Trận Ấp Bắc (Mỹ Tho, Tiền Giang) - hameok6




Trận đánh kéo dài suốt ngày 02/01/1963, tới tối thì quân ta rút an toàn về căn cứ Đồng Tháp Mười. Đây là trận:
Lần đầu tiên ta bắn rơi trực thăng và tiêu diệu xe thiết giáp M113.
Lần đầu tiên ta phá vỡ chiến thuật trực thăng vận và chiến xa vận của địch.
Lần đầu tiên ta thắng địch có số lượng và trang bị gấp nhiều lần trong thế trực tiếp đối đầu trên địa hình đồng bằng.
Lần đầu tiên ta đánh thắng với quy mô tiểu đoàn

Quân ta:

Chỉ huy chung
(Ấp Bắc và Tân Thới): Hai Hoàng (tức Nguyễn Văn Điều) - D trưởng 261(QK8)
Trực tiếp tại Ấp Bắc
(mũi tấn công chính của địch):
C1/D261: quân số 102 người – CH: Bảy Đen (tức Đặng Minh Nhuận) - C trưởng (hình)
1 A bộ đội chuyên môn (thông tin, văn phòng?) cùng tham chiến
và một số du kích ấp (khoảng 30 người)
Trang bị: 1 đại liên 30, 1 cối 60, 10 FM
và các loại súng Thompson, Carbine, Garant, Mas …
Tại Tân Thới
(bên cạnh):
C1/D514 bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho – CH: Mười Điệp – C trưởng
1 B bảo vệ công binh của tỉnh Mỹ Tho - trợ chiến
1 B bộ đội địa phương huyện Châu Thành (Mỹ Tho)
và du kích xã Tân Phú, ấp Tân Thới (khoảng 2 trung đội)

Quân địch:

Chỉ huy chung
(ngồi tại Tân Hiệp cách Ấp bắc 4km): Đại tá Bùi Đình Đạm - sư trưởng sư 7 bộ binh QĐ 4
Hỗ trợ
(buổi chiều):
Thiếu tướng Huỳnh văn Cao, TL QĐ 4
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, TMT liên quân
Trực tiếp tham chiến:
CH: Đại tá cố vấn John Paul Vann (từ trên máy bay L.19)
1 D của sư 7 BB - CH: đại úy D trưởng và đại úy cố vấn Dick Ziegler
2 D bảo an thuộc Chiến đoàn Bảo an tỉnh Định Tường - CH: Thiếu tá Lâm Quang Thơ - TL Trung Ðoàn 2 Thiết Giáp kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Định Tường (Mỹ Tho)
1 chi đoàn xe bọc thép (13 chiếc M113) - CH: đại úy Lý Tòng Bá, Chi đoàn trưởng – đại úy cố vấn Scanlon
Tăng cường
(buổi chiều):
1 D nhẩy dù thuộc lực lượng dự bị BTTM + 7 máy bay vận tải C.123
Hỗ trợ:

10 trực thăng chở quân H.21 do phi công Mỹ điều khiển
5 trực thăng vũ trang HU-1A (Huey) do phi công Mỹ điều khiển
8 máy bay ném bom A.26 do phi công Mỹ điều khiển
4 máy bay trinh sát L.19
4 giang thuyền
và Pháo105 ly (ở Tân Hiệp)
Kết quả:
Khoảng 450 ngụy chết và bị thương,
cố vấn Mỹ: 3 chết, 4 bị thương
8 máy bay trực thăng bị bắn hạ
3 xe lội nước M113 bị cháy
1 giang thuyền bị đánh chìm.
Về phía ta
: Cán bộ chiến sĩ hy sinh 12, bị thương 13
nhân dân chết 12, bị thương 8
và 29 nhà cháy.

Những chuyện đằng sau trận đánh:

Sau chiến thắng này, ông Bảy Đen, người trực tiếp chỉ huy trận đánh, đã được phong Anh hùng và tặng thưởng huân chương. Ông từng được đào tạo cơ bản tại Trường sĩ quan Việt Bắc (khoá đầu tiên), ra trường đeo cấp hàm trung uý. Năm 1962, ông đi B. Ông hy sinh tháng 8 năm 1963 tại Mỹ Tho. Ông là phụ huynh của N.H.QUẾ, một k9 của “bán trời”.

Ông Phạm Xuân Ẩn, tình báo viên chiến lược, sau này là thiếu tướng cũng được tặng huân chương với chiến công đã lập ra 1 danh sách các điểm yếu của trực thăng và xe thiết giáp M113 gửi về BTL Miền nghiên cứu cách đánh.

Ông Hai Hoàng, D trưởng 261, là tiểu đoàn sau này được mang tên Hy-rôn.  Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, ở mặt trận Nam Sài Gòn – Chợ Lớn, ông đã hy sinh khi bị bao vây nhưng còn kịp chuyển khẩu súng ngắn Colt 45 của Fidel Castro tặng cho đơn vị về căn cứ.

Đại tá cố vấn John Paul Vann (hình) được đánh giá là một trong số ít sĩ quan Mỹ năng nổ và hiểu rõ chiến trường VN. Ông chết trận năm 1972 tại Kontum. Ông cũng đã từng thấy danh sách các điểm yếu của trực thăng và xe thiết giáp và chỉ coi đó là “mang tính lừa dối, ảo tưởng” của VC cho tới khi chứng kiến những chiếc M113 đầu tiên bị cháy.

Bùi Đình Đạm, sư trưởng sư 7 sau là Thiếu tướng giữ chức tổng giám đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng cho đến hết Tháng Tư 1975 thì di tản qua Mỹ.

Lý Tòng Bá, Chi đoàn trưởng Chi đoàn M113: Năm 1975 là Thiếu Tướng, TL Sư 25 BB đóng tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi và đã bị ta bắt. Năm 1990 xuất cảnh sang Mỹ theo diện HO.


Gửi bởi hameok6 lúc 1:33 CH

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ bảy, 15 tháng tám, 2009)

Xem thêm
  1. Cuốn nhật ký sống mãi với thời gian - Báo Lao Động, 01/01/2008.
  2. Kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963 – 2-1-2009) Những bí mật chưa từng tiết lộ - NGÔ VĂN HIỀN ghi, 4/1/2009, Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG OnLine.
  3. ĐỌC HIỂU VÀ TỰ HÀO - TRẦN CÔNG DŨNG (ST), 31/7/2009, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé.
  4. NGƯỜI ANH HÙNG VÀ SỰ LÃNG MẠN - Q.MF, 24/7/2010, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé.