THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/d





CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov


(tiếp theo)

Như vậy, trong chân không, xét về mặt cản trở U, có thể nói là mức chiết quang đạt cực đại, và mọi môi trường khác chân không, về mặt cản trở, đều kém chiết quang hơn, đó là những môi trường kg bị cô lập, chứa số đông bức xạ điện từ là những môi trường kém chiết quang nhất.


Trên cơ sở hình dung đó và đặt  thì sẽ suy đoán ra biểu thức:

                    
Nếu C' là tốc độ lan truyền tịnh tiến của thì C'' là tốc độ xoáy của nó. Có thể thấy khi U<<V thì C''>>C', nghĩa là có thể có trường hợp dù C'' vẫn nhỏ hơn C nhưng coi như xấp xỉ bằng C. Khi , tỷ số dù vẫn nhỏ hơn 1 thì cũng “rất gần” với 1. Có thể biểu diễn sự rất gần ấy là:

                                     Chúng ta tin rằng, trong hệ cô lập chứa một mol hạt có trạng thái cân bằng nhiệt động và ở điều kiện tiêu chuẩn, tần số trung bình và bước sóng trung bình của các hạt , nếu đem “quy đổi” ra theo số đo thời gian và khoảng cách trong môi trường chân không, thì chính xác là:
                       
Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện mối quan hệ:


Chúng ta đã có một phát hiện về sự biểu hiện lạ lùng nhưng kỳ diệu của lượng tử .

Trước hết, chúng ta nhắc lại:


Từ đó, chúng ta dò được một biểu diễn mới:

Và:         
Chưa hết lạ lùng vì còn có:
và:           2,882=8,2944
Theo qui ước về thang đo nhiệt độ và thực nghiệm vật lý chỉ ra số chỉ nhiệt độ của một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn thì có thể phân bố lại 1010 sao cho phù hợp với thực nghiệm vật lý như sau:
Nghĩa là:
Vậy thì hằng số Bônzman cũng được xác định:
Ôi, Thực Tại và Hoang Đường, tưởng là muôn trùng cách biệt mà sao gần gũi nhau đến thế! Phải chăng, khi đã đắm đuối yêu tin thì Hoang Đường là thực tại, và khi sự yêu tin ấy đã rạn vỡ thì Thực Tại cũng bỗng chốc trở nên Hoang Đường?! Mới hay, chân lý khách quan nhiều khi cũng trú ngụ ở những nơi tầm thường, đơn giản nhất. Nhưng chính ở những nơi ấy, chân lý lại ít bị phát giác nhất và nếu có bị nhận diện thì cũng thường là hời hợt qua loa. Chắc rằng từ xưa tới nay, chưa có một nhà triết học nào lại có ý định tìm chân lý ở phép nhân 1x1=12=1.
Để tưởng thưởng cho sự phát hiện ra một biểu hiện lạ lùng và tuyệt diệu của tự nhiên ở trên, và cũng để giải lao cho đỡ mệt mỏi, chúng ta ngâm bài thơ:
TUYỆT TÁC
Nếu ai hỏi bông hoa nào thắm nhất
Thì anh nói rằng bông hoa đó là em
Chẳng phải bông hồng, bông huệ, bông sen
Bông bạc, bông vàng, bông kim cương chăng nữa
Nếu trời bảo cho anh hai người vợ.
Anh chọn vợ rồi lại sẽ lựa thêm em.

Khuôn mặt thanh xuân tỏa ngát êm đềm
Làn tóc vén hờ khéo khoe vầng trán mịn
Ánh mắt trong veo thoáng vương buồn thánh thiện
Bầu má trinh nguyên chan chứa hiền ngoan.
Chiếc mũi thon vẽ lên nét đoan trang
Đôi môi thắm đã đến thời ngọt lịm
Khi em cười là bộ niềm e thẹn
Vì cố giấu đi hàng răng trắng tinh khôi
Cổ em cao, tròn lẳn, mướt ánh ngời
Vươn ngạo nghễ say sưa vầng nhật nguyệt
Tượng Vệ Nữ còn đôi khi tỳ vết
Em tiên giáng trần, toàn bích những đường cong.

Trên đời này thắm nhất là bông em
Hiển hiện bên đường, có biết mình rực rỡ
Mà rúc rích cười hồn nhiên trong lá, cỏ
Chưa lọt mắt ai nên chưa biết đợi chờ?

Khách vãng lai nào có thể ngờ
Bên vệ đường có bông hoa tươi thắm
Người ta đến chỉ dừng chân đứng ngắm
Cảnh sắc đẩu đâu, non nước tít xa vời…

Họ biết đâu rằng tuyệt tác rất gần thôi!
Tầm quan trọng đặc biệt của điều vừa phát hiện ra là ở chỗ nó đã mách bảo cho chúng ta biết rằng, thực sự có mối quan hệ sâu sắc giữa hiện tượng chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí và hiện tượng nhiễu loạn bức xạ điện từ. Thậm chí, sự phát hiện ấy đã hé lộ về bản chất đích thực của nhiệt và nhiệt độ.
Hoàn toàn là do ngẫu nhiên nhưng không hẳn là tình cờ mà chúng ta phát hiện được mối quan hệ giữa lượng tử bức xạ và nhiệt độ tồn tại ngay trong phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử. Dù sao đi nữa thì chúng ta không thể không có chút ít vui mừng và tự hào nào về sự phát hiện ấy. Chính vì vậy mà chúng ta đã tự thưởng cho mình bài thơ tự sáng tác ở trên, và bây giờ, để tự nịnh mình một cách… khách quan(?!), chúng ta nhắc lại lời của nhà nghiên cứu lịch sử khoa học tên là Norwood Russell Hanson: “Người quan sát mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái chưa ai từng thấy”.
Không phải sau bất cứ sự hoan hỉ, vui thú tưng bừng nào cũng đều có tâm trạng mãn nguyện hoàn toàn. Đúng là như vậy! Lúc này, sau khi đã tự nịnh, tự sướng, tự tung hô vang trời rồi, chúng ta bỗng cảm thấy hời hợt dạ: biết đâu chừng cái biểu thức:
thực ra chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi và cũng chỉ đúng trong điều kiện tiêu chuẩn? Dễ thấy rằng vế trái của biểu thức là một bất biến, R là hằng số, vậy T làm sao biến đổi được?
Trước một câu hỏi như thế mà không chột dạ mới lạ!
Tuy nhiên, sự chột dạ của chúng ta tồn tại không lâu lắm. Bởi vì chính câu hỏi về sự biến đổi nhiệt độ ấy lại gợi ý ra một cách giải thích khả dĩ.
Làm sao mà thay đổi được nhiệt độ của một hệ khi hệ đó đã ở trạng thái cân bằng nhiệt động và nhất là đã bị cô lập một cách lý tưởng? Nên nhớ rằng, phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử ở dạng nguyên thủy chỉ biểu diễn mối quan hệ nhân quả giữa ba đại lượng đặc trưng cho trạng thái của một hệ cô lập là động năng trung bình của phân tử khí , áp suất P và thể tích V mà không hề đả động gì đến nhiệt độ To. Nghĩa là phương trình cơ bản chỉ nêu ra rằng, nếu cho trước một hệ cô lập có thì này không đổi, do đó tích PV của hệ cũng không đổi. Nếu cho V (hay P) tăng (hay giảm) thì P (hay V) buộc phải giảm (tăng theo) một cách tương ứng, sao cho không đổi. Như vậy, T không đổi mặc nhiên là điều kiện tất nhiên của phương trình cơ bản.
Chỉ khi đặt mối liên hệ giữa phương trình cơ bản của nhiệt động học và phương trình trạng thái khí lý tưởng và kết hợp chúng lại với nhau thì từ đó mới rút ra được biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa T. Vì hay tích PV không đổi nên T cũng không thể biến đổi được. Như vậy, biểu diễn ấy không phải là cảnh được trích ra từ một bộ phim sống động về sự biến đổi của T mà chỉ là bức ảnh chụp trạng thái của một hệ cô lập chứa một mol vào bất cứ lúc nào, với bất cứ trạng thái cân bằng nhiệt động nào của hệ, và bức ảnh đó bao giờ cũng cho thấy duy nhất một giá trị T không đổi.
Giả sử chúng ta làm giảm V, do đó làm tăng P của một hệ nhiệt động có  (không đổi), và quá trình đó tuân theo phương trình cơ bản của nhiệt động học (nghĩa là T không đổi trong suốt quá trình). Thể tích giảm làm áp suất tăng là báo hiệu mật độ phân tử khí của hệ tăng. Có thể nói ngược lại: mật độ phân tử khí tăng (trong khi số lượng phân tử khí không tăng và cả của hệ cũng không tăng) là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng áp suất P của hệ. Theo chúng ta thì hiện tượng này được giải thích như sau: mật độ tăng sẽ làm cho mức hỗn loạn của chuyển động phân tử tăng lên, dẫn đến số lần các va chạm trong đơn vị thời gian của các phân tử khí tăng lên theo, từ đó mà xuất hiện một số phận phân tử khí có động năng cao hơn mức động năng cao nhất khi chưa tăng mật độ, đến đập vào vách ngăn giữa hệ cô lập với môi trường ngoài gây tăng P; tuy nhiên sự tăng động năng ấy phải tuân theo điều kiện (qui luật nào đó) vẫn không đổi.
Chúng ta cho rằng sự giải thích định tính về hiện tượng V giảm, P tăng tuân theo phương trình cơ bản của nhiệt động học như trên là thỏa đáng. Nếu vậy, phải xét lại quan niệm của nhiệt học ngày nay: sự vận động hỗn loạn của phân tử, nguyên tử khí là nguyên nhân làm xuất hiện nhiệt độ (sự nóng – lạnh). Trên cơ sở quan niệm đó không thể giải thích được vì sao trong trường hợp ở trên, rõ ràng là mức độ hỗn loạn trong chuyển động của các phân tử khí tăng lên mà nhiệt độ T không tăng.
Bây giờ, chúng ta chuyển sang giả tưởng khác. Cho một hệ thỏa mãn hệ thức , trong đó chứa một mol khí lý tưởng cô lập về mặt trao đổi vật chất nhưng không cô lập về mặt truyền nhiệt với môi trường ngoài, và đang ở trạng thái có nhiệt độ T. Muốn tăng (hay giảm) T, chúng ta chỉ có cách làm tăng (hay giảm) nhiệt độ của môi trường chứa hệ sao cho nhiệt độ đó cao hơn (hoặc thấp hơn) T. Theo quan điểm của nhiệt học, do có sự truyền nhiệt từ ngoài vào (hoặc từ trong hệ ra) làm cho mức độ hỗn loạn của chuyển động các phân tử khí trong hệ tăng lên (hoặc giảm xuống) mà dẫn đến nhiệt độ T của hệ tăng (hoặc giảm đi).
Quan điểm đó đã vi phạm đến thuyết động học phân tử do chính nhiệt học xây dựng nên. Chỉ cần xét trường hợp T tăng cũng thấy điều đó. Khi T của hệ tăng thì theo phương trình trạng thái khí lý tưởng, tích P.V phải tăng. Nhưng theo phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử thì khi P.V tăng, phải tăng lên một cách tương ứng. Nhưng tăng đồng nghĩa với mức độ hỗn loạn của chuyển động các phân tử khí trong hệ tăng lên, và sự tăng mức độ hỗn loạn này phải liên quan tới sự tăng mật độ phân tử khí. Làm sao tăng mật độ phân tử khí khi không có sự trao đổi chất với bên ngoài trong khi V không giảm mà thậm chí còn tăng? Hơn nữa nhiệt truyền từ môi trường vào hệ bằng cách nào nếu không thông qua sự va chạm giữa các phân tử của vách ngăn và của hệ? Nếu trong quá trình truyền nhiệt vào hệ, bằng cách nào đó cho P không đổi, nghĩa là cho V tăng lên một cách tương ứng, thì quá trình đó chỉ dừng lại khi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của hệ bằng nhau. Khi P không đổi thì có nghĩa lực va chạm tạo ra áp suất của các phân tử trên vách ngăn không đổi nhưng diện tích vách ngăn tăng lên nên số lượng các lực ấy phải tăng lên. Nhưng làm sao mà số lượng lực gây áp suất trên vách ngăn tăng lên được khi mật độ phân tử khí giảm xuống có nguyên nhân từ sự tăng V? Ngoài ra, mật độ phân tử khí giảm xuống thì mức độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí giảm theo, làm xuất hiện một quá trình tự giảm nhiệt độ của hệ “bên cạnh” sự làm tăng nhiệt độ hệ của môi trường bên ngoài…
Bức tranh với nhiều cảnh mâu thuẫn nhau đến kỳ dị như thế có phù hợp với thực tại không? Chúng ta không tin nó phù hợp với thực tại, và ngay cả thế giới hoang đường cũng không dung túng nó. Bởi vì nó là đứa con ảo tưởng được sinh ra từ sự hôn phối giữa thực chứng cực đoan và suy tưởng mê lầm. Nói toạc ra: tại chính bản thân chúng ta đây còn… dốt, chứ chẳng tại ai cả.
Chúng ta viết lại phương trình trạng thái khí lý tưởng dưới dạng tổng quát của nó:
Với m là tổng khối lượng của các phân tử khí
        là khối lượng của một mol phân tử khí
         
                       là thể tích của một mol phân tử khí
Xét trường hợp cho tích PV tăng trong điều kiện m không đổi. Rõ ràng PV tăng sẽ làm mật độ phân tử khí trong hệ tăng dẫn đến mức độ hỗn loạn của chuyển động phân tử tăng và do đó làm tăng nhiệt độ T. Để tránh tăng nhiệt độ do ma sát, chúng ta tăng PV một cách từ từ chậm rãi, trong điều kiện hệ đã được cách nhiệt (cô lập về mặt truyền nhiệt) với môi trường ngoài. Hỏi: trong “thực tế” nhiệt độ của hệ có tăng theo đúng qui luật mà phương trình tổng quát ở trên chỉ ra không, hay tốc độ tăng không đáng kể, thậm chí là không tăng? Trong đời sống hàng ngày chúng ta thấy rất rõ điều này: hai bình khí áp chứa lượng khí bằng nhau, dù có tích PV khác nhau, vẫn có thể bằng nhau về nhiệt độ. Vậy thì nhiệt độ có liên quan như thế nào đến sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí?
Trong thực tế còn có hiện tượng: khi tăng PV của một bình chứa khí kín, và được cách nhiệt (hệ cô lập về mặt truyền nhiệt và trao đổi vật chất), không thể làm tăng nhiệt độ trong bình lên đến nhiệt độ cần có để tạo ra được lượng PV ấy. Nghĩa là quá trình ấy không tuân theo, ít ra là một cách định lượng, phương trình tổng quát về trạng thái khí. Nói nôm na: quá trình chuyển nhiệt thành công hiệu quả hơn quá trình chuyển công thành nhiệt.
Đến đây, chúng ta xét lại trường hợp tăng nhiệt độ của hệ (bình khí) nhưng không làm tăng PV của nó. Quá trình nung nóng bình không cho phép nó truyền nhiệt ra bên ngoài và nó cũng đang bị cô lập về mặt trao đổi vật chất với bên ngoài. Vậy thì nhiệt “đi đâu” để đảm bảo cho phương trình trạng thái nghiệm đúng? Tuân theo phương trình trạng thái thì chỉ có câu trả lời duy nhất: cho dù có nung nóng lâu bao nhiêu thời gian đi nữa, nhiệt độ trong bình vẫn giữ nguyên số đo như trước khi bị nung nóng. Rất lạ?! Hay là khi tăng T, không thể giữ được PV không đổi?
Nếu đem bình đó đặt vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ T trong bình rất nhiều và nếu bình không cách nhiệt thì nó có truyền nhiệt ra môi trường không? Tất nhiên là có rồi! Khi nhiệt từ trong bình truyền ra ngoài thì mức độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí trong đó giảm. Nhưng chuyển động hỗn loạn giảm mức độ chỉ khi mật độ phân tử khí trong bình giảm, và vì khối lượng m không đổi nên V phải tăng. Nhưng nếu không cho V tăng? Thì mật độ phân tử khí trong bình không đổi làm cho mức độ hỗn loạn chuyển động của các phân tử khí được bảo toàn và không thể xảy ra sự truyền nhiệt từ trong bình ra môi trường.
Thật là tệ hại! Tất cả mọi ngả đường đi tìm lời biện minh để bảo vệ sự đúng đắn của phương trình trạng thái khí lý tưởng và phương trình cơ bản của thuyết nhiệt động phân tử đều dẫn đến bế tắc! Tương tự như trường hợp của Planck khi ông trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, đã phải bám víu vào cái mà ông không muốn bám vì theo quan niệm truyền thống của ông là không thể tưởng tượng nổi, ở đây cũng vậy, tình huống đã đặt ra: là tư duy tỉnh táo cấm lựa chọn cái không thể chọn nhưng vẫn phải “cắm đầu” chọn vì chỉ còn duy nhất cái đó.
Đó là cái tỷ số  hiện diện trong hai phương trình cơ bản của nhiệt động học. Để cứu vãn hai phương trình cơ bản đó vượt thoát khỏi sự “chà đạp” của “trái núi” mâu thuẫn thì phải cho rằng có sự biến đổi khối lượng m trong các quá trình biến đổi nhiệt động của một hệ dù có cô lập hay không cô lập. Chẳng hạn khi nung nóng một hệ trong khi từ bên ngoài tác động sao cho PV không tăng thì nhiệt độ trong hệ vẫn tăng dù có thể là chậm. Nhiệt độ trong hệ tăng kèm theo với sự giảm của m làm cho tỷ số giảm một cách tương ứng, sao cho thỏa mãn hai phương trình cơ bản của nhiệt động học. Hay, chẳng hạn dùng tác động từ bên ngoài làm tăng PV của một hệ để tăng nhiệt độ hệ. Tuy nhiên, quá trình tăng PV đó cũng đồng thời làm giảm , dẫn đến tăng tỷ số , do đó nhiệt độ trong hệ tăng ít.
Theo quan niệm của triết học duy tồn thì trong Vũ Trụ thực tại không thể cách ly tuyệt đối được một thực thể KG bất kỳ với môi trường chứa nó. Trên cơ sở quan niệm đó, xét riêng về phương diện nhiệt động, chúng ta có thể nêu ra nội dung có ý nghĩa như là một nguyên lý cơ bản. Không thể cô lập triệt để được về mặt trao đổi vật chất với môi trường ngoài đối với mọi quá trình xảy ra trong các hệ nhiệt động.
Tuân theo nguyên lý đó, buộc tỷ số phải tăng, giảm phù hợp trong một quá trình nhiệt động, nghĩa là m hay phải biến đổi. Nhưng biến đổi bằng cách nào khi về mặt trực giác cũng thấy rằng các phân tử khí đã bị “nhốt” trong hệ cô lập không thể vượt thoát qua vách ngăn ra ngoài và các phân tử khí ở môi trường ngoài không thể đi xuyên qua vách ngăn xâm nhập vào hệ được?
Nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta thấy điều tế nhị này: tỷ số có, tính phổ biến, áp dụng cho mọi chất khí được chọn làm khí lý tưởng. Nó không cần “đếm xỉa” đến khối lượng của một phân tử khí của chất khí được chọn làm khí lý tưởng trong hệ cô lập và chỉ “quan tâm” tới vấn đề có bao nhiêu mol khí trong hệ cô lập đang xét, nghĩa là có bao nhiêu hạt phân tử khí trong đó. Xét cho đến cùng thì một phân tử khí lý tưởng cũng chỉ là sự hợp thành của một lượng hạt nào đó, và lượng này là không đổi ở mọi phân tử khí lý tưởng trong hệ cô lập đang xét. Do đó, có thể thay thế một phân tử khí lý tưởng bằng một bức xạ điện từ  và bỏ thuật ngữ “khí lý tưởng” đi thì hai phương trình cơ bản của nhiệt động học vẫn giữ nguyên dạng nhưng mang một ý nghĩa hoàn toàn mới, thật sự sâu sắc.
Trên cơ sở phân tích đó và kết hợp với hai phương trình cơ bản của nhiệt động học, chúng ta nêu ra biểu diễn tổng quát:
Với: N là tổng số bức xạ điện từ (hay hạt) , nó được xác định:
N=n.a
Với n là số Avôgadrô
                  a là số chỉ lượng mol hạt  có trong hệ nhiệt động
được gọi là động năng trung bình của hạt (lớn hơn kết quả tính toán vì khối lượng của va đập tăng lên)
P, V, T là áp suất, thể tích và nhiệt độ của hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động nào đó.
Chúng ta biến đổi vế đầu của biểu diễn:
Nếu không chú ý đến thứ nguyên thì:
Do đó:
                      
Khi a=1 và hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động trong điều kiện tiêu chuẩn thì:
Thành phần  dễ gây ngộ nhận về mặt thứ nguyên của biểu diễn (năng lượng bình phương). Do vậy, chúng ta triển khai  dưới dạng hơi khác:
Đặt
Nghĩa là b=a.1,8432.1018 và là số tự nhiên.
Vậy:
Ở đây, có thể hiểu: b là tổng số bức xạ  có trong hệ.
Chắc rằng, sự hình thành các bức xạ điện từ “nặng” hơn bức xạ có liên quan mật thiết đến mật độ bức xạ trong hệ nhiệt động. Khi mật độ bức xạ tăng cao, trước yêu cầu nghiêm ngặt về chuyển hóa KG, xu hướng lan truyền thoát ra ngoài hệ (nơi có mật độ bức xạ thấp hơn) trở nên rõ rệt. Khi hướng ưu tiên lan truyền ấy bị cản trở, sẽ nảy sinh xu thế các bức xạ kết hợp nhau lại thành những bức xạ có tần số thấp hơn nhưng “nặng” hơn. Đó là sự chuyển biến làm giảm động năng tịnh tiến, tăng cường động năng xoáy, nhằm mục đích chống lại sự nhiễu loạn bức xạ có nguy cơ đạt mức thái quá. Mật độ càng cao thì hiện tượng kết hợp đó càng xảy ra nhiều trong một khoảng thời gian nhất định, và qui mô của một kết hợp cũng tăng. Có lẽ đó là cách làm hình thành nên các hạt cơ bản ở tầng hạ nguyên tử, những tiền đề làm xuất hiện các thực thể KG ở tầng vĩ mô, từ các nguyên tố vật chất đến các hành tinh, thiên hà.
Giả sử trong một hệ cô lập có b bức xạ và đang ở trạng thái cân bằng nhiệt động nào đó, mở ra điều kiện kết hợp hoàn toàn, k bức xạ thành một bức xạ thì số lượng bức xạ trong hệ lúc này (thay thế số lượng bức xạ ) là:  và năng lượng bức xạ  (thay thế cho năng lượng bức xạ ) là:
Như vậy:
              
Thực tại chỉ ra rằng trong một trạng thái cân bằng nhiệt động không phải chỉ có một loại mà có nhiều loại bức xạ cũng tồn tại (dù có thể trong số đó có một loại có số lượng lớn nhất đóng vai trò đặc trưng), cho nên có thể gọi  là lượng bức xạ trung bình, đại diện chung cho các loại bức xạ có thể có ở trạng thái cân bằng nhiệt động nào đó của một hệ cô lập tương đối.
(Trên cơ sở giả thuyết về sóng vật chất của Broglie, chúng ta dễ dàng diễn giải biểu diễn nêu trên trở về biểu diễn theo quan niệm của nhiệt động học truyền thống!)
Kết luận quan trọng rút ra được ở đây: chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí không phải là nguyên nhân đích thực (hay nguyên nhân chính yếu) tạo ra hiện tượng nhiệt và nhiệt độ. Chuyển động đó chỉ là kết quả và đồng thời là sự thể hiện ra của vận động vật chất ở tầng vi mô sâu hơn nữa – tầng nền tảng. Đó là sự vận động nhiễu loạn của (số đông) bức xạ điện từ. Chính sự vận động nhiễu loạn của các bức xạ điện từ mới là “thủ phạm” trực tiếp gây ra hiện tượng nhiệt độ và sự truyền nhiệt. Tác nhân cơ bản và chủ yếu quyết định đến xu hướng của quá trình nhiệt động trong một hệ chính là mật độ bức xạ điện từ trong đó. Do yêu cầu nghiêm ngặt phải chuyển hóa KG để đảm bảo Tồn Tại mà mức độ vận động nhiễu loạn của các bức xạ điện từ tăng, giảm tùy thuộc vào sự tăng, giảm mật độ của chúng. Cũng chính vì yêu cầu tuyệt đối nghiêm ngặt về chuyển hóa KG mà không thể ngăn chặn tuyệt đối được sự thu, phát bức xạ điện từ giữa một hệ (gọi là) cô lập và môi trường chứa hệ ấy.
Với quan niệm về bản chất của nhiệt và nhiệt độ như trên, hơn nữa, nếu quan niệm đó là đích đáng thì cần phải xây dựng lại lý thuyết nhiệt động học, đưa nó lên tầm mức khái quát hơn, trong đó nhiệt động học chất khí, chất lỏng, chất rắn… cũng như bức xạ nhiệt, đều chỉ là bộ phận của nó, là những hệ quả được suy ra từ nội dung cơ sở gọi là “Nhiệt động học bức xạ” và biểu diễn toán học tổng quát nhất có thể là:
với: b=1,84321.1018a, là tổng số bức xạ
        , cũng là số bức xạ hợp thành
            là tần số dao động của bức xạ
Biểu diễn ấy có xác đáng không? Chúng ta không khẳng định dứt khoát, song vô cùng tin tưởng vì đã thấy được trong Vũ Trụ hoang tưởng có một dẫn dắt khác.
Trước hết chúng ta viết lại biểu thức cơ bản (6) áp dụng cho :
với: m1 là khối lượng của
      d1 là đường kính danh nghĩa của
         t1 là chu kỳ vận động của
         là thể tích danh nghĩa của
Tiếp theo, chúng ta viết:
với V là thể tích một mol
         n là số Avôgadrô
Nên:
              
Có thể thay biểu diễn đó bằng:
Nên:
Ở vế trái của biểu diễn, coi như đã biết các giá trị bằng số của , R, T, n. Tính ra:
Vậy, không cần tính cũng biết:
Tuy nhiên nếu tính ra thì thật ngạc nhiên vì nó bằng:
1,6276……1031
Thì ra, vì sai lầm trong nhận định, chúng ta đã bỏ sót “ông tướng”: 0,06144.10-4. Khi đưa “ông tướng” vào thì lúc đó:
Biết  và thực hiện vài thao tác, chúng ta sẽ trở về biểu diễn:
với
Khi a=1 thì một cách tự nhiên, trạng thái của hệ cân bằng nhiệt động ở điều kiện chuẩn. Khi a=0, trong hệ không hiện diện một bức xạ điện từ nào, nghĩa là môi trường kg trong hệ trống rỗng năng lượng, do đó T= oK . Chúng ta gọi trạng thái T=oK, là trạng thái cực hạn dưới. Thế thì có trạng thái cực hạn trên không? Chúng ta có một hình dung vui! Giả sử có thể giữ nguyên giá trị Vo của hệ, đồng thời có thể phát đến cùng khả năng bức xạ vào hệ trong khi hệ không thể phát bức xạ trả lại môi trường ngoài. Quá trình đó sẽ làm cho mật độ bức xạ trong hệ tăng lên đến cực hạn.
Chúng ta cho rằng, mật độ năng lượng khi đạt đến mức cực đại tuyệt đối cũng là khi các bức xạ điện từ “nặng” hơn bức xạ , được hợp thành từ quá trình tăng mật độ trước đó lại phân rã thành các bức xạ điện từ “nhẹ” hơn để rồi phân rã hoàn toàn thành bức xạ . Lúc này, vì động năng tịnh tiến của mỗi bức xạ đều chuyển hóa hoàn toàn thành động năng xoáy nội tại nên các đều định xứ và biểu hiện như một hạt có nội tại xoáy. Phải coi đó là tình trạng nhiễu loại ở mức cao nhất của bức xạ điện từ mà trong thực tại khách quan may ra chỉ có thể xảy ra trong lòng các ngôi sao một cách hi hữu. Tuy nhiên cần phải hoang tưởng ra tình trạng đó để tìm nhiệt độ cực hạn trên của Vũ Trụ.
Trước đây, chúng ta đã từng suy đoán: để đảm bảo chuyển hóa KG thì khi định xứ và xoáy tột độ, nội tại phải gồm 3 hạt kg (hạt không gian thông thường) và 2 hạt KG  trái dấu (hạt không gian bị kích thích tột độ). Nếu quan sát ở trên cùng một bình diện (loại bỏ sự tương phản âm – dương và nghịch đảo) thì thể tích của 3 hạt , , có giá trị như nhau, bằng và:
Tuy nhiên, vì đơn vị độ dài trong hệ nhiệt động đang xét, so với chân không đã tăng lên 10201020 lần (như đã trình bày khi bàn về hằng số Planck) nên chỉ còn:
Do có hiện tượng trội lặn, một nửa thể tích “lẩn khuất” vào môi trường kg mà lượng thể tích của được coi là “có thực” chỉ còn:
Từ những suy diễn tương đối “trơ tráo” đó, chúng ta thấy rằng khi hệ đạt mật độ hạt  cực đại tới hạn thì số hạt  là:
Vậy nhiệt độ tới hạn trên có thể có trong Vũ Trụ là:
Có thể vượt qua, cao hơn nhiệt độ đó không? Hãy tưởng tượng rằng khi nội tại một hệ cô lập (một vùng nhỏ nào đó trong những ngôi sao nóng nhất) “lăm le” vượt qua mật độ tới hạn, lập tức nhiều hạt sẽ phải phân ra thành hai hạt trái dấu. Những hạt trái dấu trong đó trước sau gì cũng tương tác nhau để thành 2 hạt kg (hiện tượng hủy cặp, hòa nhập về môi trường kg). Khi trong hệ xuất hiện một sự hủy cặp như vậy, thì vì lực lượng KG là tuyệt đối bảo toàn nên sẽ đồng thời xuất hiện một cặp hạt trái dấu trong môi trường kg bên ngoài hệ.
Kể ra cũng vui đấy chứ!...
***
Tiếp tục “vui đùa” với nhiệt động học, chúng ta lại giả sử có một hệ dạng cầu bị cô lập với môi trường ngoài và trong môi trường kg của hệ không có gì khác ngoài số đông các bức xạ . Hệ này được minh họa dưới dạng mặt cắt ở hình 1 và được gọi là Ho.
Trạng thái của hệ là cân bằng nhiệt động tại:
Ở trạng thái cân bằng nhiệt động, có hiện tượng phân bố đều trong hệ về mặt năng lượng nói chung (hay về số lượng bức xạ điện từ ) với mật độ:

Hình 1: Hệ nhiệt động bức xạ
Gọi áp suất tại mặt vách ngăn là Po thì:
Po được hiểu là áp lực theo hướng kính tác động từ trong ra lên một đơn vị thể tích của vách ngăn hệ Ho với môi trường ngoài. Câu hỏi đặt ra là vào lúc đó áp suất tại điểm A trong hệ Ho (xem hình 1) có đúng bằng Po không?
Đó là câu hỏi thuộc hàng ngớ ngẩn nhất trên đời, nhưng hóa ra vì thế mà lại… quá hay!
Dễ thấy, tuân theo nguyên lý tác dụng tương hỗ, khi hệ Ho gây ra áp suất Po lên mặt cầu phân cách (có diện tích So) của môi trường ngoài thì coi như đồng thời môi trường ngoài cũng gây ra một áp suất lên hệ Ho, có giá trị Po, đồng phương nhưng ngược chiều với Po (nghĩa là hướng về tâm O).
Nguyên lý Pascal phát biểu: áp suất đặt lên chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền hoàn toàn lên mọi điểm của chất lỏng và lên thành bình chứa. Nếu hệ Ho là một khối chất lỏng thì đó là một khối chất lỏng tĩnh (vì ở trạng thái cân bằng nhiệt động) và do đó áp suất tại điểm A phải bằng Po (nhớ rằng tổng áp lực tác dụng lên A bằng 0).
Nhận định đó dẫn đến phải coi điểm A, dù có thể là rất nhỏ, như một thực thể có diện tích bề mặt hẳn hoi, hiện hữu trong thế giới vĩ mô (không gian nổi trôi tính Ơclít). Bởi vì áp suất là sự thể hiện ra trong thế giới vĩ mô quá trình vận động và tương tác tổng hợp của số đông các thực thể vi mô và chỉ hiện hữu trong thế giới vi mô. Nói nôm na, chỉ khi tại A xuất hiện một phần tử thực thể thuộc thế giới vĩ mô, làm hiện hữu một phần tử diện tích thì ở đó mới tồn tại một áp suất và trong trường hợp khối chất lỏng Ho có trạng thái cân bằng nhiệt động thì giá trị đại số của áp suất ấy là không đổi tại bất cứ điểm nào có phần tử diện tích trong nội tại Ho. Còn nếu không, không hề tồn tại áp suất trong lòng hệ Ho.
Đối với một nhà vật lý thực chứng cổ điển thì hình dung đó là không thể tin được. Nhưng dù là không thể tin được thì cũng không có cách nào để xác minh được. Từ trước đây rất lâu và cho đến tận ngày nay, có lẽ chưa có nhà vật lý thực nghiệm nào đặt vấn đề nghi ngờ về sự tồn tại của một đại lượng vật lý nào đó trước và sau khi thiết bị đo xác nhận chắc chắn về sự tồn tại của nó. Muốn xác định tại A có tồn tại áp suất Po hay không, nhà vật lý thực nghiệm phải đưa vật thử, đầu dò hay nói chung là thiết bị đo trực tiếp đến đó. Sau khi thiết bị đo chỉ ra chắc chắn rằng thực sự tồn tại một áp suất Po ở đó thì nhà vật lý thực nghiệm tin tưởng Po thực sự tồn tại ở đó cho dù có hiện diện thiết bị đo ở đó hay không.
Sự mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại độc lập, của một đại lượng vật lý tại nơi mà thiết bị đo chỉ ra chính là điểm xuất phát dẫn đến ngộ nhận “vĩ đại” về sự tồn tại trường hấp dẫn, trường điện từ…, nói chung là trường lực, như một thực thể có cấu trúc vật chất và tương đối độc lập với môi trường chân không. Không khó chỉ ra cái sai lầm về quan điểm trong sự ngộ nhận ấy. Rõ ràng là lực chỉ xuất hiện trong tương tác (cơ học). Một khi không xảy ra tương tác thì lực cũng không thể hiện. Một vật chuyển động với vận tốc không bao giờ phát tác ra lực mà như chúng ta vẫn quen thừa nhận, nó chỉ hàm chứa một (xung) lực, hay nói chính xác hơn là hàm chứa một tiềm xung lực (dưới dạng động lượng).
Tuy nhiên cái quan niệm về lực đã trở thành truyền thống ấy (tiềm xung lực là động lượng) vẫn chưa hoàn hảo, thậm chí là còn có phần sai lạc. Bởi vì chính nguyên lý tác dụng tương hỗ đã chỉ ra, một vật đứng yên (=0) trước quan sát, nghĩa là lúc đó nó không hề có động lượng, vẫn hàm chứa xung lực và lập tức phát tác lực nếu bị tác động. Nhưng nếu vật đứng yên chưa phát tác lực thì xung lực của nó ẩn dấu dưới dạng tiềm xung lực nào khi mà nó không hề có động lượng? Đến đây, có thể rút ra kết luận: không có bất kỳ cách nào xác định được (xung) lực của một vật khi nó không tương tác (cơ học) với môi trường bởi vì lúc đó lực của nó không hề tồn tại; chỉ khi một vật bị cản trở chuyển động (va chạm với một vật khác), hay bị biến đổi trạng thái chuyển động (đứng yên là trạng thái chuyển động đặc biệt), nghĩa là năng lượng toàn phần của nó bị chuyển hóa, thì khi đó nó mới phát tác lực để chống lại sự cản trở, sự biến đổi ấy. Tùy theo mục đích nghiên cứu, hoặc đôi khi thuần túy chỉ là theo ý thích chủ quan của quan sát mà trong thực tế tiềm lực được triển khai theo hai dạng, hoặc là xung lực (F.t, khi đánh giá theo động lượng m.) hoặc là động lực (F.S, khi đánh giá theo động năng ).
Quay lại khối chất lỏng Ho. Vì không xuất hiện một thực thể nào tại A trong thế giới vĩ mô nên ở đó không xảy ra tương tác nào và do đó cũng không tồn tại áp suất mà tương tự như trường hợp vật chuyển động và va chạm cơ học nêu ra ở trên, thay cho sự tồn tại áp suất tại A là sự tồn tại cái tạm gọi là “áp suất ảo” hay “tiềm áp suất”.
Đối với hệ nhiệt động bức xạ Ho, tình hình cũng hoàn toàn giống như thế. Dù quan sát ở góc độ nào trong tầng nấc vĩ mô thì đều chỉ thấy sự hiện diện áp suất Po tại vách ngăn cách ly So: hệ Ho tác động lên mặt So của môi trường ngoài một áp suất Po, đồng thời môi trường ngoài cũng tác động lên mặt So của hệ Ho một áp suất có giá trị đúng bằng Po. Ngoài ra, tại điểm A hay tại bất cứ một điểm nào khác trong Ho đều không hề hiện diện bất cứ một áp suất nào, và chỉ có thể hình dung rằng tại những điểm ấy tồn tại một thứ gì đó đóng vai trò như là “mầm mống” làm xuất hiện áp suất, hay còn có thể gọi là “áp suất ảo”, “tiền áp suất”. Chỉ khi tại A hay tại bất cứ vị trí nào khác xuất hiện một thực thể có diện tích bề mặt “ổn định” và nhận biết được trong thế giới vĩ mô thì lúc đó, áp suất ảo hay tiền áp suất mới chuyển hóa thành áp suất thực sự với giá trị Po. (Cần chú ý: khi xuất hiện một thực thể ngoại lai trong Ho thì lập tức nó ít nhiều gì cũng gây ảnh hưởng đến mọi thông số trạng thái của Ho. Như vậy, có thể suy ra, không thể xác định chính xác một giá trị thông số trạng thái nhiệt động bằng đo đạc thực nghiệm! Ở đây, chúng ta coi thực thể ngoại lai ở A đủ lớn để làm xuất hiện áp suất và đủ nhỏ để bỏ qua sự ảnh hưởng của nó đến trạng thái nhiệt động của hệ Ho).
Như vậy, khi hệ Ho ở trạng thái cân bằng nhiệt động thì không những năng lượng bức xạ mà cả tiền áp suất đều được phân bố đều khắp trong hệ. Nếu cho xuất hiện một thực thể có kích cỡ phù hợp tại A thì trên bề mặt thực thể sẽ xuất hiện một áp suất Po, và dưới tác động nhiễu loạn của số đông bức xạ trong điều kiện cân bằng nhiệt động, thực thể đó dao động quanh một điểm cân bằng nhất định mà dưới góc độ quan sát ở tầng nấc vĩ mô nào đó, có thể cho rằng thực thể đứng yên một chỗ, nghĩa là có thể cho rằng lúc đó, hệ Ho đang ở trong trạng thái cân bằng tồn tại tương đối.
Có thể lấy biên độ dao động quanh điểm cân bằng của một thực thể hiện diện trong một hệ cân bằng nhiệt động để đánh giá “mức độ tĩnh tại” của hệ ấy: biên độ dao động càng lớn thì “mức độ tĩnh tại” càng giảm, nghĩa là mức độ “động” càng cao, và ngược lại.
Cần nhắc lại và nhấn mạnh rằng, không những bản thân Vũ Trụ là một thực thể cân bằng động vĩ đại, mà nội tại của mọi thực thể tồn tại trong Vũ Trụ luôn ở trạng thái cân bằng động. Nghĩa là ngay cả trong quá trình đang chuyển hóa từ trạng thái cân bằng động này sang trạng thái cân bằng động khác thì sự cân bằng trong vận động của nội tại mọi thực thể vẫn được duy trì. Chỉ tùy thuộc vào nhận định chủ quan, vào mục đích nghiên cứu của quan sát về một mặt nào đó, một bộ phận nào đó trong vận động nội tại của thực thể và đã thông qua qui ước, mà lúc đó mới có thể nói đến sự mất cân bằng nội tại (về mặt đó, bộ phận đó).
Khi nói vận động nội tại của một thực thể luôn ở trong tình thế cân bằng động thì không có nghĩa là đối với thực thể đó chỉ có duy nhất một tình thế cân bằng động nội tại. Có rất nhiều tình thế cân bằng động đối với vận động nội tại của một thực thể. Tùy thuộc vào sự vận động của môi trường ngoài và sự tương tác giữa môi trường ngoài với thực thể mà vận động nội tại của thực thể ở tình thế cân bằng động nào hoặc phải chuyển biến từ tình thế này sang tình thế khác. Một tình thế cân bằng động tương đối ổn định và được duy trì ở mức độ lâu, mau nào đó theo thời gian thì được gọi là trạng thái cân bằng động của nội tại thực thể. Có thể phân biệt các trạng thái cân bằng động của nội tại một thực thể với nhau dựa vào mức độ “động” hay “mức độ tĩnh tại” của chúng. Một trạng thái có mức độ “động” cao hơn được gọi là bị kích thích hơn.
Vận động nội tại của một thực thể, do một nguyên nhân nào đó bị kích thích lên trạng thái cân bằng động có mức độ “động” cao nào đó, thì khi không còn bị kích thích nữa, nó luôn có xu hướng chuyển hóa về trạng thái cân bằng động có “mức độ động” thấp nhất hay “mức độ tĩnh tại” cao nhất mà điều kiện cho phép (thường là trạng thái tương hợp với môi trường ngoài). Suy rộng ra, có thể nâng lên thành nguyên lý tổng quát: Vận động nội tại của mọi thực thể, một cách tự nhiên, luôn có xu hướng chuyển biến về trạng thái cân bằng động có mức độ tĩnh tại thấp nhất trong điều kiện cho phép. Phát biểu cách khác, vận động nội tại của một thực thể luôn có xu hướng chống lại sự kích thích vận động từ bên ngoài và do đó luôn cố gắng đạt tới trạng thái tĩnh tại tuyệt đối, nhưng yêu cầu nghiêm ngặt về chuyển hóa KG lại không cho phép trạng thái đó xuất hiện, cho nên chỉ có thể xuất hiện trạng thái tĩnh tại tương đối.
Cân bằng nhiệt động là sự thể hiện ra trong thế giới vĩ mô của tình thế hay trạng thái cân bằng động của vận động tổng hợp hình thành nên từ số đông bức xạ điện từ vận động và tương tác lẫn nhau. Do đó cân bằng nhiệt động không thể không tuân thủ những qui luật, nguyên lý thao túng, chi phối đến quá trình vận động cân bằng. Cụ thể, chẳng hạn khi nung nóng một hệ nhiệt động (chứa toàn bức xạ ) thì cũng có nghĩa là đã “nạp” cho hệ đó một lượng bức xạ từ môi trường ngoài. Lượng bức xạ đó làm cho mật độ năng lượng bức xạ trong hệ tăng lên, kéo theo mức độ nhiễu loạn bức xạ tăng lên. Thể hiện sự tăng mức độ nhiễu loạn chính là sự tăng nhiệt độ và áp suất.
Giả sử nung nóng hệ nhiệt động bức xạ Ho từ nhiệt độ T1 lên nhiệt độ T2 rồi ngưng không nung nóng nữa và cô lập nó, không cho xảy ra sự trao đổi bức xạ giữa nó với môi trường ngoài. Có thể thấy do bị nung nóng (kích thích) mà trạng thái cân bằng nhiệt động của Ho đang ở mức độ tĩnh tại cao (T1) biến chuyển lên mức độ tĩnh tại thấp hơn (T2). Khi không còn bị kích thích nữa (điều kiện môi trường ngoài trở về như trước khi có sự nung nóng), vận động nội tại của hệ Ho có xu hướng trở về với trạng thái cân bằng nhiệt động ban đầu. Tuy nhiên, do mật độ bức xạ trong hệ Ho đã tăng lên so với trước khi nung nóng nên hệ Ho không thể trở về trạng thái cân bằng nhiệt động ban đầu (có nhiệt độ T1) được nữa, mà chỉ đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt động T'1 (với T1<T'1<T2), có mức độ tĩnh lặng thấp hơn của trạng thái T1 nhưng cao hơn của trạng thái T2.
Cái mà các nhà nhiệt học thời trung cổ và cận đại gọi là chất nhiệt hay các nhà nhiệt học thời hiện đại gọi là nhiệt lượng thực ra chính là năng lượng bức xạ điện từ chứ không có gì huyền bí cả. Giá trị mật độ năng lượng bức xạ của một hệ nhiệt động cũng là một chỉ thị về sự hàm chứa nhiệt lượng của hệ đó. Vậy thì nguyên nhân trực tiếp nào làm xảy ra hiện tượng giảm nhiệt độ dẫn đến áp suất giảm trong khi giá trị mật độ năng lượng bức xạ (nghĩa là nhiệt lượng) của hệ không đổi? Nhiều khả năng có như thế là vì khi nung nóng hệ, nhiều bức xạ có tần số thấp hơn tần số của phần lớn bức xạ trong hệ trước khi bị nung nóng, thâm nhập vào hệ và đồng thời cũng xảy ra sự hợp thành các bức xạ có tần số thấp hơn từ một số bức xạ có tần số cao hơn của bản thân hệ. Khi không còn sự nung nóng nữa (sự kích thích bị triệt tiêu) thì các bức xạ có tần số thấp ấy phân rã đến mức nhất định thành các bức xạ có tần số cao hơn cho phù hợp với điều kiện mới. Quá trình này đồng thời cũng làm cho mức độ nhiễu loạn trong lan truyền bức xạ - nguyên nhân của hiện tượng nóng – lạnh và sự tăng giảm nhiệt độ xuất hiện trong thế giới vĩ mô - giảm xuống. Khi mức độ nhiễu loạn trong vận động nội tại của hệ cô lập Ho giảm xuống đến nhiệt độ T1 như đã nói thì quá trình giảm đó dừng lại. Lúc đó, vận động nội tại của Ho cũng đạt được trạng thái cân bằng nhiệt động tĩnh lặng nhất, bình ổn nhất trong điều kiện mới và vì vậy mà trạng thái ấy cũng có tính duy trì lâu dài.
Sự biến chuyển vận động nội tại của hệ cô lập Ho từ tình thế cân bằng nhiệt động có mức tĩnh lặng thấp nhất về tình thế cân bằng nhiệt động có mức tĩnh lặng cao nhất và tồn tại ổn định lâu dài một cách tự nhiên ở tình thế ấy đã làm nảy ra suy lý dẫn chúng ta đến nhận định: vận động nội tại của một hệ cô lập ở trạng thái cân bằng nhiệt động, nếu xét trên bình diện một tổng thể, một hợp thành từ vận động và tương tác lẫn nhau của số đông bức xạ, thì phải có tính điều hòa, tính chu kỳ, tính trật tự, nghĩa là vận động ấy phải có tính qui luật hay phải chịu sự chi phối chủ yếu của những yếu tố mang tính tất định, còn nếu xét trên bình diện là một “hỗn tạp” của đông đúc các bức xạ cụ thể vận động và tương tác lẫn nhau, thì ít nhiều gì cũng đồng thời có tính ngẫu nhiên, xác suất. Như vậy, trong số các trạng thái cân bằng nhiệt động có thể có trong một điều kiện nhất định của một hệ cô lập, trạng thái cân bằng nhiệt động có mức độ tĩnh tại cao nhất cũng là trạng thái có mức độ vận động nhiễu loạn thấp nhất.
Để hiểu được vì sao sau khi không còn bị kích thích (bị nung nóng) và lập tức bị cô lập thì hệ Ho, dù trong tình trạng đã có sự phân bố đồng đều trong hệ về mặt năng lượng bức xạ cũng như giá trị mật độ năng lượng bức xạ của nó không đổi theo thời gian (nghĩa là có sự bảo toàn về mặt nhiệt lượng mà hệ hàm chứa), vẫn tự điều chỉnh được vận động nội tại từ trạng thái cân bằng nhiệt động có mức nhiễu loạn cao hơn xuống trạng thái cân bằng nhiệt động có mức nhiễu loạn thấp nhất trong điều kiện mới và hơn nữa, duy trì được vận động tự nhiên một cách bình ổn, lâu dài trong trạng thái tĩnh lặng tương đối ấy, chúng ta cần phải thừa nhận rằng có hai loại nhiễu loạn bức xạ: một loại có tính tất yếu, mặc định, vốn dĩ, là kết quả của sự phải lan truyền đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về chuyển hóa KG trong phạm vi môi trường kg đã bị hạn định của hệ cô lập, loại thứ hai có tính ngẫu nhiên, tạm thời, là kết quả của sự đột biến vận động của hệ cô lập. Mặt khác, cũng cần phải thừa nhận rằng, hệ cô lập Ho vận động nội tại được ngay cả khi ở trạng thái cân bằng nhiệt động có mức tĩnh lặng cao nhất, là do về mặt năng lượng bức xạ nói chung thì có sự phân bố đều đặn, đồng nhất trong toàn hệ, nhưng về mặt động năng tịnh tiến (hay là về mặt động năng xoáy) lại phân bố có sự chênh lệch tương đối theo phân vùng và sự phân vùng đó theo hoạch định sao cho khi bức xạ lan truyền theo một hướng ưu tiên nào đó lần lượt qua các phân vùng kế tiếp theo đó, thì động năng tịnh tiến (hay động năng xoáy) của bức xạ chuyển hóa tăng hay giảm một cách đều đặn, và đặc biệt quan trọng là nhờ có sự hiện diện và tác dụng của vách ngăn của môi trường ngoài mà tổng động năng tịnh tiến (hay là tổng động năng xoáy) của hệ Ho luôn được bảo toàn và bằng một nửa năng lượng bức xạ toàn phần của nó.
Từ quan niệm đó, chúng ta đi đến hình dung: khi số đông bức xạ điện từ lan truyền tự nhiên trong môi trường chân không, nghĩa là sự lan truyền của từng bức xạ không ảnh hưởng đến nhau cũng như luồng lan truyền của tập hợp các bức xạ không bị cản trở, ngăn chặn bởi ngoại vật, thì sự vận động ấy coi như hoàn toàn không bị nhiễu loạn, nghĩa là không thể hiện nhiệt độ (T = 0 oK). Điều tế nhị là bằng thực nghiệm, không thể xác nhận được nhận định đó, bởi vì không thể dùng bất cứ thứ gì “thò” vào luồng bức xạ đang lan truyền ấy để đo nhiệt độ mà không gây ra sự nhiễu loạn cho sự lan truyền ấy. Rõ ràng là không thể đo được nhiệt độ 0 tuyệt đối (0 oK), và quan trọng hơn: không thể triệt tiêu được nhiệt độ (hay sự nhiễu loạn vận động) nội tại của bất cứ hệ nhiệt động nào, của bất cứ thực thể nào tồn tại trong Vũ Trụ.
Như vậy, khi hệ cô lập Ho bị kích thích (bị nung nóng) đến nhiệt độ T2, nghĩa là nó đã nhận thêm một lượng bức xạ nhất định từ môi trường ngoài, làm mật độ năng lượng bức xạ của nó tăng lên do đó mà mức độ nhiễu loạn vận động ở cả hai dạng tất yếu và ngẫu nhiên tăng lên. Khi triệt tiêu kích thích của môi trường ngoài thì lập tức mức độ nhiễu loạn dưới dạng ngẫu nhiên cũng nhanh chóng giảm xuống, kéo theo sự giảm mức độ nhiễu xạ nói chung và thể hiện ra chủ yếu dưới dạng nhiễu loạn tất yếu, có tính bình ổn lâu dài. Khi mức nhiễu loạn đã đạt đến tối thiểu trong điều kiện mới thì cũng là lúc vận động nội tại của hệ Ho đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt động có mức tĩnh lặng cao nhất, nghĩa là “êm đềm” nhất, hài hòa nhất và do đó mà cũng có tính “bền” nhất.
Rõ ràng là nếu không có vách ngăn cách ly của môi trường ngoài thì hệ cô lập Ho không thể duy trì được sự vận động điều hòa trong trạng thái tĩnh lặng nhất của nó. Nhờ có vách ngăn đó (xét trong trường hợp lý tưởng), không những năng lượng bức xạ toàn phần của hệ Ho được bảo toàn mà tổng động năng tịnh tiến cũng như tổng động năng xoáy cũng được bảo toàn. Có thể tưởng tượng mặt ngăn cách (nhờ có nguyên lý tác dụng tương hỗ) đóng vai trò như một mặt thu phát cân bằng bức xạ của môi trường ngoài đối với hệ Ho, nghĩa là nó thu bao nhiêu bức xạ của hệ Ho thì cũng phát ra bấy nhiêu bức xạ “trả lại” cho hệ Ho. Nếu hình dung ở góc độ ngược lại, cũng có thể cho rằng hệ Ho là một nguồn thu phát cân bằng bức xạ đối với môi trường ngoài, nghĩa là tại mặt tiếp xúc của Ho với mặt ngăn cách So, hệ Ho thu được bao nhiêu bức xạ từ môi trường ngoài thì cũng phát “trả lại” đúng bằng ngần ấy bức xạ cho môi trường ngoài.
Nếu chỉ chú ý tới sự phát bức xạ của hệ Ho thôi thì hệ Ho đã gây ra áp suất Po lên mặt cầu ngăn cách So và về mặt định lượng thì:
với  là mật độ năng lượng bức xạ trong Ho
Bây giờ, giả sử rằng có một mặt cầu ảo (không thực sự tồn tại mà chỉ hiện hữu trong tư duy thôi!) đi qua điểm A và đồng tâm với mặt So, gọi là SA. Có thể hình dung được mặt SA làm hình thành nên một hệ cô lập ảo dạng cầu có tâm là điểm O, gọi là HA. Quá trình phát bức xạ của hệ HA cũng phải gây ra một áp suất ảo (tiềm áp suất) là PA. Về mặt giá trị:
               
Kết quả đó xác nhận nguyên lý Pascal và ám chỉ về sự tồn tại của trạng thái cân bằng tĩnh tại tuyệt đối. Nhưng “rất may”, đó là một kết quả ảo, không thực, vì PA chỉ là khả năng chứ không phải hiện thực. Muốn cho pA là một hiện thực thì thực nghiệm phải “nhúng mũi” vào đó. Nhưng đã “nhúng mũi” vào đó thì hệ Ho không thoát khỏi bị lũng đoạn vận động nội tại và lúc đó, kết quả sẽ phải là:
Nếu sự lũng đoạn ấy là nhỏ, không đáng kể, thì:
Nghĩa là nguyên lý Pascal, nếu có đúng thì chỉ đúng trong thế giới vĩ mô và mang tính tương đối nên cũng chỉ có khả năng ám chỉ về một trạng thái cân bằng tĩnh tại tương đối mà thôi.
Như chúng ta đã quan niệm, tiềm xung lực là một tồn tại ảo “ẩn chứa” trong động năng của một vật chuyển động. Khi động năng của vật đó chuyển biến thì xung lực tương tác mới xuất hiện. Đó chính là quá trình từ khả năng biến thành hiện thực. Tương tự như vậy, trong hệ Ho, tiềm áp lực của bức xạ ẩn tàng trong động năng tịnh tiến của nó. Xét trên một đơn vị diện tích thì tiềm áp lực ấy cũng chính là tiềm áp suất.
Quan niệm trên đã được “toán học hóa” bằng biểu diễn:
với
n là số Avôgadrô
Nếu V là thể tích của hệ thực thì p là áp suất thực, nếu V là thể tích của hệ ảo thì p là áp suất ảo (tiềm áp suất).
Đại lượng m1c2 chính là năng lượng toàn phần của bức xạ  và nó còn được viết:
với d1 là đường kính của giả hạt (khi bức xạ định xứ)
      t1 là chu kỳ xoáy của giả hạt
Vận tốc c là một cực đại bất biến nên khi bức xạ lan truyền trên đường tròn tâm O với đường kính D thuộc mặt cầu của hệ thực (hoặc ảo) có thể tích V thì thời gian lan truyền hết chu vi đường tròn đó phải là T sao cho:
Trong khi đó, thể tích V của hệ đang xét được tính ra:
với S là diện tích mặt cầu ngăn cách của hệ
Như vậy, có thể viết:
với aht là gia tốc hướng tâm (hoặc ly tâm) của bức xạ và có thể cho rằng m1a chính là xung lực (hoặc tiềm xung lực) tạo nên áp lực (hay tiềm áp lực) lên bề mặt phân cách của hệ thực (hoặc hệ ảo) đó. Nhưng có lẽ biểu diễn sau đây mới xác đáng hơn chăng:
với a là gia tốc tịnh tiến có phương xuyên tâm hệ của hạt .
Áp dụng biểu diễn đó cho trường hợp hệ thực Ho và hệ ảo HA thì:
Và:
Với quan niệm số lượng bức xạ phân bố đều trong hệ cô lập và cân bằng nhiệt động, đồng thời thấy rằng ao = aA thì rõ ràng Po = pA.
Nếu chỉ chú ý về mặt phát bức xạ theo hướng kính từ trong ra thì lượng bức xạ phát ra từ mặt cầu SA của hệ HA trong một đơn vị thời gian phải bằng lượng bức xạ  gây ra áp suất Po trên bề mặt So của hệ Ho trong đơn vị thời gian đó. Điều này mâu thuẫn với quan niệm mật độ bức xạ phân bố đồng đều, nghĩa là mâu thuẫn với kết quả Po = pA.
Điều cần giải quyết ở đây là phải dung hòa cho được mâu thuẫn chứ không phải tìm cách loại bỏ kết quả nào trong hai kết quả  .
Để làm được điều đó, trước hết chúng ta viết lại phương trình trạng thái khí lý tưởng trong trường hợp tổng quát:
với T* là nhiệt độ được xác định theo phương trình đó và T là nhiệt độ được tính theo biểu diễn ngoại suy của chúng ta. Dễ thấy:
Biết m là tổng khối lượng của lực lượng bức xạ có trong hệ Ho, là khối lượng của một mol bức xạ , có thể viết:
và trong trường hợp đang xét ở đây:

m = N’.m­1
Vậy:   
Hay:   
Từ đó sẽ có:
Và:
Quan sát ở góc độ pA = Po, có thể viết:
Và từ đó có thể trở về với phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử viết cho một mol hạt.
Muốn cho biểu diễn trên cũng đúng trong trường hợp thì phải biện luận rằng mật độ bức xạ  (cũng có nghĩa là mật độ năng lượng toàn phần của lực lượng bức xạ ) đúng là được phân bố đều đặn trong hệ cân bằng nhiệt động cô lập, nhưng xét riêng về mặt động năng tịnh tiến của chúng thì có sự phân bố tăng (hoặc giảm) đều theo một hướng xác định, tuân theo một qui luật nhất định.
Trên cơ sở suy đoán đó, đồng thời trên cơ sở suy đoán về hướng ưu tiên thu - phát bức xạ trong hệ cầu cô lập và cân bằng nhiệt động Ho, chúng ta cho rằng có sự phân bố tăng dần về mặt động năng tịnh tiến từ tâm hệ ra ngoài theo hướng kính, nghĩa là động năng tịnh tiến của bức xạ tại mặt cầu ảo SA phải nhỏ hơn của bức xạ  tại mặt cầu So. Muốn thế, chỉ còn một khả năng duy nhất là tốc độ lan truyền theo hướng kính và từ tâm ra của một bức xạ tại mặt cầu ảo SA (có DA<Do) phải nhỏ hơn tốc độ lan truyền theo hướng ấy khi nó đạt tới So. Gọi tốc độ lan truyền của bức xạ đang xét tại So Co và tại SA CA thì có thể biểu diễn:
Co>CA
Cần thấy rằng khi môi trường không gian của một hệ cô lập có mức năng lượng lớn hơn môi trường kg chân không (được qui ước bằng 0) thì bao giờ tốc độ lan truyền bức xạ trong đó cũng phải nhỏ hơn tốc độ lan truyền trong chân không, nghĩa là trong trường hợp ở đây:

C>Co>CA
với: C là tốc độ lan truyền cực đại tuyệt đối trong Vũ Trụ thực tại.
Mặt khác, theo như chúng ta đã dẫn dắt bằng lập luận, rõ ràng phải có:
Nghĩa là, nếu “qui đổi” Do, DA To, TA về thang đo khoảng cách và thời gian của hệ quan sát trong chân không (ngoài hệ Ho) thì hai đường kính đó cũng như hai thời gian đó bằng nhau.
Tuy nhiên, nếu xét kỹ quá trình qui đổi về thang đo khoảng cách và thời gian của hệ quan sát trong môi trường kg chân không, sẽ phát hiện ra một “tế nhị” tuyệt vời. Đó là Do DA đều được xác định hay cho trước bởi hệ quan sát trong môi trường kg chân không (ngoài hệ Ho) theo thang đo khoảng cách của hệ ấy chứ không phải là các giá trị được xác định bởi hệ quan sát ở trong hệ Ho. Do đó, trong quá trình chuyển đổi các giá trị khoảng cách và thời gian đang xét, chỉ cần chuyển đổi To TA sang theo thang đo thời gian của hệ quan sát trong chân không, và như vậy, sau khi chuyển đổi chúng ta có:
Do, DA, T
với: T là giá trị thời gian đã qui đổi của To và của cả TA.
Đến đây, dù vẫn còn một “đống tổ chảng” hoài nghi thì chúng ta cũng cứ viết:
Và:
Biểu diễn cho thấy và qua đó còn có thể rút ra được: là giá trị cực đại trong hệ Ho; mọi giá trị tiềm áp suất trong đó đều nhỏ hơn nó, hơn nữa, bắt đầu từ , giá trị tiềm áp suất giảm dần theo hướng kính từ mặt So đến tâm O của hệ, và tại tâm O, tiềm áp suất bằng cực tiểu. Có thể thiết lập được biểu diễn toán học nêu ra qui luật giảm ấy. Trước hết, chúng ta hãy xác định sự chênh lệch giá trị giữa PA:
Giả sử rằng mức chênh lệch ấy vô cùng nhỏ, nghĩa là , lúc đó có thể viết:
với dR là khoảng cách giữa hai mặt cầu So SA.
Có thể tưởng tượng trong hệ Ho, mặt cầu So như là “mặt đất”, mặt có “mức thế năng” (động năng xoáy của bức xạ ) thấp nhất và điểm O là điểm “cao nhất” có thể lan truyền tới của một bức xạ . Để diễn tả ý niệm ấy chúng ta đổi ký hiệu dR thành dh với h=Ro là độ cao cực đại tính từ “mặt đất” So.
Nhớ rằng tiềm áp suất giảm tỉ lệ nghịch với sự tăng độ cao thì từ biểu diễn và thay ký hiệu Po bằng P, chúng ta sẽ có biểu diễn dưới dạng tích phân:
Sau khi lấy tích phân và biến đổi về dạng hàm mũ sẽ được:
                                   (***)

 (còn tiếp)