Tiểu tiết trong lễ quốc tang - hameok6
Thứ Hai, tháng 6 16, 2008Có thể 1 số ACE không vừa lòng khi xem bài này, song đây là "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" (còn những gì hoành tráng thì đã được nhiều người, nhiếu báo đài trích đăng và miêu tả rồi).
Sáng Chủ nhật, dậy trễ do tối xem bóng đá tới gần 4 giờ. Bật TV lên thấy đang truyền hình trực tiếp lễ tang chú sáu Dân. Một lễ Quốc tang long trọng – Đáng xem! Đã lâu lắm rồi (hình như đã cả 10 năm nay) mới có tang lễ cấp nhà nước và là lần đầu tiên tổ chức tại TP. HCM. Do không tới “hiện trường” mà chỉ xem qua TV nên mới thấy được nhiều hình ảnh mà có lẽ nếu ở tại chỗ thì không thể vì quá đông và cỡ mình thì chỉ đứng vòng ngoài là cùng.
Các vị lãnh đạo và cựu lãnh đạo Đảng, nhà nuớc đều có mặt, quần chúng nhân dân đến tiễn đưa cũng rất nhiều. Trang nghiêm và long trọng, song điều đáng tiếc mà có lẽ ai xem cũng đều thấy là tính chuyên nghiệp quá kém của Ban tổ chức và các thành viên của Ban (không phải Ban lễ tang) được “biểu diễn” rất rõ ràng từ lúc bắt đầu động quan. Có khoảng 1 tiểu đội lính tiêu binh được bố trí để khiêng hòm áo quan ra xe, nhưng có tới 4 sĩ quan liên tục giám sát và hết sức chỉ đạo từng chi tiết làm đám lính nhiều lúc đứng im không biết phải làm gì. Thật tội nghiệp! Các sĩ quan còn “chỉ đạo” cả 4 nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước lúc thì xếp 1 hàng ngang, khi thì 2 hàng dọc, rồi cuối cùng là đứng tránh sang 1 bên cho khỏi vướng tụi lính (!?).
Tới khi tiểu đội lính mang cái hòm ra xe mới đúng là con đường đau khổ cho tụi nó. 8 em xếp hàng 2 bên hòm, lom khom bê trực tiếp bằng tay chớ không có đòn cáng như tụi chuyên nghiệp (có lẽ như vậy mới long trọng hơn ?). Đã nặng lại còn chật, chân cẳng bước đi đá vào nhau loạn xạ lại còn phải ne né chỗ cho các lãnh đạo đưa tay “vịn” cho đúng nghi thức. Từ trong nhà ra tới xe, đội “bê hòm” phải hạ xuống nghỉ mệt 2 lần. (theo “hủ tục” thì đây là chuyện tuyệt đối kiêng). Nhưng tới khi bước xuống các bậc thềm trước khi lên tháp pháo thì đám lính loạng choạng làm đ/c Tổng Bí thư và Chủ tịch nước cũng giật mình vội quay lưng lại cả ống kính TV đưa tay đỡ giúp !!! May mà gia đình không yêu cầu đặt ly nước trên đầu hòm, nếu có thì cả cái ly cũng rớt xuống đất chứ nói gì chuyện sánh nước ra ngoài!
Hòm được đưa lên tháp pháo, phủ cờ, đậy nắp kiếng trong lên trên. Công việc này được thực hiện tới gần nửa giờ đồng hồ với nhưng thao tác cài dây không chuẩn phải cài lại, đặt nắp kiếng lên bị vướng các “phụ tùng” phải nhấc lên… dưới sự chỉ huy của khoảng gần 1 tiếu đội sĩ quan (có đ/c còn trực tiếp thọc tay vào làm thay lính) trước hàng ngàn người đi đưa tiễn cùng rất nhiều các ống kính TV, chụp hình, quay phim. Còn, còn rất nhiều các tiểu tiết khác làm buổi lễ long trọng trở thành mối lo âu thục thụ cho các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước (thể hiện rõ trên nét mặt), như khi ha huyệt, đội lính vấp váp làm mọi người lo lắng chỉ sợ lỡ có em nào té xuống thì không biết sao đây ? Hay như khi các cán bộ lão thành, tuổi cao, sức yếu phải chen nhau với đám thanh niên để ráng bỏ cho được miếng đất xuống huyệt cho lẹ vì BTC chỉ nhăm nhăm đậy nắp lên ngay sau khi các lãnh đạo đã xong …
Nếu nói đây là 1 trận đánh thì là trận đánh thiếu chuẩn bị chiến trường và bộ đội chưa được huấn luyện bắn đạn thất trước khi ra trận. Nếu nói đây là 1 công cuộc làm ăn thì là “phi vụ” đầy rủi ro không được lường trước và các nhân viên không hiểu chi tiết từng nhiệm vụ cụ thể của mình. Nếu nói đây là 1 buổi tang lễ thì là buổi tang lễ mới chỉ được XD trên giấy, thiếu thực tế với các tiêu binh rất nghiệp dư trong lãnh vực “bưng bê” hòm.
Thật đáng buồn cho cái cách làm ăn rất thiếu chuyên nghiệp của dân mình!
Hình: Bậc thềm tiếp theo đã làm các đ/c lãnh đạo giật mình
Sáng Chủ nhật, dậy trễ do tối xem bóng đá tới gần 4 giờ. Bật TV lên thấy đang truyền hình trực tiếp lễ tang chú sáu Dân. Một lễ Quốc tang long trọng – Đáng xem! Đã lâu lắm rồi (hình như đã cả 10 năm nay) mới có tang lễ cấp nhà nước và là lần đầu tiên tổ chức tại TP. HCM. Do không tới “hiện trường” mà chỉ xem qua TV nên mới thấy được nhiều hình ảnh mà có lẽ nếu ở tại chỗ thì không thể vì quá đông và cỡ mình thì chỉ đứng vòng ngoài là cùng.
Các vị lãnh đạo và cựu lãnh đạo Đảng, nhà nuớc đều có mặt, quần chúng nhân dân đến tiễn đưa cũng rất nhiều. Trang nghiêm và long trọng, song điều đáng tiếc mà có lẽ ai xem cũng đều thấy là tính chuyên nghiệp quá kém của Ban tổ chức và các thành viên của Ban (không phải Ban lễ tang) được “biểu diễn” rất rõ ràng từ lúc bắt đầu động quan. Có khoảng 1 tiểu đội lính tiêu binh được bố trí để khiêng hòm áo quan ra xe, nhưng có tới 4 sĩ quan liên tục giám sát và hết sức chỉ đạo từng chi tiết làm đám lính nhiều lúc đứng im không biết phải làm gì. Thật tội nghiệp! Các sĩ quan còn “chỉ đạo” cả 4 nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước lúc thì xếp 1 hàng ngang, khi thì 2 hàng dọc, rồi cuối cùng là đứng tránh sang 1 bên cho khỏi vướng tụi lính (!?).
Tới khi tiểu đội lính mang cái hòm ra xe mới đúng là con đường đau khổ cho tụi nó. 8 em xếp hàng 2 bên hòm, lom khom bê trực tiếp bằng tay chớ không có đòn cáng như tụi chuyên nghiệp (có lẽ như vậy mới long trọng hơn ?). Đã nặng lại còn chật, chân cẳng bước đi đá vào nhau loạn xạ lại còn phải ne né chỗ cho các lãnh đạo đưa tay “vịn” cho đúng nghi thức. Từ trong nhà ra tới xe, đội “bê hòm” phải hạ xuống nghỉ mệt 2 lần. (theo “hủ tục” thì đây là chuyện tuyệt đối kiêng). Nhưng tới khi bước xuống các bậc thềm trước khi lên tháp pháo thì đám lính loạng choạng làm đ/c Tổng Bí thư và Chủ tịch nước cũng giật mình vội quay lưng lại cả ống kính TV đưa tay đỡ giúp !!! May mà gia đình không yêu cầu đặt ly nước trên đầu hòm, nếu có thì cả cái ly cũng rớt xuống đất chứ nói gì chuyện sánh nước ra ngoài!
Hòm được đưa lên tháp pháo, phủ cờ, đậy nắp kiếng trong lên trên. Công việc này được thực hiện tới gần nửa giờ đồng hồ với nhưng thao tác cài dây không chuẩn phải cài lại, đặt nắp kiếng lên bị vướng các “phụ tùng” phải nhấc lên… dưới sự chỉ huy của khoảng gần 1 tiếu đội sĩ quan (có đ/c còn trực tiếp thọc tay vào làm thay lính) trước hàng ngàn người đi đưa tiễn cùng rất nhiều các ống kính TV, chụp hình, quay phim. Còn, còn rất nhiều các tiểu tiết khác làm buổi lễ long trọng trở thành mối lo âu thục thụ cho các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước (thể hiện rõ trên nét mặt), như khi ha huyệt, đội lính vấp váp làm mọi người lo lắng chỉ sợ lỡ có em nào té xuống thì không biết sao đây ? Hay như khi các cán bộ lão thành, tuổi cao, sức yếu phải chen nhau với đám thanh niên để ráng bỏ cho được miếng đất xuống huyệt cho lẹ vì BTC chỉ nhăm nhăm đậy nắp lên ngay sau khi các lãnh đạo đã xong …
Nếu nói đây là 1 trận đánh thì là trận đánh thiếu chuẩn bị chiến trường và bộ đội chưa được huấn luyện bắn đạn thất trước khi ra trận. Nếu nói đây là 1 công cuộc làm ăn thì là “phi vụ” đầy rủi ro không được lường trước và các nhân viên không hiểu chi tiết từng nhiệm vụ cụ thể của mình. Nếu nói đây là 1 buổi tang lễ thì là buổi tang lễ mới chỉ được XD trên giấy, thiếu thực tế với các tiêu binh rất nghiệp dư trong lãnh vực “bưng bê” hòm.
Thật đáng buồn cho cái cách làm ăn rất thiếu chuyên nghiệp của dân mình!
Hình: Bậc thềm tiếp theo đã làm các đ/c lãnh đạo giật mình
2 nhận xét:
Trả lờiXóaVinhnq nói...
Đám tang của nguyên TT VVK hôm qua xem đúng như nhận xét của tác giả, tôi thấy rất thiếu chuyên nghiệp, đâm ra làm giảm đi sự nghiêm túc và trọng thể, việc này cũng thể hiện bộ mặt quốc thể. Trong tiểu đội "sĩ quan" phục vụ lễ tang có 1 "chú" đại tá là lính Trỗi K8 bay từ HN vào. Ở Hà nội việc tổ chức tang lễ cho các vị từ sĩ quan sơ cấp cho cho đến cao cấp, tướng lĩnh (hoặc các vị lãnh đạo Đ& NN)có hẳn một đoàn 871 rất chuyên nghiệp.
06:15 Ngày 16 tháng 6 năm 2008
LêThanh nói...
hameok6 ơi! Việt nam đã làm j có tính chuyên nghiệp đâu mà lại kêu là " thật đáng buồn".
07:55 Ngày 16 tháng 6 năm 2008
8 nhận xét:
Trả lờiXóaNặc danh nói...
Lời bàn của HameoK6 wá đúng.
Dù rất lâu, mới có một quốc tang, nhưng các đơn vị, cơ quan lo việc này vẫn phải diển tập thường xuyên.Có vậy mới phát hiện ra những thiếu sót, bất cập.Từ đó mới chuyên nghiệp chớ!!Nói gở, chứ một trong 12 chú lính sảy tay một cái thì sao? Đây ko phải là ụ xoẹ với nhau. Quốc tế người ta trông vào.
Văn ôn võ luyện.
Kính anh 01 ly.
Tư SG
18:50 Ngày 16 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
Thế HM có thấy một đ/c lãnh đạo "đỡ" vào mép áo quan làm cho chú tiêu binh lúng túng, loạng choạng, mất đà,bỏ tay ra thì không được mà khiêng một tay cũng không xong không?
VTM
18:55 Ngày 16 tháng 6 năm 2008
dachoak7 nói...
Lần sau, cứ thuê mấy ông "Trại hòm" có uy tín, cho mặc Lễ phục của tiêu binh "làm việc" là thấy "tính chuyên nghiệp" ngay. Cần gì phải tập luyện, các "cụ" chết thì ít, mà dân chết mới nhiều. Ha..ha...!
19:01 Ngày 16 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
Toi cung dinh co y kien nhu bac Dachoa nhung nghi lai thay khong on. Lo chang may co thang cia nao tra tron vao tay nha don no "dom" mot cai, ma may tay trong tu tru trieu dinh dung sat ngay day thi chi co tram phat tram trung co phai la loi bat cap hai khong?
08:26 Ngày 17 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
Khi xong đám tang bác Sáu ngồi bình : tính chuyên nghiệp của tang lễ cũng hay ; nhưng tôi thích nói về con người hơn.
Trong lời điếu của TBT NĐM ca ngợi công lao trời biển của cố TT. Tôi chưa thấy đám tang nào to như vậy khi có đầy đủ mặt văn võ bá quan triều đình. Có lẽ Đảng dành hết công lao về cho mình vì đất Vĩnh Long sinh ra 1 bậc anh tài như vậy. Còn những đóng góp của cố TT lúc về hưu như hòa hợp dân tộc, đập phá tòa nhà QH và nhất là mở rộng HN không thấy nhắc đến đúng sai mà chỉ nói vẫn kiên định đường lối XHCN. Chắc có nhiều ý kiến khác nhau.
Trong lời đáp, Phan Thanh Nam có nhắc đến lời trăn trối của cha là con người bác không còn là của gia đình nữa mà ông già phải chấp hành ý thức kỷ luật Đảng, không được nói nhiều. Cái khóc ở BV Thống Nhất của cụ mà JM kể lại có lẽ nói lên điều đó.
V/v tranh luận trên Blog thì mỗi người 1 ý, không ai giống nhau. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên stop lại để cụ được yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
tk7
11:09 Ngày 17 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
Xin lỗi trích sai lời đáp của PTN là "phục tùng tổ chức" ; giống như thứ trưởng Đặng Hùng Võ và giám đốc Cty Thiên Minh Lê Kiên Thành ra ứng cử đại biểu QH dạng đại biểu tự do.
Tư ruồi cũng lộn Võ Dũng với Phan Thanh nam đi B năm 1971 theo T4.
PTN sinh năm nào ?
11:25 Ngày 17 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
Có lẻ 1953!!!
11:39 Ngày 17 tháng 6 năm 2008
Nặc danh nói...
PTN sinh năm 1952.
Đồng ý với tk7, hãy dừng chuyện này lại! Blog Trỗi bàn tán như vậy là quá nhiều rồi. Nên chuyển qua đề tài khác thôi.
HMK6
11:48 Ngày 17 tháng 6 năm 2008
dathb136 nói...
Trả lờiXóaĐừng trách BTC ở SG.Bởi vì lâu lâu có 1 đồng chí cấp côi ở SG mất,nên không thể duy trì 1 đội tiêu binh chuyên nghiệp như ngoài Bắc được.Các bác thông cởm nghe.
12:21 Ngày 18 tháng 6 năm 2008