Từ bữa ông A phản bác ba quy luật tự nhiên của Mác, tôi lại càng nể phục ông về tài hiểu biết. Thật là lạ lùng, những điều ông nói ra mới quá, tôi chưa từng nghe đến bao giờ. Có đúng không? Tôi không giám quyết định! Nhưng tôi nghĩ rất nhiều. Biết đâu đấy! Nếu ông A nói đúng, thì chắc chắn sẽ là người đầu tiên khơi mào ra cuộc cách mạng về nhận thức thế giới khách quan của loài người, và triết học Mác-lênin có nguy cơ phải rút lui khỏi vũ đài chính trị. Không biết ông B, ông C có nghĩ như tôi không nhỉ? Hoang mang quá! Chiều nay, cúng cô hồn tháng bảy, vợ tôi mua đồ cúng và hai con vịt quay, cho tôi một con để nhậu -Gìà hết rồi, mấy lão có ăn được đâu mà cho nhiều thế? Chỉ cần mấy cái đầu cổ cánh là tốt rồi! -Tôi nói. -Thôi, có là bao...Ăn nhậu ở nhà người ta cả năm...Ông A kể cũng tốt!...Mang sang hết đi! -Vợ tôi ngún ngoảy. Thế là tôi khệ nệ bưng sang nhà ông A một dĩa "tổ bố", đầy ú ụ thịt vịt quay đã chặt. Vừa đến cổng nhà ông A, ông A đã oang oang: -Gì vậy mày, Thu? -Hôm nay nhà em cúng cô hồn, có ít vịt quay, mang sang nhậu chơi! -Tôi trả lời. Ông A nhăn mặt: -Trời ơi, chỉ cần "xí quách" là được rồi, để nhà cho vợ con mày nó ăn. Lấy chi mà nhiều dữ vậy? -Lâu mới có dịp mà bác!...Chẳng có gì đâu! -Tôi cười. Ai nói "Thảo nhất là dân nhậu!", đúng thật! Bàn nhậu bày xong thì ông B và ông C cũng vừa đến. Thấy bàn nhậu hôm nay có vẻ "phè phỡn", ông B vừa ngồi vừa nói; -Hôm nay anh A có gì vui mà đãi đằng thế? Định cho chúng tôi mập thêm vài ký nữa à? Ông A dãy nảy: -Đâu có đâu! Thịt vịt của thằng Thu mang sang đấy. -Mang sang để thưởng cho bác A về vụ phá vỡ ba quy luật thành công. -Tôi nói cho vui. Ông C nói theo vẻ bất bình: -Đã chắc đúng đâu mà thành công với chả thất bại? Đừng xiêu lòng nhanh thế chứ Thu!
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Chuyện 8: 3 hay 1? Hôm sau, khi đã có mặt đông đủ nhưng ông A chưa kịp bày rượu ra, ông B đã hối: -Tiếp chuyện hôm qua đi anh A. Những điều anh nói chưa chắc đã đúng, nhưng mới toanh, rất đáng để nghe. Theo anh, không gian là "đích thực" vât chất. Anh có thể nói rõ hơn không? Ông C lại soạn laptop. tôi thì vừa bày ly, rót rượu, vừa nói: -Ừ! Bác B nói phải lắm. Em cũng thích nghe, dù không hiểu gì mấy. Nói tiếp đi bác A. Ông A cười "khà, khà" nhìn ông C: -Anh C chịu tôi nói tiếp không? -Thì nói đi! -Ông C sẵng giọng. Thế là ông A bắt đầu nói: -Từ cảm giác mà chúng ta nhận thức thế giới. Đúng không nào, quí vị? Điều đầu tiên chúng ta nhận biết được thế giới nhờ cảm giác, là gì? Là không gian, là bề dài, bề rộng, bề sâu. Vì không gian tồn tại như một mặc định, nên chúng ta thường quên cảm giác này như chúng ta thường quên không khí vậy. Nhìn đâu cũng thấy không gian. Mở mắt ra là thấy không gian! Khi không có gì trong một khỏang không, chúng ta nói: "Không thấy gì!", nhưng thực ra chúng ta vẫn thấy không gian hay khoảng không gian, một bộ phận của nó. Vậy không gian phải là "thực tại", là thực sự tồn tại. Nghĩa là khi nói đến tồn tại là nói đến không gian. Nhưng không gian là thể hiện của vật chất và vận động vật chất, mà vật chất lại là cái có trước, nên không thể nào không thừa nhận không gian trước hết phải là vật chất theo đúng nghĩa vật lý. Vì không gian, như ta cảm giác, có thể tích vô cùng to lớn, nên nó phải là sự hợp thành của những đơn vị nào đó có bản chất thể tích ở phía vô cùng nhỏ, nhưng phải hữu hạn, vì không thể tưởng tượng được một khối thể tích vô cùng lớn lại có thể hình thành được từ những cái nhỏ vô hạn độ (coi như bằng 0). Vậy, phải nhận thức không gian là vật chất, chất không gian là nguồn cội của tất cả các chất khác có trong tự nhiên. Nói cách khác, mọi chất trong Vũ Trụ đều là sự "nhào nặn ra" từ chất không gian...
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
Chuyện 8: 3 hay 1? Cách đây hơn 10 năm, ông A quen T, cô gái sống bằng "nghề ngồi bàn" kiếm tiền "bo" của khách nhậu ở quán X. Ngày xưa chắc T xinh lắm, vì hiện nay, dù đã hơn 40 t rồi mà vóc dáng vẫn tròn trịa, săn chắc, khuôn mặt vẫn đầy nét xuân xanh. Từ ngày về hưu, hết mục đích cuộc đời, ông A chỉ còn gầy nhậu ở nhà, hay rủ T đến nói chuyện "Nam Tào, Bắc Đẩu", chuyện "thanh thanh, tục tục" cho vui. Thế mà vợ ông A chả hứ hé gì, thật lạ! Có lần ông A nói như phân bua với bạn nhậu: "Tính cũng nhu mỳ, Nhan Sắc có, mà chưa chồng con gì, chắc ở vậy quá! Kiếm tiền hơn ăn xin một chút...Kể cũng tội, đáng thương thật...Coi như em gái vậy mà!" Chắc T cũng mến ông A thực lòng, vì ai hỏi: "Là gì của ông A?", đều nói: "Là em...kết nghĩa!". Hôm nay T đến, dù hơi muộn, cuộc nhậu có lẽ đã đi được nửa đường. Nghe rục rịch, tiếng chó sực ngoài cổng, ông A phán: -Chắc T nó đến đấy! - Rồi quay sang tôi - Mày ra mở cổng cho nó vào cái! Đúng là cô nàng thật! Vừa mở cổng, đã nghe T nói: -Quán ế khách, ngồi buồn quá! Về đây nhậu với mấy anh cho vui. Có thể nêu thành qui luật: bất cứ cuộc "rượu" đang ỉu xìu nào, đội nhiên có sự xuất hiện của "sắc", thì cũng "bừng tỉnh", ồn ã trở lại. trong khi T sửa soạn chỗ ngồi thì ông A đi lấy chén đũa mới, ông B rót rượu, còn tôi thì lấy đũa tém lại các đĩa "mồi" cho tươm tất lại, dễ coi một chút. Sau khi T đã làm đúng thủ tục "vào ba ra bảy" của giới nhậu, thì ông A lên tiếng: -Đang buồn... Cái T đến đúng lúc quá!...Đúng là ông Trời có mắt!... -Sống đến ngần này tuổi rồi mà thú thực tôi vẫn chưa biết có định mệnh không nữa? -Ông B nói. -Theo duy vật là không có! -Ông C trả lời. -Sao tôi cứ ngờ ngợ. Nếu tổng kết các sự kiện xảy ra trong đời thì thấy có vẻ như đều chỉ thị đến sự sắp bày huyền linh nào đó. -Ông B lại lên tiếng. T cũng bắt đầu tham gia câu chuyện: -Định mệnh là có thật đấy các anh ạ! Mẹ em bảo... Tôi cắt ngang: -Chả biết thế nào!...Lúc thì như có, lúc lại như không, không thể trả lời dứt khoát được. Có ai trả lời dứt khoát được không? Ông C vừa tháo kính ra lau, vừa nói: -Tôi tin theo cách giải thích duy vật. Tôi không tin có định mệnh. Đời người phải diễn tiến theo ba quy luật tự nhiên của Mác, không thể khác được! Ông A nãy giờ ngồi rít thuốc, nhả khói mịt mùng, nét mặt tỏ vẻ đăm chiêu, lúc này mới từ từ nói: -Nếu coi định mệnh như một chương trình vạch sẵn, không còn điều chỉnh, sửa đổi được của mỗi đời người thì không có định mệnh, nhưng nếu coi định mệnh như là một chương trình tuân theo luật nhân quả, có thể điều chỉnh, thay đổi được một cách ngẫu nhiên hoặc bằng ý chí thì là có. Tin cực đoan theo duy vật biện chứng cũng chưa chắc đúng, vì bản thân nó quan niệm nhiều cái còn chưa sáng tỏ. Ông C dãy nảy như bị chọc tiết: -Không đúng là thế nào? Triết học Mác-Lê đã dược thừa nhận là có tính khoa học cao độ, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là... Ông C định..."thuyết trình" , nhưng ông A đã chặn ngang: -Là vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Ví dụ điển hình: khoa học vật lý thời Niutơn tưởng đã là chân lý tuyệt đối, nhưng đến nay, có thể cho rằng nó đã sai, và sự nhìn nhận thế giới theo thuyết tương đối (hẹp lẫn rộng) của Anhxtanh mà loài người đang ngưỡng mộ có giấu hiệu cũng sai nốt, chỉ gần đúng thôi. -Nói thế, anh cho rằng ba quy luật cơ bản về tự nhiên của chủ nghĩa Mác là sai à? -Ông C hỏi lại ông A. Đến lượt ông B lên tiếng, chĩa vào ông A: -Đừng phán lung tung! Trên thế giới, các nhà triết học uyên bác còn chưa giám xác định đúng-sai, ngồi đây mà dóc tướng... -Biết đâu đấy!...Sở dĩ nhận thức của loài người tiến lên được là nhờ sự hoài nghi. Phải chăng Mác chưa phải là người cuối cùng thấy được chân lý? -Ông A cười. -Triết học duy vật biện chứng lập luận phải nói là rất lôgic. Vì thế mà tôi tin là nó đúng. Còn anh A không tin, vẫn hoài nghi, thì phải đặt ra những câu hỏi phản bác đi! -Ông C đã hơi gay gắt. T hình như chẳng quan tâm đến câu chuyện. Vào sau, có lẽ đói bụng, cô nàng ngồi ăn "mồi" tỳ tỳ. Ông A rót rượu cho cả bàn xong, uống cạn ly của mình, "khà" một tiếng rồi mới chậm rãi nói: -Ừ thì đúng là lôgic. Nhưng biết đâu chừng nó sai, hoặc chưa triệt để ngay từ lúc đặt vấn đề thì sao? Đây này, triết học Mác cũng thừa nhận sự tốn tại của thế giới khách quan và cho rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Quan niệm như vậy đã đúng, đã triệt để chưa? Và tồn tại là gì, vật chất là gì? Thật khó! Không dễ dàng gì trả lời? Nếu trả lời xác đáng được các câu hỏi này, có lẽ phải xem xét lại ba quy luật về tự nhiên của triết học Mác. Các nhà theo triết học duy vật biện chứng chúa là bao biện. Để "chạy làng" những bế tắc mà người đời dồn ép, các vị lại đổ thừa cho thiên hạ là không biện chứng, chỉ các vị mới biết biện chứng thôi... -Nội dung ba quy luật đó là như thế nào nhỉ? -Ông C vừa hỏi vừa dò trong laptop. -Cái T phá mồi quá xá! -Tôi nói ghẹo, làm dịu cuộc nói chuyện đã có phần khô cứng. T che miệng cười "hi hi": -Thì không làm được "chiết ra", nên đành phải "chiết vô" thôi! Bỗng ông C reo lên làm cho tôi hơi giật mình: -Đây rồi! Wikipedia nói thế này: "Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin là các quy luật cơ bản trong phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sư vật, hiện tượng, ba quy luật này hợp thành nguyên lý về sự phát triển. Ba quy luật cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin, nó là một trong những nền tảng, cơ bản cấu thành phép biện chứng duy vật cũng nhưng một trong những nội dung quan trọng của toàn bộ triết học Mác-Lenin.
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản. (...)
Ý nghĩa
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó, đồng thời các quy luật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng. Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó. Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù và đến lượt mình, những quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức và những hình thức cụ thể của chúng chỉ có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù. Theo triết học Mác-Lênin thì mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật với các quy luật đặc thù của các khoa học chuyên ngành tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành..." Đọc xong, ông B với bộ mặt chưa thỏa mãn, nói: -Tìm khắp vẫn không thấy định nghĩa rõ ràng về khái niệm "tồn tại". Trong ba quy luật thì quy luật thứ ba, quy luật phủ định, có vẻ dễ hiểu nhất, còn hai quy luật kia có vẻ khó hiểu quá xá!.. -Nếu sự vật phát triển không tuân theo ba quy luật đó, -Ông A nói xen - thì đương nhiên ba quy luật đó sai và phải xem xét lại triết học Mác. Đúng không nào? Đối với khái niệm "vật chất", thì theo Lênin: " vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", và Theo Ăng-ghen thì: Cần phân biệt các dạng tồn tại khách quan của vật chất và khái niệm về vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có tồn tại cảm tính. Khác với các đối tượng vật chất cụ thể, "Những từ như vật chất và vận động chỉ là sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp theo những thuộc tính của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng giác quan" . Engels nhấn mạnh rằng cần phân biệt các dạng tồn tại khách quan của vật chất và khái niệm về vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có tồn tại cảm tính, trong đó Ph.Ăng-ghen đặc biệt nhấn mạnh phê phán quan điểm đem quy vật chất về nguyên tử, về những hạt nhỏ đồng nhất hoàn toàn giống nhau về chất, chỉ khác nhau về lượng, ông coi đó là siêu hình, mang tính cơ giới, qua đó ông nêu lên tính vô hạn và vô tận, tính không thể sáng tạo và không thể tiêu diệt được của vật chất và các hình thức tồn tại của nó là không gian và thời gian. Như vậy, theo tôi, quan niệm của Mác về vật chất chưa thỏa đáng! Quan niệm như thế dễ lầm tưởng rằng năng lượng toàn phần của một vật cũng là vật chất, thời gian và không gian cũng là vật chất. Nhưng theo quan niệm của triết học duy tồn thì chỉ có không gian là vật chất "đích thực" mà thôi, còn hai thứ kia là phản ánh vận động của vật chất. Phải chăng, vật chất chính là tồn tại được nhìn thấy "ngoài" thời gian? Còn khái niệm "tồn tại", theo tôi hiểu, có ngoại diên rộng lớn hơn vật chất và là sự "hiện diện" của vật chất cũng như sự phản ánh vận động của vật chất, dù con người có cảm giác được hay không. Vậy thì câu hỏi đầu tiên của triết học là "Tốn tại hay không tồn tại?" chứ không phải "vật chất và ý thức, cái nào có trước?", vì hiển nhiên ý thức, là một dạng phản ánh của vật chất, phải có sau. Có lẽ cả Duyring và Ăngghen đều đúng "một nửa" khi Duyrinh cho rằng thế giới thống nhất vì nó tồn tại, còn Ăngghen thì nói: "Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của sự thống nhất của nó, vì khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã". Rốt cuộc, phải cho rằng tồn tại vốn dĩ vừa thống nhất vừa không thống nhất. Một đặc tính cơ bản của tồn tại là "cố gắng tồn tại". Thế giới tồn tại là tuyệt đối, vừa thống nhất, vừa không thống nhất. Tồn tại không ở dạng này thì ở dạng khác, chứ không thể có cái không tồn tại tuyệt đối (Hư Vô)! Nếu xét ở phương diện thực thể, thì mọi thực thể đều cố gắng tồn tại, đều "đấu tranh", đều "thỏa thuận" để tồn tại. Chính vì thế, Vũ Trụ hay thế giới phải tuân theo duy nhất một nguyên lý về tồn tại mà triết học duy tồn đã gọi là "Nguyên lý Tự Nhiên" - nguyên lý đầu tiên và duy nhất,có nội dung ngắn gọn là "vật chất phải vận động nhằm đảm bảo tồn tại", và có vai trò là nguồn gốc xuất phát của mọi nguyên lý, quy luật của vận động!... Ông A nói một lèo thật là "điếc con ráy". Nếu ông C không chặn ngang thì có lẽ ông A còn nói nữa: -Thôi, mệt đầu quá! Mình nói sang chuyện khác cho vui chút rồi về ngủ. Có gì mai nói tiếp. T, em có đồng ý thế không? Khỏi phải nói, T gật đầu lia lịa: -Hoan hô anh C! Anh A nói toàn chuyện trên Trời, chẳng vui tý nào! Ông B gật gù: -Cũng hay, cũng hấp dẫn! Biết đâu chừng anh A nói đúng. Nhưng thôi, để mai tiếp đi anh A. Có cái T ở đây, nói chuyện triết học, e không hợp. (còn nữa)
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
-Ngày xưa, trong cảnh nước mất nhà tan, ĐCS đứng lên phất cao ngọn cờ tiên phong, dẫn dắt Dân Tộc Đánh bại hai đế quốc to, đến bến bờ giải phóng. Vì đúng với ước nguyện lúc bấy giờ của toàn Dân Tộc, nên đã huy động được toàn bộ sức người, sức của của nhân dân vào cuộc kháng chiến vĩ đại và giành được thắng lợi vẻ vang, nhân dân mến phục, tôn vinh. Hồi đó, ĐCS thực sự là Đảng của Dân Tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của Dân Tộc, của nhân dân…Ngày nay, ĐCS không thể "quên mình" được nữa, không còn địa vị như xưa được nữa, dù muốn,vì như thế là ảo tưởng, vì mục đích của ĐCS mặc nhiên đã phần nào nhuốm màu danh lợi cá nhân, xa rời nguyện vọng nhân dân, vì ai cũng lấy danh lợi cá nhân làm mục đích cao trọng, vì không thể có những đảng viên kiên cường, "lấy thân mình lấp lỗ châu mai", "lấy thân mình làm giá súng" như xưa kia nữa...Giai đoạn lịch sử xuất hiện những con người mang não trạng "vì nước quên thân" qua lâu rồi! -Khi mục đích của ĐCS trở thành huyễn hoặc, mất hết ý nghĩa thực tế cũng như tính thiêng liêng, thì sự tồn tại của nó trở thành vật cản cho tiến bộ xã hội! -Thụy Sĩ đâu cần ĐCS mở đường, chỉ lối? -Phải chăng ở Việt Nam, tư duy chính trị vẫn đóng khung trong nhận thức bị xiềng xích bởi ý thức hệ? -Điều tất yếu: khi nhận thức bị ràng buộc thì tư duy cũng mất tự do (mà không biết) dẫn đến hành động khiên cưỡng, phạm nhiều sai lầm, mâu thuẫn với mục đích ban đầu! -Phải chăng Việt Nam (và cả thế giới) đang đứng trước một cuộc cách mạng về nhận thức triết học? Và cuộc cách mạng ấy nhất quyết sẽ xảy ra, nhưng không biết bao giờ và theo cách nào? -Phải chăng Việt Nam đang cần một thể chế lấy Nhà Nước làm lãnh đạo tối cao, lấy ĐCS (đã đổi mới nhận thức) làm cố vấn (nằm trong Quốc hội, chỉ được quyền biểu quyết, không có quyền áp đặt), hoạt động kiên định trên nền tảng "của dân, do dân và vì dân", thực hiện mọi chính sách, đường lối do Quốc Hội (đại diện chân chính duy nhất của quần chúng nhân dân) đề ra? -Vì sao một nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tuyệt đối "của dân, do dân và vì dân" là một nhà nước tối ưu khả năng làm cho dân giàu, nước mạnh? Vì trong xã hội có nhiều người tài năng, hầu hết đều yêu nước và sẵn lòng đem hết trí tuệ, sức lực giúp nước, cho nên một nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tuyệt đối "của dân, do dân và vì dân" sẽ phát huy được tối đa nhân tài, vật lực cho quyền lợi chung toàn xã hội. Và như vậy, sẽ giảm thiểu những tiêu cực xã hội như: lợi ích nhóm, thói lạm dụng quyền lực, tham nhũng, sự bất bình đẳng xã hội, lề trái... -Đúng không, đó là hình mẫu chân lý, là đích hướng tới cuối cùng của mọi xã hội trong xã hội loài người? Và đúng không, Định hướng XHCN , trước tiên, phải xây dựng cho được một thể chế nhà nước như vậy? -Trước mắt hãy xuất hiện một nhân tài như Hồ Chí Minh! -Hy vọng!
-----------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?
Tiến sĩ Lý Lê Kiên Thành |
377
Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước. Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân… Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân! Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ… Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng! Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế? Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân. Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không? Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài! Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần… Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì. Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế. Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng. Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm. Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân. Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được. Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này! Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến. Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc. Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ. Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không? Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước? Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó. Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ - những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai. Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc. Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này. Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này. Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp. Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình. Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân. Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”. Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân. Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có. Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó! Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”. Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi. Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng. Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu. Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép! Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân. Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi! Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân? Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên. Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này. Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình. Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm. Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn? Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội - cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến 90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào? Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới. Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên. Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ. Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân. Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin. Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái. Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được. Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó? Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội. Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo? Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau. Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy. Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!
'Tôi đồng ý với anh Lê Kiên Thành'
30 tháng 12 2015
TS. Vũ Cao Phan cho rằng nếu không 'quyết được' triệt để vấn đề nhân sự lãnh đạo ở Hội nghị 14, Đảng CSVN có thể sẽ phải cần thêm hội nghị 'phụ' hoặc thời gian.
Một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương cho hay ông tán thành 'tất cả những ý kiến' được nêu ra trong một bài báo hôm 30/12/2015 của con trai cố Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Lê Duẩn, trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 12.
Hôm thứ Tư, trên tờ 'An ninh Thế giới', một tờ báo của ngành công an Việt Nam, trong bài báo có tựa đề " Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?", Tiến sỹ Lê Kiên Thành đề cập một loạt vấn đề có tính nhận thức luận liên quan đảng cộng sản, từ sự cần thiết đề cao niềm tin vào dân, các quyền của người dân như giám sát và làm chủ, quyền trưng cầu dân ý, tới khoảng cách giữa đảng và dân, hay 'siêu tỷ lệ đảng viên' trong Quốc Hội v.v... và kêu gọi đảng 'học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân'. Bình luận với BBC về bài báo của TS. Lê Kiên Thành, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị & Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, từ Đại học Bình Dương, nói:
"Ông Lê Kiên Thành là một người tôi cũng biết. Ông ấy có những quan điểm của ông ấy. Hầu hết những quan điểm của Lê Kiên Thành tôi đồng ý. Tôi thấy tất cả những ý kiến của anh Thành là đều đúng cả."Thế còn người ta có thể làm được đến đâu hay chưa làm, thì cũng không dễ trả lời lúc này."
Ý kiến và thời điểm
Trả lời câu hỏi tại sao tại thời điểm hiện nay, lại có nhiều ý kiến, thông tin, bài viết, kiến nghị, được đưa ra, như kiểu ý kiến, quan điểm trong bài báo của TS Lê Kiên Thành, công bố ngay trên truyền thông chính thống, hoặc những bài viết, thông tin 'nhạy cảm' trên truyền thông và mạng xã hội, TS. Vũ Cao Phan nói: "Tại sao lại có những thông tin như thế, thì kỳ này rất đơn giản thôi, ta cũng biết rằng hiện nay Hội nghị Trung ương lần thứ 13 chưa quyết được vấn đề nhân sự, nhất là vấn đề nhân sự cấp cao. "Và phải chờ đến Hội nghị Trung ương lần thứ 14. Có một lần Đại hội Đảng còn phải tới Hội nghị Trung ương 14 rưỡi như Đại hội 9. "Tức là vấn đề nhân sự với Đảng là rất quan trọng, nhưng cách làm của Đảng để có thể quyết sớm, do cách làm của Đảng vẫn chưa được tốt lắm, cho nên hiện nay là đang có vấn đề nhân sự. "Và tôi nghĩ đang có cuộc đấu tranh giữa những người này, người khác, hay là như hay gọi là phái này, phái khác, tất cả những phát biểu trên báo chí, chính thức hay không chính thức, ta phải nhìn dưới góc cạnh là nó phản ảnh quan điểm của một số người nhất định nào đó, về vấn đề nhân sự."
Đánh giá tác động
Đánh giá về tác động của những bài báo, quan điểm, ý kiến như của Tiến sỹ Lê Kiên Thành tới lãnh đạo, nhà nước và xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói thêm:
"Tôi cho rằng nếu gọi là có tác động như thế nào ấy, thì ở thời điểm này khó có một tác động gì, nó chỉ là một tiếng nói để nó phản ảnh, ta gọi là của một phái nào đó, hay là của một số người nào đó cũng được, nói lên."Tôi tán thành với quan điểm của anh Thành vừa nêu, nhưng mà đó cũng chỉ để phản ảnh quan điểm của một số người mà thôi, của một xu hướng nào đó thôi, còn nó có tác động tức thời đến ngay không là rất khó. Còn có thể nó sẽ có tác động lâu dài. "Nhưng có tác động lâu dài đến mức độ nào đó thì cũng còn cần thêm nhiều tiếng nói nữa. "Tôi nói thật, như có lần tôi đã phát biểu, đảng này ai lên làm Tổng bí thư, ai làm người lãnh đạo cao nhất cũng được, 'cũng được' - tôi nói rõ, bởi vì nó không có khuôn mặt nào thật xuất sắc cả."
Quyền lực đích thực
Bài báo trên An ninh Thế giới hôm thứ Tư của tác giả Lê Kiên Thành có đoạn: "Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.
"Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình."Bình luận về quyền lực, trong lối nói so sánh, ví von, TS. Lê Kiên Thành viết: "Anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân. "Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có. Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!" Và tác giả Lê Kiên Thành kết luận: "Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy. "Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!", tác giả viết trên tờ An ninh Thế giới.
0
comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến: Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a> - Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
-
QUÀ, QUÀ 1/7 Ngày 01/7/1969 được xem là ngày ra trường của tất cả học sinh
khóa 4 và cũng là ngày nhập ngũ của đông đảo các bạn trong khóa. Nhâp dịp
"trọng...
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>