TRÀ DƯ TỬU HẬU 14/b

                                                               Sự kết thúc của vũ trụ


Chuyện 15:  "1 + 1 = 2"
Ông A nhìn xuống đất nhả khói, lưỡng lự một hồi lâu, rồi chậm rãi nói:
-Thế giới mà chúng ta đang sống thật kỳ dị! Có những điều chúng ta tưởng đã thấy rành rành trong hiện thực, biết mười mươi, con nít thuộc lòng, nhưng nằm ngẫm kỹ, thì lại thấy rất hoang mang, cực khó hiểu. Chẳng hạn biểu thức toán học: 1 + 1 = 2,  ai mà không "biết tỏng", nhưng để nhận thức nó một cách đúng đắn, ngay cả đối với học giả uyên bác ngày nay cũng không phải là dễ dàng, vì thực ra nó chỉ là biểu tượng phản ánh không đầy đủ hiện thực, chứ không hề "có" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là không hề tồn tại trong thực tại khách quan trước khi có toán học. Sở dĩ có nó là vì có con người biết tư duy trừu tượng trong quan sát, suy tưởng thành biểu tượng, thành một tồn tại trong thế giới ảo toán học. Theo tôi,  trên đời này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại, ngoài Tồn Tại theo nguyên lý Tự Nhiên. Tồn Tại có nghĩa là "Có", Tự Nhiên có nghĩa là phải "Có kiểu như thế" chứ không thể "không có", không thể "có kiểu khác". Chẳng hạn, trong hiện thực Trái Đất,chỉ thấy có những hòn đá lăn xuống núi chứ không hề có hòn đá nào tự nhiên (!) lăn từ chân núi lên đỉnh núi. Vì Tồn Tại là cái "Có" duy nhất nên nó phải bảo toàn và vì nó phải liên tục thể hiện đến "chân tơ kẽ tóc" để phân biệt được nên nó phải biến đổi, chuyển hóa không ngừng. Nói cách khác, bản chất của Tồn Tại là vận động. Khi ta nói Tồn Tại (viết hoa), thì nên hiểu rằng đó là danh từ chung, nói về tồn tại tuyệt đối, khi ta nói tồn tại (viết thường), thì có nghĩa ta đang nói đến tồn tại cụ thể (như sông, núi, rừng, biển, không gian, thời gian,...), tồn tại tương đối. Có thể phân tồn tại tương đối thành hai loại là tồn tại thực và tồn tại ảo. Tồn tại thực là cái có thực trong thực tại, không cần qua tư duy trừu tượng. Ví dụ: một cái cây là một tồn tại thực. con vật tuy không có tư duy trừu tượng thì cũng phải biết có chướng ngại ở đó mà tránh. Còn tồn tại ảo là tồn tại phải thông qua tư duy trừu tượng mới có. Chẳng hạn toán học, vật lý học, thời gian... Từ đó, chúng ta rút ra được nguyên lý Tự Nhiên. Như vậy, không có tồn tại thực thì không có tồn tại ảo, nói cách khác, tồn tại ảo là phản ánh hay là thể hiện của tồn tại thực. Không có tư duy trừu tượng thì không có thời gian, hay thời gian là cảm giác lâu, mau của một quá trình vận động hoặc chuyển hóa nào đó của tồn tại thực. Toàn bộ thế giới này đều vận động tuân theo tuyệt đối và duy nhất nguyên lý Tự Nhiên. Có thể nói nguyên lý Tự Nhiên được coi như tiên đề nguyên lý- là nguyên lý cội rễ chung nhất của mọi nguyên lý, qui luật của thế giới này. Nó phát biểu rằng, Tự Nhiên Tồn Tại là không thể bị tiêu diệt (nghĩa là không có Hư Vô). Mọi vận động, chuyển hóa phải đảm bảo bảo toàn Tự Nhiên Tồn Tại. Ba nguyên lý lớn nhất (luật tự nhiên): nguyên lý Nhân Quả (tồn tại "chỉ" nảy sinh từ Tồn Tại chứ không thể từ Hư Vô), nguyên lý Tác dụng tương hỗ (mọi tồn tại đều cố gắng tồn tại, nghĩa là đều cố gắng duy trì trạng thái "đang" tồn tại) và nguyên lý bảo toàn (số lượng Tồn Tại là vốn dĩ và bất biến) được coi là ba hệ quả chi phối toàn bộ sự tồn tại và hoạt động của thế giới tự nhiên, được rút ra trực tiếp từ nguyên lý Tự Nhiên...
Ông A ngừng nói, cầm ly rượu đầy lên định cụng nhưng thôi khi thấy ba cái ly đã cạn queo trên bàn, ngửa cổ uống một tợp hết rồi "khà" một tiếng khoan khoái như chưa từng uống.* Ông B cầm gói thuốc ba số đưa cho ông A, nói:
-Thuốc này! Làm điếu cho đã thèm rồi nói tiếp anh A!
Ông C nhìn ông B, ngáp một cái rõ to rồi chậm rãi lên tiếng:
-Thú thực, nói anh A đừng giận, đề tài anh đang nói tôi chẳng hiểu tí gì cả, nghe chán òm! Hình như anh A đã lạc vào thế giới hoanh tưởng của, xin lỗi anh, người điên mất rồi!
Theo tôi nghĩ thì những vấn đề ông A nêu ra không hoàn toàn vô lý, rất đáng phải suy nghĩ. Trong lịch sử, thiếu gì những quan niệm điên rồ trở thành chân lý và ngược lại! Ngược với ông C, những đề tài như vậy đối với tôi rất hấp dẫn. Tôi hốt hoảng thực sự khi nghe ông C nói thế, vội thúc dục, sợ ông A "tắt đài":
-Cứ nói đi anh A! Em rất thích nghe! Cách tư duy của anh thật độc đáo! Có lẽ, muốn giải thích được Vũ Trụ này, phải hoang tưởng mới được!
-Thằng Thu nói đúng đấy! Anh C chắc không cảm được cái hay của câu chuyện. Nhưng chiều ý thằng Thu, chịu khó nghe tí đi anh C! Để anh A nói nốt! - Ông B xen vào, giọng chắc nịch.
Được khích lệ, ông A cười cười, nhìn vào đêm tối mông lung một hồi lâu rồi mới nói tiếp:
- Như đã nói: không thể có Hư Vô, chỉ có Tồn Tại. Làm sao biết được Tồn Tại? Vì Tồn Tại thể hiện. Muốn thể hiện thì phải vận động, chuyển hóa. Từ đó mà có kết luận: vận động là đặc tính cơ bản của Tồn Tại. Hay nói khác đi, vận động và Tồn Tại là hai thứ cùng tồn tại, không thể tách rời, như hình với bóng, là hai trong một. Để thể hiện thì Tồn Tại phải thường xuyên biến đổi. Nói chính xác hơn, tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, Tồn Tại là thường biến tuyệt đối, tồn tại (tương đối) là bất biến trong thường biến, thường biến để bất biến. Bất biến để duy trì trạng thái vốn có, đang có của tồn tại, thường biến để đảm bảo sự tồn tại vốn dĩ, thường hằng của Tồn Tại. Từ đó xuất hiện một đặc tính cơ bản nữa của Tồn Tại là tính "cố gắng duy trì tồn tại" hay còn gọi là "sức ỳ tồn tại". Sức ỳ tồn tại là tính cố gắng duy trì trạng thái ("cũ") vốn có của tồn tại, chống lại mọi biến đổi. Đại lượng đặc trưng cho sức ỳ tồn tại mà con người đã phát hiện ra chính là khối lượng (m). Còn đại lượng đặc trưng cho mức độ làm biến đổi trạng thái của tồn tại là năng lượng (E).  Có thể phân Tồn Tại thực ra hai loại là tồn tại có khối lượng (vật chất...), năng lượng và tồn tại phi khối lượng (không gian...), phi năng lượng. Từ đây chúng ta rút ra một kết luận có thể là khác với quan niệm đương thời: đã là vật chất thì phải có khối lượng và năng lượng! Vì vật chất có nguồn gốc từ không gian, được không gian hun đúc nên, và xét trên phương diện nào đó, vật chất cũng làm nên không gian, vì vật chất, khi không còn tồn tại nữa lại sẽ  chuyển hóa thành không gian, về với Tồn Tại. Yếu tố cơ bản nhất làm nên Tồn Tại (mọi tồn tại phi vật chất và vật chất) là "khoảng cách" không gian (sự xa - gần) và yếu tố cơ bản nhất làm nên vận động là "khoảng khắc" thời gian (sự lâu-mau). Sự kết hợp và qui ước lẫn nhau của "khoảng cách" không gian làm hình thành nên "thể tích" và sự biến đổi, chuyển hóa thể tích ấy sẽ làm nên "khoảng khắc". Thể hiện cơ bản nhất của vật chất là tính thực thể. Vì vật chất được sinh ra từ không gian nên thực thể phải có tính không gian, nghĩa là có thể tích. Mọi vận động của mọi thể tích (sự biến dạng, sự thay đổi,...) xét cho cùng, đều là tập hợp của các "khoảng khắc" và vận động đơn giản nhất của vật chất được cho là sự xê dịch, di dời vị trí, mà đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của di dời vị trí là vận tốc (v). Đơn vị nhỏ tuyệt đối của Tồn Tại là lượng không thời gian kích thích hf (f là tần số lớn nhất của sóng điện từ, h là hằng số Planck) lan truyền khắp Vũ Trụ như những thực thể xoáy cực nhanh với vận tốc chu vi v = c (với c là hằng số Vũ Trụ, đồng thời cũng chính là trị số vận tốc cực đại mà nó có) vả hàm chứa một giá trị năng lượng toàn phần cực tiểu e = mc2. Thực thể là tính có thể tích (tính không gian), không có thực thể nào lại không có thể tích, có kích thước (có bề dài, bề rộng và bề sâu). Thực thể vật chất nhỏ nhất, đơn vị tuyệt đối làm hình thành nên vật chất của thực tại khách quan được cho là (hay được qui ước là) điểm không gian (hay còn gọi là hạt không gian). Mọi thực thể đều phải vận động và chuyển hóa không ngừng nhằm thể hiện và "nắm bắt" thể hiện sự duy trì tồn tại của nó đối với thực thể xung quanh đồng thời "biết" được sự tồn tại của thực thể xung quanh. Chính vì vậy mà có nguyên lý nhân quả, nguyên lý Tác động tương hỗ, nguyên lý bảo toàn, và Tự Nhiên Tồn Tại được thấy như một hệ cân bằng động vĩ đại. Tóm lại, có vẻ như sự kích thích không gian sẽ làm nên đại lượng gọi là "khối lượng" (thường ký hiệu là "m") và sự kết hợp của khối lượng, khoảng cách, khoảng khắc sẽ làm nên cái gọi là "năng lượng". Đặc trưng cho mỗi thực thể vật chất đơn vị (hạt không gian) là một năng lượng toàn phần ký hiệu là  e = mc2. Nếu có một thực thể có khối lượng M thì nó phải được hun đúc nên từ n hạt không gian, có năng lượng toàn phần E = Mc2 = n.mc2 (với n là số tự nhiên). Như vậy, một thực thể bao gờ cũng có hai đại lượng đặc trưng cơ bản là khối lượng và năng lượng toàn phần và được biểu diễn gộp:  E = Mc2 = M0c2 + Mv2. Biểu diễn đó chỉ ra rằng, Năng lượng là khái niệm nói về khả năng sinh công của vật, nghĩa là khả năng làm biến dạng vật chất, làm biến đổi trạng thái vận động của một vật. Có lẽ khám phá vĩ đại nhất, quan trọng bậc nhất của loài người là phát hiện ra khối lượng nhờ sống trong môi trường trọng lực. Khối lượng là thể hiện cơ bản của "sức ỳ" tồn tại vật chất và vận tốc cùng với "lực" là những khái niệm thuộc hàng đầu tiên mà con người nhận thức được trong quá trình tìm hiểu sự tồn tại, vận động và tương tác biến đổi vật chất. Mặc dù không có cách nào để xác định khối lượng của một vật, nhưng theo Niutơn, một vật (thực thể) không chịu bất cứ tác động lực nào từ bên ngoài thì sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều của nó. Ngược lại, một vật khi chuyển đổi từ trạng thái v khác 0 sang trạng thái v =0 (đứng yên) hoặc từ trạng thái v = 0 sang trạng thái v khác 0, thì vật đó đã chịu một tác động lực có giá trị xác định, Niutơn khám phá bằng F = m.a. Nhưng đúng thật thế không?Như đã biết, mỗi thực thể trong thế giới vật chất đều được đặc trưng bằng một năng lượng toàn phần là  E = Mc2, mà lượng nhỏ nhất, đóng vai trò đơn vị là của hạt không gian, nó bằng mc2. Nếu thực thể được coi là tổng hợp (tích hợp) của số nguyên lần hạt không gian thì Mc2= n.mc2 (n là số tự nhiên). Nhưng biểu diễn tổng quát hơn phải là: Mc2 = M0c2 + Mv2. Với M0 = M.(1 - v2/ c2). Không có cách nào triệt tiêu được biểu thức ấy, và đó chính là Tồn Tại. Khi v<<c thì M = M0 , khi v = o thì thực thể  được coi là đứng yên tuyệt đối trong Vũ Trụ với E = Mc2, khi v = c thì thực thể bị coi là đã phân rã hết thành n sóng bức xạ điện từ (hạt không gian) với: Mc2= n.mc2. Theo định luật tác dụng tương hỗ của Niutơn, khi vật chịu lực F tác dụng thì đồng thời nó cũng triển khai một lực cùng độ lớn, đồng phương nhưng ngược chiều (-F). Điều khó hiểu nhất là hai lực đó tuy đồng phương ngược chiều nhưng không triệt tiêu nhau, vì nếu chúng triệt tiêu nhau sẽ coi như không có tác động lực, do đó cũng không có sự thay đổi trạnh thái nào cả, thế giới trở nên Hư Vô! Nhưng chính sự tương tác cơ học tuân theo nguyên lý làm xuất hiện cặp lực trực đối mà con người đã ngộ nhận động năng là 1/2Mv2 thay vì Mv2. Lực -F từ đâu mà có? Phải thừa nhận rằng nguyên nhân sâu xa nhất gây ra -F là F. Thực tiễn cho thấy không phải với bất cứ giá trị nào của ngoại lực (dù không có ma sát) cũng làm thay đổi trạng thái vận động của thực thể bị tác động. Điều khẳng định là mỗi thực thể tồn tại trong tự nhiên đều có một năng lực tiềm ẩn (Mc2) cũng như một sức ỳ (m) cưỡng lại sự thay đổi trạng thái chuyển động nhất định. Một vật đang đứng yên (có v = o), chỉ khi chịu một lực có độ lớn xác định, thì mới chuyển sang trạng thái chuyển động được, nghĩa là muốn chuyển vật đó sang trạng thái có khả năng sinh công (có v) thì phải cần một ngoại lực F* > F = ma, hay F*= F + f  =  ma + ma*, với f là tác động làm cho vật thay đổi phương chiều và trạng thái và gọi là "lực quán tính". Có tính được f trực tiếp không? Đến nay thì không, dù biết rằng nó phải bằng m.a* xác định đối với mỗi thực thể và a* là một hằng số vũ trụ có thứ nguyên gia tốc (hoặc lực/khối lượng). Có thể hình dung, vì năng lượng E cũng được hiểu là khả năng sinh công tiềm ẩn của vật nên có thể viết: E = F.S = M0c2 + Mv2 => F = M.(1 - v2/ c2).c2/s + Ma , với c2/s = a* là hằng số vũ trụ mới (?). Khi một vật đứng yên bị tác động lực mà không vào trạng thái chuyển động, nghĩa là có v = o, thì F < Ma*. Khi v <<c , thì F = Ma. Trường hợp khác, một thực thể có v = constan (chuyển động thẳng đều) thì tổng ngoại lực tác dụng lên nó bằng 0. Nó có nội lực không? Rõ ràng nó cũng có nội lực, tiềm ẩn một xung lực F*.t hay một động lượng theo hướng vận tốc vì có v! Muốn chuyển trạng thái thực thể sang đứng yên, trước hết phải có một lực thắng lực quán tính, đồng thời phải có ngoại lực cùng phương nhưng ngược chiều với chuyển động để triệt tiêu v trong khoảng thời gian t. Nếu suy luận trên là có lý, tương lai được thực nghiệm xác nhận, và nếu cho rằng, một vật là một khối tích hợp bức xạ điện từ, mà thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ biến của tự nhiên, thì cả định luật I , II Niutơn và cả thuyết tương đối hẹp của Anhstanh đều cần phải được xem xét lại!...
Ông C đột ngột cắt ngang:
-Quan niệm như anh A nói, thoạt nghe tưởng có lý, nhưng Niutơn vẫn đúng, vì thực tế f đã có trong Ma rồi, nghĩa là một vật đang chuyển động với gia tốc a, đã có một ngoại lực  đúng bằng F = F* + f = m.a tác động, và  không còn lực nào khác tác động nữa.
-Nếu như thế (nghĩa là Niutơn đúng!), thì bức tranh Vũ Trụ sẽ rất hỗn loạn, quĩ đạo chuyển động của Trái Đất không thể ổn định như hiện nay! Vì nếu Trái Đất không có lực quán tính, nghĩa là không có khối lượng, thì khi bị tác động với bất kỳ một xung lực F.t nào khác không, Trái Đất cũng phải chuyển động không theo quĩ đạo cũ nữa. -Ông A đáp lại ý kiến phản đối của ông C - Với bất kỳ thiên thạch nào "rơi xuống" Trái Đất, cũng làm cho Trái Đất rời khỏi quĩ đạo trong Thái Dương Hệ để "lạc" vào Vũ Trụ từ lâu rồi!
-Thật là...rối bời! Rốt cuộc... thì...thì anh A vẫn chưa làm tỏ tường cho... anh em hiểu: 1 +1 = 2 là cái... gì? -Ông B lên tiếng, giọng đã nhễu nhão.
Hình như ông A không nghe thấy ông B nói, vì từ đó đến hết buổi nhậu, ông A như chìm vào suy nghĩ rất lung, không nói thêm câu nào. Có lẽ ông C đã làm cụt hứng ông A chăng? Tôi bỗng thấy hoang mang, hụt hẫng. Một ý nghĩ buồn cười chợt lóe lên trong  cái đầu đã say mèm của tôi: "Ông A kiến giải Vũ Trụ thật giản dị! Đúng thật là trong thực tại của tự nhiên, không hề có 1 +1 = 2. Mà giản dị thường hoặc là sự vạch trần ngay lập tức cái ngớ ngẩn, dở hơi của hiền triết, hoặc là sự thấu triệt trong suy tư của con nít! Phải chăng ông A đã lên cơn điên dại, muốn vĩ đại hơn ông Niutơn và ông Anhxtanh!?".Tôi khật khưỡng ra về, mang nặng trong lòng suy nghĩ kỳ quặc ấy!...