THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 44/f





PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IV: ÊTE

“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

(tiếp theo)
Để nhận thức cho được bản chất nội tại của hạt KG, chúng ta phải cố gắng lý giải sự tồn tại của nó, cố gắng hình dung cách thức vận động, sự hình thành các trạng thái của nó cũng như nguyên nhân xuất hiện và lan truyền hạt KG kích thích trong Vũ Trụ. Thế nhưng, dù cho sự lý giải, hình dung, mô tả đó có xác đáng đến mấy đi chăng nữa, thì tuyệt nhiên chúng ta không được quên rằng sự tồn tại của hạt KG thông thường và hạt KG kích thích là vốn dĩ thế, là “có sẵn” vô thủy vô chung như thế. Vì “có sẵn” như thế và cũng vì không thể quan niệm được một thực tại vô hạn lại là kết quả được xây dựng nên từ những cái vô cùng nhỏ hữu hạn, nên chúng ta cho rằng số lượng các hạt KG phải hữu hạn và dù có nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì vẫn có thể biểu diễn được bằng một con số tự nhiên bất biến. Hạt KG kích thích cũng có sẵn như vậy và số lượng của chúng cũng bất biến nên cũng có thể được biểu diễn bằng một số tự nhiên. Số tự nhiên này phải là một số chẵn vì có hai loại hạt KG kích thích tương phản nhau hợp thành hai số lượng bằng nhau nhằm đảm bảo tính bảo toàn tuyệt đối cũng như sự cân bằng động tuyệt đối của Tự Nhiên Tồn Tại. Nếu đem chia số lượng hạt KG kích thích cho tổng số lượng hạt KG nói chung thì chúng ta sẽ có được một con số tỷ lệ. Chúng ta cho rằng số tỷ lệ này là một tiền định của Tự Nhiên, nó có thể “mách bảo” vì sao trong Vũ Trụ hài hòa, vạn vật - hiện tượng lại tồn tại hỗn độn như vậy, vì sao trong môi trường không gian mênh mông và “hanh thông” vạn vật - hiện tượng lại vận động gặp nhiều những biến cố ách tắc, trắc trở như vậy, và cuối cùng là vì sao Tự Nhiên Tồn Tại vĩnh cửu, vô thủy vô chung trong khi vạn vật - hiện tượng lại bị bó buộc trong vòng sinh - tử và nhiều sự “tử” xảy ra hoàn toàn bất ngờ, đột ngột đến “tức tưởi”, không thể đoán trước được như vậy…

Dù ảo dù thật thì năm phương trong nội tại hạt KG đều là phi vật chất, nghĩa là đều tồn tại ảo, đều tương đối có thể phân biệt được giữa chúng với nhau và đồng thời tuyệt đối cũng không thể phân biệt được. Để biểu diễn các trạng thái nội tại hạt KG, chúng ta có thể dùng số chiều của nó. Trước hết, chúng ta gọi phương là “cái một” (“1”) và như thế sẽ có năm cái “1”. Chúng ta qui ước rằng cái “1” phân định thành hai chiều tương phản âm - dương là –1 và +1, và do đó nội tại hạt KG mười chiều hợp thành năm cặp chiều tương phản âm - dương với nhau theo từng đôi một. Phân bố theo năm cặp chiều ấy là năm bộ phận lực lượng vận động bằng nhau, tương đối độc lập đối với nhau. Song, một cách tuyệt đối thì năm bộ phận lực lượng ấy có bản chất như nhau và hợp thành duy nhất một lực lượng thống nhất tạo nên nội tại hạt KG. Do đó mà có sự phối thuộc trong vận động, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa năm lực lượng ấy. Tình hình đó dẫn đến lực lượng nội tại hạt KG cũng phân định thành hai lực lượng tương phản không ngừng chuyển hóa qua lại nhau trên cơ sở năm lực lượng bộ phận của nó, đồng thời coi một bộ phận là một đơn vị chuyển hóa âm - dương. Với lực lượng chuyển hóa ấy và sự chuyển hóa phải tuân theo qui luật nhằm bảo tồn Tự Nhiên Tồn Tại mà nội tại hạt KG có sáu trạng thái tồn tại khác nhau. Nếu chúng ta cũng gọi năm lực lượng bộ phận của nội tại hạt KG là năm “cái một” thì chúng ta có thể biểu diễn sáu trạng thái ấy như sau:
              
Với số trên là biểu diễn lực lượng âm, số dưới biểu diễn lực lượng dương. Hai trạng thái đầu và cuối của dãy trạng thái là hai trạng thái kích thích (tột độ), chúng tương phản hoàn toàn đối với nhau. Bốn trạng thái còn lại là bốn trạng thái thông thường trong một chu kỳ vận động điều hòa của nội tại hạt KG. Có thể biểu diễn trạng thái theo cách viết số trước số sau, chẳng hạn đối với trạng thái có thể viết là (–2,+3).
Chúng ta cho rằng sự chuyển đổi từ trạng thái thông thường này sang trạng thái thông thường khác là do có sự kích thích cảm ứng lẫn nhau giữa hai lực lượng âm và dương của nội tại hạt KG bao quanh nó (môi trường) “hối thúc”. Vậy thì sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia diễn biến như thế nào? Nếu qui ước trạng thái đầu của chu kỳ chuyển hóa là trạng thái (–1,+4) thì vì để đảm bảo vận động nội tại của hạt KG là điều hòa và tuần hoàn  thì trạng thái cuối của chu trình cũng phải là (–1,+4). Hai trạng thái này coi như là chồng chập nhau thành một trạng thái, đóng vai trò là trạng thái kết thúc của chu kỳ này đồng thời là trạng thái xuất phát của chu kỳ kia. Vậy thì trạng thái ở giữa chu kỳ phải là trạng thái tương phản với trạng thái vừa nêu và đó chính là trạng thái (–4,+1). Cuối cùng, hai trạng thái thông thường còn lại sẽ phải nằm xem kẽ, ở hai vị trí còn lại sao cho sự vận động được đều đặn, êm xuôi. Một chu kỳ chuyển biến trạng thái của nội tại hạt KG được mô tả ở hình 10.
Hình 10: Chuyển đổi trạng thái nội tại của hạt KG trong một
chu kỳ vận động của nó có thể là như thế này.
Khi bị kích thích đột biến, nội tại hạt KG lâm vào một trong hai trạng thái căng thẳng tột độ là (0,+5), hoặc (–5,0). Như đã nói, để thoát khỏi tình trạng có khả năng bị chấm dứt tồn tại và buộc phải thoát khỏi tình trạng ấy một cách vô điều kiện nhằm duy trì tồn tại vốn có của mình, hạt KG, trong khoảng thời gian ngắn nhất tuyệt đối là th, thông qua phương thức kích thích cảm ứng và có ưu tiên lựa chọn, sẽ phải “truyền trọn vẹn” cái trạng thái căng thẳng tột độ của nó cho một trong bốn hạt KG bao quanh nó, còn bản thân nó thì trở thành hạt KG thông thường. Có thể biểu diễn quá trình tác động tương hỗ giữa hạt KG kích thích và hạt KG thông thường như thế nào? Chúng ta cho rằng vì quá trình đó thực chất là làm chuyển biến vận động nội tại lẫn nhau của hai hạt KG dẫn đến sự biến đổi trạng thái nội tại của chúng cho nên cũng có thể hình dung như là sự trao đổi trạng thái nội tại giữa chúng với nhau. Vậy thì có thể biểu diễn quá trình ấy dưới dạng tương tự như phương trình phản ứng hóa học với qui ước là một phép tổng không giao hoán. Dưới đây là hai ví dụ biểu diễn:

Đến đây, coi như chúng ta đã thực hiện xong vạch vẽ đầu tiên, dù chỉ là sơ phác thì cũng là những nét cơ sở quan trọng bậc nhất đối với bức tranh toàn cảnh vật lý của Vũ Trụ thực tại. Trên cơ sở những vạch vẽ mở đầu ấy, chúng ta sẽ tiếp tục bổ sung những vạch vẽ mới, làm xuất hiện vạn vật - hiện tượng vận động nhộn nhịp và chuyển biến kỳ thú trong cái không gian bao la đến choáng ngợp và hàm chứa vô vàn đều bí ẩn mà chúng ta đang quan chiêm.
Dù rằng chỉ có thể quan chiêm trực giác được một phân cảnh rất hạn hẹp thì sự tồn tại và vận động vốn dĩ của nó của Vũ Trụ vẫn là hoàn toàn hiển nhiên, không thể bàn cãi. Dù cho có chúa, thánh hay đấng tối cao điều khiển nào đó đi chăng nữa thì gồm chung lại, sự tồn tại và vận động ấy vẫn là tự nhiên, tự thân, vô thủy vô chung, là nguyên nhân đồng thời cũng là kết quả của chính nó. Tính tự nhiên tuyệt đối của Vũ Trụ làm cho Nó đầy đủ tuyệt đối (nghĩa là gồm cả thiếu thốn!). Quan sát và tư duy, trên cơ sở nhận thức đúng hay sai mặc lòng, không thể nào tưởng tượng, dù là ở mức độ hoang tưởng điên cuồng cùng cực nhất, vượt ra ngoài phạm vi đầy đủ tuyệt đối đó được, nghĩa là không thể nào tưởng tượng ra cái mà Vũ Trụ không có. Đừng tưởng rằng Vũ Trụ không có Hư Vô và chúng ta lại vẫn tưởng tượng ra được Hư Vô! Khi chúng ta tưởng tượng về Hư Vô thì thực ra là tưởng tượng về một khoảng tuyệt đối không có gì. Nhưng xét cho cùng thì khoảng đó vẫn có quảng tính, ám chỉ đến không gian, và cũng vì thế mà vẫn là sự tưởng tượng ra cái tồn tại, cái có của Vũ Trụ, dù cái có ấy là một tồn tại ảo.  Vũ Trụ có thực thì cũng có ảo, có vừa thực vừa ảo thì cũng có không thực không ảo. Chính vì lẽ đó mà chúng ta không nên cực đoan cho rằng Vũ Trụ là tuyệt đối vô tận hay tuyệt đối hữu hạn. Vì vô tận hay hữu hạn thì cũng đều có thể là thực hay ảo, và nếu “chồng chập” chúng lại thì là vừa thực vừa ảo hay không thực mà cũng không ảo. Tuy nhiên, một khi chúng ta đã định nghĩa bản thân mình là thực (Đềcác thật chí lý!) thì mọi hiện hữu mà chúng ta trực giác được cũng phải là thực và cái hiện hữu vô cùng vĩ đại, không thể thấu suốt gây choáng ngợp hoàn toàn đối với cảm giác, cũng phải là một Vũ Trụ thực tại, không thể là Vũ Trụ ảo được. Thực tại vĩ đại ấy, không thể khác, phải gồm những “phần” thực tại nhỏ hơn hợp thành và nếu phân chia đến cùng sẽ được thấy như là gồm vô vàn thực tại nhỏ nhất hợp thành. Số lượng của những thực tại nhỏ nhất tuyệt đối ấy cũng phải là thực tại chứ không thể phi thực tại được. Vì thế, trước một thực tại quan sát và tư duy nhận thức, Vũ Trụ thực tại phải hữu hạn. Hay nói đúng hơn, trước cái “tôi tư duy cho nên tôi tồn tại” thì Vũ Trụ vừa hữu hạn vừa vô hạn, nhưng trong khi sự hữu hạn là một tồn tại thực thì sự vô hạn của Nó chỉ là tồn tại ảo không hơn không kém.
Vì Vũ Trụ thực tại là hữu hạn nên vận động tự thân của Nó, về mặt phong phú, đa dạng, tất yếu bị hạn chế. Nghĩa là sự vận động ấy phải có tính điều hòa, tuần hoàn, theo chu kỳ và trong một chu kỳ phải gồm đủ mọi trạng thái kế tiếp nhau theo qui định của Tự Nhiên mà Vũ Trụ có thể có. (Nếu tưởng tượng rằng, mỗi nội tại của một hạt KG là một Vũ Trụ thực tại đối với quan sát “ở đó”, và cho rằng số lượng hạt KG đúng bằng số lượng trạng thái Vũ Trụ có thể có, thì sự tồn tại của loài người nói chung và của cuộc đời chúng ta nói riêng, là vĩnh cửu trong Vũ Trụ thực tại này thì ở một số Vũ Trụ thực tại khác, chúng ta đang là thiếu niên, thanh niên, trung niên, cụ già… và cũng phải có một Vũ Trụ thực tại mà trong đó, chúng ta đang… lìa đời. Cứ nghĩ đến việc chúng ta sống rồi phải chết đi, nhưng sự chết ấy chẳng thấm thía gì so với sự sống vĩnh cửu của chúng ta kể trên, hay sự sống lặp đi lặp lại của chúng ta trong một Vũ Trụ thực tại duy nhất, mà thấy vui vẻ đáo để và sung sướng đến… tê người!). Trong số các trạng thái ấy, có lẽ phải có một trạng thái mà Vũ Trụ không có bất cứ vạn vật nào khác ngoài một môi trường không gian được hợp thành từ vô vàn hạt KG thông thường có tính lặn khuất và hạt KG kích thích có tính nổi trội, được thấy như đang di động (bơi đi) hỗn loạn trong môi trường đó. Nghĩa là nếu có một hạt KG “bơi lội tung tăng” trong môi trường không gian thì ắt hẳn đó chính là hạt KG kích thích. Có hai loại hạt KG kích thích tương phản nhau. Chúng ta lần lượt gọi tên chúng là “hạt KG âm” (ký hiệu ) và “hạt KG dương” (ký hiệu ).
Nguyên nhân làm xuất hiện hạt KG di động là hạt KG nào đó chủ động làm mất đi trạng thái kích thích tột độ của bản thân nó bằng cách trao đổi trạng thái với hạt KG thông thường ở kế cận nó và sự kiện cứ thế tiếp diễn thành một quá trình. Mục đích của hạt KG di động cũng chính là muốn tìm cách làm mất đi sự kích thích đó. Chính vì thế mà hai hạt KG kích thích cùng dấu luôn có xu thế tránh xa nhau, đẩy nhau, còn hai hạt KG kích thích trái dấu lại luôn có xu thế tìm đến nhau, hút nhau: Một hạt KG kích thích luôn “biết” lựa chọn ưu tiên con đường thuận lợi nhất đến với hạt KG kích thích trái dấu với nó. Con đường đó có thể là gần nhất, có thể là ít bị cản trở nhất và trong trường hợp tốt nhất là gồm cả hai điều kiện đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào hai hạt KG trái dấu tiến về phía nhau thì cũng triệt tiêu sự kích thích của nhau được. Nếu bỏ qua sự tác động đột biến của môi trường thì chỉ khi độ dài của quãng đường giữa hai hạt KG trái dấu đó là chẵn (số lượng hạt KG thông thường giữa chúng là chẵn) thì chúng mới tiếp giáp với nhau được và sự tương tác làm mất trạng thái kích thích tột độ của cả hai hạt đó sẽ xảy ra. Tùy điều kiện, hoàn cảnh lúc xảy ra tương tác mà chúng ta có thể biểu diễn theo hai cách:
              
Và:
              
Nghĩa là khi hai hạt KG trái dấu tương tác được với nhau, chúng sẽ thực sự làm triệt tiêu trạng thái kích thích tột độ của nhau và trở lại thành hai hạt KG thông thường, về “sống yên bình trong lòng Đại Chúng”. Cần nhấn mạnh rằng, khi hai hạt KG trái dấu tương tác nhau để biến thành hai hạt KG thông thường thì ở đâu đó trong môi trường, lập tức đồng thời phải xuất hiện hai hạt KG kích thích mới, trái dấu nhau.
Trong trường hợp độ dài quãng đường giữa hai hạt KG trái dấu tiến đến nhau là lẻ thì hai hạt đó không thể tiếp giáp với nhau được vì giữa chúng bị ngăn cách bởi một hạt KG thông thường. Hạt KG thông thường này không thể lấy đâu ra lực lượng để cùng một lúc trao đổi trạng thái với hai hạt KG, hoặc giả vì cùng một lúc bị kích thích “lên” và kích thích “xuống” nên trạng thái nội tại của nó coi như không thay đổi do tác động bên ngoài. Hai hạt KG trái dấu rất “thèm khát” nhau nhưng lại không thể tác hợp trực tiếp với nhau được, mà cũng không thể đứng yên mãi ở đó được, cho nên chúng phải tìm con đường khác, thuận lợi nhất để đến với nhau cho bằng được (vì chúng đang ở gần nhau nhất và ngoài sự ngăn cách của hạt KG thông thường giữa chúng thì chúng không còn gặp trắc trở nào nữa). Trong hiện thực, để tránh một chướng ngại vật, cách đầu tiên mà chúng ta lựa chọn là đi vòng qua nó trên một tuyến đường ngắn nhất có thể. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, cách đó không thể thực hiện được mà phải chọn cách khác, đi theo một con đường khác thậm chí là rất dài nhưng vẫn được gọi là tối ưu. Ở đây cũng vậy, cấu trúc mạng khối đặc thù của không gian đã làm cho hai hạt KG đi vòng qua chướng ngại để đến với nhau được. Vậy thì chúng chọn cách nào? Nhìn ở góc độ hạt KG là một khối tứ diện tam giác đều thì sự chồng khít nhau của chúng sẽ làm xuất hiện một khối đa diện lồi gồm năm hạt KG (có 10 mặt tam giác đều) nhỏ nhất có thể chứa hai hạt KG trái dấu trong tình trạng giữa chúng có một hạt KG thông thường ngăn cách. Một cách hình thức, chúng ta có thể minh họa điều đó trên mặt phẳng (xem hình 11).
Hình 11: Hệ thống hành tinh nhỏ nhất của Vũ Trụ thực tại
Nếu hình 11 phản ánh đúng thực tại thì chắc chắn hai hạt KG trái dấu sẽ chọn con đường có độ dài là hai hạt KG thông thường trong đa diện lồi đó để đến với nhau và trong “chớp mắt” chúng sẽ cùng biến mất và như thế, vạn vật - hiện tượng mà chúng ta đang thấy trong Vũ Trụ không thể xuất hiện được: Vậy thì quan niệm nêu ở trên của chúng ta về cách xử sự của hai hạt KG trái dấu trong trường hợp giữa chúng chỉ có một hạt KG thông thường (hạt A) ngăn cách là chưa thỏa đáng, cần phải xem xét lại. Có thể rằng hai hạt KG trái dấu luôn có xu thế tìm đến nhau, nhưng sự thực, nguyên nhân sâu xa lại là do áp lực của môi trường. Để đảm bảo sự cân bằng động tuyệt đối của mình, môi trường đã buộc hai hạt KG trái dấu, nếu không chịu một sự cản trở nào khác, sẽ phải tiến về phía nhau theo con đường tối ưu cũng do chính môi trường chỉ ra, “vạch vẽ” ra. Khi giữa hai hạt KG trái dấu tiến đến nhau chỉ còn khoảng cách là hạt A thì không phải cả hai hạt KG trái dấu ấy cùng “rẽ” sang một con đường khác để lại đến với nhau mà chỉ có một hạt ra đi trên con đường tối ưu ấy và coi như nhường cho hạt kia trao đổi trạng thái với hạt A. Nhưng vì sao lại có hiện tượng ấy? Bởi vì trong hai hạt KG trái dấu ấy, xét về mặt “hấp dẫn” hạt A, có một hạt có ưu thế hơn, nhiều khả năng hơn trong việc “chiếm hữu” điểm A, và hạt còn lại do bị thất thế hơn (và tất nhiên là không thể đứng đó mà ngắm “cuộc mây mưa” được!) buộc phải ra đi (hay cũng có thể là bị “đuổi đi”!). Giả sử khi hai hạt KG trái dấu áp sát hạt A và trạng thái hạt A lúc đó là (–1,+4), thì vì trạng thái đó có tính “dương hơn” nên sức hấp dẫn của hạt KG dương sẽ… chẳng ra gì cả so với hạt KG âm đối với hạt A, nên hạt KG dương phải ra đi. Con đường mà hạt KG dương phải đi là B, C. Khi hạt KG dương chiếm chỗ của hạt B thì đồng thời hạt KG âm cũng coi như chiếm chỗ hạt A. Tình trạng mới của hai hạt KG trái dấu ấy vẫn như cũ, không được cải thiện một chút nào cả, do đó sự kiện giống hệt lại tiếp diễn làm hình thành nên quá trình quay quanh trục tâm khối đa diện của hai hạt KG trái dấu. Vận tốc chu vi của hai hạt đó phải là C. Cũng có trường hợp hạt KG dương “hấp dẫn” hạt A hơn và hạt KG âm mới là “kẻ” phải ra đi “tìm đường cứu nước”, cho nên nếu gọi chiều quay nêu trên là “thuận” thì còn chiều quay tương phản với nó và gọi là “nghịch”. Tuy nhiên, có thể nghĩ rằng dù quay theo chiều nào thì bản chất của hiện tượng vẫn là như nhất, hoặc nếu có phân biệt thì hầu như cũng… chẳng để làm gì. Ở một góc độ nào đó, có thể coi cặp hạt KG trái dấu quay là hệ thống cơ học kiểu hành tinh nhỏ nhất mà Vũ Trụ có. Đồng thời ở một góc độ khác, đúng hơn, nên coi sự quay của cặp hạt KG đó là sự xoáy nội tại của khối thập diện tam giác đều chứa chúng và khối thập diện này là hạt cơ bản nhỏ nhất, trung hòa về điện, là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên vạn vật trong môi trường không gian (hay ête). Chúng ta gọi nó là hạt  (và đây cũng là ký hiệu biểu diễn năng lượng toàn phần của nó).
Nếu coi như đã biết năng lượng toàn phần của hạt KG thông thường là , thì vì hạt KG kích thích chỉ “nổi trội” hơn hạt KG thông thường về mặt trạng thái thôi cho nên xét theo giá trị tuyệt đối, phải có:
             
Chúng ta cho rằng môi trường không gian là một thực thể do cả hai loại hạt KG thông thường và kích thích hợp thành. Tuy nhiên, do tính “nổi trội” của hạt KG kích thích mà có thể phân biệt được phần nổi trội của nó trong môi trường không gian nói chung như một thực thể vận động tương đối độc lập (có thể hình dung nó như một sóng nước, một phần tử giao động sóng trong một đại dương nước mênh mông). Hay có thể nói hạt KG kích thích vừa là phần tử của môi trường không gian vừa là phần tử hoạt động có thể tương đối phân biệt được với môi trường ấy. Thật khó lòng mà hình dung ra sự thể hiện nước đôi ấy của hạt KG kích thích trong đại dương không gian thực tại mênh mông, nhưng nếu không cố hình dung ra được thì chúng ta không thể tiếp tục hoang tưởng được. Có lẽ đành chấp nhận hình ảnh hạt KG kích thích nổi trội lên như một núm nước dạng cầu trên mặt nước phẳng lặng. Nhưng có lẽ hình dung hay nhất là thế này: vì hạt KG có 6 trạng thái đó phải phân biệt được với nhau nên chúng ta coi như trong môi trường không gian, hạt KG có thể biểu hiện ra 6 màu khác nhau, gồm 4 màu cho hạt KG ở trạng thái thông thường và 2 màu cho hai hạt KG kích thích trái chiều. Vì chỉ cần 4 màu thông thường đã đủ cho việc “vẽ bản đồ” phân định trong toàn không gian rồi nên 2 màu kích thích coi như “bị thừa”, nổi trội hẳn lên trên “tấm bản đồ” không gian. Lúc này “tấm bản đồ” không gian coi như chìm khuất, đóng vai trò nền tảng cơ sở cho các cùng vạn vật do nó tạo nên, “múa may quay cuồng” “trên đó”. Hơn nữa, có thể hình dung nền tảng ấy có mức năng lượng bằng 0 trong quá trình nghiên cứu vật lý về vật chất vận động. Mặt khác, vì hai hạt KG kích thích trái dấu có tính hút nhau và hai hạt KG kích thích cùng dấu có tính đẩy nhau và vai trò cực kỳ quan trọng của nó trong việc tạo thành vạn vật - hiện tượng trong Vũ Trụ nên chúng ta ký hiệu chúng cho thật rõ ràng hơn, lần lượt là .
Sự “di dời” của cho phép chúng ta tưởng tượng rằng có hiện tượng là tại một vị trí nào đó trong không gian có một quá trình phát triển từ một yếu tố gí đó vô cùng bé nhỏ lên thành một lượng KG nổi trội, thể hiện ra là hạt  có dạng cầu chuẩn. Thể tích của khối cầu này đúng bằng lượng KG hình thành. Vì thể tích được biểu diễn một cách tất yếu như là một lượng nào đó của lập phương khoảng cách (hay độ dài, cho nên cái yếu tố gì đó vô cùng bé nhỏ nói ở trên, không thể là cái gì khác, mà phải là đơn vị nhỏ nhất của khoảng cách làm nên thể tích ấy, và chúng ta gọi nó là . Lượng thể tích được hình thành nw6n nên từ cơ sở ban đầu  cũng chính là lực lượng vật chất toàn phần của hạt nhìn ở góc độ “phi thời gian”. Nhưng quá trình hình thành nên hạt  ở đâu đó trong không gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc phải có một độ dài lâu nhất định gọi là thời gian. Như chúng ta đã từng lý giải thì khi quan sát từ hệ O (đứng yên) một sự kiện xảy ra tại một vị trí nào đó trong hệ O’ (chuyển động so với hệ O) thì có thể qui ra một cách tượng trưng khoảng thời gian xảy ra sự kiện thành độ dài quãng đường mà hệ O’ chuyển động được trong khoảng thời gian ấy. Do đó có thể quan niệm độ dài không gian là thực của độ dài thời gian và ngược lại, độ dài thời gian là ảo của độ dài không gian. Một cách nào đó, có thể lập mối quan hệ tương đương giữa chúng và có thể biểu diễn thể tích của hạt  theo thời gian. Vì sự xuất hiện hạt ở đâu đó không thể là phi Tự Nhiên được mà phải có nguyên nhân và yếu tố nguyên nhân quyết định là phải “tốn” một năng lượng. Năng lượng ấy đúng bằng . Nếu gọi “khoảng” thời gian làm nên một “phần tử” nào đó của  dt thì vì cách biểu diễn dưới dạng năng lương mà chúng ta đã biết, chúng ta sẽ đến được với biểu diễn sau đây:
              
Và dễ dàng có được:
              
với        te là đơn vị thời gian riêng và cũng là chu kỳ vận động nội tại của hạt
de là đường kính của hạt
Vế phải của biểu diễn chính là thể tích “thấy được” của hạt  do tính nổi trội của nó.
Như vậy, biểu thức về năng lượng toàn phần của  sẽ là:
              
Năng lượng đó cũng chính xác bằng năng lượng toàn phần của , nghĩa là:
              
Ở đây, năng lượng còn được thấy như là sự tăng trưởng lực lượng (hay thể tích) KG một cách có gia tốc. Và nếu biểu diễn này đúng thì khối lượng của một hạt KG là:
              
Hạt không thể đứng yên trong môi trường không gian được (hay có thể nói chỉ đứng yên trong khoảng thời gian bằng , nhưng th đã là đơn vị nhỏ tuyệt đối của thời gian rồi nên không tồn tại khoảng thời gian ấy. Và luôn nhớ rằng, ở trong nội tại hạt KG, khoảng thời gian th, biến thành nghịch đảo của chính nó và trở thành một khoảng thời gian có độ dài lâu đến “thiên thu” - là một chu kỳ vận động của Vũ Trụ thực tại!). Không những không thể đứng yên mà nó còn phải luôn “chuyển động” với vận tốc cực đại tuyệt đối C. Chính vì thế mà chúng ta cho rằng hạt không có nội tại (hoặc phải quan niệm nội tại của nó đã bị chìm khuất trong môi trường không gian).
Khi hai hạt  trái dấu tìm đến nhau mà không triệt tiêu nhau, chúng hợp thành một hệ thống quay “tít mù” trong Vũ Trụ, hay nhìn ở góc độ khác, coi như chúng hợp thành lực lượng vật chất của hạt trung tính . Lực lượng vật chất này rõ ràng là đúng bằng lực lượng toàn phần của hai hạt KG, nghĩa là:
              
   Với:      mh=0,1024.10-k (g)
Khi hạt đứng yên, lực lượng nội tại của nó đúng bằng năng lượng toàn phần và xoáy không gian với một vận tốc góc cực đại tuyệt đối mà Vũ Trụ có thể có.
Cần phải phán đoán rằng, hiện tượng hủy cặp hoặc hợp thành  của hai hạt trái dấu xảy ra thường xuyên, không ngừng và phổ biến trong khắp Vũ Trụ và có tính ngẫu nhiên nên sự phân bố năng lượng trong môi trường không gian tương đối không đồng đều, tạo nên những trường thế tác động đến các thực thể, làm cho chúng chuyển động ưu tiên từ miền có mức (mật độ) năng lượng cao hơn đến miền có mức năng lượng thấp hơn. Vì thế mà sự đứng yên tuyệt đối của hạt  chỉ mang tính nhất thời và sự vận động di dời vị trí của nó mới là phổ biến. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sâu xa nhất làm xuất hiện hiện tượng vạn vật hấp dẫn trong Vũ Trụ, “dễ thấy” ở tầng nấc vĩ mô?
Khi hạt  đang đứng yên, bị môi trường tác động và chuyển sang trạng thái chuyển động, thì tốc độ của chuyển động ấy là bao nhiêu? Thực ra, khi nói hạt chuyển động di dời thì có nghĩa là hai hạt trái dấu di dời. Nhưng vì chúng đang quay quanh trục tâm của với vận tốc chu vi bằng C- là vận tốc cực đại tuyệt đối trong Vũ Trụ rồi, nên không thể có thêm một giá trị vận tốc nào khác nữa mà phải chuyển biến chuyển động quay ấy thành chuyển động “tịnh tiến” với vận tốc bằng C. Điều này dẫn đến phải hình dung hạt khi đứng yên thì có dạng cầu bị dẹt theo phương trục tâm của nó và xoáy tít, khi chuyển động thì “duỗi ra” thành dạng sợi dây gồm ba hạt KG mà hai đầu mút là hai hạt  trái dấu, ở giữa hai hạt ấy là hạt KG thông thường. Trong không gian ơclít có thể biểu diễn sợi dây ấy như một đoạn thẳng véctơ. Nhưng do tính nổi trội về cấu trúc mạng khối của môi trường không gian ở tầng nấc “đáy cùng” của Vũ Trụ vi mô mà “sợi dây” không thể thẳng được, nghĩa là chuyển động của nó làm cho nó có dạng uốn lượn, hay có thể gọi là dạng sóng. Như thế, phải cho rằng hạt chỉ có nội tại khi đứng yên, còn khi nó chuyển động thì vì nội tại của nó đã “dàn trải” ra hết “bên ngoài” nên coi như không còn nội tại nữa.
Nếu đã có “sợi dây” dạng sóng gồm ba hạt KG như trên thì cũng có thể có những “sợi dây” như vậy nhưng gồm nhiều hạt  hơn nữa và có thể phân chúng làm hai loại. Loại thứ nhất gồm những dây có hai đầu mút là hai hạt trái dấu và gọi là dây trung tính. Loại thứ hai gồm những dây có hai đâu mút là hai hạt đồng dấu và gọi là dây diện tích. Khi những dây này đứng yên thì chúng cuộn lại, trở thành một hạt xoáy nội tại. Các dây hay hạt nào, do qui định nào đó của tự nhiên mà tương đối bền hơn hay tương đối kém bền hơn. Nói chung và có tính phổ biến, dây càng dài hay hạt càng lớn thì càng kém bền. Chúng ta cho rằng có những dây hay hạt thực sự không bền. Loại này khi bị biến đổi trạng thái từ chuyển động sang đứng yên (hay từ đứng yên sang chuyển động) sẽ trở thành hơn một hạt (hoặc hơn một dây) và chúng ta gọi chúng là giả dây (hay giả hạt). Ngược lại, dây (hay hạt) nào khi bị biến đổi từ chuyển động sang đứng yên (hay từ đứng yên sang chuyển động), trở thành duy nhất một hạt (hay một dây), thì chúng ta gọi là dây (hay hạt) cơ bản.
Trong môi trường không gian đầy biến động, trên cơ sở hút đẩy âm - dương, các dây - hạt nói trên mà nòng cốt là những dây - hạt cơ bản, tương tác với nhau, liên kết với nhau dưới nhiều hình thức nào đó, tạo nên những tổ hợp đa dạng tạm gọi là những đơn vị vật chất hỗn hợp. Những đơn vị hỗn hợp này lại liên kết với nhau tạo thành những đơn vị phức tạp hơn. Cứ thế tiếp diễn mà đa tạp thực thể, vạn vật xuất hiện, tồn tại và biến hóa vô tiền khoáng hậu trong Vũ Trụ thực tại. Nếu những dây - hạt lan truyền với vận tốc cực đại thì những thực thể còn lại, loại không phải là những dây - hạt ấy, đều chuyển động trong không gian với vận tốc nhỏ hơn C và luôn có một nội tại bất biến về lực lượng một khi chúng còn là chúng.
Vạn lần xin Trời - Phật - Chúa - Thánh rủ lòng thương cho những hoang tưởng bạt mạng trên đây của chúng ta trở thành sự thực không ai “bĩu môi” được! Trong khi chờ đợi sự phán xét của các chư vị ấy, chúng ta tiếp tục… điên rồ!
Nói chung, những hạt có số lượng hạt chẵn đều là hạt trung tính (trung hòa về điện). Do cấu trúc mạng khối đặc thù của môi trường không gian mà không phải với bất kỳ số lượng hạt nào cũng hợp thành được hạt cơ bản, cũng như không phải với bất cứ hạt  chẵn nào đều hợp thành được hạt trung tính cơ bản. Nếu quan sát các mô hình khối đa diện được hợp thành từ các khối tứ diện tam giác đều, chúng ta sẽ thấy có một khối cân xứng thứ hai sau . Khối này gồm 10 khối tứ diện tam giác đều hợp thành và có thể sắp xếp vừa vặn một cách hợp lý bốn hạt trong đó. Chúng ta gọi tên nó là và biểu diễn hình chiếu tượng trưng trên mặt phẳng của nó ở hình 12.
Hình 12: Hạt
Chúng ta cho rằng hạt tương đối không bền. Khi chuyển động, nó phân thành hai dây . Có thể, trong không gian tồn tại những tập hợp dây chuyển động kề bên nhau nhưng rời rạc, không có bất cứ ràng buộc nào đối với nhau. Chúng ta gọi đó là những đoàn dây hay đoàn sóng. Còn những tập hợp dây nào có mối quan hệ liên kết nào đó giữa các dây với nhau thì chúng ta gọi là những bó dây hay theo cách gọi của vật lý là bó sóng).
Điều thực sự lý thú là với một khối đa diện và hai khối đa diện , chúng ta có thể chồng khít chúng với nhau để làm xuất hiện khối đa diện lồi có 20 mặt tam giác đều. Về hình thể, khối này trông thật hoàn hảo, có thể đặt khít khao trong khối cầu lý tưởng ngoại tiếp nó. Vì vậy, chúng ta cho rằng đây cũng là một trong những hạt cơ bản bền nhất mà Vũ Trụ có. Ở trạng thái chuyển động, nó là một dây cơ bản, trung tính, gồm 8 hạt . Chúng ta đặt tên cho hạt cơ bản này là .
Vậy thì có hạt (gồm 12 hạt ) không? Chúng ta cho rằng nếu có thì hạt đó không bền và là một giả hạt. Trong vật lý hạt nhân người ta phát hiện ra rằng những hạt nhân có số lượng nuclon (gồm proton và nơtron) là một trong các số: 2, 8, 20, 25, 82 và 126 đều đặc biệt bền vững về mặt phân rã phóng xạ. Những hạt nhân như vậy tồn tại rất phổ biến trong Vũ Trụ. Trong số chúng, đặc biệt bền vững hơn nữa là những hạt nhân có số lượng proton hay nơtron cũng thuộc dãy số đó và bền vững hơn cả là những hạt nhân có số lượng proton và số lượng nơtron đều thuộc dãy số đó. Vì vậy, các nhà vật lý đã gọi tập hợp số nêu ra ở trên là dãy “thần kỳ” (dãy Magic). Phải chăng sự hình thành các hạt bền vững mà chúng ta hình dung ở đây cũng tuân thủ qui luật ấy, thậm chí cũng chính là nguồn gốc sâu xa của qui luật ấy đối với sự hình thành và tồn tại hạt nhân nguyên tử?
Có thể rằng chúng ta hoàn toàn điên rồ! Song, nếu không có sự điên rồ thì chúng ta chắc sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi “khó chịu” đến cùng cực này: thế giới vạn vật - hiện tượng được sinh ra từ đâu và vì sao được sinh ra? Ngày nay, đa số vẫn cho rằng thuộc tính của vật chất là không gian và thời gian. Chúng ta quan niệm khác: cả vật chất lẫn thời gian mới là thuộc tính của không gian, được tư duy phát hiện theo nhãn quan của bản thân nó, rồi “nhào nặn” theo cách thức có thể để cố gắng nhận thức, tìm hiểu cho thỏa sự “tò mò tọc mạch” cũng  của bản thân nó. Dù là còn rất sơ sài và không thiếu những vạch vẽ bị lỗi, nhưng chúng ta nghĩ rằng phác họa nền của bức tranh phong cảnh, “đời sống” về Vũ Trụ mà chúng ta đang thực hiện đã rõ ràng hơn rất nhiều. Và chúng ta rất chi là hài lòng về điều đó.
Với những hình dung trên đây về hạt KG và quá trình hình thành các thực thể đa dạng từ lực lượng KG, chúng ta cho rằng đã đủ thỏa mãn để phục vụ cho những suy tư đơn thuần triết học nào về tự nhiên, nếu muốn đứng vững được trên bàn tròn tranh luận, đều phải đưa được vào những bằng chứng vật lý xác đáng. Do đó, về mặt vật lý sự hình dung của chúng ta về hạt KG rõ ràng là chưa xong mà phải giải quyết khâu cuối cùng cực kỳ trọng yếu là chỉ ra được kích cỡ thực sự của nó, nghĩa là phải xác định được số mũ lũy thừa k trong biểu diễn đơn vị khoảng cách nhỏ tuyệt đối của Vũ Trụ thực tại (dh)
Vì đã có:
               l-k=10
Cho nên nếu xác định được k thì l cũng đương nhiên được xác định đây chính là phương trình bậc nhất hai ẩn số. Chỉ có một mình nó thôi thì chúng ta hoàn toàn bó tay, không thể nào giải ra đáp số được. Cần phải có một phương trình nữa đi cặp với nó để hợp thành một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Nhưng tìm đâu ra? Chắc chắn là không thể tìm ra được từ suy lý thuần túy triết học hay toán học mà nếu có thể và cũng phải may mắn lắm, thì chỉ có thể tìm thấy nó ở các kết quả rút ra trên cơ sở thực nghiệm vật lý, nhưng phải là lĩnh vực vật lý vi mô.
Dù sai lầm trong quan niệm nhưng nhà vật lý Nguyễn Chung Tú đã có một so sánh cũng hay, đại ý là, sau Vụ Nổ Lớn (Big Bang) khoảng một giây, hạt điện tử đã xuất hiện, ấy vậy mà mãi đến đầu thế kỷ XIX, người ta mới đầu có khái niệm về nó. Như chúng ta đã biết thì đơn vị qui ước để đo điện tích là c (đọc là Culông) hay Fr (đọc là Franklin) và mối quan hệ giữa chúng là:
              
Như đã kể thì thuyết nguyên tử về cấu tạo vật chất được nhà triết học Hi Lạp cổ đại Lơxíp nêu ra lần đầu tiên vào khoảng 5000 năm TCN. Sau đó được học trò của ông là Dêmocrít phát triển. Theo hai ông, vật chất được cấu thành bởi các hạt vô cùng nhỏ bé và không thể phân chia được nữa. Hạt đó được gọi là “nguyên tử” (chữ Hi lạp là atomos, nghĩa là không thể chia cắt). Tuy nhiên thuyết này sau đó bị phủ nhận và đi vào quên lãng do uy tín quá lớn của Arixtốt. Arixtốt lập luận rằng vật chất có cấu trúc liên tục cho nên có thể phân chia đến vô tận. Mãi đến thế kỷ XVII, nhờ có Galilê, Đềcác và Niutơn mà thuyết nguyên tử hồi sinh.
M. V. Lômônôxốp (1711 - 1765) là nhà khoa học thiên tài người Nga. Ông đã có nhiều quan niệm đúng đắn vượt trước thời đại mình khá xa, là người đầu tiên nêu ra định luật bảo toàn vật chất trong các phản ứng hóa học, cũng là người đầu tiên (trên cơ sở nguyên lý bảo toàn chuyển động do chính ông phát biểu) cho rằng bản chất nhiệt là ở chuyển động quay nội tại của vật chất, là kết quả có nguồn gốc từ sự chuyển động của các phần tử cấu tạo nên vật chất, đặt nền móng cho lý thuyết cơ học về nhiệt sau này…
Năm 1740, Lômônôxốp xây dựng thuyết hạt về cấu tạo các chất. Theo thuyết này, mọi chất đều được cấu thành nên từ những thứ gọi là “hạt” và “hạt” là thứ do các “nguyên tố” hợp thành. Lômônôxốp định nghĩa: “Nguyên tố là phần vật thể có cấu tạo không từ bất cứ vật thể nào khác với nó… Hạt là tập hợp của nguyên tố tạo thành một khối nhỏ”. Năm 1748, ông đã thay thuật ngữ “nguyên tố” thành “nguyên tử” và thay “hạt” (particula) bằng “phân tử” (monecula).
Năm 1800, nhà hóa học Pháp tên là I. L. Proust đã nêu ra “định luật về các tỷ lệ xác định”. Theo định luật này, các phần tỷ lệ (về khối lượng) của các nguyên tố trong một hợp chất hóa học là không đổi.
Chịu ảnh hưởng của định luật đó, và thuyết nguyên tử của Đêmôrít, nhà hóa học Đantơn, (Fohn Dalton, 1766 - 1844), người Anhm đã đề xướng ra lý thuyết nguyên tử định lượng về hóa học. Theo thuyết này, các phản ứng hóa học chỉ tách ly hay liên kết các nguyên tử và mỗi khi các nguyên tử khác nhau hóa hợp lại để tạo ra một hợp chất riêng biệt thì hợp chất đó luôn luôn chứa cùng một số tương đối các nguyên tử.
Ngay sau khi Dantơn công bố lý thuyết của mình thì Gay - Luýtxắc (J. L. Gay - Lussac) cũng phát hiện ra một hiện tượng có tính qui luật và được phát biểu như sau: Các chất khí liên kết với nhau theo những phần tỷ lệ xác định và đơn giản về thể tích.
Định luật các phần tỷ lệ xác định, lý thuyết nguyên tử của Đantơn, định luật về thể tích được nhà vật lý người Ý tên là Avôgađrô (Amades Avogadro, 1776 - 1856) hợp nhất lại và bổ sung thêm. Theo ông, phân tử là những tiểu phân nhỏ nhất của chất có khả năng tồn tại độc lập. Năm 1811, ông đưa ra giả thuyết quan trọng: những thể tích bằng nhau của các chất khí khác nhau ở cùng một điều kiện áp suất và nhiệt độ thì đều chứa cùng một số lượng các phân tử như nhau. Đáng tiếc là giả thiết này không được đương thời công nhật dù vài sự kiện thực tiễn lúc đó đã có thể xác minh nó. Ngày nay nó được gọi với cái tên: “Định luật Avôgađrô”. Trong hóa học có khái niệm “mol”: “mol” là lượng chất có chứa số phân tử, hoặc số nguyên tử,… hoặc nói chung là số đơn vị cấu trúc hạt vi mô, bằng số nguyên tử có trong 12 gam đồng vị các bon C12, tức là bằng số No, với:
               No=6,022.1023
No được gọi là số Avôgadrô.
Vì nguyên tử  vô cùng nhỏ bé nên việc xác định số No là vô cùng khó khăn và vì tầm quan trọng của nó mà cùng một thời đã là vấn đề trung tâm của lý thuyết nguyên tử cũng như lý thuyết về các phản ứng hóa học.
Chúng ta biết rằng có thể phân tách các hợp chất hóa học thành các phân tử cấu thành khi cho một dòng điện chạy qua theo cách nhất định. Quá trình đó được gọi là sự điện phân.
Khoảng năm 1833, trong khi thực hành thí nghiệm., Farađây đã nhận thấy rằng, khối lượng vật chất được giải phóng hay kết tủa ở các điện cực tỉ lệ với lượng điện tích chạy qua trong bình điện giải. Sự tương quan này dẫn đến quan niệm điện tích tồn tại từng lượng gián đoạn (hay sau này gọi là sự lượng tử hóa điện tích) và người ta ký hiệu điện tích nguyên tố là “qe”. Farađây đã đo rất cẩn thận số điện tích tổng cộng cần thiết để làm kết tủa một lượng chất có hóa trị một, có khối lượng đúng bằng một mol gam. Số đo lượng điện tích này được gọi là “số Farađây”, ký hiệu là F và ngày nay được xác định là bằng 96.485 c. Theo giả thiết của Avôgadrô thì một mol chất phải chứa No nguyên tử. Do vậy mà số F được biểu diễn:
               F = No.qe = hằng số
Farađây đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của biểu diễn trên nhưng ông chưa có cách nào để xác định được e hoặc No một cách riêng rẽ. Dù ông cũng chưa chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử thì những nhận định rút ra từ thực nghiệm của ông đã làm tăng thêm niềm tin trong giới khoa học về sự tồn tại thực sự của nguyên tử và hơn nữa là nguyên tử cũng có cấu tạo phức tạp.
Năm 1886, Hittorff phát hiện ra tia âm cực (là tia phát ra từ catod đến anod khi giữa hai điện cực ấy có một hiệu điện thế cao nhất định và được đặt trong chân không). Năm 1895, nhà vật lý Jean Perrin, trong luận án tiến sĩ của ông, đã chứng minh rằng, tia âm cực là dòng hạt mang điện âm. Chính Perrin cũng là người vào năm 1908, thông qua thực nghiệm, xác định được số No và khẳng định sự tồn tại của phân tử, nguyên tử.
Hai năm sau công bố của Perrin về tia âm cực, tức là vào năm 1897, J. J. Thomson lặp lại thí nghiệm của Perrin và xác nhận kết quả do Perrin thu được. Sau đó, Thomson còn tiếp tục thực hiện thí nghiệm để kiểm tra lại xem tia âm cực có bị điện trừơng làm lệch phương truyền hay không và qua đó đã đi đến một kết luận quan trọng là các hạt trong tia âm cực đều có cùng điện tích, cùng khối lượng và là một phần cấu thành của mọi nguyên tử. ông gọi các hạt đó là “vi hạt”, sau đổi thành “electrôn” (điện tử). Hơn nữa, ông cũng đã xác lập được mối quan hệ tỷ lệ giữa điện tích và khối lượng của một hạt là:
              
Khi đã có số F và số No, người ta tính được ra điện tích và khối lượng của hạt điện tử.
Đến năm 1909, nhà vật lý người Mỹ tên là R.A. Millikan (1865 - 1953) thực hiện nhiều lần thí nghiệm nổi tiếng với cái tên “giọt dầu” và xác định được trị số qe chính xác hơn nữa. Từ đó cũng tính ra được khối lượng điện tử chính xác hơn. Ngày nay chúng được thừa nhận là:
              
và:          
(Trong vật lý học có hiện tượng rất lạ là hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các hằng số tự nhiên được phát hiện ra đều là số vô tỉ. Chúng ta tin rằng không gian thực tại là sự hợp thành của một số lượng các hạt KG và số lượng đó, dù có vĩ đại đến cỡ nào thì cũng có tính hữu hạn. Vì hạt KG đóng vai trò là đơn vị lực lượng vật chất tuyệt đối nên số lượng ấy phải là số nguyên tự nhiên. Có thể thấy mọi qui luật về vận động, tương tác, chuyển hóa của vạn vật hiện tượng trong Vũ Trụ, đều dẫn đến kết quả mà xét cho cùng tận thì chỉ là sự làm biến đổi các lực lượng vật chất một cách “nguyên vẹn”, “chắc chắn”. Do đó phải quan niệm rằng sự vô tỷ của các hằng số là do sự lũng đoạn có tính chủ quan có thể khắc phục được và cả không thể khắc phục được của chủ thể quan sát, tư duy gây ra, nghĩa là sự vô tỷ ấy cũng như những phép toán đưa đến kết quả gần đúng chỉ tồn tại trong vũ trụ ảo tương đối. Vì chúng ta rất “khoái” số 0,96 cho nên đi đến tưởng tượng rằng có thể trong thực tại khách quan, số F chỉ là 96.000 c và số No  chỉ là 6.10-23 và nếu thế, giá trị điện tích nguyên tố đúng bằng:
              
Theo chúng ta quan niệm về bản chất vật chất thì lực lượng vật chất (hay năng lượng toàn phần) của mọi thực thể đều có thể qui về cái gốc cuối cùng là lực lượng KG mà cụ thể là tổng số lực lượng các hạt hợp thành nên chúng. Nếu quan niệm đó đúng thì hạt điện tử cũng phải thỏa mãn nó, nghĩa là có thể biểu diễn năng lượng toàn phần của hạt điện tử theo biểu diễn năng lượng toàn phần của hạt . Nếu gọi năng lượng toàn phần của điện tử là “e” và số hạt hợp thành nó là N thì có thể viết:
              
Nghĩa là:
              
Với:         là khối lượng của hạt
Vì chỉ biết N là một số tự nhiên mà chưa biết qui mô của nó cỡ như thế nào nên có thể phân tích nó như sau:

N=n.10x
với:          n là số dương (hay có thể nói là không âm không dương)
là một số nguyên
Như vậy,có thể viết tiếp:
me=n.0,1024.10(-k+x)
Vì đã biết me nên:
              
Kết quả trên chẳng giúp ích được gì cho chúng ta cả nên đành tìm cách khác và đúng là còn một cách nữa.
Có thể viết năng lượng toàn phần của điện tử như sau:
              
Với De là đơn vị độ dài trong nội tại hạt điện tử hay là đường kính của điện tử khi năng lượng toàn phần của nó đúng bằng thể tích toàn phần của nó.
Te là chu kỳ xoáy nội tại cực tiểu của hạt điện tử.
Vì vật lý học đã xác định được năng lượng toàn phần của một hạt điện tử là khoảng 0,511 MeV hay khoảng , và viết gọn lại:
              
cho nên chắc chắn phải được:
               82 = n.0,9216
Vậy:        10-8=10(-3k+2l+x)
Hay:        -8=-3k+2l+x
Chúng ta đã có: l-k=10, cho nên sẽ thiết lập được hệ phương trình hai ẩn số là l k, nếu x đã biết, là:
              
Giải ra thì được:     x-k = -28
Hay:        k = x+28
Và suy ra:            l = x+38
Điện tử là một thực thể vô cùng nhỏ bé, cho nên có thể nghĩ rằng nó ở tầng nấc vi mô đã “rất gần” với tầng nấc mà hạt  “trú ngụ”. Nhưng cụ thể thì gần đến cỡ nào? Một cách chắc chắn thì chúng ta không đủ khả năng trả lời câu hỏi này và phải “nhưng lại” vấn đề đó cho các thế hệ tương lai. Dù sao thì một cách tương đối, chúng ta có thể phán đoán được phần nào.
Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, trước thời điểm bùng nổ để rồi giãn nỡ liên tục cho đến tận ngày nay vẫn chưa dừng lại thì Vũ Trụ chỉ là một điểm. Trạng thái của điểm này như thế nào là không thể xác định được vì việc áp dụng những định luật toán – lý trở nên vô hiệu, các biểu thức toán phân kỳ ra vô tận. Vì vậy các nhà vật lý đã đặt tên cho Vũ Trụ trước thời điểm bùng nổ là “điểm kỳ dị”. Vật lý hiện đại dựa vào lý thuyết vật lý hạt cũng chỉ đoán được những sự kiện xảy ra bắt đầu từ thời điểm Plank (vì được xác định trên cơ sở hằng số Plank) và kích thước Vũ Trụ lúc đó là 10-23cm (gọi là độ dài Plank). Sự bất lực trong việc tưởng tượng ra Vũ Trụ và trạng thái của Nó trước thời điểm Plank của vật lý học đã là “niềm hân hoan”, dù ở hai góc độ quan niệm không giống nhau, của cả Phật Giáo lẫn Thiên Chúa Giáo. Theo Phật Giáo, có như thế rõ ràng là vì không thể nhận thức được trong phạm vi những khái niệm mà phải vượt thoát phạm vi ấy mới “thấy” được Vũ Trụ, nghĩa là chỉ có thể giác ngộ được Nó bằng con đường tâm linh. Còn theo Thiên Chúa Giáo thì như một Giáo hoàng đã phát biểu trước các nhà vật lý thiên văn trong một buổi yến kiết tại Tòa thánh Vaticăng: “Nghiên cứu quá trình tiến triển của Vũ Trụ là công việc tốt đẹp, nhưng nên tránh tìm hiểu đúng thời điểm Vũ Trụ nổ, vì đó là công trình của Thượng Đế”…
Ai tin thì cứ tin nhưng chúng ta nhất quyết không tin vào thuyết Vụ Nổ Lớn! Tuy nhiên chúng ta có liên tưởng rằng điểm kỳ dị của các nhà vật lý rất giống với hạt KG mà chúng ta quan niệm. Có thể là do phạm sai lầm trong nhận thức ở một khâu nào đó trước những biểu hiện biến hóa của toán - lý mà các nhà vật lý, đáng lý ra phải quan niệm hướng về sự tồn tại của hạt KG, lại đến với điểm kỳ dị chăng? Nếu đúng như vậy thì phải chăng hạt KG có đường kính là 0,96.10-33 cm và chu kỳ vận động nội tại của nó là 10-42 s?
Chúng ta đã giả định hạt điện tử gồm n.10x hạt hợp thành. Số n cũng được chung ta tính ra bằng khoảng 88,959. Vì điện tử là vô cùng bé nhỏ nên có thể nghĩ rằng số n chính là số hạt hợp thành hạt điện tử và vì số lượng hạt đồng nhất là không thể “sứt mẻ” được nên chính xác là phải bằng đúng 89 hạt, và x bằng 0. Hơn nữa, vì hạt điện tử có điện tích nguyên tố âm (và cả hạt tương phản với nó - hạt poziton có điện tích nguyên tố dương), cho nên 89 hạt hợp thành điện tử (hay phản hạt Poziton) phải là những hạt điện tích nguyên tố (chúng ta quan niệm rằng, hạt cũng là hạt điện tích nguyên tố!). Vì từng cặp điện tích trái dấu trung hòa nhau và số n lẻ nên điện tử (hay poziton) cũng mang điện đúng bằng điện tích nguyên tố.
Nhiều sự kiện trong nghiên cứu vật lý buộc chúng ta phải đi đến suy đoán rằng hạt chưa phải là hạt tận cùng, nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ thực tại. Thực nghiệm vật lý cho biết ở tầng nấc qui mô điện tử dù đã có nhiều biểu hiện về sự phi tuyến tính của môi trường không gian, thì không vì thế mà tuyến tính của nó mất đi (hay có thể nói nhiều đặc tính của không gian hình học Ơclít vẫn còn tồn tại). Nếu thực chất không gian có cấu trúc mạng khối như chúng ta hình dung thì càng đi sâu về phía vô cùng nhỏ sự phi tuyến tính của không gian càng nổi trội và khi đạt đến những tầng nấc cuối cùng trong cõi vi mô của Vũ Trụ thực tại thì môi trường không gian hoàn toàn mất đi sự tuyến tính của nó. Vì vậy, phải cho rằng, hạt chưa phải là mà gồm một số lượng nào đó hạt và hạt hợp thành.
Các nhà vật lý đã quan sát thấy trong máy gia tốc hạt xincrôtrôn dùng trong ngành vật lý hạt nhân, điện tử đạt đến tốc độ bằng 99,9999875 phần trăm vận tốc ánh sáng và theo họ nhận định thí lúc đó khối lượng điện tử tăng lên gấp khoảng 2000 lần so với khối lượng nghỉ của nó. Chúng ta không đồng thuận với nhận định khối lượng của một vật tăng khi vận tốc chuyển động của nó tăng, do đó nghĩ rằng sự chênh lệch khối lượng nói trên là một minh chứng hùng hồn cho biểu diễn nhưng đã bị hiểu sai đi. Nếu ký hiệu khối lượng (tạm gọi là) nội tại của hạt điện tử là  thì theo biểu diễn , có thể viết:
                ,
và trong trường hợp ở đây (khi v xấp xỉ bằng c) thì:
              
Từ đây, một cách hình thức có thể coi là lực lượng toàn phần của một thực thể bé nhỏ hơn cả , và vì:
              
nên có thể cho rằng hạt  gồm 11 hạt đó hợp thành. Nếu gọi hạt đó là thì có thể tưởng tượng rằng, khi hạt điện tử đứng yên, nội tại của nó gồm 89 hạt đóng vai trò đơn vị nhỏ nhất, không phân chia được nữa hợp thành, khi hạt điện tử chuyển động với vận tốc xấp xỉ vận tốc c nào đó, nó mang hình thái là một bó gồm 89 sóng mà thành phần mỗi sóng gồm 11 hạt , và ở một góc độ quan sát khác có thể thấy tựa như một sợi cáp chuyển động, có “lõi” (nội tại) đúng bằng .
Sự hình dung đó có đúng với thực tại, hay hỏi khác đi, hạt có thực sự tồn tại không?
Sau khi có mẫu hạt nhân do Ivanencô – Hâyxenbéc đề xướng thì người ta cho rằng hiện tượng phân rã  chính là quá trình biến đổi của nơtrôn (hay prôtôn) thành prôtôn (hay nơtrôn) đồng thời giải phóng ra điện tử (hay pôzitrôn). Giả thuyết này không phù hợp với kết quả thực nghiệm, vi phạm đến định luật bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn Spin. Để giải quyết mâu thuẫn, năm 1931, Pauli đưa ra giả thuyết là trong quá trình phân rã , ngoài hạt điện tử (hay pozitrôn), còn có một loại hạt nữa (hay phản hạt của nó) được giải phóng ra. Hạt này không mang điện, được Fécmi đặt tên là “nơtrôn tí hon” (phiên âm theo tiếng Ý là “nơtrinô”). Đến năm 1956 thì ý kiến của Pauli về sự tồn tại hạt nơtrinô được xác nhận bằng thực nghiệm bởi Râynét và Côoen.
Lúc đầu người ta cho rằng nơtrinô không có khối lượng nhưng những thực nghiệm sau đó chứng tỏ rằng nó có thể có khối lượng cho dù rất nhỏ. Vì nhỏ như vậy lại không mang điện, tương tác yếu với các hạt nên nó dễ dàng đi xuyên qua Trái Đất mà không gây ra một sự biến đổi nào và là loại hạt khó phát hiện nhất trong thực nghiệm vật lý. Ngày nay, các nhà vật lý thừa nhận có ba loại hạt nơtrinô là nơtrinô điện tử (ký hiệu: ), nơtrinô muy (ký hiệu: ) và nơtrinô tau (ký hiệu: ), trong đó nơtrinô điện tự - hạt được sinh ra cùng với điện tử trong phân rã - có khối lượng nhỏ nhất.
Năm 1979, Râynét đưa ra nhận định là khối lượng của hạt nhỏ hơn khối lượng điện tử chừng 13.000 lần, nghĩa là vào khoảng 7.10-32 g. Nếu vậy khối lượng của nó nhỏ hơn khối lượng của hạt  mà chúng ta tưởng tượng ở trên khoảng 13 lần (nhỏ hơn của khoảng 146 lần).
Theo một kết quả thực nghiệm khác, cho phép xác định giới hạn trên của khối lượng hạt phải nhỏ hơn 7,2 eV (một thứ nguyên năng lượng khác, đọc là “electron-vôn”), qui ra bằng khối lượng của  có giới hạn trên nhỏ hơn 1,28.10-32 g, nghĩa là nó phải nhỏ hơn 70.000 lần hạt điện tử. Thật là ghê gớm! Tuy nhiên, do tính chất cực kỳ phức tạp của các phép đo và xử lý số đo nên kết quả trên chưa được khẳng định ở nhiều thí nghiệm khác.
Phải chăng nơtrinô điện tử chính là ? Nếu thế, nó cũng phải đóng luôn vai trò là đơn vị nhỏ nhất làm nên sóng ánh sáng nói riêng và trường điện từ nói chung. Điều này quả là rất khó tin đối với nghiên cứu thực nghiệm vật lý. Vậy thì phải tin rằng “dưới”  còn có những hạt nhỏ hơn nữa và (nếu không kể ) là hạt nhỏ nhất, ở tầng sâu nhất. Tầng sâu nhất ấy của Vũ Trụ thực tại có thể là tầng có độ dài đơn vị là độ dài Plank và khoảng thời gian đơn vị là thời gian Plank, thậm chí là sâu hơn nữa, mà ít ra, phải có độ dài đơn vị cỡ 10-35 cm và đơn vị thời gian cỡ 10-45 s?
Có thể quan niệm rằng hạt  đã ở rất gần với tầng vi mô sâu nhất của Vũ Trụ thực tại và vì thế nó tồn tại trong các nuclon như một thứ tiền vật chất nào đó chứ không phải đóng vai trò là đơn vị nhỏ nhất của nuclon. Nếu cho rằng đơn vị nhỏ nhất hợp thành nội tại hạt nhân nguyên tử, đóng vai trò tạo nên đặc tính của nội tại ấy là loại cặp hạt mang điện tích trái dấu điện tử - pôzitrôn, thì cũng có một loại cặp hạt mang điện tích trái dấu nào đó đóng vai trò là đơn vị nhỏ nhất hợp thành nên điện tử và pozitron cùng những đặc tính của chúng và cuối cùng là cặp mang điện tích trái dấu , đóng vai trò là đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối làm nên mọi sự vật - hiện tượng của Vũ Trụ thực tại, từ các loại trường như hấp dẫn, điện từ, thế giới các hạt cho đến các hành tinh, các thiên hà…
Vì hoàn toàn bất lực, chưa có cách nào xác minh được quan niệm trên cũng như các kết quả đo đạc, tính toán trong thực nghiệm vật lý về hạt như đã nêu có phù hợp với thực tại khách quan hay không, và hơn nữa vì những lý do riêng tư đòi hỏi (mà sau này dễ thấy), chúng ta tạm thời cho rằng hạt điện tử gồm 89 hạt . Như vậy x=0, k=28, l=38, từ đây chúng ta có các thông số cụ thể về  là:
              
Và của điện tử là:
              
Với qui ước tạm thời ấy, chúng ta sẽ sử dụng để tiếp tục “tiến lên phía trước”, đến đâu hay đến đấy và lúc nào gặp mâu thuẫn, vướng víu vào vòng “lao lý”, quên, phi lý, thì chúng ta sẽ “gân cổ”… cãi, hay nhẹ nhàng “xuống nước”… xin lỗi. Dân gian có câu “quân tử nhất ngôn quân tử dại, quân tử lải nhải quân tử khôn”mà!
Đến đây, coi như chúng ta đã xác định được một cách cụ thể về “chân tướng” và những thông số cơ bản nhất của hạt KG thông thường cũng như của hạt KG kích thích. Tiếp theo, dựa trên các thông số này, chúng ta sẽ đi xác định các thông số khác, không kém phần quan trọng của chúng. Nhưng trước hết, như nhiều lúc phởn chí khác, chúng ta làm bài thơ ngay giữa chốn bao la đến khôn cùng mà cũng thanh vắng cô liêu này:
                           MÓN QUÀ TÂM HUYẾT
               Đi mải miết trên con đường huyễn hoặc
               Lang thang trong hoang cảnh tuyệt vời
               Mơ màng nhớ về ngàn xưa minh triết
               Tạm quên đi nỗi cô quạnh kiếp người
               Ghi chép lại thành một pho kỳ tích
               Giảng giải ngây ngô nguồn gốc Đất - Trời
               Chờ ngày về cõi Trần Gian xa tít
               Gói ghém yêu thương dâng tặng cho đời.
Nhưng người đời có chấp nhận “pho kỳ tích” (hiểu là “pho sự tích kỳ cục”) này không? Chúng ta không thể biết được! Tất cả còn tùy thuộc vào sự may rủi và cả định mệnh của chúng ta nữa. Giờ này có lo ngại đến mấy thì cũng chẳng giải quyết được gì hay ho, còn thêm nản lòng mà thôi. Không gì bằng cứ bình thản mà hoang tưởng tiếp cho “thỏa chí tang bồng”!
Chúng ta đã từng luận giải rằng, mọi quá trình biến đổi, chuyển hóa của lực lượng vật chất đều có thể biểu diễn dưới dạng cơ học. khi một thực thể vẫn còn là nó thì năng lượng toàn phần của nó là bất biến về lượng. Lượng đó do có tác động từ bên ngoài mà phân định thành hai phần chuyển hóa qua lại nhau là nội năng và động năng. Động năng của một thực thể là thành phần có khả năng chủ động tác động làm chuyển hóa năng lượng của một thực thể khác (và qua đó mà cũng đồng thời làm chuyển hóa năng lượng của bản thân nó). Muốn biết khả năng của một động năng tác động đến thực thể nào đó có chuyển biến thành hiện thực được không thì phải xét đến yếu tố phương chiều của nó, đó chính là véctơ vận tốc. Nói chung, động năng của vạn vật luôn giảm xuống sau một quá trình tương tác nào đó với một vật khác (xét theo phương chiều mà nó đã phát huy tác động!). Vì độ lớn của động năng một vật, như biểu diễn toán học cho thấy, phụ thuộc vào độ lớn về khối lượng của vật, sau khi xảy ra tương tác là bất biến, do đó, muốn biết mức độ, tác động gây ra chuyển hóa năng lượng (thực tế) đối với một vật khác nào đó thì phải xác định được độ giảm vận tốc bình phương () và khoảng thời gian xảy ra sự giảm vận tốc bình phương của động năng đó sau quá trình tương tác. Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng biểu diễn toán học dùng để xác định cái gọi là “mức độ tác động gây ra chuyển hóa năng lượng”.
Giả sử một vật khối lượng m, có động năng ban đầu là W1 tương ứng với vận tốc v1. Sau khi tác động vào một vật khác đứng yên nào đó thì động năng của nó giảm xuống còn W2. Khoảng thời gian giảm vận tốc của vật đang xét là . Gọi đại lượng đo mức độ gây ra chuyển hóa năng lượng đối với vật bị tác động là N, thì nó bằng:
              
Hay viết gọn lại:
              
Nhìn thứ nguyên của đại lượng N, chúng ta “vỡ lẽ” ra, vật lý học đã xây dựng khái niệm cũng như đại lượng đó từ hồi nảo hồi nào rồi và gọi là “công xuất”!
Qua biểu diễn đó chúng ta dễ dàng thấy rằng, khi xảy ra tương tác (cơ học), một vật có độ giảm vận tốc càng nhiều trong khoảng thời gian giảm tốc càng ngắn thì mức độ tác động gây chuyển hóa năng lượng đối với vật kia càng lớn và ngược lại.
Khi đã hiểu được ý nghĩa của biểu diễn nêu trên rồi thì chúng ta có thể viết gọn lại hơn nữa:
               ,
và gọi đó là biểu diễn về mức độ chuyển hóa qua lại giữa nội năng và động năng của một vật. Vì vế trái có thể mang dấu âm hoặc dương nên tùy qui ước mà xác định với dấu nào là chỉ thị về sự giảm hay tăng động năng (và dấu kia sẽ là sự chỉ thị về sự tăng hay giảm nội năng).
Từ đó và một cách không mâu thuẫn với định luật II Niutơn, chúng ta viết được:
               F.v.t=mv2
Có thể ngầm hiểu biểu diễn trên như thế này: một vật khối lượng m đang chuyển động thực sự (hoặc được quan sát thấy như đang chuyển động) với vận tốc v thì có một động năng là mv2 và khi bị làm cho đứng yên lại thì nó sinh ra một “công sức” chuyển hóa năng lượng đúng bằng động năng của vật, đồng thời nếu lúc đó vật vẫn còn là nó thì lượng động năng đó, do nguyên lý tác động tương hỗ mà coi như chuyển biến hoàn toàn thành nội năng của nó. Ngược lại, nếu đưa vật đó từ đứng yên sang chuyển động với vận tốc v, cũng vì bị chi phối bởi nguyên lý tác động tương hỗ mà phải cần một “công sức” lớn hơn giá trị F.v.t từ bên ngoài tác động vào vật sao cho vật đạt được vận tốc v nghĩa là làm cho vật chuyển hóa một lượng nội năng thành động năng đúng bằng mv2. Có thể coi vế trái của biểu diễn là sự phô diễn tác động của động năng trong hiện thực. Khi có được (hay bị mất đi) lượng động năng ở vế phải thì vật hàm chứa (hay mất đi) một “công sức” đúng bằng vế trái của biểu diễn với ba thành phần ấy dù có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thì cũng không nhất thiết phải mang những giá trị không đổi. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khi xảy ra tương tác mà ba đại lượng ấy nhận những giá trị phù hợp, miễn sao giá trị của “công sức” là không đổi.
Biểu diễn nêu trên, thực ra có xuất phát ban đầu từ ý tưởng và đề xướng của Lépnít. Ý tưởng ấy quả thật là rất xuất sắc. Nếu chia hai vế của biểu diễn cho v, chúng ta sẽ có lại biểu diễn của Niutơn:
               F.t=m.v
Rõ ràng biểu diễn của Niutơn là sự giản lượng biểu diễn của Lépnít. Nó không cho thấy được lực lượng đích thực của vật chất tồn tại, không cho thấy được một cách xác thực diễn biến của quá trình tác động lực, và hơn nữa là không thể hiện được quá trình tác động lực trong môi trường lực thế.
Vì:           v.t=s
Nên:        F.s=mv2
Do cách viết rút gọn mà chúng ta tưởng rằng s là quãng đường phải có giá trị luôn bằng v.t. Thực ra không phải như vậy. Tùy thuộc vào hiện tượng dẫn đến việc thiết lập được biểu diễn ấy xảy ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào mà giá trị của s có thể khác v.t. Vì thế mà chúng ta cho rằng biểu diễn trên, xét về mặt tác động lực là mang tính tổng quát hơn biểu diễn lực hay xung lực của Niutơn nếu nó thỏa mãn điều kiện.
              
Khi s khác v.t thì vật khối lượng m đang chuyển động trong môi trường lực thế và nếu nó “rơi tự do” trong đó thì s chính là quãng đường cần thiết để vật từ trạng thái đứng yên (cân bằng lực) hoặc từ vận tốc ban đầu nhỏ hơn v nào đó, đạt được vận tốc có giá trị v và lúc đó động năng của vật hàm chứa một lưc là:
              
Khi s=v.t thì vật khối lượng m được thấy là đang chuyển động đều với vận tốc v ở ngoài môi trường lực thế, có động năng không đổi là mv2, tàng trữ một lực không đổi là F. Lực tiềm tàng đó có giá trị đúng bằng:
              
Vì vạn vật hay nói chung là mọi thứ trong Vũ Trụ chỉ có thể chuyển động (hay lan truyền) với vận tốc cực đại cùng lắm là bằng C nên lực cực đại giới hạn của một vật có khối lượng m có thể tàng trữ được là:
              
Với Tmin là chu kỳ vận động nội tại của vật, được qui định bới qui mô vật chất cũng như mức độ liên kết giữa các lực lượng vật chất tạo nên vật khi vật đứng yên. Và có thể nghĩ rằng, tương ứng với đơn vị thời gian này, phải tồn tại một cái gọi là “độ dài cực đại giới hạn” (ký hiệu là Smax) sao cho:
               Smax=C.Tmin
Như vậy, có thể viết biểu diễn thứ hai về lực cực đại giới hạn mà vật khối lượng m có thể tàng trữ được là:
              
Theo biểu diễn đó, với những thông số vật lý của mà chúng ta đã tạm thời thừa nhận thì lực cực đại giới hạn hàm chứa trong nó là:
              
Với:         fmax là lực cực đại giới hạn của hạt
                là khối lượng của hạt
               se là độ dài cực đại giới hạn được qui định cho
Vì hạt  khi đứng yên thì có một nội tại xoáy không gian, hàm chứa một nội năng đúng bằng năng lượng toàn phần của nó và khi chuyển động trong chân không thì luôn chuyển động đều với vận tốc c, có một động năng cũng đúng bằng năng lượng toàn phần của nó (nghĩa là khi chuyển động, hạt  không có nội tại, hay nói cách khác là khối lượng nghỉ của nó bằng 0) nên se không thể khác mà phải bằng chu vi của hạt khi nó đứng yên, nghĩa là bằng . Vậy:
              
Đó là một lực lớn tác động trên một diện tích cực nhỏ, cỡ tiết diện hạt (khoảng 10-56 cm2). Cho nên có thể thấy  cũng có tính xuyên thấu mạnh mẽ.
Như chúng ta đã quan niệm thì năng lượng toàn phần E của một thực thể luôn bằng:
              
Với:         n là số hạt
Nếu một thực thể khi chuyển động (hay lan truyền) biến thành một dây sóng (hay đoàn sóng) không có nội tại thì vận tốc của nó là bằng C. Do đó, nếu gọi lực cực đại giới hạn của nó là fsmax, quãng đường cực đại là ss, thì:
              
Nếu xét về mặt tổng lực, thì:
               fsmax=n.fmax
Nhưng tổng lực ấy không phải cùng tác động vào cùng một thời điểm (hoặc trên một điện tích cỡ tiết diện hạt ) mà nối tiếp từng lượng  fmax một (hoặc trên một tiết diện lớn hơn tiết diện của ), cho nên phải hình dung rằng trong thực tại, về mặt cường độ (hay về mặt gây ra áp lực) thì:
              
Đối với một thực thể vĩ mô có khối lượng m trong trạng thái chuyển động để duy trì nó vẫn là nó, thì nó chỉ có thể chuyển động đến một vận tốc Vmax nào đó được qui định cho nó (mà nếu vượt qua vận tốc này thì coi như nó không còn là nó nữa vì như vậy nó sẽ bị phân rã thành những thực thể nhỏ hơn, nghĩa là nó luôn có một nội tại dù đứng yên hay chuyển động). Cũng vì thế mà:
              
Về mặt tác động lực, vì một vật chuyển động vẫn có một nội tại và coi như chỉ có động năng của nó tàng trữ lực, cho nên nói chung, có thể viết:
              
Với:        
Tóm lại: Giả sử rằng, có một vật khối lượng m=0,1024 g từ đứng yên được tác động lực để đưa vào trạng thái chuyển động thẳng đều với vận tốc c và đạt được vận tốc c trong khoảng thời gian tối thiểu là 1s. Hỏi, vật đó đã “tích lũy” được một lực tối đa là bao nhiêu? Trả lời: Vì có:
              
Nên:        n=1028
Vì thời gian tăng tốc từ 0 đến c của vật cũng đóng vai trò tmin của vật nên có:
              
Do đó:     n'=1038
Từ đó chúng ta xác định được Fmax:
              
Thực ra cách tính thông thường không rắm rối thế, chỉ đơn giản là:
               
và thời gian tăng tốc vật từ 0 đến c bằng 1s chỉ là giá trị thời gian tác dụng cực tiểu được xác định thực sự.
Phải chăng  fmax là lực cực đại giới hạn tuyệt đối xét theo lượng vật chất và thời gian tác động, có thể có của Vũ Trụ? Rất có thể là như thế. Nếu viết dưới dạng xung lực - động lượng, chúng ta có:
              
Rõ ràng, động lượng của  thật là quá ư “ít ỏi” và thậm chí còn “ít ỏi” hơn rất nhiều nữa nếu các thông số chúng ta đã chọn cho  vẫn còn quá lớn so với với sự thực khách quan khi động lượng đó chuyển hóa thành xung lực thì dù có xuất hiện một lực cực đại tuyệt đối, nhưng vì lực ấy chỉ tác động trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi là 10-38 s và trên một diện tích cũng quá nhỏ là khoảng 10-56 cm2, nên ngay cả đối với thể giới ở tầng nấc nội nguyên tử cũng gây ra một hiệu ứng “chả ra gì cả”. Nếu thực sự là đến nguyên tử cũng không thể cảm nhận được tác động ấy thì mọi thiết bị thăm dò thế giới vi mô do con người sáng tạo ra được cũng vĩnh viễn không thể phát hiện được. Rất may là ở tầng nấc vi mô của Vũ Trụ, khoảng cách và thời gian tác động giảm đi bao nhiêu thì số lượng tác động trong cùng một thời điểm tăng lên bấy nhiêu và có tính liên tục ở Vũ Trụ vĩ mô, do đó mà quan sát ở tầng nấc vĩ mô vẫn còn khả năng nhất định trong việc “nắm bắt” hành tung của những tác động bé nhỏ ấy và nhận thức chúng.
Trong biểu diễn nêu trên, vì các thành phần của vế phải là thực tại bất biến nên tích của chúng là một hằng số. Như vậy thì tích của vế trái cũng là hằng số nhưng hai thành phần lực và thời gian không nhất thiết phải mang những giá trị cố định mà có thể mang nhiều giá trị khác nhau, hợp lại thành những cặp phù hợp. Nếu chúng ta chọn ở vế trái là 1s, nghĩa là một cách hình thức, lấy 1s làm khoảng thời gian hình thành nên động lượng ở vế phải, hay nói cách khác rằng, đem “dàn trải” lực fmax ấy ra khoảng thời gian 1s, thì lúc này nó sẽ bị giảm xuống và chỉ còn:
              
Chúng ta nói, ft là lực hàm chứa trong lệ thuộc vào đơn vị thời gian qui ước. Chúng ta còn có biểu diễn:
              
Với:         se = 3.10-28 cm
Nếu chọn se = 3.1010 cm (quãng đường đi được của một vật trong 1s với vận tốc c) thì coi như chúng ta đã chọn đơn vị thời gian qui ước là 1s và lại có:
              
Nhưng nếu chúng ta chọn se = 3 cm (cũng có nghĩa chọn t1=10-10 s) thì coi như chúng đã chọn đơn vị độ dài qui ước là 3cm, và lực fmax tính theo đơn vị độ dài ấy được gọi là lực hàm chứa trong lệ thuộc vào đơn vị độ dài qui ước, ký hiệu là fs. Độ lớn của nó bằng:
              
Với đơn vị độ dài qui ước là 1cm thì lúc này:
              
Chúng ta cho rằng sự tồn tại của lực fmax cũng là một “vốn dĩ thế” trước quan sát và nhận thức; đóng vai trò là một lực gốc của Vũ Trụ. Nguyên nhân làm xuất hiện fmax là có tính hiển nhiên. Nguyên nhân đó có thể là do cấu trúc của Vũ Trụ ở tầng đáy cùng vi mô đã hoàn toàn mất đi tính Ơclít của không gian trong khi nếu không di dời vị trí,  lại phải xoáy nội tại “kinh hồn bạt vía”, gây ra tình hình “tréo ngoe cẳng ngỗng”, buộc  phải lấy lan truyền với vận tốc c làm phương thức tồn tại phổ biến của nó. Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do sự phân bố không đồng đều lực lượng vật chất trong môi trường  không gian làm xuất hiện hiện tượng như có những “độ dốc” ở tầng nấc đáy cùng vi mô, buộc phải lan truyền theo những “con dốc” ấy như những phần tử nước trôi trong những dòng sông với một tốc độ không đổi. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất chính là do có sự xuất hiện và tồn tại của nhờ có sự tương tác của hai hạt  trái dấu. vậy thì ngoài lực fmax đóng vai trò như một lực gốc ra còn phải có một lực nữa cũng đóng vai trò là một lực gốc cực kỳ quan trọng, thậm chí là quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự tồn tại của Vũ Trụ thực tại với quang cảnh mà chúng ta đang quan chiêm. Lực đó chính là động lực gây ra sự tương tác (hút hoặc đẩy) giữa hai hạt . Chúng ta có thể đặt tên cho nó là “lực cảm ứng điện chuyển hóa Không Gian”, hay đơn giản hơn là “lực tĩnh điện cực đại” và ký hiệu là femax. Lực femax có bản chất “thế”, nghĩa là giữa hai hạt  luôn tồn tại một lực hút hoặc đẩy và mỗi hạt coi như ở trong một trường lực thế do chính chúng kết hợp tạo ra cho nhau, gây tác động lực đến nhau thông qua môi trường không gian.
Khi hai hạt  trái dấu hút nhau, thì coi như vật lý học đã chỉ ra, biểu hiện của lực hút ấy có dạng tương tự như lực vạn vật hấp dẫn. Tuy nhiên cần phải quan niệm như đối với hạt rằng sự hút nhau ấy không phải là do chúng tự gây ra mà do môi trường không gian qui định, tạo ra hai “con dốc” ngược chiều nhau làm cho hai hạt ấy buộc phải di chuyển về phía nhau với vận tốc bất biến c. (Có thể nghĩ rằng, là hai loại hạt đóng vai trò là nguyên nhân của hiện tượng vạn vật hấp dẫn, và hiện tượng hút - đẩy tĩnh điện trong Vũ Trụ Vĩ Mô song chúng không tự thân hút, đẩy nhau để trực tiếp tạo ra mà do chính môi trường không gian làm xuất hiện những hiện tượng ấy, còn chúng chỉ đóng vai trò là những “phương tiện” thể hiện.
Khi hai hạt  trái dấu đến với nhau và không chuyển hóa nhau để cùng trở thành hạt KG bình thường được, chúng sẽ liên kết với nhau, hợp thành một hệ xoáy  “tít mù” trong không gian, và một cách hình thức thì coi như một hạt  có một gia tốc hướng tâm là:
              
Sự hình dung ra hai hạt kết hợp với nhau tạo thành một điểm xoáy nội tại trong môi trường không gian dẫn chúng ta đến cần phải quan niệm thêm rằng, một cách hình thức, khi hai hạt trái dấu hút nhau (và cũng đúng đối với trường hợp hai hạt đó cùng dấu và đẩy nhau), coi như chúng cùng tạo ra môi trường hút (hoặc đẩy) có bản chất xoáy đối với nhau, hay cũng một cách hoàn toàn hình thức, coi như chúng tương tác nhau trong môi trường không gian có tính xoáy và độ lớn của lực tương tác giữa chúng là do môi trường ấy qui định. Hơn nữa cũng phải hình dung rằng, hai hạt  trái dấu càng ở xa nhau thì tính xoáy của môi trường không gian càng giảm đi, cho nên lực hút giữa hai hạt đó cũng giảm theo và ngược lại. Bản chất xoáy ấy phải chăng là cội rễ của bản chất trường điện từ mà vật lý học đã phát hiện ra?
Phải chăng là hạt cơ bản nhất trong số những hạt cơ bản hàm chứa điện tích nguyên tố?
Napôlêông, một thiên tài quân sự của thế giới, người cũng có biệt tài đưa ra ý kiến một cách xúc tích và ví von sâu sắc, đã từng nói: “Lòng dũng cảm cũng như tình yêu, phải được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng”. Chúng tôi tin lời ông và đợi chờ với một niềm hy vọng mãnh liệt nhất.
Đến đây, có lẽ chúng ta hầu như đã thực hiện xong những nét phác thảo cơ bản nhất của bức tranh tổng thể về Vũ Trụ thực tại. Những nét phác thảo ấy đã hoàn toàn hợp lý chưa? Chúng ta không có cách nào xác minh được vì chúng là kết quả của sự kết hợp một cách “cưỡng bức” giữa suy lý huyễn hoặc và chứng nghiệm vật lý còn bị bao phủ bởi không ít quan niệm sai lầm. Tuy nhiên, dù có thể trong những nét phác thảo ấy còn hàm chứa những sai lầm “ngộ nghĩnh”, những mâu thuẫn “ngây ngô”, những sáng tạo “điên rồ”, thì chúng ta vẫn kiên định mà rằng, vì nhìn một cách bao quát, chúng không thiếu cái vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên, uyển chuyển và hài hòa, nên chúng cũng hàm chứa sự đúng đắn lớn lao về mặt quan niệm đối với Vũ Trụ thực tại. Trong khi chờ đợi sự thẩm định của các “đại gia” vật lý học (nhưng không biết họ có thèm đón nhận không hay phải đợi chờ đến sự thẩm định của hậu thế?). Chúng ta thêm thắt bên lề đôi nét “nguyệch ngoạc” nữa (cho vui thôi chứ chẳng quan trọng gì và rất có thể dưới con mắt của những “người lớn nghiêm túc”, chúng bị cho là có phần… lếu láo!).
Vấn đề cuối cùng mà chúng ta muốn nói thêm cho vui ở đây là từ những thông số đã tạm qui ước cho hay  có thể truy ra được những thông số qui ước gán cho Vũ Trụ, nếu hiện tượng tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối là có thực.
Dù sao thì chí ít, chúng ta cũng tin là có sự biểu diễn mối tương phản nghịch đảo của thực tại khách quan. Bởi vì nếu không như thế thì toán học đã không bao giờ chỉ thị ra được. Hơn nữa, chính vận tốc c cũng mách bảo cho chúng ta về điều đó. Trong mọi trường hợp, bao giờ cũng viết được:
              
với A là độ dài không gian đạt được trong khoảng thời gian B của một chuyển động hay lan truyền và c là một cực đại bất biến.
Qua đó mà thấy, nếu x y là những số thì bao giờ cũng phải thỏa mãn điều kiện:
                 ;
còn nếu x y là những số dương thì lại phải thỏa mãn:
               x > y
Hơn nữa cũng có thể rút ra được từ đó:
              
và nói rằng, độ dài không gian và độ dài thời gian có mối quan hệ là tương phản ảo - thực nghịch đảo của nhau. Nghịch đảo độ dài không gian sẽ là độ dài thời gian và ngược lại, nghịch đảo độ dài thời gian sẽ là độ dài không gian. Nếu độ dài không gian là thực của độ dài thời gian thì độ dài thời gian là ảo của độ dài không gian và ngược lại. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, vì “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” là một sự thực không thể chối cãi được, hay nói cách khác: vì “Tôi quan sát và nhận thức” luôn là cái thực tồn nên đối với “Tôi”, độ dài không gian cũng luôn luôn là thực (thấy được) và do đó, độ dài thời gian phải luôn là ảo (không thấy được).
Nếu xét độ dài nói chung (cả thực lẫn ảo) thì vì chúng ta đã chọn giá trị cực tiểu của độ dài là 10-38 và đây là độ dài thời gian nên nghịch đảo của nó sẽ là giá trị cực đại của độ dài không gian. Giá trị của độ dài cực đại ấy đúng bằng 1038 cm (hay đúng hơn, có lẽ phải là 3.1038 cm).
Tương ứng với độ dài không gian cực đại là độ dài thời gian cực đại sao cho c bất biến và do đó mà nó phải bằng 1028 s. Có thể chọn lại đơn vị độ dài thời gian hoặc độ dài không gian sao cho x = y thì chúng ta có thể thêm nhận xét: nghịch đảo của đường kính hạt KG là đường kính của Vũ Trụ và ngược lại. Đó cũng là kết luận mà chúng ta đã rút ra được ở chương: Thực - Ảo.
Xét góc độ Vũ Trụ là Vũ Trụ thì Nó không có ngoài lẫn trong hay trong thì cũng là ngoài và ngoài thì cũng là trong cho nên chu vi của nó là một đường ảo. Chúng ta hình dung rằng từ Trái Đất, dù đi theo bất cứ phương chiều nào một cách tự nhiên, hoàn toàn lý tưởng (không bị ngoại lực tác động!) và nếu đi qua cả miền ảo của Vũ Trụ thì bao giờ cũng về lại Trái Đất sau một quãng đường dài cỡ 2.1038 cm, miễn là chúng ta phải… trường thọ. Giả sử rằng chúng ta hành trình với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (vận tốc c) thì thời gian tốn cho hành trình đó là:
Biết rằng một năm, ánh sáng đi được:
Vậy số năm mà chúng ta phải tốn cho cuộc hành trình là khoảng:
(Bảy tỷ năm!!!)
Khi đã biết đường kính Vũ Trụ rồi thì chúng ta sẽ tính được hàng loạt thông số khác của Nó và chúng ta liệt kê ra dưới đây:
- Thể tích của Vũ Trụ thực tại cỡ 10114 cm3
- Tổng số hạt KG cỡ:   hạt
- Số hạt KG có trong 1 cm3 cỡ: 1084 hạt
- Khối lượng của Vũ Trụ thực tại cỡ: 10198.10-28 =10170 g
- Năng lượng toàn phần của Vũ Trụ thực tại cỡ:
Những thông số Vũ Trụ ấy có khủng khiếp không? Thật là khủng khiếp! Tuy nhiên linh cảm cho chúng ta biết rằng kích cỡ hạt KG có thể còn phải nhỏ hơn nữa và nếu đúng như thế thì các thông số ở trên chả nhằm nhò gì!
Nhưng thôi, chúng ta cứ tạm thời thừa nhận những thông số ấy vì nếu đem so sánh với những số liệu thống kê của vật lý thiên văn ngày nay, chúng đã là những “gã khổng lồ” phi phàm rồi. Chẳng hạn, ngày nay các nhà vật lý thiên văn sau nhiều lần ngồi đếm sao (công việc đó có thú vị không nhỉ?!) đã đi đến kết luận có tổng cộng khoảng 3.1023 vì sao trong Vũ Trụ. Một trong những vì sao đó là Mặt Trời. Nếu cho rằng khối lượng của một ngôi sao phải gồm cả khối lượng của các hành tinh quay quanh nó, thì khối lượng Thái Dương Hệ ước chừng bằng 2.1033 g. Có thể cho rằng Mặt Trời chỉ là một ngôi sao nhỏ, nên khối lượng trung bình của một ngôi sao phải được phóng đại lên và chúng ta cho bằng 1040 g. Vậy, khối lượng của 3.1023 ngôi sao là vào khoảng:

1040.3.1023=3.1063 g
Chúng ta phóng đại thêm nữa vì cho rằng còn rất nhiều sao mà “người trần mắt thịt” không thấy được, và nó bằng: 1070 g. Khối lượng đó chính là tổng khối lượng của tất cả các hạt  có trong Vũ Trụ thực tại. Tương ứng với khối lượng ấy là một năng lượng cỡ:
Nếu lấy năng lượng toàn phần của Vũ Trụ trừ đi năng lượng ấy thì còn lại:
Nghĩa là tổng năng lượng của các vì sao chẳng “nhằm nhò” gì so với năng lượng của Vũ Trụ.
Còn nếu đem chia năng lượng Vũ Trụ cho tổng năng lượng các vì sao thì được:
Nghĩa là năng lượng Vũ Trụ lớn gấp 10100 lần năng lượng của tất cả các vì sao cộng lại.
Thật khó lòng tưởng tượng nổi trước thời điểm Big Bang (Bùng nổ), điểm “kỳ dị” lại có một nội năng bằng . Nhưng theo quan niệm của triết học duy tồn thì có thể tin được rằng điểm “kỳ dị” thực sự tồn tại và đó chính là hạt KG. Như vậy phải có vô vàn điểm “kỳ dị” chen chúc chật cứng hợp thành Vũ Trụ có tính một phía, và chúng không bao giờ phát nổ vì đơn giản là Hư Vô không thể làm tổn thương Tồn Tại được…
Hình như sự hoang tưởng thái quá đã đưa tâm thức của chúng ta càng lúc càng chìm đắm sâu vào cõi mê man mông muội với những suy nghĩ hỗn độn. Và hình như sự chìm đắm quá lâu và cũng quá đà ấy đã làm cho chúng ta “hành quân” chệch khỏi con đường tự nhiên của cuộc hành trình đến đỉnh của ngọn núi Tu Di huyền thoại - đỉnh của ngàn đời mơ ước mất rồi! Bất giác, chúng ta rùng mình, hoàn hồn trở lại, không còn cái tâm trạng phởn chí có phần ngổ ngáo nữa mà thay vào đó là một nỗi lo sợ. Chúng ta nháo nhác nhìn ra xung quanh để cố đánh giá lại tình hình. Miền không gian phía sau lưng là một bầu trời đêm với muôn ngàn sao lấp lánh, lung linh, gợi nhớ da diết về quê cha đất tổ. Hai bên và cả trên dưới, không gian có vẻ bớt tối hơn nhưng các vì sao thì chỉ còn thưa thớt và cũng không lấp lánh một cách sinh động nữa. Cảnh tượng ấy mới mịt mờ, nhạt nhòa làm sao! Cứ im phắc, vắng tờ, hoang hóa đến ngao ngán. Chúng ta chầm chậm quay đầu lại, nhìn về phía trước mặt. Ôi, không thể ngờ được! Một quang cảnh thật tuyệt hiện ra. Đó là một miền không gian hết sức trong trẻo, không chút gợn đục. Chúng ta có cảm giác như đang đứng trước một trong những buổi mai mới vừa hừng sáng, thanh khiết nhất, trong lành nhất, nhẹ nhõm nhất và gây hứng khởi nhất của cõi Trần Gian. Hình như có thể nhìn xuyên suốt miền không gian trong vắt không môt chút gợn ấy đến tận biên thùy của Vũ Trụ, nơi giao hòa giữa thực và ảo. Không biết có thật vậy không nhưng khi phóng tầm mắt thẳng theo phương chính diện về phía tít tắp xa vời  mà khả năng quan sát của chúng ta còn vươn tới được, chúng ta thấy nguyên một vầng hồng sáng lạn ở đó. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong vô thức: phải chăng đó là vầng hồng của Mặt Trời thân yêu và chúng ta, do hoang tưởng làm lạc hướng hành trình, tưởng đang đi đến đỉnh núi Tu Di  lại hóa ra là đi về Thái Dương Hệ? Ý nghĩ đó làm chúng ta hơi chột dạ…
Tuy nhiên, định thần lại, chúng ta thấy không thể nào xảy ra điều oái oăm như thế được. Chúng ta nhớ rằng trong suốt cuộc hành trình từ lúc rời Thái Dương Hệ cho đến lúc này, chúng ta chưa “va vấp” phải bất cứ một trở lực dù nhỏ nhoi nào nên chắc chắn con đường chúng ta đi là con đường tự nhiên, và như thế dù có những lúc, những chặng hồn vía bị lạc vào mê sảng, mù lòa, lầm lỗi, thì cho đến lúc này, tất yếu chúng ta vẫn đang hành trình trên con đường ấy, nghĩa là vẫn đang đi đúng hướng. Mà đã đi đúng hướng thì ắt phải có trình tự: ra đi - đạt đến - trở về. Nghĩa là, trước khi thấy lại Mặt Trời thân yêu, chúng ta phải đến được với “đỉnh cao của ngàn đời mơ ước”. Vậy thì cái vầng hào quang sáng lạn ấy không thể là do Mặt Trời gây ra được.
Cái suy lý chặt chẽ về mặt lôgic ấy làm chúng ta bình tâm trở lại và cố dương “mắt ếch” lên soi mói vùng trung tâm của vầng dương đang tỏa sáng rạng ngời ở chốn xa xăm trước mặt. Đó chắc hẳn là một ngôi sao, vì sáng nhất trong vầng dương. Nó không lấp láy nhưng tỏ tường. Có lẽ nó cũng lấp láy, thậm chí là lấp lánh sinh động nhất trong số những vì sao mà chúng ta đã thấy trong Vũ Trụ, nhưng vì tần số lấp láy quá cao, vượt qua ngưỡng nhận biết của một cơ thể sinh vật nên chúng ta không cảm giác được. Chúng ta cố gắng quan chiêm cho thật rõ ngôi sao làm mê mẩn lòng người ấy và thấy hình như không phải… ngôi sao. Một ngôi sao phải tròn trịa chứ không thể quắc thước như thế, không thể là gồm hai vạch sáng quắc chụm đầu vào nhau thành hình chữ “V” lộn ngược (“”) được. Nhưng nếu không phải là ngôi sao thì đó là cái gì? Là cái gì? Là cái gì? Là… cái… gì? … Á, á, á… á… á: là… Đỉnh - núi - Tu - Di - huyền - thoại, chứ còn là cái gì được nữa!!!
Lòng chúng ta bùng lên niềm sung sướng vô hạn. Thật là tuyệt vời đến không thể tuyệt vời hơn! Trong đời người, có những lúc hạnh phúc đến bất chợt, không thể ngờ được. Và những lúc ấy, hạnh phúc thường tràn trề, tạm thời xoa dịu, khỏa lấp hết mọi nỗi ưu phiền, lo âu và đau khổ thường trực của một kiếp đời nhân thế. Lần này cũng vậy, và có lẽ là lần hạnh phúc nhất trong cuộc đời chúng ta. Không biết hạnh phúc đến tột độ gọi là gì, nhưng lúc này đây, mọi sầu muộn, thấp thỏm, thương nhớ, buồn đau chất chứa một cách cố hữu trong chúng ta từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ bỗng nhiên tan biến tất cả, ngay cả nỗi cô đơn, nhọc nhằn ghê hồn đang đè nặng trĩu tâm can cũng tự dưng được trút bỏ, nhường chỗ cho sự phấn khích, thích thú, vui tươi, an lành và niềm hy vọng chứa chan! Yêu đời quá đi!
Dù vẫn còn xa vời lắm lắm, nhưng so với chặng đường dài từ Trái Đất đến đây, coi như đỉnh núi Tu Di huyền thoại đã lù lù trước mặt chúng ta và như vậy, đối với chúng ta, nó cũng sắp sửa mất đi… tính huyền thoại và chính cuộc hành trình của chúng ta sẽ trở thành huyền thoại. Nghĩ ra ý tưởng hay ho như thế bất giác làm cho chúng ta nhớ tới rượu và thèm rượu. Trước viễn cảnh tươi đẹp này và trong tâm trạng rừng rực sảng khoái này mà có được một chai uýtxki loại hảo hạng thì tuyệt cú mèo. Đối với người đàn ông đứng đắn thì không biết thế nào chứ đối với chung ta, những kẻ chưa từng biết sống đứng đắn là gì thì có hai thứ mê tơi (hiểu là mê mẩn đến tả tơi) nhất trong đời là rượu và đàn bàn. Hai thứ ấy có tác dụng giải sầu rất tốt một khi chúng ta nổi cơn sầu muộn và hơn nữa còn tạo ra trạng thái sung sướng, cuồng nhiệt, mãn nguyện. Tuy nhiên, nếu thấy vậy mà tham lam, “nốc (nhậu) thái quá thì dễ thành bị “nốc ao” (knock out - đo ván), nghĩa là lại quay về với sầu muộn, ủ dột thậm chí là ở mức độ còn “tả tơi” hơn trước. bây giờ mà có được một chai Uýtxki hảo hạng (không cần đàn bà!) là đủ cho chúng ta tự chuốc mình một chầu bí tỉ để tự chúc tụng cái sự “bất khuất” và “tài năng kiệt xuất” của bản thân mình trong “công cuộc” thêu dệt, bịa đặt và dựng chuyện trắng trợn. Thật đáng tiếc vì ở đây chẳng thể bói đâu ra được một giọt rượu! Thôi! Hãy cố “nung nấu” sự thèm khát cho đến khi về lại giải Ngân Hà vậy! Lúc đó biết đâu chừng chúng ta uống rượu có cả Hằng Nga bên cạnh vỗ về!
Đừng tưởng chỉ ở Trái Đất mới có rượu! Theo nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu thì vào năm 1975, các nhà vật lý thiên văn vô tuyến Mỹ đã phát hiện được rượu êtylic (thứ mà con người ưa chuộng) trên bước sóng 3mm trong đám mây phân tử khổng lồ ở trung tâm giải Ngân hà. Trong bài báo cáo công trình phát hiện đăng trong một tạp chí khoa học, họ khởi đầu như sau: “Ngay từ buổi bình minh của những nền văn minh, rượu êtylic đã là một sở thích của nhân loại. Hơi rượu trong đám mây phân tử phát hiện được ở trong tâm giải Ngân Hà, nếu đọng thành rượu nguyên chất, phải chứa trong 1028 chai loại 0,75 lít. Kho tàng rượu này nhiều hơn hẳn tất cả lượng rượu cất được bởi loài người từ xưa đến nay”. Cũng theo Nguyễn Quang Riệu thì kho rượu thiên nhiên quí báu đó có thể cung cấp mỗi ngày một chai cho mỗi người đối với toàn bộ nam, phụ, lão, ấu đang sống hiện nay trong suốt thời gian là 5.1015 (năm triệu tỷ!) năm. Ghê chưa?!                                                                   
                                                                      ***


Mời xem:

LỜI PHÂN TRẦN

PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

PHẦN II: NỀN TẢNG

PHẦN III: NGUỒN CỘI

PHẦN IV: BÁU VẬT

PHẦN V: THỐNG NHẤT