Thực tại và hoang đường 12 (a,b)
Thứ Ba, tháng 11 19, 2013CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI
“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri
Nói "chứng thực được nhiều điều..." nghĩa là còn rất nhiều điều khuất tất mà chúng ta phải "chịu ấm ức" trong lòng! Biết đâu chừng khoảng một thế kỷ nữa, lịch sử xã hội loài người giai đoạn tiền sử-cổ đại sẽ phải vào "Thẩm mỹ viện" để được "giải phẫu" tổng thể cho hợp lý hợp tình hơn, chủ yếu là do "phần" lịch sử ấy thuộc vùng Châu Á ngày nay đang "ôm đồm" một khối những "ngược ngạo" có vẻ...hơi bị khổng lồ(?)!...
Trang Tử chưa phải là tiên hiền, thánh triết như Thái Thượng Lão Quân, Vương Thiện Lão Tổ(!)..., nhưng cũng thuộc hàng minh triết thượng thừa. Thấm nhuần tư tưởng Lão Tử nên ông có lối sống thật hồn nhiên, phóng túng, vô chấp, chẳng khác...Dương Chu. Trước khi chia tay, ông có làm bữa tiệc thết đãi chúng ta. Gọi là "tiệc" nhưng cũng giản dị, phần nhiều là rau quả, thịt ít thôi, mà cũng chỉ có hai món không luộc thì nướng. Nhưng rượu thì...tràn trề! Nghe đồn, loài người đã biết uống rượu từ thời tiền sử và vào khoảng 3000 năm TCN người Trung Hoa đã làm ra rượu bằng cách cho lên men trái cây. Hình như đến thời Trang Tử vẫn chưa xuất hiện loại rượu ngũ cốc thu được bằng cách chưng cất...Rượu của Trang Tử có lẽ thuộc hàng hảo hạng thời cổ đại, vì lũ sành rượu chúng ta (bợm thứ thiệt mà!) thấy tuyệt ngon, thơm mà không lừng, nồng mà không cay, gay mà không gắt, bắt là không tha, sa là phải đà(?!)...Trong suốt bữa tiệc, Trang Tử (có lẽ như mọi lúc) nói hùng hồn nhưng từ tốn (minh triết mà!), ăn hồ hởi nhưng chừng mực (theo Đạo mà!), uống nhiệt tình nhưng không túy lúy (tiên tửu mà!). Còn chúng ta thì khỏi chê, vì bị bữa tiệc thời cổ đại vừa lạ vừa ngon hút mất hồn nên nói nhát gừng kiểu phàm phu, ăn nhồm nhoàm kiểu tục tử, uống ừng ực kiểu...quỉ tửu! Thật là một cuộc no say đúng nghĩa "phồn thực" (nảy nở nhiều, sung túc)!...
Chào tạm biệt (nói vĩnh biệt đúng hơn!) Trang Tử đáng kính, chúng ta theo kim chỉ nam vừa loạng choạng vừa nghêu ngao khúc quân hành lè nhè tự hát, nhưng trong suy nghĩ vẫn lầm tưởng mình tỉnh táo và bước đều như một đội ngũ chỉnh tề, hùng dũng, đi về phía có con tàu vượt thời gian huyền hoặc, trên con đường ngoằn ngoèo lầy bụi đỏ bởi bị ngàn vạn vó ngựa đã từng qua đây dày xéo. Mây đã sẫm nắng chiều, gió đã gai khí lạnh, nhưng lòng chúng ta vẫn chói chang rực rỡ, nồng nàn. Có lẽ tại rượu đã có tác động cộng hưởng đến nỗi khắc khoải nhung nhớ...thế kỷ XXI và nhất là, đến sự náo nức rằng chút xíu nữa thôi, sẽ không còn phải nơm nớp khảo cổ trước dày đặc làn tên mũi giáo mù quáng thời Đông Chu Liệt Quốc nữa. Vì chúng ta vừa đi vừa hát trong phởn chí như thế nên đã không để ý thấy ở bên phải, cách vệ đường không xa có một mái nhà. Chỉ khi qua rồi chúng ta mới biết bởi tiếng người từ đó theo gió vọng đến, và thật lạ là lơ lớ ngôn ngữ Việt, dễ đoán: "Đám binh nhà nào thế, mày?".Tiếng nói đó làm chúng ta bạt vía kinh hồn đến tê cứng người. Chưa kịp định thần thì vang lên tiếng cười ha há và lời đáp: "Binh biếc gì!...Mấy thằng An Nam vừa mới ăn nhậu ở nhà Trang tiên sinh ra ấy mà...Giờ này say mèm thế, không ngủ cho yên thân còn quờ quạng, lang thang nhập thế tìm cái giống gì không biết!?...Đúng là lũ dở hơi!...". Trong đời, có nhiều khi bị sỉ vả, chửi bới lại cảm thấy vô cùng sung sướng. Lúc đó, chúng ta cũng vậy...Nhưng sao thời đó đã có từ "an nam", và nếu có thì "an nam" thời đó có nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu mà ra? Chịu chết!!!
Mới biết, hiểu được điều hay lẽ phải trong cuộc sống đã rất khó rồi, sống theo điều hay lẽ phải một cách tự giác mà hồn nhiên như con trẻ còn khó hơn nhiều! Bởi vì sao? Phải chăng vì chúng ta, ai cũng như ai, đều mang bản tính bảo thủ, cho nên sự nhận thức (triết học) về xã hội-nhân sinh của chúng ta thường ưu tiên "hướng ngoại", thường chú tâm vào việc xem xét thiên hạ chứ ít khi "hướng nội", tự xem xét mình? Lão Tử thật chí lý khi nói: "Biết được người là khôn, biết được mình mới là sáng suốt". Rõ ràng khôn chưa hẳn đã hết mù quáng (chẳng hạn: khôn lỏi, ranh ma, láu cá ...), còn sáng suốt là cái khôn đã đạt tới anh minh, thấu tỏ, toàn diện. Vậy thì cần chú ý nhiều hơn, ưu tiên hơn cho nhận thức "hướng nội" trong việc xem xét xã hội-nhân sinh (về lẽ sống,đạo đức), nghĩa là "quay về" lấy tự thân chiêm nghiệm "trong" cái tôi tinh thần của mình (ngã) làm trọng yếu, làm trung tâm của sự nhận thức? Kể cũng đúng! Nhưng bằng cách nào? Nhắc lại lời dạy của Đạo Gia: nếu có cách giữ cho tâm thần cực hư, cực tĩnh thì thấy (ngộ) được Đạo, nói cách khác, làm sao cho sự suy tư được giải phóng, vượt thoát khỏi những "vướng bận" của cuộc sống đời thường mà trầm tư mặc tưởng một cách vô vọng, bất cầu, thản như không, nhẹ nhàng vô định như gió thoảng mây bay, như bèo trôi nước chảy thì sẽ nhận thức trực tiếp và tuyệt đích được cái lẽ tự nhiên của sinh-tử, cái bất toàn của vọng động-cố chấp-sân hận, cái nguyên nhân gốc rễ gây ra hạnh-khổ. Khi đã thấm nhuần được Đạo thì sẽ biết sống an nhiên, tự tại, buông bỏ và đó chính là lối sống vượt thoát tục lụy nên cũng tiêu trừ khổ đau. Như vậy, nói tóm lại, theo Lão Tử, chân lý tuyệt đối là Đạo, thấy được Đạo thì sẽ biết thế nào là hồn nhiên, an định, bất chấp, vô cầu mà sống hợp Đạo, an vui hòa đồng với nhân quần.
Chắc rằng Lão Tử là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, trên cơ sở tiếp thu những ý niệm có tính hợp lý nhưng còn rời rạc, tản mạn về thực tại khách quan của trước và đương thời, đã "bừng ngộ", xuất thần cảm thức được một cách cực kỳ sâu sắc tính hiển hiện muôn màu muôn vẻ và biến hóa phi thường, vừa mặc định chí lý, vừa hư ảo bất tường của Tự Nhiên Tồn Tại, từ đó mà xây dựng nên một triết thuyết hoàn chỉnh (dù còn sơ khai, mới được trình bày dưới dạng giống như một "luận cương"), về đại thể là đúng đắn, trở thành bất hủ, gọi là "Đạo Đức Kinh". Chính Lão Tử chỉ ra đại ý rằng Đạo lý của ông rất dễ hiểu, rất dễ thực hiện theo, thế mà trong thiên hạ rất hiếm người hiểu được, làm theo được. Vì sao lại có sự trái khoáy đó? Vì đơn giản là hiếm người biết (!) được như Lão Tử biết cái mà chính ông cũng "không biết nó là cái gì" (!), không thể đặt tên một cách đích xác, đành "tạm gọi là Đạo vậy", cái mà Đạo lý của ông là kết quả suy ra từ sự thể hiện phi thường của nó, vừa thực thể vừa ảo tượng, vô tình mà cũng hữu lý, không làm gì mà lại làm tất cả, là cả hai mà cũng không phải cả hai, nói chung là không thể suy lý, bàn luận một cách dứt khoát, tường minh về nó được và chỉ có thể tiếp cận được nó bằng cách trực tiếp trên con đường chiêm nghiệm cảm thức tâm linh. Dù chưa rõ ràng, minh định thì trong "Đạo Đức Kinh" cũng bàng bạc ý tứ ám chỉ đến định hướng nhận thức đó. Nhưng muốn đi trên con đường như thế để đến với Đạo, thấm nhuần Đạo lý mà biết sống hòa đồng với Đạo, vui với Đạo, thì hành động đầu tiên và duy trì xuyên suốt quá trình là tu thân-luyện tâm. Cái bản năng đòi hỏi thỏa mãn đói khát, dục tính có tính thụ động, tạm thời, chừng mực ở loài vật bị tư duy trừu tượng kích hoạt thành cái ý chí đòi hỏi thỏa mãn thèm thuồng dục vọng có tính chủ động, thường trực tâm can, vô độ ở con người. Chính cái ý chí có cội rễ bản năng và tồn tại gắn liền với sự thôi thúc bản năng ấy, nghĩa là chính cái trí khôn bị giam hãm trong trình độ nhận thức còn thiển cận, bị khống chế bởi "cái tôi" luôn hướng về lạc thú, chứ không phải cái gì khác đã đóng vai trò quyết định làm cho con người ta "lưu lạc" trong cõi mê lầm (vô minh), tương tự như kẻ mộng du nhưng vẫn tưởng mình đang tỉnh thức, gây ra đủ mọi tác nhân cản trở, ngăn chặn con người ta đến với Đạo, tự nguyện vui sống theo Đạo lý, đồng nghĩa là sống hòa hợp theo tự nhiên (và như thế, cũng tự nhiên đạt đến chí đức!). Và để tiêu trừ, khắc phục những khống chế ấy thì không còn cách nào khác, tiên quyết là phải tu thân-luyện tâm nhằm tăng cường trí lực, đạt đến thông tuệ mà giải thoát khỏi vô minh. Đây là lời Lão Tử: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị huyền đồng", (Người biết (Đạo) thì không nói (về Đạo), người nói là người không biết (Đạo). Ngăn hết các lối (tai, mắt, mũi, miệng, có thể hiểu là cô lập, tránh
tác động của ngoại cảnh, hướng nội), đóng hết các cửa (nghĩa là bỏ tư tâm, dứt dục vọng), không để lộ sự tinh nhuệ ra (tĩnh tâm, không vọng động,), gỡ những rối loạn (loại bỏ tạp niệm, định thần), thu lại ánh sáng (giữ gìn, bảo toàn chân khí?), hòa hợp với trần tục (bình thản, như nhiên). Được như vậy là "huyền đồng" (là đã siêu thoát, giác ngộ Đạo, thấu tỏ Đức Huyền Diệu)). Nhấn mạnh, lời nói này lập tức làm chúng ta liên tưởng đến cái yếu lĩnh bao trùm và cơ bản nhất của thực hành Khí Công ngày nay: "Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp Đạo"!!!
Qua đó, chúng ta đưa ra phán đoán rằng, cũng chính Lão Tử là người đầu tiên nêu lên ý tưởng tu thân-luyện tâm nhằm đạt đến trạng thái tinh thần giác ngộ được Đạo và thấu tỏ Đạo lý. Ý tưởng đó phát triển dần đạt mức hoàn chỉnh như một luận thuyết tương đối độc lập, thành cẩm nang gồm bảy bước rèn luyện nội tâm, tồn tại dưới dạng Bản kinh Âm Phù lưu trong thiên cổ kỳ thư "Quỉ Cốc Tử" mà chúng ta đã giới thiệu khái lược. Trên tinh thần của Bản kinh Âm Phù (cũng có thể là ngay từ trong giai đoạn hình thành sơ khai của nó) các hiền triết phái Đạo Gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã sáng tạo thêm một phương thức tu thân-luyện tâm mới có tính đặc thù, "giành riêng" cho tu tập tinh thần (nội tâm) với chủ đích thực hành đạt đến trí huệ siêu linh nhằm trực tiếp (không qua suy lý!) nhận biết Đạo, mà về sau này được gọi là "Thiền (định)" (?)! Về cái biết trực giác không qua suy luận, ngay Liệt Tử đã đề cập đến, ông nói: "Cơ thể hòa hợp với tâm, tâm hòa hợp với khí, khí hòa hợp với thần, thần hòa hợp với cái "vô" mà hễ có một hình thể rất nhỏ nào xuất hiện, một thanh âm rất nhỏ nào thoảng qua, dù ở xa hay gần, tôi cũng biết liền. Nhưng tôi không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận khác trong người, chỉ biết rằng cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi". Sau này, Trang Tử cũng nói: "Đừng suy luận gì hết sẽ thấy được Đạo", "Cái cảnh giới tối cao của Đạo (...), ngôn ngữ và suy tư đều không thể "chở" nó được. Không nói gì cả, cũng không trầm tư (nghĩ suy có chủ đích), đó là cái mức độ tối cao của nghị luận", vì nói chung "Những cái gì nối tiếp nhau đều có thứ tự, những cái gì biến chuyển đều theo một luật, hễ tới cùng thì quay trở lại (cùng tắc phản), hết rồi thì lại bắt đầu. Đó là hiện tượng chung của vạn vật. Nhưng lời nói, trí tuệ chỉ diễn đạt được bề ngoài của vạn vật thôi. Người đạt Đạo không tìm chung cục, không trở lui về nguyên thủy của vạn vật, vì cái đó vượt ra ngoài sự nghị luận".
Trong câu nói trên của Trang Tử, dù còn mờ nhạt, đã ám chỉ đến một biểu hiện thuộc hàng cơ bản nhất về vận động của Tự Nhiên, đó là hiện tượng nhân-quả. Nguyên lý nhân-quả là nguyên lý mang tính phổ quát toàn Vũ Trụ cho nên tiến trình vận động của xã hội loài người, cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên lý này. Nói cách khác và nói riêng, mọi kết quả xuất hiện trong xã hội đều phải có một lịch sử hình thành. Như vậy, Bản kinh Âm Phù, với Thiền là bộ phận tương đối độc lập của nó, hơn nữa là cả cái ý tưởng ban đầu xây dựng nên chúng, không thể "đùng một cái" hiện ra từ Hư Vô được, mà chỉ có thể là thành quả của (một hay nhiều) quá trình tạo tác mang tính kế thừa và sáng tạo xảy ra trong không gian và thời gian. Vậy thì Bản kinh Âm Phù hình thành trên nền tảng nào?
Ngày nay, bất cứ ai, chỉ cần tìm hiểu ở mức khái lược thôi cũng biết, khí công, dù tồn tại một cách rất đa dạng dưới lớp áo mang màu sắc của nhiều môn phái khác nhau, thể hiện ra với vô vàn cách thức, chiêu pháp cụ thể, thì chung qui lại, đều phải tuân thủ duy nhất cái yếu lĩnh mà chúng ta đã nêu ra ở trên. Nếu cái yếu lĩnh ấy, đúng như chúng ta đã "ngấm ngầm" dẫn dụ, được Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc nêu ra lần đầu tiên trên bàn tròn học thuật, thì có thể quyết đoán rằng Bản kinh Âm Phù chính là trước tác lý luận đầu tiên vế khí công và thực hành khí công, hay nói cách khác, là khí công thủy tổ của mọi môn phái, mọi phương pháp khí công sau này, mà trong đó tất nhiên có cả thiền. (Đại khái, trong thiền học của Phật Giáo, thiền chỉ (tạm) được hiểu là trạng thái siêu việt của tinh thần. Tinh thần hoạt động nhận thức trong trạng thái ấy sẽ nhận chân được thực tại khách quan như nó vốn dĩ, và gọi là "thiền ngộ". Theo chúng ta, thiền còn có nghĩa thứ hai nữa là "hành thiền" và tạm hiểu thiền là một phương pháp khí công đặc thù, chuyên chú tu tâm nhằm đạt đến trạng thái tâm linh siêu việt mà "thiền ngộ" thực tại. Ở đây, chúng ta "dùng" thiền chủ yếu theo nghĩa thứ hai).
Yếu lĩnh khí công chỉ thị rằng bước đầu tiên của rèn luyện khí công là "luyện tinh hóa khí". Nhưng "luyện tinh hóa khí" là gì, như thế nào? Nghiêm Tân là cao đồ của pháp sư Hải Đăng. Những câu chuyện về khả năng khí công của hai ông thật thần kỳ khó tin, nhưng rất nhiều người đã được tận mắt chứng kiến.Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Nghiêm Tân nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ về khí công. Ông đã thực hiện nhiều kỳ tích công năng khí công ngay tại những buổi nói chuyện trước đại chúng. Để phần nào trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta trích lược một số đoạn từ những bài thuyết giảng về khí công của Nghiêm Tân (được biên soạn bởi Hoàng Thái trong "Hoa Hạ thần công", NXB Thể dục thể thao-2005):
"Từ lịch sử phát triển của khí công, có thể phân làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khí công nguyên thủy, giai đoạn thứ hai là khí công mang tính chất tôn giáo, hay nói cách khác, khí công đã thâm nhập vào tôn giáo, giai đoạn thứ ba là khí công cận đại". "Khí công nguyên thủy có vào khoảng từ 2000 đến 7000 năm trước, thuộc khí công sơ khai, đơn giản". "Nhân dân lao động thời cổ đại gọi khí công là"nội công", "đạo dẫn", "thổ nạp"...với đại khái ý nghĩa của nó có thể hiểu: khí công là thuật dưỡng thân lý tưởng, là sự kết hợp cả rèn luyện tinh thần lẫn thể xác, đó là thuật kiện thân, thuật trị bệnh, thuật trường thọ, thuật tăng trưởng công lực, khai mở trí tuệ". "Rèn luyện kết hợp tâm và thân là đặc điểm của phương pháp khí công, nó không giống với thể dục thông thường hoặc các phương pháp rèn luyện có liên quan đến thể dục như võ thuật, thể thao, chơi bóng, điền kinh..., không giống với phương pháp trị liệu tâm lý mà y học ngày nay đề cao, cũng không giống với các phương pháp giữ gìn sức khỏe phổ biến, giản đơn mà những người bình thường thường áp dụng để chăm sóc thân thể, giữ gìn sức khỏe như chỉ chú ý ăn ngon, ngủ kỹ, làm việc vừa phải...". "(Chữ) tâm ở đây mang nghĩa rất rộng (...). Nó bao gồm ý thức của đại não, thậm chí cả các cơ quan chức năng về hoạt động ý thức, tư duy, tinh thần liên quan đến toàn bộ cơ thể, đương nhiên trong đó bao gồm cả quả tim. (...). Việc luyện tâm có hàm nghĩa riêng của nó, yêu cầu phải thông qua nhiều con đường, nhiều phương thức để luyện tập các cơ quan chức năng tâm của con người. Khái niệm cơ quan chức năng tâm được nói trong khí công bao gồm các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động ý thức, tư duy, thần kinh của đại não và toàn bộ cơ thể. không những bao hàm một chút những gì ta vừa nói mà còn bao hàm những thứ mà y học ngày nay và các ngành khoa học hiện đại khác vẫn chưa nhận thức được rõ ràng. Có người cho rằng, dường như tâm là tiềm thức, (...), tuy nhiên loại tiềm thức này không giống với tiềm thức trong tâm lý học, tiềm thức được nói đến ở đây là tiềm thức trong trạng thái khí công". "Ngoài luyện tâm, còn phải luyện thân, bản thân việc rèn luyện khí công không giống với việc luyện tập thể dục, nghỉ, ngủ, đi bộ thông thường (...). Việc luyện tập thông thường là rất bị động, là sự ám thị trong vỏ não (...). Ví dụ: luyện võ thuật phải luyện được thiết sa chưởng (nghĩa là da thịt chịu được những đòn đánh trả), bước đầu tiên là xỉa bàn tay vào trong đậu tương, ngô (...) và cuối cùng là vào các hạt sắt. (...). Đây là phương pháp rất bị động, thô kệch và gian khổ. Còn cách luyện khí công rất đặc biệt, nghĩa là luyện trong trạng thái thả lỏng tĩnh tại cao độ, làm chân khí trong cơ thể tự chuyển vận với vận tốc cao, (...) làm rất nhiều cơ năng trong cơ thể được điều chỉnh và cải thiện. Lúc đầu, luyện khí công cũng cần một chút ám thị, dẫn dắt dùng ý thức luyện công, nhưng sau cùng lại là kết quả thành công một cách vô thức, bởi vậy mới nói khí công là "hữu ý luyện công, vô ý thành công", (...), vì các phương pháp khác đều yêu cầu người tập phải đặc biệt tinh tường, còn khí công lại yêu cầu bạn "không tinh tường". Nói như vậy không có nghĩa là yêu cầu bạn không biết gì, mà để đưa bạn vào trạng thái như Lão Tử (nhân vật đại diện sớm nhất của công phu Đạo Gia Trung Quốc) đã nói, là trạng thái "hoảng hoảng hốt hốt, hốt hốt hoảng hoảng", nhưng hoàn toàn không phải trạng thái mơ hồ rối rắm. Trong trạng thái này, chân khí sẽ vận hành trong cơ thể, có thể tự điều chỉnh, cải thiện chức năng sinh lý (...), có thể đưa con người vào trạng thái vô cùng tốt đẹp, nói cách khác là trạng thái sinh lý lý tưởng. (...). Khi luyện thân bằng khí công, thì tổng mức tiêu hao năng lượng sẽ giảm, khi đó các chức năng của cơ thể tựa như được tiết kiệm, tự nó đã là một quá trình nghỉ ngơi, nên có thể hoạt động trong thời gian dài hơn (dẫn đến sống thọ hơn - nv). Đây là điểm mà các phương pháp luyện tập khác không có được". "Luyện, luyện, luyện đến khi giảm được mức tiêu hao năng lượng, tăng được mức năng lượng dự trữ, kích phát năng lượng tiềm tàng, phát huy công năng, bao gồm cả phát huy trí tuệ của não, khi luyện đến bước cuối, cơ thể con người sẽ xuất hiện những công năng đặc biệt, như mùa đông có thể chịu được lạnh, cả ngày không ăn cũng không thấy đói, thậm chí có thể nhịn ăn trong một thời gian rất dài, đương nhiên có người còn có những công năng còn kỳ diệu hơn. Tất cả những hiện tượng đó đều do thân thể tự làm nên". "Tóm lại, khí công là môn rèn luyện kết hợp cả tâm và thân, đương nhiên phương pháp luyện tâm là rất đặc biệt, điều này rất dễ bị người bình thường coi nhẹ. Đây chính là điểm cơ bản để giải thích khí công là gì".
Vậy, "luyện tinh hóa khí"- giai đoạn đầu của quá trình thực hành rèn luyện khí công lâu dài- chính là dẫn dụ thân-tâm vào được trạng thái tĩnh tại, "hoảng hoảng hốt hốt", làm xuất hiện thứ gọi là "khí" trong cơ thể. (Nhiều người còn hồ nghi về sự tồn tại của khí nhưng vì đã từng trải qua nên chúng ta khẳng định một trăm phần trăm là nó có thật!). Tiếp tục luyện, dẫn dụ, khí đó sau khi xuất hiện rồi sẽ được "tích tụ" thành (những) "dòng khí" lưu chuyển, lan tỏa "theo ý" (nhưng không phải chú tâm!) với (những) vận tốc và (những) hướng "tùy ý" ra khắp cơ thể. Trên nền tảng cơ bản có tính duy nhất, đồng thời cũng đóng vai trò "hướng đạo" căn cốt "luyện tinh hóa khí" đó mà sự rèn luyện khí công sẽ đạt được những công năng ở mức độ trung-cao-thượng thừa, hoặc đạt đến khả năng (theo Đạo Gia!) thiền định trực tiếp giác ngộ chân lý (Đạo) (?!).
Lão Tử xây dựng triết thuyết của mình bằng việc đầu tiên là đưa ra khái niệm "Đạo", với quan niệm Đạo (chúng ta gọi là Tự Nhiên Tồn Tại!) là thứ gì đó cực kỳ phi thường và ảo diệu, là tất cả nhưng cũng không là cái gì cả, vừa thế này lại cũng vừa thế kia, "người trần mắt thịt" không thể "nắm bắt" được, mà chỉ những người đạt đến trạng thái tinh thần không còn "bợn trần nhơ", nghĩa là không còn bị nhiễu loạn bởi những tạp niệm đời thường và đã hoàn toàn trong sáng, mới có khả năng tiếp cận nó trong tâm thức (nhận thức tâm linh?). Chúng ta cho rằng dù còn lờ mờ thì nhiều "ý tứ" còn lưu lại trong lịch sử đã hướng đến chỉ thị: nhằm mục đích truyền bá cũng như tăng cường khả năng nhận thức về Đạo, chính những nhà hiền triết của Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc, với Lão Tử là người đi tiên phong, trên cơ sở kế thừa sự "luyện tinh hóa khí" đã có sẵn (dù có thể ở dạng còn sơ khai, có tính tản mạn), vẫn mặc nhiên lưu truyền vào thời đó (chủ yếu bằng truyền khẩu?) trong xã hội, trong dân gian, tạm gọi chung là "khí công nguyên thủy", đã sáng tạo ra phương thức rèn luyện khí công một cách hoàn chỉnh, cụ thể là Bản kinh Âm Phù, cũng như sự hành thiền, cái gốc của khí công và thiền ngày nay.
Cũng khí công ngày nay cho thấy, nếu "luyện tinh hóa khí" là giai đoạn đầu tiên có vai trò khai mở, đặt nền móng, "bày mâm" của rèn luyện khí công hoặc hành thiền, thì khâu đầu tiên, đóng vai trò bước xuất phát của "luyện tinh hóa khí" là tập thở, luyện thở. Thở là hoạt động bản năng của sống còn, đứa bé mới sinh ra đời, chưa có ý thức đã biết thở rồi thì việc gì phải tập nữa? Trả lời cho "gãy gọn" câu hỏi này ... hơi bị khó, bởi vì nó động chạm đến nhiều vấn đề khoa học về nhân sinh. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải trả lời mà có thể thay bằng thí dụ đơn giản thế này: người dân quê luôn vận động cơ bắp để "lao động chân tay" trong môi trường thiên nhiên nên nói chung có thân- tâm mạnh khỏe, dẻo dai, linh hoạt, tinh tường và do đó cũng sống thuần phác, an nhiên và thọ, còn người trí thức, vì mưu sinh mà phải "lao động trí óc" căng thẳng trong một môi trường hạn hẹp, rất ít đòi hỏi đến vận động cơ bắp, nghĩa là rời bỏ lối sống mà loài người đã thích nghi qua suốt hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm, cho nên có thân- tâm thiếu lành mạnh và muốn khắc phục thể trạng ấy thì phải tập luyện thể dục thể thao- tập chạy, nhảy, nâng, vác..., những động tác rất đỗi bình thường đối với người dân quê...Từ đây có thể suy đoán rằng, tiền đề làm xuất hiện khí công nguyên thủy là một thực hành nào đó có tính phương pháp, tạm gọi là "Thuật luyện thở", và khí công nguyên thủy thuở ban đầu đơn giản là cách thức điều tiết nhịp điệu hơi thở sao cho hài hòa, nhẹ nhàng, tự nhiên (tưởng như không thở mà thực ra là thở "nhiều nhất", chẳng hạn như cách thở của thai nhi-thai tức), làm cho thân -tâm dần trở nên thư thái, từ đó sẽ có được cảm nhận về sự tồn tại thực sự một "cái gì đó" (khoa học ngày nay chưa nhận dạng được) gọi là "khí" (vì rất linh động) lan tỏa khắp cơ thể, và qua mỗi lần thực hành như thế có cảm giác cơ thể khỏe khoắn hơn...
Đã "trót" rồi thì phải "trét" cho cái đầu mắc chứng thích cãi, đang lừng xừng và tưng tưng vì rượu, hết đường tò mò, bắt bẻ! Câu hỏi cuối cùng: "Thuật luyện thở" phát sinh ra từ đâu? "Chắc như đinh đóng cột": từ thực tiễn cuộc sống chứ còn có thể từ đâu khác được nữa! Nhưng để trả lời cụ thể hơn, lại phải... huyên thuyên tưởng tượng thôi! Có lẽ sự luyện thở đã tồn tại manh nha một cách tự phát trong tối cổ, khoảng đâu đó trong thời đại mà săn bắt- hái lượm vẫn còn là phương thức kiếm ăn chủ yếu để mưu sinh của con người. Chính cuộc đấu tranh với thiên nhiên nhằm mục đích sinh tồn đã gợi ý, đồng thời làm nảy sinh yêu cầu luyện thở đối với giống loài động vật đã được trang bị tư duy. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng kiếm ăn có nhiều cách, và không phải từ công cuộc tìm kiếm thức ăn nào cũng (trực tiếp) nảy ra đòi hỏi đến luyện thở, mà chúng ta cho rằng, (hoàn toàn tự nhiên thôi!) chỉ có thể là từ công cuộc kiếm ăn mang tính thường xuyên trong môi trường nước, phải bơi lội, lặn hụp "càng dài hơi càng tốt", nhất là trong tiết lạnh. Với suy đoán đó, cộng với thực trạng phân bố khí công ngày nay về mặt khu vực địa lý, và thêm cả những ý kiến mới đây của nhiều nhà khảo cổ học về cội nguồn văn minh nhân loại, thì hoàn toàn có khả năng sự luyện thở đã là một "thuật" có tính phổ biến đối với cư dân sinh sống ở những vùng duyên hải, nhất là tại các cửa sông, thuộc nền văn minh Hòa Bình. (Theo Wikipedia, Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Nền văn minh này từng tồn tại trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ XX. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là ông Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solhiem II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau...Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hồng Công, Higham ở Niu Dilân, Pookajorn ở Thái Lan đều thống nhất quan điểm, vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á- Nam Đảo. Và mới đây, Oppenheimer còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà- Trung Đông, mang theo kinh nghiệm trồng trọt, làm đồ gốm và sự tích Đại Hồng Thủy).
Tóm lại, cách nay trên dưới 10.000 năm, từ cuộc mưu sinh gắn liền với môi trường nước của cư dân Đông Nam - Châu Á, vấn đề luyện thở tự nhiên được đặt ra và dần được đúc kết thành "Thuật luyện thở". Lúc đầu, thuật luyện thở chỉ nhằm mục đích duy nhất là điều tiết hơi thở (điều tức) sao cho nhịn thở được lâu (bế tức) để tăng sức bền bỉ, qua đó làm tăng khả năng hoạt động mưu sinh trong môi trường nước. Dần dà, trong quá trình luyện khí ấy, con người cảm nhận được sự xuất hiện và lan tỏa thứ gọi là "khí" trong cơ thể cũng như mối quan hệ gắn bó giữa vận động luân chuyển của khí và sức khỏe. Trên nền tảng đó, khí công nguyên thủy ra đời như một bước phát triển quan trọng của thuật luyện thở, có vai trò sâu rộng hơn - một phương pháp thực hành đặc thù, căn cốt, độc đáo và vi diệu nhằm dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần (cả thân lẫn tâm). Kế thừa gắn liền với sáng tạo, Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã đưa khí công nguyên thủy lên một trình độ mới, "bài bản" và "chuyên môn" hơn nữa, sâu rộng hơn nữa, thành phương thức rèn luyện đạt tới kiện toàn thân-tâm và hơn nữa là đạt Đạo. Có thể coi Bản kinh Âm Phù là "đại diện chính thức" cho "cái gốc", đồng thời là "cột mốc xuất phát" của lịch sử hình thành và phát triển của khí công cũng như của thiền ngày nay(?).
Trang Tử chưa phải là tiên hiền, thánh triết như Thái Thượng Lão Quân, Vương Thiện Lão Tổ(!)..., nhưng cũng thuộc hàng minh triết thượng thừa. Thấm nhuần tư tưởng Lão Tử nên ông có lối sống thật hồn nhiên, phóng túng, vô chấp, chẳng khác...Dương Chu. Trước khi chia tay, ông có làm bữa tiệc thết đãi chúng ta. Gọi là "tiệc" nhưng cũng giản dị, phần nhiều là rau quả, thịt ít thôi, mà cũng chỉ có hai món không luộc thì nướng. Nhưng rượu thì...tràn trề! Nghe đồn, loài người đã biết uống rượu từ thời tiền sử và vào khoảng 3000 năm TCN người Trung Hoa đã làm ra rượu bằng cách cho lên men trái cây. Hình như đến thời Trang Tử vẫn chưa xuất hiện loại rượu ngũ cốc thu được bằng cách chưng cất...Rượu của Trang Tử có lẽ thuộc hàng hảo hạng thời cổ đại, vì lũ sành rượu chúng ta (bợm thứ thiệt mà!) thấy tuyệt ngon, thơm mà không lừng, nồng mà không cay, gay mà không gắt, bắt là không tha, sa là phải đà(?!)...Trong suốt bữa tiệc, Trang Tử (có lẽ như mọi lúc) nói hùng hồn nhưng từ tốn (minh triết mà!), ăn hồ hởi nhưng chừng mực (theo Đạo mà!), uống nhiệt tình nhưng không túy lúy (tiên tửu mà!). Còn chúng ta thì khỏi chê, vì bị bữa tiệc thời cổ đại vừa lạ vừa ngon hút mất hồn nên nói nhát gừng kiểu phàm phu, ăn nhồm nhoàm kiểu tục tử, uống ừng ực kiểu...quỉ tửu! Thật là một cuộc no say đúng nghĩa "phồn thực" (nảy nở nhiều, sung túc)!...
Chào tạm biệt (nói vĩnh biệt đúng hơn!) Trang Tử đáng kính, chúng ta theo kim chỉ nam vừa loạng choạng vừa nghêu ngao khúc quân hành lè nhè tự hát, nhưng trong suy nghĩ vẫn lầm tưởng mình tỉnh táo và bước đều như một đội ngũ chỉnh tề, hùng dũng, đi về phía có con tàu vượt thời gian huyền hoặc, trên con đường ngoằn ngoèo lầy bụi đỏ bởi bị ngàn vạn vó ngựa đã từng qua đây dày xéo. Mây đã sẫm nắng chiều, gió đã gai khí lạnh, nhưng lòng chúng ta vẫn chói chang rực rỡ, nồng nàn. Có lẽ tại rượu đã có tác động cộng hưởng đến nỗi khắc khoải nhung nhớ...thế kỷ XXI và nhất là, đến sự náo nức rằng chút xíu nữa thôi, sẽ không còn phải nơm nớp khảo cổ trước dày đặc làn tên mũi giáo mù quáng thời Đông Chu Liệt Quốc nữa. Vì chúng ta vừa đi vừa hát trong phởn chí như thế nên đã không để ý thấy ở bên phải, cách vệ đường không xa có một mái nhà. Chỉ khi qua rồi chúng ta mới biết bởi tiếng người từ đó theo gió vọng đến, và thật lạ là lơ lớ ngôn ngữ Việt, dễ đoán: "Đám binh nhà nào thế, mày?".Tiếng nói đó làm chúng ta bạt vía kinh hồn đến tê cứng người. Chưa kịp định thần thì vang lên tiếng cười ha há và lời đáp: "Binh biếc gì!...Mấy thằng An Nam vừa mới ăn nhậu ở nhà Trang tiên sinh ra ấy mà...Giờ này say mèm thế, không ngủ cho yên thân còn quờ quạng, lang thang nhập thế tìm cái giống gì không biết!?...Đúng là lũ dở hơi!...". Trong đời, có nhiều khi bị sỉ vả, chửi bới lại cảm thấy vô cùng sung sướng. Lúc đó, chúng ta cũng vậy...Nhưng sao thời đó đã có từ "an nam", và nếu có thì "an nam" thời đó có nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu mà ra? Chịu chết!!!
Mới biết, hiểu được điều hay lẽ phải trong cuộc sống đã rất khó rồi, sống theo điều hay lẽ phải một cách tự giác mà hồn nhiên như con trẻ còn khó hơn nhiều! Bởi vì sao? Phải chăng vì chúng ta, ai cũng như ai, đều mang bản tính bảo thủ, cho nên sự nhận thức (triết học) về xã hội-nhân sinh của chúng ta thường ưu tiên "hướng ngoại", thường chú tâm vào việc xem xét thiên hạ chứ ít khi "hướng nội", tự xem xét mình? Lão Tử thật chí lý khi nói: "Biết được người là khôn, biết được mình mới là sáng suốt". Rõ ràng khôn chưa hẳn đã hết mù quáng (chẳng hạn: khôn lỏi, ranh ma, láu cá ...), còn sáng suốt là cái khôn đã đạt tới anh minh, thấu tỏ, toàn diện. Vậy thì cần chú ý nhiều hơn, ưu tiên hơn cho nhận thức "hướng nội" trong việc xem xét xã hội-nhân sinh (về lẽ sống,đạo đức), nghĩa là "quay về" lấy tự thân chiêm nghiệm "trong" cái tôi tinh thần của mình (ngã) làm trọng yếu, làm trung tâm của sự nhận thức? Kể cũng đúng! Nhưng bằng cách nào? Nhắc lại lời dạy của Đạo Gia: nếu có cách giữ cho tâm thần cực hư, cực tĩnh thì thấy (ngộ) được Đạo, nói cách khác, làm sao cho sự suy tư được giải phóng, vượt thoát khỏi những "vướng bận" của cuộc sống đời thường mà trầm tư mặc tưởng một cách vô vọng, bất cầu, thản như không, nhẹ nhàng vô định như gió thoảng mây bay, như bèo trôi nước chảy thì sẽ nhận thức trực tiếp và tuyệt đích được cái lẽ tự nhiên của sinh-tử, cái bất toàn của vọng động-cố chấp-sân hận, cái nguyên nhân gốc rễ gây ra hạnh-khổ. Khi đã thấm nhuần được Đạo thì sẽ biết sống an nhiên, tự tại, buông bỏ và đó chính là lối sống vượt thoát tục lụy nên cũng tiêu trừ khổ đau. Như vậy, nói tóm lại, theo Lão Tử, chân lý tuyệt đối là Đạo, thấy được Đạo thì sẽ biết thế nào là hồn nhiên, an định, bất chấp, vô cầu mà sống hợp Đạo, an vui hòa đồng với nhân quần.
Chắc rằng Lão Tử là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, trên cơ sở tiếp thu những ý niệm có tính hợp lý nhưng còn rời rạc, tản mạn về thực tại khách quan của trước và đương thời, đã "bừng ngộ", xuất thần cảm thức được một cách cực kỳ sâu sắc tính hiển hiện muôn màu muôn vẻ và biến hóa phi thường, vừa mặc định chí lý, vừa hư ảo bất tường của Tự Nhiên Tồn Tại, từ đó mà xây dựng nên một triết thuyết hoàn chỉnh (dù còn sơ khai, mới được trình bày dưới dạng giống như một "luận cương"), về đại thể là đúng đắn, trở thành bất hủ, gọi là "Đạo Đức Kinh". Chính Lão Tử chỉ ra đại ý rằng Đạo lý của ông rất dễ hiểu, rất dễ thực hiện theo, thế mà trong thiên hạ rất hiếm người hiểu được, làm theo được. Vì sao lại có sự trái khoáy đó? Vì đơn giản là hiếm người biết (!) được như Lão Tử biết cái mà chính ông cũng "không biết nó là cái gì" (!), không thể đặt tên một cách đích xác, đành "tạm gọi là Đạo vậy", cái mà Đạo lý của ông là kết quả suy ra từ sự thể hiện phi thường của nó, vừa thực thể vừa ảo tượng, vô tình mà cũng hữu lý, không làm gì mà lại làm tất cả, là cả hai mà cũng không phải cả hai, nói chung là không thể suy lý, bàn luận một cách dứt khoát, tường minh về nó được và chỉ có thể tiếp cận được nó bằng cách trực tiếp trên con đường chiêm nghiệm cảm thức tâm linh. Dù chưa rõ ràng, minh định thì trong "Đạo Đức Kinh" cũng bàng bạc ý tứ ám chỉ đến định hướng nhận thức đó. Nhưng muốn đi trên con đường như thế để đến với Đạo, thấm nhuần Đạo lý mà biết sống hòa đồng với Đạo, vui với Đạo, thì hành động đầu tiên và duy trì xuyên suốt quá trình là tu thân-luyện tâm. Cái bản năng đòi hỏi thỏa mãn đói khát, dục tính có tính thụ động, tạm thời, chừng mực ở loài vật bị tư duy trừu tượng kích hoạt thành cái ý chí đòi hỏi thỏa mãn thèm thuồng dục vọng có tính chủ động, thường trực tâm can, vô độ ở con người. Chính cái ý chí có cội rễ bản năng và tồn tại gắn liền với sự thôi thúc bản năng ấy, nghĩa là chính cái trí khôn bị giam hãm trong trình độ nhận thức còn thiển cận, bị khống chế bởi "cái tôi" luôn hướng về lạc thú, chứ không phải cái gì khác đã đóng vai trò quyết định làm cho con người ta "lưu lạc" trong cõi mê lầm (vô minh), tương tự như kẻ mộng du nhưng vẫn tưởng mình đang tỉnh thức, gây ra đủ mọi tác nhân cản trở, ngăn chặn con người ta đến với Đạo, tự nguyện vui sống theo Đạo lý, đồng nghĩa là sống hòa hợp theo tự nhiên (và như thế, cũng tự nhiên đạt đến chí đức!). Và để tiêu trừ, khắc phục những khống chế ấy thì không còn cách nào khác, tiên quyết là phải tu thân-luyện tâm nhằm tăng cường trí lực, đạt đến thông tuệ mà giải thoát khỏi vô minh. Đây là lời Lão Tử: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị huyền đồng", (Người biết (Đạo) thì không nói (về Đạo), người nói là người không biết (Đạo). Ngăn hết các lối (tai, mắt, mũi, miệng, có thể hiểu là cô lập, tránh
tác động của ngoại cảnh, hướng nội), đóng hết các cửa (nghĩa là bỏ tư tâm, dứt dục vọng), không để lộ sự tinh nhuệ ra (tĩnh tâm, không vọng động,), gỡ những rối loạn (loại bỏ tạp niệm, định thần), thu lại ánh sáng (giữ gìn, bảo toàn chân khí?), hòa hợp với trần tục (bình thản, như nhiên). Được như vậy là "huyền đồng" (là đã siêu thoát, giác ngộ Đạo, thấu tỏ Đức Huyền Diệu)). Nhấn mạnh, lời nói này lập tức làm chúng ta liên tưởng đến cái yếu lĩnh bao trùm và cơ bản nhất của thực hành Khí Công ngày nay: "Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp Đạo"!!!
Qua đó, chúng ta đưa ra phán đoán rằng, cũng chính Lão Tử là người đầu tiên nêu lên ý tưởng tu thân-luyện tâm nhằm đạt đến trạng thái tinh thần giác ngộ được Đạo và thấu tỏ Đạo lý. Ý tưởng đó phát triển dần đạt mức hoàn chỉnh như một luận thuyết tương đối độc lập, thành cẩm nang gồm bảy bước rèn luyện nội tâm, tồn tại dưới dạng Bản kinh Âm Phù lưu trong thiên cổ kỳ thư "Quỉ Cốc Tử" mà chúng ta đã giới thiệu khái lược. Trên tinh thần của Bản kinh Âm Phù (cũng có thể là ngay từ trong giai đoạn hình thành sơ khai của nó) các hiền triết phái Đạo Gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã sáng tạo thêm một phương thức tu thân-luyện tâm mới có tính đặc thù, "giành riêng" cho tu tập tinh thần (nội tâm) với chủ đích thực hành đạt đến trí huệ siêu linh nhằm trực tiếp (không qua suy lý!) nhận biết Đạo, mà về sau này được gọi là "Thiền (định)" (?)! Về cái biết trực giác không qua suy luận, ngay Liệt Tử đã đề cập đến, ông nói: "Cơ thể hòa hợp với tâm, tâm hòa hợp với khí, khí hòa hợp với thần, thần hòa hợp với cái "vô" mà hễ có một hình thể rất nhỏ nào xuất hiện, một thanh âm rất nhỏ nào thoảng qua, dù ở xa hay gần, tôi cũng biết liền. Nhưng tôi không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận khác trong người, chỉ biết rằng cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi". Sau này, Trang Tử cũng nói: "Đừng suy luận gì hết sẽ thấy được Đạo", "Cái cảnh giới tối cao của Đạo (...), ngôn ngữ và suy tư đều không thể "chở" nó được. Không nói gì cả, cũng không trầm tư (nghĩ suy có chủ đích), đó là cái mức độ tối cao của nghị luận", vì nói chung "Những cái gì nối tiếp nhau đều có thứ tự, những cái gì biến chuyển đều theo một luật, hễ tới cùng thì quay trở lại (cùng tắc phản), hết rồi thì lại bắt đầu. Đó là hiện tượng chung của vạn vật. Nhưng lời nói, trí tuệ chỉ diễn đạt được bề ngoài của vạn vật thôi. Người đạt Đạo không tìm chung cục, không trở lui về nguyên thủy của vạn vật, vì cái đó vượt ra ngoài sự nghị luận".
Trong câu nói trên của Trang Tử, dù còn mờ nhạt, đã ám chỉ đến một biểu hiện thuộc hàng cơ bản nhất về vận động của Tự Nhiên, đó là hiện tượng nhân-quả. Nguyên lý nhân-quả là nguyên lý mang tính phổ quát toàn Vũ Trụ cho nên tiến trình vận động của xã hội loài người, cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên lý này. Nói cách khác và nói riêng, mọi kết quả xuất hiện trong xã hội đều phải có một lịch sử hình thành. Như vậy, Bản kinh Âm Phù, với Thiền là bộ phận tương đối độc lập của nó, hơn nữa là cả cái ý tưởng ban đầu xây dựng nên chúng, không thể "đùng một cái" hiện ra từ Hư Vô được, mà chỉ có thể là thành quả của (một hay nhiều) quá trình tạo tác mang tính kế thừa và sáng tạo xảy ra trong không gian và thời gian. Vậy thì Bản kinh Âm Phù hình thành trên nền tảng nào?
Ngày nay, bất cứ ai, chỉ cần tìm hiểu ở mức khái lược thôi cũng biết, khí công, dù tồn tại một cách rất đa dạng dưới lớp áo mang màu sắc của nhiều môn phái khác nhau, thể hiện ra với vô vàn cách thức, chiêu pháp cụ thể, thì chung qui lại, đều phải tuân thủ duy nhất cái yếu lĩnh mà chúng ta đã nêu ra ở trên. Nếu cái yếu lĩnh ấy, đúng như chúng ta đã "ngấm ngầm" dẫn dụ, được Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc nêu ra lần đầu tiên trên bàn tròn học thuật, thì có thể quyết đoán rằng Bản kinh Âm Phù chính là trước tác lý luận đầu tiên vế khí công và thực hành khí công, hay nói cách khác, là khí công thủy tổ của mọi môn phái, mọi phương pháp khí công sau này, mà trong đó tất nhiên có cả thiền. (Đại khái, trong thiền học của Phật Giáo, thiền chỉ (tạm) được hiểu là trạng thái siêu việt của tinh thần. Tinh thần hoạt động nhận thức trong trạng thái ấy sẽ nhận chân được thực tại khách quan như nó vốn dĩ, và gọi là "thiền ngộ". Theo chúng ta, thiền còn có nghĩa thứ hai nữa là "hành thiền" và tạm hiểu thiền là một phương pháp khí công đặc thù, chuyên chú tu tâm nhằm đạt đến trạng thái tâm linh siêu việt mà "thiền ngộ" thực tại. Ở đây, chúng ta "dùng" thiền chủ yếu theo nghĩa thứ hai).
Yếu lĩnh khí công chỉ thị rằng bước đầu tiên của rèn luyện khí công là "luyện tinh hóa khí". Nhưng "luyện tinh hóa khí" là gì, như thế nào? Nghiêm Tân là cao đồ của pháp sư Hải Đăng. Những câu chuyện về khả năng khí công của hai ông thật thần kỳ khó tin, nhưng rất nhiều người đã được tận mắt chứng kiến.Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Nghiêm Tân nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ về khí công. Ông đã thực hiện nhiều kỳ tích công năng khí công ngay tại những buổi nói chuyện trước đại chúng. Để phần nào trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta trích lược một số đoạn từ những bài thuyết giảng về khí công của Nghiêm Tân (được biên soạn bởi Hoàng Thái trong "Hoa Hạ thần công", NXB Thể dục thể thao-2005):
"Từ lịch sử phát triển của khí công, có thể phân làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khí công nguyên thủy, giai đoạn thứ hai là khí công mang tính chất tôn giáo, hay nói cách khác, khí công đã thâm nhập vào tôn giáo, giai đoạn thứ ba là khí công cận đại". "Khí công nguyên thủy có vào khoảng từ 2000 đến 7000 năm trước, thuộc khí công sơ khai, đơn giản". "Nhân dân lao động thời cổ đại gọi khí công là"nội công", "đạo dẫn", "thổ nạp"...với đại khái ý nghĩa của nó có thể hiểu: khí công là thuật dưỡng thân lý tưởng, là sự kết hợp cả rèn luyện tinh thần lẫn thể xác, đó là thuật kiện thân, thuật trị bệnh, thuật trường thọ, thuật tăng trưởng công lực, khai mở trí tuệ". "Rèn luyện kết hợp tâm và thân là đặc điểm của phương pháp khí công, nó không giống với thể dục thông thường hoặc các phương pháp rèn luyện có liên quan đến thể dục như võ thuật, thể thao, chơi bóng, điền kinh..., không giống với phương pháp trị liệu tâm lý mà y học ngày nay đề cao, cũng không giống với các phương pháp giữ gìn sức khỏe phổ biến, giản đơn mà những người bình thường thường áp dụng để chăm sóc thân thể, giữ gìn sức khỏe như chỉ chú ý ăn ngon, ngủ kỹ, làm việc vừa phải...". "(Chữ) tâm ở đây mang nghĩa rất rộng (...). Nó bao gồm ý thức của đại não, thậm chí cả các cơ quan chức năng về hoạt động ý thức, tư duy, tinh thần liên quan đến toàn bộ cơ thể, đương nhiên trong đó bao gồm cả quả tim. (...). Việc luyện tâm có hàm nghĩa riêng của nó, yêu cầu phải thông qua nhiều con đường, nhiều phương thức để luyện tập các cơ quan chức năng tâm của con người. Khái niệm cơ quan chức năng tâm được nói trong khí công bao gồm các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động ý thức, tư duy, thần kinh của đại não và toàn bộ cơ thể. không những bao hàm một chút những gì ta vừa nói mà còn bao hàm những thứ mà y học ngày nay và các ngành khoa học hiện đại khác vẫn chưa nhận thức được rõ ràng. Có người cho rằng, dường như tâm là tiềm thức, (...), tuy nhiên loại tiềm thức này không giống với tiềm thức trong tâm lý học, tiềm thức được nói đến ở đây là tiềm thức trong trạng thái khí công". "Ngoài luyện tâm, còn phải luyện thân, bản thân việc rèn luyện khí công không giống với việc luyện tập thể dục, nghỉ, ngủ, đi bộ thông thường (...). Việc luyện tập thông thường là rất bị động, là sự ám thị trong vỏ não (...). Ví dụ: luyện võ thuật phải luyện được thiết sa chưởng (nghĩa là da thịt chịu được những đòn đánh trả), bước đầu tiên là xỉa bàn tay vào trong đậu tương, ngô (...) và cuối cùng là vào các hạt sắt. (...). Đây là phương pháp rất bị động, thô kệch và gian khổ. Còn cách luyện khí công rất đặc biệt, nghĩa là luyện trong trạng thái thả lỏng tĩnh tại cao độ, làm chân khí trong cơ thể tự chuyển vận với vận tốc cao, (...) làm rất nhiều cơ năng trong cơ thể được điều chỉnh và cải thiện. Lúc đầu, luyện khí công cũng cần một chút ám thị, dẫn dắt dùng ý thức luyện công, nhưng sau cùng lại là kết quả thành công một cách vô thức, bởi vậy mới nói khí công là "hữu ý luyện công, vô ý thành công", (...), vì các phương pháp khác đều yêu cầu người tập phải đặc biệt tinh tường, còn khí công lại yêu cầu bạn "không tinh tường". Nói như vậy không có nghĩa là yêu cầu bạn không biết gì, mà để đưa bạn vào trạng thái như Lão Tử (nhân vật đại diện sớm nhất của công phu Đạo Gia Trung Quốc) đã nói, là trạng thái "hoảng hoảng hốt hốt, hốt hốt hoảng hoảng", nhưng hoàn toàn không phải trạng thái mơ hồ rối rắm. Trong trạng thái này, chân khí sẽ vận hành trong cơ thể, có thể tự điều chỉnh, cải thiện chức năng sinh lý (...), có thể đưa con người vào trạng thái vô cùng tốt đẹp, nói cách khác là trạng thái sinh lý lý tưởng. (...). Khi luyện thân bằng khí công, thì tổng mức tiêu hao năng lượng sẽ giảm, khi đó các chức năng của cơ thể tựa như được tiết kiệm, tự nó đã là một quá trình nghỉ ngơi, nên có thể hoạt động trong thời gian dài hơn (dẫn đến sống thọ hơn - nv). Đây là điểm mà các phương pháp luyện tập khác không có được". "Luyện, luyện, luyện đến khi giảm được mức tiêu hao năng lượng, tăng được mức năng lượng dự trữ, kích phát năng lượng tiềm tàng, phát huy công năng, bao gồm cả phát huy trí tuệ của não, khi luyện đến bước cuối, cơ thể con người sẽ xuất hiện những công năng đặc biệt, như mùa đông có thể chịu được lạnh, cả ngày không ăn cũng không thấy đói, thậm chí có thể nhịn ăn trong một thời gian rất dài, đương nhiên có người còn có những công năng còn kỳ diệu hơn. Tất cả những hiện tượng đó đều do thân thể tự làm nên". "Tóm lại, khí công là môn rèn luyện kết hợp cả tâm và thân, đương nhiên phương pháp luyện tâm là rất đặc biệt, điều này rất dễ bị người bình thường coi nhẹ. Đây chính là điểm cơ bản để giải thích khí công là gì".
Vậy, "luyện tinh hóa khí"- giai đoạn đầu của quá trình thực hành rèn luyện khí công lâu dài- chính là dẫn dụ thân-tâm vào được trạng thái tĩnh tại, "hoảng hoảng hốt hốt", làm xuất hiện thứ gọi là "khí" trong cơ thể. (Nhiều người còn hồ nghi về sự tồn tại của khí nhưng vì đã từng trải qua nên chúng ta khẳng định một trăm phần trăm là nó có thật!). Tiếp tục luyện, dẫn dụ, khí đó sau khi xuất hiện rồi sẽ được "tích tụ" thành (những) "dòng khí" lưu chuyển, lan tỏa "theo ý" (nhưng không phải chú tâm!) với (những) vận tốc và (những) hướng "tùy ý" ra khắp cơ thể. Trên nền tảng cơ bản có tính duy nhất, đồng thời cũng đóng vai trò "hướng đạo" căn cốt "luyện tinh hóa khí" đó mà sự rèn luyện khí công sẽ đạt được những công năng ở mức độ trung-cao-thượng thừa, hoặc đạt đến khả năng (theo Đạo Gia!) thiền định trực tiếp giác ngộ chân lý (Đạo) (?!).
Lão Tử xây dựng triết thuyết của mình bằng việc đầu tiên là đưa ra khái niệm "Đạo", với quan niệm Đạo (chúng ta gọi là Tự Nhiên Tồn Tại!) là thứ gì đó cực kỳ phi thường và ảo diệu, là tất cả nhưng cũng không là cái gì cả, vừa thế này lại cũng vừa thế kia, "người trần mắt thịt" không thể "nắm bắt" được, mà chỉ những người đạt đến trạng thái tinh thần không còn "bợn trần nhơ", nghĩa là không còn bị nhiễu loạn bởi những tạp niệm đời thường và đã hoàn toàn trong sáng, mới có khả năng tiếp cận nó trong tâm thức (nhận thức tâm linh?). Chúng ta cho rằng dù còn lờ mờ thì nhiều "ý tứ" còn lưu lại trong lịch sử đã hướng đến chỉ thị: nhằm mục đích truyền bá cũng như tăng cường khả năng nhận thức về Đạo, chính những nhà hiền triết của Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc, với Lão Tử là người đi tiên phong, trên cơ sở kế thừa sự "luyện tinh hóa khí" đã có sẵn (dù có thể ở dạng còn sơ khai, có tính tản mạn), vẫn mặc nhiên lưu truyền vào thời đó (chủ yếu bằng truyền khẩu?) trong xã hội, trong dân gian, tạm gọi chung là "khí công nguyên thủy", đã sáng tạo ra phương thức rèn luyện khí công một cách hoàn chỉnh, cụ thể là Bản kinh Âm Phù, cũng như sự hành thiền, cái gốc của khí công và thiền ngày nay.
Cũng khí công ngày nay cho thấy, nếu "luyện tinh hóa khí" là giai đoạn đầu tiên có vai trò khai mở, đặt nền móng, "bày mâm" của rèn luyện khí công hoặc hành thiền, thì khâu đầu tiên, đóng vai trò bước xuất phát của "luyện tinh hóa khí" là tập thở, luyện thở. Thở là hoạt động bản năng của sống còn, đứa bé mới sinh ra đời, chưa có ý thức đã biết thở rồi thì việc gì phải tập nữa? Trả lời cho "gãy gọn" câu hỏi này ... hơi bị khó, bởi vì nó động chạm đến nhiều vấn đề khoa học về nhân sinh. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải trả lời mà có thể thay bằng thí dụ đơn giản thế này: người dân quê luôn vận động cơ bắp để "lao động chân tay" trong môi trường thiên nhiên nên nói chung có thân- tâm mạnh khỏe, dẻo dai, linh hoạt, tinh tường và do đó cũng sống thuần phác, an nhiên và thọ, còn người trí thức, vì mưu sinh mà phải "lao động trí óc" căng thẳng trong một môi trường hạn hẹp, rất ít đòi hỏi đến vận động cơ bắp, nghĩa là rời bỏ lối sống mà loài người đã thích nghi qua suốt hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm, cho nên có thân- tâm thiếu lành mạnh và muốn khắc phục thể trạng ấy thì phải tập luyện thể dục thể thao- tập chạy, nhảy, nâng, vác..., những động tác rất đỗi bình thường đối với người dân quê...Từ đây có thể suy đoán rằng, tiền đề làm xuất hiện khí công nguyên thủy là một thực hành nào đó có tính phương pháp, tạm gọi là "Thuật luyện thở", và khí công nguyên thủy thuở ban đầu đơn giản là cách thức điều tiết nhịp điệu hơi thở sao cho hài hòa, nhẹ nhàng, tự nhiên (tưởng như không thở mà thực ra là thở "nhiều nhất", chẳng hạn như cách thở của thai nhi-thai tức), làm cho thân -tâm dần trở nên thư thái, từ đó sẽ có được cảm nhận về sự tồn tại thực sự một "cái gì đó" (khoa học ngày nay chưa nhận dạng được) gọi là "khí" (vì rất linh động) lan tỏa khắp cơ thể, và qua mỗi lần thực hành như thế có cảm giác cơ thể khỏe khoắn hơn...
Đã "trót" rồi thì phải "trét" cho cái đầu mắc chứng thích cãi, đang lừng xừng và tưng tưng vì rượu, hết đường tò mò, bắt bẻ! Câu hỏi cuối cùng: "Thuật luyện thở" phát sinh ra từ đâu? "Chắc như đinh đóng cột": từ thực tiễn cuộc sống chứ còn có thể từ đâu khác được nữa! Nhưng để trả lời cụ thể hơn, lại phải... huyên thuyên tưởng tượng thôi! Có lẽ sự luyện thở đã tồn tại manh nha một cách tự phát trong tối cổ, khoảng đâu đó trong thời đại mà săn bắt- hái lượm vẫn còn là phương thức kiếm ăn chủ yếu để mưu sinh của con người. Chính cuộc đấu tranh với thiên nhiên nhằm mục đích sinh tồn đã gợi ý, đồng thời làm nảy sinh yêu cầu luyện thở đối với giống loài động vật đã được trang bị tư duy. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng kiếm ăn có nhiều cách, và không phải từ công cuộc tìm kiếm thức ăn nào cũng (trực tiếp) nảy ra đòi hỏi đến luyện thở, mà chúng ta cho rằng, (hoàn toàn tự nhiên thôi!) chỉ có thể là từ công cuộc kiếm ăn mang tính thường xuyên trong môi trường nước, phải bơi lội, lặn hụp "càng dài hơi càng tốt", nhất là trong tiết lạnh. Với suy đoán đó, cộng với thực trạng phân bố khí công ngày nay về mặt khu vực địa lý, và thêm cả những ý kiến mới đây của nhiều nhà khảo cổ học về cội nguồn văn minh nhân loại, thì hoàn toàn có khả năng sự luyện thở đã là một "thuật" có tính phổ biến đối với cư dân sinh sống ở những vùng duyên hải, nhất là tại các cửa sông, thuộc nền văn minh Hòa Bình. (Theo Wikipedia, Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Nền văn minh này từng tồn tại trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ XX. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là ông Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solhiem II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau...Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hồng Công, Higham ở Niu Dilân, Pookajorn ở Thái Lan đều thống nhất quan điểm, vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á- Nam Đảo. Và mới đây, Oppenheimer còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà- Trung Đông, mang theo kinh nghiệm trồng trọt, làm đồ gốm và sự tích Đại Hồng Thủy).
Tóm lại, cách nay trên dưới 10.000 năm, từ cuộc mưu sinh gắn liền với môi trường nước của cư dân Đông Nam - Châu Á, vấn đề luyện thở tự nhiên được đặt ra và dần được đúc kết thành "Thuật luyện thở". Lúc đầu, thuật luyện thở chỉ nhằm mục đích duy nhất là điều tiết hơi thở (điều tức) sao cho nhịn thở được lâu (bế tức) để tăng sức bền bỉ, qua đó làm tăng khả năng hoạt động mưu sinh trong môi trường nước. Dần dà, trong quá trình luyện khí ấy, con người cảm nhận được sự xuất hiện và lan tỏa thứ gọi là "khí" trong cơ thể cũng như mối quan hệ gắn bó giữa vận động luân chuyển của khí và sức khỏe. Trên nền tảng đó, khí công nguyên thủy ra đời như một bước phát triển quan trọng của thuật luyện thở, có vai trò sâu rộng hơn - một phương pháp thực hành đặc thù, căn cốt, độc đáo và vi diệu nhằm dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần (cả thân lẫn tâm). Kế thừa gắn liền với sáng tạo, Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã đưa khí công nguyên thủy lên một trình độ mới, "bài bản" và "chuyên môn" hơn nữa, sâu rộng hơn nữa, thành phương thức rèn luyện đạt tới kiện toàn thân-tâm và hơn nữa là đạt Đạo. Có thể coi Bản kinh Âm Phù là "đại diện chính thức" cho "cái gốc", đồng thời là "cột mốc xuất phát" của lịch sử hình thành và phát triển của khí công cũng như của thiền ngày nay(?).
* * *
12b
Suy đoán như trên của chúng ta về lịch sử khí công thì... không sao cả(!) vì cho đến nay, lịch sử "có tư cách" chính thức về khí công còn rất mập mờ, chưa ai chỉ ra được một cách dứt khoát và cụ thể nguyên nhân ra đời cũng như nguồn gốc xuất phát của nó. Tuy nhiên về lịch sử thiền thì sự suy đoán của chúng ta hoàn toàn xung khắc, trái ngược với quan niệm của đại đa số các học giả hiện nay. Theo họ, Đức Phật Thích Ca là người sáng tạo ra cách thức thiền tu nhập định, đóng vai trò chủ yếu và quyết định cho việc luyện tâm, khai phóng thần trí đạt đến khả năng trực tiếp nhận thức được chân lý (giác ngộ!), tiếp cận được cảnh giới tuyệt đối chân thực của thế gian (cõi Niết Bàn), từ đó mà giải thoát khỏi khổ đau. Đó là sự sáng tạo trên cơ sở kế thừa phương thức rèn luyện thân-tâm có tên gọi là Yoga đã tồn tại từ trước của Ấn Độ cổ đại. Vậy, Yoga là gì?
Theo Hoàng Thị Thơ (Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Đức Phật Thích Ca
"lúc khởi đầu sự nghiệp tu tập đã theo học Yoga của hai đạo sĩ Bàlamôn là Kalama và Udraka Ramaputra. Nhiều sử liệu cũng cho biết rằng, đương thời, Đức Phật thực hành Yoga để tìm kiếm khả năng điều thân và điều tâm bằng luyện khí, đó là một kỹ năng tu luyện phổ biến của hầu hết các tôn giáo Ấn Độ. Bản thân Đức Phật cũng thực hiện phép tu Yoga một cách nghiêm ngặt trong quá trình giác ngộ. Cuộc đời tìm đạo, đắc đạo và truyền đạo của Đức Phật luôn gắn liền với hình ảnh và tinh thần tu luyện điển hình của Phật giáo là “Thiền”. Thực ra “Thiền” (Dhyana) là một khái niệm, một phép tu quan trọng trong các phép tu luyện của Yoga và nó đã được Đức Phật chọn làm phương pháp đặc trưng tu dưỡng thân - tâm của riêng Phật Giáo. Sự lựa chọn “Thiền” của Đức Phật phản ánh sự kế thừa có lựa chọn truyền thống tu dưỡng tâm linh của Ấn Độ cổ theo khuynh hướng coi trọng trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ hướng nội. Bởi vì, Thiền của Phật Giáo chú trọng mục đích giác ngộ (ngộ) và không hoàn toàn giống Yoga lấy rèn luyện công năng siêu phàm làm trọng. Do vậy, Thiền (Dhyana) của Phật giáo có một nội hàm riêng trong hệ lý luận nhận thức và giải thoát của Phật Giáo nguyên thuỷ. Từ đây, Thiền không còn hoàn toàn giống với Yoga truyền thống của Bàlamôn Giáo".Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia:
"thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dưới một cái ách, điều ngự, cột thắt lại, chuẩn bị, chuyên chú. Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình, điều hoà chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh. Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga, tu luyện Yoga tâm thức là Raja yoga. (...). Thuật ngữ Yoga rất cổ. Trong những bộ Áo nghĩa thư ( . upanishad) quan trọng nhất người ta tìm thấy các miêu tả phương pháp tập trung và thiền định".Cũng theo Wikipedia:
"Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê ( . patañjali, tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ du-già kinh ( . yogasūtra), khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với Triết học số luận ( . sāṃkhya) đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lí thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này là, phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. īśvara). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến giải thoát. (...). Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga".Dù có những dị biệt nhất định thì nói chung, quan niệm hiện nay về lịch sử yoga và thiền là như thế. Rõ ràng, quan niệm như thế là thiếu hợp lý, vì nếu xét về mặt yếu lĩnh tu tập thì thiền vẫn thuộc về yoga, là bộ phận hợp thành không thể tách rời được của yoga, nên chỉ có thể là một "cải biên" mang tính hình thức của Raja yoga, và do đó không thể coi Đức Phật Thích Ca là người sáng lập ra phương thức thiền mà chỉ là người ứng dụng Raja yoga một cách sáng tạo (về hình thức), nếu có, trong thực hành "tu tâm, ngộ đạo" của mình. Còn nếu đúng thực Đức Phật Thích Ca là người chính thức sáng lập ra thiền thì phải cho rằng thiền không có nguồn gốc (trực tiếp) từ yoga mà từ một "thứ" khác "rất gần" với yoga, và chính yoga mới là "kẻ" đã tiếp thu thiền để hoàn thiện mình. Cần thấy rằng, lịch sử văn hóa thời tiền-sơ sử trước khi có chữ viết là lịch sử truyền khẩu. Chỉ khi xuất hiện chữ viết và cùng "đồng cam cộng khổ" với quá trình chuyển hóa, phát triển dài lâu đến phong phú, hoàn thiện của chữ viết, lịch sử truyền khẩu ấy mới được san định để có nội dung như ngày nay. Việc san định đó cũng là một quá trình "sưu tầm và biên soạn" dài lâu, có tính lặp đi lặp lại, từ sơ sài đến phong phú, từ giản đơn đến phức tạp, phải qua tay nhiều người, nhiều thế hệ, với nhiều "tầm" nhận thức cũng như nhiều hướng định kiến thị phi khác nhau, cho nên chắc chắn đã bị "lũng đoạn", làm cho "tam sao thất bổn" bởi tính chủ quan, duy ý chí, thậm chí là cả sự cố ý thiên vị. Ngay thời điểm ra đời của Đức Phật Thích Ca mà Phật Giáo ngày nay khẳng định thực ra cũng có vấn đề. Không ít người cho rằng thời gian đó đã bị nâng khống. Nếu dựa theo bộ Tam Tạng Kinh được sưu tập vào khoảng hai, ba trăm năm sau khi Đức Phật nhập tịch, thì Đức Phật sinh vào ngày rằm tháng tư năm 573 TCN (có sách cho là năm 563 TCN). Nhưng theo kết quả nghiên cứu của giáo sư K.T.S. Sarao, trưởng khoa Phật học-Đại học Delli (trong "The Origin and Nature of Ancient Indian Buddhism", K.T.S.Sarao, Easten Book Linkers, Indological Publishers & Booksellers, Delhi, India, 1998), thì Đức Phật chỉ có thể chào đời trong khoảng những năm 477-397 TCN. Trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên (bộ sách ghi chép lịch sử được các học giả đời sau đánh giá là đáng tin cậy nhất về các sự kiện và nhân vật thời Tiên-Tần), tiểu sử của Khổng Tử được viết tỉ mỉ và rõ ràng hơn rất nhiều lần so với tiểu sử của các bậc hiền triết khác. Theo đó, Khổng Tử sinh vào năm 551 TCN. Vì tiểu sử Khổng Tử có gắn liền với nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử của một giai đoạn vận động xã hội tương đối xác thực được, đóng vai trò đối chứng, nên nếu năm sinh đó không đúng thì sai lệch cũng không đáng kể so với sự thực. Cũng theo tiểu sử Khổng Tử và một số ghi chép sử khác thì có thể suy ra được Lão Tử phải lớn hơn Khổng Tử hàng chục tuổi. Nếu kết luận nêu trên của Sarao đúng (dù sao một kết luận có cơ sở khoa học vẫn đáng tin hơn một nhận định không có bằng chứng!) thì phải cho rằng Đức Phật sinh sau Lão Tử không thể ít hơn 100 năm, và thậm chí, nếu xem xét đến cả "nét đặc trưng" trong nhận thức luận về xã hội-nhân sinh, thì còn có thể "bình tĩnh" đưa ra giả định: Đạo Gia là nguồn gốc phát sinh ra Đạo Phật (tương tự như "Đạo Abraham" là nguồn gốc phát sinh ra Đạo Do Thái vậy)...
Đó là một giả định cực kỳ "ngang ngược" mà bàn dân thiên hạ khó lòng chấp nhận được. Cứ nghĩ đến cảnh rồi đây bị cả thế giới Phật Giáo lên án, ruồng bỏ, chúng ta buồn thật buồn, và ngay lúc này đây, cái cảm giác lẻ loi, cô độc đã nổi lên ngập lụt tâm can. Nhưng biết làm sao được khi mục đích duy nhất và xuyên suốt của cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện này cũng chính là ước mong của Đức Phật: góp phần tìm cửa mở nhằm giũ bỏ mê lầm, giải thoát khỏi vô minh!? Nghĩ lại, chúng ta lại yên lòng! Nếu chúng ta đúng, thì Đạo Phật có được cơ hội, với cái tâm vô chấp, vui vẻ sửa lại mình cho minh bạch hơn. Còn nếu chúng ta sai lầm, thì cũng như một phản biện tốt giúp cho lịch sử của Đạo Phật thêm chắc chắn và sáng ngời hơn nữa. Đằng nào cũng...có ích cả! Vậy thì chúng ta hãy tiếp tục câu chuyện của mình, một câu chuyện chưa biết thực hư ra sao, có thể chỉ là hoang đường trong hiện thực, nghĩa là hiện thực trong hoang đường, hoặc cũng có thể là hiện thực trong hiện thực, nghĩa là hoang đường trong hoang đường!!!
Một cách tuyệt đối, mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên (trong hiện thực nói riêng và thực tại nói chung!) đều hợp lý (còn hợp đức hay không là do con người định đoạt theo quan niệm và qui ước của mình!), vì đều không vi phạm qui luật tự nhiên, nghĩa là đều thỏa mãn qui luật, phục tùng qui luật và do đó, bản thân chúng cũng mang tính qui luật. Quá trình phát triển văn minh của loài người cũng vậy thôi. Theo nguyên lý nhân-quả, quá trình đó phải có một cội nguồn xuất phát. Chắc rằng trong hiện thực lịch sử, không thể nào xác định được một cách dứt khoát "cột mốc" cụ thể đánh dấu sự ra đời của văn minh, nhưng có thể dứt khoát rằng căn nguyên tối hậu của nó chính là sự đấu tranh sinh tồn trong thế giới sinh vật. Có thể nói đấu tranh sinh tồn là qui luật cơ bản nhất của giới hữu sinh, và không có đấu tranh sinh tồn thì không có quá trình tiến hóa thích nghi. Chính trong quá trình tiến hóa thích nghi ấy, xuất hiện giống loài (người) biết tư duy trừu tượng, để rồi thông qua sự vận động của tư duy trừu tượng mà hình thành nên quá trình phát triển văn minh. Chức năng, nhiệm vụ và đồng thời cũng là mục đích nguyên thủy, cơ bản, chủ yếu của tư duy trừu tượng là trên cơ sở quan sát và nhận biết trực giác hiện thực mà tìm hiểu và tăng cường tìm hiểu ngày càng sâu rộng về tự nhiên để học hỏi, bắt chước tự nhiên rồi tiếp theo là thực hành sáng tạo nhằm tăng cường thích nghi, tăng cường khả năng mưu sinh, đồng thời qua đó mà cũng nâng trình độ sinh tồn, mức sống của loài người nói chung lên ngày một cao. Một cách sâu xa, nhờ cái đặc tính ấy của tư duy trừu tượng mà loài người tiếp cận được phương thức sinh tồn ổn định nhất, đảm bảo nhất cho cuộc sống con người và vào buổi đầu đã đóng vai trò một "cú hích" quyết định làm đột khởi tốc độ phát triển văn minh, đó là lối sống định cư lâu dài gắn liền với việc lấy trồng trọt-chăn nuôi làm sinh kế chủ đạo. Định cư là lối sống tối ưu và luôn được ưu tiên (tự phát!) lựa chọn ở mọi giống loài sinh vật khi điều kiện thiên nhiên cho phép. Ở loài người cũng luôn tồn tại xu thế tự nhiên đó. Nhờ có tư duy trừu tượng mà con người có khả năng chủ động một cách tích cực triển khai lối sống định cư lâu dài trong hiện thực. Tuy nhiên, việc phát hiện ra cách kiếm ăn bằng trồng trọt-chăn nuôi đơn thuần vẫn chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ giúp cho con người có thể sống định cư lâu dài. Nhân tố cực kỳ quan trọng, có tính thiết yếu, mang ý nghĩa tạo ra cuộc cách mạng về "tập quán" sinh sống ở loài người nói chung, chính là việc phát hiện ra một thứ cây (được gọi là cây lương thực, cụ thể là cây lúa, cây ngô...) dễ trồng, có thể trồng đại trà, thời gian thu hoạch ngắn mà lại có khả năng cung ứng được lượng thức ăn dồi dào, không những đáp ứng được nhu cầu về miếng ăn trong hiện tại cho bản thân con người, mà còn được dùng để chăn nuôi, và hơn nữa là có thể tích lũy, dự trữ nhằm phục vụ cho sinh kế lâu dài. Nhờ phát hiện ra cây lúa (hoặc cây ngô) mà loài người nói chung chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng từ lối sống du cư, lấy săn bắt- hái lượm đầy tính thụ động, lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên làm phương kế mưu sinh chủ yếu sang lối sống định cư lâu dài, lấy trồng trọt (cây lương thực)-chăn nuôi (gia súc) có tính chủ động cao, bớt hẳn sự lệ thuộc vào thiên nhiên, làm phương kế mưu sinh chủ yếu. Sự chuyển biến về lối sống có tính bước ngoặt đó đã là tiền đề cơ bản làm xuất hiện những khu vực sống tập trung dân cư ổn định với số lượng cá thể đông đảo và mật độ cao hơn hẳn thời đại trước đó, tạo điều kiện ra đời (một cách tất yếu!) sự tồn sinh theo hình thái cộng đồng xã hội ở loài người cùng với những bước tiến "ngày càng thoăn thoắt và chắc nịch" trong cuộc hành trình phát triển văn minh của mình. Tuy nhiên, cần thấy rằng, không phải việc phát hiện ra cây lương thực tự dưng xảy ra đồng thời tại mọi khu vực có con người sinh sống. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố về địa hình, khí hậu thiên nhiên và gồm cả yếu tố ngẫu nhiên mà sự phát hiện ra cây lương thực, hơn nữa là "thấy được" khả năng tiềm tàng lớn lao của nó trong vai trò cung ứng miếng ăn, chỉ có thể xảy ra tại một khu vực nhất định, sau đó mới lần lượt được biết đến ở các khu vực khác trên thế giới. Cũng chính lực lượng dân cư tại khu vực đầu tiên phát hiện ra cây lương thực đó đã (có thể là tự phát) thực hiện cuộc cách mạng xây dựng nên một lối, một cách thức sống hoàn toàn mới, chưa từng có trên Trái Đất trước đó, đó là trên một địa bàn tương đối xác định, tự tạo và duy trì nguồn thức ăn một cách chủ động cho mình, hay tạm gọi là "sống tự cung tự cấp bằng trồng trọt-chăn nuôi mang tính nông nghiệp", và sau một quá trình phát triển-củng cố nữa, sẽ tạo dựng nên một "hiện thực" dẫn tới khái niệm "nền nông nghiệp nguyên thủy". Nhờ có lối sống định cư trồng trọt-chăn nuôi nông nghiệp mà ở khu vực đó, lượng thức ăn trở nên dồi dào trong khi phần lớn thời gian và sức lực của con người dùng cho cuộc kiếm miếng ăn so với thời sống bằng săn bắt-hái lượm, được giải phóng, tạo điều kiện tăng cường những hoạt động tinh thần trên mọi lĩnh vực mang tính sáng tạo như nhận thức tự nhiên, nghiên cứu chế tác công cụ, phát triển văn hóa-nghệ thuật,..., qua đó mà văn minh được thúc đẩy nhanh chóng lên một cao trình mới, vượt trội hơn hẳn trình độ văn minh đương thời ở các khu vực khác. Trên một bình diện quan sát và qui ước hợp lý nhất định, có thể cho rằng thời điểm xuất hiện lần đầu tiên trong hiện thực, tại một khu vực nào đó trên Trái Đất, một quần thể người sống định cư lâu dài chủ yếu bằng trồng trọt (cây lương thực) và chăn nuôi (súc vật) ở trình độ đã sơ khởi mang tính "bán" canh tác nông nghiệp, chính là cột mốc thời gian đánh dấu sự thoát ly (tương đối) "chính thức" của loài người ra khỏi thế giới động vật, đồng thời cũng đánh dấu sự khai sinh ra lịch sử xã hội loài người (chứ không phải lịch sử loài người!), và cái gọi là "nền bán nông nghiệp nguyên thủy" đó cũng chính là nền văn minh đầu tiên của nhân loại với tên (tạm) gọi là "Nền văn minh trồng trọt-chăn nuôi (bán) nông nghiệp nguyên thủy". Đây là nền văn minh cội nguồn, căn cốt, không trực tiếp thì cũng gián tiếp làm phát sinh ra các nền văn minh cổ đại, bởi vì lịch sử loài người đã chỉ ra rằng, sự lan tỏa văn minh trong một thời đại, như một mặc định hàm chứa nguyên lý (nào đó?) của tự nhiên, luôn có hướng "ưu tiên lựa chọn" mang tính nổi trội, lấn át, bao giờ cũng là từ khu vực có trình độ văn minh cao hơn đến khu vực có trình độ văn minh thấp hơn...
Hoang tưởng bạt mạng và "ní nuận" huyên thuyên một hồi rồi cũng đến được bến bờ mà chúng ta muốn!
Những nghiên cứu gần đây trong khảo cổ học, nhân học, di truyền học, cũng như ý kiến một số nhà khoa học mà tiêu biểu là Oppenheimer đã dẫn đến kết luận: "cái nôi" của nền văn minh nhân loại là vùng Đông-Nam Châu Á. Kết luận đó đầy sức thuyết phục chúng ta, và chúng ta hoàn toàn đồng thuận, nghĩa là chúng ta cho rằng, nếu không phải Văn minh Hòa Bình, thì trước đó và đâu đó trong khu vực Đông-Nam Châu Á, đã từng tồn tại một nền văn minh (tạm gọi là) Gỗ-Đá, đã manh nha (!) hình thức nông-ngư nghiệp nguyên thủy (với có thể cây ngô (!???) đã được chọn làm cây lương thực chủ đạo!!!), thực sự nổi bật (nhưng đột ngột biến mất (cùng với giống cây ngô!) do đại họa thiên tai nào đó), đóng vai trò định hướng, mở đường cho các nền văn minh cổ đại sau này (kể cả nền văn minh cổ đại Châu Mỹ, nơi còn bảo lưu được cây ngô!). Từ nhận định đang ở tình trạng "chân trong chân ngoài" vòng giả định và có tính "hung bạo" này, tiếp theo, chúng ta sẽ trình ra một giả thuyết mới còn "hung bạo"hơn nhiều.
Sau đại nạn Hồng Thủy, về mặt thực thể, nền văn minh Gỗ-Đá hầu như biến mất hoàn toàn cùng với đại đa số dân cư của nó. Về mặt tinh thần, dù có vẻ cũng tương tự, cái khối gồm những "đỉnh cao" tinh hoa tri thức mà nền văn minh ấy đúc kết được, nhưng chưa kịp lan tỏa, đều tan thành mây khói, thì vẫn còn lại cái phần "nền tảng đặc trưng cơ bản" của nó (có thể không nhiều và cũng chỉ dưới dạng "ý niệm định hướng", "quan niệm chung chung", "nhận thức cơ sở"...), và cùng với "nỗi ám ảnh kinh hoàng về thảm nạn hủy diệt Đại Hồng Thủy" tồn tại "mãi" trong trí não, thành ký ức dài lâu của số cư dân "tàn dư" còn sống sót sau đại nạn, thuộc (những) "vùng ven", "vùng xa" của khu vực "trung tâm văn minh". Sự mất đi đột ngột của một nền văn minh (bắt đầu bước vào thời kỳ định hình hóa sự canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp cùng với giống cây lương thực của nó) đang thời kỳ phát triển và chưa kịp lan tỏa mạnh mẽ ra xung quanh, đã lập tức làm cho toàn bộ dân cư còn sót lại ở khu vực Đông-Nam Châu Á trở về rất gần với lối sống của "thời hồng hoang xưa kia", hay nói đúng hơn là hầu như "trở lại" bình độ chung của văn minh thế giới, cũng có nghĩa là (hầu như!) sự săn bắt-hái lượm lại "vươn lên" đóng vai trò làm phương thức mưu sinh chủ yếu. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, sự phát triển văn minh trong khu vực vẫn tiếp tục từ bình độ và theo định hướng của "phần" nền tảng còn bảo tồn được của nền văn minh Gỗ-Đá. (Đó là tưởng tượng có thể tin được vì giả dụ ngay lúc này toàn bộ thế giới văn minh đột nhiên biến mất thì đồng thời những bộ tộc sống hoang dã trong rừng rú Châu Phi cũng lập tức trở về với đời sống "rất gần" thời nguyên thủy, nhưng từ đó, sự phát triển văn minh của loài người, không phải lại "chập chững" với những bước đi đầu tiên nữa, mà trên bình độ văn minh những bộ tộc đó đã tiếp thu được, nhận thức được từ nền văn minh của thế kỷ XXI!). Có thể vì vậy mà dù giống cây lương thực chủ yếu (phải chăng là cây ngô?) đã mất đi cùng với nền văn minh Gỗ-Đá bởi đại họa, thì nhờ hình ảnh về "chủng loại thức ăn gọi là lương thực" vẫn còn được lưu giữ trong ký ức, nên việc tạo ra cái ăn bằng trồng trọt-chăn nuôi vẫn được triển khai ở một mức độ nhất định, trong tình trạng cố gắng nhưng "được chăng hay chớ", và giống như một sự duy trì nhằm "đợi chờ cơ hội"...
Tiếp tục mường tượng (trong hoang tưởng!), đại thiên tai nước-lửa Hồng Thủy mãnh liệt tới mức có tầm ảnh hưởng toàn cầu, không những tàn sát sinh linh mà còn làm biến dạng địa hình khu vực Đông-Nam Châu Á, triệt phá nghiêm trọng môi trường sinh thái ở đó. Thế nhưng sau cuộc bạo tàn đó, sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng "bày ra" một môi trường sinh thái mới đầy hứa hẹn cho sự phục sinh sinh vật mạnh mẽ tại (những) miền duyên hải của Đông-Nam Châu Á, tạo điều kiện tăng trưởng nhanh chóng lực lượng dân cư (nhờ sinh đẻ tự nhiên và sự hội tụ "trở về" từ các nơi ở "sâu" hơn trong lục địa)-một trong hai yếu tố tiền đề cơ bản thúc đẩy tốc độ phát triển văn minh. Nhưng còn phải chờ đợi vì yếu tố kia, như chúng ta đã suy đoán, là loại cây đáp ứng đủ "tiêu chuẩn" để đóng vai trò cung ứng lương thực chủ yếu (như cây ngô (?) "trước kia"!!!), vẫn chưa xuất hiện. Bản thân Trái Đất luôn vận động theo cách mà Tự Nhiên qui định cho nó, và theo cách đó là có tính xoay vần, nghĩa là lặp đi lặp lại "có vẻ" chu kỳ chứ không hẳn đúng chu kỳ vì không lặp lại nguyên si. Đương nhiên, mọi vùng, miền của Trái Đất nói chung và (những) địa bàn duyên hải thuộc Đông-Nam Châu Á nói riêng, cũng phải xoay vần theo vận động Trái Đất. Khảo cổ học cho thấy (ở đây chỉ xem xét trong phạm vi khu vực Đông-Nam Châu Á và cũng chỉ trong khoảng thời gian từ sau Đại Hồng Thủy đến nay), hiện tượng nước biển dâng-hạ (cũng hay dùng hợp ngữ "tiến-lui") là có tính tuần hoàn. Sự vận động mang tính tuần hoàn đó hiển nhiên làm cho các miền duyên hải trong khu vực biến thiên về hình dạng, diện tích, khí hậu..., và nhất là "di dời" vị trí theo hướng khi thì "lấn vào" lục địa khi thì "lấn ra" biển, một cách "xoay vần". Chúng ta suy đoán rằng, sự vận động biến thiên đó đã tác động đến quá trình tiến hóa-thích nghi sinh vật và làm xuất hiện trên địa bàn duyên hải thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay một loài cỏ (sau này được gọi là "lúa ma", nhưng phổ biến hơn là "lúa nước") có sức sống dẻo dai, có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, và đối vói con người thì đã tiềm tàng hội đủ yếu tố để đóng vai trò cây cung ứng lương thực chủ yếu.
Chính sự phát hiện ra chức năng cung ứng lương thực của cây lúa nước và chọn nó làm cây lương thực chủ yếu đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của cư dân nguyên thủy trên địa bàn thuộc Việt Nam ngày nay, từ đó "nhanh chóng" xuất hiện nền văn minh Hòa Bình, còn được gọi là nền văn minh Lúa Nước, hay theo cách đặt tên của chúng ta: nền văn minh nông-ngư nghiệp nguyên thủy Hòa Bình. Đó, theo không ít người nhận định và chúng ta tin theo, là nền văn minh vượt trội hẳn, nổi bật nhất thế giới trong thời của nó, do đó mà cũng mang ý nghĩa là nền văn minh duy nhất đầu tiên của nhân loại sau Đại Hồng Thủy. (Có thể hình dung thêm rằng vào khoảng thời gian đó, tại các khu vực khác trên thế giới, từ cơ sở văn minh có tính "tàn dư" của nền văn minh Gỗ-Đá, cũng có những bước tăng tiến văn minh nhưng chậm chạp, hầu như "dậm chân tại chỗ". Nhờ có sự lan tỏa văn minh tự nhiên mà cư dân ở những khu vực đó tiếp thu được những tinh hoa của văn minh Hòa Bình, để rồi đến lượt một vài khu vực có những bước phát triển vượt bậc, nổi lên thành những nền văn minh tồn tại hầu như đồng thời của nhân loại. Nói thêm cho rõ, đã có những luồng ý kiến tương đối khác nhau trong định ước về niên đại cũng như khu vực tồn tại của nền văn minh Hòa Bình. Theo thiển ý của chúng ta, nếu qui ước niên đại của văn minh Hòa Bình là khoảng thời gian "trọn gói" quá trình nông nghiệp hóa, bắt đầu từ lúc con người chấp nhận lấy cây lúa nước làm nguồn lương thực chủ đạo cho đến thời điểm đa số dân cư khu vực đã nghiêng hẳn sang lối sống quần cư-định cư lâu dài, trồng trọt chuyên canh cây lúa nước, hay có thể nói là lối sống đã thể hiện tương đối rõ ràng tính xã hội và chủ động tự cung tự cấp lương thực-thực phẩm (sự sản xuất nông nghiệp), thì thời gian tồn tại của văn minh Hòa Bình ước chừng là 10000 năm, và thời đoạn tồn tại văn hóa Phùng Nguyên được chọn là "cột mốc" đánh dấu sự kết thúc của nó. Còn về mặt không gian tồn tại thì khu vực xuất hiện và đồng thời cũng đóng vai trò trung tâm lan tỏa đầu tiên của văn minh Hòa Bình, như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, là ở vùng trung du Miền Bắc-Việt Nam (và vào giai đoạn cuối có thể phạm vi của trung tâm ấy đã mở rộng, bao gồm Trung-Bắc Việt Nam và một phần của Nam Trung Quốc ngày nay). Mặt khác, chúng ta còn phỏng đoán rằng, do những đòi hỏi "sát sườn" phát sinh ra từ quá trình sử dụng và chế biến thức ăn có nguồn gốc thực vật (rau, củ, quả, hạt) với hạt lúa dần đóng vai trò chủ đạo mà cư dân Hòa Bình chính là những người tiên phong sáng tạo ra đồ gốm (trên cơ sở đồ đất sét?!!!), hơn nữa là cả đồ đồng, và văn hóa Phùng Nguyên (hoặc trung tâm văn hóa nào đó cùng thời và tương tự văn hóa Phùng Nguyên) chính là "cầu nối" giữa văn minh Hòa Bình (thời đại Đá-Gốm) và văn minh kế tục nó là văn minh Đông Sơn (thời đại Gốm-Đồng)-một nền văn minh hết sức rực rỡ và còn ẩn chứa nhiều điều huyền bí cho đến tận ngày nay).
Lịch sử sinh tồn của loài người nói chung và của cư dân vùng Đông-Nam Châu Á nói riêng, trong suốt thời nguyên thủy-tiền sử-cổ đại (và ở những mức độ nhất định nào đó có thể cho là cả thời trung-cận đại), do chịu nhiều yếu tố tự phát tác động mà con người "không hề hay biết" vì hầu như chưa nhận thức được (chẳng hạn như sự tiến-lui của biển, sự biến đổi "bất thường" về thời tiết-khí hậu, sự tăng giảm gia tốc về dân số...), nên đã là một tiến trình "đậm nét" hồn nhiên gồm các thời đoạn thịnh vượng và suy tàn kế tiếp nhau. Gắn liền với tiến trình đó là quá trình hội tụ và phát tán dân cư của khu vực mà đối với những khu vực có trình độ văn minh nổi trội, nổi bật, đóng vai trò là trung tâm văn minh thì hiện tượng lan tỏa dân cư (sau thời kỳ sung túc-trong thời kỳ "đói kém") là có tính "áp đảo", lấn át rõ rệt, và tất nhiên cùng với sự lan tỏa dân cư là sự lan tỏa văn minh. Chúng ta cho rằng, nếu thực sự đã từng tồn tại nền văn minh Gỗ-Đá như mường tượng ở trên, thì bắt đầu từ lúc nó xuất hiện, hoặc thậm chí còn lâu hơn nhiều trong quá khứ cho đến khoảng cuối thời được gọi là Tiền Triều Đại (khoảng 3000 năm TCN) trong lịch sử văn minh Ai Cập cổ đại, hướng ưu tiên lan tỏa văn minh ra khắp thế giới (đến cả Châu Mỹ!) hầu như không đổi (tuy mức độ có thể là giảm dần), mà khu vực trung tâm đóng vai trò gốc xuất phát là Đông-Nam Châu Á.
Có lẽ, nhờ có lối sống lấy hoạt động nông-ngư nghiệp đã định hình trồng trọt chuyên canh và chăn nuôi súc vật đã được thuần hóa trong việc kiếm ăn làm phương thức sinh tồn thiết yếu, đồng thời cũng nhờ hoạt động tư duy sáng tạo được tăng cường bởi phần trí lực và thời gian đã được giải phóng khỏi công việc kiếm ăn trực tiếp hàng ngày mà, nói chung, thời kỳ phát triển đột khởi nhất, thịnh vượng nhất, rực rỡ nhất của nền văn minh nguyên thủy-tiền sử Đông-Nam Châu Á, với khu trung tâm gồm Bắc Việt Nam- Cực Nam Trung Quốc, là thời đoạn hậu kỳ Hòa Bình- tiền kỳ Đông Sơn, tức từ khoảng trên dưới 8000 năm TCN đến khoảng 1000 năm TCN. Cũng vì thế mà trong suốt thời kỳ này đã có một quá trình lan tỏa văn minh mạnh mẽ từ Bắc Việt Nam - một phần Nam Trung quốc ngày nay ra hầu khắp Châu Á. Mặt khác, theo chúng ta ước đoán, trong thời đại tồn tại của nền văn minh Đông-Nam Á cổ xưa đó, không những "Thuật luyện thở" đã được định hình về cơ bản như một cách thức tập luyện có thêm chức năng dưỡng sinh, mà trên cơ sở quan niệm (tạm gọi là "duy linh") về thế giới (tức là tin vào sự tồn tại của (những) "thực thể tinh thần" thiêng liêng, của vong hồn, của "thế giới bên kia", tin vào sự tác động lợi-hại của các lực lượng siêu nhiên đến chu trình chuyển hóa của thiên nhiên, đến quá trình sinh tồn của con người...), còn làm xuất hiện (dưới dạng manh nha?) tín ngưỡng phồn thực với không ít những hoạt động văn hóa mang tính phong tục tập quán, như tùy táng đồ vật theo người chết, thờ tổ tiên, cúng tế thần linh...Và rồi, theo dòng lan tỏa văn minh vĩ đại, thuật luyện thở và cả cái quan niệm phồn thực đầy màu sắc tín ngưỡng ấy được truyền bá ngày một sâu vào Châu Á lục địa. Nói riêng về thuật luyện thở, ở Trung Quốc nó được "nhào nặn", sáng tạo thêm và mang tên mới là "khí công"(nguyên thủy), ở Ấn Độ cũng vậy và mang tên mới là "yoga"(nguyên thủy).
Vì thiền xuất hiện không phải do đòi hỏi sát sườn của đời sống con người cho nên có thể suy đoán rằng, trong nội dung của khí công và yoga ở dạng nguyên thủy chưa có thiền. Nếu tổng hợp một cách có "định hướng" từ những văn tự lịch sử còn lưu lại về Đạo Gia và toàn bộ luận thuyết của nó về tự nhiên-xã hội mà nội dung trung tâm, đóng vai trò cốt lõi là "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử, thì có lẽ nghe cũng "bùi tai" khi rút ra kết luận rằng, chính Đạo Gia, trên cơ sở quan niệm hết sức linh động (do đó mà đạt được tối đa tính khách quan, tính chân lý) về Thực Tại (Đạo, Tự Nhiên Tồn Tại), đã lần đầu tiên trong nhận thức con người, khám phá ra đặc tính siêu hình, bất toàn của khái niệm (chúng ta cho rằng sự khám phá này đã là tiền đề khai sinh ra Biện Gia phái (triết học biện giải}thời Bách Gia Chư Tử). Sự thể hiện của một tồn tại nói riêng hay cả Tồn Tại nói chung trước quan sát-nhận thức là có tính "nước đôi", nghĩa là có tính thể hiện đồng thời hai hay nhiều mặt, tính cách,...tương phản nhau và tùy thuộc vào góc độ, bình diện, tầm mức cũng như sự qui ước chủ quan mà chủ thể quan sát-nhận thức chỉ "thấy" được, "đánh giá" được hoặc thế này hoặc thế khác. Chẳng hạn, qua nhiều thực nghiệm mà vật lý học rút ra kết luận ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt, nhưng trong một thực nghiệm và quan sát nhất định thì ánh sáng chỉ thể hiện tính sóng hoặc tính hạt chứ không thể cả hai, và như thế, dù có thể đã "cảm thức" được nhưng không thể nào "nói ra" cho tường tận được ánh sáng là gì, có tính hạt, sóng hay cả hai, nghĩa là không thể "siêu hình" nó, định nghĩa nó theo cách "khẳng định một chiều", mà không "vấp" mâu thuẫn với cảm giác đã như mặc định trong tâm trí con người. Ví dụ dễ hiểu hơn: một hệ quan sát trạng thái chuyển động của một vật, trong một thời khắc nhất định chỉ có thể đưa ra một kết luận duy nhất, vật đó hoặc là đang chuyển động hoặc là đang đứng yên, chứ không thể đưa ra kết luận rằng vật đó đồng thời đang đứng yên mà cũng đang chuyển động, và điều quan trọng nhất ở đây là kết luận mà hệ đó rút ra từ quan sát chỉ có thể đúng "một cách chủ quan" cho bản thân hệ đó thôi, vì thực sự khách quan là không thể xác định tuyệt đối được trạng thái vận động của một vật. Lão Tử và tiếp nối là các hiền triết Đạo Gia đã "cảm nhận" được cái bản chất huyền diệu, "không thể nắm bắt được" ấy của Tự Nhiên Tồn Tại, cái mà họ "không biết tên nó là gì, tạm gọi là Đạo vậy", và cho rằng không thể "nói ra" một cách chính xác được, nghĩa là không thể diễn tả tỏ tường được trên cơ sở ngôn ngữ, khái niệm. Tuy nhiên, không "nói ra" được không có nghĩa là không thể nhận biết được Đạo. Chính Lão Tử đã chỉ ra rằng giữ cho tinh thần "cực hư, cực tĩnh" thì sẽ "thấy được" Đạo. Nhưng bằng cách nào có được trạng thái tinh thần "cực hư, cực tĩnh"? Chắc rằng câu hỏi đó cũng chính là đòi hỏi nảy sinh ra trong thực tế quá trình nhận thức, truyền thụ về Đạo, và trên nền tảng tu luyện thân-tâm nhằm dưỡng sinh theo phương thức khí công có sẵn, các hiền triết Đạo Gia đã sáng tạo ra "bộ môn" thiền, giành riêng cho luyện thức tu thần với chủ đích có được trạng thái trí huệ về thần thức để "ngộ Đạo"...
Như đã trình bày ở trên, lịch sử vận động "tự thân" của một xã hội dân cư là gồm những thời đoạn thịnh và suy kế tiếp nhau, hết thịnh thì đến suy, hết suy thì đến thịnh. Quá trình chuyển hóa có tính quy luật ấy thể hiện rõ rệt trong lịch sử loài người suốt từ khi hình thức sống quần cư xã hội xuất hiện cho đến chí ít cũng là cuối thế kỷ XIX, khi mà con người còn chưa nhận thức được nguyên nhân sâu xa nên cũng chưa biết chủ động khắc chế ngay từ mầm mống sự nảy sinh và phát tác những nhân tố gây bất lợi cho đời sống xã hội. (Xét rộng hơn, quá trình xoay vần thịnh-suy là hiện tượng phổ biến trong thế giới hữu sinh, và xét ở tầm mức sâu rộng nhất, đó là quá trình mang tính tự nhiên, là một trong những thể hiện có tính nguyên lý cơ bản của Tồn Tại. Có thể nói thịnh và suy là hai mặt thể hiện của một tồn tại (tương đối ổn định trong môi trường chứa nó) trước một chủ thể quan sát-nhận thức. Hai mặt ấy có mối quan hệ nội tại mật thiết với nhau, là tiền đề tồn tại của nhau, chuyển hóa lẫn nhau, trong thịnh có suy, trong suy có thịnh, thịnh vượng làm xuất hiện những nhân tố dẫn đến suy tàn và ngược lại, suy tàn làm xuất hiện những nhân tố dẫn đến thịnh vượng. Quá trình thịnh-suy của một tồn tại chỉ kết thúc khi tồn tại kết thúc). Đức Phật Thích Ca ra đời vào thời kỳ mà xã hội Ấn Độ cổ đại đang ở trong tình trạng suy vi cả về thể xác lẫn tinh thần, sự phân định giàu-nghèo trong xã hội đã ở mức tương phản gay gắt, thậm chí đến độ mâu thuẫn đối kháng, cảnh lầm than, ly loạn hiện diện khắp nơi, tạo nên một tâm trạng xã hội đầy bi quan chán nản về cuộc sống trần thế, và từ đó cũng bật ra những câu hỏi lớn về thân phận con người, về nguyên nhân gây ra khổ đau. Là một người thông minh, có tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng nhân ái, ông đã được thời đại giao phó trọng trách trả lời thỏa đáng những câu hỏi lớn đó, và trong thực tế ông cũng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh, không những đã trả lời một cách xác đáng chúng trong trình độ nhận thức của thời đại bấy giờ, mà hơn nữa, còn đề xướng phương cách chế ngự khổ đau ở mỗi cá nhân con người, hay nói cách khác là mở ra con đường "diệt khổ" cho chúng sinh (mà theo ông nhận thức là hoàn toàn đúng đắn, là duy nhất). Theo suy tưởng (hơi bị đúng!) của chúng ta thì chính trong quá trình nhận thức để thực hiện sứ mệnh đó, Đức Phật Thích Ca đã tiếp cận được nền tảng tư tưởng hàm chứa tính hợp lý cao độ nhưng cũng huyền bí về tự nhiên-xã hội của Đạo Gia phái, đồng thời tiếp thu luôn phương thức thiền, (cũng) lấy thiền làm "phương tiện" thiết yếu trên bước đường "giải thoát" tâm hồn khỏi khổ lụy.
Vì luận thuyết "diệt khổ" của Đức Phật Thích Ca-hay còn gọi là Đạo Phật- đã vạch ra được một cách thỏa đáng nguyên nhân gây ra mọi sự tàn ác và khổ đau trong xã hội Ấn Độ (và cả trong toàn xã hội loài người nói chung!), cũng như mở ra cho con người một lối sống giàu lòng nhân ái, thấm đẫm tình yêu thương đồng loại, phù hợp với trình độ hiểu biết đồng thời cũng thỏa mãn tâm nguyện của đại chúng nhân quần đương thời, cho nên nó đã nhanh chóng được truyền bá hầu khắp Ấn Độ ngay từ lúc mới xuất hiện. Sự thâm nhập sâu rộng một cách nhanh chóng vào đời sống xã hội của Đạo Phật đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nó. Với sự phát triển mạnh mẽ có tính đột khởi đó, Đạo Phật đã làm lung lay, uy hiếp địa vị thống trị mang tính truyền thống về tư tưởng trong xã hội Ấn Độ của Đạo Bàlamôn, thậm chí là trong thực tế "có vẻ như" đã "tiếm quyền" đạo này trong một thời gian. Để tránh nguy cơ bị tiêu vong và hơn nữa là để tạo khả năng nhằm giành lại quyền thống trị tư tưởng của mình, kể ra thì cũng tự nhiên thôi(!), Đạo Bàlamôn đã điều chỉnh lại mình theo hướng tiếp thu những ưu việt của Đạo Phật, trong đó có việc hòa nhập thiền vào yôga, coi thiền (dưới cái tên mới: raja yôga) là bộ phận hợp thành của hệ thống tu tập này...
Ngày nay quốc giáo Ấn Độ là Đạo Hindu. Vậy, Đạo Bàlamôn "đâu rồi" và Đạo Hindu từ đâu xuất hiện ra? Câu hỏi này làm cho cái đầu hoang tưởng đã mệt nhoài của chúng ta định nghỉ ngơi, lại "hăng tiết vịt" lên và tiếp tục...hoang tưởng thêm đôi điều nữa về Ấn Độ cổ đại!
* * *
(Còn tiếp)
Mời xem:
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>