Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

K6LS

http://k6ls.blogspot.com/
Blog riêng của K6LS

Nhà mới bên cạnh nhà cũ .

Trước nay tôi vẫn coi uttroi.blogspot.com là nơi mình thường ra vào nhiều nhất . Bao điều hay dở đều giãi bày ở đây . Tuy nhiên ( lẽ thường ) thì ai cũng muốn có một chốn cho riêng mình .Vẫn biết là tình cảm bạn bè luôn thủy chung sắt son và tôi không bao giờ rời bỏ blog uttroi . Tôi chỉ làm tạm căn nhà bên cạnh để tối lửa tắt đèn có nhau . Hy vọng VNQ và mọi người hiểu và thông cảm .
Địa chỉ của tôi : http://k6ls.blogspot.com .
Tạm thời chỉ có mấy bài cũ bên uttroi chuyển sang và có chỉnh sửa lại chút ít .
Hy vọng sự giao lưu là thường xuyên .
Chúc mừng năm mới với sức khỏe , công việc và may mắn . An khang và thịnh vượng .

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Bùi Thế Tâm nói... - Mời các bạn trường Trỗi gần khu vực Hà Nội về dự hội làng Trại hòe. Sáng 14/1 AL lễ dâng hương ở đình, các cụ lễ chùa. Sau đó có các trò vui dân gian trong cả ngày 14 và 15: bóng chuyền, vật, chọi gà, cờ ... Tối 15 có văn nghệ. Cả 2 buổi trưa đều có tổ chức ăn trưa cho khách thập phương và các cụ. - 19:15 Ngày 24 tháng 1 năm 2012 - http://bantroi5.blogspot.com/2012/01/loi-moi-du-le-hoi-thon-trai-hoe.html

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Truyện dài: Diễn (5) - Đào Duy

Diễn (5)

_ Đào Duy _
Chiều thứ bảy, sáng chủ nhật Diễn và thằng cu Dũng hay vật vờ trước cổng nhà thờ, chủ yếu là để ngắm gái. Có lần còn theo gái vào tận nơi cha đang làm lễ. Đẹp trai, cao ráo,  trắng trẻo, túi lại rủng rỉnh “hào”, các em theo không kể xiết.

Sẵn tiền Diễn bắt đầu sinh tật, bắt đầu thích ăn ngon, thích trưng diện. Diễn kể: “Ngày ấy cháu sắm được vàng, sắm đồng hồ đeo tay, có cả “máy quay dây” để nghe chèo, nghe cải lương, có giầy Tây, quần bò….

Thế rồi đi đêm lắm, lọ mọ nhiều nên cháu “gặp ma”. Ngủ với bao nhiêu em chả sao thế mà chỉ mỗi một đêm với cô bé mới quen lại dính bầu. Cô bé đẹp, mười mấy tuổi đầu nhà chỉ hai mẹ con Hôm nghe em khóc thông báo, mặt cháu cắt không còn hột máu. Tới nhà chơi, nhìn gia cảnh em trái tim cháu như thắt lại, hoàn cảnh em chả khác gì hoàn cảnh cháu ngoài quê.

Từ đó trở đi hầu như cháu không quan hệ với ai nữa, một lòng tôn thờ em. Có đồng nào cháu đều đem về giúp mẹ, giúp em trang trải cuộc sống. Tuy không cưới xin nhưng cháu coi em đã là vợ của mình. Cháu làm bố khi sắp hết thời gian nghĩa vụ. 

Cuộc sống ngày một khó khăn công việc của cháu cũng không thuận buồm xuôi gió như trước. Chuyện vợ con của cháu đơn vị chẳng ai biết chỉ tào phào đồn đại vậy thôi. Một hôm ông trưởng phòng cho gọi cháu. Cháu đã kể hết sự tình.

- Thôi chuyện cũng lỡ rồi nhưng cư xử được như mày thế cũng là đáng mặt thằng đàn ông, có tình có nghĩa. - Ông an ủi.

Im lặng một lúc rồi ông nói:

- Mày còn hai ba tháng nữa thì hết nghĩa vụ. Hiện  Bộ Quốc phòng có một số chỉ tiêu lao động nước ngoài phân bổ cho đơn vị, có hai nước là Liên Xô và CHDC Đức. Chú định giải quyết cho mày đi đợt đầu”.

Trong tiềm thức của Diễn, Diễn chỉ biết có Liên Xô, ở đấy có ông Lê-nin cùng họ Lê với ông bác bên ngoại của Diễn nên Diễn nhớ. Thế là Diễn đăng ký đi Liên Xô. Quyết định vội vàng này về sau Diễn cứ tiếc.

...

Thưa các bạn! Nếu tôi tiếp tục dông dài như những gì mà Diễn kể tính từ thời điểm bước chân sang Liên Xô cộng với mười mấy năm sau này lang bạt xứ Hàn bán sức kiếm sống, tôi thề để đọc hết các bạn sẽ mất toi cái Tết.


Gia đình - Tranh   giấy FLựcGia đình - Tranh giấy FLực
Từng ấy thời gian ba đời vợ, ba mặt con, mạng sống có lúc treo trên sợi tóc. Cánh cửa nhà tù chỉ còn cách bước chân thế mà thoát cả.

Người vợ đầu và đứa con gái lớn sau vài năm đi xa thì đứt liên lạc biệt vô tăm tích, chả biết lang bạt nơi đâu bao năm tìm không thấy nghe nói đã vượt biên.

Người vợ thứ hai sống với nhau bên Tây, khi có bầu thì về nước, một mình Diễn ở lại “chiến đấu”. Thế rồi một năm sau Diễn cũng phải theo vợ chuồn khỏi nước Nga để thoát tù tội. Về quê vợ Củ Chi, gia tài chả còn gì ngoài con “Min-khờ” đưa đón khách. Kinh tế thúc bách hai vợ chồng bàn nhau thế chấp cái nền nhà vay tiền đi Hàn. Đi được năm thì  “bùng” làm dân tự do sống ngoài vòng pháp luật, nhặt nhạnh tiển gửi về cho vợ chuộc nhà nuôi con. Năm sáu năm biệt xứ, vợ chán bỏ đi với người khác, để lại con cho ông bà ngoại.

Những năm ở Hàn  Diễn sống với một cô gái người Đà Lạt rồi sau này là vợ. Khi vợ có bầu hai đứa trở về Đà Lạt sinh con, con  được một tuổi gửi người chị, hai vợ chồng lại đăng ký đi Hàn tua thứ hai, tua này cả chục năm. Cả hai đợt là quãng thời gian dài để hai vợ chồng tích cóp được số tài sản khá.

Thế là đủ! Con đã lớn, những ngày tháng mưu sinh cùng cuộc sống đại công nghiệp và tuổi tác làm cho hai vợ chồng cảm thấy đuối. Họ quyết định về nước, chấm dứt quãng thời gian lang bạt xứ người. Những năm tháng đầu tắt mặt tối bươn trải trả giá bằng gần một năm đứa con gái mới quen gọi hai tiếng “ba, mẹ”.

Chẳng ai biết, người đàn ông chững chạc ngồi trước mặt tôi đây - trong quán Café bên bờ hồ Xuân Hương - giờ ngày ngày hai buổi lái xe đưa con đi học, quanh quẩn bên những chậu cây cảnh với thú nuôi chim. Chẳng ai biết, người đàn ông trầm tĩnh ngồi kia lại “lắm vợ nhiều con” và cuộc đời lại chuân chuyên đến thế!

Đó là thằng cu Diễn, con ông anh cả người chị dâu tôi.  

(Hết)

Xem:
  1. Truyện dài: Diễn (1) - 20/01/2012, Blog K6.
  2. Truyện dài: Diễn (2) - 21/01/2012, Blog K6.
  3. Truyện dài: Diễn (3) - 22/01/2012, Blog K6.
  4. Truyện dài: Diễn (4) - 23/01/2012, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ ba, ngày 24 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Truyện dài: Diễn (4) - Đào Duy

Diễn (4)

_ Đào Duy _
Một hôm ông trưởng phòng dò hỏi ý Diễn:
- Bộ phận “âm ly loa đài” đơn vị đang cần một chân, ngày có mấy bận bật công tắc âm ly, máy quay băng, phát loa hiệu lệnh kèn cho đơn vị biết giờ báo thức, làm việc, ngủ nghỉ. Hôm nào mất điện mới phải leo lên chòi phòng không, thổi kèn hơi bằng miệng thay cho máy. Chân này nhàn hợp với tạng của cháu, nếu thích chú điều đi.

Diễn ưng ngay, công việc không những nhàn mà còn có vẻ nghệ sỹ rồi lại liên lụy đến máy móc kỹ thuật. Oách! (Tin này mà bay về đến quê thì khối em “sứt đầu mẻ răng” chứ chả chơi!).

Xuống bộ phận quân nhạc học kèn hơn tháng, tưởng ngon ăn thế mà mệt, hai bên mang tai đau nhức như bị bệnh quai bị, hơi đẩy cả ra mắt, đêm về ghèn đóng từng cục tưởng đau mắt đỏ… Chỉ có mấy nốt  “Tò te te tò te tý te tò te tý tý te tý te … ” mà đúng một tháng giời.

Công việc đang trôi chảy thì chả biết có phải vì “ghen ăn tức ở” hay thực lòng yêu thương đồng đội mà mấy đứa cùng lứa tân binh với Diễn bóng gió, chúng thì thào:

- Bọn mày có biết vì sao ông Chí “gù” ông ấy xin chuyển khỏi vị trí “thổi kèn” không?

- Bọn tao không biết.

- Cấm nói với ai! Không khéo tới tai, ông ấy chửi cho thì dại mặt. Dạo này mùa khô điện cúp liên tục ông ấy phải thổi kèn nhiều, hơi tích ở phổi ra kèn không hết nó dồn xuống đít. Nên ông Chí “gù” phát bệnh lòi dom, Bác sỹ khuyến cáo không được làm “nghề” ấy nữa nên ông ấy mới phải xin đi, chứ chỗ ấy ngon như thế...

Nghe loáng thoáng Diễn giật mình chột dạ: Ừ! Đúng thật! Dạo này tự dưng dưới ấy cứ thấy đau đau. Không hiểu do thổi kèn hay hậu quả từ cái đêm hôm ấy?... Chả biết đúng sai, phải trái nguyên nhân từ đâu, cứ thế Diễn lăn ra “bắt đền” ông trưởng phòng rồi nằng nặc xin đi. Cuối cùng ông trưởng phòng dành cho Diễn một đặc ân.


Tranh  FLựcTranh FLực
Cạnh trường bắn của đơn vị là cơ sở làm kinh tế, khai thác chế biến đá xây dựng. Đơn vị liên kết với doanh nghiệp tư nhân khai thác. Diễn được điều xuống làm chân thủ kho. Đơn vị có tài nguyên, mỏ đá nằm trong khu vực mình quản lý, chả phải đầu tư xu nào phía đối tác lo từ A đến Z, sản phẩm khai thác ăn chia. Thế nên tỷ như một ngày cơ sở khai thác được 10 xe đá thành phẩm thì “cha, con” chỉ vào sổ có 9; thế là đã ăn không được một xe…

Ngày ấy Diễn sẵn tiền lắm. Diễn nói lương tướng của ông cũng không bằng Diễn. Tính Diễn thật thà, thủ trưởng chia cho bao nhiêu biết bấy nhiêu, chả bao giờ tò mò dòm ngó, thóc mách chuyện thiên hạ. Nhưng đặc biệt vật tư đã nhập vào kho của Diễn rồi thì đừng có hòng đi đâu mất một xu. Bao nhiêu lần thanh kiểm tra, tịnh kho chả ai chê trách Diễn được điều gì.

Chuyển đến vị trí công tác mới Diễn thầm cảm ơn người thủ trưởng đồng hương. Diễn nói ở vị trí mới có mấy cái sướng:
  • Thứ nhất là lắm tiền.
  • Thứ hai mang tiếng bộ đội mà chả khác gì nhân viên bàn giấy, nhàn.
  • Thứ ba ngay cạnh chỗ Diễn là xứ đạo, toàn dân Bắc kỳ “đuổi Pháp quá đà”, con gái đạo đứa nào cũng trắng, cũng đẹp, không cẩn thận vô ý “rơi” vào mắt các nàng là coi như “toi”.
  • Thứ tư là được ở gần thằng cu Dũng, thằng bạn cùng làng, tính tình hợp nhau.
Xem:
  1. Truyện dài: Diễn (1) - 20/01/2012, Blog K6.
  2. Truyện dài: Diễn (2) - 21/01/2012, Blog K6.
  3. Truyện dài: Diễn (3) - 22/01/2012, Blog K6.
  4. Truyện dài: Diễn (5) - Hết - 24/01/2012, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ hai, ngày 23 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Truyện dài: Diễn (3) - Đào Duy

Diễn (3)

_ Đào Duy _
Diễn dáng người cân đối, khỏe mạnh, đẹp trai, da trắng, tính tình hiền lành hay cười và đặc biệt thật thà chịu khó. Đúng là “hữu xạ tự nhiên hương”, chả thế mà vừa mãn khóa huấn luyện tân binh buổi sáng thì buổi chiều phòng Hành chính đơn vị đã đánh xe xuống gí quyết định tiếp nhận có chữ ký của ông trung tá trưởng phòng.
Thế là Diễn “khăn gói quả mướp” theo xe về đơn vị mới, chả kịp chia tay với anh em. Diễn về bộ phận tạp vụ cho thủ trưởng phòng.

Khu ở và làm việc của trưởng phòng là dãy nhà liên hoàn. Ngoài cùng là phòng tiếp khách và làm việc, tiếp đến là phòng ngủ rộng, tới khu vệ sinh và sau cùng là bếp ăn. Toàn bộ nằm trong khuôn viên có nhiều cây ăn trái mít, vú sữa, ổi, sa-bô-chê… Cây cảnh cùng dàn hoa giấy đủ màu được xén tỉa công phu…

Ông trưởng phòng tuổi ngoài 50 nhưng còn săn chắc. Sống độc thân, vợ con ở ngoài quê. Ngày ấy QĐ chưa nghĩ ra chuyện cấp chia đất cho sỹ quan và ông cũng chưa nghĩ ra việc phải đoàn tụ vợ con. Ông chỉ đơn giản, vài năm nữa đến tuổi hưu ông sẽ trở về quê sau mấy chục năm chiến trận, về nơi ông sinh ra để hương khói ông bà, bố mẹ mà lúc còn sống ông chưa một ngày báo đáp đền ơn. Vốn gốc gác nông dân, thích thiên nhiên, yêu động vật. Có con chó Phốc thuần chủng, ông rất quý, ngay cả lúc làm việc con chó bao giờ cũng nằm trên đùi ông. Mảnh vườn rộng sau nhà, ông dành hẳn 5-6 mét vuông rào lưới mắt cáo, trồng cỏ nuôi đàn chuột khoang. Ông đắp giả hòn núi, y ngọn núi Yên Phụ quê ông. Nhìn mấy con chuột hí húi gặm cỏ trên ngọn giả sơn, ông bảo hệt ngày còn bé đi núi chăn bò cho địa chủ. Dàn hoa giấy và cây cảnh trong khuôn viên là tự ông chăm sóc, cắt tỉa, đố có đứa công vụ nào dám động tay vào. Công vụ chỉ có mỗi việc bón phân,  tưới nước, bắt sâu và quét dọn lá rụng trong vườn.

Ông trưởng phòng cũng thật đặc biệt, ông không thích đàn bà, con gái. Mỗi lần có đợt tân binh nữ, Quân lực bao giờ cũng để dành mấy em có ngoại hình và lý lịch ưu tiên cho công vụ thủ trưởng đơn vị và thủ trưởng các phòng ban. Nhưng ông chẳng bao giờ màng. Không thích dính dáng đến đàn bà, ông nói: “Con trai thiếu gì đứa vừa giỏi vừa ngoan. Nhận cái đám đái không qua nổi ngọn cỏ ấy về chỉ thêm rách việc. “Có ai mà thức được hết đêm”. Dịn mấy rồi cũng phải có lúc thèm, khi cơn thèm trong người nổi lên rồi thì… trong đơn vị khối vụ rồi đấy, không khéo mất sao mất gạch như chơi”.

Một buổi tối đang ngồi xem tivi thì thằng Phi (cùng bộ phận tạp vụ với Diễn), trước đây là công vụ cho ông trưởng phòng, sồng sộc lao vào.

- Diễn! Lên gặp trưởng phòng có việc. - Vừa nói, mắt thằng Phi vừa liếc đểu vừa đưa tay lên che miệng cười khùng khục.

Thế là Diễn vội vàng mặc quần áo đi ngay, vừa đi vừa nghĩ chả hiểu có chuyện gì mà thủ trưởng gọi mình giờ này. Đứng trước cửa phòng ngập ngừng một lúc Diễn mới dám gõ.

- Diễn hả? - Tiếng ông trưởng phòng âu yếm vọng ra

- Dạ!

- Mở cửa, vào đi cháu.

Lúc ấy Diễn mới dám đẩy cửa bước vào.

- Chú cho gọi con?

- Ừ! Chả có việc gì đâu, buồn quá gọi mày lên chơi, ngồi uống nước, nói chuyện quê hương cho vui. (Chả là Diễn đồng hương với ông, quê Kinh Môn, Hải Dương).


Tranh  FLựcTranh FLực
- Ngồi xuống! Ngồi xuống ghế đi, cháu! - Nói rồi ông mở tủ lạnh lấy mấy chai bia Sài Gòn, đĩa kẹo lạc đặt lên bàn. - Uống đi! Chai này là của cháu, không uống được cũng phải hết cốc, cởi áo ra cho mát…

Chuyện trò lan man rồi chai bia cuối cùng trên bàn cũng hết. Có tiếng “kèn” báo giờ đi ngủ của đơn vị.

- Khuya rồi, tối nay ở lại đây ngủ với chú. - Ông trưởng phòng nhẹ nhàng.

Trong nhận thức của Diễn, chàng lính tơ gốc gác “thuần nông” cả đời quanh quẩn sau lũy tre làng thì lời nói  ấy như mệnh lệnh.

- Đấy! Giường kia, chăn màn đấy là của thằng Phi công vụ cũ của chú nhưng nó đã chuyển sang bộ phận tạp vụ chỗ cháu. Dỗ dành thế nào cũng không chịu ở lại,  chưa tìm được đứa nào thay. Hay mày lên đây làm công vụ cho chú? - Vừa nói ông vừa đi ra cửa nhấc đôi dép của Diễn đặt vào trong phòng, khép cửa lại

Có cốc bia Diễn ngủ như chết. Nửa đêm Diễn bỗng thấy nhột nhạt, cảm giác như có ai quờ quạng đè lên người, rồi chợt tỉnh ngơ ngác.

- Chú đây! Nằm im! - Tiếng ông trưởng phòng hồng hộc như lợn đẻ giữ con.

Diễn hết hồn, sờ tay xuống dưới cái quần đùi bà bô, quân trang mới phát, mặc trên người bay biến từ lúc nào. Ông lật Diễn như bà già mắt toét bán bánh đa nướng, lật bánh trên chảo than ngày còn ở quê mỗi lần theo mẹ đi chợ phiên. Có lúc ông bắt Diễn úp mặt cả xuống chiếu (y đám đạo Hồi bên Iran, Irắc chổng mông trong thánh đường lạy đức Ala). Cái cằm đầy râu của ông chà quẹt lên gáy, lên cổ Diễn buồn không tả nổi, hứng chí ông còn cắn cả vào vai vào gáy Diễn tưởng tóe máu. Diễn nghiến răng cố chịu. Bỗng Diễn thấy đau nhói ở phía dưới. Tiếng ông nấc lên giật cục rồi trong khoảnh khắc ông đổ vật ra giường:

- Thôi… ngủ… đi!… ngủ… đi …cháu. - Tiếng ông thều thào đứt quãng.

Ông như người lính bị thương lết về phía giường mình. Vài phút sau tiếng gáy của ông đã váng lên y hệt cái máy phát điện cổ lỗ của đơn vị mỗi lần quá tải.

Thấy tình hình “êm” Diễn lồm cồm bò dậy, mò tìm quần áo rồi mở cửa phóng vào màn đêm. Chạỵ được một đoạn, sực nhớ còn đôi dép, thế là phải quay lại. Diễn đắn đo mãi… phòng thủ trưởng bao nhiêu tài liệu, lỡ bỏ đi, phòng không khóa, kẻ gian đột nhập lấy cắp thì chỉ có nước ngồi tù. Thế là Diễn đành kê dép ngồi cửa, canh tới tận sáng.

Hôm sau gặp Diễn, bàn tay ông trưởng phòng nắm lại, chỉ còn ngón trỏ dứ dứ về phía Diễn rồi ư ử ra chiều “cấm được nói với ai!”. Ông còn hẹn Diễn tối nào rảnh lên chỗ ông chơi. Diễn chối đây đẩy. Từ đó trở đi chả bao giờ Diễn dám một mình buổi tối lai vãng tới phòng của ông.

Sau cái đêm ấy, cuộc đời Diễn bước sang một trang mới.

Xem:
  1. Truyện dài: Diễn (1) - 20/01/2012, Blog K6.
  2. Truyện dài: Diễn (2) - 21/01/2012, Blog K6.
  3. Truyện dài: Diễn (4) - 23/01/2012, Blog K6.
  4. Truyện dài: Diễn (5) - Hết - 24/01/2012, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Chủ nhật, ngày 22 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chúc Mừng Năm Mới - Nhâm Thìn - 2012

Start:     Jan 22, '12 11:30p
End:     Jan 23, '12 11:30pLocation:     Blog

Chúc Mừng Năm Mới

Nhâm Thìn
2012


Bạn Trỗi đón Tết:

  1. Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay - Video của hameok6,30/01/2012, Blog K8.
  2. Lời mời dự lễ hội thôn Trại Hòe - TranKienQuoc, 23/01/2012, Báo liếp K5.
  3. Năm mới - Ảnh DH, 23/01/2012, Blog Bạn Trỗi gốc Miền Trung.
  4. Chào Xuân - HữuThành.Nguyễn, 23/01/2012, Blog K4.
  5. Tết đến trong yên bình, hạnh phúc - Thắng k5, 23/01/2012, Blog K5.
  6. Hãy nghe điệu Valse "Đa-nuýp xanh" nhân ngày đầu năm - TranKienQuoc, 23/01/2012, Báo liếp K5.
  7. Chúc mừng năm mới. - VNQ, 22/01/2012, Blog K8.
  8. CHÚC MỪNG NĂM MỚI! - AMK3, 22/01/2012, Blog K3.
  9. Sài Gòn Xuân - Ảnh DH, 22/01/2012, Blog Bạn Trỗi gốc Miền Trung.
  10. Vienna Waltz (Johann Strauss) - TranKienQuoc, 22/01/2012, Báo liếp K5.
  11. Hoa Đào Tết - Ảnh DH, 22/01/2012, Blog Bạn Trỗi gốc Miền Trung.
  12. Thơ Tết, thơ Xuân của Thầy Phong - 21/01/2012, Blog NgoTheVinh.
  13. CHỢ HOA TẾT HÀ NỘI - ngcuong50, 21/01/2012, Blog K3.
  14. 恭贺新春chuc mung nam moi! - caocamquy, 21/01/2012, Blog caocamquy.
  15. HOA MAI TẾT - Thanh Minh, 21/01/2012, Blog K4.
  16. Câu đối tổng kết vì "Tết đã đến... tận cổng" - Quang Việt K2, 21/01/2012, Báo liếp K5.
  17. Chuyện từ xa gửi về - Phúc Trần - Mat, 21/01/2012, Báo liếp K5.
  18. Phóng sự ảnh: Tất niên 2 tại tư gia Kiến Quốc - TranKienQuoc, 20/01/2012, Báo liếp K5.
  19. Chúc mừng Năm Mới ! - TQtrung, 20/01/2012, Blog K8.
  20. Chúc mừng Năm Mới ! - TQtrung, 20/01/2012, Blog K4.
  21. Chúc mừng Năm Mới ! - TQtrung, 20/01/2012, Blog K5.
  22. Khai trương KS Quý Ông Tết Vợ Đuổi - HữuThành.Nguyễn, 19/01/2012, Blog K4.
  23. Mời đối - TranKienQuoc, 17/01/2012, Báo liếp K5.
  24. Phóng sự ảnh: Cuối năm thăm xưởng Phan Nam - TranKienQuoc, 17/01/2012, Báo liếp K5.
  25. Hà Nội đón xuân - ĐQV, 17/01/2012, Báo liếp K5.
  26. Ông Tây thích Tết ta - Quang Việt K2, 17/01/2012, Báo liếp K5.
  27. Xuân đã về - Ảnh DH, 16/01/2012, Blog Bạn Trỗi gốc Miền Trung.
  28. Lan man ngày cận Tết - Quang Việt K2, 16/01/2012, Báo liếp K5.


Xem: Tết ở Trường Trỗi - Blog K6.

Nghe hát: Một Mùa Xuân Nho Nhỏ

Sáng tác: Nhạc: Trần Hoàn - Thơ: Thanh Hải - Ca sĩ: Kim Phúc


❁❁❁❁❁❁
Nghe tiếng pháo Tết:

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Truyện dài: Diễn (2) - Đào Duy

Diễn (2)

_ Đào Duy _
Vào SG được mấy tháng thì Tết. Ông hẹn sau Tết có đợt tuyển quân sẽ cho 3 đứa đi. Nghe tin chúng cháu vui lắm. Nghĩ cảnh nằm nhà mấy tháng giời, dù ở nhà bao nhiêu việc, nhưng vẫn mang tiếng ông bà nuôi cơm.

Lần đầu tiên trong đời cháu biết uống rượu và biết say từ cái đêm giao thừa năm ấy. Ngót nghét gần ba chục năm, thế mà bây giờ chỉ nhìn thấy vỏ quả trứng vịt màu xam xám là cháu đã hết cả hồn vía, thách vàng cũng không dám đụng đến.

Đón tết xa nhà, nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ quê. Gần giao thừa chú Hùng, lái xe cho ông, sồng sộc lao vào phòng chúng cháu, trên tay là hai chai “Rivalet” (thứ rượu đểu gia công, mùi hắc như thuốc ghẻ) và một bịch nilon hầm bà lằng các món nhậu mà chủ đạo là hột vịt lộn, thứ mồi mà ba đứa cháu đứa nào cũng thích.

Chú Hùng ra lệnh:

- Thằng Hải ra vườn, trèo cây hái mấy trái dừa xiêm. Thằng Diễn lấy bát đĩa, thằng Dũng tìm cho tao cái chậu thau và con dao.

Sau khi chốt chặt cửa, bầy đồ ăn ra đĩa đặt dưới nền nhà. Chú Hùng mở rượu đổ vào chậu kèm theo nước của hai trái dừa. Cầm bát nhúng vào chậu tay chú vừa ngoáy thứ hỗn hợp màu nhờ nhờ, vừa nói: “Đây là món rượu đặc biệt cho những thằng đàn ông chân chính “Rivalet pha nước dừa” tao chiêu đãi nhân dịp năm mới, đồng thời cũng là quà chia tay với 3 thằng ngoài Tết thuyên chuyển “công tác” khác. Cho nên đêm nay chúng mày phải uống thật say, để nhớ về cái Tết đầu tiên giữa SG”.

Sáng mồng 1, bốn chú cháu như bốn dải khoai nằm vắt lên nhau trong phòng. Bốn thằng bốn đống ói lù lù trước mặt.

Sáng không thấy các anh đâu, thằng cu Tuấn con bà chi thắc mắc, gõ cửa phòng. Chỉ có Hùng lết dậy được, ra mở cửa, sau đó lại vật xuống sàn. Cu Tuấn đẩy cửa lao vào, trượt chân, ngã sưng vù cả đầu; còn người thì be bét, mất toi bộ quần áo diện tết. Nó la toáng lên:

- Chú Hùng và các anh uống rượu say nhả ra cả hột vịt lộn, mẹ ơi!

Sau mấy tháng tân binh nhờ nhân thân tốt nên 3 đứa cháu đều có công việc ổn định trong đơn vị của ông.

Thằng cu Hải ông ghét vì tính láu cá “mồm miệng đỡ chân tay” và là chuyên gia chiết rượu bổ của ông uống vụng. Bình rượu ngâm ông giao quản lý lúc nào cũng đầy ngặt, nhưng càng ngày ông uống càng thấy “nhạt”, ngược lại thằng cháu cứ béo hồng… Thuốc lá tiếp khách của ông chưa hết tháng đã không còn một điếu…

Diễn nhớ lại: Một lần ông gọi cháu vào làm chứng.

- Kìa! Mày nhìn hai ngón tay nó kìa. – Rồi ông quay sang nó - Đưa tay đây tao xem! Mẹ tiên sư anh! - Vừa chỉ vào hai ngón tay “thối” của thằng Hải ông vừa chửi. - Rõ rành rành ra đây mà nó còn cãi, hai ngón tay vàng như chó thui rơm, thế này thì thử hỏi tiêu chuẩn thuốc tiếp khách của ông bao nhiêu cho xuể?
Cha và con                 -  sơn dầu FLựcCha và con - sơn dầu FLực
Ghét thì ghét nhưng ông quý nó vì nó là thằng chịu học nhất trong 3 đứa, hết lớp 10 chính quy loại khá, có bằng thật hẳn hoi. Vì thế sau khi mãn khóa tân binh, Hải được ông đề nghị đơn vị cho đi đào tạo ngành y để phục vụ dài lâu trong quân đội.
Thằng Dũng học vấn thấp, chỉ qua hết lớp 5. Mẹ mất sớm bố lấy vợ khác nên vất vả thiệt thòi từ bé. Lý lịch “bần cố nông” thật nhưng ít chữ quá nên đơn vị không biết phân công làm gì. May mắn có tay sỹ quan phụ trách trường bắn của đơn vị xin người bổ sung cho vị trí quản lý bếp ăn. Biết Dũng là cháu của thủ trưởng, sau khi kiểm tra trình độ thấy Dũng vẫn còn nhớ được bốn phép tính, nhân 2 số chưa lẫn… chỉ tội chữ xấu và ngọng.

- Chà… chà… cái khoản này thì gay đây!!!… - Tay sỹ quan gõ gõ ngón tay vào thái dương; sau một hồi đắn đo, cuối cùng cũng tặc lưỡi. - Thôi được, được… cứ về chỗ chú. Tao nhận, yếu thì rèn, cái gì rèn rồi cũng làm được tuốt, miễn là có ý chí.

Rồi anh ta khẳng định với cơ quan Quân lực, bảo lãnh “bốc” Dũng đi.

Bếp trường bắn quanh năm đỏ lửa vài ba bận, là khi đơn vị kết thúc khóa huấn luyện hoặc hội thao cuối năm có bắn đạn thật. Quân số vẻn vẹn mấy anh cán bộ khung, chục chú lính làm công tác bảo vệ kiêm sản suất cùng hai em nuôi quân. Kho nhà bếp khi nhiều có tạ gạo, vài ký muối, can nước mắm, ít cá khô, chục lít dầu… Chả cần sổ sách thằng cu Dũng nhắm mắt tính vo cũng cân đối được thu chi trong tháng.

Một lần tay sỹ quan phụ trách trường bắn có khách đột xuất, tiền túi cuối tháng không còn mà bếp đơn vị cũng trống trơn. Bí quá ông bảo thằng cu Dũng xuất chục lít dầu đem đổi vịt và rượu làm cơm tiếp khách. Bẵng một thời gian, một hôm bất chợt kiểm tra sổ sách thu chi của bếp, ông hết hồn khi thấy phần chi có dòng “xuất 10 lít dầu”. Nội dung: “Chi liên hoan tiếp khách của thủ trưởng… ”, “ ngày… tháng… ”.

- Mẹ tiên sư nó, thế này có chết ông không cơ chứ! - Tay sỹ quan nhảy dựng lên chửi. - Đúng là làm lính thằng khôn còn hơn…

Diễn vừa ôm bụng cười vừa kể.

(Còn tiếp... ).

Xem:
  1. Truyện dài: Diễn (1) - 20/01/2012, Blog K6.
  2. Truyện dài: Diễn (3) - 22/01/2012, Blog K6.
  3. Truyện dài: Diễn (4) - 23/01/2012, Blog K6.
  4. Truyện dài: Diễn (5) - Hết - 24/01/2012, Blog K6.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ bảy, ngày 21 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Truyện dài: Diễn (1) - Đào Duy

Diễn (1)

_ Đào Duy _
 
Quán Café mà Diễn hẹn gặp tôi nằm dưới chân “đồi Palace”. Ngồi trong quán nhìn qua con đường là hồ Xuân Hương, chạy dọc bờ hồ là hàng anh đào khẳng khiu đang mùa thay lá. Mất một lúc tôi mới nhận ra người trước mặt mình.
- Ngoài đường không hẹn trước thì chú, cháu chả tài nào nhận được ra nhau.
- Chú già đi, tóc bạc nhiều... - Diễn ngập ngừng.
- Ừ!… Gần ba chục năm rồi còn gì.
Hai chú cháu ngồi im lặng. Sự lặng im như tiếng chuông gõ vào quá khứ đã xa của hai chú cháu…

... Diễn là con người anh ruột chị dâu tôi. Quãng đầu những năm 1980, Diễn cùng với hai người cháu họ ngoài quê khăn gói vào Sài Gòn nhờ ông già tôi xin việc.

“Sài Gòn thiếu gì việc, vào nhờ ông xin cho. Ở quê ít học, lười làm, ham chơi như lũ chúng mày có mà đi nhặt cứt”. Bố mẹ chúng cháu nói thế rồi bảo vào Sài Gòn cậy nhờ ông.

Lếch thếch bước chân vào Sài Gòn, sau bữa cơm chiều chuyện trò, thăm hỏi họ hàng làng xóm là tới màn ông già tôi chửi ba đứa cháu:

- Mẹ tiên sư chúng mày, kéo cả lũ vào một lúc chả báo cáo, báo cầy. Ai lại quần áo thì nhất bộ, túi thì không một xu, đến cái xi lip rách cũng không có, vào bỏ bom, bắt ép ông chả khác nào ngày xưa chiến tranh cấp trên ép ông thúc lính ra trận, trong khi quân lính thì thiếu, ốm đau bệnh tật… Cho đi bộ đội tuốt, chờ có đợt tao sẽ gửi đi rèn. Đứa nào chịu được thì ở, đứa nào thối chí thì về.

Ba đứa cháu tá túc nhà tôi. Ba thanh niên tuổi ăn tuổi ngủ, chỉ vài ngày vèo chục ký gạo. Cũng may thỉnh thoảng ông già đi công tác miền Tây, nhờ xe biển đỏ nên kết hợp được tí gạo về ăn thêm; chứ trông chờ vào tem phiếu thì nhe răng.

Ngày ấy cả nước đói, gia đình tôi phải nghĩ ra bao nhiêu cách để tìm cái bỏ thêm vào mồm cải thiện cuộc sống. Đầu tiên là làm chuồng để nuôi heo. Sẵn mấy đứa cháu, ông già tôi “khoán”. Ba thanh niên phân công nhau một rửa gạch, một đãi cát, một xây. Chả biết có phải để rèn luỵện hay không mà ông già bắt: “Gạch phải dùng bàn chải kỳ cọ rửa cho thật bóng từng viên. Cát cho vào rổ đãi từng mẻ như đãi “gạo mậu dịch” rồi mới được trộn xi măng… ”. Chuồng xây xong, tường 20 chắc như Thành nhà Hồ.

Tiếp công trình chuồng heo là tới công trình làm “cầu tõm” để nuôi cá. Sẵn vườn rộng lại có cả ao, ba thanh niên quen việc nhà nông vèo một cái, ao được vét, bờ đắp phẳng phiu. “Cầu tõm” như thủy tạ xinh xắn, dựng giữa ao.




Nhà nổi                             - sơn mài    FLựcNhà nổi - sơn mài FLực
Sau khi công trình hoàn thành ông già tuyên bố:
- Trừ đàn bà con gái, từ nay cấm tiệt không đứa nào được ỉa trong nhà, đái thì ra ngoài vườn, iả thì ra “cầu tõm”; đỡ tốn nước, một công đôi việc; đầu vào đầu ra không mất đi đâu, lại có cá ăn; nếu khéo còn có cả cá bán.

Cá nuôi, rặt một giống cá tra háu ăn, chóng lớn. Nhà tôi gần sông SG, mỗi kỳ đầu tháng con nước lớn, nhất là vào cuối năm nước dâng gần sát mặt “cầu”. Cánh đàn ông mỗi lần ngồi “cầu” trong những dịp như thế phải biết mẹo. “Bom” vừa rời khỏi đít là đồng bộ phải nhổm người lên ngay, một để tránh nước bắn lên đít, hai là tránh trường hợp cá tưởng nhầm “bộ tư lệnh” là “bom” lao lên đớp. (Nghe đồn dưới miền Tây đã có trường hợp đi “cầu” bị cá tra đớp mất dái nên tôi cẩn thận dặn mấy đứa cháu. Nghe chú dặn mỗi lần “có việc” một tay cầm giấy, một tay Diễn cẩn thận thò xuống dưới che.

“Thủy tạ” trống huơ trống hoác, tấm ván phía trước chỉ che tới rốn, mặt mũi lồ lộ giữa bàn dân thiên hạ, mót mấy thì mót Diễn phải dịn chờ đêm đến, sau này mới dần dần quen đi. Ngày ấy khổ thật, đến giấy chùi đít cũng hiếm, toàn phải sử dụng các loại phế liệu, được giấy báo đã là sang lắm. Có hôm bí quá phải dùng cả giấy xi măng, chùi đến toạc cả đít. Một buổi trưa, thằng cu Tuấn con bà chị dâu tôi từ “cầu cá” về, buồi dái lồng lộng, quần đùi vắt cổ, vừa đi vừa khóc vống lên y hệt con dâu nghe tin mẹ chồng chết. “Hu… hu… hu… chỉ có anh Diễn, chỉ có anh Diễn xé giấy khen của em chùi đít… Hu …hu…hu…”, vừa đi hai tay cu Tuấn vừa chắp những mảnh giấy khen bị xé vứt ở thùng rác ngoài “cầu cá”.

- Cháu bị oan! - Diễn giờ mới phân bua - Cuối cùng thủ phạm là thằng cu Hải chứ không phải cháu.

... Sau “thủy tạ” lại tới công trình làm chuồng nuôi chim cút. Chuồng đóng xong là đi bắt chim giống về nuôi. Nào cám, nào nước, nào phun thuốc phòng bệnh. Nghe người ta mách bà già bắt thằng em xuống tận Nhật Tảo mua thuốc kích thích về trộn cho cút ăn. Cút đẻ trứng to trông thấy; có con ngày đẻ hai bận trứng; to thì to thật nhưng không tròn mà vẹo vọ, lồi lõm như ung thư. Có con lăn ra chết. Ông già bắt mổ khám nghiệm “tử thi”. Thì ra cút chết là do trứng to quá đẻ không được.

Sợ nhất là làm vệ sinh chuồng trại, Diễn rụt đầu: “Mỗi lần dọn chuồng là mỗi lần cháu nôn thốc nôn tháo, mùi phân cút tanh như cứt thằng kiết lị…”.

Xem tiếp:
  1. Truyện dài: Diễn (2) - 21/01/2012, Blog K6.
  2. Truyện dài: Diễn (3) - 22/01/2012, Blog K6.
  3. Truyện dài: Diễn (4) - 23/01/2012, Blog K6.
  4. Truyện dài: Diễn (5) - Hết - 24/01/2012, Blog K6.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ sáu, ngày 20 tháng một năm 2012).

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Chuyện nói tục - Hoàng Anh

Chuyện nói tục

_ Hoàng Anh _
 
Tôi có một lũ bạn học với nhau từ nhỏ, giờ thì mỗi đứa đều có mỗi nghề có gia đình và thành đạt, lâu lâu tụ lại gặp nhau một lần, bạn cũ gặp nhau cũng rất vui thì cũng chẳng có chuyện gì nếu không có chuyện nói tục chửi thề quen miệng của mấy ông bạn từ thủa thiếu thời giờ đã sang tuổi làm ông bà đáng kính mà tôi muốn kể ra đây: Các chiến hữu ấy không kể gì ngồi trong quán đông người nam nữ lão ấu đều có, thôi thì bia vào lời ra các “tiếp đầu ngữ” các từ “Đan Mạch” được thả cửa văng ra với đủ mọi thứ, ghép với tất cả mọi câu khiếp quá, nhiều lúc tôi là thằng đàn ông mà cũng phải đỏ mặt, phát ngượng và rất ngại vì không biết những người xung quanh nghe thấy chắc người ta tưởng chúng tôi là một lũ dao búa, ngoài đường ngoài chợ, vô học, chỉ biết rành một thứ ngôn ngữ tục tĩu.

Có một lần, dự đám cưới con một đứa bạn tôi, đám tiệc thật hoành tráng, có rất đông bạn bè, đồng nghiệp, gia đình 2 họ đến dự.


Không biết thỏa thuận thế nào mà ông bạn yêu quí của tôi lại được chỉ định phát biểu thay mặt cho 2 gia đình nhà trai nhà gái. Biết là ông bạn tôi rất hay quen văng tiếng “Đan Mạch” nên tôi cũng rất lo.
Thế rồi đến lúc hắn phải lên ấp úng phát biểu, tuy có trục trặc đôi chút, bạn tôi toát mồ hôi hột, cũng hoàn tất được bài “diễn văn lịch sử” đầy khó khăn ấy trước "rừng" bá quan bằng hữu hai họ.

Lúc ghé qua chỗ tôi, nó thì thào: “Mẹ nó, lúc cầm cái mic gõ mãi không thấy kêu, bực quá may mà kìm được, chứ suýt là tao văng “củ khoai” ra là bỏ mẹ”.

Cả lũ xung quanh nghe đều lăn ra cười bò.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Hoàng Anh (đã đăng tại Blog K8: Thứ tư, ngày 18 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Gặp bạn cũ, nhớ chuyện xưa - Thanh Trung






Gặp bạn cũ, nhớ chuyện xưa

 Thanh Trung kể, Haeo ghi


Lần trước vào công tác Sài Gòn gặp lại Hứa Bá Vũ, tôi sực nhớ tới chuyện xưa.

Đó là lúc ở trại Đồi, phía trước nhà có con suối rộng, bọn mình vẫn ra tắm. Con suối nông choẹt, lội xuống chẳng đủ ướt quần đùi. Nhưng nhờ dân địa phương xếp một dãy đá bắc ngang làm con đường đi qua nên tự nhiên trở thành một cái đập nhỏ chắn dòng nước lại tạo thành một cái vũng kha khá. Chỗ sâu nhất cũng lên tới bụng bọn mình (học sinh lớp 5). Chỉ có thế mà bọn học sinh hàng ngày vẫn ra tắm táp mà còn tập bơi nữa chứ! Trên bờ cũng có một khoảng đất tương đối rộng đủ để đùa ngịch, chạy qua chạy lại. Hồi đó có Sỹ Bắc ở khóa 5 mới được “tăng cường” về khóa 6 nghịch thuộc loại “đại ca”. Sỹ Bắc có tướng ròm ròm, nhanh nhẹn, luôn có mặt trong ra các trò nghịch ngợm. Một lần ra suối tắm, mấy đứa bày trò lấy cái cây nứa giơ ngang qua chơi nhẩy cao. Thôi thì mặc sức “trổ tài”. Bỗng từ đâu, Sỹ Bắc chạy tới nói: xem tao này! Và nó nói tôi cầm cây nứa giơ lên để nó biểu diễn kiểu nhẩy mới (so với bọn tôi lúc bấy giờ).



Nó từ từ chạy tới tung người lên, bay đầu qua trước, tung 2 chân lên sau rất điệu nghệ. Kiểu mà hồi đó anh em mình vẫn gọi là nhẩy “bông nhê”. Cả bọn khen hết lời. Tôi đứng đó cũng hô lên: Nhẩy đẹp quá! Hứng khởi, Bắc kêu: Mày giơ cao thêm, tao nhẩy lại cho xem! Lần này nó làm điệu bộ rất đẹp từ từ nhào qua cây nứa, ngã lộn qua bên kia. Vỗ tay quá trời. Sỹ Bắc ngã xuống nằm sóng xoài nhưng vẫn cố cười rồi từ từ bò dậy. Nhưng khi chống tay, bỗng nó nhìn xuống và nói: Ơ, ĐM … gẫy tay rồi! Vậy là mặt nó từ méo xẹo và khóc ầm lên: Đau quá! Đau quá! Hu hu… Cả bọn đứng chết trân chẳng biết phải làm gì nhìn nó lăn lộn dưới đất với cái tay gẫy, xương ở chỗ cổ tay đâm lòi cả ra ngoài trông đỏ đỏ, trắng trắng như xương gà…HữuThành.Nguyễn nói...
Kể chuyện bọn trẻ ở với nhau nghịch dại thì biết bao nhiêu. Nhưng so với cái nghịch dại của bọn "tin" bây giờ thì cũng chỉ bằng ép xi lon thôi.
16:18 Ngày 17 tháng 1 năm 2012

TTh nói...
Chuyện này xảy ra hồi tôi mới lên trường một ít nên để lại ấn tượng, nhất là hình ảnh "lòi xương", nghĩ lại vẫn lạnh sống. Nhưng có chi tiết cũng tức cười (tôi nhớ hình như có thầy Chương ở đó, thầy phải quay mặt giấu nụ cười nửa miệng, sau bọn nó hỏi vì sao, thầy bảo: "Thằng này bé... " :) 
23:03 Ngày 17 tháng 1 năm 2012

HCQuang nói...
Có lẽ do tui đứng ở góc độ người làm cha mẹ, nên khi xem tới đoạn thằng nhỏ bị "tai nạn lao động" gãy lòi xương, khóc hu hu, tự dưng tui thấy như nghẹt thở. Tội nghiệp tụi nhỏ (hồi đó "tụi nhỏ" bao gồm ... cả tui nữa).

18:23 Ngày 19 tháng 1 năm 2012



May sao, lúc đó Hứa Bá Vũ chạy tới. Vũ lúc đó mới từ trường Miền Nam chuyển qua. Tuy học lớp 6 với bọn tôi, nhưng nó đã lớn, tuổi cũng cỡ các anh khóa 1. Nó to cao hơn hẳn bọn tôi một cái đầu. Vũ chạy tới bế xốc Bắc lên chạy thẳng về Quân y. Bắc la um sùm: Anh Vũ ơi, đau quá, em chết mất! Cả bọn cũng giải tán đi về.

Vậy mà từ hồi đó đến giờ mới gặp lại Vũ. Quên sao được, thằng duy nhất có họ “Hứa” ở Đại mình! Nhớ lại chuyện cũ, vẫn “mày, tao” thân mật với thằng bạn cùng khóa.
Vũ cự: Ê, tao lớn hơn tụi mày, phải kêu là anh Ba đó!
- Ừ, thì anh Ba. Xin lỗi nha!


TTr

Đăng lại bài viết do Thanh Trung kể, Hameo ghi (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 17 tháng một năm 2012.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

AK7 nói... Thông tin mới nghe đâu ông Hồng "Lồi" K6 hình như mới zô nằm ké Bv Chợ Rẫy thì phải? ... ---- 07:57:00 GMT+07:00 Thứ sáu, ngày 13 tháng một năm 2012 ---- http://bantroi.blogspot.com/2012/01/ve-viec-to-chuc-hop-mat-toan-khoa-4-nam.html

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

HữuThành.Nguyễn nói...... Đang nằm trong 175 còn ông K6LS vào gấp từ mấy hôm trước. - Năm nay thế nào, anh em ta xuống hạng cả. - 09:40:00 GMT+07:00 Thứ năm, ngày 12 tháng một năm 2012 --- http://bantroi.blogspot.com/2012/01/ve-viec-to-chuc-hop-mat-toan-khoa-4-nam.html

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Hậu duệ của ông tổ họ Chu hay chuyện Chu Tấn Quang bây giờ mới kể - Hoàng Anh







Hậu duệ của ông tổ họ Chu hay chuyện Chu Tấn Quang bây giờ mới kể

(Một nén hương nhang giành cho bạn tôi – Liệt sĩ Chu tấn Quang - mong tâm linh bạn sẽ mãi mãi trường tồn với đất Việt)

 Hoàng Anh

Trong đám bạn Trỗi thời Quế Lâm hồi đó, Quang - biệt danh ở lớp là “Chu bò liếm” (vì đầu hắn có một đám tóc dựng trước trán) là thằng bạn thân nhất của tôi, đi đâu 2 đứa cũng cặp kè với nhau, vốn dĩ cùng là quân Đống Đa nhà Quang ở ngay Khu Cao Xà Lá[1]Khu Cao Xà Lá là tên tắt khu công nghiệp Cao su - Xà phòng - Thuốc lá ở Hà Nội., còn tôi thì ở Nam Đồng nên cả khi về nước, thường mỗi dịp về phép thì 2 thằng vẫn lếch thếch cùng nhau. Vì rất thân nhau nên Quang hay nói chuyện về gia đình mình và qua đó tôi biết Quang cũng rất hay nhớ nhà luôn tự hào về gia đình dòng họ nhà mình.
Có một lần chúng tôi mò mẫm vào kho đồ cũ của trường Y Trung tìm thấy một miếng gỗ ngăn bàn bị sứt mộng mất một góc, thớ gỗ màu hồng, thấy tôi có vẻ thờ ơ không quan tâm lắm, thực ra tôi rất ngu vì khoản này, Quang vênh mặt bảo tôi: “Ngố thế, mày không biết gỗ này gọt làm súng rất chi là sướng à?” thế rồi hai đứa hì hục xẻ miếng gỗ thành 2 mảnh, vẽ phác thành hình 2 khẩu súng ngắn kiểu K54 (hồi ấy khóa chúng tôi có phong trào làm súng diêm, đốt gỗ xoan tán thành bột than làm pháo bông) rồi cứ thế khoét đục chuốt nhám, lúc làm thấy Quang rất khéo tay, chỉ dùng cái đinh rỉ và mảnh thủy tinh mà miết thành các đường cạnh rãnh khe cò súng y như thiệt rất đẹp, tôi bật miệng khen thì cậu ta mới dẩu mỏ hứng lên với cái giọng khàn khan của thằng trai mới lớn vỡ tiếng: “Tao nghe nhà tao kể Thời ông tổ nhà Chu tao rất giỏi về kiến trúc bị giặc nhà Minh bắt về xây nên Thiên An Môn ở Bắc Kinh mày có tin không?”[2]Thiên An Môn ở Trung quốc, xây từ thời triều Minh vào năm 1417. Theo sử sách ghi lại Đời nhà Minh có ý định xây một cung lớn ở Bắc kinh, nên khi đánh sang Việt nam, ngoài việc bắt hết cha con quan lại nhà Hồ Quý Ly (trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi, nên có chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Mục Nam Quan) chúng còn tầm nã những thợ có tay nghề cao đưa về Bắc Kinh để xây Thiên An Môn.

(lúc ấy thật sự thì tôi cũng nửa tin nửa ngờ về cái chuyện ông tổ họ Chu nhà nó dù tôi có xem sách sử đâu đó cũng có nói chuyện này)… mấy ngày sau, mỗi thằng chúng tôi đã có một khẩu súng lục gỗ khá oách, Quang thì cưa khúc sau chuyển làm súng diêm, còn tôi thì tiếc công chuốt được khẩu súng khá chuấn nên vẫn giữ nguyên. 

Liệt sĩ Chu tấn Quang
Cũng khoảng thời gian sau đó, trường tôi rộ lên phong trào làm tàu lượn, các anh khóa trên làm trước, lũ khóa chúng tôi cũng hùng hục đua theo, lúc đầu thì mua đồ về ráp lại, nhìn những cánh tàu lượn bay trên bầu trời là lũ chúng tôi sướng mê cả người, nhưng sau vì tàu lượn của chúng tôi thân bằng gỗ nên hay bị gãy, vừa tiếc, lại vừa bực mình. Nhưng Quang “Bò Liếm” không chịu thua. Nó rủ tôi vào một buổi tối trời đen như mực lò mò ra chỗ khóm tre hay trúc gì đó (các bạn còn nhớ ở Y Trung có mấy khóm tre trúc làm cảnh không?) hình như nó đã ngắm nghía từ chiều, vừa cưa vừa run vì sợ bị bắt, nên vừa lấy được một khúc, hai thằng chạy như ma đuổi.HMK6 nói...

     Đi lấy mấy khúc tre thì sợ bị bắt còn chui vào kho đồ Y Trung thì tỉnh bơ (còn lựa chọn nữa chớ!). Đúng là trẻ con.
    Mà nói thật, hồi đó trong kho Y Trung có nhiều cái hay ra phết!
08:31 Ngày 14 tháng 1 năm 2012

 Lúc thấy nó vót tre, rồi lấy dây nhôm phơi quần áo tán ép 2 mảnh thành cái thân máy bay cứng cáp mà rất dẻo chơi tha hồ thì tôi phục lăn và thực sự tin ông tổ họ Chu nó có tài thực.

Chú thích:
[1] Khu Cao Xà Lá là tên tắt khu công nghiệp Cao su - Xà phòng - Thuốc lá ở Hà Nội.
[2] Thiên An Môn ở Trung quốc, xây từ thời triều Minh vào năm 1417. Theo sử sách ghi lại Đời nhà Minh có ý định xây một cung lớn ở Bắc kinh, nên khi đánh sang Việt nam, ngoài việc bắt hết cha con quan lại nhà Hồ Quý Ly (trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi, nên có chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Mục Nam Quan) chúng còn tầm nã những thợ có tay nghề cao đưa về Bắc Kinh để xây Thiên An Môn.

Đăng lại bài viết của Hoàng Anh (đã đăng tại Blog K8: Thứ sáu, ngày 13 tháng một năm 2012.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng

Start:     Jan 12, '12
End:     Jan 17, '12
Location:     Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, HN.






Kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng






Bác sỹ Trần Duy Hưng (1912 - 1988)Bác sỹ Trần Duy Hưng (1912 - 1988)
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng Cố Chủ tịch UBND Tp Hà Nội (16/01/1912 - 16/01/2012), UBND Tp HN, Sở VHTTDL, Hội Nhiếp ảnh VN, Hội Sử học VN và gia đình tổ chức triển lãm ảnh

     "Trần Duy Hưng, một người Hà Nội"

và tọa đàm về thân thế, sự nghiệp của ông.
Thời gian: từ 12-17/01/2012.
Địa điểm: Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hòang, HN.
Trân trọng kính mời các bạn Trỗi đến thăm triển lãm.
Con trai Trần Chiến Thắng

Xem:
  1. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng - hameok6, 11/01/2012 tại Blog K8
  2. Triển lãm 100 bức ảnh về bác sỹ Trần Duy Hưng - Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+) , 12/01/2012 tại Vietnam+.









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Xem ảnh: "Gặp mặt k6 HN ngày 17.12.2011" - http://nvtk6.multiply.com/photos/album/240/240 - và ảnh cũ K6 "1972 Hậu phương" - http://nvtk6.multiply.com/photos/album/241/241

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt truyền thống k6 HN

Start:     Dec 17, '11 10:30a
End:     Dec 17, '11 2:00p
Location:     Số 1 Trấn Vũ, HN.


Khóa 6 HN họp mặt






BLL k6 HN trân trọng kính mời thầy cô cùng BLL nhà trường và các khóa tới dự Họp mặt truyền thống k6 HN.HoaNT K6+7Trỗi,K22Trai nói...
Hoan hô và chúc các thầy cô và anh chị em khóa 6 họp mặt đông đủ và vui vẻ.
22:05 Ngày 14 tháng 12 năm 2011

TM BLL k6 HN: Vũ Điện Biên (0989099954).

Được đăng bởi TranKienQuoc vào lúc 14:31 Thứ tư, ngày 14 tháng mười hai năm 2011




















0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

1972 Hậu phương





Lưu ý: Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn hơn
  • Chọn Slideshow (Nhấp chuột trái vào chữ Slideshow có ở góc trên bên phải)
  • Chọn Settings (Nhấp chuột trái vào chữ Setting có ở dòng trên bên phải - hiện ra khung Slideshow Settings)
  • Chọn độ phóng đại muốn xem ở dòng Photo Size - ví dụ 1200x1200 (Nhấp chuột trái vào mũi tên chỉ xuống - chọn 1200x1200)
  • Trở ra (Nhấp chuột trái vào kí hiệu x)
  • Nếu cần Nhấn chuột phải vào ảnh, rồi chọn Xem ảnh (View) = dòng 1, nếu thấy kí hiệu (+) thì nhấn chuột trái vào ảnh 1x.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Gặp mặt k6 HN 17.12.2011





Lưu ý: Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn hơn
  • Chọn Slideshow (Nhấp chuột trái vào chữ Slideshow có ở góc trên bên phải)
  • Chọn Settings (Nhấp chuột trái vào chữ Setting có ở dòng trên bên phải - hiện ra khung Slideshow Settings)
  • Chọn độ phóng đại muốn xem ở dòng Photo Size - ví dụ 1200x1200 (Nhấp chuột trái vào mũi tên chỉ xuống - chọn 1200x1200)
  • Trở ra (Nhấp chuột trái vào kí hiệu x)
  • Nếu cần Nhấn chuột phải vào ảnh, rồi chọn Xem ảnh (View) = dòng 1, nếu thấy kí hiệu (+) thì nhấn chuột trái vào ảnh 1x.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

K6 DU CÔN… ĐẢO - hameok6

K6 DU CÔN… ĐẢO

haeo
Hôm rồi “đánh đu” theo các (cặp) AE k6 đi Côn đảo đón tết (tây). 5 từ Hà nội bay vô và 2 nhập đoàn từ Sài gòn. Thật là vui và thật là hiếm! HMK6 nói...

Thật ra đây là "sáng kiến" của AE k6 HN đã thực hiện mấy năm nay: Con cái lớn hết rồi. Đi chơi một mình (với vợ) thì buồn. "Thuê" trẻ con người ta thì ko phải lúc nào cũng được. vậy là mấy đôi vợ chồng "son" ham vui đi với nhau.

Năm nay được biết lịch trình, tôi mới "xin" nhập hội. AE mình ngồi vui vẻ với nhau, còn các bà cũng có chỗ xả "xì-trét" với nhau (nhưng cũng có trò trao đổi kinh nghiệm thì thật nghiệm đấy nha!)
09:01 Ngày 11 tháng 1 năm 2012


Gần hết đều đã là ông bà ngoại mà quậy tưng làm mấy cháu hướng dẫn viên chỉ còn biết há miệng ra mà cười theo. TranKienQuoc nói...
Rất hay cả về kỹ thuật và nội dung. Thật hiếm có những chuyến du hí kiểu thế này. Anh em Trỗi năm tới cố phát huy!
07:12 Ngày 11 tháng 1 năm 2012  

Gtl nói...
Nhận ra Ngô Sơn&Anh Minh(HM+TH Sgòn)
11:25 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

Thắng k5 nói...
không ngờ K6 nhiều Du côn thế, mà lại toàn du côn thích đi chơi Đảo xa mới hay chứ.
Chúc các du côn du xuân vui vẻ!
12:20 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

HữuThành.Nguyễn nói...
Ngô Sơn, A.Minh và LM.Chính.
12:39 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

HMK6 nói...
và Hòa còm, Chí Dũng
15:06 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

HữuThành.Nguyễn nói...
Ờ, Chí Dũng có nhận ra nhưng là nhớ ở công ty gì đó chứ không phải Trỗi, giờ béo phết :-)
15:16 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

AB nói...
Cứ du…côn thế là vui hơn lý luận !
19:03 Ngày 12 tháng 1 năm 2012



Chuyện Côn đảo thì báo chí, sách vở nói nhiều rồi, còn chuyến đi của AE k6 thì xin xem clip “Đón năm mới tại Côn đảo” dưới đây. Ở đây chỉ xin kể mấy chuyện lẻ tẻ ấn tượng của riêng tôi sau hơn 3 năm quay trở lại Côn đảo.TK8 nói...

Thả bài HM vô THƠ MÁY, thấy ra sản fẩm k đúng nghiêm luật, chắc MÁY trục trặc:

"HM vùa mới DU CÔN...
...Đảo về thành phố thấy L...òng rất vui"


12:32 Ngày 11 tháng 1 năm 2012

Thanh Minh nói...
Hà Mèo vừa mới du... Côn
"Du" cho cẩn thận kẻo "côn" vào đầu.
"Máu du côn" tồn trong huyết quản
Gáo Mèo già có chịu nồi côn?

TM
*Cái này cũng là "thơ máy" đấy ạ!
20:48 Ngày 12 tháng 1 năm 2012

TK8 nói...

Lạ thật, thả vô THƠ MÁY cái Còm của HM, nó cũng ra "song thất lục bát" y chang bác TM:

" Thật ra "sáng kiến" DU CÔN
Là của k6 mỏi mòn bấy lâu.
Con cái lớn đếch cần Bố Mẹ,
Thì Bố mày đi phượt tay bo,
Ông Nội mày trước nhập kho
Ở nơi đảo vắng bây giờ tao thăm.
"Thuê" chân dài coi chừng con Gấu
Nó chặn đầu xé xác Em xinh

HM vừa thấy có KINH...
...NGHIỆM rằng đi phượt 1 mình mới Dzui".
-------------------
Ngày mai chắc chắn rất Xui
13 thứ 6 là tui cóc Còm.

22:05 Ngày 12 tháng 1 năm 2012



Côn đảo vốn được gọi là nơi “một trường, một chợ, một vợ, một cây xăng” thì nay chỉ còn đúng 50%. Trường và chợ thì vẫn chỉ là một, nhưng cây xăng thì đã có thêm (ít nhất) 2 cái chuyên phục vụ tàu bè cảng Bến Đình.


Và cũng ở đây (theo lời giới thiệu) nay đã có các dịch vụ “tươi mát” theo nhu cầu của thủy thủ. Vậy là không thể “1 vợ” được rồi! Rượu bia nay cũng đã thoải mái như “trong đất”. Các tiệm nhậu mọc lên nhan nhản và chắc sẽ còn nữa. Riêng vụ chích hút thì ko biết, nhưng có lẽ cũng khó tránh khỏi với lượng du khách khắp nơi nườm nượp kéo về (tết tây này kín chỗ các khách sạn, hết vé máy bay!).

Tuy vậy, Côn đảo vẫn còn giữ được bản sắc hoang sơ khi xưa. Đường phố vắng hoe, xe cộ đi lại nghiêm chỉnh, đúng luật. Không thấy bóng chú công an nào. Xe gắn máy vẫn bỏ giữa đường, không chỗ gửi, không cần khóa, kể cả hành lý để trên xe cũng không cần xách theo.

Chẳng biết nơi “sạch nhất Việt Nam” này còn giữ sạch được đến bao lâu?
Ôi, đô thị hóa là thế đấy! HữuThành.Nguyễn nói...

Năm năm trước đây cũng những ngày này tôi vừa trở về từ một chuyến độc hành Côn Đảo. Khi ấy Tết Tây vắng vẻ lắm, hầu như không có người du lịch, Evason Hideways (nay là Six Senses còn là một bãi cát thiên nhiên với vài đường ủi.
Nay theo HMk6 đã reo vui hơn nhiều. Tuy nhiên cảm thán về sự tàn phá thiên nhiên thì đã có từ năm ấy.
08:08 Ngày 11 tháng 1 năm 2012



Mời AE xem clip.



Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 10 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Giao lưu với Đại học Sư phạm Quảng Tây - TranKienQuoc

Start:     Jan 8, '12
Location:     6 Cao Bá Quát, HN.



Giao lưu với Đại học Sư phạm
Quảng Tây

TranKienQuoc

Để chuẩn bị cho kỷ niệm 80 năm Đại học SPQT vào tháng 10/2012, đoàn cán bộ do chị Đàm Tiểu Hoa, trưởng Khoa Quốc tế, dẫn đầu đã sang công tác tại HN. Đoàn còn có đ/c Nguyễn - Giám đốc Nhà lưu niệm Các trường học VN tại Quế Lâm và phiên dịch Lạc Tiến Vinh.
Trưa nay bạn mời cơm trường ta tại 6 Cao Bá Quát.
Phía ta có Trưởng ban Bùi Quang Vinh, Tổng thư kí Lữ Thái cùng cô Lan và các anh Hà Trọng Tuyên k1, Lương Sơn k2, Từ Linh, Dương Minh Đức k3, Ngô Thế Vinh, Quang Bắc k5, Thắng "híp" k6.
Đại học SPQT có quan hệ mật thiết với trường ta và mong muốn sưu tập nhiều tư liệu, hiện vật cho Nhà lưu niệm. Bạn có lời mời ta sang dự lễ kỷ niệm. Trưởng ban Bùi Vinh nhận lời mời và chúc các bạn nhân năm mới 2012.
Phần giao lưu vui vẻ, có thêm giọng ca của NSUT Dương Minh Đức và ca sĩ "không chuyên" Lương Sơn.

Được đăng bởi TranKienQuoc vào lúc 16:36 Chủ nhật, ngày 08 tháng một năm 2012.

Xem thêm:
  1. Ảnh muộn - gặp mặt các bạn trường Trỗi- Lạc Tiến Vinh, 12/01/2012, Báo liếp K5.


 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Bên lề chuyện đi tìm LS Võ Nguyên Trọng - hameok6

Bên lề chuyện đi tìm LS Võ Nguyên Trọng

hameok6

Hôm gặp CCB Tâm (hình), đồng đội của Võ Nguyên Trọng ở Nhà khách Bason, Tâm kể nhiều chuyện khi đi tìm Trọng. Có 2 chuyện được coi là tâm linh xin kể ra đây:

1. Trong số 8 gia đình liệt sĩ tìm được cốt trong đợt cùng với Trọng, có một gia đình trước đó với sự giúp đỡ của các nhà tâm linh đã tự tìm và mang cốt thân nhân mình về quê chôn cất. Biết vậy, nên trong đợt vừa rồi, trong số anh em CCB của E46 và đội K92 Quy tập có ý kiến không thông báo cho gia đình này vì họ đã tin tưởng và an tâm với thân nhân mình. Song một trong số các gia đình còn lại đã thông báo và bữa tháng 9/2011, gia đình kia cũng vẫn cử một người chú (hay cậu) cùng đi với tinh thần xem cho biết và đón các bạn của con cháu mình. Nhưng nào ngờ, sau khi kiểm tra ADN, thân nhân của gia đình đó lại một lần nữa được tìm thấy, mà lần này được khoa học xác định chính xác như đã biết là đúng 100%! Bởi vậy trong đợt tháng 12/2011 khi đi đón các LS trở về, ai cũng vui mừng, riêng gia đình nọ thì ngượng ngùng, không nói nên lời. Được biết sau khi đón LS về, gia đình nọ đành phải làm “động tác” thay đổi cốt trong mộ đã xây ở nghĩa trang và xây một mộ mới cho LS Vô danh đã đón về trước đó.Việt nói...

Chuyện 1 : Thế là lại có thêm một LS vô danh lần 2. Gia đình có LS bị bốc nhầm sẽ càng khó tìm ra con em mình bởi những trường hợp như thế.
14:01 Ngày 04 tháng 1 năm 2012

TranKienQuoc nói...

Hay quá! Đúng là hôm họp mặt k5 đã bàn giao Tâm cho 2 bạn k6 nên HM ghi lại 1 thông tin quý. Tôi chỉ biết chuyện 1, đã viết mà chưa dám đăng.Chuyện 2 thì chưa.
15:30 Ngày 04 tháng 1 năm 2012





CCB TâmCCB E46 Tâm, đồng đội của Võ Nguyên Trọng.

2. Tâm kể: “Trên sơ đồ đánh dấu 9 mộ nhưng chỉ tìm thấy 8, giữa mộ số 7 và số 9 có khoảng trống hơn 4m. Cày nát cả vùng mà chả thấy”. Lúc này mọi người cũng đã thấm mệt bèn thắp nhang và đèn cầy thầm mong các LS “chỉ điểm” cho rõ ràng. Lạ một cái, 9 cây đèn cầy đốt lên thì có 1 cây cứ tắt hoài. Nhiều bó nhang, mỗi bó 9 cây được cắm rải rác khắp xung quanh khu vực vừa đào bới thì trong mỗi bó đều có 1 cây không cháy. Mọi người van vái rồi đốt lại, nhưng kết quả vẫn không đổi (?). Tâm nói: Tôi không mê tín, nhưng cũng phải tin, chắc còn một LS ở đây mà xương cốt đã hòa tan vào mảnh đất Kiên Lương mà ảnh muốn ở lại nơi đã ngã xuống này, nơi ảnh đã chiến đấu và hy sinh cho đất mẹ: Đất Việt Nam.

 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ tư, ngày 04 tháng một năm 2012).




 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Phóng sự ảnh: Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng - Võ Nguyên Tuệ, Kiến Quốc

Phóng sự ảnh: Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng

Võ Nguyên Tuệ, Kiến Quốc


Chiều qua, Võ Nguyên Tuệ đã gửi vào chục tấm ảnh về buổi lễ đón và truy điệu bạn Trỗi - Võ Nguyên Trọng. Xem đến bức ảnh nào cũng rưng rưng nước mắt, xúc động.

Sau bốn chục năm, anh chị em Trỗi mới gặp lại Trọng vào một buổi sáng đông giá lạnh cuối năm. Nhưng vẫn đầm ấm, vẫn rất chân tình. Không chỉ có các bạn k6 mà thấy BLL trường cùng anh chị em nhiều khóa trên, dưới và bạn chiến đấu của Trung đoàn 46 Sư đoàn 1.

Võ Nguyên Trọng mãi sống trong trái tim chúng tôi!Nặc danh nói...

Đáng trân trọng với 1 LS hy sinh vì nuớc, vì dân!
10:44 Ngày 04 tháng 1 năm 2012

Nặc danh nói...

Quanh Trọng chỉ thấy toàn vòng hoa trắng!
12:06 Ngày 04 tháng 1 năm 2012


LS Võ Nguyên Trọng đã về. X2000


✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯   


Chuyện đáng nói

Kiến Quốc
Trong số ảnh lễ truy điệu em Tuệ gửi vào, có 1 tấm ảnh post mãi không được. Nhìn đi nhìn lại thì thấy cái nhà ông đại diện Đảng ủy và CCB phường Trung Tự đọc điếu văn sao giống anh Lương Sơn k2 thế. Nhắn tin cho anh thì được trả lời: Anh chấp bút và đọc điếu văn cho Trọng. Ôi, sao lại hay đến thế? Thật là ý nghĩa khi đàn anh Trỗi k2 đọc điếu văn đón đàn em Trỗi k6 về với mẹ sau 40 năm xa.
Nhưng các bạn có biết, chính anh Lương Sơn còn đau đáu vì em trai mình - LS Nguyễn Lâm k5, bạn chúng ta, 40 năm nay chưa về. Bạn là lính Sư 325, hy sinh ở Thành cổ hè 1972 và...

Bên cạnh niềm vui đón được Trọng về còn đó nỗi đau Lâm (tắc ly) vẫn xa. Xin chia sẻ cùng mẹ, anh Lương Sơn và gia đình!


( Xem ảnh ở độ phóng đại lớn 2000px: Rê chuột lên chữ X2000 có ở phần chú thích ảnh (nếu có). Di chuyển phải-trái bằng bàn phím!)

 
1Các bạn học k6 TSQ Nguyễn Văn Trỗi. X2000

2Thắp hương cho bạn. X2000

3BBL trường và các khóa. X2000

4Đại tá Lương Sơn K2 đọc điếu văn. X2000

5Lễ truy điệu. X2000

6Chào bạn lần cuối.X2000

7Bạn bè, đồng đội đến đón và đưa Trọng. X2000

8CCB phường Trung Tự đưa Trọng ra xe.X2000

9Trọng về Công viên Vĩnh Hằng an nghỉ cùng ba mẹ. X2000

Đăng lại bài viết của  Kiến Quốc (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ tư, ngày 04 tháng một năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>