NGÔN & LUẬN 5
Thứ Bảy, tháng 9 19, 2015-Nước là tiền đề của sự sống. Sự sống chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong môi trường nước. Có thể nói trong Vũ Trụ, chỉ có nơi nào có nước thì mới có khả năng có sự sống. Như vậy, dễ thấy rằng cùng với nhiều điều kiện khác nữa, sự sống trên Trái Đất là hiện tượng không đến nỗi phổ biến trong Vũ Trụ, thậm chí là hi hữu.
-Theo quan niệm của triết học duy tồn thì trên thế giới này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại. Một thể hiện đặc thù của Tự Nhiên Tồn Tại là sự sống. Mục đích của Tốn Tại chính là tồn tại, nghĩa là mọi Tồn Tại khi đã được sinh ra hoặc hình thành đều "cố gắng" duy trì sự tồn tại của chính nó (thể hiện rõ ràng nhất về mặt này là vạn vật đều có quán tính, có khối lượng!). Vì là dạng đặc thù của Tồn Tại nên sự sống đều tuân thủ đặc tính cơ bản này, sự sống sinh ra phải "cố gắng" sống còn trước khi tự nhiên chết đi, trở về với Tồn Tại.
-Tồn Tại phải vận động để thể hiện sự tồn tại. Vũ Trụ có tính hữu hạn. Tính hữu hạn của Nó thể hiện ở chỗ mọi vận động đều phải tuân theo qui luật nhân quả. Nhưng Vũ Trụ cũng có tính vô hạn. chính vì thế và cũng vì sự cố gắng tồn tại mà vận động thường có xu hướng chu kỳ, lặp lại, xoay vần. Môi trường sống là một tồn tại, do đó, nó cũng vận động, biến đổi và phân tương đối thành hai trạng thái tương phản gọi là "bất lợi hơn" và "thuận lợi hơn" theo qui ước đối với sự sống và biến đổi một cách xoay vần tương đối qua hai trạng thái đó.
-Vì môi trường dung dưỡng sự sống là hữu hạn, phải xoay vần như vậy nên sự sống, để sống còn được, để duy trì giống nòi được, thì phải đấu tranh sinh tồn, phải định hình đồng thời phải biến hóa phù hợp (tiến hóa thích nghi) theo nguyên tắc tăng trưởng-suy thoái lạm phát. Nhờ thế mà sự sống trở nên đa dạng, đa giống loài và nảy sinh ra sự sống có tư duy (loài người).
-Có một xu thế phổ biến trong quá trình đấu tranh sinh tồn của thế giới sinh vật là hợp với nhau thành quần thể, thành bầy đàn để tăng khả năng mưu sinh, khả năng sống sót. Ở loài người đó là xu thế hợp quần xã hội.
-Quá trình đấu tranh sinh tồn ở loài người có tư duy đã làm xuất hiện ở con người thứ gọi là "tình cảm" với đủ thứ cung bậc hỉ, nộ, ái, ố (trong đó, lòng tham vị kỷ trước lựa chọn sống còn có nguồn gốc sâu xa từ bản năng, nổi trội, có thể được coi là nguồn cội phát sinh mọi sắc thái tình cảm khác.).
-Cố gắng sống còn rõ ràng được hối thúc từ bản năng. cho nên có tính cá thể. Nhưng quá trình mưu sinh cũng sẽ giúp sinh vật tìm đến lối mưu sinh tập thể, đến những ưu việt để sinh tồn mà tìm kiếm sống còn được hối thúc từ bản năng cá thể không thể có được. Nói tóm lại, đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi là qui luật phổ biến trong thế giới sinh vật. Đó là quá trình đan xen giữa hai biểu hiện cá nhân và tập thể. Cả hai mặt ấy đều phục vụ sống còn, một cái là trực tiếp, cái còn lại là gián tiếp, trong đó, cái thứ nhất đóng vai trò cốt lõi, nền tảng, là ưu tiên số một.
-Phải nói ở loài có tư duy (loài người), lối sống hợp quần xã hội đã có từ thời săn bắt-hái lượm, trở thành như một lối sống duy nhất trong thời trồng trọt-chăn nuôi và định cư lâu dài.
-Tự Nhiên Tồn Tại có đặc tính cơ bản trước tư duy quan sát là phân biệt được, theo qui ước thì phân thành hai trạng thái tương phản và chuyển hóa qua lại giữa hai trạng thái ấy. Ở loài người cũng vậy, trong quá trình mưu sinh cũng một đàng là duy trì, củng cố sự hợp quần xã hội và ngược lại, đàng khác, cũng có những yếu tố làm chấm dứt, phân rã xã hội.
-Nhưng hợp quần xã hội vẫn là lối sống được ưu tiên lựa chọn tự nhiên đầu tiên của loài người trong quá trình sinh tồn với những ưu việt do tính tập thể đem lại mà tính cá thể không có được, cho nên quần chúng trong xã hội đó (thành viên hợp thành xã hội đó, còn gọi là Đại Chúng), đã tự phát lập ra một thứ đóng vai trò công cụ rồi ủy quyền quyền lực cho nó (sau này phát triển thành "nhà nước"), nhằm hòa giải, trị an, điều hành xã hội, giúp gắn kết xã hội, làm cho xã hội hoạt động một cách đồng bộ, thống nhất, đoàn kết. phục vụ cho đời sống của mình.
-Như vậy, sự tồn tại nhà nước là mang tính tự nhiên, và mục đích nguyên thủy của nhà nước là "do dân, vì dân", vì ấm no, hạnh phúc của xã hội nói chung, trong đó có ấm no, hạnh phúc của từng con người cá thể nói riêng. Tuy nhiên, lòng tham ích kỷ và mù quáng vốn có ở mỗi con người đã lũng đoạn nhà nước, làm cho nhà nước dần dần xa rời mục đích chính đáng ban đầu của nó, nói đúng hơn là mục đích chân chính của nó đã bị làm cho nhạt nhòa.
-Định hướng tiến triển tự nhiên, có tính tự phát của xã hội loài người từ trước đến nay vẫn là "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (nếu không có định hướng ấy thì xã hội loài người có đạt trình độ văn minh như hiện nay không?). Có điều, tiến trình ấy xảy ra nhanh hay chậm là do các cuộc cách mạng (đột biến) trong khoa học, trong nhận thức xã hội cũng như trong hoạt động thực tiễn của loài người qui định. Nếu cho rằng xã hội loài người chính thức hình thành từ khi sống định cư lâu dài và trồng trọt-chăn nuôi đã được chọn là phương thức sinh tồn chủ yếu thì hình mẫu về một xã hội phi giai cấp, phi áp bức bất công, dân cư xã hội chung lưng đấu cật làm ăn, thực sự an hưởng hạnh phúc thái bình (thường gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, trái ngược với quan niệm của Ănggen!) đã từng hiện diện trên Trái Đất này. Và nhà nước nguyên thủy cũng xuất hiện từ đó. phải nói rằng, xét về mặt cảm thụ hạnh phúc, tức là mức độ mãn nguyện về cuộc sống, thì xã hội đẹp nhất mà con người đã trải qua chính là xã hội cộng sản nguyên thủy và chuẩn mực xã hội đang hướng tới (có hướng tới được hay không???) là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quá trình phát triển xã hội làm nảy sinh ra nhiều yếu tố (quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng của số lượng cư dân xã hội...) tạo ra những nhu cầu xã hội (số lượng và chất lượng tiêu dùng tăng lên...) thúc ép xã hội chuyển hóa sang phương thức tư sản nguyên thủy (gia đình hóa, tư hữu hoá công cụ sản xuất...).
-Vô hình dung, ngay từ đầu tự nhiên đã vạch hướng tối ưu cho con người sống còn, nhưng lòng tham vị kỷ xuất phát từ bản năng ở mỗi con người trong thời kỳ môi trường sự sống đang lâm vào trạng thái bất lợi, đã dẫn đến sự thèm khát tư hữu, từ đó mà lý trí của họ chìm đắm trong mù quáng và vì thế mà xã hội của họ rối loạn, lạc vào lũng đoạn (chiến tranh, cướp bóc, nô dịch...) cho tới tận ngày nay. Có thể nói, từ thời cổ đại đến nay, loài người vẫn tìm chưa ra Thiên Đường đã đánh mất của mình (đó là xã hội cộng sản nguyên thủy, một xã hội đại đồng nhân ái, không có áp bức bất công!). Bao nhiêu thế hệ con người với những trí tuệ triết học ưu tú nhất đã ra sức nhận thức, đã hình dung ra bao nhiêu hình thức xã hội đẹp đẽ, rồi cố gắng thực hiện mà vẫn không thành hiện thực, mà vẫn chỉ là nếu không "không tưởng", "hoang tưởng" thì cũng là "lý tưởng"...
-Từ khi loài người sống theo lối hợp quần xã hội tới nay, họ đã trải qua các hình thái xã hội:
+Cộng sản nguyên thủy: Cộng đồng, "chung lưng đấu cật" làm ăn không có áp bức, bất công. Hình thành nhà nước sơ khai (thủ lĩnh, già làng...được xã hội thừa nhận, được bầu trực tiếp, công khai). Con người nói chung chưa có khái niệm "danh lợi".
+Tư sản nguyên thủy: Bắt đầu có lối sống gia đình, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất. Nhà nước đã bắt đầu chiếm dụng quyền lực. Đã có hiện tượng bóc lột thặng dư, nhưng nói chung, hiện tượng áp bức bất công chưa phổ biến. Giàu-nghèo xuất hiện, nhưng chưa phân tầng giai cấp. Đã có hiện tượng tích lũy của cải, giữ gìn công cụ trong từng hộ gia đình.
+Chế độ Chiếm hữu nô lệ: Hình thành quyền lực và phân chia quyền lực (tư hữu quyền lực!). Nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "tập hợp đại diện cộng đồng" thao túng quyền lực, tranh dành quyền lực, làm hình thành hai tầng lớp cơ bản trong xã hội là "thống trị" , "bị trị" và đương nhiên đứng về phía bênh vực quyền lợi cho tầng lớp "thống trị". Áp bức, bất công đã trở nên phổ biến.
+Chế độ phong kiến: tư hữu hóa nhà nước (nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "cha truyền con nối"), khẳng định uy quyền cá nhân tuyệt đối của nhà nước (quân chủ) đối với Đại Chúng. Tuy nhiên, thông qua đấu tranh, tầng lớp bị trị đã dành lại được quyền tự quyết cá nhân về sinh mạng, dành lại phần nào quyền lợi sống còn cơ bản của mình. Lòng tham vị kỷ tràn lan trong xã hội.
+Chế độ tư bản: Nhà nước "vì dân" một cách hình thức, đã tập thể hóa quyền lực nhưng vẫn "gián tiếp" phục vụ quyền lợi kinh tế cá nhân cho tầng lớp "thống trị", vẫn là công cụ áp bức, bóc lột của tầng lớp "thống trị" đối với toàn xã hội, cho nên đầy rẫy áp bức bất công, thậm chí áp bức bất công có lúc, có nơi vượt quá sự tàn bạo, ăn cướp công khai, trắng trợn, gây ra mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn, không thể dung hòa được...Sự tư hữu được mở rộng phạm vi đến cực độ, gây ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị, giữa hai bộ phận (đã hóa thành hai giai cấp đối kháng) tư sản và vô sản. Chủ nghĩa cá nhân thống trị mọi tâm hồn xã hội. Nhà nước, trên danh nghĩa, là "của dân, do dân, vì dân", nhưng vẫn là nhà nước "của nó, do nó, vì nó"!
+Chế độ cộng sản: Nhà nước thực sự là "của dân, do dân, vì dân", quyền lực xã hội thực sự thuộc về Đại Chúng, Đại Chúng ủy quyền cho nhà nước thông qua "quốc hội" để nhằm mục đích trị an, đối ngoại. Về mặt lý thuyết, xã hội cộng sản không còn bóc lột nữa, không còn áp bức, bất công nữa (tương tự xã hội cộng sản nguyên thủy nhưng văn minh hơn nhiều!). Sự tư hữu và giaù có tới mức thừa thãi đối với một đời người đã mất đi sức hấp dẫn của nó (không thể giàu có được bằng làm ăn cá thể, tiền bạc ngập đầu cũng chẳng để là gì!!!).
-Khi ta nói: "Đi lên CNXH" hay: "Theo định hướng XHCN" là ta đang nói tới việc xây dựng một xã hội cộng sản. Vậy, có thể hiểu nôm na, xã hội XHCN là xã hội cộng sản chưa hoàn chỉnh, khác xã hội tư bản ở chỗ đã thực sự xây dựng được nhà nước "của dân, do dân, vì dân"?
-Vì cuộc sống con người là tối linh, vì xã hội cộng sản là xã hội tối ưu giúp mọi người nói chung được sống còn một cách mãn nguyện, nên nó là hình thái xã hội tươi đẹp nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người từ thời cổ đại nhưng loài người đã "vô tình" không biết gìn giữ, để nó mất đi, rồi lại cố công tìm kiếp trong tủi nhục, đau thương cho đến ngày nay dù đã nhận thức được nhưng vẫn chưa hoạch định chính xác được. Vì sao xây dựng xã hội cộng sản khó như vậy? Vì sao mô hình xã hội theo chủ nghĩa xã hội (do C.Mác đề xướng!), khi mới truyền bá, lại được Đại Chúng đồng lòng ủng hộ, tin theo, để rồi sau một thời gian trải nghiệm mới "ngộ ra" những nét phi thực của nó, đã quay sang dè bỉu nó, chối bỏ nó? Bởi vì đó là sự diễn tả giấc mơ tuyệt đẹp, đậm nét hiện thực nhất mà họ có thể mơ ước được, là hình ảnh về Thiên Đường đã mất của họ, nhưng rồi vỡ lẽ ra chỉ như "cái bánh vẽ to tướng" và họ đã bị lừa dối! Có lẽ nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là những người làm cách mạng chưa thấm nhuần chính xác khái niệm "nhà nước", khái niệm "chuyên chính", thiếu tình yêu thương Đại Chúng và không biết cách xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân"!? Nhà nước đó còn được gọi là "nhà nước cộng sản". (Bên cạnh nhà nước cộng sản có cần thiết tồn tại một đảng cộng sản giữ vai trò "kim chỉ nam", lãnh đạo toàn thể xã hội nữa không nhỉ?).
-Khi đã xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân" thì nhất quyết nhà nước đó sẽ xây dựng được nền kinh tế XHCN với kinh tế kế hoạch do nó làm chủ đạo, sự công hữu trở thành hình thức cơ bản và nổi trội trong xã hội, đến lúc đó nhiều khả năng xã hội cộng sản sẽ thành hiện thực không thể chối cãi!
-Ngày nay, nếu một xã hội bao gồm những nét tươi đẹp của xã hội Mỹ, Cuba, Bắc Triều Tiên cộng lại, thì đó phải chăng đã là xã hội cộng sản!?
---------------------------------------------------------------
-Đọc tham khảo:
5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
“
|
Tôi coi sự phát triển
của các hình thái kinh tế-xã hội là
một quá trình lịch sử-tự nhiên
|
”
|
- C.Mác -
Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của
hình thái kinh tế xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên quy luật vận
động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật
khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là một phạm trù xã hội nhưng
lại có quy luật phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển
từ thấp đến cao. Nguồn gốc sâu sa của việc phát triển và thay thế các hình
thái kinh tế xã hội nằm ở chỗ:
● Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây lên sự thay đổi về
quan hệ sản xuất.
● Sự thay đổi về quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) đến
lượt nó sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (là hệ thống các hình thái ý thức xã
hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên
một sơ sở hạ tầng nhất định) thay đổi.
Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, trong lịch sử loài người đã và sẽ
tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
■ Hình thái KTXH cộng
sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
■ Hình thái KTXH chiếm
hữu nô lệ
■ Hình thái KTXH phong
kiến
■ Hình thái KTXH tư bản
chủ nghĩa
■ Hình thái KTXH cộng
sản chủ nghĩa
1/ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy
Đây là hình thái KTXH đầu
tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng nổi bật của
hình thái này là:
▪ Tư liệu lao động thô
sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động
▪ Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động
▪ Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật
▪ Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ.
2/ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ
Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và
hình thành nên xã hội có Nhà nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong
lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Đặc
trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở hữu chung) về từ
liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp
thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản
thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ
máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã
hội này được coi như một công cụ lao động biết nói. Hình thái này cũng tạo ra
kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô.
3/ Hình thái KTXH phong kiến
Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc –
địa chủ, giai cấp bị trị là nông nô. Phương pháp bóc lột sức lao động trong
xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng hình thức bóc lột địa tô – người
nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ hạn
nộp tô thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao động
trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng
nông dân vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng thời
nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội.
4/ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa
Xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển trong lòng
xã hội phong kiến châu Âu và chính thức xác lập như một hình thái KTXH đầu
tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ 17. Adam Smith (1723-1790) là người có đóng
góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ
nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Những nét đặc trưng cơ bản của hình
thái KTXH tư bản chủ nghĩa:
▪ Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật
bảo vệ và coi như quyền thiêng liêng của con người.
▪ Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị
trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của
các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế.
▪ Gắn với nền sản xuất công nghiệp có năng suất lao động cao.
▪ Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động
tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.
5/ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa
Là hình thái phát triển cao nhất của xã hội, có quan hệ sản xuất
dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản
xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở
hạ tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là
của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Những đặc trưng cơ bản
của hình thái KTXH này là:
▪ Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất
công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ
cao: năng suất lao động cao, tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu
vật chất và văn hóa của người dân.
▪ Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ
những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã
hội với nhau vì lợi ích căn bản.
▪ Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao
động mới: phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của
tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.
▪ Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động:
cơ sở cho công bằng xã hội.
▪ Chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà
nước mang bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và
tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước
XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo xã hội trên
mọi mặt và nhân dân thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xã
hội.
▪ Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực
hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con
người phát triển.
|
-Phần này cũng đọc tham khảo thôi
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? | ||||||||||
Bài 1: Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - Vì sao sụp đổ? | ||||||||||
Thứ ba, 06/10/2009, 01:59 (GMT+7) | ||||||||||
Bắt đầu từ cuối những năm 80
của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi
vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4-1989 đến tháng 9-1991, chế độ XHCN ở
Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn động” chính trị
lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề
đặt ra là vì sao chế độ XHCN lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho
đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa
và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp
đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu…
Trước hết, là do quan niệm giản
đơn, phiến diện quy luật về mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản
xuất; cho rằng, có thể dùng ý chí cách mạng để xây dựng nhanh quan hệ
sản xuất tiên tiến trên cái nền lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém và
lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Sau khi V.I.Lênin qua đời ở Liên
Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang
kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã
phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới lần 2, Liên Xô vẫn
tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa, từ bỏ
hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ
chế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động,
sáng tạo của người lao động.
Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và
nhân dân, xây dựng năng lực cầm quyền của một chính đảng cách mạng sau
khi giành được chính quyền chưa thực hiện đầy đủ, khiến Đảng không phát
huy được vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức nhân dân; vừa không
phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội..., dẫn đến tình trạng quan
liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn.
Một nguyên nhân chủ quan khác là
đánh giá quá cao CNXH hiện thực và đánh giá quá thấp chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa đế quốc; chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong việc
hoạch định các bước đi của tiến trình xây dựng CNXH (như quan điểm của
Liên Xô về “CNXH đã hoàn toàn thắng lợi”, “xây dựng xã hội cộng sản chủ
nghĩa”, “CNXH phát triển”...), không thấy hết tính chất lâu dài, quanh
co, phức tạp của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH.
Những sai lầm chủ quan nghiêm
trọng kéo dài trên cản trở sự cải tổ, cải cách, đổi mới đúng đắn là
nguyên nhân sâu xa làm chế độ XHCN suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó
không phải những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ XHCN, mà do
quan niệm giáo điều về CNXH.
Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng
sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể
hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu:
“cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới
CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”, “chúng ta tìm trong khuôn
khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời
cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố
suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những người lãnh đạo cải tổ lùi
dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ
những mục tiêu XHCN mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bằng phát súng lệnh “công khai”,
“dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê
phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng
CNXH, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH. Nó gây hoang mang, xáo
động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng
đối với những giá trị của CNXH. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện
thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới,
phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái
theo những ý đồ, mục đích của phương Tây.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can
thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến
hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu. Các chiến lược gia
phương Tây sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét
lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô
nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị
mới”. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại
để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế
quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và
Đông Âu.
Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Tổng thống Mỹ Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ông ta viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa bất ổn vào bên trong “bức màn sắt”.
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa
đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ
quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ.
Trong tình hình CNXH trì trệ và
khủng hoảng do những sai lầm của mô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa,
đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu
sắc, toàn diện mới đưa CNXH thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ
phát triển mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp
đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới
thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.
Một số đảng cộng sản các nước trên
thế giới đã nhận định nguyên nhân của sự sụp đổ này là: Sự lệch lạc về
hệ tư tưởng của những người lãnh đạo đảng và sự thiếu hiểu biết về hệ tư
tưởng XHCN của nhân dân; sự thiếu dân chủ trong xã hội và trong đảng;
tình trạng quan liêu trong đảng, tham nhũng và sự xa lánh nhân dân của
lãnh đạo đảng; một số sai lầm trong chính sách kinh tế của đảng cộng sản
cầm quyền; và sự phá hoại tinh vi của chủ nghĩa đế quốc…
TS Nguyễn Viết Thông
8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bạiBài viết được dựa theo cuốn sách tên ‘Socialism‘ (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế CNXH hay nhất cho đến nay. Lưu ý: Nếu các đọc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute. Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:
Lý do số 1: Không cho phép quyền sở hữu cá nhânTrong nền kinh tế CNXH, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển? Lý do số 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộcKhi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?Lý do số 3: Sự công bằng và bất công bằngCNXH dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau. Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ. Mượn câu nói của Milton Friedman: “Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.” Lý do số 4: Thiếu vắng giá cảMột trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra một món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng. CNXH thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế CNXH thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người? CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được. Để ví dụ. 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND? Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của ‘Kinh tế mới’ năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình. Lý do số 5: Không có động lực cá nhân, lòng thamTrong nền kinh tế CNXH, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người một sào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu một người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn? Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình? Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển. Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH. Lý do số 6: Thiếu vắng Lời và LỗTrong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia. Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào một việc không tạo ra giá trị.Nền kinh tế XHCN thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được? Lý do số 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạtTrong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.Nhưng trong nền kinh tết CNXH, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng. Tư duy này được FA Hayek gọi là sự ‘lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức‘. Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý. Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết. Lý do số 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm. Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng. |
1 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>