Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Bạn Trỗi các nơi tưởng niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7


1. Chủ nhật 29/6:

- Khắc Việt K7, trên đường xuyên Việt, đã cùng đoàn thắp hương cho LS Nguyễn Mạnh Minh K6 tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Trị.
Xem: Quảng Trị - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

2. Thứ tư 23/7:

- BLL K7 Hà Nội (M.Thắng,Q.Thắng,V.Triều,T.Tráng) cùng ba trợ lý K.Việt, T.Quốc và Minh “V” đã viếng thăm nhà hai bạn liệt sĩ Đặng Đình KỳTrần Hữu Dân.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

3. Thứ sáu 25/7:

- Tr M (Tống Ngọc Tráng - Tráng mèo) và Khắc Việt đã đại diện anh em K7, đi cùng Hạnh, bạn gái và Dũng, em rể Thảo về Thái Nguyên Thắp hương trên mộ bạn Nguyễn Đức Thảo, sau đó về thăm mẹ Thảo hiện đang ở gần viện 103.
Xem:
Góp ý 15. của bài TIN NÓNG - Tr M - Blog K8 "Út Trỗi".
+ HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

- Quyết Thắng K7 thắp hương cho Lại Xuân Lợi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Nam Định.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

4. Thứ bảy 26/7:

- Tại Hà nội, Ban liên lạc K8 cùng Nguyễn Ngọc Đại B6, đã đến thắp hương cho Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình.
Xem: Tin nhanh về 27/7 tại Hà nội - Blog K8 "Út Trỗi".

- Tại Tp. HCM, theo kế hoạch của Trường, Bạn Trỗi các khóa đã viếng mộ Anh Trỗi.
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...
...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT... Dương Minh

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...(HBĐ
).

Sau đó đã về thắp nhang cho Anh tại bàn thờ của gia đình và thăm nhà chị Quyên (Thảo Điền).
K8 viếng mộ các bậc phụ huynh và các Liệt sĩ Trường Trỗi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố.

Xem:
+ Tin 27/7 - HBĐ - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
+ NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
+ CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".


- Từ CHLB Đức, Đức Dũng K5 đã gửi 1 bài thơ viếng ANH TRỖI
Xem:
VIẾNG ANH - Đức Dũng - Blog "Bạn Trường Trỗi".

5. Chủ nhật 27/7:

K5 phía Bắc chia 2 cánh:
- Cánh 1 do Vinh “sái”, Lê Bình, Việt Dũng và anh em đi thăm gia đình các LS Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường...
- Cánh 2 về Gia Lộc, Hải Dương viếng bạn Phạm Văn Hạo có Quang Bắc, Minh Đạo, Hạ Thanh Xuyên và vợ chồng Bùi Chương-Vân Anh được anh Hiển k2 (anh trai Hạo) dẫn đường và Kiến Quốc làm tài xế...(Kiến Quốc)

Phía Nam: Chỉnh Huấn báo ra: riêng LS Hùynh Kim Trung sẽ được tổ chức đến thăm vào ngày giỗ 21/8 tới.

Xem: Khoá 5 và ngày 27/7 năm nay - Kiến Quốc - Blog "Bạn Trường Trỗi".

6. Thứ năm 31/7

Anh em k7 (Khắc Việt, Văn Hùng, Thắng Bình, Việt Triều, Bình “mèo”), K8 (Thạch “C” từ SG) và đại diện BLL Trường Trỗi (Kiến Quốc) về thăm gia đình LS Lại Xuân Lợi, thắp hương cho bạn tại NTLS xã Nam Vân, Nam Định và tại nhà thờ họ...(Kiến Quốc)
Xem:
+ Về thăm LS Lại Xuân Lợi - Kiến Quốc - Blog K8 "Út Trỗi".
+ THÊM VÀI HÌNH ANH VỀ NHÀ LỢI - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".
+ VỀ THĂM LẠI XUÂN LỢI - Hòa Bình - Blog K8 "Út Trỗi".

* Trong Nam, Ban Liên lạc k6 do Nam Điện chủ trì cũng đã đến thăm gia đình LS Chu Tấn QuangLS Đặng Bá Linh.

Xem bài viết:

1. Họat động tình nghĩa nhân 27/7
- TranKienQuoc tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
2. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh, Blog Bạn Trường Trỗi
3. TIN NÓNG - K.Viet tại Blog K8 "Út Trỗi"

Xem thêm:
4. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Blog K6


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

Chuyến hành hương về cội nguồn - Vân, Mai - Quảng, Nguyên



Chuyến hành hương về cội nguồn


Là con của những cựu tù chính trị thời chống Pháp, chúng tôi mong có dịp thăm lại những nơi cha chúng tôi đã sống, chiến đấu và chiến thắng. Vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/2007) chúng tôi đã lên thăm Nhà tù Sơn La và gia đình LS-AHLLVT Lò Văn Giá.

Sơn La – hơn 60 năm trước là nơi “rừng thiêng nước độc”, nợi mà thực dận Pháp đã biến thành địa ngục trần gian để lưu đày, hành hạ, giết dần giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần những người chống lại chúng. Giữa núi rừng Tây Bắc điệp trùng, hôm nay mọc lên 1 thị xã, tuy chưa thật rộng lớn, sầm uất nhưng những con đuờng mới mở, những công trình đang xây, cho thấy sẽ là 1 thị xã đẹp và thơ mộng trong tương lai.

khu di tích Nhà tù Sơn La

Đây là khu di tích Nhà tù Sơn La, nơi cha chúng tôi đã từng bị thực dân Pháp giam giữ. Nhà ngục trên đỉnh đồi đã bị bom Pháp (1944) và bom Mỹ (1968) phá hỏng. Phần tường nhà giam nổi trên mặt đất chỉ còn 30-50cm; nhưng cũng đủ đề hình dung trong khuôn viên 2170m2 ấy đã có 49 phòng giam lớn nhỏ với các hình thù méo mó, dị dạng. Thời gian cao điểm nhất có tới 500 tù chính trị bị giam cầm tại đây. Đã được nghe kể nhiều về Nhà tù Sơn La nhưng khi tận mắt nhìn từng phòng giam và nghe những câu chuyện gắn với nó qua lời cán bộ thuyết minh của Bảo tàng mới thật xúc động.

Nhà tù Sơn La không chỉ nổi danh với chế độ hà khắc, những ngón đòn tra khảo tàn bạo, độc ác của bọn thực dận, là minh chứng sống cho ý chí bất khuất, nghị lực phi thường, niềm tin mãnh liệt của những chiến sĩ cộng sản lớp tiền bối mà hôm nay đây tên tuổi được lưu lại trên các đường phố của thị xã như Tô Hiệu, Trần Huy Liệu… mà còn được biết đến bởi cuộc vượt ngục có 1 không 2 như huyền thoại của 4 chiến sĩ cộng sản Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu. Cuộc vượt ngục, xuyên rừng, lội suối, leo đèo ấy do anh thanh niên dân tộc Thái Lò Văn Giá dũng cảm đưa đường.

Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Lò Văn GiáChúng tôi dành nửa thời gian ở Sơn La đến thăm gia đình anh Lò Văn Thiện, con trai AH-LS Lò Văn Giá. Anh Thiện kể lại: Khi bố tôi đưa đường cho các bác ra tới nơi an toàn, khi trở về nhà thì bị Pháp phục bắt và xử bắn ngay. Lúc đó tôi mới 2 tháng tuổi, chị gái tôi (Lò Thị Liêu) khoảng 2 tuổi, nhà còn bà nội già yếu. Gia đình tôi đã từng rất khó khăn nhưng các bác chưa bao giờ quên chúng tôi. Tôi đã từng được Đảng, Nhà nước cho sang Liên-xô học về công tác Đoàn, rồi về làm việc ở Văn phòng Tỉnh uỷ. Nay cả 2 vợ chồng đã nghỉ hưu với lương hưu gần 3 triệu/tháng. Năm đứa con tôi đều được chính quyền chăm lo chu đáo, được tạo điều kiện học các trường phổ thông, trường dạy nghề. Cái khó là ở chỗ bây giờ yêu cầu nhiều tiêu chuẩn mà các cháu khó đáp ứng như vi tính, ngoại ngữ… cho nên chưa tìm được việc làm.

Trong không khí thân tình, anh Thiện chỉ vào ngôi nhà sàn bằng bê-tông kiên cố, khang trang và kể rằng đó là quà tặng của Tỉnh uỷ năm 1989. Gia đình có sửa lại cho đẹp hơn nhưng vẫn giữ dáng dấp bao đời của nhà sàn dân tộc Thái. Anh chị rót rượu mời chúng tôi cùng chúc cho nhau sức khỏe và may mắn.

Lưu luyến chia tay anh chị Thiện và các cháu, trong lòng thầm chúc cho các cháu sớm tìm được việc làm thích hợp.

Tháng 8/2007
Vân Mai - Quảng Nguyên

(BBT: Tháng 7/2007, các bạn k6 Tường Vân, Tuấn Quảng, Thắng “híp” đã du hành lên thăm Sơn La).

Đăng lại bài viết của Vân, Mai - Quảng, Nguyên (đã đăng tại „Blog Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi”: Thứ sáu, ngày 25 tháng bảy năm 2008)

Xem bài viết:
1. Một cử chỉ đẹp - Hữu Thành - Blog Bạn Trường Trỗi, 30/7/2007

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

Hoạt động tình nghĩa nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 23, '08
End:     Jul 31, '08
Location:     VN





1. Chủ nhật 29/6:

- Khắc Việt K7, trên đường xuyên Việt, đã cùng đoàn thắp hương cho LS Nguyễn Mạnh Minh K6 tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Trị.
Xem: Quảng Trị - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

2. Thứ tư 23/7:

- BLL K7 Hà Nội (M.Thắng,Q.Thắng,V.Triều,T.Tráng) cùng ba trợ lý K.Việt, T.Quốc và Minh “V” đã viếng thăm nhà hai bạn liệt sĩ Đặng Đình KỳTrần Hữu Dân.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

3. Thứ sáu 25/7:

- Tr M (Tống Ngọc Tráng - Tráng mèo) và Khắc Việt đã đại diện anh em K7, đi cùng Hạnh, bạn gái và Dũng, em rể Thảo về Thái Nguyên Thắp hương trên mộ bạn Nguyễn Đức Thảo, sau đó về thăm mẹ Thảo hiện đang ở gần viện 103.
Xem:
Góp ý 15. của bài TIN NÓNG - Tr M - Blog K8 "Út Trỗi"
+ HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

- Quyết Thắng K7 thắp hương cho Lại Xuân Lợi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Nam Định.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

4. Thứ bảy 26/7:

- Tại Hà nội, Ban liên lạc K8 cùng Nguyễn Ngọc Đại B6, đã đến thắp hương cho Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình.
Xem: Tin nhanh về 27/7 tại Hà nội - Blog K8 "Út Trỗi"

- Tại Tp. HCM, theo kế hoạch của Trường, Bạn Trỗi các khóa đã viếng mộ Anh Trỗi.
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...
...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT... Dương Minh

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...HBĐ


Sau đó đã về thắp nhang cho Anh tại bàn thờ của gia đình và thăm nhà chị Quyên (Thảo Điền).
K8 viếng mộ các bậc phụ huynh và các Liệt sĩ Trường Trỗi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố.

Xem:
+ Tin 27/7 - HBĐ - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
+ NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
+ CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".


- Từ CHLB Đức, Đức Dũng K5 đã gửi 1 bài thơ viếng ANH TRỖI
Xem:
VIẾNG ANH
- Đức Dũng - Blog "Bạn Trường Trỗi".


5. Chủ nhật 27/7:

K5 phía Bắc chia 2 cánh:
- Cánh 1 do Vinh “sái”, Lê Bình, Việt Dũng và anh em đi thăm gia đình các LS Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường...
- Cánh 2 về Gia Lộc, Hải Dương viếng bạn Phạm Văn Hạo có Quang Bắc, Minh Đạo, Hạ Thanh Xuyên và vợ chồng Bùi Chương-Vân Anh được anh Hiển k2 (anh trai Hạo) dẫn đường và Kiến Quốc làm tài xế...(Kiến Quốc)

Phía Nam: Chỉnh Huấn báo ra: riêng LS Hùynh Kim Trung sẽ được tổ chức đến thăm vào ngày giỗ 21/8 tới.

Xem: Khoá 5 và ngày 27/7 năm nay - Kiến Quốc - Blog "Bạn Trường Trỗi".


6. Thứ năm 31/7


Anh em k7 (Khắc Việt, Văn Hùng, Thắng Bình, Việt Triều, Bình “mèo”), K8 (Thạch “C” từ SG) và đại diện BLL Trường Trỗi (Kiến Quốc) về thăm gia đình LS Lại Xuân Lợi, thắp hương cho bạn tại NTLS xã Nam Vân, Nam Định và tại nhà thờ họ...(Kiến Quốc)
Xem:
+ Về thăm LS Lại Xuân Lợi - Kiến Quốc - Blog K8 "Út Trỗi".
+ THÊM VÀI HÌNH ANH VỀ NHÀ LỢI - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".
+ VỀ THĂM LẠI XUÂN LỢI - Hòa Bình - Blog K8 "Út Trỗi".


* Trong Nam, Ban Liên lạc k6 do Nam Điện chủ trì cũng đã đến thăm gia đình LS Chu Tấn QuangLS Đặng Bá Linh.


Xem:

1. Họat động tình nghĩa nhân 27/7 - TranKienQuoc tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
2. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh - Blog Bạn Trường Trỗi
3. TIN NÓNG - K.Viet tại Blog K8 "Út Trỗi")

Xem thêm:
4. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Blog K6


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2008

Bạn Trỗi K7 lên xứ Lạng thăm thầy, bạn

Start:     Jul 20, '08
Location:     Lạng Sơn
...Nhân có ông Gtl từ Sài Gòn ra, tôi rủ lên Gtl OK ngay vì kể từ ngày trường Trỗi sang Quế Lâm hắn chưa một lần lên lại. Vợ Chồng ông Cafepho và Bình “mèo” hưởng ứng, thế là chúng tôi có một chuyến đi....

...Đến Lạng Sơn K6Ls đã đứng đợi ... chỉ đôi ba câu thăm hỏi (có ông đã hơn 40 năm chưa gặp) là vui cười như tết ... mọi người kéo nhau ra New Century ăn trưa, cuộc vui còn có thêm thầy Thịnh (quản lý B1, K7)...

...Mọi người đến thăm nhà K6Ls, căn nhà rất đẹp, ai cũng mừng cho K6Ls ... lần này gặp bạn được trò chuyện sau bao năm mới gặp thế là vui rồi. Chúng tôi chia tay nhau lưu luyến...
(Khắc Việt)

...K6LS vẫn nhớ tất cả mọi người. Mong được gặp các bạn ở bất cứ đâu...
(K6LS)

Xem:

1. NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ - K.Viet 21/7/2008 tại "Blog Út Trỗi".
2. Tiếp bài "Ngày Chủ Nhật Vui Vẻ" - Hòa Bình 22/7/2008 tại "Blog Út Trỗi".
3. CẢM NHẬN - K.Viet 15/7/2008 tại "Blog Út Trỗi".

4. người thầy người chỉ huy đầ tiên - nguyen thu do, 04/05/2009 tại "Blog ky uc xua va nay".



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7

Start:     Jul 26, '08 07:30a
Location:     Nghĩa trang Văn Giáp - Giồng Ông Tố (phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Tp. HCM)
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...

...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT...
(Dương Minh)

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...
(HBĐ)

Xem:
  1. Bạn Trỗi các nơi tưởng niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 - K6 - 27/7/2008 - Blog K6.
  2. Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - 27/7/2008 - Blog "Út Trỗi".
  3. Tin 27/7 tại Thành phố HCM - HBĐ - 26/7/2008 - Blog "Út Trỗi".
  4. Viếng ANH - Đức Dũng, 26/07/2008, Blog K4.
  5. Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
  6. NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  7. CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  8. TIN NÓNG - Dương Minh - 24/7/ 2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  9. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh - 21/7/2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

Giao ban liên khóa 2 miền

Start:     Jul 18, '08 6:00p
End:     Jul 18, '08 11:00p
Location:     Bia tươi Pacific Vườn Treo 281 Đội Cấn HN
...K6 có anh Thắng “híp”, anh Trung...
...Cũng đã lâu mới có giao ban liên khóa 2 miền nên không khí diễn ra rất vui vẻ, ...rượu Xicai...hộp cá của AK7...2 túi đồ ăn to tướng
(ĐC)...

...Chu choa! Mâm cỗ thịnh soạn quá
(AK7)...


Xem:
1. Tin giao ban cuối tuần - Út Trỗi.
2. GB Liên khóa 2 miền 18/7/2008 - Út Trỗi - UTTROI's Gallery.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Nghề nghiệp ở xứ ta - Đào Duy



NGHỀ NGHIỆP Ở XỨ TA

Đào Duy

Cuộc sống thay đổi có những nghề truyền thống trong dân gian được lưu truyền sáng tạo và người đời gìn giữ mãi. Như nghề mộc, nghề gốm, nghề sơn mài, nghề thợ may, nghề làm bún, nghề làm giò chả, thậm chí cả nghề cô đầu, nghề tẩm quất… Có những nghề mai một dần theo năm tháng như nghề vẽ truyền thần, nghề làm guốc mộc, nghề làm mắm rươi, mắm cáy (vì rươi, cáy ngày dần tuyệt chủng)… có những nghề phát sinh theo từng thời kỳ và cũng chết khi giai đoạn lịch sử đó chấm hết như nghề nhuộm răng đen đầu thế kỷ, nghề chạy xe tay, nghề bơm bút bi, nghề hàn dép nhựa, nghề khắc bút máy, nghề làm và sửa chữa dép cao su…
Thời bao cấp đói kém ở miền bắc phát sinh ra cái nghề bơm bút bi, nghề hàn dép nhựa. Ngày ấy ra đường thấy tay nào túi ngực nhòe nhoẹt xanh đỏ là biết ngay tay ấy không giáo sư, trí thức thì chí ít cũng gánh sinh viên, học sinh. Bút bi có thể bơm dùng nhiều lần cho tới khi hở “bạc” mới thôi, bút đã hở “bạc” rồi thì chỉ có vứt, vì nếu không túi thầy, túi cô… có tài thánh cũng không thể giặt sạch được loại mực tự chế của cái anh bút bi này. Đầu những năm 1960 tôi có ông anh đem từ Đức về cái bút bi nhìn thấy “khiếp”, mấy chú trong khu tập thể có hiểu biết còn gọi nó là bút “nguyên tử”.
Nghề hàn dép nhựa, đôi dép “khéo đi” có thể xài được vài năm, đứt quai hả?hàn! lại tốt Mòn đế hả?hàn! kéo lê thêm được dăm bảy tháng. Mà đồ nghề tác nghiệp của mấy bác thợ này có quái gì đâu ngoài lưỡi dao cùn, cái bếp dầu và dăm ba miếng nhựa phế thải.Có những đôi dép nguyên thủy màu trắng như dép tiền phong (của này hiếm dân sổ A, sổ B mới có tiêu chuẩn, ngoài ra phải lùng ngoài chợ đen) khi thanh lý bán ve chai thì hình hài của nó chỗ nâu, chỗ vàng vì được hàn bằng nhiều nguyên liệu khác nhau trông vui mắt. Bà ve chai dứt khoát đánh giá đôi dép cũ tôi bán là hàng nhựa tái sinh nên đòi giảm giá còn tôi thì ngược lại vì đôi dép của tôi nguyên thủy là nhựa tiền phong cơ mà. Nhưng rồi lý lẽ thuộc về kẻ nắm “khìn” trong túi nên tôi đành hập hực cầm đôi ba hào tiền lẻ bà ve chai hào phóng dúi cho. Dép làm bằng nhựa tái sinh mùa đông cứng như guốc gỗ đi thì kêu lộp cà lộp cộp còn quai thì cứng quèo cứa vào chân như lưỡi dao cùn của lão thợ cạo ngoài phố đau điếng nhưng vẫn thấy oai vì dù sao cũng thuộc đẳng cấp khác, có dép nhựa đi.
Nghề sửa và bán dép cao su, tôi dám chắc không 100% thì cũng 99% trong túi quần sau của cánh lính ta bao giờ cũng có một cái rút dép làm bằng sắt lấy từ đai kiện hàng. Vì thời anh em ta đa số chỉ thuần chủng đôi dép cao su bạn đường. Tôi nhớ có một lần học ở ĐHKTQS trốn về HN nhân chiều thứ bảy, lính binh nhì, binh nhất thì làm quái gì có tiền nên bọn tôi phải “lụi” vé nhảy tầu. Thường tôi hay “tiếp đất” ở ga đầu cầu cho chắc ăn vì đoạn này mới qua cầu Long Biên nên tàu chạy chậm. Lần ấy không hiểu sao qua cầu rồi mà tốc độ tàu chạy lại cao hơn thường lệ. Kệ! tôi quyết định nhảy. Hai mắt dáo giác quan sát phía trước. Tôi buông người chạy đà theo hướng tàu chạy, nhưng tốc độ tàu và đà chạy của tôi không đồng bộ thế là chân nọ đá chân kia tôi ngã quay đơ, lăn long lóc như cái bao tải hàng trên sân ga vắng (tàu không đỗ ga này) trong ánh sáng vàng vàng èo uột của một vài ngọn đèn trên sân ga Long Biên trong một chiều đông chạng vạng. Nằm cong queo dưới đất định thần nghe ngóng “cơ quan đoàn thể” xem có chỗ nào bị “sứt mẻ” gì không, bỗng tôi thấy tiếng bước chân thình thịch chạy về phía tôi. Bỏ mẹ rồi! nhảy tàu trốn vé chứng cứ pháp lý lù lù ra đấy có mà cãi “giời”, bị phạt là may không khéo còn bị làm mồi cho lũ muỗi đói ở “bót” Hàng Đậu đêm nay cũng nên, tôi nghĩ trong đầu và nằm im giả như bị thương nặng lắm hy vọng nỗi thương cảm lay động trái tim tay nhân viên kiểm vé nào đó đang chạy lại phía tôi kia. Khi tới sát bên tôi hắn cúi xuống nhìn rồi như chưa thật tin vào mắt mình hắn còn đá đá vào mông tôi mấy cái đau điếng như kiểm tra xem nó là cái giống gì rồi hắn vội vã quay đi miệng làu bàu chửi: “Mẹ nó chứ!, không khéo bao hàng trốn thuế của mình thuế vụ nó thu bố nó rồi cũng nên, thằng cha bộ đội chết tiệt làm mình tưởng bao đồ của bạn hàng vứt xuống mất hết cả thời gian”.
Nhẹ cả người nhưng vừa bực, vừa tức, vừa cám cảnh cho cái tình người thời “đói kém”. Cũng may người ngợm chẳng hề hấn gì chỉ toạc tý đầu gối quần tôi lồm cồm vừa phủi quần áo vừa đứng dậy.
Quái! Lại văng mẹ nó đi đâu mất toi chiếc dép cao su tầu vừa được phát quân trang đợt vừa rồi? Đôi dép mà tôi nâng niu gìn giữ còn hơn giữ “mả tổ”. Ở mũi hai chiếc dép tôi đã cẩn thận dùng dao khoét một miếng để đánh dấu cho khỏi lộn với dép của những thằng khác trong phòng. Tiếc ngẩn ngơ, tôi lần mò tìm hết đoạn đường ke xem có rơi đâu không, gần hai chục phút công toi. Thế là tôi thất thểu chân dép, chân không đi bộ xuống phía đầu cầu. Đang đi tự dưng tôi thấy cồm cộm nơi bắp vế, dừng lại kéo ống quần lên xem sao, thật kinh ngạc, các bác có biết gì không? tôi thấy chiếc dép cao su mà tôi tưởng đã mất chả hiểu sao lại tuột lên tới tận bắp vế nó ôm chặt lấy bắp chân tôi như con Koala (gấu túi) ở xứ Úc châu ôm chặt lấy thân cây bạch đàn. Mừng như vớ được vàng, chả hiểu lý cú ra làm sao? Mãi sau này tôi mới biết nguyên do. Số là tôi bị chứng phong thấp, hay đổ mồ hôi chân nên giầy dép tôi đi lúc nào cũng ướt nhẹp nhất là vào mùa hanh khô cộng với tính lười cố hữu, mùa đông có khi cả tuần tôi mới rửa chân một lần mồ hôi cộng với bụi ghét ở chân tạo ra một dung dịch nhờn nhờn, dinh dính và cực trơn, tôi thề! nó còn trơn hơn cả loại dầu nhớt mà hãng BP hay quảng cáo trên tivi. Khi ngã bị vướng thế quái nào mà chiếc dép lại trượt lên tới tận “trển” chả trách tôi không phát hiện ra. Nói các bác đừng cười đi dép còn đỡ chứ tôi mà đi giầy ngủ trưa tháo chân ra trong phòng chật nhét tới tám thằng thì cứ gọi là cóc chết phải lạy bằng cụ, bọn bạn tôi nó chửi tôi như hát hay vì cái tội chân thối tra tấn lỗ mũi chúng nó.
Dông dài một tí với các bác về một kỷ niệm của tôi với đôi dép cao su vì nó liên quan tới nghề dép.

Khi còn bé trên đường đi học về tôi có thể lang thang nhiều giờ liền bên các giá vẽ truyền thần trên con phố bên cạnh nhà hát “nhớn” (Hải Phòng) (Chắc bác Phúc Chiến còn lạ quái gì mấy cửa hiệu này) để ngắm tài của các bác thợ. Tranh truyền thần chủ yếu khách hàng muốn giữ lại những hình ảnh của các bậc sinh thành trưởng lão đã quá cố để trên bàn thờ khi giỗ chạp cho con cháu biết hình hài khi nhớ về ông bà tổ tiên mình. hoặc một vài bức hình đẹp quá vãng của một thời trai trẻ muốn phóng to để nơi phòng khách. Ngày ấy không có phương tiện gì, tất thẩy phải nhờ đến truyền thần. Truyền thần có cái hay rất bền theo năm tháng và tha hồ “sáng tạo”, ở xứ ta độ ẩm lớn ảnh xử lý bằng hóa chất sau thời gian sẽ bị mốc ẩm băng hoại nhưng truyền thần thì không. Thời Pháp thỉnh thoảng có những bức ảnh lụa trên dưới bảy mươi năm mà nước ảnh vẫn sáng, lạ thật! không lẽ công nghệ ngày xưa tốt hơn?
Bố vợ tôi ngày còn học Thăng Long trọ hoc trên căn ghác xép cùng với họa sỹ Tô Ngọc Vân, ông già vợ học được nghề vẽ của danh họa này. Vào những năm cuối thập kỷ sáu mươi đầu bảy mươi cụ mở tiệm chuyên vẽ truyền thần, nhờ có năng khiếu, lại có chút ít cơ bản về nghề cộng với những thúc bách của đời sống tiệm của ông trở nên nổi tiếng.
Có một chuyện thế này, có tay công an trung úy trưởng phường (Thời ấy là trưởng khu quân hàm trung úy công an là hiếm lắm) tình cờ đi qua cửa hiệu của bố vợ tôi thấy hay hay hắn đứng lại xem và hình như buột phát từ đâu đó trong sâu thẳm trái tim, hắn bỗng nhớ tới người cha quá cố của mình khi mà ngày giỗ của cụ gần kề thế là đường đột một ý nghĩ lóe lên hắn đề nghị bố vợ tôi vẽ cho hắn một bức chân dung người cha của mình, ông già vợ tôi vui vẻ nhận lời với một đề nghị:
- Ông cho xin một tấm hình của cụ nhà để làm mẫu.
Một thoáng băn khoăn tay công an đáp:
- Nói thật với cụ đến tôi đây cái ảnh lý lịch trong hồ sơ, cơ quan cũng phải thuê thợ về chụp cho rồi trích quỹ thanh toán huống hồ ông bố tôi mất đã lâu khi sinh thời lại nghèo kiết xác bốn đời rau cám thì làm gì có tiền mà dám chụp ảnh, giả sử có tiền đi chăng nữa thì cũng chả ai nhiêu khê lội bộ mấy chục cây số từ quê ra tình để chụp lấy cái hình rồi về có khác nào chuyện tấm cám ngày xưa hơn nữa chuyện này mà vỡ lở ra dân trong làng họ biết, họ chửi cho cái thói học đòi thì cứ gọi là mọt kiếp.
Rồi hắn tiếp:
- Cụ cứ vẽ cho tôi một ông già khoảng sáu bảy mươi là được.
- Thế anh có nét gì giống cụ nhà không? Bố vợ tôi hỏi.
- Không quan trọng cụ ạ, vì trong làng, trong họ nhà tôi bây giờ cũng chả còn có ai tường tận hình hài bố tôi, người thì nói là ông cụ cao to có tí râu ở cằm, người thì “đặc tả” cụ nhà ít tóc lắm, mặt mũi lại nhẵn nhụi, kẻ thì lại bảo cụ tôi có mái tóc quăn quăn, giông giống cánh tây đen đi càn vào làng năm loạn… Chả biết đâu mà lần thôi cụ cứ vẽ như yêu cầu của tôi.
Sự việc đẩy ông già vợ tôi vào thế kẹt. Một quan chức to trong ngành cảnh sát, chối từ thì có mà đem vạ vào thân mà vẽ không đúng ý, phật lòng hắn thì cũng toi. Rồi ông già tôi lẩm bẩm “chó giống cha, gà giống mẹ” còn người thì… phải có nét gì đó của cả mẹ, cả cha chứ rồi ông già tôi quyết định rất nhanh cụ tế nhị quan sát hắn thật kỹ như cố nhớ những nét đặc trưng lạnh lùng mang tính nghề nghiệp trên khuôn mặt khắc khổ của tay công an rồi cụ nói:
- Thôi được tôi sẽ cố xem sao, anh có thể về hai ngày nữa mời anh tới. Tay công an giơ bàn tay cứng như sắt chụp lấy bàn tay cả đời chỉ quen với cây bút, cây cọ của ông cụ nhà tôi với lời cảm ơn.
Hai ngày sau đúng hẹn mới tám giờ sáng đã thấy tay công an thập thò cửa tiệm, chưa có khách bố vợ tôi pha ấm trà ngon và với tay lấy bó thuốc cuộn ra mời.
- Cảm ơn cụ, tôi có thuốc đây rồi.
Nói đoạn hắn rút trong túi ra bao Tam Đảo mới bóc chìa về phía chủ nhà. Hút hết điếu thuốc và chiêu xong tuần trà ông già tôi mới chậm rãi đi vào trong nhà khi ra trên tay cụ là một tấm hình khổ 20X25 được bọc giấy bóng cẩn thận. Tay công an giơ cả hai tay ra đón như giật lấy tấm hình từ ông già tôi và vội vàng mở tấm giấy bóng. Hắn nghiêng đầu quan sát, đưa ra xa, rồi lại kéo vào gần ngắm nghía tấm ảnh một lúc lâu rồi bỗng hắn vỗ đùi đen đét và la toáng lên.
- Đẹp! đẹp quá.
- Giống! giống thật.
- Mẹ tiên sư nó chứ, đứa nào giám mở mồm ra bảo đây không phải là bố ông, ông mà tức lên chỉ nhoằng một chữ ký thằng đó cứ gọi là đi tù mọt xác.
Cơn hưng phấn đang độ cao trào bỗng dưng như quả bóng xì hơi hắn chùng xuống im lặng đến thẫn thờ. Nhìn thái độ của tay công an ông già tôi băn khoăn, chờ một tí ông già tôi mới ngập ngừng hỏi.
- Có điều gì không ổn cần sửa lại ông cứ cho một “nhời”.
- Không chê vào đâu được cụ ạ, cảm ơn cụ, tuyệt lắm! nhưng có điều tôi thấy không ổn là ở chỗ bộ comple , cái cavat đỏ, chiếc mũ phớt nỉ đen, chiếc ghế xalon tàu chạm trổ rồng phượng lại còn thêm bên cạch lọ hoa huệ tây nữa chứ (Có lẽ bức họa “ thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân ám ảnh bố tôi chăng?) nó Âu Mỹ quá, thế này là ra anh tư sản mất rồi, trật lập trường quan điểm giai cấp thời buổi này là gay lắm không khéo là bỏ bố, mất chức về vườn như chơi. Nói dại chẳng may có thằng nào trong ban tổ chức cán bộ công an tỉnh nó mà nhìn thấy tấm hình này của cụ tôi âm thầm cho trinh sát về tận làng thẩm tra lại lý lịch thì bỏ mẹ, rồi nó vu toáng lên là tôi khai man thành phần thì có phải là chết không, cái chức của tôi bao nhiêu thằng đang nhăm nhe dòm ngó chúng nó “ma mưu, quỷ kế” lắm, sểnh một tí là toi liền. Cụ làm ơn “bỏ” hộ ông già tôi cái mũ phớt, “cởi” bớt bộ comple cùng cái cavat đỏ… cụ cứ cho ông già tôi mặc áo thâm, quần chùng khăn xếp ngồi chõng tre bên cạnh có cái điếu bát thuốc lào là chuẩn, cho nó đúng với gốc tích bần cố nông cố hữu của họ hàng nhà tôi.
Ngày hôm sau quay lại, lần này thì hắn thực sự cảm phục về tài nghệ và chữ tín trong nghề nghiệp của bố vợ tôi, hai tay hắn kính cẩn đón nhận tấm hình sau khi xem lại thật kỹ. Bố vợ tôi thấy hắn người bỗng nhiên cứng đơ ra, miệng ngáp ngáp liên tục như người ốm bị thiếu oxi. Có phải không? Không phải! vì nước da hắn trông vẫn đỏ đắn lắm Hay là hắn cố nuốt những cảm xúc đang dâng trào vào tận đâu đó trong cõi sâu tâm hồn, hắn kiên quyết chế ngự tình cảm không để nó ào ạt tuôn trào mãnh liệt như hôm trước nữa chăng? Ý nghĩ đó cứ vẩn vơ trong đầu bố vợ tôi.
- Đội ơn cụ! Xin được cảm ơn cụ, cho tôi xin được gửi tiền công
Bố vợ tôi không nói im lặng đến máy giây cuối cùng cụ mới chậm rãi:
- Nhìn cảm xúc của anh khi thấy anh ngắm tấm hình người “cha” với vẻ mãn nguyện và đầy lòng kính trọng thực sự tôi thấy mình là người hạnh phúc chả kém gì anh, chỉ ngần ấy thôi là đủ, đó chính là tiền công mà anh đã trả cho tôi rồi, tâm và nghề giới chúng tôi là vậy, thân tặng anh tấm hình và nhân đây cho tôi xin được nhờ anh thắp nén nhang nhân ngày giỗ sắp tới của cụ, chào anh, thôi anh về đi kẻo nhỡ việc nhà nước.
- Ấy chết! Cụ định hối lộ nhà chức trách à? Không được! tôi có thể ngay bây giờ ký lệnh bắt giam cụ vì hành vi trên, cụ phải nhận tiền! nếu không…!!!
Nói đoạn tay công an rút ví để lại trên bàn bố vợ tôi bốn tờ “cần cẩu” màu xanh - số tiền đó bắng 1/3 tháng lương trung úy của hắn rồi hai tay ôm chặt lấy tấm hình tất tả hướng về phía trụ sở công an khu như chỉ sợ bố tôi đổi ý đòi lại.

Có nhiều chuyện, tôi được nghe từ ông, bà, bố, mẹ… có những chuyện của chính tôi liên can tới những nghề ở xứ ta mà tôi đã kể ở trên vì đã quá dài xin khất các bác vào một dịp khác. Kính chào.

“Tếu táo” những ngày “khô hạn” giữa mùa mưa SG - 2008


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đồng đội ơi! - Kiến Quốc


Tối nay, sau chương trình Thời sự của VTV, bật sang kênh HTV của Đài Truyền hình HN vừa đúng lúc phát phóng sự “Đồng đội ơi!”.

Trên nền nhạc và lời của ca khúc “Đồng đội ơi!”, nhóm làm phim đã nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta - những người còn sống - đã bao lần gọi “Đồng đội ơi!” mà đồng đội chúng ta - những người đang yên nghỉ trong những nấm mồ trên các NTLS “theo hàng ngang, hàng dọc” - mãi không trả lời(!)…

mộ LS Nguyễn Mạnh Minh của chúng ta ở NTLS Trường SơnVà… tôi đã phải bật ra câu “Con ơi, bạn ba đấy!” khi được nhìn cận cảnh mộ LS Nguyễn Mạnh Minh của chúng ta ở NTLS Trường Sơn. Hình ảnh chú lính trẻ măng, mặt hãy còn lông tơ của Mạnh Minh chợt hiện ra trước mắt tôi. Cảm ơn phóng sự cho thấy ít nhất 3 lần hình ảnh mộ bạn. Chả hiểu Mạnh Quang có xem được lúc này?

Còn nhớ nhiều anh em ta khi tới đây đều gọi về hỏi thăm xem Mạnh Minh nằm ở đâu để thắp hương. Đầu tiên là cô giáo Bích Liên (em gái Đức Cảnh k6 ở Quy Nhơn), sau đó là Trần Chí Thọ k3, Hữu Thành k4 rồi em Khương Tú Anh ở TCKT … Lần rồi Khắc Việt k7 ghé thăm Mạnh Minh, đã email về: “Theo hướng dẫn của anh Hữu Thành, em mang theo hộp sơn đỏ, nhưng lần này chữ trên bia mộ Minh và đồng đội đã được tô lại. Chữ khắc sâu trên mặt đá được tô sơn đỏ, rất rõ nét. Em đã để lại hộp sơn…”.

Vậy là ngày 27/7- ngày toàn dân tưởng nhớ tới sự hy sinh của hàng triệu, hàng triệu thương binh, liệt sĩ - lại sắp tới. Trong số đó, Trường Trỗi chúng ta có 2 thầy giáo và 27 bạn học.

Nếu có điều hiện, các bạn hãy đến thắp nhang cho thầy, bạn chúng ta. Tại TpHCM có LS Lê Minh Tân k3 nằm cùng NTLS với LS Võ Dũng k5. Ai ra Quảng Trị dịp này nhớ thắp hương cho Mạnh Minh ở NTLS Trường Sơn. Tại HN có LS Vũ Chí Dũng mới quy tập về mấy năm trước, tại Dung Quất (Quảng Ngãi) có LS Ngô Ngời…

Các bạn ở từng khu vực nhớ đến thăm gia đình các LS!

Năm rồi chúng ta tìm được gia đình LS Trần Hữu Dân k7 và tặng di ảnh của bạn cho gia đình. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu thông tin và di ảnh của 2 thầy giáo Nguyễn Văn Phố và Nguyễn Đăng Đạo, của các LS Nguyễn Văn Ơn k4, Nguyễn Khắc Bình k7, Đặng Đình Kỳ k7. Mong BLL các khóa tích cực tìm kiếm để kịp bổ sung tư liệu khi xuất bản “Sinh ra trong khói lửa” Tập 3.


Gửi bởi TranKienQuoc lúc 10:16 CH
Đăng lại bài viết của Trần Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ tư, 16 tháng bảy, 2008)

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

Cảm nhận - Khắc Việt K7



CẢM NHẬN



Cuộc sống hôm nay cởi mở hơn nhưng cũng phúc tạp đa chiều hơn. Anh em chúng ta có hơn nghìn người thì cũng có nghìn lối nghĩ về nó, thế nào là chuẩn mực cho cuộc sống hôm nay chắc khó có câu trả lời…

Có một người bạn hỏi tôi: “Thằng A lên tướng, mày có tự hào không?”. Tôi đã trả lời là không, nhưng tôi mừng cho nó, thì người bạn kia cho tôi là cố chấp hẹp hòi… Thật buồn khi tôi không thể chiều theo ý nghĩ khác và càng không thể tranh luận để giải thoát cho mình cái "mũ" vừa được ban tặng. Nhân chuyện này tôi xin kể về một trong những người bạn Trỗi của tôi mà tôi thấy…

***

Hắn trên tôi một khóa, ngày ở trường Trỗi tôi biết, vì Hắn ngổ ngáo có tiếng. Cuối 1975 từ chiến trường ra ôn thi đại học, tôi lại gặp Hắn. Cùng là lính Trỗi nên tôi và Hắn thân nhau rất tự nhiên. Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng của lính Trỗi nhưng cũng có nhiều khác biệt. Hắn vẫn như xưa, vẫn nghịch ngợm nổi tiếng trong đám học viên con em cán bộ. Tôi thì ngược lại, cái danh hiệu Đảng viên làm tôi thuần hơn, ít trèo tường bỏ học hơn.

Gần một năm trời ôn thi tại Lạng Sơn, chúng tôi sống như trong trại giam, chủ nhật một tiểu đội chỉ được 2 "vé" ra chơi thị xã. Mỗi lần như thế, hắn thương cái thằng Đảng viên trong tôi nên đều nhường vé cho tôi, còn hắn thì đi theo “lối nhỏ”. Chuyện ra phố khó khăn vậy mà chẳng ngày nào hắn và lũ em K9 vắng mặt ở cái thị xã nhỏ này. Chẳng mấy ai không biết lũ chúng tôi, từ các cô mậu dịch viên xinh đẹp trong cửa hàng giải khát đến bà bán chè chén vỉa hè..v.v. quan hệ của chúng tôi rộng lắm, ai cũng ngưỡng mộ đám lính quân hàm “sơ mít” con ông “cốp” nhất là các em gái Lạng Sơn.

Một lần tôi và hắn trèo tường ra thị xã chơi buổi tối, khi chuẩn bị về hắn rủ tôi đến nhà một người quen.

- Muộn rồi về thôi! Tôi giục hắn.

- Hôm nay tao có hẹn, muộn một chút! việc "chó" gì! Hắn động viên tôi. Mà Hắn vẫn thường xuyên đi về muộn như thế có mấy ai biết nên tôi cũng yên tâm.

Chúng tôi đi vào một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên phố Kỳ Lừa. Từ khe cửa tôi thấy một cô bé tóc đuôi sam, má đỏ hồng đang học bài, khi chúng tôi vào cô bé mừng ra mặt, như đã chờ đợi từ lâu.

Xinh thật! Hắn quen từ bao giờ vậy? Hóa ra bấy lâu nay tôi cứ tưởng mình biết rõ về Hắn. Tôi biết Hắn quen nhiều cô gái trong thị xã này, có nhiều cô mê hắn như điếu đổ mỗi khi Hắn đàn hát, giọng Hắn khàn khàn rất quyến rũ . Riêng cô bé xinh đẹp này thì tôi không biết. Phải nói thật lúc bấy giờ nỗi lo bị kỷ luật tan biến hết. Tôi ngồi ngắm cô bé, cô bé nghe Hắn nói chuyện và sau đó Hắn giảng một bài toán vật lý lớp 9 cho cô bé...

Trên đường về tôi bảo: "mày giảng không hiệu quả đâu, tao thấy nó có nghe đâu mà mày cứ thao thao ...”

"Tao biết, chính vì thế tao mới rủ mày đi". Hắn trả lời tôi như vậy đấy! Tôi hơi bực và lại bị bất ngờ vì chẳng bao giờ nghĩ Hắn lại đàng hoàng thế.

"Nó thích, mày thích thì việc gì mà sợ, ngữ mày mà còn sợ mang tiếng “đểu” à". Hắn im lặng không cãi làm tôi ân hận. Suốt dọc đường về chúng tôi chẳng nói với nhau câu nào, thậm chí lúc vượt tường thành cổ (Trường VHQĐ nằm trong thành cổ) chúng tôi làm những đông tác công kênh nhau cũng chẳng thằng nào mở mồm... Đêm ấy khi hai đứa chui vô màn thì thầy Đ. bắt gặp nhưng hôm sau chẳng thấy thầy gọi lên, Hú vía!. (Đúng là thầy Trỗi có khác, lại cứu trò).

Mấy hôm sau tôi làm lành hỏi nhỏ “Không đi dạy nữa à?”. Hắn gật đầu xác nhận. Chẳng biết trong đầu hắn nghĩ gì? Còn tôi thì thấy trong con người ngỗ ngược ấy là tâm hồn trong trắng, thánh thiện và tử tế.

***

Lên Đại học KTQS tôi và hắn vẫn cùng một đại đội, các trò cũ lại tiếp tục và phát triển còn hơn cả ngày chúng tôi ở Lạng Sơn. Tuổi trẻ nhiều khi không biết điểm dừng cho đến khi nhìn lại… Cả nhóm chúng tôi bị kỷ luật nặng, hầu hết bị đưa đi rèn luyện một năm tại các đơn vị Hải quân. Riêng hắn do nhận hết tội về mình nên bị nặng nhất nhưng không ai nghĩ đến mức độ phải ở tù. Hôm xe quân pháp về, nhìn hắn bị còng tay tôi buồn lòng và bất lực…

Thời gian trôi đi, những chú lính nghịch ngợm sau một năm ra đảo trở về tiếp tục học tập (tất nhiên là bị tăng K), rồi cũng ra trường và về các đơn vị. Cho đến hôm nay có chú đã là Trung tướng lãnh đạo một tổng cục quan trong trong QĐ, có chú ra ngoài làm bí thư một quận lớn ở HN, có chú là đại biểu khối doanh nghiệp trong QH… Hầu hết họ đều trưởng thành và tiến bộ nhanh chóng. Còn hắn, học hành dở dang không bằng cấp với một tiền án không biết hắn phải xoay sở ra sao để sống. Thỉnh thoảng tôi có gặp một vài anh em, họ nói em có gặp anh K6 ở chỗ này, chỗ kia. “Anh ấy trông tiều tụy lắm...” mấy chú xót xa nói. Không xót xa làm sao được, mấy chú em thành đạt giàu có muốn giúp ông anh mà đành chịu. Họ biết K6 là người khái tính. Còn tôi cũng buồn vì ngần ấy năm trời mà chưa tìm gặp hắn một lần, trong lòng cứ nghĩ chắc nó giận mình lắm...

Rồi tôi lại gặp Hắn sau hơn 20 năm từ cái ngày hắn bị bắt. Chúng tôi ngồi chuyện trò nơi quán bia hơi vỉa hè. Người gầy hơn xưa nhưng tính tình vẫn vậy có điều là trầm hơn do tuổi tác cùng những năm tháng lang bạt kỳ hồ. Hắn ít khi nói về mình nhưng tôi biết hơn 20 năm ấy hắn đi rất nhiều nơi, từ những bản làng heo hút vùng sơn cước đến các chốn độ thị, rồi Lào, Căm Pu Chia làm đủ mọi nghề, quan hệ với đủ mọi loại người. Để kiếm sống hắn phải bươn chải với không biết bao nhiêu công việc, có thể đôi lúc có những việc không thiện. Hắn bảo với tôi: "Cho mãi đến bây giờ tao không thể quên được ánh mắt của mày nhìn tao khi bị tụi quân pháp nó còng tay”. Tôi thực sự cảm động vì hình như hắn nhận thấy sự chia sẻ của tôi với Hắn trong lúc ê chề nhất của cuộc đời...

Biết Hắn vừa lấy vợ, vợ Hắn là cô gái một tỉnh biên giới phía Bắc, trong một gia đình nền nếp. Cô ấy là công chức kha khá của tỉnh. Tôi mừng cho Hắn vì từ nay đã có bến đậu, nhưng cũng lo cho hắn về gia cảnh… Tôi biết với Hắn ở cái thị xã biên cương này, với bề dày lăn lộn của cuộc sống giang hồ Hắn không thiếu cách kiếm tiền nhưng liệu có hợp với cô vợ công chức kia không?

Chúng tôi vừa uống bia vừa nói đủ chuyện khi sang đề tài vi tính thấy Hắn cũng chăm chú, tôi đề nghị tặng Hắn hai quyển sách, Hắn ưng ngay. Tôi bỏ bàn bia chạy ngay về nhà, mang đến đưa Hắn. Đó là hai cuốn viết về Foxpro …

Sau buổi đó tôi và Hắn thường điện thoại cho nhau, biết Hắn ngày càng say vi tính tôi cũng mừng nhưng tôi không thể ngờ bắt đầu từ hai cuốn sách đó Hắn lại chuyển hướng cuộc đời.

Khi tôi lên thăm Hắn thì thực sự "choáng", mới chỉ một năm mà trên giá sách đầy kín sách vi tính. Quả là Hắn thông minh mới có thể vật lộn với mớ kiến thức phức tạp đó, mà toàn tiếng Anh mới khiếp. Nếu nói là hắn siêu thì chưa đúng vì thế giới vi tình quá rộng lớn, nhưng nhiều người từng học đại học chuyên nghành này cũng chưa thể lấy đó làm phương tiện kiếm cơm được. Vậy mà Hắn thì ngược lại, từ việc nhỏ như các dịch vụ thông thường đến những hợp đồng lớn Hắn đã kiếm được không ít tiền. Một cuộc sống ổn định và hạnh phúc đã đến với Hắn.

"Tao có công nhóm lại lửa cho mày đấy nhé!". Tôi đùa “kể công” tưởng chi là để vui vậy mà Hắn cám ơn tôi, làm tôi một lần nữa ngỡ ngàng. Tôi làm gì được cho Hắn đâu, chẳng qua cũng chỉ là chuyện chơi chơi tình cờ vậy. Ngồi bên tôi còn vài người bạn (nhỏ tuổi hơn tôi và Hắn) trong những năm khó khăn trước kia đã chia sẻ với Hắn nhiều lắm, đáng lẽ những lời cảm ơn ấy phải dành cho họ.

Tôi xúc động không phải vì Hắn cảm ơn tôi mà vì mình có một thằng bạn tuyệt quá. Tôi tự hào về hắn, cuộc sồng dù thay đổi nhưng trong hắn tôi biết có những điều không bao giờ thay đổi.

3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Về quê - Đào Duy




Đào Duy

Nhãn mác chính thức của Vải thiều Thanh Hà. Logo này sẽ được gắn trên bao bì mỗi sản phẩm Vải thiều Thanh Hà.
Hẹn với người anh đúng mùa vải chín, sau bốn năm tôi lại cùng vợ con về thăm quê. Quê tôi vùng đất vải thiều Thanh Hà xứ Đông nổi tiếng. Suốt chặng đường từ sân bay qua quốc lộ 2, 3, 5 cho tới thành phố Hải Dương khu công nghiệp nhà xưởng chen nhau đẩy những cánh đồng lúa vàng hai bên đường về với quá khứ xa xăm. Thỉnh thoảng một vài bóng người nông dân cặm cụi bên những thửa ruộng còn sót lại nằm chen trong các khu công nghiệp như cánh chim chiều lủi thủi cô độc.

Qua thành phố Hải Dương, cầu Phú Lương tới đầu cầu Lai Vu xe rẽ phải bắt đầu vào đất Thanh Hà quê tôi. Từ đây về nhà còn hơn chục cây số bỏ lại sự ồn ào lộn xộn của nhà xưởng, phố thị quê tôi vẫn giữ được dáng hình xưa êm đềm thanh bình của một vùng đất màu mỡ được phù sa của sông Thái Bình, sông Văn Úc bồi đắp.

Hai bên đường cơ man nào là vải những tán cây trĩu nặng đỏ hồng như những đĩa xôi gấc khổng lồ nằm san sát bên nhau trải dài như vô tận. Mùa vải chín cũng là mùa lúa chín năm nay quê tôi bội thu vải và lúa. Thoáng trong không gian đâu đó tiếng chim Tu Hú buồn buồn trong ráng chiều báo hiệu một mùa vải đỏ đang vào mùa chín rộ. Tắt điều hòa mở kính xe tận hưởng mùi rơm rạ thơm nồng mùi ngòn ngọt vị mật của vải chín.

Vừa về tới đầu làng tôi đã nghe oang oang tiếng loa xã thôi thúc:

- A “nô”! A “nô”! Xin mời bà con đem vải ra sân vận động xã để thương “nái” thu mua, vải “noại” một to đẹp chín đều giá từ 2000 đồng đến 2.500 đồng 1 kg … số “nượng” mua có hạn kính mời bà con a “nô”!, a “nô”! … Tôi và vợ tủm tỉm cười dù đi đâu chân trời góc bể tiếng quê mình vẫn không lẫn được đi đâu.

Trên con đường liên thôn trải bê tông phẳng lỳ xe máy, xe tải nhẹ, người gánh tấp nập đua chen chở vải hướng ra sân vận động những khuôn mặt lã chã mồ hôi thoáng nét ưu tư.

Bữa cơm chiều có gà quê lá chanh, cá hấp thìa là hành và măng miến, cơm chuẩn bị dọn anh tôi mới nhấc máy điện thoại chỉ dăm phút sau đã thấy một bà sồn sồn có bô ngực to như cặp dừa bị Bến Tre phóng xe máy chạy ào vào sân chở tới nào bia, nước ngọt, đá lạnh phong cách phục vụ chả khác gì tỉnh thành.

Bữa cơm họp mặt có bà thím họ, ông chú, hai ba người bạn hàng xóm và đứa em họ chờ mãi mới thấy tới. Vừa bước vào nhà sau khi chào hỏi và bỏ ra bàn làm quà cho anh chị ở xa về một bó vải chín đỏ to tướng và mấy quả đu đủ chín cây “vật vã” và chai rượu quê vừa cất đứa em với giọng nhà quê “thuần chủng” ngọng “níu” ngọng “nô” “đặc sản” của xứ Thanh Hà quê tôi phân bua:

Em bận bẻ nốt mẻ vải sáng mai đi Phòng (Hải Phòng) sớm (Hải Phòng cách quê tôi gần hai chục km) bán chuyến cuối, vải bắt đầu chín rộ lời lãi chả bao nhiêu, mấy ngày đầu vải sớm giá cao mỗi chuyến em cũng kiếm được đôi ba trăm nhưng nay chỉ còn lời vài chục bạc chả bõ tiền xăng. Mà nghĩ cũng lạ, các bác tính bao nhiêu sản phẩm làng ta nhỏ thì quả ớt, quả ổi giá trị hơn một tí thì quả đu đủ, củ sắn giây, quả chanh quả hồng xiêm, quả gấc … mùa nào thức ấy có bao nhiêu sản vật bà con trong làng trong xã đều đổ tuốt tuồn tuột xuống Hải Phòng cho giai cấp công nhân thành phố cảng họ chịu trận thế mà thượng vàng hạ cám họ tiêu thụ hết các bác bảo giai cấp công nhân đất cảng họ có tài không? tài thật đi ấy chứ! Chả biết họ làm cái quái gì? Ăn uống làm sao? Hay đem đi đâu? Mà tiêu thụ lắm thế?

Những hoa quả quê tôi dân làng chỉ chọn những trái ngon nhất đầu vụ hái về kính cẩn bầy lên bàn thờ thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà sau đó hưởng lộc còn lại chủ yếu đem bán “quy ra thóc” bà con nói “ Ngoài hạt gạo củ khoai chả anh hoa quả nào ăn lấy no, lấy chắc được”.

Bên mâm cơm tất cả chuyện trò đều xoay quanh chủ đề vải mọi người như quên phắt có hai vị khách “quan trọng” từ thành phố mang tên Bác về thăm quê. Chắc mọi người nghĩ: Ôi dào! thành phố HCM là cái đinh gỉ gì, hàng ngày đầy rẫy trên tivi từ châu Âu, châu Mỹ, từ châu Á tới châu Đại dương … như vụ giải cứu con tin tài tình tận Colombia vừa rồi, tới vụ mất toi đường công danh của tay nghị sỹ cựu thống đốc New York mãi bên Huê kỳ chỉ vì ả người tình có thân hình và bộ ngực bốc lửa … Xoẹt! mở tivi, ba mươi giây có hết, vậy nên vợ chồng tôi biết phận ngồi im lắng nghe.

Ông chú họ có tật vừa “nhắm” vừa“bắn” thuốc lào sau khi rít một hơi dài hình như coi mọi người trong mâm là hạng con cháu ông chú phun khói mù mịt xuống mâm tới độ tôi tính gắp miếng thịt gà lại lộn mẹ nó sang đĩa cá hấp suýt nữa thì hóc, mà hóc là bỏ mẹ, bệnh viện thì xa rồi mang tiếng với làng, với xóm vì tội tham ăn, “bia miệng tiếng đời” lần sau làm sao còn dám vác mặt về quê, còn thằng con tôi thì ho sặc sụa hai mắt cay sè đỏ như mắt cá chầy. Như biết lỗi mấy “phát” sau ông chú quay mặt ra ngoài phả khói làm hai con chó nằm chờ xương bên cạnh cũng cong đuôi chuồn mất. Ông chú cất giọng: “Tìm được người bẻ vải mùa này muốn đỏ con mắt mà không kiếm đâu ra, có nhà còn treo bảng ở đầu ngõ công bẻ vải được chia một nửa sản phẩm mà cũng chả có chó nào chịu làm

Đứa em họ tôi tiếp lời: “Vải năm nay rẻ quá em tính không bán vải tươi nữa đem sấy khô chờ giá chứ kiểu này có mà sạt nghiệp, chưa tính công chăm sóc tiền phân bón tiền thuốc trừ sâu mỗi vụ một kg vải mất toi hai đồng rưỡi mà giá thu mua kiểu này thì lỗ nặng

Vườn nhà anh tôi trước đây chủ yếu là trồng vải nhưng anh tôi đã biết được “xu thế” nên đã chặt hết chỉ để lại mấy cây quanh nhà ăn chơi và làm quà cho họ hàng con cháu mùa vải về thăm quê còn lại chuyển sang trồng nhãn vì giá nhãn cao hơn ngoài ra nó còn là nguyên liệu của đông dược nên giá ổn định, năm ngoái nhãn mới bói chỉ để ít quả sợ “chột” cây mà “bán lúa non” anh tôi cũng kiếm được ngoài chục triệu.

Trước hôm đi anh tôi hái vải bắt đem theo làm quà, tôi thấy anh dùng cưa, từng cành vải từ từ ngả xuống, đứng dưới đất vừa bẻ anh tôi vừa nói: “Còn mấy cây năm nay sẽ phá nốt anh chuyển sang trồng nhãn hết”.

Quê tôi là vùng vải Thiều nổi tiếng, ở xã bên cạnh còn giữ được cây vải tổ nghe nói có độ tuổi gần ba trăm năm hiện nay còn một cụ già đã ngoài tám mươi con cháu thế hệ thứ tư thứ năm gì đó của ông cụ “tổ” người có công đem giống vải quý về cho quê hương đang chăm sóc thờ phụng.

Vải quê tôi khi chín vỏ căng mỏng thơm ngọt nhiều nước hạt nhỏ, bóc trái vải ra cơm trong suốt dầy và khô đặt trên lòng bàn tay ráo hoảnh, chỉ có người sành ăn mới biết. Hiện nay vải thiều trồng nhiều lan ra khắp các tỉnh, huyện lân cận nhất là vùng đồi trung du mạn Lục Ngạn, Chí Linh, Bắc Giang vải nhiều vô kể tuy nhiên chất lượng thì kém hơn không bằng vải quê tôi. Nhờ có đổi mới, nhờ có vải mà những năm đầu dân trồng vải xây được nhà, sắm được xe hơi có tiền lo cho con cái học hành và cũng nhờ có đổi mới trong lưu thông phân phối mà khắp nơi trong cả nước thậm chí người dân tít tận đất mũi Cà Mau cũng được thưởng thức loại quả ngon ngọt quê tôi. Nhiều người đánh giá vải thiều là một trong những loại quả thuộc loại ngon nhất xứ ta.

Đặc điểm của trái vải là bảo quản khó và khi vào mùa trái vải chín rộ rất nhanh, tìm ra được chính sách vĩ mô tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến trái vải quý này là trách nhiệm của nhà nước đối với người nông dân. Nhà nước phải có những chính sách và quy hoạch cụ thể nếu không cây vải sẽ theo bước cây cao su, cây cafe, cây Điều … bỏ mặc người nông dân loay hoay chặt, trồng, trồng rồi lại chặt…

Chúng tôi những người con của đất vải đi xa trở về, khách du lịch vãng lai tới khi mùa vải chín thấy quê hương đẹp làm sao, thấy yêu, thấy tự hào thấy giá trị của trái vải còn những người nông dân quê tôi cứ mỗi mùa vải rộ lòng lại chợt buồn. Chả biết năm nay giá vải có khá hơn không? Biết trồng cây gì đây khi đồng đất quê tôi chỉ hợp với loại cây đặc sản này?

Ông nhà nước ơi! Ông thương mại, ông tỉnh, ông huyện ơi! Các ông ở xó xỉnh nào chúng tôi bầu ra các ông để các ông làm gì? Các ông chạy đi đâu hết rồi? Các ông còn nhiều việc quá chăng? Hay các ông mải xây Resor, xây khu nghỉ mát phục vụ cho các ông tây bà đầm để gom nhiều ngoại tệ nhằm tăng trưởng GDP cho nước nhà !!! Hay các ông đang lo gì gì???

Buồn cho một mùa vải chín!

Thanh Hà mùa vải 2008


3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2008

Lực lượng Chiến dịch Hồ Chí Minh - HaMeoK6



Chiến dịch Hồ Chí Minh

Lực lượng Chiến dịch Hồ Chí Minh


 
Tôi đã cố gắng, nhưng vẫn không tìm đủ số liệu, vậy đăng lên bài này rất mong AE nào biết bổ sung và điều chỉnh thêm giùm. Rất cám ơn.

Các Tư lệnh (tới cấp Sư đoàn)

Quân ta:

Tư lệnh chiến dịch: Đại tướng Văn Tiến Dũng - TTMT, Chính ủy: Phạm Hùng - BT TW Cục

  • Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng): TL Thiếu tướng Nguyễn Hòa, CW Thiếu tướng Hoàng Minh Thì
    • Sư đoàn 308 (Sư đoàn Quân Tiên phong): TL Mạc Đình Vịnh, CW Hoàng Kim (bảo vệ HN, không tham gia CD)
    • Sư đoàn 312 (Sư đoàn Chiến Thắng): TL Đại tá Nguyễn Chuông, CW Nguyễn Xuyên
    • Sư đoàn 320b: TL Lưu Bá Xảo
  • Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang): TL Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, CW Thiếu tướng Lê Linh
    • Sư đoàn 304: TL Nguyễn Ân, CW Bình
    • Sư đoàn 324: TL Duy Sơn, CW Nguyễn Trọng Dần
    • Sư đoàn 325
    • Sư đoàn phòng không 673
  • Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên - thành lập sau chiến dịch Tây nguyên): TL Thiếu tướng Vũ Lăng, CW Đại tá Đặng Vũ Hiệp
    • Sư đoàn 10: TL Đại tá Đoàn Hồng Sơn, CW Thượng tá Lã Ngọc Châu
    • Sư đoàn 320a (Sư đoàn Đồng Bằng): TL Đại tá Bùi Đình Hòe, CW Thượng tá Bùi Huy Bổng
    • Sư đoàn 316: TL Đại tá Nguyễn Hải Bằng, CW Đại tá Hà Quốc Toản
  • Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long): TL Thiếu tướng Hoàng Cầm, CW Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện
    • Sư đoàn 7: TL Đại tá Lê Nam Phong, CW Nguyễn văn Thái
    • Sư đoàn 341 (Sư đoàn 1) (Sư đoàn Sông Lam): TL Trần văn Trân
    • Sư đoàn 6 QK7: TL Đặng Ngọc Sĩ (PTL QK 7)
  • Đoàn 232 (thành lập ngay trước Chiến dịch HCM): TL Trung tướng Lê Đức Anh, CW Thiếu tướng Lê văn Tưởng
    • Sư đoàn 5: TL Vũ văn Thược (Út Liêm), CW Nguyễn Xuân Ôn
    • Sư đoàn 9: TL Đại tá Võ văn Dần
    • Sư đoàn 8 QK8: TL Thiếu tướng Võ văn Thạnh (3 Thắng), CW 9 Phẩm (thường vụ khu 8)
  • Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn): TL Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, CW Thiếu tướng Đặng Tính
    • Sư đoàn công binh 470 CW Hoàng văn Thám
    • Sư đoàn công binh 472
    • Sư đoàn công binh 473
    • Sư đoàn công binh 565
    • Sư đoàn ô tô vận tải 471: TL Phạm Thái, CW Nguyễn văn Lạng
    • Sư đoàn ô tô vận tải 571: TL Hoàng Trá, CW Phan Hữu Đại
    • Sư đoàn 968 (trừ bị của B3): TL Hoàng Biền Sơn, CW Trần Trác
    • Sư đoàn phòng không 377: TL Nguyễn Hữu Ích, CW Lê Đình Truy
  • Các sư đoàn độc lập:
    • Sư đoàn đặc công 2 (chỉ cho Chiến dịch HCM): TL Thiếu tướng Trần văn Danh
    • Sư đoàn 711 QK5
    • Sư đoàn 4 QK9: TL Nguyễn Đình Chức
    • Sư đoàn phòng không 367: CW Phạm Liêm
    • Sư đoàn 3 QK5 (Sao vàng): TL Đại tá Huỳnh Đức Anh, CW Thượng tá Lâm Bá Khuê

Quân Sài Gòn:

Tổng Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn văn Thiệu / Đại tướng Dương văn Minh (lớn) - Tổng thống

  • Quân đoàn 1: TL Trung tướng Ngô Quang Trưởng
    • Sư đoàn 1: TL Đại Tá Nguyễn Văn Điềm
    • Sư đoàn 2: TL Chuẩn tướng Nguyễn văn Nhựt
    • Sư đoàn 3 (Sư đoàn Trừng giới): TL Chuẩn tướng Vũ văn Giai
    • Sư đoàn KQ 1: TL chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh
  • Quân đoàn 2: TL Thiếu tướng Phạm văn Phú
    • Sư đoàn 23: TL Trung tướng Vĩnh Lộc
    • Sư đoàn 22 Bảo an: TL Thiếu tướng Phan Đình Niệm
    • Sư đoàn KQ 6: TL Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang
    • Sư đoàn KQ 2: TL Chuẩn tướng Nguyễn văn Lượng
  • Quân đoàn 3: TL Trung tướng Nguyễn văn Toàn
    • Sư đoàn 5: TL Chuẩn tướng Lê văn Vỹ
    • Sư đoàn 25: TL Chuẩn tướng Lý Bá Tòng
    • Sư đoàn 18: TL Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
    • Sư đoàn KQ 3: TL Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính
    • Sư đoàn KQ 5: TL Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên
  • Quân đoàn 4: TL Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
    • Sư đoàn 21: TL chuẩn tướng Mạch văn Trường
    • Sư đoàn 9 (Sư Đoàn Mũi Tên Thép): TL Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc
    • Sư đoàn 7: TL Chuẩn tướng Trần văn Hai
    • Sư đoàn KQ 4: TL Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần
  • Biệt khu Thủ đô: TL Trung tướng Nguyễn văn Minh (nhỏ) / Thiếu tướng Lâm văn Phát (CP Dương văn Minh)
  • Tổng dự bị:
    • Sư đoàn Dù: TL Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng
    • Sư đoàn TQLC: TL Thiếu tướng Bùi Thế Lân

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Chủ nhật, ngày 13 tháng bảy năm 2008)

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2008

Tranh Phạm Lực

Rating:★★★★★
Category:Other
Tranh Phạm Lực Blog K6

Xem tranh:
  1. Website Pham Luc - Trang WEB của thầy
  2. CÂU LẠC BỘ NHỮNG NGƯỜI SƯU TẦM TRANH PHẠM LỤC
  3. Tranh thuộc Công ty Đài Tuấn
  4. Tranh Phạm Lực - Photo: Dương Đức Hải (Triển lãm tranh của thầy Phạm Lực từ 15/5 đến 15/6/07 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.) – Blog K8nvt
  5. Tranh Phạm Lực - Blog K6.


Xem bài:
  1. Triển lãm tranh "Thời để nhớ" của thầy Lực - 20/05/2010, Blog K6.
  2. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 50 năm cầm bút vẽ của thầy Phạm Lực - 12/05/2009, Blog K6.
  3. Tranh thầy Lực - (hameok6), 28/11/2008.
  4. “Cuộc sống muôn màu” - triển lãm tranh PHẠM LỰC lần 2 - 28/11/2008, Blog K6.
  5. HỌA SĨ PHẠM LỰC - THẦY CỦA CHÚNG TA - (hameok6), 28/12/2007.
  6. Vẽ tranh chung cùng thầy Phạm Lực tại TP HCM - Blog K6, 22/6/2007.
  7. Thầy dạy vẽ - Nguyễn Hoàng Anh K6, SRTKL2: 284-285.


Xem bài sưu tầm trên mạng:
  1. Những ô cửa thời gian - Bảo Châu, 29/5/2009 – Báo An ninh Thủ đô Online
  2. Triển lãm tranh Phạm Lực tại Úc - TR.N. (Melbourne), 16/5/2009 – Tuổi Trẻ Online
  3. Hoạ sỹ Phạm Lực mối tình không bao giờ phai - Hoàng Mai, 28/1/2009 – "Báo Công Thương Điện Tử"
  4. 'Cuộc sống muôn màu' qua tranh Phạm Lực - Anh Vân - 30/11/2008 – VnExpress
  5. Họa sĩ Phạm Lực và những ô cửa sổ... - MY LĂNG - KHƯƠNG NGUYỄN - 30/11/2008 – Tuổi Trẻ Online



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2008

Sức quyến rũ của hoàng hôn - HaMeoK6



Sức quyến rũ của hoàng hôn



Xem AE đăng hình hoàng hôn ở mọi xứ làm tôi nhớ đến kỳ đi Cam-pốt theo “tua” của Sài Gòn “Tu-rít” mấy năm trước.

Trong chương trình có 1 buổi chiều “Du khách chinh phục núi Bakheng, ngắm hoàng hôn phủ ánh vàng trên đền Angkor. Nơi mà có thể ngắm được Mặt trời lặn xuống đền Angkor đẹp nhất và là nơi duy nhất có thể nhìn thấy một cảnh tượng đẹp nhất của Angkor. Nơi mà những người giữ đền kể rằng: "Khi màn đêm xuống, hàng ngàn tiên nữ apsara từ những bức phù điêu trên các dãy hành lang cổ kính dài hun hút sà xuống nhảy múa, nữ thần sắc đẹp Laksmi lại ngồi bên chú khỉ Hanuman nghe kể chuyện khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh, và quan quân của đức vua Suryavarman II - người xây đền Angkor - lại từ trên các bức phù điêu hiện ra" . Nghe thật hấp dẫn! Ai mà từ chối được?

Chẳng hiểu do sức hút của hoàng hôn hay do mong muốn được gặp các “tiên nữ apsara” hay do quảng cáo tốt, mà hôm đó, xế chiều hàng đoàn người, tây có – ta có, Miên có – Việt có, quần lững – áo ngắn, áo dài –quần zin…thôi thì đủ cả. Tất cả lũ lượt kéo nhau theo triền dốc thoai thoải khoảng 3 km xuyên rừng cây âm u mịt mù đi lên núi. May mà có đường xá đàng hoàng chớ không phải trèo đèo lội suối gì cả. Tới đỉnh núi, 1 đống đá cao lù lù được sắp xếp dựng đứng từ cách đây hơn 10 thế kỷ mà người ta gọi là “đền Bakheng”. Đây chính là nơi mà du khách cần phải thực sự leo trèo để có thể “thưởng thức” ánh hoàng hôn.

Trên đỉnh đống đá (hay còn gọi là đền), du khách không biết từ đâu tới mà chen nhau xếp lớp ngong ngóng về hướng Tây đợi giờ mặt trời lặn. Già - trẻ, gái - trai, lớn - bé không thiếu gì. Người thì ngồi bệt xuống mấy phiến đá vừa thở, vừa quạt mồ hôi tầm tã. Kẻ thì lượn qua lượn lại chụp hình, quay phim…. Mấy tay người Âu ra dáng “chuyên nghiệp” chiếm cái vị trí tốt nhất, đưa ống kính máy ảnh canh qua canh lại đợi giờ phút “gay cấn” nhất của hoàng hôn buông xuống Angkor.

Đợi chờ, đợi chờ…. Nhìn về trời Tây thì hỡi ôi, 1 đám mây to tổ bố cứ chè bè “đứng “ ngay chỗ mà lẽ ra mặt trời sẽ lặn xuống! “Quần hào” nôn nao chỉ còn hy vọng các tiên nữ sẽ “thổi” nó bay đi. Và thế là tiếp tục đợi chờ, đợi chờ trong hy vọng…. Trời bắt đầu tối dần, gió bắt đầu thổi mạnh mang theo mùi ẩm ướt báo hiệu 1 cơn mưa có thể tới bất cứ lúc nào. Mẹ, mưa mà xuống trên đỉnh “đống đá” này, cách nơi tập kết xe khoảng 3 km đường rừng tối mò không có chút ánh sáng nào thì đúng là “hoàng hôn” cho đời mình thiệt rồi! Đám đông bỗng hốt hoảng, nhốn nháo vội vã kéo nhau xuống núi. 

Thôi thì cũng là 1 lần cho biết. Ai cũng ráng chụp lấy mấy tấm hình “nơi lẽ ra sẽ có hoàng hôn” để làm kỷ niệm và …chửi thề cho vui. Đúng là sức quyến rũ của hoàng hôn thật là vô cùng.


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2008

Sự may mắn của số phận - Đào Duy



SỰ MAY MẮN CỦA SỐ PHẬN



Đào Duy


Người đàn ông mà tôi sắp kể với các bạn đây có một số phận “kỳ lạ”, cho tới bây giờ chỉ còn ít ngày nữa nhận sổ hưu, sáu mươi năm của đời người vèo qua anh cũng không hiểu nổi vì sao cuộc đời anh lại may mắn như thế khi lứa tuổi anh cùng quê sau trước đều bỏ xác lại chiến trường.
Anh sinh 1948, là con trai độc nhất trong gia đình có bốn chị em. Ông anh chỉ sinh được bố anh sau hai bà bác. Cụ đẻ ra ông anh cũng vậy … Tóm lại sáu đời nhà anh mỗi đời duy nhất sinh được một người con trai cho tới thế hệ anh, anh là hy vọng duy nhất của dòng họ nhận trách nhiệm trông nom thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường.
Năm 1965 học hết lớp 10, thời đó ở làng học hết phổ thông là gớm ghê lắm, cả tổng cả huyện số học sinh như anh đếm trên đầu ngón tay. Anh học giỏi và nghiễm nhiên con đường học vấn rộng mở trước mắt. Lý lịnh nhà anh chả “trong” như nước giếng làng nhưng cũng chả đến nỗi “đục”như nước sông mùa lũ, họ nhà anh không ai làm cho ta và cũng chả có ai dính dáng giúp “tây” chỉ thuần khiết là anh nông dân “chân đất mắt toét” lương thiện nhưng có truyền thống coi trọng sự học hành và có tư chất.
Chiến tranh báo hiệu những tháng ngày cam go ác liệt khi Mỹ ào ạt đổ quân vào cửa biển Đà Nẵng. Giữa năm 1965 trai tráng trong làng lục tục nhập ngũ. Anh được hoãn đợt đầu tiên trong xã vì nhà con “độc”. Thế là anh vào đại học. Cắt nhân khẩu khỏi địa phương và từ đó anh là người “nhà nước” không còn dính líu gì tới danh sách nghĩa vụ quân sự của xã của huyện. Anh học sư phạm, nghề giáo - nghề cao quý, là niềm kính trọng, là mơ ước của xã hội của của giòng họ và của chính anh.
Anh học hết năm thứ nhất, hết hè vào năm thứ hai được nửa học kỳ thì chiến tranh không còn là sự phỏng đoán âu lo của người dân Việt nữa nó đã ở đâu đó rất gần. Mỹ ném bom ác liệt ra toàn miền bắc chiến tranh lan rộng cả nước với quy mô lớn hơn, ác liệt hơn, lính mỹ hiện diện nhiều hơn trên chiến trường.
Lúc này bộ phận tuyển quân của bộ quốc phòng đã bắt đầu để ý tới đám sinh viên các trường đại học. Đợt đầu tiên tuyển quân ở trường anh người ta chỉ giới hạn tuyển chọn sinh viên đang học năm thứ nhất trong khi đó anh lại đang học năm thứ hai. Năm thứ ba đại học của anh bắt đầu được mấy tháng trường lại có đợt tuyển quân mới và lần này quy mô tuyển quân rộng hơn, phạm vi tuyển quân từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, thế là mọi sự chuẩn bị trở thành người lính của anh đành lỗi hẹn. Khi anh học năm thứ tư, kỳ tuyển quân bổ sung bắt đầu ngay từ đầu năm, lần này số sinh viên tham dự tuyển quân được chọn lựa từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, anh lại trượt vì đang học năm cuối. Thế là đời lính cứ bám đuổi theo anh suốt thời sinh viên mà chẳng bén duyên.
Ra trường năm 1969 anh được bộ phân công về ty giáo dục Hà Tĩnh nhận công tác. Sau cả tháng trời đi bộ, nhờ xe, tránh bom, tránh đạn anh cũng có mặt tại ty giáo dục Hà Tĩnh đúng thời gian ghi trong tờ giấy điều động. Ty giáo dục phân công anh về trường cấp ba Cẩm Xuyên đứng lớp.
Là sinh viên mới ra trường với bao háo hức anh lao vào công việc hăng say, nhiệt tình như chàng võ sỹ quyền anh sau khi nghe tiếng chuông nhập trận. Mảnh đất nghèo khó đầy bom đạn nhưng lòng hiếu học và sự tôn kính thầy cô ở cái giải đất miền trung nắng gió này đã cho anh thêm tình yêu nghề, níu giữ anh qua những năm tháng khó khăn.
Thế rồi tình yêu đôi lứa đến với anh trong ác liệt của đạn bom. Cô gái có mái tóc dài và giọng nói như chim - học sinh cũ của anh, cảm rồi yêu người thầy dạy văn trẻ trung sôi nổi. Nhưng tình cảm đầu đời của hai người không kéo dài, cô gái đã chết trong một trận bom mỹ đánh đoàn xe chở hàng vào chiến trường nằm ở làng cô chờ tối để tiếp tục hành quân. Một quả bom lạc … và thế là anh vĩnh viễn anh mất người con gái ấy.
Năm bảy mốt trong danh sách tuyển quân của huyện Cẩm Xuyên, phòng giáo dục huyện có năm người trong đó có tên anh. Qua bốn năm vòng khám cầm tờ giấy sức khỏe với chỉ số cân nặng 59 kg, chiều cao 1m 70, “tim, gan, phèo, phổi” tốt anh tự tin bước vào phòng kết luận cuối cùng. Trong phòng chỉ có anh và người bác sỹ đã lớn tuổi. Không nhìn tờ giấy anh đưa với giọng khu bốn nằng nặng vị bác sỹ hỏi anh:
- Anh quê đâu?
- Tôi người miền ngoài.
- Anh làm nghề gì?
- Tôi là giáo viên cấp ba?
- Giáo viên cấp ba à! Người bác sỹ già ngạc nhiên nhướng mục kỉnh lên nhìn anh.
Sau một hồi im lặng kéo dài đôi mắt vị bác sỹ hướng qua ô cửa nhìn về một nơi nào đó như xa lắm rồi chập rãi quay lại:
- Anh vào dạy trong này lâu chưa?
- Ngay sau khi tôi ra trường.
….
Người bác sỹ già nhìn chàng thanh niên tri thức trẻ ngồi trước mặt mà lòng đầy ái ngại. đặt bút xuống bàn lúc này ông mới đọc tờ trích ngang và phiếu kiểm tra sức khỏe của anh, rồi ông ngẩng lên.
- Ác liệt đấy! phía trước không đơn giản như chúng ta ngồi đây đâu, đã sẵn sàng chưa? Vừa nói ông vừa nhìn như đoán định từng ý nghĩ trong đầu anh
- Tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều năm nay.
Cảm kích thái độ của anh trước thời cuộc, cảm kích tấm lòng của người giáo viên trẻ đã từ bỏ quê hương yên bình vào tận quê ông xa xôi nơi chiến tranh ác liệt, nơi nghèo đói khắc nghiệt để đem con chữ cho lũ trẻ nơi quê ông và nhiều điều khác nữa trong lòng ông, ông đồng cảm với anh chăng? hay ông thương anh “miếng mồi béo bở” của chiến tranh đang rình rập chờ anh nơi cánh rừng nào đó xa kia … những dự cảm về con người về thời cuộc cứ trộn rộn trong lòng mà ông không sao lý giải nổi, ông thấy mến anh với cả tấm lòng kính trọng
Ngắm nhìn anh lần cuối, hình như có điều gì đó dằn vặt trước một quyết định rất khó khăn ông bỗng nhớ tới lời thề Hippocrates thuở nào khi giơ tay thề trước khi nhận tấm bằng bác sỹ. Rồi rất nhanh khác với vẻ chậm rãi cố hữu chỉ sợ thời gian làm cho ông thay đổi mất quyết định vừa bột phát xuất hiện trong trái tim ông, người thanh niên này phải sống, chiến tranh như là của ai đó chứ không phải dành cho anh người mà ông phải đại diện cho thế hệ học sinh trên mảnh đất Hà Tĩnh quê hương ông hàm ơn anh.
- Tôi cảm thấy anh không được khỏe, có thể anh gặp một vài trục trặc nào đó mà họ chưa phát hiện ra chăng? Tôi sẽ khám lại cho anh. Giọng người bác sỹ quả quyết.
Sau khi khám lại “thật kỹ” vị bác sỹ già cặm cụi ghi chép vào phần kết luận của tờ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự rồi đưa cho anh đôi mắt ông quay đi hướng khác.
- Xong rồi anh có thể về, chúc anh may mắn. Vị bác sỹ đứng dậy tiễn anh ra cửa.
Thế là lại hỏng ăn, anh bị gạt ra khỏi danh sách trúng tuyển nghĩa vụ một lần nữa. Ai dám tuyển anh khi trong phần kết luận của bác sỹ người có tiếng nói quyết định trong hội đông tuyển quân “ Tim có vấn đề chưa rõ nguyên căn”.
Năm 1972 anh tình nguyên nhập ngũ sau từng ấy năm lần này anh được toại nguyện. Sau huấn luyện anh theo đơn vị vào tây nguyên. Đánh nhau bao nhiêu trận suýt chết, khi tấn công đánh chiếm Buônmathuột đầu năm 1975 lưỡi hái tử thần một lần nữa “chê” anh, chiếc mũ cối bay đi giập nát còn cái đầu đầy chữ và thơ phú của anh thì vẫn còn nguyên chỉ mất mảng tóc quăn bồng bềnh trước trán.
Từ đó cho tới khi kết thúc chiến tranh anh chẳng hề hấn gì, không một vết xước, chiến tranh không sờ tới anh. Giải phóng Sài Gòn sau quân quản anh làm đơn giải ngũ xin trở về quê với nghề dạy học. Tổ chức giải quyết theo nguyện vọng của anh. Anh về quê với nghề – Gõ đầu trẻ và một phần cũng là vì lời hứa và trách nhiệm của anh với cả dòng họ, thờ phụng trông nom bàn thờ tổ tiên.
Chuyện của anh chỉ có vậy thôi, nhưng với thế hệ của anh, anh thực sự là người may mắn, tất cả những ai đã từng kinh qua thời khắc ác liệt nhất của chiến tranh cũng đều bảo thế. Câu chuyện này tôi tình cờ được nghe anh kể trong một bữa rượu với vài người bạn lính trong đợt đưa vợ con ra Bắc hè vừa rồi.


T/p Hồ Chí Minh hè năm 2008.

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ bảy, 05 tháng bảy, 2008)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2008

Giao ban cafe - tháng 7 (TP HCM)

Start:     Jul 6, '08 08:00a
Location:     Café "Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM
...Có... một blogger wen thuộc tới. Đó là trưởng đoàn Xuyên Vịt số 2 - C trưởng Khắc Việt...khoảng hai mươi thành viên góp mặt giao ban...hơi buồn vì Suối ko đến...
...Pác Hồ Quý Kỳ đến fát thiệp hồng Tân Hôn cho đôi trẻ U60 nên duyên. Chúc pác đầu năm đẻ con trai, cuối năm đẻ con trai nốt...
...còn nêu một vấn đề: đầu tháng giao ban cà phê Đôi khi, giữa tháng giao ban cái jì đó. Thề là HMK6 tham luận ngay: giữa tháng là ngày nào?? Sau đó tạm thời chấp thuận,
chủ nhật đầu tiên của tháng giao ban Cà phê Đôi Khi,
chủ nhật thứ 3 của tháng sẽ giao ban cái jì đó,
sàng chiều thì chưa rỏ ràng, địa điểm chắc phải dời đổi liên tục, cho sướng cái tính khoái khẩu...


(4SaiGon)



Xem:
1. Go ban tháng 7 - 4saigon tại "Blog ÚT TRỖI".
2. Giao ban T7 - Trung Liêm tại "Blog Bạn Trỗi".

Xem thêm:
1. "Tin giao ban" - Hà Chí Quang tại "Blog Bạn Trỗi".
2. Giao ban CN 25.5.2008 - HaMeoK6 tại "Blog Bạn Trỗi K6".
3. THÔNG TIN GIAO BAN CAFE THÁNG 5 - HaMeoK6 tại "Blog Bạn Trỗi".
4. Họp tháng 4 - cafe giao ban (TP HCM) - Hà Chí Quang.
5. Tin thời sự - cafe giao ban - Hà Chí Quang K4 (Về phiên khai mạc cafe giao ban 02/03/2008).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2008

K3 (HN) gặp mặt hàng năm theo truyền thống, kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ.

Start:     Aug 3, '08 08:30a
End:     Aug 3, '08 2:00p
Location:     Số 1 Trấn Vũ, Hà Nội


...Sự kiện đã được tổ chức trọng thể, thân mật, vui tung trời...

K3 gặp mặt hàng năm theo truyền thống nhân kỷ niệm
43 năm (1965-2008) ngày nhập Trường Trỗi và
40 năm (1968-2008) ngày nhập ngũ.

Thành phần: Ngoài Anh Chị Em K3, BLL sẽ làm giấy mời gửi đến các thầy cô giáo, đại diện BLL Nhà Trường, đại diện BLL các khóa 1234567 và 8.



Mời xem bài:
  1. 40 Năm quân ngũ - K3 Hà Nội.(Phần 1) - AMk3, 03/08/2008, Blog K3.
  2. Họp kỷ niệm 40 năm nhập ngũ của Khóa 3 trường Trỗi - ngcuong50, 07/08/2008, Blog K3.
  3. Phụ lục cho bài "40 Năm quân ngũ K3 HN" - AMk3, 08/08/2008, Blog K3.
  4. 40 Năm quân ngũ - K3 Hà nội.(Phần 2) - AMk3, 10/08/2008, Blog K3.
  5. Món quà của Út Trỗi - AMk3, 10/08/2008, Blog K3.
  6. K3 Kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ - Vinh Nguyen Quang, 10/08/2008, Album Picasa Web.
  7. Thông báo (họp ngày 29/6/2008) - Blog K3.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>