Chuyện trường Quân sự (tiếp) - Trần Kiến Quốc
Thứ Sáu, tháng 3 21, 2008(đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ sáu, 21 tháng ba, 2008)
(Xem từ đầu: Chuyện ở Đại học quân sự Vĩnh Yên - Trần Kiến Quốc
Xem thêm: Dọn vườn... Dọn vườn!!! )
Chuyện trường Quân sự (tiếp)
Chuyến xe đêm bão táp
huyện vẫn quanh chiếc Honda 67 của Phúc Chiến… Thân xe sơn màu đen, có dáng khẩu súng lục, ghi-đông sừng trâu có giằng ngang, 2 chắn bùn mạ kền sáng lóang. Nhìn mà thèm, tất nhiên cũng có chút “tự hào” vì “có thằng bạn sở hữu chiếc xe hơi bị độc”! (Lúc đó hình như cả trường mỗi hắn có Honda nam, còn lại mấy ông có gia đình trong
Biết thày Bùi Đức từng lái Sit-đờ-ca nên một lần có việc thày vừa ngỏ lời, Chiến cho mượn ngay. Trước khi giao xe, hắn còn dặn: “Tuy khóa xăng nhưng cũng chạy được 5 cây nữa”. Tưởng thật, thày lên xe nổ máy rồi phóng xuống dốc K4, leo lên dốc Hiệu bộ, ra đến sân bóng Bảo Sơn – chưa đầy cây số thì khựng. Loay hoay mãi, khi nhìn xuống khóa xăng thì đang ở vị trí OFF. Đúng là kỉ niệm của 1 thời ấu trĩ.
Tôi là bạn cũ cùng Trỗi. Còn anh giai là đồng hương xứ Huế và “có máu văn nghệ, sống lãng tử” nên Chiến thích giao du. Hai anh em được học lái xe cấp tốc vào buổi chiều sau giờ cơm. Rủ nhau ra sân bóng. Chiến “thị phạm” 1 vòng rồi từng thằng ngồi lên xe, hắn đứng kề bên. Khó nhất là lúc thả côn vào số 1. Cứ nhả ra là “khựng” chết máy. Già ga thì sợ chồm xe. (Hồi trong
Một chiều, anh giai xách cặp sang: “Tối nay, tao về Hà Nội. Mai trong Thành có hội nghị Khí tài quang học”. Vừa nghe Chiến đã rủ rê: “Tàu Việt Trì 9 giờ mới về. Ông cùng đi làm tí RTC. Mới nhận lương mà. Chén xong ra tàu vẫn không muộn!”. Cả nể, anh giai gật đầu. Thế là hắn “Zin ba cầu” cả tôi ra quán thịt chó của tay thương binh gần Viện 109. Trời mùa đông lạnh, ăn thịt chó và uống rượu vào làm người ấm lên. Càng uống càng sướng. Say sưa quên xem đồng hồ. Giật mình thì chỉ còn 15’ nữa là tới giờ tàu chạy. Vội thanh tóan rồi Chiến chở 3 phóng ra ga. Chạy như điên, suýt lao vào mấy xe đạp đi ngược không đèn. Phóng tới ga thì cửa ga đã khóa trái, nhìn vào bên trong thấy toa cuối vừa khuất. Anh giai tự trách: “Bia với rượu, hỏng hết cả việc! Chả nhẽ lỡ chuyến, mà mai không thể vắng mặt”. Biết thế, tôi nhảy xuống bảo Chiến: “Tôi tự về đơn vị. Ông đưa anh giai đuổi theo tàu!”. Trong đêm đen, nhìn theo thấy 2 bóng bàng bạc, mình khóac áo mưa, nằm ôm lấy chiếc xe, phóng ngược ra thị xã. Tàu có đường riêng chạy thẳng qua Quất Lưu xuống Hương Canh, còn xe phải làm 1 vòng ra bến xe thị xã rồi mới phi theo đường quốc lộ 2. Vòng vèo hơn.
(Bắt đầu từ đọan này được nghe Chiến và anh giai kể lại).
… Trong đêm, 2 anh em phóng xuống Hương Canh. Ngày ấy đọan đường này rất xấu do những chuyến xe chở tăng quá tải làm bật tung nhựa đuờng. Ổ gà, ổ trâu liên tục. “Người cầm lái vĩ đại” thì đã sương sương. Đèn xe 67 của hắn pha quét không xa nên phải căng mắt nhìn đường. Cua vòng cua lớn ở Quất Lưu, qua mấy lò gạch tới đầu phố Hương Canh. Cả phố tối thui, chỉ còn bóng đèn lờ mờ ở ga. Phóng đến nơi hỏi nhân viên trực thì biết đòan tàu đã qua cách đây 20’. Quay xe, lên đường. Qua phố chợ Hương Canh - trung tâm sành, tiểu gốm, phố nhỏ tắt hết đèn đi ngủ. Từ đây về Phúc Yên khoảng 16 km là đồng không mông quạnh. Làng xóm xa xa. Giữa đường là trạm bơm thủy lợi. Trời đêm càng lạnh. Lúc này rượu mới ngấm. Có lúc cơn ngủ chợt đến nhưng vì sóc ổ gà mà tỉnh giấc chăng?!
Khi xe đang trôi dốc ở ngã ba vào thị trấn Phúc Yên và đường rẽ đi phà Chèm, không hiểu vì lí do gì (sau này kể lại thì Chiến quả quyết chân không hề đạp phanh?) xe bỗng bó máy. Với tốc độ khỏang 60km/g, 2 anh em - do quán tính – theo nhau lướt qua ghi-đông, bay như chim về phía truớc. “Khi bay có cảm giác nong nóng trước mặt. Hóa ra mông hắn sát mặt mình. Chiến “hạ thổ” trước; tao sau, mặt đè lên lưng hắn. Quả này chắc toi cả đơ!” – anh giai kể lại. Đường vắng tanh. Nhìn đồng đội nằm bất động, mặt úp nghiêng xuống mặt đường, 2 tay trong tư thế giang ra. Lo quá. Đưa tay vào mũi vẫn thấy thở. Sống rồi. Làm vài động tác sơ cứu thấy hắn cử động rồi ngơ ngác ngồi dậy: “Sao thế nhỉ?”. Sờ tay chân còn nguyên. Chiếc xe nằm 1 góc, im re. Anh giai dựng xe lên, đạp đến chục phát. Lại nổ giòn. Có trời mới biết vì sao! “Thôi, mày đau. Để tao cầm lái. Phải đi ngay cho kịp!”, anh giai nói rồi cầm lấy tay lái. Xe lại sáng đèn, rẽ chéo vào phố Phúc Yên. Tới ga thì biết, tàu qua đã nửa tiếng đồng hồ. “Phải đi tiếp. Biết đâu còn bắt kịp tàu!”.
Ga Thạch Lỗi nằm giữa đường, vào hơi khó vào, phải bỏ qua xuống thẳng Đông Anh. Phóng về tận Phủ Lỗ, nhập đuờng đi Thái Nguyên, chạy tới chắn tàu Đông Anh rẽ trái vào ga thì được biết tàu đã qua. Đã 1g đêm. Cứ thế mà dấn. Chiến đã tỉnh nên cầm lái thay anh giai…
Cầu Đuống kia rồi. (Không đến chục cây nữa là qua cầu Long Biên. Còn quãng đường HN - Vĩnh Yên gần 60km). Ngày ấy chỉ có 1 đuờng duy nhất vào cầu cho cả tàu hỏa và xe). Vừa kịp thấy đòan tàu đang từ ga Yên Viên xình xịch vào cầu. Chiến dừng xe ngay sát barie. Anh giai mình khóac áo mưa (trông như áo chiến bào. Thật lãng tử!), tay xách cặp bay qua barie rồi chạy theo bám vào tay nắm cửa toa, đu người lên. Khi đã an tòan, anh quay lại: “Thôi, tao đi nhé!”. Con tàu lao nhanh về phía Hà Nội. Còn Phúc Chiến quay xe trở lại Vĩnh Yên ngay trong đêm…
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>