Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Chuyện của 10 năm trước: HUỲNH HỒNG VÀ NƠI CHẮP CÁNH CHO NHỮNG ƯỚC MƠ (KQ)


  Chuyện của 10 năm trước:

Huỳnh Hồng và nơi chắp cánh cho những ước mơ

TranKienQuoc
Sáng sớm 19-12-2002, nhận được cú điện thoại của Huỳnh Hồng lính Trỗi k6: “Ra ngay Nhà Văn hóa Thanh niên dự lễ ra mắt Hội mô hình điều khiển TPHCM, đúng hẹn tôi có mặt. Có một sự trùng hợp lý thú là Hội ra mắt đúng những ngày Nhà Văn hóa mở triển lãm “30 năm - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”.

Các anh đuợc dành cả gian triển lãm để trưng bày mô hình. Hàng chục mô hình có kích thước bằng cả sải tay trang trí khá bắt mắt được đặt trên giá và treo trên tường. Nào là máy bay “bà già” động cơ cánh quạt, đến máy bay phản lực Mig-21, F-4H, hay trực thăng cứu hộ, trực thăng chiến đấu, rồi cả xe container, xe kéo bồn dầu, ca-nô… đã gây sự chú ý cho mọi người, nhất là lớp trẻ. Các mô hình này vận hành được nhờ những động cơ chạy pin hoặc chạy nhiên liệu lỏng. Trên màn hình lớn treo giữa tường đang chiếu hình ảnh bay lượn của một chiếc trực thăng ảo được một kỹ thuật viên khéo léo điều khiển. Các bạn trẻ xúm lại đặt câu hỏi cho các anh, những người đi trước.

Huỳnh Hồng tâm sự:
“Thực ra chơi mới hơn năm nay, nhưng ham lắm. Chỉ đọc qua sách vở, lục trên internet kiếm các thông tin, rồi nhờ người quen ở nước ngoài mua linh kiện về mầy mò lắp ráp. Một mô hình bay không chỉ gồm động cơ mà phải có phần điều khiển xa vô tuyến. Lúc đầu thật manh mún, mạnh ai nấy chơi. Rồi niềm đam mê từ tôi lan sang cả các cháu, cứ chủ nhật cha con kéo nhau lên trường bắn quận 9 phơi nắng suốt ngày cho bay thử. Các linh kiện lắp ráp toàn ngoại nhập, rất đắt…”.
  Anh giải thích, thế giới coi đây không chỉ là môn thể thao ngoài trời mà còn là môn thể thao trí tuệ, sáng tạo. Ngoài việc phải có sức khỏe dẻo dai thì những người chơi phải có những kiến thức tối thiểu về khí động học, về hàng không, về điều khiển học, về thiết kế trên máy tính và cả về mỹ thuật. Thiết kế xong phải cho mô hình bay thử trên máy tính trong các điều kiện thời tiết, khí động… mô phỏng như thực tế. Chỉ sau khi bay mô phỏng hoàn hảo thì mới tính chuyện lắp ráp. Võ Văn Vinh, phi công Cty bay dịch vụ VASCO, nhận xét: “Riêng phần mềm bay mô phỏng Real flight Simulator có thể dùng làm bài tập bay cho các phi công”.

Trong 40 hội viên sáng lập có Bùi Minh Hiền, một Việt kiều Pháp ở độ tuổi 40. Trong một cuộc thi thế giới, anh đã từng đoạt giải nhì vận động viên điều khiển máy bay trực thăng. Vì đam mê  thể thao điều khiển mô hình bay và muốn phát triển ở quê hương, anh đã về nước với cả chục tấn máy móc để sản xuất phụ kiện lắp ráp. Chỉ cho tôi cụm neo cánh quạt với trục quay của trực thăng làm bằng hợp kim nhôm phải mua đến 50 “quan”, nhưng từ khi Cty Khiêm-Tín (khiêm tốn và tín nhiệm) sản xuất được phụ kiện thì những hội viên không còn phải tốn ngoại tệ. Không những vậy, nhiều loại mô hình theo đơn đặt hàng do Khiêm-Tín chế tạo còn được xuất khẩu ra thị trưòng thế giới. Khi giới thiệu mô hình chiếc trực thăng cứu hộ, Hiền trầm ngâm:
- Nó có thể nhấc bổng một vật nặng 6-7kg và bay cao tới hàng chục mét. Giá mà hôm cháy Trung tâm thương mại ITC, Hội đã được phép hoạt động thì chiếc trực thăng này có thể mang những cuộn dây thừng cho các nạn nhân trên nóc nhà và họ có thể tự cứu được mình. Thật đau xót!

Mỗi hội viên sáng lập có một nghiệp riêng, người là họa sĩ, kỹ sư, người là doanh nhân, thậm chí có cả những phi công, nhưng vì có chung niềm say mê mà họ đã quy tụ về đây. 


Ảnh: Facebook.

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, sau những đêm mày mò chế tạo thử nghiệm, đến lúc ra hiện truờng dưói trời nắng và gió, nghe tiếng động cơ xé không gian nhìn theo mô hình để lại sau làn khói trắng vút lên cho đến khi chỉ còn là một chấm đen, rồi các vận động viên mải mê ngửa cổ theo dõi, dùng 2 tay điều khiển cho mô hình bay lượn theo các quỹ đạo… Đó là lúc sảng khóai và hạnh phúc!

May mắn được tiếp xúc với Nguyễn Thanh Bình, một thành viên sáng lập (em rể Trọng Huấn k5, Trọng Thắng k7). Sau những năm tháng chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên trở về học và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, anh tâm sự: “Thật khó quên những ngày chiến đấu gian khổ ngoài mặt trận, ngồi trong hầm thấy máy bay Mỹ gầm rú mà căm giận. Chả hiểu sao tôi cứ đinh ninh sẽ có ngày làm chủ được bầu trời…”. Trong “công binh xưởng” nhà anh ngổn ngang nào khung gỗ, nào tranh vẽ dở với toan, cọ, sơn dầu cùng mô hình một chiếc máy bay được kì công sơn phết hình một con ó đen đang giang cánh ôm trọn.

Khó có thể tưởng tượng chỉ trong 3 tiếng đồng hồ sau lễ ra mắt, Hội MHĐK TPHCM đã kết nạp được thêm 30 hội viên trẻ. Tin tưởng vào lớp người mới, Hồ Viết Nhật – trưởng ban vận động thành lập - vạch kế hoạch: “Môn thể thao này đã kích thích niềm say mê của giới trẻ nhưng phải dần đưa các em vào sinh hoạt tập thể có kỷ luật, đoàn kết, rồi phải tổ chức huấn luyện cho các em bay mô phỏng trên máy tính, khi đã thành thạo mới  đưa ra hiện trường điều khiển mô hình. Còn nhiều việc…”.

Môn thể thao mô hình điều khiển xa đuợc coi là môn thể thao quốc phòng nên Hội đã mạnh dạn bắt tay với các đơn vị F367, F370 bảo vệ vùng trời phía Nam. Nhân ngày Quân đội 22-12 năm nay, các anh được mời ra Hà Nội dự Hội thao toàn quân biểu diễn mô hình bay tại sân bay Gia Lâm. Cuối buổi, Bùi Minh Hiền được vinh dự “bay biểu diễn” với chiếc mô hình trực thăng Raptor 3D trong tiếng vỗ tay ủng hộ của quan khách.

Nhân dịp này, Hội MHĐK TPHCM đã tặng Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân 2 mô hình huấn luyện. Và những ngày cuối năm, anh em vui vẻ báo tin: mới có 2 tuần mà số hội viên đăng ký đã là 600; có cả những “lão tướng 59 tuổi” từng tham gia điều khiển mô hình bay từ trước 1975 nay ở tận Châu Đốc cũng xin đăng ký, hay Đạt - người duy nhất đam mê chơi mô hình tận TP Hạ Long - cũng điện thoại về.

Huỳnh Hồng tự tin nói: “Hy vọng môn thể thao trí tuệ, sáng tạo này sẽ phát triển rộng khắp cả nước, tạo một sân chơi lành mạnh cho thế hệ trẻ. Hội sẽ góp phần hướng các em tới một tình yêu quê hương, có ước mơ làm chủ bầu trời. Trong số các em chắc chắn sẽ có những phi công giỏi của Hãng Hàng không quốc gia hay những sĩ quan điều khiển máy bay phản lực bảo vệ vùng trời Tổ quốc, hoặc sẽ có những tổng công trình sư thiết kế ra những chiếc máy bay “made in Việt Nam”… Trong năm tới, chúng tôi cố gắng xây dựng một nhóm điều khiển những chiếc trực thăng bay tập thể – một bài tập rất khó – tham gia trình diễn vào Ngày Chiến thắng 30-4. Khi “tay nghề” các hội viên đã điêu luyện, Hội sẽ đăng ký tham gia các cuộc thi quốc tế do Hiệp hội thể thao mô hình bay điều khiển xa tổ chức. Phải có ước mơ, anh ạ!”. …

Giờ này hoạt động của CLB ra sao? Chúng ta chờ tin anh.
    
 ❧ ❀ ❧ 


  Địa chỉ Hội Mô hình điều khiển TPHCM: 5A-5B đường Trường Sơn, Q. Tân Bình.
  Liên hệ: Huỳnh Hồng – 091 380 7888.

Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog K5: Thứ bảy, ngày 28 tháng tư năm 2012).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Tin Gia đình bạn Trỗi k6 - hameok6

Start:     Apr 22, '12
End:     Apr 23, '12
Location:     Bệnh viện Thống Nhất, khoa Nội Thần kinh, phòng 353
Sáng nay (23/04), BLL k6 đã vào bệnh viện Thống Nhất thăm mẹ LS Chu Tấn Quang nằm cấp cứu. Bác đã 85 tuổi, đang truyền nước. BLL đã gặp gia đình chuyển lời thăm hỏi của toàn thể ACE trường Trỗi tới bác và chúc bác mạnh khỏe. Bạn Tạ Thắng, bác sĩ trong bệnh viện cũng thường xuyên theo dõi sức khỏe bác.


Chiều hôm qua (22/04), các bạn k6 cũng đã tới viếng bác Thời, ba bạn Võ Hồng Thế (đã mất). Được biết tới viếng bác cũng có các anh, các bạn k3, k7, k8 và trường HSMN.

Cầu mong bác ra đi thanh thản!




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Ảnh Bạn Trỗi K6 1994 - BS Học K7

Bên Blog BS Học có đăng "Ảnh Trỗi K7 ở Đảo Hòa Bình TK trước", thấy có ảnh 1 số Bạn Trỗi K6 nên chôm về cho các bác chiêm ngưỡng.

Cảm ơn BS Học đã post Ảnh quý!










0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Tin buồn

Start:     Apr 17, '12 11:00p
End:     Apr 18, '12
Location:     Viện Quân y 108, HN - Việt Trì, Phú Thọ

Theo tin từ Anh Minh k6 HN:
Thầy Bùi Xuân Trường

Thầy Bùi Xuân Trường

chính trị viên k6
ĐT: 0210.825303
Khu 3, Tứ xã, Lâm Thao, Phú Thọ.
mất 17/04/2012

1965

2010


, nguyên chính trị viên k6, đã từ trần hôm nay (17/04/2012) tại Viện Quân y 108, thọ 88 tuổi.
Tang lễ tổ chức từ sáng mai (18/04/2012) tại quê trên Việt Trì, Phú Thọ.
BLLk6 kính báo cùng thầy cô và anh chị em học sinh nhà trường.

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn cùng gia đình thầy Trường!

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Đón xem: "Trần Độ tác phẩm" - (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012), tại Blog Trần Vinh Quang http://trandotacpham.blogspot.com/

Đón xem: "Trần Độ tác phẩm" - (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012), tại Blog Trần Vinh Quang http://trandotacpham.blogspot.com/

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Thằng em đồng hao 3 - K6 LS


Thằng em đồng hao 3

K6 LS
Hồi mình mở cửa hàng dịch vụ tin học. Cũng kiếm ăn phết.
Một hôm thằng em đồng hao đang lúc bĩ cực, ghé chơi. Thấy khách ra vào cửa hàng nườm nượp. Chờ lúc vắng khách nó mới tâm sự:
- Nghề của em (lái xe thuê) làm một tháng không bằng bác làm một buổi. Nhất bác!
Mình hỏi:
- Chú ăn ngon không?
- Ui giời! Một cái chân giò và một con gà luộc, em và thằng cu đánh bay.
Nó 90 kgs, thằng con 70 kgs. Tin quá đi chứ.
- Ngủ thì sao?
- Ngủ như chết từ tối đến sáng. Đến nỗi con vợ em nó gọi, em còn tưởng nhà bị trộm vào. Chạy ra thấy trời sáng bảnh chứ không là em cho nó... "lên đường".
- Ăn ngủ tốt là tiên đấy. Anh mỗi bữa một bát cơm. Đêm ngủ, toàn thức giấc vì bận suy tính...
Nghe mình kể nó cứ "thế á, thế ư..." .

Tranh F.LựcTranh F.Lực
Ít lâu sau, gặp vợ nó mình mới biết. Cũng ăn tiêu dè sẻn và có kế hoạch cho tương lai ghê lắm.
Hôm gặp, nó hồ hởi:
- Làm theo bác. Em quyết định hoãn sự sung sướng nhất thời lại. Tháng sau em làm nhà.
- Tốt quá. Xin chúc mừng...
Im lặng một lúc, nó tâm sự:
- Mảnh đất của em vuông vuông. Em bán đi một nửa để thành hình chữ nhật. Tiền đó em xây nhà.
Tự tùng xẻo. Mình nghĩ.
Trong giây phút yếu lòng. Mình chót để tính con buôn lấn át tính đảng trong mình.
Mình như muốn hét lên:
- Ôi! Mày còn "vĩ đại" hơn anh.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ bảy, ngày 07 tháng tư năm 2012.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Măng mọc không đúng chỗ - hameok6



Măng mọc không đúng chỗ

haeo
Nhà tôi có mấy cây tre được trồng từ hồi chủ cũ, nghe nói là tre quý có giống từ khi ông Thánh Gióng bay lên trời đã đánh rớt xuống.
Khi tôi về ở đây mấy cây tre này đã lớn, chỉ việc chăm nom thôi. Nói là chăm nom, nhưng thật ra có việc gì phải “chăm” đâu. Tre già thì măng mọc. Cứ thế mà lớn, dễ gì chết. Nhưng “nom” thì có, để cho đẹp, không quá cao làm đứt dây điện, không quá lùm xùm làm xấu nhà mình. Mỗi khi có mụn măng mọc lên là xem xem nếu còi cọc thì chặt béng nó đi trước khi thành cây khó chặt. Còn nếu mập mạp, thẳng thớm thì để lại cho lớn rồi hạ bớt một thằng tre già cho rộng chân thằng trẻ và cũng làm đẹp cho nhà mình (nhà nhỏ mà có bụi tre to chành bành thì cũng chẳng giống ai). Lại còn thằng nào mọc không đúng chỗ làm xấu nhà mình như mọc quá sát tường hay quá gần nhà thì cũng phải triệt tiêu ngay từ đầu.
Vậy mà lần đó, có một mụn măng mọc ngay sát nhà, nhưng trông rất mập mạp, cứng cáp. Nhìn tướng biết ngay sẽ là cây tre “điển hình”. Thấy tiếc, tôi để lại, không “sát hại” nó. Mà đúng thật, sau một thời gian nó lớn lên trở thành một cây tre tuyệt đẹp: mập, cứng, thẳng, cao vút, trổ cành ra xum xuê nhìn sướng mắt, chỉ bị cái vì gần nhà, nên cành lá cứ chĩa hết vào cửa sổ. Đã thế nó lại đứng chơ vơ một mình tách xa ra hẳn mấy cây kia, không tạo thành bụi, nhìn chẳng giống ai, phá vỡ cả cảnh quan mà tôi đang o bế.
Chắc nó cũng cảm nhận thấy, nên một thời gian sau, quanh quanh gốc nó bắt đầu trổ lên những mụn măng mới. Nhìn tướng cũng khó chê được. Lúc này tôi phải thực tình suy nghĩ: Nếu một bụi tre mới tạo thành ở chỗ này, ngay sát cửa sổ thì dù cho có đẹp (mà chắc là đẹp vì toàn cây to và thẳng) thì cũng thật phiền toái. Trong khi đó nếu chặt đám tre già đang có thì tự nhiên tạo thành một khoảng trống ở góc tường. Thật trông chẳng giống cái gì!


Đang còn suy tính vì tiếc rẻ cây tre quá đẹp, thì bỗng nhiên ngay gần đám tre cũ nảy ra 2 mụn tre. 2 cây này tuy không được bằng cây kia, nhưng cũng không đến nỗi còi cọc. Nói chung, nhìn cũng dễ coi. Vậy là sau mấy ngày tính toán, mặc dù rất tiếc, tôi cũng đành phải hạ cây tre đẹp nhất xuống. Không những thế, để khỏi có “hậu họa” làm mình phải suy nghĩ tiếc thêm lần nữa, tôi đào bứng luôn đám rễ của nó cho sạch sẽ luôn.
Sau khi hạ cây tre xong, nhìn nó nằm chỏng gọng trên nền đất, tôi bỗng thấy ứa nước mắt …. Chẳng phải tôi thương tiếc gì cây tre mà vì tôi thấy nó sao giống mình vậy! Những tưởng mình ngon, mình đẹp, không những đứng vững được mà còn tạo nên một “bụi” (ê kíp) ngon lành chẳng kém gì ai nếu không nói là còn đẹp hơn, nhưng chỉ vì mọc không đúng chỗ, không đúng ý gia chủ mà phải gặp “họa vong thân” bị bứng nguyên cả gốc, cả rễ! Phải chi nó mọc ở giữa ruộng, giữa đồng hay trong làng, trong xóm (mà không bị quy hoạch) thì mặc sức nẩy nở, đâu có gặp thảm họa. Không chừng có bữa còn được làm “mẫu” cho mấy anh trường Trỗi chụp hình tạo cảnh nền trên blog thì còn lưu danh hậu thế muôn … tháng!

Nghĩ mà thấy buồn cho số phận măng mọc không đúng chỗ!


 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 05 tháng tư năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Niềm vui xen lẫn nỗi buồn - Kiến Quốc




Niềm vui xen lẫn nỗi buồn

Trần Kiến Quốc
Nhờ CCB E46, F1 (anh Quyết (Thái Nguyên), Hải HN, Tâm TpHCM...), đội K92 và Hội Ủng hộ gia đình LS cùng Viện Công nghệ sinh học mà Võ Nguyên Trọng được về với gia đình. Không chỉ thế. Sáng nay trên màn hình lại hiện số máy lạ, nhấn answer thì nghe: "Dạ, bác có phải là... Em đọc báo, có số điện thoại bác nên... Em là cháu của Bs Khiêm, người rút máu trong tay mình cứu anh Trọng...".
- Biết rồi. Anh tên gì?
- Dạ, Tuấn - cháu chú Khiêm. Chú Khiêm còn cô em gái sinh 1972. Cô thành đạt, đi học nước ngoài, nay ở Nhật cùng chồng con. Là phận gái nên cô ít có điều kiện. Còn em là phận cháu, nhưng có trách nhiệm... Đọc báo biết tin LS Trọng đã tìm được. Trong bài viết có nói tới chú Khiêm nhà em. Gia đình mừng lắm, có số điện thoại anh nên mạo muội...
- Không có gì, bọn mình là lính mà. Đau đáu chuyện tìm Trọng đã cả chục năm nay. Vậy gia đình cần gì?
- Dạ, cần tìm hài cốt của Bs Khiêm ạ... À, mà nghe giọng bác chắc chỉ mới 50?
- Sáu xọi rồi. Thôi, khỏi lăn tăn. Tắt máy đi! Người quan trọng tìm ra không chỉ mộ anh Trọng mà cả trăm ngôi mộ là anh Quyết lính E46, nay sống ở Thái Nguyên, người chăm chăm đi tìm mộ anh trai cùng E46 nhưng không được, cuối cùng lại tìm ra nhiều đồng đội. Mình sẽ nhắn tin số điện thoại anh Hải HN, anh Tâm TpHCM để liên lạc với anh Quyết.

Nhớ (1975)Nhớ (1975) - Tranh F.Lực

Nhắn xong cho Tuấn, nhận được hồi âm: "Chúc bác luôn vui vẻ, luôn là nhịp cầu nối những bờ vui!". Tuy vậy không dám nói với Tuấn: Bs Khiêm cùng toàn bộ y tá, ý sĩ Trạm Phẫu E46 chỉ sau vài ngày D trưởng Hiếu chiêu hồi đã bị địch tàn sát dã man. Chúng phơi xác anh em trên con lộ chạy về Nhà máy xi măng Kiên Lương. Bà con thương quá, đêm đêm quay về bí mật đưa từng anh giải phóng đem đi chôn. Có biết ai vào với ai. Hơn nữa đã 40 năm qua rồi. Theo anh Tâm, người đã chà đi sát lại vùng Kiên Lương để tìm đồng đội thì việc tìm được mộ anh Khiêm cực khó.
Biết thế, nhưng đó là khát vọng của gia đình và biết đâu đấy "điều không thể hóa thành có thể!". Không quên dặn Tuấn: Tìm đọc Nhân chứng & Sự kiện số 218, tháng 2/2012.

Ngày hôm nay đúng là có niềm vui lớn, nhưng nỗi buồn cũng không nhỏ!

✯ 


Đăng lại bài viết của Trần Kiến Quốc (đã đăng tại , Báo liếp K5: Thứ năm, ngày 05 tháng tư năm 2012).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>