Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Nước Mỹ từ Tây sang Đông (1)


Được bạn rủ đi chơi, tôi đồng ý ngay. Lúc đầu dự tính chơi khoảng một tuần cho biết đây biết đó. Bạn bảo nếu vậy thì thà ngồi nhà xem TV khỏi đi, tốn tiền. Bạn còn khuyên đã đi chơi là phải thực tế sống như dân bản địa thì mới đáng “đồng tiền bát gạo”. Thế là lên chương trình chơi bời cho 6 tuần lễ.

Để vào Mỹ, nhiều người lo lắng mục xin thị thực, vì thực tế có đến hơn 30% bị từ chối. Chả biết sao, với tôi thủ tục cũng đơn giản.

Mỹ hỏi: “Vào Mỹ làm gì?”

- Đi chơi! – Thấy cộc lốc quá, thêm câu – Du lịch!

- Đang làm gì?

- Nghỉ hưu!

Đòi xem cái sổ tiết kiệm – Trúng kế rồi! Cái sổ này do mới vay được mớ gửi đối phó từ cách đó 3 tháng trước.

Hết câu hỏi, Mỹ giữ lại hộ chiếu và chỉ tay ra quầy chuyển phát nhanh. Đúng 2 phút, kể cả ầm à ầm ừ…


Sang đến Mỹ, bạn đưa về nhà ở cách sân bay San Francisco hơn tiếng xe chạy. Mấy ngày đầu, tập tọng chuyển sang sinh hoạt kiểu Mỹ: sáng ra công viên đi bộ, hít thở không khí trong lành. Từ nhà ra công viên hơn 3 km, phải đi xe hơi. Trời khá lạnh.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 41/b



THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle


(tiếp theo)

Trước thời Hi Lạp cổ đại rất lâu, loài người, nhất là các dân tộc cổ đại phương Đông đã quan sát, và chiêm nghiệm Vũ Trụ. Quá trình đó kéo dài suốt hàng ngàn năm đã giúp nhân loại đúc kết được không ít những hiểu biết đúng đắn, dù sơ khai về “hoạt động” và mối quan hệ của những sự vật - hiện tượng hiện hữu trên bầu trời như Mặt Trời, Mặt Trăng, một số hành tinh và các vì tinh tú.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Đi nhờ xe






Đi nhờ xe

Kết thúc đợt lao động phục vụ chiến đấu, chúng tôi được đơn vị bộ đội đưa trở lại Cẩm Xuyên. Được nghỉ học một vài ngày, chúng tôi đã có kế hoạch trở về nhà, về Hà Nội… xả hơi sau những ngày tháng sống trong rừng âm u và lao động hết mình. Chắc các bạn đều cảm nhận cái tâm trạng náo nức thế nào của tuổi thanh niên ngày ấy.

Thời gian này, chiến tranh ở miền Bắc đã ngừng nên chúng tôi được đi ban ngày. Buổi trưa về đến Cẩm Xuyên, cơm nước nháo nhào, chúng tôi vội vàng cất bước chuồn. Không biết tại sao, chỉ có tôi và bạn Duy Cường đi cùng nhau. Tất nhiên là cuốc bộ thôi. Nhiều bạn tính toán đi bộ ra ga Trung Giã và quốc lộ 3. Từ đây đi phương tiện nào cũng tiện về trung tâm Hà Nội. Tôi và Duy Cường tính chắc ăn, cứ đi theo lối cũ: đi dọc trên đê sông Cầu, qua đò Ngọt, qua chợ Chờ theo Tỉnh lộ 295 ra thị trấn Từ Sơn, rồi vào Quốc lộ 1, bon thẳng về Hà Nội.

Hai thằng cứ cắm cúi đi bộ. Không hiểu sao khỏe thế, cứ là đi băng băng. Hơn một tiếng sau đã đến bến đò Ngọt, rồi qua chợ Chờ lúc nào không biết. Có vẻ đã thấm mệt, vừa qua cầu Chùa Chanh, hai thằng dự định đến Từ Sơn nghỉ một lúc rồi vẫy xe đi nhờ về Hà Nội thì có tiếng động cơ ầm ì phía sau. Quay lại thấy một cái ô tô kiểu Gát của bộ đội. Do đường xấu, cái xe ô tô chỉ đi nhanh hơn người đi bộ một chút. Tôi và Duy Cường đứng bên đường vẫy để đi nhờ, nhưng người lái xe không có ý dừng lại. Lúc xe chạy ngang chỗ chúng tôi đứng, Cường hét lên: “Anh ơi, cho bọn em đi nhờ về Hà Nội nhé!”. Không chờ nghe trả lời, tôi và Duy Cường bám lấy cửa hậu thùng xe và nhảy phốc lên. Thùng xe trống không, chỉ có một đống vải bạt ở góc. Hai thằng ngồi phệt luôn xuống sàn thùng xe, quăng cái ba lô có buộc cả cái thùng sắt “Kinh tang” xuống, cảm giác đã gần Hà Nội lắm rồi. May cho hai thằng, cái ô tô ra đến Từ Sơn thì rẽ phải theo Quốc lộ 1 về Hà Nội.






Lúc này, trời đã về chiều, không còn nắng nhưng những tia mặt trời hình rẻ quạt vẽ lên bầu trời xanh ngắt vẫn rực như ánh hào quang. Trên trời vẫn có tiếng ì ầm của máy bay, nhưng chắc là máy bay ta vì trên đường nhộn nhịp, xe cộ nườm nượp. Tâm trạng hai thằng thật hào hứng. Vừa khen nhau vừa chế giễu “mấy thằng không đi theo bọn mình”. Bỗng cái ô tô đi chậm lại rồi dừng hẳn. Tôi nhìn thấy phía trước có một đoàn xe dài đang xếp hàng. Chắc là tắc đường. Nhìn xung quanh, hóa ra mới đến dốc Lã, nơi có cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh mà qua đây chúng tôi hay ghé lại nghỉ ngơi. Cánh cửa ca bin mở ra, một, hai anh bộ đội nhảy xuống. Một anh vòng ra phía sau, bám vào cánh cửa hậu, nói to: “Các cậu hỏi chưa mà đã lên xe, hả?”. Tôi và Duy Cường vội trả lời: “Rồi ạ, bọn em đã xin anh lái xe…”. Chúng tôi đang lo lắng thì anh bộ đội kia, dáng chỉ huy, sau khi đi quanh chiếc xe một vòng nói vọng lên:
- Hai cậu ấy có hỏi nhưng chưa trả lời thì đã nhảy lên rồi!

Ngừng một lát, như để chúng tôi phải ân hận thì anh mới nói tiếp khi quay ra nhìn chúng tôi, mỉm cười:
- Thời chiến phải như thế mới được việc, đúng không, các cậu…

Ôi sướng quá. Hai thằng thở phào nhẹ nhõm. Sao mà có những anh bộ đội tốt thế, tâm lý thế. Tôi chắc cái anh bộ đội này cũng có thiện cảm với chúng tôi vì nhìn chúng tôi quá đẹp giai, không có vẻ gì là… gián điệp. Hơn nữa, cái thùng “Kinh tang” sơn màu bộ đội ghi cả phiên hiệu đơn vị K680 kia đeo trên ba lô của hai thằng có khi cũng làm anh ta vì nể nữa là đằng khác. Kể ra bị đuổi xuống ở đoạn này thì cũng không lo lắm, làm gì mà không đi nhờ được. Nhưng dù sao yên vị trên cái thùng xe này vẫn tốt chán…

Lúc này đoàn xe đã từ từ tiến về phía trước. Xe qua cầu Đuống, vào thị trấn Gia Lâm. Thời gian này, cầu Long Biên đã bị máy bay Mỹ đánh bom hỏng nên xe ô tô đi ra phía cầu phao Chương Dương. Gặp đường đê, xe ô tô rẽ trái rồi dừng lại. Hai thằng chào ran từ biệt, cảm ơn rối rít rồi nhảy xuống lóc cóc đi bộ về Hà Nội. Phía trước, thành phố đã lên đèn. Chúng tôi đang cùng một tâm trạng: tưởng tượng lại giây phút gặp lại Người Mẹ sau bao ngày xa cách, đi qua những ngôi nhà, con phố thân quen một thời…





Kỳ sau: Tài... trốn học


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 41/a




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle


Giống như toán học, dù có thể là muộn hơn, vật lý học cũng ra đời từ yêu cầu của công cuộc mưu sinh ở loài người, và tương tự như lịch sử toán học, lịch sử vật lý học cũng phải trải qua những chặng đường chông gai đầy gian khổ, không ít những dằn vặt đau thương nhưng cũng thật hào hùng.
Thuở sơ khai, khi trình độ nhận thức của con người còn nông cạn thì đòi hỏi của cuộc sống đối với hiểu biết khoa học cũng chưa nhiều. Do đó, bên cạnh những quan niệm triết học còn ngây thơ, toán học đóng vai trò như một khoa học duy nhất đã đủ đáp ứng cho những đòi hỏi ấy.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Tin buồn: Bạn Hoàng Thanh Định mất

1965

Đại tá Hoàng Thanh Định

Hoàng Thanh Định


Định cà
0913 566 581
HN
Đã mất 19/02/2015.

1965

 
NVT6 (cà) mất ngày mồng một tết Ất Mùi (19/02/2015),
tang lễ được tổ chức vào hồi 7h30 - 9h30 sáng 24/02/2015 (mồng 6 tết)
tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, Hà Nội!

ACE K6 đến viếng và dự lễ truy điệu vào 8:30.

Theo tin Anh Minh (Gửi bởi Doãn Tuấn k7- anh vợ Định cà báo qua Thắng Bình k7)



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Hoàng Thanh Định!












Ngày làm việc đầu tiên sau đợt nghỉ Tết, với tôi lại là đi viếng bạn Trỗi (Đại tá Định).Buồn, bạn ra đi đúng ngày mồng 1 Tết vì nguyên nhân rất đơn giản viêm phổi. Chợt nhớ sáng nay đạp xe thể thao quyanh Hồ Tây mình mặc phong phanh nên hơi lạnh,từ nay chớ chủ quan,tạo cớ để bị "ma bắt" sớm thì tiếc lắm.Đang xếp hàng cùng các bạn k6 Trỗi vào viếng bạn thì gặp bạn Phượng "xinh ", bạn khoe thường gặp mình ở trên Phây và biết mình vừa ở Mộc Châu về.Mũi mình hơi to,phê bình ngay bạn Phượng dạo này ít thông tin trên phây.Bạn nhỏ nhẹ, quan điểm mình khác Hùng,bạn thiên về thời sự,còn Phượng thì phải đưa tin sâu, đậm đà hơn để các bạn đọc có ích hơn,chí ít cũng hiểu được một nơi mà mình chưa có dịp đến.Hay, bạn đã cho một Nhà Báo chuyên nghiệp một bài học rất sâu sắc, tôi sẽ làm theo bạn.Vui...

3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Vượt hai trong số "tứ đại đỉnh đèo" miền Bắc




Những người có máu xê dịch đều biết “Tứ đại đỉnh đèo” miền Bắc. Đó là:
- đèo Pha Đin từ Sơn La sang Điện Biên;
- đèo Ô Quý Hồ từ Lao Cai sang Lai Châu;
- đèo Khau Phạ ở Yên Bái và
- đèo Mã Pì Lèng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc (Hà Giang).
Trong chuyến đi, tôi từ Sa Pa xuống Lai Châu rồi đi Yên Bái qua hai đèo: Ô Quý Hồ và Khau Phạ, theo bản đồ sau:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Chúc Mừng Năm Mới - Xuân Ất Mùi 2015

Chúc Mừng Năm Mới - Xuân Ất Mùi 2015
Xuân Ất Mùi 2015  









Xem: Tết ở Trường Trỗi - Blog K6.

Nghe hát: Một Mùa Xuân Nho Nhỏ

Sáng tác: Nhạc: Trần Hoàn - Thơ: Thanh Hải - Ca sĩ: Kim Phúc




❁❁❁❁❁❁
Nghe tiếng pháo Tết:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 40/b




PHẦN IV:     BÁU VẬT

“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên hòn ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG VII: TOÀN BÍCH

“Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì lúc đó cuộc sống sẽ là nô dịch khổ sai”.
M. Gorki.

“Cuộc sống bắt chước Nghệ thuật nhiều hơn là Nghệ thuật bắt chước Cuộc sống. Có như thế không phải chỉ vì bản năng mô phỏng của Cuộc sống mà còn vì thực tế rằng, mục đích tự giác của Cuộc sống chính là tìm cách để thể hiện, và rằng Nghệ thuật cung cấp cho Cuộc sống vài hình thức đẹp đẽ để Cuộc sống có thể biến năng lực ấy thành hiện thực…”.
Oscar Wilde.
(tiếp treo)
Hãy cứ hy vọng rằng, dù là điên rồ thì chúng ta cũng đã tư duy đúng hướng: Dù sự mô tả của chúng ta về điểm KG và lực lượng nội tại của nó chưa chuẩn xác, thậm chí là còn lầm lạc mặt này mặt kia, nhưng nói chung là hợp lý. Chúng ta tin rằng trong Không Gian Vũ Trụ, thực sự tồn tại ba loại điểm KG cơ bản, đó là điểm KG thông thường và hai điểm KG có trạng thái bị kích thích tột độ trái chiều nhau mà hạt KG thông thường đóng vai trò “cột mốc” của sự tương phản ấy. Do đặc tính cân bằng của không gian mà số lượng của mỗi loại điểm KG kích thích là bằng nhau tuyệt đối và nhằm đảm bảo nguyên lý bảo toàn không gian mà tổng tuyệt đối gồm hai số lượng ấy là bất biến, nghĩa là tỷ lệ giữa tổng lực lượng các điểm KG kích thích và tổng các điểm KG thông thường là một hằng số. Trong môi trường truyền dẫn của “đại dương” điểm KG thông thường, do hai điểm KG kích thích trái chiều nhau thể hiện ra như là sự “thừa của điểm này là thiếu của điểm kia” nên chúng có xu hướng tìm đến nhau để cùng nhau giải quyết “nỗi bức xúc” nội tại của mình. Khi hai điểm KG kích thích tiến về phía nhau (thực ra là lan truyền trạng thái kích thích), nếu quãng đường giữa chúng là tập hợp số lẻ điểm KG thông thường, thì do chúng không tiếp xúc được (do còn “vướng” một điểm KG thông thường) nên chúng quay quanh nhau một cách mãnh liệt, lập thành một hệ thống hay là một thực thể trung tính. Trong trường hợp quãng đường giữa chúng là tập hợp số chẵn điểm KG thông thường, thì chúng sẽ tiếp xúc được với nhau, chuyển hóa nhau (trao đổi cho nhau) làm triệt tiêu kích thích nội tại để trở về thành hai điểm KG thông thường. Chúng ta gọi quá trình này là “sự hủy cặp” của hai điểm KG kích thích trái chiều. Khi bắt đầu xuất hiện một sự hủy cặp nào đó thì tức thời cũng xuất hiện ở đâu đó trong không gian hai quá trình tương đối độc lập và cách xa nhau, làm nảy sinh ra hai điểm KG kích thích trái chiều khác để đảm bảo tổng số lượng các điểm KG kích thích là không đổi.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 40/a




PHẦN IV:     BÁU VẬT

“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên hòn ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG VII: TOÀN BÍCH

“Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì lúc đó cuộc sống sẽ là nô dịch khổ sai”.
M. Gorki.

“Cuộc sống bắt chước Nghệ thuật nhiều hơn là Nghệ thuật bắt chước Cuộc sống. Có như thế không phải chỉ vì bản năng mô phỏng của Cuộc sống mà còn vì thực tế rằng, mục đích tự giác của Cuộc sống chính là tìm cách để thể hiện, và rằng Nghệ thuật cung cấp cho Cuộc sống vài hình thức đẹp đẽ để Cuộc sống có thể biến năng lực ấy thành hiện thực…”.
Oscar Wilde.

Vừa đi đường vừa kể chuyện, nhưng vì mải mê kể chuyện và chìm đắm vào những hoang tưởng mà chúng ta quên rằng mình vẫn đang… đi đường.
Nhiều người cho rằng, nói “đi đường” là không chính xác vì cuộc hành trình chinh phục đỉnh Tu Di phải là sự “leo núi”. “Cãi cọ” thường đem đến nhiều điều bổ ích nhưng cũng không ít điều thiệt hại. Duy ý chí trong mê lầm là nguyên nhân gây ra tính bảo thủ, cực đoan ở con người. Khi sự bảo thủ đã “chụp” vào trí não con người rồi thì cãi cọ để tranh thắng là hoàn toàn vô vọng và thậm chí là dẫn tới ẩu đả. Ngày xưa, thuở còn bồng bột, chúng ta không hiểu được điều đó nên hay cãi cọ đến đỏ mặt tía tai để rồi chẳng một lần thắng hay thua trong vui vẻ đề huề mà còn gây ra nỗi hậm hực không cho bản thân mình thì cũng cho bạn bè mình. Nay thì nhờ sự từng trải mà chúng ta không cãi cọ làm gì nữa, chỉ “rụt rè” nhận định như thế này: nói “leo núi Tu Di” thì rõ ràng là đúng rồi, nhưng “leo” hay “trèo” thì cũng là “đi”, là trường hợp riêng của “đi”, nên nói “đi đường” để chỉ sự “leo núi” kể ra cũng không đến nỗi bất ổn lắm. Hơn nữa ngay trong lúc này đây, nói “đi đường” lại có vẻ chính xác hơn là nói “leo núi”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Nhớ rừng Yên Thế






Nhớ rừng Yên Thế


Thời chiến, xe ô tô thường chạy ban đêm để tránh máy bay địch. Tối đó, chúng tôi nai nịt gọn gàng, ba lô trên lưng tập hợp ở cái bãi chợ Bầu. Nơi đây, mỗi lần có chiếu phim là cả bọn lại kéo nhau đi xem. Xem phim là phụ, mục tiêu chính là “gẹo” gái làng. May mà trai làng rủ nhau đi bộ đội sạch, chứ chúng nó mà ở nhà thì thế nào bọn tôi cũng có anh sứt đầu mẻ trán…

Đoàn xe của bộ đội đưa chúng tôi lên Kho K680 Quân khí đóng quân trong một khu rừng nằm giữa hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn mà “tương truyền” là nơi nghĩa quân Hoàng Hoa Thám lập căn cứ chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Xe chạy suốt đêm, mờ sáng vào đến Nhã Nam, chúng tôi được nghỉ một lát. Nghe nói ở đây có một sinh viên ngủ quên không ai biết. Khi đến nơi kiểm tra quân số thấy thiếu mới quay lại tìm. Sau đó, chúng tôi vào thẳng nơi đóng quân. Chỗ chúng tôi ở là ven một khu rừng già cây cối thưa thớt, nhưng toàn cây cổ thụ, cao lớn, xanh mướt. Nhiều thân cây còn bám chằng chịt các loại dây leo, các loại thực vật ký sinh khác. Rất nhiều sinh viên Bách khoa đã làm việc ở đây từ hơn một tháng trước. Chúng tôi được xếp vào ở một dãy nhà tranh cùng với lớp K16A.

Ban ngày, chúng tôi đi bộ vào làm việc trong các nhà kho sâu trong rừng, trưa về nhà bếp ăn trưa. Nghỉ trưa chừng một tiếng, sau đó làm việc tiếp cho đến khi có kẻng báo thì về nhà ở nghỉ ngơi, làm vệ sinh rồi ăn tối. Nhà bếp bố trí bên cạnh một bờ suối lớn, ngoài sân có một cây nhãn già. Lúc này vào khoảng tháng 7 nên cây nhãn được bao một tấm lưới lớn để ngăn dơi phá.

Chúng tôi cũng lần lượt thay phiên nhau nấu ăn, mỗi đợt làm liên tục một tuần lễ. Khi đến lượt, cũng bắt chước nhau “giấu” thức ăn vào chậu đựng cơm cho các bạn hữu của mình, tổ mình, … So với những năm tháng còn nhỏ, tôi sơ tán theo trường Văn hóa Quân đội ở Đại Từ, Thái Nguyên thì ở đây thực sự là sung sướng hơn rất nhiều.



Một trong những kỷ niệm khó quên của tôi với bạn Cường, bạn Đạt là trong một lần rủ nhau “mò” vào nhà dân kiếm ăn. Vào một nhà, thấy có cây mít quả lúc lỉu, chúng tôi liền hỏi mua. Nghe nói vỗ bồm bộp là mít chín, chúng tôi chọn được một quả xem ra có vẻ sắp ăn được: tròn vo, mắt đã thưa và … quả nhỏ hợp với khả năng tài chính của bọn đói ăn chúng tôi. Chủ nhà quả quyết là chén được ngay nên cả bọn hí hửng vác ra suối dự định tắm xong sẽ làm … mít. Nhưng khi dịch vị đã tràn cả ra mép cả ba thằng thì quả mít bổ ra vẫn chưa chín. Cố ăn nhưng miếng mít sường sượng, nhạt hoét. Tiếc của, lại đậy lại chờ cho chín. Nhưng bàn tính nếu mang về nhà thì lộ, vả lại “thóc đâu mà đãi gà rừng”. Thế là quyết định chôn ngay tại chỗ tức là bên bờ suối. Hai ngày sau không nhịn được nên cả bọn quyết định ra đào lên thì ôi thôi, mít đã bốc mùi thum thủm.

Chủ nhiệm Kho là ông Thiếu tá Lê Trung. Ông này tôi có được gặp vài lần ở kho, dáng người không to cao lắm nhưng được cái rất oai vệ, lúc nào cũng khệnh khạng, tay cầm ba toong, dắt chó béc ghê đi theo. Tôi nhớ nhất là khi ông đứng nói chuyện thì hai tay tỳ vào cây ba toong chống phía trước… Sau này lên công tác ở Kho KV1, tôi được biết gia đình ông vẫn theo Kho đi các nơi, ông đã mất vài năm rồi, con trai ông hiện công tác tại kho đó. Kho K680 còn có trung úy Hảo – ban kỹ thuật. Sau lấy vợ là cô Phương, sinh viên K15 Chế tạo máy, cũng lên K680 lao động đợt ấy. Khi về công tác ở Tổng cục Kỹ thuật, tôi có gặp lại anh Hảo – lúc này là Phó Cục trưởng Quân khí.

Thế rồi cũng qua những tháng ngày “quần quật”, chúng tôi kết thúc chuyến công tác đặc biệt trở về tiếp tục học tập. Hôm ra về, ai cũng được một tặng phẩm : đó là một cái thùng sắt vuông cỡ 40 x 40, sâu 15 phân sơn màu xanh quân sự kiểu như thùng đạn, để làm cái chậu tắm rửa thì còn gì bằng. Trên thân thùng có dòng chữ sơn trắng: K680 KINH TANG (kính tặng). Mang về Hà Nội, bà già lấy làm đồ chứa nước và giặt khăn lau nhà – công việc quan tâm nhất của bà. Đương nhiên là nó mau gỉ và hư hỏng.

Riêng tôi còn được Ban lãnh đạo Kho cấp cho Bằng khen về thành tích lao động do Thiếu tá Lê Trung ký. Do khen thưởng đợt này mà tôi được bạn bè nể trọng hơn. Những khuyết điểm nhỏ sau này tôi phạm phải, sẽ kể vào dịp khác, phụ trách lớp và các bạn cũng lơ đi cho.




Kỳ sau: Đi nhờ xe





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Chị Hiếu - "Chị nuôi" K6 (Cập nhật 17/02/2015)




Chị Hiếu đã làm chị nuôi từ Trại Hòe, lên Đại Từ rồi cùng toàn trường sang Quế Lâm. Chị đã từng nuôi quân ở C6 (khóa 6), sau đó chuyển sang C8 (khóa 3).

Chị kể, kỷ niệm sâu sắc nhất là những buổi tắm điều trị bệnh ghẻ cho lũ học trò C6. Chị bảo, chúng cứ vô tư tồng ngồng để các chị nhể những con cái ghẻ bò lổm ngổm, rồi các chị đun nước lá cho chúng tắm...
Quang Việt K2

Hiện chị bị bệnh nặng, gia đình rất khó khăn (chịu thiệt thòi không được hưởng chế độ, chính sách gì cả). BLL Trường và BLL các Thầy Cô giáo đã cử đại diện Thầy Trò Trường Trỗi gồm Thầy Nguyễn Đức Lương, Ngô Thế Vinh K5, Nguyễn Thị Thái K8, lên Trại Hòe thăm chị Hiếu.

Mời các bạn xem tin chi tiết bên dưới.

* Chị đã từ trần hồi 19h00, ngày 15/02/2015 (Tức ngày 27/12 năm Giáp Ngọ), tại nhà riêng, hưởng thọ 69 tuổi.

* Sáng ngày 17/02/2015, gia đình và thôn xóm đã tổ chức Lễ Truy điệu và An táng chị Phương Thị Hiếu ở quê nhà, xóm Trại Mễ, thôn Ngọc Tân, xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đoàn đại diện BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã đến viếng, dự Lễ Truy điệu và tiễn đưa chị Hiếu về nơi an nghỉ cuối cùng...

Đoàn đại diện BLL Trường chia buồn với gia đình và có lời tiễn biệt với chị Hiếu.


Các anh Dương, anh Bề, anh Chuẩn, chị Ninh, chị Hồi tiếp đoàn Trường Trỗi.
Vĩnh biệt chị Phương Thị Hiếu, cầu mong Linh Hồn chị sớm siêu thoát, thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng, phù hộ độ trì cho các con, cháu, anh em, đồng đội...





Chị Phương Thị Hiếu là "Chị nuôi" của Trường Trỗi ta, thời gian từ Trại Hòe cho đến cuối năm 1968 ở Hưng Hóa. Chị Hiếu sinh năm 1946, nguyên quán thôn Trại Hòe (Nay là Ngọc Tân), xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cụ Ông Thân sinh chị Hiếu là Cụ Phương Văn Thảo là Cấp Dưỡng của Trường ta từ thời Trường VHQĐ ở Lạng Sơn về Trại Hòe và Cụ còn tiếp tục làm việc ở Trường Trỗi đến hết thời gian ở Hưng Hóa. Khoảng tháng 3/1964, Cụ Thảo xin cho chị Hiếu vào Trường làm Cấp Dưỡng.
Các lần Thầy Trò Trường Trỗi lên thăm, họp mặt tại Trường xe Quân Chủng PKKQ hoặc tham dự Lễ Hội thôn Trại Hòe hàng năm vào dịp 14, 15 tháng Giêng Âm lịch đều được gặp mặt các Chị Nuôi ở đây, đó là các chị: Chị Hiếu, chị Ninh, chị Khải, chị Tính, và được các chị mời về nhà tiếp đón thân tình, với tình cảm thân thiết, quý mến như đối với người thân trong gia đình cùng nhớ lại những kỷ niệm, những câu chuyện cảm động "Ngày xưa" ở Trường Trỗi.
Chị Hiếu bị bệnh U, Bướu cổ. Dăm tháng trở lại đây, chị Hiếu trở bệnh. Đến nay bệnh đã rất nặng, chị không ăn được, nuốt rất khó, sự sống chỉ còn tính hàng ngày...

Biết tin, hôm nay ngày 13/02/2015 (Tức ngày 25/12 Âm Lịch), BLL Trường và BLL các Thầy Cô giáo đã cử ngay đại diện Thầy Trò Trường Trỗi gồm Thầy Nguyễn Đức Lương, Ngô Thế Vinh K5, Nguyễn Thị Thái K8, lên Trại Hòe thăm chị Hiếu.

Tuy rất yếu, không nói được, nhưng chị Hiếu luôn tỏ vui mừng, cảm động, vẫn luôn gật đầu, vẫn biết, vẫn hiểu được những lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ của Thầy Trò Trường Trỗi....
Cầu mong cho chị Hiếu chóng khỏe, tai qua, nạn khỏi.

Trích từ bài: "Thăm chị Phương Thị Hiếu bị ốm nặng" - Ngô Thế Vinh K5, 13/02/2015, Blog K5.



Buổi giao ban Vườn treo Tất niên hôm nay có rất nhiều bàn tay cùng chìa ra đỡ phần nào gánh nặng cho con chị Hiếu - một trong những chị nuôi theo trường mình cho đến tận ngày giải thể. So với các chị Nuôi người gốc thôn Trại Hòe, xã Ngọc Sơn, Hiệp Hòa Bắc Giang - một trong những địa điểm đóng quân của trường - là chị Tính, chị Khải và chị Ninh thì chị Hiếu có hoàn cảnh đặc biệt buồn và khó khăn: Sau khi trường giải thể, chị Hiếu là một người mẹ đơn thân, làm nông nghiệp nuôi con trai. Con chị là cháu Thắng lớn lên cũng làm nông nghiệp. Tuy nhà rất nghèo nhưng chị Hiếu và em Thắng đã cố gắng cho thế hệ thứ ba ăn học: cháu trai đầu đã học xong trường kỹ thuật CN hiện đang tìm việc làm để phụ bố nuôi hai em gái đang học đại học. Nhà nghèo lại nuôi hai con học đại học nên khi chị Hiếu ung thư giai đoạn cuối thì cháu Thắng cũng bó tay, đành nhìn mẹ đuối dần, chẳng có tiền để cho chị ăn bằng ống xông hay truyền đạm. Đến hôm nay, đã 7 ngày chị Hiếu không nuốt được gì, dù chỉ là một thìa sữa nên chỉ còn da bọc xương với khuôn mặt của một người sắp lìa bỏ cõi trần. Quanh giường chị Hiếu chẳng có gì cho bệnh nhân ngoài mấy cái ghế cho khách ngồi. Căn nhà cũng gần như trống không. Chị Hiếu nghèo nhất trong tất cả những thầy cô giáo và các chị nuôi mà mình đã đến thăm: nhà hầu như chẳng có gì. Em Thắng nhỏ, gầy, buồn bã, mệt mỏi và lo lắng. Nỗi lo mẹ không chờ được cái Tết mà đã ra đi và có lẽ có cả nỗi lo lấy gì lo hậu sự cho mẹ. Chị Hiếu có bố là cụ Phương Văn Thảo là cấp dưỡng trường mình. Cụ Thảo đưa chị Hiếu vào làm chị nuôi mà không có biên chế thế nào đó nên sau này dù nhiều trò Trỗi đã rất cố gắng nhưng không làm được chế độ cho chị dù chỉ là một tấm huy chương đã góp phần chống Mỹ. Em trai chị Hiếu ngậm ngùi nói: "có những người chỉ nuôi bèo hoa dâu thôi cũng được chế độ". Vậy mà chị Hiếu đã nuôi bao nhiêu tướng, tá (thời nay) hay chí ít cũng là con các LTCM và các quan, các tướng tá (thời chống Mỹ). Nhưng chẳng làm gì được thủ tục, đành chịu vậy.
anh chi em VT đã hưởng ứng và có sự chia sẻ với chị Hiếu.(FB Nguyễn Quang Vinh) Ảnh FB Thanh Nguyen Huu

Mình chỉ biết an ủi gia đình rằng chị đã nuôi học sinh Trỗi thì các học sinh Trỗi sẽ ghi nhớ công ơn của chị. Các anh chị GIAO BAN VƯỜN TREO và mình là những người đầu tiên đã góp tiếp 11 trăm nghìn vào số tiền 5 trăm nghìn của BLL các thầy cô, 5 trăm nghìn của BLL các trò, 2 trăm nghìn của thầy Lương và 2 trăm nghìn của anh Ngô Thế Vinh đã được trao tận tay chị Hiếu sáng hôm nay.


Trích từ bài: "VƯỜN TREO XẺ CHIA GÁNH NẶNG VỚI CON CHỊ HIẾU!" - Nguyễn Thị Thái K8, 13/02/2015, Blog K8.




Những lần gặp mặt

Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>