Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6, Đại Từ - Thái Nguyên (Ngô Thái Hòa K6+K7)


Khóa 6 ở Đại TừKhóa 6 ở Đại Từ.
Chào các anh chị em Trường Trỗi,

Nhân dịp chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thành lập trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (15-10-1965 15-10-2010), tôi xin gửi đến các thầy cô và anh chị em lời chúc mừng nhiệt liệt nhất, chúc tình thầy trò, tình đồng chí, đồng đội và bạn bè của anh chị em Trỗi ta nhân dịp này ngày càng nồng ấm và thắm thiết, thủy chung để ngày càng trở thành động lực đoàn kết và động viên nhau thiết thực hơn vươn lên trong cuộc sống. Chúc các thầy cô và anh chị em ta ngày càng khỏe mạnh, vui vẻ, thành đạt và hạnh phúc.
Nhân đây tôi gửi tặng các thầy cô và anh chị em một vài đoạn tản văn tự sự nói lên những tâm tư tình cảm và những kỷ niệm không bao giờ quên với thầy cô và các bạn ở K6 và K7 trong thời gian học và rèn luyện ở Đại Từ, Quế Lâm, Hưng Hóa và Trung Hà. Mong nhận được những hồi âm tương tự của các thầy cô và anh chị em Trỗi ta .

Thân mến.
Ngô Thái Hòa K6+K7






Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6,
Đại Từ - Thái Nguyên.

Ngô Thái Hòa K6+K7

Ngày đầu đặt chân lên trường Trỗi là một ngày cuối thu và đầu đông năm 1966. Thời tiết vùng đồi núi sát chân dãy núi Tam Đảo se lạnh và ban đêm hoặc gần sáng có sương muối. Tôi nhập học muộn hơn các bạn và được phân về B3 K6 ở Trại Đồi - Suối Chì - Đại Từ - Thái Nguyên do Thầy Toàn là B trưởng, Võ Điện Biên làm tiểu đội trưởng, Đặng Quân Chính là tiểu đội phó. Cùng tiểu đội tôi có Tạ Chiến, Huấn (C), Võ Quốc Công (đã mất), Đoàn Quốc Khánh, Nguyễn Quốc Khánh, Tuấn (Hai-nơ), Hà (Mèo), Thế (Đ- đã mất)... các tiểu đội khác như Minh (CX), Thọ (Gh), Quảng (Gi), Tạ Quang Chính, Tòng (H),...   K6LS nói...
võ điện Biên chỉ lên trường có 1 tuần rồi bị ốm nên gia đình phải lên đón về . Cũng là lính Trỗi nhưng thời gian hơi ít ( chưa chắc đã được ăn cơm thúng uống nước thùng đâu - Vì chưa ăn hết quà mang lên trường )
10:54 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
Chuyện sâu sắc trong đời bạn Trỗi của HP là "hu hu, anh Thắng Lợi về rồi". Thế là... về!
Thắng Lợi là tên gọi ở nhà của QgThg k4.
12:07 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HMK6 nói...
@ Chào Hòa khọm! Mãi tới bữa nay xem bài này mới nhớ ra Hòa khọm (xin lỗi nha!)lên trường lúc đã về trại Đồi.
@ Lâu quá rồi, nên có lẽ bạn cũng nhầm lẫn. Tạ đô, Công gô khi đó ở B2, ko phải B mình. VĐBiên, đúng như K6LS nói, chỉ lên trường có 2 tuần và là ở B2C6.
@ Hồi đó, At của mình là Chính phổng, Bt là Hoàng lao, Bf là Thọ ghe, A mình còn có Thắng biêu và hình như cả K6LS (?), còn lại thì ... quên rồi!
@ Trung mình hồi đó có thầy Toàn (hải quân, người Nam bộ, sau đi B, hồi hè lớp 5) và thầy Mãn (dậy toán, NV QP, sau ko đi QL).
@ Mãi gần đây tôi mới biết, có rất nhiều khóa ko có Bt là học sinh (?). Trong khi với K6, ngay từ hồi lớp 5, các thầy chỉ là giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ (có lẽ đúng hơn là quản lý) Bt làm việc. Mà có lẽ vì vậy nên Bt bị "lãnh thẹo"!?
13:23 Ngày 23 tháng 3 năm 2010   


Hồi đó lớp học nửa chìm nửa nổi được nối với nhà ở bằng các đường giao thông hào và đều được dựng bằng tranh tre nứa trên nền đất nện. Chúng tôi học văn hóa ban ngày đan xen giữa những lần báo động phòng không, nhiều khi máy bay Mỹ bay qua để không kích khu Gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, gầm rú và nhiều khi sát sạt trên đầu, đôi khi chúng tôi dưới giao thông hào nhìn lên còn nhìn thấy tụi phi công Mỹ đầu đội mũ bay, lúc lắc đầu trong khoang lái khi bay nghiêng.   Đỗ Nghĩa nói...
- Chào, bạn mình có bài ngay, mong được đọc nhiều bài của bạn.
-Ngáng chân phát làm quen, thắc mắc với tác giả hay lão tổng biên tập cái chi tiết này: "dưới giao thông hào nhìn lên còn nhìn thấy tụi phi công đầu đội mũ bay, lúc lắc đầu trên khoang lái" hơi bị xoáy.
13:51 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
Chi tiết ĐN nói đúng đấy.
Đường bay của máy bay Mỹ đánh Thái Nguyên, Việt Trì bay thấp theo dãy Tam Đảo bắt đầu từ cuối năm học 65-66. Lần đầu tiên khi F-105 rẹt qua khu vực trường mình, đâu như một ngày Chủ Nhật, làm cho khối thằng quíu hết cả chân. Ở K4 có thằng mà thầy Khuyến(?) phải lấy roi xua đánh đuổi ra hào. Sau này quen rồi cũng chả nhìn thấy chúng nó đâu.
Anh em mình mấy chục năm dây thần kinh cái chùng dính vào cái căng, hình phim rơi vào đoạn nhớ, thế đấy.
Mà lớp học cũng đâu có nửa nổi nửa chìm, đi theo giao thông hào? Có chăng là xả đất sườn đồi làm lớp thì một bên có vách đồi thôi.
14:11 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

VinhNQ nói...
Các bác cứ théc méc "lằng nhằng dây điện"! thằng chả phi công Mẽo, có người thấy có người ko thấy. Tôn trọng quyền tác giả chứ, tôi đây đâu dám sửa nội dung của bài viết.
14:33 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

DS nói...
Đinh chính cho anh HT ở Trại Cau có một lớp nửa nổi nửa chìm. Tôi còn nhớ hôm bọn tôi được tập trung để làm bài(toán),máy bay Mỹ bay ào ào trên đầu, thầy cho tạm ngừng . Sau đó lại tiếp tục.Cái lớp đó gần sân bóng TrạiCau.Trung đội 1 nằm sát sân bóng,ở dưới thấp...
15:07 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

HữuThành.Nguyễn nói...
DS nói làm mình tức quá. Vào GoogleEarth giả làm thằng lái máy bay Mỹ lượn trên khu Trại Cau mãi mà chả thấy cái nhà học nửa nổi nửa chìm đâu.
Quả thực hồi ở Trại Cau chưa bao giờ tôi vào nhà ở nhà học bọn gần cái sân bóng mà bây giờ đã "chuyển đổi mục đích sử dụng", thành bãi tha ma.
15:26 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

Quang Trung nói...
Mắt trẻ con (hồi đó) tinh hơn mắt người lớn, võng mạc còn lưu được trên ảnh rồi ngước mắt lên nhìn như thật, hồi ở chiến trường tôi còn nhìn thấy thằng phi công nó cười cơ, không có cao xạ nên mấy thằng trinh sát L19 sà thấp nhổ cọng cỏ may xỉa răng, thấy mình nó cười phe phé giật mình hoá ra nằm mơ , tưởng tượng ra. he he!!!
15:43 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

AK7 nói...
Ối dời ơi,đến vỡ bụng mà die mất! Mắt ôg này tinh thiệt, nhìn thấy cả phi công Mĩ. Không biết k6 ôg HMk6 có nhìn thấy ko?
16:00 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

LêThanh nói...
@AK7 cười vừa thôi kẹo bục chỉ khâu bụng!
16:44 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

K6LS nói...
Công nhận có nhìn thấy phi công Mỹ nhưng nó nhỏ bằng đầu cọng tăm à . Hồi đó không thấy sợ , sau này thấy pà con xứ Thanh nói : Tôi nhìn thấy cái tàu băn nó phóng tên lả , tôi sợ quá nằm mọp sát nác ... cũng không thấy sợ vì ... quen rồi .À không phải là Tuấn Hainơ mà là Tuấn Ennơ , bây giờ làm ở Hải quan thành phố HCM . 
18:20 Ngày 23 tháng 3 năm 2010

Lớp tôi có Võ Điện Biên, Tạ Quang Chính, Đặng Quân Chính, Đoàn Quốc Khánh tiếng Nga giỏi, nhiều buổi ngoại khóa các bạn ấy hay được khen vì đối thoại và hát các bài hát tiếng Nga.
Những kỷ niệm về những buổi báo động chiến đấu, hành quân dã ngoại, đi lấy gạo và nhu yếu phẩm hay xuống bếp giúp các chị nuôi thật sâu đậm trong tôi và luôn đưa tôi về những kỷ niệm thủa thiếu thời ở vùng trung du Đại Từ - Thái Nguyên ấy. Buổi thực tập báo động chiến đấu đầu tiên là kỷ niệm khó phai, tôi và các bạn K6 lúc đó mới lớp 5, hơn mười tuổi một chút, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, bỗng nhiên nghe tiếng còi của B Trưởng Toàn vang lên lanh lảnh và tiếng thúc giục dậy ngay, thu dọn chăn màn và quân tư trang ra sân tập hợp để hành quân di chuyển đơn vị gấp theo lệnh từ Hiệu bộ. Tôi đang mơ màng vội choàng dậy và thu dọn đồ đạc chăn màn, nhưng có bạn nào đó đã trêu mình và đã thắt nút 4 dây màn của mình, tôi lúng túng mãi không thể tháo được, đành giật đứt luôn. Đến khi cho hết đồ đạc, quân tư trang vào ba lô, tôi mặc quần áo và lao xuống giường để xỏ giầy thì hỡi ôi, hai chiếc giầy đều bị thắt nút dây, tôi đành vác ba lô và xách giầy, đi chân đất ra sân tập hợp, hôm đó tôi bị phê bình vì chậm và mấy bạn được phen cười cho cậu "tân binh".


Tôi vẫn nhớ những lần được phân công trực nhật làm vệ sinh lán trại và nhất là những lần vệ sinh chuồng ngỗng của trung đội cùng với Tuấn (Hai nơ), Hà (Mèo). Nhớ những buổi tập đội ngũ hay đá bóng dưới cái nắng như đổ lửa hay dưới những cơn mưa rừng dữ dội và dai dẳng. Những buổi lao động XHCN cuốc và dãy dương xỉ và giềng, cỏ tranh để là sân bóng,...
Chúng tôi hồi đó kết nghĩa với các anh K5, các anh Thịnh, anh Tuấn (Pa tê),... hay xuống chơi và phụ đạo, rồi thỉnh thoảng đưa tụi tôi đi tắm ở suối Hố bom, chúng tôi rất thích vì nước ở đó trong vắt và mát lạnh giữa ngày hè oi nồng.
Chúng tôi không bao giờ quên được các thầy Mã (đại đội trưởng), thầy Hậu (Chính trị viên), thầy Ngô Ngọc Hòa (dạy văn), thầy Phạm Lực (dạy vẽ), thầy Quý (dạy nhạc)... Một kỷ niệm khó quên đối với thầy Toàn B trưởng B3 - K6 là vào một đêm mưa bão sầm chớp đùng đùng, cả lớp đang ngủ say, thầy Toàn đang đi kiểm tra và ghém chăn cho mấy bạn ngủ mê đạp tung chăn ra khỏi màn, thì bất ngờ ngã vật ra đất, một tiếng sét kinh hoàng và ánh chớp chói lòa chẻ đôi cây Sau Sau cổ thụ ở sát khu nhà đại đội và điện lực cực mạnh của sét đã truyền theo dây loa truyền thanh vào loa trong lán của chúng tôi và đã quật ngã thầy Toàn. Anh em bật dậy lo sơ cứu cho thầy Toàn, sau đó quân y nhà trường đến cấp cứu kịp thời cho thầy. Mấy hôm sau đỡ, thầy tình nguyện xin vào Nam chiến đấu.
Hồi đó chúng tôi cũng sinh hoạt và học tập căng thẳng và lúc nào cũng quân phong, quân kỷ như một đơn vị quân đội chính quy thực thụ, suốt từ 5 giờ kém 15 sáng cho đến 10 giờ 15 đêm, nghĩa là từ "Vươn thở cho đến Tiếng thơ" căng như dây đàn, tính toán và nghiêm chỉnh đến từng phút. Quần áo nghiêm chỉnh, chăn màn trật tự nội vụ thẳng băng, sạch sẽ.

Kỷ niệm với các anh chị nuôi cũng không bao giờ quên, vào đến đây tôi mới biết thế nào là ăn cơm tập thể, biết thế nào là ăn cơm "Thúng" uống nước "Thùng", biết vị ngon của nước "cơm cháy", biết nhường nhịn nhau cũng như biết ăn đổi đầu đũa cho vệ sinh, nhất là ăn với mấy bạn ăn khỏe và láu cá thì buộc phải áp dụng chiến thuật "đầy - vơi - đầy",...

Nay sau 45 năm xa cách, các thầy cô, các bạn mỗi người mỗi nơi và mỗi người mỗi hoàn cảnh, người còn người mất, tôi vẫn nhớ và luôn theo dõi tin tức của các thầy cô và các bạn qua các trang Blog của Trỗi ta. Mong rằng qua các trang Blog này tất cả chúng ta vẫn nhớ đến nhau và giúp đỡ động viên nhau tiến lên trong cuộc sống, học tập và công tác để chúng ta vui khỏe và hạnh phúc hơn. 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 23 tháng ba, 2010.