Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Tin buồn: Mẹ bạn Lưu Minh Sơn mất



Ban LL K6 NVT xin thông báo:
Cụ bà Lê Thị Ngọc Thanh, sinh 1930,
là mẹ bạn Lưu Minh Sơn

Lưu Minh Sơn - K6


1954

Mb: 0903. 900 700 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004806555448- Email: ti290484@hcm.vnn.vn - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/luu-minh-son.html - TP HCM - VN
- - -

196x

2012

,
đã mất lúc 18gi45, 24/04/2020 (02/04 Canh Tý).
- Tang Lễ sẽ tổ chức vào ngày 29/04/2020 (07/04 Canh Tý), tại 5 Phạm Ngũ Lão, Q.GV, TP. HCM.
- Lễ viếng từ 7gi00- 14gi00, Lễ động 14gi30 và đưa đi hỏa táng tại Phúc An Viên (cùng ngày).

(Theo tin của Meo Ha từ Lưu Minh Sơn > Bạn Trỗi K6 đăng trên FB)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn cùng bạn Lưu Minh Sơn và gia đình.





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Tin buồn: Bạn Nguyễn Hoài Phúc mất



Bạn Nguyễn Hoài Phúc

Nguyễn Hoài Phúc - K6

0
1953
2020 - Đã mất lúc 4gi50 ngày 23 tháng 4 năm 2020 do bệnh.
Mb: 0902. 920 882 Viber, 0903.404602 hay 0983.404602 - Nr: - Cq: 043.38255826 GĐ; 38250923- FB: https://www.facebook.com/phuc.nguyenhoai.169- Email: phucnh@sgthn.netnam.vn - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-hoai-phuc.html - HN - VN
Giám đốc - - Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Cty Lữ hành Saigon Tourist -

1971

200x


đã đột ngột vĩnh biệt chúng ta vì bệnh lúc 4gi50 ngày 23 tháng 4 năm 2020.
Lễ nhập quan lúc 19gi00 ngày 23 tháng 4 năm 2020.
Lễ động quan lúc 07gi00 ngày 26 tháng 4 năm 2020.
Hỏa táng tại Phúc An Viên, Q.9.
Địa chỉ: 195C Bùi Thị Xuân, P.1, Quận Tân Bình. (Hẻm 337 Lê Văn Sỹ hoặc hẻm 223, Đường Bùi Thị Xuân).

Vợ Chung Mỹ Dung Kính báo.

Theo tin Nguyễn Anh >> Bạn Trỗi K6.


Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Hoài Phúc!





Nguyễn Anh
T6 17 tháng 4/2020 lúc 13:23
Thông báo về tình hình sức khỏe của bạn Hoài Phúc: Đã 3 ngày sau mổ thủng dạ dày nhiễm trùng nặng, phải nằm hồi sức, dùng kháng sinh truyền, phải thở máy, dùng thuốc vận mạch.
hiện tỉnh làm theo yêu cầu chậm, tôi đã nhờ gửi BS viện phó, và trưởng khoa hồi sức theo dõi, tiên lượng còn phập phù ! Xin báo với anh em tình hình là vậy !
CN 19 tháng 4/2020 lúc 06:37
Ngày hôm qua SK của bạn HP vẫn còn thở máy, dùng thuốc vận mạch...tình trạng còn nặng chưa thấy cải thiện thêm !
T4 22 tháng 4/2020 lúc 18:49
Hoài Phúc và những điều chưa nói:
Cách đây 3 năm, Phúc thường đau lưng, khám trị thuốc bớt rồi lại đau, kéo dài như thế nên Phúc cũng ít gặp gỡ bạn bè, ít đi chơi xa, có lần Chí Hùng nhắn mình tới xem Phúc thế nào, mình đã ghé thăm và biết Phúc bị thoát vị đĩa đệm L4-5 ống sống rộng 11 mm, thì bị lấn 6 mm mình khuyên nên mổ đi, không uống thuốc kéo dài...hôm vừa rồi nói chuyện với vợ P, cô ấy nói P nghe người ta nói mổ chỉ 50/50 thành công, nên không mổ, vi dùng giảm đau kéo dài P đã bị thủng dạ dày, biến chứng nhiễm trùng ổ bụng nặng cộng thêm hay hút thuốc nên BS gây mê báo hiện phổi bị thâm nhiễm nặng ...thật là tiếc, giá như mổ sớm thì không có vất vả như bây giờ !
T4 23 tháng 4/2020 lúc 05:50
Rất buồn, xin thông báo với các bạn K6, mình đã lường trước nhưng cũng không khỏi đột ngột: Bạn Nguyễn Hoài Phúc của chúng ta đã ra đi!
Trần Việt Châu - T5 23 tháng 4/2020 lúc 07:46
GIÃ BIỆT BẠN ƠI!
Sao thế này sao thế Phúc ơi!
Bạn ra đi lặng thầm như lúc đến,
Một vì sao rực rỡ đã rơi rồi
Để lại chúng tôi trên miền ký ức...
Về một con người vô cùng trung thực
Nghĩa tình vời vợi lũ chúng tôi.

Lần trao đổi hôm rồi,
Bạn đã kể cho tôi tuổi thơ xa vời vợi
Trường Trỗi - Hưng hoá - Đồi Dền.
Những góc khuất của tâm hồn đẹp đẽ bao dung
Trọn nghĩa bạn bè niềm yêu mong mỏi...
Sớm nay, sao giá lạnh đến vô cùng
Khóc tiễn bạn đi về nơi xa mãi
Để chúng tôi những người còn lại...
Bâng khuâng bóng đổ bên thềm.

Ơi sự lặng im để nghẹn ngào tất cả
Bạn đã đi vào huyền thoại chúng tôi.
Một tấm gương cao thượng cho đời,
Sống vì bạn và ra đi để lại,
Một tâm hồn một trái tim trong sáng,
Phúc ơi...!
(TVC - 8h kém 15, 23/4/2020).

Tan Levan - T5 23 tháng 4/2020 lúc 15:36
TẠM BIỆT MINH - PHÚC
*************************
(Nhg ng bạn của tôi. Con của một phó ban tctw, con một vị AH)

Thế là chúng mày đã đi
Sáng nghe tin một thằng, tao khóc
Chiều nghe thêm thằng nữa, biết nói gì đây
Tao bằng tuổi chúng mày
Tao học chung chúng mày
Nhỏ, xưa còn quậy
Nhưng lớn lên sống đúng Con Người
Mình chẳng giàu sang
Vì ông cha đều là Lão Thành Cách Mạng. Đúng tông!
Chỉ là nhà nông, chỉ căm thù giặc
Chỉ biết yêu dân, muốn tự do - độc lập
Muốn hạnh phúc và dân chủ cho người
Cha ông mình chỉ thế thôi!
Dù ngồi ghế cao vẫn đơn sơ giản dị
Nên tao căm thù lũ kia
Tao buồn, ngồi một mình, lau nước mắt
Thôi, biết nói gì hơn
Minh - Phúc ơi, đi nhẹ nhé!
Chúng tao vẫn nhớ chúng mày
Tao thắp một nén nhang
Tạm biệt!

Rồi tụi mình cũng sẽ gặp lại nhau

23/4/2020








0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Thầy dậy Văn của tôi - Ngô Thái Hòa

Serie Những kỷ niệm đẹp của tôi.
Vietanh Le:
Mùa dịch Vi rút Vũ Hán hay còn gọi là Vi rút Cô ro na hoặc CoVid-19 +... tôi muốn chia sẻ đến bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp và anh chị em gần xa một vài tản mạn và kỷ niệm đẹp xen lẫn buồn vui trong đời nha. Mong các bạn vui và đại xá nếu có điều gì khiếm khuyết hoặc chưa được chuẩn nha. Cảm ơn sự theo dõi và góp ý của các bạn vào Serie này nha!

Thầy dậy Văn của tôi

Trung úy Ngô Ngọc Hòa người cao gầy nhưng rắn giỏi lúc nào cũng nghiêm chỉnh chải chuốt quân phong, quân kỷ nghiêm chỉnh. Thầy rất đẹp trai trong bộ quân phục vải Gabadin mới toe và chiếc mũ cối (kiểu cụp của TQ) đội hơi lệch. Miệng thầy luôn cười tươi và đôi mắt hóm hỉnh nhìn về xa xăm... Tôi và anh chị em K6 được thầy dậy văn học Việt Nam trong những chiều đông giá buốt hay những ngày hè oi nồng trong lớp học dã chiến nửa chìm nửa nổi ở An Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên... Với giọng truyền cảm và kiến thức sâu rộng thầy đã đưa chúng tôi những đứa trẻ mới 11- 12 tuổi khám phá kho tàng của văn chương và thi ca Việt Nam, đặc biệt là văn học cận đại như Nhớ Rừng (Thế Lữ), Chí Phèo (Nam Cao),... và văn học cách mạng như Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Việt Bắc (Tố Hữu), Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh),...

Sau này do tình hình chiến tranh Việt Nam ngày càng ác liệt, Đế quốc Mỹ leo thang không kích điên cuồng ra miền Bắc hòng bẻ gãy ý chí đánh Mỹ và quyết tâm giải phóng miền Nam của Đảng và Bác Hồ, được lệnh của Tổng cục Chính trị QDND Việt Nam, trường chúng tôi sơ tán sang trường Y Trung Quế Lâm Trung Quốc. Sang đó do bị bệnh viêm xoang mũi dị ứng gây đau đầu nặng phải tăng khóa, tôi xuống B5 C52 (vườn đào gần nhà ăn và cổng trường). Thầy thường xuyên quan tâm săn sóc tôi và các học trò nhỏ của thầy như quan tâm sức khỏe, tâm tư tình cảm vì chúng tôi mới 11- 12 tuổi xa gia đình, xa quê hương, sống tập thể quân đội nơi đất khách quê người... thầy cùng chơi thể thao bóng đá, bóng bàn, đá cầu với chúng tôi, thầy cắt tóc cho chúng tôi, cắt móng tay cho chúng tôi, kể chuyện ngoài giờ cho chúng tôi... Tôi rất cảm kích tình cảm thầy dành cho chúng tôi. Một lần thầy đến thăm tôi sau trận ốm thập tử nhất sinh do bị lây nhiễm vi rút gây đau màng não, tôi đè nghị thầy nhận tôi làm em kết nghĩa. Thầy cảm ơn nhưng thầy từ chối và nói ở đây trò nào cũng là em của thầy cả, thầy thương yêu quý trọng các em ai cũng như ai, không phân biệt em nào là con quan, con tướng hay con cấp tá, cấp úy cả...



Thầy còn nói cậu cùng họ với tôi lại cùng quê, biết đâu trong họ cậu ở vai trên thì sao... Tôi ngậm ngùi đành yêu quý thầy hơn và tất nhiên là giữ một khoảng cách sau cú "sốc" đó.
Năm 1969 khi cuộc cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc bùng phát dữ dội và có nhiều biểu hiện xấu ảnh hưởng đến tình hữu nghị và an ninh an toàn trường chuyển về Hưng Hóa và Trung Hà để rồi năm 1970 trường giải thể theo quyết định của Tổng cục Chính trị. Thầy Hòa nhận nhiệm vụ mới lên trường Văn hóa Lạng Sơn tiếp tục dậy văn cho nhiều anh chị em Trỗi sau khi nhập ngũ lên đây học tiếp để đi các trường sỹ quan hoặc ĐHQS, ĐHQY... Từ đó đến nay chỉ gặp lại thầy một lần duy nhất khi tôi ở Đức về phép rồi cùng bố tôi về Bái Dương thăm mộ Tổ họ Ngô có ghé thăm thầy ở Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định. Thầy tiếp bố con tôi trong căn nhà ngói ba gian đơn sơ nhưng mộc mạc chân tình. Bao nhiêu kỷ niệm về trường Trỗi đuọc tôi và thầy ôn lại bên ấm nước vối rôm rả. Nay thầy đã đi xa ... Tôi và các bạn Trỗi K6, K7 không bao giờ quên và luôn nhớ về thầy, một giáo viên văn mẫn cán, chân tình của Tổng cục Chính trị QDND Việt Nam.



Đại Từ 1965-66


FB Vietanh Le - 21 tháng 4/2020

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Người tiểu đội phó của tôi - Ngô Thái Hòa

Serie Những kỷ niệm đẹp của tôi.
Vietanh Le:
Mùa dịch Vi rút Vũ Hán hay còn gọi là Vi rút Cô ro na hoặc CoVid-19 +... tôi muốn chia sẻ đến bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp và anh chị em gần xa một vài tản mạn và kỷ niệm đẹp xen lẫn buồn vui trong đời nha. Mong các bạn vui và đại xá nếu có điều gì khiếm khuyết hoặc chưa được chuẩn nha. Cảm ơn sự theo dõi và góp ý của các bạn vào Serie này nha!

Người tiểu đội phó của tôi





Trong quân đội cái chức Tổ trưởng tổ Tam Tam và chức Tiểu đội phó là không phải do đào tạo chính quy trường lớp gì...do năng nổ tích cực, đồng đội tín nhiệm , cấp trên tin tưởng giao cho. Nguyễn Trường Vỹ người bạn trường Trỗi K7 của tôi cùng nhập ngũ ngày 06.01. 1972 cũng không ngoại lệ.
Chúng tôi những chàng trai trẻ Thủ đô đang ngồi trên ghế nhà trường PTTH tình nguyện nhập ngũ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh nước sôi lửa bỏng vào miền Nam chiến đấu với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai ". Chúng tôi được biên chế vào cùng một tiểu đội thuộc B3 C42 D59 E59 Bộ đội tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô Hà Nội. Nói về Vỹ thì ở anh không có gì đặc biệt, dáng nhỏ con gầy khắc khổ, da trắng, lông mày rậm , mắt to hai mí hiền nhưng kiên định toát ra vẻ can trường.
Tôi thân với Vỹ từ hồi cùng học B4 K7 Trường Trỗi ở Hưng Hóa và Trung Hà. Hồi đó Vỹ học giỏi nhiều môn, đặc biệt là Chính trị và Văn học. Sau này về Hà Nội, Vỹ học trường PTTH Ba Đình Hà Nội , tôi học PTTH Nguyễn Trãi Hà Nội. Đến nhà Vỹ ở khu tập thể gia binh 16A Lý Nam Đế mới biết thân sinh Vỹ là Đại tá Lư Giang bên Tổng cục Chính trị. Nhập ngũ cùng chúng tôi lúc đó có rất nhiều anh em Trỗi K6, K7, K8 về cùng đơn vị như Y Hòa K7, Ngô Tât Thắng K7, Vũ Trung K8, Phương Bình K8... Ngày đầu tiên chúng tôi tập trung ở Đại Mỗ khám sức khỏe và nhận quân trang quân dụng vũ khí . Chúng tôi diện quân phục Gabadin mới toe và đeo trên vai ba lô căng phồng nặng chịch khoảng 25 kg kèm theo khẩu AK47 và chiếc xẻng quân dụng nữa... Tinh thần rất phấn chấn chúng tôi hành quân bộ vượt qua 70 km làng mạc thanh bình đẹp như tranh của Hà Tây quê lụa lên BãiNai L.SơnH.Bình để huấn luyện quân sự trước khi đi B.
Nhưng chúng tôi những chàng thư sinh chưa mang vác nặng và đi bộ xa như thế bao giờ thì thật là cực kỳ khó khăn và gian khổ. Vỹ luôn tỏ ra nghị lực gương mẫu năng nổ và tích cực trong công tác học tập chính trị, rèn luyện kỹ chiến thuật quân sự... Đặc biệt là giúp đỡ những anh em yếu kém trong đó có tôi. Hồi mới nhập ngũ tôi cũng như Vỹ gầy tong teo chỉ khoảng 45 kg thôi mà mang nặng đi xa cũng như tập luyện ngoài thao trường ngày đêm như vậy quả là vượt qua khó khăn gian khổ bằng lý trí. Nhớ một lần ngày nghỉ chủ nhật cuối tuần toàn đơn vị mỗi người phải vào rừng lấy củi giúp anh nuôi thì chúng tôi gồm Thái Hòa, Y Hòa , Vũ Trung, Phương Bình, ... ngủ nướng rồi khuệnh khoạng xách xẻng quân dụng tà tà vào rừng. Đi được một đoạn khá xa gần tới bìa rừng chúng tôi ngồi nghỉ và tán gẫu. Phương Bình đang thao thao bất tuyệt về tán mấy em mầm non điện ảnh trong phòng tối của Xưởng phim truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê thì mắt sáng rực kêu to " A... đây rồi. Núi Thái Sơn trước mặt, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt hả anh em?" . Phương Bình chỉ vào một gốc cây nửa khô, nửa héo. Anh em tụi tôi hì hụi chặt đốn và hè nhau bê nó về bếp ăn đại đội nạp cho anh nuôi. Ai dè đấy là gốc cây Sơn ta. Đúng là không cái dại nào giống cái dại nào và Ma bắt tùy người, Sơn ăn tùy mặt. Tôi và Phương Bình hai đứa mặt sưng như đĩa tây và nứt như vỏ quả dưa bở, rỉ nước vàng , đau nhức vô cùng. Vỹ đã động viên chăm sóc tôi và vào bản lấy lá khế non giã nhỏ trộn tí muối đắp vào mặt. May mà tuần sau thì khỏi. Tôi tởn đến già.
Từ đấy về sau thấm thía câu các cụ xưa dậy là " Trâu chậm uống nước đục" và " Của ngon không còn đến trưa " . Sau này dọc đường hành quân đói quắt ruột thấy " Bát cháo hành Thị Nở " đặt ven đường nhưng đâu có dám " Múc " đâu ...hihi... bởi bản tính tôi hơi nhát.

Một lần đơn vị chúng tôi hành quân dã ngoại và cắm trại trong một Bản của người Mường ở Kỳ Sơn thuộc vùng cao của tỉnh Hòa Bình. Đêm đó trời mùa hè vừa mưa to xong, trăng thanh gió mát... Nằm trên nhà sàn sau một buổi hành quân với đầy đủ quân tư trang và súng ống đạn dược cũng như nồi niêu xoong chảo gạo nước; chúng tôi ngủ say mê mệt. Đùng một cái khoảng 2 giò đêm tiếng còi báo động và lệnh hành quân di chuyển gấp được ban ra. Tôi mắt nhắm mắt mở cùng các đồng đội khác nháo nhào thu dọn hành trang và lao ra sân tập hợp và hành quân ngay lập tức.
Đi được khoảng nửa tiếng tôi như bừng tỉnh và thấy tay mình có vẻ như thừa thãi... Đúng lúc đó nhìn sang đồng đội xung quanh thấy ai cũng có súng. Thôi chết rồi, lúc đeo ba lô lao ra sân tôi quên mất cây súng AK47 để ở sau cánh cửa ra vào của nhà sàn trong Bản Mường. Tôi quay sang Vỹ đang đi gần và đề nghị bạn ấy mang giúp tôi ba lô để tôi chạy quay lại tìm cây súng. Trong lòng tôi áy náy, ân hận và lo lắng vô cùng . Thấy Vỹ cũng đang mang vác lặc lè như một con lạc đà thồ hàng trên da mạc Sa ha ra, tôi không nỡ nhưng đành vậy thôi. Nhưng Vỹ thông cảm và động viên tôi rồi mang hộ tôi ba lô tiếp tục cùng đơn vị hành quân. Tôi cầm chiếc xẻng quân dụng sắc như dao, mạnh như búa làm vũ khí , không có đèn pin chạy ngược trong đêm về Bản Mường tìm súng. May là trời vừa mưa xong, trăng sáng, tôi vượt đường mòn xuyên rừng về đến Bản . Dọc đường một mình âm thầm lẻ loi trong rừng nghĩ cũng rờn rợn... Bề trước cửa nhà sàn tôi đập cửa gọi gia chủ nhưng không dám nói lý do . Khi cánh cửa ra vào mở ra tôi chào hỏi chủ nhà dăm câu ba điều rồi luồn tay vào khe cửa và tấm vách, may thật là may cây súng AK47 gắn lưỡi lê và đầy đủ cơ số đạn còn nguyên vẹn. Tôi bồng em nó và tạm biệt chủ nhà rồi ba chân bốn cẳng phi tốc dượt theo đơn vị... mà càng đi càng mất hút. Hành quân thì lặc lè chậm chạp vậy mà liên tục thì đuổi theo cũng bở hơi tai và toát hết mồ hôi . Bây giờ thì tôi yên tâm vững bước mà đuổi theo đơn vị vì trong tay đã có cậu em cưng của tôi rồi. Nhưng dọc đường đôi lúc mất dấu phải trở đi trở lại mấy lần mới bắt kịp đơn vị. Gặp Vỹ nhận lại ba lô, tôi nể phục và cảm ơn Vỹ người tiểu đội phó của tôi vô cùng. Lần gặp gần đây nhất cách đây 5 năm đầu tháng 10 năm 2015 tại hội trường Quân khu 7 Tp.HCM trong dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi, tôi và Vỹ tay bắt mặt mừng. Tôi càng mến phục người tiểu đội phó của tôi lúc này đang mang hàm đại tá trên cương vị trưởng môn Quân sự của một trường Đại học danh tiếng ở Tp.HCM. Ôi thật hào hùng những người lính Thủ đô và những học sinh trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi đã sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Mãi cảm ơn và trân trọng tình bạn, tình đồng đội năm xưa.






FB Vietanh Le - 16 tháng 4/2020

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Các điểm đóng quân của K6 ở An Mỹ (nay là Mỹ Yên)

Tổng hợp
Chuẩn bị cho kỉ niệm 55 năm, BLL K6 đã đi tiền trạm để tổ chức cho K6 về thăm lại An Mỹ (nay là Mỹ Yên). Việc này nếu thành công: lên đúng nơi đóng quân xưa, nhìn lại quả đồi, dòng suối xưa... chắc sẽ rất ấn tượng.

Nhân vừa qua anh Hữu Thành K4 có chia sẻ bản đồ "Trường Trỗi ở An Mỹ (nay là Mỹ Yên)" (Một số điểm dấu ở Mỹ Yên năm học 65-66 và nửa năm 66-67) trên Google Maps trong FB BẠN NVT, tôi có tham khảo ý kiến ACE về các điểm đóng quân của K6 ở An Mỹ (nay là Mỹ Yên) bên FB Bạn Trỗi K6, xin tóm lược lại:
K6 đã ở 5 địa điểm: nhà dân, Trại sát rừng (Trại k1, gần thác Bom Bom), Trại Bưởi, Trại Đồi và Trại Cau. Thứ tự, thời gian tìm hiểu thêm sau.

Nguyễn Anh
Trên bản đồ mình có 3 vị trí đã ở, trại Bưởi, sau đó chuyển vào thế chỗ cho k1, gần thác Bombom, sau cùng chuyển ra trại đồi nuôi ngỗng ở đó !
... đầu tiên mình đến là trại Bưởi, gần và đối diện với gốc đa Hiệu bộ, Sau khi khoá 1 ra trường thì tụi mình mới vào rừng ở gần thác Bombom, một thời gian sau thì mới chuyển ra trại Đồi, học cho tới ngày về HN để đi TQ. Đó là điều mình khẳng định chắc chắn !
Thắng Tạ
khi ớ trại Hoè lên ở tạm trong nhà dân vài tuần rồi C5 chuyển vào trong chân núi Tam đảo(k1) - chuyển sang trại Bửỏi (có sự kiện Vi Dân ngã xuống giếng đại đội đang đào)- chuyển sang trai đồi (có Sỹ Bắc đúp C6 xuống - nhảy sào bị gãy tay khi tắm ở bãi cát bờ suối Chì).
Thắng Lương
...Tôi nhớ khi bắt đầu vào lớp 5 ở trại Bưởi (nằm bên phải suối), nhà ngủ của B (nhớ có Trần Quang, Đỗ Giới, Gia Bình, Kiên dầm, Duy Thắng ...) cách lớp học khoảng 30m, từ lớp học thoải xuống ~ 10m là suối.
Meo Ha
Tối nhớ hồi ở Trại Bưởi đi ra Hiệu bộ toàn theo bờ ruộng. Khi gần tới có 1 cái rạch hơi rộng, ko nhậy qua đc mà phải xắn quần lên hết cỡ, thò chân xuống bước qua (tất nhiên là rộng và sâu theo kích cỡ của L5). Sau đó đi 1 chút, trước khi lên con đường chạy ngang Gốc đa có con suối nhỏ (hay con lạch thì đúng hơn) để rửa chân và thả quần xuống.
OngNoi PiMon
K6 mình ở trong rừng (gần thác Bom bo) sau đó ra trại CHÈ (có sân bóng đá hình chữ L và từ nhà ăn đi qua thung lũng ruộng lúa nước, leo một dốc cao là sang đến cây đa hiệu bộ để xem phim và văn công, tại đây còn có cửa hàng cửa hàng bách hóa nữa), sau đó chuyển sang trại ĐỒI (phải tự vận chuyển phản + mễ). Bên trại cau là C11 cùng bệnh xá của trường (hình như có một C ở đó nữa thì phải?).
Vũ Đồng
Mình chỉ ở 4 điểm ở Đại từ: Hiệp hòa lên ở nhà dân, tiếp theo vào rừng trước khi khai giảng, khai giảng xong chuyển về trại Bưởi và bắt đầu học chính thức, nhận quân phục ở trại Bưởi. Một thời gian ngắn chuyển sang trại Đồi, lúc chuyển sang trại Đồi đã được các chú công binh đào cho hệ thống giao thông hào đầy đủ. Khi ở trại Bưởi vừa đào xong giếng ở nhà bếp khi đi ăn cơm xem giếng thì Vi Dân bị ngã xuống giếng. Một số ban có nói ở trại Cau xong mình thì không. Chỉ có c11 ở đó thôi. Nhớ sao nói vậy.
Minh Nguyen
... nhìn theo hướng dòng chẩy thì trại Đồi bên nằm bên trái suối. Ở trại Đồi có B1, B2, B3 và đại đội bộ. Có sân bóng đá toàn rễ dương xỉ ở giữa. Đi từ trại Bưởi sang trại Đồi phải đi ngang 1 cái hồ và lội qua suối. Hình như lên lớp 6, K6 thành lập thêm B4 ở trại Cau cùng chỗ C11.
Sử Bình
B4 chúng tôi trước khi đi TQ có một thời gian ở Trại Cau. Tôi nhớ chắc chắn ! Chiều tối ăn cơm ở bờ giếng, nhái nhẩy vào bơi trong chậu canh cải, vớt nhái ra ăn tiếp. Trưa tắm suối giữa đồng, tôi bơi thi với Khánh Thái ...
giếng ở chân đồi, được lót gạch làm nền tạm. Ăn cơm tối lúc chập choạng không đèn nên cả nhóm bê ra đó ngồi, và bị nhái nhẩy vào nồi đấy... Ăn xong, rửa bát tại chỗ.

Lo Vuthang
... Sử Bình nôi là đúng. K6 có B4 lúc đầu ở Trại Đồi, đứng ở lớp học nhìn thấy suối nơi Sĩ Bắc ngã gẫy tay. Sau đó, 1 lần sau trận mưa nước suối dâng cao và nhóm nữ học cùng B4 đi qua suối bị ngã (do nước chảy xiết) mấy buổi học tiếp theo đó các thầy cùng 1 vài bạn trai khỏe phải làm đây cho nữ bám vịn sang lớp và tan học đi về. Vì thế, sau đó B4 phải chuyển sang Trại Cau
Thuật ngữ Trại ở đây chỉ địa danh nơi Trỗi đóng quân (theo anh Thành: tức là mình có doanh trại riêng, không ở trong nhà dân, chỉ không có tường rào lãnh thổ riêng như "danh trại" thôi. Mô hình chung là 1 trung đội có 2 nhà ở, 1 lớp học nối với hệ giao thông hào. Cạnh đó là nhà ăn đại đội, sân bóng, giếng nước...
B4 sang Trại Cau có 2 nhà ngủ và 1 phòng lớp học. Lớp học khoét vào sườn đồi, phía bảng và bên phải là thành đứng của đồi còn bên trái, sau lưng là trống không với cây cối
Nguyen Tuan Hung
Bản đồ của Hữu Thành tương đối chuẩn. Năm 1965 K6 còn ở trại rừng gần sóc bom bom, lúc đó phong trào thổi tắt đèn bằng đít đang phát triển


Ảnh chụp lại màn hình bản đồ "Trường Trỗi ở An Mỹ (nay là Mỹ Yên)" của anh Hữu Thành K4 Xem chi tiết tại Gooole Maps (Suối Chì và suối Cái được tô màu xanh lá cây).
Thuật ngữ Trại ở đây chỉ địa danh nơi Trỗi đóng quân (theo anh Thành: tức là mình có doanh trại riêng, không ở trong nhà dân, chỉ không có tường rào lãnh thổ riêng như "danh trại" thôi). Mô hình chung là 1 trung đội có 2 nhà ở, 1 lớp học nối với hệ giao thông hào. Cạnh đó là nhà ăn đại đội, sân bóng, giếng nước...Có thể thấy các C 5, 6, 8, 9 (năm 65), đều thuộc lưu vực suối Chì

Theo "Kí ức của thầy Vọng":
...sau ngày khai giảng, lán trại của C10 (k1, k2), C8 (k3) nằm dọc theo 1 con suối trong rừng sâu (nếu tới bãi đá khai giảng phải rẽ trái thì rẽ phải sẽ vào khu doanh trại này). Rừng ngày đó còn nguyên sinh. Nhà cửa do bà con xã Trần Phú (phía ngoài An Mỹ) xây dựng giúp. Sau khi trường đã vào học ổn định, 1 số bố mẹ sống ở HN có điều kiện thì đi xe cơ quan lên thăm các con. Khi biết các cháu phải sống trong rừng sâu, sợ có rắn rết, thú hoang nên đề nghị nhà trường chuyển ra bên ngoài. Vì thế mà sau này doanh trại C5 (k6), C6, C7 (k4), C8 (k3) chuyển ra Trại Đồi, Suối Chì, Trại Cau, Trại Bưởi, xa hẳn với cửa rừng.

Tham khảo thêm bản đồ Mỹ Yên (An Mỹ cũ)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

MAI SƠN - BẠN TRỖI!


Châu Bột còn nhớ mãi, lần gặp Mai Sơn lần cuối cùng vào một ngày mùa hè năm 1980 tai Hải Phòng. Châu Bột còn lưu giữ mãi nụ cười của bạn ấy: thân thương và duyên tệ. Sơn bảo đang đi tầu cho Vosco và bạn ấy cho mình 1 bánh xà phòng Camay, một bao 3 số và một gói mỳ chính. Kỷ niệm đó chẳng thể nào quên được.

Sau đó hay tin bạn ấy đi xa vĩnh viễn và hình ảnh Mai Sơn đã trở thành kỷ niệm đẹp của người bạn Trỗi trong trái tim mình mãi mãi - người bạn đôn hậu và hóm hỉnh để lại 1 lưu bút trong tình bạn không thể nào quên.
197x - Ảnh của Nguyễn Mạnh Quý K5: Mai Sơn của K6 đây!



Minh Nguyen
Hôm Mai Sơn mất, nhân Kều Sơn đang công tác ở phía nam, mình, Tô Tâm, Hung Vu Viet cùng CA đi viếng bạn MS ở chùa Vĩnh Nghiêm.
Thong Nguyen
Mình vẫn nhớ Mai Sơn cùng B4 với mình, Tô Thắng, Xuân Phát, có em trai là Mai Bình học K8. Hết lớp10, nhiều bạn K6 và Mai Sơn đã đi học cùng nhau bằng tầu hỏa gần 2 tuần và chia tay nhau ở Matscova. Nhớ bạn.
Ngo Viet Trung
Mai sơn khóa 6 đi tàu vo sco tôi gặp lần cuối cùng ở đường Nguyễn Huệ sau đó không gặp lại, lúc đó tôi đang đi tàu.

FB Trần Việt Châu >> Bạn Trỗi K6 - 11/4/2020



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Bài hát một thời

Bài hát một thời: “Núi Nhị lang”

Điện Nguyen >> Bạn Trỗi K6 - 6 tháng 4/2020 lúc 08:54
Nhị lang sơn là dãy núi cao chắn giữa Tứ Xuyên và Tây Tạng. Năm 1951 QGPNDTQ phải mở đường qua dãy núi này để tiến vào Tây Tạng. Việc mở đường vô cùng khó khăn gian khổ nhưng cuối cùng đã thành công, hàng vạn quân GP đã qua con đường này tiến vào Tây Tạng.
Bài hát này đã được dịch sang tiếng Việt và phổ biến trong quân đội ta cuối cuộc KC chống thực dân Pháp.
Trong hồi ký của mình nhạc sĩ Nguyễn Thành kể: trong chiến dịch Điện Biên, ông và một số diễn viên được lên Chỉ huy sở Mường Phăng hát cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cố vấn TQ nghe. Ông đã hát bài Qua miên Tây Bắc của ông và bài Nhị lang sơn của TQ, được Đại tướng khen ngợi.

...trong kháng chiến chống Pháp và thời kỳ đầu chống Mỹ, ta còn chưa hiểu hết TQ và ủng hộ TQ chiếm Tây Tạng. Giờ thì rõ kẻ bành trướng nham hiểm này...

Mình đăng bài này chỉ để nhớ kỷ niệm khi ở Đại từ được cô Tâm dạy bài này bằng cách phiên âm tiếng Trung: “Ơ gia ma ơ lang san, cao gia ma cao oan chàng...” Thầy Bình thì dạy lời Việt: “Đây bao núi non hùng tráng, suối khe ngăn bước đường xa vời...”
Và những buổi trưa oi ả lanh lảnh tiếng sáo nứa của các nghệ sĩ tý hon...

Giai điệu bài hát Nhị Lang sơn “Núi Nhị lang” này vẫn là một phần kỷ niệm tuổi thơ ở trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi của chúng ta.
Phạm Vinh Quang
...Đây bao núi non hùng tráng, núi cao cao ngút ngàn mây trời...
Khi nhỏ, thuộc và thích hát bài này. Giờ tôi thấy kinh tởm, bọn Tàu đểu cáng như thế đó, dùng vũ lực nuốt sống một đất nước có chủ quyền, và hơn thế, chúng luôn nói xa gần sẽ biến VN thành một khu tự trị, còn đểu cáng hơn là tao chiếm nước mày...

Ừ, tuổi trẻ là vậy mà bạn. Giai điệu nó hay... Bài hát cũng như posting nó lên không có tội!
Mình vẫn cám ơn các bạn dùng nó chở mình về sự trong sáng của tuổi thơ.
Thắng Lương
Tôi ở lớp tiếng Nga, nhưng ấn tượng giai điệu, lời dịch:
Đây bao núi non hùng tráng, suối khe ngăn bước đường xa vời
Đường lên Tây Tạng ko vết người đi, đèo vút cao lưng trời
Rắn như thép chiến sỹ giải phóng quân, đói rét ko sờn, đã vượt đèo qua dãy Nhị Lang Sơn.

Hồi đó nghĩ như Bài hát “Qua miền Tây Bắc” của Ta vì chưa hiểu TQ, nhưng h khác r - Cám ơn Điện nguyen nhớ Thời niên thiếu!
Singing for Mountain Erlan 歌唱二郎山

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>