Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Tin buồn

Start:     Jan 28, '10
End:     Feb 2, '10
Location:     Nhà Tang lễ Quân đội, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Cụ Đàm Thị Loan, mẹ của anh Hoàng Quốc Trinh k1, chị Hoàng Minh Châu k3, anh Hoàng Quốc Hùng k5 và chị Hoàng Minh Phượng k6, đã mất vào trưa ngày Thứ Năm 28/1/2010, thọ 84 tuổi.
Tang lễ cụ Đàm Thị Loan tổ chức vào ngày Thứ Ba 2/2/2010 tại Nhà Tang lễ Quân đội, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng từ 7h30 tới 10h
Lễ truy điệu và đưa tang từ 10h.
Lễ an táng tại Nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội.




Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với anh Trinh, chị Châu, anh Hùng, bạn Phượng và gia đình.


----------------------------------------------------

Lời cám ơn

Chúng tôi chân thành cám ơn các bạn khóa 1, khóa 3, khóa 5, khóa 6 và C11 Trường Nguyễn Văn Trỗi đã đến chia buồn, phúng viếng và tiễn đưa mẹ chúng tôi là Bà Đàm Thị Loan mất ngày 28.1.2010 tại bệnh viện TWQD 108.

Bạn của các bạn

  • Hoàng Quốc Trinh K1
  • Hoàng Minh Châu K3
  • Hoàng Quốc Hùng K5
  • Hoàng Minh Phượng K6

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thăm Đình Bảng

Start:     Jan 24, '10
Location:     Đình Bảng
Đình Đình BảngĐình Đình Bảng

Nhân dịp đầu năm được một anh bạn quê ở Đình Bảng mời về thăm quê. Tôi có tranh thủ đi thăm đền Đô và đình Đình Bảng.
Kinh Bắc là địa phương có bề dày về truyển thống lịch sử và văn hóa. Unesco vừa công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, đình Đình Bảng cũng có nhiều nét độc đáo và gắn liền với chiến công của đội du kích thiếu niên Đình Bảng. Bạn nào có điều kiện nên đến thăm.
Nhân dịp chụp được vài bức ảnh gửi lên để bạn nào chưa có dịp đến thăm có một vài cảm tưởng về làng Đình Bảng với những thắng cảnh nổi tiếng.






HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Nhân dịp đầu năm được một anh bạn quê ở Đình Bảng mời về thăm quê. Tôi có tranh thủ đi thăm đền Đô và đình Đình Bảng. Kinh Bắc là địa phương có bề dày về truyển thống lịch sử và văn hóa. Unesco vừa công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, đình Đình Bảng cũng có nhiều nét độc đáo và gắn liền với chiến công của đội du kích thiếu niên Đình Bảng. Bạn nào có điều kiện nên đến thăm. Nhân dịp chụp được vài bức ảnh gửi lên để bạn nào chưa có dịp đến thăm có một vài cảm tưởng về làng Đình Bảng với những thắng cảnh nổi tiếng.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đình Bảng




Nhân dịp đầu năm được một anh bạn quê ở Đình Bảng mời về thăm quê. Tôi có tranh thủ đi thăm đền Đô và đình Đình Bảng.
Kinh Bắc là địa phương có bề dày về truyển thống lịch sử và văn hóa. Unesco vừa công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, đình Đình Bảng cũng có nhiều nét độc đáo và gắn liền với chiến công của đội du kích thiếu niên Đình Bảng. Bạn nào có điều kiện nên đến thăm.
Nhân dịp chụp được vài bức ảnh gửi lên để bạn nào chưa có dịp đến thăm có một vài cảm tưởng về làng Đình Bảng với những thắng cảnh nổi tiếng.

Lưu ý: Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn hơn
  • Chọn Slideshow (Nhấp chuột trái vào chữ Slideshow có ở góc trên bên phải)
  • Chọn Settings (Nhấp chuột trái vào chữ Setting có ở dòng trên bên phải - hiện ra khung Slideshow Settings)
  • Chọn độ phóng đại muốn xem ở dòng Photo Size - ví dụ 1200x1200 (Nhấp chuột trái vào mũi tên chỉ xuống (v) - chọn 1200x1200)
  • Trở ra (Nhấp chuột trái vào kí hiệu x)
  • Nếu cần Nhấn chuột phải vào ảnh, rồi chọn Xem ảnh (View) = dòng 1, nếu thấy kí hiệu (+) thì nhấn chuột trái vào ảnh 1x.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

Họp mặt K8 phía Nam ngày 24/01/2010

Start:     Jan 24, '10 11:00a
Location:     Nhà hàng Đất Tiên sa - số 3, Đống đa, phường 2, quận Tân bình (sân bay TSN).

... Đến dự có thầy Vọng, thầy Trọng, cô Thục bận chăm sóc chú trong bệnh viện nên không đến được, cô gởi lời thăm mọi người, các anh Trung Liêm, Dũng Sô, Thanh Minh, Huỳnh Hồng, Trần Lãnh, Đỗ Nghĩa, Quốc Khánh, Hòa Bình, các bạn HSMN, Suối...Có anh Mạnh Thanh ngoài Bắc cũng tới dự. Buổi tiệc cuối năm thật là vui...

dathb136

K8 họp mặt thường niên tại nhà hàng Đất Tiên sa 24/1/2010K8 họp mặt thường niên tại nhà hàng Đất Tiên sa 24/1/2010







Mời xem bài:
  1. HỌP MẶT KHÓA 8 PHÍA NAM. - dathb - 24/01/2010– Blog K8.
  2. Mời dự họp mặt thường niên khóa 8 NVT phía Nam ngày 24/01/2010 - dathb - 12/1/2010 – Blog K8.
  3. K8 SG 24/1/10 -
    Út Trỗi, 25/01/2010, Thư viện Ảnh của Út Trỗi - Picasa Web



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

Dưa hành


Description:
... Dưa hành là món không thể thiếu để làm nên cái ngon, cái ấm cúng, đậm đà của hương vị tết. AE ta thường chỉ xử lý khâu cuối - “kiểm tra chất lượng” nên chưa chắc đã biết cái sự nhiêu khê của nó ... "để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men…" Thôi thì tôi cứ giới thiệu “võ ta“ so với “võ tàu". AE tự so sánh và kết luận.



Ingredients:
  • củ hành khô
  • Dấm: ? lít
  • Đường: ? kg
  • Muối: ? kg


Directions:

“Võ ta”:
Ta thường dùng
  • củ hành khô,
  • cắt rễ,
  • bóc lớp vỏ ngoài,
  • rửa sạch,
  • phơi nắng cho khô,
  • đem bỏ vào keo.
  • Đổ ngập dung dịch nước dấm, đường, muối
  • rồi ép chìm hành xuống gài lại, đậy nắp.

Như vậy chỉ cần chờ ít hôm là có thể lôi ra chén được.
Đó là trên lý thuyết, thực tế để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men… Và dở nhất là toàn bộ “lô hàng” ở vào thế bị động không cứu vãn , điều chỉnh được gì về mặt chất lượng.

“ Võ Tàu”:
Thâm hậu hơn bởi cách xử lý quá đơn giản, ai cũng có thể làm... ngon được.
  • Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy mớ hành khô nguyên liệu ngâm vào dung dịch nước muối bão hòa (đổ ngập mặt).
  • Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra một lượng vừa đủ theo yêu cầu (số còn lại để bao lâu cũng được, không hỏng vì ngâm nước muối bão hòa),
    1. lôi ra cắt rễ,
    2. bóc lớp vỏ ngoài sạch sẽ,
    3. rửa lại bằng nước sôi để nguội.

  • Sau đó bạn cho vào keo và làm như “võ ta” nhưng chú ý dung dịch đổ vào chỉ có dấm, đường.

Khoảng 1-2 ngày là chén được, rất giòn, ngon, nước trong keo luôn tím hồng trong vắt.
Do củ hành vốn đã rất mặn, đem ngâm vào dung dịch dấm, đường, “chất” mặn sẽ từ từ thoát ra, “chất” chua ngọt từ từ ngấm vào nên dưa không bị hỏng.
Ngâm càng lâu càng bớt vị mặn nên bạn có thể “điều chỉnh” được vị theo thời gian.
Ăn hết keo này ta lại vớt tiếp hành mặn nguyên liệu làm tiếp keo khác gối đầu, rất chủ động…

* Kinh nghiệm: Các loại dưa, đều nên nấu sôi dung dịch dấm đường để diệt khuẩn, tránh nhiễn bệnh cho sản phẩm. Có người ngâm một hôm xong đem chắt dung dịch ra nấu sôi, để nguội rồi đổ trở lại, kết quả rất tốt.


Xem bài gốc:  “VÕ TÀU” - Thanh Minh, ngày 25 tháng một năm 2009, Blog K8.
Xem thêm:  Dưa hành - WIKIPEDIA

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Dưa hành


Description:
... Dưa hành là món không thể thiếu để làm nên cái ngon, cái ấm cúng, đậm đà của hương vị tết. AE ta thường chỉ xử lý khâu cuối - “kiểm tra chất lượng” nên chưa chắc đã biết cái sự nhiêu khê của nó ... "để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men…" Thôi thì tôi cứ giới thiệu “võ ta“ so với “võ tàu". AE tự so sánh và kết luận.



Ingredients:
  • củ hành khô
  • Dấm: ? lít
  • Đường: ? kg
  • Muối: ? kg


Directions:

“Võ ta”:
Ta thường dùng
  • củ hành khô,
  • cắt rễ,
  • bóc lớp vỏ ngoài,
  • rửa sạch,
  • phơi nắng cho khô,
  • đem bỏ vào keo.
  • Đổ ngập dung dịch nước dấm, đường, muối
  • rồi ép chìm hành xuống gài lại, đậy nắp.

Như vậy chỉ cần chờ ít hôm là có thể lôi ra chén được.
Đó là trên lý thuyết, thực tế để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men… Và dở nhất là toàn bộ “lô hàng” ở vào thế bị động không cứu vãn , điều chỉnh được gì về mặt chất lượng.

“ Võ Tàu”:
Thâm hậu hơn bởi cách xử lý quá đơn giản, ai cũng có thể làm... ngon được.
  • Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy mớ hành khô nguyên liệu ngâm vào dung dịch nước muối bão hòa (đổ ngập mặt).
  • Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra một lượng vừa đủ theo yêu cầu (số còn lại để bao lâu cũng được, không hỏng vì ngâm nước muối bão hòa),
    1. lôi ra cắt rễ,
    2. bóc lớp vỏ ngoài sạch sẽ,
    3. rửa lại bằng nước sôi để nguội.

  • Sau đó bạn cho vào keo và làm như “võ ta” nhưng chú ý dung dịch đổ vào chỉ có dấm, đường.

Khoảng 1-2 ngày là chén được, rất giòn, ngon, nước trong keo luôn tím hồng trong vắt.
Do củ hành vốn đã rất mặn, đem ngâm vào dung dịch dấm, đường, “chất” mặn sẽ từ từ thoát ra, “chất” chua ngọt từ từ ngấm vào nên dưa không bị hỏng.
Ngâm càng lâu càng bớt vị mặn nên bạn có thể “điều chỉnh” được vị theo thời gian.
Ăn hết keo này ta lại vớt tiếp hành mặn nguyên liệu làm tiếp keo khác gối đầu, rất chủ động…

* Kinh nghiệm: Các loại dưa, đều nên nấu sôi dung dịch dấm đường để diệt khuẩn, tránh nhiễn bệnh cho sản phẩm. Có người ngâm một hôm xong đem chắt dung dịch ra nấu sôi, để nguội rồi đổ trở lại, kết quả rất tốt.


Xem bài gốc:  “VÕ TÀU” - Thanh Minh, ngày 25 tháng một năm 2009, Blog K8.
Xem thêm:  Dưa hành - WIKIPEDIA

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Chuyện thời học viên (tiếp 5): Học viên bên "tây" (phần 2) - dđ

Xem: Chuyện thời học viên (tiếp 5): Học viên bên "tây" (phần 1)

Chuyện thời học viên (tiếp 5)
Học viên bên " tây"  (phần 2)

dđ 

e chạy trên đại lộ lớn rồi dừng bánh trước cửa một toà nhà ba tầng. Toà nhà dài, đồ sộ nhưng kiến trúc không được tân thời cho lắm. Sơn phết sáng sủa đảm bảo tiêu chuẩn mỹ quan đô thị. Tôi phỏng đoán "bà già" này phải được xây cất từ sau chiến tranh, nghĩa là từ những năm 50 trở về trước.

Toà nhà lớn nhưng cửa ra vào nhỏ. Cánh cửa liên tục được mở vì có nhiều người từ ngoài đi vào, hết tốp này đến tốp khác. Tốp thì đi bộ, tốp thì tràn từ trên "tramvai" (xe điện) từ trên "tranlaybus" (xe bus chạy điện) xuống. Qua cung cách trang phục chỉ thấy rặt là đàn bà con gái, tiếng tây tiếng ta líu ríu trộn vào nhau. Thì ra là cánh chị em họ đi làm tối tan ca trở về. (Toà nhà dành riêng cho công nhân nữ).

Chúng tôi mở cửa xe sau khi bắt tay chào "Papa" cảm ơn và hẹn gặp lại. Chiếc xe cà khổ của bố như một bệnh nhân mắc chứng suyễn kinh niên rú lên khùng khục, để lại đằng sau một đống khói đen rồi trong nháy mắt mất dạng sau đám bụi tuyết mù mịt.

 Từ xa tôi đã thấy ba em trong đám đông đang tụm lại nơi cửa toà nhà  "tách tốp" chạy bổ về phía mình.

- Chào các anh!

- Chào các em! Đúng hợp đồng ghê nhỉ.

- Chứ lại không, khách quý mà lị, bọn em đợi mãi. Đây áo mũ đây các anh đưa cho anh ấy mặc rồi theo tụi em lên "ốp" kẻo lạnh. Ấy chết! suýt nữa quên, các anh cầm lấy cục son quệt lên môi anh ấy mấy đường cho nó tươi lên một tí chứ môi tái ngăn ngắt thế kia nhìn phản cảm và dễ bị lộ lắm.

- Ơ! Sao lại thế này? Tôi ú ớ lưỡng lự.

- Thì anh cứ mặc vào hộ em, mọi chuyện giải thích sau. Mấy thằng em vừa nói vừa dí chiếc áo khoác phụ nữ cho tôi rồi vít cổ quệt son không thương tiếc vào cặp môi dày, dấu tích di truyền của cả dòng họ nhà tôi bao đời nay mà tôi được thừa hưởng. (Dễ mất toi tới nửa cục son!!!)

Tôi như cái máy choàng vội chiếc áo lông sực nức mùi đàn bà, chụp cái mũ len dày phảng phất hương tinh dầu hoa Hồng rồi kéo sụp xuống che kín gần hết khuôn mặt chỉ còn hở mỗi đôi mắt và "cặp lông mày đen sì dày cộp" như tố cáo đây là một thằng đực rựa chính cống.

Trà trộn trong đám công nhân nữ tôi bị các em lôi thốc lên tầng hai, thoát được mẹ quản lý "ốp" ngồi trực ở cửa khó tính và nguyên tắc, như mấy em nói với tôi.

Leo lên gần hết nửa cầu thang ngoái cổ nhìn xuống tôi vẫn nghe thấy tiếng the thé của mẹ quản lý chửi mấy thằng em mình:

- Chúng mày đưa "Patspo" đây. Nhớ xuống đúng giờ đấy, hôm nay là thứ bảy tao ưu tiên cho chơi tới 11 giờ. Nhưng lần này mà đứa nào lừa tao trốn ở lại ngủ với tụi con gái thì chết với bà. Mấy đứa con gái của bà mà ễnh bụng lên là chỉ có chúng mày thôi đấy nhá. Lúc ấy thì đố đứa nào còn dám ngoạc mồm ra mà cãi.

- Được rồi! Má yên tâm đứa nào trong đám con gái của má mà ễnh bụng lên thì dù không phải "do" chúng con mà do "đồng hương" của má!!! chúng con cũng nhận trách nhiệm tuốt.

- Thế hộp "Cù là" Sao vàng má đã xài hết chưa? trời lạnh thế này. Vừa hỏi thằng em vừa dúi nhanh vào tay má hộp "Cù là" Sao vàng mới rồi "cả vú":

- Con biếu má hộp mới nữa đây, má cứ dùng thoải mái hết con lại cung cấp. Vừa nói ba thằng vừa tót theo chân chúng tôi "quên" cả nộp giấy tờ tuỳ thân.

Tôi vẫn thấy tiếng bà quản lý oang oang "mắng yêu" đuổi theo ba đứa.

- Mấy thằng cu Việt nam "xiu xíu" vậy nhưng biết điều và dễ thương ra phết. (Rồi bà lẩm bẩm: Thây kệ! chúng nó có ngủ lại thêm tối nữa cũng chả sao, dễ gì tụi con gái chúng nó để cho ễnh bụng lên mà tự dưng mình lại đi sợ trách nhiệm!!! đúng là lẩn thẩn. Rồi đưa hai tay vỗ vỗ lên hai "miếng nạm" chảy xệ ra xung quanh bụng dưới lớp váy: ta già mất rồi - có nhẽ thế chăng?)

Thành phố của mấy thằng em đang sinh sống và làm việc có hai nhóm công nhân Việt nam. Một của nữ, họ làm việc trong nhà máy dệt và một nhóm của nam, họ làm công nhân xây dựng. Đa phần có độ tuổi từ 17, 18 đến gần bốn chục, quê quán trải dài từ thành phố HCM cho tới các tỉnh phía bắc.

Mấy hôm trước một chú tây say ỷ thế to con định lột chiếc đồng hồ "SK" của một thằng em công nhân. Tức mình thằng em rút búa đinh thủ sẵn phòng thân từ túi quần sau "gõ" cho mấy phát vào hàm "địch quân". Mồm thằng tây be bét như "nhai trầu" văng mất toi mấy chiếc răng cửa. Hôm sau đồng bọn của chú tây kéo tới bao vây "ốp". Căng thẳng cho tới khi "Milixia" phải tới giải quyết. Thế là cấm trại "nội bất xuất, ngoại bất nhập", chả khách khứa nào được vào và ở lại qua đêm dù là có giấy mời. Thế cho nên tôi mới bị mấy thằng em gửi gắm qua "ốp" của chị em. Đúng thật khi đi chả ai đưa tiễn nó xui là thế, chả vậy mà tụi tây nó kiêng.

Trong dãy nhà, mỗi tầng có hành lang lớn chạy ở giữa. Hai bên là các căn phòng cho công nhân ở. Các phòng to nhỏ khác nhau, phòng nhỏ ở bốn người, phòng lớn sáu người. Cả tầng có ba bốn phòng bếp tập thể rộng ở đó có bếp ga, bếp điện bồn rửa dùng cho việc nấu nướng. Đầu dãy là khu vệ sinh công cộng. Trong dãy nhà có cả nữ công nhân Nga độc thân nhưng họ được bố trí ở gọn về một phía.

Bước vào phòng các em tôi đã thấy trên chiếc bàn dài những tô phở to đầy thịt bốc khói nghi ngút đang ngào ngạt toả hương. Sau khi cới áo mũ nhận từ tay các em chiếc khăn nóng lau mặt chúng tôi ngồi vào bàn ngay. Chai Vodka được mở tám anh em làm mấy tua cụng ly chúc mừng gặp mặt. Đúng là con gái SG gốc HN nấu phở không chê được vào đâu. Ăn uống chuyện trò, 11 giờ phải chia tay mấy thằng em.

Tranh thủ lúc các em gái đi rửa chén đĩa tôi thò tay vào túi quần sau móc bóp.

- Anh không ngờ là lại được làm khách trong "hoàn cảnh" như thế này, bất ngờ quá nên không có quà cho mấy đứa con gái. Mai đi siêu thị mua hộ anh 1-2 kg Anh đào nhớ chọn quả tím và mấy thanh socola để anh làm quà cho tụi nó.

Mấy thằng em nằng nặc không chịu nhận.

- Anh yên trí để mai bọn em lo. Nhưng tôi vẫn galăng dúi tờ đỏ 10 rup vào túi một thằng em.

Đêm ấy đi ngủ bốn em dồn vào ba giường, dành cho tôi giường ngay sát cửa sổ và dặn: Anh cấm được ra ngoài muốn đi là phải có bọn em "trinh sát" trước đấy nhé.

Ba em gốc HN nhưng theo gia đình vào nam sau giải phóng. Một đứa ở quận 5, một đứa ở Hai Bà Trưng gần cầu kiệu, một đứa ở Trần Hưng Đạo. Còn một đứa người nam, nhà mãi tận Củ Chi. Chúng tôi chuyện trò một lúc rồi lăn ra ngủ.

Trưa hôm sau đúng là "đại tiệc" mà các em khoản đãi tôi. Ngoài những món truyền thống của Nga: Salat, giam bong còn có chả giò HN, đùi gà nướng, thịt bò, măng miến chân giò... bữa cơm chả khác gì cỗ tết ở quê nếu bỏ qua một vài món tây. Đồ uống ngoài rượu bia còn thêm chai Sâm banh "nổ" khai vị.

Trong bữa tiệc tôi ngỏ lời cảm ơn các em rồi ngậm ngùi: Sáng thứ hai anh phải về vì kỳ nghỉ đã hết. Các em bịn rịn giữ tôi ở lại nhưng không được rồi hứa sẽ đưa tôi đi chơi thành phố và tiễn tôi ra ga.

Tối hôm ấy sau một ngày cấm cung các em bắt tôi đi tắm.

Khu nhà tắm nằm dưới tầng hầm dùng chung cho cả toà nhà là một khu rất rộng gồm nhiều phòng tắm có vòi hoa sen nóng lạnh. Các phòng tắm không có cửa vì dùng cho lũ cùng giới. Ở giữa gian tắm là một cái bể lớn chứa nước nóng như bể ở khu tập thể ở ta ngày xưa nhưng thành bể thấp hơn, khói bốc nghi ngút.

Bọn con gái đưa cho tôi cái váy ngủ bằng thứ vải chết tiệt gì chả biết nhưng nó nhùn nhũn. Rồi bắt tôi mặc vào.

- Không ổn! ngực lép lắm. Cả ba em cùng đồng thanh góp ý rồi ôm bụng lăn ra cười, nước mắt nước mũi văng tung toé. Sau một hồi bàn tính các em lại quẳng tiếp cho tôi cái nịt vú.

- Anh đeo vào xem nào. Được tư vấn tích cực và sự giúp đỡ của các em tôi cũng đeo được "cặp kính" lên bộ ngực lép kẹp của mình.

- Ổn rồi! Cả bọn lại ồ lên, vòng 1 thế là đạt.

Tiếp đó các em xúm lại quàng lên đầu tôi thêm cái khăn tắm. Nhìn gương đầu tôi từa tựa như đầu thủ tướng Ấn Độ đội khăn quốc phục vậy.

- Thôi tốt rồi! Các em nhận xét. Kể ra cái áo ngủ dài tí nữa che bớt được hai cái đầu gối củ lạc của anh đi một chút thì là quá chuẩn.

Thế rồi bốn đứa quây lấy che chắn tháp tùng tôi xuống khu nhà tắm.

- Giời ơi là giời! lúc này các em mới phát hiện ra bộ lông chân tua tủa của tôi lòi ra dưới vạt váy, cộng với cặp mông mỏng như lưỡi dao cạo "ghinet'. Người ngợm thì cứng đơ như cá rô đực. Ba đứa đi phía sau "chiêm ngưỡng" chỉ còn thiếu nước bò lăn ra nền nhà "chết giấc".

Xuống tới khu nhà tắm thì ổn, vì ánh sáng ở đây yếu. Thế là tôi cởi áo váy chui đại vào một phòng mở vòi xối nước ào ào, thao tác thật nhanh rồi còn chuồn dù xung quanh, lác đác phía xa có nhiều thứ "hấp dẫn " nhưng tôi chả còn tâm trí đâu mà chiêm ngưỡng.

Tắm xong như giao hẹn, tôi lại mặc váy, phủ cái khăn tắm ướt lên đầu lao nhanh ra phía cầu thang nơi các em đứng đợi rồi vội vã chuồn về phòng.

Sáng hôm sau cả bọn đưa tôi đi ăn sáng thăm thú qua loa thành phố rồi đưa tôi ra ga. Ôm các em tạm biệt lòng cảm động và bâng khuâng mãi.

Tàu chuyển bánh ngoái cổ nhìn lại tôi vẫn thấy các em đứng bất động, bóng các em nhỏ dần chỉ còn thấy thấp thoáng những bàn tay giơ cao vẫy vẫy trên sân ga đầy tuyết trắng.


Gửi bởi d.đ lúc 10:39: Thứ ba, 12 tháng một, 2010.

Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ ba, 12 tháng một, 2010).

Xem bài liên quan:




Free Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Cả đời cống hiến cho nghề báo



Đăng lại bài viết của tác giả Ngô Văn Hiền (CTV), đã đăng tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 16/06/2009 )



Ngô Văn Hiền
(CTV Báo điện tử ĐCSVN)

Thầy Phạm Đình Trọng Thầy Phạm Đình Trọng

(ĐCSVN) - Nhà báo, đại tá Phạm Đình Trọng được bạn bè đồng nghiệp quí trọng. Hàng ngày ông thường xuyên theo dõi gần 10 đầu báo, đọc kỹ từng trang, từng mục mặc dù ông đã về hưu gần 10 năm nay.

Vốn xuất thân trong một gia đình nho giáo ở tỉnh Nam Định, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh năm 1960 ông vào quân đội. Cuộc đời binh nghiệp của ông tiếp tục gắn bó với nghề giáo rồi sau này là nghề báo. Ông là một trong những giáo viên dạy văn của trường thiếu sinh quân ở miền Bắc (còn gọi là trường Trỗi). Nhiều học sinh trường Trỗi cũ hiện nay là cán bộ lãnh đạo khi gặp ông đều nhắc lại những bài văn của ông giảng vừa có duyên, vừa dễ đi vào lòng người mà cho đến nay họ vẫn còn ghi dấu ấn tốt đẹp. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân là một trong số những học sinh cũ của ông ở trường Trỗi như vậy.

Gần 30 năm làm phóng viên báo Quân đội nhân dân, rồi hơn 10 năm làm Trưởng Ban Đại diện báo Quân đội nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Phạm Đình Trọng được xếp vào diện các nhà báo “lão làng”, đi nhiều, viết nhiều, để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng. Bút danh Khánh Tường của ông được bạn đọc trong và ngoài quân đội quen biết, quan tâm chú ý.

Những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong một lần đi công tác ở Liên Xô (cũ), nhà báo Phạm Đình Trọng đã viết một loạt bài phóng sự có tựa đề “Đêm trắng Mát xcơva” đăng trên báo Quân đội nhân dân làm bạn đọc (kể cả cấp lãnh đạo” sửng sốt. Loạt bài phóng sự ấy đã nêu lên những ngóc ngách mảng tối của cơ chế quan liêu bao cấp, đồng thời đưa ra những ý tưởng mới lúc bấy giờ. Có thể nói trong thời điểm ấy loạt bài phóng sự như “Đêm trắng Mát xcơva” không phải nhà báo nào cũng viết được.

Nói về nhà báo Phạm Đình Trọng nhiều người vẫn coi ông là con người của bạn bè, của xã hội. Ông sống chân tình với mọi người. Sống có trách nhiệm với xã hội. Khi còn tại chức ông là một trong những người sáng lập ra Câu lạc bộ nhiếp ảnh chiến sĩ, Câu lạc bộ cựu chiến binh báo Quân đội nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi đã về hưu ông cũng lại là hội viên, là “linh hồn” của Câu lạc bộ, vẫn tích cực tham gia sinh hoạt đóng góp xây dựng với anh em, được đồng chí đồng đội luôn trân trọng ghi nhận.

Ông còn là người luôn quan tâm đào tạo bồi dưỡng lớp trẻ bằng tất cả tình cảm và kiến thức kinh nghiệm của một người đi trước. Khi còn làm Trưởng Ban Đại diện báo Quân đội nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh ông trực tiếp biên tập bài vở của anh em phóng viên, cộng tác viên một cách cẩn thận trau chuốt. Điều nào chưa rõ ông gọi đến trao đổi thẳng thắn cởi mở. Phong cách làm việc của ông thật giản dị gần gũi nên được anh em phóng viên và cộng tác viên quí mến.

Việc ông chủ xướng cùng một số anh em cựu chiến binh báo Quân đội nhân dân phối hợp Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản quyển sách “Nhà báo – Nợ đời – Tình người” dày hơn 1000 trang để ghi lại những kỷ niệm vui buồn trong hoạt động tác nghiệp, trong cuộc sống đời thường,… của các thế hệ cán bộ, phóng viên báo Quân đội nhân dân được Đảng ủy, Ban Biên tập báo Quân đội nhân dân đánh giá rất cao. Quyển sách phát hành vào năm 2007. Hầu như ai ai cũng cho rằng chỉ có nhà báo Phạm Đình Trọng – người có nhiều tình người, nợ đời sâu nặng với nghề nghiệp, bạn bè, đồng chí đồng đội mới tổ chức thực hiện xuất bản được một quyển sách hoành tráng và ý nghĩa như vậy. Quyển sách còn là một tư liệu qúy về lịch sử của báo Quân đội nhân dân sau này.

Hiện nay nhà báo Phạm Đình Trọng đang sinh sống với vợ con và cháu ngoại ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Bà Hòa vợ ông là một phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó. Vợ chồng ông bà có 3 người con, 1 gái 2 trai, các con của ông bà đều đã trưởng thành. Về hưu nhưng căn nhà của vợ chồng ông vẫn thường xuyên có khách đến thăm. Họ là những người bạn, những học sinh cũ, đồng đội cũ, … Tình nghĩa trước sau của mọi người đối với vợ chồng ông vẫn trọn vẹn. Đại tá nhà báo Phạm Đình Trọng là một người dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, sống và làm việc đều thể hiện tính nhân văn của con người đích thực mà ai gần ông cũng cảm nhận được rất rõ. Hiện nay ông còn là cộng tác viên viết bài thường xuyên của nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh.

Mới đây tôi đến thăm nhà báo Phạm Đình Trọng thấy trên bàn làm việc của ông một số trang bản thảo còn viết dở. Xem qua mới biết ông đang viết hồi ký chiến tranh, viết hồi ký cuộc đời… mà mỗi trang viết đều có hình ảnh của bạn bè, người thân, đồng chí đồng đội… Tôi chợt nhớ lại câu nói của ông cách đây hơn 10 năm trong một lần đi công tác chung với nhau: Mình luôn cảm thấy còn nặng nợ với đời, với tình người!. Thật vậy, chỉ có những người như ông mới có thể thốt ra những câu nói từ đáy lòng mình như vậy. Câu nói ấy toát lên chữ tâm trong sáng của một nhà báo, một người lính Cụ Hồ.

------------------------------
Xem thêm:  Thăm thầy Trọng - KQ, 30/1/2010, Blog K5





HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010

Chuyện thời học viên (tiếp 5): Học viên bên "tây" - dđ



Chuyện thời học viên (tiếp 5)
Học viên bên "tây".

dđ 

ứa mãi đâm cũng "bất tiện" với mấy thằng em "đồng hương", dân "xuất khẩu lao động", cách thành phố chỗ tôi học hơn 200 km. Thế là còn ít ngày của kỳ nghỉ đông năm ấy "bố cháu" quyết định "dứt áo đi thăm".

Xách ký "Giăm bông" mua trong cửa hàng của học viện dành cho sỹ quan nước ngoài (Liên xô thời hậu Gorbachop thực phẩm rất khó khăn) và hai chai Vodka giá cao mua lụi của đám taxi đầu phố làm quà, tôi nhảy "Tramvai" phi ra ga. Một mình lầm lũi làm một cuộc "chia li", chả một nhành hoa, chả một ai đưa tiễn (Bọn tây rất kỵ những chuyến đi như thế)

Train

Tàu chuyển bánh. Tới ga tôi phải xuống khoảng 9 giờ tối. Trên đường ke giữa mênh mông tuyết trắng tôi đã thấy ba đốm đen mũ lông sùm sụp, áo khoác choàng dài từ đầu tới đít, mặt mũi tái mét đứng co ro như hình những "hiệp sỹ" vai khoác áo choàng đen chỉ thiếu tay cầm lưỡi hái mà thôi, đang đứng đợi. Tự nhiên trong sâu thẳm tâm hồn mình tôi thấy trào dâng một niềm thương cảm rất khó diễn tả đối với những thằng em, những đồng loại đang tha hương kiếm ăn khó khăn trên quê người, đất khách.

- Anh! Chào anh! Chào anh! Vừa nói cùng một lúc cả ba thằng lao vào ôm lấy tôi như ôm cái bao tải quà "lạnh ngắt" được gửi tới từ một miền nào đó xa xôi lắm mà người nhận đang mong ngóng chờ trông.

- Bọn em đợi anh cả tiếng đồng hồ, sợ tàu đến không ra kịp, anh lại đi tìm rồi lạc nhau giữa trời giá lạnh thế này thì khổ.

- Đưa túi đây em xách cho. Rồi bốn anh em kéo nhau xuyên qua hầm, chui ra ngoài cửa ga.

Xa xa cách cửa ga đã thấy một chiếc "Moxcovich ghẻ" đứng chờ sẵn. Lái xe là một bố già khoảng hơn sáu mươi mũi đỏ sần như vỏ của giống cam sành đặc sản mạn Tuyên quang, Hà Giang xứ ta. Mặt mũi râu ria tua tủa, quần áo xộc xệch đặc điểm chung của những vị nát rượu của nước Nga Xô viết.

Vừa leo lên xe thằng em vừa giải thích. Đây là "Papa" của bọn em. Rồi thằng em kể. Một lần đi làm đêm về, trời đã khuya cả toa tàu điện chỉ thấy có mỗi mình bố đây và con chó con. Bố nằm co quắp trên ghế, đầu vật sang bên, chắc là say lắm. Tay vẫn giữ chặt xích con chó.

Con chó con cứ miệt mài bao nhiêu thứ trong miệng bố "chảy ra" con chó kiễng chân lên liếm sạch sẽ giống như hai người tình một già một trẻ âu yếm quyến luyến nhau vậy. Nhìn cảnh vừa buồn cười vừa thương ông lão. Bọn em lay ông ta, hỏi địa chỉ và dìu ông về nhà.

Thế rồi quen. Bố nói bố đã từng tham gia chiến tranh vệ quốc. Để làm tin bố chỉ chỉ lên ngực mình, chỉ lên những cuống huân chương đã xỉn màu trên áo (ở Liên xô trước đây những ai có công trạng đối với tổ quốc thường người ta hay đeo những cuống huân chương trên ngực áo kể cả ngày thường, ngày lễ thì người ta đeo đủ bộ).

Một lần bố cùng với mấy bạn nhậu dùng lưới bắt vịt trời làm mồi nhậu bị "Milixia" (công an) bắt. May mà có giấy chứng nhận "từng tham gia chiến tranh vệ quốc" nên được tha bổng. Còn mấy ông bạn cùng hội cùng thuyền phải đếm muỗi trong trại mất mấy ngày giời.

Mùa đông bố có nghề "gia truyền" là cào "trùng" ở ao, ở hồ để bán cho dân câu cá làm mồi. Mỗi "bao diêm" mồi giá một rúp (đơn vị đo là vỏ bao diêm đã hết). Một ngày bố kiếm khá tiền. Nhưng công việc vất vả lắm. Đầu tiên phải chịu được lạnh, cái này đối với bố thì quá dễ vì trong túi áo bố lúc nào cũng thủ sẵn chai rượu "Samagôn", dạng cuốc lủi ở ta, được đựng trong một chiếc chai bằng kim loại "mỏng dính". Khi lạnh quá bố lôi chai từ túi áo ra đưa lên miệng mở nắp tợp một "phát" là người ngợm lại nóng ran, thế là bao nhiêu lạnh lẽo trong người bay đi hết.

Thứ hai là phải xác định được ao hồ và vị trí nào có nhiều Trùng. Sau đó phải dùng khoan, quan trọng nhất là phải có sức để khoan lớp băng trên mặt hồ (phải dùng loại khoan tay chuyên dụng, khoan băng trên mặt sông, mặt hồ vào mùa đông) rồi dùng xà beng triển khai thành một lỗ lớn hơn. Công việc tiếp theo là dùng một cây vợt tự chế có cán dài có thể chọc tới tận đáy hồ rồi cứ thế cào, vớt Trùng lên cho vào chậu đãi. Có mẻ được "bao diêm", có mẻ thì "phèo", nhưng có mẻ khá, được 2-3 "bao diêm" Trùng cũng không chừng.

Ngoài ra bố còn có nghề "tay phải", nấu rượu lậu bằng đường. Thằng em kể tiếp: Có lần bọn em vác mấy kg đường đến nhờ bố chuyển thành chất "cay" hộ. Bố nói một ký đường thì chúng mày được một lít rượu ngon phải biết đấy. Rồi nhe răng ra cười (Bọn em biết tỏng, chí ít mỗi kg bố cũng lãi được nửa lít).

Chả biết lần ấy thế quái nào vội quá hay sao bố khử "Aldehyt" không kỹ. Bọn em đem về uống say và đau đầu gần chết, ói mật xanh mật vàng, mấy ngày giời sau mới hoàn hồn. Tuần sau cả bọn kéo đến ăn vạ. Thế là bố phải đền cho chầu nhậu và sau đó bị bố lừa dí cả bọn làm "quân xanh" cho mấy bà bạn gái sồn sồn đang độ hồi xuân của bố. Trận ấy tưởng "bẹp ruột" cả đám. Về nhà cứ hãi mãi.

(Hết phần1)
Xem phần 2



Gửi bởi d.đ lúc 15:28 Thứ sáu, 08 tháng một, 2010.

Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ sáu, 08 tháng một, 2010).

Xem bài liên quan:



Free Counters

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Ca khúc Nga Xô-Viết: "Thời thanh niên sôi nổi" - (Песня о тревожной молодожи)

Nhớ bài hát thầy Thưởng đã dậy ACE ta giờ Nga văn.


Ca khúc: Thời thanh niên sôi nổi (Песня о тревожной молодожи)

Sáng tác: Aлексадра Пухматова
Lời Việt: Phạm Tuyên
Trình diễn: Tốp ca nhạc viện Hà Nội.

Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ
Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ
Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta
Trời cao muôn vì sao chói loà

Điệp khúc:
Dù sương gió tuyết rơi
Dù (cho) vắng ngôi sao giữa trời
Hoà trái tim với tiếng ca
Chúng ta dồn chân lên đường xa!


Còn chân còn nhịp bước còn tiến lên.
Còn đôi mắt sáng chí ta càng bền,
Ngực còn đập theo nhịp sống chung.
Bền gan ta còn đi tới cùng.

Điệp khúc.


Забота у нас простая,
Забота наша такая:
Жила бы страна родная, -
И нету других забот.

Припев:
И снег, и ветер,
И звезд ночной полет...
Меня мое сердце
В тревожную даль зовет.


Пускай нам с тобой обоим
Беда грозит за бедою,
Но дружба моя с тобою
Лишь вместе со мной умрет.

Припев.

Пока я ходить умею,
Пока глядеть я умею,
Пока я дышать умею,
Я буду идти вперед.

Припев.

И так же, как в жизни каждый,
Любовь ты встретишь однажды,
С тобою, как ты, отважно
Сквозь бурю она пойдет.

Припев.

Не думай, что всё пропели,
Что бури все отгремели, -
Готовься к великой цели,
А слава тебя найдет.

Припев.





Xem thêm: Bài ca như một hành trang - HỒ BẤT KHUẤT, 7/11/2009, Tuổi Trẻ Online

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2010

Tin buồn! Lễ tang bố Hà Thắng

Start:     Jan 7, '10 10:30a
End:     Jan 7, '10 11:30a
Location:     Nhà Tang lễ Bộ QP, số 5 Trần Thánh Tông.

Bố của anh Hà Thắng K6 và Hà Thái Bình K8 mới mất
ngày 3-1-2010 tại Hà Nội.
Lễ tang sẽ được tổ chức ngày thứ Năm, 7-1-2010,
tại Nhà Tang lễ Bộ QP, số 5 Trần Thánh Tông.
Lễ Viếng bắt đầu từ 10g30 đến 11g30
Ban Liên lạc K8 HN kính báo!

Các Bạn Trỗi hẹn vào viếng lúc 10g45!




Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với bạn Hà Thắng K6, Hà Thái Bình K8 và gia đình.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Du xuân




Xin gửi các bạn vào bức ảnh chụp phố cổ HN, ngày đầu năm 2010. Và buổi gặp gỡ giải xui của một số bạn K6 và K8 ở quán thịt chó Dốc Hàng Than.

Xem bài viết: Du xuân - AMi, 2/1/2010, Blog K6 

Lưu ý: Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn hơn
  • Chọn Slideshow (Nhấp chuột trái vào chữ Slideshow có ở góc trên bên phải)
  • Chọn Settings (Nhấp chuột trái vào chữ Setting có ở dòng trên bên phải - hiện ra khung Slideshow Settings)
  • Chọn độ phóng đại muốn xem ở dòng Photo Size - ví dụ 1200x1200 (Nhấp chuột trái vào mũi tên chỉ xuống (v) - chọn 1200x1200)
  • Trở ra (Nhấp chuột trái vào kí hiệu x)
  • Nếu cần Nhấn chuột phải vào ảnh, rồi chọn Xem ảnh (View) = dòng 1, nếu thấy kí hiệu (+) thì nhấn chuột trái vào ảnh 1x.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Du xuân

Start:     Jan 2, '10 11:00a
Location:     Phố cổ Hà Nội --> Hàng Đào --> thịt chó Dốc Hàng Than

Nhân dịp đầu năm tôi làm một chuyến du phố cổ Hà Nội. Mang tiếng sống ở Hà Nội, nhưng thực ra chắc không chỉ mình tôi, rất ít khi gọi là đi thăm phố cổ. Ngày nào cũng phải đi qua một phố cổ nào đó, nhưng toàn phóng xe ào ào, không vì công việc, thì cũng thằng bạn nào đó đang gọi ra quán nhậu. Đầu năm nay, nhân dịp từ sáng tới khi ngủ dậy, chưa thấy thằng nào gọi ra quán, nên quyết tâm lên xe ra phố Hàng Đào làm chuyến du xuân. Tranh thủ làm mấy bức ảnh ghi lại cảnh Hà Nội đầu năm.
Hôm nay trời âm u, thỉnh thoảng có vài hạt mưa phùn, đúng không khí tết. Có tranh thủ làm mấy bức ảnh các con phố cổ dịp đầu năm. Bạn nào lâu ngày xa HN có thể nhớ lại những ngày tháng đã qua.

Du xuân 2/1/2010Du xuân 2/1/2010

Thế rồi cũng không thể thoát được mấy ông Bán trời. Đầu tiên là Trí Dốt (K8) gọi, phải về ngay hàng thịt chó Dốc Hàng Than để giải xui đầu năm (Nghĩ mãi, mình sắp Lê Văn Hưu rồi thì còn sợ gì hên với xui nữa), những chỉ sợ bọn nó gọi không ra, thì lần sau bọn nó thù, không gọi đi nhậu nữa thì thiệt. Nên phải nhận lời ngay. Tiếp theo là Hòa.com (K6) gọi ra quán ở Hồ Trúc Bạch gặp gỡ đầu năm. Sau một hồi thảo luận thì, 2 hội nhập một ở Dốc Hàng Than.
Trong cuộc giải xui, anh em đã bầu Thanh Trung (K6) là vận động viên tiêu biểu năm 2009 vì thành tích cùng ô tô lộn santo 3 vòng từ bên này đường 1A (hướng về HN) sang bên kia đường 1A (hướng đi Lạng Sơn), tiếp đất bằng đầu, mà chỉ rách có cái quần xịp.
Đến hơn 13g thì hội giải tán để chiều vào sân Mỹ Đình khai vợt đầu xuân.

Chúc các bạn bán trời một năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn và gặp gỡ nhau thường xuyên hơn nữa.

Xem ảnh: Du xuân - AMi, 2/1/2010, Blog K6 






Free Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Giao ban Cafe Mắt vàng ☕

Start:     Jan 3, '10
Location:     Café "Mắt Vàng"="Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM
Mời các bạn Trỗi và những người có liên quan tới dự buổi cafe giao ban tổ chức vào sáng chủ nhật đầu tiên của các tháng:
Thời gian: từ (sau) 08g sáng chủ nhật ngày 03/01/2010.
Địa điểm: Café "Mắt Vàng" số 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - HCMC.
Đôi Khi - Mắt vàng.
Trung Liêm


Xem:

Xem thêm:






1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chuyện thời học viên (tiếp 4) - d.đ



Chuyện thời học viên (tiếp 4)
"  Gác đêm"  
*

d.đ 

Thời học viên ĐHKTQS thằng nào trong chúng tôi chả phải đi gác đêm. Khi thì gác ở khu khí tài, khi thì gác cổng trường, khi thì gác ở khu vực nhà bếp... Đại loại là chẳng thằng nào thoát được. Có lần gác ở khu khí tài. Trời mùa đông lạnh như cắt, lại rơi vào ca từ 1-2 giờ sáng. Tôi co ro, một vai đeo khẩu CKC một tay xách chiếc đồng hồ báo thức Trung Quốc có cái vệ tinh "Sờ pút nhíc" dạ quang sáng trưng chạy lòng vòng. Toàn bộ người ngợm đồng hồ, súng ống được phủ bên ngoài cái chăn chiên. Tôi như bó rạ ngày mùa vật vờ di chuyển trong đêm. Ra tới khu khí tài chọn được ca bin chiếc xe thông tin. Thế là mở cửa chui vào đánh một giấc tới gần sáng quên mẹ nó cả giao ca. Tỉnh dậy thấy phía đông trời đã bàng bạc sau màn sương. Thế là tung cửa xe lao hồng hộc về cổng trường (cổng Bảo Sơn) nơi bọn tôi ngủ tập trung khi đi gác. Xem danh sách, lật màn dí cho thằng ca cuối rồi buông một câu dặn hắn "Im miệng không chết cả nút đới".

Buổi sáng hành quân về doanh trại thằng này chõ mõm vào tai thằng kia thì thào "tối qua sao tao không bị thằng nào gọi gác" rồi âm ỉ sướng "Một thằng làm quan cả họ được nhờ". Rất nhiều lần và rất nhiều thằng được ăn theo kiểu như thế. May mà hồi ấy gián điệp biệt kích ít chứ không khí tài bị phá hay mất mát thì bọn tôi khối đứa phải ngồi tù và bị đuổi học.

Nhưng khoái nhất vẫn là được gác ở khu nhà bếp (có thể chỉ với riêng tôi). Vì sao lại khoái nhất? Là vì hai "nhẽ" tôi sẽ hầu các bạn sau đây:

Gác khu nhà bếp trời mùa đông thì cực kỳ thú vị. Sau khi tìm được hai viên gạch kê đít ngồi, cứ thế dạng dái " ôm khư khư lấy" chảo ngô trên bếp vừa chín tới. Dùng tay bốc thưởng thức trong cái hơi ấm của bếp than thì còn gì thú vị hơn. Có hôm tôi vớ được chảo ngô độn lạc. Cứ thế mở nắp vung thò tay vào lần mò trên mặt chảo, thấy viên nào tròn tròn thì nhặt lên cho vào miệng, y như rằng đó là hạt lạc. Lúc thay ca về quên bố nó không thẩy hai viên gạch kê đít đi. Sáng hôm sau chị nuôi thấy "hiện trường" tung toé mách cán bộ, thế là bọn tôi lại bị chửi. May mà cán bộ không bắt quả tang được thằng nào.

Cô Tấm - Tranh lụa 60x55 - F LựcCô Tấm - Tranh lụa 60x55
F Lực

Một lần vào mùa hè, tháng sáu trung du nóng như rang. Tôi gác ở khu nhà bếp ca cuối (4-5 giờ sáng). Đang ôm súng ngồi tựa lưng vào đầu nhà kho thực phẩm gật gù. Trong giấc ngủ chập chờn tôi nghe thấy tiếng "xoẹt, xoẹt", âm thanh của lưỡi xẻng "miết" trên nền chảo gang. Mắt nhắm mắt mở tôi dỏng tai và nhướng mắt về phía đó.

Trên bệ bếp trong làn hơi nước mở ảo thấp thoáng lúc mờ lúc tỏ rõ ràng là hình người. Giời ơi là giời! Tôi buột miệng, nhưng sao lại thế kia? Hình một thiếu nữ "sếch si", theo tôi phải "sếch" tới 80% vì nàng chỉ mặc độc cái silip và cái nịt vú. Cơ thể nàng sừng sững trên cặp dò dài, hai tay cầm cán xẻng như múa trên vạc ngô (Hồi đó bọn tôi ăn sáng bằng ngô răng ngựa xay nấu lên. Có hôm được độn thêm lạc, có lần thì được độn thêm đậu nhưng những hôm như thế hiếm lắm).

Tôi ngất ngây, chớp mắt đến mấy bận, thậm chí còn lấy tay này véo vào tay kia xem là mình có mộng mị hay mơ ngủ không?  Không! cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo. Tôi cứ đờ đẫn nhìn. Mà không phải là nhìn nữa mà là thưởng thức. Thưởng thức một bức tranh thuỷ mạc có một không hai mà có lẽ ông Tề Bạch Thạch bên tầu ngày xưa cũng không thể nào lãng mạn mà phết cọ "lổi".

Bọn nữ lính nghĩa vụ đợt 74-75 làm anh nuôi ở bếp học viên chúng tôi có hộ khẩu khu ngõ chợ Khâm Thiên là chúa liều. Sau này mới biết các em chuyên trị màn "thuỷ mặc" như thế vào những sáng mà giời quá nóng.

Sáng hôm sau lên lớp giờ giải lao tôi kể lại chuyện đi gác đêm cho tụi bạn nghe. Cả bọn dỏng tai nuốt nước bọt ừng ực rồi suýt xoa. Có thằng còn thách: "Lần sau nếu gác khu nhà bếp đố thằng nào tranh được suất cuối với tao".


* Tiêu đề phụ do Bạn Trỗi K6 tự đặt thêm. Xin lỗi tác giả vì đã mạn phép.


Gửi bởi d.đ lúc 12:13 Thứ bảy, 02 tháng một, 2010
Đăng lại bài viết của d.đ (đã đăng tại Blog "Bạn Trỗi K5”: Thứ bảy, 02 tháng một, 2010.)


Xem bài liên quan:



Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003)




Mở máy tính ra thấy những files ảnh, tuy chưa gọi là cổ, những cũng đã nhuốm màu thời gian. Những ảnh này chụp hôm khóa 6 HCM, đến thăm gia đình bạn Linh, hôm bạn được truy tặng huân chương sau nhiều chục năm chiến tranh đã trôi qua. Mới đây mà đã 6 năm trôi qua. Lúc đó bạn Tâm trông còn phong độ, trẻ trung, thế mà hôm rồi ra bắc dự đám cưới con bạn Minh Chính, chân đã cà nhắc, cà nhắc.
Thể mới biết không gì thắng nổi thời gian, chỉ rượu, bia mới làm quên được thời gian.

Xem ảnh: Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003)







HTML Hit Counter
HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>