Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Giao ban Cafe ☕

Start:     Apr 4, '10 08:00a
Location:     Café "Mắt Vàng"="Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM





GIAO BAN CAFE




Hai đại biểu miền Trung và miền BắcHai đại biểu miền Trung và miền Bắc

Nhân dịp các ngày lễ trong tháng 4 này, các anh Nhất Trung K5 và Kiên ‘ngổ’ K6 cũng vào tham gia giao ban cùng các khóa khác ở Mắt Vàng. Đại diện các khóa 5, 6, 7 có mặt khá đông. K5 ngoài Nhất Trung còn có Phùng Duy Hưng, Trần Mạnh Lãnh. K6 ngoài K6LS còn có Hà mèo, Lê Tuấn...

TK7, 5/4/2010



Xem:
Xem thêm:




Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Thông báo (số 1) của BLL nhà trường về tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập - Trưởng ban Bùi Quang Vinh

 
 

Thông báo (số 1) của BLL nhà trường
về tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập



Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2010

THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập
Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi

 


Kính gửi các thầy cô giáo Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi
Kính gửi Ban Liên lạc các khóa cùng cựu học sinh nhà trường trong và ngoài nước

Ngày 21 tháng 3 năm 2010, dưới sự chủ trì của Trưởng BLL Bùi Quang Vinh cùng sự có mặt của đại diện thầy cô giáo, BLL các khóa (mở rộng), căn cứ vào tình hình thực tế BLL nhà trường đã bàn bạc những nội dung quan trọng chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ kỉ niệm 45 năm. Đã có nhiều ý kiến tâm huyết và thiết thực. Gồm 4 nội dung sau:

  • Tổ chức lễ Hội trường kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.
  • Xuất bản sách tập 3 “Sinh ra trong khói lửa”.
  • Xây dựng Nhà văn hóa tại xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.
  • Báo cáo quỹ Trường và dự trù tài chính phục vụ lễ hội.

Từ đó, Trưởng ban đã kết luận và ra văn bản chính thức, thông báo đến toàn thể giáo viên, CBCNV, cựu học sinh Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống trong và ngoài nước được biết, để cùng tham gia góp ý và hưởng ứng thực hiện.


“Kế hoạch tổ chức Hội trường kỷ niệm 45 năm ngày thành lập” gồm:

 

I. NỘI DUNG THỨ NHẤT:

1. Về tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm:

- Địa điểm:
Tại Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội chính thức. (Địa điểm sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng). Dự kiến: Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Xô (dự phòng: Hội trường BTL Biên Phòng, Nhà hát Quân đội…).
Tại Miền Trung, miền Nam tự tổ chức: Trước hoặc sau Hà Nội; sẽ có đại diện BLL trường tham dự.

- Thời gian:
từ 8 giờ 30’ đến 11 giờ 30’ ngày 16/10/2010 (dự bị: 17/10/2010).
Sau buổi lễ chính thức có tổ chức tiệc liên hoan (hoặc toàn thể, hoặc phân theo về các khóa)
Sẽ được thông báo sau.

- Thành phần tham dự:
Toàn thể thầy cô, CBCNV, cựu học sinh Trường TSQ - NVT.

- Khách mời:
Đại diện các cơ quan trong và ngoài quân đội: Lãnh đạo nhà nước,Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Cục Nhà trường, Bộ Giáo dục-Đào tạo, BLL Thiếu sinh quân VN (thời kỳ chống Pháp, Mỹ), 1 số trường Thiếu sinh quân hiện nay.
Đại diện các địa phương trường đã đóng quân: Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên; Trung Hà, Hưng Hóa; Quế Lâm, Trung Quốc (Y Trung); Hội Hữu nghị Việt-Trung; Hội CCB VN; Phụ huynh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình Chính ủy và Hiệu trưởng.
Một số cơ quan thông tấn báo chí: báo QĐND, CCB, Truyền hình Quân đội, VTV, HTV…

- Hình thức: Gửi giấy mời trực tiếp hoặc qua bưu điện (trước 1 tháng).

2. Yêu cầu và biện pháp thực hiện

- Lễ hội phải được chuẩn bị phải chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ với phương châm “hoành tráng, trọng thị, an toàn, tiết kiệm”. Chú trọng nội dung chương trình, địa điểm, trang trí, lễ tân, hậu cần…

- Nội dung các diễn văn phải được thông qua ban tổ chức. Các bài phát biểu phải phản ánh được truyền thống dạy tốt, học tốt của nhà trường. Hàng nghìn học sinh được “sinh ra trong khói lửa” đã trở thành lực lượng kế cận tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân đội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào là “lớp Thiếu sinh quân duy nhất” trong thời chống Mỹ, có tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết đồng đội “Nguyễn Văn Trỗi”. Sau 45 năm thành lập, dù 40 năm nay không còn 1 mái trường cụ thể nhưng chúng ta vẫn sống trọn nghĩa vẹn tình, dù ở tuổi nào vẫn luôn là những người có ích cho xã hội, xứng đáng là con cháu Bác Hồ, tiếp nối truyền thống cha ông.

- Báo cáo trung tâm do Trưởng BLL thực hiện.

- Phần giới thiệu khách mời phải đầy đủ, chính xác.

- Phần lễ nghi: có quân nhạc.

- Văn nghệ: biểu diễn văn nghệ (30-45 phút).

Lưu ý: Thời gian tổ chức lễ hội của trường trùng với Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, do đó phải có phương án dự phòng, đảm bảo tổ chức chu đáo và thành công. 

- Lễ hội sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 20 ngày, sau khi đã rà soát số đại biểu tham dự. Các khối Bắc, Trung, Nam thông qua hệ thống blog toàn trường, các khóa chủ động và kịp thời thông báo cho nhau về kế hoạch thực hiện.

- Học sinh, thầy cô giáo với vai trò “chủ nhà” cần niềm nở, lịch sự đón, tiếp khách. Ưu tiên cho khách mời, đặc biệt là phụ huynh, thân nhân gia đình liệt sĩ, đại diện các bộ ngành, đơn vị trong nước và quốc tế.

Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Khi có kế hoạch cụ thể mong toàn trường đồng tâm ủng hộ, nhất trí quyết tâm thực hiện, cùng BLL nhà trường tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 45 năm.

3. Về kinh phí:

Để có đủ kinh phí tổ chức lễ hội, BLL thống nhất vận động đóng góp theo định mức:

- Khóa 1, Khóa 2: mỗi khóa góp 10.000.000 đồng.

- Các khóa còn lại (K3,4,5,6,7,8) mỗi khóa 20.000.000 đồng.

Các bộ phận chuyên trách khẩn trương lập dự toán thông qua Trưởng ban. (Riêng hội phí các khóa đóng góp hàng năm, không được dùng làm kinh phí cho lễ hội 45 năm).


II. NỘI DUNG THỨ HAI: Tổ chức xuất bản Tập 3 “Sinh ra trong khói lửa”.

- Ban biên tập: thầy Chi Phan, thầy Phạm Đình Trọng, Trần Kiến Quốc, Trần Hồ Bắc và các đồng chí khác do Ban thông báo sau.

- In ấn tại Cty In Quân đội 2 (Nguyễn Nam Điện k6), xong trước 30/9/2010.

- Số lượng: 1000 cuốn, bìa cứng, số trang khoảng 350÷400 trang.

- Nội dung:

a. Phản ánh được đầy đủ các thời kỳ:
5 năm (1965-70),
thời kỳ rời nhà trường tiếp tục học tập, rèn luyện, đào tạo, tham gia chiến đấu chống Mỹ,
sau ngày giải phóng.
Ưu tiên đặc biệt giai đoạn 2005-2010 sau 45 năm trưởng thành…
tình nghĩa thày trò, đồng đội, người còn người mất…Cố gắng có ảnh tư liệu minh họa với nhiều thể loại văn, thơ. Với tinh thần, khẳng định được TSQ thời kỳ chống Mỹ là “lực lượng kế cận”, đã và đang thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Quân đội giao phó. Qua đây khẳng định được “chủ trương đào tạo TSQ của Đảng, Bác, Quân đội trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và ngày nay là đúng đắn, cần thiết và rất hiệu quả”.

b. Sách phải có bố cục hài hòa, nêu được những tấm gương học tập, tình thầy trò, đồng đội, tính nhân văn xã hội cùng quan hệ quân dân, quan hệ quốc tế (thời kì tại Trung Quốc, làm “ngoại giao nhân dân”).

c. Cuốn sách không chỉ là “món quà” dành cho mỗi thầy cô, học sinh sau 45 năm nhập trường, mà còn là món ăn tinh thần cho mọi gia đình, con cháu, thân nhân, bạn bè và xã hội.

d. Giá dự kiến: 100.000đ/cuốn. (đã gồm cả chi phí: số sách biếu thầy cô, tặng khách mời và tặng các trường Thiếu sinh quân hiện nay…).

e. Đề nghị BLL các khóa thông báo đến anh chị em để đăng kí số lượng: trước 31/7/2010.

III. NỘI DUNG THỨ BA: Xây dựng Nhà truyền thống ở Mỹ Yên, Đại Từ

Sẽ có hội nghị chuyên đề riêng và thông báo sau.


IV. NỘI DUNG THỨ TƯ: Công tác đảm bảo cho lễ hội

 

Vấn đề tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và xuất bản Tập 3 “Sinh ra trong khói lửa” thật sự có ý nghĩa, do đó đề nghị:

1) Trên cơ sở kế hoạch tổng thể được thông báo chính thức, BLL các khóa sẽ có kế hoạch chi tiết, các tổ chuyên trách lên kế hoạch triển khai. Đồng thời BLL trường thường xuyên cập nhật những ý kiến đóng góp của các thày cô và các khóa, sẽ có điều chỉnh và huy động toàn trường cùng tham gia.

2) Về kinh phí: Hiện nay kinh tế suy thoái, việc chuẩn bị tài chính cho lễ hội và xuất bản sách hoàn toàn là quyên góp tự nguyện. BLL sẽ quản lí thu, chi số tiền trên đúng mục đích, không lãng phí.

 

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp tự nguyện của anh chị em TSQ Nguyễn Văn Trỗi!

Kết luận:
Đây là kế hoạch tổng thể, xây dựng trước 6 tháng, có thể phải còn điều chỉnh và xử lý cho phù hợp. Mong sự đóng góp của đồng đội!

 

Liên hệ:
Trưởng ban - Bùi Quang Vinh (0903455677) – Email: buivinh30@yahoo.com.vn;
Trần Kiến Quốc (0903830930) và Nguyễn Thái Chi (0904142176- 0923008888).


Trưởng ban
Bùi Quang Vinh


Xem:





Free Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Kỷ niệm về 2 Liệt sỹ Y Hòa K7 (Mlo dzuon dzu) và Ngô Tất Thắng K7 - Ngô Thái Hòa



Kỷ niệm về 2 Liệt sỹ
Y Hòa K7 (Mlo dzuon dzu) và Ngô Tất Thắng K7

Ngô Thái Hòa 

Kỷ niệm không thể nào quên với những lính Trỗi anh hùng như Liệt sỹ Y Hòa (Mlo dzuon dzu) K7 và Liệt sỹ Ngô Tất Thắng K7.



Ngày 06.01.1972 học sinh, sinh viên Hà Nội chúng tôi nhập ngũ một lúc 25 tiểu đoàn bộ binh,sau khi chúng tôi nghe lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc ở núi Nùng, Bách Thảo, Hà Nội. Lớp trẻ Thủ đô ngày đó sục sôi bầu nhiệt huyết muốn đem sức trẻ phụng sự Tổ quốc và công cuộc giải phóng dân tộc nên hầu hết chúng tôi đều viết đơn tình nguyện nhập ngũ,nhiều bạn còn viết đơn bằng máu của chính mình thể hiện quyết tâm đi giải phóng miền nam như Y Hòa, Vũ Trung, Ngô Tất Thắng...
Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.

Sau hai ngày đi bộ lên đến nơi là bãi đất trống, chúng tôi hạ ba lô là vác xẻng quân dụng vào rừng chặt cây, tre, nứa về dựng lán trại, sau đó là những tháng ngày luyện tập kỹ chiến thuật đáp ứng cho chiến trường phía nam. Y Hòa và Ngô Tất Thắng luôn luôn là những chiến sỹ gương mẫu trong rèn luyện,  nắm vững kỹ chiến thuật, thương yêu đùm bọc đồng đội, nhất là những đồng đội là bạn Trỗi thời thơ ấu. Trong đợt bắn đạn thật bia số 4 cự ly 100 mét và bia số 7 cự ly 200 mét ( bắn đêm), Y Hòa và Ngô Tất Thắng đều đạt thành tích xuất sắc, được biểu dương toàn tiểu đoàn .Hồi đó Y Hòa đã có người thương là Hoàng Dung, cô bạn cùng lớp 10G trường PTTH Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, nhưng Y Hòa rất kiên định và không bao giờ tỏ ra yếu đuối và biểu lộ sự nhớ nhung thái quá ra ngoài. Ngô Tất Thắng thì sôi nổi và mơ mộng hơn, bận thì thôi, rảnh là Thắng viết nhật ký hay viết thư, hành quân mệt đến đâu, nhưng hạ ba lô là thấy Thắng hý hoáy viết hay ghi chép rồi. Người nhận thư nhiều nhất đơn vị là Ngô Tất Thắng, vì ngày nào Thắng cũng viết thư và nhận thư của Tg BH K7, học sinh của trường PTTH Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội và bạn bè gần xa. Trong đại đội 42 Vũ Trung là người đẹp trai nhất, có tài dạy chó, bất cứ con chó nào của dân bản hay của đơn vị đều quấn quýt và nghe lệnh của Vũ Trung răm rắp. Nhưng người lính đào hoa nhất đại đội là Hồ Phương Bình, thứ bảy hay chủ nhật nào Hồ Phương Bình cũng có vài bóng hồng từ Hà Nội lên thăm hỏi động viên. Mình và Nguyễn Trường Vỹ không có ai thăm hỏi nên thường hay ra bờ suối gần đơn vị tâm sự nhớ về những bạn bè trường Trỗi và PTTH ở Hà Nội mà cả hai cùng có nhiều kỷ niệm chung thời thơ ấu. Sau bảy tháng huấn luyện tích cực và căng thẳng ở Bãi Nai, Lương Sơn và Tân Lạc, Hòa Bình, chúng tôi lên đường bổ xung cho mặt trận Quảng Trị.

Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban Quân ủy Trung ương, cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Trỗi liệt sỹ nói chung và hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi và ở trong quân ngũ với hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng.

Ngô Thái Hòa

(Ảnh trên: Y Hòa, dưới: Ngô Tất Thắng)



Đăng lại bài viết của Ngô Thái Hòa (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 29 tháng ba năm 2010)





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6, Đại Từ - Thái Nguyên (Ngô Thái Hòa K6+K7)


Khóa 6 ở Đại TừKhóa 6 ở Đại Từ.
Chào các anh chị em Trường Trỗi,

Nhân dịp chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thành lập trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (15-10-1965 15-10-2010), tôi xin gửi đến các thầy cô và anh chị em lời chúc mừng nhiệt liệt nhất, chúc tình thầy trò, tình đồng chí, đồng đội và bạn bè của anh chị em Trỗi ta nhân dịp này ngày càng nồng ấm và thắm thiết, thủy chung để ngày càng trở thành động lực đoàn kết và động viên nhau thiết thực hơn vươn lên trong cuộc sống. Chúc các thầy cô và anh chị em ta ngày càng khỏe mạnh, vui vẻ, thành đạt và hạnh phúc.
Nhân đây tôi gửi tặng các thầy cô và anh chị em một vài đoạn tản văn tự sự nói lên những tâm tư tình cảm và những kỷ niệm không bao giờ quên với thầy cô và các bạn ở K6 và K7 trong thời gian học và rèn luyện ở Đại Từ, Quế Lâm, Hưng Hóa và Trung Hà. Mong nhận được những hồi âm tương tự của các thầy cô và anh chị em Trỗi ta .

Thân mến.
Ngô Thái Hòa K6+K7






Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6,
Đại Từ - Thái Nguyên.

Ngô Thái Hòa K6+K7

Ngày đầu đặt chân lên trường Trỗi là một ngày cuối thu và đầu đông năm 1966. Thời tiết vùng đồi núi sát chân dãy núi Tam Đảo se lạnh và ban đêm hoặc gần sáng có sương muối. Tôi nhập học muộn hơn các bạn và được phân về B3 K6 ở Trại Đồi - Suối Chì - Đại Từ - Thái Nguyên do Thầy Toàn là B trưởng, Võ Điện Biên làm tiểu đội trưởng, Đặng Quân Chính là tiểu đội phó. Cùng tiểu đội tôi có Tạ Chiến, Huấn (C), Võ Quốc Công (đã mất), Đoàn Quốc Khánh, Nguyễn Quốc Khánh, Tuấn (Hai-nơ), Hà (Mèo), Thế (Đ- đã mất)... các tiểu đội khác như Minh (CX), Thọ (Gh), Quảng (Gi), Tạ Quang Chính, Tòng (H),...   K6LS nói...
võ điện Biên chỉ lên trường có 1 tuần rồi bị ốm nên gia đình phải lên đón về . Cũng là lính Trỗi nhưng thời gian hơi ít ( chưa chắc đã được ăn cơm thúng uống nước thùng đâu - Vì chưa ăn hết quà mang lên trường )
10:54 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
Chuyện sâu sắc trong đời bạn Trỗi của HP là "hu hu, anh Thắng Lợi về rồi". Thế là... về!
Thắng Lợi là tên gọi ở nhà của QgThg k4.
12:07 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HMK6 nói...
@ Chào Hòa khọm! Mãi tới bữa nay xem bài này mới nhớ ra Hòa khọm (xin lỗi nha!)lên trường lúc đã về trại Đồi.
@ Lâu quá rồi, nên có lẽ bạn cũng nhầm lẫn. Tạ đô, Công gô khi đó ở B2, ko phải B mình. VĐBiên, đúng như K6LS nói, chỉ lên trường có 2 tuần và là ở B2C6.
@ Hồi đó, At của mình là Chính phổng, Bt là Hoàng lao, Bf là Thọ ghe, A mình còn có Thắng biêu và hình như cả K6LS (?), còn lại thì ... quên rồi!
@ Trung mình hồi đó có thầy Toàn (hải quân, người Nam bộ, sau đi B, hồi hè lớp 5) và thầy Mãn (dậy toán, NV QP, sau ko đi QL).
@ Mãi gần đây tôi mới biết, có rất nhiều khóa ko có Bt là học sinh (?). Trong khi với K6, ngay từ hồi lớp 5, các thầy chỉ là giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ (có lẽ đúng hơn là quản lý) Bt làm việc. Mà có lẽ vì vậy nên Bt bị "lãnh thẹo"!?
13:23 Ngày 23 tháng 3 năm 2010   


Hồi đó lớp học nửa chìm nửa nổi được nối với nhà ở bằng các đường giao thông hào và đều được dựng bằng tranh tre nứa trên nền đất nện. Chúng tôi học văn hóa ban ngày đan xen giữa những lần báo động phòng không, nhiều khi máy bay Mỹ bay qua để không kích khu Gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, gầm rú và nhiều khi sát sạt trên đầu, đôi khi chúng tôi dưới giao thông hào nhìn lên còn nhìn thấy tụi phi công Mỹ đầu đội mũ bay, lúc lắc đầu trong khoang lái khi bay nghiêng.   Đỗ Nghĩa nói...
- Chào, bạn mình có bài ngay, mong được đọc nhiều bài của bạn.
-Ngáng chân phát làm quen, thắc mắc với tác giả hay lão tổng biên tập cái chi tiết này: "dưới giao thông hào nhìn lên còn nhìn thấy tụi phi công đầu đội mũ bay, lúc lắc đầu trên khoang lái" hơi bị xoáy.
13:51 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
Chi tiết ĐN nói đúng đấy.
Đường bay của máy bay Mỹ đánh Thái Nguyên, Việt Trì bay thấp theo dãy Tam Đảo bắt đầu từ cuối năm học 65-66. Lần đầu tiên khi F-105 rẹt qua khu vực trường mình, đâu như một ngày Chủ Nhật, làm cho khối thằng quíu hết cả chân. Ở K4 có thằng mà thầy Khuyến(?) phải lấy roi xua đánh đuổi ra hào. Sau này quen rồi cũng chả nhìn thấy chúng nó đâu.
Anh em mình mấy chục năm dây thần kinh cái chùng dính vào cái căng, hình phim rơi vào đoạn nhớ, thế đấy.
Mà lớp học cũng đâu có nửa nổi nửa chìm, đi theo giao thông hào? Có chăng là xả đất sườn đồi làm lớp thì một bên có vách đồi thôi.
14:11 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

VinhNQ nói...
Các bác cứ théc méc "lằng nhằng dây điện"! thằng chả phi công Mẽo, có người thấy có người ko thấy. Tôn trọng quyền tác giả chứ, tôi đây đâu dám sửa nội dung của bài viết.
14:33 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

DS nói...
Đinh chính cho anh HT ở Trại Cau có một lớp nửa nổi nửa chìm. Tôi còn nhớ hôm bọn tôi được tập trung để làm bài(toán),máy bay Mỹ bay ào ào trên đầu, thầy cho tạm ngừng . Sau đó lại tiếp tục.Cái lớp đó gần sân bóng TrạiCau.Trung đội 1 nằm sát sân bóng,ở dưới thấp...
15:07 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
DS nói làm mình tức quá. Vào GoogleEarth giả làm thằng lái máy bay Mỹ lượn trên khu Trại Cau mãi mà chả thấy cái nhà học nửa nổi nửa chìm đâu.
Quả thực hồi ở Trại Cau chưa bao giờ tôi vào nhà ở nhà học bọn gần cái sân bóng mà bây giờ đã "chuyển đổi mục đích sử dụng", thành bãi tha ma.
15:26 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

Quang Trung nói...
Mắt trẻ con (hồi đó) tinh hơn mắt người lớn, võng mạc còn lưu được trên ảnh rồi ngước mắt lên nhìn như thật, hồi ở chiến trường tôi còn nhìn thấy thằng phi công nó cười cơ, không có cao xạ nên mấy thằng trinh sát L19 sà thấp nhổ cọng cỏ may xỉa răng, thấy mình nó cười phe phé giật mình hoá ra nằm mơ , tưởng tượng ra. he he!!!
15:43 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

AK7 nói...
Ối dời ơi,đến vỡ bụng mà die mất! Mắt ôg này tinh thiệt, nhìn thấy cả phi công Mĩ. Không biết k6 ôg HMk6 có nhìn thấy ko?
16:00 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

LêThanh nói...
@AK7 cười vừa thôi kẹo bục chỉ khâu bụng!
16:44 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

K6LS nói...
Công nhận có nhìn thấy phi công Mỹ nhưng nó nhỏ bằng đầu cọng tăm à . Hồi đó không thấy sợ , sau này thấy pà con xứ Thanh nói : Tôi nhìn thấy cái tàu băn nó phóng tên lả , tôi sợ quá nằm mọp sát nác ... cũng không thấy sợ vì ... quen rồi .À không phải là Tuấn Hainơ mà là Tuấn Ennơ , bây giờ làm ở Hải quan thành phố HCM . 
18:20 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

Lớp tôi có Võ Điện Biên, Tạ Quang Chính, Đặng Quân Chính, Đoàn Quốc Khánh tiếng Nga giỏi, nhiều buổi ngoại khóa các bạn ấy hay được khen vì đối thoại và hát các bài hát tiếng Nga.
Những kỷ niệm về những buổi báo động chiến đấu, hành quân dã ngoại, đi lấy gạo và nhu yếu phẩm hay xuống bếp giúp các chị nuôi thật sâu đậm trong tôi và luôn đưa tôi về những kỷ niệm thủa thiếu thời ở vùng trung du Đại Từ - Thái Nguyên ấy. Buổi thực tập báo động chiến đấu đầu tiên là kỷ niệm khó phai, tôi và các bạn K6 lúc đó mới lớp 5, hơn mười tuổi một chút, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, bỗng nhiên nghe tiếng còi của B Trưởng Toàn vang lên lanh lảnh và tiếng thúc giục dậy ngay, thu dọn chăn màn và quân tư trang ra sân tập hợp để hành quân di chuyển đơn vị gấp theo lệnh từ Hiệu bộ. Tôi đang mơ màng vội choàng dậy và thu dọn đồ đạc chăn màn, nhưng có bạn nào đó đã trêu mình và đã thắt nút 4 dây màn của mình, tôi lúng túng mãi không thể tháo được, đành giật đứt luôn. Đến khi cho hết đồ đạc, quân tư trang vào ba lô, tôi mặc quần áo và lao xuống giường để xỏ giầy thì hỡi ôi, hai chiếc giầy đều bị thắt nút dây, tôi đành vác ba lô và xách giầy, đi chân đất ra sân tập hợp, hôm đó tôi bị phê bình vì chậm và mấy bạn được phen cười cho cậu "tân binh".


Tôi vẫn nhớ những lần được phân công trực nhật làm vệ sinh lán trại và nhất là những lần vệ sinh chuồng ngỗng của trung đội cùng với Tuấn (Hai nơ), Hà (Mèo). Nhớ những buổi tập đội ngũ hay đá bóng dưới cái nắng như đổ lửa hay dưới những cơn mưa rừng dữ dội và dai dẳng. Những buổi lao động XHCN cuốc và dãy dương xỉ và giềng, cỏ tranh để là sân bóng,...
Chúng tôi hồi đó kết nghĩa với các anh K5, các anh Thịnh, anh Tuấn (Pa tê),... hay xuống chơi và phụ đạo, rồi thỉnh thoảng đưa tụi tôi đi tắm ở suối Hố bom, chúng tôi rất thích vì nước ở đó trong vắt và mát lạnh giữa ngày hè oi nồng.
Chúng tôi không bao giờ quên được các thầy Mã (đại đội trưởng), thầy Hậu (Chính trị viên), thầy Ngô Ngọc Hòa (dạy văn), thầy Phạm Lực (dạy vẽ), thầy Quý (dạy nhạc)... Một kỷ niệm khó quên đối với thầy Toàn B trưởng B3 - K6 là vào một đêm mưa bão sầm chớp đùng đùng, cả lớp đang ngủ say, thầy Toàn đang đi kiểm tra và ghém chăn cho mấy bạn ngủ mê đạp tung chăn ra khỏi màn, thì bất ngờ ngã vật ra đất, một tiếng sét kinh hoàng và ánh chớp chói lòa chẻ đôi cây Sau Sau cổ thụ ở sát khu nhà đại đội và điện lực cực mạnh của sét đã truyền theo dây loa truyền thanh vào loa trong lán của chúng tôi và đã quật ngã thầy Toàn. Anh em bật dậy lo sơ cứu cho thầy Toàn, sau đó quân y nhà trường đến cấp cứu kịp thời cho thầy. Mấy hôm sau đỡ, thầy tình nguyện xin vào Nam chiến đấu.
Hồi đó chúng tôi cũng sinh hoạt và học tập căng thẳng và lúc nào cũng quân phong, quân kỷ như một đơn vị quân đội chính quy thực thụ, suốt từ 5 giờ kém 15 sáng cho đến 10 giờ 15 đêm, nghĩa là từ "Vươn thở cho đến Tiếng thơ" căng như dây đàn, tính toán và nghiêm chỉnh đến từng phút. Quần áo nghiêm chỉnh, chăn màn trật tự nội vụ thẳng băng, sạch sẽ.

Kỷ niệm với các anh chị nuôi cũng không bao giờ quên, vào đến đây tôi mới biết thế nào là ăn cơm tập thể, biết thế nào là ăn cơm "Thúng" uống nước "Thùng", biết vị ngon của nước "cơm cháy", biết nhường nhịn nhau cũng như biết ăn đổi đầu đũa cho vệ sinh, nhất là ăn với mấy bạn ăn khỏe và láu cá thì buộc phải áp dụng chiến thuật "đầy - vơi - đầy",...

Nay sau 45 năm xa cách, các thầy cô, các bạn mỗi người mỗi nơi và mỗi người mỗi hoàn cảnh, người còn người mất, tôi vẫn nhớ và luôn theo dõi tin tức của các thầy cô và các bạn qua các trang Blog của Trỗi ta. Mong rằng qua các trang Blog này tất cả chúng ta vẫn nhớ đến nhau và giúp đỡ động viên nhau tiến lên trong cuộc sống, học tập và công tác để chúng ta vui khỏe và hạnh phúc hơn. 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 23 tháng ba, 2010.





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Tin buồn: Bạn Nguyễn Nam Đông đã mất !

Start:     Mar 21, '10 07:30a
Location:     Tại nhà tang lễ số 1 Bệnh viện Bạch Mai - táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.


Bạn Nguyễn Nam Đông K6,
sinh ngày 15/3/1954,
mất lúc 19h37 ngày 19/3/2010
(Tức 4/2 năm Canh Dần),
thọ 57 tuổi.


Tang lễ dự kiến tiến hành:
Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 ngày 21/3/2010.
Lễ truy điệu và đưa tang vào lúc 10h ngày 21/3/2010.
Tại nhà tang lễ số 1 Bệnh viện Bạch Mai
Sau đó điện táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.

Gia đình kính báo!
Đại diện gia đình: Nguyễn Nam Khánh K2 (anh trai của Nguyễn Nam Đông).

Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc 2:22 CH Thứ bảy, 20 tháng ba, 2010



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Nam Đông!





 
LỜI CÁM ƠN!

Thay mặt gia đình xin gửi tới các bạn Khóa 6 và các Khóa khác của Trường Trỗi lời cảm ơn chân thành nhất. Sau khi hay tin em tôi là Nguyễn Nam Đông K6 qua đời, các bạn các khóa đã gửi lời chia buồn, tham dự lễ tang, phúng viếng. Tình cảm của các bạn đối với gia đình chúng tôi là tài sản quý báu nhất, mà tôi và gia đình xin ghi nhận.

Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những sơ suất. Mong các bạn thông cảm. Xin cám ơn!

Thay mặt gia đình: Nguyễn Nam Khánh K2



 



Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

THÔNG BÁO: họp Ban Liên lạc trường và Ban Liên lạc các khóa

Start:     Mar 21, '10 3:00p
Location:     Nhà hàng bia Vườn Treo Pacific, 281 Đội Cấn Hà Nội.


THÔNG BÁO

TranKienQuoc

Để chuẩn bị kỉ niệm 45 năm thành lập trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965-15/10/2010), Ban Liên lạc nhà trường kính mời thầy cô và anh chị em - ủy viên Ban Liên lạc trường và Ban Liên lạc các khóa tới dự họp mặt.

Địa đểm: Nhà hàng Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Thời gian: 15g ngày chủ nhật 21/3/2010.

Trân trọng!
Trưởng ban Bùi Quang Vinh


Họp Ban Liên lạc 21/3/2010


... Ban Liên lạc trường cùng đại diện các khóa có mặt đầy đủ (trừ k7). Các thầy Nguyễn Phong, thầy Mạnh, thầy Thăng, thầy Chi Phan tuy đã già cả nhưng vẫn có mặt.

... hội nghị đã thống nhất 1 số chương trình hành động:
- Tổ chức lễ kỉ niệm chính thức tại HN vào ngày 16/10/2010.
- Xuất bản "Sinh ra trong khói lửa" tập 3 cùng 1 số hoạt động.


(Kiến Quốc, 21/03/2010)


Xem:





Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Tặng người em gái xa quê - thơ Ngô Thái Hòa



Tặng người em gái xa quê

Ngô Thái Hòa

Ngô Thái-Hòa

Nhân ngày mồng tám tháng ba, tôi gửi tặng chị em C11 bài thơ về một người con gái Việt Nam vất vả nơi xứ người, nhân dịp này xin gửi tới các chị em C11 Trường Trỗi lời chúc mừng tốt đẹp nhất, mong rằng chị em Trỗi chúng ta ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp và hạnh phúc, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã tặng cho Phụ nữ Việt Nam.



Tặng người em gái xa quê

Anh thăm em một buổi chiều,
Con tim rộn ràng, hồi hộp bao nhiêu.
Mình nhìn nhau, bao điều muốn nói,
Anh và em, chẳng nói được câu gì,...

Anh thấy em mắt ướt mi,
Chiều Xuân gió lạnh, buồn chi cô nàng?
Nơi đây trống vắng "Địa đàng"
Phải chăng em nhớ thương chàng nào đây?

Nhớ ai da diết chân mây,
Nhớ con đò nhỏ, gốc cây xóm chùa,
Nhớ đồi sim tím hoa mua,
Nhảy dây, đánh chắt, mấy mùa em chơi.

Bây giờ xa tít mù khơi,
Gian nan vất vả xây đời ấm no,
Thương em thân cò lặn lội,
Ca kíp sớm khuya, trăm lối quê người,...

Bao giờ cho đến tháng mười?
Để em lại được nói cười ở quê!
Thương người em gái chân quê,
Trời tây giá lạnh chưa về quê hương.

Berlin, Xuân Canh Dần-2010
Ngô Thái-Hòa.




Đăng lại thơ của Ngô Thái Hòa (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 16 tháng ba năm 2010)

Xem thêm: Thơ Ngô Thái Hòa




Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Thư chào của Ngô Thái Hòa



Thư chào của Ngô Thái Hòa


Các bạn và anh chị em Trường Trỗi thân mến!
Tôi là Ngô Thái Hòa (học sinh Trường Trỗi B3, K6 Trại Đồi Đại Từ Thái Nguyên, sau khi sang Quế Lâm Trung Quốc bị ốm nên xuống B4 C52 K7). Tôi rất cám ơn anh chị em và bạn bè Trỗi ở Út Trỗi, Bạn Trỗi K6 và Bạn Trỗi K7 đã tạo điều kiện cho tôi được thông qua diễn đàn Út Trỗi, Bạn Trỗi K6 và Bạn Trỗi K7 để gặp gỡ các bạn bè Trỗi và cùng nhớ lại những tình cảm cũng như những kỷ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu Trong Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn  Trỗi của chúng ta. Nhân dịp này tôi gửi tặng các bạn ảnh chụp CLB Người yêu thơ Berlin trong đêm Thơ Nguyên Tiêu được tổ chức lần đầu tiên ở Berlin-CHLB Đức (Ngô Thái Hòa đứng giữa, mặc áo ký giả màu bộ đội).
Rất mong được đóng góp ngày càng nhiều cho Blog này của chúng ta ngày càng sâu sắc, thiết thực và lớn mạnh về mọi mặt, chúc cho tình bạn cao cả và trong sáng của tất cả anh chị em Trường Trỗi chúng ta ngày càng đậm đà, thủy chung và động viên giúp đỡ được nhau nhiều hơn, thiết thực hơn trong cuộc sống, chúc cho gia đình, con cái và cháu chắt các bạn hạnh phúc, may mắn.
Rất mong được gặp các bạn và anh chị em Trỗi trong dịp về thăm Việt Nam gần đây nhất (Có thể là dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội).
Gửi lời chào thân ái.


Ngô Thái Hòa (Trỗi K6+K7)

... ảnh chụp CLB Người yêu thơ Berlin trong đêm Thơ Nguyên Tiêu được tổ chức lần đầu tiên ở Berlin-CHLB Đức (Ngô Thái Hòa đứng giữa, mặc áo ký giả màu bộ đội).... ảnh chụp CLB Người yêu thơ Berlin trong đêm Thơ Nguyên Tiêu được tổ chức lần đầu tiên ở Berlin-CHLB Đức (Ngô Thái Hòa đứng giữa, mặc áo ký giả màu bộ đội).






Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Tình cờ - thơ Ngô Thái Hòa

Nhân dịp không khí Xuân đang còn lãng đãng đây đó, tôi gửi tặng anh chị em trường Trỗi một bài thơ Xuân tôi mới làm, mong anh chị em gần xa đọc cho vui nha:


Tình cờ

Tôi đi lặng lẽ phố đông,
Ồn ào xe cộ mênh mông là người.
Bỗng nhiên tôi thấy em cười,
Hàm răng lấp lóa, môi cười xinh xinh...
Đi đâu ơi hỡi cô mình?
Trời Xuân giá lạnh một mình lang thang!
Thì ra nàng cũng mênh mang,
Như tôi lặn lội "Địa đàng" nơi đây.

Bao giờ Rồng mới gặp Mây,
Tim tôi hết lạnh, hồng đầy vườn Xuân.

Berlin, Xuân Canh Dần - 2010
Ngô,Thái-Hòa.  



16:17 Ngày 14 tháng 3 năm 2010
Đăng lại thơ của Ngô Thái Hòa (đã đăng tại Blog K8: Chủ nhật, 14 tháng ba, 2010)


Xem:

Xem thêm: Thơ Ngô Thái Hòa

Chào tất cả các anh chị em Trỗi gần xa, đã lâu rồi không gặp, tôi và anh chị em Trỗi ở Berlin và trên toàn CHLB Đức rất các anh chị em Trỗi ta ở nhà, muốn gửi ảnh và Video về, nhưng chưa biết cách đưa lên mạng như thế nào, anh chị em nào biết chỉ dùm tôi với nha, cảm ơn trước nha.
Nhân đây tôi giới thiệu với anh chị em ở nhà trang Web www.nguoiviet.de và trang http://thoibaovietduc-online.de/ để mọi người tham khảo, trong tin Đêm thơ Tết Nguyên tiêu ở Berlin, có chụp hình "CLB Người yêu thơ Berlin", có ai nhận ra tôi ở trong đó không? Hêhee.
Nếu ai nhận được thì hồi âm vào Yahoo Meseger với Nickname của tôi là: vaberlin01
Tôi tạm dừng và chúc các bạn cuối tuần vui vẻ,khỏe mạnh và hạnh phúc như ý nha.
Thân mến.
Ngô,Thái-Hòa.



Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chiều Xuân Berlin - Thơ Ngô Thái Hòa



Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, bận việc và học tập nên tôi gửi tặng các bạn Trỗi ở nhà một bài thơ Xuân, các bạn đừng cười tình cảm của một người con xa xứ nha:


Chiều Xuân Berlin

Đông này giá lạnh lắm thay,
Chiều nay Xuân đến tuyết bay đầy đường.
Em về, anh nhớ anh thương,
Không về, nhớ mẹ, thương cha, chong đèn.

Chiều Xuân tầu điện leng keng,
Ô tô, tàu hỏa thắp đèn sáng choang,...
Tết xa xứ vẫn đàng hoàng,
Bánh chưng, giò, mứt... với Nàng Thơ Xuân.

Chiều Xuân anh viết Thơ Xuân,
Ngoài kia tuyết lạnh, gió ngân từng hồi.
Thương em gái tím đôi môi,
Bán hàng, bão tuyết, qua đồi, em đi.
...

Em về em nhớ những gi?
Anh thì xa xứ nhớ về quê hương,
Nhớ đàn em nhỏ thân thương,
Nhớ cha, thương mẹ ở nơi quê nhà,

Nơi đây gấm vóc lụa là,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Cây đa, bến nước, con đường,
Nhớ làn môi ấm hẹn hò em trao.

Bây giờ em ở nơi nao?
Tình em lại cứ bay vào thơ anh?,
Tràn đầy nhựa sống trên cành,
Tình anh đang đợi buông mành liễu tơ.

Bây giờ anh lại cứ mơ,
Đến ngày gặp lại, em chờ, chân quê.

Berlin, Xuân Canh Dần-2010
Ngô Thái Hòa.  



Rất mong tin tức và thư, ảnh của các bạn.


16:06 Ngày 14 tháng 3 năm 2010
Đăng lại thơ của Ngô Thái Hòa (đã đăng tại Blog K8: Chủ nhật, 14 tháng ba, 2010)

Xem:

Xem thêm: Thơ Ngô Thái Hòa




Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Tin của Ngô Thái Hòa K6+7

Gửi các bác tin của Ngô Thái Hòa K6+7 đã đăng tại comment của bài "VĂN HÓA ALÔ" - (Đỗ Nghĩa, thứ tư, ngày 18 tháng sáu năm 2008, Blog "Út Trỗi").
Vì bài này đã cũ nên chắc ít người đọc được (bác Hòa lần sau nên viết comment vào bài mới nhất nhé).
Mạn phép bác đánh dấu lại cho ACE dễ đọc (già cả rồi mà), chỗ nào đoán sai bác nhớ nhắc hộ.

Nhân dịp, xin chúc mừng bác đã tham gia các Blog Bạn Trỗi, mong bác gửi bài, tin, ảnh... thường xuyên!

TTh

Chào các bạn Trỗi K6 và K7, tôi là Ngô Thái Hòa, tôi là học sinh B3 (Trại đồi) k6 và sau này sang Trung Quốc ở Y Trung ở B5-C52, về Việt Nam ở B4 lớp 8 Thầy Yên làm chủ nhiệm và B trưởng. Tôi và anh em Trỗi đang ở Berlin CHLB Đức rất vui khi mỗi khi vào Út Trỗi hay Trỗi K6 lại được đọc tin vui, buồn của các bạn Trỗi xa gần trong nước. Chúng tôi rất cảm động khi đọc bài và loạt ảnh của Hà Mèo (K6) và loạt bài của bạn Nguyễn Trường Vỹ khi bạn ấy nhắc đến những kỷ niệm những ngày đầu nhập ngũ 06-01-1972 ở Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình và những kỷ niệm trong Mùa hè đỏ lửa với Y Hòa, Vũ Trung, Chan Hung, Tất Thắng,... nhân dịp này xin gởi lời chào và chúc anh em Trỗi khóa 6,7 và các anh em Trỗi các khóa khác vui mạnh khỏe và hạnh phúc. Mọi người hãy liên lạc với mình qua E-mail: ngothaihoa@yahoo.de
Hen gặp lại tại Việt Nam.


Chào Chính Ấn, đã lâu rồi không gặp, rất vui khi hôm nay qua ảnh gặp mặt bạn ở TPHCM, mình lia như gặp lại bạn và các bạn Trỗi khác như Truong Y, Mạnh Thắng, Vũ Anh,...
Cho mình gửi lời hỏi thăm các bạn Trỗi gần xa và chúc các anh chị em Trường Trỗi xa gần một năm mới mạnh khỏe, vui vẻ và may mắn như ý.
Rất mong nhận được hồi âm của các bạn qua diễn đàn này hay liên lạc trực tiếp với tôi qua E-mail: ngothaihoa@yahoo.de
Hay là qua điện thoại cầm tay, có thể nhắn tin vào số máy này: 0049 174 897 4559

Đã lâu không có dịp về thăm các bạn Trỗi, rất mong sự liên lạc và tin tức của các bạn Trỗi xa gần, trong Nam, ngoài Bắc sau khi các bạn đọc được tin nhắn này, hẹn gặp các bạn vào một dịp về thăm nhà và Quê hương gần đây nhất.


Các bạn thông cảm, vì đã từ lâu tôi rất muốn nói lên tình cảm của mình với các bạn sau khi đọc những tin tức của các bạn qua trang tin Trỗi K6, Trỗi K7 và Út Trỗi, nhưng không hiểu vì sao mà không thể nào gửi đi được cũng như không thể mở tài khoản mới được? May quá hôm nay "Troi đi vắng" nên mới vào được và gửi vài lời hỏi thăm các bạn Trỗi gần xa.
Hôm trước đọc tin biết bạn Hà Quang Vũ mới ôm hoa chụp ảnh và lên xe hoa, chúc mừng Vũ Xồm nhá.
Được tin bạn Công, Quốc Bình và Thế (Đùn) ở B3 Trại Đồi Bắc Thái mới mất, xin chân thành gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của Công, Quốc Bình và Thế (Đùn).
Mong hồi âm của các bạn Trỗi K6, K7, K8... nhất là của bạn Hà Mèo (K6), bạn Trường Vỹ (K7) và Mai Bình (K8).



Xem:



Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi mãi mãi trong tôi - Nhạc sĩ, thầy giáo Nguyễn Hồng Tuyến



Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi mãi mãi trong tôi

Nhạc sĩ, thầy giáo Nguyễn Hồng Tuyến

Trường Thiếu sinh quân mang tên Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi của chúng ta tồn tại đã ngót năm chục năm với bao kỉ niệm vui, buồn mà không một ai có thể nào quên!

Hội ngộ hàng năm

Thầy Hồng Tuyến đứng lên bắt nhịp bài trường ca do thầy sáng tác trong buổi họp mặt toàn trường phía Nam 11/10/2009Thầy Hồng Tuyến đứng lên bắt nhịp bài trường ca do thầy sáng tác trong buổi họp mặt toàn trường phía Nam 11/10/2009

Cứ mỗi độ cuối thu đầu đông, từ 15 tháng 10 cho đến ngày 22 tháng 12, tôi đều nhận được giấy mời họp mặt của Ban Liên lạc Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, khi thì các khóa, lúc nhà trường, nếu là phía Nam thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc thì tại Thủ đô.

Phải nói rằng, các đồng chí trong Ban Liên lạc các khóa cũng như Ban Liên lạc nhà trường ai cũng tràn đầy nhiệt tình, làm việc quên mình, tận tâm, trách nhiệm, tổ chức rất chu đáo.

Trước đây còn khỏe, tôi thường cưỡi Honda từ Vũng Tàu về Thành phố Hồ Chí Minh để dự họp mặt. Năm tháng trôi qua, khi đã yếu phải nhờ bạn bè, đồng đội chở đi. Khi không còn có thể ngồi sau xe Honda thì Ban Liên lạc tạo mọi điều kiện đi lại để tôi không bị lỡ cơ hội gặp mặt đồng nghiệp, học trò.

Hàng năm được nghe Ban Liên lạc thông báo về sự trưởng thành của học sinh trường Trỗi, mỗi năm mỗi đổi mới, tôi rất mừng. Nhớ lại mấy chục năm trước chỉ lèo tèo vài em đeo quân hàm đại tá, đến nay thì toàn trường có đến cả trăm, chưa kể 16 em là thiếu tướng, trung tướng, gần chục em có hàm thứ trưởng, có em Nguyễn Thiện Nhân được Quốc hội tín nhiệm giao nhiệm vụ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Trưởng thành của các em không chỉ là niềm vui mà còn là vinh dự, tự hào cho những thầy cô giáo già chúng tôi. Chính sự trưởng thành của các em đã làm tăng thêm nghị lực để chúng tôi sống vui, sống khỏe. Chính các em đã động viên chúng tôi chăm chỉ luyện rèn thể dục thể thao, bồi bổ gân cốt, chiến thắng bệnh tật, để còn có nhiều cơ hội chứng kiến sự trưởng thành của các em, sự đổi thay của đất nước.

Cuốn sách và số phận của tôi

Cứ cầm hai cuốn "Sinh ra trong khói lửa" đủ biết các anh chị đã tận tâm, tận lực đến mức nào! Dày hàng ngàn trang, nội dung phong phú, lôi cuốn người đọc... Chỉ riêng việc tìm kiếm các hài cốt liệt sĩ bạn mình đủ thấy tình cảm của những người còn sống chân thành, gắn bó, thân thiết biết bao!

Mặc dù tai mắt tôi đã kém, ("Thất thập cổ lai hy" thì chân chậm mắt mờ cũng là chuyện bình thường!), nhưng tôi vẫn đọc đi đọc lại hai cuốn sách này. Mà đọc mãi không thấy chán. Càng đọc càng thấy yêu đời, càng thấy cuộc đời mình gắn chặt với cụm từ "Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi". Mỗi lần đọc "Sinh ra trong khói lửa" là tôi thêm vui, thêm tin yêu vào cuộc sống.

Nhưng tôi có một kỉ niệm mà không phải ai cũng có.

... Cách đây đã chục năm, tôi cận kề cái chết. Bệnh đầy người - tiểu đường, thần kinh tọa, xưng khớp, gãy cổ xương đùi, bàn chân phải nhiễm trùng hoại tử trông "đen như bàn chân trâu". Nói chung là "Thập tử nhất sinh!". Nằm điều trị ở Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) khá lâu mà bệnh tật không thuyên giảm.

Ngày ấy, anh Nguyễn Xuân Lăng (khóa 3) còn sống. Biết tin tôi nằm liệt đã gọi về cho Ban Liên lạc trên Thành phố. Ngay hôm đó, tôi nhận được điện của anh Nguyễn Phục Quốc, Chủ nhiệm Phòng khám Bệnh viện 175: "Thầy lên đi!". "Nhưng tôi không có bảo hiểm y tế ở bệnh viện quân đội?" - tôi lo. "Thầy Tuyến ơi, đã là thầy giáo trường Trỗi thì khỏi phải lo là có bảo hiểm hay không". Nghe theo các anh, tôi lên và được nhận ngay vào viện.

Sáng chủ nhật ngay sau đó thấy xe con, xe to các loại kéo đến đỗ quanh khoa. Anh em thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi kéo đến thăm tôi rồi hát vang "Sinh ra trong khói lửa...". Thì ra anh Trần Hòa Bình, Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm, đã thông báo cho các anh đến thăm. Chính "cái thần ấy" đã động viên tôi chiến thắng bệnh tật.

Chưa hết, khi làm xét nghiệm, bác sĩ Khoa Nội tiết chỉ định phải tháo khớp gối chân phải vì hoại thư quá nặng. Bàn bạc lại, các bác sĩ là lính Trỗi đã đưa ra phác đồ điều trị dùng dầu mù u. Bốn tháng sau, tôi được xuất viện với sự an toàn tuyệt đối.

Nhờ Giời và nhờ các em học sinh thân yêu mà tôi không bị trở thành "anh thương binh với vết chân tròn trên cát".

Cùng góp sức cho Tập 3

Đầu năm 2009, gia đình tôi có một cái lễ nho nhỏ mừng tôi sang tuổi 73. Thầy trò ta đã xuống Vũng Tàu chia vui. Dịp ấy các em đã thông báo, Ban Liên lạc trường phát động thầy trò cùng cung cấp bài vở, tư liệu để xuất bản Tập 3 "Sinh ra trong khói lửa".

Những kỉ niệm gắn bó với nhà trường, với đồng nghiệp, với các em học sinh thân yêu sau 45 năm đã nung nấu tôi viết những ca khúc về trường, về thầy trò, về đồng đội. Chính qua hai tập "Sinh ra trong khói lửa" mà tôi hiểu thêm về mái trường thân yêu mang tên người anh hùng của dân tộc. Ba chục thầy trò đã hy sinh anh dũng cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, thống nhất non sông; trong đó tiêu biểu là Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Kim Trung.

Cùng với sự hy sinh anh dũng của những liệt sĩ thì những người còn sống đã biết sống có lí tưởng, có trách nhiệm, biết sống trung thành với Tổ quốc, chân thành chung thủy với thầy cô, bè bạn. Phải nói các anh chị đã sống RẤT NGUYỄN VĂN TRỖI!

Từ những ý tưởng, tình cảm đó đã thôi thúc tôi hoàn thành ba tác phẩm: "Đố ai đong được mối tình!", "45 năm vững bước trưởng thành" và "Người anh hùng sống mãi - Huỳnh Kim Trung!".

Viết xong, tôi vẫn cảm thấy chưa thật trọn vẹn trước sự vững bước, trưởng thành của các anh các chị từng là Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Những gương mặt Nguyễn Phục Quốc, Nguyễn Tăng Lực, Trần Hòa Bình, Nguyễn Khánh Tường, Nguyễn Nam Điện, Trương Đông Nhân, Văn Công Phước, Nguyễn Thiện Nhân... luôn gần gũi tôi. Các anh chị cùng nhiều cái tên chưa kể ra luôn gắn liền với cuộc đời tôi như xương, như thịt.

Hơn thế nữa, lần nào gặp nhau đều cùng hứa hẹn: ngày càng đoàn kết, đoàn kết hơn nữa! Sống trung thực, liêm khiết, không tiếp tay cho tham nhũng! Mỗi người bằng cố gắng của mình góp phần mang lại cho dân niềm tin vào Đảng quang vinh, xây dựng Tổ quốc mạnh giàu theo lời Bác đã dạy!

Ngày 15 tháng 10 năm 2009

 


Gửi bởi Bantroik5 lúc 11:23 13 March, 2010.
Đăng lại bài viết của Bantroik5 (đã đăng tại Blog K5: Thứ bảy, 13 tháng ba, 2010)



Xem:
  Xem thêm:


Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

45 năm vững bước trưởng thành (Nhạc và lời: Hồng Tuyến)



45 năm vững bước trưởng thành

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thầy Tuyến vừa gửi BBT "Sinh ra trong khói lửa" tập 3 ca khúc này. Quang Trung k4 đã dùng phần mềm Encore chép lại và gửi cho Bantroik5.

Xin cảm ơn Quang Trung và xin được giới thiệu cùng bạn đọc!

45 năm vững bước trưởng thành (Nhạc và lời: Hồng Tuyến)
Quang Trung nói...

Hay phết nhỉ, TL hoà âm phối khí bằng sóp oe nào vậy, nghe hùng tráng ra phết. giá như có bạn nào nhiệt tình hát lên thì tuyệt vời.

tualinh nói...

@QT: Phần mềm Midi Utility đấy
http://songnhac.vn/?mode=tintuc_id&id=2597&id_chinh=6
Một trong 2 đồng tác giả sóp oe này (Nguyễn Anh Kiệt) hoà âm bản nhạc theo file ảnh bản ký âm của QT do tôi gửi đến,lão là vai anh bên đằng vợ nên nhiệt tình lắm khi nghe tôi trình bầy 'lai lịch' bài hát,chứ tôi-1 chữ bẻ đôi về chuyện hòa âm cũng ko biết-làm sao được!
Còn AVI Video karaoke maker thì lấy trên mạng bản free, nên phần ghép lời bằng văn bản hơi bị bát nháo. Cái kara này cũng như qùa 'cây nhà lá vườn' thôi,may ra nó chỉ cho một khái niệm về âm điệu và nhịp điệu của bài hát giúp cho ta có thể ử ử trong họng, để chờ tới khi nào đó có một NSUT nào đó tập luyện cho đỡ bỡ ngỡ.Mà cái ngày may mắn đó đến nhanh lên, tháng 10 cũng chẳng còn bao xa nữa..Hìhì..



Gửi bởi Bantroik5 lúc 11:42 13 March, 2010.
Đăng lại bài viết của Bantroik5 (đã đăng tại Blog K5: Thứ bảy, 13 tháng ba, 2010)



Xem:



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

K6 HCM đầu năm - hameok6

Start:     Mar 6, '10 4:00p
Location:     TP HCM


K6 HCM đầu năm


hameok6

Hôm rồi, mượn cớ Tạ Đô vô TP công tác, AE K6 tụ tập cùng giao lưu. Nghĩ là đầu Xuân, nên cũng cố ý kêu gọi coi như họp khóa “bù” cuối năm quá ít người tham dự. Đúng là “thành công rực rỡ”. Gom được hơn 9 mạng. “Vui như tết!”


H1. 9 “mạng” cùng điểm danh.H1. 9 “mạng” cùng điểm danh.
H2. Nhân vật này khoanh chân uống coca mà cũng trốn về sớm nên không điểm danh được.H2. Nhân vật này khoanh chân uống coca mà cũng trốn về sớm nên không điểm danh được.





Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2010

Mắt Vàng tháng 3 - AMk3

Start:     Mar 7, '10 08:00a
Location:     Café "Mắt Vàng"="Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM


Mắt Vàng tháng 3

AMk3

Mắt Vàng một sáng tháng 3Mắt Vàng một sáng tháng 3

Ngày CN đầu tiên của tháng 3 đúng vào 7/3. Có lẽ vì là ngày nghỉ ngay trước ngày lễ trọng đại của một nửa kia của thế giới nên các bác nhà ta phải tập trung hết tinh thần và nguồn lực cho sự kiện này mà quên mất buổi giao ban tháng. HCQ đang ở Nha Trang nói qua phone: "Ủa, CN đầu tháng qua rùi mà! Vậy là lão Dũng Sô quên thông báo".

9h00 cũng chỉ có mình tui ngồi ở Mắt Vàng. May sao lúc sau Hà Mèo mò tới, nhưng cũng không chủ định tới giao ban mà là rảnh thì tới thôi, đâu có phải là ngày giao ban! "Vậy hả? hôm nay là CN đầu tiên của tháng?" Hắn trợn mắt với tôi và bắt đầu móc máy alu cả loạt. Cuối cùng thì cũng chỉ triệu thêm được Dũng Sô, 4SG và sau đó là TK7 tự đến.




Xem:

Xem thêm:





Free Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Vịnh tranh - Dương Huỳnh Điểu



VỊNH TRANH

Hứa với chú Điểu sẽ đăng thơ của chú lên blog, nhưng mãi hôm nay mới ngồi xem được. Nhưng trình độ thơ phú của tôi tệ quá, thấy bài nào cũng hay, chẳng biết làm sao lựa chọn, mà đăng hết thì không được. Vậy là sẵn có mấy cái hình trong máy, đăng bài "vịnh tranh" này trước vậy.



Ngư: người câu cá

NGƯ


Ngư ông thuyền nhỏ giữa mênh mông
Cần trúc thả mồi theo khúc sông
Sớm tối mặc dù cho sóng gió
Ngày tàn, đôi chút cũng no lòng
Đời nay sao lắm người tham nhũng
Của cải đầy kho vẫn thiếu dùng
Túi tham không đáy sao cho đủ
Miệng thì vẫn nói phục vụ dân.
Canh: người cày ruộng

CANH


Canh tác nghề riêng của nhà nông
Nhớ Bác xưa kia cũng lội đồng
Người nhắc chăm lo phân cần giống
Tưới tắm ngày ngày chớ uổng công
Bát cơm, hạt thóc nên trân trọng
Không quên công sức của nông dân
Nhà cao cửa rộng càng thêm nhớ
Một nắng, hai sương đáng tri ân.
Tiều: ông đốn củi rừng

TIỀU


Vác búa lên rừng lúc rạng đông
Bình minh, chim hót, ánh nắng hồng
Dọn sạch làoi cây thân héo mục
Chăm sóc mầm non sống vươn mình
Danh lợi không màng nơi chốn vắng
Sống đời thanh đạm vẫn thấy sang
Cành khô héo mục còn có ích
Xác kẻ tham ô bẩn cả làng.
Mục: kẻ chăn trâu

MỤC


Mục đồng cũng lắm bậc tài hoa
Nghêu ngao thú vui cảnh sơn hà
Ngất ngưởng sườn non thân bé bỏng
Biết đâu trong ấy có ai là
Bộ Lĩnh ngày xưa với cờ lau
Đánh dẹp mười hai loạn sứ quân
Thống nhất giang sơn về một mối
Triều đại đầu tiên của nước nhà
Đời sau có cụ Nguyễn Sinh Huy
Lưng trâu kinh sử chuyên tâm học
Khoa bảng tài danh lịch sữ ghi.


Dương Huỳnh Điểu

 





Free Web Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>