Xuyên Việt, hành trình qua các di sản thế giới (2)



(Tiếp theo và hết)

Sáng ngày thứ tư của chuyến đi, chúng tôi đi tiếp vào Đà Nẵng. Qua Đà Nẵng thì đi thẳng đến Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới năm 1999 thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Vào đến nơi, trời bỗng đổ mưa to


Dưới vương triều Cham Pa đây là nơi tổ chức cúng tế cũng là lăng mộ các vị vua hay hoàng thân, quốc thích.  

Một số ngọn tháp còn lại...

Những bức tượng bằng đất nung trang trí quanh tường.

Những hình trang trí khác trưng bày trong lòng tháp 


Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp nhiều đền đài Cham Pa nằm trong một thung lũng đường kính 2 km, bao quanh là đồi núi 



Cảm ơn em gái HDV nhiệt tình.

Chụp một tấm kỷ niệm… 


Chúng tôi quay lại đường QL 1, nghỉ ăn trưa với đặc sản “bò thui cầu Mống”. Chiều vào Hội An, loanh quanh phố cổ




Đây cũng là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 1999, nơi lưu giữ được và kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế... 


Vẫn những địa danh quen thuộc: chùa Cầu, hội quán Phước Kiến, … chúng tôi đi rạc cẳng. Lang thang ngắm các kiến trúc cổ xưa...  



Ngày thứ năm của chuyến đi từ Hội An lên Tây Nguyên. Buổi sáng ở Hội An thật êm ả, trong lành. Ăn bát mì Quảng (kiểu Hội An) ngược ra tham quan Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng.

Từ chân núi Non Nước, chúng tôi đi thang máy lên thẳng chùa Linh Ứngvọng Hải đài ngắm cảnh bờ biển Non Nước.  

Leo một mạch lên đến đây


Ngắm nhìn bãi biển Ngũ Hành Sơn


Vãn cảnh chùa chiền trên núi...


Từ Đà Nẵng, chúng tôi ra đường 14B đến thị trấn Thạnh Mỹ thì vào QL 14. Qua thị trấn Khâm Đức huyện Phước Sơn, một huyện miền núi của Quảng Nam, trời vẫn u ám và mưa. Vượt qua đèo Lò Xo sang đất Kon Tum cũng đến giờ trưa, chúng tôi nghỉ ngơi và ăn cơm trong một quán ăn dọc đường, tuy tuềnh toàng nhưng cũng đông khách, phải kê cả bàn ăn ra hiên.


Mưa vẫn không ngớt, chúng tôi đi tiếp đến Plei Kần thì trời bỗng nắng chói chang, không gian thoáng đãng, gió thổi rất mạnh từ cao nguyên lên 



Plei Kần, thị trấn đầu tiên của Tây Nguyên, trời bừng nắng 



Nghỉ một lúc, chúng tôi đi tiếp về Kon Tum. Dọc đường có thăm di tích lịch sử Đắc Tô Tân Cảnh – một tượng đài dọc đường 14. Đến Thành phố Kon Tum, chúng tôi tham quan một vòng: Nhà thờ Chính tòa (còn gọi là Nhà thờ gỗ), cầu treo Konklor, nhà Rông …

Trong khuôn viên Nhà thờ Chính tòa


Dòng sông Dakla trong xanh, hiền hòa nhìn từ trên cầu treo Konklor


Sáng hôm sau, ngồi uống ly cà phê ngay bên bờ sông Dakla nắng sớm chói chang




Con đường xuôi về Pleiku


Tới Pleiku, ghé qua Biển Hồ - hồ T'Nưng.  

Bao quanh hồ là những rặng thông


Một hồ nước rộng bằng nửa diện tích hồ Tây nhưng vì ở Tây Nguyên, nguồn nước rất hiếm nên được gọi là Biển. 



Nước ở đây trong xanh, trong một không gian sạch sẽ giữa một khu rừng thông xanh bát ngát.


Nơi đây là một công viên tự nhiên của Thành phố nên rất đông thanh thiếu niên đạp xe đến vui chơi, tụ tập.  

Chúng tôi tiếp tục đi về Buôn Ma Thuột.  

Đến ngã sáu Thành phố Buôn Ma Thuột


Qua Thành phố, đi tiếp lên Buôn Đôn. Trước tiên vào thăm ngôi nhà gỗ cổ buôn Đôn - nhà của vua săn voi Amakong huyền thoại 




Được bà chủ nhà, con gái Amakong tiếp chuyện. Đối với người buôn Đôn, có nguồn gốc từ Lào, theo phong tục mẫu hệ, người đàn bà là chủ gia đình... Bà ta mời mua các loại thuốc và nói chỉ mua ngay trong nhà mới thật là "gia truyền", ra ngoài cửa mua là không chịu trách nhiệm đâu... Đáp lại nhiệt tình của chủ nhà, tôi nói: Không mua đâu, chỉ ngồi chơi thôi 



Rời khỏi nhà Amakong, chúng tôi đi tới cây cầu treo đặc biệt bắc qua sông Serepok: gồm nhiều đoạn cầu treo ngắn kết bằng tre và dây rừng 




Sông Serepok, mùa này nước đã cạn...


Có một bãi cưỡi voi du lịch


Khá đông khách trải nghiệm trò vui này


Quay lại Thành phố Buôn Ma Thuột, nhân viên Khách sạn chỉ đến quán ăn bên cạnh thì bất ngờ ngồi bàn cạnh anh Phạm Tuân. Sau màn chào hỏi anh đem hai chai rượu chuối hột mới mua ở nhà Amakong sang mời 


Không những vậy, khi tan cuộc, chúng tôi còn được cảm ơn cùng một thông báo là đã được doanh nhân X. thanh toán. Khà khà!


Ngày thứ bảy của chuyến đi, chúng tôi xuống Đà Lạt theo QL 27. Đến thị trấn Liên Sơn, lên thăm quan Biệt điện Bảo Đại tọa lạc trên một ngọn đồi cao.


Từ khuôn viên biệt thự ngắm toàn cảnh hồ nước mênh mông qua những tán cây xanh mát mẻ... 


Rồi vua cũng hiện ra 



Đường từ Liên Khương về Thành phố Đà Lạt là đoạn đẹp nhất Tây Nguyên, không hạn chế tốc độ... 



Đến Thành phố Đà Lạt gặp đoàn xe hoa ra đón tiếp 



Chợ trung tâm Thành phố


Phong cảnh hồ Xuân Hương


Chiều chúng tôi đi thăm quan nhà ga Đà Lạt, nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và cả Đông Dương.  


Phía trước ga Đà Lạt


Trong sân ga còn trưng bày nhiều hiện vật cũ: đầu máy, toa xe... 


Đà Lạt đang có Festival Hoa, khá đông khách du lịch 



Đà Lạt nổi tiếng có nhiều loại hoa 



Ngày cuối cùng, chúng tôi theo QL 20 về Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến đi 7 ngày và 6 đêm trên quãng đường 2020,6 km qua 17 tình, thành phố và tham quan được 5 (trong đó 1 di sản thiên nhiên và 4 di sản văn hóa) trong tổng số 8 di sản thế giới của Việt Nam.

Kỳ sau: Du xuân Hà Giang







Xin nhấp chuột vào danh mục các điểm đến - menu (góc trên bên trái bản đồ)