Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 14/b



PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO

“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda




 (tiếp theo TT&HĐ 14/a)
Có một điều rất đáng chú ý : quả bom là một vật. Khi nói đến khái niệm vật thì chúng ta buộc phải hình dung ra vật đó phải do một lượng chất hoặc nhiều chất hợp thành. Nhưng khi quả bom nổ, phân rã đến tận cùng thì không những “vật” bom không còn gì mà các chất trong nó cũng biến đâu mất, chỉ “còn lại” là các đơn vị lượng tử bắn ra tứ phía. Có phải chất đã hóa thành những đơn vị lượng tử bức xạ không? Không thể không khẳng định được vì chẳng còn cách nào khác. Tuy vậy, việc “gom lại” những đơn vị năng lượng ấy để định tích hợp làm thành quả bom đứng yên như cũ là không thể vì dù có dùng bất cứ cách nào để thực hiện ý đồ đó đều làm cho các đơn vị năng lượng đó bằng 0 (do chúng không có khối lượng nghỉ!).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 14/a


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO

“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda


Tồn Tại là vốn dĩ thế rồi, là toàn thể những gì chúng ta quan sát thấy hoặc không thấy, dù quan sát chính xác hay không chính xác, dù nhận thức đúng hay không đúng. Tồn Tại có nghĩa là Có, Có một cái gì đó , có một điều gì đó. Có thì phải thể hiện. Thể hiện là đặc tính cơ bản nhất, đặc tính tuyệt đối của Tồn Tại và cũng chính là Tồn Tại. Hư vô theo định nghĩa là không có gì. Không có gì tuyệt đối thì gọi là Hư Vô (viết hoa). Không có gì tương đối gọi là hư vô (viết thường). Vì Hư Vô cũng phải thể hiện (thể hiện sự không có gì) nên Nó cũng chính là Tồn Tại. Một hư vô thể hiện trước Tồn Tại (tuyệt đối) là Hư Vô (tuyệt đối); một hư vô tồn tại trước nhận thức (tồn tại tương đối) là hư vô (tương đối). Vì chúng ta đang “có mặt” nên chúng ta tồn tại, vì chúng ta tồn tại nên là bộ phận của Tồn Tại. Lúc này Hư Vô không thể xuất hiện bên cạnh cái Duy Nhất mà cũng không thể là bộ phận của Tồn Tại, vì nếu thế hư vô đó sẽ không tuyệt đối được nữa. Khi chúng ta không có mặt thì có nghĩa rằng chúng ta là hư vô, là bộ phận của Hư Vô. “Lúc này” Tồn Tại không thể xuất hiện cái cũng là Duy Nhất, mà cũng không thể là bộ phận của Hư Vô, vì nếu thế tồn tại đó sẽ không tuyệt đối nữa.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cái ca men - Duy Đảo



Cách nay gần chục năm, khi đó ông già tôi 83-84 tuổi, cụ còn khỏe. Một buổi sáng đem phở vào cho cụ. Vừa bước vào khoảng vườn nhỏ trước nhà tự nhiên ngửi thấy mùi khai của nước đái lưu cữu bốc lên nồng nặc. Theo thói quen vệ sinh một tay vẫn giữ đít bát, một tay xòe toét cả 5 ngón đè lên mặt tô phở. Chả thấy ông già đâu, tôi ngoạc mồm ra gọi cụ.
- Tao đây!

Ông già ló đầu ra giữa mấy bụi cây, tay cầm cái ca sắt tráng men
- Tao đang tẩm bổ cho mấy cái cây, tích cả tháng giời mới được nửa sô, nước đái người già tưới cây thì tốt phải biết.
Vừa nói cụ lại sục cái ca men vào chậu nước đái tưới tiếp.

Ối giời ôi! Tôi la lên
- Sao cụ lại nhúng cả một thời lịch sử hào hùng của dân tộc vào châu nước đái thế này.

Bỏ tô phở vào cái bàn trong nhà tôi lao ra giật phắt lấy cái ca men rồi dí cho cụ cái ca nhựa.
- Ông cho con xin.
Vác cái ca ra máy kỳ kỳ cọ cọ nửa tiếng mà đưa lên mũi vẫn còn thấy mùi khai.

Bây giờ cái ca ấy đây. Một bên là dòng chữ "Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ" một bên là "Kháng chiến nhất định thắng lợi" Có cả con chim hòa bình và 3 lá cờ đỏ lòe của anh bạn " môi hở răng cắn". Cái ca chắc cũng đã có thâm niên, vì hai từ kháng chiến nghe có vẻ xa lơ lắc.

Đang tính có ông bạn Trỗi nào thích hoải cổ, thích sưu tầm như anh bạn có cái nhà hàng, bạn bác KQ. Tôi gủi chuyển phát nhanh miễn phí kính tặng.







 ❧ ❀ ❧ 

Facebook của Tran Kienquoc:
Duy Đảo (lính Trỗi k6) sau khi đọc bài "Ở HN có 1 cửa hàng như thế" đã gọi điện cho tôi. Đảo muốn tặng chiếc ca Việt-Trung-Xô cho bảo tàng của Minh Gù.
Đã chắp nối cả 2 đầu, Đảo sẵn sàng tặng và Minh sẵn sàng nhận.
Chúc 2 bạn có 1 quan hệ anh em đáng trân trọng.


Lấy từ Facebook của Duy Đảo 28/09/2014





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

CÁI BỂ NƯỚC - Duy Đảo



Cái bể chứa nước mưa xây từ năm 1966, có lẽ đầu năm vì vào hè tôi đã lên trường Trỗi. Ngày ấy nó to nhất làng. Hầu như vào cuối xuân, đầu hè bà con trong xóm đều tới xin nước về uống vì chum vại mọi nhà đã cạn. Bể nước mưa trong vắt ngọt lịm chả cần đun nấu cứ thế múc lên sử dụng. Do quân số bỗng chốc tăng lên vì người lớn trẻ con tản cư sơ tán từ thành phố kéo về, mẹ tôi quyết định xây bể. Làng tôi ngày ấy sao hiếm thợ xây thế, mẹ tôi phải cậy nhờ mãi mới mời được cụ Tục “xây”. Cụ tên là Tục nhưng bà con trong làng cứ ghép tên cụ với nghề thành ra gọi cụ như vậy. Tôi còn nhớ cụ lúc ấy đã già và rất khệnh khạng. Trong bữa rượu tối khi đã loáng choáng hơi men cụ nói ”Tao học nghề này từ khi dái còn bằng quả ớt thóc ngoài vườn. Chính tao là thợ cả xây cái bốt Tây bây giờ vưỡn còn sừng sững trên đường đi lên tỉnh đấy. Mẹ tiên sư chúng nó cũng vì tham gia xây cái bốt tây này mà tao suýt toi mạng. Chả biết thằng thối mồm chết tiệt nào chọc ngoáy với đội mà hồi cải cách ruộng đất chúng nó hạch sách tao đủ điều suýt nữa thì dựa cột”…

Cụ ra điều kiện “Ngoài tiền công, cơm ba bữa, đặc biệt bữa tối phải rượu thịt. Tao xây còn chúng mày chịu trách nhiệm phụ vữa, đào móng …”. Mấy ông chú được phân công phụ việc rất nhiệt tình vui vì có cơ hội được học nghề và ké tiêu chuẩn. Ông nói xây cái anh bể này phải tay nghể cao chứ không là hỏng. Nước đầy bể sau một tuần rò chỉ còn trơ đáy. Khó nhất là cuốn mài, mài vòm sao phải tròn, phải chắc, cân đối. Làng này ngoài tao đố thằng nào làm được.

Cụ xây rất thong thả, quần áo lúc nào cũng sạch bong và đặc biệt cụ rất hay giải lao ngồi khề khà trà thuốc có khi gần cả tiếng. Cụ có tài căn thời gian, mà tài thật, cứ như cái đồng hồ quả quýt của ông Nghị Y tá phụ trách trạm y tế xã. Cụ đã gõ bay, rửa tay là y phóc 11 g trưa, hay 5 giờ chiều.

Bữa tối đồ nhắm để cụ đưa cay bao giờ cũng có bốn món nhưng hầu hết cũng chế tác từ thịt vịt mà ra. Vịt luộc mắm tỏi chứ không gừng, nước luộc vịt nấu canh bí, lòng xào mướp ngoài ra có đĩa cá kho hay thịt kho hoặc rán cho cụ ăn cơm. Bữa nào cũng chỉ có vậy. Không hiểu sao ngày ấy làng tôi bà con nuôi vịt nhiều thế. Vịt cỏ ngon béo cứ đồng giá 5 hào một con khỏi cân đong. Tôi có thằng bạn nó chuyên trị phải trông vịt ngoài đồng, thỉnh thoảng nó lại rủ tôi ra cái lều trông vịt nằm chơ vơ giữa cánh đồng chơi rồi ngủ lại. Có hôm hai thằng thịt một con, có khi hai con tùy hứng rồi thằng bạn cho vào danh sách hao hụt. Sau này hao hụt nhiều quá (thực ra cũng hơn chục con là cùng) hắn bị trận đòn đau.

Năm tháng qua, cụ Tục “xây” đã chết từ lâu, mẹ tôi cũng đã mất, những người tham gia xây bể hầu như chả ai còn, chỉ còn mình tôi chứng nhân ít tuổi nhất giờ cũng đã 60. Kỳ nghỉ trước về thăm quê may mắn tôi chụp được tấm hình kỷ niệm. Vừa rồi nghe bác cả ngoài quê thông báo bác đã phá cái bể. Nghe tin lòng tôi mênh mang buồn, như mình vừa mất đi một cái gì đó thiêng mà chẳng bao giờ tìm lại được.




 ❧ ❀ ❧ 


Lấy từ Facebook của Duy Đảo 19/09/2014





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thăm bạn Lê Quý k6 - Kiến Quốc



Thăm bạn Lê Quý k6




Quý học cùng Thành Công nhà tôi, hơn nữa cô Hiền cùng làm việc với mẹ tôi ở Tocontap (sau cô là Giám đốc Textimex) nên là chỗ thân tình. Mẹ tôi rất quý cô và con cái trong gia đình. Biết ông anh ra, Quý mời đến chơi nhà.

Phi xe đến đầu ngõ, Quý ra đón. Nhà Quý là 1 villa xinh xắn ở sát đường Lạc Trung. Trước tiên lên thắp hương cho cô chú rồi anh em tâm sự chuyện đời, chuyện nhà và sở thích cá nhân... Quý đi nhiều, mê lịch sử và mê phim tư liệu (có hơi bị nhiều phim hay!).

Vợ chồng Quý có 2 cháu trai (sinh đôi mới hay!), năm nay học lớp 10 trường Am, đều chuyên Anh. Các cháu học giỏi và được bố mẹ rèn tính tự lập từ bé. Chiều đó, dù mưa bão, cháu vẫn đi xe bus từ trường và 'hà huy tự' đi bộ về nhà (không cần bố ra đón).

Biết ông anh mê chụp ảnh, Quý lấy cặp ống kính Canon từ tủ bảo quản chân không ra: "Vì làm với Nhật (Quý chả nhiều năm làm ở Nisho-Iwai) mà thân rồi nhờ họ kiếm cho máy rẻ. Sau này em mua thêm ống kính Macro và ống kính chụp chân dung. Đã hứa sẽ tặng anh, nay mới có dịp". Cảm ơn thì ông em trả lời: "Có gì đâu vì em có máy xịn hơn, nên không dùng đến 2 ống kính này". Nhìn súng ống Quý to đùng, nặng chịch mà phục.

Chiều đã muộn, chờ cho cơn mưa lớn dứt, mới chia tay.

Thật vui khi sống trên đời này có những tình thân từ cha mẹ chuyển sang cho con cái và tình bạn ấy kéo dài cả nửa thế kỷ!


 ❧ ❀ ❧ 







1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 13/b


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG I: ÔN CỐ TRI TÂN (Tiếp theo TT&HĐ 13/a)

“Cái tuyệt đối tự biểu lộ đối với những ai tìm kiếm tri thức, là ánh sáng vĩnh cửu, rõ ràng và rực rỡ như mặt trời lúc chính ngọ cho những ai đấu tranh vì đức hạnh, là chính nghĩa vĩnh cửu, kiên định và công bằng cho những ai hướng tình cảm về tình yêu vĩnh cửu và vẻ đẹp thánh thiện”
S. Radhakrisnan
Sarvepalli Radhakrishnan
Sarvepalli Radhakrishnan (Telugu: సర్వేపల్లి రాధాకృష్ణయ్య Sarvēpalli Rādhākr̥ṣṇayya About this sound listen (help·info), 5 September 1888 – 17 April 1975) was an Indian philosopher and statesman[1] who was the first Vice President of India (1952–1962) and the second President of India from 1962 to 1967.[web 1]

One of India's best and most influential twentieth-century scholars of comparative religion and philosophy,[2][web 2] his academic appointments included the King George V Chair of Mental and Moral Science at the University of Calcutta (1921–1932) and Spalding Professor of Eastern Religion and Ethics at University of Oxford (1936–1952).

His philosophy was grounded in Advaita Vedanta, reinterpreting this tradition for a contemporary understanding.[web 2] He defended Hinduism against "uninformed Western criticism",[3] contributing to the formation of contemporary Hindu identity.[4] He has been influential in shaping the understanding of Hinduism, in both India and the west, and earned a reputation as a bridge-builder between India and the West.[5]

Radhakrishnan was awarded several high awards during his life, including the Bharat Ratna, the highest civilian award in India, in 1954, and honorary membership of the British Royal Order of Merit in 1963. Radhakrishnan believed that "teachers should be the best minds in the country". Since 1962, his birthday is celebrated in India as Teachers' Day on 5 September.[web 3]
.

Nếu Pharađây là người đã đưa ra quan niệm mới về điện và từ; đã nêu lên vai trò của môi trường, gợi ra khái niệm trường và mô tả nó bằng các đường sức, thì Mácxoen là người đã hoàn chỉnh tư tưởng của Pharađây về mặt toán học, đã đưa ra thuật ngữ trường điện từ và đã xây dựng được những qui luật toán học của trường đó. Mácxoen là nhà bác học có tài năng về nhiều mặt, đã đóng góp nhiều công sức vào nhiều lĩnh vực của vật lý học, nhưng tên tuổi của ông trở nên lừng lẫy chính là nhờ thuyết trường điện từ mà ông đã xây dựng và mang tên là điện động lực Mácxoen, với nòng cốt là sáu định luật thể hiện bằng sáu phương trình gọi là các phương trình Mácxoen.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 13/a


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG I: ÔN CỐ TRI TÂN

“Cái tuyệt đối tự biểu lộ đối với những ai tìm kiếm tri thức, là ánh sáng vĩnh cửu, rõ ràng và rực rỡ như mặt trời lúc chính ngọ cho những ai đấu tranh vì đức hạnh, là chính nghĩa vĩnh cửu, kiên định và công bằng cho những ai hướng tình cảm về tình yêu vĩnh cửu và vẻ đẹp thánh thiện”
S. Radhakrisnan
Sarvepalli Radhakrishnan
Sarvepalli Radhakrishnan (Telugu: సర్వేపల్లి రాధాకృష్ణయ్య Sarvēpalli Rādhākr̥ṣṇayya About this sound listen (help·info), 5 September 1888 – 17 April 1975) was an Indian philosopher and statesman[1] who was the first Vice President of India (1952–1962) and the second President of India from 1962 to 1967.[web 1]

One of India's best and most influential twentieth-century scholars of comparative religion and philosophy,[2][web 2] his academic appointments included the King George V Chair of Mental and Moral Science at the University of Calcutta (1921–1932) and Spalding Professor of Eastern Religion and Ethics at University of Oxford (1936–1952).

His philosophy was grounded in Advaita Vedanta, reinterpreting this tradition for a contemporary understanding.[web 2] He defended Hinduism against "uninformed Western criticism",[3] contributing to the formation of contemporary Hindu identity.[4] He has been influential in shaping the understanding of Hinduism, in both India and the west, and earned a reputation as a bridge-builder between India and the West.[5]

Radhakrishnan was awarded several high awards during his life, including the Bharat Ratna, the highest civilian award in India, in 1954, and honorary membership of the British Royal Order of Merit in 1963. Radhakrishnan believed that "teachers should be the best minds in the country". Since 1962, his birthday is celebrated in India as Teachers' Day on 5 September.[web 3]
.


''Trí tưởng tượng bị bóp méo dạy chúng ta rằng ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những điều khác nhau và phải được phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, chúng không độc lập với nhau; chúng chỉ là những mặt khác nhau của cùng một sự vật; chúng là những ngôn từ của một mối quan hệ, chứ không phải là hiện thực''. Đó được cho là một quan niệm của Đức Phật Thích Ca mà trước đây chúng ta đã từng nêu ra và...không đồng thuận. Nếu không có hiện thực thì làm sao chúng ta mô tả được; làm sao chúng ta “phân biệt rõ ràng” được những “mặt khác nhau”, thưa Đức Phật? Sự vật cùng với những mặt khác nhau của nó phải được gọi là những hiện thực hoăc chí ít cũng là những chi tiết, những bộ phận cấu thành, hợp thành hiện thực. Chỉ có điều để nhận thức được cái hiện thực ấy bắt buộc chúng ta phải dùng ngôn từ để mô tả dựa trên hàng loạt qui ước về chuẩn mực theo quan niệm tích lũy được trước đó (tính chủ quan đã chuyển hóa thành khách quan tương đối) và theo cách thức, góc độ “nhìn thấy” của chúng ta (hoàn toàn chủ quan).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

TẤM HÌNH - Duy Đảo


Tưởng nhớ T-T Thân tặng K,L và TC.
Tấm hình đen trắng chỉ nhỏ bằng cái ô trong bìa thực phẩm thời bao cấp mà mỗi lần mua tiêu chuẩn cô bán hàng dùng kéo cắt đi. Nó nhỏ tới mức chỉ cần vô ý là bị chìm khuất trong các tấm ảnh khác, hoặc lẫn lộn trong mớ giấy tờ hay bị kẹp đâu đó trong những lá thư giấy đen xỉn và sần sùi như cái bánh đa vừng quà mẹ ngày xưa khi về chợ. Những kỷ niệm ấy dấu kín dưới đáy ba lô theo đời quân ngũ của tôi lang thang gần bốn mươi năm qua.

Đầu năm 73 tôi quen Bạn khi về Vĩnh Yên tập trung ôn thi đại học. Chúng tôi đỗ kỳ thi năm ấy. Tôi theo nghiệp lính, học ĐHKTQS còn Bạn chuyển ra ngoài, học ĐHXD. Nhà Bạn ở một khu yên tĩnh trong trung tâm thị xã có rất nhiều cây xanh bên bờ Đầm Vạc. Bố mẹ Bạn là người Tràng An ông bà tham gia kháng chiến, sau hòa bình hai cụ định cư lại Vĩnh Yên. Bố bạn là quan chức đầu tỉnh, mẹ là giáo viên cụ giạy học từ thời tây. Hai ông bà rất hiền và thương con thương cháu, có lẽ vì thương con, thương cháu nên ông bà thương cả các bạn của con. Mỗi lần theo Bạn về nhà chơi được cụ cho ăn uống, chăm sóc. Bạn có mấy người em nhưng những lúc tới nhà tôi chỉ thấy có hai cô bé quanh quẩn bên mẹ.

Khi học năm thứ 2 tôi gặp lại T ngừơi bạn thời thiếu sinh quân về học năm thứ nhất ĐHKTQS. Một lần T rủ ra nhà người quen chơi. T nói “đây là bạn của bà già tôi”. Ai ngờ cụ lại là mẹ của người bạn tôi quen.


Thời gian qua nhanh cô bé quanh quẩn bên mẹ ngày nào giờ đã vào đại học thỉnh thoảng thấy em xuống tàu Hà Nội về thăm mẹ, có lần thấy em tung tăng ra ga để lên trường. Em trong trẻo quần loe tóc ngắn hồn nhiên, nhìn em lòng vẩn vơ bâng khuâng.

Mấy chục năm sau ”quả đất tròn” tôi gặp lại Bạn tại tp HCM khi hai đứa tình cờ đứng đón con ở cổng trường Trần Văn Ơn. Tay bắt mặt mừng, Bạn cho địa chỉ hẹn gặp lại. Thế rôi bẵng đi một thời gian chưa kịp thăm Bạn thì nghe tin Bạn mất.

Cuộc sống bộn bề như dòng sông ào ạt trôi. Một hôm tôi nhận được thiệp cưới của T, tôi hỏi ý chung nhân, T nói “vợ mình là một trong hai cô bé ngày xưa ở Vĩnh Yên cậu còn nhớ không?"

Trong đám cưới T tôi gặp lại em trong vai trò là chị vợ của T (thế mới tức chứ). Tấm hình đen trắng nhỏ xíu mà tôi cất giữ bấy lâu là tấm hình em. Cả tôi cả em đều không hiểu tại sao tôi lại có tấm hình đó.

Nhưng thôi! Tìm căn nguyên làm chi ... tuổi trẻ ai chả có những tình cảm vu vơ trong sáng như thế. Nếu có bạn cắc cớ hỏi: tấm hình ấy giờ đây thế nào? Thì bạn hãy yên tâm, tấm hình ấy bây giờ đã được cất giữ trân trọng ở nơi nó phải đến.

 ❧ ❀ ❧ 


Lấy từ Facebook của Duy Đảo 11/09/2014


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Chuyện đi tìm dũng sĩ diệt Mỹ Đoàn Văn Luyện




Chuyện đi tìm dũng sĩ diệt Mỹ Đoàn Văn Luyện




Khi ấy Huỳnh Tấn Lợi còn phụ trách lắp đặt mạng lưới điện của tỉnh Quảng Ngãi. Một lần, anh em đi cơ sở về báo cáo, có 1 ông bộ đội già về hưu, trong nhà thấy treo nhiều ảnh chụp với Bác Hồ và kể nhiều chuyện về Bác. Nghĩ bụng, có khi là rổm nhưng biết đâu... Ngay hôm sau anh đánh xe xuống địa bàn.

Vừa tới nơi thấy 1 tay trung niên khắc khổ, gày gò nhưng mặt rất hiền lành, đang chăm lo vườn tược. Lợi hỏi thăm thì được biết anh ta tên là Đoàn Văn Luyện. Lúc bấy giờ mới nhận lại được những nét của dũng sĩ diệt Mỹ Đoàn Văn Luyện năm xưa, khi còn là học sinh k6 trường Nguyễn Văn Trỗi ở Quế Lâm.
Anh em nhận ra nhau từ đấy.

13 tuổi diệt 14 lính Mỹ
Luyện sinh 1952. Nhà ở không xa Căn cứ quân sự Chu Lai. Những năm ấy lính Mỹ đóng đầy căn cứ. Cát và cái nắng chói chang của Chu Lai buộc họ phải cởi trần trùng trục suốt ngày, da ai nấy đỏ như con tôm luộc. Lính trẻ có, lính già có, xa nhà nên nhớ vợ con, cha mẹ; khi thấy trẻ con VN cũng xúc động, gần gũi. Vì thế Luyện thường mò vào chơi trong căn cứ và thân quen với các chú lính Mỹ. Mỗi lần vào chơi, khát thì được cho uống nước, đôi khi cho ăn cả kẹo sô-cô-la, bánh mì...

Năm 1963, mẹ Luyện bị bắt giam vì hoạt động cách mạng và bị đánh chết trong tù. Ba ở nhà thì mù lòa. Cậu bé 11 tuổi bắt đầu hiểu thế nào đất nước bị xâm lược. Nhưng ngày ngày vẫn đưa trâu vào chăn trong căn cứ, vẫn qua lại với lính Mỹ. Họ còn bày cho cách "chơi" súng. Có 1 buổi trưa, cả đồn đi vắng hết, chỉ còn 1 tay lính. Nắng và mệt, ăn xong hắn lăn ra ngủ. Chính lần đó, Luyện đã dùng khẩu carbin mà được chính họ dạy sử dụng, bắn chết tay lính rồi trốn ra ngoài. Đây là tên lính Mỹ thứ nhất.

Sau lần đó Luyện vẫn chưa bị lộ, vẫn ra vào căn cứ. Lính Mỹ còn bày cho cách sử dụng lựu đạn (nào mỏ vịt, nào quả na...), cách đặt mìn Claymore... Lần thứ 2, Luyện diệt được 10 lính Mỹ.

Chuyện là, khi số thân quen đi càn, Luyện vào chơi và gài mấy trái lựu đạn ngay cổng đồn. Nhưng tính, nếu bọn đi càn về dính đạn thì bọn ở nhà sẽ chạy ra ứng cứu, vậy phải gài ngay đường chúng chạy ra. Quả như dự đoán, chục tên sau đó chết và bị thương.

Tới trước khi được đón ra Bắc năm 1965, Luyện đã diệt được 14 tên lính Mỹ và từng được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ra miền Bắc
Sau hội nghị mừng công ở miền Trung, anh được ra Bắc cùng bác Võ Chí Công. Hạnh phúc lớn hơn khi vừa tới HN đã được đến thăm Bác Hồ. Bác chỉ thị TCCT phải lo cho Luyện được học tập và Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi là nơi đón Luyện về. Đoàn Văn Luyện học tập cùng với các bạn khóa 6.

Sau khi trường Trỗi giải tán, anh được bác Song Hào (Chủ nhiệm TCCT) đón về làm con nuôi. Luyện thận thiết với chị Chính, chị Chung, Văn Chiến, Văn Thắng. Sau đó còn được đi học văn hóa ở Quân chính QK Tả Ngạn rồi học Sỹ quan Thông tin cùng Phùng Thế Đà, Văn Thắng...

Sau 1975, anh về Tỉnh đội Nghĩa Bình. Đến 1982 phục viên với quân hàm trung úy vì ba thì mù lòa, vợ con thì quá nheo nhóc. Anh tâm sự: "Những năm tháng trong QĐ đã rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn, không sợ gian khổ nên tôi đã cố gắng phấn đấu vượt qua. Không phàn nàn, kêu ca vì dân còn khổ hơn mình nhiều. Cũng những năm tháng trong QĐ đã rèn cho mình tay súng, lại từng theo Sư Đà đi bắn chim ở Hà Bắc nên sau này tôi săn được thú, đánh được cá, lo được cuộc sống cho gia đình".

Cuộc sống đời thường

Về địa phương, anh sống giản dị, không hề công thần, cho dù công trạng đầy mình, từng được đào tạo ở miền Bắc XHCN, từng là gia đình có công với nước, có mẹ và anh là LS.

Ở Quảng Ngãi có mô hình tự quản trong khai thác điện tới cấp xã. Anh tham gia vào HTX này, hàng tháng đi thu tiền điện trong dân.

Con cái được vợ chồng anh cho ăn học thành người. Cháu làm trưởng CA thị trấn, cháu làm trong ban quản lí chợ thị trấn. Riêng 1 anh cu, học đại học xong nhưng quyết làm giàu bằng trồng ớt kinh doanh. Chúng tôi khen cháu dũng cảm và chúc cháu thành đạt trong sự nghiệp.

Mẹ Luyện được truy tặng Bà mẹ VNAH năm 2014
Mẹ hy sinh 1963, đến 1968 thì anh trai hy sinh. Và đến 2014, mẹ mới được truy tặng danh hiệu này vì mẹ là LS và con trai là LS. Hỏi đùa: "Danh hiệu có kèm theo tiền mặt?". Anh hiền lành trả lời: "Có chứ, nhưng tôi dùng tiền đó để giỗ ông, giỗ bà".


 ✯✯ 



Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại FB Tran Kienquoc: Thứ hai, ngày 08 tháng 9 năm 2014).

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 12/i


CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI (Tiếp theo TT&HĐ 12/h)

“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng... ”
Vidhusekharsastri


Vào thời Trang Tử, chúng ta quay về phương Nam trên con tàu tốc hành vượt thời gian (con tàu này đúng là một... UFO, nhưng không phải của người ngoài hành tinh, là thực thể mà đến ngay những người có mặt trong đó cũng không xác định được (!), chỉ tạm gọi là..."con tàu", thế thôi!!!). Chặng hành trình lang thang trong xứ sở thời Xuân Thu - Chiến Quốc của chúng ta đã (tạm) kết thúc. Ai cũng thế, đều trở thành vô thức khi ở trên con tàu vượt thời gian đó và nó... đang bay. Dù chưa toại nguyện vì chưa được chứng thực hết mọi điều còn khuất tất trong chính sử, thì chúng ta vẫn vui mừng khôn xiết vì không bị ''mắc kẹt'' lại thời xa xưa đó... vĩnh viễn!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đám cưới con gái Quốc Thông


05/09/2014, Trung tâm hội nghị quốc tế - 6A Chu Văn An, HN.

Ảnh từ FB Trung Le, Minh Nguyen



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>