Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Cưới con gái bạn Đỗ Giới



Ngày 26/04/2016, các bạn K6 dự đám cưới con gái bạn Đỗ Giới, một đám cưới cô dâu chú rể tràn đầy hạnh phúc nhân văn cao cả rung động tình người...

Một đám cưới rất cảm động, cháu gái con bạn Đỗ Giới kết hôn cùng cháu trai bị câm điếc. Chúng tôi các bạn K6 đã chúc mừng hạnh phúc hai cháu và bạn Đỗ Giới.

Nguyễn Thắng Lương, Hung Chi, Quy Le

Bài, Ảnh và Video từ FB Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc), FB Hung Chi, FB Quy Le, FB Sơn Kều.
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn.





Ông bố cũng rất hạnh phúc bên con gái xinh đẹp và chàng rể câm điếc dễ thương . Chúng tôi rất xúc động khi biết chuyện và rất khâm phục cháu gái con bạn Đỗ Giới hiền lành ít nói.
Quy Le

Xin cảm ơn Bạn bè của cha mẹ.



Các bạn K6 dự cưới con gái bạn Đỗ Giới
Anh em gặp nhau mừng hạnh phúc 2 cháu và chúc nhau SK, vui vẻ. Video Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc).
(Xem màn ảnh rộng)


Bạn Phạm Bình đại diện K6 xúc động phát biểu chúc mừng hạnh phúc và động viên 2 cháu phát huy truyền thống thế hệ trước trên bước đường xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân văn dài lâu.

Video Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc).
(Xem màn ảnh rộng)


Video Nguyễn Chí Hùng
(Xem màn ảnh rộng)


FB Do Thu Hien


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Viếng Mẹ liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến



Chiều CN 24/04/2016, Trưởng BLL cựu học sinh Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - Bùi Vinh và đại diện K6 đã viếng Mẹ liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến tại Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.

Bài và Ảnh từ FB Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc).
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn.






Phút tiễn đưa "Mẹ đi gặp lại" con trai Đỗ Khắc Tiến.
(Xem màn ảnh rộng)



Chủ tịch UBND xã Mỹ Yên Chu Thị Nhì bày tỏ cảm ơn tình nghĩa đồng đội của BLL cựu h/s Trường NVT với thân nhân mới khuất của liệt sĩ Đỗ KhắcTiến.
Chút rượu nồng tình cảm gợi lại kỷ niệm xưa đất Mỹ yên Đại từ.
(Xem màn ảnh rộng)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

TRÀ DƯ TỬU HẬU 10/e






 


Chuyện 14 :VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?
Hóng chuyện hôm qua, hôm nay định sang nhà ông A sớm mà không được. Vì bận công chuyện nên khi qua nhậu, tôi đã nghe ông A nói dở dang:
-Cũng không hẳn thế!... -Ông A nói, trầm ngâm một lúc, rồi tiếp. -Như tôi đã nói, thế giới tự nhiên không có gì ngoài Tồn Tại và Tồn Tại phải theo nguyên lý duy nhất là nguyên lý Tự Nhiên. Nguyên lý Tự Nhiên phát biểu rằng: "Vì không thể có Hư Vô, nên tồn tại phải cố gắng tự duy trì tồn tại. Trong quá trình cố gắng tồn tại (vì quy luật tăng trưởng lạm phát trong sự khống chế của thiên nhiên hữu hạn, nên cũng có nghĩa là phải cạnh tranh tồn tại!), (một số) tồn tại cũ yếu thế dần và mở đường cho tồn tại mới tueo nguyên tắc kế thừa kết hợp với sáng tạo, nhường chỗ cho (những) tồn tại mới ra đời theo cách sao cho Tồn Tại là vĩnh viễn!". Vì thiên nhiên (của một hành tinh) là bộ phận của tự nhiên, thuộc về tự nhiên, nên mọi vận động trong nội tại nó cũng phải tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, và vì nó cũng tương đối khác với tự nhiên bởi những nét đặc thù, nên vận động nội tại của nó cũng bộc lộ ra những nét đặc thù. Một trong những nét biểu hiện đặc thù của nguyên lý Tự Nhiên trong thế giới hữu sinh là quy luật đấu tranh sinh tồn và tiến hóa-thích nghi. Một thể hiện đặc thù và ở trạng thái cao độ của quy luật này trong vận động của xã hội loài người là chiến tranh-đấu tranh. Trên bước đường tự nhiên làm hình thành xã hội với không ít những thăng trầm của mình, khi đã biết đến khái niệm "tư hữu", "lòng tham vị kỷ", loài người cũng đã phát hiện ra cách kiếm ăn nhằm sinh tồn mới, tương đối cực đoan, lúc đầu là với những giống loài động vật khác, sau đó là với những cộng đồng xã hội người khác, nghĩa là với chính giống loài của mình, đó là có thể dùng bạo lực của mình để tiến hành giết chóc, cướp bóc, trấn lột tất cả những gì của người khác (ở một cộng đồng xã hội nào đó) có liên quan, có thể phục vụ cho mục đích sống còn của mìmh, từ thực phẩm, của cải đến sức lao động, và cả khu vực sinh sống. Chắc rằng đó là nguồn gốc chiến tranh, và cuộc chiến tranh đầu tiên xảy ra có lẽ là chiến tranh xâm lược! Nếu đã có chiến tranh xâm lược, thì tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, nguyên lý cố gắng tồn tại, hay cụ thể hơn là tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn, trước sau gì cũng phải xuất hiện đầu tranh chống xâm lược nhằm sống còn. "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh", hình thức đầu tiên của đấu tranh là những con người bị áp bức, trấn lột, nô dịch, đồng lòng hợp sức lại, vùng lên chống lại sự cường bạo, xâm lược dưới hình thức bạo lực vũ trang, chiến tranh giải phóng. Về sau, cùng với sự phát triển, phức tạp hóa xã hội, hiện tượng chiến tranh-đấu tranh cũng được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chung qui lại, mục đích cuối cùng của chiến tranh vẫn là vì danh lợi, và mục đích cuối cùng của đấu tranh vẫn là xóa bỏ bóc lột, giành lại quyền sống cơ bản cho mọi người (xét cho cùng thì cũng vì sống còn, vì quyền lợi). Song từ trước đến nay, vì loài người chưa nhận thức đích xác được nguyên nhân cũng như nguồn gốc của sự bóc lột, nên tất cả các cuộc đấu tranh trong lịch sử loài người, không có cuộc đấu tranh nào xóa bỏ được triệt để bóc lột, duy trì lâu dài được một xã hội không có cảnh người bóc lột người. Triết học Mác ra đời đã giải thích gần đúng nhất nguyên nhân và nguồn gốc của bóc lột (tuy chưa đích xác!), và cùng với sự bổ sung của Lênin, đã đề xướng ra việc xây dựng một xã hội lý tưởng (gần) thực tiễn nhất, được cho là tươi đẹp nhất của loài người, trong đó không có bóc lột, không có áp bức, bất công, không có nhà nước (yếu tố cơ bản giúp xã hội tồn tại?), mọi người sống hoàn toàn bình đẳng, nhân ái và hạnh phúc, gọi là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự xuất hiện kịp thời của triết học Mác giữa lúc phong trào đấu tranh chống bóc lột của nhân dân thế giới đang lên cao nhưng hoang mang về đường lối, với những suy luận có vẻ hợp lý của nó về căn nguyên của sự bóc lột, về con đường đấu tranh xóa bỏ bóc lột, xây dựng một xã hội tương lai tươi sáng, hoàn toàn phù hợp với ước mơ của đại chúng đương thời, nhất là sau khi có lời hiệu triệu "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", đã trở thành sự lựa chọn khả dĩ, thành nền tảng lý luận, thành kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của nhân dân toàn thế giới lúc bấy giờ. Đảng cộng sản ra đời để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-lênin, vạch đường chỉ lối cho quần chúng đấu tranh, là lẽ đương nhiên(!). Thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, với sự dẫn dắt của Lênin, một người theo triết học Mác chân chính, thành người hoàn thiện triết học Mác, đã là tấm gương noi theo của các cuộc cách mạng xã hội và là một minh chứng hùng hồn trong gần suốt thế kỷ XX cho sự (tưởng như) đúng đắn của triết học Mác (giống như đạo Phật,vẽ ra một xã hội tươi đẹp ( cõi niết bàn) bằng cách thức sai lầm mà bá tánh tưởng rằng đúng đắn (tu tập cá nhân) và tin tưởng một cách sùng tín!). Nói riêng trường hợp Việt Nam, cuộc đấu tranh vũ trang thời kỳ đầu chống Pháp của Dân Tộc ta không phải là cuộc đấu tranh chống bóc lột mà là cuộc đấu tranh chống xâm lược. Có cuộc đấu tranh ấy là vì dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, một phần là vì kinh nghiệm ngàn đời (chống xâm lược phương Bắc) cho thấy rằng, đi liền sau xâm lược là cướp bóc tàn bạo nên phải chống xâm lược, phần khác là vì nặng tư tưởng Nho giáo, "trọng đạo vua tôi" (nhưng Nhà Nguyễn đã ươn hèn, cam tâm bán nước cho quân xâm lược, phản bội lại dân tộc mình!). Sau khi chiếm nước ta, bộ mặt bóc lột, áp bức bất công của quân xâm lược Pháp ngày càng lộ rõ, nhất là từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Chính vì thế mà sau một khoảng thời gian ngắn thoái trào, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta được nhen nhóm trở lại. Lúc này, định hướng của cuộc đấu tranh, ngoài chống ngoại xâm, đòi độc lập, còn thêm chống bóc lột, chống sưu cao thuế nặng bằng hình thức biểu tình phản đối, bãi thị... Vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đang tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thì trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây cũng truyền bá vào Việt Nam. Thông qua các tân thư, tân văn Trung Quốc, các học thuyết về nhân quyền và dân quyền của Rutxô (Rousseau), Môngtexkiơ (Mongtesquieu), Vônte (Voltaire)..., đến với các sĩ phu yêu nước Việt Nam. Tân thư, tân văn cùng với ảnh hưởng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản, phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc với đỉnh cao là cách mạng Tân Hợi (1911), chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1901 - 1905) đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng và tình hình tư tưởng Việt Nam. Những sự kiện này như một hồi chuông gióng lên làm "tỉnh ngộ" các sĩ phu yêu nước đang khao khát tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Những chuyển biến trong lòng xã hội Việt Nam, cùng sự ảnh hưởng của tư tưởng từ ngoài vào đã làm nảy sinh tính chất dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước và cách mạng do các sĩ phu phong kiến tiến bộ lãnh đạo. Đó là Duy tân Hội và phong trào Đông du (1904 - 1908), phong trào Duy tân (1905 - 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907), phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ (1908), Việt Nam Quang phục Hội (1912 - 1917),... Tựu trung, các phong trào này diễn ra theo hai xu hướng chính: xu hướng bạo động và xu hướng cải cách ôn hòa, với các đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Hai xu hướng này song song tồn tại và không đối lập nhau một cách tuyệt đối mà đan xen, hòa lẫn vào nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.Nói chung, các cuộc cách mạng Việt Nam thời kỳ này đều thất bại hoặc có khuynh hướng thất bại, vì không thấy được bản chất của xâm lược Pháp và không xây dựng được lực lượng chính yếu đủ mạnh, làm nòng cốt cho cách mạng. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và cường độ lớn gấp nhiều lần cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Cuộc khai thác lần này tiếp tục làm chuyển biến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam và làm hình thành nên lực lượng thực sự của phong trào cách mạng (đại chúng nghèo khổ). Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của phong trào cách mạng Trung Quốc, tiếng vang của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917), sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam, đã làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta dần dần chuyển sang một khuynh hướng mới, có tính triệt để hơn, phù hợp với xu thế thời đại. Bên cạnh phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng vô sản từng bước hình thành và ngày càng thắng thế đối với xu hướng tư sản. Lịch sử còn ghi rõ, Hồ Chí Minh lúc nhỏ chứng kiến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị thực dân Pháp đàn áp, dìm trong biển máu và sự bất lực của các sĩ phu phong kiến đương thời nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Vì thế với ý chí cứu nước, lòng yêu nước chân chính đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước mới. Năm 1905, khi phong trào Đông Du hoạt động sôi nổi, “cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh sang Nhật, nhưng anh không đi”. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi thời trẻ của Hồ Chí Minh) từ bến cảng Nhà Rồng trên con tàu L’Admiral Latouche Tre’ville đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong khoảng thời gian từ 1911-1917 Người đi rất nhiều nước trên khắp thế giới từ những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… đến những nước thuộc địa ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La Tinh. Từ thực tiễn đó Người đã nhận thấy bản chất của thực dân Pháp đang thống trị ở Đông Dương. Người rút ra kết luận:“trên thế giới không phân biệt màu da chỉ có hai giống người, giống người đi bóc lột và giống người bị bóc lột; và chỉ có một tình hữu ái giai cấp duy nhất đó là tình hữu ái giai cấp vô sản mà thôi”. Và Người khẳng định “ tất cả mọi người nghèo khổ trên thế giới đều có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc”. quan điểm này của Người đã mang tầm tư tưởng quốc tế để sau này Người thực hiện tư tưởng đoàn kết quốc tế. “ những cuộc cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng không đến nơi (không triệt để) vì bên trong nó vẫn tước lục công nông, bên ngoài vẫn áp bức thuộc địa, khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” chỉ là bánh vẽ mà thôi. Do đó cách mạng Việt Nam không thể đi theo được”. Từ năm 1917 Hồ Chí Minh đã tìm ra bản chất của giai cấp tư sản và của chế độ tư bản chủ nghĩa. Và Người cũng khẳng định cách mạng việt nam không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà theo như Xanhximong đánh giá về cuộc cách mạng Pháp: “Cách mạng Pháp không triệt để vì nó chỉ thay thế giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác mà thôi” (nói đúng hơn là thay thế nhà nước bóc lột này bằng nhà nước bóc lột khác). Sau này chính Người đã thừa nhận: “lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm cho tôi tin theo Lê nin, tin theo Quốc Tế Thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác –Lê nin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Tóm lại nhìn xuyên suốt hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, từ thực tiễn hoàn cảnh ở trong nước và quốc tế cũng như bước đầu tiếp thu tư tưởng Mác-Lênin, đến năm 1920 Người đã khẳng định rằng “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”. Thực tiễn diễn biến Cách mạng ở Việt Nam từ khi Đảng cộng sản được thành lập năm 1930 đến khi đất nước thống nhất vào năm 1975, đã chứng minh rằng con đường cứu nước mà Người đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày nay, chúng ta đã có đủ rộng thời gian quay lại quan sát và nghiền ngẫm để thấy được nhiều điều. Phải nói rằng, phong trào cách mạng Việt Nam chọn con đường cách mạng vô sản có đảng cộng sản lãnh đạo để thực hiện hai mục đích: đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời xóa bỏ chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội phi bóc lột, không có áp bức bất công, là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với ý nguyện quần chúng Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà ĐCS VN đã chớp thời cơ khi thiên thời đến, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền thành công, và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của Dân Tộc, lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng, đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới và bè lũ ngụy quyền tay sai, làm nhân dân thế giới bất ngờ, bái phục. Song, vì tin tưởng hầu như tuyệt đối vào học thuyết Mác-lênin về những quan niệm chưa xác đáng như thặng dư, bóc lột, nhà nước, giai cấp...,nên việc thực hiện mục đích thứ hai đã phạm phải nhiều sai lầm, còn cực đoan, gây ra sự bất mãn nhất định trong dân chúng, và cho đến nay vẫn còn bề bộn, dở dang, tạo ra một thế hệ lãnh đạo lắm thằng "xôi thịt", xã hội ngày càng suy đồi về đạo đức...
- Tao nói dài quá, nhưng có đúng không, Thu?...Thôi, uống nào!
Thường thế, mỗi khi rình rang dãi bày một điều gì xong, ông A vẫn thường hỏi tôi như vậy, dù biết rằng hỏi để cho có vậy thôi! Tôi chưa kịp trả lời thì ông A đã nói tiếp, gần như là một kết luận kết thúc buổi nhậu:
-ĐCS VN không còn hướng đi nào khác là "định hướng XHCN"!? Theo quan niệm của tôi, Việt Nam chỉ được coi là hoàn thành giai đoạn "định hướng XHCN" khi đã xây dựng hoàn thiện nhà nước nhân dân (chứ không phải nhà nước vô sản!), tức là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", đúng như Hồ Chí Minh vạch ra. Khi đó xã hội Việt Nam không còn bóc lột, đói khổ nữa, mọi công dân đều được hưởng miễn phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, giáo dục cơ bản (phổ thông)cho trẻ em miễn phí..., nền kinh tế hoạt động đầy hiệu quả theo kinh tế kế hoạch chủ đạo của nhà nước, của cải hàng hóa dồi dào, không còn nợ công, khoảng cách giàu- nghèo được khống chế và nói chung làm giàu không còn là sự hấp dẫn vô hạn độ nữa, tình cảm xã hội đã ở trạng thái hầu như không còn lòng tham vị kỷ nữa (tương tự như thời cộng sản nguyên thủy hay một thời Sài Gòn xưa không có trộm, mọi người đi đâu cũng không cần phải đóng cửa !), mọi người đều hăng say làm việc vì "dân giàu, nước mạnh" như là niềm vui thú vậy. Điều đáng chú ý là một nước có trạng thái xã hội gần XHCN là một nước sung mãn về thực chất (như Nhật hay tương tự như các nước Bắc Âu), chứ không phải một nước phát triển huênh hoang, xây dựng khoe mẽ "kỷ lục thế giới" tràn lan đầy tính "phổi bò", hình thức, trong khi vẫn chưa giải quyết dứt khoát được cảnh nghèo khổ của dân tình!... Muốn thế, Việt Nam cần có một cuộc đổi mới về tư duy, xây dựng lại quan niệm mới về nhà nước (xây dựng hoàn thiện nhà nước nhân dân chứ không phải nhà nước vô sản!), xác định lại từng bước đi cụ thể cho "định hướng XHCN", tìm kiếm nhân tài thực sự, những "đày tớ" có nhận thức "vì nước vì dân" tương tự như Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Bá Thanh,..., chứ dứt khoát không phải là những lão già "rận trủ", "đám con nít hư" lề trái như...ai cũng biết rồi! Nhất là không có tham vọng quyền lực nữa, khi đến tuổi, hết niên hạn thì về "xuất thế vô vi", an hưởng tuổi già, có tái đề cử cũng kiên quyết rút lui, không thèm trương mác "vì nhân dân phục vụ" mà ở lại nữa...Phải chăng, đó là hình hài một nhà nước nhân dân? Còn nhà nước vô sản? Cần khẳng định thẳng thắn rằng đó chưa phải là nhà nước nhân dân, mà chỉ là nhà nước nhân dân trá hình! Nhà nước vô sản, cũng nêu khẩu hiệu "vì dân" nhưng không thực chất, vẫn là mị dân. Do vẫn tin vào những phủ dụ (tưởng chừng rất) có lý của hệ thống lý luận đã lạc hậu, vẫn giữ những nhận thức sai lầm về "giai cấp", "bóc lột", "chuyên chính vô sản"...,nên một cách duy ý chí và bảo thủ, nhà nước vô sản vẫn duy trì một cách khiên cưỡng định hướng "đảng cử, dân bầu" thiếu khách quan, vẫn duy trì (dù vô ý thức và không muốn) áp bức, bất công trong lòng xã hội. Trong hoạt động kinh tế, nhà nước ấy thường có những quyết sách "vĩ đại", những công trình "thế kỷ", tưởng "vì dân", vì "tương lai con em chúng ta", nhưng hầu như không phải, vì xét kỹ ra chúng chỉ thỏa mãn "sự phè phỡn", "khoe mẽ", thỏa mãn ý thích "hoành tráng", "vượt tầm thời đại". Hơn nữa, nhà nước vô sản dễ biến thái thành "chốn dung thân" của quyền lực, thành nơi "núp bóng" để tiến thân của các "thái tử đảng". Thật là tiếu lâm khi thực tế chỉ ra rằng: lãnh đạo càng có chức vị cao trong nhà nước thì càng đẻ ra được những đức con "tài năng", "biết cách" vươn lên giàu có và quyền lực cực kỳ mau lẹ!...
Đến đây, mặc dù ông A vẫn rất hăng nói thao thao bất tuyệt, nhưng tôi không nghe thấy gì nữa mà lại nghe thầm thì, nhưng rành mạch những câu nói của Hồ Chí Minh: "Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi.", "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc: là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.", "Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được.", "Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi... Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ. Vì vậy xa xỉ là có tội với tổ quốc, với đồng bào". Và câu nói chí lý của C. Mác, người lập ra học thuyết triết học duy vật trên cơ sở phép biện chứng của Hêghen: “Những chân lý khoa học sẽ luôn luôn nghịch lý nếu chúng ta lập luận dựa trên kinh nghiệm hàng ngày, khi kinh nghiệm đó chỉ phản ánh sự việc quanh cái vẻ bề ngoài lừa dối của nó.” (Lạ lùng thay, câu nói chính xác đó của C. Mác cũng hình như nói đến "duy vật biện chứng", một học thuyết triết học nghe rất "hay ho", nhưng đang bộc lộ ra những tranh cãi "om xòm", do chính ông và Lênin xây dựng?!). 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Tiếp tục hi vọng tìm Linh

  

Tiếp tục hi vọng tìm Linh


Bạch Quốc Bình (người bên trái)
Đồng đội trực tiếp chứng kiến sự hi sinh và tham gia chôn cất liệt sỹ Đặng Bá Linh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.


  Bài đăng trên báo QĐND cuối tuần ra ngày 28-7-2002. Tư liệu của Nguyễn Trọng Tình K6

Nguyễn Trọng Tình


Tình mốc
0913 554 424 Viber
https://www.facebook.com/ongnoi.pimon
HN

1970-71

08/09/2012





    Mời xem thêm:
  1. 31 - Chuyện về một liệt sĩ, bạn tôi - Trần Kiến Quốc K5 (SRTKL2: 135-141), Blog K6.
  2. Chuyện thật, khó tin... - Nguyễn Tăng Tiến K8 (SRTKL3, Tr.: 269-272), Blog K6.

    Các bạn của Linh: Lớp 10G trường phổ thông cấp 3 Hà Nội B (PT3B Lý Thường Kiệt),
    ảnh bác Đinh Đăng Định chụp tháng 4 năm 1971

Dien Huong Nguyen Mình nhớ được hàng đầu:
Châu, Bảo Hà, Chi, Hạnh, Lê Bình, Nguyễn Hiền, Hồng Thái, Vương Bình, Thúy Lan, Tuấn nữ, Phượng, Tâm, Nga Huyền, Phạm Hiền.
Hàng thứ 2: Băng, Bằng, Vân, Đông, Kim Ninh, Hằng, Nguyễn Hương, Liên, Nga, Tú, Cúc, Ngọc, Bích Hà, Tuyết, Cô Lâm (dạy Nga văn), Vân Hà.
Hàng thứ 3: Cô giáo dạy Sinh (Mình ko nhớ được tên cô), cô Được (dạy Địa), cô Nữ Anh, cô giáo dạy Nga (?), Anh Long (phụ trách đoàn), thầy Bình (hiệu trưởng), Thạch, Đinh Thắng, Tiến, Khoa, Đức, Thuận.
Hàng cuối: thầy dạy hóa, Ngọc Tuấn, Phương, Cường, Tân Ninh, Điền, Chu Quốc Thái, Hân, Phong, Thủy, Hải, Vinh, Trung.
con trai thiếu Bá Linh, Quang Dũng, Tình, Chính..., con gái thiếu Mai, M Hương (bí thư, lớp trưởng)

 ✯✯ 



Đăng lại bài viết của Lưu Quang Điền (đã đăng tại FB Dien Quang Luu).





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

TIN BUỒN: Cô Phan Thị Nhâm đã mất



Cô Giáo Phan Thị Nhâm

Cô Phan Thị Nhâm

GV Toán, C trưởng phụ trách học tập C11 K6
1922
2016 – Mất hồi 07h30 ngày 01/04/2016 (Tức ngày 24/02 năm Ất Mùi), tại nhà riêng số 6, ngõ 29, phố Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Mb: - Nr: 043.5532935, 8242337 - Cq: - FB: - Email: - Blog: - HN - VN
- - 1

1968

05/11/2014

, sinh năm 1922, nguyên là Giáo Viên, Đại Đội Trưởng C11 Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi, do tuổi cao, bệnh nặng, Cô đã từ trần hồi 07h30 ngày 01/04/2016 (Tức ngày 24/02 năm Ất Mùi), tại nhà riêng số 6, ngõ 29, phố Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Lễ Viếng được tiến hành từ 11h30 - 13h00, thứ 3, ngày 05/04/2016, tại Nhà Tang Lễ 125 Phùng Hưng, Hà Nội.
Lễ Truy Điệu và Đưa Tang tiến hành từ lúc 13h00.
Lễ An Táng được tiến hành cùng ngày tại Nghĩa Trang xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
BLL Trường Kính báo
BLL trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi xin chia buồn cùng vợ chồng anh Nguyễn Tích Tùng và gia đình.
BLL Trường tập trung Viếng vào lúc 12h30 ngày 05/04/2016.

(Theo tin của anh Ngô Thế Vinh K5  đăng trên Blog BanTroiK5News)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn cùng gia đình Cô Nhâm.






Cô Nhâm cùng C11 - chụp tháng 6 năm 1967 tại trường Y Trung (Quế Lâm, Trung Quốc), cạnh gốc đào trước cửa Văn phòng Ban Giám hiệu.

Hàng ngồi, từ trái sang: đầu tiên là Tưởng Hoài Nam (khóa 3), rồi Minh Tâm, Võ Hạnh Phúc (khóa 4), Kim Thành (khóa 3), Phượng (khóa 6), Hoàn Chinh (khóa 7), Hồng Nga, Châu Nguyên, Thu Huyền (khóa 4), Phương Thảo (khóa 3).
Hàng giữa, trái qua: Tưởng Bích Hà, Thu Hồng (khóa 7), Thiện (khóa 6), Khánh (khóa 7), Song Yên (khóa 3), Tường Vân (khóa 6), Hòa Bình (khóa 3), Thu Hà (khóa 7), Hạ Thanh Xuyên (khóa 5), Hòa Bình (“mèo con” – khóa 7).
Hàng đứng, trái qua: cô Thục, Minh Châu, Thu Lương, Phương Tùng (khóa 3), Văn Tuyết Mai (khóa 4), cô Hồng, Thái, Minh, Chung (khóa 2), Đồng Thu (khóa 3), Lương Hòa (khóa 2) và cô Nhâm.
Trong tấm ảnh gồm 29 học sinh và 3 cô giáo. Đến năm học 1967-1968, C11 được bổ sung thêm Thanh Hà (khóa 3), Kim Sơn (khóa 4), Việt Hoa, Mẫn (khóa 5), Thành (khóa 6), Hà (khóa 7) và các em khóa 8: Hòa, Bình, Bắc Vũ, Hậu, Minh Hà, Thái “con”, Chí Hoà.
Ảnh tư liệu - TẤM ẢNH KỶ NIỆM VỀ C11 - SRTKL1


Cô Nhâm và các học sinh Trường Trỗi 05/11/2014 (C11: Thái, Liên K8 - Tâm K4 - Thái, Hòa K2 - Yên K3 - Hằng K7; - Vinh K5) - Ảnh Ngô Thế Vinh.

Trưa ngày 05/04/2016 (Tức ngày 28/02 năm Ất Mùi), Lễ Tang Cô Phan Thị Nhâm đã được tiến hành trọng thể tại Nhà Tang Lễ Thành phố Hà Nội, 125 Phùng Hưng... Ảnh Ngô Thế Vinh.

... Đông đủ các Thầy Cô giáo, BLL trường, BLL các Khóa, C11, học sinh các Khóa... Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã đến phúng viếng và tiễn đưa Cô Phan Thị Nhâm về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh Ngô Thế Vinh.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

TRÀ DƯ TỬU HẬU 10/d







Chuyện 13:VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Chiều nay vợ tôi bận đi công chuyện , tôi phải trông nhà, nên ông A gọi, rồi ông B hối, mà tôi vẫn không qua nhà ông A được. Khi vợ tôi về thì trời đã châp choạng. Cuống đít, chỉ kịp nói đôi câu bàn giao chuyện nhà, tôi vội "tếch" sang nhà ông A liền. Ra khỏi cửa rồi, tôi vẫn còn nghe loáng thoáng lời vợ:
-Mê nhậu gì mà mê thế không biết?
Bàn nhậu như mới bắt đầu. Đĩa thịt gà trộn gỏi dường như còn nguyên. Trên bàn chỗ tôi thường ngồi, một ly rượu đầy vẫn để đó chờ đợi. Tôi ngồi vào bàn uống cạn ly đó, tiếp thêm hai ly khác cho đúng thủ tục phạt "vào ba ra bảy", rồi cười toét miệng nói:
-Đang "khát" khô cổ, rượu phạt mà như rượu thưởng, sướng tê người!
Ông A cười mỉm:
- Phải rồi, "chúng con" bày sẵn, chờ mời rượu "ông" đấy "ông" ạ! Đợi lâu quá, tưởng không qua!
-Qua chứ! Qua để nghe nốt câu chuyện hôm qua! -Tôi đáp lại.
-Ừ nhỉ! Anh A nói tiếp chuyện hôm qua đi! -Bây giờ ông B mới lên tiếng.
-Nhưng anh A đang kể chuyện về cuộc đời trường sinh của Lão Tử mà? .Ông C có ý không bằng lòng.
Nghe vậy, tôi vội cắt ngang:
-Chuyện về Lão Tử cũng hay. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Chứ chuyện nào kể cũng dở dang cả, làm người nghe tức anh ách, thì không nên!
Ông B cũng hùa theo ủng hộ:
-Thằng Thu nói phải đấy! Anh A nói tiếp cho xong chuyện hôm qua đi! Xong rồi kể tiếp chuyện Lão Tử cũng được...
Ông A nghe thế, đành chiều:
-Thì thôi, đành chiều theo thằng Thu vậy! Dù sao nó cũng là em út mà! Ê, Thu! Hôm qua tao nói đến đâu rồi nhỉ?
-Xây dựng CNXH, giai đoạn đầu tiên gọi là "quá độ" tiến lên cộng sản chủ nghĩa!...Nhưng "một công đôi chuyện", hôm nay nói về trường hợp Việt Nam đi, cụ thể hơn....Theo anh, VN đang ở đâu? Có hướng tới xã hội XHCN không? -Ông C nêu ý kiến.
Bấy giờ, ông A mới chậm rãi mở chuyện:
-ĐCS VN ra đời nếu không là kết quả tất yếu, thì cũng gần như tất yếu của cách mạng Việt Nam. Như mọi ĐCS ở các nước thuộc địa khác, ĐCS VN có hai mục đích cơ bản là lãnh ngọn cờ tiên phong dẫn dắt dân tộc VN vùng lên đấu tranh giải phóng, xóa bỏ chế độ thực dân nô dịch, bóc lột và xây dựng thành công CNXH theo chỉ dẫn của học thuyết Mác-lênin. Nó đã hoàn thành vẻ vang mục đích thứ nhất vào năm 1975. Sau giải phóng, nó tiếp tục mục đích thứ hai đã làm dở dang ở miền Bắc, nhưng lần này là áp dụng trên cả nước...-Bỗng ông A quay sang ông C -Anh C làm ơn mở mạng tìm trang nói về công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc xem nào!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Những ngày tháng đáng nhớ trên đất Hưng hoá - Phú thọ (Hoàng Anh)











Những ngày tháng đáng nhớ
trên đất Hưng hoá - Phú thọ




Khi từ Trung Quốc về, sau tết Kỉ dậu 1969, nhà trường chúng tôi chuyển tới đóng quân trên vùng đất Hưng hoá Phú thọ cạnh bên dòng sông, nhánh của sông Hồng, trong doanh trại của trường công binh. Từ đường cái vào, men qua một cái nhà thờ đổ nát, là trạm gác của trường, ngay phía trước là sân cỏ rộng, có một bục sân khấu nhỏ bằng đất, thường dùng làm lễ chào cờ, sân có thể dùng đá bóng mỗi buổi chiều được, và là nơi thao diễn kĩ thuật, hay thể thao gì đó. Tiếp đến là một nhà lớn của ban chỉ huy, trực ban đơn vị, phía sau là hai dãy nhà 2 tầng là nơi chúng tôi ở và học tập, sau nhà cuối bên trái có cái giếng to, chúng tôi thường tắm giặt chung ở đó, nằm giữa là con đường chạy xuống khu hậu cần và bếp ăn, hai bên có hàng phượng già rợp bóng, rải hoa lá xuống đường mỗi khi có gió lướt qua. Tôi còn nhớ từ ngoài nhìn vào, bên trái khu nhà ở, có một khu nhà xưởng lớn, bỏ hoang chắc cũng khá lâu, nên thấy cây cỏ dại, lạc tiên phủ mọc um tùm lên các giây thép ngăn từng khu, phân bò khô cứng rải khắp trong ngoài nền xưởng, trên lối đi qua xưởng, một cái biển không dấu đổ xiêu, vắt vẻo “Tram sưa chua”mà lũ học trò chúng tôi cứ thích đọc trẹo đi là “trạm sữa chua”! Hòm thơ của đại đội tôi (khoá 6) lúc đó được phổ biến cho lớp, tôi còn nhớ là HT 42267 XP.
Thời gian này khoá 6 chúng tôi học tiếp chương trình kì học 2 lớp 8 (1968-1969). Các lớp học bàn ghế được kê bằng các khối rầm gỗ lớn, dài mà bên công binh vẫn dùng làm cầu phao cho xe pháo đi qua. Ngày 22/3/1969 Toàn tiểu đoàn chúng tôi phát động đợt sinh hoạt chính trị “Thế hệ trẻ anh hùng” nhân ngày thành lập đoàn 26/3, trên giao chỉ tiêu thi đua “người tốt việc tốt” cho từng chi đoàn, chấm theo thang điểm 10. Mỗi cá nhân phải tự đăng kí nâng loại học tập cho mình. Bên hậu cần, các anh chị nuôi cũng tổ chức thi đua tìm tòi cải tiến kĩ thuật nấu nướng để bữa ăn ngon hơn.
Một tin rất vui với lũ trẻ chúng tôi là trong thời gian này nhà trường quyết định xây thêm một lò bánh mỳ. Thế là từ nay chúng tôi mỗi bữa, mỗi đứa được thêm nửa chiếc bánh mỳ nóng giòn thơm ngon, thay vì những cục bột luộc vừa đen, vừa cứng còng, dai ngoách trước đây, mà lũ trẻ vẫn nói đùa: ”ném chó chó cũng chết!”
Mỗi tháng hồi đó, nhà trường lại tổ chức chiếu phim phục vụ cho học sinh, như trong tối thứ 7 cuối tháng tư năm ấy, trên cho xem bộ phim có tên là “Lửa” một bộ phim Việt nam, mà lâu quá tới giờ tôi cũng chẳng nhớ nội dung nó nói gì.
Ngoài việc học tập, chúng tôi còn phải thi đua tăng gia trồng trọt, cắt cử phân công nhau chăm bón rau, để nâng thêm mức ăn hàng ngày, nhờ có ruộng rau muống của từng đơn vị, chúng tôi có rau ăn đều đều. Việc bình bầu người tốt việc tốt được tiến hành hàng tuần, thực ra cái tuổi ham ăn thích chơi nhiều của lũ tôi kiếm ra việc tốt cũng hơi bị khó, nên cũng cố căn cứ vào việc làm của từng người như bạn này có thành tích cắt tóc cho mọi người, bạn khác thì gánh nước giúp cô nuôi, thậm chí có cậu chỉ làm cái hót rác… cũng được chi đoàn đánh giá cao có tinh thần tập thể! anh em nhất trí bầu luôn, xét kết nạp ngay nó vào đoàn!
Chương trình học của chúng tôi dự kiến sẽ kết thúc học kì 2 lớp 8 vào khoảng tháng 6 tháng 7 năm1969.
Thời gian này trời nắng nóng, nên ban ngày chúng tôi thường học trong tình trạng mệt mỏi, hay khát nước, dễ buồn ngủ lắm. Buổi tối trời mát hơn, chúng tôi tranh thủ học khuya hơn, sau giờ học chúng tôi, từng nhóm có thể tranh thủ chơi xà, chơi đàn ghi ta (lúc này lớp có phong trào một số bạn thích tập đàn ghita có lẽ xuất phát từ khi có anh Chí Hiếu lớp trên xuống biểu diễn làm thằng nào cũng mê), rồi cuối cùng là vệ sinh tắm giặt.
Một kỉ niệm nhớ đời, là có một tối do cố với cái gàu tôi bị té nhào xuống giếng, chân đạp vào đá đau điếng, ngực thì bị chà vào thành giếng, may quá chỉ xước mấy vết rớm máu ở ngực, phải gọi mấy đứa bạn ra thòng dây kéo lên.
Một chuyện nữa cũng thật buồn cười, có lần có đến sáu bảy đứa lớp tôi xuống ăn cơm muộn, xuống bếp thì nhà bếp đã dọn sạch, trời thì tối thui, nhưng đói thì đầu gối cũng phải bò, một thằng mò mẫm trong chạn còn một chậu cơm, thằng kia cố vét thùng kiếm được muôi mỡ, có gói muối chúng tôi trộn thêm ít mì chính của nhà mang đi để ăn với cơm, đang chuẩn bị ăn… thì lại có một đứa quờ quạng thế nào cũng bê ra được cả một chậu quân dụng không biết canh hay nước rau đầy sóng sánh, cả lũ đang đói hí hửng ra mặt, vớ cái môi vừa chan vừa húp xì sụp ăn lấy ăn để… cho đến khi có một thằng lấy đũa ngoáy vào trong chậu chắc muốn tìm xem còn chút rau nào không, khi nó nhấc lên: thì eo ôi từ trong chậu một chiếc giẻ lau bàn đen thui lõng tỏng nước văng tung toé! cả lũ trợn mắt, lúc ấy nhìn cái giẻ bẩn, thằng nào thằng ấy đều muốn khạc, muốn ói tất cả những gì vừa tống vào bụng!
Tháng 5/1969 Nhà trường lại mở chiến dịch thi đua “Quyết thắng 4” nhằm động viên mọi học sinh học tốt, tu dưỡng tốt. do yêu cầu của trên, cần rút ngắn thời gian học trước một tháng, mà chất lượng học không giảm, nên mỗi học sinh phải tự lập đề cương ôn tập cho phù hợp, thời gian biểu học tập mỗi lớp, được tăng tiết (4-5 tiết/mỗi buổi).
Ngày 18/5/1969 hôm ấy là ngày chủ nhật, chúng tôi hành quân dã ngoại ra xã Đào xá, vừa là để thăm nơi bác Hồ đã tới trồng cây trong dịp tết vừa rồi, vừa là phát động thi đua và giao lưu kết nghĩa với đoàn thanh niên địa phương. Trong phần văn nghệ của chi đoàn địa phương, tôi còn nhớ tiết mục có 2 cô gái lên trông cũng hay hay, tuy không xinh lắm nhưng hát bài chèo tự sáng tác cũng khá tự nhiên, trong đó có mấy câu mến yêu từng bộ phận công tác của xã như:

“Em mến yêu tang tình là anh tài vụ,
Tính tính tính không thừa không thiếu xu một xu…”
“Em mến yêu tang tình là anh xã đội….
….

cứ thế, có thế thôi mà cũng làm chúng tôi cứ cười ngặt nghẽo như những lũ dở hơi.
Có lẽ cái năm 1969 ấy, hè về sớm hơn mọi khi, mới vào tháng 5 mà hoa phượng đã nở đỏ như những mâm xôi gấc khổng lồ, tiếng ve kêu râm ran khắp cả khu trại, trời nóng oi bức hơn, lũ trẻ chúng tôi tắm có đứa 3-4 lần mà cũng không thấy bớt cái oi bức, khi đó các giếng lại cạn nước khá nhanh, nên việc tắm giặt lại càng khó khăn, vất vả hơn. Nhiều đứa trong chúng tôi phải trốn trại, lén ra sông ở bên kia đường để tắm, giặt. Ai đã sống trong thời gian ấy chắc không hẳn quên tiềng kẻng hiệu lệnh, tiếng kèn, tiếng nhạc hiệu lệnh. Tôi còn nhớ mỗi buổi trưa hồi ấy toàn trường lại vang lên bản nhạc “Hội chợ Ba tư”: tèn ten ten tén tèn ten ten… đánh thức toàn trường, còn ở đầu cầu thang lớp tôi, thầy Thưởng thường mang một chiếc accodeon bấm phòm, phòm dục mọi người dậy!
Cũng trong khoảng thời gian sau đó, thầy giáo phụ trách chúng tôi lại bị ốm, việc quản lý học sinh khá lỏng lẻo, mặc dù bên đoàn đã ra kế hoạch tự quản, các cuộc họp cũng liên tục để chấn chỉnh, nhưng vẫn bắt đầu có một số chuyện không hay xảy ra khi bước vào lớp 9 như có bạn trốn học đi chơi, lấy của nhau (thỉnh thoảng lại nghe mất đồ, quần áo, có tuần mất tới 6 cái balô của 6 bạn) rủ nhóm đi trêu chọc thanh niên địa phương, …nên mới có việc một số bạn cá biệt được đưa đi phân hiệu II ở Thạch thất rèn luyện! Trong trường lại xảy ra tai nạn: một bạn hình như ở lớp dưới, trèo cây cao bị té, chấn thương rất nặng phải đưa đi cấp cứu, ban lãnh đạo nhà trường phải ra thông báo cấm leo trèo, cấm tắm sông! Không khí nhà trường có vẻ lại càng căng thẳng hơn, khi mà cái tin phong thanh trường chuẩn bị chuyển nhiệm vụ, giải tán hệ học sinh vào hè 1970!














Rồi kỳ nghỉ hè năm 1969 cũng đã đến, chúng tôi kết thúc năm học lớp 8, được nghỉ phép trở về gia đình với bao ngổn ngang lo lắng… nhưng mỗi đứa đều thầm chặc lưỡi: “thôi kệ nó, hãy nghỉ đã chuyện đâu có đó!”
Cuối tháng 8 năm ấy tôi bị sốt xuất huyết nặng, không thể lên trường trả phép đúng hạn cùng các bạn được, cùng thời gian ấy đồng bào cả nước nghe tin Bác Hồ mệt nặng, cả bầu trời cũng trĩu nặng u ám! mấy ngày sau thì nghe Bác mất, đúng là “Trời tuôn nước mắt đời tuôn mưa” cả nước khóc chịu tang Bác!
Vào những ngày để tang Bác, ngày 10 tháng 9 năm 1969 thấy trong người hơi khoẻ, tôi với thằng em trai, xách balô lếch thếch ra bến xe Kim mã kiếm xe khách về Trung Hà, chờ mãi mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa có xe, hai anh em vừa mệt, vừa khát, thấy có quầy bán kem đi qua mua mấy chiếc ăn, tính chắc phải về đành để mai vậy! tới 16h chợt có một chiếc xe ca vẫy khách đi Trung hà, thế là tôi nhảy lên xe, kêu thằng em về cho nhà hay. Xe chạy về tới bến Trung Hà thì trời cũng đã nhá nhem tối, xuống xe tôi vội ra bến phà cách đó khoảng một cây, ra tới nơi thì phà đã nghỉ từ lúc nào, đang tiu ngỉu không biết làm sao thì có chị gánh đồ đi xuống nói với tôi không có phà thì kêu đò, mừng quá, hai chị em chúng tôi í ới kêu, thế mà cũng gọi được đò. Sang bờ bên kia tôi trả tiền đò mất có 2 hào, tính đi luôn nhưng thấy chị đi cùng còn vướng lủng củng đồ, gánh, tôi nán lại gánh giúp chị tới tận quãng rẽ, chúng tôi mới chia tay, xốc lại ba lô, tôi đi tiếp dọc bờ đê sông về đơn vị. Lúc gần tới chỗ nhà thờ đổ, trời trăng lúc tỏ lúc mờ, thế quái nào tôi bước hụt vào cái hào cũ, ngã một cái đau điếng, bẩn lấm lem bê bết bùn, may không gẫy xương nào. Vào trường tôi đi báo cáo thầy phụ trách, rồi mới về lớp, bạn bè hỏi thăm mới biết lớp đã vào học được 3 hôm rồi.
Ngày 11/9/1969 trường mới tổ chức làm lễ khai giảng cho toàn trường, sau lễ khai giảng, chúng tôi được nhận mấy thếp giấy loại giá 5 hào 2 về tự khâu đóng vở, làm nhãn. Năm học lớp 9 này chương trình học có thay đổi, thay vì chấm điểm 5, nay chuyển sang hệ điểm 10. Kiến thức mới nhiều và cũng khá khó, mới vào học mà nhiều bạn trong lớp bị ăn trứng ngỗng to tướng sau mấy bài kiểm tra Lượng, Sinh, Địa, Văn (làm dàn bài về đề tài “di chúc của Bác Hồ”). Năm học này nhà trường tổ chức thành 3 học kỳ, ngó bộ cũng khá vất vả. Ăn uống loanh quanh sáng ngô, trưa, chiều: rau luộc, muối vừng, cá kho, hoặc thịt om chuối! chả thế nên có cậu mới sáng tác từ bài hát “Quả bom là quả bom rơi.. anh công binh túm lấy đầu” thành ra “ăn ngô …lại ị…ra ngô”
Hàng tháng nhà trường vẫn được phục vụ một tối phim cuối tuần, trong tháng 9 chiếu phim “Những phi công mặc áo ngủ” trong phim có đoạn những tù phi công Mỹ bị bắt tại miền Bắc Việt nam, hát bằng tiếng Anh bài hát tự chế:

“ …Ngồi trên chiếc F4H bay ra Bắc Việt,
nào ngờ đâu bị bắn cháy rơi xuống sông,
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi Hilton…
Nơi quê nhà đôi mắt ai vẫn ngóng mong chờ!”

Thế mà mấy bữa sau, rất lạ, học bài sao khó nhớ thế, mà bài hát hầu như đứa nào trong lớp cũng nghêu ngao thuộc!
Trong trường giai đoạn này rất nhiều người bị sốt cao, phải nghỉ học, nghi có dịch sốt xuất huyết đang lan rộng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập của học sinh trong trường. Tình hình kỉ luật trong trường lúc này cũng có vẻ xa sút hơn trước, ban chính trị nhà trường chỉ đạo cần củng cố vai trò đoàn viên trong học sinh, trong các chi đoàn cần tăng cường đấu tranh phê và tự phê, nhưng khi tiến hành có vẻ thiếu biện pháp cụ thể nên kết quả người chủ trì thì muốn nản, đoàn viên nhìn chung thụ động, ít phát biểu.
Hòm thư của đơn vị được thay đổi là: đội 22(9) xã Hưng hoá, Huyện Tam nông, Tỉnh Vĩnh phú.
Khoảng cuối tháng 10, đơn vị lại phải tổ chức tiền trạm để chuẩn bị đợt dã ngoại ra dân cùng ăn cùng ở cùng lao động với dân trong vòng một tuần để tăng cường mối đoàn kết quân với dân địa phương.
Trong mấy năm sống trong môi trường quân đội, thì giai đoạn cuối kỉ luật của lớp chúng tôi có vẻ không được tốt lắm. Ngay từ xưa người ta vẫn bảo: “ nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò”, có lẽ cũng do đến tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi, thích chơi, thích tự do hơn nên có nhiều bạn cá biệt bắt đầu tỏ ra chểnh mảng học hành, không làm được bài thì đột nhập vào phòng thầy chữa bài tráo bài, lấy đồ của nhau, lấy đồ của thầy, lấy đồ ăn của nhà bếp (bột súp), trộm cả gà ngỗng nuôi, thậm chí còn quậy phá như làm chập điện gây mất điện toàn trường, v.v.. buộc nhà trường chỉ còn mỗi cách đưa tiếp một số đi lên Thạch Thất rèn luyện.
Thời tiết dạo đó trời bắt đầu lạnh, ở cái miền trung du bắc bộ mùa này và nhất là vào buổi tối thì khá rét, dù vẫn còn là trẻ con nhưng tối đến chúng tôi vẫn phải thực hiện phân công trực gác bảo vệ đơn vị như bộ đội, đã ôm súng lóc cóc đi tuần quanh doanh trại nhất là canh khu vực nhà bếp, mà 2 mắt cứ díu tịt lại, chỉ thèm ngủ ghê lắm, cho nên mới thỉnh thoảng có trận cãi nhau buổi sáng:“sao mày không gọi tao dậy” té ra có cu cậu đổi gác không dậy nổi, bỏ gác ngủ thẳng đến sáng luôn!
Trong tháng 11/ 1969 chúng tôi được phát quân trang bao gồm một bộ quân phục, một thắt lưng, một đôi giày, một áo lót, một mũ mềm, một mũ cứng, một đôi tất, một áo đông xuân, cộng với số đồ cũ cũng làm đầy nhóc một ba lô! lúc này không còn áo budong với quần xanh của lính không quân như xưa mà quân phục lính bộ binh hẳn hoi, tất nhiên là những bộ bé nhất của bộ đội. Với cơ số này tất nhiên nhiều đứa chúng tôi vẫn còn bị thiếu như chăn… do bị mất chẳng hạn, riêng tôi cũng không nhớ hồi đó tại sao tôi cũng không có chăn, để chống lạnh, tôi phải cặm cụi mất cả ngày chủ nhật lấy 2 cái trải giường khâu hì hụi lại thành tấm đắp, còn khi lạnh quá thì nằm chung với bạn khác!
Từ lớp 8 trở lên, lũ Trung văn chúng tôi phải chuyển từ những kí tự tượng hình sang học Nga văn, cái thứ ngôn ngữ Slavơ thật quá mới mẻ với chúng tôi, có lẽ khó nhất là ngữ pháp của tiếng Nga, nào là các cách của tính từ, danh từ, động từ chia chóng cả mặt…nên các kinh nghiệm của các lớp khác cho chúng tôi được áp dụng khá nhiều: như câu “cá thu tôm he...” đối với danh từ “Nag trên, pot dưới, Sờ (C) trước za sau” đối với giới từ… cả lũ học như vẹt!
Thời gian học kỳ II trôi qua cũng khá nhanh, mới đó đã phải kiểm tra học kỳ, có lẽ năm lớp 9 này sức khoẻ tệ nhất tôi bị ốm lia chia tính từ khi khai giảng đã ốm cả tuần, rồi mới bị ốm phải nghỉ học mấy ngày giữa tháng 12/1969 này nữa, tuy vậy vẫn may là có kết quả hai môn chính khá đẹp toán, văn 8 riêng sinh do bị ốm không kiểm tra.
Chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 22/12 toàn trung đội đã ra kế hoạch tập văn nghệ để tham gia hội diễn với toàn trường từ mấy tuần trước đó. Trong lễ kỉ niệm ngày thành lập quân đội chúng tôi có nhiều tiết mục khá xôm đóng góp thành công vào buổi văn nghệ nhà trường, buổi chiều thì có liên hoan ăn tươi, tối đó có chiếu phim phục vụ toàn trường với bộ phim “Vĩ tuyến 17 - chiến tranh nhân dân” do nhà quay phim nổi tiếng người Hà lan quay.
Sau 22/12 chúng tôi bắt đầu thêm học kì III, một học kì khá đặc biệt, tình hình chung trong toàn trường có nhiều tiến bộ hơn, nội dung học một số môn có thay đổi về đại số là cách sử dụng thước tính, lý thì học về tính chất của các chất rắn, lỏng, khí. Nhà trường lại phát động tháng thi đua rèn luyện toàn diện chủ đề “Thanh niên thế hệ Hồ chí Minh” mỗi ngày đều có yêu cầu cho từng cao điểm về học tập, sinh hoạt rồi cả tổ chức hành quân ra trồng cây và lao động cấy lúa giúp dân tại thôn Đào xá.
Cho đến sau tết Canh tuất vào cuối tháng 2 năm 1970 chúng tôi đã bắt đầu bước vào chuẩn bị ôn tập, để thi học kỳ III vào đầu tháng 4 năm 1970.
Tháng 5 năm 1970 chúng tôi kết thúc năm học lớp 9, chia tay bạn bè, chia tay trường văn hoá quân đội sau 6 năm gắn bó rèn luyện với bao nỗi bịn rịn, lo lắng, với bao kỉ niệm tuổi trẻ niên thiếu trong quân ngũ không bao giờ quên, phía trước mỗi chúng tôi một cuộc sống mới, một cuộc chiến đấu mới đang chờ!

Nguồn: FB Nguyễn Anh







 


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>