Quốc kỳ
Thứ Hai, tháng 9 02, 2013Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết
I- LỊCH SỬ THẾ GIỚI (trích lược có chọn lọc từ những bài đăng khác nhau trên NET theo quan niệm đúng-sai của ĐC):
- Quốc kỳ là một lá cờ biểu trưng cho một quốc gia.
Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể.
- Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.
Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.
-Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với một biểu tượng độc nhất của một quốc gia, nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của Romania và Tchad, gần như giống hệt nhau.
Trong khi một vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, một đất nước bao gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc khởi nghĩa Ả rập vào 1916–1918.
Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ Ireland và Serbia với cờ Liên Bang Nga). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma).
Ngoài ra có thể tìm thấy một vài điểm tương đồng như nền cờ đỏ và ngôi sao vàng trên cờ những nước khối xã hội chủ nghĩa là Việt Nam (5 tháng 9 năm 1945 đến nay), Trung Quốc (27 tháng 9 năm 1949 đến nay) và Liên Xô (12 tháng 11 năm 1923 đến 25 tháng 12 năm 1991).
- Dannebrog, quốc kỳ của Đan Mạch, là lá cờ chính quyền cổ nhất còn tồn tại.
- Quốc kỳ Nepal là lá cờ hình tam giác duy nhất trên thế giới.
- Cờ Scotland là một trong những lá cờ cổ xưa nhất trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, và là quốc kỳ cổ xưa nhất còn được dùng ngày nay.
- Lá cờ của Thụy Sĩ và Thành quốc Vatican là những lá cờ vuông duy nhất.
- Cờ của Philippines là lá cờ độc nhất được treo ngược (màu đỏ ở trên cùng) khi đất nước có chiến tranh.
- Sự phối hợp các màu phổ biến nhất là:
- Vòng tròn Olympic – xanh dương (Châu Âu), vàng (Châu Á), đen (Châu Đại Dương), xanh lá cây (Châu Phi) và đỏ (Bắc và Nam Mỹ) đại diện cho những màu được sử dụng ít nhất một lần ở tất cả các quốc kỳ trên thế giới.
- Cờ của Đại dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ảrập Libya (sử dụng 1977 – 2011) là lá cờ duy nhất chỉ gồm một màu, xanh lá cây.
- Cờ Đảo Síp và Kosovo là những lá cờ vẽ hình quốc gia mà nó đại diện.
II - LỊCH SỬ VIỆT NAM (trích lược có chọn lọc từ những bài đăng khác nhau trên NET theo quan niệm đúng-sai của ĐC):
- Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc. Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919. Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.
- Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.
- Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939 nêu rất cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc: Bước đường sinh tồn của dân tộc, không còn con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc. Phải đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cách mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương khẳng định: Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên, vì quyền lợi của dân tộc mà sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ còn có ít nhiều tinh thần dân tộc chống đế quốc.
- Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.
- Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.
- Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ", nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940. Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
- Đầu năm 1940, đồng chí Phan Văn Khoẻ - Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho, xứ uỷ viên Nam kỳ có trao đổi với đồng chí Lê Quang Sô về đòi hỏi của các tầng lớp dân chúng là đúng đắn, chúng ta thử nghiên cứu lá cờ Mặt trận. (Đồng chí Lê Quang Sô là một đảng viên lớn tuổi sinh năm 1894, từng trải đời, hoạt động cách mạng sớm, là trí thức Nho học, biết tiếng Pháp, đã đi Trung Quốc tìm cách mạng năm 1927, từng va chạm với Quốc dân Đảng, đã từng gặp nhà ái quốc Phan Bội Châu và đã từng ở tù Côn Đảo cùng với Ngô Gia Tự, Trần Văn Giàu, Lư Sanh Hạnh, Nguyễn Tuấn…, cùng làm báo và tổ chức lớp học văn hoá, chính trị trong nhà tù. Khi ra tù, được Tỉnh uỷ Mỹ Tho tín nhiệm giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo cán bộ. Đồng chí đã mở 3 lớp, mỗi lớp 6-7 đồng chí trong khoảng thời gian từ năm 1937 đến 1939). Đồng chí Lê Quang Sô đã tham khảo ý kiến với ông Lê Kiến Đức. Ông Lê Kiến Đức là một nhà nho học tiến bộ, trước đây đã bán đất để góp tiền xây dựng Nam Cường Thư xã, nhà sách của Đảng bộ Mỹ Tho, là người chịu khó nghiên cứu, đáng tin cậy. Ông nói: “Mỗi nước có lá cờ của mình, trong đó chứa đựng nội dung ý nghĩa của nó như cờ Pháp, cờ Liên Xô, cờ Nhật,… còn mình lấy cái gì làm nội dung đây?”. Lá cờ hình chữ nhật, nền đỏ dễ nhất trí, nhưng ngôi sao đặt ở đâu? Ngôi sao được dời đi, dời lại khắp mọi chỗ trên là cờ, cuối cùng được chọn dặt ở vị trí chính giữa lá cờ, vì chỉ có ở vị trí đó mới thể hiện được tính chất trang nghiêm và mới có chỗ để ngôi sao đủ lớn để làm rõ năm cánh sao. Đồng chí Phan Văn Khoẻ đồng ý với hình mẫu được phác thảo, lúc bấy giờ vào khoảng tháng tư năm 1940. Uỷ ban khởi nghĩa huyện Châu Thành, sau khi nhận lá cờ đỏ do đồng chí Tám Thẩm may đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Tư Hiệp – Bí thư chi bộ xã Long Hưng. Tối ngày 22 tháng 11 năm 1940, đồng chí Tư Hiệp cùng với 2 đảng viên dùng tầm vông làm cán cờ treo lá cờ lên chót ngọn cây bàng cao hơn 10m trước đình Long Hưng (cây bàng đó ngày nay vẫn còn, nó là cây bàng đực theo như nhân dân địa phương nói, nó có chiều cao khác với những cây bàng khác thường toả rộng chiều ngang, nhưng nó chỉ có bông mà không có trái).
- Như vậy ta có thể kết luận, lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ Mặt trận, lá cờ Tổ quốc lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ là do Xứ uỷ trực tiếp chỉ đạo. Ý tưởng lá cờ được hình thành rõ nét khi Nghị quyết Trung ương 6 khẳng định: “Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên”, được thực tế đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân yêu nước đứng trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất và được thúc đẩy mạnh mẽ của việc chuẩn bị khởi nghĩa theo đề cương chuẩn bị bạo động của Thường vụ Xứ uỷ Nam kỳ. Lá cờ đó là công trình của nhiều người từ ý tưởng của đồng chí Trần Phú từ năm 1931.
Ban đầu là hiệu kỳ của Việt Nam Độc lập Đồng minh, sau trở thành quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Theo Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này do Hồ Chí Minh mang về từ nước ngoài và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội"- Lá cờ đỏ sao vàng được lực lượng Việt Minh sử dụng hiệu triệu nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội tại Tân Trào đã quyết nghị lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập.
- Sau khi giành được chính quyền, thì cờ Việt Minh được sử dụng biểu tượng một nước Việt Nam mới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng . Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
- Kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và xác nhận bởi Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946. Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 cũng xác nhận lại cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Trước khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, trong các phong trào đấu tranh của những người Cộng sản tại miền Nam Việt Nam chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là phong trào Đồng khởi), hiệu kỳ cờ đỏ sao vàng thường được sử dụng để hiệu triệu dân chúng như một biểu tượng nhắc nhở về những thắng lợi trong cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Minh.
Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới thống nhất đất nước, đã sử dụng hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng.
Khi chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiệu kỳ này được dùng làm quốc kỳ cho Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nó được sử dụng đến khi sáp nhập hai nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Theo một số văn bản của Ban Bí thư TW Đảng Lao động Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau đó năm 1975 thì khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn sử dụng cờ Chính phủ CMLT, ngày mừng chiến thắng sử dụng hai cờ CPCMLT và VNDCCH; các ngày lễ sau đó cả 2 miền sử dụng treo hai cờ, miền bắc cờ Mặt trận treo các công sở, cơ quan, còn ngày thường miền nam sử dụng cờ MT.
- Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.
Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.
Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam. Đó là hồn nước, niềm tự hào, biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam!
Cách vẽ Quốc kỳ
- Từ thời quân chủ xa xưa, người Việt đã dùng cờ làm biểu tượng cho những nhân vật quan trọng như viên đại tướng, nhà Vua hoặc tiêu biểu cho một triều đại. Ví dụ, hiệu kỳ của một viên đại tướng thường dùng cờ theo màu Ngũ Hành hợp với mạng của vị tướng đó: vị tướng thuộc mạng Kim dùng cờ màu trắng, Mộc dùng màu xanh, Thủy dùng màu đen, Hỏa dùng màu đỏ và mạng Thổ dùng cờ màu vàng. Mỗi triều đại cũng tự chọn lá cờ có hình thức và màu sắc kết hợp cách riêng theo thuyết vận hành Âm Dương thế nào để tượng trưng cho sự hưng thịnh nhất của triều đại đó như triều Lý chọn cờ viền màu ngũ hành có chữ Lý ở giữa, triều Nguyễn chọn màu vàng của hoàng tộc. Cũng vậy, lá cờ biểu tượng cho vị quân vương thường có thêu hình rồng ở chính giữa, tụy nhiên dù lá cờ biểu tượng cho nhà Vua, hoặc cho một triều đại cũng chỉ tượng trưng cho hoàng gia mà thôi và thường treo tại hoàng thành hoặc chỗ nào có nhà Vua ngự đến mà không phải là lá quốc kỳ tiêu biểu tổng quát cho một quốc gia gồm cả chính quyền, lãnh thổ và nhân dân trong đó như quốc kỳ Pháp.
- Từ khi giành được quyền tự chủ sau thời kỳ Bắc thuộc, các vương triều nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê đều dùng hiệu kỳ màu vàng. Vua Gia Long (1802-1820) cũng dùng màu vàng cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình. Có nguồn cho là vua Khải Định (1916-1925), khi sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều sáng chế tại chỗ cờ Long Tinh (thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng) vì cần thiết cho nghi lễ; tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có lẽ đã xuất hiện từ thời vua Gia Long. Cụ thể, cờ có tên Hán "Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa.
- Blogger Nguyễn Đức Chính đã liệt kê ba loại cờ được sử dụng trong các sinh hoạt hoàng gia xưa :
● Kỳ (旗) : Loại cờ thông dụng, có chức năng làm biểu trưng, tín hiệu hoặc vật trang trí.
● Đạo (纛) : Loại cờ lệnh thuộc đặc quyền và đặc ân của vua chúa.
● Xí (幟) : Loại cờ biểu trưng cho mỗi đạo quân hoặc cơ quan.
● Đạo (纛) : Loại cờ lệnh thuộc đặc quyền và đặc ân của vua chúa.
● Xí (幟) : Loại cờ biểu trưng cho mỗi đạo quân hoặc cơ quan.
Hầu hết các hoàng kỳ Việt Nam đều sử dụng nền vàng (do tiếp thu các nghi thức quân chủ Trung Hoa), ngoại trừ triều Tây Sơn sử dụng nền đỏ (do nguồn gốc của các chúa Tây Sơn là nông dân), trên cờ thường thêu nhật nguyệt, tinh tú, tứ linh, thảo mộc, ngũ hành bát quái… vẽ cách điệu. Việc sử dụng hoàng kỳ bị hạn chế rất nhiều bởi những quy tắc ứng xử quân-thần, cho nên ký ức về những lá cờ thời quân chủ thường ít lưu lại trong dân gian, sự hiểu biết về chúng phần nhiều phải dựa vào thư tịch cổ hoặc khảo cứu lịch sử. Những liệt kê dưới đây nhất định còn thiếu sót, rất mong quý độc giả ủng hộ bằng sự góp ý và phản biện !
Hoàng kỳ triều Tây Sơn có nền đỏ viền vàng, do xuất thế của các chúa Tây Sơn từ nông dân (những cuộc nông dân khởi nghĩa thường chọn sắc cờ đỏ, nâu, tím từ trang phục thường ngày).
Sau khi đăng quang hoàng đế (1788), Nguyễn Huệ đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ, gọi là Quang Trung Đế kỳ (光 中帝旗). Trong ý niệm Á Đông, ngôi sao là một khối cầu, biểu trưng cho chính đạo, sự ngay thẳng ; khác với người phương Tây quan niệm ngôi sao là khối cầu với những cánh nhọn. Trường hợp điển hình cho sự va chạm văn hóa Á-Âu là tên gọi nước Mỹ : Hoa Kỳ / Huê Kỳ (xứ cờ hoa), thuở ban sơ khi tiếp xúc với văn minh Âu-Mỹ, người Việt Nam tưởng lầm những ngôi sao trên quốc kỳ Mỹ là bông hoa năm cánh.
Trước khi trở thành xứ bảo hộ thuộc Đế quốc thực dân Pháp, hoàng kỳ triều Nguyễn là lá cờ nền vàng viền lam, ở giữa còn có ngôi sao màu đỏ. Đây là lá cờ thể hiện rất rõ ý thức chủ quyền và nhất thống quốc gia của các hoàng đế triều Nguyễn. Nền vàng vừa thể hiện sự cai trị của hoàng triều vừa có ý nghĩa tượng trưng cho Đất (nơi Tiên trú) ; viền lam tượng trưng cho Nước (nơi Rồng ngụ). Ngôi sao là biểu hiện của chính đạo, sự hợp nhất ; màu đỏ thể hiện phương Nam (tức Việt Nam – đối lập với Trung Hoa ở phía Bắc) và nhiệt huyết với sơn hà xã tắc. Yếu tố Biển lần đầu tiên được nhắc đến trong một biểu tượng có tính cách cao quý !
Long tinh Đế kỳ (triều Nguyễn, 1920–1945).
Có nguồn dẫn rằng, trong chuyến công du nước Pháp vào mùa hè năm 1922 (Hội chợ đấu xảo thuộc địa Marseille), hoàng đế Khải Định cùng các cận thần đã sáng chế tại chỗ lá cờ long tinh (龍星帝旗) để tiện dụng cho việc nghi lễ.An Nam kỳ (1923-1945)
- Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.
- Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc hay tam tài), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự. Cụ thể nó được treo ở kỳ đài ở quảng trường Phu Văn Lâu, cột cờ đàn Nam Giao ở ngoại ô kinh thành Huế, hay cột cờ Hành Cung ở các địa phương.
Đại Nam kỳ (1885-1890).
- Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam. Long tinh kỳ (1920-1945).
- Lá cờ long tinh trong giai đoạn cuối của thời Pháp thuộc lần đầu được ấn định làm quốc kỳ nước Đại Nam khi Nhật Bản dần thay chân Pháp ở Việt Nam. Dưới áp lực của quân Nhật, Pháp cố duy trì ảnh hưởng của họ bằng cách đàn áp các phong trào chống đối và nâng cao uy tín của các nhà vua Đông Dương. Hoàng đế Bảo Đại nhân cơ hội này đã đưa ra một số cải cách, trong đó có ấn định quốc kỳ của nước Đại Nam là cờ long tinh; được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux chấp thuận. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Đại Nam (Bắc kỳ và Trung kỳ). Nam kỳ vẫn dùng cờ tam sắc của Pháp.- Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.
Long tinh Đế kỳ (1945).
- Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 16 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị (chiều ngày 30/8/1945). Nam Kỳ, trên thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.Trong thời kỳ này, Long Tinh kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế kỳ. Long Tinh Đế kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh kỳ trước đó : nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ quẻ Ly.
- Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên hiệp Anh. Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp : République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam kỳ.[9]
Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng 6 năm 1948).
- Nhà báo người Ý Tiziano Terani dựa theo lời kể một linh mục Công giáo tên là Trần Hữu Thanh cho rằng người thiết kế lá cờ này là ông Thanh do ông này đã có lần giải thích với ông Terzani vào tháng 6 năm 1975 khi Terzani viếng thăm Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4, năm 1975 rằng "ba sọc đỏ trên lá cờ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam - Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), và Nam Kỳ (Conchin-China) - nhưng cũng là Ba Ngôi" (Chúa cha, Chúa con, Chúa Thánh linh). Sau này, thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, cũng dùng thông tin này của Terzani và viết thêm "Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles."
Thông tin khác cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ" và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam và cũng không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Tuy nhiên lá cờ này qua Chiến dịch Cờ Vàng đã được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ công nhận là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" (Heritage and Freedom Flag) và coi như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương
III - ĐC SUY TƯỞNG ;
-Rất có thể lá cờ đã phất phới bay trong lịch sử dân tộc Việt chí ít cũng khoảng trên dưới 1000 năm trước Công Nguyên, vì trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn lưu lại hình vẽ gợi liên tưởng về lá cờ treo trên cột.
- Xưa kia, chắc là vào thời đại đồ đồng, nhất là khi đã biết giá trị của vàng, thì màu vàng cũng được quan niệm là biểu thị cho quyền quí, cao sang. Do đó, nói chung, cho đến hết thời trung đại, cờ của hoàng gia, triều đình ở Trung Quốc và Việt Nam, như một mặc định có tính truyền thống, đều có nền vàng.
- Theo thuyết Ngũ Hành, màu đỏ có nghĩa là lửa, nóng, nổi trội, phấn khích...Từ đó mà cũng được hiểu là biểu thị cho tiên phong, tranh đấu, khởi nghĩa...Có lẽ vì thế mà khi nổi dậy, anh em nhà Tây Sơn đã chọn màu cờ đỏ. Nhưng tại sao khi lập triều, Nguyễn Nhạc vẫn giữ màu cờ ấy mà không đổi sang màu vàng theo truyền thống? Phải chăng nhằm khẳng định mình không phải là dòng dõi hoàng tộc? Vì theo thuyết Ngũ Hành, màu đỏ còn tượng trưng cho phương Nam nên phỏng đoán dễ tin hơn là thế này: hoàng kỳ triều Tây Sơn (Nguyễn Nhạc) biểu trưng rằng đất phương Nam đã có chủ quyền, không còn thuộc triều đình Lê-Trịnh cũng như vương triều Nguyễn nữa?
- Đặc biệt hơn, Quang Trung đế kỳ, trên nền cờ đỏ có thêm một hình tròn màu vàng ở trung tâm nữa. Nhớ lại trong chính sử, Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc có tài năng kiệt xuất nhiều mặt và một tâm hồn lồng lộng. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng là một thiên anh hùng ca giải phóng dân tộc với đầy ắp những chiến công chói lọi, cực kỳ tự hào của dân tộc Việt. Sinh thời, ông luôn đau đáu đến vận nước cho nên cũng dốc lòng, dốc sức cho công cuộc thống nhất giang sơn cũng như chấn hưng dân tộc. Mọi hành động trong thực tế của ông đều nhằm thực hiện mục đích cao cả ấy. Ông kéo quân đi đánh Nguyễn Nhạc vì Nguyễn Nhạc đã thỏa mãn mộng ước đế vương, "sớm ham dật lạc" (lời Nguyễn Huệ) chứ không phải vì tư thù ích kỷ, ông lên ngôi hoàng đế vì thời cuộc đòi hỏi khuếch trương thanh thế để đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh chứ không hề vì dục vọng danh lợi cá nhân. Như thế, có thể mường tượng, Quang Trung đế kỳ mang ý nghĩa về một cuộc cách mạng giải phóng của đại chúng nói chung, là biểu trưng cho một ý chí chính nghĩa hướng về chân lý (vầng thái dương) sáng ngời? Nếu quả thật là thế thì Quang Trung đế kỳ dù chưa chính thức, cũng đã đóng vai trò nổi bật giống như một lá quốc kỳ đúng nghĩa?
- Về mặt tâm linh, nếu hình vẽ giống lá cờ treo trên đỉnh một cột cao đúng là lá cờ thực sự đã từng tung bay phất phới trong hiện thực thời Hùng Vương thì vì trên nền lá cờ ấy cũng hiển hiện một hình tròn (có chấm giữa) và (chắc rằng) hình tròn đó là biểu tượng của Mặt Trời (vì tinh tú rực rỡ, sáng nhất trong các vì tinh tú) nói riêng, hoặc hơn nữa, là biểu tượng của vầng Nhật-Nguyệt nói chung, cho nên trong chiều sâu suy tưởng, có thể thấy Quang Trung đế kỳ còn phát lộ ra bàng bạc ý nguyện của khí thiêng sông núi Việt, như văng vẳng tiếng vọng về trong huyền linh cái hơi thở đầy hào khí của dòng giống tổ tiên dân tộc Việt từ ngàn xưa.
- Theo mạch suy tưởng ấy, có thể bình tâm mà cảm khái rằng lá cờ đỏ sao vàng năm cánh- quốc kỳ Việt Nam hiện nay- chính là sự kế thừa, tiếp nối có tính thần thánh, kỳ diệu lá cờ đỏ sao vàng hình tròn- Quang Trung đế kỳ. Tuyệt vời nhất: ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ Việt Nam đang phần phật trong gió hôm nay cứ như là sự hiển linh trong thời đại mới của ngôi sao mười bốn cánh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ thời Hùng Vương - Văn Lang!
- Còn nhiều điều huyền bí, kỳ lạ ẩn chứa trong ngôi sao năm cánh nữa, chẳng hạn:
+Mối quan hệ giữa Tháp Rùa và ngôi sao năm cánh:
Tháp Rùa, Hà Nội
+Các học giả ngày nay cho rằng quan niệm Ngũ Hành và cả Kinh Dịch đều có nguồn gốc xuất phát từ Hà Đồ. Hà Đồ là một hình tượng được thể hiện bằng những chấm tròn màu đen và trắng. Nội dung đích thực ẩn chứa trong hình tượng Hà Đồ vẫn còn là một bí ẩn lớn lao, thách thức các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, rất dễ nhận biết căn nguyên tồn tại của nó có liên quan mật thiết đến con số năm. Số lượng năm đơn vị ấy có liên quan gì không đến bàn tay người? Và nếu vẽ theo lối cách điệu, bàn tay người xòe ra chính là ngôi sao năm cánh. Thật lạ thường! Đến nay, nhiều suy luận nghiêm túc (nghĩa là hàm chứa nhiều hợp lý) quả quyết rằng Hà Đồ là thành quả trí tuệ của tổ tiên dân tộc Việt. Phải chăng trước khi biết đến hệ đếm cơ số 10, dân tộc Việt đã dùng hệ đếm cơ số 5?
Ngôi sao năm cánh được tô màu để phân biệt những đoạn có độ dài khác nhau. Bốn chiều dài đó xác định tỷ lệ vàng.
+ Ngay từ thời cổ đại, loài người đã phát hiện ra rằng tỉ lệ của hai đoạn thẳng, khi chúng thỏa mãn điều kiện gọi là "tích trung bằng tích ngoại", sẽ có trị số vô tỉ bằng 1,618...và được gọi là số Ф (phi). Điều huyền bí là số Ф ẩn hiện khắp nơi trong vũ trụ vĩ mô lẫn vi mô như là một mặc định của tự nhiên, một cơ sở cấu thành nên nền tảng của tồn tại. Vì vậy mà người ta còn gọi nó là số thần thánh hay tỉ lệ thần thánh, và định lý "tích trung bằng tích ngoại" được coi là một khám phá vĩ đại của hình học về tự nhiên. Trong kiến trúc, hội họa, âm nhạc..., số Ф tạo ra cảm nhận cân đối, hài hòa nên được coi là cơ sở chuẩn mực về thẩm mỹ và được tôn vinh thêm với tên gọi "Tỉ lệ vàng". Trong ngôi sao năm cánh chuẩn cũng ẩn chứa tỉ số ấy.+ Số Ф có tên gọi nữa là số Euler. Euler là nhà toán học thiên tài của nhân loại. Ông là người (có lẽ đồng thời với Đêcac) thiết lập được biểu thức về mối quan hệ về số lượng đỉnh, cạnh, mặt của một đa diện lồi và qua đó khẳng định được rằng trong tự nhiên chỉ tồn tại đúng năm loại đa diện lồi đều (có độ dài các cạnh và diện tích các mặt bằng nhau), hợp lại gọi là khối Platon, gồm : tứ diện tam giác đều, lục diện vuông đều, bát diện tam giác đều, thập nhị diện ngũ giác đều, nhị thập diện tam giác đều. Trong khối Platon cũ hàm chứa tỉ lệ vàng...
Năm khối đa diện đều | ||||
---|---|---|---|---|
Tứ diện đều | Khối lập phương | Khối tám mặt đều | Khối mười hai mặt đều | Khối hai mươi mặt đều |
(Xem hình quay) | (Xem hình quay) | (Xem hình quay) | (Xem hình quay) |
-Vua Quang Trung đã hoạch định xong "đòn sấm sét" giáng xuống đầu một Nguyễn Ánh thù hận ích kỷ, mù quáng đến độ "cõng rắn cắn gà nhà", cũng đã gửi hịch cho quân dân Quảng Ngãi, Qui Nhơn, nhấn mạnh là "không được quá nhẹ dạ tin vào những lời đồn đại về bọn Tây Phương..." và sẽ tiêu diệt bè lũ ấy "dễ như bẻ gãy cành khô, củi mục". Đối với một thiên tài quân sự tầm cỡ bách chiến bách thắng và thắng thần tốc thì lời hịch ấy thật "chắc như bắp". Nhưng than ôi, sự ra đi đột ngột và quá sớm đã để lại cho hậu thế vô vàn tiếc nuối!...Lịch sử cho thấy vận mệnh dân tộc Việt nhiều khi phải chịu tuyệt cùng đau thương, để từ đó vùng dậy, bất khuất vươn lên đến tuyệt đỉnh tự hào!?
- Long tinh kỳ thời Gia Long chỉ như Quang Trung đế kỳ đã biến màu, có ý nghĩa phủ định cuộc cách mạng mang tính quần chúng và chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, máy móc trở lại thiết chế quân chủ bảo thủ đã bắt đầu trở nên cổ hủ trong thời đại mới-thời đại sản xuất công nghiệp tập trung và mở rộng giao lưu hàng hóa.
- Quá trình bán nước của triều đình nhà Nguyễn bắt đầu ngay từ lúc Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh (mà cho đến lúc đó,trên thực tế chưa từng có một giây phút nào ở địa vị "chúa Đàng Trong"!!!) ký hiệp ước tương trợ, thực ra là thủ đoạn "đổi chác"(?), với triều đình Pháp, và hoàn thành trên danh nghĩa vào ngày ký hiệp ước Patơnốt (6-6-1884). Từ đó coi như triều đình nhà Nguyễn vĩnh viễn mất chủ quyền quốc gia trên toàn bờ cõi Việt Nam và sự tồn tại của nó thực ra là nhờ vào ý đồ thâm độc của thực dân Pháp. Như vậy, có thể nói, từ năm 1884 trở về sau này, Long tinh kỳ và các lá cờ "hậu duệ" của nó chỉ tượng trưng cho một vương triều hoàn toàn phải phục tùng ngoại bang Pháp, được Pháp thuê và cho phép trong một phạm vi hạn định được tham gia cai trị, được bóc lột dân tộc mình. Nói cách khác, đó là những lá cờ "ngụy" quốc kỳ, chỉ phô ra thân phận tay sai, nỗi ô nhục ê chề. Chính Bảo Đại, ông vua bạc nhược cuối cùng của triều đình Huế cũng từng phải thốt lên: "Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ"...
-Lá cờ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng "cùng một giuộc" với Long ting kỳ! Dù lồng lộn điên cuồng nhào nặn thành thập cẩm đủ thứ ý nghĩa "cao siêu" để vinh danh nó thì thực chất nó vẫn là con cháu của Long tinh kỳ nấp bóng quốc kỳ Mỹ trong giai đoạn lá cờ này xuất hiện tại Miền Nam-Việt Nam không phải mang ý nghĩa đại diện cho đất nước và nhân dân Mỹ mà là ý nghĩa đại diện cho giới chóp bu hiếu chiến Mỹ thời đoạn đó, cũng như tượng trưng cho đế quốc-xâm lược!
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>