cố đứng vững để cưu mang một gia cảnh đáng thương, một cơ thể đang rã rời với linh hồn hoảng loạn và trĩu nặng cô buồn.

Trời sáng nay se lạnh. Nhưng nắng thì cứ chan hòa. Tôi có cảm tưởng rằng nếu không có cái chan hòa ấy của nắng thì sáng nay đích thực là một sáng lập đông. Tôi ra sân hướng về phía mặt trời và bắt đầu hít thở khí công. Chỉ mới cách đây 2 năm thôi, tôi chẳng bao giờ tin vào những điều như gọi hồn, người phát quang, con mắt thứ ba hay sự tiên tri, trò chuyện với người đã khuất… Nhưng giờ đây quan niệm của tôi đã thay đổi cơ bản. Cách nhìn duy vật biện chứng sẽ trở nên cực đoan và bảo thủ nếu không chấp nhận những hiện tượng thực tại mang tính tâm linh. Sự huyền bí là tất yếu hiện hữu trước một nhận thức chưa hoàn thiện về thế giới khách quan. Thực hành khí công không phải vô cớ mà tồn tại được suốt mấy ngàn năm nay. Sự huyền diệu của nó đối với sức khỏe con người ngày càng được chứng thực tuy chưa ai giải thích được cặn kẽ căn nguyên của nó. Chúng ta cho rằng một tư duy sáng suốt là một tư duy thừa nhận tâm linh nhưng không mê tín dị đoan!

Tôi đã tập thở khí công được hai năm và đã cảm nhận được sự lan tỏa của “khí” trong cơ thể. Mỗi buổi sáng, sau 15 phút tập hít thở khí công, tôi cảm thấy sảng khoái, cơ thể nhẹ lâng lâng và tâm hồn thanh thản lạ thường. Đó là sự thực! Các bạn hãy thử đi, thử một cách thành tâm rồi các bạn sẽ cảm nhận được rất cụ thể sinh khí của ban mai, thậm chí còn ngửi thấy được cả mùi thơm năng lượng tỏa ra từ bông hoa mặt trời nữa.

Sau khi làm những điều cần thiết của một buổi sáng xong, tôi thường ngồi vào bàn làm việc lúc 7h30’. Công việc của tôi, các bạn biết cả rồi, chỉ là ngồi thu thập thông tin từ anh chàng Hoang Tưởng gởi về, sắp xếp lại tương đối hệ thống một chút rồi viết lia viết lịa, ngày này qua tháng nọ nhưng cũng có khi ngồi đờ đẫn từ sáng đến chiều như một kẻ tâm thần. Đó là những lúc mà anh chàng Hoang Tưởng bí tị, nói nhảm lung tung không đầu không đũa, truyền thông tin về cả đống hỗn độn chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao cả, đành bó tay. Phải mất đến vài ngày ngồi đồng như vậy, tôi mới chọn lọc ra được những điều cần viết và những điều cần bỏ, chứ nếu phơi cả cái đống hỗn độn đó lên giấy thì ôi thôi… không nói nữa, sợ anh Hoang Tưởng nghe được lại phật lòng.

Sáng nay tôi ngồi vào bàn làm việc muộn hơn thường lệ, khoảng 8h30’. Chẳng có gì phải gấp gáp nữa. Nguyên mấy ngày qua chờ mãi mà chẳng nhận được thêm bất cứ thông tin nào từ anh Hoang Tưởng. Không biết anh ta giờ này ở đâu, đã ra khỏi “miền ánh sáng diệu kỳ” chưa? Hoang tưởng là chúa lang thang, sểnh một cái là đố ai biết anh ta lủi vào góc trời nào!

Tôi ngồi vào bàn, người cứ thừ ra một cách vô tích sự. Thật là hi hữu, chưa bao giờ luồng thông tin thần giao cách cảm giữa tôi và Hoang Tưởng bị đứt đột ngột và kéo dài lâu đến thế. Đã mấy lần vận công phát khí mệt cả người mà vẫn bặt vô âm tín. Có điều gì nghiêm trọng xảy ra không đây? Tôi đâm lo! Chẳng may Hoang tưởng có mệnh hệ gì thì niềm vui sống cuối cùng của tôi đồng thời cũng mất đi. Mới chớm nghĩ đến đó thôi mà tôi thấy ớn lạnh cả người.
- Ông làm sao thế? – Vợ tôi đột ngột xuất hiện làm tôi giật bắn mình.
- Ủa, tưởng bà đi chợ rồi mà? – Tôi hoàn hồn – Về lúc nào thế?
- Lâu rồi!... Lúc nãy về qua mặt ông mà ông không thấy hả? Giờ này mà bắt tôi lang thang ngoài chợ chắc chết luôn quá! Ông biết mấy giờ rồi không? Mười một giờ rồi ông ạ! – Mà mặt ông sao đỏ phừng lên như thế. Có nóng sốt gì không?
- Không!... Có lẽ huyết áp tăng do… đói bụng. Sáng giờ đã ăn gì đâu! Tưởng còn sớm mà!

Vợ tôi hứ hé, ngoáy đít bỏ đi xuống bếp. Tôi bật tức cười, không phải vì cái ngoáy đít của mụ vợ mà bởi vì sự đỏng đảnh của Thời gian. Có lẽ Hoang Tưởng đã đúng khi cho rằng Thời Gian chỉ là sự qui ước và chỉ khi so sánh sự dài ngắn của các quá trình vận động nào đó, chúng ta mới cảm nhận được sự trôi của Thời Gian. Và sự trôi của Thời Gian không đều đặn như chúng ta tưởng vì nó phụ thuộc vào chủ quan cảm nhận nữa. Ngày còn cắp sách đến trường, sự chờ đợi đến kỳ nghỉ hè là một khoảng thời gian dài đằng đẵng. Bây giờ thì quay đi ngoảnh lại đã năm hết Tết đến rồi. Mới sáng vừa tỉnh dậy đây thôi, ngồi ngẫm ngợi chút xíu đã trưa trật.

Sự đỏng đảnh của Thời Gian đã làm lao tâm khổ trí biết bao nhiêu bậc thiên tài, hiền triết suốt mấy ngàn năm nay. Nó tồn tại nhưng cũng không có thật, chẳng ai thấy nó cả nhưng nó cứ ẩn hiện, chưa ai xác định được đầu đuôi của nó nhưng vẫn công nhận nó có quá khứ, hiện tại và tương lai, nó chẳng thương ghét ai nhưng có kẻ quên người nhớ nó; nó hững hờ và vô cảm nhưng người ta thì không, cắm đầu cắm cổ chạy đua với nó hoặc đợi chờ nó đến mỏi mòn. Thời Gian là không có thực nhưng không một sự kiện nào thoát được bàn tay nhào nặn của nó, kể cả bản thân nó. Đó chính là điều kỳ lạ nhất về khái niệm thời gian và cũng chính là điều kỳ lạ nhất của Tự Nhiên Tồn Tại!...

Đấy, mới có nói thế thôi mà trời đã xế, về chiều. Tiết chiều gần Noel ở Sài Gòn cũng se lạnh, vương vấn hơi hướng mình đang ở xứ Bắc. Sân nhà tôi nhỏ tẹo và um tùm cành lá. Tôi thích cảnh tiêu sơ nên cứ để cho cành lá phát triển đua chen tự nhiên, cứ để cho bức tường bao quanh tha hồ phong rêu. Mấy năm nay, nhà tôi bỗng như một thung lũng nhỏ giữa bốn bề bủa vây bởi những nhà lầu ba, bốn tầng, như một ốc đảo giữa trùng điệp bê tông và khói bụi. Sân nhà tôi vì thế nhờ cây long nhãn cổ thụ xum xuê đứng theo thế vặn lưng trước gió mà cũng tựa như một khoảng rừng âm u còn sót lại của một thời xa xưa tiền sử. Ngồi trong sân nhà tôi thì nắng gắt cách mấy dội xuống cũng trở thành nắng nhạt, những ngày nóng nực nhất cũng vẫn cảm thấy mát mẻ. Chính vì vậy nên những chiều rét lạnh như chiều nay, khí hậu trong sân nhà tôi lại có vẻ như lạnh hơn, giống mùa đông hơn, mùa đông với những nỗi niềm cô quạnh.

Góc sân nhà tôi có đặt một bộ bàn ghế đá. Tôi hay ngồi uống rượu ở đó mỗi chiều tối, đôi khi là với một vài bạn bè nhưng thường là một mình. Bạn bè tôi rất đông nhưng bạn bè để tâm tình được lại rất ít và bạn tri kỷ thì không có. Theo như lời ông già tôi lúc sinh thời thì ngày xưa có bậc tiền bối nào đó đã nói đại ý rằng: trong đời có được một người bạn tri âm tri kỷ đã là nhiều. Nghe sao mà thấm thía!
Uống rượu với bạn bè hay độc ẩm đều có cái thú vị của nó. Uống rượu với bạn bè được cái vui, thư giãn, được cười nói thỏa thuê với đủ thứ chuyện tào lao xích đế. Những lúc ấy, sân nhà tôi rạo rực hẳn lên, ngay chiếc hồ nhỏ thường im lìm cũng đùng đùng cá quẫy góp vui.
Nhưng uống rượu một mình lại có cái thú vị riêng của nó. Lúc đó ta không nói được, tha hồ mà trầm tư mặc tưởng. Khối u buồn giấu kín trong tâm can cứ tự nhiên tan chảy ra, dàn trải ra và ta nhấm nháp nó… làm vui. Ai mà tin được điều ấy. Biết vậy nên tôi chẳng bao giờ nói cho ai nghe vì nói ra thì chắc chắn mọi người sẽ cho rằng tôi xạo sự. Ông bà nói “trà tam tửu tứ” chứ làm gì có chuyện uống rượu một mình với trĩu nặng nỗi buồn mà vui được bao giờ.
Đối với ai không biết nhưng đối với tôi là thế thật. Nỗi buồn đó theo suốt cuộc đời tôi và đã trở thành tri kỷ. Khi ngồi uống rượu một mình là khi tôi được kể lể, tâm tình với người bạn tri kỷ ấy, là khi tôi được sống lại những quãng đời tưởng đã lãng quên, nghiền ngẫm những dại khờ ngô nghê, lầm lạc của quá khứ rồi chặc lưỡi thở dài hoặc nhoẻn cười lặng lẽ.
Nỗi buồn được sinh ra từ đâu? Tôi không biết! Chỉ nghiệm thấy rằng nỗi buồn đôi khi cũng được sinh ra từ hạnh phúc và không hẳn lúc nào cũng từ khổ đau!
Có những nỗi buồn chỉ trỗi dậy khi tất cả những cay đắng, ngọt bùi, những hạnh phúc và khổ đau đã trôi qua, đã chìm vào dĩ vãng. Đó phải chăng là nỗi buồn được sinh ra từ sự tiếc nuối một kiếp đời?
Còn có những nỗi buồn dịu êm và thánh thiện, những nỗi buồn mà nếu không có nó, lòng người đã hóa trơ sắt đá với sự tàn nhẫn và độc ác không thể kiềm chế được từ lâu rồi.
Trong số những nỗi buồn mà Tạo hóa ban cho loài người, có một nỗi buồn mà tôi cho là đẹp nhất, thiêng liêng nhất và thánh thiện nhất, nỗi buồn phảng phất ở khắp các chùa chiền, khắp các nhà thờ, nỗi buồn phảng phất trên những khuôn mặt của Phật, của Chúa, của Thánh Alla, của những bậc hiền triết, nỗi buồn phảng phất trên khắp các phế tích ngàn xưa, ở khắp rừng sâu núi thẳm, từ những vùng dân cư heo hút đến tận những thành đô hào nhoáng và sung túc nhất, đó là nỗi buồn trắc ẩn về thân phận con người. Chính nỗi buồn ấy đã làm hình thành nên lòng nhân hậu và lòng nhân hậu đã và đang bao dung che chở và xoa dịu cho biết bao nhiêu nỗi đời bất hạnh, khổ đau.
Thật may mắn cho loài người khi trong cộng đồng của nó vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu!

Chiều đã muộn! Tiếng chuông nhà thờ gióng lên ngân nga. Nhà tôi ở gần nhà thờ, ngày hai lần chuông ngân, lúc mờ sáng và lúc mờ chiều. Ai đã từng về làng quê, đi trên con đường đê trong một buổi chiều tà gần tắt nắng và nhẹ gió giữa đồng không mông quạnh chợt nghe tiếng chuông đổ thong thả mà vang vọng từ xa xa xóm đạo có tháp chuông nhà thờ cao vút mới cảm nhận hết được cái âm thanh thánh thót và huyền diệu ấy, mới thán phục tài đúc chuông của các nghệ nhân dân gian.

Tôi không theo đạo Phật, cũng không theo Thiên Chúa hay bất cứ đạo giáo nào, không hề tin tưởng những giải thích của các đạo ấy về thế giới, nhưng tôi thành tâm tôn trọng (đến bây giờ mới biết: chủ nghĩa cộng sản cũng là một đạo giáo!).
Mọi đạo giáo chân chính, dù truyền thuyết của họ về Tự Nhiên Tồn Tại là mơ hồ và thậm chí là sai lầm, dù trong quá trình hình thành và phát triển đôi khi cũng mù quáng gây ra không ít bi thương, thì tinh thần xuyên suốt vẫn là gieo mầm và nuôi dưỡng lòng nhân hậu, vẫn là rao giảng và khuyên răn con người biết sống một cuộc sống vị tha, hướng thiện, vẫn là những lời an ủi dịu dàng và đồng cảm nhất đối với đại chúng nghèo hèn, vẫn là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất cho những linh hồn khổ đau đang ở tận cùng của sự hối hận do lỗi lầm mình gây ra, hoặc đang bên bờ vực của sự tuyệt vọng đối với cuộc sống. Nếu phải chọn một lý lẽ làm tín ngưỡng về căn nguyên Vũ Trụ thì tôi sẽ chọn lý lẽ của anh Hoanh Tưởng, tức triết học duy tồn, vì chỉ có nó mới có thể đưa tôi đến sự hiểu biết đúng đắn cuối cùng về thế giới (?)...

Trời đã tối hẳn. Nhờ vào ngọn đèn đường gần đó và ánh đèn hắt ra từ những nhà lầu xung quanh mà sân nhà tôi, nếu tắt hết đèn trong nhà tôi đi, lúc nào cũng như có ánh trăng. Hồi xưa, vào một tối tương tự như thế này, chúng ta đã dứt áo lên đường đầy hồ hởi. Mới đó mà tưởng chừng đã chục năm rồi. Thời gian qua nhanh quá!


Tối nay chúng ta (đến giờ này, xưng "tôi" hay "chúng ta", thì cũng là "một duộc"!) lại về đây, sau khi nghĩ ngợi khá lâu về cuộc đời, đã di đến quyết định: cuộc hành trình đi tìm cái gì đó đến đây là kết thúc.
Nó kết thúc không phải vì chúng ta không muốn đi nữa mà vì đã đi lạc đâu mất anh Hoang Tưởng (hay ông bạn Hoang Tưởng đã "vui đâu...chầu đấy" rồi?!), người bạn song sinh mà nếu vắng anh ta thì không thể hành trình được (hay nếu thiếu ông bạn tri kỷ này thì cũng coi như mất “hồn”, "thà chết còn... sướng hơn"?!). Nhưng không sao, thế này cũng mãn nguyện lắm rồi. Chúng ta đã lờ mờ thấy được căn nguyên Vũ Trụ - một cái gì đó sờ sờ trước mặt mà xưa kia chúng ta đâu thấy gì, mà chúng ta muốn khám phá từ thời thơ ấu. Điều cơ bản là chúng ta coi như đã trả lời dứt khoát được câu hỏi ngàn đời: "Thế giới này Tồn Tại hay Hư Vô!?". Nếu cách nhìn của chúng ta đúng (chúng ta tin là nó đúng!), nếu sau này nó được mọi người thừa nhận là có lý (chúng ta biết chắc... như bắp rằng nó có lý?!), thì coi như chúng ta đã là người lính tiên phong mở ra đột phá khẩu thành công về tìm hiểu Vũ Trụ cho loài người tiếp tục tư duy trên nền tảng nhận thức mới, trước khi… bị diệt vong!


Quay đầu nhìn lại toàn bộ cuộc hành trình, chúng ta thấy trong số nhiều suy tưởng hợp lý, có không ít những suy tưởng quá đà, ngây ngô, thậm chí là nhảm nhí. Nhưng chúng ta quyết định không sửa mà giữ nguyên như vậy để "khoe" cho mọi người thấy rằng, con đường trầm tư mạc tưởng để tiếp cận chân lý của một kẻ "điếc không sợ súng" là bạt mạng đến cỡ nào, là huyên thuyên đến cỡ nào!

[...]
Còn bây giờ, xin nói lời cuối cùng này trước khi... "tắt đài":


“Thứ nhất là không có thiên tạo gợi ý, mở đường chỉ lối thì không thể có nhân tạo. Nhờ sự phơi bày của tự nhiên và được tự nhiên dạy dỗ mà con người mới hun đúc được kiến thức, bắt chước tự nhiên và có khả năng sáng tạo những công trình mà trước đó tự nhiên chưa hề có, cùng với vô vàn những lý thuyết đúng có sai có. Có như thế là vì tư duy trừu tượng cùa họ luôn có xu thế thoát ly thực tại. Toán học chính là kết quả vừa tự nhiên vừa phi tự nhiên, vừa hợp lý vừa bất hợp lý của khối tư duy trừu tượng đó. Trước đống tạo dựng hỗn độn đúng-sai đó, loài người đã tưởng mình là tài giỏi và tỏ ra ngạo mạn. Loài người đâu biết rằng bằng trí tưởng tượng "quá lố" của họ đã hướng dẫn họ đi đến hình dung một Vũ Trụ ảo phi lý đến cỡ nào để tự ru ngủ chính mình. Loài người tuyệt vời là ở chỗ ấy và tầm thường cũng chính là ở chỗ ấy.
Thứ hai là loài người ngu ngốc và mù quáng cần phải biết ơn tự nhiên đã ban cho mình một tư duy, biết trân trọng thiên nhiên hữu hạn đã chắt lọc cho mình một trí tuệ, biết kiêu hãnh và tự hào vì Tạo Hóa đã ban cho mình một trí tưởng tượng phong phú, nhưng hãy cảnh giác chứ đừng coi mình là vô địch, đừng ngạo mạn khinh khi sự sống của các giống loài sinh vật khác. Ý nghĩ cho rằng loài người là chúa tể, có thể khuất phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên và cả thế giới sinh vật làm nô lệ vô điều kiện cho mình là một ý nghĩ lố bịch, điên rồ và thật sự nguy hiểm. Dù có tài giỏi tới đâu, loài người cũng không thể biến thành Tạo Hóa của tự nhiên, cũng không thể đứng trên thiên nhiên mà ngự trị thiên nhiên được, bởi vì nó chỉ là bộ phận nhỏ của thế giới sinh vật sống nhờ thiên nhiên, không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Tóm lại, Tự Nhiên mới là chủ thể của mọi sáng tạo, còn loài người chỉ là đám thừa sai, học đòi, là lũ xây-phá ngông cuồng, viển vông, hoang tưởng và mê sảng, là thủ phạm đang tự giết mình một cách ngu xuẩn bằng việc tàn phá đến xơ xác cái nôi Trái Đất ru mình sống còn, tàn phá đến tan hoang thiên nhiên vĩ đại.”!








Ông bạn Cố Chi

Trích LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG - THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/b




[...]
Thế là xong!
Chúng ta đã lang thang trên một đoạn đường quá dài với bao nhiêu bất trắc. Ôi nhớ gã nhà quê khờ khạo, bỏ xứ sở, bỏ mọi công việc đồng áng để ngao du đây đó cho thỏa nỗi nhớ mong, tưởng con đường rong chơi qua miền “ánh sáng kỳ diệu” là sẽ rất vui vẻ, đầy kỳ hoa dị thảo, nào dè nhiều đèo dốc và gai góc đến thế. Thật là mệt hơn đi cày!

Chúng ta quay ngắm lại đoạn đường đã đi qua mà lòng bất giác tự hào. Sự hoang tưởng thực sự là không có bao lực nào ngăn cản được. Hỡi những gã nhà quê, những tiện dân nghèo hèn, những thân phận quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hãy hoang tưởng đi, vì hoang tưởng là phương tiện có một không hai được Tạo Hóa ban tặng để có thể chè chén mọi của ngon vật lạ, để chu du khắp chân trời góc bể, để nhìn ngắm tận mặt, sờ tận tay bất cứ kỳ quan nào của Vũ Trụ (Trái Đất không ăn nhằm gì!) mà không phải… tốn một đồng xu cắc bạc nào mà ngay những đám nhà giàu nhiều tiền lắm của, có muốn cũng đành chào thua.

Viết đến đây, chúng ta chợt nhớ tới Donki Hotê. Có lẽ giờ này lão ta vẫn đang mải mê gần gũi với một lỗ đen khổng lồ nào đó ở thế giới cực vĩ mô. Trên đời này có lẽ chỉ có hai người được tôn vinh là bậc thánh về tài hoang tưởng và là những kẻ đi chinh phục bạt mạng nhất nếu xét về lòng dũng cảm. Một người chính là Donki Hotê, xứ Mantra, người lập nên biết bao nhiêu chiến tích từ toàn những thất bại ê chề. Người thứ hai là Tôn Ngộ Không ở xứ Hoa Quả Sơn, người ngược lại, bách chiến bách thắng nhưng không được ghi dấu bất cứ chiến công nào.

Nhiều người cứ mỗi lần gặp họ lại ôm bụng cười lăn cười bò. Không cười sao được khi hai người, dù ở những nghịch cảnh rất khác nhau, đều đóng vai những anh hề hết sức tài tình. Riêng đối với chúng ta thì không chỉ có thế. Sâu thẳm trong tận đáy lòng mình, chúng ta coi họ là những bậc vĩ nhân và cố công học đòi về sự hoang tưởng cực kỳ khoáng đạt, về lòng nhân hậu, về sự quả cảm có một không hai, trước mọi hiểm nguy. Chúng ta mượn vài lời của những danh nhân để nói về “hai lão” ấy:
- “Tôi hoàn toàn đồng tình với những nhà văn cho rằng, đặc điểm nổi bật nhất phân biệt sự khác nhau giữa con người và loài vật chính là ý thức về đạo đức hay lương tâm mà quyền lực được thể hiện trong một chữ ngắn ngủi nhưng đầy sức truyền cảm mạnh mẽ: chữ “phải”, chính cái bản tính kín đáo đó khiến con người có thể hy sinh không chút do dự cuộc sống của mình cho những người xung quanh. Chính cái bản tính đó buộc người ta phải suy nghĩ sâu sắc về sự công bằng và nghĩa vụ để hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại. Bản tính đó là đặc điểm cao thượng nhất của con người.”
S. Dác U/N (Anh)
- “Không có sự vĩ đại ở nơi nào không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật”.
L. Tonxtôi (Nga)
- “Những phẩm chất trong tâm hồn không thể bị tổn hại vì vẻ ngoài xấu xí, trong khi vẻ đẹp của tâm hồn cũng ánh cả ra bên ngoài làm vẻ ngoài cũng trở nên đẹp đẽ”.
L. Xê-nê-ca (La Mã)
- “Người nào có tấm lòng vàng thì dù có mặc quần áo nghèo khổ cũng vẫn cao quí”.
G. Phây-tác (Đức)
- “Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”.
Aoixtốt (Hy Lạp)
- “Can đảm không thể bắt chước được, ấy là một đức tính thoát ra ngoài vòng giả tạo”.
Napoleon (Pháp)


Đúng là không thể bắt chước được về lòng can đảm. Nhưng dũng cảm là gì? Thật khó nói! Thú thực là chúng ta cũng chỉ cảm nhận được nó một cách mơ hồ mà thôi. Một kẻ phóng xe bạt mạng trên đường phố có gọi là dũng cảm không? Sợ độ cao, không dám đi máy bay có phải là hèn nhát không? Có một câu chuyện châm ngôn thế này:
ngày xưa, Tô Đông Pha (đại văn hào Trung Quốc) gặp một người bạn bên một dòng sông lớn có một cái cầu mỏng manh bắc ngang. Lúc đó là tiết đông, trời thì lạnh, nước sông chảy xiết cuồn cuộn và gió thổi vun vút, dòm chiếc cầu lắc lư, không ai dám qua.
Người bạn trỏ chiếc cầu hỏi Tô Đông Pha rằng có dám đi qua cầu rồi quay trở về không.
Tô Đông Pha lắc đầu nói không dám.
Người bạn hiền đi qua cầu và quay trở về, sắc mặt có vẻ thích thú và tự đắc hỏi Tô Đông Pha: “Bạn thấy tôi thế nào?”.
Tô Đông Pha cười nhẹ nhàng mà rằng: “Sau này bạn sẽ trở thành kẻ giết người! Trên đời này sinh mạng là thứ quí giá nhất! Sinh mạng của bạn, bạn còn không tiếc thì bạn tiếc mạng ai?...”
Thật là một câu trả lời chí lý!

***

Tôi choàng tỉnh dậy… Đã 6 giờ sáng! Lâu lắm rồi, đêm qua mới được một giấc ngủ thẳng giấc, ngon lành...!

Nắng ban mai tràn ngập, chan hòa. Đã gần đến Noel nên tiết trời buổi sáng hơi se lạnh. Ở xứ sở chỉ có hai mùa mưa nắng này, những buổi sáng sớm mai như vậy thường gợi lòng nhớ về những mùa đông đã trôi xa vời đâu đó trong dĩ vãng; những mùa đông của tuổi thơ lớn lên trên đất Bắc, chập chững ở thành phố cảng Hải Phòng, tung tăng đến trường trong thủ đô Hà Nội, mò cua bắt cá chăn trâu ở những vùng quê ngày sơ tán, những mùa đông lạnh thấu xương, co ro cúm rúm trong bộ quần áo lính thùng thình một thời thiếu sinh quân ở Quế Lâm (Trung Quốc), những mùa đông tuyết rơi trắng xóa đời sinh viên với hàng dấu chân bên nhau của mối tình đầu thiết tha mà dang dở đã in sâu, hóa thạch trong ký ức đến tận bây giờ. Đã ngót nghét 30 năm nay không còn gặp mùa đông. Còn dịp không hay là vĩnh biệt? Thật là khó tin, trong một thời đại mà khoảng cách không còn là điều phải bận tâm nữa lại có một con người chẳng biết bao giờ mới gặp lại mùa đông, dù mùa đông hiện diện rất gần, độ hơn một giờ bay mà thôi.

Số phận đã đưa đẩy tôi đến vùng đất trời thừa mưa dư nắng nhưng lại thiếu Xuân vắng Đông này và chôn chặt luôn kiếp đời thèm khát phiêu lãng trong thành phố Sài Gòn, thành phố của thoắt mưa thoắt nắng, thành phố có những chiều đầy gió xôn xao lá rụng và những sớm nắng trong, tinh khiết đến se lạnh. Số phận đã bắt đôi chân của tôi, vốn chỉ muốn tung tăng chạy nhảy thăm thú thế gian, bị gò bó chung thân thành đôi chân bon chen, quanh quẩn những đường cùng, hẻm cụt mưu kế sinh nhai, trốn chạy nghèo hèn đến bở hơi tai. Ôi đôi chân khốn khổ, sau bao năm bươn chải, giờ vẫn còn phải cố đứng vững để cưu mang một gia cảnh đáng thương, một cơ thể đang rã rời với linh hồn hoảng loạn và trĩu nặng cô buồn.

Trời sáng nay se lạnh. Nhưng nắng thì cứ chan hòa. Tôi có cảm tưởng rằng nếu không có cái chan hòa ấy của nắng thì sáng nay đích thực là một sáng lập đông. Tôi ra sân hướng về phía mặt trời và bắt đầu hít thở khí công. Chỉ mới cách đây 2 năm thôi, tôi chẳng bao giờ tin vào những điều như gọi hồn, người phát quang, con mắt thứ ba hay sự tiên tri, trò chuyện với người đã khuất… Nhưng giờ đây quan niệm của tôi đã thay đổi cơ bản. Cách nhìn duy vật biện chứng sẽ trở nên cực đoan và bảo thủ nếu không chấp nhận những hiện tượng thực tại mang tính tâm linh. Sự huyền bí là tất yếu hiện hữu trước một nhận thức chưa hoàn thiện về thế giới khách quan. Thực hành khí công không phải vô cớ mà tồn tại được suốt mấy ngàn năm nay. Sự huyền diệu của nó đối với sức khỏe con người ngày càng được chứng thực tuy chưa ai giải thích được cặn kẽ căn nguyên của nó. Chúng ta cho rằng một tư duy sáng suốt là một tư duy thừa nhận tâm linh nhưng không mê tín dị đoan!

Tôi đã tập thở khí công được hai năm và đã cảm nhận được sự lan tỏa của “khí” trong cơ thể. Mỗi buổi sáng, sau 15 phút tập hít thở khí công, tôi cảm thấy sảng khoái, cơ thể nhẹ lâng lâng và tâm hồn thanh thản lạ thường. Đó là sự thực! Các bạn hãy thử đi, thử một cách thành tâm rồi các bạn sẽ cảm nhận được rất cụ thể sinh khí của ban mai, thậm chí còn ngửi thấy được cả mùi thơm năng lượng tỏa ra từ bông hoa mặt trời nữa.

Sau khi làm những điều cần thiết của một buổi sáng xong, tôi thường ngồi vào bàn làm việc lúc 7h30’. Công việc của tôi, các bạn biết cả rồi, chỉ là ngồi thu thập thông tin từ anh chàng Hoang Tưởng gởi về, sắp xếp lại tương đối hệ thống một chút rồi viết lia viết lịa, ngày này qua tháng nọ nhưng cũng có khi ngồi đờ đẫn từ sáng đến chiều như một kẻ tâm thần. Đó là những lúc mà anh chàng Hoang Tưởng bí tị, nói nhảm lung tung không đầu không đũa, truyền thông tin về cả đống hỗn độn chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao cả, đành bó tay. Phải mất đến vài ngày ngồi đồng như vậy, tôi mới chọn lọc ra được những điều cần viết và những điều cần bỏ, chứ nếu phơi cả cái đống hỗn độn đó lên giấy thì ôi thôi… không nói nữa, sợ anh Hoang Tưởng nghe được lại phật lòng.

Sáng nay tôi ngồi vào bàn làm việc muộn hơn thường lệ, khoảng 8h30’. Chẳng có gì phải gấp gáp nữa. Nguyên mấy ngày qua chờ mãi mà chẳng nhận được thêm bất cứ thông tin nào từ anh Hoang Tưởng. Không biết anh ta giờ này ở đâu, đã ra khỏi “miền ánh sáng diệu kỳ” chưa? Hoang tưởng là chúa lang thang, sểnh một cái là đố ai biết anh ta lủi vào góc trời nào!

Tôi ngồi vào bàn, người cứ thừ ra một cách vô tích sự. Thật là hi hữu, chưa bao giờ luồng thông tin thần giao cách cảm giữa tôi và Hoang Tưởng bị đứt đột ngột và kéo dài lâu đến thế. Đã mấy lần vận công phát khí mệt cả người mà vẫn bặt vô âm tín. Có điều gì nghiêm trọng xảy ra không đây? Tôi đâm lo! Chẳng may Hoang tưởng có mệnh hệ gì thì niềm vui sống cuối cùng của tôi đồng thời cũng mất đi. Mới chớm nghĩ đến đó thôi mà tôi thấy ớn lạnh cả người.
- Ông làm sao thế? – Vợ tôi đột ngột xuất hiện làm tôi giật bắn mình.
- Ủa, tưởng bà đi chợ rồi mà? – Tôi hoàn hồn – Về lúc nào thế?
- Lâu rồi!... Lúc nãy về qua mặt ông mà ông không thấy hả? Giờ này mà bắt tôi lang thang ngoài chợ chắc chết luôn quá! Ông biết mấy giờ rồi không? Mười một giờ rồi ông ạ! – Mà mặt ông sao đỏ phừng lên như thế. Có nóng sốt gì không?
- Không!... Có lẽ huyết áp tăng do… đói bụng. Sáng giờ đã ăn gì đâu! Tưởng còn sớm mà!

Vợ tôi hứ hé, ngoáy đít bỏ đi xuống bếp. Tôi bật tức cười, không phải vì cái ngoáy đít của mụ vợ mà bởi vì sự đỏng đảnh của Thời gian. Có lẽ Hoang Tưởng đã đúng khi cho rằng Thời Gian chỉ là sự qui ước và chỉ khi so sánh sự dài ngắn của các quá trình vận động nào đó, chúng ta mới cảm nhận được sự trôi của Thời Gian. Và sự trôi của Thời Gian không đều đặn như chúng ta tưởng vì nó phụ thuộc vào chủ quan cảm nhận nữa. Ngày còn cắp sách đến trường, sự chờ đợi đến kỳ nghỉ hè là một khoảng thời gian dài đằng đẵng. Bây giờ thì quay đi ngoảnh lại đã năm hết Tết đến rồi. Mới sáng vừa tỉnh dậy đây thôi, ngồi ngẫm ngợi chút xíu đã trưa trật.

Sự đỏng đảnh của Thời Gian đã làm lao tâm khổ trí biết bao nhiêu bậc thiên tài, hiền triết suốt mấy ngàn năm nay. Nó tồn tại nhưng cũng không có thật, chẳng ai thấy nó cả nhưng nó cứ ẩn hiện, chưa ai xác định được đầu đuôi của nó nhưng vẫn công nhận nó có quá khứ, hiện tại và tương lai, nó chẳng thương ghét ai nhưng có kẻ quên người nhớ nó; nó hững hờ và vô cảm nhưng người ta thì không, cắm đầu cắm cổ chạy đua với nó hoặc đợi chờ nó đến mỏi mòn. Thời Gian là không có thực nhưng không một sự kiện nào thoát được bàn tay nhào nặn của nó, kể cả bản thân nó. Đó chính là điều kỳ lạ nhất về khái niệm thời gian và cũng chính là điều kỳ lạ nhất của Tự Nhiên Tồn Tại!...

Đấy, mới có nói thế thôi mà trời đã xế, về chiều. Tiết chiều gần Noel ở Sài Gòn cũng se lạnh, vương vấn hơi hướng mình đang ở xứ Bắc. Sân nhà tôi nhỏ tẹo và um tùm cành lá. Tôi thích cảnh tiêu sơ nên cứ để cho cành lá phát triển đua chen tự nhiên, cứ để cho bức tường bao quanh tha hồ phong rêu. Mấy năm nay, nhà tôi bỗng như một thung lũng nhỏ giữa bốn bề bủa vây bởi những nhà lầu ba, bốn tầng, như một ốc đảo giữa trùng điệp bê tông và khói bụi. Sân nhà tôi vì thế nhờ cây long nhãn cổ thụ xum xuê đứng theo thế vặn lưng trước gió mà cũng tựa như một khoảng rừng âm u còn sót lại của một thời xa xưa tiền sử. Ngồi trong sân nhà tôi thì nắng gắt cách mấy dội xuống cũng trở thành nắng nhạt, những ngày nóng nực nhất cũng vẫn cảm thấy mát mẻ. Chính vì vậy nên những chiều rét lạnh như chiều nay, khí hậu trong sân nhà tôi lại có vẻ như lạnh hơn, giống mùa đông hơn, mùa đông với những nỗi niềm cô quạnh.

Góc sân nhà tôi có đặt một bộ bàn ghế đá. Tôi hay ngồi uống rượu ở đó mỗi chiều tối, đôi khi là với một vài bạn bè nhưng thường là một mình. Bạn bè tôi rất đông nhưng bạn bè để tâm tình được lại rất ít và bạn tri kỷ thì không có. Theo như lời ông già tôi lúc sinh thời thì ngày xưa có bậc tiền bối nào đó đã nói đại ý rằng: trong đời có được một người bạn tri âm tri kỷ đã là nhiều. Nghe sao mà thấm thía!
Uống rượu với bạn bè hay độc ẩm đều có cái thú vị của nó. Uống rượu với bạn bè được cái vui, thư giãn, được cười nói thỏa thuê với đủ thứ chuyện tào lao xích đế. Những lúc ấy, sân nhà tôi rạo rực hẳn lên, ngay chiếc hồ nhỏ thường im lìm cũng đùng đùng cá quẫy góp vui.
Nhưng uống rượu một mình lại có cái thú vị riêng của nó. Lúc đó ta không nói được, tha hồ mà trầm tư mặc tưởng. Khối u buồn giấu kín trong tâm can cứ tự nhiên tan chảy ra, dàn trải ra và ta nhấm nháp nó… làm vui. Ai mà tin được điều ấy. Biết vậy nên tôi chẳng bao giờ nói cho ai nghe vì nói ra thì chắc chắn mọi người sẽ cho rằng tôi xạo sự. Ông bà nói “trà tam tửu tứ” chứ làm gì có chuyện uống rượu một mình với trĩu nặng nỗi buồn mà vui được bao giờ.
Đối với ai không biết nhưng đối với tôi là thế thật. Nỗi buồn đó theo suốt cuộc đời tôi và đã trở thành tri kỷ. Khi ngồi uống rượu một mình là khi tôi được kể lể, tâm tình với người bạn tri kỷ ấy, là khi tôi được sống lại những quãng đời tưởng đã lãng quên, nghiền ngẫm những dại khờ ngô nghê, lầm lạc của quá khứ rồi chặc lưỡi thở dài hoặc nhoẻn cười lặng lẽ.
Nỗi buồn được sinh ra từ đâu? Tôi không biết! Chỉ nghiệm thấy rằng nỗi buồn đôi khi cũng được sinh ra từ hạnh phúc và không hẳn lúc nào cũng từ khổ đau!
Có những nỗi buồn chỉ trỗi dậy khi tất cả những cay đắng, ngọt bùi, những hạnh phúc và khổ đau đã trôi qua, đã chìm vào dĩ vãng. Đó phải chăng là nỗi buồn được sinh ra từ sự tiếc nuối một kiếp đời?
Còn có những nỗi buồn dịu êm và thánh thiện, những nỗi buồn mà nếu không có nó, lòng người đã hóa trơ sắt đá với sự tàn nhẫn và độc ác không thể kiềm chế được từ lâu rồi.
Trong số những nỗi buồn mà Tạo hóa ban cho loài người, có một nỗi buồn mà tôi cho là đẹp nhất, thiêng liêng nhất và thánh thiện nhất, nỗi buồn phảng phất ở khắp các chùa chiền, khắp các nhà thờ, nỗi buồn phảng phất trên những khuôn mặt của Phật, của Chúa, của Thánh Alla, của những bậc hiền triết, nỗi buồn phảng phất trên khắp các phế tích ngàn xưa, ở khắp rừng sâu núi thẳm, từ những vùng dân cư heo hút đến tận những thành đô hào nhoáng và sung túc nhất, đó là nỗi buồn trắc ẩn về thân phận con người. Chính nỗi buồn ấy đã làm hình thành nên lòng nhân hậu và lòng nhân hậu đã và đang bao dung che chở và xoa dịu cho biết bao nhiêu nỗi đời bất hạnh, khổ đau.
Thật may mắn cho loài người khi trong cộng đồng của nó vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu!

Chiều đã muộn! Tiếng chuông nhà thờ gióng lên ngân nga. Nhà tôi ở gần nhà thờ, ngày hai lần chuông ngân, lúc mờ sáng và lúc mờ chiều. Ai đã từng về làng quê, đi trên con đường đê trong một buổi chiều tà gần tắt nắng và nhẹ gió giữa đồng không mông quạnh chợt nghe tiếng chuông đổ thong thả mà vang vọng từ xa xa xóm đạo có tháp chuông nhà thờ cao vút mới cảm nhận hết được cái âm thanh thánh thót và huyền diệu ấy, mới thán phục tài đúc chuông của các nghệ nhân dân gian.

Tôi không theo đạo Phật, cũng không theo Thiên Chúa hay bất cứ đạo giáo nào, không hề tin tưởng những giải thích của các đạo ấy về thế giới, nhưng tôi thành tâm tôn trọng (đến bây giờ mới biết: chủ nghĩa cộng sản cũng là một đạo giáo!).
Mọi đạo giáo chân chính, dù truyền thuyết của họ về Tự Nhiên Tồn Tại là mơ hồ và thậm chí là sai lầm, dù trong quá trình hình thành và phát triển đôi khi cũng mù quáng gây ra không ít bi thương, thì tinh thần xuyên suốt vẫn là gieo mầm và nuôi dưỡng lòng nhân hậu, vẫn là rao giảng và khuyên răn con người biết sống một cuộc sống vị tha, hướng thiện, vẫn là những lời an ủi dịu dàng và đồng cảm nhất đối với đại chúng nghèo hèn, vẫn là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất cho những linh hồn khổ đau đang ở tận cùng của sự hối hận do lỗi lầm mình gây ra, hoặc đang bên bờ vực của sự tuyệt vọng đối với cuộc sống. Nếu phải chọn một lý lẽ làm tín ngưỡng về căn nguyên Vũ Trụ thì tôi sẽ chọn lý lẽ của anh Hoanh Tưởng, tức triết học duy tồn, vì chỉ có nó mới có thể đưa tôi đến sự hiểu biết đúng đắn cuối cùng về thế giới (?)...

Trời đã tối hẳn. Nhờ vào ngọn đèn đường gần đó và ánh đèn hắt ra từ những nhà lầu xung quanh mà sân nhà tôi, nếu tắt hết đèn trong nhà tôi đi, lúc nào cũng như có ánh trăng. Hồi xưa, vào một tối tương tự như thế này, chúng ta đã dứt áo lên đường đầy hồ hởi. Mới đó mà tưởng chừng đã chục năm rồi. Thời gian qua nhanh quá!


Tối nay chúng ta (đến giờ này, xưng "tôi" hay "chúng ta", thì cũng là "một duộc"!) lại về đây, sau khi nghĩ ngợi khá lâu về cuộc đời, đã di đến quyết định: cuộc hành trình đi tìm cái gì đó đến đây là kết thúc.
Nó kết thúc không phải vì chúng ta không muốn đi nữa mà vì đã đi lạc đâu mất anh Hoang Tưởng (hay ông bạn Hoang Tưởng đã "vui đâu...chầu đấy" rồi?!), người bạn song sinh mà nếu vắng anh ta thì không thể hành trình được (hay nếu thiếu ông bạn tri kỷ này thì cũng coi như mất “hồn”, "thà chết còn... sướng hơn"?!). Nhưng không sao, thế này cũng mãn nguyện lắm rồi. Chúng ta đã lờ mờ thấy được căn nguyên Vũ Trụ - một cái gì đó sờ sờ trước mặt mà xưa kia chúng ta đâu thấy gì, mà chúng ta muốn khám phá từ thời thơ ấu. Điều cơ bản là chúng ta coi như đã trả lời dứt khoát được câu hỏi ngàn đời: "Thế giới này Tồn Tại hay Hư Vô!?". Nếu cách nhìn của chúng ta đúng (chúng ta tin là nó đúng!), nếu sau này nó được mọi người thừa nhận là có lý (chúng ta biết chắc... như bắp rằng nó có lý?!), thì coi như chúng ta đã là người lính tiên phong mở ra đột phá khẩu thành công về tìm hiểu Vũ Trụ cho loài người tiếp tục tư duy trên nền tảng nhận thức mới, trước khi… bị diệt vong!


Quay đầu nhìn lại toàn bộ cuộc hành trình, chúng ta thấy trong số nhiều suy tưởng hợp lý, có không ít những suy tưởng quá đà, ngây ngô, thậm chí là nhảm nhí. Nhưng chúng ta quyết định không sửa mà giữ nguyên như vậy để "khoe" cho mọi người thấy rằng, con đường trầm tư mạc tưởng để tiếp cận chân lý của một kẻ "điếc không sợ súng" là bạt mạng đến cỡ nào, là huyên thuyên đến cỡ nào!

[...]
Còn bây giờ, xin nói lời cuối cùng này trước khi... "tắt đài":


“Thứ nhất là không có thiên tạo gợi ý, mở đường chỉ lối thì không thể có nhân tạo. Nhờ sự phơi bày của tự nhiên và được tự nhiên dạy dỗ mà con người mới hun đúc được kiến thức, bắt chước tự nhiên và có khả năng sáng tạo những công trình mà trước đó tự nhiên chưa hề có, cùng với vô vàn những lý thuyết đúng có sai có. Có như thế là vì tư duy trừu tượng cùa họ luôn có xu thế thoát ly thực tại. Toán học chính là kết quả vừa tự nhiên vừa phi tự nhiên, vừa hợp lý vừa bất hợp lý của khối tư duy trừu tượng đó. Trước đống tạo dựng hỗn độn đúng-sai đó, loài người đã tưởng mình là tài giỏi và tỏ ra ngạo mạn. Loài người đâu biết rằng bằng trí tưởng tượng "quá lố" của họ đã hướng dẫn họ đi đến hình dung một Vũ Trụ ảo phi lý đến cỡ nào để tự ru ngủ chính mình. Loài người tuyệt vời là ở chỗ ấy và tầm thường cũng chính là ở chỗ ấy.
Thứ hai là loài người ngu ngốc và mù quáng cần phải biết ơn tự nhiên đã ban cho mình một tư duy, biết trân trọng thiên nhiên hữu hạn đã chắt lọc cho mình một trí tuệ, biết kiêu hãnh và tự hào vì Tạo Hóa đã ban cho mình một trí tưởng tượng phong phú, nhưng hãy cảnh giác chứ đừng coi mình là vô địch, đừng ngạo mạn khinh khi sự sống của các giống loài sinh vật khác. Ý nghĩ cho rằng loài người là chúa tể, có thể khuất phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên và cả thế giới sinh vật làm nô lệ vô điều kiện cho mình là một ý nghĩ lố bịch, điên rồ và thật sự nguy hiểm. Dù có tài giỏi tới đâu, loài người cũng không thể biến thành Tạo Hóa của tự nhiên, cũng không thể đứng trên thiên nhiên mà ngự trị thiên nhiên được, bởi vì nó chỉ là bộ phận nhỏ của thế giới sinh vật sống nhờ thiên nhiên, không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Tóm lại, Tự Nhiên mới là chủ thể của mọi sáng tạo, còn loài người chỉ là đám thừa sai, học đòi, là lũ xây-phá ngông cuồng, viển vông, hoang tưởng và mê sảng, là thủ phạm đang tự giết mình một cách ngu xuẩn bằng việc tàn phá đến xơ xác cái nôi Trái Đất ru mình sống còn, tàn phá đến tan hoang thiên nhiên vĩ đại.”!







Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/b

 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX:  LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


 (tiếp theo)
Thu và phát bức xạ là hai quá trình tương phản nhau trong một quá trình thống nhất gọi là quá trình thu - phát bức xạ. Thu - phát bức xạ là hiện tượng phổ quát, nền tảng của vận động tự nhiên. Phải nói một thực thể trong Vũ Trụ, xét đến tận cùng vật chất của nó, là một khối bức xạ điện từ. Nghĩa là trong Vũ Trụ thực tại không thể có thực thể nào không phải là một khối được hun đúc nên từ bức xạ điện từ và không thu phát bức xạ điện từ, không thể có thực thể nào chỉ thuần túy thu hoặc phát bức xạ trong quá trình tồn tại của nó, mà chỉ có thể từng lúc từng nơi thu trở nên nổi trội hơn phát bức xạ hoặc ngược lại. Do cơ thể sinh học của chúng ta bị Tự Nhiên hạn định, nên nếu không để ý, chúng ta hầu như không phát hiện được quá trình ấy. Một hòn đá trên mặt đất luôn thu-phát bức xạ nhiệt. Tất cả các vật thể đều phai màu, mòn mỏi theo thời gian, phải chăng đó là biểu hiện của hiện tượng thu-phát bức xạ điện từ? Rồi đây, có thể loài người sẽ phải xây dựng một lý thuyết hoàn toàn mới về hiện tượng thu phát bức xạ điện từ. Theo thuyết này, thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ quát, nền tảng nhất của Tự Nhiên Tồn Tại, trong thế giới này, mọi vật chất tồn tại được là nhờ có thu-phát bức xạ điện từ, và cuối cùng, dựa vào thuyết này, mọi hiện tượng tâm linh cũng sẽ được giải thích rạch ròi! Thậm chí căn nguyên cốt lõi về hiện tượng sinh-tử của mọi cá thể sinh vật trong thế giới sinh vật cũng sẽ được tìm thấy trên cơ sở của lý thuyết thu-phát bức xạ điện từ này.
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX:  LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


 (tiếp theo)
Thu và phát bức xạ là hai quá trình tương phản nhau trong một quá trình thống nhất gọi là quá trình thu - phát bức xạ. Thu - phát bức xạ là hiện tượng phổ quát, nền tảng của vận động tự nhiên. Phải nói một thực thể trong Vũ Trụ, xét đến tận cùng vật chất của nó, là một khối bức xạ điện từ. Nghĩa là trong Vũ Trụ thực tại không thể có thực thể nào không phải là một khối được hun đúc nên từ bức xạ điện từ và không thu phát bức xạ điện từ, không thể có thực thể nào chỉ thuần túy thu hoặc phát bức xạ trong quá trình tồn tại của nó, mà chỉ có thể từng lúc từng nơi thu trở nên nổi trội hơn phát bức xạ hoặc ngược lại. Do cơ thể sinh học của chúng ta bị Tự Nhiên hạn định, nên nếu không để ý, chúng ta hầu như không phát hiện được quá trình ấy. Một hòn đá trên mặt đất luôn thu-phát bức xạ nhiệt. Tất cả các vật thể đều phai màu, mòn mỏi theo thời gian, phải chăng đó là biểu hiện của hiện tượng thu-phát bức xạ điện từ? Rồi đây, có thể loài người sẽ phải xây dựng một lý thuyết hoàn toàn mới về hiện tượng thu phát bức xạ điện từ. Theo thuyết này, thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ quát, nền tảng nhất của Tự Nhiên Tồn Tại, trong thế giới này, mọi vật chất tồn tại được là nhờ có thu-phát bức xạ điện từ, và cuối cùng, dựa vào thuyết này, mọi hiện tượng tâm linh cũng sẽ được giải thích rạch ròi! Thậm chí căn nguyên cốt lõi về hiện tượng sinh-tử của mọi cá thể sinh vật trong thế giới sinh vật cũng sẽ được tìm thấy trên cơ sở của lý thuyết thu-phát bức xạ điện từ này.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 50/a


PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX: LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


Đã điên rồ thì chắc chắn thường làm những điều ngược ngạo và ngu ngốc rồi. Nhưng không phải chỉ có điên rồ mới làm những điều ngược ngạo, ngu ngốc. Nghĩa là thiên tài đôi khi cũng làm những điều ngu ngốc và trái lại ngu ngốc chưa hẳn đã điên rồ!
Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể gộp điên rồ và ngu ngốc vào một cái tên chung: rồ dại. Thường thì nhiều người nghĩ rằng một kẻ có ý nghĩ và hành động rồ dại là kẻ không có lý trí hoặc mất hết lý trí. Nghĩ như vậy là không đúng. Theo chúng ta, người rồ dại (hoặc đang ở trạng thái rồ dại) là người thiếu hẳn hoặc mất hết sự tự giác, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, hay cũng có thể nói, là người đã bị suy giảm nghiêm trọng lý trí, thậm chí là đến mấy hết lý trí, nhưng không phải là đã mất hết ý chí. Lý trí và ý chí là hai thứ khác nhau, trong lý trí có ý chí và trong ý chí có lý trí. Dù có những suy nghĩ và hành động gàn dở, ngược đời, thì không phải vì thế mà cho rằng người rồ dại không còn lý trí. Người rồ dại vẫn sống có lý trí, chỉ có điều lý trí ấy so với chuẩn mực qui ước thông thường, được đánh giá là khác thường, có ý chí không tỉnh táo, mê sảng, u muội…Đã là con người thì phải có lý trí. Có thể nói lý trí là ý chí đã ít nhiều bị tính chủ quan lũng đoạn.
Thường, chúng ta đều cho rằng những ý tưởng và hành động mang tính sáng tạo chỉ có thể có ở những người bình thường (không rồ dại), có ý chí mà sự lũng đoạn của tính chủ quan đã giảm thiểu, tức là đã có lý trí tỉnh táo và hơn nữa là vào những lúc lý trí đó trở nên sáng suốt cao độ. Điều đó có vẻ như không còn phải bản cãi nữa vì trong đời sống hàng ngày luôn xảy ra như thế và hơn nữa, dường như đã được xác nhận hoàn toàn bởi lịch sử phát triển khoa học. Có lý trí thì có sáng tạo! Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì thấy nhận định đó không chính xác. Thật ra, hiện tượng sáng tạo ở những lý trí tỉnh táo chỉ mang tính phổ biến thông thường chứ có khi cũng từ ý chí, mang tính đột xuất, bất ngờ.

PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


 CHƯƠNG IX: LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG

 

“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
                                                                        A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein


Đã điên rồ thì chắc chắn thường làm những điều ngược ngạo và ngu ngốc rồi. Nhưng không phải chỉ có điên rồ mới làm những điều ngược ngạo, ngu ngốc. Nghĩa là thiên tài đôi khi cũng làm những điều ngu ngốc và trái lại ngu ngốc chưa hẳn đã điên rồ!
Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể gộp điên rồ và ngu ngốc vào một cái tên chung: rồ dại. Thường thì nhiều người nghĩ rằng một kẻ có ý nghĩ và hành động rồ dại là kẻ không có lý trí hoặc mất hết lý trí. Nghĩ như vậy là không đúng. Theo chúng ta, người rồ dại (hoặc đang ở trạng thái rồ dại) là người thiếu hẳn hoặc mất hết sự tự giác, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, hay cũng có thể nói, là người đã bị suy giảm nghiêm trọng lý trí, thậm chí là đến mấy hết lý trí, nhưng không phải là đã mất hết ý chí. Lý trí và ý chí là hai thứ khác nhau, trong lý trí có ý chí và trong ý chí có lý trí. Dù có những suy nghĩ và hành động gàn dở, ngược đời, thì không phải vì thế mà cho rằng người rồ dại không còn lý trí. Người rồ dại vẫn sống có lý trí, chỉ có điều lý trí ấy so với chuẩn mực qui ước thông thường, được đánh giá là khác thường, có ý chí không tỉnh táo, mê sảng, u muội…Đã là con người thì phải có lý trí. Có thể nói lý trí là ý chí đã ít nhiều bị tính chủ quan lũng đoạn.
Thường, chúng ta đều cho rằng những ý tưởng và hành động mang tính sáng tạo chỉ có thể có ở những người bình thường (không rồ dại), có ý chí mà sự lũng đoạn của tính chủ quan đã giảm thiểu, tức là đã có lý trí tỉnh táo và hơn nữa là vào những lúc lý trí đó trở nên sáng suốt cao độ. Điều đó có vẻ như không còn phải bản cãi nữa vì trong đời sống hàng ngày luôn xảy ra như thế và hơn nữa, dường như đã được xác nhận hoàn toàn bởi lịch sử phát triển khoa học. Có lý trí thì có sáng tạo! Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì thấy nhận định đó không chính xác. Thật ra, hiện tượng sáng tạo ở những lý trí tỉnh táo chỉ mang tính phổ biến thông thường chứ có khi cũng từ ý chí, mang tính đột xuất, bất ngờ.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 26/b (Cách mạng vô sản)

(tiếp)
-Phản biện cách mạng vô sản không phải để ruồng bỏ nó, mà để thấy rõ khiếm khuyết của nó, khắc phục nó và thêm quí trọng nó, vì nó là hướng vận động xã hội có tính chính nghĩa nhất, có lý trí đến hoàn thiện duy nhất của xã hội loài người!
-Hiện nay, cách mạng vô sản như gã say rượu loạng choạng trên đường đến xã hội XHCN tự mình vẽ ra, tưởng rất gần nhưng đi mãi  không hề đến nơi, vì XHCN như Niết Bàn, chỉ là ảo ảnh của sự hoang tưởng. Xét về mặt nuôi chí lý tưởng thì cộng sản giống y hệt Đạo Phật. Đạo Phật, sau 2500 năm tu luyện, vẫn chưa có bất cứ ai đến được cõi Niết Bàn! Như vậy có phải mị dân không?
- Cách mạng vô sản, theo các nhà lý thuyết cộng sản, là cuộc đấu tranh triệt để nhất của loài người về mục đích xóa hết áp bức, bất công, bóc lột, đảm bảo quyền sống cơ bản cho mọi người. Cách mạng vô sản đã xây dựng trên lý thuyết con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội không có người bóc lột người, mọi người đều được sống cuộc sống "vui vẻ-ấm no-tự do-hạnh phúc" với khẩu hiệu: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vô sản, theo nhận định của Mác-Lênin, cũng là cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng, lâu dài và gian khổ nhất, bắt đầu từ lúc phát động, thủ tiêu nhà nước tư sản, cho đến khi xây dựng xong xã hội XHCN, thiên đường của chủ nghĩa cộng sản. Phải hỏi, mục đích của cách mạng vô sản tuyệt đẹp như thế, phù hợp với ước mơ của loài người như thế, nhưng trên thực tế, vì sao cho tới nay hầu hết các nước làm cách mạng vô sản, đã đập tan chính quyền tư sản, xây dựng được nhà nước chuyên chính vô sản, đang tiến lên CNXH, thậm chí như Liên Xô, tưởng đã đến nơi, đột nhiên, thuận theo nguyện vọng quần chúng (tầng lớp bị trị), rời bỏ con đường đó, trở về với xã hội có chính quyền mang bản chất của tầng lớp tư sản như xưa? Và như vậy CNXH là hão huyền, cách mạng vô sản là vô ích chăng?
(tiếp)
-Phản biện cách mạng vô sản không phải để ruồng bỏ nó, mà để thấy rõ khiếm khuyết của nó, khắc phục nó và thêm quí trọng nó, vì nó là hướng vận động xã hội có tính chính nghĩa nhất, có lý trí đến hoàn thiện duy nhất của xã hội loài người!
-Hiện nay, cách mạng vô sản như gã say rượu loạng choạng trên đường đến xã hội XHCN tự mình vẽ ra, tưởng rất gần nhưng đi mãi  không hề đến nơi, vì XHCN như Niết Bàn, chỉ là ảo ảnh của sự hoang tưởng. Xét về mặt nuôi chí lý tưởng thì cộng sản giống y hệt Đạo Phật. Đạo Phật, sau 2500 năm tu luyện, vẫn chưa có bất cứ ai đến được cõi Niết Bàn! Như vậy có phải mị dân không?
- Cách mạng vô sản, theo các nhà lý thuyết cộng sản, là cuộc đấu tranh triệt để nhất của loài người về mục đích xóa hết áp bức, bất công, bóc lột, đảm bảo quyền sống cơ bản cho mọi người. Cách mạng vô sản đã xây dựng trên lý thuyết con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội không có người bóc lột người, mọi người đều được sống cuộc sống "vui vẻ-ấm no-tự do-hạnh phúc" với khẩu hiệu: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vô sản, theo nhận định của Mác-Lênin, cũng là cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng, lâu dài và gian khổ nhất, bắt đầu từ lúc phát động, thủ tiêu nhà nước tư sản, cho đến khi xây dựng xong xã hội XHCN, thiên đường của chủ nghĩa cộng sản. Phải hỏi, mục đích của cách mạng vô sản tuyệt đẹp như thế, phù hợp với ước mơ của loài người như thế, nhưng trên thực tế, vì sao cho tới nay hầu hết các nước làm cách mạng vô sản, đã đập tan chính quyền tư sản, xây dựng được nhà nước chuyên chính vô sản, đang tiến lên CNXH, thậm chí như Liên Xô, tưởng đã đến nơi, đột nhiên, thuận theo nguyện vọng quần chúng (tầng lớp bị trị), rời bỏ con đường đó, trở về với xã hội có chính quyền mang bản chất của tầng lớp tư sản như xưa? Và như vậy CNXH là hão huyền, cách mạng vô sản là vô ích chăng?

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 26/a (Cách mạng vô sản)

-Tiến trình vận động xã hội, xét cho cùng, cũng là một tiến trình vận động tự nhiên vì xã hội thuộc về tự nhiên, nên nó cũng phải tuân theo nguyên lý tự nhiên. Vì vậy, muốn giải thích thỏa đáng các quá trình vận động xã hội, phải bắt đầu từ nguyên lý mưu sinh, một thể hiện đặc thù của nguyên lý cơ bản nhất. phổ quát nhất của tự nhiên, đó là: "cố gắng tồn tại". Hay như ông bà nói: "Có thực mới vực được đạo".
-Theo chỉ thị của Tự Nhiên Tồn Tại, mọi con người nói riêng và cả thế giới sinh vật nói chung, sinh ra là cố gắng sống còn đã, trước khi phải chết đi. Muốn sống còn thì phải tìm ăn. thuở đầu tiên, do nguồn thức ăn tương đối dồi dào nên tất yếu có sự tăng trưởng số lượng cá thể giống loài. Có thể nói, trong điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, tăng trưởng lạm phát về số lượng cá thể sống trong một giống loài là một hiện tượng có tính qui luật.
-Tiến trình vận động xã hội, xét cho cùng, cũng là một tiến trình vận động tự nhiên vì xã hội thuộc về tự nhiên, nên nó cũng phải tuân theo nguyên lý tự nhiên. Vì vậy, muốn giải thích thỏa đáng các quá trình vận động xã hội, phải bắt đầu từ nguyên lý mưu sinh, một thể hiện đặc thù của nguyên lý cơ bản nhất. phổ quát nhất của tự nhiên, đó là: "cố gắng tồn tại". Hay như ông bà nói: "Có thực mới vực được đạo".
-Theo chỉ thị của Tự Nhiên Tồn Tại, mọi con người nói riêng và cả thế giới sinh vật nói chung, sinh ra là cố gắng sống còn đã, trước khi phải chết đi. Muốn sống còn thì phải tìm ăn. thuở đầu tiên, do nguồn thức ăn tương đối dồi dào nên tất yếu có sự tăng trưởng số lượng cá thể giống loài. Có thể nói, trong điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, tăng trưởng lạm phát về số lượng cá thể sống trong một giống loài là một hiện tượng có tính qui luật.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 49/b

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad




CHƯƠNG X: TƯƠNG LAI VŨ TRỤ



“… Chúng ta vẫn còn là những người mới bắt đầu hết sức lúng túng với những hình ảnh trí tuệ đúng – sai lầm và thực tại tối hậu vẫn còn nằm ngoài xa tầm nắm bắt của chúng ta”

Susskind





(tiếp theo) 
Ngay sau khi người ta buộc phải loại bỏ giả thuyết về “chất nhiệt” thì các nhà vật lý đã nhất trí công nhận rằng nhiệt là một dạng năng lượng nào đó, tuy nhiên các nhà vật lý cũng đã tách thành hai trường phái khoa học chính. Trường phái thứ nhất là trường phái “các nhà năng lượng học” (gồm: Mayer, Ostwald, Duhen…) đã đặt năng lượng đối lập với vật chất. Họ xem năng lượng không phụ thuộc vào vật chất, song họ cho năng lượng là hiện thực và không thể bị hủy diệt cũng như vật chất. Trong một số trường hợp nào đó, các nhà năng lượng học thậm chí đi tới chỗ tuyên bố không cần thiết mọi phần tử vật chất mang năng lượng, do đó năng lượng là biểu hiện duy nhất của thực tại vật lý. Dẫu cho ý nghĩa triết học của quan niệm này có như thế nào đi nữa thì theo quan điểm khoa học nó vẫn hoàn toàn bất lợi, bởi vì khi nâng năng lượng (và nhiệt năng, nói riêng) tới mức một thực thể luôn như siêu hình, quan niệm này làm cho con đường nghiên cứu tiếp tục bị bế tắc và do vậy làm cản trở sự phát triển của khoa học.

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad




CHƯƠNG X: TƯƠNG LAI VŨ TRỤ



“… Chúng ta vẫn còn là những người mới bắt đầu hết sức lúng túng với những hình ảnh trí tuệ đúng – sai lầm và thực tại tối hậu vẫn còn nằm ngoài xa tầm nắm bắt của chúng ta”

Susskind





(tiếp theo) 
Ngay sau khi người ta buộc phải loại bỏ giả thuyết về “chất nhiệt” thì các nhà vật lý đã nhất trí công nhận rằng nhiệt là một dạng năng lượng nào đó, tuy nhiên các nhà vật lý cũng đã tách thành hai trường phái khoa học chính. Trường phái thứ nhất là trường phái “các nhà năng lượng học” (gồm: Mayer, Ostwald, Duhen…) đã đặt năng lượng đối lập với vật chất. Họ xem năng lượng không phụ thuộc vào vật chất, song họ cho năng lượng là hiện thực và không thể bị hủy diệt cũng như vật chất. Trong một số trường hợp nào đó, các nhà năng lượng học thậm chí đi tới chỗ tuyên bố không cần thiết mọi phần tử vật chất mang năng lượng, do đó năng lượng là biểu hiện duy nhất của thực tại vật lý. Dẫu cho ý nghĩa triết học của quan niệm này có như thế nào đi nữa thì theo quan điểm khoa học nó vẫn hoàn toàn bất lợi, bởi vì khi nâng năng lượng (và nhiệt năng, nói riêng) tới mức một thực thể luôn như siêu hình, quan niệm này làm cho con đường nghiên cứu tiếp tục bị bế tắc và do vậy làm cản trở sự phát triển của khoa học.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 49/a

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
CHƯƠNG X: TƯƠNG LAI VŨ TRỤ



“… Chúng ta vẫn còn là những người mới bắt đầu hết sức lúng túng với những hình ảnh trí tuệ đúng – sai lầm và thực tại tối hậu vẫn còn nằm ngoài xa tầm nắm bắt của chúng ta”

Susskind





Trong nhiệt động học có khái niệm  Entrôpi (ΔS). Theo nguyên lý thứ II nhiệt động học thì đối với một hệ cô lập, Entrôpi của vật luôn lớn hơn hoặc bằng không:

 

Khái niệm entrôpi làm nảy sinh thuyết chết nhiệt Vũ Trụ. Thuyết này chỉ ra rằng Vũ Trụ là một hệ cô lập, đo đó ΔS sẽ có lúc tăng lên cực đại, nghĩa là lúc đó Vũ Trụ sẽ chết, không vận động nữa (!) Đến nay nhiều bằng chứng đã chỉ ra quan niệm sai trái của học thuyết này.

Triết học duy tồn cũng cho rằng thuyết này vi phạm đến chuyển hóa không gian.

Theo hiểu biết truyền thống thì nhiệt động học được xây dựng cơ bản trên hai nguyên lý: thứ nhất (còn gọi là nguyên lý tương đương) và thứ hai (còn gọi là nguyên lý tăng Entrôpi).

Nhiệt động học ngày nay có nội dung rất rộng. Nhưng vào thời kỳ đầu, môn khoa học này giới hạn trong việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa các hiện tượng cơ học và nhiệt học chỉ liên quan đến hai dạng năng lượng cơ năng và nhiệt năng.

Ngay từ thế kỷ XIII, người ta đã biết rằng khi tiện nòng súng đại bác, nòng súng nóng lên. Bá tước Rumford (ở Munich) đã đi đến kết luận rằng nhiệt sinh ra là do công ma sát. Tuy nhiên kết luận này đã bị người đương thời bác bỏ vì nó chống lại quan niệm của họ về chất nhiệt – đó là một chất không có khối lượng, dường như không tự sinh ra cũng không tự mất đi. Mãi đến thế kỷ XIX, người ta mới thừa nhận dứt khoát khả năng biến đổi nhiệt thành công (ngay từ năm 1750, trong tác phẩm “Suy nghĩ về sự nóng lạnh” của mình, M. V. Lômônôxốp đã phát biểu ý kiến chống lại học thuyết chất nhiệt và chứng minh rằng nhiệt là sự chuyển động của các hạt trong vật chất).

Theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động, một động cơ muốn sinh công thì phải nhận nhiệt từ bên ngoài. Không thể có một động cơ sinh công mà không cần năng lượng. Rõ ràng, một chiếc xe máy, phải có xăng (trộn với oxy, còn gọi là hỗn hợp khí) mới chạy được. Nhờ tác động từ bên ngoài, trong điều kiện thỏa mãn về áp xuất và thể tích, hỗn hợp cháy trong xi lanh, tạo áp lực lên piston, rồi thông qua bộ máy truyền động, truyền chuyển động quay đến bánh xe, làm cho xe chạy. Giả sử lượng hỗn hợp khí cần thiết cho một lần xe máy sinh công là m, thì năng lượng toàn phần của nó theo Anhxtanh phải là mc2. Nếu cho nó bốc cháy trong điều kiện thường, thì xe máy vẫn không chạy. Muốn cho xe máy đó chạy, phải dùng ngoại lực kích nổ lượng hỗn hợp ấy, nghĩa là “bắt” lượng hỗn hợp ấy cháy nổ trong một điều kiện thể tích và áp suất nhất định, tạo ra một nhiệt lượng và một khả năng sinh công. Trạng thái năng lượng của hỗn hợp lúc này là:

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
CHƯƠNG X: TƯƠNG LAI VŨ TRỤ



“… Chúng ta vẫn còn là những người mới bắt đầu hết sức lúng túng với những hình ảnh trí tuệ đúng – sai lầm và thực tại tối hậu vẫn còn nằm ngoài xa tầm nắm bắt của chúng ta”

Susskind





Trong nhiệt động học có khái niệm  Entrôpi (ΔS). Theo nguyên lý thứ II nhiệt động học thì đối với một hệ cô lập, Entrôpi của vật luôn lớn hơn hoặc bằng không:

 

Khái niệm entrôpi làm nảy sinh thuyết chết nhiệt Vũ Trụ. Thuyết này chỉ ra rằng Vũ Trụ là một hệ cô lập, đo đó ΔS sẽ có lúc tăng lên cực đại, nghĩa là lúc đó Vũ Trụ sẽ chết, không vận động nữa (!) Đến nay nhiều bằng chứng đã chỉ ra quan niệm sai trái của học thuyết này.

Triết học duy tồn cũng cho rằng thuyết này vi phạm đến chuyển hóa không gian.

Theo hiểu biết truyền thống thì nhiệt động học được xây dựng cơ bản trên hai nguyên lý: thứ nhất (còn gọi là nguyên lý tương đương) và thứ hai (còn gọi là nguyên lý tăng Entrôpi).

Nhiệt động học ngày nay có nội dung rất rộng. Nhưng vào thời kỳ đầu, môn khoa học này giới hạn trong việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa các hiện tượng cơ học và nhiệt học chỉ liên quan đến hai dạng năng lượng cơ năng và nhiệt năng.

Ngay từ thế kỷ XIII, người ta đã biết rằng khi tiện nòng súng đại bác, nòng súng nóng lên. Bá tước Rumford (ở Munich) đã đi đến kết luận rằng nhiệt sinh ra là do công ma sát. Tuy nhiên kết luận này đã bị người đương thời bác bỏ vì nó chống lại quan niệm của họ về chất nhiệt – đó là một chất không có khối lượng, dường như không tự sinh ra cũng không tự mất đi. Mãi đến thế kỷ XIX, người ta mới thừa nhận dứt khoát khả năng biến đổi nhiệt thành công (ngay từ năm 1750, trong tác phẩm “Suy nghĩ về sự nóng lạnh” của mình, M. V. Lômônôxốp đã phát biểu ý kiến chống lại học thuyết chất nhiệt và chứng minh rằng nhiệt là sự chuyển động của các hạt trong vật chất).

Theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động, một động cơ muốn sinh công thì phải nhận nhiệt từ bên ngoài. Không thể có một động cơ sinh công mà không cần năng lượng. Rõ ràng, một chiếc xe máy, phải có xăng (trộn với oxy, còn gọi là hỗn hợp khí) mới chạy được. Nhờ tác động từ bên ngoài, trong điều kiện thỏa mãn về áp xuất và thể tích, hỗn hợp cháy trong xi lanh, tạo áp lực lên piston, rồi thông qua bộ máy truyền động, truyền chuyển động quay đến bánh xe, làm cho xe chạy. Giả sử lượng hỗn hợp khí cần thiết cho một lần xe máy sinh công là m, thì năng lượng toàn phần của nó theo Anhxtanh phải là mc2. Nếu cho nó bốc cháy trong điều kiện thường, thì xe máy vẫn không chạy. Muốn cho xe máy đó chạy, phải dùng ngoại lực kích nổ lượng hỗn hợp ấy, nghĩa là “bắt” lượng hỗn hợp ấy cháy nổ trong một điều kiện thể tích và áp suất nhất định, tạo ra một nhiệt lượng và một khả năng sinh công. Trạng thái năng lượng của hỗn hợp lúc này là: