Lính Trỗi
Thứ Bảy, tháng 4 29, 2023Ngày ấy, chúng tôi “… Sinh ra trong khói lửa…” chiến tranh.
Chúng tôi được giáo dục và lớn lên trong khúc quân hành: “Vì nhân dân quên mình…” và niềm kiêu hãnh: ”…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi, ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”.
Hè 1965.
Những cậu bé chừng 11, 12 tuổi đến 16, 17 về Trại Hoè, Hà Bắc tựu trường. Đó là những lớp học sinh đầu tiên của trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sau này.
Nhiều năm đã trôi qua kể từ ngày đó, cái cậu bé Hà Nội mặt còn búng ra sữa (là tôi) ấy vẫn nhớ như in những gương mặt đầu tiên kết bạn: Nhân chột (bị hư 1 mắt, con bác Đinh Đức Thiện) tháo con mắt giả doạ tôi, Hồng lồi (vì mắt không được phẳng, con bác Huỳnh Văn Trí) trợn mắt nhìn tôi… Đặc biệt hơn là Lê Quốc Bình (con bác Lê Quốc Sảng) dáng ngang tàng, mày tao chí tớ, giọng Nam, đ. má “liên tục. Rồi Tứ Quý hiền lành (con chú Lê Bân), Tạ Quang Chính (con bác Tạ Quang Bửu) dáng thư sinh, Đoàn Quốc Khánh nhanh nhẹn (con bác Đoàn Trọng Truyến) và lần lượt thêm rất nhiều bạn mới.
Lần ấy khi cùng chơi đá bóng, Quốc Bình đuổi theo tôi không kịp, cu cậu ngồi bệt xuống đất, ca 1 câu cải lương thật lạ: “Anh Năm ho lao hắc lào ra máu”. Chẳng ngờ, câu cải lương ấy trở thành tên cúng cơm của tôi đến bây giờ. (Mặc dù chả ăn nhằm gì với đặc điểm của tôi).
Sau này tôi mới biết rằng gần như mỗi cậu lính Trỗi đều có tên đệm riêng, “đặc sản” Nguyễn Văn Trỗi mà. Nào là Hà mèo, Tâm heo, Quảng tỳ, Thiệp bệu, Mình đùn, Thắng híp, Chính phổng, Chỉnh thọt v.v và v.v, các tên đệm còn tiếp tục kéo dài.
Đợt báo động đầu tiên chúng tôi chuyển quân về Đại Từ, Thái Nguyên. Doanh trại là những ngôi nhà trên đồi chè xanh mướt, bên dưới là suối Chì róc rách suốt đêm ngày. Thì thoảng khi hòa cùng với gió, tiếng suối reo cho ta những âm hưởng tuyệt vời. Thơ mộng là thế nhưng suối Chì này cũng là nguồn cơn gây nên bao “đau khổ” cho lũ nhóc chúng tôi. Cứ tối tối, chú Chích, y tá đại đội bôi thuốc xanh, đỏ khắp người cho lũ trẻ ghẻ ngứa, gãi như gẩy đàn t’rưng vậy. Mấy cậu bé hay nghịch ngợm như Biên Hoà, Khánh Thái, Gia Lượng, Điện Biên, Thắng hip… nhảy tưng tưng, miệng là hét om xòm vi xót quá.
Những ngày đầu với tôi thật bỡ ngỡ. Từ bộ quân phục áo màu olive, quần xanh đậm, mũ cối trên đầu, ba-lô sau lưng…, đến kỷ luật quân đội, trật tự nội vụ hàng ngày, xếp hàng đi đều… chúng tôi được rèn kỹ càng như người lính. Dù vậy, chúng tôi vẫn là những đứa trẻ như vừa mới thôi nôi mà thôi. Nói vậy để không lấy làm lạ khi mỗi ngày có thêm đứa thì “đùn”, đứa thì đái dầm liên miên, đứa tham ăn… đều là… chuyện thường ngày ở huyện. Phần tôi vì được làm lớp trưởng (trung đội trưởng) nên “gương mẫu” không có “chuyện ấy”, vậy mà lại mếu máo viết thư về nhà: “Mẹ ơi, mua cho con cái bát ăn cơm thật to, chúng nó ăn hết của con rồi”.
Năm đầu sống trong quân ngũ thật vất vả. Học là chính, chúng tôi lên lớp buổi sáng và tự học buổi chiều, sinh hoạt theo hiệu lệnh. Sau giờ học chiều, lũ trẻ ùa ra sân chơi thể thao, mê nhất vẫn là đá bóng. Văn Minh, Lê Minh Chính, Tô Tâm… là những tay ghi bàn xuất sẳc, giỏi đến mức làm chúng tôi tự hỏi, tại sao họ không đá cho Thể công nhỉ?
Đất nước đang có chiến tranh, tiếng kẻng báo động vang lên mọi lúc, mọi nỏi, mọi ngày. Chúng tôi xuống hầm trú ầm ngay lớp học hoặc theo giao thông hào đi khắp đơn vị. Công binh quân đội đã đào cho chúng tôi một hệ thống hoàn hảo, hiệu quà.
Các thẩy giáo của chúng tôi thật tài năng, đức độ. Thầy Trường, trung úy, chính trị viên đại đội, thầy Giám, thượng úy, đại đội trường, thầy Hoà dạy văn, thầy Mãn dạy toản, thầy Khoát dạy hóa, thầy Sinh dạy võ, thầy Lực dạy vẽ, thầy Cừ dạy Sử, thầy Tiến dạy Địa Lý, thầy dạy chính trị, thầy dạy âm nhạc…, cùng sự dạy dỗ của các thầy, chúng tôi lớn lên từng ngày.
Trại Đồi, lớp 5, học toán.
Chuẩn úy Mãn của chúng tôi thật đặc biệt, dáng dấp thư sinh, trắng trẻo, dạy môn toán khô khan, khó nuốt. Vậy mà “chàng” lại làm chúng tôi say mê bởi sự hài hước, kiến thức “bác học” và… tình yêu với lũ trẻ chúng tôi.
Hôm ấy thầy ra đề toán khó quá,cả lớp vò đầu, bứt tai, tìm không ra đáp số. Vậy mà Tuấn Quảng lại “ồ“ lên một tiếng, cả lớp ngỡ ngàng tưởng cậu đã tìm ra. Nào ngờ sau đó, cậu tiếp tục “ồ” lên vài tiếng rồi… tắt đài luôn.
Lần ấy Tuấn Quảng được điềm 5 (điểm cao nhất), còn tôi, khi trả bài, thầy Mãn nhìn tôi tủm tỉm cười rồi chậm rẫi nỏi to: Hoàng: Năm!
Năm đầu tiên tôi đạt toàn điểm 5, được tặng bằng khen với chữ kỳ của thượng tá chính ủy nhà trường Bùi Khắc Quỳnh. Tôi mừng lắm, tường như đã lớn và trưởng thành. Đúng là công thầy, các thầy dạy tôi biết chỉ huy trung đội, biết nói trước hàng quân mà không run, biết báo cáo chì huy, biết hô hàng quân đi đều...
Năm ấy, cũng trại Đồi, đêm mưa giông, sấm sét đùng đùng, chúng tôi “trốn” trong chăn, chùm kín đầu vì… sợ. Nữa đêm, trong ánh lửa sưởi ấm bập bùng giữa nhà, tôi chợt tỉnh vì nghe tiếng thì thào như của gió: các em ơi, cứu thầy với… Tôi bừng tỉnh, hốt hoảng gọi các bạn cùng dậy thì thấy thầy Toàn, thiếu úy phụ trách lớp đang nằm xoài dưới đất, thầy bị sét đánh khi đi kiểm tra đơn vị. Cả lũ trẻ tỉnh ngủ hò nhau kéo thầy lên giường (giống như hò kéo pháo vậy vì thầy nặng quá), rồi Lê Minh Chính, tiểu đội trưởng chụp cây đèn bão chạy lên đại đội gọi chú Chích, y tá.
Nhiều năm sau tôi vẫn còn thắc mắc sao Lê Minh Chính lại can đảm đến thế, dám chạy giữa đêm, mưa gió đùng đùng.
Thực ra lúc đó thầy Toàn mới về đơn vị vài ngày. Trước đó, khi đi kiểm tra giữa trưa, chẳng đứa nào ngủ cả, lấy gối nện nhau tưng bừng, thầy hô tập hợp cả lớp vác ba-lô rồi lệnh chạy lên đồi, xuống suối 3 lần, sau đó bở hơi tai, cu cậu nào lăn ra ngủ như chết.
… Thời gian… Rất nhiều năm đã trôi qua…, nó bào mòn nhiều thứ, nhưng cái kỷ niệm nhự thể vẫn lưu lại như mãi mãi, như mổi tình đầu của tôi vậy…
Thảng 4 năm 2023.
Tại Đà Nẵng bên bãi biển Mỹ Khê trải dài, sóng bạc trắng xô bờ, khóa 6 chúng tôi lại gặp nhau. Biết bao chờ mong, biết bao khao khát, biết bao nghĩa tình… Và Niềm Vui vỡ òa trong hân hoan vô tận… Tay bắt mặt mừng, những vòng tay ôm chặt, những giọt nước mắt “tự động” rơi trên những gương mặt vừa đủ 70… đã tạo nên khung cảnh đầy xúc động. Thầy Lê Đức Soạn, trung úy chính trị viên đại đội ngày nào của chúng tôi hôm nay thật hạnh phúc. Một ngày là trò, cả đời là trò của thầy, chúng tôi vây quanh người thầy đáng kính, chúc thọ thầy 90 tuổi. Trên ngực thầy không có tẩm huấn chương nhà giáo nào cả, nhưng tình cảm học sinh dành cho thầy chính là tấm Huân chương cao quý nhất. Trong bộ suit trang trọng và rất nhiều hoa học trò tặng, thầy cười thật hiền lành, hạnh phúc.
Chúng tôi trò chuyện cùng nhau thật… bình yên (mà không hề “chí choé” như ngày xưa). Trong các bạn tôi ngồi đây, rất nhiều bạn là cán bộ cao cấp quân đội, có người là tướng, là thứ bộ trưởng, là nhà khoa học tài ba có học hàm học vị cao, là những doanh nghiệp thành đạt…, còn nhiều bạn khó khăn, trăn trở mưu sinh, số phận chẳng mỉm cười. Và còn nhiều bạn đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ vì Tổ Quốc trường tồn…
“…lớp cha trước, lớp con sau…, đã thành đồng chí chung câu quân hảnh…” cùng dân tộc, chúng tôi góp phần làm nên trang sử mới. Những Hà Ngọc Tuấn, Nam Điện, Kim Phú, Thông, Vũ Điện Biên, Vũ Đồng, Hồ Chí Dũng, Sử Bình, Phan Tiên Tiến, Thiệp, Dũng, Vũ Thắng Lộ, Lê Tứ Quý, Lê Minh Chính, Tạ Quang Chỉnh, Trần Tuấn Quảng, Hà Chí Thành, Ngô Mình Sơn… đã làm tôi thật sự xúc động. Tôi như sống lại tuổi thơ…
Nhiều bạn nữa, không có mặt nhưng tôi vẫn nhớ: Tạ Việt Thắng, Lê Anh Tuấn, Tuần Hùng, Huỳnh Hội, Phạm Gia Lượng, Phạm Hoà Bình, Quang Việt, Biên Hoà, Đoàn Quốc Khánh, Đỗ Hoà Bình, Tô Tâm, Quang Bình, Lưu Mình Sơn, Mình Nghĩa, Nguyễn Hữu Thọ, Việt Hồng, Việt Sơn…
Sau 53 năm, tôi và vợ cùng em gái Laika gặp lại Nguyễn Kim Hồ và Trần Huy Hùng. Khỏi phải nói, tôi mừng vui vô hạn… Những người bạn này là tuổi niên thiếu và là phần máu thịt đời tôi. Mừng mừng tủi tủi, chúng tôi ôm nhau trong nước mắt. Có lẽ khi chứng kiến, vợ tôi lặng lẽ quay mặt đi… Năm 1970, Hưng Hoá, năm học cuổi tại trường. Huy Hùng lúc đó là bi thư Liên Chi đoàn, Kim Hố là uỳ viên tổ chửc, còn tôi là Phó Bí thư Liên chi. Gặp lại, chúng tôi chụp chung bức ảnh, tôi cười cười: đây là ban chấp hành mới… không ai bẳu.
“Sinh ra trong khói lửaCác lớp lớp thiếu sinh quân đã trường thành, đóng góp xứng đáng cho Tổ Quốc.
Trường ta đã lớn lên
Trường đẹp chói ngời tên anh Nguyễn Văn Trỗi
Tìm ta đang thắm đỏ,
Máu anh và đời anh
Chỉ sẳt thép làm nên trang sử mới…”
Cùng thế hệ cha anh, cùng dân tộc, họ đã viết nên trang sử mới, xây dựng đất nước hùng cường. Bác dạy
“Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là tấm gương sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.Chí khí của người anh hùng đã làm nên nhân cách của học sinh Nguyễn Văn Trỗi. Đó là: tận trung với nước, tận hiếu với dân, khó khãn vượt qua, kể thù đánh thắng.
Mang tên thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi là niềm vinh quang và tự hào của mỗi chúng tôi. Tôi thật yêu và tự hào về các bạn.
Bạn hỏi tôi ư ?
Vâng, Tôi Là Lính Trỗi.
Trời Quảng Nam, quê anh Trỗi hôm nay thật đẹp. Xanh ngắt một bầu trời hy vọng, những bãi biển trải dài, sóng biển xô bờ như hôn làn cát trắng vẽ nên bức tranh ngoạn mục của đất trời…
Chúng tôi, thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, khi tuồi đã 70 và thầy giáo 90 tuổi, sau 53 năm, gặp lại nhau và cùng hát khúc quân hành:
“… Vinh Quang thay trường Nguyễn văn Trỗi…Xa lắm… Vẫn là điệp khúc:
Ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”
…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi.
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>