Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm (14/5/2010)
Thứ Hai, tháng 5 10, 2010Start: | May 14, '10 |
Location: | Trường ĐH Sư phạm Quảng Tây - Quế Lâm |
"... Việt Nam có du học sinh ở hàng chục nước trên thế giới, nhưng chỉ có một nơi duy nhất trên thế giới có Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam – đó là Quế Lâm.
... Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam ở Quảng Tây chính là ngôi nhà chung của tình đoàn kết giữa 2 nước, 2 dân tộc."
(Nguyễn Thiện Nhân, 14/5/2010)
Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành
Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm
KQ
Nhà kỷ niệm có gian Hồ Chí Minh, gian các trường Dục tài (1953-57), gian trường Nguyễn Văn Trỗi và Trường 2/9, phòng hội thảo, chiếu phim, tiếp khách...
(Ảnh Đắc Hòa k7)
Đoàn Chính phủ ta do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu sẽ sang dự lễ.
Trong đoàn còn có 4 bạn Trỗi:
- Thiếu tướng Từ Linh, k3, Giám đốc Trung tâm KHQS.
- Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc, k5, Giám đốc Viện KH-CN QS.
- Thiếu tướng Phạm Hòa Bình, k6, Phó giám đốc Bệnh viện TW QĐ 108.
- Nguyễn Toàn Thắng, k8, Phó Thống đốc Ngân hàng NNVN.
Chúc chuyến đi thắng lợi!
(Sau đó ít ngày (27/5), đoàn "du lịch ba lô" gồm 20 thầy trò sẽ sang Quế Lâm).
(Kiến Quốc, 10/5/2010)
Xem:
- Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam - Quế MF, 01/06/2011, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé.
- 越南学校纪念馆 一曲中越友谊的颂歌 - Wu Tang, 10/06/2010, Trang web Quế Lâm guilin.com.cn.
- Tổng hợp ảnh về chuyến thăm của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tới trường ta...
- Mr Kop, 14/5/2010 tại "Blog The_Kop - Yahoo!360plus". - Phóng sự ảnh: Khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 17/5/2010 tại "Blog Cao Cẩm Quỳ".
- Phóng sự ảnh: Khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 18/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Album - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Về thăm lại Yi Zhong (phỏng vấn anh Từ Linh) - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Ai là tác giả những phóng sự về chuyến đi của anh Nhân lần này - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Khánh thành “Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam“ tại Quế Lâm - Từ Lương, 14/5/2010 tại "BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
- Những ngày ở Quảng Tây của đoàn Chính phủ - Trần Kiến Quốc, 15/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Quà tặng bạn Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 12/5/2010 tại Blog K8".
- Tin về chuyến đi Quế Lâm ngày mai - Trần Kiến Quốc, 12/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 10/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Lính Trỗi sắp sang Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 10/5/2010 tại Blog K8".
- Hình ảnh trường Trỗi tại Nhà kỷ niệm trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 29/4/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Phát huy nền lịch sử lâu đời, tạo dựng nên một tương lai tươi đẹp - (Bài phát biểu của Lý Truyền Khởi - Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Quảng Tậy ngày 27 tháng 3 năm 2010 tại Hội nghị tư vấn du học Trung Quốc), 31/3/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Trường Đại học SPQT và Trường TNVN LS.QL - Trần Kháng Chiến, 5/5/2010 tại Blog Lusón-Quelam.
- Gặp mặt đại diện lãnh đạo trường ĐHSP Quảng Tây tại Tp.HCM - Đinh Công Kỳ, 4/4/2010 tại Blog Lusón-Quelam.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh tặng tượng Bác cho Nhà kỷ niệm Các trường VN tại Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 19/1/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Món quà quý từ Đắc Hòa k7 - Trần Kiến Quốc, 10/2/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Nhà kỷ niệm Các trường VN tại Quế Lâm - bantroik5sg, 1/11/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm Đại học Sư phạm Quảng Tây - bantroik5sg, 29/10/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- GS Hoàng Tranh làm việc với các trường VN ở Quế Lâm thời kì chống Mỹ - bantroik5sg, 27/10/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Về nội dung văn bia tại Trường ĐHSP Quảng Tây, Tp Quế Lâm - bantroik5sg, 28/7/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
- Một biểu hiện cao đẹp của tình hữu nghị Việt - Trung - ĐÔNG HUYỀN, SRTKL2: 909-911.
- Quế Lâm, vùng đất mang nặng ân tình - Trần Kháng Chiến, SRTKL2: 477-482
Tham khảo
"... … Đầu năm 1950, khi ta sắp mở chiến dịch biên giới, Hồ Chủ Tịch đã sang Trung Quốc gặp Thủ tuớng Chu Ân Lai ở thị trấn Long Châu, tỉnh Quảng Tây, để bàn nhiều việc, một trong những việc đó, là Việt Nam đề nghị Trung Quốc giúp ta mở một trung tâm giáo dục, để nuôi ăn học vài ngàn thanh niên, thiếu niên, làm vốn dự trữ nhân tài cho đất nước. Lúc ấy kháng chiến mới được bốn năm mà Bác đã nhìn thấy ngày thắng lợi không còn xa của dân tộc, Bác Hồ đúng là bậc Minh Triết, là vị lãnh tụ kiệt xuất, luôn đi trước thời gian, sớm lo cho tuơng lai con cháu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới đi chưa được nửa chặng đường, đã mấy ai dám mơ đến ngày kết thúc đâu? Chỉ Bác là đã nghĩ tới và bắt tay thực hiện, không chần chừ. Hơn hai nghìn năm trước, tại nước Nê Pan, dưới chân dãy núi Hi Mã Lạp Sơn, Đức Phật ra đời. Người ta tôn Ngài là: Sátkia-Mơni tức là bậc Minh Triết của bộ tộc Satkia (ở ta đọc là: Thích Ca Mầu Ni Phật). Bác Hồ chính là một Mơni của Việt Nam đó, thưa các bạn.
Nhờ cuộc gặp ở Long Châu này (Bác còn gặp Chu Ân Lai tại đây một lần nữa, vào cuối năm 1950, sau khi ta kết thúc chiến dịch Biên Giới toàn thắng), mà vào tháng 6 năm 1951, các đoàn Thiếu Sinh Quân liên khu ba, liên khu bốn, liên khu Việt Bắc và của các đại đoàn quân chủ lực, tập họp nhau lại, lên đường sang thành phố Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để học tập và rèn luyện. Cùng lúc ấy, gần 3000 học sinh và thày giáo, cô giáo, các trưòng trung học Cao-Bắc-Lạng, sư phạm sơ cấp, trung cấp, đang đóng ở ATK (An toàn khu), Chiêm Hoá, Tuyên Quang, lần luợt dắt díu nhau, hành quân qua biên giới, rồi đi tàu hoả về thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, để xây dụng Khu Học Xá Trung Ương lớn nhất nước ta lúc bấy giờ, đóng tạm tại làng Tâm Hư, cách Nam Ninh 10 km, một làng khá to, toàn người Choang thiểu số, mới được giải phóng trước đó hai năm, lúc ấy vẫn còn tàn binh Quốc dân Đảng hoạt động lén lút, vẫn còn tiếng súng.
Các Thiếu Sinh Quân Việt Nam ngày ấy sang Quế Lâm vừa học văn hoá vừa phải tập quân sự, nên trường Quế Lâm lúc đầu gọi là trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, sau bỏ chương trình quân sự, đổi thành trường Thiếu Nhi Việt Nam, phía Trung Quốc gọi là truờng con em cán bộ (Tử Nữ học hiệu) sau lại đổi thành Dục Tài học hiệu, có nghĩa là trường đào tạo nhân tài. Trường này về sau cũng có một số nguời khá nổi tiếng như nhạc sĩ Phạm Tuyên, nghệ sĩ vĩ cầm Phan Phúc (chồng của bà Tuyết Mai, cựu phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam), như nhà thơ Nguyễn Bá Dậu, tác giả bài :
“Bác Hồ ơi, cháu là em bé phương xa Theo anh bộ đội xa nhà từ lâu Cháu qua sông Đuống, sông Cầu Phủ Thông, đèo Khách, An Châu, Lũng Vài Qua bao vực thẳm sông dài Cùng anh vệ quốc giết loài thực dân…”
Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam do chú Đặng Văn Cáp phụ trách. Chú là người đầu tiên đưa Bác Hồ về hang Pác Bó lãnh đạo cách mạng Việt Nam (ngày 28 tháng 1 năm 1941, tức mùng 3 tết Tân Tỵ, Bác Hồ trong vai nhà báo, Phạm Văn Đồng vai phiên dịch, được chú Cáp dẫn đường, đã vượt cột mốc biên giới số 108 thuộc Cao Bằng về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài). Chú là người Hà Tĩnh, hoạt động cách mạng vào những năm 1930, suốt từ Thái Lan theo Bác Hồ về Quảng Châu, Vân Nam, Hồng Công rồi Cao Bằng, chú được Bác kết nạp vào Đảng tháng 3 năm 1930 tại Thái Lan. Chú có nghề chữa bệnh bằng Đông y rất giỏi, được Bác tin dùng, chính chú nhiều lần chữa khỏi sốt rét cho Bác Hồ. Vì chú thạo tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Trung Quốc, hay mặc áo chàm, đi giày cỏ, chân quấn xà cạp, khiến ai cũng tưởng chú là ông Ké người Tày, chứ đâu biết chú là một cán bộ cách mạng lão luyện người Hà Tĩnh, hoạt động khắp vùng biên giới Việt Trung, thậm chí sang cả Long Châu, Nam Ninh, Quế Lâm, thuộc Quảng Tây của Trung Quốc nữa. Sau Cách Mạng Tháng Tám, chú được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Bác Hồ và đóng thế vai Bác Hồ trong trường hợp phải giao tiếp với bọn Tầu Tưởng (vì chú kém Bác có bốn tuổi, lại giỏi tiếng Trung Quốc). Chú Cáp là người có uy tín rất lớn, được học sinh chúng tôi vô cùng quí mến, kính trọng. Ở trường Quế Lâm ngày ấy, các giáo viên như Dương Xuân Nghiên, Đỗ Đoàn, Phạm Tuyên, Hoàng Trung Tích v.v, đều được gọi bằng anh, chứ không gọi là thầy, chúng tôi xưng em. Riêng chú Cáp, chúng tôi gọi bằng chú, xưng cháu. Được Bác Hồ trực tiếp trao nhiệm vụ chăm sóc và dạy dỗ gần nghìn trẻ em Việt Nam sang đây ăn học, nên Chú rất quan tâm đến các cháu học sinh. Ngày ấy hễ bất cứ bạn nào mắc bệnh phải đi trạm xá, đêm đến thể nào Chú cũng vào thăm, Chú ngồi bên giường, nhẹ nhàng bón cho từng thìa cháo, bóc cho từng múi cam, ép ăn cho bằng hết rồi tỷ tê trò chuyện, hỏi han hoàn cảnh gia đình, sức khỏe bố mẹ... y như người ông, người cha ân cần, yêu con, quý cháu. Phải nói rằng cả trường Quế Lâm từ thày đến trò đều kính yêu Chú, Chú nói gì, học trò nghe răm rắp. Chú là nhà sư phạm mẫu mực, mặc dù không hề lên lớp giảng bài. Ngoài chú Cáp ra, còn một Chú nữa, người gầy hom hem, ho suốt ngày, tức chú Lã, nghe nói chú Lã từng là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng, chú bị kỷ luật vì đã phát động khởi nghĩa sớm vào năm 1944 ở ba tỉnh trên, khi chưa được sự đồng ý của Trung Ương Đảng, khiến ta bị tổn thất lớn. Chú Lã cũng được Bác Hồ cho sang Quế Lâm để chữa bệnh và tự kiểm thảo về những sai lầm của mình. Sau hoà bình 1954, chú Cáp làm chủ tịch hội Đông y Việt nam, khi chú mất (sinh 1894 mất 1984 thọ 90 tuổi) được an táng taị nghĩa trang Mai Dịch (tiêu chuẩn lão thành cách mạng). Nhưng vì gia đình chú nghèo, không con cái, thím Bình vợ Chú, lại phải ngồi xe lăn vì xuất huyết não, nên mãi 11 năm sau (1995), các học sinh cũ trường Quế Lâm mới chung tay góp tiền xây cho chú một ngôi mộ khá hoành tráng để tỏ lòng nhớ ơn (nhỏ hơn mộ Nguyễn Đình Tứ, đồng hương với chú). Tôi còn nhớ ngày học ở Quế Lâm, một hôm nhà truờng thông báo thím Bình, là vợ chú Cáp, đã có mang, thế là cả truờng nhảy lên reo hò, ôm nhau mừng rỡ, các cán bộ Trung Quốc liền mở tiệc ăn mừng cho cả nghìn người, vì chú đã 59 tuổi, sắp có con nối dõi. Sau đó một tuần, biết tin thím Bình hỏng thai, thế là cả truờng lại rầu rĩ suốt nhiều ngày (có nhiều bạn khóc rưng rức). Xem thế đủ biết, người ta đuợc mọi nguời yêu quí không phải vì quyền cao chức trọng, không phải là ông nọ bà kia, mà ngược lại, như truờng hợp của chú Cáp. Chú đã trở thành nhà sư phạm có tầm cỡ, khi chưa hề học xong bậc tiểu học mà chỉ qua con đường duy nhất: yêu người. Chú yêu thương học trò bao nhiêu sẽ được các thế hệ học trò kính trọng, nhớ ơn và tôn vinh bấy nhiêu. Đó là chân lý. Vợ chồng chú Cáp, thím Bình dù không con cái, dù chẳng giàu có gì, nhưng gia đình Chú là gia đình hạnh phúc nhất Việt Nam ta. Chúng tôi hay nói với nhau như vậy. Ngày nay, cứ đến dịp kỉ niệm thành lập trường Quế Lâm, các học sinh năm xưa, dù tuổi đã 70, 80, vẫn dìu nhau vào nghĩa trang Mai Dịch viếng chú Cáp, chú thật đáng tự hào biết bao.
Còn nhớ giữa năm 1960, một hôm Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm trường Đại học Sư phạm Hà nội, cùng đi có nhà thơ Tố Hữu. Khi nghe hiệu trưởng Phạm Huy Thông báo cáo: Có nhiều sinh viên của trường không yêu nghề lắm, chỉ học để sau này kiếm miếng cơm ăn thôi, vì luơng thầy giáo, cô giáo thấp quá, Tổng Bí thư đã cao giọng: “Các em muốn yêu nghề, thì trước hết hãy yêu nguời đi đã. Yêu nguời bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu, các em ạ”. (Sau này, nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác ca khúc “Yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu). Còn thi sĩ Tố Hữu khi kết thúc bài nói của mình bèn chỉ tay lên mái nhà hội trường lợp lá cọ cũ nát, thủng lỗ trỗ (đã 5 năm chưa dọi lại), động viên “Các bạn ạ: Dưới mái nhà tranh này, là những trái tim vàng đấy, các bạn có biết chăng.” Về sau hễ có ai phàn nàn vì sao trường không cho lợp lại bằng ngói cho chắc chắn thì đã có người đùa: Dưới mái tranh này là những trái tim vàng rồi, lợp làm gì cho mất giá trị đi…. Có điều cả Tổng Bí Thư và thi sĩ đều chẳng ai chịu đề cập gì đến chuyện lương thấp, khiến nhiều sinh viên nghe buổi nói chuyện hôm ấy cứ ấm ức mãi. Ngày nay, lương thầy, cô, đã khá cao, không biết sinh viên Sư Phạm bây giờ có yêu nghề nhiều hơn lớp chúng tôi thủa ấy không?... Đó là nói chuyện về trường Thiếu nhi Việt nam tại Quế Lâm, nơi tôi đã học anh Đỗ Đoàn từ năm 1952 đến 1954. Tôi với anh vừa là tình thầy trò cũ, vừa là tình đồng nghiệp, thân lắm.
Còn Khu học xá Trung Ương ở Nam Ninh, cách Quế Lâm gần 700 cây số, thì lớn hơn trường Quế Lâm nhiều lần. Tổng giám đốc khu học xá là ông Võ Thuần Nho. Theo hồi kí ông để lại thì “Vào cuối năm 1951, tôi được Tổng bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ sang Trung Quốc tổ chức cho các thày giáo, cô giáo, và khoảng ba ngàn thanh thiếu niên Việt Nam một chỗ ăn học đàng hoàng, gọi là Khu Học Xá. Thế là tôi vội mượn Bộ Quốc Phòng chiếc xe Jép cũ, chiến lợi phẩm chiến dịch Biên giới (anh ruột ông Nho là Đại Tướng, Bộ Trưởng Quốc phòng, Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp ) rồi cùng bác sĩ Nguyễn Tấn Gy Trọng đi suốt ngày đêm, mãi tới sáng, mới vượt đèo Mã Phục, qua cầu biên giới, sang thị trấn Thủy Khẩu (Trung Quốc) giáp huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng của ta. Đến đây, tôi được 2 tiểu đội quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đổi xe mới, hộ tống đi Long Châu, về Nam Ninh. Ở đây đã có đồng chí Nguyễn Văn Lưu là “Biện Sự Sứ” (tức lãnh sự quán Việt nam), cùng các lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, đón tiếp bằng bữa tiệc thịnh soạn trong đời tôi chưa bao giờ đươc thưởng thức, và cho biết, bạn đã đặt tên cho Khu Học xá của ta là Dục Tài Học Hiệu (truờng đào tạo nhân tài). Trường Dục Tài đóng ở làng Tâm Hư, cách thủ phủ Nam Ninh mười km, ở đây toàn người thiểu số Trung Quốc, thuộc dân tộc Choang, cả làng không có lấy một cái giếng, toàn dùng nuớc ao tù, đặc quánh rêu xanh và cứt lợn.” Ông Nho viết tiếp: “Vì lo cho công việc, lại đường xá khó khăn, nên tôi có khiếm khuyết là trước khi sang Trung Quốc đã không ghé qua Bộ Giáo dục để báo cáo và xin chỉ thị Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Mãi 38 năm sau, tức năm 1989, tôi mới biết lúc bấy giờ chính phủ ta đã có nghị định thành lập Khu học xá Trung Ương, ký ngày 1 tháng 10 năm 1951, người ký là phó thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Thực ra ông Võ Thuần Nho là cán bộ có cỡ (từng được bổ nhiệm chính ủy Đại Đoàn 308) lại là em ruột đại tuớng Võ Nguyên Giáp, thì việc ông không xin phép Bộ Giáo dục, cứ thẳng đường sang Tâm Hư là chuyện bình thuờng (cha tôi có lần nói với tôi: Năm 1955 trưởng ban kiểm tra Trung Ương Đảng là Lê Đức Thịnh có sang Khu Học Xá tổ chức kiểm thảo ông Nho vì nhiều chuyện, trong đó đã phê phán gay gắt ông về thiếu sót này)… Khu Học xá Trung ương tồn tại từ 1951 đến 1958 thì giải thể. Từ 1951 đến 1954 ăn ở tạm tại làng Tâm Hư; từ 1954 đến 1958 chuyển ra Khu Học Xá xây dựng hiện đại, cách thành phố Nam Ninh 4 km. Ngày nay đây là Trung Tâm Đại Học Quảng Tây (gồm 6 trường Đại Học) và để lưu giữ dấu tích Khu Học xá năm xưa, các ban Trung Quốc vẫn để lại một ngôi nhà hai tầng, trên tường còn đắp khẩu hiệu bằng chữ Việt: Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm, có điều chữ Năm đã bị mất vì tróc vữa. Tổ chức của Khu Học xá Trung ương như sau: Ban lãnh đạo: Võ Thuần Nho, Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy. Phó Tổng Giám đốc: Giáo sư Nguyễn Xiển (TTK Đảng Xã hội Việt Nam). Ban cán sự Đảng gồm: Nguyễn Văn Lưu (Biện sự sứ Việt Nam tại Quảng Tây), Trần Việt Phương (thư kí riêng của Phạm Văn Đồng biệt phái), hai ông này là Đảng ủy viên, không có phó Bí thư. Chú Cáp không có chân trong Đảng Ủy. Ban cán sự lãnh đạo tất cả các trường của Khu Học xá gồm: Sư phạm Sơ cấp, Sư phạm Trung cấp, Sư phạm Cao cấp, trường Khoa học cơ bản, Trường Trung văn, Trường cấp một, Trường cấp hai, Trường cấp ba. Ngoài ra, còn Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Quế lâm, cách đó gần 700 km nữa, tất cả là 9 trường, trên 3000 học sinh, trên 400 giáo sư, giáo viên và công nhân viên, trong đó có nhiều người Trung Quốc (gồm: Cố vấn cho ông Nho, giáo viên dạy tiếng Trung, công nhân viên và một đại đội công an vũ trang canh gác, bảo vệ). Trong tám năm tồn tại, Khu Học xá trung ương đã cho ra lò một số nhân vật có tên tuổi thường hay lên truyền hình như: Trần Đình Hoan, Vũ Khoan, Vũ Mão, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Đình Tứ, bà Nghiêm Chưởng Châu, Phạm Tuyên, Nguyễn Bùi Vợi, Đoàn Mạnh Giao, Phạm Quốc Anh v.v… Ngoài ra còn đào tạo cho nước nhà hàng trăm giáo sư, tiến sĩ (cả thật, lẫn giả), hàng trăm sĩ quan quân đội, gồm một trung tướng, ba thiếu tướng, mười lăm đại tá và hàng loạt tá khác, đủ kiểu, đủ loại v.v..
...
Tôi sang Tâm Hư tháng 9 năm 1951, cuối năm 1952 lên Quế Lâm, học Truờng Thiếu Nhi Việt nam (đóng tại cơ sở cũ của trường con em võ quan cao cấp quân đội Tưởng Giới Thạch). Trường ở dưới chân dãy núi đá vôi, nhìn ra con sông Ly Giang, nước trong veo. Ở đây có những ngư dân đánh cá kiểu rất lạ: mỗi thuyền lùi lũi bốn, năm con chim đen trũi đậu hai bên mạn thuyền. Khi đến chỗ cá nhiều, người chủ gõ mạnh cây sào tre xuống mặt sông, lập tức bầy chim lao xuống như mũi tên, lặn mất tăm. Chốc sau, chúng nổi lên, mỗi con ngậm một chú cá bơi về, quẳng vào thuyền. Vì sao chúng không ăn nhỉ? Bởi nơi cổ chim, người chủ đã thít một cái vòng sắt, khiến nó chỉ nuốt được cá nhỏ, cá to giành cho người. Bầy chim ấy tên là: Cốc. Thế tại sao chúng không bay đi (chim Cốc bay xa hằng trăm km). Xin thưa: Lũ chim này đã bị chủ cho ngửi khói thuốc phiện, chúng có bay đi, chả phải tìm, cũng mò về, vì đói thuốc... Thật kì lạ… Trường Quế Lâm gần ngàn học sinh, có nhiều bạn khá nổi tiếng, chẳng hạn bạn Minh là con trai hoàng thân Xu Pha Nu Vông, chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Bạn Quang, con trai ông Sơn Ngọc Minh, chủ tịch Mặt trận Ítxarắc Campuchia, bạn Việt Nga, con gái Tổng bí thư Trường Chinh, bạn Hồng Anh, con gái vợ trước đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều bạn khác, con của các ông bộ truởng như Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Tích Trí, Phan Anh v.v… Đến năm 1953, còn có bạn Lò Văn Muôn, người Thái Tây Bắc, sang học tập. Muôn là nhân vật “em bé Mường La” trong bài hát cùng tên rất hay của nhạc sĩ Vương Gia Khương. Chỉ có điều bài hát kể rằng: “ngày Muờng La giải phóng, là lúc bé em ra đời”. Nhưng năm 1953, Mường La giải phóng, trong chiến dịch Tây Bắc, mà lúc này Muôn đã bằng tuổi tôi rồi (13 tuổi) và đang học ở Quế Lâm, thì không hiểu nhạc sĩ viết như vậy là thế nào? (xin các bạn nhớ cho, Lò Văn Muôn vừa trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 12, năm 2007, ở tuổi 67). (Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_C%E1%BA%A7u_%28nh%C3%A0_Nho%29)
Nhớ về “Quảng Tây Nam Ninh Dục tài học hiệu”- Trần Duy Hiển, 20/01/2010, CAND.com.vn
Trường Dục Tài ngày ấy, bây giờ - dean165, 5/6/2010, Blog Lớp tiếng Trung (khóa I)
Bia kỷ niệm trường Dục tài ở Quế Lâm - 26/9/2009, Blog 3A QUẾ LÂM
Năm 1951, ông được điều đi dạy đại học (là giáo viên phổ thông đầu tiên lên dạy đại học). Hồi ấy, trường đại học của Việt Nam gọi là Dục tài học hiệu đóng nhờ ở Nam Ninh (Trung Quốc). Dục tài học hiệu chỉ có hai khoa là Sư phạm cao cấp và Khoa học cơ bản. Cả trường chỉ có 9 giáo viên dạy 127 sinh viên. Đến năm 1954 giải phóng Thủ đô, Dục tài học hiệu chuyển về Hà Nội và tổ chức thành hai trường: ĐH sư phạm khoa học tự nhiên và ĐH sư phạm khoa học xã hội. Số lượng giáo viên vẫn rất ít, bởi thế, chủ trương của ta hồi ấy là chỉ đặt mục tiêu dạy học là chính, chứ không nghiên cứu khoa học.
http://blogtoantin.violet.vn/entry/show/entry_id/1935554
Du học ở Trung Quốc
Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”! - Thu Hà, 12/10/2004, Tuổi Trẻ Online
TQ hiện là nước thu hút lưu học sinh VN vào loại đông nhất. Theo con số thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2003 có khoảng 4.000 lưu học sinh VN tại TQ, trong đó riêng tỉnh Quảng Tây đã chiếm đến 2.000, tập trung tại chín trường ĐH của hai thành phố Nam Ninh và Quế Lâm, trong đó “vô địch” phải kể đến ĐH Sư phạm Quảng Tây với 530 lưu học sinh VN - chiếm 95% lưu học sinh nước ngoài của trường này.
gần nhà (từ Hữu Nghị quan, Lạng Sơn - địa đầu VN đến Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây 230km; từ Nam Ninh đến Quế Lâm - thành phố du lịch nổi tiếng và là trung tâm đại học của Quảng Tây - 410km), giá cả không quá cao, bằng cấp được quốc tế công nhận.
Thật ra tính toán của các bậc phụ huynh không phải không có lý: tại các trường ĐH ở Quảng Tây, TQ, học phí cho SV nước ngoài khoảng 1.300 - 2.000 USD/năm tùy từng trường, tiền phòng ký túc xá 300 - 500 USD/năm, ăn uống khoảng 500 - 1.000 tệ (một tệ TQ tương đương 1.950 VND) mỗi tháng. Nếu các cô chiêu cậu ấm chí thú học hành và biết tự lo cho tương lai của mình, ăn tiêu dè sẻn thì với khoảng 50 triệu đồng VNĐ/năm, sau bốn năm, với 200 triệu đồng tiền ăn học, cộng thêm khoảng 20 triệu chi phí đi - về thăm nhà, họ sẽ có một ngoại ngữ sử dụng tốt, một tấm bằng giá trị và hơn thế, một nghề tử tế để vào đời.
Tất cả các trường ĐH của TQ đều đang có kế hoạch chiêu sinh ở VN. Học viện điện tử Quế Lâm dự định liên kết với một trường ĐH của VN đưa hơn 100 SV năm 3 sang đây học tiếp hai năm cuối để lấy bằng của TQ, còn trường sư phạm thậm chí đã mua thêm đất xây hẳn một khu ký túc xá 800 phòng để chiêu sinh quốc tế, mà chủ yếu là SV VN.
Có lẽ để nhắm đến thị trường du học vừa tiềm năng vừa truyền thống này mà tại vị trí trang trọng nhất trong khuôn viên ĐH Sư phạm Quảng Tây, ngay trước thư viện khổng lồ của mình, nhà trường đã cho tạc một bức phù điêu bằng đồng đặc tả những dụng cụ bất ly thân của một lưu học sinh VN những năm 1950 - 1960, thời mà ĐH Sư phạm Quảng Tây còn mang tên Dục Tài học hiệu, được Chính phủ CHND Trung Hoa ủy thác giúp VN đào tạo con em cán bộ cao cấp và con em liệt sĩ: chú bé thiếu sinh quân đeo túi dết chéo, biđông, đầu đội nón lá.
Nhiều học sinh tốt nghiệp Dục Tài học hiệu hơn 40 năm trước đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp ở VN. Quế Lâm đang hi vọng một lần nữa thành phố này lại trở thành một cái nôi đào tạo nhân tài cho VN, nhưng lần này có thêm nguồn thu lớn vì giáo dục đã trở thành ngành kinh tế mạnh của Quảng Tây.
THU HÀ
"Dục tài học hiệu" (Ngôi trường đào tạo nhân tài).Năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển từ giai đoạn cầm cự sang phản công. Quân Pháp đứng trước nguy cơ thất bại đã dùng mọi thủ đoạn tàn độc để cứu vãn tìnnh thế, thi hành chính sách “tam quang”: đốt sạch, giết sạch, phá sạch. Chúng cho phi cơ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất chấp đền chùa, chợ búa, trường học, bệnh xá… đứng trước tình hình cực kỳ khẩn cấp, Trung ương và Hồ chủ tịch quyết định sang nhờ nước bạn Trung Quốc cho mượn một địa điểm tại Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây để đưa một số trường học sang cho an toàn. Khu trường Việt Nam ở Nam Ninh mang tên Khu học xá Trung ương, tiếng Trung Quốc gọi là Dục Tài học hiệu. Lúc ban đầu có bốn trường dời sang là
Sư phạm cao cấp,
Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang,
Sư phạm Việt Bắc và
Khoa học cơ bản (tiền thân của Đại học Bách khoa). Sau đó, Trung ương cho thành lập
thêm một trường phổ thông để làm trường thực tập sư phạm.
Học sinh số đông là con em miền Nam và trường Ngoại ngữ (học Trung văn). Các trường ở Khu học xá Trung ương đều học chương trình của Việt Nam, các môn học đều do thầy cô giáo Việt Nam dạy. Chỉ có môn Trung văn và văn nghệ ngoại khóa là nhờ thầy cô Trung Quốc giúp. Các lớp thầy cô giáo được đào tạo ở Nam Ninh đã và đang có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà.
(http://vietimes.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=5673)
------------------
"....Vào những năm 50-70 của thế kỷ 20, nhân dân Việt nam đang trong thời kỳ kháng chiến cựuc kỳ gian khổ. Được sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1 số trường học Việt Nam được chuyển đến Quảng Tây và đã nhận được sự giúp đỡ vô tư tận tình của nhân dân Trung Quốc. Năm 1951-1958, tại Nam Ninh và Quế Lâm có trường học như KHX TW, Trường Thiếu nhi Việt Nam lần lượt ra đời, đào tạo khoảng 7.000 học sinh, lúc đầu lấy tên là Trường Dục tài, từ tháng 10/53 đến tháng 2/1956. Trường Lục quân Việt Nam tổ chức giảng dậy tại Quế Lâm với tên là Trường Đặc khoa Quân khu Tây Nam Quân GPND.TQ, đào tạo hơn 2.000 sĩ quan quân đội cao cấp. Từ tháng 12/1966 đến tháng 8/1975, các trường học như trường TSQ Nguyễn văn Trỗi, trường Nguyễn văn Bé, trường Võ Thị Sáu và trường Dân tộc TW http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=1630 đã đặt tại Quế Lâm với tên trường 2/9, đào tạo khoảng hơn 5.000 học sinh. Các trường đã nêu trên đào tạo hơn 14.000 can bộ xuất sắc cho Việt Nam, góp phần quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng Miền Nam cũng như công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, viết nên 1 bản tình ca ca ngợi mối tình hữu nghị nhân dân 2 nước Trung-Việt ...."
------------------
Quế lâm không chỉ có Trường Thiếu nhi Việt Nam ( Quế Lâm dục tài học hiệu ) thuộc Ban tổ chức TW Đảng , trước đó, từ 1951-1953 đã có Trường Thiếu sinh quân Việt Nam 800 người. Sau chúng ta , Trường Ngữ Chuyên (1955-1957) 2.000 người. Rồi rầm rộ đông đảo thời đánh Mỹ là Trường Nguyễn văn Trỗi con em CB quân đội 1.500 người từ 1967-1969. Nhưng "ngụ cư" lâu đời nhất , đông đảo nhất phải kể đến Trường học sinh Miền Nam Nguyễn văn Bé với 3.000 HS đều là con em CB miền Nam được hưởng tiêu chuẩn của MTDTGP, tồn tại đến 10 năm kể từ năm 1966 đến năm 1975 lúc Việt Nam hoàn toàn thống nhất ! Thế mới biết mảnh đất Quế Lâm ân nghĩa với chúng ta biết nhường nào !
http://vn.360plus.yahoo.com/luson.quelam/article?mid=4002&fid=-1
--------------------
trường TSQVN ( 1951-1953) Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn-Quế Lâm-KHX Nam Ninh (1953-1957) học sinh VN ở Lư sơn, Quế Lâm thời kháng Pháp ? Học sinh VN ở Lư Sơn từ 25-8-1953 và khoảng tháng 4-1954 về Quế Lâm. Học sinh ở QL từ tháng 10-1951 là học viên Trường TSQVN Lâu nhất ở Quế Lâm là Trường Học sinh Miền Nam ( Còn có tên trường 2/9)- hơn 8 năm. Những năm gần đây Trường HSMN cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt các cựu CB giáo viên và HS nhà trường rất hoành tráng ở Tp.HCM và Đà Nẵng. BLL cũng mời nhiều đoàn khách TQ có công với Trường sang thăm Việt Nam. Các bạn thành lập cả những đội văn nghệ chuyên biểu diễn những bài hát, điệu múa " Thời Quế Lâm" rất chuyên nghiệp. Ngày 18/12/1966 tại Quế Lâm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được sự đồng ý của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã thành lập 3 trường dành riêng cho học sinh miền Nam Việt Nam, mang tên những người anh hùng tuổi trẻ của Thanh niên Việt Nam, là: trường Nguyễn Văn Trỗi, trường Nguyễn Văn Bé và trường Võ Thị Sáu. Tháng 11/1967, Bộ giáo dục quyết định thành lập Khu Giáo dục học sinh miền Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc để trực tiếp quản lý các trường học sinh miền Nam trên đất nước bạn. Năm học 1968 – 1969, Hệ thống các trường học sinh miền Nam được phân bố ở trong và ngoài nước như sau: - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở trong nước có 2 trường nội trú và 5 ký túc xá với tổng số 1.060 học sinh (trong đó có 571 học sinh nội trú): - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở Quế Lâm có 5 trường được chia thành 36 lớp với tổng số 1.127 học sinh. Đến năm học 1971 – 1972, tổng số học sinh miền Nam đang học ở miền Bắc và nước bạn là 4.089 học sinh, trong đó có 2.272 học sinh học ở các trường nội trú trong nước và 1.326 học sinh học ở Quế Lâm. Ngày 8/1/1972, Bộ Giáo dục ra Quyết định 31/QĐ sắp xếp lại và đặt phiên hiệu trường học sinh miền Nam gồm 9 trường Tính đến tháng 1/1975, tổng số học sinh các trường miền Nam ở hậu phương là 7.820 học sinh, trong đó: Cấp I có 2.821 học sinh; Cấp II có 2.241 học sinh; Cấp III có 1.602 học sinh. Số học sinh này được bố trí trong 13 trường (gồm 11 trường ở miền Bắc và 2 trường ở Quế Lâm)
http://www.hsmn.vn/hsmn_his.php?sec=history&act=info_detail&id=2 Trường ĐHSPQT tại Quế Lâm được thành lập từ 1932 , thời Trung Hoa dân quốc, trụ sở là Vương Thành trong TP.Quế Lâm .Khi chúng ta học tập tại Quế Lâm,Trường ta và ĐHSPQT có những quan hệ giao lưu, giữa hai Trường có nhiều trận bóng đá giao hữu .Trường Ngữ chuyên(1955-1958) , nơi tổ chức học Trung văn một năm cho các sinh viên Việt Nam trước khi họ vào học tại các Trường Đại học của Trung Quốc chính là thuộc quản lý của ĐHSPQT. Khi cuôc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta buớc vào giai đọan ác liệt từ 1967-1975 , tp Quế Lâm tiêp nhận Trường học sinh Miền Nam Việt Nam (số lượng lên đến 3000 họcsinh). Ban đầu Trường học sinh Miền Nam đóng tại Trường ta cũ ở thôn Giáp Sơn bên giòng sông Đào Hoa .( hiên nay có các Trường cao đẳng sư phạm chuyên khoa tp Quế Lâm,Trường trung học số 3 tp Quế Lâm, Trường tiểu học Giáp sơn đóng trên vị trí Trường ta cũ. Trong đó Trường cao đẳng sư phạm là Trường có quan hệ với Ban liên lạc Trường ta ). Sau đó trường MN chuyển ra khu mới xây dựng trong thành phố (nay là Khu giảng đường của các Khoa ĐHSPQT). http://vn.360plus.yahoo.com/luson.quelam/article?mid=6664 Khu học xá Quế Lâm nằm gần công viên Giáp Sơn. Trứơc năm 1949, là trường dành cho con em Quốc dân Đảng. Những năm 1953-1957, là Trường Thiếu nhi Việt Nam. Từ năm 1968, dành cho các trường Nguyễn Văn Bé, Dân tộc Trung ương, Võ Thị Sáu. Nay là cụm trường sư phạm thành phố Quế Lâm. Gần công viên Lô Địch Nham.
http://www.cice.gxnu.edu.cn/cice/Vietnam/Vietnam.asp
Trả lờiXóahttp://translate.google.com/translate?js=y&prev=_t&hl=hu&ie=UTF-8&layout=1&eotf=1&u=http%3A%2F%2Fwww.gxnu.edu.cn%2F&sl=zh-CN&tl=vi
Trả lờiXóa
Tham gia đoàn công tác của Phó Thủ tướng có Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng, Thiếu tướng Từ Linh Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học quân sự – Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc Giám đốc Viện Khoa học công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Phạm Hòa Bình Phó Giám đốc Bệnh viên TW Quân đội 108.
Trả lờiXóa