Tuyệt cốc






TUYỆT CỐC*



Trời thời, đất lợi, lại nhân hòa
Há để ngồi coi phải nói ra
Lăm trả ơn vua, đền nợ nước
Đành cam gánh nặng, ruổi đường xa
Lên ghềnh xuống thác thương con trẻ
Vượt biển trèo non, cám phận già
Cũng tưởng một lời an bốn cõi
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba**



Ghi chú:
* Tuyệt cốc: không ăn, nhịn đói
** P.T.Giản là người trực tiếp thừa lệnh Triều đình Huế ký hòa ước mà thực chất là dâng ba tỉnh miền đông Nam Kỳ( gồm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) cho thực dân Pháp vào năm 1862. Sau đó, vào năm 1867, ông tiếp tục thừa lệnh Triều đình, ký hòa ước, dâng ba tỉnh miền tây Nam Kỳ( gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) cho chúng.

Vua Tự Đức hèn hạ đổ tội ông để mất Nam Kỳ, nhân dân Nam Kỳ kết tội ông và Lâm Duy Hiệp là bán nước( Phan-Lâm mãi quốc). Cái mâu thuẫn ghê gớm, không dung hòa được giữa tư tưởng "Trung quân ái quốc" mà P.T.Giản tôn thờ và thực tế thảm trạng đất nước đã giằng xé khốc liệt nội tâm ông, khiến ông nhịn ăn 10 ngày liền rồi uống thuốc độc quyên sinh.



BÀI ĐỌC THAM KHẢO:

Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết

Phan Thanh Giản

Thân thế và sự nghiệp



Hình chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
Phan Thanh Giản xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Tương truyền tổ phụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu Ngẫu Cừ, sống thời nhà Minh[1]. Sau khi nhà Minh bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt, Phan Thanh Tập di cư sang phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Việt Nam). Nơi đây ông cưới vợ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán.
Năm 1771, gia đình ông Ngạn vào Nam tạm cư ở Thang Trông, thuộc tỉnh Định Tường Sau dó lại dời về Mân Thít, trấn Vĩnh Thanh (thuộc Vĩnh Long ngày nay), rồi lại dời về ở huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cuối cùng ông Ngạn đến lập nghiệp tại thôn An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Ở đây, ông cưới người vợ tên Lâm Thị Bút. Ngày 11 tháng 11 năm 1796, bà hạ sinh được một trai tên Phan Thanh Giản. Năm Phan Thanh Giản lên 7 (1802), thì mẹ qua đời, cha cưới người vợ nữa tên Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. Bà mẹ kế này rất thương yêu con chống. Đến tuổi đi học, ông theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.
Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình [2], cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp (một viên chức nhỏ), phải ngồi tù.
Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên Hiệp trấn Lương (không rõ họ) ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan này đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày [1]. Sau khi cha được mãn tù, nghe lời Hiệp trấn Lương, Phan Thanh Giản ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông gặp một người đàn bà nhân hậu tên Ân. Bà này đã giúp ông tiền và cơm, áo...để tiếp tục theo đuổi việc đèn sách.

Ra làm quan




Chân dung Phan Thanh Giản
Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ.
Từ đấy, ông làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hàn lâm viện biên tu, Lang trung bộ Hình (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng Bình (1828), Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam (1828), Quyền nhiếp Tham hiệp tỉnh Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia nội các (1830), Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu và Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lý tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ bộ thị lang (1839). Dưới triều Minh Mạng, ông đã ba lần bị giáng chức, trong đó có lần ông phải làm "Lục phẩm thuộc viên", tức giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở chốn công đường (1836).
Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847).
Dưới triều Tự Đức, ông phụ trách giảng dạy và điều khiển trường Kinh Diên, Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, ông được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đó, được phong làm Kinh lược sứ Nam Kỳ.

Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên.

Thương nghị với người Pháp




Phan Thanh Giản
Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Hòa Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông, câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.

Khu mộ Phan Thanh Giản
Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề [3].
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Nhận định về Phan Thanh Giản




Mộ Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm[4]. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.[5].
Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:

Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thu.

Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:

Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.

Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837 - 1893), Phan Liêm (1833 - 1896), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.
Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ, đã nhận xét về ông như sau:

Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà...[6]

Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước" [7].
Sau 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đã bị đổi thành tên khác[8][9].
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng "Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông"; và đã được giới có thẩm quyền chấp thuận...[10]
Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau:

Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông...Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931...với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình...Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng. [11]

Tác phẩm



Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị.

Lương Khê thi thảo
Lương Khê văn thảo
Sứ Thanh thi tập
Tây phù nhật kí
Ước Phu thi tập
Tích Ung canh ca hội tập
Sứ trình thi tập
Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên)
Minh Mạng chính yếu (Chủ biên).

Ảnh




Đền thờ Phan Thanh Giản tại Bảo Thạnh.
Tượng Phan Thanh Giản trong đền thờ ông ở Bảo Thạnh.
Cửa Hữu thành Long Hồ (phục dựng để kỷ niệm).
Đình Thần Phan Thanh Giản tại chân núi Ba Thê.


1. Trước hết chúng ta cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tính phức tạp trong việc đánh giá nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản (PTG).

Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đình, văn hoá, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đã quá rõ ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại thì sự đánh giá tương đối dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng trong lịch sử còn có những nhân vật, những con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch lý, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn và thường tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện tượng dễ hiểu.

PTG là trường hợp khá điển hình thuộc loại hình nhân vật này.

Ngay từ 1867, khi PTG tự kết thúc cuộc đời bằng chén thuốc độc, thì từ trong triều cho đến trong dân gian, đã có những thái độ nhìn nhận và sự đánh giá rất khác nhau về ông.

Vua Tự Đức và triều đình đổ hết tội lỗi cho ông về việc để mất Nam Kỳ lục tỉnh, kết tội ông " xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án " truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trạm giam hậu" (1). Nhưng đến năm 1886, vua Đồng Khánh lại " khai phục nguyên hàm" và khắc lại tên ông ở bia Tiến sĩ (2).

Trong lúc đó, những nhà yêu nước đồng thời với ông như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng đối với PTG qua bài thơ điếu (cũng có người giải thích cách khác):

Minh tinh chín chữ lòng son tạc Trời đất từ rày mặc gió thu.

Và trong bài " Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong" , nhà thơ Đồ Chiểu một lần nữa nêu cao Trương Định và PTG:

" Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh
Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước" .


Nhưng lại có nguồn tin tương truyền rằng, Trương Định lên án PTG bán nước khi đề cờ khởi nghĩa " Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" .

Ở đây chưa bàn về nguồn gốc và tính xác thực của câu nói trên, nhưng sự tồn tại và lưu truyền dù trong giới hạn nào, ít nhiều cũng phản ánh một thái độ lên án PTG.

Rồi trong thơ văn, trong các công trình nghiên cứu, chúng ta luôn luôn bắt gặp những nhận xét và đánh giá rất khác nhau, khác nhau đến mâu thuẫn, trái ngược nhau về nhân vật PTG.

Năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc tranh luận về PTG. Tháng 10/1963, tạp chí đã công bố bài kết luận của GS Trần Huy Liệu dưới tiêu đề " Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản" . Quan điểm chung của bài kết luận là lên án PTG " Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân" , là phạm tội " dâng thành hiến đất cho giặc" và từ đó phủ nhận tất cả " tư đức" của ông như " đức tính liêm khiết" , " lòng yêu nước" , " thương dân" ... vì " công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể" (3).

Bài kết luận này cũng như những tham luận đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử lúc bấy giờ cho thấy, bên cạnh thái độ lên án PTG, cũng có những ý kiến muốn nhìn nhận ông một cách toàn diện hơn và phải ghi nhận những phẩm giá, nhân cách của ông một cách khách quan và thoả đáng hơn. Và ngay sau khi cuộc thảo luận kết thúc với kết luận lên án và phê phán nặng nề như vậy thì GS Ca Văn Thỉnh với tư cách là một người con của Bến Tre, của Nam

Kỳ lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng tình. Như vậy là cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 tuy kết thúc, nhưng trong tranh luận và sau khi kết luận, vẫn tồn tại những quan niệm và ý kiến khác nhau. Hơn thế nữa, cuộc tranh luận lúc bấy giờ diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh dân tộc đang phát triển gay gắt mà mục tiêu cao nhất của nhân dân cả nước là chống xâm lược, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Không khí của cuộc đấu tranh dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhà sử học đối với đất nước không thể không ảnh hưởng đến xu hướng chung của cuộc tranh luận. Chúng ta nên ghi nhận kết quả của cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 như một mốc đánh dấu nhận thức và thái độ của sử học đối với PTG trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó.

Sau năm 1975, nhất là trong công cuộc đổi mới gần đây, nhiều nhà khoa học thấy cần phải đánh giá lại PTG một cách khách quan và đầy đủ hơn. Nhân dân và cán bộ tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long quê hương của PTG càng mong mỏi và đòi hỏi các nhà khoa học và công luận làm sáng tỏ hơn thân thế và sự nghiệp của ông với tất cả những gì ông đã để lại cho lịch sử và trong lòng dân, những thành công và thất bại, mặt tích cực và hạn chế, những trăn trở và uẩn khúc của đời ông.

Đó chính là lý do sâu xa và gần gụi đưa đến cuộc hội thảo khoa học do Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre phối hợp với Trung tâm KHXH & NVQG và Hội KHLSVN tổ chức. Sự có mặt và tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học ở địa phương và Trung ương, nhiều cán bộ lãnh đạo của hai tỉnh và sự theo dõi, chờ đợi của nhân dân quê hương PTG đủ cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của cuộc hội thảo.

2. Tư liệu là cơ sở khoa học cần thiết để phục dựng lại một cách đáng tin cậy thân thế và sự nghiệp của PTG cùng những mối quan hệ phức tạp giữa ông với thời cuộc, với triều đình và quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ trên cơ sở những sự thật lịch sử được xác minh bằng tư liệu cụ thể, chúng ta mới có thể phân tích và nhận định một cách khoa học.

So với cuộc hội thảo năm 1962 - 1963 và những công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta ý thức sâu hơn vai trò của tư liệu và đã cố mở rộng thêm các nguồn tư liệu. Ngoài chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện..., những thư tịch Hán Nôm, nhiều tác giả đã cố gắng khai thác thêm những sử liệu trong các tác phẩm của PTG, trong các di tích lịch sử và văn học dân gian của quê hương ông, trong các tài liệu lưu trữ của triều đình Nguyễn (Châu bản triều Nguyễn), của quân đội Pháp... Tôi đặc biệt quan tâm những tư liệu của quê hương Bến Tre như tấm bia mộ đơn sơ " Lương Khê Phan lão nông chi mộ" , tấm minh sinh ghi lời Phan " Đại Nam hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cửu" , những chuyện kể, những truyền thuyết dân gian nói lên chí hiếu học, cuộc sống thanh bạch, lòng liêm khiết, tinh thần yêu nước, thương dân của PTG (4) và qua đó, giúp chúng ta hiểu tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân đối với ông.

Rõ ràng chúng ta còn phải dày công mở rộng và khai thác sâu hơn nữa các nguồn tư liệu về PTG. Cho đến nay, ngay những tác phẩm của PTG được con ông thu thập lại trong hai bộ sách " Lương Khê thi thảo" in năm 1876, có 454 bài thơ) và " Lương Khê văn thảo" (in năm 1876, có 39 bài văn) (5) vẫn chưa được khai thác nhiều. Những tư liệu lưu trữ của triều Nguyễn và của Pháp cũng chỉ mới được tìm tòi, khai thác một phần.

Nhưng cùng với việc mở rộng nguồn tư liệu, chúng ta phải quan tâm đến việc giám định và xử lý tư liệu. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng về phương pháp luận sử học mà trong hội thảo khoa học của chúng ta, một số tác giả đã nêu lên với sức thuyết phục cao.

Ngay câu nói " Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" mà bao nhiêu tác giả đã sử dụng và dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân đối với PTG và triều đình Nguyễn, thì cho đến nay, nguồn gốc và xuất xứ vẫn chưa rõ. Phải chăng đó là câu đề cờ của Trương Định khi dựng cờ khởi nghĩa vừa chống Pháp xâm lược vừa chống triều đình đầu hàng, nhưng như vậy tại sao không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về

Trương Định của những tác giả đương thời như Nguyễn Thông? Phải chăng do nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra năm 1907, chỉ là một giả thiết hay suy đoán chưa có căn cứ? Dĩ nhiên sự ra đời và lưu truyền câu nói đó dù trong phạm vi nào, đã phản ánh một thái độ phê phán PTG của một số người nhất định. Nhưng nếu là câu nói của Trương Định thì rõ ràng ý nghĩa của tư liệu khác hẳn. Vì thế, tìm hiểu nguồn gốc và xuất xứ của câu nói vẫn cần đặt ra.

Sử dụng tư liệu của chính sử triều Nguyễn viết về PTG, nhất là quan hệ giữa ông với vua Tự Đức và triều Nguyễn trong trách nhiệm để mất 6 tỉnh Nam Kỳ cũng cần phân tích, giám định. Đại Nam thực lục ghi chép việc ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 như là trái ý Tự Đức và bị nhà vua lên án: " Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hai viên này (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp) không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của muôn nghìn đời vậy" (6), " Nghị hoà là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp)" (7). Nhưng cũng chính bộ sử này cho biết rõ, lúc đó Tự Đức đã xác lập đường lối " chủ hoà" và khi cử PTG làm Chánh sứ toàn quyền đại thần " nghị về việc hoà" thì vua tôi đã bàn định kỹ các khả năng kể cả việc cắt đất và bồi tiền. Nếu

PTG tự tiện ký hoà ước trái ý vua thì sao Tự Đức không bắt tội, mà lại cử ông làm Tổng đốc Vĩnh Long và tiếp tục giao phó cho ông nhiều trọng trách giao thiệp với Pháp và năm 1863 chính Tự Đức đã phê chuẩn hoà ước, làm lễ đại triều ở điện Thái Hoà tiếp sứ thần hai nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hoà ước. Đó là những lắt léo trong chính sử triều Nguyễn nhằm biện hộ cho Tự Đức và đổi tội cho PTG mà khi sử dụng chúng ta cần giám định cẩn thận

Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những chỉ huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết, chúng ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không những vì lối trình bày khuếch đại " chiến công" của họ, mà có khi còn vì những mưu đồ chính trị thâm hiểm. PTG là một người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân thì càng dễ trở thành đối tượng lợi dụng của họ và vì mục đích đó, họ không ngần ngại gì bóp méo sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả.

Trong cuộc hội thảo khoa học của chúng ta, có tác giả nêu lên một cách có căn cứ, nghi vấn về bài hịch kêu gọi đầu hàng của PTG với lời " ta đã biên thư cho tất cả các quan và tất cả các vị chỉ huy quân sự là phải bẻ gãy giáo mác và trao lại thành luỹ mà không giao chiến" (7), và thư của PTG gửi cho La Grandière trước lúc tự tử (8). Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng, nhưng chưa ai đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.

Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng 6/1867 cũng như có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của ta. Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, E.Luro... miêu tả như PTG đã đầu hàng, trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư bắt các thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho Pháp (9). Nhưng tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều Nguyễn (10) lại cho thấy một thủ đoạn của quân Pháp, lợi dụng thái độ chủ hoà của PTG và những sơ hở của quân ta, để bất ngờ chiếm thành. Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường ba tỉnh miền Tây, buộc PTG xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long.

Việc chiếm thành An Giang và Hà Tiên cũng diễn ra gần như thế. Đó là lý do chúng chiếm được ba thành quá dễ dàng và không tốn một viên đạn. Tất nhiên để mất ba thành là trách nhiệm không thể thoái thác của Kinh lược sứ đại thần PTG và các tướng giữ thành, nhưng dâng thành đầu hàng giặc hay bị lợi dụng và lừa dối để mất thành lại là hai việc khác nhau liên quan đến phẩm giá con người. Những tư liệu khác nhau như vậy đòi hỏi phải có sự phân tích, đối chiếu và giám định rõ ràng trước khi sử dụng.

Giám định tư liệu là yêu cầu mặc nhiên của công tác sử liệu học, nhưng hội thảo khoa học của chúng ta lần đầu tiên đưa ra yêu cầu đó với những nghi vấn và đề xuất cụ thể về một số tư liệu liên quan đến nghiên cứu con người và sự nghiệp PTG vào những năm tháng thử thách nặng nề nhất trong cuộc đời ông.
3. Đánh giá PTG trước đây người ta thường tập trung vào 5 năm cuối đời ông từ khi ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông đến khi để mất tiếp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867. Đó là giai đoạn cuối đời mà ông phải gánh vác những trọng trách nặng nề trong những mâu thuẫn của đất nước và của bản thân phát triển đến cực điểm mà ông không vượt qua được và tự kết thúc bằng cái chết. Trong giai đoạn này tập trung nhiều vấn đề phức tạp cần làm sáng rõ nhất. Nhưng khi xem xét và đánh giá một con người, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của con người đó.

Kể từ khi sinh ra năm 1796 đến khi từ trần năm 1867, cuộc đời và sự nghiệp của PTG nên phân định làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi thi đỗ Tiến sĩ năm 1826.

- Giai đoạn làm quan phụng sự ba triều vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, từ năm 1826 đến năm 1862.

- Giai đoạn cuối đời đầy thách thức và bế tắc từ 1862 đến 1867.

Hội thảo của chúng ta nhất trí cho rằng, trước khi tập trung làm sáng rõ những vấn đề giai đoạn cuối đời, cần xem xét và đánh giá con người và sự nghiệp của PTG trong hai giai đoạn đầu trước năm 1862.

Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người PTG là hiếu thảo, chăm học, sống thanh bạch cần kiệm. Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, tiên tổ từ Bình Định di cư vào đồng bằng sông Cửu Long và trên quê hương mới cũng qua ba lần thay đổi mới định cư ở thôn Tân Thạnh, huyện Tân An, dinh Long Hồ (sau là huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Cha làm Thủ hạp là một viên chức nhỏ, bị tội oan phải tù 3 năm ở Vĩnh Long, PTG mồ côi mẹ từ lúc lên 7 tuổi, được mẹ kế và nhiều người giúp đỡ cho ăn học thành tài. Năm _ấ_t Dậu 1825, ông thi Hương trường Gia Định, đỗ Cử nhân lúc 30 tuổi (31 tuổi ta). Năm sau - năm Bính Tuất 1826 - ông thi hội, đỗ Tiến sĩ (Đệ tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) năm 31 tuổi (32 tuổi ta). Đó là thành đạt lớn mở ra trong bước ngoặt cuộc đời của PTG. Ông trở thành vị Tiến sĩ đầu tiên, vị Tiến sĩ khai khoa của Nam Kỳ lục tỉnh.

Quốc triều hương khoa lục chép: " Ông là người đỗ đại khoa đầu tiên của Nam Kỳ. ông là người có học vấn và đức hạnh đứng đầu đất Nam Trung" (11).

Quốc triều đăng khoa lục nhận xét: " Ông là người đỗ đại khoa trước nhất của Nam Kỳ. Lực học tinh thuần, tính hạnh chính trực" (12).

Với lòng hiếu thảo, hiếu học, tinh thần siêng năng, cần mẫn và trí thông minh, PTG đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống, vươn lên vị trí Tiến sĩ khai khoa của đất Đồng Nai - Gia Định, của Nam Kỳ lục tỉnh. Những phẩm giá con người và vị trí thành đạt đó đã làm cho nhân dân Nam Kỳ quý mến và ngưỡng mộ, tự hào về người con của quê hương, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của PTG mà chúng ta cần trân trọng và còn nguyên giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay cũng như ngày mai.

Với học vị Tiến sĩ, PTG đi vào con đường hoạn lộ, làm quan trải qua ba triều vua từ Minh Mạng qua Thiệu Trị đến Tự Đức. Từ chức Hàn lâm viện Biên tu thăng Lang trung Bộ Hình năm 1826, ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ ở trong triều và nhiều địa phương.

Dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), ông giữ chức Quyền nhiếp trấn Nghệ An (1828), Thự phủ doãn phủ Thừa Thiên (1829), thăng Thị lang bộ Lễ (1829), thăng Hiệp trấn Ninh Bình (1829), đổi về Quảng Nam (1831) dẹp cuộc nổi dậy ở Chiên Đàn bị thua và bị cách chức, rồi được khởi phục làm Hành tẩu Nội các, thăng Thị lang bộ Hộ, Thự phủ doãn Thừa Thiên, thăng Hồng lô tự khanh, sung Phó sứ sang Thanh rồi thăng Đại lý tự khanh, kiêm công việc bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần (1832), Khâm phái đi Trấn Tây, đổi làm Bố chính Quảng Nam (1835), vì can ngăn vua, bị xúc xiểm và bị giáng là thuộc viên lục phẩm (1836), rồi được làm Thừa chỉ Nội các, sung Lang trung bộ Hộ, rồi Thự thị lang sung Cơ mật viện (1836), được cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, lúc về chuyên biện việc Bộ Hộ vì quên không đóng dấu vào chương sớ bị giáng làm Lang trung, biện lý việc Bộ, phái đi khai mỏ Chiên Đàn, mỏ bạc Thái Nguyên (1838), được triệu về Kinh làm

Thông chính sứ phó ty, rồi Thị lang bộ Hộ, vì can ngăn vua bị giáng làm Thông chính phó sứ (1840), sung làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên vì sơ suất bị giáng một cấp (1840).

Dưới triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847), ông được thăng Tham tri (1841), rồi thăng Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại thần (1847).

Dưới triều vua Tự Đức (1848 - 1883), cho đến trước năm 1862, ông được đổi sang Thượng thư bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan toà Kinh diên, cử làm Kinh lược đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc Bình Phú, kiêm coi đạo Thuận Thành (1849), làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ lĩnh Tuần phủ Gia Định, kiêm coi tỉnh Biên Hoà và các đạo Long Tường, An Hà (1851), được triệu về kinh thăng Thự hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Hình, sung Cơ mật, Kinh diên (1853), làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856) (13).

Qua hành trạng tóm lược trên, cuộc đời làm quan của PTG có những bước thăng trầm, có lúc bị cách chức, bị cách chức, nhưng trong bất cứ cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mẫn cán, lo làm tròn sứ mạng phò vua, giúp nước, an dân theo quan niệm của Nho giáo. Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quý ở PTG là tấm lòng yêu nước thương dân, tính ngay thẳng cương trực và cuộc sống cần kiệm thanh bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình, nhưng quyền lực và danh vọng không làm ông bị tha hoá như nhiều quan chức khác, trước sau ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình.

Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước dân, PTG đã dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, " hãy xin tạm đình cho dân được chuyên việc đồng ruộng" (14). Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đình thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu (15).

Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách nhằm " dựa vào pháp luật mà cai trị" , " quan tốt mà dân yên" , " chỉnh đốn thói quen của sĩ phu" , " " chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân" , " nuôi dân chăm cày cấy" , " nuôi quân trù phương lược" , " binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết" ... (16). Năm 1838, được cử đi khai mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam rồi mỏ bạ Tống Tinh ở Thái Nguyên, PTG đem thực trạng thua lỗ tâu trình lên để nhà vua bãi bỏ việc khai mỏ vàng Chiên Đàn và chuyển mỏ bạc Tống Tinh cho thương nhân lĩnh trưng (17).

Tự Đức đã khen PTG là người " liêm bình chính cán" (1852), là " thanh liêm, cẩn thận" (1856).

Ngoài các hoạt động chính trị, PTG còn có những cống hiến về mặt văn hoá.

Năm 1856, PTG được cử làm Tổng tài phụ trách công việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Trong 3 năm (1856 - 1859), ông cùng nhóm biên soạn đã hoàn thành công việc biên tập, nhưng sau đó còn phải " duyệt nghĩ" (1871), " duyệt kiểm" (1872), " phúc kiểm" (1876), " duyệt đính" (1878), " kiểm duyệt" (1884), đến năm 1884 mới được khắc in và ban hành. Đó là bộ quốc sử đồ sộ, viết theo lối " cương mục" , chép lịch sử dân tộc từ đời Hùng Vương cho đến năm Chiêu Thống 3 (1789), gồm cả thảy 52 quyển. Bộ sử biên soạn trên quan điểm Nho giáo kết hợp với tinh thần dân tộc, với những " lời chua" nhằm chú giải tên đất, tên người và giám định một số sự kiện, niên đại trên cơ sở khảo chứng công phu, và những " Lời phê" của Tự Đức. Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng với Đại Việt sử ký toàn thư (chép sử từ nguồn gốc đến năm 1675) là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong thời đại phong kiến Việt Nam. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận cống hiến to lớn của PTG và với bộ quốc sử này, ông là một nhà sử học lớn (18).

PTG còn là nhà thơ, nhà văn mà những tác phẩm còn lại đã được các con ông thu thập và khắc in thành hai bộ " Lương Khê thi thảo" và " Lương Khê văn thảo" . Tuy chưa được dịch và nghiên cứu đầy đủ, nhưng một vài tham luận trong hội thảo khoa học của chúng ta cũng đã cho thấy rõ thêm tâm hồn và tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm thắm thiết của ông đối với quê hương xứ sở, đối với dân với nước được gởi gắm trong thơ văn của ông.

Ông cùng Nguyễn Thông có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long sau khi mất 3 tỉnh miền Đông để qui tụ các sĩ phu về đây. PTG là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam Kỳ. Như vậy là cho đến trước năm 1862, PTG đã có nhiều hoạt động chính trị và văn hoá. Tất cả các tham luận và thảo luận trong hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị sự trân trọng và đánh giá cao những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này, nhất là nhân cách và phẩm giá cao quý của ông.

4. Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của PTG và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề tranh luận nhất của cuộc hội thảo.

Những vấn đề chính được đặt ra là trách nhiệm của PTG trong việc ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp, trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867 và cái chết của ông, mối quan hệ trách nhiệm giữa PTG với vua Tự Đức và triều Nguyễn.

Về tư liệu và một số sự kiện liên quan cũng được nêu lên để cố gắng tìm ra sự thật lịch sử bấy lâu nay bị che phủ trong màn sương mù của những tài liệu ghi chép lắt léo một cách dụng ý, thậm chí cả sự bịa đặt và bóp méo mà chưa hề được thẩm định một cách khoa học (đã trình bày trong phần 2). Hội thảo lưu ý các nhà khoa học nên tiếp tục dày công tra cứu, giám định tư liệu để sớm đưa ra ánh sáng những sự việc bị che đậy nhằm trả lại cho lịch sử những sự thật lịch sử và có đủ cơ sở khách quan hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá PTG một cách công minh.

Cho đến lúc này, trong chúng ta vẫn còn những khía cạnh bất đồng hay khác biệt, và ai cũng mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và trao đổi. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất vui mừng nhận thấy qua hai ngày hội thảo, chúng ta đã làm sáng tỏ được những vấn đề đặt ra và đi đến sự nhất trí về cơ bản trong nhận thức và đánh giá PTG vào 5 năm cuối đời ông.

Hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó điều cơ bản là triều Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cùng đảo Poulo Condor (Côn Đảo) và chịu bồi thường chiến phí 4 triệu đồng bạc trả trong 10 năm, người Pháp và Y Pha Nho được quyền tự do truyền đạo và buôn bán. Rõ ràng đây là một hiệp ước xâm phạm nặng nề đến lãnh thổ của đất nước và chủ quyền quốc gia, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và truyền thống dân tộc. Ngay lúc bấy giờ, nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước đã tỏ sự bất bình, chống đối lại hoà ước đó và ngày nay cũng không một ai có thể biện hộ được. Nhưng vấn đề là phải chăng PTG và Lâm Duy Thiếp, những người ký hiệp ước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhượng đất đó?

Tự Đức muốn đổ hết trách nhiệm và tội lỗi cho PTG, nhưng tư liệu lấy ngay trong chính sử triều Nguyễn cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng PTG là người thừa hành và thực hiện một chủ trương đã được hoạch định của Tự Đức và triều đình, đồng thời PTG cũng là người đồng tình với chủ trương đó.

Trách nhiệm của PTG ở đây là trách nhiệm của người thừa hành và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng có phần trách nhiệm trong việc thương thuyết và thực thi một chủ trương sai lầm của triều đình.

Sau khi hoà ước được ký kết, đình thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :" về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí" , và đề nghị " công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đứng làm" (19).

Trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách nhiệm của PTG về nguyên tắc có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lý mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương " cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đã phê chuẩn năm 1863, đã đặt PTG và nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.

Về vị trí địa lý, 3 tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.

Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp " nghi ngại" , Tự Đức " đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn" , rồi còn " xuống dụ cho cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi trông thấy, tức thì bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội" (20). Tự Đức nhiều lần ra lệnh " hưu binh" , " giải giáp" , sai PTG dụ Trương Định, giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp.

Như vậy là Tự Đức và triều đình đã tự mình tước bỏ mọi khả năng giữ đất 3 tỉnh miền Tây cũng như giành lại 3 tỉnh miền Đông.

Năm 1866, quân Pháp đe doạ chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Tự Đức và triều đình một mặt " khiến 3 tỉnh ấy một lòng chống giữ" , mặt khác lái thấy " thế đất cheo leo, muốn giữ cho không lấn cũng khó" và " xin tư cho quan Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui" (21). Những chủ trương và giải pháp của triều đình như vậy ắt dẫn đến hậu quả tất nhiên là không thể nào giữ được 3 tỉnh miền Tây.

Tư liệu lịch sử của ta cho thấy PTG không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm bản thân PTG.

Cuối cùng cái chết của PTG có thể coi là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn.

PTG là người yêu nước, thương dân, nhưng cũng là một tín đồ của Nho giáo với lòng trung quân sâu nặng. Vào thế kỷ XIX, Nho giáo vẫn còn giữ một số ảnh hưởng tích cực trên một số phương diện nào đó về mặt đạo đức và cách xử thế, nhưng hệ tư tưởng Nho giáo thì tỏ ra quá bảo thủ và lỗi thời, không còn khả năng giúp con người nhận thức, lý giải và giải quyết những vấn đề mới của đất nước, của dân tộc trong bối cảnh phát triển mới của thời đại.

Trước hoạ xâm lược của thực dân Pháp đến từ một nước tư bản phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, với lối đánh chưa từng có trong binh thư phương Đông, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động, lúng túng. Trong triều thì người " chủ chiến" , người thì " chủ hoà" , người thì " lo chống giữ lâu dài" , người thì " chẳng chiến cũng chẳng hoà" và không ít người chẳng đưa ra được chính kiến gì. Vua Tự Đức đi từ chống đỡ yếu ớt và đến thất bại, đến " chủ hoà" thương lượng và nhượng bộ dần đất đai và chủ quyền cho giặc.

Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu tranh mới.

" Chủ chiến" nhưng nếu chỉ biết đánh, không biết dựa vào dân để đánh lâu dài và kết hợp lo canh tân để tăng cường tiềm lực đất nước thì cũng khó giữ được nước.

" Chủ hoà" mà chỉ lo thương thuyết, cầu xin giặc, không dám dựa vào dân, không lo canh tân đất nước thì chỉ dẫn đến thất bại và đầu hàng. Con đường " chủ hoà" theo cách của Tự Đức và triều Nguyễn là con đường thất bại chủ nghĩa, đã dẫn đến hậu quả nhượng ba tỉnh miền Đông rồi để mất 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh, và sau đó tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.

Với hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ, triều Nguyễn tự giam mình trong những giáo lý đã chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi trào lưu tiến hoá trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của những trí thức yêu nước cấp tiến.

Nỗi đau lòng và tính bi kịch của PTG là một mặt ông cùng " chủ hoà" với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ bế tắc và chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình. Có lẽ tác giả Đại Nam chính biên liệt truyện phần nào đã thấu hiểu lòng ông khi nhận xét :" Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ 3 triều, vẫn được yêu quý. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói" (22). Đúng như nhiều tác giả đã nhìn nhận, cái chết của PTG là một bi kịch.

Trong hội thảo, chúng ta đã chỉ ra trách nhiệm của PTG trong trách nhiệm chủ yếu thuộc về Tự Đức và triều Nguyễn, nhưng tất cả chúng ta đều nhất trí không nên và không thể gán cho ông cái tội " bán nước" hay " phản bội tổ quốc" . Đó là sự qui kết khá nặng nề, không có căn cứ, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân quê hương vẫn giành cho ông. Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận cuộc hội thảo khoa học của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Thành công tốt đẹp không có nghĩa là chúng ta đã giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến PTG và nhất trí với nhau về mọi khía cạnh trong nhìn nhận và đánh giá PTG. Sử học là một khoa học mà nhận thức về đối tượng của nó là một quá trình tiến dần đến chân lý, nhưng không thể một lúc nắm bắt toàn bộ chân lý. Cuộc hội thảo của chúng ta đánh dấu một bước mới trong nhận thức và đánh giá về PTG, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.

Qua cuộc hội thảo này, chúng ta thấy rõ những mặt hạn chế và bế tắc của PTG, nhưng đồng thời chúng ta cũng trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẩm chất cao quý của ông.

Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong bình luận công và tội. Chúng ta còn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, nhưng những gì đạt được trong hội thảo nói lên lòng mong mỏi của chúng ta muốn trả về cho PTG những giá trị và những hạn chế đích thực của ông, muốn có sự nhìn nhận khách quan, công minh và thoả đáng. Những kết quả và thái độ của hội thảo chắc sẽ giải toả phần nào những mặc cảm bấy lâu đè nặng lên tâm tư của nhiều người, kể cả con cháu PTG và con cháu Trương Định, những người " chủ chiến" đã kiên quyết chiến đấu chống Pháp xâm lược và đã hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân.

Kết quả cuộc hội thảo cũng là cơ sở khoa học để Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân hai tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lý những di tích liên quan đến PTG. Chúng tôi trân trọng đề nghị bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về PTG, nhất là ngôi mộ ở Bến Tre, Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các ở Vĩnh Long nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quý của một người trí thức nặng lòng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước.


(Đại Chúng sưu tầm)


TUYỆT CỐC*

                            Trời thời, đất lợi, lại nhân hòa
                           Há để ngồi coi phải nói ra
                           Lăm trả ơn vua, đền nợ nước
                           Đành cam gánh nặng, ruổi đường xa
                           Lên ghềnh xuống thác thương con trẻ
                           Vượt biển trèo non, cám phận già
                           Cũng tưởng một lời an bốn cõi
                           Nào hay ba tỉnh lại chầu ba**
 

                                                         Phan Thanh Giản


Ghi chú: * Tuyệt cốc: không ăn, nhịn đói
               ** P.T.Giản là người trực tiếp thừa lệnh Triều đình Huế ký hòa ước
        mà thực chất là dâng ba tỉnh miền đông Nam Kỳ( gồm Gia Định, Biên
        Hòa, Định Tường) cho thực dân Pháp vào năm 1862. Sau đó, vào năm
         1867, ông tiếp tục thừa lệnh Triều đình, ký hòa ước, dâng ba tỉnh miền
         tây Nam Kỳ( gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) cho chúng. Vua Tự
         Đức hèn hạ đổ tội ông để mất Nam Kỳ, nhân dân Nam Kỳ kết tội ông
          và Lâm Duy Hiệp là bán nước( Phan-Lâm mãi quốc). Cái mâu thuẫn
          ghê gớm, không dung hòa được giữa tư tưởng "Trung quân ái quốc" 
         mà P.T.Giản tôn thờ và thực tế thảm trạng đất nước đã giằng xé khốc
         liệt nội tâm ông, khiến ông nhịn ăn 10 ngày liền rồi uống thuốc độc
         quyên sinh.




BÀI ĐỌC THAM KHẢO:


1-Phan Thanh Giản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Hình chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ


Thân thế và sự nghiệp

Phan Thanh Giản xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Tương truyền tổ phụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu Ngẫu Cừ, sống thời nhà Minh[1]. Sau khi nhà Minh bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt, Phan Thanh Tập di cư sang phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Việt Nam). Nơi đây ông cưới vợ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán.
Năm 1771, gia đình ông Ngạn vào Nam tạm cư ở Thang Trông, thuộc tỉnh Định Tường Sau dó lại dời về Mân Thít, trấn Vĩnh Thanh (thuộc Vĩnh Long ngày nay), rồi lại dời về ở huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cuối cùng ông Ngạn đến lập nghiệp tại thôn An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Ở đây, ông cưới người vợ tên Lâm Thị Bút. Ngày 11 tháng 11 năm 1796, bà hạ sinh được một trai tên Phan Thanh Giản. Năm Phan Thanh Giản lên 7 (1802), thì mẹ qua đời, cha cưới người vợ nữa tên Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. Bà mẹ kế này rất thương yêu con chống. Đến tuổi đi học, ông theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.
Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình [2], cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp (một viên chức nhỏ), phải ngồi tù.
Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên Hiệp trấn Lương (không rõ họ) ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan này đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày [1]. Sau khi cha được mãn tù, nghe lời Hiệp trấn Lương, Phan Thanh Giản ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông gặp một người đàn bà nhân hậu tên Ân. Bà này đã giúp ông tiền và cơm, áo...để tiếp tục theo đuổi việc đèn sách.

Ra làm quan


Chân dung Phan Thanh Giản
Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ.
Từ đấy, ông làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức.
  • Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hàn lâm viện biên tu, Lang trung bộ Hình (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng Bình (1828), Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam (1828), Quyền nhiếp Tham hiệp tỉnh Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia nội các (1830), Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu và Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lý tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ bộ thị lang (1839). Dưới triều Minh Mạng, ông đã ba lần bị giáng chức, trong đó có lần ông phải làm "Lục phẩm thuộc viên", tức giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở chốn công đường (1836).
  • Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847).
  • Dưới triều Tự Đức, ông phụ trách giảng dạy và điều khiển trường Kinh Diên, Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, ông được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đó, được phong làm Kinh lược sứ Nam Kỳ.
  • Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên.

Thương nghị với người Pháp


Phan Thanh Giản
Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Hòa Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho PhápTây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông, câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.

Khu mộ Phan Thanh Giản
Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề [3].
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú ThứNgụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An GiangHà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Nhận định về Phan Thanh Giản


Mộ Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm[4]. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.[5].
Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:
Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thu.
Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:
Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.
Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837 - 1893), Phan Liêm (1833 - 1896), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.
Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung QuốcNam Kỳ, đã nhận xét về ông như sau:
Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà...[6]
Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước" [7].
Sau 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đã bị đổi thành tên khác[8][9].
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng "Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông"; và đã được giới có thẩm quyền chấp thuận...[10]
Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau:
Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông...Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931...với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình...Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng. [11]

Tác phẩm

Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị.

Ảnh

  .
2- Phan Thanh Giản: con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử


Phan Huy Lê


1. Trước hết chúng ta cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tính phức tạp trong việc đánh giá nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản (PTG).

Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đình, văn hoá, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đã quá rõ ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại thì sự đánh giá tương đối dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng trong lịch sử còn có những nhân vật, những con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch lý, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn và thường tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện tượng dễ hiểu.

PTG là trường hợp khá điển hình thuộc loại hình nhân vật này.

Ngay từ 1867, khi PTG tự kết thúc cuộc đời bằng chén thuốc độc, thì từ trong triều cho đến trong dân gian, đã có những thái độ nhìn nhận và sự đánh giá rất khác nhau về ông.

Vua Tự Đức và triều đình đổ hết tội lỗi cho ông về việc để mất Nam Kỳ lục tỉnh, kết tội ông " xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án " truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trạm giam hậu" (1). Nhưng đến năm 1886, vua Đồng Khánh lại " khai phục nguyên hàm" và khắc lại tên ông ở bia Tiến sĩ (2).

Trong lúc đó, những nhà yêu nước đồng thời với ông như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng đối với PTG qua bài thơ điếu (cũng có người giải thích cách khác):

<i>Minh tinh chín chữ lòng son tạc Trời đất từ rày mặc gió thu. </i>

Và trong bài " Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong" , nhà thơ Đồ Chiểu một lần nữa nêu cao Trương Định và PTG:

<i>" Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh
Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước" . </i>

Nhưng lại có nguồn tin tương truyền rằng, Trương Định lên án PTG bán nước khi đề cờ khởi nghĩa " Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" .

Ở đây chưa bàn về nguồn gốc và tính xác thực của câu nói trên, nhưng sự tồn tại và lưu truyền dù trong giới hạn nào, ít nhiều cũng phản ánh một thái độ lên án PTG.

Rồi trong thơ văn, trong các công trình nghiên cứu, chúng ta luôn luôn bắt gặp những nhận xét và đánh giá rất khác nhau, khác nhau đến mâu thuẫn, trái ngược nhau về nhân vật PTG.

Năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc tranh luận về PTG. Tháng 10/1963, tạp chí đã công bố bài kết luận của GS Trần Huy Liệu dưới tiêu đề " Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản" . Quan điểm chung của bài kết luận là lên án PTG " Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân" , là phạm tội " dâng thành hiến đất cho giặc" và từ đó phủ nhận tất cả " tư đức" của ông như " đức tính liêm khiết" , " lòng yêu nước" , " thương dân" ... vì " công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể" (3).

Bài kết luận này cũng như những tham luận đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử lúc bấy giờ cho thấy, bên cạnh thái độ lên án PTG, cũng có những ý kiến muốn nhìn nhận ông một cách toàn diện hơn và phải ghi nhận những phẩm giá, nhân cách của ông một cách khách quan và thoả đáng hơn. Và ngay sau khi cuộc thảo luận kết thúc với kết luận lên án và phê phán nặng nề như vậy thì GS Ca Văn Thỉnh với tư cách là một người con của Bến Tre, của Nam

Kỳ lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng tình. Như vậy là cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 tuy kết thúc, nhưng trong tranh luận và sau khi kết luận, vẫn tồn tại những quan niệm và ý kiến khác nhau. Hơn thế nữa, cuộc tranh luận lúc bấy giờ diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh dân tộc đang phát triển gay gắt mà mục tiêu cao nhất của nhân dân cả nước là chống xâm lược, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Không khí của cuộc đấu tranh dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhà sử học đối với đất nước không thể không ảnh hưởng đến xu hướng chung của cuộc tranh luận. Chúng ta nên ghi nhận kết quả của cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 như một mốc đánh dấu nhận thức và thái độ của sử học đối với PTG trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó.

Sau năm 1975, nhất là trong công cuộc đổi mới gần đây, nhiều nhà khoa học thấy cần phải đánh giá lại PTG một cách khách quan và đầy đủ hơn. Nhân dân và cán bộ tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long quê hương của PTG càng mong mỏi và đòi hỏi các nhà khoa học và công luận làm sáng tỏ hơn thân thế và sự nghiệp của ông với tất cả những gì ông đã để lại cho lịch sử và trong lòng dân, những thành công và thất bại, mặt tích cực và hạn chế, những trăn trở và uẩn khúc của đời ông.

Đó chính là lý do sâu xa và gần gụi đưa đến cuộc hội thảo khoa học do Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre phối hợp với Trung tâm KHXH & NVQG và Hội KHLSVN tổ chức. Sự có mặt và tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học ở địa phương và Trung ương, nhiều cán bộ lãnh đạo của hai tỉnh và sự theo dõi, chờ đợi của nhân dân quê hương PTG đủ cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của cuộc hội thảo.

2. Tư liệu là cơ sở khoa học cần thiết để phục dựng lại một cách đáng tin cậy thân thế và sự nghiệp của PTG cùng những mối quan hệ phức tạp giữa ông với thời cuộc, với triều đình và quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ trên cơ sở những sự thật lịch sử được xác minh bằng tư liệu cụ thể, chúng ta mới có thể phân tích và nhận định một cách khoa học.

So với cuộc hội thảo năm 1962 - 1963 và những công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta ý thức sâu hơn vai trò của tư liệu và đã cố mở rộng thêm các nguồn tư liệu. Ngoài chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện..., những thư tịch Hán Nôm, nhiều tác giả đã cố gắng khai thác thêm những sử liệu trong các tác phẩm của PTG, trong các di tích lịch sử và văn học dân gian của quê hương ông, trong các tài liệu lưu trữ của triều đình Nguyễn (Châu bản triều Nguyễn), của quân đội Pháp... Tôi đặc biệt quan tâm những tư liệu của quê hương Bến Tre như tấm bia mộ đơn sơ " Lương Khê Phan lão nông chi mộ" , tấm minh sinh ghi lời Phan " Đại Nam hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cửu" , những chuyện kể, những truyền thuyết dân gian nói lên chí hiếu học, cuộc sống thanh bạch, lòng liêm khiết, tinh thần yêu nước, thương dân của PTG (4) và qua đó, giúp chúng ta hiểu tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân đối với ông.

Rõ ràng chúng ta còn phải dày công mở rộng và khai thác sâu hơn nữa các nguồn tư liệu về PTG. Cho đến nay, ngay những tác phẩm của PTG được con ông thu thập lại trong hai bộ sách " Lương Khê thi thảo" in năm 1876, có 454 bài thơ) và " Lương Khê văn thảo" (in năm 1876, có 39 bài văn) (5) vẫn chưa được khai thác nhiều. Những tư liệu lưu trữ của triều Nguyễn và của Pháp cũng chỉ mới được tìm tòi, khai thác một phần.

Nhưng cùng với việc mở rộng nguồn tư liệu, chúng ta phải quan tâm đến việc giám định và xử lý tư liệu. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng về phương pháp luận sử học mà trong hội thảo khoa học của chúng ta, một số tác giả đã nêu lên với sức thuyết phục cao.

Ngay câu nói " Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" mà bao nhiêu tác giả đã sử dụng và dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân đối với PTG và triều đình Nguyễn, thì cho đến nay, nguồn gốc và xuất xứ vẫn chưa rõ. Phải chăng đó là câu đề cờ của Trương Định khi dựng cờ khởi nghĩa vừa chống Pháp xâm lược vừa chống triều đình đầu hàng, nhưng như vậy tại sao không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về

Trương Định của những tác giả đương thời như Nguyễn Thông? Phải chăng do nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra năm 1907, chỉ là một giả thiết hay suy đoán chưa có căn cứ? Dĩ nhiên sự ra đời và lưu truyền câu nói đó dù trong phạm vi nào, đã phản ánh một thái độ phê phán PTG của một số người nhất định. Nhưng nếu là câu nói của Trương Định thì rõ ràng ý nghĩa của tư liệu khác hẳn. Vì thế, tìm hiểu nguồn gốc và xuất xứ của câu nói vẫn cần đặt ra.

Sử dụng tư liệu của chính sử triều Nguyễn viết về PTG, nhất là quan hệ giữa ông với vua Tự Đức và triều Nguyễn trong trách nhiệm để mất 6 tỉnh Nam Kỳ cũng cần phân tích, giám định. Đại Nam thực lục ghi chép việc ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 như là trái ý Tự Đức và bị nhà vua lên án: " Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hai viên này (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp) không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của muôn nghìn đời vậy" (6), " Nghị hoà là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp)" (7). Nhưng cũng chính bộ sử này cho biết rõ, lúc đó Tự Đức đã xác lập đường lối " chủ hoà" và khi cử PTG làm Chánh sứ toàn quyền đại thần " nghị về việc hoà" thì vua tôi đã bàn định kỹ các khả năng kể cả việc cắt đất và bồi tiền. Nếu

PTG tự tiện ký hoà ước trái ý vua thì sao Tự Đức không bắt tội, mà lại cử ông làm Tổng đốc Vĩnh Long và tiếp tục giao phó cho ông nhiều trọng trách giao thiệp với Pháp và năm 1863 chính Tự Đức đã phê chuẩn hoà ước, làm lễ đại triều ở điện Thái Hoà tiếp sứ thần hai nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hoà ước. Đó là những lắt léo trong chính sử triều Nguyễn nhằm biện hộ cho Tự Đức và đổi tội cho PTG mà khi sử dụng chúng ta cần giám định cẩn thận

Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những chỉ huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết, chúng ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không những vì lối trình bày khuếch đại " chiến công" của họ, mà có khi còn vì những mưu đồ chính trị thâm hiểm. PTG là một người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân thì càng dễ trở thành đối tượng lợi dụng của họ và vì mục đích đó, họ không ngần ngại gì bóp méo sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả.

Trong cuộc hội thảo khoa học của chúng ta, có tác giả nêu lên một cách có căn cứ, nghi vấn về bài hịch kêu gọi đầu hàng của PTG với lời " ta đã biên thư cho tất cả các quan và tất cả các vị chỉ huy quân sự là phải bẻ gãy giáo mác và trao lại thành luỹ mà không giao chiến" (7), và thư của PTG gửi cho La Grandière trước lúc tự tử (8). Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng, nhưng chưa ai đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.

Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng 6/1867 cũng như có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của ta. Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, E.Luro... miêu tả như PTG đã đầu hàng, trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư bắt các thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho Pháp (9). Nhưng tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều Nguyễn (10) lại cho thấy một thủ đoạn của quân Pháp, lợi dụng thái độ chủ hoà của PTG và những sơ hở của quân ta, để bất ngờ chiếm thành. Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường ba tỉnh miền Tây, buộc PTG xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long.

Việc chiếm thành An Giang và Hà Tiên cũng diễn ra gần như thế. Đó là lý do chúng chiếm được ba thành quá dễ dàng và không tốn một viên đạn. Tất nhiên để mất ba thành là trách nhiệm không thể thoái thác của Kinh lược sứ đại thần PTG và các tướng giữ thành, nhưng dâng thành đầu hàng giặc hay bị lợi dụng và lừa dối để mất thành lại là hai việc khác nhau liên quan đến phẩm giá con người. Những tư liệu khác nhau như vậy đòi hỏi phải có sự phân tích, đối chiếu và giám định rõ ràng trước khi sử dụng.

Giám định tư liệu là yêu cầu mặc nhiên của công tác sử liệu học, nhưng hội thảo khoa học của chúng ta lần đầu tiên đưa ra yêu cầu đó với những nghi vấn và đề xuất cụ thể về một số tư liệu liên quan đến nghiên cứu con người và sự nghiệp PTG vào những năm tháng thử thách nặng nề nhất trong cuộc đời ông.

3. Đánh giá PTG trước đây người ta thường tập trung vào 5 năm cuối đời ông từ khi ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông đến khi để mất tiếp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867. Đó là giai đoạn cuối đời mà ông phải gánh vác những trọng trách nặng nề trong những mâu thuẫn của đất nước và của bản thân phát triển đến cực điểm mà ông không vượt qua được và tự kết thúc bằng cái chết. Trong giai đoạn này tập trung nhiều vấn đề phức tạp cần làm sáng rõ nhất. Nhưng khi xem xét và đánh giá một con người, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của con người đó.

Kể từ khi sinh ra năm 1796 đến khi từ trần năm 1867, cuộc đời và sự nghiệp của PTG nên phân định làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi thi đỗ Tiến sĩ năm 1826.

- Giai đoạn làm quan phụng sự ba triều vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, từ năm 1826 đến năm 1862.

- Giai đoạn cuối đời đầy thách thức và bế tắc từ 1862 đến 1867.

Hội thảo của chúng ta nhất trí cho rằng, trước khi tập trung làm sáng rõ những vấn đề giai đoạn cuối đời, cần xem xét và đánh giá con người và sự nghiệp của PTG trong hai giai đoạn đầu trước năm 1862.

Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người PTG là hiếu thảo, chăm học, sống thanh bạch cần kiệm. Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, tiên tổ từ Bình Định di cư vào đồng bằng sông Cửu Long và trên quê hương mới cũng qua ba lần thay đổi mới định cư ở thôn Tân Thạnh, huyện Tân An, dinh Long Hồ (sau là huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Cha làm Thủ hạp là một viên chức nhỏ, bị tội oan phải tù 3 năm ở Vĩnh Long, PTG mồ côi mẹ từ lúc lên 7 tuổi, được mẹ kế và nhiều người giúp đỡ cho ăn học thành tài. Năm _ấ_t Dậu 1825, ông thi Hương trường Gia Định, đỗ Cử nhân lúc 30 tuổi (31 tuổi ta). Năm sau - năm Bính Tuất 1826 - ông thi hội, đỗ Tiến sĩ (Đệ tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) năm 31 tuổi (32 tuổi ta). Đó là thành đạt lớn mở ra trong bước ngoặt cuộc đời của PTG. Ông trở thành vị Tiến sĩ đầu tiên, vị Tiến sĩ khai khoa của Nam Kỳ lục tỉnh.

Quốc triều hương khoa lục chép: " Ông là người đỗ đại khoa đầu tiên của Nam Kỳ. ông là người có học vấn và đức hạnh đứng đầu đất Nam Trung" (11).

Quốc triều đăng khoa lục nhận xét: " Ông là người đỗ đại khoa trước nhất của Nam Kỳ. Lực học tinh thuần, tính hạnh chính trực" (12).

Với lòng hiếu thảo, hiếu học, tinh thần siêng năng, cần mẫn và trí thông minh, PTG đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống, vươn lên vị trí Tiến sĩ khai khoa của đất Đồng Nai - Gia Định, của Nam Kỳ lục tỉnh. Những phẩm giá con người và vị trí thành đạt đó đã làm cho nhân dân Nam Kỳ quý mến và ngưỡng mộ, tự hào về người con của quê hương, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của PTG mà chúng ta cần trân trọng và còn nguyên giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay cũng như ngày mai.

Với học vị Tiến sĩ, PTG đi vào con đường hoạn lộ, làm quan trải qua ba triều vua từ Minh Mạng qua Thiệu Trị đến Tự Đức. Từ chức Hàn lâm viện Biên tu thăng Lang trung Bộ Hình năm 1826, ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ ở trong triều và nhiều địa phương.

Dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), ông giữ chức Quyền nhiếp trấn Nghệ An (1828), Thự phủ doãn phủ Thừa Thiên (1829), thăng Thị lang bộ Lễ (1829), thăng Hiệp trấn Ninh Bình (1829), đổi về Quảng Nam (1831) dẹp cuộc nổi dậy ở Chiên Đàn bị thua và bị cách chức, rồi được khởi phục làm Hành tẩu Nội các, thăng Thị lang bộ Hộ, Thự phủ doãn Thừa Thiên, thăng Hồng lô tự khanh, sung Phó sứ sang Thanh rồi thăng Đại lý tự khanh, kiêm công việc bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần (1832), Khâm phái đi Trấn Tây, đổi làm Bố chính Quảng Nam (1835), vì can ngăn vua, bị xúc xiểm và bị giáng là thuộc viên lục phẩm (1836), rồi được làm Thừa chỉ Nội các, sung Lang trung bộ Hộ, rồi Thự thị lang sung Cơ mật viện (1836), được cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, lúc về chuyên biện việc Bộ Hộ vì quên không đóng dấu vào chương sớ bị giáng làm Lang trung, biện lý việc Bộ, phái đi khai mỏ Chiên Đàn, mỏ bạc Thái Nguyên (1838), được triệu về Kinh làm

Thông chính sứ phó ty, rồi Thị lang bộ Hộ, vì can ngăn vua bị giáng làm Thông chính phó sứ (1840), sung làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên vì sơ suất bị giáng một cấp (1840).

Dưới triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847), ông được thăng Tham tri (1841), rồi thăng Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại thần (1847).

Dưới triều vua Tự Đức (1848 - 1883), cho đến trước năm 1862, ông được đổi sang Thượng thư bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan toà Kinh diên, cử làm Kinh lược đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc Bình Phú, kiêm coi đạo Thuận Thành (1849), làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ lĩnh Tuần phủ Gia Định, kiêm coi tỉnh Biên Hoà và các đạo Long Tường, An Hà (1851), được triệu về kinh thăng Thự hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Hình, sung Cơ mật, Kinh diên (1853), làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856) (13).

Qua hành trạng tóm lược trên, cuộc đời làm quan của PTG có những bước thăng trầm, có lúc bị cách chức, bị cách chức, nhưng trong bất cứ cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mẫn cán, lo làm tròn sứ mạng phò vua, giúp nước, an dân theo quan niệm của Nho giáo. Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quý ở PTG là tấm lòng yêu nước thương dân, tính ngay thẳng cương trực và cuộc sống cần kiệm thanh bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình, nhưng quyền lực và danh vọng không làm ông bị tha hoá như nhiều quan chức khác, trước sau ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình.

Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước dân, PTG đã dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, " hãy xin tạm đình cho dân được chuyên việc đồng ruộng" (14). Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đình thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu (15).

Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách nhằm " dựa vào pháp luật mà cai trị" , " quan tốt mà dân yên" , " chỉnh đốn thói quen của sĩ phu" , " " chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân" , " nuôi dân chăm cày cấy" , " nuôi quân trù phương lược" , " binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết" ... (16). Năm 1838, được cử đi khai mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam rồi mỏ bạ Tống Tinh ở Thái Nguyên, PTG đem thực trạng thua lỗ tâu trình lên để nhà vua bãi bỏ việc khai mỏ vàng Chiên Đàn và chuyển mỏ bạc Tống Tinh cho thương nhân lĩnh trưng (17).

Tự Đức đã khen PTG là người " liêm bình chính cán" (1852), là " thanh liêm, cẩn thận" (1856).

Ngoài các hoạt động chính trị, PTG còn có những cống hiến về mặt văn hoá.

Năm 1856, PTG được cử làm Tổng tài phụ trách công việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Trong 3 năm (1856 - 1859), ông cùng nhóm biên soạn đã hoàn thành công việc biên tập, nhưng sau đó còn phải " duyệt nghĩ" (1871), " duyệt kiểm" (1872), " phúc kiểm" (1876), " duyệt đính" (1878), " kiểm duyệt" (1884), đến năm 1884 mới được khắc in và ban hành. Đó là bộ quốc sử đồ sộ, viết theo lối " cương mục" , chép lịch sử dân tộc từ đời Hùng Vương cho đến năm Chiêu Thống 3 (1789), gồm cả thảy 52 quyển. Bộ sử biên soạn trên quan điểm Nho giáo kết hợp với tinh thần dân tộc, với những " lời chua" nhằm chú giải tên đất, tên người và giám định một số sự kiện, niên đại trên cơ sở khảo chứng công phu, và những " Lời phê" của Tự Đức. Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng với Đại Việt sử ký toàn thư (chép sử từ nguồn gốc đến năm 1675) là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong thời đại phong kiến Việt Nam. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận cống hiến to lớn của PTG và với bộ quốc sử này, ông là một nhà sử học lớn (18).

PTG còn là nhà thơ, nhà văn mà những tác phẩm còn lại đã được các con ông thu thập và khắc in thành hai bộ " Lương Khê thi thảo" và " Lương Khê văn thảo" . Tuy chưa được dịch và nghiên cứu đầy đủ, nhưng một vài tham luận trong hội thảo khoa học của chúng ta cũng đã cho thấy rõ thêm tâm hồn và tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm thắm thiết của ông đối với quê hương xứ sở, đối với dân với nước được gởi gắm trong thơ văn của ông.

Ông cùng Nguyễn Thông có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long sau khi mất 3 tỉnh miền Đông để qui tụ các sĩ phu về đây. PTG là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam Kỳ. Như vậy là cho đến trước năm 1862, PTG đã có nhiều hoạt động chính trị và văn hoá. Tất cả các tham luận và thảo luận trong hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị sự trân trọng và đánh giá cao những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này, nhất là nhân cách và phẩm giá cao quý của ông.

4. Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của PTG và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề tranh luận nhất của cuộc hội thảo.

Những vấn đề chính được đặt ra là trách nhiệm của PTG trong việc ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp, trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867 và cái chết của ông, mối quan hệ trách nhiệm giữa PTG với vua Tự Đức và triều Nguyễn.

Về tư liệu và một số sự kiện liên quan cũng được nêu lên để cố gắng tìm ra sự thật lịch sử bấy lâu nay bị che phủ trong màn sương mù của những tài liệu ghi chép lắt léo một cách dụng ý, thậm chí cả sự bịa đặt và bóp méo mà chưa hề được thẩm định một cách khoa học (đã trình bày trong phần 2). Hội thảo lưu ý các nhà khoa học nên tiếp tục dày công tra cứu, giám định tư liệu để sớm đưa ra ánh sáng những sự việc bị che đậy nhằm trả lại cho lịch sử những sự thật lịch sử và có đủ cơ sở khách quan hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá PTG một cách công minh.

Cho đến lúc này, trong chúng ta vẫn còn những khía cạnh bất đồng hay khác biệt, và ai cũng mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và trao đổi. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất vui mừng nhận thấy qua hai ngày hội thảo, chúng ta đã làm sáng tỏ được những vấn đề đặt ra và đi đến sự nhất trí về cơ bản trong nhận thức và đánh giá PTG vào 5 năm cuối đời ông.

Hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó điều cơ bản là triều Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cùng đảo Poulo Condor (Côn Đảo) và chịu bồi thường chiến phí 4 triệu đồng bạc trả trong 10 năm, người Pháp và Y Pha Nho được quyền tự do truyền đạo và buôn bán. Rõ ràng đây là một hiệp ước xâm phạm nặng nề đến lãnh thổ của đất nước và chủ quyền quốc gia, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và truyền thống dân tộc. Ngay lúc bấy giờ, nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước đã tỏ sự bất bình, chống đối lại hoà ước đó và ngày nay cũng không một ai có thể biện hộ được. Nhưng vấn đề là phải chăng PTG và Lâm Duy Thiếp, những người ký hiệp ước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhượng đất đó?

Tự Đức muốn đổ hết trách nhiệm và tội lỗi cho PTG, nhưng tư liệu lấy ngay trong chính sử triều Nguyễn cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng PTG là người thừa hành và thực hiện một chủ trương đã được hoạch định của Tự Đức và triều đình, đồng thời PTG cũng là người đồng tình với chủ trương đó.

Trách nhiệm của PTG ở đây là trách nhiệm của người thừa hành và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng có phần trách nhiệm trong việc thương thuyết và thực thi một chủ trương sai lầm của triều đình.

Sau khi hoà ước được ký kết, đình thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :" về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí" , và đề nghị " công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đứng làm" (19).

Trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách nhiệm của PTG về nguyên tắc có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lý mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương " cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đã phê chuẩn năm 1863, đã đặt PTG và nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.

Về vị trí địa lý, 3 tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.

Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp " nghi ngại" , Tự Đức " đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn" , rồi còn " xuống dụ cho cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi trông thấy, tức thì bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội" (20). Tự Đức nhiều lần ra lệnh " hưu binh" , " giải giáp" , sai PTG dụ Trương Định, giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp.

Như vậy là Tự Đức và triều đình đã tự mình tước bỏ mọi khả năng giữ đất 3 tỉnh miền Tây cũng như giành lại 3 tỉnh miền Đông.

Năm 1866, quân Pháp đe doạ chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Tự Đức và triều đình một mặt " khiến 3 tỉnh ấy một lòng chống giữ" , mặt khác lái thấy " thế đất cheo leo, muốn giữ cho không lấn cũng khó" và " xin tư cho quan Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui" (21). Những chủ trương và giải pháp của triều đình như vậy ắt dẫn đến hậu quả tất nhiên là không thể nào giữ được 3 tỉnh miền Tây.

Tư liệu lịch sử của ta cho thấy PTG không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm bản thân PTG.

Cuối cùng cái chết của PTG có thể coi là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn.

PTG là người yêu nước, thương dân, nhưng cũng là một tín đồ của Nho giáo với lòng trung quân sâu nặng. Vào thế kỷ XIX, Nho giáo vẫn còn giữ một số ảnh hưởng tích cực trên một số phương diện nào đó về mặt đạo đức và cách xử thế, nhưng hệ tư tưởng Nho giáo thì tỏ ra quá bảo thủ và lỗi thời, không còn khả năng giúp con người nhận thức, lý giải và giải quyết những vấn đề mới của đất nước, của dân tộc trong bối cảnh phát triển mới của thời đại.

Trước hoạ xâm lược của thực dân Pháp đến từ một nước tư bản phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, với lối đánh chưa từng có trong binh thư phương Đông, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động, lúng túng. Trong triều thì người " chủ chiến" , người thì " chủ hoà" , người thì " lo chống giữ lâu dài" , người thì " chẳng chiến cũng chẳng hoà" và không ít người chẳng đưa ra được chính kiến gì. Vua Tự Đức đi từ chống đỡ yếu ớt và đến thất bại, đến " chủ hoà" thương lượng và nhượng bộ dần đất đai và chủ quyền cho giặc.

Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu tranh mới.

" Chủ chiến" nhưng nếu chỉ biết đánh, không biết dựa vào dân để đánh lâu dài và kết hợp lo canh tân để tăng cường tiềm lực đất nước thì cũng khó giữ được nước.

" Chủ hoà" mà chỉ lo thương thuyết, cầu xin giặc, không dám dựa vào dân, không lo canh tân đất nước thì chỉ dẫn đến thất bại và đầu hàng. Con đường " chủ hoà" theo cách của Tự Đức và triều Nguyễn là con đường thất bại chủ nghĩa, đã dẫn đến hậu quả nhượng ba tỉnh miền Đông rồi để mất 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh, và sau đó tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.

Với hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ, triều Nguyễn tự giam mình trong những giáo lý đã chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi trào lưu tiến hoá trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của những trí thức yêu nước cấp tiến.

Nỗi đau lòng và tính bi kịch của PTG là một mặt ông cùng " chủ hoà" với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ bế tắc và chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình. Có lẽ tác giả Đại Nam chính biên liệt truyện phần nào đã thấu hiểu lòng ông khi nhận xét :" Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ 3 triều, vẫn được yêu quý. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói" (22). Đúng như nhiều tác giả đã nhìn nhận, cái chết của PTG là một bi kịch.

Trong hội thảo, chúng ta đã chỉ ra trách nhiệm của PTG trong trách nhiệm chủ yếu thuộc về Tự Đức và triều Nguyễn, nhưng tất cả chúng ta đều nhất trí không nên và không thể gán cho ông cái tội " bán nước" hay " phản bội tổ quốc" . Đó là sự qui kết khá nặng nề, không có căn cứ, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân quê hương vẫn giành cho ông. Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận cuộc hội thảo khoa học của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Thành công tốt đẹp không có nghĩa là chúng ta đã giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến PTG và nhất trí với nhau về mọi khía cạnh trong nhìn nhận và đánh giá PTG. Sử học là một khoa học mà nhận thức về đối tượng của nó là một quá trình tiến dần đến chân lý, nhưng không thể một lúc nắm bắt toàn bộ chân lý. Cuộc hội thảo của chúng ta đánh dấu một bước mới trong nhận thức và đánh giá về PTG, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.

Qua cuộc hội thảo này, chúng ta thấy rõ những mặt hạn chế và bế tắc của PTG, nhưng đồng thời chúng ta cũng trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẩm chất cao quý của ông.

Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong bình luận công và tội. Chúng ta còn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, nhưng những gì đạt được trong hội thảo nói lên lòng mong mỏi của chúng ta muốn trả về cho PTG những giá trị và những hạn chế đích thực của ông, muốn có sự nhìn nhận khách quan, công minh và thoả đáng. Những kết quả và thái độ của hội thảo chắc sẽ giải toả phần nào những mặc cảm bấy lâu đè nặng lên tâm tư của nhiều người, kể cả con cháu PTG và con cháu Trương Định, những người " chủ chiến" đã kiên quyết chiến đấu chống Pháp xâm lược và đã hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân.

Kết quả cuộc hội thảo cũng là cơ sở khoa học để Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân hai tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lý những di tích liên quan đến PTG. Chúng tôi trân trọng đề nghị bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về PTG, nhất là ngôi mộ ở Bến Tre, Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các ở Vĩnh Long nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quý của một người trí thức nặng lòng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước.


                                                                                                                    (Đại Chúng sưu tầm)