Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Giao ban T8

Start:     Aug 2, '09 08:00a
Location:     Café "Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM


Mời các bạn Trỗi và những người có liên quan tới dự buổi cafe giao ban tổ chức vào sáng chủ nhật đầu tiên của các tháng:
Thời gian: từ (sau) 08g sáng chủ nhật ngày 02/08/2009.
Địa điểm: Café "Đôi khi" số 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - HCMC.

Kể từ nay giao ban cafe sẽ không còn người "chịu trách nhiệm tổ chức" để "kí" vào "giấy mời",
và tôi, Trung Liêm, kể từ nay, chỉ là một thành viên ("cafe viên") như mọi người.
Kính.


Xem:

Xem thêm:


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Tin buồn

Start:     Jul 29, '09
End:     Jul 31, '09
Location:     Đài HTHV Văn Điển, HN


1. Bà Hạnh (vợ Trung tướng Cao Pha, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng Cục 2), mẹ của bạn Bằng "ruồi" k6, Long k7 - từ trần sáng nay vì tuổi già, sức yếu.
Xin chia buồn cùng Bằng, Long - và gia đình!

Kế họach tang lễ:

- Chiều 31/7/2009 từ 13-15g.

- K6 tập trung lúc 14g.

- Sau đó hóa thân tại Đài HTHV Văn Điển.

2. Bà cụ thân sinh bạn Phạm Hữu Phùng k5 từ trần sáng nay tại Hà Nội, hưởng thọ 105 tuổi.
Xin chia buồn cùng Phùng và gia đình!. (Kế họach tang lễ sẽ thông báo sau)
 



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với bạn Nguyễn Thế Bằng, Nguyễn Thế Long và gia đình, anh Phạm Hữu Phùng k5 và gia đình.



tavinh said:

02/08/2009, at 10:00 

Đám tang cô Hạnh được tổ chức trang nghiêm với nghi lễ cao cấp của Quân đội.
Có rất nhiều cơ quan đoàn thể và rất nhiều người với rất nhiều vòng hoa đến viếng . Khi truy điệu nhiều người mới biết về Đại úy Như Hạnh: Không chỉ là vợ của một vị tướng nổi tiếng Cao Pha mà cô còn làm điệp báo, sĩ quan mật mã kì cựu ,suốt cả cuộc đời tham gia chuyển tải thông tin mật, là người chị người mẹ thân thương của lực lượng tình báo Q Đ N D V N.


Xem:
  • TIN BUỒN - Kiến Quốc, 29/7/2009 tại Blog "Bạn Trỗi K5"
  • TIN BUỒN - Kiến Quốc, 29/7/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
  • TIN BUỒN - Kiến Quốc, 29/7/2009 tại Blog "Út Trỗi"



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Tháp Chàm ở Phan Thiết - DĐ


Tháp Chàm ở Phan Thiết

DĐ 



Tháp Chàm ở Phan ThiếtĐế chế Chăm cổ kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận còn tồn tại rất nhiều di tích. Đặc biệt là các đền đài với kiến trúc đẹp và vật liệu xây dựng rất đặc trưng. Ở Mũi Né, Bình Thuận có tháp Chăm Posahinu. Đây là cụm tháp cuối cùng ở phía nam. Cụm ba tháp này được các chuyên gia khảo cổ Ytalia, Đức trùng tu lại một vài năm trước và đã được xếp hạng "di tích quốc gia". (Các bác tham khảo trên wikipedia)

người Chăm gọi là bộ Yoni - Linga biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam và nữ.Phía trong tháp nơi làm các thủ tục tín ngưỡng của người Chăm rất đơn giản. Dưới sàn có một bệ thờ cao khoảng 40 cm hình vuông, mỗi cạnh dài cỡ 80cm. Chính giữa bệ thờ là một khối trụ nhô cao, phía trên được "vuốt" tròn. Tất cả đều liền khối bằng đá sa thạch đen bóng, thoạt nhìn ngỡ là đồng đen. Dưới chân trụ tròn có rãnh sâu tiếp nối với một cái khe trên bệ hình vuông chạy dài ra phía ngoài. Tất cả cụm này người Chăm gọi là bộ Yoni - Linga biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam và nữ.

...làm cái lễ nhỏ, thắp nhang rồi sờ lên Yoni sinh con trai, Linga sinh con gái. Nhờ có sự " hoạt động" vất vả của hai bộ phận này mà cuộc sống mới sinh tồn và mới có anh chị em chúng ta. Ngày lễ Take, người Chăm dùng nước tưới lên trụ đá, nước chảy xuống qua khe và theo rãnh chảy ra ngoài. Người chủ lễ hứng lấy nước này để làm các thủ tục tín ngưỡng. Ai muộn đường con cái hoặc vợ chồng son mới cưới muốn sinh con trai, hoặc gái thì làm cái lễ nhỏ, thắp nhang rồi sờ lên Yoni sinh con trai, Linga sinh con gái. Nếu may mắn vào đúng lễ hội Take mà được uống nước này nữa thì tuyệt! Ước gì được nấy, ước quý tử có quý tử, ước công chúa được công chúa. Giống như sỹ tử Hà Thành trước mùa thi vào Văn Miếu sờ đấu rùa vậy.

người Hà NộiTình cờ trong ngôi tháp cổ cùng với hai bố con tôi còn có cặp vợ chồng trẻ người Hà Nội. Họ lặn lội vào đây du lịch, họ bảo du lịch chỉ là một nhẽ, còn cái "nhẽ khác" mà mãi sau tôi mới biết. Lúc đi ra khỏi cửa tháp vô tình quay lại, cạnh bệ thờ chỉ còn cô gái, cô đang ra sức xoa cái đầu Yoni. Bất chợt thấy tôi, cô ngượng nghịu đứng lên, đầu hơi cúi cố giấu đi cặp môi son đang lẩm bẩm điều gì. Chắc chỉ mình cô biết.

Từ trên đỉnh đồi cao nơi tọa lạc ba ngọn tháp nhìn ra phía đông là biển Phan Thiết, chếch hướng nam cách tháp không xa thấp thoáng 'Lầu Ông Hoàng'Từ trên đỉnh đồi cao nơi tọa lạc ba ngọn tháp nhìn ra phía đông là biển Phan Thiết, chếch hướng nam cách tháp không xa thấp thoáng "Lầu Ông Hoàng", nơi đã bao nhiêu lần thi sỹ Hàn Mặc Tử rủ rê nữ sỹ Mộng Cầm lên tâm sự.

Sao ngày ấy các cụ cẩn thận thế nhỉ? Đến bây giờ sau hơn nửa thế kỷ mà nơi đây vẫn còn hoang vắng. Thế mới biết tụi trẻ bây giờ mà thậm chí ngay đến cả anh em ta nữa, bất cẩn lắm!

Có vài thông tin ngoài rìa cùng mấy tấm hình nhặt được qua Bantroi k5 gửi đến các bác. 


28 July, 2009 09:29::
Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 28/7/2009)

Xem thêm:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Dịp 27/7/2009 của K6 HCM - HaMeoK6

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình:

27/7/2009 với má Chu Tấn QuangHình 1: với má Chu Tấn Quang.
với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với côHình 2: với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô.


nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.Hình 3: nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.
Viếng mộ Mạnh Minh trong dịp đi ĐN 27/6/2009. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.Hình 4: trước đó, trong dịp đi ĐN, tôi đã ghé viếng mộ Mạnh Minh. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, 27 tháng bảy, 2009)
Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Bạn Trỗi kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 27, '09
Location:     Blog


với má Chu Tấn Quang
...Duy Đảo còn báo tin anh em k6 vừa đi thăm các gia đình LS, riêng nhà Chu Tấn Quang phải thứ 2 này mới tới. "Lính k6 dàn quân đến rồi, anh ạ!". Các bạn quá chu đáo...
(Kiến Quốc, 25/7/2009)

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình: LS Đặng Bá Linh (cô Hồng, má Đặng Bá Linh rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô), LS Chu Tấn Quang, và nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Trước đó, trong dịp đi ĐN, HaMeo đã ghé viếng mộ Mạnh Minh.
(HaMeoK6)

Đoàn đại biểu quốc tế viếng mộ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 26/7/2009.
Buổi sáng 26/7 Khánh Tường và tôi (AMk3), đại diện k3 HCM cùng JM - thay mặt BLL trường, Đ. Nhân khóa 5 cùng đoàn Cao TL đến viếng mộ anh Trỗi tại quận 2, gặp các bạn K8 đã đến trước. Sau đó anh Cao và BLL trường lên đường đi Vũng Tàu. K Tường và tôi ra Nghĩa trang LSTP thăm Lê Minh Tân.
(AMk3, 26/7/2009).
Trong khi mọi người tiếp tục sang thắp nhang bên phần mộ bố, mẹ của chị Quyên thì những nén nhang trên phần mộ Anh Trỗi bốc lửa cháy rừng rực. Theo tâm linh: Anh đã về tiếp nhận tình cảm của mọi người. Chắc Anh cũng vui và xúc động khi dịp 27/7 chúng ta là đoàn đầu tiên đến thăm Anh, còn có những người bạn TQ, có mẹ con cô học sinh Trường Trỗi - Trương Chí Hòa, từ Đức trở về.
(JM, 27/7/2009)
Chị Quyên: Cảm ơn các em! Chắc anh biết và mừng đấy!
(Phan Thị Quyên, 29/7/2009)

Chủ nhật 26/7, thay mặt các bạn K8 và anh Khắc Việt K7, Bùi Thắng cùng các bạn Trí Dũng, Đặng Quốc Dũng, Liêm, Ngọc Đại, Nam Hùng đã đến nhà Bùi Thọ Tuyến thắp hương cho bạn và thăm mẹ. Mẹ Tuyến hiện sống với gia đình con gái út, em gái của Tuyến, tại nhà 15, ngõ 132, phố Mai Dịch, Hà Nội.
(Bùi Thắng, 27/7/2009)

Sáng nay nghĩa trang Mai dịch trang trọng hơn hẳn các năm trước. 27/7/2009.
Các bạn Trỗi viếng nghĩa trang Mai Dịch: Anh Vinh K5, Hằng K7 và Thái K8 gặp nhau và nảy ra ý nghĩ năm tới hẹn 8 giờ sáng, các K có mặt để cùng thắp hương tại tượng đài...
(Nguyễn Thị Thái, 27/7/2009)
TranKienQuoc nói...Ý tưởng của anh Tạ Vinh quá hay! Năm sau sát ngày 27/7 nhớ alô nhau trên mạng và nhắn tin!

Bs HOC đại diện Bạn Trỗi MT thăm viếng bạn... Thắp hương mộ Bình K8 và Nam K7 vào chiều muộn ngày 27




Velairungxua.mp3 - Hai Tran



Kỷ niệm


Tưởng niệm


Kính viếng Online


3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Thử “dựng” lại “kịch bản” một ngày - hameok6









Thử “dựng” lại “kịch bản” một ngày

 haeok6

Khi nhớ về kỷ niệm thì bao giờ cũng thấy đẹp. Nhưng thật ra không hoàn toàn như vậy. Các bạn cứ thử tưởng tượng nếu có một ngày của trường Trỗi mà toàn gặp chuyện xui xẻo thì sao nhỉ? Tôi thử “dựng” lại sau đây “kịch bản” một ngày như vậy với toàn chuyện có thật để các bạn ngẫm nghĩ xem sao.

Bối cảnh là ở Y-Trung, QL.

Sáng sớm, nghe tiếng kẻng báo thức vang lên, tôi vội chồm dậy, thò chân xuống đất khua khua, thì … không thấy đôi dép mình đâu! Vội cúi xuống dùng cả tay và mắt sục sạo khắp gầm giường … thôi, có thằng bạn đểu nào “cầm nhầm” rồi. Đành phải đi đất vậy. May là mùa hè, chứ mùa đông thì thật không biết thế nào?

Loay hoay tìm dép, rồi tức giận, thế là ra tập thể dục trễ. Thầy B trưởng đứng đầu hàng trừng trừng nhìn, chỉ chỉ… Chiều nay có màn viết bản kiểm điểm rồi. Oan hơn Thị Kính! Chẳng còn tâm trí nào tập mấy bài thể dục lãng nhách. Sai lên, sai xuống. Thằng bạn kế bên cười sặng sặc. Mẹ mày …! Chưa nói dứt câu đã bị thầy nhắc nhở: Dậy muộn, tập sai lại còn gây mất đoàn kết. Cậu này luôn luôn có tác phong chậm chạp! – Một lỗi nữa bị ghi nhận.

Tập xong vội đi đánh răng rửa mặt ngay để chuộc lại lỗi lầm thì… tìm mãi cái khăm mặt mới tinh vừa mua hôm qua ở HTX đã không cánh mà bay (Tới chiều mới nhìn thấy tang chứng nằm một đống ở sau chuồng xí đã bị đứa nào sử dụng cho êm!). Thôi thì rửa mặt mèo vậy. Còn một tí kem đánh răng tiết kiệm mãi mới được, vừa lôi ra đã bị một đám gần chục đứa xúm vào “xin một tí”, có thằng chưa kịp lấy bàn chải cũng xịt một đống ra ngón tay để lát nữa dùng. Thế là hết, ngày mai chắc phải đánh răng bằng xà bông rồi! Xong rồi chạy vào lấy suất bánh bao do Trực nhật mang về, thì … ôi thôi, vô trễ quá, mất mấy cái đúng phần mình! Chẳng hiểu sao nữa, đứa này chỉ đứa nọ, lung tung hết. Thôi đành chịu! Sau mới nghe một đứa nói: mấy thằng đi lãnh bánh bao bị bọn lớp trên “chấn” mất 2 cái nên thiếu!

Bụng đói meo, tôi ngồi thừ trên lớp với cái mặt ỉu xìu như bánh bao nhúng nước. Bỗng thằng bên cạnh huých một cái: Thầy hỏi mày kìa! - Ớ, ớ … - Em làm gì trong giờ vậy? – Dạ, thưa thầy …. Em đang nghe giảng – Hừ, … em thử nhắc lại câu tôi vừa nói. – Dạ, thưa … thầy nói “Em làm gì trong giờ vậy?” – Ha, ha … Cả lớp cười rộ, còn tôi thì lúng búng – Chiều nay em lên gặp BCH Đại đội làm việc! Tôi rầu rĩ, lại một bản kiểm điểm nữa rồi! Kiểu này chắc phải “chế” ra cái máy viết kiểm điểm thì mới xong (!)

Qua tới tiết sau lại là môn Nga văn. Ôi cái thứ tiếng mà một chữ mama cắn đôi tôi cũng chẳng viết nổi (tất nhiên là cắn dọc, chứ cắn ngang thì nó là chữ “ma” rồi!). Kiểm tra 15 phút! – Vừa mới vào giờ đã nghe tin choáng váng – Viết lại bài học thuộc lòng thầy đã cho hôm trước. Tưởng gì, vừa nghe xong tôi đã thấy sướng. Vốn đó là bài “Hôm nay chúng tôi ở nhà” đã được chúng tôi “phổ nhạc” theo điệu “Anh vẫn hành quân” – Quá dễ! Tôi vừa lẩm bẩm bài hát vừa viết : Xê vốt nhì a, mư (là) mư đố mà … Chết mẹ, chữ “là” viết sao đây? Tôi thì thầm hỏi thằng bên cạnh. Nó cúi gầm mặt xuống: Hả, cái gì?Chữ “là” viết làm sao? – Cái gì? - Tức mình, tôi giật bài của nó xem, nó giật lại … Xoẹt! Tờ giấy rách làm 2. Thầy giáo bước lại … Một dấu X bằng mực đỏ to đùng được gạch lên bài của tôi. Thôi rồi! Chẳng còn gì để nói nữa.

Đầu óc tôi bấn loạn, chẳng còn tâm trí tập trung vào cái gì nữa. Tới mức khi đi ăn cơm, tay cầm bát, tay cầm thìa mà cũng lẫn lộn, đi đều sai bét nhịp, chân đá lung tung vào thằng đi trước, sửa mãi tới mức nhẩy lò cò tới nhà ăn mà vẫn không xong. Kết quả là tôi bị trực ban bắt đứng đợi vào ăn cuối cùng. May mà cơm hấp theo khay có chia phần chia suất đàng hoàng, chớ nếu thời ở Đại Từ thì ăn ngô là cái chắc.

Trưa về nằm thừ nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng … Ái chà, có con muỗi to đùng cắn vào tay đau nhói, tôi giơ tay đập cái “bép”. Bực mình và cũng là lúc phát hiện một chiếc dép đặt trên bụng mình. Mẹ, không còn gì tức hơn. Cầm chiếc dép, thẳng tay ném ra cửa … Ái! Chiếc dép được buộc bằng một sợi dây vào ngón chân cái làm tôi thiếu điều muốn bay theo … Xung quanh lục bục tiếng cười của đám bạn đang vùi đầu vào chăn, nghe mà tức điên. Chết mẹ, “dính” “muỗi Sài gòn” rồi! Nhìn lại chiếc dép để xác định thủ phạm … thì trời ơi, đó chính là chiếc dép của tôi mà hồi sáng tìm mãi không thấy. Thôi thì trong cái rủi còn có cái may!

Trăn trở nằm, vừa tức, vừa đau, vừa không dám ngủ tiếp vì sợ “muỗi Sài gòn” … Thôi thì ra tắm một cái cho khỏe.



Tôi len lén trở dậy thật nhẹ nhàng ra bể nước đầu nhà để không phải mắc thêm tội không ngủ trưa. Vừa cởi quần áo ra thì bỗng nghe “Con gái!”. Chẳng hiểu đám C11 làm gì mà giờ này mới từ nhà ăn đi về. Hoảng hồn, cả mấy thằng tắm trưa vội chen nhau ra núp sau bể. Luýnh quýnh thế nào, trượt chân té cái “bịch”. Thôi rồi còn mỗi bộ quần áo duy nhất ôm trên tay lại rớt xuống rãnh nước ướt sạch. Thế là đành phải giặt rồi lủi thủi leo lên giường đắp chăn, mắt không rời bộ đồ phơi ngoài dây canh chừng cho kỹ kẻo có thằng nào “mượn” nốt thì lấy gì mà bận! Điệu này chắc rồi cũng phải đi “mượn” đồ tụi nó mà “sống” tới đợt phát quân phục(?)   dđk6 nói...
 
Hồi Y-Trung tôi học lớp 6. Có tay Tạo "vẩu" học với tôi nhưng hắn bị đúp xuống lớp 5. nhờ có hắn nội dán nên thỉnh thoảng bọn tôi nửa đêm mò vào lớp hắn. Các em k7 ngủ như chết thế là bọn tôi tha hồ lục lọi. Có thằng tha về hơn chục cái cổ lông, chả biết để làm gì, rồi giày dép quấn áo ... đủ cả.
Nhưng của thiên lại trả địa. bọn tôi lại bị bọn khác "thăn" lại, hòa cả làng.
22:35:00 GMT+07:00 Chủ nhật, ngày 26 tháng bảy năm 2009
  

Đến giờ Tự tu buổi chiều đành phải khai ốm trong ánh mắt đầy sự nghi ngờ của B trưởng. Cũng đành phải chịu thôi, chớ lấy đâu ra quần áo bận lên lớp bây giờ. Mong ngóng mãi, rồi quần áo cũng khô, tôi vội mặc ngay vào và “tút” ra sau núi “thư giãn” cho hết “giờ ốm” và cũng để lấy lại tinh thần sau một ngày xui xẻo.

Nhưng nào đã hết. Do vội vã chạy, tôi đầm sầm vào ngay thầy C trưởng (chẳng hiều thầy đi đâu mà lại từ sau núi ra?) – Đi đâu trong giờ? – Dạ , thưa thầy em … đau bụng – Đau bụng sao đi đường này? – Dạ … – Lại đi ăn trộm cam Công xã hả? Đưa tay tôi xem nào! Sao lại toàn mùi dầu hỏa thế này? Bôi dầu để tránh mùi cam hả! mấy cậu là ma mãnh lắm. Làm sao qua mặt tôi được. – Dạ, thưa thầy …  Về phòng BCH Đại đội ngay! – Thôi rồi, lần này thì oan Thị Kính cũng chẳng là cái đinh gì. Số là trong khi nằm chờ quần áo khô, chẳng có việc gì làm, lại sợ ngủ quên mất thì “chết”, tôi lôi cái đèn bão của trung đội vẫn thường để sử dụng sau khi đã cắt điện ra sửa lại bấc cho dễ điều chỉnh. Thế là tay đầy mùi dầu … Nhưng nào có ai tin?

Vào phòng Đại đội, thôi thì đủ thứ “tội”, từ tác phong kỷ luật chậm chạp cho tới không nghe giảng trong lớp, từ giả ốm trốn học tới ăn cắp cam làm Công xã mất mùa (mỗi ngày mình chỉ ăn 1 quả mà không hiểu sao nó mất mùa nhỉ?) … không thiếu lỗi nào, B trưởng đã báo cáo lên hết cả. Không chỉ dừng ở một bản kiểm điểm với mức độ thành khẩn nhất, tôi còn “được” Đại đội cho ngồi viết 100 lần “9 lời thề Danh dự” và phải nạp ngay sau khi kết thúc giờ Thể thao buổi chiều. Thế là hì hục ngồi viết trong khi tụi khác chơi quay chơi khăng ngoài sân hoặc rủ nhau “đi dạo” vườn trái cây Công xã ….

Sau khi “nạp bài” và đọc thuộc lòng “9 lời thề” cho thầy C trưởng kiểm tra, tôi được “tha”. Vừa bước ra khỏi phòng Đại đội, một thằng “còi dí” chỉ mặt tôi cười hì hì: Cho mày chết! Máu bốc lên, tôi “đớp” ngay vào mặt nó một phát. Nó khóc rống lên: Tối nay mày biết tay tao! – Chết mẹ, thằng này có mấy ông anh bồ T lớp trên. Nhưng tôi vẫn làm “cứng”: Sợ đek gì mày!

Nhưng mà sợ thiệt. Tối đó, thằng “Còi dí” kêu tôi ra vườn cây bên nhà. Ở đó đã đợi sẵn một đám, mũ bông trùm kín, mặt đeo khẩu trang. Tất cả tối hù. Tụi nó từ từ tiến lại quây lấy tôi … Nhanh hơn bất cứ vận động viên điền kinh đẳng cấp thế giới nào, tôi vọt quay lưng chạy ào ra đường nơi có ánh sáng tràn trề mà vẫn không quên văng lại: Sợ đek gì mày! Tôi nghe tiếng gạch đá và hình như có cả dao búa bay ào ào sau lưng. Thầy B trưởng thấy chuyện chạy lại hỏi: Chuyện gì? Có chuyện gì? – Tất cả im re. Thầy sục vào vườn. Chẳng có ai. Hỏi tôi. - Thưa thầy em không biết. Chẳng có gì cả. – Cậu lại tham gia mấy cái bồ Tây, bồ Ta hả? – Thôi rồi, tên mình thế là vào “sổ đen” rồi!

Đến giờ điểm danh tối, chân tôi vẫn còn run. Chẳng biết mấy thằng bịt mặt còn đâu đó quanh đây không? Đầu óc lung bung, bỗng nghe đọc tên mình, tôi giật nẩy người: Dạ … ủa … Cu ...u …ó. Có! – Lên trước Đại đội! Thế là tôi bị đứng trước hàng quân nhận kỷ luật cảnh cáo trước toàn Đại đội, không ghi Lý lịch Quân nhân – Vẫn còn may! (mà thực tình chẳng hiểu mình có Lý lịch Quân nhân không nhỉ?)

Rồi nửa đêm đang đượm giấc nồng, bỗng có ai lay lay: Dậy! Dậy! – Cái gì vậy? Mở mắt ra tôi thấy 2 chú Vệ binh đang lay tôi dậy kêu vô phòng Đại đội. Lại phòng Đại đội. Mắt nhắm, mắt mở, tôi chậm chạp bò xuống giường. Nhanh lên! Một bàn tay nắm chân tôi kéo mạnh. Ự! Tôi giựt té, cằm đập vào thành giường, đưa tay sờ thấy nhơm nhớp. Chỗ đau sau thành thẹo đến giờ vẫn còn.

Trong phòng Đại đội, một đám mặt mũi ngái ngủ ngồi túm vào nhau. Nhìn kỹ thì toàn là “Đại bàng” của các Trung đội. Chẳng hiểu sao mình bị liệt vào đây? Sau một hồi từng đứa bị tra hỏi: Chơi với ai? Đi những đâu? Làm gì? …. Tôi may mắn được tha về ngủ tiếp. Đám kia bị đưa đi, nghe nói chúng nó bị nhốt vào một phòng chật hẹp ở Hiệu bộ, không có chăn màn gì hết. Sáng ra chen nhau rửa mặt bằng tay chỗ cái vòi nước gần C11. Chẳng còn gì cho chúng nó “sợ con gái” nữa!

Thật là một ngày bất hạnh!

Cũng may cho tôi cũng như các bạn, chẳng có ai phải gặp tất cả các chuyện này và chẳng khi nào lại rớt cả vào một ngày. Nếu đúng như “kịch bản” thì thâm niên trường Trỗi chắc chỉ có 1 ngày quân!


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 09 tháng hai năm 2012.


 



1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Sâu nặng nghĩa tình học trò cũ! - Phạm Đình Trọng

Sâu Nặng Nghĩa Tình Của Học Trò Cũ


Thày Trọng và cuốn sách mới biên tập. (2/2009)
Một ngày đầu tháng 6 – 2009 tôi đang loay hoay trên giường, bực bội với cú té xe lãng nhách trên đường Điện Biên Phủ TP HCM thì có tiếng chuông điện thoại reo. Một giọng nói lễ phép, thân tình và vui vui vang bên tai :
- Thầy Trọng ạ. Em Bình đây. Em mới thấy thày trên tivi.
- Ờ, HTV9 mới làm phim tài liệu về các nhà báo chống tiêu cực.
- Trên mạng em cũng thấy bài của thày.
- Bài kiến nghị về vụ bô-xít phải không? Không phải thầy đâu. Ông Trọng nhà văn đấy. Ông ta còn có tên là “Trọng Kính”. Thày gặp cấp trên không khó lắm nên không cần đến mạng để kiến nghị.
- Thế ạ. Em cũng nghi nghi, không phải thày. Hóa ra trùng cả họ tên và tên đệm. Thày có khỏe không?
Tôi buột miệng:
- Thày vừa bị té xe.
Bình sửng sốt kêu lên: “Trời ạ!” rồi hỏi thăm về tình trạng tai nạn. Tôi trả lời, nhẹ thôi, và không quên dặn em đừng thông báo cho ai biết.
Vài hôm sau, tôi đang ăn trưa thì thằng cháu ngoại 6 tuổi gọi: “Ông ơi, có khách!” Thì ra Vũ Anh và Phan Thăng Long đến thăm. Các em hỏi tôi về tình huống va quệt, xem chân cẳng “thương binh” thấy chỉ là vết nứt đầu xương bàn chân mới yên tâm hỏi đến thuốc thang chữa trị. Thăng Long tỏ ra có “kinh nghiệm” gãy xương, bày cho tôi phải ăn gì uống gì. Thày trò quên cả thời gian, từ chuyện tông xe đến kỉ niệm Đại từ - Quế Lâm – Trung Hà – Hưng Hóa sang chuyện gia đình. Năm 1984, nhân kỉ niệm 30 năm chiến thắng ĐBF, tôi lúc đó là Phó ban Đại diện báo QĐND ở phía Nam, đã tổ chức cho một số nhà báo trung ương và địa phương tại TP HCM gặp Thượng tướng Vũ Lăng, giám đốc Học Viện QS Đà Lạt và Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (anh Năm Ngà), Tư lệnh QK7. Một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 98 sư 316, một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 812 diệt GM 100 Âu phi ở chiến trường phối hợp Tây Nguyên. Buổi làm việc rất sống động và hấp dẫn nên các báo có được loạt bài đầy ấn tượng. Tôi, với vai trò nhà tổ chức, được mời nâng ly mệt nghỉ!
Gần 1 giờ chiều, khi hai em đứng dậy chào để về, tôi thấy Vũ Anh móc ví, vội chối:
- Các em đến thăm thày lại có quà thế là được rồi. Thày không lấy tiền đâu.
- Em đâu có cho thầy tiền. Mà tụi em có biếu thày tiền thì thầy cũng nhận đi, đó là tấm lòng của chúng em mà.
Đoán là mật gấu, tôi nói:
- Mật gấu thày có rồi.
- Cũng không phải Mật gấu – Vũ Anh móc trong ví ra miếng cao bằng đầu ngón tay cái – Em có miếng cao hổ pha da tê-giác, rất có tác dụng về xương cốt. Em cắt biếu thầy một nửa. Thày nói với cô hấp cơm, mỗi lần bằng hạt lạc.
Cầm miếng cao của em học sinh cũ, tôi rất cảm động.
Sau Vũ Anh và Phan Thăng Long đến là nhiều em khác. Bác sĩ Viện 175 bắt vào viện điều trị. Đại tá Nguyễn Nam Điện, khóa 6, giám đốc nhà in QĐND 2 kéo cả guồng máy đến, rồi Văn Hoài Nam, Bình Tổng v.v…Điện thoại thì rất nhiều, đầu tiên là Trần Kiến Quốc, từ HN, đọc trên Blog “ut troi” mà biết. Ngoài việc hỏi thăm, Quốc còn thông báo ý định làm “Sinh ra trong khói lửa” tập 3. Có em vừa nghe tôi nói, cái cậu lạng lách vượt ẩu, đánh vào tay lái làm tôi té xe, không những không dừng xe còn quay lại cười đểu, đã chửi toáng lên trong máy:”Cái thằng mất dạy”. Em cằn nhằn: ”Thày già rồi, đừng chạy hon-đa nữa. Bọn thanh niên bây giờ bạt mạng lắm. Lỡ ra vỡ đầu thì khổ cả nhà!”.
“Chắc từ nay bỏ chạy xe 2 bánh thật!” – Tôi tự nhủ và trong lòng âm vang mãi tình cảm của các em Trường Trỗi, 40 năm rồi mà vẫn không hề nhạt phai.

Sài gòn 17 – 07 – 2009

Phạm Đình Trọng

Đăng lại bài viết của thầy Phạm Đình Trọng (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi" và "Út Trỗi”: Thứ bảy, tháng bảy 25, 2009)

Xem thêm:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

K6LS (Kiên ngổ) phải nằm viện

Start:     Jul 20, '09
End:     Jul 28, '09
Location:     Phòng cấp cứu 1, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, Số 1 Yên Bái 2, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Tel:04.9761129, Fax:04.8212897, Email: bvbdhn@hn.vnn.vn (chợ Trời Hà Nội)

Vừa qua tôi bị ốm phải đi viện, trong thời gian nằm viện tôi đã nhận được nhiều sự động viên , thăm hỏi (anh Thành, VinhNQ, Nam béo và chú em K9 của uttroi tới thăm, bạn Hòa - học sinh trường Bé ở TP Hội An thay mặt cho bên bantbe Blog, các sms, các comment thăm hỏi động viên của các bạn, và nhiều anh chị em K9 khác...). Tôi rất cảm động với tình cảm các bạn đã dành cho tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thứ ba, ngày 28 tháng bảy năm 2009




Do tình hình thời tiết thời gian qua diễn ra "phức tạp", nên blogger K6LS (Kiên ngổ) lại tái phát chứng giãn phế quản.
Từ Lạng Sơn về hôm thứ hai (20/7/2009), hiện K6LS đang điều trị tại phòng cấp cứu 1, bệnh viện bưu điện Hà Nội (ngõ Yên bái, chợ Trời Hà nội).

Bác nào có thời gian rảnh rỗi, có thể đến thăm và động viên bạn.





Trước đó:
Quế Lâm nói...
Anh K6LS bệnh nặng lắm các anh chị ạ , anh ấy đang nằm bệnh viện ở HÀ NỘI đấy .

TranKienQuoc nói...
Anh mới gặp trên Lạng Sơn mà?

VinhNQ nói...
@Quế lâm:
Cảm ơn N.H.Quế đã thông báo.
Hiện K6LS đang nằm tại bệnh viện bưu điện Hà nội.

Nặc danh nói...
À, vợ Kiên "ngổ" chả là giám đốc Bưu điện Lạng Sơn.

Xem:

1. Lời cảm ơn - K6 LS, 28/7/2009 – Blog “Út Trỗi”.
2. Thông báo - Út Trỗi, 22/7/2009 – Blog “Út Trỗi”.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

CBOX

http://nvtk6.cbox.ws/
CHAT, Góp ý tại Cbox


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Ban Troi (Multiply)

http://bantroik6.multiply.com/
Trang này để gom các tin, bài từ các Blog Bạn Trỗi theo chuyên mục

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng - Kiến Quốc



Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng


Em Chu Tấn Quốc tháng trước cùng anh em ở xã biên giới (khu vực Bù Bông cũ, nay thuộc Đắc Nông) lặn lội trong rừng sâu tìm hài cốt anh trai - LS Chu Tấn Quang. Thậm chí cùng anh em ở đồn biên phòng sang đất bạn tìm mà bất lực. Mấy chục năm trôi qua, cảnh vật thay đổi nhiều, dù có bản đồ vẽ tay hướng dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nhưng cũng bó tay. Hẹn mùa khô tới.

Sáng nay hẹn Võ Nguyên Tuệ, em trai LS Võ Nguyên Trọng, qua lấy tờ khai để nhờ nhà ngoại cảm xúc tiến gọi vong, hy vọng tìm được hài cốt anh. May vẫn còn cuốn Tập 2 ở nhà nên tặng Tuệ và gia đình. Tuệ và Lê Việt Tấn đã lần về Kiên Giang nơi đóng quân của trung đoàn Võ Nguyên Trọng (thuộc sư 1). Tìm được cả khu đất đã chôn cất anh trai. Chuyện thế này...

Còn 1 đồng đội của Trọng sống sót và ở lại đất Kiên Giang sinh sống. Anh tên là Cư, sinh năm 1946, y tá trung đoàn bộ. Anh kể lại: Theo kế hoạch, thời gian đó đơn vị đang chuẩn bị tấn công nhà máy Xi măng Hà Tiên. Đã bao vây hết rồi. Nhưng vì gian khổ mà 1 tay tiểu đoàn trưởng chiêu hồi. Hắn khai hết cho địch. Trước đó mấy hôm, địch pháo kích vào nơi đóng quân của trung đoàn bộ. Chẳng may Trọng trúng đạn và được đưa về trạm xá trung đoàn. Tại đây được cấp cứu. Có 1 bác sĩ người HN đã tiếp máu cho anh. Vậy mà không qua khỏi. "Trọng mất ngày 26/3/1972 (chứ không phải 5/6) vì ngày đó là ngày thành lập Đoàn. Tôi nhớ chính xác mà!" - anh Cư khẳng định. Anh em chôn cất Trọng gần đấy. Sau đó 3 hôm thì địch tập kích. Cả bệnh xá không kịp di dời. Bộ đội hy sinh nhiều. Anh bác sĩ người HN cũng hy sinh. Nơi đóng quân gần như bị san bình địa. Anh Cư sống sót, từng nằm 2 tháng liền cạnh mộ Trọng. Là vùng tranh chấp ác liệt, nên không có dân sinh sống. Vì vậy dân cũng không biết có các LS được chôn cất ở đây...

Anh Cư đã dẫn Tuệ tới nơi chôn cất Trọng, nay là 1 bãi đất bằng. Mộ nằm chính xác ở đâu thật khó xác định. Anh Cư nhiệt tình như vậy mà chỉ sau ít bữa cùng Tuệ đi tìm mộ về liền bị xuất huyết não. May mà nhẹ. Tuệ gọi điện vào vẫn nói chuyện được với anh. Nay gia đình trông mong vào việc nhờ các nhà ngoại cảm gọi vong của LS.

Tôi bàn qua với Thắng "ngớ" - người có quan hệ thân thiết với cô Hằng. Hy vọng sẽ giúp được cho 2 gia đình. Cũng chỉ là cầu nối thôi, sau đó phải là tiếp xúc của thân nhân thì vong mới về. Cầu Trời, Phật phù hộ!


18 July, 2009 11:03::

Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 18/7/2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Nhờ bạn Trỗi kiểm tra giúp - DĐ


Nhờ bạn Trỗi kiểm tra giúp

Cách đây khoảng 2-3 tuần, một lần phụ tá cho ĐHòa thám hiểm bán đảo Thanh Đa, vì TĐ là địa bàn hoạt động của tôi máy chục năm nay. Thú thực tôi chỉ là thằng thích cái đẹp nhất là ... 

   Nhưng quan sát thằng bạn với máy ảnh và phụ kiện lằng nhằng quanh người lom khom rình mò như mấy bác khóa 3 trong bài viết trên bantroik5 vừa rồi. Lúc thì Phan Rang thoắt cái đã Cam Ranh, Mũi Né. Đang đêm buồn xách máy trốn vợ ra đầu cầu Sài Gòn đón xe tếch Đà Lạt chiều hôm sau lại phi về ... Tay này hắn đam mê cái đẹp, đam mê nhiếp ảnh một cách quyết liệt. Niềm đam mê cộng vốn sống kết hợp với kỹ thuật và sự học hỏi và quan trọng nhất là chắc chắn hắn chưa bao giờ bị "tì vết" với vợ nên mới được thả rông tự do như thế. Tôi tin rằng với những yếu tố ấy hắn sẽ thành công và thực tế hắn đã trình làng cho anh em chúng ta một bộ sưu tập ảnh rất ấn tượng. Sướng thật. Nhìn thằng bạn mà thèm. Từ cái đận bị khuyết điểm quá nặng với vợ tôi như cây non đang lớn bị sâu ăn bố mất ngọn, rồi chột không lớn được nữa. Không dám đi đâu quá khuya, 8g30 cùng lắm là 9 giờ đã phải nuốt nước bọt chào bạn bè cáo lui. Hôm trước vợ đi chùa đem vế tờ "10 lời răn nơi cửa phật"  treo ngay phòng khách. Tôi đọc một mạch không sót một chữ. Đọc đi rồi đọc lại. Quái nhỉ! Từng ấy chữ, 10 lời răn chứ có phải là ít đâu một đống chữ. Soi lại mình tôi thấy chả được điều nào, nên ngậm tăm ngồi ậm ừ khi vợ hỏi. Thỉnh thoảng hứng chí nịnh vợ quát con "Mở mắt ra mà đọc, ngày nào cũng phải đọc cho bố lấy một lươt mười lời răn này để mà tu thân con ạ, bố đây còn phải đọc ngày đến chục lượt mà còn ..." tôi ậm ọe không dám nói tiếp.

Sau cái bữa đó ĐHòa gửi cho tôi 2 tấm hình mà tôi nhờ chụp trong khuôn viên ngôi đền thần Bình Qưới nằm sát sông SG trong bán đảo TĐ. Tôi gửi đây để nhờ các bác kiểm tra giúp. Tôi đã vào mạng nhưng so sánh thấy không phải. Nhờ bác T.Minh chuyên gia thảo mộc bác cũng lắc đầu  "không có thông tin chính xác"

  Đã lâu không có tin của bác Phúc Chiến ngoài Vũng Tàu tôi hy vọng bác Chiến sẽ chia sẻ với tôi qua 2 tấm hình này khi đọc bài vì tôi còn nhớ đây là cây Dái ngựa trồng rất nhiều ở nghĩa trang liệt sỹ Hải Phòng ngay đầu cầu Hạ Lý nơi ngày xưa bác thường qua lại khi mỗi chiều tới Ngân hàng thành phố đón mẹ.

   Rất hiếm gặp cây này ở thành phố ta. Với tôi đây là cây đầu tiên tôi nhìn thấy ở mảnh đất phương nam. Có nhẽ do gần sông nên hạt cây theo con nước trôi dạt rồi vô tình tấp vào ngôi đình hẻo lánh nơi sông nước phương nam này chăng? 


15 July, 2009 08:30::

Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 15/7/2009)

   

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

Anh tôi - DĐ


Anh tôi




Anh cả tôi về hưu sống ở quê trông coi nhà thờ và chăm bẵm mấy ngàn mét vuông đất hương hỏa mà các cụ bao đời nay để lại, theo lời khuyên của ông già.

Tĩnh vật - Sơn dầu 60x55 - F. Lực

Một lần, khi còn tại ngũ, ông trung tướng chính ủy quân khu tới nhà chơi (ông là bạn với ông già tôi, cụ mất đã lâu). Ông sục khắp nhà kiểm tra tài sản thắng cháu tiện thể kiểm tra xem  đời sống sỹ quan cao cấp, những phụ tá thuộc quyền quản lý của ông vật lộn với cuộc sống ra sao.  Chả biết ông nhặt nhạnh thu gom ở chỗ nào trong căn nhà tuềnh toàng được mấy cái chén uống nước cáu bẩn vứt tứ tán mỗi nơi mỗi chiếc. Ngồi xuống ghế  đặt mấy cái chén lên bàn ông ngao ngán lắc đầu rồi lầm bâm một mình: "Khổ thật!" ông bỗng chạnh lòng nhớ tới cái thời tiêu thổ kháng chiến xa lắc năm nảo năm nào.

Đưa tay đón cái điếu cày anh tôi đưa cho, ông ngồi "è è ..." một lúc lâu,  hai ngón tay  vê vê viên thuốc lào chưa kịp cho vào lõ điếu cứ thế đưa lên cổ vuốt nơi yết hầu một chập cho tan cơn suyễn.

Trầm ngâm một lúc ông  vỗ vai anh tôi: "Về thôi cháu ạ! Quân hàm đại tá (ba sao) thế cũng là kịch rồi. Còn vài năm nữa làm cái anh kỹ thuật cũng chỉ đến thế thôi, chắc chả ăn thua đâu, gia cảnh mày thế này tao chán lắm. Để bác nói bên cán bộ nó lo"

Hồi đó quân đội "chưa nghĩ " ra việc cấp đất cho sỹ quan như sau này.  Ôm hai bao xi măng tiêu chuẩn  vứt lên chiếc 67 ghẻ, kỷ niệm ngày giải phóng Đà Nẵng phi như bay về làng. Mấy hôm sau một xe tải nhà binh "tiếp tế" thêm mấy chục cân sắt, vài ngàn gạch lính tráng tự  sản xuất. Thấy mấy chú lính nghĩa vụ nhảy từ trên thùng  xe xuống, anh tôi băn khoăn không tiện hỏi. Nhân lúc các chú đang vạch quần  "chĩa súng" vào hàng rào dâm bụt đầu hè giải quyết nỗi buồn anh tôi nhao lên thùng xe, thùng xe trống trơn. Mặt ông anh tôi thưỡn ra, tiêu chuẩn hỗ trợ cho sỹ quan cao cấp về hưu chỉ có thế.

Mấy ngày đầu anh tha thẩn khắp làng về nhà bên mâm cơm với bốn mụ đàn bà, tám con mắt nhìn anh chòng chọc như nhìn tấm vải hoa trưng bày trong cửa hàng mua bán  hợp tác xã. Anh rũ người ra,  phấn đấu "cật lực" mà chả ăn thua lại thêm nghe cái tin vợ đi xem bói "có đẻ mười bận nữa cũng chỉ một bề"  nghĩ chán! chả thiết gì nhà cửa thế là xi măng, sắt thép, gạch đem bán hết dồn tiền cho ba cô con gái ăn học

Nhìn mâm cơm, trước mặt anh một quả trứng gà ta được chiên không mỡ nằm hoành tráng  trên miếng là chuối đã héo xoăn lại vì hơi nóng, bên cạnh một cốc rượu trắng to. Nhìn cốc rượu và quả trứng  anh lại liên tưởng tới  bức tranh tĩnh vật mà  thằng bạn cùng học thiếu sinh quân QL vẽ tặng năm nào.

Bên "mâm cơm" anh trịnh trọng "Nhà ta giờ thường xuyên có năm người, bố nghỉ hưu về hẳn nhà". Lườm qua phía ba cô vịt giời ông anh tôi nói tiếp "tao với mẹ mày sẽ lo phần cơm nước còn nhiệm vụ của ba đứa là chú tâm vào mà học. Họ hàng nhà ta truyền thống từ xưa tới nay đường học hành không phát mấy, cùng lắm là hết đại học. Cánh đàn bà con gái học có phần kém hơn  nên ba đứa phải cố. Bố ra tiêu chuẩn mỗi đứa được thi đại học hai bận, nếu quá không vượt được thì ở nhà ngửi đít trâu rồi lấy chồng”.

Gần hai chục năm qua nhanh ba đứa cháu tôi đứa nào cũng đạt tiêu chuẩn mà bố đưa ra  tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định và thu nhập khá đúng với chuyên môn của mình. Anh tôi nói “thế mà chả có đứa nào ở lại làng ngửi đít trâu, giờ chúng nó tếch vào SG hết. buồn lắm chú ạ”. Trong giọng nói tôi thấy ông anh mình vẫn tưng tức một điều gì đó.

Anh chị tôi với mấy ngàn mét vuông vườn  quy hoạch vải nhãn sum xuê nhà cửa xây lại đàng hoàng tiện nghi chả khác gì tỉnh thành.

Mỗi lần về quê ngồi truyện trò với anh bên mâm rượu anh tôi lại ngậm ngùi nhớ tới người thủ trưởng cũ của mình không có cụ thì chắc đời anh đã rẽ đi một ngã nào đó chứ chả được như hôm nay.

13 July, 2009 10:37::

Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 13/7/2009)

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Kỉ vật của bạn - Tô Thắng

 
Kỉ vật của bạn

 Nhân ngày 27/7

Một bữa, hồi còn ở trường Y Trung, tranh thủ có nắng, tôi đem chiếc quần duy nhất còn lại ra gột giặt để kịp chiều còn sinh hoạt lớp. Cẩn thận, tôi đã chọn chỗ phơi ngoài sân sao cho có thể quan sát được từ giường của mình. Yên chí lớn, tôi... nằm, vừa trông quần, vừa đọc sách.

Thế rồi gió mát hiu hiu... đến khi giật mình tỉnh nhìn ra thì đã không thấy bóng quần đâu nữa. Lật đật chạy ra sân phơi, dòm trước ngó sau thấy trên dây phơi bên cạnh có một cái quần y như của tôi, phải cái hơi cũ hơn tí. Tôi tự nhủ một cách "ngây thơ" rằng "chắc thằng này lại rút nhầm quần mình vào rồi, cứ mang vào đã, sau sẽ đổi". Dật vội khỏi dây phơi, tôi cầm quần biến vào trong nhà. Đến khi ngồi trên giường giở ra nhìn kĩ, tôi mới thấy chữ "Bá Kim" thêu chỉ mầu nhảy múa trên cạp. Nhìn sang bên, tôi thấy Kim vẫn còn đang ngon giấc. Thế này thì không có cái sự nhầm rồi. Hết giờ ngủ trưa, tôi trả Kim cái quần và kể chuyện “rút hộ”. Dù còn ngái ngủ, tôi vẫn đọc được trong ánh mắt bạn cái cười tinh quái "Chà chà, thằng này thế mà cũng ...”.

Mọi người trong phòng biết chuyện xúm lại tán, ầm như chợ vỡ. Tôi còn đang chưa biết nghĩ sao thì nghe một giọng dứt khoát nói như ra lệnh: "Thôi thằng Thắng bận cái này vào lên lớp, hạ hồi phân giải sau". Linh cố

Đặng Bá Linh

Linh cố - Liệt sỹ
Sinh: 9/3/1953.
NR: 75 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, HN.
Nhập ngũ: 1/1972
Đơn vị: C611, F330-338 -> C2, F304
Hy sinh: 26/8/1972 (18/7 Nhâm Tý) tại Cao điểm 105 Bắc (dưới chân điểm cao 367), thuộc dãy Trường Phước, Quảng Trị. (Đã quy tập lần 1 về NTLS xã Hải Lệ, Hải Lăng nhưng lọ penecicline đựng thông tin về LS bị thất lạc nên mộ anh trở thành vô danh. Sau đó LS được quy tập lần 2 về NTLS huyện Hải Lăng, Quảng Trị - Ga Diên Sanh, quá vài trăm mét - Gia đình lấy nắm đất từ cao điểm 105 Bắc về thờ).
Liên hệ gia đình: Mẹ Đặng Thu Hồng, 88 Lê Thị Hồng Gấm, Q1, TP. HCM.

1970

, hồi đó là tiểu đội trưởng* tiểu đội tôi, chẳng biết đứng sau lưng tôi từ bao giờ, vừa nói vừa dúi vào tay tôi chiếc quần của mình. Quần Linh đưa vải mềm, sợi bông bông, nhạt màu xanh sắc tím chứ không như cái cũ của tôi, vải cứng mặt trơn, xanh màu lá cây. Hồi đó Linh vào loại cao, ít ra cũng hơn tôi một đầu nên phải nói là tôi bơi trong cái quần của bạn. Linh giúp tôi kéo thắt lưng, xắn gấu quần, rồi lùi lại vài bước ngắm nhìn, ôm miệng cười: "Không sao! Trông kẻng ra phết".

Và từ đó tôi diện cái quần của bạn. Vải mềm nên gấu quần hay tụt xuống, mà chẳng hiểu sao ống bên phải bao giờ cũng thấp hơn bên trái.

Sau ngày trường giải tán, bọn tôi lại trở thành hàng xóm của nhau. Một hôm dọn đồ tôi lại thấy cái quần của Linh vẫn còn nằm trong ba-lô. Mang sang nhà, tôi đùa trả lại bạn để làm kỉ niệm trường Trỗi. Linh cười hiền: "Thôi đi cha nội, cho vào bảo tàng được rồi!"

Vâng, giờ thì cái quần ấy của Linh cố

Đặng Bá Linh

Linh cố - Liệt sỹ
Sinh: 9/3/1953.
NR: 75 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, HN.
Nhập ngũ: 1/1972
Đơn vị: C611, F330-338 -> C2, F304
Hy sinh: 26/8/1972 (18/7 Nhâm Tý) tại Cao điểm 105 Bắc (dưới chân điểm cao 367), thuộc dãy Trường Phước, Quảng Trị. (Đã quy tập lần 1 về NTLS xã Hải Lệ, Hải Lăng nhưng lọ penecicline đựng thông tin về LS bị thất lạc nên mộ anh trở thành vô danh. Sau đó LS được quy tập lần 2 về NTLS huyện Hải Lăng, Quảng Trị - Ga Diên Sanh, quá vài trăm mét - Gia đình lấy nắm đất từ cao điểm 105 Bắc về thờ).
Liên hệ gia đình: Mẹ Đặng Thu Hồng, 88 Lê Thị Hồng Gấm, Q1, TP. HCM.

1970

đã mãi mãi nằm trong cái bảo tàng riêng bé nhỏ của tôi. Cứ mỗi lần nghĩ đến “cái thằng tôi” hồi đó, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh một chú nhóc ống thấp ống cao trong cái quần vải mềm, sợi bông bông với màu xanh tim tím.


Tô Thắng
Bp., tháng 7/2009

* Nhớ nhầm. Đúng ra là Trung đội phó (theo Danh sách C61 năm 1965 do Thày Trường cung cấp - LMC)






2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Sáng thứ bảy ... - ĐD


Sáng thứ bảy ...


Sớm nay, có anh bạn cùng đơn vị ngày xưa mời ăn sáng, uống cafe. Anh quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp Sỹ quan ra trường về cùng đơn vị với tôi. Tiệm "Phở 24" sạch sẽ, lịch sự. Buổi sáng thứ bảy người ăn đông như trẩy hội "Bà chúa kho". Tô phở to vật vã, chất lượng khá, cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Ăn xong thấy cái "bill" của cô nhân viên "chĩa" vào mặt ông bạn, tôi như người bị kiến lửa chích vào chỗ hiểm - 45 khìn/tô(!).

Mẹ nó chứ! Xé tiền ra mà nuốt à?! Bằng nửa ngày cật lực của anh phu hồ loại xịn, bằng bữa ăn của một gia đình lao động ... - Tôi nghĩ trong bụng và tự nhiên thấy buồn.

Quãng cuối năm 89-90, anh bạn tôi xin ra quân. Biết làm gì kiếm sống đây khi kiến thức trong đầu chỉ toàn "súng với đạn"? Thế là anh bạn chổng mông hì hục đèn sách, ôn thi đại học. Anh nói học cho mình, học cho con, học cho vợ. Tôi chỉ nghĩ được một vế. Cái vế mà anh giải thích cho tôi vì sao anh phải học. Anh nói: "Tôi cố học để làm gương cho con, học để khỏi mặc cảm với vợ".

Vợ anh người Sài Gòn, tốt nghiệp đại học. Cô ấy giỏi tiếng Anh, làm công ty nước ngoài, xuất ngoại xoành xoạch. Thời ấy lương thiếu tá có là bao. Dù đến với nhau bằng tình yêu nhưng ở đâu đó trong nẻo sâu của cõi lòng anh vẫn mặc cảm; nhất là mỗi lần vô tình nhìn tờ thanh toán học phí của con và mỗi lần mở tủ lạnh bên trong chất đầy thực phẩm mà vợ chuẩn bị cho hai bố con khi vắng nhà...

Tốt nghiệp đi làm, giờ anh là giám đốc Kho bạc một quận của thành phố. Nghị lực cho anh thành công. cho anh tự tin, dù chỉ là đối với vợ, với con như anh nói. Những tưởng anh đã có tất cả thì lại là lúc anh mất đi một nửa gia đình. Anh ngậm ngùi làm thủ tục li dị để vợ và con qua Mĩ định cư (tôi không tiện hỏi anh vì sao). Ngồi uống café giọng anh buồn buồn: "Thằng con tôi ở Mĩ vừa thi xong lớp 12, tuần trước đi chơi với bạn bị tai nạn giao thông. Đứa lái, đứa ngồi ngồi cạnh ghế trước, chỉ bị thương nhưng không nặng lắm. Cháu ngồi ghế sau bị chấn thương não, lệch đốt sống cổ, vỡ xương chậu...". Anh ngồi trầm ngâmmột lúc lâu rồi chậm rãi:

- Nằm viện một tuần đến hôm nay thì bác sỹ nói mọi nguy hiểm đến tính mạng của cháu đã qua. Não không bị ảnh hưởng lớn, tủy sống không bị giập, bị đứt. Xương chậu chỉ là chuyện "con kiến". Cảnh sát lắc đầu khi nhìn thấy chiếc xe bị lạc tay lái lao sang bên đường, như một đống phế liệu. Y học Mỹ thật tuyệt vời từ khâu sơ cứu ban đầu khi tiếp cận nạn nhân tới các quá trình điều trị tiếp theo... Ở ta thì thằng con tôi toi ông ạ!

Không rượu, không bia tôi cầm ly café chỉ còn một nửa giơ cao về phía anh chia sẻ. Cạch! "Xin chúc mừng cho anh, mừng cho cháu! Cái rủi lớn quá và cái may cũng lớn quá. Chúc cháu chóng lành!".

Loanh quanh, một buổi sáng thứ bảy qua nhanh.


11 July, 2009

Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 11/7/2009)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Bạn Quế Lâm "du lịch ba-lô" xuyên Việt (7/2009)

Start:     Jul 19, '09
End:     Aug 2, '09
Location:     Xuyên Việt: HN - Đà Nẵng - Hội An - TPHCM - Vũng Tàu - Nha Trang - Huế - Hạ Long
Tối 19/7 dành cho nhà Chính ủy Quỳnh (em Nga, Dung cùng chồng là Thông). Chụp ảnh trước khi chia tay với 4 bạn tại đảo Thanh Niên, hồ Thiền Quang.
Ngày 19/7 này, Cao "tư lệnh" cùng 3 người bạn Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị vào ta... (Một nhóm các bạn Trỗi sẽ lên đón)... Các bạn định làm chuyến "du lịch ba-lô" xuyên Việt. Sang thăm VN lần này cùng Cao Cẩm QuỳTang Tong Guang (Đường), He Xue Xian (Hà) và Zeng Guang Chao. Các anh đều là lão binh Quân giải phóng và có tình cảm với đất nước và nhân dân ta. Riêng Tang Tong Guang (tạm dịch là Đường Thông Quang!) và He Xue Xian (Hứa Học Tiến!) là chiến sĩ "kháng Mỹ viện Việt" chiến đấu ở miền bắc VN năm 1966-68 và từng giao lưu với chúng ta ở Quế Lâm (10/2007). Zeng Guang Chao (Trần Quang Chao) là huấn luyện viên đội tuyển bóng bàn TQ. Bốn chiến sĩ này luôn là những cặp bài trùng trong du hí khắp TQ. Hy vọng chuyến đi này sẽ để lại trong các anh những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người và thầy bạn Trỗi.
(Kiến Quốc, tháng 7/2009)


Theo chân Bạn Quế Lâm:

CN 19/7:
Bạn Trỗi (Kiến Quốc, Việt Dũng k5, Trung Quốc, Thắng, Khắc Việt k7) đón đoàn ở cửa khẩu Lạng Sơn. Trên đường về HN dừng lại ở Đồng Đăng và Bắc Giang để 2 anh Đường, Hà thăm lại chiến trường xưa.
Tối đầu tiên dành cho nhà Chính ủy Quỳnh (em Nga, Dung cùng chồng là Thông) tiếp bạn tại đảo Thanh Niên, hồ Thiền Quang. Ngoài đội hình "bu fa si séng" (không sợ hy sinh - không sợ vợ la!!!) lên tận cửa khẩu đón đoàn còn có các đ/c Đại Cương k4, Việt Hằng, Việt Triều, Mạnh Thắng k7 và cháu Bằng (con gái chị Niệm)...  cùng tham gia.
T2 20/7:
11g lấy xe đưa các bạn đi thăm HN trong mưa kết hợp gửi quà sang cho Quang "xèng". Anh Đáng và Hương mời các bạn vào uống ca-phê. Sau đó đưa các bạn thăm khu đô thị Mỹ  Đình. Trưa ăn cơm ở quán Tàu Vượng Vương trên phố Phùng Hưng. Ngon, vui! Sau đó các bạn thăm Bảo tàng quân đội, hồ Hòan Kiếm và phố cổ. Tối Mạnh Thắng "k7 huei zhảng" (hội trưởng k7) mở tiệc tiếp bạn ở Vườn Treo Pacific. Anh chị em đến dự dễ đến 30 người, có đại diện k3 (các anh Hải Bằng, Lữ Thái), k4 (anh Đại Cương), k5 (anh Dũng, Quốc). Hai bạn gái Việt Hằng và Hòa Bình đại diện cho chị em C11...Bữa tiệc với toàn đặc sản Hà Nội: thịt chó chặt, gà tẩm mật ong nướng, chạo cuốn lá sung, lẩu chuối ốc... với rượu Vodka Smirnow. Bạn mang theo 2 chai ruợu của vùng quê Gia Cát Lượng... các bài hát xưa lại vang lên..."tuôn trào" cùng men tình...Vui!
T3 21/7:
Sáng thăm khu Lăng Bác... 6g30' chiều, đoàn lên xe vào Nam..."Xe tốt, sạch sẽ, chạy đều..."

T4 22/7:
8g sáng nghỉ ở Huế. Có khoảng 5 tiếng thăm Thành Nội. 16g30' chiều, Phan Hoài Lưu k5 từ Đà Nẵng gọi ra: "Anh Cao và đòan đã tới nơi. Tôi đưa về Nhà khách 120 của anh Thanh Hải k3. Trời đang mưa lớn". Tối giao lưu tại bờ biển Mỹ Khê, đủ mặt anh hào miền Trung ...tiếng Hoa, tiếng Việt ào ào.
T5 23/7:
Sáng đi "kan kan Zhurản" (thăm Đà Nẽng), tới Bảo tàng Chăm. Chiều đi Hội An.
T6 24/7:
Thăm Nha Trang. Từ Nha Trang bạn vào TP.HCM bằng tầu hỏa
T7 25/7:
5g40 sáng tầu đến ga, Đông Nhân, anh Chiến ra đón đưa về khách sạn rồi đưa đi ăn sáng trong Dinh Thống Nhất. Buổi trưa Phan Nam và Duy Hưng K5 đón đoàn đưa đi ăn trưa tại Nhà hàng Hoàng Long. Chiều Phan Nam, Dương Minh dẫn đi thăm trung tâm TP và Dinh Thống Nhất. 6 giờ tối gặp mặt với bạn Trỗi ở quán Cát Tiên Sa, khách và chủ có hơn ba chục người  tham dự. Đông nhất là K4 (với 9 người hiện diện), tiếp theo là K8 và K7. Còn K3, K5, K4-5 (Trần Lảnh) và K6, mỗi khoá có 1 đại diện. Ca hát tưng bừng... Nào thì "Giải phóng miền Nam", "Dongfáng hong, taizang sheng...", rồi giọng Cao "Tư lệnh" vút lên "Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi. Tòan VN đón chào ngày mới...".
CN 26/7:
Đông Nhân đón đoàn đi ăn sáng rồi đến viếng mộ anh Trỗi tại quận 2. Cao và các bạn Trung Quốc đã toại nguyện khi đến VN viếng thăm được nơi yên nghỉ của người anh hùng mà suốt 1 thời trai trẻ họ hằng ngưỡng mộ. Cao và các bạn Trung Quốc cùng thời kính trọng anh Trỗi vô cùng. Anh và Lôi Phong là tấm gương cho họ noi theo. Tác phẩm "Sống như Anh" và "Nanfang lải xin" (Những bức thư từ tuyến đầu Tổ quốc) là sách gối đầu giường của lớp người ấy. Sau lễ viếng, đoàn lên đường đi Vũng Tàu (2 xe Dương Minh, Đông Nhân), 11h30 đến nơi. Bạn Trỗi Vũng Tàu mà chủ lực là thầy Hồng Tuyến và Phúc Chiến (Bạch Quốc Đoàn k7, Nguyễn Thiện Lương k6 bận công tác) mời bạn ra quán Lan Rừng, phòng đặt riêng để có điều kiện ca hát. Phát biểu, trao tặng các món quà lưu niệm, cùng nhau cạn chén và hát hò. Có thêm nhiều bản tình ca được thể hiện bởi Đông Nhân, anh Cao và Suối. Gần 15h đoàn rời Vũng Tàu trở về Sài Gòn.
T2 27/7:
Phan Nam đưa đoàn thăm Củ Chi. Mua nhiều quà lưu niệm: "Anh Kháng Chiến bảo gia đình thương binh, liệt sĩ ở Củ Chi còn nghèo nên họ làm đồ lưu niệm để bán. Vậy là chúng tôi mua ủng hộ"
T3 28/7:
Trưa 28/7, anh Chiến và Đông Nhân tiễn các bạn ở ga Hòa Hưng. Tối qua 29/7, tầu Thống Nhất về đến ga HN chậm 30' ...ai cũng bảo: "Các bạn Trỗi tốt quá! Một chuyến đi đầy ấn tượng!"Riêng anh Cao thì tóm thành 8 chữ: Chúng tôi được các bạn Trỗi đón tiếp "nhiệt liệt, nhiệt tình, nhiệt tâm, nhiệt ái".
T5 30/7:
3 bạn cùng cháu Bằng đi Hạ Long. Khách sạn đã được Quốc k7 book sẵn với "giá đẹp". Anh Giang "mù" (đang nghỉ phép với bố mẹ) đã đón đi ăn cơm, chiều thăm vịnh và các hang động. Anh Cao ở lại HN gặp bạn bè.
T6 31/7:
Biết anh Cao thích ăn thịt chó, trưa 31/7 các bạn k5 mời anh đi chén ở đường Trần Quốc Hòan. Trước khi nâng li, anh Cao nói: "Dân Quế Lâm gọi bạn hiền là gỏu rou (thịt chó)". Tối cánh đệ tử Vĩnh Xuân Quyền của Trần Việt Trung mời thầy và anh Cao đến uống rượu ở quán 2 Lê Thạch của Minh "gù". Có đặc sản ốc tiến vua từ Ninh Bình gửi lên. NSUT Dương Minh Đức cũng tới...
T7 1/8:
Cao Tư lệnh mở tiệc chia tay thầy và bạn truờng Trỗi tối 1/8, tại Nhà hàng Việt, bên bờ Hồ Tây. Tới dự có thầy Chi Phan, anh Nguyễn Văn Đồng (Guilin rén lứa 1953-57, nguyên Tổng lãnh sự VN tại Côn Minh, Vân Nam), anh Bùi Vinh (Trưởng BLL) cùng nhiều bạn Trỗi các khóa... Hai chị em Nga (con Chính uỷ Quỳnh) cũng tới... anh Cao có bài "đít cua"...Thầy Phan thân tình đáp lễ... Thầy trò NSƯT Dương Minh Đức có mặt giao lưu văn nghệ ...Mở đầu: hát "Hoa Mộc miên" tặng các bạn TQ. Đáp lễ Cao hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch". Sau đó là những bài ca đi cùng năm tháng, với nhiều thể loại song ca, tốp ca...Vui trong men rượu và men tình! Anh Đồng cũng tham gia vài tiết mục. Thật hiếm có những lúc đuợc sống thân mật, gần gũi như thế. Kết thúc với đồng ca "Như có Bác trong ngày đại thắng"...
CN 2/8:
Sáng, 7g30, bạn xuất hành trên chuyến xe liên vận (300đ/vé HN-Nam Ninh). Dọc đường liên tục gọi điện thông báo và cảm ơn anh em Trỗi.

Xem trang WEB cua anh Cao:
( Google dịch )
Xem:
free counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>