Du xuân Hà Giang




Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, cách Hà Nội chừng 300 km. Hà Giang được thế giới biết đến vì có cao nguyên đá rộng lớn với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những con người hồn nhiên và quả cảm, và cả những món ăn đặc biệt.

Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ tôi có thực hiện chuyến đi 4 ngày 3 đêm theo hành trình từ Hà Nội đi Hà GiangThị trấn Đồng Văn rồi quay về.


Từ Hà Nội lên Tuyên Quang, tôi đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nhưng đến lối ra thị xã Vĩnh Yên thì vào QL 2 B một đoạn rồi rẽ trái vào đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh. Sau đó, đi theo QL 2 C đến Thị trấn Sơn Dương và rẽ trái vào QL 37 đến TP Tuyên Quang.

Bản đồ đường đi



Từ Tuyên Quang theo QL 2 đi đến TP Hà Giang. Quãng đường 290 km, chúng tôi đi 7 tiếng đồng hồ, trong đó có 1 tiếng nghỉ ăn trưa tại Thị trấn Tân Yên.

Cột mốc km số 0 ở trung tâm QL 2 đi đến TP Hà Giang  

Ngày hôm sau, chúng tôi đi tiếp lên Đồng Văn, quãng đường 143 km vừa đi vừa dừng nghỉ ngắm cảnh…

Thử thách đầu tiên: đèo Bắc Sum lên Quản Bạ, huyện đầu tiên của Cao nguyên Đá đi từ TP Hà Giang


Đến thị trấn Tam Sơn phải đi qua Cổng trời Quản Bạ. Rất tiếc hôm qua đây trời mù mịt, đi được đã khó nói gì đến chuyện chụp với choạch...

Từ điểm dừng chân nhìn về phía Cổng trời Quản Bạ


Trước đây, cổng trời Quản Bạ có cánh cổng bằng gỗ dày 15 phân luôn đóng. Đi qua lại đều phải có phép và lính gác mở cửa...

Từ điểm dừng chân nhìn xuống thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ

Còn đây là núi đôi Quản Bạ có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người phụ nữ

Người H’Mông dựng lên một truyền thuyết (hơi bị khôn lỏi) về nàng tiên Hoa Đào vì bị Ngọc hoàng bắt phải về giời mà phải... để lại đôi vú cho chồng – một chàng trai H'Mông tuấn tú – để nuôi con.

Tiếp tục đi lên Yên Minh.

Đoạn đường gần đến thị trấn Yên Minh qua khu rừng thông dài hơn 10 km 


Từ Yên Minh đi tiếp lên Lũng Cú. Đoạn đường trên Cao nguyên Đá phải chú ý quan sát vì dân trên này đi quen rồi nên họ phóng nhanh, nhất là xe máy khi lên dốc phải lấy đà... Khi gặp khúc quanh khuất tầm nhìn phải còi liên tục và hạn chế tốc độ


Những đoạn qua khu dân cư đường khá rộng. Đoạn qua xã Sủng Là - có nhà cổ là cảnh trong phim "Chuyện của Pao"


Đoạn đường lên Lũng Cú qua những nơi đặc trưng của cao nguyên đá

Phong cảnh đẹp mê hồn…


… nhưng con người vẫn sống ở đây



Đoạn đường này có biển chỉ dẫn khá đầy đủ nên đi rất yên tâm...


 …ngắm nghía và chụp ảnh



Thỉnh thoảng dừng xe nơi rộng rãi, thoáng đãng để nghỉ ngơi, hái hoa, bắt bướm...



Đích của chuyến đi là lên đến Cột cờ Lũng Cú. Cột cờ mới được hoàn thành năm 2010 đặt trên đỉnh núi Rồng.

Từ bãi đậu xe này đi lên chân cột cờ còn 249 bậc thang


Cột cờ Lũng Cú ban đầu được cụ Lý Thường Kiệt cho lập, bằng thân cây sa mộc...



...nay được dựng trên cái tháp cao 33 m, trong đó phần chân tháp cao 20, bên trong có 140 bậc thang cuốn lên đến đỉnh tháp...



Lên cột cờ có thể leo 839 bậc đá…


hoặc đi xe lên lối này... 


…phê không kém các trò chơi cảm giác mạnh


Dưới chân cột cờ

Đứng trên đỉnh cột cờ phóng tầm mắt ra xung quanh...
Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn những đường cong duyên dáng... 




Truyền thuyết nói dưới chân núi Rồng có hai cái ao nước...


... là mắt Rồng và nước không bao giờ cạn



Những xóm nhỏ dưới chân cột cờ Lũng Cú 


Là ngày đầu xuân nên cột cờ khá đông người tham quan


Mấy em gái miền xuôi


Với em gái H’Mông 


Lá cờ 54 mét vuông này ngày gió to chỉ thọ được 3 ngày. Còn bình thường là 1 tuần hoặc 10 ngày là phải thay...


Từ Lũng Cú xuống Thị trấn Đồng Văn. Thời gian dành cho Đồng Văn trong chuyến đi là dài nhất nên có điều kiện... lang thang.


Đứng giữa trung tâm - ngã tư phố Cổ


Nhìn về xuôi thị trấn Đồng Văn 


Cũng đoạn đường ấy, nhìn từ trên cao


Phía sau thị trấn Đồng Văn...


... vẫn toàn ruộng với... ruộng


Cuối phố cổ Đồng Văn có một quán cà phê.

Nơi đây nguyên là nhà địa chủ họ Lương


Dấu vết thời gian...


Ngôi nhà được hơn 100 tuổi... nay thuộc nhà nước quản lý và cho tư nhân thuê kinh doanh...


... Nơi đây là quán cà phê, trên gác kinh doanh nhà trọ. Giá một chỗ ngủ qua đêm là 60 ngàn đồng...


Con phố cạnh chợ có nhiều nhà cổ
 


với dãy nhà hàng, quán ăn đối diện chợ Đồng Văn 


Phổ cổ nhìn từ cuối con đường... 

Những ngôi nhà ở đây gọi là cổ vì xây dựng từ đầu thế kỷ XX...



... ban đầu chỉ có vài gia đình người H'Mông, Tày, Hoa sinh sống



Có nhiều căn nhà mang kiến trúc của người Hoa...


... với những ngôi nhà hai tầng, lợp ngói âm dương, trước cửa treo đèn lồng đỏ...



... tường trình đất nện, khung cửa, cột nhà bằng gỗ, ...



... nhà kiểu hình ống để tận dụng mặt tiền kinh doanh


Những ngôi nhà ở dãy phố cổ bên cạnh chợ Đồng Văn là của người Tày...

... do những người thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang xây dựng



Phố cổ còn kéo dài vào sát chân núi


Có một ngôi nhà còn gần như nguyên vẹn...


... được tận dụng kinh doanh phục vụ du lịch

Phố cổ còn kéo dài phía sau chợ


Dãy nhà sau chợ tựa vào chân núi đá...



... có vẻ kém tấp nập hơn...



...và nhà cửa sập sệ hơn


Có nhiều ngôi nhà đã quá cũ nát như thế này...


... Bên cạnh những ngôi nhà đang được sửa sang phục vụ du lịch


Bên phải chợ cổ Đồng Văn là khu vực mới xây dựng...


Nơi đây chủ yếu là nhà của các cơ quan nhà nước


Các bạn có đến Đồng Văn nên vào nghỉ ở trung tâm, gần chợ, gần phố cổ. Và quan trọng nhất là chỗ ăn. Đây là một địa chỉ rất uy tín ở Đồng Văn mà nhiều người giới thiệu: Nhà hàng Tiến Nhị.

Nhà hàng nhìn từ phố cổ

Nhìn từ trên khách sạn Khải Hoàn


Nói về ăn, giới thiệu thêm với các bạn vài món ăn đặc biệt ở Đồng Văn.
Đó là bánh cuốn.

Không ăn như các nơi khác, bánh cuốn được ăn với bát canh xương với mọc như thế này

Khi gọi món được chủ quán mời ăn kèm dưa cải muối như thế này.


Quán bà Hà ở phố cổ Đồng Văn còn có món trứng hấp như thế này

Ngoài ra, có thể mua mang về vài thứ quà đặc trưng Đồng Văn: lạp sường,

thịt lợn đen gác bếp, ...


... hay thứ rượu ngô đóng vào hũ như thế này

Đặc trưng của phố cổ Đồng Văn là chợ cổ Đồng Văn. Chợ cổ nằm ở chính giữa thị trấn.

Chợ có ba dãy nhà xếp hình chữ U


Những dãy nhà chợ lợp ngói máng xây thấp để tránh rét.

Khu chợ bề thế, cột nhà chợ được xây bằng đá, nền lát đá tảng

Chợ Đồng Văn họp thường xuyên vào chủ nhật hàng tuần, thế mà nay vắng vẻ, thiếu những tà áo màu sắc các dân tộc quanh vùng...


Được biết, từ năm 2010, Đồng Văn chuyển chợ sang chỗ mới và nơi đây được quy hoạch làm khu vực kinh doanh phục vụ du lịch để bảo tồn


Cảnh hoang vắng của chợ làm nhiều du khách luyến tiếc...



... im lìm và lắng đọng...

... đến cây hoa này cũng giả nốt

Sáng Chủ nhật là phiên chợ Đồng Văn.

Đây là khu chợ mới.


Chợ khá đông...


Khu vực này bán rau

Rau tươi được mang đến từ sáng sớm


Người bán phải đi bộ từ 2 - 3 giờ sáng cho kịp chợ


Có người còn phải mang theo cả con nhỏ


Rồi ngồi chờ bán được gùi hàng nặng...

... trong rét buốt và cơn buồn ngủ...

Bán xong gùi hàng lại phải lo...


... mua ít thứ đồ dùng cho đến phiên chợ sau


Thường thì người đi chợ mua cân muối, chai dầu.

Người mua ít hạt giống...


... kẻ chọn nải chuối lá...


Rồi kiểm tra, gói ghém... 


... nụ cười mãn nguyện sau một buổi chợ hoàn thành


Cũng có nhiều người xuống chợ chỉ để nhìn người, nhìn cảnh 


Thằng cha này đang online cho cả nhà bên Cali cùng đi du lịch, thậm chí còn để cho vợ trả giá mấy… mớ rau

Sau khi tham quan chợ sáng Đồng Văn, chúng tôi đi tiếp sang Mèo Vạc. Từ đây con đường mang tên Hạnh Phúc dẫn dắt đi qua một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc: Mã Pí Lèng. Con đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 đến 1965. Con đường chạy từ TP Hà Giang qua Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc.

Toàn cảnh đèo Mã Pí Lèng


Trên đoạn đường đèo, các thanh niên phải treo mình trên dây giữa các vách đá để làm đường suốt 11 tháng ròng.

Không may cho chúng tôi, trời mây mù mịt, tối sầm, ảnh ọt không được đẹp cho lắm!!!

Đây là đoạn đèo còn nhìn rõ!

Đây là tấm bia đá ghi lại sự tích con đường Hạnh Phúc gắn ngay đầu đèo Mã Pí Lèng

Toàn cảnh dòng sông Nho Quế nhìn từ đèo Mã Pí Lèng

Dòng sông Nho Quế nhìn từ Mã Pí Lèng như sợi chỉ mong manh uốn lượn, nhưng vào mùa này, nó cạn khô

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.

Đoạn đường vào Mã Pí Lèng

Một đoạn dòng sông... nổi lên những hòn đá...

Hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam


Đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào hàng đẹp nhất ở Việt Nam. Đến với Hà Giang mà quên ngắm cảnh ở Mã Pí Lèng thì coi như mất một nửa giá trị...

Đoạn đầu đèo - nơi có điểm ngắm cảnh toàn bộ Mã Pí Lèng.

Lúc mới đến khu vực này còn mù mịt... Quá chán chường, định xuôi thì bất chợt mấy tia nắng vụt sáng...

Một khoảng sáng thu hút các nhiếp ảnh gia

Cái bản nhỏ xíu dưới đáy vực bừng sáng lạ thường


Chính vì thời tiết xấu, thêm nữa là bạn bè cũng khuyên không nên đến Mèo Vạc, chúng tôi quay lại Đồng Văn và đi tiếp về Hà Giang. Trên đường về, chúng tôi vào thăm một di tích nữa của Hà Giang: Nhà Vương.

Con đường dẫn vào nhà Vương với hàng cây sa mộc

Cổng ngoài

Bao quanh khu nhà là bức tường đá xanh có độ dày 65 cm, cao hơn 2 mét

Nhà cổng, nơi có chỗ tiếp khách và đội bảo vệ của Vua Mèo

Các quan tổng giáp, lý trưởng, mã phài, ... muốn tiếp kiến vua phải đợi ở nơi này

Khu nhà chính kết cấu theo ba lớp cao dần vào phía trong


Bốn nhà ngang và 6 nhà dọc làm thành hai tầng, có tổng cộng 64 buồng


Tiền dinh với bức hoành phi "Biên chính khả phong" (Phong chức cai quản nơi biên cương).

Trung dinh...

... và Hậu dinh - nơi Vua làm việc

Kiến trúc của khu nhà chính dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét...


Tường nhà trình đất, móng xây đá hộc, cột kèo bằng gỗ nghiến, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, hàng hiên lợp ngói ống và trang trí hoa văn



Câu chuyện về dòng họ Vua Mèo này rất hấp dẫn, ví như ngồi ở bàn làm việc có thể nhìn ra cái chậu bằng đá này - nơi vợ tắm bằng sữa dê. Hee hee


... hoặc chân cột bằng đá chạm khắc hình quả thuốc phiện...

... hoặc ngắm cô công chúa hơn chục đời nhà họ Vương không biết chán...

Quanh khu nhà chính có mấy cái nhà nhỏ và một cái chuồng nuôi gấu


Theo hướng dẫn của cụ Hổ trắng, ra thăm chợ Sà Phìn


Chợ cũng khá đông

Chỉ họp vào Chủ nhật

Người đàn ông này hát líu lo theo cái đài mới mua


Rời nhà Vương đi xuống các địa danh Sủng Là, phố Cáo,… gặp rất nhiều loại hoa đang nở rực rỡ. Hoa mùa xuân ở Cao nguyên Đá

rải rác các chân núi đá là các vạt hoa cải...

Một vạt hoa cải vàng...

Cả một cánh đồng hoa...

Chen lẫn một đám hoa trắng

Màu hoa tím nổi bật trên cánh đồng...

Cánh đồng hoa cải


Mùa xuân Cao nguyên Đá không thể thiếu hoa đào.

Đây là đào rừng... có vẻ đẹp thuần khiết

Đào trong sân nhà...

Đào ở cơ quan...

Đào từ Bắc Quang - huyện đầu tiên của Hà Giang, ...

Đào ở Quản Bạ, ...

...đào ở Đồng Văn

Cây mai, cây mận cũng trổ hoa... màu trắng tinh khiết

Một thứ đào thắm màu...

... nổi bật trong màu xanh của núi rừng


Để kết thúc bài viết, tôi nhắn gửi các bạn: Đến với Hà Giang vào mùa xuân, đừng quên thứ đặc sản hương vị đậm đà của núi rừng, đó là cam sành Vị Xuyên. Đó cũng là món quà đặc biệt của chuyến đi cho những người có đam mê dịch chuyển.

Đây là cam sành Hà Giang


Kỳ sau: Kể chuyện đi Lào bằng ô tô




Xin nhấp chuột vào danh mục các điểm đến - menu (góc trên bên trái bản đồ)