Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Phố nhà tôi








7 giờ sáng

10 giờ sáng

4 giờ chiều 

7 giờ tối

12 giờ khuya

Tôi về ở đây đã hơn 10 năm, nhưng mãi tới gần đây, nghỉ hưu rảnh rỗi mới quan sát thấy hết phố nhà mình. Phố nhà tôi vừa đủ lớn để không gọi là hẻm. Vừa đủ yên tĩnh để không đến nỗi buồi hiu không nghe được tiếng xe nào như ở quê, nhưng cũng vừa đủ nhộn nhịp không quá ồn ào với tiếng xe máy chạy tà tà và thỉnh thoảng vài tiếng kèn nhè nhẹ của mấy chiếc xe hơi loại nhỏ. Trừ nhưng khi tắc đường ở khu vực xung quanh thì phố tôi được coi là con phố yên tĩnh ở Sài Gòn này.

Phố tôi đúng là phố ăn sáng. Cứ khoảng 7 giờ hàng loạt quán hàng ăn sáng xuất hiện. Đầu đường là hàng bánh cuốn Tây Hồ nghe nói nổi tiếng Sài Gòn từ trước giải phóng, mặc dù tôi chẳng thấy ngon lành gì(!). Cạnh đó là xe bánh mỳ Bảy Hổ có lẽ cũng có tên tuổi. Dù chỉ là 1 cái xe đẩy bán bánh mỳ thịt như mọi cái khác, nhưng gần như lúc nào cũng thấy người đứng đợi mua. Thỉnh thoảng có người từ đâu đó đến mua cả vài ba chục ổ “cho bọn cơ quan cùng thưởng thức” (?). Dọc theo con đường là các tiệm phở bình dân, bún bò Huế, hủ tiếu-mỳ-miến lươn và 1 tiệm cà phê mang tên gì đó giống tiếng Mã lai hay Indo nhưng thường xuyên không có khách, cùng số phận còn có 1 cửa hàng bán bánh mỳ các loại với thứ được chào là xúc xích Đức.

Cặp theo lề đường thì ôi đủ các loại xe đẩy, gánh hàng … với các món bình dân. Nào là xôi bắp, xôi khúc, bánh ướt, bánh canh, mỳ nuôi xào chay, khoai lang, chuối luộc … chẳng thiếu thứ bình dân nào. Ưa thích ghé đây ăn sáng nhất là đám viên chức, nhân viên của các công ty xí nghiệp và tất nhiên cả đám nghỉ hưu vô công rồi nghề như tôi và mấy ông bà đi tập thể dục về. Náo nhiệt nhưng không ồn ào, mọi người ghé ăn, ghé mua rồi vội vã ra đi đến công sở.

Tới khoảng 10, 11 giờ các hàng quán đều lần lượt dẹp trả lại con đường thóang đãng. Lúc này chỉ còn lại mấy quán ăn còn mở với lưa thưa khách. Đường phố cũng bắt đầu vắng người qua lại. Nắng lên chói chang. Xe cộ qua lại thưa thớt cho tới tối.

Tối đến im ắng tới mức nhiều khi không ngủ được vì cứ như chết cả rồi. Thỉnh thoảng vài tiếng xe máy của mấy đứa tuổi teen rồ ga chạy ào qua nghe giật nẩy cả người.

Phố chìm về khuya để rồi sáng mai lại bắt đầu một ngày ăn sáng mới.


 ❧ ❀ ❧ 


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp BLL trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi phía Nam

Chủ nhật 30/3/2014, Trưởng ban Dương Minh triệu tập họp mặt BLL phía Nam tại Nhà hàng Cây Sứ. Đại diện BLL các khóa có mặt đầy đủ, (chỉ thiếu BLL k2).
Nội dung chính được thông qua:
1. Kiện toàn tổ chức:
- Chính thức thống nhất BLL mới gồm đại diện BLL các khóa.
- Thường trực BLL gồm 3 cụ: Khánh Tường k3, Dương Minh k4, Kiến Quốc k5. Do điều kiện đã về hưu nhưng còn "hưu nai" nên nhiệm vụ Trưởng ban của Dương Minh được bàn giao cho Kiến Quốc. Hội nghị nhất trí biểu quyết.
(...)
Xem tại Báo liếp K5

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tin buồn


Cụ bà Nguyễn Thu Liên
thân mẫu các anh Trịnh Chí Liêm

Trịnh Chí Liêm


Liêm meo
HN


K8, Trịnh Việt Cường

Trịnh Cường


Cường khỉ
0913 525 841
HN

1965

9/6/2012

K6, Trịnh Việt Dũng

Trịnh Việt Dũng


Việt Dũng
HN


K4.
Do tuổi cao sức yếu đã từ trần hồi 23h30 ngày 24/3/2014 tại Bệnh viện quân y 354 Hà nội. Hưởng thọ 88 tuổi.

Lễ viếng: Từ 13h đến 15h ngày Thứ Sáu 28/3/2014
Địa điểm: Nhà tang lễ bệnh viện 354, phố Đội Nhân, Ba đình Hà nội.
Hỏa táng cùng ngày tại đài hóa thân Hoàn Vũ.

Theo tin BLLK8 HN


Xin chia buồn cùng anh Trịnh Việt Dũng, bạn Trịnh Việt Cường, Trịnh Chí Liêm và gia đình.





Bạn Trỗi viếng mẹ V.Dũng, V.Cường, Chí Liêm

Ảnh Trần Văn Lưu


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Lại tin buồn




Hoài Thu sinh 09/11/82
(con gái bạn Nguyễn Toàn Thắng "biêu"

Nguyễn Trọng (Toàn) Thắng


Thắng biêu
0903 355 978,
+84 93 801 63 54 Viber
toanthang317@yahoo.com.vn, thang.nguyentoan.9889@facebook.com
toanthang.nguyen.39750@facebook.com
SG

1972

08/09/2012

) sống tại Đức với mẹ từ năm 7 tuổi vừa mất hôm 20/03/14 (chưa biết nguyên nhân).

Xin chia buồn cùng bạn và gia đình.

Sao nhận được nhiều tin buồn thế.




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tin buồn




Thân phụ bạn Nguyễn Hoàng Anh

Nguyễn Hoàng Anh


Hoàng Anh
0908 414 218, hoanganhngtk115@yahoo.com.vn
SG

1972

2011

bác Nguyễn Văn Luyện đã từ trần, thọ 88 tuổi.

Lễ viếng tại nhà Tang lễ số 5, Phạm Ngũ lão, Q.GV
từ 7g00 đến 13g00 ngày 26/3/2014 Thứ Tư.

Đề nghị các bạn K6 tập trung viếng vào lúc 9g30.

Xin chia buồn cùng Hoàng Anh và gia đình.

BLL K6 HCM





Ảnh từ FB Thang Nguyentoan

4 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Lạm bàn về chữ “Nhẫn”



Mấy bữa trong tết có bàn luận (trong hơi men) với mấy anh K3 sơ sơ về chữ "Nhẫn". Hôm nay ngồi đợi xem bóng đá trực tiếp viết ra đây mấy ý mong AE "phán" lại cho vài câu.

Từ hồi nào mấy ông Tử họ Khổng, họ Lão hay gì đó bên Tàu đã đưa ra một loạt mấy chữ có ý khuyên bảo người đời nên giữ lấy và làm theo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Tâm, Tài, Nhẫn, Dũng…. Nhưng chữ “Nhẫn” có vẻ được người ta “tôn vinh” và nhắc tới nhiều. Sao vậy?

Nếu ở châu Âu nơi sự mạnh mẽ, thẳng thắn, bộc trực luôn luôn được đưa ra một cách rõ ràng đúng như bản chất của nền văn hóa đồng bằng, thảo nguyên thì chữ “Nhẫn” thật cần thiết. Nhưng tiếc thay, mấy chữ này vốn có gốc và cũng lưu truyền chủ yếu ở châu Á, nơi mà con người vốn như mỳ, khiếm tốn, nhẹ nhàng đúng bản chất của nền văn hóa lúa nước, vậy mà còn “nhẫn” nữa thì còn cái gì?

Thiết nghĩ, mấy ông tên Tử chẳng có tội lỗi gì trong chuyện này vì mấy ổng đưa ra một loạt chữ nghĩa khuyên bảo người đời phải sống sao cho có đủ tất cả các chữ. Nhưng mấy nhà cầm quyền (tất nhiên là kẻ áp bức) lại thấy cần phải nhấn mạnh chữ “Nhẫn” vì dân bị áp bức tất yếu phải tức giận. Đã tức giận mà có “Dũng” thì tất vùng lên phản kháng, làm cách mạng. Để tới khi đó thì (nhà cầm quyền) xử lý không phải dễ mà có khi còn không được thì bỏ mạng. Mà bảo dân đừng giận thì chỉ có cách đừng áp bức họ nữa, hãy làm vừa lòng họ đi hay nói theo cách ngày nay thì: hãy làm đầy tớ của dân đi! – Đâu được. Vậy thì lấy gì “ăn”. Vậy là không thể làm vừa lòng dân được thì chỉ có cách khuyên dân: Ừ, thì mày cứ giận, cứ tức, nhưng hãy từ từ. Hãy đợi chờ, hãy cố chịu đựng cho tới khi … mày chết! Vậy còn gì hay hơn chữ “Nhẫn” của mấy ông Tử bên Tàu. Hãy nhẫn nại, nhẫn chịu, nhẫn nhịn, nhẫn nhục. Giận thì cứ ghét rồi cùng lắm thì chửi, nhưng hãy nhẫn chịu mà đừng nổi lên làm cách mạng.

Nhiều người, trong đó có tôi vì nhát gan (chứ không phải không hiểu) thấy thôi thì cũng tạm ổn. Ráng giữ mấy cái “xiềng xích” đang có đi, chứ nó mà mất thì còn chẳng có gì nữa đâu!!! Và để che đậy cái nhát gan đó thì còn gì hay và đẹp bằng chữ “Nhẫn” của mấy ông Tử? Tôi đâu có nhát, đâu có sợ chúng nó, chẳng qua tôi đang “Nhẫn” mà thôi. Chẳng qua tôi “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.
Mà chúng nó lúc nào cũng là voi, còn tôi cao lắm cũng chỉ là … mèo. Tụi mày đợi đấy, sẽ tới ngày tụi mày cũng sẽ phải “nhẫn” khi tao và con cháu tao … chết hết!

Tại sao dân thì cứ “nhẫn” mà tụi cầm quyền (ở hầu hết các chế độ) thì lại không? Tại sao chúng nó không:
Nhẫn để yêu thương
Nhẫn để tìm đường lo toan
Nhẫn để vẹn toàn
Nhẫn để tránh tàn sát nhau

Tóm lại là hãy nhẫn nhịn nghe dân nói, hãy nhẫn nại phục vụ dân tới cùng. Nói theo ngày nay là hãy “Nhẫn” để thực hiện Dân chủ!

Để các nhà cầm quyền biết “Nhẫn” thì dân mình phải biết “Dũng”. Có dũng khí để nêu ra sự thật, đủ dũng cảm đấu tranh với những bất công và chiến đấu dũng mãnh để đạt được lẽ phải. Tiếc thay mình lại không có mà lại để bọn cầm quyền có đủ 3 dũng này: Có dũng khí để lừa gạt dân, có dũng cảm để trấn áp dân và rất dũng mãnh loại trừ thế lực đụng đến túi mình.

Vậy chữ “Dũng” mới là cái cần nêu lên hàng đầu cho dân mình (dân châu Á). Còn chữ “nhẫn” thì chỉ nên cần chữ Nhẫn … vàng!

Để kết thúc bài viết tôi xin gủi AE một mẩu chuyện sưu tầm được trên mạng:
“Ngày tết đi xin chữ.
- Thưa cụ, cụ cho con xin một chữ đi ạ !
- Cô xin chữ gì ?
- Cụ cho con xin chữ ” nhẫn ” ạ !
- Chữ ” nhẫn ” trẻ như cô mà xin chữ nhẫn chắc phải trí tuệ lắm, lại cố gắng kiên trì kiên nhẫn nữa, tôi rất ngạc nhiên…
- Ô thưa cụ, thế chữ nhẫn này hông phải là nhẫn đeo tay hay sao ạ ? Con chỉ muốn xin cụ chữ nhẫn - nhẫn đeo tay ấy - để sớm lấy chồng thôi ạ”


 ❧ ❀ ❧ 




2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Tin buồn


hình do X.Lộc cung cấp


Bác Nguyễn Ngọc Dung, mẹ bạn Xuân Lộc

Nguyễn Xuân Lộc


Xuân Lộc
0903 970 483
SG

1969

2011

mới mất.

Lễ viếng được tổ chức tại Nhà Tang lễ Thành phố - 25, Lê Quý Đôn, Q3.
Thời gian: 9g00 - 19g00 ngày 15/3/2014 (thứ Bẩy)
7g00 - 12g00 ngày 16/3/2014 (Chủ nhật)

Đề nghị các bạn K6 tập trung viếng vào lúc 16g00 ngày 15/3/2014 (thứ Bẩy)
BLL K6 HCM

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ảnh Ban liên lạc Trường đầu tiên

Ảnh của VNQ bên Út Trỗi
Ban liên lạc Trường VHQĐ NVT ra mắt lần đầu tiên 15/10/1991 tại hội trường CLB Quân đội Hà Nội.


BLL Trường trong một lần lên Mỹ Yên, Đại Từ năm 1995
Tại suối bom bo 1995


Thăm nhà liệt sĩ Tiến K6
Tại suối bom bo 1995

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>