Lễ khánh thành bia kỷ niệm Trường Nguyễn Văn Trỗi Trung ương Cục miền Nam

Giao lưu
Thời gian: sáng chủ nhật, 23/11/2014.
Địa điểm: tại căn cứ R của Trung ương Cục (Lò Gò - Xa Mát, huyện Tân Biên, Tây Ninh sát biên giới Tây Ninh và Campuchia)


Tin Bạn Trỗi


Lễ khánh thành bia kỉ niệm của Trường Nguyễn Văn Trỗi TW Cục
Ngày 15/10/1965, 1 năm sau ngày Anh mất, tại căn cứ TW Cục ở Tây Ninh, 1 ngôi trường mang tên Nguyễn Văn Trỗi cũng được thành lập, đón con em cán bộ của TW Cục sinh sống ở nội thành SG và các tỉnh miền Đông về học tập. Các bạn vừa phải chống chọi với những trận càn, những trận bom, vừa phải học tập. Hàng chục thầy, bạn đã hy sinh. Trường tồn tại đến 1976, dạy dỗ hàng trăm học sinh, nay các bạn đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước tại TPHCM và các tỉnh miền Nam.

Ngày 23/11/2014, sau thời gian tích cực chuẩn bị, BLL nhà trường tổ chức Lễ khánh thành bia kỉ niệm ghi dấu ấn nhà trường tại căn cứ của TW Cục trên Tây Ninh.

Chúng ta nhận được giấy mời và tổ chức đoàn đi Tây Ninh vào ngày này. Thành phần: Dương Minh k4, Nhất Trung, Kháng Trường k5, Hà Chí Thành k6, Vũ Anh, Lê Trường Giang k7, Hồ Bá Đạt, Dương Đức Hải, Phan Công k8.




Đây cũng sẽ là 1 dấu ấn đẹp của Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi với Trường Nguyễn Văn Trỗi TW Cục.


Tặng sách Sinh ra trong khói lửa của trường NVT
Ảnh FB Anh Vũ, FB Pham Khang Truong, FB Thang Nguyentoan



Trên đường vào rừng Lò Gò - Sa Mat tỉnh Tây Nình.








Xem ảnh tại Picasa



Tin trên mạng

Sáng 23-11 tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) Ban liên lạc cựu giáo viên và học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi (từ năm 1964 đến năm 1976) đã tổ chức làm Lễ khánh thành bia lưu niệm Trường Nguyễn Văn Trỗi thuộc Trung ương Cục miền Nam thời kỳ trước đây.

Năm 1964 sau sự kiện Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh với khí tiết lẫm liệt đã gây tiếng vang lớn khắp thế giới, một ngôi trường của Trung ương Cục được mang tên Nguyễn Văn Trỗi (do nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà và một số giáo viên đề nghị) đã ra đời giữa rừng sâu ngay trong tầm đại bác của giặc - trường nội trú ở chiến khu R, tập trung con các cán bộ trung, cao cấp ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước. Trường đặt tại Lò Gò, Xa Mát, huyện Tân Biên, Tây Ninh. Bắt đầu từ đó, trường dạy văn hóa và đào tạo rất nhiều con em cán bộ ở chiến trường trưởng thành. Không chỉ dạy và học, thầy trò còn tham gia sản xuất để cải thiện đời sống và nếu cần cũng trực tiếp chiến đấu như một người chiến sĩ.
Với sự đùm bọc của nhân dân, sự chở che của bộ đội hàng ngày tiếng bom rít vẫn không át được tiếng giảng bài dưới hầm sâu. Lớp học nào bị giặc đốt cháy thì vài hôm sau thầy trò lại vào rừng chặt lá trung quân lợp lại. Gò đất, trảng rừng nơi nào cũng có thể biến thành bục giảng.
Đến năm 1971, một số lớp sơ tán ra miền Bắc và số còn lại học tập cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Qua 12 năm hoạt động, trường có 85 cán bộ giáo viên và 453 học sinh trong đó có 11 giáo viên và học sinh đã hy sinh ngay trên lớp học do bom đạn của kẻ thù (Có 714 tên trên bia lưu niệm).

Gắn bó nghĩa tình sâu nặng với ngôi trường, Ban liên lạc cựu giáo viên và học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi quyết định đặt bia lưu niệm ngay trên ngôi trường cũ để tri ân các thế hệ thầy trò đã âm thầm dạy dỗ học tập và hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp GD trong thời kỳ đạn bom ác liệt. Bà Phan Thu Nguyệt - thành viên Ban đại diện cho biết, tại đây sau khi đặt bia lưu niệm và ôn lại quá trình hình thành và phát triển ngôi trường mang tên anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đoàn đại biểu đã trồng cây lưu niệm và giao lưu, tặng quà cho 26 thầy cô đại diện cho nhiều thế hệ nhà giáo của trường nhân dịp ngày nhà giáo Việt nam 20/11.
Có 2 nhà giáo cao niên nhất cũng được ban liên lạc mừng thượng thọ ngay tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa mát. Nhiều tiết mục văn nghệ chủ đề ngôi trường và tinh thần bất khuất của anh hùng Trỗi đã được tái diễn trên sân khấu dã chiến.

Thầy giáo Nguyễn Quốc Dũng nhớ lại ngày đầu tiên mình lên đây dạy học: “Đang hoạt động ở Bời Lời, tôi được tổ chức phân công lên Lò Gò mở lớp dạy học. Tôi là một trong 4 giáo viên đầu tiên về đây mở lớp. Ngôi trường ban đầu chỉ là một hội trường lớn được tiếp thu từ sau Đại hội Chiến sĩ thi đua miền Nam năm 1964”. Cũng theo lời kể của thầy Dũng, đây là ngôi trường đặc biệt vì HS đủ các lứa tuổi đa số là con em của những cán bộ đang hoạt động ở chiến khu hay trong nội thành: “Có em chỉ mới 7, 8 tuổi đến đây còn nhớ cha nhớ mẹ nhưng các em đều giỏi trong mọi công việc. Ban đầu chỉ có chương trình cấp 1, sau đó mới có thêm vài lớp cấp 2 và cấp 3”.
Tuy chỉ dạy ở đây 1 năm nhưng thầy Dũng vẫn nhớ cuộc sống thiếu thốn nhưng đầy tình người ở một ngôi trường nằm tận trong rừng sâu sát với biên giới Campuchia. Những lúc đi rừng khát nước hay đói bụng thầy trò lại rủ nhau đi hái trái gùi, cóc rừng… lót dạ cho đỡ khát.

Giây phút chị Phan Thị Quyên gửi tặng nhà trường bức tượng màu trắng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt ngay giữa khu lưu niệm là một hình ảnh đẹp đầy ý nghĩa. Ông Nguyễn Trọng Xuất nhớ mãi ngày bí mật vào trường thăm hai đứa con trai: “Trước khi hai con tôi là Cầu Tiến và Thành Nhân được tổ chức cho ra Bắc học tập năm 1971, tôi là người may mắn duy nhất được vào thăm trường. Vợ tôi cũng không lên thăm được vì đang bị tù ở khám Thủ Đức. Thấy con cái mình được thầy cô chăm sóc chu đáo và dạy dỗ ân cần nên tôi rất an tâm. 4 năm sau, mãi đến năm 1975 cha con tôi mới có dịp đoàn tụ. Lúc bấy giờ hai cháu đã trưởng thành và trở về Nam công tác”. Cũng như các phụ huynh khác, ông Xuất thật sự biết ơn cách mạng vì đã mở ra một ngôi trường đặc biệt mang tên một con người đặc biệt để gieo mầm những hạt giống đỏ cho tương lai.




Mời xem video
Phóng Sự: Bia lưu niệm trường Nguyễn Văn Trỗi Trung ương cục Miền Nam - Tạp chí Văn Nghệ số 48_2014, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN ANH
- Phim Tài Liệu, 2009, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.



LỄ TRUY ĐIỆU CẢI TÁNG HÀI CỐT LIỆT SĨ TRƯỜNG NGUYỄN VĂN TRỖI THUỘC TƯCMN (22/7/2004-24/7/2004)




Ảnh FB Văn Mận Nguyễn



Ảnh Trường Tiểu Học Nguyễn Văn Trỗi Q.Tân bình TP.HCM
Nghi lễ cắt băng khánh thành
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà - nhà giáo ưu tú-nguyên trưởng Phòng GD & ĐT Tân bình
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà - nhà giáo ưu tú tặng hoa cho chị Quyên




Mời xem bài
  1. Album ảnh: LỄ ĐẶT BIA KỶ NIỆM TRƯỜNG NGUYỄN VĂN TRỖI - Phạm Kháng Trường, 23/11/2014, FB Pham Khang Truong.
  2. FB Văn Mận Nguyễn 26 Tháng 11
  3. Khánh thành bia lưu niệm Trường Nguyễn Văn Trỗi - 24/11/2014, Trường Tiểu Học Nguyễn Văn Trỗi.
  4. Mái trường trong rừng - 08/12/2014, Tuổi Trẻ Online.
  5. Có một ngôi trường đặc biệt
  6. Phóng Sự: Bia lưu niệm trường Nguyễn Văn Trỗi Trung ương cục Miền Nam - Tạp chí Văn Nghệ số 48_2014, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
  7. NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN ANH - Phim Tài Liệu, 2009, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
  8. Chuyện cây dầu mang tên "CHI" - Phạm Vũ, 25/07/2004, Tuổi Trẻ Online.
  9. QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ TỪ CHIẾN TRƯỜNG K - BÀI 2 Những kỷ vật biết nói: Khắc tên em trên vỏ cây BIONET,
  10. Chúng tôi tìm chị DƯƠNG CẨM THÚY, 25/7/ 2004, Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.
  11. Tặng di ảnh cho Phòng Truyền thống của nhà trường Cập nhật ngày 27/05/2013







  • Tạp chí Văn Nghệ số 48_2014 - TFS - Hãng Phim Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh. (Tạp Chí Văn Nghệ chủ nhật) Xem online Phần 1









  • Sống mãi tinh thần Nguyễn Văn Trỗi - LÊ MẠNH, Thứ ba, 14/10/2014, Bao Nhan dan

    50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi VIỆT BA - báo An ninh thế giới 18-10-2014 (http://antg.cand.com.vn/vivn/hosointepol/2011/8/84317.cand - http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:_JAQdCikF6AJ:antg.cand.com.vn/vivn/hosointepol/2011/8/84317.cand+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=hu)

    http://www.kyvatlichsucand.vn/vn/news/3587/279/Chuyen-it-biet-ve-anh-Troi-va-chi-Quyen.html