Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Blog Liệt sĩ Trường Trỗi


Blog K6 có bài Tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ  để lưu các thông tin về liệt sĩ của Trường và AHLS Nguyễn Văn Trỗi: ảnh, thông tin liệt sĩ, các bài viết liên quan lấy từ các Blog Bạn Trỗi các khóa cũng như trên mạng dưới dạng đường dẫn (link). Tuy nhiên đường dẫn của các bài sưu tầm hay bị "chết" theo thời gian nên từ lâu tôi đã có ý định đăng lại toàn bài chứ không chỉ đường dẫn.
Vừa qua, nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày Anh Trỗi hi sinh, và cũng hướng tới kỉ niệm 50 năm Trường Trỗi 1965-2015, tôi đã chuyển thành Blog Tưởng nhớ các Anh Hùng Liệt Sỹ để ACE, nhất là những người lên mạng muộn tiện theo dõi. Vì cũng hơi vội nên giao diện và bố cục mới là tạm thời, còn phải sửa và hoàn thiện dần.
Rất mong các thầy cô và ACE, nhất là các "tổng quản" Blog các khóa tham gia, góp ý, sửa lỗi, cập nhật thông tin liệt sĩ...
Xin cảm ơn trước!





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 17


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG V: TƯƠNG ĐỒNG

“Các qui luật thường xuyên và bất biến, tác động tới tất cả mọi vận động, tất cả mọi biến đổi của các vật thể. Chính tự nhiên đặt ra một trật tự và một sự hài hòa bất di bất dịch trong vũ trụ, và vũ trụ thì tuy luôn luôn biến đổi trong những bộ phận của nó, nhưng bao giờ cũng là như thế trong toàn bộ của nó ”
Lamarck




Từ trước đến nay, đã có biết bao nhiêu nghiên cứu, bao nhiêu sách nói về Âm Dương, Bát Quái cũng như Kinh Dịch. Nhiều học giả thấy ở đó nhiều điều kỳ lạ, huyền bí. Ngay cả các nhà khoa học danh tiếng cũng trầm trồ thán phục nhiều sự trùng hợp của Kinh Dịch với những vấn đề toán học, vật lý học, y học…
Nhờ có NTT mà chúng ta thấy rằng có được sự trùng hợp kỳ lạ đó vì Âm Dương, Bát Quái nói riêng và Kinh Dịch nói chung xuất hiện là có nguyên nhân trực tiếp, đầu tiên từ yêu cầu nhận thức thực tại khách quan của con người. Qua một quá trình nhận thức và nhận thức lại dài lâu mà khái niệm Âm Dương xuất hiện. Trên cơ sở quan niệm Âm - Dương  về tự nhiên phải nói là dù thô sơ nhưng chính xác ấy mà cả một Vũ Trụ quan Kinh Dịch ra đời, giải thích khá “rành mạch” những hiện tượng biến đổi, xoay vần, xu thế tất yếu của những chu trình của tự nhiên cũng như của xã hội. Nó được nghiệm chứng vì trong nội dung của nó hàm chứa những nguyên lý phổ quát của Tự Nhiên Tồn Tại. Chính vì lẽ đó mà có sự trùng hợp nhất định giữa Kinh Dịch và một số vấn đề của khoa học tự nhiên.
Bây giờ chúng ta không còn ngạc nhiên về Kinh Dịch nữa nhưng sự khâm phục của chúng ta đối với thuyết âm dương - ngũ hành của Phương Đông cổ đại thì vẫn còn đó, thậm chí là càng khâm phục hơn!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Tiếp "Bắc Thái và những kỉ niệm" - Nguyễn Văn Nam







Bắc Thái và những kỉ niệm

(Tiếp theo bài viết của Hoàng Anh)


Cám ơn H.A.! Đọc những gì bạn kể, trong đầu Nam lại trỗi dậy những hình ảnh đã nằm ngủ im cách đây gần nửa thế kỷ. Nhà ở của lớp của bọn mình (lớp Trung văn) nằm dưới chân đồi, trước nhà là một khoảng sân rông, xa một chút nữa là sân bóng đá, phía bên tay phải (từ nhà nhìn ra) là lớp học, đi tiếp xuống dưới là trung đội khác (học Nga văn), xuống một chút nữa là nhà của một bác thợ rèn người địa phương (Nam đã nhờ rèn một con dao găm rất đẹp nhưng không dám cho ai biết vì sợ bị tịch thu). Sâu xuống dưới nữa là một con suối nhỏ cắt ngang con đường mòn dẫn vào rừng. Đến giờ cơm (theo hiệu lệnh kẻng - một hồi dài) trung đội "rồng rắn" hành quân ngược dốc qua nhà Thầy Trường (đại đội trưởng) lên nhà ăn trên đỉnh dốc. Khu vực nhà ăn gồm ba bốn cái lán bố cục hình chữ "U" nhìn ra một lũng nhỏ, dưới là một con lạch chạy ngang (nơi rửa bát và xoong chậu). Nhìn chếch lên phía bên trái có một cây dọc chua rất đẹp (như H. Anh kể), phía dưới đó không xa là cái cối dã gạo bằng sức nước của đồng bào. Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy "vật lạ", mình cố xuống tận nơi xem cho bằng được. Vốc một nắm nhỏ đưa lên mũi - mùi gạo nương thơm phức!. Bỗng một ý nghĩ vụt thoáng qua "cứ để thế này không ai trông thì chim ăn hoặc mất trộm thì sao nhỉ?". Nhưng đâu có phải vây, người dưới xuôi thì sợ, còn đồng bào dân tộc họ chẳng lấy cắp của nhau bao giờ.




Nhớ có lần - cơm chiều xong, trời đổ mưa lớn. Không có áo mưa, cả bọn túm tụm ngay đầu hồi gõ bát và kể chuyện tào lao ... chờ thế này thì đến bao giờ? Bỗng một thằng (hình như là Chỉnh thọt, hay Tuấn hăm) đưa ra sáng kiến: vo quần áo lại, lấy bát ụp lên (che cho có vì...). Thế là cả bọn khoảng chục đứa, nhanh chóng trút bỏ "xiêm y" tông ngông phi thẳng về nhà. Đi dưới trời mưa trong trạng thái "Thổ dân" thích thật! Cứ thử một lần khắc biết - giữa núi rừng mù mịt mưa gió, ta như bị tan ra, trôi... trôi theo giọt mưa thấm vào trong đất.

Còn nhớ: Thầy Trường hồi đó đeo quân hàm pháo binh. Thầy rất thính tai. Cứ mỗi lần nghe thầy hô: "Có máy bay đấy - xuống hầm..." và ngay sau đó là hồi kẻng ba tiếng một keng, keng, keng dừng một tí, keng, keng, keng ... là cả lớp lục tục ra hầm. Hầm trú ẩn nằm ngay đầu nhà, nối với nó là một con hào dài chạy xung quanh nhà ở và lớp học. Nhưng bọn mình rất ít khi xuống hầm (vì sợ có rắn), cả bọn thường chui ra vạt sắn ngay cạnh dõi theo hướng Thái Nguyên - nơi mà từng đàn F4, F105 thay nhau kéo vào đánh phá khu gang thép. Vì ở xa nên cả bọn thi thoảng mới nghe thấy tiếng bom, tiếng lụp bụp của đạn cao xạ (của một trận địa gần) nổ trên không và những cụm khói đen giăng kín một khoảng trời. Và có một hình ảnh tớ không bao giờ quên: lần đầu tiên trong đời thấy máy bay Mỹ rơi. Một chiếc F4 trúng đạn cao xạ, kéo khói đen, cắm đầu xuống bên kia đồi hướng Trại Cau. Lơ lửng trong không trung thấp thoáng trong làn khói đen là hai cái dù (nửa trắng, nửa cam) cũng khuất theo hướng đó... Thôi! lan man cũng nhiều rồi, nếu cứ nhớ và chia sẻ thì còn dài lắm lắm...! Cám ơn Hoàng Anh! (nhớ: Đỗ nhĩ, Đinh Quân, Hoàng Anh là những trò cưng của thầy Trường mà). Giờ THẦY ở đâu? Nào ai có biết!!

 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn: FB Van Nam Nguyen
Xem thêm: Bắc Thái và những kỉ niệm - Hoang Anh, 24/10/2014, Blog K6.


 

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 16


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG IV: PHẢN PHỤC

“Thiên nhiên buộc phải đặt vấn đề trên ngôn ngữ toán học, vì chỉ trên ngôn ngữ toán học, ta mới có thể thu được lời giải. Nhưng chính vấn đề lại hướng về quá trình xảy ra ở trong thế giới vật chất, thực tiễn”
Heisenberg


Trong kho tàng văn hóa Trung Hoa có một “Thiên cổ kỳ thư” còn lạ lùng và nổi tiếng hơn rất nhiều cuốn “Quỉ Cốc tử” nữa, đó là Kinh Dịch.
Phải nói rằng trên thế giới từ cổ chí kim, không có cuốn sách nào kỳ dị hơn được Kinh Dịch bởi sự xuất hiện, quá trình hình thành và nội dung “đủ thứ” cao siêu của nó. Nó đã làm tốn biết bao nhiêu giấy mực và công sức của các học giả trong việc tranh luận, khảo cứu, truy nguyên cũng như gây ra biết bao nhiêu ngạc nhiên cho họ với những khám phá bất ngờ thú vị liên quan đến nhiều ngành khoa học như: toán học, hóa học, phân tâm học, luận lý học …

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Bắc Thái và những kỉ niệm - Hoàng Anh







Bắc Thái và những kỉ niệm



Vào cuối năm ấy 1965, chúng tôi được lệnh chuyển lên vùng rừng núi Bắc Thái hẻo lánh, lại chặt tre, nhào đất, trộn rơm làm nhà, đắp bếp sửa chỗ ăn ở, lán học. Lớp tôi nằm trên một đồi chè, hoa trắng nhụy vàng mọc trổ ra từ những cành khô mốc thếch đầy thân, trông thật trái ngược. Quanh đồi có vài cây khá lớn, tán ngang, thế khá đẹp, có trái, đó là quả dọc hay còn gọi là quả bứa, hình như có họ với trái măng cụt, cái này thực ra tôi cũng không rõ lắm và cũng chẳng phân biệt được, chua ngoét chỉ thấy thường dùng để nấu canhNguyễn Anh nói... Ở Bắc thái mình nhớ ở 3 nơi, sau khi chuyển tới vùng rừng núi bằng ô tô từ cây đa tụi mình đi bộ vào ở nhờ nhà dân tối ấy, minh còn nhớ chủ nhà rất niềm nở, trước nhà ấy có một cái ao mà đỉa nhiều như bánh canh, cứ thò chân xuống là bốn năm con đỉa bám ngay vào, hãi đến giờ. Địa điểm thứ 2 là nơi mình đã tả trên bài, khi lớp khoá 1 ra trường, khoá 6 vào tiếp quản, ở đây chúng mình ở cạnh con suối Bobo, và cũng có một buổi khai giảng hoành tráng nhất kể từ khi nhập trường. Đia điểm 3 là nơi Nam nhắc, có rẫy sắn dân trồng xung quanh, có nhà giáo viên trên đồi cạnh cây Sau sau rất nhiều sâu cước, nhà các trung đội vây quanh...
27 Tháng 10 lúc 15:22
.

Thầy Trường đã già, phụ trách lớp tôi, ông rất quý tôi, tối tối trời lạnh là thầy lại thường đến ngủ riêng với tôi, tôi cũng yêu cái cốt cách của thầy. Hồi ấy lũ trẻ chúng tôi rất mau đói, hay lấy trộm cháy ở nhà bếp vốn là xuất ăn của lợn nuôi, dù sao cái món cơm cháy ấy cũng giúp được cái dạ dày được nguôi ngoai phần nào trong những đêm lạnh. Nói thực không biết các bạn khác ra sao chứ hồi ấy các cô cấp dưỡng (đến giờ tôi còn nhớ tên một cô là Mô) thỉnh thoảng vẫn hay dúi cho tôi lúc thì củ đậu, quả chuối, thậm chí cả cháy giòn tan lúc tôi thậm thọt qua bếp.

Cái thú ở rừng duy nhất là tắm suối, nước trong vắt, róc rách suốt ngày. Lần đầu tiên tôi thấy cái cối giã gạo bằng sức nước suối của đồng bào, cứ việc bỏ thóc vào cối tự giã theo trọng lượng của nước khi được đổ đầy vào cái hộc ở cuối cái chày làm bênh đầu chày lên thật tiện lợi.

Đầu lớp học của chúng tôi có một cái kẻnh, đó nguyên là cái vành xe ô tô cũ, được treo trên cành của một cây mít, cứ đến giờ trực ban ra gõ kẻnh: kẻnh tập thể dục, kẻnh cơm, kẻnh đi học, kẻnh ra chơi, kẻng báo động, kẻnh họp… nói chung nhất nhất kẻng, là hiệu lệnh, lũ chúng tôi cứ thế mà thực hiện.

Lớp học của chúng tôi nằm sát ven đồi, cách chỗ ở cũng không xa, chúng tôi học nhiều môn do nhiều thầy cô khác nhau dạy như toán, lý, hóa, địa, sinh, sử, ngoại ngữ, nhạc, họa, mỗi môn gần như đều có những kỉ niệm ấn tượng về thầy cô…. Nhớ tiết học sinh vật đầu tiên, thật buồn cười, lúc chúng tôi còn nhốn nháo vào lớp, thì chợt có một người bước vào - có lẽ là thầy giáo, nhìn qua lũ chúng tôi một chút, thay vì giới thiệu, thầy viết lên bảng 2 chữ thật to “Đào Núi” chẳng hiểu ất giáp môn gì, nhiều đứa chúng tôi cứ tưởng học bài đào núi… cứ cắm mặt viết vào trong vở “Đào Núi”. Lúc đó Thày mới nói: “Xin tự giới thiệu các em tôi tên là Đào Núi giáo viên dạy môn sinh vật” làm cả lớp cười ồ lên. Môn sinh vật của thầy thật là thú vị, nhờ những buổi học với thầy chúng tôi mới hiểu thêm thế nào là cây một lá mầm, hai lá mầm, loại cây lá kim thuộc loại thảm thực vật nào...v.v.




Giờ thực hành, thầy hướng dẫn chúng tôi làm bộ sưu tập các dạng lá cây, tôi còn nhớ hồi đó tôi làm được một bộ sưu tập các dạng lá cây do khéo sắp xếp bố cục vào từng trang trong vở, nên rất đẹp, được thầy khen làm tôi thích mãi.

Mặc dù đóng quân trên đồi, nhưng bản tính trẻ, nhiều bạn thích bóng đá, nên chúng tôi cũng tìm ra một chỗ khá phẳng, đủ rộng, phân công chặt cây, phát cỏ, san đất, để làm sân bóng đá. Hôm khánh thành sân, bọn trẻ hí hửng ra mặt, đang chia phe để đá thì có anh Nguyên khóa 1 (anh trai P.N.Chỉnh

Phạm Ngọc Chỉnh


Chỉnh thọt
0912 213 348 Viber
HN

1970

9/6/2012

) ghé chơi, cũng đứng vào một phe, tôi còn nhớ bên kia hình như là Hồng Lồi

Huỳnh Văn Hồng


Hồng lồi
0913 807 888, hvhong8854@yahoo.com
SG
Mất do bệnh hiểm nghèo 11/07/2013 (04/06 Quý Tỵ) tại TpHCM

72

2011

đứng gôn, anh Nguyên đứng tuốt bên này sân thế mà sút quả nào vào quả ấy làm lũ trẻ chúng tôi phục lăn.

Cứ mỗi tháng chúng tôi có một ngày phải lên núi vào rừng chặt cây, kiếm củi khô cho nhà bếp đủ dùng. Lũ trẻ phải cố đi thật nhanh vì sợ tối, mà thường phải đi cả buổi mới đủ xuất củi, một xuất củi thường là 2 bó củi cành hoặc một cây khô lớn, một thằng bé khoẻ như tôi cũng so vai rụt cả cổ cố mà lết về, đang mệt và khát tình cờ gặp cây bưởi rừng, trái thường nhỏ, và chua, cả lũ xúm xít kéo giật cạp lấy được để ăn, một lúc mới thấy the sít cả họng. Sợ nhất là vắt, nó nhanh lắm, cứ thấy ngứa ngứa một chút, ngồi nghỉ tháo giầy ra, eo ôi toàn là máu… cùng một chú vắt căng tròn, say máu lăn ra, để lại trên da chân một lỗ vẫn còn rỉ máu… còn một con khác thì vẫn còn dính chặt.

Có những lúc tìm bẻ những cành khô, lũ chúng tôi thường bắt gặp những gói buộc khá cẩn thận, dắt lên chẽ cây, ẩn trong đám lá rừng, với tính tò mò có đứa trong bọn đánh bạo mở ra xem mới biết đó là cơm nắm của đồng bào đi rừng, chúng tôi cũng bảo nhau đừng có lấy ăn của người ta, đế giờ tôi vẫn tự hào về điều mà quân đội, bố mẹ, các thầy cô đã dạy: “đói cho sạch rách cho thơm, và không lấy từ cái kim sợi chỉ của nhân dân”.

Suốt trong thời gian sống trong rừng núi Bắc Thái, lũ bạn tôi rất nhiều đứa bị ghẻKhánh Nguyễn nói... Ghẻ cả lũ, ông Chích Y ta đun một Phi lá ba gạc tắm cho cả đại đội, một lũ trẻ trâu 12 13 tuổi ghẻ kềnh càng xế hàng đợi tắm
27 Tháng 10 lúc 16:27
, ghẻ kềnh ghẻ càng, nhất là mấy đứa da trắng, da dẻ bôi chỗ xanh chỗ đỏ chỗ loét chỗ lở trông rất thương, khi bịnh ghẻ lên cao điểm, các cô chú phải lấy lá ba gạc, vì cây này có vị rất đắng, về đun lên, tắm cho từng cháu. Riêng tôi, có lẽ là da trâu, lại được hun đúc từ thời ở Quân y viện 4, ghẻ chê nên không hề hấn gì.

Mùa đông năm ấy đến, chúng tôi phải trải qua cái giá buốt đầu tiên ở vùng cao, cước nứt nẻ cả da mặt, da tay, nhất là các bạn da mỏng như da con gái như bạn Đỗ D. lớp tôi nứt thê nứt thảm. Lần đầu tiên, không phải trong truyện cổ Andecxen, tôi được tận mắt thấy tuyết, tuyết phủ trắng cả trên đỉnh núi xung quanh. Mầu trắng tinh khiết đẹp đẽ của những bông tuyết trên núi rừng Bắc Thái ấy đã in đậm trong tuổi thơ, cả những năm tháng cuộc đời sau này, tôi không thể quên được.
Thang Nguyentoan nói... Hay làm mình nhớ lại thời đó wa khổ dưng vui
23 Tháng 10 lúc 11:33
Sơn Kều nói... Sao lại là Bắc Kạn nhỉ
23 Tháng 10 lúc 12:16
Nguyễn Anh nói... Hồi trước gọi là Bắc Thái, sau tách tỉnh, có lẽ Ngô Sơn nói đúng lâu quá mình cũng chẳng biết chỗ ấy là thuộc tỉnh nào bây giờ, có một lần đi qua nơi ấy, ông giám đốc viện mình mới nói đùa : " đố các cậu nước mình có tỉnh nào nghèo nhất ? người thì nói Hà Tĩnh, người thì nói Quảng nam...giám đốc mới cười nói : Tỉnh này này : tỉnh Bắc cạn nói lái đi là bán. c..nó nghèo quá có cái quí nhất mà phải bán. hehe Cám ơn Sơn Kều nha.
23 Tháng 10 lúc 12:30
Sơn Kều nói... Chúng mình đóng quân ở xã an mỹ. Huyện đạl từ tỉnh thái nguyên
23 Tháng 10 lúc 12:39
Quy Le nói... Những năm tháng không thể nào quên , bài viết rất hay Nguyên Anh nên viết tiếp các chương của 1966 , 1967 ... Cho tới 1969 nhé - Thank you so much
23 Tháng 10 lúc 14:08
Tran Kienquoc nói... Lúc đó sáp nhập Thái Nguyên và Bắc Kạn thành Bắc Thái.
23 Tháng 10 lúc 17:06


 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn: FB Nguyễn Anh
Xem thêm: Tiếp "Bắc Thái và những kỉ niệm" - Nguyễn Văn Nam, 26/10/2014, Blog K6.



 




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bánh mỳ và tội đồ - Nguyễn Văn Nam







Bánh mỳ và tội đồ

(Chuyện thật 100%)

Nhân gian vẫn thường nói: "Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu". Những năm ở Hưng Hóa (1969-1970) K6 bọn tôi toàn những thằng đang ở độ tuổi như vậy. Khóa 5 đổ về trước thì hơi già một chút, còn k7 đổ xuống thì lại hơi non một tẹo. Ở cái độ tuổi - ăn không bao giờ thấy no (dù chỉ cơm với nước mắm + tí nước mỡ), chơi không bao giờ biết chán, còn học thì ngán đến tận cổ. Còn nhớ lắm! Cái thời mà như thằng Hà mèo

Hà Chí Thành


Hà mèo
0903 800 763
hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn
SG

1968

2012

nói: "...bỏ mâm 6, chuyển sang mâm 4 - mừng hết lớn", hay thời "cục bột qua đi, bánh mì đã đến"...

Năm 1969 - lúc đầu tiêu chuẩn gạo cho mỗi học sinh là 17-18 kg/tháng mà lúc nào cũng thấy đói. Sau đó được tăng lên 19kg rồi 21kg (ngang tiêu chuẩn bộ binh) - vẫn đói! Và như vậy, nhu cầu thỏa mãn cái bao tử là rất cấp bách, nó như "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt và chi phối mọi họat động.

Còn nhớ: hồi đó, cứ giờ giải lao tiết gần cuối (giờ mà các chị nuôi chuẩn bị cạo cháy ở chảo) tôi và một thằng bạn (xin dấu tên) như những cỗ máy đã được lập trình bay thẳng xuống bếp. Từ xa, hễ cứ nghe thấy tiếng cạo chảo roẹt... roẹt... là bụng đã đánh loto khấp khởi.
- Có cháy chưa chị ơi?!...
- Cháy ngon thế! Chị cho bọn em miếng cháy đi chị! Chưa có cháy già thì cháy non cũng được... Năn nỉ một lúc thế nào cũng có cái xơi.
Hồi đó - cơm nấu bằng cái chảo gang to nên cháy vàng và dầy bằng nửa đốt ngón tay, trông hấp dẫn lắm!. Hôm nào được miếng cỡ "hai bàn tay" thì sướng rơn, vừa đi vừa ăn để còn kịp đem về chia cho mấy thằng trong lớp. Ngày nào "Móm" thì lủi về cho lẹ để còn "ngắc ngoải" tiết cuối.

Tôi và hắn thân nhau vì cùng đá trong đội bóng của lớp (8d-9d). Tôi đá hậu vệ cánh phải, hắn tiền vệ phải, còn bọn Chỉnh thọt

Phạm Ngọc Chỉnh


Chỉnh thọt
0912 213 348 Viber
HN

1970

9/6/2012

, Hoàn bệu

Vũ Quốc Hoàn


Hoàn bệu
0913 249 062
vqhoan@most.gov.vn, titnga@yahoo.com
HN

1971

9/6/2012

, Tuấn hăm

Trần Anh Tuấn


Tuấn hăm


1965

, Võ Trọng

Võ Nguyên Trọng


Trọng

Liệt sỹ

(lớp trưởng) và mấy thằng khác đá tuyến trên. Thủ môn là Minh Nghĩa

Đinh Văn Nghĩa


Đinh Nghĩa
0912 391 034
HN

9/6/2012

Thắng Tô nói... "Thủ môn là Minh Nghĩa (k5 xuống )" tên đầy đủ là gì, kô thấy trong DS K6.
23 Tháng 10 lúc 18:10
Minh Nguyen nói... Chắc van nam nhầm. Minh nghĩa chỉ kéo accord thôi. Chắc là Đinh Nghĩa thì mới từ k5 chuyển hệ xuống k6.
23 Tháng 10 lúc 18:15
Van Nam Nguyen nói... Đúng là tớ nhớ lộn - l Đinh NGHĨA K5 xuống .
23 Tháng 10 lúc 18:37
Van Nam Nguyen nói... Cám ơn Tô Thắng ! bạn và A .Minh phát hiện đúng rồi - đó là Đinh Nghĩa . K5 xuôngs
23 Tháng 10 lúc 18:47
(k5 xuống). Hắn được cái hào phóng. Lâu lâu có tí "quà cứu trợ" nhà gửi lên hắn lại gọi tôi và Hòa còm

Nguyễn Văn Hòa


Hòa còm
0913 219 342, hoa_hang_an@yahoo.com
HN

1970

9/6/2012

ra "hú hí". Hòa còm

Nguyễn Văn Hòa


Hòa còm
0913 219 342, hoa_hang_an@yahoo.com
HN

1970

9/6/2012

mới lên nhưng nhập cuộc rất nhanh (vì gần đèn dầu nên dễ bám muội).

Có một hôm, sau bữa cơm chiều - trời tối rất nhanh. Cơm xong mà bụng vẫn cồn cào thèm ăn. Tôi và hắn bàn nhau tìm cái gì đó bỏ thêm vào bụng cho chắc. Lúc đó có được dăm bảy hào thì khỏi nói, vì chúng tôi vẫn thường tự cứu đói bằng chuối và trứng ở mấy quán ven sông, còn hôm đó thì "chào thua" ... THÔI! túng thì tính. Hai thằng bàn nhau: ... xuống bếp, ở đó thế nào cũng có mầu - "dầu thủ kho, no nhà bếp". Được! Quyết!. Tôi và hắn cùng một thằng nữa (quên) nhanh chóng triển khai theo kế hoạch đã duyệt.




Lượn một vòng quanh bếp, không có ai và cũng chẳng thấy còn gì "rơi vãi" sau bữa cơm chiều. Lượn vòng thứ hai - tình hình vẫn như cũ. Tất cả đều lạnh tanh, chỉ còn duy nhất cái lò ủ bánh mỳ là có hơi ấm. Cửa lò ủ bánh mỳ sáng cho toàn trường được khóa chặt bằng một ổ khóa cỡ bao thuốc lá. Hắn cầm ổ khóa thử giật giật, tôi ngăn lại: - kêu to lắm, lộ mất!. Rất nhanh, tôi đảo mắt nhìn quanh phía dưới chân - cây chọc lò bằng sắt cỡ fi 18 một đầu đã mòn nhọn hoắt nằm ngay đống than xỉ. Theo bản năng tự nhiên, tôi cúi xuống cầm lấy cây sắt, thọc vào ngoàm ổ khóa, vặn mạnh. Đang ở tuổi "bẻ gẫy sừng trâu" thì cái ổ khóa đâu có nhằm nhè gì! Chỉ hơn nửa vòng xoay - Một tiếng "cắc" khô khan! ổ khóa bung ra. Mùi bánh mì thơm phức!!!. Rất nhanh, ba thằng quơ vội nhét đầy vào trong áo trước bụng. Đóng cửa lò, bay qua tường, nhahh chóng thoat ly khỏi hiện trường. Bánh mỳ đang còn nóng nên lâu lâu phải cong người xuống, thóp bụng lại cho đỡ bỏng. Ba thằng ung dung thả bộ dọc con đường thân yêu của thị trấn, vừa tán gẫu, vừa nhâm nhi thành quả của cuộc đột nhập... Đêm hôm đó, tôi ngủ rất ngon vì đang độ tuổi ăn, tuổi ngủ và được ngủ với cái bụng không đói... Nhưng lúc đó - Ở độ tuổi 17 - tôi chưa đủ chín để nghĩ được rằng: Sáng ngày mai đây, sẽ có bao nhiêu thầy cô, anh chị cấp dưỡng - nuôi quân phải nhịn bữa sáng cho học sinh thân yêu của mình?!... Và cũng từ lúc đó, nỗi ám ảnh mình là "kẻ tội đồ" cứ âm ỷ lớn dần trong tôi theo năm tháng. Cuối 1971, tôi nhập ngũ. Thời gian huấn luyện bộ binh ở Hòa Bình, ăn sáng: ngô bung + muối mỏ (hạt muối to như hạt ngô) - mỗi thằng một bát B52. Cơm trưa, chiều - mâm 4: chủ yếu là đậu phụ, rau, thịt thì vừa đủ mỗi thằng một miếng (họa hoằn lắm mới được hơn vài miếng). Khi "nhập tiệc" tôi luôn tự nhủ: "không được gắp trước, không được gắp miếng to". Có lẽ "Cái bánh mỳ" nó nhắc tôi: Sống là phải biết tôn trọng và chia xẻ, đừng hành động thiếu suy nghĩ, đừng hành xử theo kiễu "bản năng gốc". Và cũng từ đó về sau, xuyên suốt 35 năm quân ngũ cho đến ngày nghỉ hưu, tôi đã cố gắng sống theo tiêu chí "Không được tham - không được lấy những gì không phải của mình". Và giờ đây, ở độ tuổi "ông-bà" tôi thật sự thanh thản khi được "giải mật" - chia sẻ cùng các "bạn Trỗi" những gì tôi đã dấu kín suốt 43 năm qua. Theo như thằng Hà mèo

Hà Chí Thành


Hà mèo
0903 800 763
hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn
SG

1968

2012

k6: "Người ta thì tốt khoe, xấu che, còn mấy ông TR nhà mình thì toàn hay làm ngược, chẳng sợ đếch gì".
Tôi thấy hắn có lý. Khi được thổ lộ, xẻ chia, tôi thấy mình không bị xấu đi, khong bị coi thường. Ngược lại - tôi thấy lòng rất nhẹ nhõm và có cảm giác hình như mình đang sống tốt hơn.

Mọi người vẫn hay hát "... tình yêu đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng, ... cuộc đời còn có cả những nụ hôn...". Đúng vậy! cuộc đời không chỉ cần có hoa hồng mà nó còn cần có cả "BÁNH MỲ "!.

(ảnh có tính minh họa) 18.10.2014.
Sơn Kều nói...
Một tài năng trên bầu trời đất Việt sao không phát lộ sớm hơn tôi có một đống kỷ niệm đấy nhưng không viết được hay Sơn kể Nam viết nhé
19 Tháng 10 lúc 7:00 ·
Khánh Nguyễn nói... Một chút Văn Thơ của Nam cùi đang được khai quật phát lộ dần dần
19 Tháng 10 lúc 7:02
Minh Nguyen nói... Truyện hay quá, cứ như viết về ai đó. Nhưng mà bantroi thì 100/100 đều đã từng tham gia kiếm ăn thêm như thế. Ko nhưng kiếm ăn mà còn kiếm mặc. Nhiều thằng lười, quần áo bẩn thay ra vứt ra sau nhà, rình trôm quần áo sạch của những thằng chăm chỉ giặt đang phơi. Nên đang tuổi ăn, tuổi ngủ mà buổi trưa ko dám ngủ để canh cái quần mình mới giặt phơi ngoài sân. Chỉ quay sang tán gẫu với thằng bạn ngồi cạnh vài câu, quay lại đã thấy dây phơi trống ko (thế mới biết sau này nhập ngũ bantroi hay được chọn vào đặc công, trinh sát) phải ngậm ngùi kiếm cái quần bẩn thằng khác vứt đi giặt lại để mặc. Cứ quay vòng thế thằng nào cũng bị mất quần. Chắc NVN còn nhớ có lần k6 cảnh giác canh quần rất kỹ, tôi với bạn phải sang trộm quần của k5, về nhà 2 thằng nhường nhau quần sạch. Hòa còm mới nhập trường ngồi giường bên cạnh cứ mắt tròn, mắt dẹt ko hiểu gì. Cám ơn nhà văn trẻ u70 về những kỷ niệm thời nhất quỷ, nhì ma...
19 Tháng 10 lúc 8:17
Van Nam Nguyen nói... Có sao viết vậy mà MINH, Còn chuyện về mấy cái quần như cậu nói tớ nhơ ko được chính xác lắm là khi chia tay tớ đã bàn giao lại cho cậu . Sau đó tớ vào không quân và đích thưc trở thành linh " không quần " .
19 Tháng 10 lúc 8:21
Duy Đảo nói... Vừa vét hết cơm chị nuôi đã đổ ào sô nước vào chảo. Cái này là của lợn các chú nhé..
19 Tháng 10 lúc 8:34
Duy Đảo nói... Nói chung mặt thằng TR nào trông cũng "vô hại" nhưng coi chừng. Như AM theo tôi thuộc loại đạo đức nhất khóa mà còn thì... Chuyện rất hay Cùi ơi.
19 Tháng 10 lúc 8:37
Van Nam Nguyen nói... Thằng A.M trông vậy thôi chứ ko phải zậy đâu . Một tay cự phách đấy " tội lỗi đầy mình " vậy mà vẫn chưa chịu sám hối - lỳ đòn lắm !
19 Tháng 10 lúc 8:42
Minh Nguyen nói... Phật cũng phải ăn. Bán cả trời thì sao đắc đạo được.
19 Tháng 10 lúc 9:42
Minh Nguyen nói... NVN chắc hưu rồi nên hơi lẫn. Nếu bạn có tặng mình quần thì cũng là cái khác. Có thằng nào sở hữu quần quá 1 lần giặt. Mình nhớ hồi đó cứ 1-2 tháng các thầy cho kiểm kê tư trang cá nhân, thế mà chẳng ai giữ được quần.
19 Tháng 10 lúc 9:46
Son Luu Minh nói... Đá bóng về muộn,mùa đông trời tối sớm. Đói ăn nhanh,hết thức ăn, cơm còn nhiều.Vào bếp ăn cắp được nồi canh không rau. Cả hội chan ăn sì sụp,đến khi hết canh,dưới đáy nồi còn lại cái giẻ lau bàn của chị nuôi. Vẫn tỉnh bơ.Chuyện Hưng Hóa 1969, bây giờ mới kể.
19 Tháng 10 lúc 10:23
Nguyễn Anh nói... Một tên lộ diện trong nhóm húp nước giẻ lau bàn, truyện này mình đã kể trong Sinh ra trong khói lửa, trong những chuyện không quên, LMS à. Truyện Nam kể bà xã đọc cứ cười hoài, cám ơn Nam.
19 Tháng 10 lúc 10:39
Van Nam Nguyen nói... Hồi xưa kể chuyên tiếu lâm ở đơn vị còn có thằng cười , giờ ở nhà kể chuyện tếu mấy đứa nhỏ cứ giương mắt ếch , đứa cháu ngoại 2 tuổi thì khoc ré , còn bà nó thì sụt sùi bảo : "chuyện của anh cảm động lắm!".
19 Tháng 10 lúc 10:45
Nhat Trung Pham nói... Chuyện hay lắm ! Nếu đồng ý có thể đưa vào SRTKL tập 4.
19 Tháng 10 lúc 11:38
Van Nam Nguyen nói... Cám ơn anh Nhất Trung . Em tán thành ý kiến của pác
19 Tháng 10 lúc 11:43


 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn: FB Van Nam Nguyen
Xem thêm: Đi “kiếm” bánh bao - Phúc lồi kể, Hà mèo ghi, 07/12/2013, Blog K6.
 




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Thư riêng - Tư liệu chung (3) - Hoàng Anh


FB Nguyễn Anh 21/10/2014



Thư thứ 3 - những ngày sau tết Mậu Thân 1968 tại trường mới:

Thứ 2 ngày 19 tháng 2 năm 1968.


Má kính mến !

Hôm nay con viết thư cho má, Má có mạnh khỏe không tết vừa rồi má ăn tết có ngon không? Chắc má buồn lắm hả má !

Tết này, trường con ăn tết cũng buồn lắm má ạ. Đầu tết thì con bị sốt (39o). Ăn tết thì cũng chẳng có gì cả (tối 30 ăn bánh kẹo đón giao thừa - sáng mùng 1 “lang thang” mùng hai nằm nhà xem truyện và nghe tin chiến thắng ở trong nước...v.v )Nguyễn Hoàng Anh nói...
Hồi ấy còn bài hát chế: vui xuân năm nay không có bánh chưng mà ăn, táo tầu không thấy còn nói chi đến thịt gà...a ối a tang tình tỉnh tang...
08:22 Ngày 22 tháng 10 năm 2014
.

Mấy tuần nay trường con rầm rộ thi đua với tiền tuyến, tự quản trong học tập rất ghê má ạ. Về phần con thì học tập năng xuất cao hơn trước, còn tu dưỡng thì đầu kì tới con có thể được kết nạp vào đoànSon Luu Minh nói...
Thư hiếm khó còn lại. Phấn đấu vào Đoàn sớm thế. Mãi trước khi đi bộ đôị -1971 mình mới được vào Đoàn.
22:05 Ngày 21 tháng 10 năm 2014
má ạ. Hiện con được vào đội cờ đỏ của tiểu đoàn để duy trì nếp sống tốt trong trường.

À lần trước con có gửi thư và ảnh về má có nhận được không ạ. Má cho con biết nhé. Nhân sắp tới có người về con gửi má 2 cây bút (một bút bi và bút 3đ4) 2 tập giấy viết thư, cuốn vở cho má, cho Lương một số phong bì, 3 khăn mùi xoa, mấy cây kim băng, vì chưa đi Quế lâm được nên con chưa mua cho em cắt móng tay, con xin lỗi em Lương.

Sinh hoạt bây giờ vẫn bình thường, con đã khỏe rồi má ạ! Má không lo nhé. Năm tới em L có lên thì má đừng chuẩn bị gì nhiều con sẽ chuẩn bị cho em ( Má cứ cho em qua bên này dù sao vẫn bảo đảm hơn).

Ở bên này chúng nó vẫn chia bè đánh nhau, Lương qua đây má dặn nó cẩn thận đừng để mất cắp

Thôi con vẫn khỏe, thương nhớ ba má em Lương. Ngày đoàn tụ đã gần đây. Con tạm dừng bút – học bài.            Con của má.Le Anh Tuan nói...
Đọc thư của H.Anh mình có dịp chiêm nghiệm lại những suy nghĩ rất hồn nhiên pha chút già dặn của tụi mình trong thời khắc lịch sử ấy.
11:14 Ngày 21 tháng 10 năm 2014
Duy Đảo nói...
"Lượng qua đây má dặn nó cẩn thận đừng để mất cắp" Là thư của bạn gửi cho mẹ là một kỷ niệm vô cùng quý Trong chúng ta ít gia đình còn lưu giữ được.Cảm ơn bạn.
12:12 Ngày 21 tháng 10 năm 2014

H Anh.
Thương má.








0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

NHỚ ĐỘI MÚA RỐI B3C5.K6



Đại Từ, An Mỹ, trại Bưởi, hồi học lớp 5. Một chiều mưa bỗng thấy Chiến què và Thế đùn đi đâu về gánh theo một bao tải căng phồng. Mở ra thì, ôi đủ các loại con rối, trông thật thích. Cả bọn bu lại, thèm thuồng, nhưng hai đứa nhất quyết không cho thằng nào sờ vào. Chiến què tuyên bố: Đại đội giao bọn tao biểu diễn rối. Rồi nó kể hồi ở trại Hòe làm múa rối thế này … bọn tao làm thế kia … Mấy thằng tôi là “lính mới” lên trường ở Đại Từ cứ há hốc miệng ra mà nghe nó nói. Riệng tôi thấy hơi ấm ức tự cho mình là có “năng khiếu” vì đã từng xem múa rối nhiều (!) chứ chẳng thua gì như nó kể. Rồi mọi chuyện cứ từ từ trôi qua mà chẳng thấy ai nói tới múa rối, múa may gì cả.

Nhưng rồi bữa kia, khi đã chuyển sang trại Đồi, trong một buổi họp Trung đội, thầy Mãn tuyên bố sẽ thành lập đội múa rối. Rồi thầy chỉ định khoảng hơn chục thằng tham gia, trong đó có tôi. Đầy sung sướng và tự nhủ: chắc thầy đã nhìn ra “năng khiếu” của mình (có lẽ vì bắng nhắng như con rối!). Nhưng sau khi đã vào đội rồi mới biết thì ra thầy chọn mấy thằng lùn lùn như Đoàn Khánh, Phạm Bình, tôi … để cầm con rối cho mấy thằng cao hơn như bọn Thảo gù, Tạ Thắng, Đồng vâu … điều khiển. Con rối hồi đó phải có một đứa cầm cái cây nối từ thân xuống để đưa nó đi tới đi lui, còn một đứa khác cầm hai sợi dây thép nối với tay để điều khiển nó múa may.

Thầy quyết định cho bọn tôi tập vở rối “Thánh Gióng”. Tuấn sáo được giao thổi sáo bài “Con cò ba lả bay la …” làm nhạc đệm. Hoàng lao được giao đọc lời thuyết minh. Bọn còn lại, cứ hai thằng một con rối tập điều khiển theo hướng dẫn của thầy. Lúc đầu tôi được giao cầm con rối vai bố Thánh Gióng. Vai này chỉ xuất hiện có một chút lúc vào đầu. Cầm con rối đi qua đi lại vài phút rồi biến mất. Chán thật, chẳng làm thể hiện được “tài năng”. Nhưng dù sao vẫn hơn những thằng không ở trong đội rối!


Vở rối được thầy Mãn giàn dựng theo lối kể chuyện. Hoàng lao vốn được đánh giá có khả năng tập đọc tốt nhất ngồi đọc câu chuyện do thầy viết sẵn. Tụi tôi chẳng nói câu nào cứ thế điều khiển con rối đi qua, đi lại, múa may …. hợp theo với lời kể. Tới đoạn tướng giặc Ân xuất trận và thét lên: “Thằng nhãi con miệng còn hơi sữa kia, muốn chết hả!” thì Hoàng lao vẫn đúng theo chuẩn tập đọc, từ từ từng chữ rõ ràng (nghe như đối thoại trong phim Việt Nam ngày nay vậy). Thầy Mãn sửa mấy lần mà nó vẫn không làm được. Tôi nghe thấy tức mình, bất chợt hét toáng lên theo kiểu giọng cải lương: “Thằng nhãi con …” – Đúng rồi! Phải nói như thế. – Thầy Mãn tươi ra mặt. Và thầy giao ngay cho tôi nói câu này khi diễn. Đồng thời để động tác và câu nói phù hợp nhau, thầy chuyển tôi qua điều khiển tay thằng giặc Ân. Rồi cũng chẳng hiểu tôi múa may thằng giặc này thế nào mà thầy khoái quá giao luôn cho tôi điều khiển tay bố ông Gióng thay vì chỉ cầm cây đi qua đi lại. Sướng!

Tới bữa biểu diễn ở Gốc đa cho toàn trường xem (chẳng biết nhân cái ngày gì đó), thầy Mãn đã cho tụi trong Trung đội làm một cái khung tre, treo mấy cái chăn xung quanh vừa đủ để che tất cả tụi tôi chui vào đó và giơ tay lên … múa rối. Vở diễn tiến hành đúng như đã tập. Tới đoạn giặc Ân xuất hiện, Hoàng lao dí cái micro vào miệng tôi và tôi gằn giọng thét lên: “Thằng nhãi con ….”. Ở dưới mọi người cười quá trời và vỗ tay rào rào, nhất là phía Đại đội 5 ngồi. Tôi khoái cứ như mình đang diễn chứ không phải là con rối!

45 năm sau, trong một dịp ra Hà Nội, Thanh Trung cho tôi tấm hình chụp đội múa rối B3C5 hồi đó và nói là: mẹ Bằng ruồi chụp. Xem hình, chẳng hiểu sao lại không có thằng tôi – thằng “oai” nhất đội. Hay hôm đó mình trốn đi chơi? Mà thật ra cũng chẳng thằng nào nhớ bác đã chụp hồi nào. Ừa, nhưng dù sao cũng là một tấm hình cực quý – Kỷ niệm một thời không bao giờ có trở lại.

 ❧ ❀ ❧ 







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

K6 kỷ niệm 50 năm ngày anh Trỗi hy sinh


K6 HN
Ảnh từ FB Minh Nguyen, Quy Le

Từ sớm AE đã Cafe ở nhà Thái bò...

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Thư riêng - Tư liệu chung (2) - Hoàng Anh


FB Nguyễn Anh 11/10/2014

  Nguyễn Anh  đã thêm 2 ảnh mới.


Bạn Trỗi có nhớ những gì xảy ra trong những ngày hè 1967 ở Quế Lâm? sinh hoạt phí hồi đó có gì đặc biệt, tiếp lá thư đầu, mình xin giới thiệu lá thư thứ 2 của mình kể về ngày ấy:

Ngày 07 tháng 8 năm 67


Má kính mến.

Ngày mai có người về nước, nên con tranh thủ viết thư về cho má.

Trong mấy tuần nghỉ hè qua, con ở đây vẫn khỏe mạnh. Hàng ngày buổi sáng thì chúng con đi lao động (như đi làm cỏ ?? cho Công xã, làm vườn hoa, hoặc hoạt động thể thao thể dục...) còn buổi chiều thì con đi tập ở tổ năng khiếu của nhà trường má ạ.

Hàng tháng nhà trường có phát các thứ đồ dùng như xà phòng, giấy vệ sinh, giấy viết thư, phong bì, nhưng con thấy nhà trường lại nặng về phát xà phòng và giấy vệ sinh nên con thừa rất nhiều xà phòng chẳng biết làm gì cho hết cả (con cũng ít dùng) con cũng có nói lại với thầy là còn nhiều xà phòng mà các thứ thường dùng hàng ngày như thuốc đánh răng, bàn chải, khăn mặt lại hiếm hoặc không phát? Và thầy cũng bảo là để thầy báo cáo lên trên.

Từ mấy tháng trở lại đây, nhà trường không phát tiền mặt nữa mà phát phiếu tiêu vặt (Phiếu này chỉ mua được ở căng tin thôi) nên cũng hạn chế việc ra ngoài mua (cái gì cần mua mà căng tin không có thì cũng đành chịu thôi).

Ở bên này có lúc con buồn lắm má ạ.

Trong đợt tổng kết thi đua vừa rồi con được đạt dũng sĩ cấp 1 và được thưởng má ạ.

Dạo này má bận công tác lắm hả má? chắc là má mệt lắm.

Hôm vừa rồi có một số bạn mới lên, trong đó có Quang Bình con cô Quýt, Duy con cô Dần (chắc má nhớ ) cũng lên má ạ. Duy học lớp 4 lên lớp 5, và Bình học lớp 6 lên lớp 7. Con có hỏi chuyện, Bình kể cho con nghe Viện 4 bây





giờ phân tán khắp nơi, học ở đấy bây giờ khó khăn lắm, máy bay bắn phá luôn, gia đình cô Dần không ở viện nữa, cô Quýt thì đi học (hình như ở Hà nội ấy) nên cũng cho Bình lên đây..v..v. Có Bình lên con cũng thích lắm.
Duy nó hỏi sao Lương không lên đây? con bảo nó chưa lên được vì nó còn đang học, con cũng mong nó lên lắm.

Con tạm dừng bút, chúc má mạnh khỏe công tác thắng lợi. Con cũng sẽ cố gắng học tập rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm và lập nhiều thành tích để xứng đáng là con ngoan của ba má.

Thương má nhiều,
con của má - H Anh.


TB: Con hết tem Việt nam rồi. Nếu má mua được thì má gửi cho con nhé. Nếu không mua được thì con dùng tem Trung quốc cũng được.







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Thông báo của BLL phía Nam: Kỉ niệm 50 năm ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964 - 15/10/2014)

Xem: Giỗ lần thứ 50 của anh Trỗi - Vũ Anh, 02/10/2014, Blog K5.





THÔNG BÁO KHẨN !!!


Nhân kỉ niệm 50 năm ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964 - 15/10/2014), BLL phía Nam quyết định tổ chức 2 sự kiện vào ngày thứ bảy 11/10/2014:
  • Viếng mộ anh ở Nghĩa trang Văn Giáp Q2 và
  • Họp mặt tuởng niệm tại nhà khách Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1.

Kế hoạch cụ thể:
  • Sáng 8g: tập trung tại nhà khách Ba Son đi viếng anh tại nghĩa trang Văn Giáp.
    Số lượng: 28 người. (Vừa đủ 1 xe do Ba Son phục vụ sếp cũ Đông Nhân. Mỗi khóa: 2-3 người theo xe).
    Ai có xe riêng thì hợp đoàn, đi cùng.
  • Trưa 10g: Họp mặt tưởng niệm. (Số lượng không hạn chế. Các khóa đăng kí trước ngày 9/10/2014 để dự trù kinh phí đóng góp).

BLL các khóa đăng kí với Kiến Quốc (0903830939), Đông Nhân (0903807742), Dương Minh (0918156666).

Công tác chuẩn bị: Mời chị Quyên, đăng kí xe, phòng họp và tiệc cùng hương hoa, trang trí, văn nghệ... Đóng góp sẽ có thông báo qua nhắn tin nội bộ.







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 15


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG III: HƯƠNG CAU



Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tố Hữu



Phố xá đã lên đèn và chúng ta cũng đã tới nơi muốn tới. Bên kia đường là quán Hương Cau. Từ ngày bận “công tác” ở Đông Chu đến nay, chúng ta đã bỏ bẵng, không ghé quán này nữa. Mới đó mà đã bao nhiêu nước trôi qua cầu rồi. Đúng là... thời gian ơi thời gian!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Thư riêng - Tư liệu chung



Bạn Hoàng Anh

Nguyễn Hoàng Anh


Hoàng Anh
0908 414 218, hoanganhngtk115@yahoo.com.vn
SG

1972

05/2014

đã chia sẻ bức thư của mình gửi gia đình từ những ngày đầu sang Quế Lâm bên Facebook. Xin được đăng lại tư liệu quý hiếm này để ACE cùng hồi tưởng về "kỉ niệm thời ấu thơ".

Cảm ơn bạn Hoàng Anh đã chia sẻ tư liệu quý!

TTh


FB Nguyễn Anh 03/10/2014

    Nguyễn Anh đã thêm 2 ảnh mới.


Sau ngày Ba mìnhNguyễn Hoàng Anh nói...
Ba tôi - HN 1958
10:22 Ngày 04 tháng 10 năm 2014

mấtNguyễn Hoàng Anh nói...
Nhớ ngày buồn nhất trong gia đình tôi 23/3/2014 - Ba tôi đi về với thế giới tổ tiên.
10:50 Ngày 12 tháng 08 năm 2014


, lục trong đám giấy tờ cũ thấy lá thư của mình viết từ thời mới sang Quế Lâm mà Ba vẫn giữ cẩn thận, mình post lên mong cùng bạn bè chia sẻ kỉ niệm thời ấu thơ.



Thứ 7 ngày 7 tháng 1 năm 1967Nguyễn Hoàng Anh nói...
Một số bạn than đọc thư viết khó nhìn vì chữ nhỏ quá , mình đánh máy ra để các bạn dễ đọc hơn, cám ơn vì sự quan tâm của các bạn.
14:53 Ngày 06 tháng 10 năm 2014


Kính thưa má.

Hoàng Anh:
Ba, má tôi - HN 1958

Phuong Phuong Nguyen nói...
Sao chỉ viết Kính thưa má mà không viết cho ba nhỉ? Chữ của ông anh đẹp thật chẳng giống chữ bác sỹ tý nào hehe
10:25 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Hoàng Anh nói...
Hồi đó ba đang xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước mà
10:33 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Van Nam Nguyen nói...
Vì Ba H.A lúc đó đang ở chiến trường B mà Phương
10:34 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Hoang Anh Tuyet nói...
Má anh HA, năm 1967

16:09 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Kim Thu Kaiser nói...
Anh Hoàng Anh, bà ngày trẻ đẹp thế ! Giống văn công quân đội
18:30 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Hoàng Anh nói...
Đối với mình, má là người đàn bà tuyệt vời hết lòng vì gia đình. Thu ạ
18:34 Ngày 03 tháng 10 năm 2014

Sau khi xe ô tô chuyển bánh đưa chúng con đến một địa điểm khác tập trung ở đó (trong nội thành)Nguyễn Hoàng Anh nói...
Thời ấu trĩ, nghe nói phải hêt sức bí mật thê là không dám viết địa điểm trường Ngô sỹ Liên sợ bỏ bom ....đoc lại mơi thấy buồn cười.
09:28 Ngày 04 tháng 10 năm 2014
một ngày. Các thầy phát cho chúng con thêm 1 bộ quân fục, một bộ áo lót và quần, một mũ bông một đôi giầy, một đôi tất, một đôi găng tay, một quần vệ sinh, một khẩu trang và một áo bông (bằng áo người lớn)… Như vậy là có 11 thứ tất cả.

Buổi trưa đó tất cả phải ăn cơm nhà mang đi chứ nhà trường không cung cấp, nên còn mấy quả quít và 1 quả trứng vịt (má cho) cho qua bữa, rồi bắt tay vào việc chuẩn bị đồ đạc (số đồ mới con cho vào cái túi xanh)

Đến chiều nhà trường phát cho mỗi người một cái bánh mỳ và một ít thịt quay ! Rồi tập hợp ra xe đi lên ga Hàng Cỏ, đi bộ lên tầu hỏa (sao lúc đó con nhớ nhà thế !) Lúc tầu chuyển bánh là đúng 18h má ạ. Sau khi tầu rời Hà nội các chú còn phát cho mỗi người một hộp dầu chống lạnh.

Con tàu đưa chúng con qua các tỉnh.... ngoài trời chỉ một màu đen đặc... Tới gần sáng thì đến ga Bằng tường, ở đây nhà trường có họp mitting chào mừng đại biểu Trung quốc.

Sau 2h chúng con mới chuyển sang tàu Liên vận Trung quốc (tàu đẹp lắm má ạ) có giường đệm và tiện nghi đầy đủ. Ổn định xong thì tầu chuyển bánh... Đến hơn 10h thì lớp con mới đi ăn cơm (trên tàu) đến phòng ăn, thật là đẹp bàn ghế tranh ảnh chậu hoa không sao tả hết được. Thức ăn gồm có 7,8 món trông rất ngon... Các bác phục vụ rất tốt con ăn vừa hết bát thì bác lại đơm thêm vào và gắp thức ăn làm con ăn căng bụng.

Sau khi ăn xong thì chúng con về toa của mình nằm nghỉ các bác lại mang thức ăn tráng miệng gồm táo (Trung quốc) kẹo con ăn rất ngon giá mà có em L thì thích biết mấy.

Đến chiều chúng con lại ăn 1 bữa nữa (cũng khá ngon miệng đáng nhẽ chỉ ăn 6 hào nhưng người ta lại cho ăn 1đ2 má ạ)

Đoàn tàu chạy liên tục. Đến sáng chúng con được ăn sáng gồm sữa bánh nướng (mỗi người được 3 cái)... Sau khi ăn xong thì được lệnh chuẩn bị xuống ga.







Đúng 8h30 ga Quế Lâm hiện ra, có các bạn Trung Quốc ra đón rất đông má ạ. Con cùng các bạn xuống tầu và lên xe ô tô về trường.... Sau khi về chỗ ở xong con được phát thêm 1 cái chăn bông nặng 3kgBinh Pham nói...
Nguyễn Anh chuyên viết thư dài và thường kể rất tỉ mỉ mọi chuyện. Bọn mình vẫn nhớ đọc ké thư của bạn! Mình ko hiểu sao bạn lại biết đc chăn bông mấy kg và bữa ăn trên tàu thì bao nhiêu tiền. Bọn mình cũng đi tàu Trung Quốc sau này mà chẳng có khái niệm gì về ăn bao nhiêu cả. Các nhà xã hội học sau này mà vớ đc thư của bạn thì mừng lắm đấy!
17:29 Ngày 04 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Hoàng Anh nói...
Đúng là bây giờ thì chẳng thể nhớ, còn hồi đó phát chăn loại nào, ăn tiêu chuẩn thế nào bao tiên thì các thầy đều nói cụ thể, tớ chỉ là con vẹt nhắc lại ngay lúc đó gì chẳng nói được.
06:10 Ngày 05 tháng 10 năm 2014
, một đệm có khăn trải giường, một khăn trải gối, và một cái gối to.... Nhận đồ xong chúng con đi ăn cơm trưa.

Buổi chiều chúng con lại được phát một chậu men, một bát men, một thìa, một ca to... (Đâm ra những thứ mình mang bị thừa má ạ)

Ở đây mấy ngày đầu chưa quen nên tay cứ buốt tê tái sau dần cũng quen. Trước ngày học, chúng con được phát 1 bút, một compa, ba cuốn vở, hai ê ke, một thước kẻ.

Bữa ăn ở đây: Buổi sáng ăn bánh bao hay cháo với bánh

Trưa ăn cơm với rau thịt, canh

Chiều thì cũng như vậy hàng ngày có đổi món khác nhau.

Sau khi nghỉ ngơi vài ngày chúng con bắt đầu học tập (Hướng về tuyên truyền chống Mỹ) à quên, con lại được phát thêm một bộ quần áo đông xuân (Trung quốc) một khăn quấn cổ.

Ở đây hàng tuần chúng con lại đươc các thầy tổ chức cho đi chơi và thăm cảnh Quế Lâm thích lắm má ạ. Hôm chủ nhật vừa rồi chúng con ra thăm thành phố thấy có bán nhiều đồ đẹp lắm má ạ.

Thôi con viết đã dài, con xin dừng bút ở đây, má nhớ viết thư cho con nhé. Địa chỉ là HT 2212 B6 Quế Lâm Trung quốc.

Con trai của máNguyễn Thị Cúc nói...
Đúng rồi! Bây giờ em đã đọc hết. Nhờ lá thư của anh gia đình đã hình dung ra anh đang xa má nhưng cũng có đầy đủ vật dùng cần thiết. Hình như phút giây nào anh cũng nghĩ đến má nên chuyện gì cũng kể má nghe. Mà đàn ông hay vậy đấy, kết thúc thư không ghi "con nhớ má nhiều lắm, ôm hôn má" như bọn con gái chúng em hay viết. Ba má đã cất giữ thư anh như báu vật. Thật quý giá khi anh giữ được những tư liệu quý này.
05:59 Ngày 07 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Hoàng Anh nói...
Lũ trẻ con như bọn anh hồi ấy không Tây như bây giờ nói "ôm hôn" là xấu hổ chết đi được dù là má mình, chỉ dám nói tự nhiên nhớ nhà, nhưng nhà hồi ấy chỉ có má, má cho ăn, má may đồ, má chở đi chơi, cám ơn em đã chia sẻ.
06:45 Ngày 07 tháng 10 năm 2014

H.A.

(Kết thúc chuyến đi mất hơn 2 đêm một ngày)Thang Nguyentoan...
Vở sạch chữ đẹp
11:44 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Duy Đảo nói...
Lớp 6, quá chững chạc. Đọc lá thư cũ gửi mẹ của bạn mình nhớ nhiều điều mà giờ đã quên, rất cụ thể như cuốn phim chiếu lại tuổi thơ của mình. cảm ơn bạn nhiều.
13:44 Ngày 03 tháng 10 năm 2014
Trieu Le Trong nói...
Rất tuyệt ! Cảm ơn bạn ! Có lẽ còn những lá thư khác ? Cố tìm nhé !
16:49 Ngày 03 tháng 10 năm 2014







1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>