Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

Bạn Trỗi với ngày 30/4/1975

Start:     Apr 30, '09
Location:     Blog
Huy hiệu 'Chiến dịch Hồ Chí Minh'Copy/Paste các bài viết nhân Ngày 30/4 tại các Blog Bạn Trỗi


Kỷ niệm


Tâm sự


Hồi tưởng

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Cư dân phố Lý Nam Đế họp mặt

Start:     Apr 26, '09
Location:     TP. HCM
hầu hết đã trên dưới năm mươi, từng học hành với nhau hết cả thời phổ thông từ Thăng Long đến Thanh Quan, Ba Đình, Chu Văn An hay cả thời sơ tán ở các trại trẻ đến Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Văn Trỗi...


"Chủ nhật cuối cùng của tháng Tư, như thường lệ những cư dân cũ của phố Lý Nam Đế Hà Nội một thời hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh lại tổ chức họp mặt thường niên...."
(Hồ Bá Đạt, 27/4/2009)



"...Soi mãi không thấy... Sơn lé k6 mặc dù có bà xã đó..."
(AMk3, 28/4/2009)




Xem:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi kỷ niệm Ngày Thống nhất đất nước

Start:     Apr 30, '09
Location:     Blog
Huy hiệu 'Chiến dịch Hồ Chí Minh'
Copy/Paste các bài viết nhân Ngày 30/4 tại các Blog Bạn Trỗi


Kỷ niệm
  1. CHÀO MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30/04 - Trung Liêm, 1/5/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  2. Ngày 30/4 ở Bắc Kinh - Cao Cẩm Quỳ, 1/5/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
  3. Thư Berlin - Trần Đình Ngân, 1/5/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
  4. Lời chúc mừng của anh Cao nhân 30/4 - 30/4/2008 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
  5. Hôm nay trong 1975 (4,30) - sự giải phóng của Sài Nếu (Today in 1975 (4.30) - the liberation of Sai Kung) Xem Blog CaoCamQuy (Google dịch )
    (Xem trang chinh TQ: 1975年的今天(4.30)-西贡解放)
  6. Gặp mặt 30/4 - HữuThành.Nguyễn, 30/4/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  7. THÔNG BÁO CỦA BAN LIÊN LẠC KHÓA 3 - Nguyễn Cương, 30/4/2008 tại Blog K3


Tâm sự
  1. Ma lực - tongiaquy, 1/5/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  2. Có những bài hát như thế - Đỗ Nghĩa, 30/4/2008 tại Blog "Út Trỗi"
  3. NHỚ VỀ TRẠI HÒE - Đức Dũng, 30/4/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"


Hồi tưởng
  1. Nhớ ngày 30/04/1975 - Lê Tự Thành, 3/5/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  2. Nhớ ngày này 34 năm trước - Kiến Quốc, 28/4/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
  3. Những điểm dấu không quên - HữuThành.Nguyễn, 29/4/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  4. NHỚ MÃI NGÀY NÀY - 30/4/1975 - Hồ Bá Đạt, 29/4/2008 tại Blog "Út Trỗi"
  5. Nhớ ngày này năm xưa - TranKienQuoc, 28/4/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  6. NGÀY 1/5/1975 CỦA TÔI - hameok6, 28/4/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  7. Đi sau thì nhặt ống bơ vậy! - Hữu Thành - 23/4/2007 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  8. Chuyện cũ xem chung - Thanh Minh, 20/4/2007 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  9. Thư riêng, chuyện cũ, xem chung - Phạm Hồng Thao, 15/4/2007 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi K4 gặp thầy Khoát tại HN



Thầy Khoát (áo trắng ngồi sát tường), Đức Cường, Ngọc Việt K4
Thầy Khoát (áo trắng ngồi sát tường) nghỉ hưu năm 92 từ QK3, thượng tá. Trong thời gian từ 82 đến 87 thầy làm chuyên gia xây dựng Trường Văn hóa Quân đội CPC.

...
Thầy Khoát khỏe, tóc đen hơn khối anh em mình. Thầy gửi lời mời anh em khi nào có dịp đến nhà thầy chơi.

Nói chuyện, thầy nhớ nhiều trò k5, k6 như Kiến Quốc, chị em Tuấn Quảng,... Có lẽ k4 không học thầy nên tôi chỉ nhớ loáng thoáng.

Anh em các khóa, nếu có dịp nào tiện hoặc có thời gian thì về thăm thầy.


Đỗ Xuân Khoát (vợ Đào Thị Tánh)
Địa chỉ: thôn Lương Trạch, xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng
Điện thoại: 031-358-4213




Trích đăng lại bài viết của HữuThành (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ ba, ngày 28 tháng tư năm 2009)

Xem:
Xem thêm:

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Đi Điện Biên Phủ

Start:     Apr 22, '09
End:     Apr 25, '09
Location:     Điện Biên Phủ
Quảng trường 55 năm trước duyệt binh mừng chiến thắng. Năm nay mới có tượng đài.

Ngày 2: Sơn La - Điện Biên Phủ
Ngày 3: Điện Biên Phủ - Lai Châu
Ngày 4-5: Lai Châu - Nghĩa Lộ - Sơn Tây - HN

(HữuThành, 24-25/4/2009)


Xem:

Sưu tầm trên mạng:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đi Điện Biên Phủ - Ngày 1: HN-Sơn La

Start:     Apr 21, '09 11:00a
Location:     Sơn La
Thắp hương và chụp ảnh kỷ niệm - Nghĩa trang LS hi sinh tại Nhà tù Sơn La.

Nhân 55 năm chiến thắng ĐBP đám bạn xấu (HữuThành K4) (+ TV K6, VH K7, VinhNQ K8) đi Điện Biên Phủ từ 21-25/4 (tổng cộng 5 ngày), theo cung đường HN -> Sơn La -> ĐBP -> Lai Châu -> Lào Cai -> Yên Bái -> Sơn Tây -> Hà Nội. (Xem Tuyến ĐBP 2009)

Ngày 1: HN-Sơn La
...tới Sơn La vào 14h30. Chương trình tại đây đã được TV chuẩn bị sẵn, tới thẳng Nhà tù Sơn La, được cô Dung, cán bộ có thâm niên 25 năm bảo tàng này hiện phụ trách thuyết minh và nghiên cứu, tiếp đón và trực tiếp hướng dẫn đi tham quan, trả lời các thắc mắc... Sau khi thăm nhà tù chúng tôi sang viếng nghĩa trang LS hi sinh tại nhà tù Sơn La ... Tối được cơ sở của TN đưa đi ăn món của người Thái...
(HữuThành, 21/4/2009)



Xem:

Xem thêm:

Sưu tầm trên mạng:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Đi Điện Biên Phủ

Start:     Apr 22, '09
End:     Apr 25, '09
Location:     Điện Biên Phủ
Quảng trường 55 năm trước duyệt binh mừng chiến thắng. Năm nay mới có tượng đài.





Ngày 2: Sơn La - Điện Biên Phủ
Ngày 3: Điện Biên Phủ - Lai Châu
Ngày 4-5: Lai Châu - Nghĩa Lộ - Sơn Tây - HN



(HữuThành, 24-25/4/2009)


Xem:

Sưu tầm trên mạng:

3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Cú sút chân trái - Kiến Quốc



Cú sút chân trái


Chiều thứ ba và thứ sáu hàng tuần, CLB "Những người bạn" vẫn gặp nhau ở sân Cột Cờ, 19C Hoàng Diệu. Anh em chia ra 2 đội Già, Trẻ tỉ thí. Mạnh Thắng k7 là đội trưởng đội Trẻ, còn Ngọc Chỉnh k6 đội trưởng đội Già.

Chiều qua, 2 đội giằng co nhau mãi không ghi bàn. Phải đến phút thứ 100 (vì đá 2 tiếng liền!?), nhận được đường chuyền từ cánh phải lật sang, 1 đồng đội (xin phép giấu tên) của đội Già khéo léo khống chế bằng ngực rồi co chân trái sút mu thẳng vào góc xa. Gôn Long bị vặn vỏ đỗ, không xoay người phản ứng kịp, đành bó tay. Ngô Sơn k6 ngồi từ trong quán Cường "hói" phải chạy ra hô lớn: "Này, tôi đã dùng điện thoại quay lại pha đẹp ấy rồi nhé! Có mua không?".

Tỷ số 1-0 giữ mãi tới phút thứ 110 mới được chú Long kiến tạo nên bàn gỡ hòa. Kết thúc với tỷ số đẹp, anh em ra uống với nhau những ly bia hơi mua từ Đoan Môn. Bia tươi, nguyên chất, bọt bia dính quanh mép. Quá xá đã!
Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog "Út Trỗi”: Thứ tư, ngày 22 tháng tư năm 2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đi Điện Biên Phủ - Ngày 1: HN-Sơn La

Start:     Apr 21, '09 06:00a
Location:     Sơn La

Thắp hương và chụp ảnh kỷ niệm - Nghĩa trang LS hi sinh tại Nhà tù Sơn La.

Nhân 55 năm chiến thắng ĐBP đám bạn xấu (HữuThành K4) (+ TV K6, VH K7, VinhNQ K8) đi Điện Biên Phủ từ 21-25/4 (tổng cộng 5 ngày), theo cung đường HN -> Sơn La -> ĐBP -> Lai Châu -> Lào Cai -> Yên Bái -> Sơn Tây -> Hà Nội. (Xem Tuyến ĐBP 2009)

Ngày 1: HN-Sơn La
...tới Sơn La vào 14h30. Chương trình tại đây đã được TV chuẩn bị sẵn, tới thẳng Nhà tù Sơn La, được cô Dung, cán bộ có thâm niên 25 năm bảo tàng này hiện phụ trách thuyết minh và nghiên cứu, tiếp đón và trực tiếp hướng dẫn đi tham quan, trả lời các thắc mắc... Sau khi thăm nhà tù chúng tôi sang viếng nghĩa trang LS hi sinh tại nhà tù Sơn La ... Tối được cơ sở của TN đưa đi ăn món của người Thái...
(HữuThành, 21/4/2009)



Xem:

Xem thêm:

Sưu tầm trên mạng:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Bạn Trỗi hội ngộ ở Qui Nhơn

Start:     Apr 20, '09
Location:     TP Qui Nhơn
Nguyễn Phúc Học K7 Đà nẵng - Phạm Nhất Trung K5 Qui Nhơn - Mai Đình Trung K5 Nha Trang

Học K7 Đà nẵng - Trung K5 Qui Nhơn - Trung K5 Nha Trang...

Đại hội - Hội nghị Nội khoa Toàn quốc lần thứ 6 tổ chức tại Tp Qui Nhơn vào các ngày 19-20-21/4/2009; Đề tài H199 được xếp báo cáo chính thức tại HN vào ngày 20...
(Bs HOC, 20/4/2009)


Bạn già gặp nhau ở Quy Nhơn.
"Có già già tóc già râu
Còn riêng cái ấy còn lâu mới già!"
(bantroik5sg, 20/4/2009)





Xem:

1. BT 'đại hội' ở TP Qui Nhơn - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “BẠN TRỖI K5”.
2. Hội ngộ ở Qui nhơn - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Báo cáo H199 tại 6th VN NIM Congress - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “BsHoc”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi hội ngộ ở Qui Nhơn - Bs Hoc

Start:     Apr 20, '09
Location:     TP Qui Nhơn


Nguyễn Phúc Học K7 Đà nẵng - Phạm Nhất Trung K5 Qui Nhơn - Mai Đình Trung K5 Nha Trang
Nhân dịp...Đại hội - Hội nghị Nội khoa Toàn quốc lần thứ 6 tổ chức tại Tp Qui Nhơn vào các ngày 19-20-21/4/2009;...

Bạn già gặp nhau...
"Có già già tóc già râu
Còn riêng cái ấy còn lâu mới già!"


Thấy anh em Quy Nhơn mà vui...

(Bs HOC, KienQuoc, 20-21/4/2009)





Xem:

1. BT 'đại hội' ở TP Qui Nhơn - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “BẠN TRỖI K5”.
2. Hội ngộ ở Qui nhơn - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Báo cáo H199 tại 6th VN NIM Congress - Bs HOC, 20/4/2009 – Blog “BsHoc”.
4. Một thoáng Qui Nhơn - Bs HOC, 21/4/2009 – Blog “BẠN TRỖI K5”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

Họp về việc chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 60 năm TSQ VN

Start:     Apr 15, '09 09:00a
Location:     tại nhà anh Vũ Mão (HN)
Họp 15/4/2009, tại nhà anh Vũ Mão, về việc chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 60 năm TSQ VN
Sáng nay, tại nhà anh Vũ Mão (TSQ VN 1949) có cuộc họp của đại diện TSQ các thế hệ với Cục Nhà trừơng (Bộ QP) về việc chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 60 năm TSQ VN và tổng kết 10 năm đào tạo TSQ (1999-2009). Đại diện trường ta đến dự có thầy Chi Phan và Trửơng ban Bùi Vinh cùng các anh Lữ Thái, Thái Chi, Kiến Quốc.
...
(Xem tiếp tại Blog K5)

Xem:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

Ảnh hồi An Mỹ, Đại Từ.



Bên Blog "Bạn Trường Trỗi" có đăng 3 tấm ảnh hồi An Mỹ, Đại Từ của anh Đại Cương, trong đó có mặt mấy bạn K6. Xin được lấy về để các bác có dịp hồi tưởng .



Chổ chụp ảnh và bắn súng hơi là ở bờ Suối cách gốc đa chừng 500m vào dịp các cụ lên thăm, ...Hai lớp dưới là Ngô Huấn và Hà Tuấn, còn cái chị cười tít mắt là chị cũa Hà Tuấn...
Chổ chụp ảnh và bắn súng hơi là ở bờ Suối cách gốc đa chừng 500m vào dịp các cụ lên thăm,tất nhiên là không có ông già minh.Hai lớp dưới là Ngô Huấn và Hà Tuấn,còn cái chị cười tít mắt là một câu chuyện dài dài cũa 7năm sau đó,cũng là chị cũa Hà Tuấn..."
(Minh Thu Le  10:49:00 ICT Chủ nhật, ngày 12 tháng tư năm 2009 )




 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM





Ban Biên soạn

Từ tháng 3 năm 1965, con em có cha mẹ công tác ở Tổng cục Chính trị, Hậu cần, Bộ Tổng Tham mưu, Văn phòng Bộ Quốc phòng “lục tục” tập trung lên Tiểu đoàn 126, Trường Văn hóa Quân đội tại Hiệp Hòa (Hà Bắc). Khi đó các lớp 5, 6, 7 được sống trong doanh trại Trại Hòe, còn các anh lớp 9, 10 sống ở Trại Cờ (gần Phố Thắng - phố huyện của Hiệp Hòa).

Chương trình chủ yếu thời kì đầu là ổn định tổ chức và ôn tập văn hóa. Ngoài ra, anh em được làm quen với việc đào hầm chữ A và giao thông hào phòng không, tập các phương án chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Máy bay Mỹ thường bay qua vùng trời nơi trường đóng quân để đánh phá Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, sân bay Kép... Có thời gian các lớp phải sơ tán vào dân (sáng đi, chiều về) để tránh máy bay Mỹ, đây cũng là thời gian để làm quen với “công tác dân vận”. Chiều về được đá bóng trên sân vận động của trường và bơi lội ở mương thủy lợi sau doanh trại.

Đêm 15 tháng 7, toàn trường được lệnh hành quân chuyển địa điểm, các lớp khẩn trương thu dọn tư trang, sách vở… chuẩn bị lên đường. Một đoàn xe tải quân sự bịt bùng, quãng 8 giờ tối, có mặt trên sân vận động, các lớp lên xe theo chỉ huy của đại đội trưởng. Đây là đợt hành quân đầu tiên trong đời lính. Xe đi theo “đường chiến lược” từ Hiệp Hòa tắt qua Thái Nguyên. Đường xóc và tối như bưng. Riêng khi qua khu gang thép Thái Nguyên thì thấy đèn sáng trưng, chả thấy không khí chiến tranh đâu cả. Quãng 1 - 2 giờ đêm thì đến cây đa cổ thụ xã An Mỹ (Đại Từ, Bắc Thái). Sau đó, đứa nào đứa nấy vừa ngủ gà ngủ gật vừa hành quân bộ tiếp tục vào các bản làng sát chân núi (dễ chừng tới 2 – 3km). Từng tiểu đội được xé lẻ ra phân vào các hộ dân. Mệt đừ, sau khi được phân chỗ là lăn quay ra ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy mới biết thế nào là Chiến khu Việt Bắc (?), cả lòng chảo An Mỹ chìm trong sương sớm, không gian lặng tanh, xa xa vẳng tiếng mõ trâu lốc cốc và tiếng suối róc rách. Ăn sáng xong là mò đi thăm rừng ngay. Lạ mà!

Sau thời gian tạm ở trong dân, các lớp bắt đầu triển khai xây dựng doanh trại, vào rừng chặt tre nứa, vầu về làm nhà ở, lớp học. Lớp 8 ở sâu trong rừng gần thác Bom Bom; lớp 9 và10 ở dịch ra ngoài bìa rừng cạnh làng của đồng bào Dao. Bạn Lâm Duy (khóa 4) bị tai nạn khi khai thác gỗ, trên đường cấp cứu về Hà Nội thì mất.

Ngày 15 tháng 9, bổ sung thêm con em các Tổng cục và cơ quan Trung ương. Ngày 15 tháng 10 năm 1965, lễ thành lập trường được tổ chức tại cửa rừng cạnh thác Bom Bom. Trong buổi lễ có đại diện của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị. Toàn trường được phát quân phục kiểu không quân: áo blu-dông, quần xanh, mũ cối. Các anh lớp 8, 9, 10 được giao súng trường tự động CKC, tiểu liên AK-47, tiểu liên băng tròn K50. Anh Lê Võ Tiến Hưng (lớp 10 - khóa 1) được phân công đọc “Chín lời thề danh dự của học sinh Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi”.

Vào học tập, các lớp bố trí rải rác ở Cao Chùa, Trại Cau, La Hiên… Máy bay Mỹ gầm rú trên đầu, đây là đường bay của chúng vào đánh phá Khu gang thép. Hàng tháng vẫn được xem phim chiếu ở cây đa Hiệu bộ. Cha mẹ thỉnh thoảng lên thăm vào các ngày chủ nhật, ngày lễ.

Tháng 6 năm 1966, lớp 10 (khóa 1) thi tốt nghiệp. Sau đó, 100% quân số (53 người) lên Đại học Kỹ thuật Quân sự học tập, rèn luyện. Hè 1966 là đợt đi phép đầu tiên trong đời lính, anh em được nghỉ 15 ngày phép với cha mẹ. Vào năm học mới, khóa 7 bổ sung lên trường bắt đầu vào học chương trình lớp 5. Khóa 5 (lớp 7) chuyển ra Suối Chì (tiền tiêu của nhà trường), khóa 4 (lớp 8) ở Trại Cau, có thêm C11 cho các bạn nữ do cô Hồng (vợ bác Trần Đăng Ninh) và cô Thục phụ trách. Hàng ngày các bạn nữ phải đi bộ vài cây số từ Trại Cau đến các lớp để học tập.

Năm học 1966 - 1967, Tổng cục điều về trường một số hạ sĩ quan vừa tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan xe tăng làm cán bộ khung, phụ trách các trung đội thuộc khóa 5, 6, 7. Đó là các anh Thụy, anh Quân, anh Trinh, anh Xuyên, anh Côn, anh Phảng, anh Kính… Các anh đã áp dụng một số kinh nghiệp vừa học tập ở trường để áp dụng quản lý học sinh Thiếu sinh quân.

Toàn trường vẫn tiếp tục học tập và rèn luyện trong điều kiện sơ tán, thiếu thốn và gian khó. Do giặc Mỹ tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại, để chuẩn bị lực lượng kế cận cho cuộc chiến tranh chống Mỹ có thể còn kéo dài và cho công cuộc xây dựng sau chiến tranh, Đảng – Bác quyết định xin Bạn cho trường chuyển sang Quế Lâm. Toàn trường hành quân về Hà Nội cuối tháng 12 năm 1966, đúng vào đợt nghỉ lễ Noel và tết dương lịch.

Đầu tháng giêng năm 1967, toàn trường tập trung chuẩn bị ra ga lên tầu liên vận sang Trung Quốc. Khóa 5, 6, 7 tập trung ở trường Thanh Quan; khóa 2, 3, 4 ở Trưng Vương... Anh em được phát một số quân trang phòng lạnh. Chiều hôm đó ra ga lên tầu ngược Lạng Sơn qua Đồng Đăng sang Bằng Tường. Sáng sớm ngày hôm sau qua biên giới, trời âm u, nghe gà vùng biên gáy o o, thế mới hình dung ra lời bài hát “Việt nam, Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng…”.

Ở Bằng Tường, thấy cuộc sống khác hẳn, thanh bình - không hề có chiến tranh. Các bạn đón tiếp nồng hậu và cho chuyển sang tầu liên vận Trung Quốc. Đa số anh em lần đầu được đi tầu liên vận, ăn ba bữa no và ngon, đúng là “ăn cơm Tầu”. Xe lửa chạy qua Nam Ninh, Liễu Châu và sáng hôm sau đến ga Quế Lâm. Bạn với nhiều cờ hoa, biểu ngữ ra sân ga đón các bạn Việt Nam từ tiền tuyến lớn trở về. Thời kỳ này ở Trung Quốc đang diễn ra Đại cách mạng văn hóa vô sản.

Trời se lạnh, anh em được đón về trường Trung học số 1 Quế Lâm (Y Trung). Mọi người được phát chăn đệm, nằm giường tầng, nhà ở ngay cạnh lớp học. Trung tâm trường là một sân vận động, xung quanh có đường piste. Sau khi ổn định tổ chức, toàn trường bắt đầu vào học tập. Dịch viêm màng não hoành hành và chiến dịch chống viêm màng não được phát động trong toàn trường.

Tháng 6 năm 1967, khóa 2 thi tốt nghiệp, sau đó về nước. Đa số học sinh khóa 2 (70 trên tổng số 84 người) được đưa sang Liên Xô học trong các trường cao đẳng quân sự đào tạo kỹ sư phòng không, thông tin, vũ khí…

Tháng 8 năm 1967, các em khóa 8 tập trung hành quân sang Quế Lâm bằng xe ô-tô từ Hà Nội lên Thái Nguyên, rồi theo đường 1B qua Bắc cạn, lên Lạng Sơn, Đồng Đăng. Từ Bằng Tường đi tầu liên vận về Quế Lâm. Các em khóa 7 và 8 vẫn ở trường cũ, còn khóa 3, 4, 5, 6 về trường mới do bạn xây dựng ở Phong Khẩu. Trường mới khang trang hơn, nhưng gió thì kinh khủng, đúng với cái tên của nó: “Cửa Gió”! Mùa đông năm học 1967-1968 có tuyết rơi, (lần đầu tiên tụi trẻ con Việt Nam biết thế nào là tuyết). Sau đó lớp 5, 6 rời Y Trung, chuyển về trường mới.

Từ đầu 1968, Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc khốc liệt hơn, các phe phái đánh nhau quyết liệt. Thậm chí có thời gian toàn Quế Lâm bị cắt điện, Bạn phải cho kéo máy phát điện đến cho trường sử dụng. Nghe nói Cao Chính ủy (lãnh tụ thanh niên của trường Y Trung) khi đưa Hồng vệ binh Quế Lâm (phái “Tạo phản”) tấn công lên Thượng Hải đã bị phái công nhân (“Liên chỉ”) bắn chết.

Tháng 5 năm 1968, khóa 4 được lệnh về nước trước. Ngày 19 tháng 5 năm 1968, khóa 4 về trường Quân chính Quân khu Tả ngạn rèn luyện. Tiếp theo là khóa 3 với 180 học sinh, sau khi thi tốt nghiệp, cũng về huấn luyện tân binh tại trường Quân chính. Rèn luyện xong, 30 học sinh khóa 3 được đi học nước ngoài (Liên Xô, Ba Lan), 150 lên Đại học Kỹ thuật Quân sự.

Tháng 8 năm 1968, toàn trường rút về nước. Hình ảnh cuối cùng của Quế Lâm để lại trong mắt thầy trò trường ta là cả thành phố nằm bên “vịnh Hạ Long trên cạn” vừa mới qua một trận “nội chiến” ác liệt, đổ nát, tan hoang… Bịn rịn, cô bác sĩ Việt kiều và một vài bạn gái ra tận ga tiễn anh em về nước… Sau 3 ngày, tầu về tới ga Hàng Cỏ, anh em hành quân dọc đường Nam Bộ, Điện Biên về Câu lạc bộ Quân đội rồi mới giải tán về nghỉ phép sau một năm rưỡi xa nhà. Hết phép, trường tập trung lên Trung Hà (Hà Tây) và Hưng Hóa (Vĩnh Phú).

Sau khi rèn luyện, khóa 4 lại về học tại Hưng Hóa. Đến tháng 6 năm 1969, 174 học sinh khóa 4 tốt nghiệp. Sau tốt nghiệp, 70% học sinh khóa 4 được tuyển vào Đại học Quân y, Đại học Kỹ thuật Quân sự và gửi ra Đại học Tổng hợp học.

Tháng 5 năm 1970, khóa 5 với 200 học sinh đã thi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, 70% học sinh khóa 5 được sự tuyển chọn của Cục Cán bộ và được sự đồng ý của cha mẹ đã lên trường Văn hóa Quân đội (Lạng Sơn) để ôn thi đại học. Năm 1970 là năm tổ chức thi tuyển vào đại học đầu tiên ở miền Bắc.

Chương trình đào tạo của Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi chấm dứt. Các khóa 6, 7, 8 được trả về gia đình. Từ tháng 9 năm 1970, các khóa 6 (112 học sinh), khóa 7 (149 học sinh), khóa 8 (172 học sinh) về học tiếp tục tại các trường phổ thông tại Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành nơi gia đình sinh sống.

Lần lượt các khóa 6, 7, 8 vào tháng 7 các năm 1971, 72, 73 sau khi thi tốt nghiệp phổ thông đều được Cục Cán bộ tuyển chọn vào bộ đội để thi vào các trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, Quân y hay các trường Sĩ quan chỉ huy. Mặt khác, nhiều bạn còn tình nguyện nhập ngũ, tham gia vào các đơn vị chiến đấu, hướng về chiến trường miền Nam.

Là con em cách mạng, được Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đào tạo, rèn luyện, gần 1200 học sinh đã trưởng thành và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội lên chính quy hiện đại và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giầu đẹp như Bác Hồ và thế hệ Cha Anh chúng ta hằng mong ước.

Sau 5 năm đào tạo, Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử được giao. Ngày nay, các cựu học sinh Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi vẫn luôn nhớ đến trường, đến thầy cô, đến bạn bè và sẽ cố gắng hết sức mình để cho tình cảm của thầy trò Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi mãi mãi trong sáng như cái tên nhà trường đã mang.

B.B.S (SRTKL1)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

3.3. Tâm sự của học sinh nhân họp mặt truyền thống 35 năm



3.3. TÂM SỰ CỦA HỌC SINH NHÂN HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG 35 NĂM

Kính thưa các thầy, các cô – những người cách đây 35 năm là những sĩ quan Quân đội NDVN, là thầy cô giáo của Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi,
Kính thưa các bác là đại diện phụ huynh học sinh nhà trường,
Kính thưa chị Phan Thị Quyên,
Thưa các anh, các chị, các bạn, các em là cựu học sinh Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thời kì 1965-1970

Hôm nay, trong ngày 15 tháng 10 lịch sử, chúng em hết sức xúc động tề tựu về đây để kỉ niệm một sự kiện quan trọng trong cuộc sống của chúng em, của các thầy cô. Đó là sự ra đời của Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thuộc Tổng cục Chinh trị – Quân đội NDVN.
Cách đây 35 năm, chắc hẳn các thầy cô lúc đó – những sĩ quan Quân đội – rất ngạc nhiên khi được giao nhiệm vụ dạy dỗ chúng em, vốn không phải là các chiến sĩ trong Quân đội. Còn chúng em, vốn là học sinh, trong hoàn cảnh cả nước đánh giặc, được học tập, được nuôi dưỡng, được có người dạy dỗ là vui rồi. Chúng em được học tất cả các môn văn hóa, kể cả ngoại ngữ, nhạc họa và thể thao. Chúng em còn nhớ cả những ngày chủ nhật ở Đại Từ, lên rừng kiếm củi về cho nhà bếp nấu cơm, hay chặt nứa, chặt vầu về làm nhà; nhớ cả những buổi đi gặt giúp dân, chúng em – “những thư sinh đường nhựa” – chỉ gánh được mỗi bên vài lượm lúa. Các thầy các cô không chỉ là người dạy dỗ, mà còn là những người hướng dẫn chúng em vào đời từ thuở còn thơ.
Tuy học trong mái trường Quân đội, nhưng vốn là những học sinh mới lớn, nên chúng em rất nghịch ngợm. Khi thì trốn giờ ngủ trưa để lên đồi hái sim ăn, đầu giờ chiều điểm danh, miệng tím ngắt chẳng biết giải thích làm sao. Lúc máy bay Mỹ bay qua thì không thèm xuống hầm, mà lại trèo lên cây để “quan sát” cho rõ. Đào của công xã chưa chín thì chúng em đã “bí mật thu hoạch”, bị người gác vườn đuổi chạy tơi bời... Nhưng, các thầy, các cô đã chia xẻ hết, chịu đựng hết với chúng em (với những quậy phá của tuổi học trò) khi sống xa cha, xa mẹ.
Thế là đã 35 năm trôi qua. Các anh chị khóa 1 giờ đã 52 - 53 tuổi, các em khóa 8 cũng đã 43 - 44. Các anh chị còn phục vụ trong Quân đội hôm nay đều là sĩ quan, công tác ở các quân binh chủng, các học viện, các quân y viện, ở cơ quan Bộ Quốc phòng. Nhiều anh chị em đang làm việc tại các cơ quan của Chính phủ, cơ quan của Đảng, là đại biểu Quốc hội. Nhiều người giờ đây là chủ doanh nghiệp với hàng chục, hàng trăm công nhân, làm ra sản phẩm không thua kém của nước ngoài, hay xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Và có nhiều người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới, có bạn được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Kính thưa các thầy, các cô!
Có được như ngày hôm nay, một phần quan trọng là nhờ công lao của các thầy cô đã dạy cho chúng em cái cần phải học, đã chỉ cho chúng em cái cần phải làm, đã hướng dẫn cho chúng em cái cần phải hiểu ở lứa tuổi học trò của chúng em lúc đó. Đúng như tổ tiên ta đã tổng kết: “Không thầy, đố mày làm nên”!
Chúng em rất vui mừng được gặp lại các thầy, các cô hôm nay, nhưng cũng thực sự trạnh lòng khi thấy tóc các thầy, các cô đã bạc nhiều.
Chúng em nhớ tới các thầy, các cô ở Hà Nội và ở các tỉnh khác vào dịp này chúng em không có điều kiện gặp lại. Chúng em nhớ tới bác Bùi Khắc Quỳnh, nguyên Chính ủy của trường.
Chúng em, tất cả học sinh Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi có mặt ngày hôm nay ở đây, xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của chúng em và gia đình đối với các thầy, các cô. Chúng em kính chúc các thầy, các cô được nhiều sức khỏe, chiến thắng khó khăn của tuổi già, vẫn có ích cho đời, vui với con cháu, gia đình.
Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu hết khả năng theo hoàn cảnh của mình để Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi là niềm tự hào của Quân đội, của các thầy, các cô và của chúng em.

(Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM).


SRTKL1

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi - Những chặng đường



TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN NGUYỄN VĂN TRỖI
– NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG


(Trích bài phát biểu của thầy Nguyễn Đỗ (giáo viên Văn - Trợ lý giáo vụ) tại Họp mặt truyền thống 35 năm, thành phố Hồ Chí Minh (15-10-2000)

Kính thưa:

- Các bậc phụ huynh học sinh
- Các vị đại biểu
- Các thầy, các cô và các em học sinh thân mến!

Trong ngày vui hội ngộ hôm nay, ôn lại truyền thống và kỷ niệm về trường, chúng ta cùng nhớ lại bối cảnh ra đời của trường ta.
Ngày 27 tháng 7 năm 1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “Thi đua sản xuất và chiến đấu chống Mỹ cứu nước”. Trong lời kêu gọi ấy, có đoạn Bác nói: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.
Lời kêu gọi như tiếng kèn xung trận thúc giục, cổ vũ nhân dân ta từ Nam đến Bắc bước vào thời kì kháng chiến oanh liệt nhất của dân tộc.
Trước đó 1 năm, tại Sài Gòn, ngày 15 tháng 10 năm 1964, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, con người “như chân lý sinh ra”, đã giành những phút cuối cùng của đời mình để làm nên lịch sử. Anh đã hiên ngang lẫm liệt trước họng súng của Mỹ - Ngụy, đã chiến đấu và hy sinh như một người cộng sản.
Sự hy sinh của Anh đã dấy lên một cao trào thi đua “Tất cả cho tiền tuyến”, đồng thời bùng lên khắp bốn biển năm châu một cao trào ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Trong bối cảnh lịch sử sôi động ấy, 3 tháng sau lời kêu gọi của Bác Hồ, ngày 15 tháng 10 năm 1965, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 171/QĐQP về việc tổ chức Trường Thiếu sinh quân mang tên Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
Sự ra đời của Trường là một biểu hiện cụ thể của công cuộc “trồng người” của Đảng, Bác và Quân đội, là một nội dung của đường lối kháng chiến, kiến quốc, chuẩn bị đội ngũ kế cận cho kháng chiến lâu dài, cho xây dựng Quân đội và cho kiến thiết đất nước sau này.
Nhìn lại 35 năm qua, với niềm tự hào chính đáng, chúng ta có thể khẳng định rằng thầy và trò Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng đã giao.
Chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong những ngày đầu ở Trại Cờ, Trại Hòe (Hà Bắc), ở An Mỹ – Đại Từ (Bắc Thái) để xây dựng trường sở. Thầy trò cùng tham gia đắp nền nhà, vào rừng đốn cây, chặt nứa làm lán trại. Học sinh bắt ngay vào nhịp sống lao động, có học sinh tham gia cất nhà như người thợ thực thụ, dân địa phương phải ngợi khen. Nhiều giờ học của các em phải dừng lại để xuống hầm trú ẩn. Đặc biệt, khóa 1 làm bài thi tốt nghiệp phổ thông trong tiếng gầm rú của máy bay Mỹ đảo lượn quanh vùng. Thầy và trò dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường do Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh chủ trì, đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học trong điều kiện còn thiếu thốn về trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập.
Tiếp đó là những ngày Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sang tá túc tại Quế Lâm (Trung Quốc). Dù được sống đầy đủ ở Y Trung hay ở Phong Khẩu, thầy và trò luôn hướng về Tổ quốc, hướng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. “Thi đua dậy tốt, học tốt – vì miền Nam ruột thịt” là một phong trào thường xuyên sôi nổi của trường.
Trên 70% học sinh tốt nghiệp ra trường của 8 khóa đã lần lượt tình nguyện nhập ngũ phục vụ Quân đội lâu dài. Hoài bão được đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của nhiều thầy giáo và của các em học sinh được toại nguyện.
Tính cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây-Nam Tổ quốc, trường ta có:
- 1 thầy giáo – thầy Nguyễn Văn Phố – và 22 em học sinh đã anh dũng hy sinh, trong đó có Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Kim Trung.
- Nhiều thầy giáo và học sinh được tặng thưởng huân chương chiến công.
- Các em học sinh công tác ngoài Quân đội trên lĩnh vực KHKT đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Sau ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, đất nước ta bước vào thời kỳ xây dựng, nhiều học sinh Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi có mặt trên các lĩnh vực công tác quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các em đã tiếp bước Cha Anh, giữ vững và phát huy truyền thống Quân đội, tinh thần Nguyễn Văn Trỗi trong công cuộc xây dựng đất nước. Một số em trở thành cán bộ trung, cao cấp trong Quân đội, cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền; nhiều em đã có những công trình nghiên cứu về kinh tế, KHKT xuất sắc trong và ngoài nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong tổng số 1130 học sinh trường Thiếu sinh quân Nguyển Văn Trỗi có:
- trên 90% tốt nghiệp bậc đại học
- 104 em có học vị tiến sĩ
Riêng phía Nam có:
- 228 em là kỹ sư, cử nhân
- 30 em là bác sĩ, dược sĩ
- 21 em là tiến sĩ
- 50 em là giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp
- 30 em là cán bộ cao cấp trong Quân đội
- 2 em là đại biểu Quốc hội

Hôm nay, nhân ngày Hội trường kỷ niệm 35 năm thành lập, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh thành tích trong học tập, nghiên cứu, chiến đấu và công tác của 8 khóa học sinh Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi!
Trong thời kỳ đổi mới, tin tưởng rằng thầy và trò trường ta luôn giữ vững và phát huy truyền thống trường Thiếu sinh quân mang tên Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, luôn vững vàng về tư tưởng, chăm lo trau dồi đạo đức cách mạng, linh hoạt nhậy bén trong hành động để chuẩn bị cho mình hành trang bước vào thiên niên kỷ mới, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước theo đường lối của Đảng, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Các em học sinh thân mến!
Thay mặt thầy cô, cán bộ, công nhân viên nhà trường, tôi có đôi lời tâm sự cùng các em.
Ở phía Nam, đây là họp mặt toàn trường lần thứ 4. Mỗi lần gặp lại các em đông đủ như thế này, các thầy và các cô cũng rất mừng và rất cảm động.
- Mừng vì các em đã trưởng thành, nhiều và rất nhiều em thành đạt trên nhiều lĩnh vực công tác khác nhau.
- Mừng vì các em với độ tuổi trên dưới 50 chút ít, ngọn lửa hăm hở đang cháy đỏ trong lòng, sức bật đang mạnh, các em biết tận dụng nó để có nhiều đóng góp hơn nữa cho công cuộc kiến thiết quốc gia.
- Vừa mừng vừa cảm động vì đã 35 năm rồi, các em sống trọn nghĩa vẹn tình, thủy chung như nhất. Các em tìm đến nhau, vô tư giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đối với các thầy, thời gian không làm phai mờ nghĩa tình trong các em; các em tìm đến thầy cô thăm hỏi, vui buồn cùng chia sẻ. Thật hết sức cảm động, các em nhớ cả năm sinh của thầy để tổ chức mừng thọ, hoặc được tin thầy cô ốm đau, hay gia đình hữu sự, các em nhanh chóng tin cho nhau và đến với gia đình cùng lo liệu. Và các em luôn nhớ đến Trường với truyền thống vinh quang của nó. Các em luôn nhớ mình là “học sinh Trường Trỗi” và bằng việc làm cụ thể của mỗi em, các em đã làm vẻ vang cho trường Thiếu sinh quân của chúng ta.
Thay mặt cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, tôi nhiệt liệt hoan nghênh tình cảm trong sáng, bền vững của các em. Tôi mong rằng tình thầy trò chúng ta, tình bạn giữa các em ngày càng thắm thiết hơn, một tình cảm đặc biệt của những người đã từng công tác, giảng dạy, học tập dưới mái Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi.
Xin chúc các vị đại diện phụ huynh học sinh, các đại biểu, các thầy các cô, cán bộ, công nhân viên và toàn thể học sinh có mặt ngày hôm nay: Sức khỏe và hạnh phúc!
Xin kính gửi tới gia đình quý vị, gia đình các em học sinh lời thăm hỏi ân cần nhất.
Xin cám ơn !
SRTKL1

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI TÁ BÙI KHẮC QUỲNH, nguyên Chính uỷ nhà trường, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập trường tại Hà Nội (15-10-1965 – 15-10-1995)




Kính thưa các vị khách quý,
Kính thưa các vị đại biểu,
Thưa các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường,
Thưa các em học sinh cũ của Trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi thân mến!

Cách đây 30 năm, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 171/QĐQP ngày 15 tháng 10 năm 1965 về việc tổ chức Trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi do đồng chí Thiếu tướng Thứ trưởng Trần Quý Hai ký, giao nhiệm vụ: “Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo toàn diện, mọi mặt công tác của nhà trường; Bộ Tổng Tham mưu giải quyết vấn đề biên chế và Tổng cục Hậu cần giải quyết mọi vấn đề vật chất cho nhà trường. Tận dụng cơ sở đã có của Trường Văn hóa quân đội và bổ sung thêm những thứ thật cần thiết, nhưng phải đảm bảo việc học tập văn hóa, chính trị, quân sự và nuôi dưỡng học sinh thật tốt”.
Công việc “trồng người” của Đảng, Bác, quân đội luôn luôn được xem trọng, chuẩn bị đội ngũ kế cận bổ sung cho yêu cầu chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này.
Nhìn lại 30 năm qua, những học sinh mặc áo lính “thế hệ Nguyễn Văn Trỗi” đến nay đã trưởng thành đáng phấn khởi: hơn 70% học sinh sau khi ra trường đã trở thành người lính thực sự và nay họ đã trở thành những cán bộ, sĩ quan trung, cao cấp của Nhà nước, quân đội. Trong chiến đấu, nhiều người đã anh dũng hy sinh, trong đó có Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Kim Trung (học sinh khóa 5).

Kính thưa các đồng chí,
Thông qua thế hệ học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi - là lớp người cha chú, những cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường - không thể không tự hào về họ, đồng thời cũng nhận thấy việc giáo dục, rèn luyện và sử dụng con em cán bộ cách mạng theo truyền thống và lịch sử dân tộc, kết hợp với người hiền tài trong thiên hạ là một chính sách sáng suốt của Đảng, quân đội.
Nhìn lại lịch sử dân tộc, đời Lý lập nên Quốc Tử Giám (1076) với mục đích đào tạo, giáo dục con cái vương tôn, công tử để nối nghiệp cha ông giữ gìn bờ cõi.
Đời nhà Trần xây dựng Quốc Học Viện và Giảng Võ Đường (1253) đào tạo vương tôn, công tử và hiền tài trong thiên hạ nối nghiệp cha ông bảo vệ, xây dựng đất nước.
Đời nhà Lê (1460) cho khắc bia các tiến sĩ.
Đời nhà Nguyễn (1802), vua Gia Long cho xây Quốc Tử Giám ở Kinh đô Huế để dạy con quan và sĩ tử, hiền tài trong cả nước để phò vua trị nước.
Năm 1930, Đảng ta ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, đất nước ta giành được độc lập năm 1945. Ngay từ những ngày đầu lập nước, Đảng, Bác đã chú trọng việc giáo dục đội ngũ cán bộ nòng cốt. Năm 1950, Đảng đã cho thành lập các trường Thiếu sinh quân (Trung ương và Quân khu IV) đào tạo chủ yếu con em cán bộ và gia đình có công với cách mạng để tạo nguồn cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và xây dựng đất nước sau này. Thực tế cho thấy, lớp học sinh đó đã tham gia đóng góp đáng kể cho đất nước, nhiều đồng chí sau này trở thành những cán bộ cao cấp - thứ, bộ trưởng, tướng lĩnh trong quân đội.
Năm 1960, Quân ủy Trung ương cho tổ chức một tiểu đoàn Thiếu sinh quân thuộc Trường Văn hóa quân đội.
Năm 1965, Quân ủy và Bộ Quốc phòng cho tổ chức Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi.
Gần đây, Đảng, quân đội tiếp tục tổ chức các trường Thiếu sinh quân để rèn luyện, đào tạo một thế hệ tạo nguồn cho việc xây dựng quân đội lên chính quy, hiện đại.
Chúng tôi, những cán bộ đã tham gia đào tạo nhiều lớp Thiếu sinh quân, luôn tâm đắc và biểu thị sự nhất trí cao với chủ trương đào tạo nguồn cán bộ cho đất nước, cho quân đội từ lớp trẻ, đồng thời rất mong sau việc đào tạo, rèn luyện là công tác khai thác, sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả.

Kính thưa các đồng chí,
Hội thầy trò Trường Nguyễn Văn Trỗi, mà trực tiếp là Ban Liên lạc của trường, trong những năm qua hoạt động rất tích cực và hiệu quả. Các học sinh cũ thường xuyên gặp gỡ động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, các em luôn giữ được tình cảm thầy trò cao đẹp, nhiều em đã chủ động tích cực giúp đỡ một phần khó khăn của thầy cô. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cũ của trường hết sức cảm động.
Nhân dịp ngày Hội trường lịch sử này, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các vị khách quý, các vị đại biểu, các phụ huynh học sinh và chân thành chúc sức khỏe tới toàn thể các vị, tới toàn thể cán bộ, học sinh cũ của trường.
Chúc các em học sinh cũ tiếp tục phấn đấu và có nhiều cống hiến xứng đáng hơn nữa!
Chúc các thế hệ Thiếu sinh quân mới đạt được nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện!
Chúc sự nghiệp đổi mới theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa của Đảng thành công rực rỡ!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

2.1. Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sinh ra và lớn lên




BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI TÁ BÙI KHẮC QUỲNH,
nguyên Chính uỷ nhà trường, với cán bộ, giáo viên
và học sinh nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 10 năm 1992

Kính thưa các bác phụ huynh,
Kính thưa chị Phan Thị Quyên,
Kính thưa các thầy,
Các cháu học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi thân mến!

Cách đây 27 năm, tháng 10 năm 1965, Trường Nguyễn Văn Trỗi trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng được thành lập. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường lúc đầu hầu hết là từ Trường Văn hóa Quân đội đang ở Lạng Sơn chuyển sang. Học sinh khóa đầu sắp vào năm học cuối của chương trình phổ thông cấp III ở một số trường thuộc Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh ở miền Bắc được gọi về Trại Cờ (Hiệp Hòa, Hà Bắc). Sau đó, thầy trò lần lượt tập kết về xã An Mỹ (Đại Từ, Thái Nguyên). Ở miền Nam, lúc này quân Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vào, “chiến tranh đặc biệt” chuyển sang “chiến tranh cục bộ”. Ở miền Bắc, sau sự kiện Vịnh Bắc bộ ngày mùng 5 tháng 8 năm 1964, chiến tranh phá hoại cũng bắt đầu. Các trường học, xí nghiệp ở thành phố bắt đầu sơ tán. Vấn đề chăm lo cho sự an toàn hậu phương quân đội, việc tiếp nhận bồi dưỡng thế hệ con em của những cán bộ chủ chốt đang chiến đấu ở các chiến trường thành những cán bộ có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao để bổ sung cho yêu cầu chiến đấu và xây dựng quân đội lâu dài được đặt ra.
Đó là lý do ra đời của trường và đó cũng là cơ sở để thầy trò Trường Nguyễn Văn Trỗi gắn bó với nhau từ năm 1965 đến năm 1970.
Trải qua 8 lần chiêu sinh, có lúc số học sinh từ lớp 5 đến lớp 10 lên tới 1.200. Ngoài học sinh ở miền Bắc, trường còn tiếp nhận một số các em đang học ở vùng giải phóng miền Nam, cá biệt có số ít em ở vùng địch ra học. Chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt. Từ Trại Cờ về ven rừng Tam Đảo (Đại Từ) rồi sang náu nhờ bên Quế Lâm (Trung Quốc). Sau 18 tháng sơ tán sang nước bạn, thầy trò lại về nước. Một phân hiệu đóng ở Trung Hà, một phân hiệu đóng ở đồi Dền, Thạch Thất (Hà Tây) và một phân hiệu đóng ở Hưng Hóa (Vĩnh Phú).
Năm năm, từ khi ra đời đến khi kết thúc, đối với một nhà trường thật quá ngắn ngủi. Có những học sinh chỉ học ở trường 1-2 năm. Nhưng vì sao mà xa trường đã hơn 20 năm, cán bộ giáo viên hầu hết đã nghỉ hưu, các em học sinh đã trưởng thành (phần lớn đang ở độ tuổi 40) vẫn cảm thấy nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn? Có thể tìm hiểu ở đây một cội rễ gì tiềm tàng mà có một sức mạnh tình cảm thật đáng trân trọng? Có thể rút ra từ đây một vài kinh nghiệm để cho mỗi người trong chúng ta, nhất là các cháu học sinh cũ của trường mà nay đang ở độ chín của cuộc đời, có thể bồi bổ thêm cho bản thân ý chí, tình cảm để tiếp tục tiến lên?
Đó chính là lý do vừa sâu xa mà cũng thật đơn giản của buổi họp mặt này – “buổi họp mặt của cán bộ, giáo viên và học sinh cũ Trường Nguyễn Văn Trỗi đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”.

Thưa các đồng chí và các cháu thân mến,
Cho đến nay, học trò Trường Trỗi đã tụ hội lại trong một số cơ sở (tạm gọi như vậy) với nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện: một cơ sở chung của thầy trò đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, tám cơ sở của 8 khóa học sinh và một cơ sở của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiện đang sống và làm việc quanh khu vực thủ đô Hà Nội và một cơ sở ở Bắc Thái (chủ yếu là cán bộ, nhân viên). Các cơ sở này đã sinh hoạt từ một đến vài ba lần. Và cũng từ những cuộc gặp gỡ ở các cơ sở mà hình thành nên nguyện vọng có cuộc họp mặt toàn trường vào ngày 13 tháng 10 năm 1991 tại Hà Nội.
Khóa học sinh đầu tiên ra trường đã 26 năm và khóa cuối cùng đã 22 năm. Ngót một phần tư thế kỷ qua, đất nước ta và mỗi con người chúng ta đã có bao sự đổi thay. Gặp lại nhau đây thật vui mừng khôn xiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên (khoảng trên 250 đồng chí) có đồng chí đã hy sinh, có chín - mười đồng chí qua đời vì tuổi già sức yếu (như các hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn, Phạm Ngọc Điển, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Nguyễn Ngọc Linh, nguyên Phân hiệu trưởng Phân hiệu III Lê Ngọc Bình và một số đồng chí). Hầu hết các đồng chí sau một thời gian công tác trong quân đội đã nghỉ hưu, chỉ còn một số ít đang làm việc. Nhiều đồng chí đã có cháu nội, cháu ngoại. Phần lớn cuộc sống gia đình của các đồng chí vẫn đạm bạc, số ít già yếu hoặc còn vất vả về đời sống. Điều đáng mừng là tuyệt đại bộ phận các đồng chí vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức để làm gương cho con cháu, cho thế hệ mai sau.
Còn các cháu học sinh, đến nay đều đã trưởng thành. Khoảng 70% các cháu sau khi ra trường đã nhập ngũ và đều trở thành sĩ quan, phần lớn là sĩ quan kỹ thuật. Có hơn 20 em đã hy sinh trong chiến đấu, trong số đó có Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Kim Trung. Khoảng 90% các cháu đã học xong đại học, có gần 100 cháu có học vị phó tiến sĩ, 4 cháu là tiến sĩ khoa học. Hầu hết các cháu đang công tác trong quân đội hoặc trong các ngành kinh tế quốc dân. Có một số cháu trưởng thành nhanh chóng, được giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy quan trọng như Tư lệnh binh chủng, Tham mưu trưởng vùng Hải quân, Sư trưởng, Lữ trưởng, lãnh đạo Cục, Vụ, Viện. Khoảng 50 cháu đang làm giám đốc, phó giám đốc các tổng công ty, công ty, xí nghiệp, chủ nhiệm các khoa, bộ môn ở các trường đại học; nhưng cũng có một số ít cháu sức yếu hoặc hoàn cảnh khó khăn đã nghỉ hưu hoặc đang phải chật vật với cuộc sống hàng ngày. Điều đáng mừng là, ngay cả những cháu có tiếng là ngỗ nghịch khi đang học ở trường, sau này ra đời hầu hết đã trưởng thành, chững chạc. Có nhiều cháu chiến đấu dũng cảm và hy sinh oanh liệt. Trong cuộc sống và trong công tác, những năm gần đây, nhiều cháu bắt đầu có điều kiện đã hỗ trợ lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau có hiệu quả. Một điều cảm động nhất là giữa các cháu với nhau, đặc biệt giữa các cháu với các cán bộ, giáo viên, cô nuôi trước đây vẫn có tình cảm thắm thiết. Ngày 19 tháng 5 năm 1991, chính các cháu học sinh đã chủ động tích cực giúp các thầy, cô giáo tổ chức thành công buổi họp mặt đầu tiên ở Hà Nội với những biểu hiện thầy trò thật xúc động. Nhân ngày 27 tháng 7, các cháu đã tổ chức viếng mộ anh Trỗi, tặng sổ tiết kiệm cho cụ thân sinh anh Trỗi và thăm một số gia đình có con là học sinh cũ của nhà trường đã hy sinh.

Thưa các đồng chí và các cháu thân mến,
Tình hình thế giới mấy năm gần đây diễn biến thật phức tạp. Ở nước ta, bên cạnh những mặt cơ bản đang có sự chuyển biến tích cực với nhiều triển vọng thì cũng có những mặt tiêu cực đáng lo ngại. Nếu ở nhiều nơi trên thế giới, những gì là chuẩn mực của lý tưởng đang bị xem xét lại, thì ở nước ta, những bậc thang giá trị về đạo đức, phẩm cách cũng đang được đánh giá một cách rất khác nhau. Chúng ta, những người già như lớp chúng tôi cũng như lớp người đang sung sức như các cháu học sinh cũ của nhà trường, ai cũng muốn đất nước mình đổi mới để mau tiến lên “dân giàu, nước mạnh”, kịp sánh vai với các cường quốc năm châu; nhưng chắc chắn cũng không ai muốn để mất đi cái gì là truyền thống tốt đẹp mà nhiều thế hệ cha ông, Đảng, Bác và Quân đội đã bồi dưỡng cho chúng ta về lòng yêu Tổ quốc, về thái độ trân trọng đối với những gì vinh quang của lịch sử, về lòng biết ơn với lớp người đã ngã xuống vì độc lập, tự do và nhất là về quan hệ giữa con người với con người - trong đó có tình bạn, tình đồng chí, tình thầy trò.
Chính vì lòng mong muốn giữ gìn và phát huy tất cả những gì tốt đẹp ấy, mà chúng ta tìm gặp nhau để nhớ lại những ngày chung sống trong thời kỳ chiến tranh, nhắc lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp trồng người, những tấm gương tận tụy của thầy cô, những niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò dưới mái trường nội trú của quân đội. Tất cả những điều đó tưởng rằng đã qua, nhưng không ngờ nó đã đọng lại trong tiềm thức của mỗi người chúng ta như những gì tốt đẹp nhất. Nó cũng góp phần không nhỏ để cho chúng ta thêm ý chí, nghị lực, thêm yêu đời và yêu người, giúp chúng ta đứng vững trong những năm qua và sẽ đứng vững trong thời gian tới.
Có thể nói mà không sợ quá rằng: chính trong những năm tháng sống dưới mái Trường Nguyễn Văn Trỗi thân yêu, mỗi người trong chúng ta ít nhiều được thêm một dòng máu. Đó là dòng máu của lý tưởng nhân văn, của tình cảm nhân văn. Ai biết nuôi dưỡng cho dòng máu đó mạnh thêm, đỏ thêm trong huyết quản của mình thì sẽ sống có ích hơn cho xã hội, tốt hơn với bạn bè và vững vàng hơn trong phong ba bão táp.

Thưa các đồng chí và các cháu,
Chúng ta gặp mặt nhau lần này sau một phần tư thế kỷ xa cách. Dự định đến năm 1995, tròn 30 năm thành lập trường, chúng ta sẽ gặp nhau đông đủ một lần nữa. Từ nay đến đó, các cơ sở có thể hàng năm họp mặt. Ban Liên lạc của các cơ sở có thể liên hệ với nhau để có những phối hợp trong hoạt động hỗ trợ nhau trong sinh hoạt và công tác.
Lẽ dĩ nhiên, sau buổi họp mặt này, chúng ta ai cũng có nhiều công việc phải làm, nhiều mối lo phải giải quyết. Nhưng mong rằng, sợi dây liên lạc giữa chúng ta mới được nối lại sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa tình cảm bạn bè và thầy trò cũ. Chúng ta tiếp tục cùng nhau suy nghĩ xem có thể khai thác được gì từ mối quan hệ của chúng ta nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi người một cách vô tư, trong sáng và có thể giúp được gì đối với các gia đình có bạn học cũ đã hy sinh.
Nhân dịp gặp mặt hiếm có này, tôi xin thay mặt các thầy cô giáo và các cháu cảm ơn các đồng chí đã có công với trường. Xin chúc các đồng chí giáo viên cũ của trường ta luôn mạnh khỏe, tùy từng người, từng hoàn cảnh có những đóng góp tiếp tục cho sự nghiệp đổi mới của đất nước, trong đó có sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Tôi cũng thân ái chúc các cháu học sinh cũ có sức khỏe dồi dào để cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước, sống và làm việc thật xứng đáng với thế hệ cha ông.

Xin chúc các bác và chị Quyên mạnh khỏe, hạnh phúc!
Xin cảm ơn các cháu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tới dự buổi gặp mặt thân mật này!
Xin cảm ơn các đồng chí và các cháu!



Blog SRTKL:  http://bantroi2.blogspot.com/2007/07/phn-ii-sinh-ra-v-ln-ln.html

SRTKL

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

Cái yếm


"Nào đâu cái yếm lụa sồi"
Nguyễn Bính

đk6 said:
10/04/2009, at 11:41

Đọc bài kỷ niệm Vĩnh Yên của tác giả sao thấy nhớ quá.



Đôi bạn dưới mưa - Sơn mài 40x30 - Phạm Lực
Em có ông bạn thân, hồi đó bọn em ở lầu 4 khu 125. Một tối thứ bảy thằng bạn em đi chơi với bạn gái (nhà gần cầu Oai) khi chia tay đãng trí thế quái nào thằng bạn em quên không trả lại bạn gái cái "coose", vì trong quá trình tâm sự thấy lằng nhằng vướng víu quá nên hắn mới tháo quách nó ra nhét vào túi ngực quân phục. về đến nhà hắn mới tóa hỏa. hắn hỏi ý kiến em giải quyết cái của nợ này sao đây? Em bảo lẳng bố nó xuống lầu 1 cho bọn khóa dưới chúng nó chửi nhau.

Chiếc nịt vú vô tình bị ném từ tầng 4 rơi trúng dây phơi lủng lẳng dưới tầng trệt. Sáng hôm sau kiểm tra nội vụ sáng chính trị viên đại đội chửi um lên "Hỏng hỏng thật phải tìm cho ra thủ phạm".

Vụ án chìm xuồng vì không thể tìm ra thủ phạm.


Lấy từ góp ý 7 của bài "Nhặt nhạnh dọc đường" tại Blog "Bạn Trỗi K5"

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>